Archive
Truyện kể mầm non Thơ truyện mầm non
Truyện kể mầm non Thơ truyện mầm non
truyện mầm non chủ đề giao thông, truyện kể mầm non, download truyện kể mầm non, thơ truyện mầm non, truyện mầm non chủ điểm giao thông, truyện mầm non chủ đề gia đình, truyện mầm non chủ đề thực vật, truyện mầm non giọt nước tí xíu
Kể chuyện bé nghe “Sự tích chiếc kèn môi”
CHÚ VỊT XÁM
Vịt mẹ dẫn Vịt con đi chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ dặn:
– Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình mà con cáo ăn thịt đấy !
Đàn Vịt con vâng dạ rối rít.
Vừa ra khỏi cổng làng, chú Vịt Xám đã quên ngay lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một mình, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuối cùng chú đến một cái ao có rất nhiều tôm cá. Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng dưới nước, thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách.
Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy, mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên chẳng thấy Vịt mẹ đâu cả. Hoảng sơ, chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít… vít… vít”. Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy.
Nó lẩm bẩm
– Chà thịt vịt con ăn ngon lắm đấy ! Hôm nay mình sẽ được một bữa thịt vịt thật là ngon.
Nói rồi Cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi Cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ tìm thấy Vịt Xám. Trông thấy Cáo, Vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Thế là Vịt Xám thoát chết.
Từ đấy Vịt Xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
Bác Gấu đen và hai chú thỏ
Trời mưa to như trút nước. Gió thổi ào ào… bẻ gẫy cả cành cây. Gấu Đen đi chơi về bị ướt lướt thướt, nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt Gấu. Gấu chạy mãi, chạy mãi trong rừng để tìm chỗ trú nhờ. Mai quá nhà của Thỏ Nâu đây rồi !
– Cốc. cốc. cốc.
Thỏ Nâu đang ngủ liền tỉnh dậy, gắt gỏng hỏi.
– Ai đấy ?
Bác Gấu Đen đây ! Mưa to quá, cho bác trú nhờ một đêm. Thỏ Nâu không mở cửa, nó cào nhàu :
– Không trú nhờ được đâu. Bác to quá, bác làm đổ nhà của cháu mất ! Gấu đen van nài :
– Bác không làm đổ nhà đâu. Bác vào rất nhẹ nhàng thôi !
– Nhẹ cũng đổ, không nhẹ cũng đổ : Bác đi đi !Thỏ Nâu vẫn nằm trong nhà nói vọng ra, nó nhất định không ra mở cửa. Gấu Đen buồn rầu. Nước mưa chảy ròng ròng xuống cổ Gấu Đen. Gấu Đen đi mãi, đi mãi, vừa mệt vừa rét. Bỗng nhiên Gấu Đen nhìn thấy có một ngôi nhà. Trong nhà thắp đèn sáng trưng. Có tiếng Thỏ Trắng khe khẽ hát “Là lá la…”. Gấu Đen lại gần và rụt rè gõ cửa :
– Cốc; cốc; cốc.
– Ai đấy ?
– Bác Gấu Đen đây ! Cho bác vào trú nhờ có được không ? Thỏ Trắng bước ra mở cửa.
– Ồ ! Chào Bác Gấu Đen, mời bác vào đây, bác ướt hết rồi !
Thỏ Trắng dắt bác Gấu Đen vào nhà, kéo ghế mời bác ngồi trước bếp lò. Gấu Đen hơ người một lúc, nước mưa trên mặt cũng khô, trên cổ cũng khô.
Trong khi bác Gấu Đen sưởi ấm. Thỏ Trắng bưng ra một đĩa bánh mời bác Gấu Đen ăn. Gấu Đen cảm động nói :
-Cảm ơn Thỏ Trắng.
Gấu Đen ăn xong, Thỏ Trắng và bác Gấu Đen cùng đi ngủ.
Nửa đêm bão nổi lên ầm ầm cành cây kêu răng rắc. Có tiếng đập cửa thình thình :
– Bạn Thỏ Trắng ơi ! Cho tôi vào trú nhờ với, nhà của tôi đổ mất rồi !
Gấu Đen vội choàng dậy, chạy ra mở cửa. Thỏ Nâu vừa khóc vừa kể với bác Gấu Đen và Thỏ Trắng.
– Hu, hu, hu,nhà bị đổ mất rồi. Làm thế nào bây giờ ! Gấu Đen kéo Thỏ Nâu đến bên đống lửa an ủi Thỏ Nâu:
– Cháu sưởi cho ấm người đi ! Nhà bị đổ à ? Lo gì. Sáng mai bác sẽ làm lại nhà cho cháu. Thỏ Trắng cũng nói :
– Bạn đừng lo. Sáng mai tôi cũng sẽ giúp bạn làm lại nhà !
– Thỏ Nâu sưởi một lúc, nước mưa trên người đã khô. Lúc này Thỏ Nâu mới ân hận là đã đuổi bác Gấu Đen. Thỏ Nâu ngập ngừng định xin lỗi bác Gấu.
– Thỏ Nâu đừng buồn bác không giận cháu đâu. Thôi bác cháu ta đi ngủ kẻo khuya quá rồi !
Đêm hôm ấy, Thỏ Nâu và Thỏ Trắng ôm bác Gấu Đen ngủ ngon lành.
Cóc kiện trời
Thuở xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống.
Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán. Vậy mà trời đâu có thấu.
Một hôm các con vật họp bàn nhau lại. Chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.
Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cổng nhà trời. Ở cửa có đặt một cái trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi.
Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Chỉ thấy con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàngđể kêu oan, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng :
-Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên gặp Ngọc Hoàng để kiện.
Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bộ rậm xong ra vồ Gà.
Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa lên mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xong ra quật chết toán lính không còn sót người nào.
Ngọc Hoàng không ngờ tuy Cóc bé nhỏ mà lại khó trị như vậy. Ngọc Hoàng đổi giận làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc : “Cậu” lên đây có việc gì ? Cóc thưa :
-Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa ? Ngọc Hoàng cho gọi thần mưa đến. Té ra là thần Mưa mãi rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn :
-Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.
Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi thì nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thoả thê. Tất cả đều phục Cóc bé Tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát :
“Con Cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh Cóc là trời đánh cho”
{ HẾT }
Tổng hợp bởi thiết bị mầm non
Truyện mầm non chủ đề động vật
Truyện mầm non chủ đề động vật
Truyện mầm non chủ đề động vật, truyen mam non chu de dong vat, thỏ trắng biết lỗi, tho truyen mam non, giao an truyen mam non, truyen cuoi mam non, truyen tranh mam non, truyen ngan mam non, truyen mam non 4 tuoi, truyen ke mam non
Kể chuyện bé nghe “Chú chim nhỏ”
Gà cánh tiên
Trời đã sáng, bác Gà Trống đã đánh thức cả xóm gà :
“Hãy dậy đi thôi, hãy dậy đi thôi”. Chim rời tổ vừa bay vừa hót chào ông Mặt Trời. Gà mẹ “Cục cục” gọi các con đi kiếm mồi. Các chú Gà con líu ríu chạy ra khỏi chuồng đi theo mẹ. Gà Út lại gần mẹ thỏ thẻ :
“Mẹ ơi, Chị Cánh Tiên vẫn chưa dậy đâu mẹ ạ”. Mẹ dẫn Út về rủ Cánh Tiên. Út gọi chị rõ to, nhưng Cánh Tiên vẫn nằm gan không nhúc nhích, ông Mặt Trời đỏ chói đã lên khỏi ngọn cây, nhìn vào chỗ Cánh Tiên nằm. Ôi chao Chói mắt qúa, Cánh Tiên vươn vai bò dậy. Bên ngoài, Trâu,Thỏ, Chó, Lợn cũng dậy từ bao giờ. Ngựa chạy trên đồng cỏ xanh, Cánh Tiên lững thững đi ra vườn. Chim trông thấy bay đến hỏi :
– Chị Cánh Tiên ơi, chị đi bắt sâu đấy à ? Cánh Tiên xoè bộ lông cánh vênh mỏ trả lời :
– Mình còn phải rỉa cánh cho đẹp chứ. Chẳng cần phải kiếm sâu, mẹ về sẽ có sâu.
