Archive
Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi
Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi
– Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về các hành vi văn minh của mình. Điều này chứng minh rằng qua các câu chuyện cùng với các phương thức sử dụng đa dạng,
linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả. Quan trọng hơn là trẻ đã biết chuyển hóa từ kiến thức thành nhận thức, từ nhận thức thành hành động cụ thể.
– Khi thực hiện giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua truyện kể lớp tôi được Ban giám hiệu đánh giá rất cao, lớp tôi được chọn làm điểm của trường về “Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mầm non”.
– Các câu chuyện do tôi sáng tác nhằm giáo dục cho trẻ về hành vi văn minh cho trẻ mầm non được phổ biến rộng rãi trong trưởng.
– Những câu chuyện này khi được cung cấp cho phụ huynh, các bậc phụ huynh rất quan tâm, có sự trao đổi – phản hồi tích cực ngược trở lại với giáo viên tại lớp.
– Bản thân tôi đã đóng một số biện pháp trong việc giáo dục về hành vi văn minh cho kho tư liệu giảng dạy của Nhà trường.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
- Kết luận:
– Việc rèn luyện hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Nó hình thành cho trẻ có những hành vi văn minh đối với người xung quanh. Đức tính này được hình thành vững chắc từ lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi trẻ rất dễ nhạy cảm và nhanh chóng tiếp thu những điều học được ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài. Góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của nhân cách con người ở trường mầm non. Nhưng công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải có được.
– Văn học vốn là phương tiện hữu hiệu nhất, quen thuộc nhất đối với trẻ. Ngay từ khi còn rất nhỏ những câu chuyện dân cổ tích, vần thơ đã đem đến cho trẻ biết bao điều mới lạ. Văn học vì vậy mà cũng trở thành công cụ hữu hiệu của các nhà giáo dục để truyền tải kiến thức cho trẻ. Những kiến thức khô khan đôi khi có phần xa lạ đối với trẻ bỗng trở nên gần gũi, quen thuộc.
- Bài học kinh nghiệm:
– Thơ – truyện đã giúp trẻ thu thập được những kiến thức, những hiểu biết về các hành vi văn minh.
– Khi giáo viên khuyến khích động viện trẻ, biết khơi gợi ở trẻ sự tò mò trẻ sẽ rất thích thú tham gia hoạt động.
– Nếu giáo viên tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, nêu ra ý tưởng của mình đồng thời người giáo viên có phương pháp tốt để gợi ý giúp trẻ phát triển những ý tưởng để trẻ cùng với cô có thể sáng tác ra nhiều truyện. Qua đó, trẻ sẽ nhận ra những giá trị của bản thân, tự tin khi nhận các nhiệm vụ được giao. Mặt khác, các kiến thức đó cung cấp cho trẻ càng được khắc sâu, nhận thức của trẻ được nâng lên thành ý thức.
– Khi giáo viên có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua giao tiếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng đồng, vận động cộng đồng cùng chung tay hành động.
- Đề xuất – Khuyến nghị:
– Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.
– Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức kiến tập theo chuyên đề “Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ”.
Trên đây là một số biện pháp của tôi đã triển khai thực hiện. Tôi đã áp dụng thành công ở lớp A1 – trường Mầm non B thị trấn Văn Điển và thu được kết quả tốt. Rất mong nhận được sự góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoductrevanmimh
Biện pháp chỉ đạo hưởng ứng văn minh đô thị
Biện pháp chỉ đạo hưởng ứng văn minh đô thị
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
văn minh đô thị là gì Hà Nội là thủ đô của cả nước; là đầu não chính trị – hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; là đầu mối giao thương bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, con người Hà Nội thanh lịch, văn minh là đòi hỏi cấp bách từ thực tế, để Thủ đô thêm sáng, xanh, sạch, đẹp không chỉ về diện mạo bên ngoài, mà cốt yếu là phải tạo ra sự chuyển biến thực chất trong ý thức, trách nhiệm của từng người dân Thủ đô.
Trường mầm non B Liên Ninh nằm trên địa bàn xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì là huyện Trung tâm của Thành phố Hà Nội, có tốc độ đô thị hóa nhanh, ý thức của một bộ phận nhân dân trong việc thực hiện trật tự, văn minh đô thị còn hạn chế, do đó việc tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em và phụ huynh về pháp luật, truyền thống đạo đức, truyền thống và văn hoá Người Hà Nội, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, giáo dục trật tự an toàn giao thông càng có ý nghĩa quan trọng.
