Th427
Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 24-36 tháng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non Vai trò đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là nâng cao phát triển vận động qua hoạt động tập luyện, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt cân đối hài hòa. Có thể thấy một số công trình nghiên cứu khoa học đã xác định được rằng: Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức, có kĩ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Do đó, thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày giáo viên rèn nhân cách cho trẻ nhằm phát triển tốt các mặt “ đức, trí, thể, mĩ” tạo tiền đề cho trẻ có hứng thú với trường với lớp không còn nhút nhát hay sợ sệt mỗi khi đến trường. Trong giáo dục thể chất, trò chơi vận động chiếm phần quan trọng không thể thiếu ở trẻ nó giúp cho trẻ phát triển thể chất và còn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Vì vậy năm học 2013- 2014 bộ GD – ĐT đưa ra chuyên đề: “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, nhằm phát triển thể chất cho trẻ ” với mục tiêu nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ đóng một vai trò cần thiết cho sự phát triển thể lực toàn diện cho trẻ.
Trong thực tế ở trường mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24- 36 tháng rất khô khan chỉ thực hiện đúng phương pháp trò chơi vận động cứ lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ. Trường đã sử dụng các loại trò chơi như: trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động. Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ, phải đặc biệt chú ý đến loại trò chơi vận động, vì trong trò chơi này, tất cả trẻ tham gia đều được thu hút vào vận động. Những vận động đó được quy định bởi nội dung và luật của trò chơi, đồng thời nhằm đạt được một mục đích nào đó đặt ra trước khi chơi hay tự trẻ tham gia chơi đề ra. Chẳng hạn như: rèn luyện kỹ năng vận động gì quy định điều kiện của trò chơi.
Vậy làm thế nào để tổ chức các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một việc làm rất khó đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp nhà trẻ . Vì ở lứa tuổi này khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ thích thì tham gia không thích thì sẵn sàng bỏ cuộc.
Là giáo viên chủ nhiệm, khối lớp nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi) đồng thời cũng là tổ trưởng chuyên môn khối nhà trẻ, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi vận động với trẻ mầm non. Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2013-2014, tôi đi sâu nghiên cứu tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ và đạt được kết quả khả quan. Qua đó, góp phần phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ cho trẻ
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng”

Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 24-36 tháng
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Trò chơi đồ chơi trong lớp mầm non vận động là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Đa số các trò chơi vận động dành cho các lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang tính chủ đề, phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ. Khi tham gia trò chơi, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải thích của giáo viên để thực hiện đúng vận dộng cần thiết. Cho nên, đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động. Khi chơi trò chơi vận động hệ thần kinh được củng cố, làm thỏa mãn cảm xúc, đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn hô hấp cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, phát triển tố chất vận động trong điều kiện thay đổi. Sử dụng trò chơi vận động để trẻ tiến hành bài tập. Được tham gia trò chơi vận động trẻ vận động tích cực, tự nhiên, thoải mái, tự tin, linh hoạt hơn có tác dụng rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo phát triển tố chất vận động khi thực hiện các thao tác vận động trong trò chơi.
Trò chơi đồ chơi ngoài trời mầm non vận động là hoạt động cần thiết hàng ngày đối với trẻ, nó có thể dùng để tổ chức nghỉ ngơi, tích cực sau tiết học giúp cho cơ thể năng động trong tiết học thể dục, thể dục buổi sáng và trong thời gian tự hoạt động của trẻ như: đón trẻ buổi sáng, đi dạo, vui chơi, hoạt động buổi chiều, giờ trả trẻ.
Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển vận động phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Xem: giáo án mầm non
II. Cơ sở thực tiễn
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
* Kết quả
KẾT LUẬN
Nhấn vào đây để tải về : http://tinyurl.com/nznoncj
in SKKN mầm non
Bình luận
Trackbacks and pingbacks
No trackback or pingback available for this article.
skkn hay
hay
tham khảo
hay