Th512
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
MỞ ĐẦU
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
Trẻ mầm non “Học mà chơi – chơi mà học”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ. Tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, được khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, được tự do hoạt động theo ý thích, tích lũy kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và tăng thêm vốn kinh nghiệm sống cho bản thân.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?… và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, sẽ giúp giáo viên hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt cho trẻ.
Thực tế trong nhiều năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã hết sức quan tâm đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ: Đã tổ chức các lớp tập huấn, kiến tập cho giáo viên mầm non. Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã đã quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất; quy hoạch sân trường; trang bị đồ chơi ngoài trời mầm non; xây dựng vườn cổ tích. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường đã trang bị nhiều cuốn sách, nhiều tài liệu liên quan đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, đã đầu tư các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cần thiết và triển khai bồi dưỡng cho giáo viên về cách thức tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, nhận thức của một số phụ huynh còn chưa tích cực với việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ như: Sợ nắng, sợ gió, sợ con mệt … Nhiều giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời, nhiều giáo viên khi tổ chức còn mang tính chất hình thức đại khái, qua loa. Nếu thực tế này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Là một giáo viên trẻ, được đào tạo chính quy, rất tâm huyết với nghề, hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời đối với trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở “Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ hoạt động ngoài trời?”. Sau một năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp, tôi thấy trẻ lớp tôi tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong các giờ hoạt động ngoài trời. Hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, các cháu chủ động hơn, tích cực hơn, quan sát đối tượng kỹ … Vì vậy tôi xin phép được trao đổi với chị em đồng nghiệp:
“Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường mầm non A”.
* Mục đích nghiên cứu:
– Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động ngoài trời của trẻ 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường mầm non A Tứ Hiệp.
– Tìm ra hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp.
* Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp.
* Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 3 – 4 tuổi lớp C1 trường Mầm non A, năm học 2012 – 2013.
NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D (Vitamin D được tổng hợp từ chất 7 – Dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol – Vitamin D3) góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể hình”. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”.
Trong tài liệu hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non – Mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, xuất bản tháng 9 năm 2009 có đoạn viết hướng dẫn giáo viên lưu ý đến mục đích của việc tổ chức hoạt động ngoài trời: “Với trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia các hoạt động ngoài phạm vi lớp học với mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ”.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Mô tả thực trạng
– Trường mầm non A Tứ Hiệp là một trong hai trường mầm non đầu tiên của huyện Thanh Trì được công nhận là trường chuẩn quốc gia cấp độ 1 (vào tháng 2 năm 2009) nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập và vui chơi.
– Năm học 2012 – 2013, tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở tại khu Cương Ngô I, lớp có 3 cô.
– Trình độ: + 1 cô Đại học
+ 2 cô Trung cấp Sư phạm (hiện 1 cô đang theo học lớp Đại học Sư phạm khoa Giáo dục Mầm non )
– Lớp có 46 cháu và 100% các cháu ăn bán trú tại trường nên rất thuận tiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
– Khuôn viên trường lớp rộng, thoáng mát, đẹp phù hợp với trẻ mầm non.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Điều kiện thuận lợi :
– Đối với cô: Các cô trong nhóm lớp nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và có khả năng sư phạm vững vàng.
– Đối với trẻ: 100% trẻ cùng độ tuổi nên thuận lợi trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ đi học tương đối đều nên tỉ lệ chuyên cần cao. Trẻ tích cực tham gia hoạt động chơi
– Cơ sở vật chất: Nhà trường đã đầu tư và được đầu tư mua đồ dùng đồ chơi hoạt động ngoài trời đẹp, hiện đại.
+ Trường có khu vườn cổ tích, sân trường có nhiều cây xanh, vườn rau, vườn hoa, nhiều cây ăn quả.
– Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Điều kiện khó khăn:
– Sân trường đã có vườn hoa tuy nhiên vẫn chưa phong phú về các loại hoa.
– Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động ngoài trời đã có song chưa phong phú về chủng loại.
– Giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời: Chưa linh hoạt tận dụng những điều kiện tự nhiên để cho trẻ được tìm tòi, khám phá; hệ thống câu hỏi đặt ra còn chưa phát huy được tính tích cực của trẻ…
– Kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận của trẻ còn hạn chế. Do nhiều lớp hoạt động ngoài trời cùng thời gian nên làm phân tán sự chú ý của trẻ.
– Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động ngoài trời đối với trẻ, chưa tận dụng điều kiện tự nhiên xung quanh để giáo dục trẻ.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và các điều kiện thuận lợi khó khăn như trên, tôi đã áp dụng hệ thống các biện pháp sau để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ:
III. CÁC BIỆN PHÁP:
1, Biện pháp 1: Khảo sát – đánh giá.
Để xây dựng được các biện pháp đạt kết quả tốt, trước hết tôi dùng biện pháp khảo sát – đánh giá. Tôi đã khảo sát: Kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán suy luận, khả năng chú ý, khả năng phối hợp tập thể, mức độ hứng thú của trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời và số lượng đồ dùng đồ chơi sử dụng trong hoạt động ngoài trời. Có khảo sát – đánh giá mới nắm được mức độ nhận thức, các kỹ năng khi tham gia hoạt động ngoài trời của trẻ và lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động để từ đó thực hiện các biện pháp tiếp theo. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
1.1. Khảo sát trẻ:
Để đánh giá được chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ về nhận thức, kỹ năng rồi từ đó mới có các biện pháp phù hợp. Do vậy tôi tiến hành khảo sát trẻ qua việc theo dõi các hoạt động trong ngày của trẻ cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia 1 số hoạt động trải nghiệm, giao lưu, tham quan…và đến khi đánh giá trẻ đầu năm tôi thu được kết quả như sau:
Theo: sang kien kinh nghiem mam non
Link tài liệu: http://tinyurl.com/sangkinkinhnghiemdochoingoaitr
in SKKN mầm non
Bình luận
Trackbacks and pingbacks
No trackback or pingback available for this article.
cho mình tại skkn hoạt động ngoai trời 3-4 t
có thể cho e bài sáng kiến kinh nghiêm này được không a