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2014 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị 2014”; Kế hoạch số 4150/KH – SGD&ĐT ngày 14/2/2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố về tổ chức thực hiện Chỉ thị số 01/CT-UBND về “Năm trật tự và văn minh đô thị 2014”; Kế hoạch số 55/KH – PGD&ĐT của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện với mục đích hưởng ứng “ Năm trật tự và văn minh đô thị 2014” gắn với công tác chăm sóc và giáo dục trẻ nhằm xây dựng các nhà trường và các cơ sở giáo dục có khung cảnh đẹp, đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp, thông thoáng, an toàn tại các nhà trường, thân thiện với trẻ. Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ em và phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Trong đó, chú trọng hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật, truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, sống trung thực, lành mạnh cho trẻ trong các nhà trường. Nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường, nét đẹp văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần giảm tai nạn thương tích và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Được phân công là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường, khi triển khai về tổ chức thực hiện Chỉ thị, tôi nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của việc hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Làm thế nào để giáo viên, phụ huynh, học sinh tích cực tham gia các hoạt động xây dựng và thực hiện nếp sống văn minh đô thị một cách sâu rộng, toàn diện không chỉ trong nhà trường mà còn tại mỗi gia đình nơi có trẻ sinh hoạt.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị” gắn với việc chăm sóc, giáo dục trẻ em tại Trường mầm non B xã Liên Ninh” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình.

Biện pháp chỉ đạo hưởng ứng văn minh đô thị
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
– văn minh đô thị là gì là toàn bộ những hoạt động về tinh thần và vật chất của một trung tâm lớn về nhiều mặt của một vùng hay một quốc gia, ở một khía cạnh khác nói đến văn minh đô thị là nói đến chuẩn mực văn hóa – các giá trị đã được xác định để trở thành tiêu chí phấn đấu định hướng lâu dài.
– Nội dung giáo dục trật tự và văn minh đô thị trong trường mầm non:
+ Lòng yêu nước, tự hào dân tộc; chủ quyền biển đảo;
+ Giá trị truyền thống và văn hoá Người Hà Nội;
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và văn hoá giao thông;
+ Ý thức thực hiện pháp luật; tham gia có hiệu quả các hoạt động: Bảo vệ môi trường; đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tích hợp có hiệu quả trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp các nội dung giáo dục pháp luật về biển đảo, môi trường, giao thông, chú trọng kết hợp phổ biến giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức; lồng ghép hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật với các cuộc vận động, các phong trào thi đua và các hoạt động kỷ niệm lớn trong năm (60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; 60 năm giải phóng Thủ đô; 60 năm thành lập ngành GD&ĐT . . .)
Tập trung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, kỹ năng giao tiếp trong gia đình, nhà trường và nơi công cộng. Chú trọng, nâng cao giáo dục văn hoá giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh, với thiên nhiên, môi trường, trong đó những hành vi như biết chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, thực hiện văn hoá giao thông, nói lời cám ơn, xin lỗi, biết thông cảm và sẻ chia… cần được giáo dục thường xuyên, đánh giá cụ thể theo nội quy nhà trường để khen, chê rõ ràng đạt hiệu quả giáo dục cao.
Phối hợp với Hội khuyến học, Ban đại diện phụ huynh thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 yếu tố gia đình – nhà trường – xã hội. Từ đó giáo dục trẻ ý thức xây dựng gia đình hiếu học, gia đình văn hoá, tạo môi trường giáo dục tốt cho trẻ.
– Mục tiêu của giáo dục trật tự và văn minh đô thị trong trường mầm non:
+ Nhằm xây dựng các nhà trường và các cơ sở giáo dục có khung cảnh đẹp, đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp thông thoáng an toàn tại các nhà trường, thân thiện với học sinh.
+ Giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh thấy rõ tầm quan trọng trong công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Trong đó, chú trọng hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật, truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, sống trung thực, lành mạnh cho học sinh trong các nhà trường.
+ Nâng cao ý thức tự giác, thực hiện nếp sống văn minh thanh lịch, văn hóa học đường, nét đẹp văn hóa khi tham gia giao thông, góp phần giảm tai nạn thương tích và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
– Về phương pháp giáo dục:
+ Tổ chức truyền thông, tọa đàm, giao lưu, hội thảo, chuyên đề hoặc các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt đầu tuần…;
+ Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng trong và ngoài nhà trường: Đài phát thanh, tập san, bảng tin…;
+ Tiến hành hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan (băng zôn, cờ phướn, khẩu hiệu…).
+ Tích hợp có hiệu quả trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp các nội dung giáo dục về trật tự và văn minh đô thị.
- Cơ sở thực tiễn:
- Đặc điểm tình hình chung:
Trường mầm non B Liên Ninh nằm ở phía Nam của huyện Thanh Trì, tiếp giáp với huyện Thường Tín, có tốc độ đô thị hóa nhanh. Địa bàn phân tuyến tuyển sinh gồm 3 thôn và 2 cụm dân cư. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông, công nhân và buôn bán nhỏ. Là nơi nhiều dân các nơi đến ngụ cư thuê nhà nên số trẻ không ổn định. Nhà trường có diện tích 2 khu là 8.666 m2 với 15 lớp học xây dựng đạt chuẩn quốc gia và có 660 học sinh . Trường có hai khu cách xa nhau 3km:
– Khu Nhị Châu có 4 lớp: 01 lớp nhà trẻ; 01 lớp MG bé; 01 lớp MG nhỡ; 01 lớp MG lớn. Tổng số học sinh của khu Nhị Châu là : 120 trẻ.