Chim nghe nói bay đi ngay, không chơi với Cánh Tiên nữa. Cánh Tiên chơi một mình buồn quá,bụng đói. Cánh Tiên mếu máo : “Mẹ ơi ! hu, hu, hu”. Mẹ ở đằng xa vội tha mồi về cho Cánh Tiên. Sáng nay mẹ ốm không dậy được. Mẹ dục Cánh Tiên đi theo chị em Gà để kiếm ăn. Cánh Tiên đứng ì ra không chịu đi. Đứng chán, Cánh Tiên lại ra vườn, ngắm vườn hoa, xuống rìa ao soi bóng, chờ mẹ mang mồi về như mọi hôm. Chờ mãi không thấy gì, đói bụng, Cánh Tiên đành đi kiếm ăn vậy. Đất rắn như đá lại có bao nhiêu gai và mảnh sành. Cánh Tiên vừa bới được vài cái đã vội rụt chân lại “hu, hu, gai đâm đau quá mẹ ơi”. Rắn nằm trong hang nghe tiếng Cánh Tiên liền bò ra dỗ ngon dỗ ngọt : Cánh Tiên ơi về nhà chị, chị cho ăn ngon mà chẳng cần làm gì cả”. Cánh Tiên thích quá đi theo Rắn về hang. Về đến hang Cánh Tiên hỏi Rắn : “Chị Rắn ơi, mồi của Cánh Tiên đâu ?” Rắn cười, lưỡi thè dài : “Mồi ấy à ? Mồi chính là cô mình đấy, ta cũng đang đói đây”. Cánh Tiên sợ quá đâm nhào ra ngoài, Rắn đuổi theo chỉ còn cách tẹo nữa là chộp được Cánh Tiên. Chim trông thấy liền bay về gọi các bạn đi cứu Cánh Tiên. Rắn trông thấy có Lợn, Ngựa, Trâu đến vội cút về hang. Cánh Tiên thoát nạn, về đến nhà rồi mà vẫn chưa hết sợ. Cánh Tiên sụt sịt nói với mẹ : “Từ giờ con sẽ vâng lời mẹ, con không lười nữa”.
Truyện ba cô tiên
Ngày xưa, có một cậu bé đã lên sáu tuổi rồi mà vẫn bé tí ti, bé chỉ bằng ngón tay cái mọi người thôi, cho nên ai cũng gọi là cậu bé Tí Hon.
Nhà bé Tí Hon nghèo lắm. Bố mẹ phải đi chăn trâu thuê cho địa chủ, phải làm vất vả mà vẫn không có cơm ăn cho đủ no, áo mặc cho đủ ấm. Tí Hon rất thương bố mẹ, chỉ muốn đi làm đỡ bố mẹ thôi. Một hôm, Tí Hon nói với bố mẹ để Tí Hon chăn trâu thay bố mẹ. Lúc đầu, bố mẹ thấy Tí Hon bé, còn đàn trâu thì to nên thương Tí Hon, không cho đi. Nhưng Tí Hon nằn nì mãi cuối cùng bố mẹ phải cho đi.
Tí Hon chăn trâu cẩn thận lắm, không để trâu ăn lúa, ăn ngô, mà con nào con đấy cũng no căng cả bụng. Cả làng ai cũng khen. Bọn địa chủ cũng không chê Tí Hon câu nào cả.
Một hôm đồng làng hết cỏ, Tí Hon phải đưa trâu lên núi. Bỗng nhiên Tí Hon thấy một bông hoa hồng to bằng cái nón nở trên cành cây. Đợi cho trâu đến gần cây ấy, Tí Hon chui ở tai trâu ra, khẽ chuyển sang cây và leo vào giữa bông hoa. Tí Hon thấy, ồ thích quá, ba cô Tiên cũng bé tẹo như Tí Hon, một cô áo xanh, một cô áo đỏ, một cô áo vàng. Các cô thấy Tí Hon thì vui mừng chào hỏi rồi đi lấy bánh kẹo cho Tí Hon ăn. Tí Hon không ăn mà lại bỏ bánh kẹo vào túi. Thấy vậy, ba cô tiên hỏi :
-Sao Tí Hon không ăn ?
-Tôi đem về cho bố mẹ tôi ăn, bố mẹ tôi nghèo lắm. Tôi thương bố mẹ tôi lắm.
Ba cô Tiên cùng nói :
-Tí Hon cứ ăn đi, ăn xong chúng tôi sẽ giúp. Lát sau, ba cô Tiên cùng Tí Hon bước ra khỏi nhà hoa hồng, dắt nhau leo lên ngồi cả trên sừng trâu đi về làng.
Về đến nơi, thấy nhà Tí Hon nghèo lắm, vườn ruộng không có, gian nhà đổ nát, ba cô Tiên bảo Tí Hon đi tìm bố mẹ về.
Vẽ một đám ruộng to có lúa chín vàng, cô Tiên áo xanh vẽ rất nhiều quần áo đẹp. Vừa vẽ xong thì tất cả hoá thành nhà thật.
Vừa lúc ấy Tí Hon và bố mẹ về đến nơi.
-Ồ, nhà đẹp thế ? Ruộng của ai tốt thế ? Áo quần ai nhiều thế ?
Ba cô Tiên ở trong nhà bước ra chào bố mẹ Tí Hon và nói :
-Chúng cháu làm giúp hai bác và Tí Hon đấy. Từ nay hai bác không nghèo nữa. Có ruộng cày, có nhà ở, có quần áo mặc. Rồi cô Tiên áo xanh lại cho Tí Hon một chiếc áo, mặc áo vào là lớn bỗng lên.
Bố mẹ Tí Hon mừng quá, quay lại định cám ơn thì ba cô Tiên đã biến thành ba con bồ câu trắng bay vù lên mây. Từ đấy, không ai trông thấy ba cô Tiên đâu nữa. Còn Tí Hon lúc này rất to lớn, khoẻ mạnh làm việc rất chăm chỉ, khéo léo chẳng kém gì ba cô Tiên hoa hồng.
Giọng hót chim Sơn Ca
Ngày xửa, ngày xưa, ở một khu rừng nọ có rất nhiều loài chim. Mỗi loài có một giọng hát khác nhau. Duy chỉ có Sơn Ca có giọng hót hay hơn cả. Mỗi khi Sơn Ca hót, cỏ, cây, hoa lá rì rào hoà theo. Dòng suối đang chảy róc rách cũng như muốn dừng lại để thưởng thức giọng hót mê li ấy.
Một hôm chim Sẻ được các bạn cử đến gặp Sơn Ca. Chim Sẻ hỏi Sơn Ca :
– Bạn Sơn Ca ơi, có phải bác Mặt Trời cho bạn giọng hát mê li ấy không ?
– Không phải đâu. Bác Mặt Trời tốt bụng chỉ cho tôi những tia nắng vàng rực rỡ, ấm áp thôi.
– Thế có phải cô Mây Hồng đã cho bạn giọng hót hay không ?
– Cũng không phải đâu bạn Sẻ ạ. Cô Mây Hồng xinh đẹp chỉ cho tôi những tảng bông êm dịu thôi.
– Ôi Sơn Ca đáng yêu : Thế ai đã cho bạn giọng hót hay ?
Chim Sẻ và cả bầy chim không hiểu tại sao mà Sơn Ca có giọng hót tuyệt vời đến thế. Các bạn quyết định đến trường hỏi cô giáo Hoạ Mi. Nghe các học trò của mình hỏi, cô giáo Hoạ Mi cười rất vui. Cô nói :
– Cô và các cháu cùng nhau tìm hiểu điều đó. Sáng mai cô sẽ đợi các cháu, ta cùng đến nhà bạn Sơn Ca. Nhưng các cháu phải nhớ dậy sớm đấy.
Sáng hôm sau, khi đến nhà Sơn Ca, các bạn thấy Sơn Ca vừa chuyền cành vừa hót say sưa. Thỉnh thoảng Sơn Ca vừa nghiêng đầu lắng nghe tiếng cây cối xào xạc, tiếng suối chảy róc rách. Nghe rất kĩ, rất lâu những âm thanh ấy rồi Sơn Ca mới bắt chước theo. Các bạn chim lúc ấy mới chợt hiểu vì sao Sơn Ca có giọng hót hay đến thế. Cả đàng chim ríu rít cất tiếng hoà với giọng hót của Sơn Ca. Rừng cây rộn ràng tiếng hót của bầy chim non chào mừng ngày mới.
Truyện cổ tích Chôn của
Truyện cổ tích Chôn của
Ngày xưa có hai anh em một nhà rất nghèo, ngày ngày vào rừng kiếm củi, hái rau về bán để sinh sống. Trong nhà có một con chó cái, đẻ ra một con chó trắng chỉ có ba chân. Hàng xóm cho là quái vật, xui bảo mang vứt chó ấy đi, nhưng hai anh em không nghe.
Kể chuyện bé nghe “Con chim kỳ lạ”
Một hôm, có người gầy yếu đến xin ăn ở trước cửa. Hai anh em mang cơm ra cho. Ăn xong, người ấy nói rằng: “Tôi không phải là ăn mày, mà là hiện thân của thần giữ của đất này. Trước đã có một người Tàu tên là Mã Ký có chôn dấu ở trong vười nơi kia một ngàn cân vàng và ba vạn cân bạc giao cho tôi giữ, hẹn đúng một trăm năm thì lại lấy. Nay đã quá kỳ hạn không thấy đến lấy, tôi định xem người nào có đức thì tôi cho số vàng bạc ấy. Nay tôi nhận thấy anh em nhà này là người hiền lành, phúc hậu nên tôi cho hai anh em số vàng bạc ấy. Nhưng phải có con chó trắng ba chân thì mới lấy được của chôn nó”. Hai anh em liền dắt con chó trắng ba chân trong nhà ra cho xem, thần giữ của bảo được, rồi dặn rằng: “Đêm mai hai anh em đem giết con chó trắng luộc lên và kiếm thêm một đĩa măng luộc và một đĩa đựng năm mươi hạt cau khô rồi mang ra miếu ở giữa vườn kia mà cúng. Cúng xong rồi đào cái bệ xây ở giữa miếu lên thì sẽ lấy được của”. Nói xong thì thần giữ của ấy biến mất.
Theo lời dặn, đến đêm hôm sau hai anh em giết con chó ấy và kiếm đủ măng cùng hạt cau khô đem ra cúng ở miếu. Cúng xong lấy thuổng cuốc đào cái bệ gạch ở giữa miếu lên thì quả thấy một dãy chum, vại kê liền nhau ở dưới đất. Mở nắp chum vại ra thì thấy toàn vàng bạc đúng như lời thần giữ của đã nói. Hai anh em được của trở nên giàu có lớn. Họ chia một phần của cải cho người nghèo, còn một phần tiêu dùng.
Truyện cổ tích Chôn của. Cách ba năm sau, có năm sáu người Tàu đến chỗ đất để của. Họ thấy có người đào lấy hết cả rồi, lăn ra khóc thảm thiết. Hai anh em sai người ra hỏi thì họ nói rằng: “Chúng tôi là con cháu Mã Ký ở bên Tàu, khi trước ông cha chúng tôi có để của ở đây, hiện có gia phả để lại hẳn hoi, không biết người nào đã lấy mất hết của rồi”. Hai anh em bảo rằng: “Chúng tôi đã lấy được của ấy”. Mấy người Tàu nói: “Muốn lấy được của ấy phải có con chó ba chân, vậy các ông đã làm thế nào mà có giống chó ấy”? Hai anh em đáp: “Nhà chúng tôi đã có sẵn”. Họ nói: “Thế thì Phật trời cho các ông rồi, chứ giống chó ba chân chỉ có sứ Sầm Châu tỉnh Quảng Đông bên Tàu mới có mà thôi, vậy mà con chó của các ông lại đẻ ra giống chó trắng ba chân như thế tất cũng là do trời cho. Bây giờ của ấy các ông đã lấy rồi thì con chó ba chân của chúng tôi mang từ bên Tàu sang đây cũng chẳng cần đến nó nữa, vậy xin tặng lại hai ông làm vật hiếm có”. Hai anh em thương tình cho họ 30 cân vàng và 100 cân bạc để làm lộ phí trở về Tàu và rất cảm tạ tấm lòng của họ.
Kể truyện bé nghe Ba người bạn
Kể truyện bé nghe Ba người bạn
Kể truyện bé nghe Ba người bạn. Chim sẻ, Ếch và Cào Cào là ba người bạn thân. Một hôm cả ba đang nhảy nhót vui chơi thì gặp một cái ao to. Chim sẻ nói:
Kể chuyện bé nghe “Người nhạc sĩ lang thang”
– Tôi không thể nhảy qua cái ao nào này được. Tôi phải bay qua nó và đợi các bạn ở bên kia ao nhé.
Ếch phàn nàn:
– Tôi không nhìn thấy lá cây sung nào trên mặt ao. Do đó tôi không thể nhảy qua ao được, tôi chỉ còn cách bơi qua ao thôi.
Cào Cào bình tĩnh nói với hai người bạn rằng:
– Tôi không thể nhảy hoặc bay qua ao được và cũng không biết bơi. Nhưng nếu cả ba chúng ta cùng hợp sức lại thì cả ba chúng ta đều sang được bờ bên kia.
Cả chim sẻ và ếch đều hỏi:
– Bằng cách nào hả bạn Cào Cào?
– Trước hết bạn chim sẻ bay lên cây mang về đây một chiếc lá to. Tôi ngồi trên chiếc lá to, còn bạn ếch bơi và đẩy chiếc lá đó qua ao.
Khi cả ba sang được đến bên kia bờ ao, chim sẻ hỏi:
– Này bạn Cào Cào, tôi có công mang chiếc lá về và bạn Ếch có công đẩy chiếc lá đó qua ao. Còn bạn có công gì?
Cào Cào vui vẻ trả lời:
– Tôi nghĩ ra kế hoạch qua ao và kế hoạch đó giúp đưa cả ba chúng ta sang được bờ bên này. Bạn có đồng ý như vậy không? Và bây giờ chúng ta lại cùng nhau vui chơi được rồi.
Chim sẻ, Ếch đều nhảy lên mừng rỡ tán thành. Thế là cả ba cùng nhau nhảy múa tiếp tục cuộc vui chơi của mình.
Công chúa và hạt đậu kể truyện bé nghe
Công chúa và hạt đậu kể truyện bé nghe
Công chúa và hạt đậu kể truyện bé nghe. Ngày xửa ngày xưa, có một hoàng tử muốn tìm một công chúa xứng đáng để cưới làm vợ. Chàng đi khắp thế giới để mong tìm được người hợp ý chàng. Chàng đã gặp biết bao nhiêu công chúa, nhưng ai cũng bị chàng chê ở một điểm nào đấy.
Kể chuyện bé nghe “Chiếc bật lửa kỳ diệu”
Hoàng hậu, người theo dõi cuộc tìm kiếm của chàng, dần dần cũng không kiên nhẫn nữa.Bà hỏi:
– Con còn đòi hỏi tiêu chuẩn gì nữa nào?
– Chính con cũng không biết nữa! – chàng trả lời – nhưng phải đích thực là công chúa cơ!
Bà mẹ lắc đầu. Chàng hoàng tử càng cảm thấy buồn chán hơn sau mỗi chuyến đi không đạt ý nguyện. Chàng muốn có một người vợ mang cho chàng hạnh phúc.
Hoàng hậu nói với vua:
– Nếu cậu ta một lần nào đấy đưa một cô gái về nhà, tôi sẽ nhận ra ngay, cô gái ấy có xứng đáng là công chúa hay không.
– Thế hả? Bà nhận biết bằng cách nào vậy? – nhà vua hỏi – Thật là chẳng đơn giản chút nào để nhận ra một công chúa.
Hoàng tử lại khăn áo ra đi, và lại trở về một mình.
Rồi một ngày mùa đông đến. Thời tiết thật bất lợi: gió, mưa, sấm, chớp thét gào trên khắp mọi miền đất nước. Mưa như trút nước, gió thổi ù ù. Ðột nhiên có tiếng gõ nhẹ vào cửa lâu đài.
– Tôi phải kiểm tra xem tại sao ai đó lại gõ cửa giữa trời giông bão như thế này?- nhà vua nói.
Ông đi ra định mở cửa, nhưng gió giật mạnh quá đến nỗi cánh cửa mở tung ra. Ông nhìn thấy một hình ảnh rất đáng thương. Ngoài sân có một cô gái ướt đầm đìa. Nước mưa chảy từ tóc và quần áo xuống đất. Nước chảy vào mũi giày rồi lại ra phía gót chân.
– Thôi vào đây, thật tội nghiệp cháu bé!
Nhà vua thốt lên và đưa cô bé đang run cầm cập vào lâu đài, để có thể sưởi ấm được cho cô trong phòng của hoàng hậu.
– Ồ kinh khủng quá! – cô gái thốt lên – mà cháu lại là một công chúa đích thực.
Nhà vua và hoàng hậu nhìn nhau.
– Một công chúa đích thực? – bà hỏi khe khẽ.
– Vâng, đúng ạ – nàng trả lời – nhưng bây giờ cháu rất mệt và rất muốn hoàng hậu và bệ hạ cho cháu một chỗ nghỉ yên tĩnh.
“Bây giờ phải chính mình lo việc này mới được.” Hoàng hậu nghĩ thế và vội vã sắp xếp chỗ ngủ cho cô gái.
Hoàng hậu dồn tất cả đệm ngủ dành cho khách của nhà vua lại, rồi xếp chồng lên nhau trên sàn nhà. Bà còn cầm trong tay một hạt đậu khô. Nhà vua đi theo vợ.
– Hoàng hậu muốn làm gì với hạt đậu đấy?
Nhà vua hỏi. Nhưng hoàng hậu chỉ mỉm cười không nói. Bà lẳng lặng để hạn đậu dưới cùng và xếp 20 tấm đệm lên trên, trên 20 tấm đệm là 20 lượt khăn trải làm bằng lông tơ của con ngỗng.
“Nào, bây giờ chúng ta thử xem , có phải vị khách này là một công chúa đích thực hay không?” Hoàng hậu thầm nghĩ. “Ngày mai, bí ẩn sẽ được giải đáp.”
Sáng hôm sau, nhà vua đã hiểu những gì hoàng hậu làm.
– Thế nào, tiểu thư hôm qua có ngủ ngon trên chiếc giường đẹp và mềm đó không? – Hoàng hậu hỏi cô gái.
Cô con gái tội nghiệp nói:
– Ô, rất kém, hầu như cả đêm cháu không chợp mắt.
Hoàng hậu im lặng rất hy vọng, nháy mắt nhìn chồng.
Cô gái kể tiếp:
– Có trời mới biết được có cái gì đấy ở giường. Cháu nằm lên vật gì đó rất cứng, đến nỗi toàn thân cháu thâm tím lại.
– Có vậy chứ! – Hoàng hậu kêu lên – Qua hai mươi tấm đệm và 20 tấm khăn trải làm bằng lông tơ ngỗng mà tiểu thư vẫn cảm nhận được hạt đậu bé xíu. Tiểu thư đúng là một công chúa đích thực! Vì chẳng ai trên thế giới này lại nhạy cảm đến như thế!
Cả lâu đài bừng lên không khí hân hoan, vì họ đã có được một cô công chúa xứng đáng. Không một phút chần chừ, hoàng tử cầm tay cô gái. Ðám cưới linh đình được tổ chức.
Hạt đậu đó được đưa vào viện bảo tàng hoàng cung. Khách tham quan có thể thấy nó, nếu chưa ai mang nó đi khỏi viện bảo tàng.
Truyện cổ tích Sự tích ông đầu rau
Truyện cổ tích Sự tích ông đầu rau
Truyện cổ tích Sự tích ông đầu rau. Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn.
Kể chuyện bé nghe “Hoàng tử chăn lợn”
Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước.
Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. Tình trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai vợ chồng theo lệ cũ đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ thì đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lão trọc phú lại thường đóng chặt vì chúng không muốn cho ai quấy nhiễu.
Túng thế hai vợ chồng phải đi mò cua bắt ốc, hoặc đào củ, hái rau về ăn. Tuy có đỡ phần nào nhưng tình cảnh vẫn không mảy may sáng sủa. Cái chết luôn luôn đe dọa họ vì trận đói còn kéo dài. Một buổi chiều, sau khi húp vội mấy bát canh rau má, chồng bảo vợ:
– Tôi phải đi một nơi khác kiếm ăn, không thể ở nhà được.
Nghe chồng nói, người đàn bà đòi đi theo để sống chết có nhau. Nhưng người chồng bảo:
– Tôi chưa biết sẽ đi đến đâu và sẽ phải làm những gì. Nàng ở nhà dễ sống hơn tôi, không nên theo làm gì cho vất vả. Chưa biết chừng tôi sẽ nằm lại dọc đường để cho loài chim đến than khóc. Nhưng cũng chưa biết chừng tôi lại mang những quan tiền tốt bó mo về đây nuôi nàng cũng nên! Chao ôi! Số mệnh! Nàng hãy chờ tôi trong ba năm, nghe! Hết ba năm không thấy tôi trở về ấy là tôi đã bỏ xác quê người. Nàng cứ việc đi lấy chồng khác.
Người vợ khóc lóc thảm thiết như đứng trước cảnh tang tóc thực sự. Nhưng không biết làm thế nào cả, nàng đành phải để chồng ra đi.
Sau khi tiễn chồng, người đàn bà kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ không giàu gì nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ý giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm. ở đây, người đàn bà kiếm mỗi ngày hai bữa, trong đó có một bữa cháo bữa khoai. Nhờ lanh lẹn và xinh xắn nên nàng lấy được cảm tình của chủ. Nhưng hình dáng người chồng thân yêu không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nàng.
Thời gian trôi nhanh như nước chảy. Người ta đã bớt nhắc đến trận đói khốc liệt vừa qua. Nàng thì ngày ngày hồi hộp chờ đợi chồng. Nhưng cây bưởi trước sân đã ba lần trổ hoa mà chồng nàng vẫn không thấy tăm dạng.
Giữa lúc ấy người chủ đã từng bao bọc nàng trong lúc đói, vừa chết vợ. Sẵn có tình cảm với nàng, người ấy ngỏ ý muốn được nối duyên cùng nàng. Nhưng người ấy đâu có hiểu được lòng của người thiếu phụ. Câu trả lời của nàng là:
– Chồng tôi hẹn tôi trong ba năm sẽ về. Đến bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng trong ba năm cho trọn đạo.
Ba năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Không tin tức cũng chẳng có một lời đồn về người chồng. Hàng ngày, những buổi chiều tà, nàng vẫn đăm đăm nhìn bóng người đi lại trên con đường cái quan. Và rồi nàng khóc cạn cả nước mắt. Người đàn ông kia giục nàng quyết định:
– Một là chồng nàng đã chết, hai là còn sống nhưng đã lập gia đình khác ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Đằng nào nàng cũng khó mong tái hợp. Âu là cùng tôi lập một gia đình mới. Sức của tôi và của của tôi đủ bảo đảm cho nàng sung sướng trọn đời.
Nàng sửa lại vành khăn trắng đã ngả màu, cảm ơn hậu tình của anh ta và xin rốn chờ cho một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua không mang lại một tin tức gì mới mẻ. Lần này nàng mới tin là chồng mình chết thật. Sau một bữa rượu cúng chồng và đãi họ hàng làng xóm, nàng đến ở cùng người chồng mới.
*
Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ xách khăn gói trở về quê hương. Chàng không có vẻ gì khấm khá hơn trước. Chàng chỉ ôm một hy vọng là được gặp lại người vợ yêu. Nhưng vườn cũ nay đã thuộc về chủ mới. Chàng lẩm bẩm: – “Thế là hết. Bởi số cả!”.
Việc người đàn ông đột ngột trở về làm cho mọi người ngơ ngác. Nhất là đôi vợ chồng mới cưới không còn biết ăn nói làm sao bây giờ. Người đàn bà xấu hổ không dám gặp mặt. Nhưng người chồng cũ đã tìm đến họ và an ủi họ.
– Tôi đi vắng lâu quá. Cái đó hoàn toàn là lỗi ở tôi. Nàng xử sự như thế rất đúng. Tôi chỉ cần về gặp nàng một chút. Thế là đủ. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi này mãi mãi.
Mặc dầu người vợ nài nỉ hết sức, mặc dầu người chồng mới xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết dứt áo ra đi. Chàng không nỡ phá hạnh phúc của họ. Mà chàng cũng không có gan đi đâu xa vì không thể quên được vợ cũ. Băn khoăn dằn vặt hành hạ tâm trí chàng. Đầu óc rối như mớ bòng bong. Chàng nghĩ đến cái chết và trong một lúc cuồng loạn, chàng tự treo cổ lên cây đa đầu làng.
Cái chết kinh khủng đó như một tiếng sét nổ vào đầu người đàn bà. Nàng cảm thấy chính mình là thủ phạm gây ra cái chết của người chồng cũ. Tại sao ta chờ chồng được bảy năm trời mà không ráng chờ thêm ít lâu nữa? Tại sao thấy chồng trở về, ta không dám giáp mặt? Nàng không tự chủ được nữa. Tất cả những câu hỏi như lên án một cách âm thầm nhưng kịch liệt trong đầu óc nàng.
Thế rồi buổi sáng hôm sau, trong khi người ta sắp sửa cất đám người đàn ông bạc mệnh thì người ta lại hoảng hốt kéo nhau đi vớt tử thi người đàn bà dưới cái ao bên cạnh nhà.
Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ, trở nên như người mất trí. Hai cái chết đánh mạnh vào đầu óc mọi người, riêng đối với chàng chưa bao giờ có một sự xúc động dữ dội đến như thế. Chàng luôn miệng kêu to: – “Tại sao ta cố ý cướp vợ của người khác!”. Rồi một hôm, sau khi đem hết gia sản chia cho họ hàng và cúng vào chùa, chàng uống thuốc độc tự tử.
Lúc xuống đến thế giới bên kia, cả ba người đều được đưa tới trước tòa án của Diêm vương để định công luận tội. Tất cả mọi người một khi đã đến đây đều phải khai rõ sự thật.
Theo lời khai của người chồng cũ thì chàng không thể nào xa lìa vợ cũ. Chàng sở dĩ chết ở làng là chỉ mong luôn luôn được gần gũi nàng. Người chồng mới cũng khai rằng chàng có cảm tình rất sâu xa đối với người vợ mới mặc dầu mới chính thức lấy nhau chỉ có ba tháng. Khi Diêm vương hỏi tình của chàng đối với người vợ cũ như thế nào thì chàng giơ ngón tay so sánh rằng một bên mười, một bên chưa được một. Đến lượt người đàn bà thì nàng thú thật rằng cái tình của nàng đối với chồng cũ choán một chỗ rộng rãi trong lòng mình, đồng thời đối với người chồng mới, nàng cũng không thể nào quên được tình cảm nồng nhiệt của chàng.
Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế.
Thiết bị mầm non hà vũ
Chuyện chàng Lút
Chuyện chàng lút
Chuyện chàng Lút. Ở làng nọ có anh chàng Lút bị hủi ăn từ đầu đến chân. Trông người xấu xí, hom hem như sắp chết đến nơi rồi. Trong làng chẳng ai thèm lui tới chơi với Lút. Kẻ khinh anh nghèo đói, người sợ lây bệnh tật của anh. Tuy vậy, hàng ngày anh Lút vẫn cố lê ra suối đi câu cá. Anh đi câu xa, mãi tận chỗ thác nước chảy rì rào, trắng xoá dưới chân suối trúc.
Kể chuyện bé nghe “Hoàng tử chăn lợn”
Hôm ấy, câu hồi lâu, anh Lút bắt được hai con cá trắng tinh, trông như bạc đúc vậy. Anh để cá trên tảng đá anh đang ngồi câu. Lút đang chăm chú nhìn cần câu, thì có hai con quạ băng ngang qua quắp mất hai con cá đem đi tận chỗ xa, nơi đầu ngọn suối.
Chuyện chàng Lút. Có một đoàn cô gái đi xuống suối. Các cô đi rừng về. Vai cô nào cũng nặng trĩu những gùi củi đầy. Các cô đặt gùi xuống nghỉ, lội xuống suối tắm. Thân mình các cô mềm mại như tàn lá chuối, thon thon như cây lau, cây lách, đẹp rạng rỡ như ánh mặt trời .Tắm xong ai nấy lên bờ sửa soạn ra về. Chỉ còn lại hai chị em cô nọ đang nghịch nước suối reo ồ ồ, nước thác chảy trắng phau. Hai chị em lên bờ, sửa soạn ra về. Bỗng hai cô gái thấy hai con cá bạc bé như sợi lá thông, nhấp nháy như cọng cỏ chỉ. Hai cô bèn nhặt lên, giấu cá trong gùi mang về nhà, không cho cha mẹ biết. Hai cô lén mang cá ra nướng ăn.
Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai cô ngạc nhiên thấy bụng to hẳn lên: hai cô đã có mang. Hai cô lo lắng quá, khóc lóc tỉ tê với mẹ:
– Mẹ ơi! không biết làm sao mà hai con khốn khổ ra thế này? Hai con có tội với cha mẹ, xấu hổ với bà con xóm làng lắm .
Chẳng kịp hỏi đầu đuôi ra thế nào, bà mẹ lớn tiếng nhiếc mắng hai cô thậm tệ:
– Bay là đồ gái hư, gái thối! Bay là quân sống nhuốc, sống nhơ! Ðừng có làm trò bêu danh, xấu tiếng cho nhà tao! Hai cô tìm lời giãi bầy nỗi oan với mẹ:
– Mẹ ơi! Ðêm nào hai con cũng ngủ ở nhà với mẹ: Các con có dám đi ngủ lang ngủ chạ với ai đâu
Bà mẹ lại lồng lên nhiếc móc ầm ĩ:
– Liệu bề khai thật ra, thì may ra tao còn tìm cách… Không thì hãy cút xéo đi!
Hai cô nghĩ ngợi một chốc, se sẽ nói tiếp:
– Mẹ ạ! Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có hai con cá trắng lọt được vào nhà ta thôi!
Sau hai chị em sinh được hai cô gái rất xinh đẹp. Bố mẹ hai cô bèn cho mời cả dân làng lại.
Trai tráng khắp nơi lục tục kéo đến. Ai nấy đều khoác chăn, mang gùi đến để cho hai đứa bé nhận mặt, xem thử ai là cha của chúng. Nhưng hai đứa trẻ không nhận ra ai cả. Bố mẹ hai cô lấy làm thất vọng. Bỗng họ sực nhớ ra còn anh chàng Lút nữa, anh chàng nghèo khổ bệnh tật mà chẳng có ai nhớ tới. Bà mẹ bèn gọi người nhà ra bảo:
-Phải đi gọi ngay thằng Lút đến đây! Mau lên!
Một chốc, chàng Lút què lò dò tới, Lút vừa bước tới chưa kịp ngồi, hai đứa bé đã chạy ùa ngay lại. Hai đứa reo ầm lên:
– Bố ơi, Bố! Ðúng là bố các con đây rồi. Bố gùi con trên lưng, bố cõng con trong chăn đây rồi!
Dân làng ai cũng trố mắt nhìn về phía hai cô gái. Dần dần người ta lặng lẽ bỏ ra về. Hai người tan lòng nát ruột thấy mình buộc phải làm vợ của anh chồng hủi. Hai cô khóc nức nở.
– Trời ơi là trời! Chân anh què, làm sao anh đi rừng cho được! tay anh cụt, làm sao anh phát rẫy cho nên! Miệng anh hủi, làm sao anh khấn vái cúng thần!
Bố mẹ bắt vợ chồng con cái anh Lút phải dọn ra ở riêng. Chẳng ai cho họ ở trong làng nữa. Nhà ở của họ chỉ là túp lều con lẻ loi, chỉ là một cái chòi bằng lá sơ sài! Họ chẳng có cơm ăn, chẳng có thuốc hút. Mẹ con đi phát một cái rẫy bé tí ti. Còn anh què phải ở lại nhà.
Ngày ấy, hai chị vợ đi làm rẫy vắng, Thừa cơ, có con khỉ xấu bụng đến tìm cách lừa gạt anh Lút. Khỉ mình ướt đẫm mồ hôi, vừa thở phều phào có vẻ mệt nhọc và nói:
– Anh Lút ơi! Chị dặn anh dán cho chị một đĩa trứng, nấu một nồi đầy cơm cho tôi ăn đấy. Tôi đi giúp hai chị đốt rẫy về đây, đói lắm rồi!
Tin lời khỉ, anh Lút nấu cơm cho nó ăn. Khỉ chén sạch nhẵn cả cơm lẫn trứng rồi bỏ đi. Chiều đến hai chị vợ đi làm về, bụng đói meo, nhưng nhà chẳng còn lấy một quả trứng, một hạt gạo! Anh Lút khổ sở bị hai chị vợ la cho một trận. Vợ con không tin anh nữa, cho anh chàng là người ăn gian nói dối…
Hôm sau, hai chị vợ lại lên rẫy đi làm. Nghĩ đến chuyện khỉ lừa, anh Lút căm tức anh ách trong bụng. Lần này, anh lo sắp sẵn những sợi dây thừng thật chắc để làm bẫy, giăng sẵn quanh nhà. Quen hơi ,khỉ lại mò đến. Anh Lút vừa ân cần ra mời khỉ vào, vừa nghĩ thầm trong bụng: “Mày lại muốn giở trò gì nữa chăng?” khỉ vừa bước đến gần nhà bị vướng phải bẫy ngay. Hắn ta nghĩ bụng phen này chắc chết quá nên rối rít van lạy anh Lút:
– Anh Lút ơi! Xin anh đừng giết em. Nếu anh muốn tạ tội chiêng đồng, chiêng thau gì em cũng xin nộp.
Anh Lút lắc đầu:
– Tao không thèm chiêng!
– Em xin tạ tội anh một con trâu mộng vậy.
Anh Lút lại lắc đầu:
– Tao cũng không cần trâu!
– Em xin nộp anh bao nhiêu lúa cũng được.
– Lúa tao cũng không cần!
Lưỡng lự một lát khỉ buột mồm:
-Thì em xin truyền lại cho anh phép bùa quý vậy.
Lút gật đầu:
– Thế thì được!
Anh Lút bèn gỡ bẫy, vòng dây thắt ngang bụng khỉ. Tuy vậy, anh vẫn đề phòng thói tráo trở của chú khỉ tinh ranh, anh vẫn nắm chắc một đầu dây, không bao giờ buông ra. Khỉ về nhà kì kèo xin vợ lá bùa phép cất kỹ trên sàn. Khi dùng bùa, anh Lút đọc câu thần chú: “Bùa hãy hoá phép cho ta đi! Hãy giúp ta trừ được bệnh hủi. Ta sẽ đánh chiêng mừng…”
Trong giây lát Lút khỏi hẳn bệnh hủi. Mình mẩy trơn tru, da dẻ hồng hào tốt tươi. Bấy giờ Lút đọc tiếp thần chú. Muốn chiêng, có chiêng. Muốn ché, có ché. Muốn trâu, có trâu.
Nhà chàng Lút bấy giờ xinh đẹp như bức gỗ chạm, trong làng vang lên lời ca ngợi nhà cửa xinh đẹp của anh. Lút có phép lạ:
Nhà anh đẹp như ché
Nhà anh khoẻ như chiêng
Nhà anh thẳng liền như tre
Nhà anh khoe màu huệ
Từ nay trở đi anh Lút trở nên một con người giầu có xinh đẹp. Trong nhà không thiếu thứ chi. Người ta lui tới thăm chơi chật trong chật ngoài như ngày hội.
Nhà Lút ở trên ngọn suối. Nhà bố mẹ vợ ở dưới đuôi suối. Bà ta đi múc nước, nhưng nước bị thối mùi tre ngâm!
Bà lội lần mé trên tìm xem thử có ai sục mà nước vẫn đục lên như thế. Bà thấy một bầy vịt đang hụp lặn tắm dưới suối.
Mụ hỏi mấy đứa bé ở đấy:
– Vịt nhà ai nhiều vậy các em?
– Vịt ấy là vịt của ông. Lợn ấy cũng là lợn của ông. Trâu ấy cũng là trâu của ông…
Mụ già nghe mấy đứa bé nói sốt ruột:
– Nhưng ông nào mới được?
– Ông Lút đấy mà, bà không biết à?
Nghe nói, bà mẹ đâm ra sửng sốt, suýt nữa đánh rơi vỡ mấy bầu đựng nước!
Bà mẹ bèn đi ngược dòng, để tìm xem cho được nhà của anh Lút. Bà đi đến nơi, nhưng anh chàng không ra mở cửa. “Xưa kia bà chẳng xua đuổi vợ chồng chàng như đuổi tà là gì?”. Ngay lúc đó, trời đổ mưa to, giông bão đầy trời.
Một hồi sau, nghĩ thương bà già bị mưa gió sấm sét, sẽ rét mướt nguy hiểm. Lút ra mở cửa.
Thấy bà mẹ vợ đã biết lỗi, vợ chồng anh Lút cũng quyên chuyện cũ. Anh chị làm lễ mừng, mời ông bà lên nhà ăn uống, vui chơi với con cháu.
Từ đấy, ai ai cũng trầm trồ khen vợ chồng anh Lút giầu có, ăn ở tốt bụng với bà con dân làng.
Sự tích cái chổi
Sự tích cái chổi
Sự tích cái chổi. Ngày xưa ở trên cung điện nhà trời có một người đàn bà nấu ăn rất khéo tay. Bà chế những món bánh trái tuyệt phẩm, làm những thức ăn ngon đến nỗi chỉ nếm qua một miếng là không thể nào quên được. Cho nên Ngọc Hoàng thượng đế cho bà chuyên trông nom công việc nấu ăn cho mình ở thiên trù. Nhưng bà lại hay ăn vụng và tham lam.
Kể chuyện bé nghe “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
Lệ nhà trời những người hầu hạ đều có thức ăn riêng, nhất thiết không được đụng chạm đến ngự thiện, dù là Ngọc Hoàng ăn thừa cũng vậy. Nhưng luật lệ đó không ngăn được những người đang sẵn thèm khát. Người đàn bà vẫn tìm đủ mọi cách để làm cho kho thức ăn của nhà Trời hao hụt.
Tuy đã quá tuổi xuân, bà ta lại yêu một lão vốn chăn ngựa cho thiên đình. Đời sống của những người chăn ngựa thì ở cõi trời cũng như cõi đất đều cực khổ không kém gì nhau. Ông ta thích rượu và từ khi gặp người đàn bà này lại thèm ăn ngon. Bà ta say mê ông tưởng trên đời không còn có gì hơn được. Mỗi lúc thấy người đàn ông đó thèm thức ăn, đồ uống của nhà Trời, bà ta không ngần ngại gì cả. Đã nhiều phen bà lấy cắp rượu thịt trong thiên trù giấu đưa ra cho ông. Và cũng nhiều phen bà dắt ông lẻn vào kho rượu, mặc sức cho ông bí tỉ.
Một hôm, Ngọc Hoàng thượng đế mở tiệc đãi quần thần. Bà và các bạn nấu bếp khác làm việc tíu tít. Chỉ vào chập tối, các món ăn đã phải làm đầy đủ. Rồi khi ánh nguyệt của đêm rằm sáng lòa là mọi người bắt đầu vào tiệc. Nhưng giữa lúc cỗ đang bày lên mâm thì từ đàng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa hát. Bà biết ông tìm mình. Bà lật đật ra đón và đưa giấu ông ta vào phía góc chạn. Bà đưa cho ông mấy chén rượu, thứ rượu ngon nhất của thiên tào rồi trở ra làm nốt mẻ bánh hạnh nhân.
Người đàn ông đó mới đi tắm ngựa ở bến sông về. Bưng lấy bát cơm hẩm, ông sực nhớ đến rượu thịt bây giờ chắc đang ê hề ở thiên trù, nên vội lẻn đến đây. Trong bóng tối, ông nuốt ực mấy chén rượu lấy làm khoái. Chén rượu quả ngon tuyệt, hơi men bốc lên làm ông choáng váng. Ông bỗng thèm một thức gì để đưa cay. Trong bóng tối, trên giá mâm đặt ở gần đó có biết bao là mỹ vị mùi thơm phưng phức. Đang đói sẵn, ông giở lồng bàn sờ soạng bốc lấy bốc để…
Khi những người lính hầu vô tình bưng mâm ngự thiện ra thì bát nào bát ấy đều như đã có người nào nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ. Tiếng quát tháo của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Bữa tiệc vì thế mất vui.
Người đàn bà nấu bếp cúi đầu nhận tội. Và sau đó thì cả hai người cùng bị đày xuống trần, làm chổi để phải làm việc luôn tay không nghỉ và tìm thức ăn trong những rác rưởi dơ bẩn của trần gian. Đó là tội nặng nhất ở thiên đình.
Lâu về sau, thấy phạm nhân bày tỏ nông nỗi là phải làm khổ sai ngày này qua tháng khác không lúc nào ngơi tay, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho họ được nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết nguyên đán.
Bởi vậy đời sau trong dịp Tết nguyên đán, người ta có tục lệ kiêng không quét nhà. Người Việt Nam chúng ta có câu đố về cái chổi “Trong nhà có một bà hay la liếm” mô tả thần tình động tác quét nhà nhưng trong đó chắc còn có ngụ ý nhắc lại sự tích của cái chổi.
Công chúa liễu hạnh
Công chúa Liễu Hạnh
Ngày xưa, vào năm Thiêu Hựu, đời Hậu Lê (1557) ở thôn An Thái, làng Vân Cát, huyện Vụ Bản, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay, có một gia đình nhà họ Lệ Phu nhân Lê Thái Công mang thai gần đến kỳ sinh nở, mắc phải bệnh suy nhược, chỉ thích ăn toàn là hoa quả, không có thuốc men nào chữa khỏi.
Kể chuyện bé nghe “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”
Một hôm, có một vị đạo sĩ đến ra mắt, xin chữa bệnh cho phu nhân. Trước bàn thờ, người đạo sĩ này đọc mấy câu thần chú, rồi vứt chiếc búa ngọc xuống đất. Ông Lê Thái Công bỗng ngã ra bất tỉnh, rồi thấy mình được đưa lên Thiên Đình. Tại đây, Thái Công thấy mình dự một bữa tiệc lớn, do Ngọc Hoàng khoản đãi. Ông thấy Công Chúa Quỳnh Nương lỡ tay làm rơi chén ngọc, bị đày ải xuống trần gian.
Khi Thái Công tỉnh dậy, thì hay tin là phu nhân vừa hạ sinh được một cô con gái. Thái Công sung sướng đặt tên con là Giáng Tiên.
Lớn lên, Giáng Tiên càng xinh đẹp thêm, giỏi văn thơ, đánh đàn thổi sáo và soạn nhiều bài hát rất hay. Năm 18 tuổi, nàng kết duyên cùng Đào Lang, là con nuôi của một vị quan trí sĩ ở cùng làng.
Ba năm sau, vào ngày mồng 3 tháng 3, Giáng Tiên đột ngột từ trần. Người ta nói nàng là tiên trở về thượng giới. Tuy nhiên, Ngọc Hoàng thấy nàng chưa hết hạn đi đày, bắt nàng phải trở xuống thế gian. Lần này, nàng xuất hiện dưới lốt một vị nữ thần, đi theo là 2 ngọc nữ Quế Nương và Thị Nương. Theo lệnh thiên đình, 3 vị tiên nữ đã hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hóa.
Ba nàng tiên đã lập chỗ trú ngụ giữa một nơi phong cảnh kỳ tú của nước Việt. Chẳng mấy chốc, cả vùng đều biết tiếng các vị tiên nữ, vì những phép linh ứng của 2 nàng. Dân chúng tỏ lòng biết ơn, đã xây một ngôi đền thờ cạnh núi, để thờ phượng. Đền thờ này được gọi là đền thờ Công Chúa Liễu Hạnh.
Công Chuá Liễu Hạnh thường hiển hiện ban phúc lành cho dân gian. Triều đình nghe danh tiếng, đã phong tặng nàng làm Thượng Đẳng Phúc Thần.
Vào cuối đời Lê, có một vị lão quan 80 tuổi, một hôm nằm mộng thấy Công Chúa Liễu Hạnh đi giữa 2000 tiên nữ theo hầu, mang đến cho ông một chiếu sắc của Ngọc Hoàng. Trong giấc mơ, ông thấy Công Chúa Liễu Hạnh lên xe mây, có nhiều cờ xí lộng lẫy trùng điệp dẫn đường, và thấy có vô số nhạc công đi theo. Người ta đoán rằng Công Chúa đã mãn kỳ hạn ở trần gian, nay đã trở về trời.
Trong thời gian còn ở Thanh Hóa, Công Chuá Liễu Hạnh đã ngao du khắp nước Việt, nhất là ở Lạng Sơn. Nàng thường hay lui tới các thắng cảnh ở Kinh Đô. Có lần, nàng đã giả dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây, để họa thơ với danh sĩ Phùng Khắc Khoan cùng hai người bạn của ông họ Ngô và Lý.
Sau khi Liễu Hạnh về trời, hai tiên nữ Quế Nương và Thị Nương thường đứng ra làm trung gian cho dân chúng cầu xin đến Công Chúa. Dân gian tin tưởng Bà Chúa Liễu, lập đền thờ bà khá trọng thể ở Phủ Giầy, Nam Định, nơi nàng đầu thai. Dân cũng lập đền thờ Bà Chúa Liễu ở Phố Cát và Đền Sòng tại Thanh Hóa, nơi nàng xuống trần lần thứ hai.
Tại Hà Nội, có Đền Sùng Sơn ở đường Hàng Bột, thờ phượng bà Chúa Liễu. Hàng năm, đến ngày húy của Công Chúa Liễu Hạnh, người ta tưng bừng rước lễ, dân chúng đã đi trảy hội rất đông.
Sự tích hoa mai vàng
Sự tích hoa mai vàng
truyện ngu ngôn, truyen ngu ngon, sách giáo dục mầm non, giao duc mam non,mam non,truyen ke,phim hoat hinh, Terrabook, truyện kể bé nghe, các truyện kể bé nghe, tài liệu truyện kể bé nghe,
Cô gái nhỏ hóa thân thành cây hoa ở ngay ngôi đền, cứ đến Tết lại nở đầy hoa vàng…
Sự tích hoa mai vàng. Ngày xửa… Ngày xưa… Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé mới lên năm ấy đã lấy một gáo nước to dội luôn lên đầu ba ông.
Kể chuyện bé nghe “Cái bóng” phần 1
Kể chuyện bé nghe “Cái bóng” phần 2
Tro khói bốc lên mù mịt. Ông Táo già nhất vụt hiện ra nói:
– Cháu thương ta nhưng chưa hiểu ta. Lửa càng nóng, ta càng vui. Cháu mà dội nước thì có ngày ta bị cảm mất.
Từ đấy, cô bé không dội nước lên đầu ba ông Táo nữa. Nhưng ông Táo già thì thỉnh thoảng lại hiện lên trò chuyện với hai chị em cô bé trong chốc lát. Một hôm thương ông, cô em hỏi:
– Ông thích lửa thôi à? Ông còn thích gì nữa không?
-Có chứ! Năm sắp hết. ông phải về trời! Cháu bắt cho ông con cá chép ông cưỡi về Trời thì ông thích nhất. Cô bé liền rủ chị đi bắt cho bằng được một con cá chép về. Cô bỏ ngay vào bếp lửa rồi nói:
– Ông Táo ơi! Chúng cháu biếu ông con chép này đây!
Con cá chép vụt biến mất. Tối hăm ba Tết, quả nhiên hai chị em thấy ông hiện ra, sau đó cưỡi con cá chép như cưỡi ngựa, bay ra khỏi nhà và bay cao mãi lên trời… Bố cô bé là một người đi săn thú rất tài giỏi. Ông thường chỉ thích đi săn thú dữ. Ông bảo:
– Còn thú ác thì tôi còn đi săn cho kỳ hết!
Ông không muốn truyền nghề cho con mình, vì cả hai đều là gái. Nhưng cô em lại rất thích nghề của cha. Lên năm cô đã xin cha dạy cho mình đủ cả côn, quyền và đao kiếm. Cô tuy bé người nhưng nhanh nhẹn vô cùng, và về sức mạnh của đôi tay cô, người cha cũng phải kinh ngạc. Lên chín, cô đã hăm hở xin theo cha đi săn thú. Người mẹ và người chị lo lắng, nhưng cô bé đã thưa ngay:
– Con không giết được con mồi bằng một nhát như cha thì con đâm ba nhát, năm nhát, mẹ và chị cứ yên tâm.
Nói sao làm vậy, cô bé lần đầu theo cha đi săn đã giết ngay được một con lợn lòi rất hung dữ… Trong vùng bỗng xuất hiện một con quái đầu người mình báo. Bà con ai cũng lo lắng, khiếp sợ. Vì con quái vật chỉ thích ăn thịt người, nhất là thịt trẻ con. Người cha liền dẫn cô gái nhỏ đi tìm quái vật để giết. Người mẹ và chị can ngăn nhưng không được. Người cha bảo:
– Tôi chỉ cho nó đi theo để xem, còn diệt quái ác là việc của tôi, hai mẹ con đừng lo.
Hai cha con đi được mấy ngày thì có tin con quái đã bị người cha giết chết thật. Bữa hai cha con trở về, bà con trong vùng mang rượu, gà vịt đến làm cỗ ăn mừng. Cô gái nhỏ không quên đặt vào bếp lửa một con cá chép và khấn với ông Táo già:
– Chúng cháu xin gửi biếu ông con chép để thỉnh thoảng ông cưỡi đi chơi.
Ông Táo già lại hiện lên cám ơn cô bé và hỏi:
– Cháu thấy con quái có sợ không?
– Cháu chỉ thích được cha cháu cho cháu được cùng đánh với nó, nhưng cha cháu không chịu.
Người cha sau đó bỗng bị ốm nặng. Người mẹ và hai cô gái hết lòng chăm sóc. Bệnh người cha có đỡ, nhưng sức khỏe thì không còn được như trước nữa. Vài năm sau, ở vùng trong xa, bỗng xuất hiện một con quái cũng đầu người nhưng mình trăn. Con quái này có sức khỏe ghê gớm. Nó có thể quấn chết một con bò mộng chỉ trong chớp mắt. Nó lại cũng thích ăn thịt trẻ con và có thể ăn một lúc đến mấy đứa. Bà con vùng đó liền cử người ra mời cha con người đã giết con quái đầu người mình báo vào diệt quái giúp bà con. Người cha nhìn cô gái nhỏ của mình hỏi:
– Liệu con có nhận lời đi giúp bà con không?
Cô gái nhỏ liền đáp:
– Con xin cha mẹ và chị để cho con đi!
Người cha nói:
– Cha sẽ cùng đi với con, nhưng cha chỉ giúp con thôi. Lần này chính con phải lo diệt quái đấy. Người mẹ và chị càng lo lắng gấp bội.
– Ông ơi! Đường từ đây vào đó xa xôi cách trở. Quái thì dữ ác mà con bé thì mới mười bốn tuổi, tôi sợ lắm.
– Cha ơi! Cha và em nhận lời, rủi có chuyện gì thì mẹ và con làm sao sống nổi.
Cô gái nhỏ liền thưa:
– Mẹ và chị à, con tuy còn nhỏ nhưng con có đủ sức để diệt quái. Bà con đã ra nhờ lẽ nào mình lại từ chối. Mẹ và chị cứ yên lòng. Cha và con diệt xong quái sẽ trở về ngay.
Thấy không can ngăn được, người mẹ và chị đành lo chuẩn bị mọi thứ cho hai cha con lên đường. Trước đó người mẹ đã may áo mới cho hai con ăn tết, bây giờ bà liền hỏi cô gái nhỏ:
– Con muốn mẹ nhuộm áo cho con màu gì?
Cô bé nhìn ra ngoài đồi núi, rồi đáp:
– Con rất thích màu vàng!
Người mẹ liền giã nghệ nhuộm cho con một màu vàng thật tươi. Ngày lên đường, cô bé mặc chiếc áo vàng, nhìn càng khỏe, càng đẹp. Cô nói với mẹ và chị:
– Diệt xong con quái lúc về con sẽ mặc áo này cho mẹ và chị nhận ra được con ngay từ xa…
Trước khi đi cô gái cũng không quên khấn chào ông Táo đá núi và hứa:
– Cháu sẽ trở về kể chuyện diệt quái cho ông nghe.
Ông Táo liền hiện ra nói:
– Chúc hai cha con mau trừ được quái. ông sẽ chờ ngày trở về…
Hai cha con đi ròng rã hơn một tháng trời mới vào đến nơi có con quái đầu người mình rắn. Nghỉ ngơi được dăm ba ngày, hai người liền đi tìm quái để diệt. Hai cha con đánh nhau với nó hai ngày liền mà không diệt nổi. Sức của người cha thì cứ yếu dần. Cô bé liền thưa với cha:
– Cha ơi! Ngày mai cha cứ để cho con bám sát nó. Con sẽ đâm một con dao găm chặt đuôi nó vào thân cây này, đâm một con dao cắm chặt mình nó vào thân cây khác. Nó không quăng mình đi được thì ta sẽ lựa thế mà chặt đầu nó đi. Người cha biết cách đánh đó hay nhưng rất nguy hiểm.
Tin vào tài nghệ của con, ông gật đầu:
– Được! Nhưng con phải đề phòng cẩn thận nếu nó dứt được đuôi ra.
– Cha cứ yên tâm.
Ngày hôm sau theo cách đánh ấy, hai cha con quả đã diệt được quái. Nhưng trước khi chết nó đã quẫy mạnh một cái, dứt được cái đuôi ra khỏi mũi dao. Sau đó nó liền cuốn ngay lấy người cô bé. Cô bé vừa chặt được cái đầu con quái thì cũng bị con quái quấn gẫy cả xương mềm nhũn cả người. Thấy con gái yêu của mình chết, người cha buông rơi cả thanh kiếm, chạy đến đỡ lấy xác con. Bà con trong vùng cũng vừa chạy đến. Họ đem xác cô gái về chôn cất rồi lập đền thờ. Nhưng cô gái đâu chịu chết như vậy. Vì cô biết rằng cha mẹ chị mình cùng bà con vùng trong, vùng ngoài đều yêu quý mình, mà cô cũng yêu quý và muốn sống với họ. Cô xin thần Đất giúp cô biến thành một con chim lông vàng rực rỡ, một con chim chưa ai thấy bao giờ rồi bay về quê nhà xin gặp ông Táo đá núi:
– Ông ơi! Cháu bị con quái quấn chết. Nhưng cháu mà chết thì mẹ cháu, chị cháu làm sao sống nổi. Vậy đêm nay hăm ba Tết, ông có về trời ông hãy tâu với trời cho cháu sống lại…
Ông Táo đá núi liền hứa:
– Được, ông sẽ tâu giúp cho cháu…
Con chim lông vàng rực rỡ liền bay xuống chỗ mẹ và chị đang ngồi, kêu lên mấy tiếng rồi bay đi. Cũng vừa lúc đó người mẹ và chị biết tin là cô gái nhỏ đã không còn nữa. Bà mẹ ngã ra chết giấc bên bếp lửa. ông Táo đá núi liền đưa hai bàn tay ấm nóng áp vào trán cho bà tỉnh lại và nói ngay:
– Bà cứ yên tâm. Đêm nay về trời, tôi sẽ xin trời cho cháu sống lại.
Hai mẹ con nghe nói mừng quá liền sụp xuống lạy tạ ơn. Ông Táo đi tối hăm ba thì tối hăm tám ông trở về hạ giới. ông nói với hai mẹ con:
– Trời rất thương cô bé nhưng cháu chết đã quá ngày, xin sống lại quá chậm. Vì vậy trời chỉ có thể cứu cho cháu mỗi năm sống lại được chín ngày.
Hai mẹ con nghe nói vừa buồn nhưng cũng vừa mừng. Thôi cứ được trông thấy con, thấy em trong giây lát cũng đã đỡ khổ rồi. Huống gì lại được thấy đến chín ngày. Bà mẹ liền hỏi:
– Ông ơi! Bao giờ thì cháu sống lại được?
– Tùy hai mẹ con cứ cầu trời sống từ ngày nào, trời sẽ cho ngày ấy.
– Vậy nhờ ông xin cho cháu sống lại ngay đêm nay!
– Đêm nay thì chưa được, sớm nhất là phải từ đêm mai!
– Vâng, ông xin cho cháu sống lại từ đêm mai vậy!
Hai mẹ con suốt đêm hôm ấy cứ thức mãi. Cả ngày hôm sau, hai mẹ con đều chẳng muốn làm gì. Chỉ mong cho trời chóng tối. Chờ mãi rồi trời cũng tối thật. Hai mẹ con hồi hộp đợi, không biết con mình, em mình sẽ sống lại trở về như thế nào. Định khấn gọi ông Táo thì bỗng nghe ngoài cổng có tiếng gọi:
– Mẹ ơi! Chị ơi!
Hai mẹ con vụt chạy ra và thấy đúng là cô gái nhỏ đã trở về. Trong chiếc áo vàng vẫn sáng lên nhìn rất rõ. Ba mẹ con ôm nhau khóc như mưa. Ngày hôm sau người cha cũng từ vùng trong trở về. Dọc đường thương con, thương vợ ông chưa biết sẽ nói gì cho vợ và con ở nhà đỡ khổ. Không ngờ khi về đến nhà đã thấy cô gái nhỏ đang nằm ngủ bên cạnh mẹ và chị. Ông dụi mắt tưởng là con bé nhà ai đến chơi. Khi biết cô gái nhỏ đã được sống lại, trở về ông liền ôm chầm lấy con và cứ để cho nước mắt chảy dài trên má.
Cô gái nhỏ ăn Tết với cha mẹ và chị đúng chín ngày. Trong chín ngày đó, cô gái nhỏ dành làm hết mọi công việc để giúp cha mẹ, giúp chị. Nhưng cả nhà lại không muốn cô gái làm việc gì. Trong chín ngày, họ sống bù cho cả một năm sắp phải xa nhau. Đến đêm thứ chín trời vừa tối, cô bé vừa kịp ôm lấy cha, mẹ và chị để chào ra đi thì người cô bỗng cứ mờ dần như sương khói rồi biến mất. Cả nhà buồn rầu, thương nhớ cô gái nhỏ vô cùng. Nhưng nghĩ đến chuyện Tết năm sau, cô sẽ về, mọi người lại ôn ủi nhau, lại kiên nhẫn chờ đợi… Và năm sau, cũng vào chiều hai chín Tết, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về ăn Tết với gia đình rồi đến tối mồng Bảy lại ra đi…
Năm nào cũng thế. Nghe chuyện lạ, người vùng trong liền cử người ra mời cả gia đình vào sinh sống trong đó để bà con được trả ơn và gặp lại cô gái nhỏ đã giúp bà con diệt được con quái đầu người mình trăn. Thấy sức người cha đã suy yếu, cả nhà bàn với nhau và nhận lời. Từ đấy hàng năm, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về sống chín ngày cuối năm, đầu Xuân với cha mẹ, với bà con vùng trong. Khi cha mẹ và chị đều mất cả, cô gái không về nữa. Cô hóa thành một cây hoa ngay ở ngôi đền bà con đã dựng lên để thờ cô. Cây ấy hầu như cả năm chỉ có lá, nhưng cứ vào khoảng gần Tết, hoa lại nở đầy. Hoa màu vàng tươi như màu áo của cô gái nhỏ ngày trước.
Hoa vui Tết với bà con khoảng chín mười ngày rồi rụng xuống đất, biến mất để năm sau lại trở về. Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây Mai Vàng. Ngày Tết ở miền Trung và ở Nam Bộ, bà con thường mua một cành mai vàng về cắm trên bàn thờ ông bà. Họ tin rằng, có cành mai vàng vừa đẹp nhà vừa vui Tết lại vừa có thể xua đuổi được hết các loài ma quái trong suốt cả năm.