Như chúng ta cũng đã biết, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất. Đặc biệt, các trẻ ở lứa tuổi mầm non lại cần điều này hơn ai hết. Những trò chơi vận động mầm non không chỉ giúp các bé phát triển thể chất mà còn nâng cao trí thông minh một cách hiệu quả
Kích thích não bộ để trẻ phát triển luôn được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Vậy có những trò chơi vận động mầm non gì? Hiệu quả như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nét nhất về phương pháp độc đáo này!
I – Trò chơi vận động chéo
Đó là trò chơi vận động mầm non kết hợp vận động tay trái và chân phải hoặc tay phải và chân trái. Có tác dụng kích thích hệ thần kinh phát triển, kích thích sự hoạt động đồng đều của hai bán cầu não. Căn cứ vào nguyên lí đó, chúng ta có thể tiến hành trò chơi vận động mầm non như sau:
1. Đối với trẻ 8 tháng – 3 tuổi
Nếu bé chưa đủ 8 tháng tuổi, cha mẹ hãy giúp bé chạm tay phải vào đầu gối bên trái. Và chạm tay trái vào đầu gối bên phải.
Đối với những bé từ 8 tháng trở lên và đã biết bò, có thể tập bò theo hình thức tay trái kết hợp chân phải và tay phải kết hợp chân trái. Cha mẹ có thể dùng đồ chơi để dụ bé bò trên sàn nhà hoặc bò xung quanh chân bàn, chân ghế.
Trò chơi vận động chéo Cha mẹ có thể dùng đồ chơi mầm non để dụ bé bò trên sàn nhà
2. Đối với trẻ 3 – 5 tuổi
Cho bé đứng vững, co đầu gối phải lên, lấy tay trái chạm vào đầu gối phải rồi hạ xuống. Sau đó, tiếp tục co đầu gối trái lên, lấy tay phải chạm vào đầu gối trái rồi hạ xuống, cứ làm như thế nhiều lần.
Buổi sáng, trong lúc chờ cha mẹ đưa đi học, bé có thể tập động tác này. Hoặc làm động tác cúi mình xuống, lấy tay trái chạm vào mũi bàn chân phải, lấy tay phải chạm vào mũi bàn chân trái.
Động tác thể dục vận động chéo Động tác luyện tập thể dục vận động chéo
Ngoài ra, còn có một trò chơi vận động mầm non khác như sau: Để đồ chơi mầm non ở nhiều vị trí trái phải, xa gần khác nhau trong phòng. Mỗi khi thực hiện một động tác vận động chéo, bé lại nhìn vào vị trí của một đồ chơi khác nhau. Khi chơi, có thể bật một bài hát thiếu nhi vui nhộn để kích thích não bộ.
3. Đối với học sinh Tiểu học
Vẽ ký hiệu vô cực “∞” lên một tờ giấy trắng và dán ở chỗ trẻ có thể nhìn thấy, ví dụ trên tường, trên cánh tủ lạnh. Biểu tượng này nhắc nhở sự “hợp tác” giữa hai bán cầu não.
Cha mẹ hãy hướng dẫn bé vừa chơi trò chơi vận động chéo vừa nhìn vào biểu tượng đó. Điều này giúp bé giảm bớt căng thẳng, áp lực và kích thích sự trao đổi thông tin giữa hai bán cầu não.
II – Trò chơi vận động mầm non rèn luyện trí nhớ cho bán cầu não
Trò chơi trí nhớ có thể được thực hiện dưới khá nhiều hình thức như cho trẻ xem một hình ảnh trong vài phút rồi yêu cầu trẻ kể lại chi tiết những gì nhìn thấy trong hình, nhớ thứ tự của các hình để sắp xếp lại chúng trong một thời gian nhất định hoặc lật hình đoán thú. Bé sẽ phải ghi nhớ vị trí của các con thú để tìm được 2 hình giống nhau. Trò chơi vận động này không chỉ yêu cầu trẻ phải tập trung mà còn giúp rèn luyện trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ.
1. Rèn luyện trí nhớ cho bán cầu não trái
Cha mẹ giấu những đồ chơi mầm non, đồ vật có hình dạng khác nhau dưới thảm trải sàn hoặc dưới chiếu, sau đó yêu cầu bé không được nhìn, chỉ được sờ vào những đồ vật đó rồi miêu tả lại chúng khác nhau như thế nào. Trò chơi này giúp rèn luyện khả năng chú trọng vào chi tiết và trí nhớ ngắn hạn của bán cầu não trái.
2. Rèn luyện trí nhớ cho bán cầu não phải
Cha mẹ cùng nằm với bé, lấy hai bàn tay che mắt lại và cùng bé nhớ lại những sự việc xảy ra trước đây. Cha mẹ có thể kể lại câu chuyện để bé tưởng tượng ra hoặc hỏi bé:
“Con có nhớ hồi con 3 tuổi, cha mẹ mua cho con chiếc bánh sinh nhật như thế nào không?”. “Con có nhớ năm ngoái nhà mình đi chơi ở đâu không?”… để trẻ tự mở cánh cửa kí ức của mình. Trò chơi vận động mầm non rèn luyện trí nhớ cho bán cầu não. tổng hợp cho não bộ này giúp rèn luyện khả năng ghi nhớ dài hạn của bán cầu não phải.
Nói chuyện với bé trước khi ngủ về những chuyện đã xảy ra trước đây
III – Trò chơi tổng hợp cho não bộ
Tuy hai bán cầu não có chức năng khác nhau nhưng thông qua trò chơi, chúng ta có thể phối hợp chức năng của cả hai bên. Đó chính là trò chơi tổng hợp não bộ.
1. Trò chơi vận động mầm non vẽ tranh và đặt tên
Cha mẹ đưa bé về vùng ngoại ô hoặc nơi có danh lam thắng cảnh và cho bé tập vẽ tranh, sau đó đặt tên cho những bức tranh đó.
Vẽ tranh là để kích thích khả năng tưởng tượng của bán cầu não phải, đặt tên là để kích thích khả năng tư duy trừu tượng của bán cầu não trái. Trò chơi này sẽ đồng thời kích thích hoạt động của cả hai bán cầu não.
Cho trẻ vẽ tranh tại những vùng ngoại ô hoặc danh lam thắng cảnh
2. Trò chơi vận động mầm non phóng to và thu nhỏ
Cha mẹ đưa bé ra sân, dùng lá cây xếp thành hình hoa lá, ngôi nhà, xe cộ… Sau đó, cha mẹ lại dùng cành cây, lá cỏ, hạt lạc xếp lại những hình thù đó nhưng với kích cỡ nhỏ dần.
Vì bán cầu não phải điều khiển khả năng nhìn xa và nắm bắt tổng thể. Trong khi bán cầu não trái điều khiển khả năng nhìn gần và nắm bắt chi tiết. Nên trò chơi này có thể đồng thời kích thích khả năng tưởng tượng và tư duy. Khả năng quan sát vĩ mô và vi mô của trẻ, giúp cho cả hai bán cầu não đều được rèn luyện.
IV – Trò chơi dịch chuyển nhãn cầu tăng tính linh hoạt cho mắt
Khi chúng ta nhìn vào sự vật nào đó, nhãn cầu luôn dao động liên tục với vận tốc 1/50 giây. Gọi là hoạt động “quét” của mắt.
Nó có tác dụng bảo vệ hoạt động của nhãn cầu, giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật. Nếu hoạt động quét mắt có vận tốc chậm hơn 1/50s thì khả năng nhìn rõ của mắt cũng giảm xuống. Nếu hoạt động đó bị dừng lại thì trong khoảng 1-3 giây. Mắt chúng ta sẽ không nhìn thấy gì hết, gọi là trạng thái “mù tạm thời” của mắt.
Hoạt động quét mắt này thường diễn ra rất nhẹ nhàng. Giả sử chúng ta đưa mắt qua lại thật nhanh và mạnh trong một khoảng thời gian dài thì cũng không thể nhìn rõ thứ gì cả, điều đó gọi là “rung giật nhãn cầu”.
Trò chơi vận động mầm non rèn luyện khả năng “quét” của nhãn cầu được gọi là trò chơi vận động nhãn cầu, bao gồm: Trò chơi liếc mắt, trò chơi vẽ tranh vô hình, trò chơi nhìn gần xa, trò chơi chớp mắt, trò chơi rửa mắt và trò chơi đảo nhãn cầu.