– Khu Phương Nhị có 11 lớp: 02 lớp nhà trẻ; 03 lớp MG bé; 03 lớp MG nhỡ; 03 lớp MG lớn. Tổng học sinh khu Phương Nhị là: 540 trẻ.
* Số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường : 75 đồng chí trong đó :
+ Biến chế: 38 đồng chí (Chiếm 50,6%)
+ Hợp đồng huyện 32 đồng chí (Chiếm 42,6%)
+ Hợp đồng trường 5 đồng chí (Chiếm 6,8%)
– Tổng số giáo viên toàn trường là 50/ 75 ( Chiếm 66,7 %)
– 100% giáo viên có trình độ chuẩn: Trong đó trên chuẩn 15/50 chiếm 30%.
– Có 30 cô giáo đang theo học đại học sư phạm để nâng cao trình độ trên chuẩn.
- Thuận lợi:
– Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của UBND huyện, Đảng ủy, UBND xã Liên Ninh và sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện;
– Năm 2014 xã Liên Ninh sẽ cơ bản hoàn thành “xây dựng nông thôn mới” đây là việc rất thuận lợi cho công tác tuyên truyền thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” đối với phụ huynh của nhà trường.
– Trường mới được xây dựng khang trang, thoáng mát với 15 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng; cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình giáo dục trẻ đầy đủ, hiện đại: Máy vi tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, đàn…..
– Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn chuẩn và trên chuẩn cao, khả năng tiếp cận với định hướng đổi mới của giáo viên tốt, 100% cán bộ quản lý và 98% giáo viên, nhân viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn bài và giảng dạy.
– Một số giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi thành phố, cấp huyện như cô giáo: Trần Thị Thái Hà, Phùng Thị Thu, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Hảo, Hoàng Thị Thu Hà… Luôn chịu khó tìm tòi các hình thức lên lớp sáng tạo hiệu quả.
- Khó khăn:
– Nhà trường có 2 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc chỉ đạo, tập huấn, kiến tập chuyên môn.
– Xã Liên Ninh là một xã nằm ở xa trung tâm của huyện Thanh Trì, nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, trình độ dân trí không đồng đều, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế.
– Đội ngũ giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong tuyên truyền các phong trào; lồng ghép các chủ đề để tuyên truyền, giáo dục học sinh.
– Học sinh độ tuổi mẫu giáo nên việc lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục về trật tự và văn minh đô thị để đưa vào các môn học còn khó khăn.
III. Các biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị ” gắn với hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Kế hoạch là chương trình hành động tổng quát, là lên kế hoạch triển khai và phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt được những mục tiêu cơ bản toàn diện và lâu dài của nhà trường nói chung và tổ chuyên môn nói riêng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, khi được triển khai Chỉ thị của thành phố, kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì…. Bám sát vào Chỉ thị cũng như kế hoạch hướng dẫn của Phòng Giáo dục huyện và kế hoạch của nhà trường, dựa trên tình tình thực tế của tổ chuyên môn và học sinh. Tôi đã xây dựng kế hoạch thực hiện của tổ chuyên môn nhằm định hướng, hướng dẫn giáo viên thực hiện một cách cụ thể để việc hưởng ứng “Năm trật tự và văn minh đô thị ” gắn với việc chăm sóc giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất.
Nguồn Thiết bị giáo dục hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/trattuantoanxahoi
Nhóm nhà trẻ chơi trò nhặt bóng trong sân
Nhóm nhà trẻ chơi trò nhặt bóng trong sân
*Bé khéo tay: Di màu bé trai, bé gái, nặn đồ dùng của bé, những thứ bé thích, không thích,…, làm tranh chủ điểm cùng cô.
+Xếp đường đi về nhà bé, Dán các giác quan, Xâu hoa tặng bạn…
* Phân vai : nấu ăn, cho bé ăn, ru bé ngủ
– Âm nhạc: Bé nghe hát “Tay thơm tay ngoan, Múa cho mẹ xem, Ru em, Đi ngủ….chơi với các dụng cụ âm nhạc.
-Bé xem sách:Tập cho trẻ lật sách, xem tranh ảnh về các bạn, tranh cơ thể bé, làm album về chủ đề bản thân, xem tranh kể chuyện sáng tạo, làm rối bạn trai, bạn gái.
