Archive
Trò chơi mèo đuổi chuột
Trò chơi mèo đuổi chuột
Luật chơi:
Chuột chạy,mèo đuổi bắt. Nếu chuốt chạy được hai vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.
Cách chơi:
Giáo viên hướng dẫn cho trẻ xếp thànhh vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Chọn ra hai bạn, một bạn làm mèo, một bạn làm chuột. Ban đầu để mèo và chuột đứng cách nhau một khoảng 2m. Khi nghe hiệu lệnh “đuổi bắt” thì chuột lo chạy luồn lách qua các ngách hang để trốn mèo. Mèo phải nhanh chân rượt đuổi và chạm tay vào chuột để bắt.
II MÈO ĐUỔI CHUỘT
Mèo đuổi chuột là trò chơi chung dành cho lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Không phân biệt trai, gái, đội hình tham gia chơi thường gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay người nọ nắm tay người kia, giơ cao lên qua đầu. Rồi vừa đi vòng tròn, vừa hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột. Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau: Khi mọi người hát đến câu cuối cùng thì cả vòng dừng lại, chuột bắt đầu chạy, mèo chạy đuổi theo đằng sau (mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy). Nếu mèo bắt được chuột thì mèo sẽ thắng. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi mầm non lại được tiếp tục. Đây là trò chơi rất phổ biến ở các làng quê, đặc biệt là vào những đêm trăng thanh gió mát, hay những buổi chiều nơi triền đê đầy gió, hoặc dưới các gốc cây cổ thụ… Trò chơi yêu cầu sự nhanh nhẹn, khéo léo, nhưng cũng đòi hỏi cả sức khỏe dẻo dai. Vì thế, trò chơi rất thích hợp với các em lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.
Xem: Giáo án mầm non
Trò chơi dân gian bỏ khăn
Trò chơi dân gian bỏ khăn
Đây là Video giáo án quay các bé lớp Mầm 4 trường mầm non Hạnh Phúc đang chơi trò BỎ KHĂN. Ở trường, tất cả các lớp mầm-chồi-lá mỗi ngày được các cô giáo tổ chức chơi những trò dân gian tương tự. Các bé được vui vẻ chơi đùa cùng bạn bè và rèn luyện kỹ năng vận động ngoài trời
Hướng dẫn trò chơi dân gian BỎ KHĂN
Trẻ ngồi thành vòng tròn. Chọn một trẻ làm người đi bỏ khăn. Người bỏ khăn đi sau xung quanh vòng tròn, giấu kín khăn để không ai nhìn thấy, cả lớp cùng đọc bài đồng dao:
Bỏ khăn khăn nổi khăn chìm
Ba cô bốn cậu đi tìm cái khăn
Dứt bài đồng dao, người bỏ khăn sẽ bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó. Nếu bạn bị bỏ khăn không biết thì người bỏ khăn đi hết một vòng đến chổ bạn bị bỏ khăn, cầm khăn lên đập nhẹ vào vai bạn, bạn đó phải đứng dậy chạy một vòng và người bỏ khăn chạy đuổi theo, nếu bạn bị bỏ khăn về được chổ cũ, người bỏ khăn lại tiếp tục đi bỏ khăn. Nếu người bỏ khăn đuổi kịp đập khăn vào vai người bị bỏ khăn, người bị bỏ khăn thua và bị đi bỏ khăn.
Nếu người bị bỏ khăn biết, đứng lên đuổi bạn bỏ khăn, bạn bỏ khăn phải chạy thật nhanh một vòng về chổ cũ của bạn bị bỏ khăn. Nếu người bị bỏ khăn mà đập vào người bỏ khăn thì người bỏ khăn lại tiếp tục đi bỏ khăn.
Trò chơi cứ thế lại tiếp tục.
Xem thêm: giao an dien tu mam non
Nhóm nhà trẻ chơi trò nhặt bóng trong sân
Nhóm nhà trẻ chơi trò nhặt bóng trong sân
*Bé khéo tay: Di màu bé trai, bé gái, nặn đồ dùng của bé, những thứ bé thích, không thích,…, làm tranh chủ điểm cùng cô.
+Xếp đường đi về nhà bé, Dán các giác quan, Xâu hoa tặng bạn…
* Phân vai : nấu ăn, cho bé ăn, ru bé ngủ
– Âm nhạc: Bé nghe hát “Tay thơm tay ngoan, Múa cho mẹ xem, Ru em, Đi ngủ….chơi với các dụng cụ âm nhạc.
-Bé xem sách:Tập cho trẻ lật sách, xem tranh ảnh về các bạn, tranh cơ thể bé, làm album về chủ đề bản thân, xem tranh kể chuyện sáng tạo, làm rối bạn trai, bạn gái.
