Archive
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể
truyện hồ ba bể truyện cổ tích hồ ba bể truyện sự tích hồ ba bể đọc truyện hồ ba bể hồ ba bể truyện cổ việt nam truyện tranh hồ ba bể doc truyen hồ ba bể truyen tranh hồ ba bể hang truyện
Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Giá. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi. Người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.
>>> Truyền thuyết và giai thoại
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà goá, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phiá vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
– Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai họa lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà goá kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.
Trên núi, hai mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trở. Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.
Liễu Hạnh công chúa
Liễu Hạnh công chúa
Liễu hạnh công chúa đọc truyện liễu hạnh công chúa doc truyen liễu hạnh công chúa truyen tranh liễu hạnh công chúa liễu hạnh công chúa hà nội liễu hạnh công chúa nam định liễu hạnh công chúa wiki liễu hạnh công chúa là gì đền công chúa liễu hạnh
Ngày xưa, vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557) ở thôn An Thái, làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, có một gia đình nhà họ Lệ Phu nhân Lê Thái Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải bệnh suy nhược, chỉ thích ăn toàn là hoa quả, không có thuốc men nào chữa khỏi.
>>> Truyền thuyết & giai thoại
Một hôm, có một vị đạo sĩ đến ra mắt, xin chữa bệnh cho phu nhân. Trước bàn thờ, người đạo sĩ này đọc mấy câu thần chú, rồi vứt chiếc búa ngọc xuống đất. Ông Lê Thái Công bỗng ngã ra bất tỉnh, rồi thấy mình được đưa lên Thiên Đình. Tại đây, Thái Công thấy mình dự một bữa tiệc lớn, do Ngọc Hoàng khoản đãi. Ông thấy Công Chúa Quỳnh Nương lỡ tay làm rơi chén ngọc, bị đày ải xuống trần gian.
Khi Thái Công tỉnh dậy, thì hay tin là phu nhân vừa hạ sinh được một cô con gái. Thái Công sung sướng đặt tên con là Giáng Tiên.
Lớn lên, Giáng Tiên càng xinh đẹp thêm, giỏi văn thơ, đánh đàn thổi sáo và soạn nhiều bài hát rất hay. Năm 18 tuổi, nàng kết duyên cùng Đào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở cùng làng.
3 năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần. Người ta nói nàng là tiên trở về thượng giới. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, 3 vị tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hóa.
Ba nàng tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ tú của nước Việt. Chẳng mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng các vị tiên nữ, vì những phép linh ứng của 2 nàng. Dân chúng tỏ lòng biết ơn, đã xây một ngôi đền thờ cạnh núi, để thờ phượng. Đền thờ này được gọi là đền thờ Công Chuá Liễu Hạnh
Công Chuá Liễu Hạnh thường hiển hiện ban phúc lành cho dân gian. Triều đình nghe danh tiếng, đã phong tặng nàng làm Thượng Đẳng Phúc Thần.
Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công Chuá Liễu Hạnh đi giữa 2000 tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc Hoàng. Trong giấc mơ, ông thấy Công Chuá Liễu Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ xí lộng lẫy trùng điệp dẫn đường, và thấy có vô số nhạc công đi theo. Người ta đoán rằng Công Chúa đã mãn kỳ hạn ở trần gian, nay đã trở về trời.
Trong thời gian còn ở Thanh Hóa, Công Chuá Liễu Hạnh đã ngao du khắp nước Việt, nhất là ở Lạng Sơn. Nàng thường hay lui tới các thắng cảnh ở Kinh Đô. Có lần, nàng đã giả dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây, để họa thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan cùng hai người bạn của ông họ Ngô và Lý.
Sau khi Liễu Hạnh về trời, hai tiên nữ Quế Nương và Thị Nương thường đứng ra làm trung gian cho dân chúng cầu xin đến Công Chúa. Dân gian tin tưởng Bà Chúa Liễu, lập đền thờ bà khá trọng thể ở Phủ Giầy, Nam Định, nơi nàng đầu thai. Dân cũng lập đền thờ Bà Chúa Liễu ở Phố Cát và Đền Sòng tại Thanh Hóa, nơi nàng xuống trần lần thứ hai.
Tại Hà Nội, có Đền Sùng Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chúa Liễu. Hàng năm, đến ngày húy của Công Chuá Liễu Hạnh, người ta tưng bừng rước lễ, dân chúng đã đi trảy hội rất đông.
Các truyền thuyết về Vua Hùng
Các truyền thuyết về Vua Hùng
Truyền thuyết “Vua Hùng trồng kê ra lúa
truyền thuyết về vua hùng truyện các truyền thuyết về vua hùng những các truyền thuyết về vua hùng các truyền thuyết về vua hùng hoa chuyện các truyền thuyết về vua hùng cách các truyền thuyết về vua hùng các truyền thuyết về vua hùng nhất truyen dan gian ve vua hung truyền thuyết vua arthur
Một hôm các con gái vua Hùng theo dân đi đánh cá ven sông thấy từng đàn chim bay lượn khắp bãi, nhảy nhót trong đám lau cỏ, khiến các nàng rất vui thích. Có một nàng công chúa, mải ngắm đàn chim, dừng tay quăng lưới, chợt có con chim thả một bông kê rơi trên mái tóc. Công chúa mang bông kê về trình với Vua, Vua mừng, cho là điềm tốt lành, hạt này chim ăn được chắc người cũng ăn được liền bảo các Mỵ nương ra bãi tuốt các bông đó đem về.
>>> Hồ Ba Bể – truyền thuyết 12 cung hoàng đạo
>>> Bài thơ vịnh bèo
Tới mùa xuân, Vua đem các hạt kê ra và phái các công chúa gọi dân đi quải. Nhân dân vui mừng rước Vua ra đồng. Trống mõ đi đầu rồi tới người rước lúa, rước kê. Tới bên sông, Vua xuống bãi lấy que nhọn chọc đất tra lúa và gieo kê trên bãi. Làm xong, Vua cắm một cành tre để chim sợ khỏi ăn hạt. Các Mỵ nương và dân đều làm theo.
o O o
Truyền thuyết “Vua Hùng dạy dân cấy lúa“
Thuở xưa, nhân dân chưa biết cày cấy làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng thịt thú rừng, rễ cây, quả cây và các loại rau dại, lúa hoang nhặt được. Các vùng đất ven sông hàng năm được phù sa bồi thêm màu mỡ. Vua Hùng thấy đất ấy tốt mới gọi dân đến bảo tìm cách đắp bờ giữ nước. Vua thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân gỡ hạt, gieo mạ. Khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các tràn ruộng có nước.