-Vận động: ném bóng, bò qua vật cản, bé nhặt bóng, …
-Thiên nhiên: Quan sát cây xanh, tưới cây
Đọc thêm: giáo án điện tử mầm non
Trò chơi mầm nhạc Thử tài của bé
Trò chơi mầm nhạc Thử tài của bé
Tại lớp học này, chúng tôi giúp trẻ cảm thụ âm nhạc mầm non từ những điều thực tế nhất như tiếng xe buýt đi, tiếng còi, tiếng chim hót v.v..Từ đó cho trẻ thể hiện cảm nhận của mình trên bàn phím, rồi hát, chơi đàn, viết và đọc nốt nhạc. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng sự vui tươi và vui đùa khi chơi nhạc như những phương cách giúp trẻ em phát triển nhận thức một cách tự nhiên cùng với sự tự tin trong âm nhạc. Qua quá trình dạy & học chúng tôi còn giúp mỗi học sinh phát triển nhân cách thông qua những cảm xúc giàu tính thẩm mỹ.
Vì được thiết kế riêng dành cho trẻ mầm non từ 3-5 tuổi nên chương trình sẽ không ép bé phải ngồi trên đàn luyện tập suốt giờ học. Thay vào đó, bé sẽ có những giờ phút vui chơi với cô giáo thật thú vị. Phương pháp chủ yếu của chương trình đó là kết hợp giữa việc chơi và học. Bé sẽ cùng chơi với cô một trò chơi âm nhạc vui nhộn, hấp dẫn và từ trong trò chơi bé sẽ được một phần kiến thức. Ví dụ: Bé sẽ chơi trò chơi lái xe bus với cô và học được nốt DO thông qua việc cô sử dụng nốt DO để làm tiếng còi xe bus. Học mà chơi, chơi mà học, phương pháp này giúp bé cảm thụ âm nhạc một cách thoải mái nhất.
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Tiết mục biểu diễn văn nghệ
Tiết mục biểu diễn văn nghệ
Hoạt động âm nhạc tiết dạy tham khảo
giáo án mầm non, giáo án mầm non chủ đề thực vật, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non mới, giáo án mầm non 3 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non môn toán, giáo án điện tử mầm non, giáo án mẫu mầm non, giáo án điện tử mầm non chủ đề giao thông, giáo án điện tử mầm non chủ đề thế giới thực vật, giáo án mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giao an dien tu, giáo án điện tử mầm non chủ đề gia đình, giáo án điện tử mầm non chủ đề nghề nghiệp, giáo án điện tử mầm non chủ đề bản thân,
Lớp lá làm quen văn học
Lớp lá làm quen văn học
Giúp trẻ cảm nhận và hiểu sâu sắc nội dung của truyện thông qua việc thấu hiểu tính cách của các nhân vật – Hiểu tính cách nhân vật: Bà mẹ: Yêu thương con
Khối mẫu giáo lớn
Khối mẫu giáo lớn
Hy vọng qua chuyến tham quan này, các con sẽ cảm thấy bớt bỡ ngỡ hơn khi chỉ vài tháng nữa thôi, các con sẽ chính thức tạm biệt trường mầm non để chuyển sang cấp học mới.
Bồi dưỡng cán bộ nguồn kế hiệu trưởng mầm non
Bồi dưỡng cán bộ nguồn kế hiệu trưởng mầm non
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Trong suốt cuộc đời vĩ đại của Bác, công việc đào tạo cán bộ luôn được Bác chăm lo cho cả hiện tại và tương lai. Bác còn dạy: “ Không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được một cán bộ tốt. Cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được”. Vì vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đòi hỏi phải thường xuyên, tận tâm, cần mẫn, chu toàn.
Thấm nhuần lời dạy của Người, trong nhiều năm qua Đảng ta luôn quan tâm, chú trọng công tác cán bộ. Đảng xác định công tác cán bộ là công tác lớn của Đảng. Đặc biệt công tác cán bộ trong Giáo dục lại càng được quan tâm giáo án mầm non. Vì trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục cũng như các lĩnh vực khác là một sân chơi bình đẳng. Nếu trước kia người cán bộ quản lý trường học là người chỉ thực hiện mệnh lệnh theo chỉ đạo từ cấp trên. Thì ngày nay, người cán bộ quản lý giáo dục phải là người chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi mặt hoạt động trong nhà trường, họ phải có khả năng xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện, họ phải có kỹ năng giải quyết vấn đề để đưa nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đề ra trong năm học và đưa nhà trường ngày càng phát triển, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Nhìn trước sự quy hoạch cán bộ quản lý của trường mầm non B Thị trấn Văn Điển khi 2/2 đồng chí hiệu phó tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế. Đội ngũ giáo viên cốt cán hầu hết mới được tuyển dụng viên chức, còn non cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Vì vậy việc bồi dưỡng đội ngũ nòng cốt, đặc biệt là cán bộ nguồn kế cận ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển là rất cần thiết. Bởi nếu một trường học được xây mới khang trang, với một đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn, nhưng không có cán bộ quản lý có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn, năng lực quản lý thì việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia là một khó khăn rất lớn.

Bồi dưỡng cán bộ nguồn kế hiệu trưởng mầm non
Từ thực tế đơn vị, với kinh nghiệm của một cán bộ quản lý có 34 năm trong nghề, chỉ còn 03 năm nữa được nghỉ chế độ. Tôi hết sức trăn trở, tâm huyết muốn bồi dưỡng đội ngũ kế cận với mong muốn khi bản thân nghỉ hưu, đội ngũ cán bộ quản lý trẻ của trường có đủ đức, đủ tài, có kinh nghiệm để kế tục lớp cán bộ quản lý đi trước lãnh đạo nhà trường ngày một phát triển. Đồng thời tôi cũng mong muốn sẽ đào tạo, giới thiệu được những cán bộ nguồn kế cận xứng đáng vào nguồn cán bộ quản lý của bậc học mầm non huyện Thanh Trì. Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường học trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương đảng khóa XI đã đề ra.
Vì vậy, tôi mạnh dạn trao đổi đề tài: “Biện pháp bồi dưỡng cán bộ nguồn kế cận của Hiệu trưởng ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển”.
* Mục đích của đề tài: nhằm tập hợp, đúc rút sáng kiến kinh nghiệm của bản thân sau 34 năm công tác.
Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán của trường mầm non B Thị trấn Văn Điển.
Nâng cao chất lượng công tác quản lý chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ trong trường mầm non.
* Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Khảo sát, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng khả năng lý luận, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cốt cán tại trường mầm non B Thị trấn Văn Điển từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 5 năm 2014.
Từ thực tiễn sau 3 năm áp dụng kinh nghiệm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán giới thiệu vào nguồn cán bộ kế cận, trường mầm non B Thị trăn Văn Điển đã đạt được những kết quả đáng mừng. Công tác quản lý của nhà trường có nền nếp, chất lượng tốt, nhiều giáo viên đã được bổ nhiệm cán bộ quản lý tại trường và các trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì. Qua thực tế công tác, các cô đều đảm nhiệm tốt chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần đưa trường mầm non B Thị trấn Văn Điển, cũng như các trường mầm non trong huyện ngày càng phát triển, đạt nhiều thành tích cao. Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đánh giá bậc học mầm non huyện Thanh Trì liên tục dẫn đầu khối ngoại thành trong những năm gần đây.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Theo Từ điển Tiếng Việt: Đội ngũ là tập hợp số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ, nghề nghiệp hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức) và cùng chung một mục đích nhất định. (29,tr32).
Theo đó, đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non là tập hợp những người làm công tác quản lý ở trường mầm non; họ có cùng lý tưởng, mục đích về vật chất, tinh thần và cùng thực hiện chức năng quản lý nhà trường để thực hiện các nhiệm vụ công tác của đơn vị, đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, nhằm tiến tới mục tiêu chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ mầm non trong trường đạt kết quả tốt nhất.
Chúng ta đang sống trong thời kỳ của nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi hẳn cơ cấu kinh tế lao động, nền kinh tế chủ yếu dựa vào trí tuệ con người. Đầu tư cho phát triển tri thức trở thành yếu tố then chốt trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Từ thực tiễn trên, để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức theo quan điểm của Phó Giáo sư – Tiến sỹ Lưu Xuân Mới, giảng viên chính, nghiên cứu viên khoa Quản lý, học viện quản lý Giáo dục học thì vai trò của người cán bộ quản lý giáo dục hiện nay thay đổi một cách cơ bản. “Nếu trước kia người cán bộ quản lý trường học là người chỉ thực hiện mệnh lệnh từ cấp trên trong mọi lĩnh vực: chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính. Thì ngày nay trước yêu cầu của việc đổi mới căn bản, toàn diện ngành giáo dục, người cán bộ quản lý nhà trường phải là người quyết định, tổ chức thực hiện, minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và kĩ năng chủ yếu của họ là giải quyết vấn đề để đưa nhà trường ngày một phát triển, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của xã hội”. Muốn làm được như vậy, người cán bộ quản lý giáo dục không chỉ hô hào mọi người học tập thường xuyên mà phải là tấm gương cho đội ngũ về học tập thường xuyên, suốt đời. Người cán bộ quản lý cần có kế hoạch về nghiên cứu khoa học quản lý, tự học, tự bồi dưỡng các kiến thức chính trị – xã hội, chuyên môn – nghiệp vụ quản lý, đo lường và đánh giá trong giáo dục, công nghệ thông tin, ngoại ngữ… để phát triển chính mình. Đồng thời, muốn trở thành một cán bộ quản lý giáo dục giỏi phải có tính kiên nhẫn, sự khổ luyện, lòng can đảm, tự tin… trong học tập thường xuyên và phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp giáo dục.
