Vì sao cây có nhựa không rụng lá vào mùa đông
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VĂN HỌC – CHỮ VIẾT
CHỦ ĐIỂM: Gia đình
ĐỀ TÀI: Vì sao cây có nhựa không rụng lá vào mùa đông?
NHÓM, LỚP:
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Kiến thức: – Trẻ nắm được nội dung câu chuyện rình tự phát triển của cốt chuyện.
– Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện, về sự khác biệt của các loại cây có sự thay đổi khi mùa đông đến.
Kỹ năng: – Trẻ nghe và hiểu ngôn ngữ câu chuyện giữa chú chim nhỏ và các loại cây trong rừng.
– Trẻ biết trả lời và bộc lộ cảm xúc của mình với các nhân vật , chi tiết trong câu chuyện.
Phát triển: Khả năng chú ý, tư duy, cảm xúc của mình với các nhân vật, chi tiết trong câu chuyện.
Giáo dục: Trẻ lòng nhân ái, tốt bụng giúp đỡ người hoạn nạn.
CHUẨN BỊ
– Cô tổ chức 1 số hoạt động thuộc các lĩnh vực khác giúp trẻ làm quen với câu chuyện như:
* Môi trường xung quanh: trò chuyện với trẻ về 1 số loài cây ở vùng cao, trẻ biết đặc điểm, hình dáng của cây phong, cây sồi, cây liễu, cây tùng.
– Giải thích từ “di trú”, hiện tượng một số loài chim, thú dừoi đến sống ở những nơi ấm áp để tránh rét.
* Tạo hình: – Trẻ sưu tầm các loại lá cây, cắt, dán, khảm tạo khu rừng.
– Cho trẻ nghe câu chuyện ở moi lúc mọi nơi.
* Giáo cụ: – Mô hình rừng cây.
– Nhân vật chim sẻ.
– Mũ chim.
– Rối chim sẻ.
PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP
Đàm thoại – Trực quan – Trò chơi
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Hoạt động cô
* HOẠT ĐỘNG CHUNG
Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu
– Cô diễn rối chú chim nhảy nhót hót bài: “Ôi cuộc sống mến thương”.
– Gợi tình huống: chú chim bị cảm lạnh do thời tiết => gợi ý trẻ giải quyết tình huống để dẫn dắt vào câu chuyện.
Hoạt động 2: Cô kể trẻ nghe toàn bộ câu chuyện
– Cô kể diễn cảm lần 1 với mô hình -> Co kể từng đoạn và dừng lại ở các chi tiết đóng cho trẻ suy đoán phần tiếp theo của truyện.
- Đoạn 1: “Ngày xửa ngày xưa… vừa nhảy vửa bay”, chú chim nhỏ tìm cách tránh rét trong mùa đông.
- Đoạn 2: “Cây đầu tiên… chú đi đi”, chua chim không được sự giúp đõ của cây rừng.
- Đoạn 3: “ con chim khốn khổ… ăn quả”, những cây tốt bụng giúp đỡ chú chim.
- Đoạn 4: “Cây phong bảo… đến hết”, sự thay đổi của cây rừng khi mùa đông đến.
Hỏi trẻ trong truyện có những nhân vật nào?
– Cô kể diễn cảm 2 lần, tưng đoạn, kết hợp với trẻ kể lời thoại nhân vật.
– Cô vẽ nhân vật chim – cây lên bảng theo lời thoại.
* Đàm thoại:
– Tại sao chú chim nhỏ phải xin trú nhở các hốc cây?
– Vì sao các hốc cây lại không cho chú chim trú nhờ? Cây đã nói gì với chú chim?
– Vì sao khi mùa đôn đén cây tùng, cây bách lại không bị rụng lá như nhưng cây khác trong rừng?
Hoạt động 3: Trò chơi với vai nhân vật + LQCC.
– Cho trẻ tự vẽ một loại cây cpó trong câu chuyện.
– Cho cháu chia nhóm: cây bị rụng lá – cây không rụng lá.
– Cô đóng vai chú chim nhỏ diễn tả hành động, lời nói chuc chim, từng trẻ đóng vai các loại cây, dẫn lời thoại nhân vật.
– Cho trẻ đặt tên nhân vật, đặt tên cho câu chuyện -> Cô ghi tên lên bảng – giao nhiệm vụ cho các cháu: tìm chữ cái ghép tên của các nhân vật và tên truyện trẻ thích.
– Cho trẻ đọc tên vừa ghép.
– Giới thiệu cho trẻ đọc 3 chữ cái b-d-đ.
Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”.
* HOẠT ĐỘNG GÓC
Hoạt động trẻ
Trẻ chú ý xem.
Trẻ nêu cách giải quyết của mình.
Trẻ nghe cô kể và trả lời theo nội dung cô hỏi.
Trẻ kể tên nhân vật mà trẻ biết.
Trẻ trả lời theo nội dung câu hỏi.
Th524
0