Lúc đầu dân không biết cấy, tìm hỏi Vua. Vua Hùng nhổ cây mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho dân xem. Mọi người làm theo, cấy tới khi mặt trời đứng bóng, Vua cùng mọi người lên gốc đa lớn nghỉ ngơi ăn uống.
o O o
Truyền thuyết “hát Xoan“
Ngày ấy vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, tới ngày sinh nở, đau bụng mãi mà không sinh được. Có một người hầu gái tâu rằng: Có một người con gái đẹp tên là Quế Hoa, múa giỏi hát hay, ở trong một làng tre xanh gần thành Phong Châu. Nếu đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ vua nghe lời, Quế Hoa vâng theo lời triệu đến chầu vợ Vua. Bấy giờ bà đang lên cơn đau dữ dội. Quế Hoa đứng bên giường múa hát. Nàng đẹp lắm: môi đỏ, mắt đen, tóc dài, da trắng, giọng hát trong vắt khi trầm, khi bổng như chim ca, suối chảy, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, chân dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải xem múa hát, không thấy đau nữa liền sinh được ba người con trai khôi ngô, tuấn tú. Vua hết sức vui mừng và khen ngợi Quế Hoa, liền truyền cho các Mỵ nương học lấy các điệu múa hát ấy. Vì lúc này nàng Quế Hoa hát chầu Vợ Vua là vào mùa xuân nên các Mỵ nương gọi hát ấy là hát Xuân (hay hát Xoan)”. Sự tích hát Xoan còn được ghi lại trong chuyện kể nối đời của dân làng Cao Mại – Việt Trì với một vài chi tiết khác. Tuy nhiên, thông qua những truyền thuyết này, chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào sinh hoạt múa hát đầu xuân của tổ tiên ta. Những “Sinh hoạt văn hoá cơ sở” ấy qua thời gian và sáng tạo, nhận thức thẩm mỹ của con người đã được trau chuốt thêm, làm giàu thêm để ngày hôm nay có được một làn điệu dân ca mà cả nước biết đến.
o O o
Truyền thuyết “Bách nghệ khôi hài“
“Bách nghệ khôi hài”, một trò vui đầu xuân có gốc từ thời Hùng Vương. Chuyện kể rằng: Mỵ nương Ngọc Hoa sau khi lấy Sơn Tinh, ở núi Tản được ít lâu thì về với bố mẹ ở thành Phong Châu. Ba năm sau vẫn chưa trở lại với chồng, Tản Viên phải về thành Phong Châu xin vua cha cho đón nàng về.
Ngọc Hoa ra khỏi cung điện, tới làng Trẹo thì nhất định không chịu đi nữa, Tản Viên dỗ thế nào cũng không nghe, chỉ cúi đầu, nước mắt chảy ướt má. Ngọc Hoa nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ nơi nàng đã sống không nỡ rời. Tản Viên không biết làm thế nào, mới vào trong thôn tìm người giúp. Dân làng mừng rỡ ra đón Ngọc Hoa, bấy giờ mọi người bầy ra các trò vui, để Ngọc Hoa nguôi lòng thương nhớ. Người thì múa nhảy, người kể chuyện cười. Các cô gái hát với trai làng. Công chúa vui vẻ cười và hát theo, mọi người rước Ngọc Hoa lên kiệu. Đám rước có người già làm kẻ đánh cá, đi săn, lại mang những dụng cụ nhà nông đã hư hỏng, vừa đi vừa nói những câu bông lơn cho công chúa cười. Ngọc Hoa trong lòng vui vẻ cùng với Tản Viên trở về quê chồng…
Quan Âm Thị Kính
Quan Âm Thị Kính
quan âm thị kính bài giảng quan âm thị kính truyện quan âm thị kính quan âm thị kính full quan âm thị kính mp3 quan âm thị kính phần 2 chèo quan âm thị kính phim quan âm thị kính cải lương quan âm thị kính
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tu. Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Ly.
>>> Anh và em gái
>>> Vua núi vàng Truyện cổ Grim
Họ Mãng đặt tên nàng là Thị Kính. Lớn lên, nàng tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng. Khi đến tuổi lấy chồng, nàng được bố mẹ gả cho thư sinh Sùng Thiện Sĩ. Sùng Thiện Sĩ rất đẹp trai, chăm học. Hai vợ chồng thật là trai tài gái sắc ăn ở với nhau rất mực kính ái và hòa thuận. Một đêm, Thiện Sĩ ngồi đọc sách, Thị Kính ngồi may bên cạnh. Thiện Sĩ bỗng thấy mệt mỏi, bèn ngả lưng xuống giường, kê đầu lên gối vợ truyện trò rồi thiếp ngủ. Thi Kính thương chồng học mệt nên lặng yên cho chồng ngủ. Nàng ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên kề vào cằm chồng định tỉa sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, nghi vợ chủ trương làm hại , liền vùng dậy nắm lấy cổ tay Thị Kính la lên:
– Nàng định cầm dao giết tôi lúc tôi đang ngủ ư?
Thị Kính đáp:
– Không phải đâu. Thấy chàng có sợi râu mọc ngược, thiếp định tỉa nó đi, kẻo trông xấu xí lắm!
Nhưng trong cơn nghi ngờ và hoảng hốt, chồng nhất định không tin. Giữa lúc đó, ông bà Họ Sùng nghe tiếng cãi nhau, vội lại hỏi nguyên do. Nghe con trai kể, ông bà tin ngay, khăng khăng đổ tội cho Thị Kính toan giết chồng rồi lập tức cho mời ông bà họ Mãng sang trách móc và trả lại con. Thị Kính không biết giải tỏ sao được nỗi lòng oan khổ của mình, nàng cắn răng chịu tủi nhục từ giã nhà họ Sùng để về nhà cha mẹ. Về ở với cha mẹ, Thị Kính lúc nào cũng sầu phiền. Nỗi oan khổ chẳng còn biết cùng ai thổ lộ. Nàng bèn quyết tâm đi tu để trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên. Nghĩ rằng, nếu trình thưa với cha me ý định của mình thì cha mẹ không cho đi nên đang đêm, nàng cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà với tấm chân thành của người tìm chân lý. Lại một lần nữa, Thị Kính bị mang tiếng đồn là bỏ nhà theo trai trong khi thật sự nàng tìm đến chùa Vân Tự tu hành.
Sư cụ chùa Vân Tự không biết là gái bèn nhận cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Từ đó Kính Tâm nương náu cửa thiền, lòng vui với đạo nên khuây khỏa được sầu phiền. Tu hành chưa được bao lâu thì một tai vạ lại đến với Kính Tâm .
Trong làng có Thị Mầu, con gái của một phú ông, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Đã có lần Thị Mầu nói rõ lòng mình với Kính Tâm nhưng thị vô cùng thất vọng vì Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên. Càng ngày, Thị Mầu càng say mê. Quen thói trăng hoa, Thị Mầu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Mầu bèn đổ riệt cho tiểu Kính Tâm. Vì thế tiểu Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo. Nàng không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này nên đành cam chịu sự đánh đập tàn nhẫn.
Sư cụ thấy tiểu bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Vì sợ ô danh chốn thiền môn nên dù thương xót Kính Tâm, sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở mái Tam Quan chứ không được ở trong chùa nữa. Đủ ngày tháng, Thị Mầu sanh một đứa con trai. Phú ông bắt thị đem đứa bé trả cho cha là Kính Tâm. Kính Tâm đang tụng kinh, thấy tiếng trẻ khóc, nhìn ra thì thấy Thị Mầu đem con bỏ đó rồi đi. Động lòng từ bi, nàng ra ẵm lấy đứa bé và chăm lo nuôi nấng hết lòng.
Ngày ngày nàng phải bế nó đi xin sữa ở đầu làng cuối xóm chịu bao nhiêu tiếng cười chê. Sau ba năm, đứa bé đã khôn lớn, vẻ mặt rất khôi ngô, tính nết ngoan ngoãn giống hệt cha nuôi thì cũng là lúc Kính Tâm đạt cái chí của mình sau những ngày đầy oan khổ. Bà chỉ bị yếu qua loa rồi chết. Trước khi nhắm mắt, Kính Tâm dặn đò đứa bé, bà lại viết một phong thư giao cho nó cầm để lại cho cha mẹ
Đứa bé đang than khóc bên xác cha nuôi thật là bi thảm, chợt nhớ lời cha dặn, vội lên chùa trên báo cho sư cụ biết. Sư vãi được cụ sai ra khâm liệm thi hài mới hay Kính Tâm là đàn bà. Tin này tung ra, cả làng đổ đến chùa đông như hội. Nỗi oan tình của bà được tỏ và khi lá thư của bà về đến quê thì ai nấy lại đều biết bà không phải là gái giết chồng. Thiện Sĩ vội theo ông bà họ Mãng tới chùa Vân Tự làm lễ ma chay. Ai nấy đều nhận thấy rằng sự chịu đựng và nhẫn nhục của nàng từ bấy đến nay quả là cùng cực. Sư cụ làm lễ giải oan. Làng bắt phú ông phải chi phí tang ma và Thị Mầu phải tang phục đưa chồng.
Giữa lúc cử hành đàn chay, một đám mây ngũ sắc, giữa trời từ từ hạ xuống trước đàn lễ. Đức Thích Ca Mâu Ni hiện ra, Ngài nhận thấy Kính Tâm là người tu hành đắc đạo nên cho bà làm Phật Quan Âm và cho toàn gia bà được siêu thăng, linh hồn được về gặp nhau nơi cực lạc. Riêng Thiện Sĩ, thấy rõ nông nỗi vợ, sau khi chôn cất Kính Tâm xong, chàng xin ở lại chùa tu đến hết đời.
Nợ như Chúa Chổm
Nợ như Chúa Chổm
nợ như chúa chổm chuyện nợ như chúa chổm nợ như chúa chổm việt nam nợ như chúa chổm là gì đẽo cày giữa đường điển cố nợ như chúa chổm nợ như chúa chổm app gót chân asin tên thật của chúa chổm
(Nợ như Chúa Chổm) Không bao lâu, nhà vua quả bị họ Mạc sai người vào ngục giết chết. Tất cả hoàng hậu, thái tử, công chúa, phi tần của nhà vua cũng đều chung số phận. Xong việc đó, Mạc chiếm lấy ngôi Lê, làm vua nước Ðại Việt.
Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Ðăng Dung có ý muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực họ Mạc rất lớn: hắn cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được. Cuối cùng nhà vua cất lẻn trốn đi, nhưng chẳng được bao lâu đã bị Mạc Ðăng Dung bắt đem về giam lại.
>>> Truyện cổ Grim Sáu người hầu
>>> Ngọn đèn xanh
Hồi ấy ở gần trại giam có một cô hàng rượu vẫn thường đem rượu đến bán cho quân lính canh ngục. Một hôm, cô hàng đưa rượu vào bán, thấy có một phạm nhân mặt mũi khôi ngô bị giam riêng ra một nơi. Khi biết người đó là vua, cô hàng có ý muốn làm quen. Mỗi lần bán rượu cho ngục tốt, nàng đều rót cho vua uống. Dần dần giữa hai người có một mối tình nhóm lên. Một hôm, cô hàng cất một mẻ rượu rất ngon lai jcó pha thuốc mê, đến chuốc cho quân canh. Khi thấy họ năm gục xuống, nàng bèn vào tình tự với vua.
Từ đó biết cô hàng rượu có thai. Nhà vua biết mình không thoát khỏi bàn tay tàn bạo của họ Mạc, bèn giao ấn ngọc lại cho nàng và nói:
– Nàng giữ vật này làm dấu tích, nếu sau này đẻ con trai, nó sẽ có ngày phục thù cho cha.
Không bao lâu, nhà vua quả bị họ Mạc sai người vào ngục giết chết. Tất cả hoàng hậu, thái tử, công chúa, phi tần của nhà vua cũng đều chung số phận. Xong việc đó, Mạc chiếm lấy ngôi Lê, làm vua nước Ðại Việt.
Cô hàng rượu được tin, không còn hồn vía nào nữa. Nàng trốn đi một nơi khác làm thuê làm mướn, sống một cuộc đời lẩn lút. Ðủ ngày, đủ tháng, nàng sinh được một người con trai đặt tên là Chổm. Lớn lên, Chổm được vào chùa ở với sư cụ Thạch Toàn học kinh kệ. Chổm rất sáng dạ nhưng phải cái nghịch ngợm thì không ai bằng.
Một hôm đi chơi về đói, Chổm thấy trước tượng mụ Thiện có bày một mâm đầy chuối và quýt. Anh chàng rón rén đến bệ, bịt mắt Mụ Thiện lại và bẻ chuối ăn. Bất đồ sư cụ ở đâu đi vào trông thấy liền nọc ra đánh. Chổm tức lắm, chờ lúc sư đi vắng, lấy giấy viết mấy chữ:”Mười tay, mười mắt không giúp gì cho ta. Thật là vô ích. Phải đày đi phương xa”. Viết xong dán vào ngực mụ Thiện. Ðêm hôm ấy, sư cụ tự nhiên mộng mụ Thiện bảo mình rằng:
– Nhà vua đói nên mới ăn, sao lại đánh ngài để ngài đuổi ta đi. Vậy phải xin lỗi ngài để ngài tha cho ta.
Tỉnh dậy, sư cụ rất phân vân, mới gọi chú tiểu Chổm vào kẻ chuyện cho biết và bảo bóc giấy đi. Sư cụ hỏi anh chàng:
– Cha mày đâu?
Chổm đáp:
– Tôi lớn lên chưa từng nghe nói có cha.
Sau đó Chổm trở về hỏi mẹ:
– Cha con đâu:
Mẹ sợ không dám nói sự thật cho con biết, đáp:
– Cha con họ Lê, bị hổ ăn thịt mất rồi.
Nghe nói Chổm rất buồn. Từ đo anh chàng lập tâm giết hổ để báo thù cho cha.
Một hôm, Chổm đi vào rừng chơi, thấy một con hổ đang ngủ dưới gốc cây, liền rón rén cầm một hòn đá lớn ném mạnh vào đầu hổ, hổ vỡ óc chết tươi. Ðang nắm đuôi kéo hổ về thì Chổm bỗng gặp một con hổ khác xông ra. Chổm sợ quá quẳng xác hổ cắm đầu chạy. Khi hổ sắp đuổi kịp thì tự nhiên có một ông già tay cầm một cây côn sắt ở trong rừng hiện ra đánh chết con hổ dữ. Chổm thoát chết, sụp lạy ông già. Ông già trao cho Chổm cái côn, bảo:
– Con hãy học một ít miếng võ để mà hộ thân.
Chổm sung sướng vâng lời. Dạy xong, ông già cho Chổm cái côn rồi đi mất.
Từ đó, Chổm dùng côn làm vũ khí tuỳ thân. Một hôm đi qua một cái miếu, Chổm từng nghe nói có nhiều yêu quái hại người, bèn cầm côn trèo tường nhảy vào tìm yêu quái. Một lát, ở trong hang sâu bò ra một con rắn lớn mắt sáng như sao, miệng phun khí độc toan vồ lấy Chổm. Chổm giơ thần côn vụt lấy vụt để vào đầu rắn. Rắn chết, từ đó trong xóm được yên ổn.
Hai mẹ con Chổm về sau thấy yên, lại trở về chốn cũ. Hằng ngày anh chàng đi kiếm củi hoặc làm thuê làm mướn nuôi mẹ. Những lúc bụng đói, Chổm thường vào ăn cơm hay mua thức ăn tại các quán cơm ở cửa ô. Hàng nào được Chổm vào ăn là hôm đó đắt như tôm tươi; còn hàng khác chỉ ngồi xua ruồi. Người ta cho là Chổm nhẹ vía nên hàng nào cũng muốn mời anh vào ăn dù bán chịu cũng được. Chổm loang toàng và tiêu pha bạt mạng. Toàn là ăn chịu, mua chịu. Ai hỏi nợ, hắn cũng bảo:
– Ðến ngày tôi làm nên, sẽ xin trả chu tất!
Hồi bấy giờ có một ông quan khác tên là Nguyễn Kim trốn sang Lào mưu đồ việc diệt Mạc. Vua nước Lào nhường cho ông ta miếng đất Sầm Châu làm căn cứ để lo việc khởi mã, Nguyễn Kim đã gây được lực lượng. Nhưng ông ta còn muốn tìm một người thuộc dòng chính thống để bá cáo thiên hạ. Khốn một nỗi con cháu vua Lê đã bị Mạc giết hại hầu hết. Một đêm nọ, Nguyễn Kim thấy một vị thầnd hiện ra trong giấc mộng bảo:
– Thiên tử ra đời đã lâu sao không đón về còn chờ gì nữa.
Ông hỏi:
– ở đâu?
– Cứ đi về phía tây kinh thành ,ở dãy hàng cơm đúng ngày thìn giờ ngọ, hễ thấy rồng đen quấn cột chính thị là thiên tử.
Sau khi tỉnh dậy, Nguyễn Kim rất mừng, bèn mang theo một ít bộ hạ cải trang đi tìm con cháu nhà Lê theo như lời thần nhân đã mách. Hôm đó, Chổm đang ngồi ở hàng cơm, thấy có mấy người khách lạ đi qua, bèn đứng ôm lấy cột nhìn ra. Nguyễn Kim rảo bước qua một lượt chỉ thấy quấn cột là một chàng trai trẻ tuổi, da đen sì, nhưng thấy điệu hèn hạ nên cũng không để ý.
Ðêm hôm đó Nguyễn Kim lại mộng thấy thần trách:
– Ta đã mách cho biết thiên tử mà không nghe. Ngày mai ra bờ sông hễ thấy ai đội mũ sắt, cưỡi thuyền rồng là đúng.
Hôm sau, Nguyễn Kim chực ở bờ sông nhìn những thuyền bè qua lại nhưng chờ mãi chả thấy ai đội mũ sắt cả. Mãi đến gần gối có một chuyến đò ngang, trong đó có Chổm và một người bán chảo gang. Gặp khi trời đổ cơn mưa, Chổm không có nón, phải mượn chiếc chảo úp lên đầu cho đỡ ướt. Nhưng Nguyễn Kim không chú ý vì thấy y không có vẻ gì là quyền quý. Thần lại xuất hiện trong giấc mộng của Nguyễn Kim, tráchh ông ta không nghe lời mình rồi bảo:
– Ngày mai cứ đến chỗ quán cơm cũ tìm người nào “đi chữ đại, trở lại chữ vương” thì đón về.
Qua ngày sau, Nguyễn Kim và bộ hạ lại kéo nhau đi tìm. Họ quả thấy anh con trai hôm nọ đang rượu say bây giờ nằm trong quán cơm, đầu gối lên ngon côn, hai tay bỏ xuôi xuống, hai chân dạng ra hai bên như chữ “đại”. Bỏ đi một chốc, đến lúc trở lại, họ thấy Chổm đã cựa mình, lúc này ngọn côn trật lên khỏi đầu, hai tay bỏ ra trước ngực, còn hai chân thì xếp bằng tròn như chữ “vương”. Bấy giờ Nguyễn Kim mới tin chắc anh chàng này là người mà thần có ý mách bảo cho mình, bèn giả cách vào quán ăn uống, chờ Chổm dậy sẽ tiến hành làm quen.
Chổm chợt tỉnh, thấy một người khăn áo có vẻ quyền quý đến sát giường mình thì cầm côn chực bỏ chạy. Nhưng Nguyễn Kim đã giữ Chổm lại thưa rằng:
– Xin điện hạ đừng sợ.
Chổm ngạc nhiên đáp:
– Ô hay! điện hạ nào. Tôi là thằng Chổm đây!
Nhưng thấy người quyền quý ấy có vẻ ân cần kh hỏi thăm cha mẹ và chỗ ở, Chổm an tâm hơn trả lời:
– Tôi họ Lê, cha bị hổ ăn thịt, còn mẹ ở nhà.
Nghe nói là họ Lê, bọn Nguyễn Kim mười phần đã chắc đến bảy tám, liền theo Chổm về tận nơi. Trước những người khách lạ, mẹ Chổm vừa mừng vừa sợ. Khi biết bọn họ có thiện ý, mới đưa ấn ngọc ra và kể rõ đầu đuôi.
Thế là từ đó Chổm cùng mẹ từ giã ngôi nhà nát ở ngoại thành lên đường đến Sầm Châu lo việc phục thù cho cha. Thanh thế quân Lê mỗi lúc ngày một to. Vua Mạc nghe tin, sai tướng đem sáu mươi vạn quân vào đánh. Qua bao nhiêu trận kịch chiến, quân Lê đại thắng. Rồi không bao lâu, quân của Chổm lại đánh tiến ra Bắc. Quân Mạc hễ thấy quân Lê tới đâu là chạy trốn như vịt. Bấy giờ Chổm đường đường là một vị chúa uy thế lẫy lừng. Ðến ngày khải hoàn trở về kinh thành, khi quân gia đang trên đường tiến vào cửa ô thì bỗng có một số người chủ hàng kéo ra để chào người quen và để đòi nợ cũ. Thấy thế, bọn lính toan bắt vì tội vô lễ. Nhưng chúa Chổm ngăn lại rồi kể chuyện ăn chịu ngày còn hàn vi cho các tướng nghe. Ðoạn bảo quan hầu lấy tiền ra trả nợ cho họ. Lúc đó có nhiều người thấy kẻ kia đòi được đòi nợ cũng xúm lại kể ơn nghĩa cũ; kẻ tính thành năm quan, người tính thành mười.. biến thành một cuộc truy nợ đông như đám hội. Bọn quan hầu đếm tiền mãi không xiết vì con số chủ nợ mỗi lúc một tăng. Bọn họ bèn nghĩ ra một kế là đứng trên kiệu vung tiền xuống cho ai nhặt được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Mọi người thấy thế đổ xô vào cướp. Dần dần quan quân tiến đến phố cứ như bây giờ là vườn hoa cưa Nam. Một viên đại tướng nghĩ chúa mình sắp lên ngôi tôn mà khách nợ cứ chạy theo réo mãi như thế thì còn ra thể thống gì nữa mới viết vào một tờ giấy hai chữ” Cấm chỉ” dán ở giữa phố và sai một toán quân đóng lại đó, ra lệnh hễ thấy ai đòi nợ chúa nữa thì chém ngay. Nhờ thế, người ta mới thôi réo và thôi đuổi theo xe Chổm.
Chúa Chổm vào đến hoàng cung thì trời sắp tối. Thấy văn võ bá quan ai cũng muốn mình lên ngôi ngay để yên lòng thiên hạ, Chổm bèn ngửa mặt khấn trời rằng:
– Hỡi thượng đế, nếu tôi xứng đáng nối nghiệp nhà Lê thì xin quay mặt trời trở lại chính ngọ, bằng không thì tôi trở về chốn cũ làm ăn, gia quyền vị lại cho người khác.
Khấn được một lúc quả nhiên trời sắp tối bỗng sáng hẳn, mặt trời treo giữa đỉnh đầu. Chổm đường hoàng bước lên đàn làm lễ đăng quang tự xưng hoàng đế. Lễ tất, mặt trời tự nhiên kéo một mạch về phương Tây lặn mất. Trời bỗng tối sầm lại như mực; lúc mọi nhà vừa thắp đèn lền thì gà vừa gáy canh một.
Ngày nay còn có câu tục ngữ “Nợ như chúa Chổm” và câu ca dao:
Vua Ngô ba mươi sáu tán vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm mắc nợ tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô
Ở chỗ vườn hoa cưa Nam bây giờ, cũng do sự tích trên người ta gọi là Ngã tư Cấm Chỉ.
Hồ Ba Bể – truyền thuyết 12 cung hoàng đạo
Hồ Ba Bể
Hồ Ba Bể – truyền thuyết 12 cung hoàng đạo
Hồ Ba Bể kinh nghiệm đi du lịch hồ ba bể du lịch hồ ba bể hồ ba bể cách hà nội bao xa phượt hồ ba bể sự tích hồ ba bể hồ ba bể bắc kạn hồ ba bể thuộc tỉnh nào hồ ba bể có gì hay
Ngày xưa, ở vùng Bắc Cạn, mỗi năm dân làng Năm Mẫu đều có tổ chức lễ cúng Phật lớn, gọi là lễ Vô Gia. Dân chúng khắp miền mạn ngược tề tựu lại rất đông. Một hôm, có một bà lão bệnh cùi đến làng dự lễ. Quần áo bà rách rưới, tả tơi, người bà bốc mùi hôi hám, rất khó chịu, khiến mọi người phải lánh xa. Bà lão hủi này đến nhà nào xin ăn, đều bị xua đuổi, mắng nhiếc. Người ta sợ lây bệnh cùi hủi.
>>> Chọn vợ truyện cổ grim bản gốc
>>> Hoàng Anh và gấu
Tuy nhiên, có người biết động lòng thương hại. Đó là một người đàn bà góa, ở với con trai. Bà không kinh tởm, gọi bà lão hủi vào nhà cho ăn uống no đủ. Sau đó, bằng lòng cho bà lão ăn mày ngủ nhờ một đêm, ở góc vựa lúa, trong lều. Đến nửa đêm, hai mẹ con bỗng giật mình thức giấc, nghe có tiếng động ầm ầm dữ dội từ phía vựa thóc. Mở cửa vựa thóc ra, không thấy bà lão cùi đâu, mà là một con rắn lớn uốn mình ầm ầm như tiếng sấm. Hai mẹ con kinh hãi trở ra, thao thức, lo sợ, không ngủ được nữa. Đến sáng, thấy bà lão đi ra từ vựa thóc, nói:
– Tôi thật sự không phải là người, chỉ giả dạng ăn mày để thử lòng từ thiện của tín hữu nam nữ đến làng Năm Mẫu lễ Phật. Tất cả mọi người đều xua đuổi tôi, ngoại trừ 2 mẹ con nhà này. Họ đều là khẩu Phật tâm xà, sẽ không tránh khỏi hình phạt của bề trên đã giao phó cho tôi thi hành. Hai mẹ con bà biết thương kẻ khốn cùng, cho nên tôi xin báo trước là sắp có tai hoạ lớn xảy ra. Hễ khi nào thấy có nước nguồn bắt đầu đổ về đây, thì hai mẹ con hãy mau mau chạy lên đỉnh núi mà tránh.
Nói xong, bà lão biến mất. Qua ngày hôm sau, trong lúc mọi người đang chen nhau đến dự lễ Phật giữa làng, bỗng nhiên, nước ở đâu cuồn cuộn đổ tới tứ phía, tràn vào thung lũng. Người ta trèo lên mái nhà, trèo lên cây. Nhưng nước cứ dâng tràn đầy lên mãi, ngập cả những nóc nhà và cây cao. Tất cả mọi người đều bị chết ngộp, trừ 2 mẹ con bà góa kia đã chạy vội thoát lên được trên đỉnh núi cao.
Trên núi, 2 mẹ con dựng lên một gian nhà nhỏ sinh sống. Nơi này, về sau trở thành một ngôi làng đông đúc, và ngày nay vẫn có tên là làng Năm Mẫu. Cả thung lũng bị nước tràn ngập thì hoá thành 3 cái hồ rộng lớn, mênh mông như bể, nên người ta gọi là Hồ Ba Bể. Nước ở ba hồ lưu thông nhau, nhưng ghe thuyền không thể đi được từ hồ này sang hồ kia, vì có các đập đá lớn ngăn trợ Hồ Ba Bể rộng bát ngát, nước trong xanh như ngọc bích, nổi bật giữa núi rừng hùng vĩ của miền thượng du Bắc Việt.
Lê Quý Đôn giai thoại
Lê Quý Đôn giai thoại: Biết thì nói là biết…
Lê Quý Đôn tự cho mình là người hay chữ nhất vùng Thái Bình. Một hôm làng có hội, một vị lão nho nhờ Lê Quý Đôn viết hộ
Lê Quý Đôn tự cho mình là người hay chữ nhất vùng Thái Bình. Một hôm làng có hội, một vị lão nho nhờ Lê Quý Đôn viết hộ vào dải lụa một vế đối. Lê Quý Đôn cầm bút chờ…
Ông cụ ung dung đọc: “Tri”, Lê Quý Đôn ngỡ ngàng và lúng túng không biết viết thế nào. Cụ lại nhắc lại “Tri”, LQĐ vẵn cầm bút, vì trong chữ Hán có nhiều chữ “Tri” đồng âm dị nghĩa. Đọc đến lần thứ ba mà Lê Quý Đôn vẫn chưa viết được chữ “Tri”, lòng cảm thấy xấu hổ. Thấy vậy cụ nho liền cười và đọc cả câu:
“Tri chi dĩ vi tri. Bất tri dĩ vi bất tri. Thị tri.”
Nghĩa là: Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Như thế mới là biết.
Lê Quý Đôn liền hạ bút, đến quỳ lạy trước cụ già, tạ lỗi.
Bài thơ vịnh bèo
Giáp Hải: Bài thơ vịnh bèo
truyền thuyết việt nam, truyền thuyết là gì, các truyền thuyết và giai thoại, truyền thuyết và giai thoại sách hay, những truyền thuyết và giai thoại, truyền thuyết liên minh huyền thoại, truyền thuyết bạch xàm, truyền thuyết là gì, truyền thuyết pinball, truyền thuyết thiếu lâm tự, truyền thuyết việt nam
Giáp Hải tự là Tiềm Phu, hiệu Tiết Trai, tục gọi là Trạng Kế. Ông quê làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Năm 23 tuổi, Giáp Hải đỗ Trạng nguyên năm Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ chín (1538) đời Mạc Thái Tông. Dưới triều Mạc, ông giữ chức Tuyên phủ đồng tri, thăng Lại bộ Thượng thư, kiêm Đông các đại học sĩ Nhập thị kinh diên, thăng hàm Thiếu bảo tước Sách quốc công, trông coi cả lục bộ.
>>> Vua núi vàng Truyện cổ Grim
>>> Bảy con quạ
Giáp Hải tính tình ôn nhã, phong cách đàng hoàng, từ tốn, nói năng khúc chiết nhỏ nhẹ sâu lắng. Ông là nhà thơ, nhà chính trị yêu nước thương dân sâu sắc. Thấy triều đình đổ nát, quan lại tham nhũng, dân tình lầm than, nhiều lần ông đã dâng kế sách chấn hưng đất nước.
Giáp Hải rất giỏi về văn học và ngoại giao, nhiều lần đi sứ phương Bắc, ông được người Minh kính phục và trang trọng gọi là Giáp Trạng Nguyên. Vua Mạc Mậu Hợp tặng ông lá cờ thêu hàng chữ khi về hưu: “Trạng đầu tể tướng Đẩu Nam tuấn, Quốc lão, đế sư, thiên hạ tôn” (Đỗ trạng nguyên, làm tể tướng, danh tựa Nam Đẩu. Là quốc lão, làm thầy vua, được mọi người kính trọng).
Giai thoại “Bài thơ vịnh bèo“:
Năm Đinh Dậu, nhà Minh mượn cớ phò Lê diệt Mạc hòng thôn tính nước ta, sai đô đốc Cừu Loan và tướng Mao Bá Ôn đem quân hùng hổ tiến vào cửa ải Pha Luỹ. Chúng gửi chiến thư cho triều đình Mạc, bảo phải đầu hàng thì mới tránh khỏi hoạ. Kèm theo thư là một bài thơ Bèo thách hoạ, dưới ký tên Mao Bá Ôn.
Tuỳ điền trục thuỷ mạc ương châm
Đáo xứ khan lai thực bất thâm
Không hữu căn miêu không hữu diệp
Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm
Đồ chi tụ sứ ninh chi tán
Đản thức phù thời ná thức trầm
Đại để trung thiên phong khí ác
Tảo quy hồ hải tiện nan tầm.
(Mọc theo ruộng nước hóp như kim
Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im
Nào có gốc sâu, nào có lá
Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim
Tụ rồi đã chắc không tan tác
Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm
Đến lúc trời cao bùng gió dữ
Quét về hồ bể hẳn khôn tìm)
Vịnh bèo nhưng dụng ý của Mao Bá Ôn là coi khinh nước Nam sức yếu lực nhỏ, mong manh trôi dạt như cánh bèo mặt nước lênh đênh, chỉ một cơn gió là tan tác. Vua Mạc Đăng Dung giao cho Giáp Hải lên tận biên ải. Trong khi giao tiếp, Trạng Giáp Hải đã hoạ đáp:
Cẩm lâm mật mật bất dung châm
Đái diệp liên căn khởi kế thâm
Thường dữ bạch vân tranh thuỷ diện
Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm
Thiên trùng lãng đả thành nan phá
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
Đa thiểu ngư long tàng giá lý
Thái công vô kế hạ câu tầm.
(Ken dầy vải gấm khó luồn kim
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Tranh với bóng mây che mặt nước
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Sóng dồi muôn lớp thường không vỡ
Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm
Nào cá nào rồng trong ấy ẩn
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm).
Trong bài thơ hoạ, thấy lời lẽ mạnh mẽ, Mao Bá Ôn và Cừu Loan bàn bạc với nhau, nhận định rằng nước Nam có thực lực, chưa thể nuốt trôi được, lặng lẽ có trật tự cho lui binh về.
liên quan đến bài thơ vịnh bèo
thơ vịnh cái quạt
thơ vịnh cảnh
thơ vịnh hạ long
thơ vịnh quả mít
thơ vịnh quả chuối
Hòn Vọng Phu
Hòn Vọng Phu
truyện hòn vọng phu truyện tranh hòn vọng phu doc truyen hòn vọng phu truyen tranh hòn vọng phu download hòn vọng phu phim hòn vọng phu truyền thuyết hòn vọng phu truyện cổ tích hòn vọng phu hòn vọng phu 1
Ngày xưa, ở thị trấn Kinh Bắc có một người đàn bà goá chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua, bắt ốc để nuôi hai con, một trai, một gái. Trong khi mẹ chúng ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai kềm chế nổi.
Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết thế nào ném trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất chết ngất đi, máu ra lên láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy thẳng một mạch ra đường không còn dám ngoái cổ lại.
>>> SKKN mầm non
>>> phần mềm mầm non
May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm biết chuyện chạy sang cứu Tô Thị cầm được máu. Ðến khi người mẹ trở về thì con gái đã ngồi dậy được.
Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy trở về, tìm khắp nơi mà không thấy. Người mẹ nhớ con trai, buồn phiền ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi qua đời, bỏ lại Tô Thị một mình. Ðứa con gái nhỏ được hai vợ chồng người láng giềng nhận đem về nuôi. Sau đó ít lâu, họ dời lên xứ Lạng để làm ăn nên đem Tô Thị đi theo.
Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp lại nết na, siêng năng, nên rất được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng xin phép bố mẹ cho nàng được ở một cửa hàng buôn bán, hai vợ chồng người hàng xóm thấy con mình đã trưởng thành nên đều ưng thuận. Học được nghề làm nem từ bố mẹ, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở hàng Cưa tại chợ Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến thưởng thức nem ngon, nhưng cũng có người vừa thích nem lại vừa yêu bóng yêu gió nàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng nàng rất đứng đắn làm cho mọi người càng thêm vị nể.
Thấm thoát Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.
Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi vẻ ngoài tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Hàng Cưa tại Kỳ Lừa có hàng nem ngon lại có chỗ cho trọ rộng rãi, chàng thanh niên liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô bán hàng cũng thật tươi giòn. Biết cửa hàng một hai lần rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến nhau sau yêu nhau. . . Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực. Lại thêm mụn con mối tình càng khăng khít.
Một hôm người chồng về nhà, thấy vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Anh bế con ngồi trên bậc cửa xem vợ gội đầu, kể đôi câu chuyện vặt cho vợ nghe. Chợt nhận thấy đầu vợ có cái sẹo to, anh nói:
– Ðầu em có cái sẹo to, thế mà bây giờ anh mới biết.
– Bây giờ anh mới biết à? Anh cho là xấu phải không?
– Tô thị hỏi.
– Có xấu gì đâu! Tóc che, có ai mà biết ! Em đau nhọt hay sao mà lại có cái sẹo to thế ?
Thấy chồng hỏi một cách vui vẻ, nhân vui câu chuyện. Tô Thị mới kể tỉ mỉ cho chồng nghe những gì xảy ra hồi còn bé. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên Xứ Lạng, rồi ở luôn ở đấy cho đến bây giờ. . . Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn.
Biết bao đau thương buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm : ” Sao mình không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn. Thôi mình đã lấy lầm em ruột rồi… ” Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng đã lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết nên đã đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người buôn thuốc bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn – Cao Bằng – Lạng Sơn chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình ở miền xuôi chắc không còn một ai nữa, quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn nghĩ về đó làm gì…
Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên, không biết chồng mình đang ở những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngây thơ, vui vẻ như thế. Tô Văn càng không muốn cho nàng biết sự thực. Ai lại để cho một người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết được một vụ loạn luân như thế bao giờ! Một việc loạn hôn không do ý hai người định, nhưng chàng quyết tâm giải quyết cho xong. Thôi hay lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác. Văn nghĩ thế, rồi anh tìm cách để đi.
Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường, anh mới nói vợ:
– Anh đã đăng lính rồi, em ạ! Sớm mai lên đường. Ði chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về và cũng có khi lâu hơn… Em ở nhà nuôi con, còn về phần em, em cứ định liệu…
Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách quái gở như thế. Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm cho việc mình đi như vậy là giải thoát.
Từ ngày chồng đi rồi. Tô thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng, ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng đi được bình yên, chóng đến ngày về lại cùng nhau sum họp. Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ cho là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng về làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào có tiếng hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con còn thơ dại không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân chỉ tìm cách khất lần. Nhưng khất lần mãi cũng không được, nên cuối cùng nàng hẹn với lão một kỳ hạn, để sau này tìm mưu kế khác. ” Biết đâu đến ngày ấy chồng mình lại chả về !” Nàng nghĩ thế. Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đến đỏ con mắt mà vẫn không thấy về cho. Nàng ôm con lên Chùa Thiên Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời bỗng nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp loé khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một lớn. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.
Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời toả ánh sáng xuống núi rừng. Rất nhiều người dân xung quanh khi nhìn lên đỉnh núi thì đã thấy nàng Tô Thị bế con đã hóa đá từ bao giờ. Ngày nay hòn đá ấy vẫn còn ở tỉnh Lạng Sơn, gây cho khách tham quan nhiều nỗi vấn vương khi nhớ lại câu chuyện truyền kỳ éo le của một thời . Vẫn còn đó câu ca dao xưa :
Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Quận Gió
Quận Gió
truyền thuyết việt nam, truyền thuyết là gì, các truyền thuyết và giai thoại, truyền thuyết và giai thoại sách hay, những truyền thuyết và giai thoại, truyền thuyết liên minh huyền thoại, truyền thuyết bạch xàm, truyền thuyết là gì, truyền thuyết pinball, truyền thuyết thiếu lâm tự, truyền thuyết việt nam
Ngày xưa vào đời vua Lê Thánh Tông, ở kinh thành Thăng Long có một tay đại bợm. Hắn đã định tâm lấy của ai là thế nào cũng có kết quả. Hắn từng làm cho bọn quan lại và bọn trọc phú mất ăn mất ngủ Ngày xưa vào đời vua Lê Thánh Tông, ở kinh thành Thăng Long có một tay đại bợm. Hắn đã định tâm lấy của ai là thế nào cũng có kết quả. Hắn từng làm cho bọn quan lại và bọn trọc phú mất ăn mất ngủ. Ðã nhiều lần các quan Phủ Doãn cho dò bắt nhưng hắn ẩn hiện như thần, không tài nào tóm được. Vì hành tích của hắn nhanh như gió, chỗ nào cũng vào lọt, nên người ta gọi là Quận Gió.
>>> Nợ như Chúa Chổm
>>> Lê Lợi
Một hôm vào dịp gần Tết, nhà vua ăn mặc giả làm một người học trò nghèo đi dạo phía ngoài kinh thành để xem xét dân sự. Tình cờ vua đến gõ cửa nhà Quận Gió. Vua làm bộ túng bấn nói:
– Tôi ngồi dạy học ở phường Ðồng Xuân, năm hết Tết đến được ít tiền về quê, chẳng may bị kẻ trộm lấy mất đi hết cả, nay xin cho trú chân một đêm, mai lại đi.
Quận Gió thấy khách nói thế, bèn đáp:
– Tôi sẽ vì ông mà giúp đỡ ít nhiều để làm tiền ăn đường.
Vua thấy nhà y cột xiêu vách nát, hỏi:
– Chả giấu gì ông, tôi vốn là Quận Gió đây, nghe nói ông gặp vận đen, tôi thương tình, vậy để đêm nay tôi cố thu xếp cho ông một món.
– Nói rồi đưa rượu mời khách uống và nói thêm:
– Tôi chỉ lấy của nhà giàu giúp người nghèo thôi, mà phải là của bất nghĩa tôi mới lấy, còn như những người làm ăn lương thiện, tôi không bao giờ động đến. Bây giờ ông thử xét xem có nhà nào giàu mà gian ác bất lương, cứ cho tôi biết, tôi sẽ vì ông giúp đỡ. Lấy của chúng nó không có tội vạ gì hết.
Vua nghĩ một lát rồi nói:
– Có nhà ông Bá Vân ở phía đông thành đây, hắn có cửa hàng buôn bán to, giàu có cự vạn.
Quận Gió đáp:
– Nhà ấy cho vay một lớp vốn, năm bảy lớp lãi, lấy được. Nhưng ta cứ nuôi cho béo rồi sẽ lấy sau.
Vua lại nói:
– Tôi có thấy nhà ông gì gần đây, ruộng sâu, trâu nái, nhà ngói tường dắc, coi chừng thế nào?
– Không được! Nhà ấy trần lực làm ăn; trời chưa sáng đã dậy ra đồng, mặt trời lặn mới về thổi cơm, cần cù như thế, không nên lấy. Thôi! Có anh quan coi kho kia, hay ăn bớt của công, hôm nay nhân thể tôi đi lấy cho.
– Thực thế à?
– Tôi đã tra cứu kỹ. Hắn lấy của công mỗi ngày một ít, đưa về quê tậu vườn tậu ruộng, có đến hàng trăm mẫu.
Vua tò mò muốn xem tài nghề của Quận Gió, bèn đòi đi theo. Quận Gió trước ngần ngại nhưng sau cũng bằng lòng, và bảo:
– Trước khi lấy, tôi sẽ cho ông thấy đủ tang chứng là của phi nghĩa, nhưng ông phải giữ cho thật im lặng mới được.
Ðoạn bảo thấy đồ giả nai nịt gon ghẽ, cả hai cùng ra đi trong đêm khuya. Ðến nhà viên quan coi kho, Quận Gió bảo vua đứng chờ ở bụi, rồi cắt giậu tìm cách mở cửa vào nhà. Sau đó, chàng dắt vua vào buồng, mở hòm lấy năm nén bạc đưa cho vua xem và nói:
– Ðây là bạc hắn mới trộm của kho về để riêng chưa dùng đến. Thôi ông cầm lấy về quê ngay đi mà ăn Tết, đừng có la cà đâu để chúng bắt được. Tôi sẽ tìm cách làm cho hắn không biết là đêm nay có trộm.
Vua nhìn thấy trên mỗi nén bạc có mấy chữ “ngự khố bạch kim”, tin lời Quận Gió là đúng và thầm khen hắn có tài. Vua đi luôn về cung, giấu bạc dưới chân thành. Sáng hôm sau là ngày nguyên đán, trăm quan vào chầu, chúc vua muôn tuổi. Vua cho gọi thủ kho đến hỏi:
– Nhà người đêm qua mất trộm phải không?
Thấy hắn không đáp, vua lập tức sai viên Trung sứ đến dưới chân thành lấy năm nén bạc về. Vua đưa cho hắn xem, hắn cứng lưỡi không trả lời được đành cúi đầu nhận tội.
Quận Gió sau đó được vua vời vào cung ban hiệu là “ăn trộm quân tử” và ban thưởng rất hậu.