Vì vậy, muốn có một đội ngũ cán bộ trẻ có phẩm chất đạo đức tốt, có nghiệp vụ quản lý vững vàng, thì người hiệu trưởng phải là người vừa có nhiệm vụ phát hiện, vừa có kế hoạch bồi dưỡng chỉ đạo sát sao, công tâm trong đánh giá để tìm ra những cán bộ có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn vững vàng, có tố chất của người quản lý. Trên cơ sở đó giới thiệu quy hoạch vào nguồn để đào tạo trở thành cán bộ quản lý các trường mầm non trong tương lai.
- Cơ sở thực tiễn:
- Đặc điểm chung:
Trường mầm non B Thị trấn Văn Điển là một trong 2 trường mầm non công lập của huyện Thanh Trì, nằm ở trung tâm huyện, thuộc địa bàn thị trấn Văn Điển, đóng tại khu tập thể Pin Thị trấn Văn Điển. Trường được thành lập từ năm 1962, từ năm học 2008-2009 đến nay trường liên tục được công nhận tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố, được Chủ tịch uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ, Công đoàn giáo dục Việt Nam tặng Bằng khen. Hàng năm trường mở dạy 11 lớp, trong đó có 02 nhóm trẻ và 09 lớp mẫu giáo, với tổng số 63 cán bộ giáo viên, nhân viên (giáo viên là 40 cô) và 609 học sinh. Trong đó:
– Trình độ trên chuẩn của giáo viên: 9/40 = 22%
– Đảng viên là giáo viên : 5/40 = 12,5%
– Trung cấp lý luận chính trị : 0
– Trình độ quản lý mầm non : 0
– Trình độ tin học cơ bản (chứng chỉ A): 8/ 40 = 20%
Từ một trường hiệp quản chuyển sang công lập, phát triển mạnh về quy mô trường lớp, số trẻ vào trường hàng năm đều tăng, kéo theo đòi hỏi phát triển mạnh về số lượng và chất lượng đội ngũ. Thực tế đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường lại gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân tôi mặc dù có kinh nghiệm hơn 30 năm công tác trong ngành, đảm nhiệm những chức vụ quản lý cả về công tác đoàn thể, công tác chính quyền, công tác Đảng: Phó chủ tịch công đoàn ngành Giáo dục huyện, Bí thư chi bộ, hiệu trưởng. Bản thân luôn nhiệt tình, tận tâm trong công việc, có năng lực quản lý, sáng tạo trong công việc. Liên tục 14 năm (từ 1999 đến nay) đã có 14 sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, quản lý mầm non đạt giải cấp thành phố; 9 năm liên tục đạt Giáo viên giỏi cấp huyện, Thành phố; 6 năm liên tục từ 2008 đến nay đạt Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, nhưng mới được Huyện ủy, UBND huyện Thanh Trì điều động, bổ nhiệm từ đơn vị khác về trường từ năm 2006. Hai cô hiệu phó: một cô chuẩn bị nghỉ chế độ, một cô mới được bổ nhiệm tháng 4 năm 2009.
- Phân tích thực trạng.
Từ những đặc điểm trên trường gặp một số khó khăn và thuận lợi trong công tác bồi dưỡng cán bộ nguồn kế cận như sau:
2.1. Thuận lợi:
– Đảng và chính quyền các cấp rất quan tâm đến giáo dục mầm non, đặc biệt là công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ là một trong ba đề án của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015 và những năm tiếp theo.
– Huyện ủy Thanh Trì đã có Hướng dẫn số 15-HD/HU ngày 20/02/2009 của Ban thường vụ Huyện ủy Thanh Trì về hướng dẫn tiêu chuẩn, xây dựng quy hoạch cán bộ nguồn giai đoạn 2010-2015.
– Ban giám hiệu có năng lực quản lý, đoàn kết, nhất trí cao trong công tác chỉ đạo.
– Do đặc thù trường công lập 100% giáo viên được tuyển dụng viên chức nên trình độ chuyên môn đội ngũ vững vàng, đây là mặt thuận lợi và cũng là một trong những tiêu chuẩn để được quy hoạch nguồn cán bộ quản lý của huyện Thanh Trì. Trong khi hầu hết các trường mầm non khác trong huyện số giáo viên được tuyển dụng viên chức những năm trước rất ít.
– 32/40=80% giáo viên ở độ tuổi dưới 30.
– 33/40=82% giáo viên được đào tạo hệ trung cấp chính quy.
– Tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công việc.
2.2. Khó khăn:
– 2 cô hiệu phó kinh nghiệm quản lý còn non nớt, kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý hầu như chưa có.
– Hầu hết cán bộ các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn các khối trẻ, kinh nghiệm quản lý còn yếu. Khả năng tuyên truyền, thuyết trình trước đám đông còn gặp nhiều khó khăn, diễn thuyết chưa mạch lạc, thiếu tự tin.
– Tỷ lệ giáo viên là đảng viên thấp, hầu hết giáo viên cốt cán chưa có trình độ lý luận chính trị, quản lý mầm non, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế.
Từ thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu, áp dụng một số biện pháp để phát huy các thuận lợi, khắc phục các điểm yếu trong việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn kế cận ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển.
III. Các biện pháp thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch quy hoạch đội ngũ CBQL
Công tác xây dựng kế hoạch là giải pháp chúng tôi đưa lên hàng đầu. Bởi vì kế hoạch, chính là kim chỉ nam để chúng ta căn cứ vào đó tiến hành, đánh giá, định liệu công việc. Một người làm việc không có kế hoạch từ trước sẽ ví như người mù dò dẫm đi trong đêm tối mà không biết mình đang đi đâu.
Căn cứ thực trạng của trường, căn cứ hướng dẫn số 15-HD/HU ngày 20/02/2009 của Ban thường vụ Huyện ủy Thanh Trì về hướng dẫn xây dựng quy hoạch cán bộ nguồn giai đoạn 2010-2015, theo quan điểm của huyện ủy Thanh Trì quy hoạch cán bộ: phải đảm bảo “mở” và “động”. Mở tức là không khép kín trong quy hoạch cho từng đơn vị, mà quy hoạch cán bộ nguồn kế cận cho bậc học mầm non của huyện;… Từ thực tế đơn vị và chỉ đạo của cấp trên tôi đã xây dựng kế hoạch đề ra các nội dung, mục tiêu bồi dưỡng phát triển cán bộ nguồn kế cận của nhà trường. Tham mưu cấp ủy, Đảng ủy, phòng GD phê duyệt những chỉ tiêu, mục tiêu phấn đấu cụ thể trong việc bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ kế cận giai đoạn 2010-2015 như sau:
TT | Nội dung | Kế hoạch dài hạn (2010-2013) | Kế hoạch năm học 2013-2014 | Hình thức bồi dưỡng | Địa điểm bồi dưỡng |
1 | Bồi dưỡng đội ngũ ban giám hiệu | ||||
+ | Có kiến thức quản lý giáo dục mầm non | 3 cô | 3 cô | Cử đi học lớp Quản lý mầm non. | Tại trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội |
+ | Có tr×nh ®é ®µo t¹o trªn chuÈn | 3 cô | 3 cô | Cử đi học các lớp đào tạo tại chức | Trường Đại học sư phạm Hà Nội |
+ | Có trình độ trung cấp chính trị | 3 cô | 3 cô | Giới thiệu cấp ủy cử đi học các lớp trung cấp lý luận chính trị | Tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Thanh Trì |
+ | Có trình độ chứng chỉ B Tin học | 3 cô | 3 cô | Tham gia đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo do Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì mở | Tại Trung tâm dạy nghề Thanh Trì. |
+ | Có trình độ cử nhân quản lý giáo dục | 0 | 2 cô | Trung tâm dạy nghề huyện Thanh Trì | |
+ | Kỹ năng xây dựng kế hoạch quản lý các hoạt động trong trường mầm non | 3 cô | 2 cô | Bồi dưỡng tại chỗ và qua các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý mầm non | – Thông qua các hoạt động thực tiễn.- Qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn hàng năm do PGD mở. |
2 | Xây dựng đội ngò giáo viên đủ tiêu chuẩn được bổ nhiệm cán bộ nguồn (10 cô) | ||||
+ | Có kiến thức quản lý giáo dục mầm non | 6 cô | 03 cô | Cử đi học lớp Quản lý mầm non. | Tại trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội |
+ | §¹t tr×nh ®é trªn chuÈn | 7 cô | 6 cô | Cử đi học các lớp đào tạo tại chức | Trường Đại học sư phạm Hà Nội |
+ | Cã tr×nh ®é tin häc B | 5 cô | 7 cô | Tham gia đề án nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo do Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì mở | Tại Trung tâm dạy nghề Thanh Trì. |
+ | Có trình độ trung cấp chính trị | 5 cô | 3 cô | Giới thiệu cấp ủy cử đi học các lớp trung cấp lý luận chính trị | Tại Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện Thanh Trì |
+ | Kỹ năng tuyên truyền, tham mưu, thuyết trình trước Hội nghị. | 5 cô | 3 cô | Bồi dưỡng tại chỗ và qua các lớp tập huấn, lớp bồi dưỡng giáo viên cốt cán. | – Thông qua các hoạt động thực tiễn.- Qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn hàng năm do PGD mở. |
Kết quả: hết tháng 9 năm 2010 tôi đã xây dựng xong kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý của đơn vị, được các đồng chí trong BGH, cấp ủy chi bộ, Đảng ủy Thị trấn, phòng GD đồng tình, đánh giá tốt.