-Vận động: ném bóng, bò qua vật cản, bé nhặt bóng, …
-Thiên nhiên: Quan sát cây xanh, tưới cây
Đọc thêm: giáo án điện tử mầm non
Trò chơi mầm nhạc Thử tài của bé
Trò chơi mầm nhạc Thử tài của bé
Tại lớp học này, chúng tôi giúp trẻ cảm thụ âm nhạc mầm non từ những điều thực tế nhất như tiếng xe buýt đi, tiếng còi, tiếng chim hót v.v..Từ đó cho trẻ thể hiện cảm nhận của mình trên bàn phím, rồi hát, chơi đàn, viết và đọc nốt nhạc. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng sự vui tươi và vui đùa khi chơi nhạc như những phương cách giúp trẻ em phát triển nhận thức một cách tự nhiên cùng với sự tự tin trong âm nhạc. Qua quá trình dạy & học chúng tôi còn giúp mỗi học sinh phát triển nhân cách thông qua những cảm xúc giàu tính thẩm mỹ.
Vì được thiết kế riêng dành cho trẻ mầm non từ 3-5 tuổi nên chương trình sẽ không ép bé phải ngồi trên đàn luyện tập suốt giờ học. Thay vào đó, bé sẽ có những giờ phút vui chơi với cô giáo thật thú vị. Phương pháp chủ yếu của chương trình đó là kết hợp giữa việc chơi và học. Bé sẽ cùng chơi với cô một trò chơi âm nhạc vui nhộn, hấp dẫn và từ trong trò chơi bé sẽ được một phần kiến thức. Ví dụ: Bé sẽ chơi trò chơi lái xe bus với cô và học được nốt DO thông qua việc cô sử dụng nốt DO để làm tiếng còi xe bus. Học mà chơi, chơi mà học, phương pháp này giúp bé cảm thụ âm nhạc một cách thoải mái nhất.
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Tiết mục biểu diễn văn nghệ
Tiết mục biểu diễn văn nghệ
Hoạt động âm nhạc tiết dạy tham khảo
giáo án mầm non, giáo án mầm non chủ đề thực vật, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non mới, giáo án mầm non 3 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non môn toán, giáo án điện tử mầm non, giáo án mẫu mầm non, giáo án điện tử mầm non chủ đề giao thông, giáo án điện tử mầm non chủ đề thế giới thực vật, giáo án mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giao an dien tu, giáo án điện tử mầm non chủ đề gia đình, giáo án điện tử mầm non chủ đề nghề nghiệp, giáo án điện tử mầm non chủ đề bản thân,
Lớp lá làm quen văn học
Lớp lá làm quen văn học
Giúp trẻ cảm nhận và hiểu sâu sắc nội dung của truyện thông qua việc thấu hiểu tính cách của các nhân vật – Hiểu tính cách nhân vật: Bà mẹ: Yêu thương con
Khối mẫu giáo lớn
Khối mẫu giáo lớn
Hy vọng qua chuyến tham quan này, các con sẽ cảm thấy bớt bỡ ngỡ hơn khi chỉ vài tháng nữa thôi, các con sẽ chính thức tạm biệt trường mầm non để chuyển sang cấp học mới.
Tiết dạy chủ đề âm nhạc tham khảo
Tiết dạy chủ đề âm nhạc tham khảo
Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy âm nhạc theo chương trình bậc mầm non. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp HS thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc. Xin giới thiệu một số trò chơi âm nhạc đơn giản, thường dùng trong các gời dạy âm nhạc mầm non
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quy ết đ ịnh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Hoạt động đi thăng bằng chơi trò xe qua núi
Hoạt động đi thăng bằng chơi trò xe qua núi
Hoạt động ngoài trời là hoạt động vui chơi mà các con thích nhất, xuống sân các con được chơi tất cả các trò chơi, được chơi với nhiều đồ chơi trong lớp, được vui vẻ-la hét thoải mái, được tung tang chạy nhảy khắp sân trường. Hoạt động ngoài trời giúp các bé vui vẻ, thoải mái, được vận động, được chơi với bạn…khi ở trường, giúp các bé thêm yêu trường lớp của mình hơn.
Trò chơi vận động cho trẻ béo phì
Trò chơi vận động cho trẻ béo phì
Gia đình là môi trường ảnh hưởng mạnh nhất đến trẻ có nguy cơ béo phì, vì vậy gia đình cần có phương pháp giáo dục phù hợp về chế độ ăn và lối sống để điều hòa cân nặng cho đứa trẻ.
-Nhà trường là nơi phát hiện những trẻ có nguy cơ béo phì thông qua các chương trình giáo dục và những lần thăm khám của cán bộ y tế tại trường học. Cần tăng cường các hoạt động vui chơi, hoạt động đồ chơi ngoài trời thông qua việc lồng ghép, tích hợp các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
-Việc đánh giá và tiếp xúc thường xuyên thông qua thăm hỏi tại gia đình sẽ tạo cơ hội tốt để giáo dục các yếu tố nguy cơ về lối sống liên quan đến béo phì cũng như đưa ra các lời khuyến khích và hỗ trợ cha mẹ trẻ chấp nhận mô hình ăn uống tại hộ gia đình và luyện tập đối với trẻ béo phì ở giai đoạn sớm.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé
Muốn giảm cân cho bé đầu tiên bạn cần chú ý đến việc thay đổi khẩu phần ăn của bé. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của bé.
Không cho bé ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, kem… Để đảm bảo bé vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loải thực phẩm có thành phần dinh dưỡng tương nhưng ít đường và chất béo hơn. Có thể cho bé ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây.