Xây dựng vườn rau, quả tại trường mầm non
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
(sang kien kinh nghiem mam non) Trường mầm non – cái nôi đầu đời của trẻ! Trẻ đến trường được chăm sóc giáo dục để phát triển một cách toàn diện. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệm vụ chăm sóc trẻ được đưa lên hàng đầu. Để chăm sóc trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối thì dinh dưỡng cần cho trẻ không phải chỉ đủ về số lượng và chất lượng mà còn rất cần sự an toàn trong khâu lựa chọn, chế biến thực phẩm sạch và an toàn. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn. Chính vì vậy, trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt từ gia đình và toàn xã hội, tuy vậy vẫn có những ông bố, bà mẹ phàn nàn: “Tôi cho con ăn đủ mọi thứ của ngon vật lạ mà trẻ vẫn gầy yếu và biếng ăn” vậy vấn đề đặt ra là gì? Phải chăng chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, chưa khoa học? Thực phẩm dùng cho trẻ hàng ngày như thế nào là sạch và an toàn? Có lẽ đó chính là câu hỏi của nhiều phụ huynh và nhiều bậc làm cha mẹ quan tâm. Trường mầm non là nơi khởi đầu cho sự nghiệp trồng người, đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Để giải quyết những khúc mắc trên tôi đã tìm ra cơ sở thực tiễn về vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
- Cơ sở thực tiễn
“Trẻ em như búp trên cành” những “búp trên cành” ấy còn rất non nớt trước những tác nhân không tốt bên ngoài môi trường như: Ô nhiễm khói bụi, hóa chất độc hại trong không khí, trong nguồn nước và trong thực phẩm. Nguồn thực phẩm sạch, an toàn là vô cùng cần thiết cho trẻ được nhà trường chúng tôi đưa lên hàng đầu. Trên thực tế thị trường rau, củ, quả hiện nay không đảm bảo an toàn vì có quá nhiều dư lượng thuốc bảo quản và hóa chất độc hại dùng trong bảo quản thực phẩm và kích thích tăng trưởng.
Đứng trước tình hình đó được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì, trường mầm non B xã Đông Mỹ vẫn luôn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là công tác chăm sóc nuôi dưỡng tạo nguồn thực phẩm sạch cho trẻ tại trường. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và của nhà trường tôi đã suy nghĩ “Mình có đất, có nhân công tại sao không cải tạo đất để trồng rau sạch, cây ăn quả sạch phục vụ cho cô và trẻ trong trường?”. Qua 4 năm chỉ đạo công tác cải tạo đất làm vườn trường tôi đã đạt được những thành công đáng khích lệ và cá nhân tôi đã tích lũy được. “Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng vườn trường nhằm cung cấp rau quả sạch, an toàn. Hỗ trợ giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non” tôi chia xẻ để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Đặc điểm tình hình nhà trường
– Trường mầm non B xã Đông Mỹ nằm ở phía Nam huyện Thanh Trì (Giáp huyện Thường Tín)
– Tổng số dân > 7000 dân.
– 40 % số dân toàn xã sống bằng nghề nông nghiệp. Tiền ăn do cha mẹ trẻ đóng góp thấp: 17.000đồng/ngày/trẻ (Kể cả chất đốt)
– Tổng số trẻ từ 0 đến 6 tuổi trên địa bàn trường quản lý: 344 cháu:
+ Số trẻ mẫu giáo: 208 cháu.
+ Số trẻ nhà trẻ: 136 cháu.
+ Trẻ khuyết tật trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo 05 cháu đã ra lớp 05 cháu đạt 100%.
Tổng số |
Cán bộ quản lý | Giáo viên | Nhân viên | |||||||
Số lượng
|
Trình độ | Số lượng | Trình độ | Số lượng | Trình độ | |||||
Chuẩn | Trên chuẩn | Chuẩn | Trên chuẩn | Chuẩn | Trên chuẩn | Khác | ||||
31 | 02 | 01 | 01 | 20 | 15 | 5 | 09 | 06 | 01 | 02 |
* Đội ngũ: Tổng số toàn trường có 31 cán bộ – giáo viên – nhân viên. 6 lớp mẫu giáo và 01 nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
- Những thuận lợi và khó khăn:
1.1. Thuận lợi:
– Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Huyện đến địa phương. Năm 2010 trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Năm học 2010 – 2011 trường được Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội chọn làm điểm về công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới. Năm học 2012 – 2013 Trường được Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội tặng giấy khen có thành tích Xuất sắc trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
– Diện tích sân vườn rộng, trường có tổng diện tích 6021m2. Trong đó diện tích sân vườn: 4200m2.
– Trường được sự ủng hộ của phụ huynh trong xã.
– Trường có đủ đội ngũ cán bộ quản lý. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Số cô đủ định biên so với trẻ theo Nghị định 71 và Điều lệ trường mầm non.
1.2. Khó khăn.
– Đất vườn trường đổ là san nền, bạc màu, vườn trường chưa được quy hoạch.
– Đời sống của số đông giáo viên chưa được hưởng biên chế, tăng lương theo định kỳ nên đời sống của giáo viên còn khó khăn (Nhất là cô nuôi và bảo vệ.)
– Đa số giáo viên trẻ, không biết cách làm vườn, trồng rau.
Từ những khó khăn thuận lợi trên qua nhiều ngày trăn trở tôi đã tìm ra các giải pháp sau:
- Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn trường nhằm cung cấp rau quả sạch, an toàn. Hỗ trợ giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non”
2.1. Lập kế hoạch:
Hàng ngày đến trường nhìn vườn trường rộng, ngổn ngang phế liệu, đất san nền, sân bê tông nóng rát tôi đã trăn trở nhiều ngày và quyết định đưa ý định cải tạo đất vườn trồng cây ăn quả và rau sạch ra bàn trong hội nghị Cán bộ – giáo viên – nhân viên đầu năm học.
Vấn đề được đặt ra có nhiều tranh luận, đa số giáo viên trẻ không quen với công việc làm vườn nên ngại không thành công. Tôi đã thuyết phục chị em cán bộ – giáo viên – nhân viên bằng cách tự đứng ra làm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhà trường về công tác phân công, tổ chức và thực hiện.
2.2. Cải tạo đất vườn:
Việc cải tạo đất vườn là công việc khó khăn và nặng nề nhất. Khi chúng tôi chuyển về trường, vườn trường là nhũng ụ đất san nền cứng ngắc, bạc màu, thiếu độ tơi xốp. Tôi đã tham mưu với các đồng chí lãnh đạo địa phương xin sự giúp đỡ của đoàn thanh niên xã và liên hệ với trung tâm giáo dục thường xuyên Đông Mỹ xin 96 em giáo sinh về giúp đỡ nhà trường. Ngoài ra còn xin sự trợ giúp công sức của các đức ông chồng cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh, đóng góp công sức lao động vào các buổi chiều và ngày thứ bảy.
Bản thân xuất phát từ nhà nông nên tôi rất am hiểu về chất đất và các loại cây trồng. Tôi đã chỉ đạo và cùng các thành viên trong nhà trường cuốc đất, làm luống, mua vỏ trấu, lân vi sinh, tro bếp trộn vào đất sau đó phân khu vực trồng rau củ, quả theo đặc điểm trường và chất đất sao cho phù hợp với từng loại cây theo mùa.
2.3. Phân lô trồng cây:
Sau khi cải tạo đất vườn tôi tiến hành phân lô trồng cây theo từng loại. Khu vườn phía trước cổng trường chúng tôi trồng các loại cây thuốc Nam như Hẹ, Tía Tô, Ngải Cứu, Bạc Hà, Rải Quạt… Khu vườn dọc hai bên trường chúng tôi trồng các loại cây rau ngắn ngày theo mùa vụ như: Rau Cải, rau Muống, rau Rền, rau Ngót, rau Đay, Mồng Tơi, Su Hào, Cải Bắp…. Khu vườn góc bên phải chúng tôi tận dụng các cây gỗ, dây thép làm giàn trồng các loại: Mướp, Su Su, Bầu, Bí, Gấc… Khu vườn phía sau chúng tôi trồng các loại cây ăn quả như: Đu Đủ, Xoài, Nhãn, Hồng Xiêm, Na, Mít…
Khu đất trũng hơn chúng tôi trồng khoai lang, sau 2 lần thất bại khoai củ rất lớn nhưng chất lượng không đảm bảo, khoai bị hà vì ngập nước. Tôi đã chỉ đạo chị em trồng chuối Tây và chuối Tiêu đến nay chuối đã có buồng.
Để tận dụng các khoảng trống dưới gốc cây ăn quả. Chúng tôi đã trồng củ Xả vừa tránh Muỗi, Rắn vừa đỡ cỏ lại tăng thu nhập.
Nhà trường gắn biển phân rõ vườn rau cho các tổ văn phòng, tổ bếp, các lớp để cô và trò cùng chăm sóc cây và học bộ môn khám phá ngay trên khu vườn của lớp mình phụ trách.
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/hotrosuydinhduong
in SKKN mầm non
Th506
0