- Tổ chức bồi dưỡng nguồn.
2.1. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp:
Trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nguồn không thể không chú trọng đào tạo bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề giáo. Bởi nghề giáo là nghề “Dạy người”, nên người cán bộ quản lý phải là người có phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, phải hiểu biết, nắm vững những quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng và triển khai có hiệu quả các văn bản quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước, ngành,… liên quan đến giáo dục. Đồng thời nhà giáo phải có đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, tận tụy với nghề. Lối sống, tác phong, giao tiếp ứng xử phải mô phạm, phù hợp với chuẩn mực nhà giáo, góp phần nâng cao vị thế của cá nhân nói riêng, ngành giáo dục nói chung. Để thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên mầm non, tôi đã thực hiện các hình thức bồi dưỡng sau:
* Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên.
Những năm trước do đặc thù đơn vị chịu sự quản lý của Công ty Cổ phần Pin Văn Điển nên việc bồi dưỡng đội ngũ còn gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 2008, chi bộ Đảng, chi đoàn Thanh niên đầu tiên của trường được thành lập, tôi đã tích cực tham mưu đề xuất cấp ủy giới thiệu các cô giáo trẻ có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, tận tụy với công việc, có hướng phấn đấu đi học các lớp tìm hiểu về Đảng do Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Thanh Trì mở. Trên cương vị bí thư chi bộ, tôi luôn đặt công tác phát triển Đảng viên trẻ và bồi dưỡng lập trường tư tưởng, tuyên truyền quan điểm đường lối chủ trương của Đảng lên vị trí hàng đầu. Sau khi các cô giáo hoàn thành khóa học tìm hiểu về Đảng, tôi phân công cụ thể từng đồng chí trong cấp ủy chịu trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ. Họp cấp ủy ra Nghị quyết thời gian phát triển Đảng đối với từng giáo viên trong diện cốt cán, phấn đấu mỗi năm phát triển từ 3 đến 4 đảng viên. Đồng thời ban giám hiệu phân công các nhiệm vụ, công việc chuyên môn cũng như công tác đoàn thể, công tác phong trào cho các cô giáo đã qua lớp cảm tình Đảng để tạo cơ hội cho các cô phấn đấu và chi bộ thử thách trong thời gian phấn đấu vào Đảng. Tiếp đó chúng tôi luôn tích cực trong việc đi xác minh thẩm tra lý lịch, phối hợp giữa đơn vị và cấp ủy địa phương nơi cư trú để đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên mới.
Nguồn: thiết bị mầm non
link tải: http://tinyurl.com/q2cfwk3
Hoạt động đi thăng bằng chơi trò xe qua núi
Hoạt động đi thăng bằng chơi trò xe qua núi
Hoạt động ngoài trời là hoạt động vui chơi mà các con thích nhất, xuống sân các con được chơi tất cả các trò chơi, được chơi với nhiều đồ chơi trong lớp, được vui vẻ-la hét thoải mái, được tung tang chạy nhảy khắp sân trường. Hoạt động ngoài trời giúp các bé vui vẻ, thoải mái, được vận động, được chơi với bạn…khi ở trường, giúp các bé thêm yêu trường lớp của mình hơn.
Trò chơi vận động cho trẻ béo phì
Trò chơi vận động cho trẻ béo phì
Gia đình là môi trường ảnh hưởng mạnh nhất đến trẻ có nguy cơ béo phì, vì vậy gia đình cần có phương pháp giáo dục phù hợp về chế độ ăn và lối sống để điều hòa cân nặng cho đứa trẻ.
-Nhà trường là nơi phát hiện những trẻ có nguy cơ béo phì thông qua các chương trình giáo dục và những lần thăm khám của cán bộ y tế tại trường học. Cần tăng cường các hoạt động vui chơi, hoạt động đồ chơi ngoài trời thông qua việc lồng ghép, tích hợp các hoạt động trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
-Việc đánh giá và tiếp xúc thường xuyên thông qua thăm hỏi tại gia đình sẽ tạo cơ hội tốt để giáo dục các yếu tố nguy cơ về lối sống liên quan đến béo phì cũng như đưa ra các lời khuyến khích và hỗ trợ cha mẹ trẻ chấp nhận mô hình ăn uống tại hộ gia đình và luyện tập đối với trẻ béo phì ở giai đoạn sớm.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé
Muốn giảm cân cho bé đầu tiên bạn cần chú ý đến việc thay đổi khẩu phần ăn của bé. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và hợp lý vì nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng quá đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của bé.
Không cho bé ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị và những loại đồ ăn vừa chứa chất béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên, kem… Để đảm bảo bé vẫn có đủ chất thì bạn có thể thay thế các loải thực phẩm có thành phần dinh dưỡng tương nhưng ít đường và chất béo hơn. Có thể cho bé ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây.