Archive
Đại bàng và chim sẻ
Đại bàng và chim sẻ
đại bàng và chim sẻ các đại bàng và chim sẻ cách đại bàng và chim sẻ đọc truyện đại bàng và chim sẻ chim đại bàng ăn gì nuôi chim đại bàng chim đại bàng việt nam chim đại bàng khổng lồ chim đại bàng săn mồi
Kể chuyện bé nghe “Bác làm vườn và gia chủ”
Đại bàng và chim sẻ. Chuyện kể về một con đại bàng huênh hoang hợm hĩnh. Gặp bất cứ con chim nào, đại bàng cũng khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim. Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, sẻ con đã thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nghìn lần.
Ở khu rừng nọ có một con đại bàng huênh hoang hợm hĩnh. Gặp bất cứ con chim nào, đại bàng cũng khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim, rằng nó khỏe nhất, kêu to nhất, bay cao nhất .
Một hôm, đại bàng tập hợp tất cả các loài chim lại và lên giọng thách thức:
– Hỡi các loài chim, trong các người có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, bay cao cùng ta không nào?
Cả bầy chim sợ hãi nhìn nhau chẳng dám ho he một tiếng. Thấy thế đại bàng càng được thế:
– Ta bất chấp tất cả các ngươi đấy.
Lúc ấy, một chú sẻ con bèn lên tiếng:
– Bác đại bàng ơi, thi ăn nhiều, kêu to với bác thì chúng em chẳng dám rồi, nhưng thi bay cao với bác thì em cũng thử một lần xem sao.
Cả đại bàng lẫn các loài chim khác đều sửng sốt ngoảnh lại nhìn chim sẻ nhưng nó không hề nao núng.
Cuộc thi bắt đầu. Ðại bàng vỗ cánh bay lên. Khi đã bay cao hơn cả những ngọn cây cao nhất, đại bàng liền gọi :
– Ê, sẻ con chết rấp ở đâu rồi?
Lúc ấy sẻ bay lên đầu đại bàng, đáp :
– Em đây, bác cứ yên tâm, em không bỏ cuộc đâu.
Ðại bàng cố sức bay cao lên nữa. Khi cao hơn cả những đỉnh núi mù sương, đại bàng lại cất tiếng gọi:
– Thế nào, sẻ con, vẫn theo ta được đấy chứ?
Chim sẻ lại bay lên trả lời:
– Vâng, em vẫn cố theo bác đây. Chừng bác mệt rồi sao mà bay chậm thế?
– Ðời nào!
Ðại bàng nói hổn hển rồi bay ngược lên cao cao mãi, lần này đại bàng đã ở trên cả những đám mây trắng xóa. Nó tin là sẻ con chẳng thể nào bay lên tầng cao này được. Ðôi cánh đã mỏi rã rời. Cổ và đầu nặng trĩu, đại bàng nói chẳng ra hơi.
– Sẻ con đã chịu thua ta rồi chứ ?
– Chưa đâu, em vẫn ở trên đầu bác đây này .
Giọng sẻ con vẫn lanh lảnh.
Ðại bàng quyết không chịu thua chim sẻ, nó lấy hết sức tàn rướn lên cao nhưng không được nữa. Ðại bàng tắt thở. Từ trên cao nó rơi thẳng xuống vực như một hòn đá vậy. Khi ấy, sẻ con chỉ việc xòe cánh ra từ từ hạ xuống giữa các loài chim đang nóng lòng chờ tin cuộc đọ sức. Chúng không hiểu sẻ con có mưu mẹo gì mà thắng được đại bàng vốn bay cao nhường ấy. Chỉ có mỗi một con sẻ con khác là trông thấy lúc cuộc thi bắt đầu, sẻ con đã đậu ngay trên lưng đại bàng. Thì ra đại bàng đã mất công chở chim sẻ trên lưng mà không biết. Mỗi lần đại bàng cất tiếng hỏi, sẻ con lại từ lưng đại bàng bay lên đáp lời, thành thử nó chẳng mất tí sức nào.
Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, sẻ con đã thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nghìn lần.
Đọc truyện cổ tích hay nhất trên thiết bị mầm non hà vũ
Chiếc cầu phúc đức
Chiếc cầu phúc đức – Truyện cổ Việt Nam
Chiếc cầu phúc đức
chiếc cầu phúc đức tài liệu chiếc cầu phúc đức xem chiếc cầu phúc đức download chiếc cầu phúc đức chuyện chiếc cầu phúc đức đọc truyện chiếc cầu phúc đức sao phúc đức phúc đức là gì phúc đức tại mẫu
>>> Sự tích cái chổi
>>> Chuyện chàng Lút
>>> truyện cổ tích Sự tích ông đầu rau
Chiếc cầu phúc đức – Truyện cổ Việt Nam
( Chiếc cầu phúc đức) Ngày xưa có anh chàng chuyên sống về nghề ăn trộm. Trong nhà còn có mẹ già phải nuôi. Tuy có lúc được nhiều, có lúc được ít, nhưng trong nhà không bao giờ có của để dành. Hai mẹ con chàng thường phải chịu bữa ăn, bữa nhịn.
Một hôm, nhân ngày giỗ cha, mẹ chàng ôn lại cho chàng nghe cuộc đời của ông và cha chàng xưa kia.
Xưa kia ông nội của chàng cũng làm nghề ăn trộm, có đêm kiếm được những món đáng bạc chục, bạc trăm, vậy mà khi nhắm mắt xuôi tay cũng không để lại cho cha chàng được chút gì.
Rồi đến đời cha chàng. Lớn lên, không biết chọn nghề gì khác tốt hơn, cha chàng lại nối nghề ông cụ, đến đêm lại đi rình mò hết làng trên đến xóm dưới, mà cũng không bao giờ kiếm được nổi hai bữa cho hai vợ chồng và đứa con. Rồi cha chàng chết đi cũng không có gì để lại. Nay đến đời chàng, lao theo cái nghề này đã gần hai chục năm rồi mà tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Đã vậy, chàng cũng không tìm được nổi một người vợ, mặc dầu đã gần bốn chục tuổi đầu.
Ôn lại đời cha ông xưa và nhìn cuộc đời mình chàng không khỏi thấy ngán ngẩm.
Một đêm, chàng đến rình nhà ông thầy đồ ở xóm bên, định ăn trộm cái thủ lợn mà một nhóm học trò mang đến biếu. Rình mãi tới khuya, ông thầy vẫn chưa đi ngủ, ông đọc hết trang sách này tới trang sách khác. Chợt ông thầy đọc tới câu: “Tích thiện chi gia tất hữu dư hương; tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương”. Chàng bụng bảo dạ: “Phải chăng ông cha ta làm nghề thất đức nên để khổ nhục lại cho tả” Rồi tự đáp: “Phải, quả thật đúng như vậy”. Đoạn chàng chạy một mạch về nhà, quyết từ nay bỏ nghề ăn trộm.
Sáng hôm sau, chàng vác búa vào rừng hái củi mang ra chợ bán. Công việc thật là vất vả, hái được một gánh củi chàng phải đổi một bát mồ hôi mới kiếm được một món tiền mua gạo, nhưng chàng thấy yên tâm hơn mọi ngày. Tuy vậy, đi đến đâu, chàng cũng nghe tiếng người xì xào: “Cẩn thận đấy! Cái thằng ba đời ăn trộm đã đến kia!”. Cái tiếng “ba đời ăn trộm” làm cho chàng buồn bã. Chàng nghĩ: “Từ nay ta phải làm những việc gì phúc đức họa may mới xóa được mấy tiếng đó”.
Một ngày mùa hạ, trời mưa to nước lũ tràn về. Chàng đem củi đi chợ bán, vì nước lũ tràn về nhanh quá, không thể lội qua sông như mọi hôm được. Hàng trăm người ùn lại vì chưa có đò, mặt trời đã khuất sau rặng núi, mà mọi người vẫn loay hoay ở bờ sông.
Chàng bèn nghĩ tới việc bắc một cái cầu. Đêm ấy, ngủ lại bến sông cùng với nhiều người khác, chàng đem chuyện bắc cầu ra hỏi bà con, nhiều người nói:
– Đó là một điều phúc đức được muôn ngàn người nhớ ơn. Trước đây cũng đã có người làm nhưng rồi lại bỏ dở…
Sáng hôm sau, nước rút, chàng lội sông về nhà, tới nhà, chàng đem ý định bắc cầu ra hỏi ý kiến mẹ. Mẹ chàng rất vui và giục chàng dốc sức bắc cầu!
Từ đó, cứ sáng chàng lên rừng chặt cây; chiều ra sức chuyển gỗ; trưa cố hái thêm một gánh củi để về cho mẹ đi chợ. Chàng làm việc quên ngày tháng. Buổi chặt cây, buổi chuyển gỗ, buổi bắc cầu, không bao lâu đã bắc được hơn chục sải cầu. Công việc còn nhiều nặng nhọc vì con sông rộng gần hai trăm sải. Vì ăn đói mà làm nhiều nên chàng bị kiệt sức. Một hôm đói quá chàng nằm lăn ra mê man ở đoạn cầu đang làm dở. Những người đi qua xúm lại cứu chữa, nhưng chàng vẫn chưa hồi tỉnh.
Giữa lúc ấy có một viên quan võ đi đến, thấy một đám đông đang xúm quanh một người nằm sõng soài, viên quan xuống ngựa đến gần hỏi chuyện. Mọi người cho biết đây là anh chàng bắc cầu làm phúc đang làm thì vì mệt quá mà lăn ra ngất đi… Viên quan liền mở túi lấy thuốc cho chàng uống. Được một lúc, chàng bắc cầu tỉnh lại, mọi người tản dần ra về, viên quan ngồi lại bên chàng ân cần hỏi chuyện. Chàng thật thà kể hết cho ông nghe cuộc đời của mình và nói rõ ý định cùng công việc đang làm. Viên quan võ nghe nói ra chiều cảm động, ông ngồi ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói:
– Xưa kia cha ông chàng làm nghề thất đức để cho chàng ngày nay phải đói nghèo. Nay, chàng muốn làm điều phúc đức để chuộc lỗi lầm xưa kia, quả là hay vô cùng! Về phần tôi, tôi xin nói thật: cha tôi, ông tôi, ông cụ ông kỵ tôi, đời đời làm quan ức hiếp dân lành, bóp hầu bóp cổ để nã tiền, nã của. Đấy cũng là điều thất đức, vì vậy đến tôi ngày nay trời quả báo: lấy vợ đã hơn hai mươi năm rồi mà không có một đứa con để vui cửa vui nhà, cho nên, tuổi đã ngoài bốn mươi, chúng tôi vẫn phải sống hiu quạnh. Nay tôi cũng muốn làm điều phúc đức để chuộc lỗi lầm xưa, chẳng hay chàng có cho tôi góp sức cùng nhau bắc cầu được không? Chàng bắc cầu vui mừng nói:
– Nếu quan lớn có chí hướng như vậy thì cái cầu này sẽ chóng xong, dân chúng sẽ mau được qua lại, còn gì tốt hơn! Hai người bèn kể cho nhau biết tên tuổi, quê quán rồi kết làm anh em, viên quan võ hơn chàng bắc cầu bốn tuổi, được nhận là anh. Chàng bắc cầu nói:
– Em còn có mẹ già ở nhà, vì nhà nghèo, phải bán củi lấy tiền mua gạo cho nên ngày nào em cũng phải đem củi về nhà để sáng hôm sau mẹ đem củi ra chợ bán lấy tiền.
Viên quan võ thân mật bảo chàng:
– Anh có nhiều tiền của, anh sẽ bỏ ra nuôi mẹ để em khỏi phải bận tâm, như vậy chúng ta sẽ chuyên chú vào việc bắc cầu, em nghĩ thế nào?
Chàng bắc cầu nói:
– Nếu vậy thì còn gì hay hơn!
Từ đấy, hàng ngày hai anh em cùng nhau lên núi đốn cây, chuyển gỗ. Chẳng bao lâu, hai người đã dựng xong chiếc cầu gỗ hơn hai trăm sải. Dân chúng ai cũng vui mừng, họ đặt tên là cầu Phúc Đức. Các cụ hai làng hoan hỉ cùng nhau bàn định góp tiền làm một bữa tiệc ăn mừng cầu.
Ngày ăn mừng chiếc cầu, các vị bô lão và tất cả dân chúng quanh vùng nô nức đến dự, ai cũng cầu xin Ngọc Hoàng ban phúc cho hai người bắc cầu, họ ăn uống linh đình suốt cả buổi sáng. Bỗng một cơn gió bất chợt kéo đến, gió thổi mạnh, làm cúi rạp ngọn cỏ nghiêng ngả cành cây. Gió thổi mỗi lúc một mạnh, rồi bất thình lình cuốn anh chàng bắc cầu đi mất. Viên quan võ thất thanh kêu gọi, tất cả mọi người đều ngậm ngùi.
Thấy người em kết nghĩa của mình hết lòng hết sức hàng ba năm trời ra làm cầu mà lại không được hưởng phúc, viên quan xót xa lắm. Sau khi mọi người đã ra về, ông đón vợ sang ở chung với bà cụ để sớm hôm trông nom, phụng dưỡng bà thay người em kết nghĩa.
Lại nói đến chàng bắc cầu bị gió lốc cuốn tới một cái hang trên một ngọn núi cao. Chàng lảo đảo đứng chưa kịp vững. Cơn gió bỗng vụt hóa thành người tươi cười nói với chàng:
– Nhà ngươi chớ sợ, ta là thần Gió được Ngọc Hoàng sai đi đón nhà ngươi về đây để thưởng cho ngươi cái công thành tâm làm chuyện phúc đức. Bạc vàng đấy, nhà ngươi muốn lấy bao nhiêu thì lấy.
Chàng bắc cầu nhìn vào hang thấy đống vàng sáng chói. Chàng cởi áo gói lấy một số vàng, rồi buộc lại cẩn thận, chàng vác gói vàng lên vai, tiến ra cửa hang, thần Gió lại hóa thành cơn gió lốc cuốn chàng đi, trả về bản và đặt chàng nhẹ nhàng xuống giữa sân nhà.
Chàng bắc cầu sung sướng để gói vàng xuống rồi lên tiếng gọi cửa. Nghe tiếng gọi, mẹ chàng và hai vợ chồng viên quan võ tưởng là hồn chàng bắc cầu hiện về, liền dắt nhau lại ngồi quanh chiếc bàn thờ thắp hương khấn vái lầm rầm. Nhìn qua kẽ liếp thấy ba người vừa cúi lạy, vừa khấn, chàng bắc cầu bật cười lại một lần nữa chàng lên tiếng gọi:
– Mẹ ơi! Anh ơi! Em đây mà! Em hãy còn sống trở về nhà đây! Mau mau mở cửa! Nghe rõ tiếng gọi của con, bà mẹ mừng quýnh, lật đật xuống giường.
Vợ chồng viên quan võ cũng chạy ra mở cửa, đón người em kết nghĩa. Chàng bắc cầu ngồi xuống kể lại ngọn ngành câu chuyện được thần Gió đưa đi lấy vàng cho cả nhà nghe, mọi người reo mừng sung sướng.
Từ đấy mẹ con chàng bắc cầu bắt đầu trở nên giàu có, chàng mời hai vợ chồng người anh kết nghĩa ở lại và cùng nhau làm ăn.
Ít lâu sau, vợ viên quan võ có mang, đến tháng đến ngày chị sinh hạ được một con trai. Hai vợ chồng mừng vô kể. Còn chàng bắc cầu ít lâu sau cũng lấy vợ có con và sống sung sướng đến già.
Truyện: Chiếc cầu phúc đức
Sự tích chim quốc
Sự tích chim quốc – truyện cổ tích việt nam
Sự tích chim quốc
sự tích chim quốc truyện sự tích chim quốc sự tích chim đa đa sự tích chim chèo bẻo truyện sự tích đất nước việt sự tích quả thơm kho tàng truyện cổ tích việt nam sự tích chim cuốc sự tích chim lợn
>>> Công chúa và hạt đậu, kể truyện bé nghe
>>> Kể truyện bé nghe Ba người bạn
(Sự tích chim quốc) Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn: anh chàng làm thầy đồ dạy trẻ. Tuy bổng lộc chẳng có là bao nhưng Quắc vẫn thường giúp đỡ Nhân. Đối lại, có lần Quắc bị ốm nặng, giá không có bạn thuốc thang ngày đêm thì anh khó lòng sống nổi. Sau đó cũng vì sinh kế, đôi bạn phải chia tay mỗi người một ngả. Trong khi Quắc sống cuộc đời dạy trẻ thì Nhân cũng đi lang thang đến các vùng xa lạ làm thuê làm mướn. Trải qua một thời kỳ lang bạt, cuối cùng anh chàng vào làm công cho một phú thương. Thấy chàng thật thà chăm chỉ, phú thương rất tin cậy. Chẳng bao lâu Nhân được phú thương gả con gái cho. Vợ Nhân có nhiều của riêng. Vì thế Nhân nghiễm nhiên trở nên một phú ông có cơ nghiệp kha khá ở trong vùng. Nhân giàu nhưng không quên tình bầu bạn. Nhân vẫn nhớ tới lời thề “sống chết sướng khổ có nhau” với Quắc. Nhân cất công đi tìm và sung sướng thấy Quắc còn sống. Tuy Quắc đang dở năm dạy, nhưng Nhân cũng thương lượng được với cha mẹ học trò cho con em chuyển sang một cụ đồ khác rồi đưa Quắc về nhà mình.
Nhân dặn người nhà phải coi Quắc không khác gì mình, cơm nước hầu hạ không được bê trễ. Nhưng tính vợ Nhân không được như chồng. Xưa nay đối với những kẻ rách rưới, chị ta thường tỏ vẻ coi thường. Vả, chị ta không cùng sống những ngày hàn vi với Nhân nên có thấy đâu tình nghĩa giữa Nhân và Quắc như thế nào. Nhưng thấy chồng trọng đãi khách nên lúc đầu chị không dám nói gì. Nhân luôn luôn bảo vợ: “Đây là người thân nhất trong đời tôi. Nếu không có bạn thì tôi chưa chắc đã sống để gặp nàng”. Vợ Nhân chỉ lẩm bẩm: “Khéo! Bạn với bè! Chỉ có ngồi ăn hại”. Dần dần vợ Nhân bực mình ra mặt. Chị ta khó chịu vì cái ông khách lạ tự dưng ở đâu đến chả giúp ích gì cho nhà mình, chỉ chễm chệ trên giường cao, cơm rượu mỗi ngày hai bữa. Vợ Nhân trước còn nói mát sau thì ngoa ngoắt ra mặt. Có hôm người đàn bà ấy đay nghiến cả chồng lẫn khách:
– Chẳng phải bố già, không phải khách nợ, ở đâu lại rước về thờ phụng: ăn no lại nằm. Thôi liệu mà tống quách đi!
Thấy thái độ vợ ngày càng quá quắt, chồng chỉ sợ mất lòng bạn. Một mặt Nhân thân hành chăm chút bạn chu đáo hơn cả lúc trước, mặt khác Nhân tỷ tê khuyên dỗ vợ. Nhưng vợ Nhân chứng nào vẫn giữ tật ấy. Về phần Quắc thì chàng hiểu tất cả. Đã hai lần Quắc cáo bạn xin về nhưng Nhân cố giữ lại. Thấy bạn chí tình, Quắc lại nấn ná ít lâu. Nhưng hôm đó Quắc quả quyết ra đi vì chàng vừa nghe được những câu nói xúc phạm nặng nề. Quắc nghĩ, nếu mình không đi sớm thì có ngày bị nhục với người đàn bà này. Mà nếu ra đi như mấy lần trước thì sẽ bị bạn chèo kéo lôi thôi.
Một hôm, trời còn mờ sương, Quắc cất lẻn ra khỏi nhà. Để cho bạn khỏi mất công tìm kiếm, khi đi qua một khu rừng, chàng cởi khăn áo treo lên một cành cây bên đường. Đoạn Quắc lần mò đến xứ khác trở lại cuộc đời dạy trẻ. Thấy mất hút bạn, Nhân bổ đi tìm. Khi nghe tin có người bắt được khăn áo ở mé rừng phía Nam, chàng lật đật đến xem. Nhận rõ ấy là khăn áo của bạn, Nhân rất thương cảm: “Ta nuôi bạn thành ra hại bạn! Chắc bạn ta bị cướp giết chết”. Nhưng sau đó Nhân lại nghĩ khác: “Bạn ta ra đi trong túi không có một đồng một chữ thì dầu có gặp cướp cũng không việc gì. Đây một là hùm beo ăn thịt, hai là bị lạc trong rừng sâu”. Nhân bắt đầu vào rừng tìm Quắc. Không thấy có vết máu, chàng lại càng hy vọng. Băng hết chông gai, chui hết bụi rậm, Nhân luôn luôn cất tiếng gọi: “Anh Quắc ơi! Quắc! Quắc!”. Nhân đi mãi, gọi mãi, quanh quẩn trong rừng mênh mông. Cho đến hơi thở cuối cùng con người chí tình ấy vẫn không quên gọi: “Quắc! Quắc!”. Rồi đó Nhân chết hóa thành chim quốc, cũng gọi là đỗ quyên.
Vợ Nhân đợi mãi không thấy chồng về, lấy làm hối hận. Một hôm chị ta bỏ nhà bỏ cửa đi tìm chồng. Cuối cùng cũng đến khu rừng phía Nam. Nghe tiếng “Quắc! Quắc!”, chị ta mừng quá kêu to: “Có phải anh đấy không anh Nhân!” Không có tiếng trả lời ngoài những tiếng “Quắc! Quắc!”. Vợ Nhân cứ thế theo tiếng gọi tiến dần vào rừng sâu. Sau cùng không tìm được lối ra, chết bên cạnh một gốc cây.
Truyện: Sự tích chim quốc
Ông tướng gầy
Truyện cổ tích việt nam – Ông tướng gầy
Ông tướng gầy
Phạm Xuân Thông kể
Ông tướng gầy ông tướng gầy phạm xuân thông kể đọc truyện ông tướng gầy truyen tranh ông tướng gầy doc truyen ông tướng gầy truyện tranh ông tướng gầy
>>> Kinh ngạc cô giáo mầm non làm đồ chơi từ rơm
>>> Bìa giáo án giáo viên cực đẹp trọn bộ
>>> giáo án điện tử mầm non 4 tuổi
Truyện cổ tích việt nam – Ông tướng gầy
Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức. Cây gỗ to bằng thân người, anh chỉ đẵn bốn nhát là xong; còn những cây cổ thụ to bằng bánh xe trâu, bằng cái nong, cái nia, anh chặt một ngày cũng được vài mươi khúc. Tính ra số gỗ anh đẵn được, từ ngày mới biết vác rìu vào rừng đến giờ, cũng đủ dựng nhà cho ba làng, bảy xóm, chín mười ngôi đền, ngôi miếu. Nhưng ngôi nhà vợ chồng anh thì chỉ vừa lọt cái giường, chiếc chiếu. Ngôi nhà thấp đến nỗi anh ra vào thì đầu đụng nóc, vai chạm kèo. Vì nhà anh quá nghèo, vợ lại hay ốm đau, nên đẵn được bao nhiêu gỗ anh đều phải bán rẻ mới kịp mua thuốc cho vợ, mua gạo cho mình. Vì vậy người vợ thường phàn nàn:
– Mình có đốn hết gỗ trong rừng cũng chẳng “đủ” làm một cái nhà ba gian. Người thợ rừng cũng biết đời mình không sao tránh khỏi điều vợ lo. Nhưng không có cách nào thoát được cảnh bữa sáng lo bữa chiều. Lúc vợ có chửa được bảy tháng, anh thợ rừng đi đốn gỗ về đóng cho vợ một cái giường. Cây gỗ không to, anh mới chặt ba nhát búa mà nó đã chuyển mình sắp ngã. Không may, một luồng gió thổi đến rất mạnh, cây gỗ ngã trái chiều. Anh thợ rừng tránh không kịp, bị gỗ đè gẫy cả hai tay. Thế là mọi việc đều đổ lên đầu người vợ ốm, đang có mang. Chị chạy khắp đầu làng cuối xóm vay mượn về nuôi chồng. Nhưng bạn nghèo thì không có, còn người có của thì chẳng thương người nghèo. Vợ người thờ rừng phải ra sông bắt hến nuôi chồng bữa cháo bữa rau. Nước sông khá sâu, chị phải ngâm mình dướin nước cả ngày mới bắt được một bữa hến.
Một hôm, trời mưa trên nguồn rất lớn, chị đang lăn ngụp giữa sông thị nước nguồn về cuốn chị đi. May sao, chị vớ được một cây chuối lở gốc trôi giữa dòng mới thoát chết, nhưng về đến nhà thì chị đẻ. Nhà anh thợ rừng càng khổ cực hơn, chồng không làm gì được, vợ ốm nặng, đức con trai đẻ thiếu tháng không lúc nào được bú no sữa mẹ. Thằng bé không chết nhưng càng lớn càng gầy còm; mãi đến năm mười bảy tuổi mà người khẳng khiu như cái gậy, xương bọc da, đầu gối to hơn bắp đùi. Khi ngồi đầu gối cao quá vai, tóc trên đầu thưa như lông chân, người lùng nhùng, khi đã ngồi xuống rồi thì không muốn đứng lên. Vợ chồng anh thợ rừng thương con, nên dù nhà nghèo nhưng không bắt con làm gì. Họ đặt tên cho con là Gầy.
Một hôm, Gầy cầm cần câu ra sân ngồi dưới một gốc cây sung câu cá. Gặp hôm cá cắn, mới ngồi chưa nóng chỗ mà em đã câu được mấy con cá to. Đói ăn đã lâu, thấy mấy con cá tươi ngon, em liền lấy củi nhóm lửa tại gốc sung nướng cá ăn. Lúc ấy mặt trời lên được nửa buổi, gió thổi mạnh hắt bóng ngọn lửa xuống dòng sông, một con cá con ở dưới nước vọt lên nhìn, bị con chim bói cá rình trên cây đớp được. Sẵn củi để bên, Gầy ném con chim; con chim bay vù đi thả con cá rơi lại xuống sông. Sáng hôm sau, em lại cầm cần ra chỗ cũ ngồi câu cá, nhưng vừa đến đã thấy ai bày sẵn dưới gốc cây một con cá nướng to bằng bắp chân và một rá cơm trắng. Mùi cá tươi, cơm nóng thơm nức mũi, tuy chẳng biết là của ai, nhưng từ bé đến giờ chưa bữa nào được ăn ngon như thế, nên Gầy quên câu, ngồi sà xuống ăn một mạch hết con cá nướng và rá cơm. Ăn xong, em vốc nước lên uống thì nghe tiếng người giữa sông nói lên:
– Người đã ăn hết cơm hết cá, vậy là ta đã trả được ơn…
Gầy ngơ ngác nhìn ra thì thấy một việc kì lạ – một vật nửa trên là người, nửa dưới là cá nhô lên khỏi mặt nước giữa sông và nói:
– Ta là Thuỷ thần. Hôm qua con ta đi chơi trông thấy ngọn lửa chiếu xuống, nó nhảy lên xem thì bị loài chim dữ bắt được. Nhờ có ngươi đánh con chim dữ ấy, con ta mới thoát chết. Nay ta đền ơn… người cứ lên khỏi đây sẽ biết.
Em Gầy lóp ngóp chạy lên bờ, đầu chạm phải gốc sung, gốc sung vẹo sang một bên. Một sức mạnh kì lạ đã làm cho em Gầy khoẻ lên vạn lần. Em béo lên, thịt căng ra, mắt sáng, tay chân cứng bóp không lún, tóc dày và cứng như rễ tre. Em gầy chạy một mạch về nhà. Vui mừng qua, em nhảy múa reo hò, rồi vớ lấy cái rìu của cha chém đông, chém tây, chém tả, chém hữu. Chiếc rìu nặng thế mà em cầm nhẹ như chiếc đũa bếp. Cái rìu của cha đối với em bây giờ bé nhỏ quá rồi. Nên em phải rèn một cái lưỡi rìu to bằng bốn bàn tay xoè thì mới vừa tay. Thế rồi, hàng ngày Gầy vác rìu vào rừng đẵn gỗ để nuôi cha mẹ.
Năm ấy nhà vua xây dựng nhiều cung điện. Vua thuê rất nhiều thợ rừng đi đốn gỗ. Gầy xin nhập bọn thợ. Với sức khoẻ và lưỡi rìu to ấy, mỗi ngày em đẵn không biết là bao nhiêu gỗ lim, gỗ trác, gỗ mun, cây nào cũng to như cái nong, cái nia. Nhưng thấy Gầy ít tuổi, bọn thợ rừng bắt nạt, chúng ngồi chơi, hoặc chui vào bóng râm ngủ một ngày, rồi lấy gỗ của Gầy bán được đem chia nhau, chỉ cho Gầy một phần ít. Nên Gầy đẵn gỗ giỏi hơn cha gấp mười lần mà vẫn không đủ nuôi cha mẹ.
Thuê đẵn gỗ xong, vua dựng đền. Ngôi đền toàn gỗ quý, cột cái to bằng cái nong, cột con bằng cái nia, xà ngang xà dọc dài hàng chục sải tay, to đến vài người ôm không xuể. Dựng cột dựng kèo xong, còn cây đòn dông to hơn cái bánh xe trâu, được ghép lại bằng năm cây gỗ lim, dài đến hơn hai mươi sải tay, nên tất cả phường thợ, cả quân lính trong triều ra giúp sức vẫn không sao đặt nổi lên ngàm cái vì kèo. Phường thợ lại cho người đến cầu khẩn Gầy. Gầy đến xin vua cho ăn một bữa cơm.
Vua ra lệnh nấu một thùng gạo tẻ, một vạc canh và một con dê luộc. Ăn xong, Gầy vác hẳn một đầu cây đòn dông đặt lên vì kéo. Đặt xong một bên, Gầy đến xốc bên kia lên vai, bước theo các bậc đá đặt nốt lên. Cây đòn dông to, dài hai mươi sải, cả phường lính hì hục cả tháng không đặt lên được, còn Gầy chỉ làm chưa nhai dập miếng trầu đã xong. Vua thưởng cho Gầy ba xe lúa, bảy vò mắm và chín con dê. Gầy đem tất cả những thứ ấy về nuôi cha mẹ.
Vua có một cô công chúa mặt đẹp như tranh, da trắng như ngà. Nhiều hoàng tử, vua chúa các nước đều đến hỏi làm vợ. Trước bao nhiêu người quyền cao chức trọng, giàu có như nhau, vua chưa biết nên gả cho ai, cô công chúa cũng chưa biết chọn ai. Nhưng các vua, các hoàng tử kia thì sợ mất phần, nên cũng đem quân đến đánh, cướp cô công chúa. Đất nước ngập khói ngập lửa, đâu đâu cũng có giặc. Giặc Đông, giặc Tây, giặc hô hét ở phía Nam, giặc tung hoành ở phía Bắc. Nhà vua cuống cuồng, quan văn quan võ đều run sợ, ai cũng mang vợ con đi trốn chứ chẳng ai dám ra chống giặc. Gầy liền vác rìu lên rừng đẵn một cây gỗ lim to bằng cái nia, dài chín sải, vác đi đánh giặc. Chân của Gầy bây giờ khoẻ mạnh như chân voi, đi đến đâu giặc chạy tan tác đến đó. Gầy đi từ Nam ra Bắc, vác gậy lao thẳng vào giữa quân giặc mà quật. Cây gỗ của Gầy quật xuống một nhát, quân giặc chết có đến nghìn người. Xác giặc chết như trâu, đứa chưa chết thì lạy lục xin tha, đứa ở xa thì đều cắm đầu cắm cổ chạy. Gầy đánh tan được giặc ở phía Nam, phía Bắc, thì lũ giặc phía Đông phía Tây đã rùng mình. Sợ sức khỏe kì lạ của Gầy, chúng dẫn nhau chạy hết về nước.
Gầy có công lớn, được vua rước về gả công chúa, phong cho làm tướng. Bọn vua và bọn công tử các nước nghe con anh thợ rừng cưới được công chúa thì tức đến vỡ mặt, nhưng sợ oai ông tướng Gầy, chẳng ai dám bén mảng đến nửa. Từ đó, nhà người thợ rừng mới hết khổ.
Khu vui chơi cho trẻ em ở tp hcm
Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu
Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu – truyện cổ tích việt nam
Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu
Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu – truyện cổ tích việt nam
Ngày đó trâu cùng nói một thứ tiếng với người. Nhờ thế người dùng lời nói để sai khiến con vật theo ý muốn của mình rất tiện. Cũng nhờ thế, những gã mục đồng đối với trâu không dám đánh đập tàn tệ hoặc cho ăn thiếu thốn vì sợ trâu mách chủ.
>>> Truyện mầm non chủ đề động vật
>>> truyện kể mầm non, thơ truyện mầm non
>>> truyện mầm non sự tích hoa mào gà
( Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu ) Vào hồi đó có một người làm ruộng nuôi một con trâu cày, đồng thời cũng thuê một cậu bé để chăn con trâu ấy. Người và vật lúc đầu rất tương đắc. Nhưng sau rồi hai bên bất bình với nhau. Cậu bé này tính ham chơi, nhiều khi quên mất phận sự của mình làm cho trâu nhiều lúc chả được miếng gì vào bụng.
Có bữa vì say mê một cuộc đánh khăng hay đánh đáo, nhưng lại sợ trâu ăn lúa, cậu ta đã cột trâu lại một nơi không cho ăn. Những lúc đó, để che mắt chủ, hắn đã dùng một mẹo là lấy mo cau áp một lớp vào bụng con vật, rồi trát đất bùn ra ngoài. Cứ như thế, hắn dắt trâu về chuồng. Chủ nhà nhìn thấy bụng trâu căng lớn tướng thì tỏ ý hài lòng mà không căn vặn gì nữa. Nhờ mẹo ấy, cậu ta đã lừa được chủ nhiều lần nhưng cũng nhiều lần làm cho trâu rất tức tối.
Một hôm, cậu bé mải chơi quá. Hội khăng vui đáo để làm cho hắn quên mất cả. Nhưng trâu thì nhịn từ trưa cho đến chiều. Trâu gọi mãi, nhưng hắn ta nào có để ý đến. Buổi chiều hôm ấy trâu định mách chủ nhưng hắn khôn ngoan dùng lời lấp liếm không cho trâu có dịp mở miệng. Buổi sáng hôm sau, người chủ dắt trâu ra cày ruộng. Trâu cố làm ra bộ bước không muốn nổi. Chủ gắt:
– Nào có đi mau lên không.
Đồ lười!
Trâu trả lời:
– Không phải lười mà tại đói.
Chủ hỏi tiếp:
– Thế nào? Ngày nào mà thằng bé chả cho mày ăn một bụng no căng. Bấy giờ trâu mới vạch mặt:
– Cưỡi trâu ra đánh khăng đánh đáo, cưỡi trâu về nói láo trâu no. No gì mà no: trong mo ngoài đất sét, ỉa cái phẹt, hết no.
Sự giả dối của cậu bé chăn trâu vì thế bại lộ. Ngay buổi trưa hôm đó người chủ vừa lột những cái mo đầy bùn dưới bụng trâu vừa đánh cho hắn một trận mê tơi. Hắn đau ê cả người. Nhưng trâu thì rất hả hê và từ hôm đó ngày nào cũng được ăn no lại được tắm rửa sạch sẽ.
Qua mấy ngày sau, những chỗ bị đánh hãy còn sưng húp, cậu bé ngồi trên bờ ruộng giọt ngắn giọt dài. Trong khi đó trâu ung ung ăn cỏ. Bỗng dưng có một ông lão hiện ra sau lưng, hỏi cậu bé vì cớ gì mà khóc. Hắn chỉ vào trâu mà nói: “Tại nó cả. Vì nó mách chủ…” Đoạn hắn kể cho ông nghe hết đầu đuôi.
Ông lão nghe xong dỗ dành cậu bé và nói: “Ta rất thương con gặp phải chuyện không may. Bây giờ con muốn gì ta sẽ làm cho con vui lòng”. Hắn đáp: “Vì nó biết nói làm cho con phải đòn. Bây giờ chỉ muốn làm thế nào cho nó không thể nói được nữa. ạng lão bảo: “Khó gì việc đó. Ta sẽ có phép làm cho con vừa ý”.
Ông lão bèn rút trong người ra một cây hương đốt lên thư phù vào trâu, rồi bất thình lình ông lấy cây hương đó gí vào dưới cổ con vật. Trâu cố giãy giụa nhưng không kịp. Trâu kêu lên oai oái khản cả cổ. Tiếng nói của trâu dần dần mất hẳn. Cuối cùng, lúc nào muốn nói, trâu chỉ còn phát ra có mỗi một tiếng “nghé ọ…” mà thôi. Chỗ bị thương sau thành một cái sẹo như cái nốt ruồi, từ đó trâu không nói được nữa. Cả dòng dõi nhà trâu sinh ra cũng đều không biết nói và cũng đều mang cái nốt ở dưới cổ cho mãi đến ngày nay.
Truyện: Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu
Sự tích chim đa đa
Sự tích chim đa đa – truyện cổ tích việt nam
Sự tích chim đa đa
sự tích chim đa đa truyện sự tích chim đa đa 9 sự tích chim đa đa sự tích chim quốc doc truyen sự tích chim đa đa truyện cổ tích việt nam hay nhất kho tàng truyện cổ tích loai chim da da tiếng chim đa đa gáy
>>> Các làn điệu hát ru, dân ca, ca dao mầm non
>>> truyện kể cho bé từ nhà trẻ đến mẫu giáo
>>> Chọn lọc những truyện kể cho bé rất hay
Sự tích chim đa đa – truyện cổ tích việt nam
Ngày xưa có một em bé mồ côi cha từ hồi còn nhỏ. Người mẹ sau một thời gian tang chế cũng đi lấy chồng. Vì bà con thân thích nội ngoại không còn ai nên nó phải theo mẹ về ở với bố ghẻ. Bố ghẻ tính rất vũ phu, coi cả hai mẹ con như kẻ ăn đứa ở. Nhất là thằng bé chưa biết làm gì cả, nên hắn lại càng ghét dữ. Nhiều lúc có việc trái ý, hắn đánh thằng bé thâm tím cả mình mẩy. Nhà hắn cũng không có gì. Hắn thường sinh nhai bằng cách lên rừng đốn củi. Người đàn bà vừa về với hắn được một ngày đã phải gánh củi của chồng đi bán ở chợ. Không may, năm đó trời làm mất mùa. Miếng ăn kiếm rất chật vật. Củi rẻ như bèo. Trước kia một gánh củi nuôi sống gia đình được mấy ngày thì bây giờ không đủ nuôi được một bữa. Thằng bé chưa làm được nghề ngỗng gì cả, trở nên một cái gai trước mắt bố ghẻ.
– Thằng bé này chỉ ăn hại đái nát. Chỉ làm cho ta khó khăn thêm.
Hắn bảo vợ thế và khuyên vợ đem con đi bán cho kẻ khác nuôi. Nhưng người đàn bà nhất quyết không chịu. Thà là cả hai mẹ con cùng chết chứ bà không đời nào chịu lìa con. Người bố ghẻ bèn có ý định muốn giết chết con riêng của vợ. Mạng người lúc này nhỏ bằng cái tơ cái tóc. Huống chi đối với hắn, hắn chẳng coi ra gì.
Nạn đói coi chừng đang kéo dài và ngày càng dữ dội. Một gánh củi lớn bây giờ không đổi nổi một bát gạo. Hôm đó, chờ lúc vợ đi chợ sớm, hắn đưa thằng bé lên rừng. Hắn rủ:
– Mày có muốn trèo ổi và bắt bướm không? Trên ấy thì tha hồ. Thằng bé nghe thế lấy làm thích, cố xin đi theo cho được. Cảnh rừng có nhiều cái lạ làm cho thằng bé lon ton chạy theo bố ghẻ không biết mệt. Người đàn ông đưa nó vào rừng sâu. Khi đến chỗ mấy cây ổi rừng, hắn bảo thằng bé:
– Ổi đấy. Và có bát cơm đây. Chốc nữa tao lại tìm.
Thế rồi hắn bỏ mặc thằng bé, lẳng lặng chui ra, đến một chỗ khác kiếm củi. Nhưng buổi chiều, khi bước chân vào nhà hắn lấy làm ngạc nhiên thấy thằng bé đã về trước hắn rồi. Số là thằng bé trong khi đang bơ vơ giữa rừng rậm thì may mắn gặp một bọn đi đào khoai mài về ngang. Thế là họ đưa nó về. Nhờ có bát cơm, nó vẫn đủ sức đi được đến nhà. Nghe đứa bé kể, hắn bực mình vô hạn. Hắn vờ mắng:
– Chỉ vì mày, làm tao tìm mãi không được!
Một lần khác hắn lại dỗ được đứa bé đi theo lên rừng. Lần này hắn cố tâm đưa nó vào thật sâu, đến những nơi chưa ai dám tìm vào hái củi bao giờ. Khi trốn khỏi thằng bé, hắn nghĩ bụng: “Không chết vì thú dữ thì cũng chết vì lạc, không chết vì lạc thì cũng chết đói mà thôi”.
Mãi đến chiều tối vẫn không thấy bố ghẻ trở lại, thằng bé khóc lóc, kêu gào nhưng chỉ có tiếng vọng của núi rừng trả lời nó thôi. Nó cuống cuồng chạy tìm khắp mọi ngả nhưng không hề thấy một bóng người. Khi đã mệt lử và đói bụng, nó tìm đến chỗ bát cơm của bố ghẻ để lại thì không ngờ đấy là một bát cát trên có rắc một lớp cơm với một quả cà để đánh lừa. Thằng bé nhặt những hạt cơm phủi cát bỏ vào miệng. Cuối cùng đói quá, nó cầm lấy bát chạy khắp nơi và kêu lên: “Bố ghẻ ơi! Bát cát quả cà! Bát cát quả cà!” Nhưng tiếng kêu gào của nó chỉ làm cho một vài con chim rừng giật mình mà thôi. Rồi thằng bé chết, hóa thành chim đa đa, luôn luôn kêu những tiếng “Bát cát quả cà! Bát cát quả cà!”
Đợi mãi không thấy con về, người đàn bà khóc thương vô hạn. Đoán biết thằng chồng tàn bạo đã ám hại con mình, bà ta đứng lên xỉa xói vào mặt hắn. Cuối cùng bà ta bắt hắn phải đi kiếm con mình về ngay, nếu không sẽ lên quan tố cáo. Túng thế hắn phải vào rừng. Hắn tìm mãi. Đột nhiên trong khu rừng hẻo lánh nổi lên mấy tiếng “Bát cát quả cà”. Hắn rụng rời. Đích thị là oan hồn thằng bé đã lên tiếng vạch tội ác của hắn. Nghe luôn mấy tiếng liên tiếp, hắn không còn hồn vía nào nữa, vội bỏ chạy. Nhưng mấy tiếng “Bát cát quả cà” đuổi theo hắn. Hắn chạy mãi, băng hết khu rừng nọ sang khu rừng kia. Tự nhiên hắn vấp phải đá ngã xuống bất tỉnh nhân sự. Mấy ngày sau, những người tiều phu thấy thi thể hắn nằm vật ở mé rừng.
Anh chàng nghèo khổ
Truyện cổ tích việt nam – Anh chàng nghèo khổ
Anh chàng nghèo khổ
Truyện cổ tích việt nam – Anh chàng nghèo khổ
Ngày xưa có hai mẹ con nhà nọ nghèo rớt mồng tơi, anh chàng lang thang đi kiếm việc làm nhưng chả có ai cho thuê cả. Mãi sau, có một chủ thuyền buôn thấy anh khoẻ mạnh, lại biết bơi lội mới thuê anh về làm thuỷ thủ, hắn hứa cho anh cơm một ngày ba bữa và một năm bốn mươi quan tiền trả trước. Anh chàng tưởng không có nỗi mừng nào hơn thế nữa, vội cầm ba mươi quan về cho mẹ tiêu, còn mười quan thì mang theo định để dành may mặc.
>>>> Làm đồ chơi từ hộp sữa chua ô cửa bí mật
>>> làm đồ chơi từ đĩa cd biển báo giao thông
>>> Đồ chơi các góc thác cát bánh sinh nhật
Thuyền cất hàng, vượt biển luôn năm ngày đến một thị trấn lớn. Trên bến người mua kẻ bán chen chúc như hội. Bọn thuỷ thủ bảo chàng:
– Ở đây buôn thứ gì cũng được. Cứ mua một ít đưa về quê nhà bán là tự khắc có lãi. Anh chàng xưa nay không quen buôn nên cầm mười quan tiền trong tay, chưa biết nên mua thứ hàng gì. Bỗng chốc, anh thấy có một người mang ra bến một con chó bị trói toan vứt xuống sông. Lấy làm thương, anh vội ngăn lại và hỏi duyên cớ. Người ấy cho biết chó này là của chủ mình. Hôm nay chủ đi chợ mua thịt dọn tiệc, không rõ cất đặt thế nào để chó ăn vụng mất cả. Chủ tức giận trói chó đánh một trận thừa sống thiếu chết rồi sai đi bỏ sông. Nghe kể thế, anh chàng xin mua lại con chó. Người kia cười mà rằng:
– Nó chỉ chuyên môn ăn vụng, anh mua về làm gì?
– Thây kệ, cứ bán nó cho tôi đi! Cuối cùng anh chàng xỉa ra ba quan mua lại con chó. Anh cởi trói cho nó rồi xích lại bên chỗ mình làm việc. Sau đó một chốc, anh lại trông thấy có một người đàn bà mang một con mèo toan vứt xuống sông. Chàng nghèo đáp:
Anh chàng vội ngăn lại và hỏi duyên cớ. Khi biết tội trạng của mèo cũng chỉ là ăn vụng, anh nài nỉ để con vật lại cho mình. Thấy người đàn bà khuyên không nên mua thứ mèo xấu nết, anh không nghe và nói:
– Thây kệ! Chị cứ bán cho tôi đi! Thế là cuối cùng mèo cũng thoát chết. Và người chủ mới của nó sau khi xỉa ra ba quan để mua, đem buộc lại gần bên con chó. Ngồi một mình trên thuyền, thấy buồn, Anh chàng nghèo khổ bèn bỏ thuyền lên bộ đi dạo bờ sông. Bỗng chốc anh thấy có ba đứa trẻ chăn trâu bắt được một con rắn nước, toan dùng roi xử tội. Anh chàng nghèo khổ vội chạy lại ngăn cản: – Các em đừng đánh nó, nó là rắn nước, có làm hại ai đâu?
– “Mặc kệ chúng tôi”
– bọn trẻ đáp, rồi lại tiếp: “Chúng tôi bắt được nó, chúng tôi đánh, ông cản làm gì?”
Thấy bọn chúng khăng khăng cố tình giết rắn, Anh chàng nghèo khổ lại dùng tiền để cứu con vật vô tội. Chúng đòi năm quan. Mãi sau anh mới bớt được một. Thế là tất cả số tiền mang theo lần lượt vơi đến hết. Mua được con rắn, anh vội thả xuống sông cho nó trở về xứ sở. Bọn thuỷ thủ khi nghe anh kể lại những việc mua bán của mình, thì đều cười ngất, cho là một người khờ dại ít có. Anh chỉ ngồi lặng yên, không nói gì cả. Khi thuyền bắt đầu trở về vào khoảng nửa đêm, anh đang chèo bỗng thấy con rắn nước từ dưới sông bơi lên trao cho mình một viên ngọc mà nói:
– Cha tôi là Long Vương cảm ơn anh cứu mạng tôi, cho tôi đem biếu anh viên ngọc “băng xuyên” để mời anh xuống chơi. Mang ngọc vào mình, anh có thể đi được dưới nước cũng như đi trên bộ. Anh chàng nghèo khổ nghe nói vội vàng đi theo con rắn nước xuống thuỷ phủ. Quả nhiên anh được Long Vương tiếp đãi rất hậu, và biếu anh ngọc vàng châu báu rất nhiều. Sau đó, anh được người của Long Vương đưa về đến tận nhà. Chủ thuyền thấy anh mất hút, tưởng anh đã rơi xuống nước, bèn đỗ thuyền lại trình xã sở tại.
Nhưng khi mọi người về đến quê hương thì họ rất lấy làm ngạc nhiên vì anh thuỷ thủ trẻ đã về đến nhà ba ngày trước rồi. Từ đó anh trở nên giầu có. Nhưng anh vẫn sống một cuộc đời bình thường với mẹ già. Con chó, con mèo được anh cứu vẫn theo anh không rời. Về sau, anh lấy vợ. Vợ anh là một cô gái rất đẹp. Nàng rất thích đeo nữ trang. Thấy viên ngọc “băng xuyên” chiếu sáng một góc tủ, nàng thích lắm, nên một hôm lấy trộm mang đến cho một người thợ kim hoàn, bảo đánh cho mình một chiếc nhẫn. Không ngờ, người thợ kim hoàn biết là ngọc quý ít có trong thế gian, bèn đi kiếm một viên khác tương tự như thế đánh tráo mà cướp lấy bảo vật. Khi biết rõ chuyện mất cắp thì Anh chàng nghèo khổ thuỷ thủ trở nên buồn bã. Hàng ngày anh ra bờ sông, mong tìm lại con rắn nước nhưng chả làm sao gặp được. Chó và mèo thấy chủ không vui, một hôm nói với chủ xin đi tìm viên ngọc. Đường đi đến nhà người thợ kim hoàn phải qua một con sông rộng. Không có cách gì để vượt cả, hai con vật cứ loanh quanh ở trên bờ. Về sau chúng nó tìm được vào nhà một con rái cá và nhờ nó đưa giúp qua sông. Rái cá vui lòng gọi cho các bạn bè của nó đứng sát vào nhau, kết thành một cái bè cho chó và mèo ngồi lên lưng, chở qua sông yên lành. Khi đến nhà người thợ kim hoàn, mèo bảo chó:
– Để tao trèo lên nóc nhà kêu lên mấy tiếng cho những con chó trong xóm xúm lại sủa. Thế là mày cứ đường hoàng theo cổng mà vào, không ai biết. Quả nhiên, bầy chó của nhà người thợ kim hoàn nghe mấy tiếng mèo kêu vội xông ra đuổi. Mèo dẫn chúng đi thật xa nên chó ta lẻn vào nấp dưới cái hầm, vô sự. Khi hai con vật gặp lại nhau, chúng tìm tòi khắp trong nhà. Tất cả của cải của lão kim hoàn đều bỏ trong cái rương xe, luôn luôn khoá kín, không dễ gì lọt vào được. Mèo bèn cố sức tìm, chụp bắt được một con chuột. Chuột van lạy xin tha mạng. Mèo bảo nó dẫn mình đến gặp chuột chúa đàn. Mèo nói rõ việc mình đến đây và nhờ hắn giúp mình lấy cho được viên ngọc, đổi lại mèo hứa sẽ không chạm đến gia tộc nhà hắn. Chuột chúa đàn vâng dạ rối rít.
Để tôi bảo lũ con cháu, tôi tớ trong nhà khoét chiếc rương ra, tìm cho các ông. Nhưng đến khi lọt vào được rương, lũ chuột tìm mãi vẫn không thấy ngọc. Chuột chúa đàn ra báo cho mèo biết, và nói:
– Trong rương này có một cái hộp bằng bạc. Có lẽ nó giấu trong đó; Cái hộp đó thì khó lòng mà gặm được.
– Vậy làm thế nào bây giờ?
– mèo hỏi.
– Chỉ có cách là chúng tôi sẽ nhờ xóm giềng hợp sức cùng chúng tôi khoét rộng lỗ thủng làm sao đưa lọt cái hộp ấy ra đây cho các ông tìm.
– Thế thì làm gấp đi. Chỉ trong một đêm, cả xóm nhà chuột đã lấy được cái hộp đưa cho mèo. Hai con vật tìm cách phá hộp ra, quả thấy viên ngọc của chủ. Chúng vô cùng mừng rỡ. Sau khi ra khỏi nhà người thợ kim hoàn, chó tranh mèo mang ngọc. Nhưng đến lúc sắp sửa sang sông, vì mắng nhau với một con chó khác, nên chó đã lỡ làm cho ngọc văng xuống nước. Một con cá trông thấy ngọc vội bơi tới đớp và nuốt ngay. Thấy chó để mất ngọc, mèo giận quá, mắng cho một trận thậm tệ. Chó biết lỗi, lặng thinh, cuối cùng mếu máo: – Biết làm sao bây giờ?
Suy nghĩ một lát, mèo tìm được một kế bảo chó:
– Chúng ta sẽ tìm đến nhà thuyền chài ở vùng này xin ở với họ. Thế rồi chờ khi họ câu được con cá đã nuốt viên ngọc thì sẽ kiếm cách cướp lấy đem về. Chó khen mưu kế hay, bèn cùng mèo tìm đến một gia đình ông chài đang đỗ thuyền lại ở bờ sông phơi lưới. Hai con vật tỏ ra rất khôn ngoan, hiền lành nên được cả nhà đối đãi tử tế. Mấy hôm sau, ông chài đánh mẻ lưới được một con cá chày rất lớn, mổ ruột ra, thấy có viên ngọc. Chó và mèo khấp khởi mừng thầm. Trong khi cả nhà đang trao ngọc cho nhau để xem của lạ, thì mèo tiến lại cọ vào người chủ. Nhân khi chủ sơ ý, nó nhảy lên ngoạm lấy viên ngọc và lập tức cong đuôi nhảy lên bờ chạy mất. Thấy thế, chó cũng ba chân bốn cẳng chạy theo trước con mắt ngơ ngác của mấy bố con nhà ông chài. Lần này mèo tranh chó mang ngọc.
Mèo lên mặt, bảo chó:
– Lần trước ngậm bị rơi mất, lần này có cách rất hay là đội lên đầu. Sắp đến nhà rồi, chả sợ gì nữa. Nó nói thế nào thì làm như thế. Nào ngờ mới đi được một quãng đường, bấy giờ có một con quạ đang bay trên đầu mèo, thình lình sà xuống đớp lấy rồi bay lên đậu trên cành cao. Thấy ngọc lại mất, đến lượt chó mắng mèo rất dữ, rồi nói:
– Ngọc rơi xuống nước còn có thể lấy lại được, chứ bay lên trời thì đừng có hòng. Mèo buồn rầu, nhưng ngẫm nghĩ một lát, nó lại bảo chó: – Đúng rồi. Tao đã nghĩ ra được một kế.
Chó hỏi:
– Kế gì?
Mèo đáp:
– Giả chết bắt quạ.
Nói xong mèo chạy xuống bờ sông uống một bụng nước đầy căng. Đoạn trở về xua chó trốn đi một chỗ, còn mình thì tới gốc cây phơi bụng trắng hếu giả vờ chết. Quạ đang ngậm ngọc, đậu trên cây cao nhìn xuống thoáng thấy có bóng con vật chết, vội vàng bay xuống toan rỉa thịt. Nhưng khi quạ vừa xáp lại thì mèo đã nhảy xổ lên vồ lấy Quạ. Quạ van lạy xin trả lại viên ngọc cho mèo để được tha mạng. Mèo chỉ đợi có thế, ngoạm lấy viên ngọc ra đi. Lần này, cả hai con đưa ngọc về đến nhà vẹn toàn. Anh chàng nghèo khổ thuỷ thủ lấy lại được món tặng vật của Long Vương, hết sức vui mừng càng thêm quý mến hai con vật có tình có nghĩa.
Nguồn thiết bị mầm non
Sự tích củ mài
Sự tích củ mài – truyện cổ tích việt nam hay nhất
Sự tích củ mài
Sự tích củ mài truyện sự tích củ mài các sự tích củ mài sự tích nhân sâm sự tích cái yên ngựa sự tích sầu riêng sự tích cá he sự tích hoa mai vàng củ mài là củ gì
>>> Truyện mầm non chuyện chàng mồ côi
Sự tích củ mài – truyện cổ tích việt nam hay nhất
Xưa có một gia đình rất đông con, đông đến nỗi bố mẹ không nhớ hết được tên từng đứa. Người chồng tên Đang, người vợ tên Phang. Tuy đông con như thế, nhưng hai vợ chồng nhờ phát được nhiều nương và vỡ được nhiều ruộng, nên đời sống không đến nỗi túng thiếu.
Gặp năm trời hạn mất mùa, bao nhiêu lúa giống của hai vợ chồng để dành cho mùa sau đều bị bọn lang đạo cướp hết. Hai vợ chồng phải vào rừng tìm rêu đá, lá cây về cho các con ăn, nhưng kiếm bao nhiêu cũng không đủ; suốt ngày lũ con cứ gọi bố mẹ.
Và kêu:
– Đói lắm, bố mẹ ơi !
Hai vợ chồng thưong con, biết rằng rêu đá, lá cây không phải là món ăn có thể thay cơm gạo lâu dài được, hai người cố đi xin người làng, kẻ cho một nắm, người vài bông lúa giống, và giấu các con, lên rừng phát rẫy tìa lúa trái mùa. Ở nhà, đàn con đói quá, kéo nhau ra rừng tự kiếm cái gì ăn cho đỡ đói, nhưng đến đêm chúng lại về kêu đói suốt đêm:
– Đói lắm, bố mẹ ơi !
Trong rừng khuya, nghe tiếng đàn con vọng tới, hai vờ chồng lòng đau như cắt. Hai vờ chồng thay nhau nói vọng về cho các con yên lòng: – Các con ơi! Lúa đang nãy mầm. Khi lúa đã ken xanh, họ lại gọi vọng về:
– Các con ơi!
Lúa đã lên xanh. Đến ngày lúa chín, thì hai vợ chồng kiệt sức nhưng khi nghe tiếng đàn con kêu đói thì hai người lại cố gắng nói to lên cho các con nghe: – Các con ơi! Lúa đang chín…
Và khi mẻ gạo đầu tiên vừa giã xong thì hai vợ chồng liền đồ ngay một chõ xôi lớn, chia ra từng nắm một, rồi đem ngay xôi về nhà cho các con. Nhưng khi đến nhà thì họ không thấy bóng một đứa nào. Trong khi ấy, thì từ rừng sâu lại vọng ra những tiếng:L
– Đói lắm, bố mẹ ơi! Tủi cực quá, hai vợ chồng gượng khiêng rá xôi vào rừng, nhưng không gặp đứa con nào cả. Trong khi ấy thì rừng cây trước mặt, sau lưng, bên trái, bên phải vẫn vọng ra tiếng kêu xé ruột:
– Đói lắm, bố mẹ ơi! Lúc này thì sức hai người đã kiệt. Họ không thể theo tiếng vọng của rừng núi mà đi tìm con được nữa. Hai người đặt rá xôi xuống và cố sức gọi:
– Các con ơi! Ra đây với bố mẹ mà ăn xôi.
Tiếng gọi vừa dứt, thì một đàn chim từ các ngả bay đến đậu đầy cả khu rừng. Chim hót:
– Bang! Bang! Bang! Bang! Chúng con ăn quả đã quen; còn xôi xin nhường bố mẹ!
Bấy giờ hai vợ chồng mới biết đàn con của mình vì đói quá nên hóa chim mất rồi. Già yếu, đói khổ, lại thương xót đàn con đã hoá chim, hai vợ chồng gục đầu vào rá xôi mà chết.
Thấy bố mẹ chết thảm quá, đàn chim kêu vang cả khu rừng , rồi chúng lấy những nắm xôi đắp mộ cho bố mẹ.
Về sau, chổ mộ hai vợ chồng Đang, Phang mọc lên một cây rất lạ: Trên là cây, dưới là củ. Củ có màu trắng và khi luộc chín thì thơm dẻo như xôi. Đó là củ mài. Người ta nói rằng vợ chồng nghèo khổ ấy đã hoá ra củ mài đề cứu những con người cùng cảnh ngộ như mình. Còn lũ con của họ thì hoá thành chim “đang bang” thường kêu vang cả núi rừng vào mùa lúa chín, để nhắc lại cảnh khổ cực của bố mẹ ngày xưa.
Truyện: Sự tích củ mài
Cái vết đỏ trên má công nương
Cái vết đỏ trên má công nương
Cái vết đỏ trên má công nương – truyện cổ tích việt nam Cái vết đỏ trên má công nương truyện cô tích việt nam sự tích chú cuội cung trăng xem truyện cổ tích việt nam truyện cô tich việt nam truyện cô tich viêt nam
>>> Con voi với người quản tượng già
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắc và hách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền “tiền trảm hậu tấu” nên không khỏi giết oan một số người vô tội. Trong triều ngoài quận người ta coi ông như vị hung thần. Mỗi lần ông thét đao phủ chém một người nào, thì dù là kẻ thân thiết nhất cũng không ai có thể can được, cho nên những người ở gần đều sợ ông như cọp.
Cái vết đỏ trên má công nương
Ông thượng có một sở thích đệ nhất là món hát bội. Ngày ấy chưa có rạp tuồng bán vé cho công chúng vào xem như sau này, cho nên các nhà quyền quý thường nuôi gánh hát riêng. Chẳng những ông thích xem hát mà còn tự tay biên soạn nhiều vở tuồng, vì vậy ông cũng có một gánh hát trong nhà. Trong số đào kép của gánh hát này thì có kép Châu là một tay xuất sắc. Kép Châu tuổi trẻ tài cao, thường được người xem tán thưởng về hát hay múa dẻo, nhất là đám nữ giới mỗi lần thấy anh thủ vai chính trên sân khấu thì thường mê như điếu đổ về cả thanh lẫn sắc. Cái vết đỏ trên má công nương
Ông thượng không có con trai, chỉ có một cô con gái rất xinh tên là Nhung. Cũng như thói thường của mọi nhà quyền quý khác, ông chăm dạy cho con mọi điều công, dung, ngôn, hạnh. Thấy con gái thông minh và tài hoa, ông yêu dấu rất mực. Đến nỗi hằng ngày hút thuốc, nếu không có thuốc do con ông quấn thì ông hút không ngon. Tuy nhiên, một việc oái oăm ông không bao giờ ngờ tới là cô Nhung được ông dạy dỗ chăm sóc là thế lại thầm yêu trộm nhớ kép Châu. Về phần kép Châu tuy biết thân phận hèn kém, tuy biết tính mạng treo đầu sợi tóc cũng không nỡ vô tình với công nương. Hai bên đã nhiều lần kín đáo gặp gỡ và cũng đã từng chỉ non thề biển, quyết sống chết có nhau.
Một hôm ông thượng ăn mừng thọ. Ngoài tiệc tùng đãi khách như thường lệ, còn có một đêm hát bội đặc biệt diễn một vở do ông biên soạn. Thủ vai chính không có ai khác ngoài kép Châu. Trong khi đào kép đang cố gắng trổ tài trên sân khấu thì ông thượng chăm chú cầm chầu. Hứng thú, ông đốt hết điếu này sang điếu khác. Bỗng chốc số thuốc quấn sẵn đựng trong một cái hộp bằng vàng đã hết nhẵn, ông bèn sai lính hầu vào bảo công nương quấn tiếp cho ông mười điếu nữa. Nhưng tên lính hầu đi quá lâu làm cho ông sốt ruột. Cho đến khi hắn bưng được hộp thuốc vào, ông mắng ngay:
– Mày đi đâu mà lâu thế? Tên lính hầu đáp:
– Bẩm, vì công nương không có nhà nên con lại phải đi tìm, công nương vừa quấn xong là con mang đến đây liền.
Ông thượng không nói gì. Nhưng khi cầm lên một điếu ông lập tức chau mày. Thuốc của con gái ông quấn bao giờ cũng khéo: vừa gọn vừa chặt bằng giấy quyến tinh khiết, mười điếu không sai một. Đằng này đã quấn lỏng lại có nhiều vết bẩn. Bực mình, ông quát tên lính hầu:
– Vào gọi công nương mày tới đây tao bảo.
– Dạ.
Ấy thế nhưng lần này tên lính hầu cũng lại đi mất hút. Đợi một thôi một hồi, ông mới thấy cô con gái yêu đến. Ông mắng phủ đầu ít câu về điếu thuốc quấn không thành điếu, rồi đuổi con ra. Nhưng khi cô Nhung lui gót, ông vừa nhìn theo chợt trông thấy trên má của con có một cái vết đỏ.
– “Hừ, làm sao nó lại có vẻ nhem nhuốc thế kia”.
Nghĩ thế, song ông vẫn để tâm trí vào trống chầu. Giữa lúc ấy, đến lượt kép Châu bước lên đài. Ông thượng liếc nhìn thấy bộ mặt hóa trang của hắn cũng nhem nhuốc, nhợt nhạt, thì ông bỗng đoán ra nông nỗi. Một cơn giận bừng bừng bốc lên:
– “Chà thằng này láo thật. Đồ xướng ca vô loài”. Rồi ông lại nghĩ đến con gái:
– “Không ngờ con gái ta lại đâm ra mê say nó, giở trò trên bộc trong dâu.
Không thể tha thứ được!”.
Tuy nghĩ vậy, ngoài mặt ông vẫn điềm tĩnh, tay vẫn đánh trống chầu không nhầm lỗi. Khi màn bắt đầu hạ để chuyển sang một cảnh khác, lập tức ông đứng dậy dõng dạc truyền lệnh:
– Quân đâu, dẫn kép Châu ra sân, chém đầu! Tiếng quân hầu dạ ran. Các quan khách và mọi người đang xem hát ai nấy đều ngơ ngác kinh hồn. Chẳng ai hiểu duyên cớ vì đâu mà có cái án tử hình đột ngột này. Đây đó tiếng người thì thầm:
– “Có lẽ nó đã làm điều gì đó hỗn xược với cụ lớn”.
Hay là:
– “Chắc tên kép ấy đã phạm “húy” cụ lớn hay là phạm “húy” hoàng đế thì phải”. Trong khi kép Châu còn nguyên cả y phục tuồng bị đao phủ lôi ra sân, thì cô Nhung vẻ mặt hốt hoảng chạy tới trước ghế của cha mình ngồi thụp xuống vái lấy vái để:
– Trăm lạy cha, xin cha tha cho anh ấy. Có giết xin cha cứ giết mình con đây! Nghe câu nói, ông thượng vẫn không động lòng, mà lại còn cảm thấy như bị thách thức. Trợn mắt, ông quát:
– A, nếu thế thì quân bay hãy cởi trói cho kép Châu mà bắt giải công nương ra chết thế. Bọn quân hầu nhìn nhau toáng đảm, không ai dám cất tay động chân. Ông thượng đứng bật dậy quát:
– Chúng mày đã nghe rõ lệnh ta chưa? Lại có tiếng dạ ran. Lính hầu xúm lại dẫn cô Nhung đi ra sân. Không có một lời can ngăn. Không một ai nhúc nhích. Một lát sau, một tiếng rú của công nương bật lên ai oán, rồi tất cả rơi vào im lặng. Bấy giờ ông thượng quay lại phía bọn đào kép đang chúi vào một xó nhắc:
– “Chúng mày hãy diễn tiếp đi!”.
Tiếng đàn, nhị, trống, chiêng,v.v. thốt nhiên lại cất lên. Người xem tuy chẳng còn hứng thú xem tiếp, nhưng không một ai dám bỏ chỗ ngồi ra đi. Ông thượng miệng vẫn hút thuốc, tay vẫn nắm lấy dùi trống chầu như không có việc gì xảy ra. Màn diễn đến đoạn cuối: vai chính sẽ than thở bên xác người yêu. Kép Châu lại bước lên đài, mặt cắt không được giọt máu. Anh hát những câu hết sức buồn thảm, anh khóc thật và tỏ điệu bộ não nùng chưa bao giờ làm rung động người xem đến thế. Cứ như vậy, tiếng than khóc mỗi lúc một ai oán. Cho đến câu hát cuối cùng vừa dứt, kép Châu kêu lên mấy tiếng thảm thiết không có trong vở:
– Em ôi! Em hãy đợi anh với! Đoạn rút trong tay áo một con dao găm đâm ngay vào cổ họng và ngã lăn xuống khán đài.
o O o
Khảo dị
Truyện này gần như là một truyện thuộc loại muộn nhất của cổ tích, đã mang dáng dấp truyện ngắn hiện đại. Mặc dầu vậy nó cũng có dị bản, nhưng kết cục của dị bản lại không bi đát như truyện trên:
“Trong nhà một ông tuần nọ có nuôi một gánh hát riêng. Trong số diễn viên cũng có một kép trẻ tuổi đẹp trai hát hay, lôi cuốn được nhiều người, nhất là giới phụ nữ. Cũng như truyện trên, kép ta lọt vào mắt xanh con gái ông tuần. Thế rồi mối tình thầm lén ngày một nảy nở. ở đây không có cái vết đỏ trên má cô nàng, mà là bức thư tình của cô do một bạn đồng nghiệp của kép lấy trộm đưa tới ông tuần. Cơn thịnh nộ của ông bùng lên, ông tuốt kiếm bảo người đi tìm kép dẫn đến cho ông tức khắc. Nhưng kép lại vắng mặt lúc đó, nên kết thúc của truyện mang đôi chút hài hước. Trong khi chờ đợi tội nhân, ông cho giam con gái lại; thấy đôi hia đế cong của kép, ông dùng kiếm băm vằm như băm vằm người thật để hả cơn giận. Cơn giận dịu đi trông thấy. Đến chiều, theo dự định, vở tuồng “Từ Thứ quy Tào” sẽ diễn mà vai chính Từ Thứ thì ngoài kép ra không ai có thể thay được. Nhưng, kép ta có lẽ vì sợ vẫn chưa về mà nếu về cũng không có hia để đóng. Cuối cùng, ông tuần bảo người nhà đi mua một đôi hia khác và giục đi tìm kép về gấp để cho vở tuồng không bị hoãn lại.
Truyện: Cái vết đỏ trên má công nương – truyện cổ tích việt nam
Hai cô gái và hai cục bứu
Hai cô gái và hai cục bứu – truyện cổ tích việt nam
Hai cô gái và hai cục bứu truyen co tich viet nam truyen co tich viet nam hay nhat doc truyen co tich viet nam truyen co tich viet nam co hinh truyen co tich viet nam an khe tra vang phim truyen co tich viet nam truyen co tich viet nam mp3 xem truyen co tich viet nam truyen co tich viet nam tap 1
>> > Anh em họ Điền
(Hai cô gái và hai cục bứu) Xưa có một cô gái con nhà nghèo khó, không may cho cô là khi sinh ra đã mang một cục bướu ở mặt. Người càng lớn, cục bướu càng to, vì vậy nhan sắc của cô thua em kém chị. Tuy nhiên cô gái không lấy thế làm buồn, suốt ngày vẫn thường vui đùa ca hát.
Một buổi trưa hè, cô theo bạn lên rừng kiếm củi. Vì mải mê tìm nấm, cô vui chân quá bước vào rừng sâu, quên bẵng mất trời đã về chiều và mây thì đang kéo tới mỗi lúc một đen sầm, báo hiệu một cơn dông sắp tới. Quả nhiên khi cô định trở về để gặp chúng bạn thì không kịp nữa. Gió thổi mạnh làm cây rừng xào xạc, cành khô gãy răng rắc, những giọt mưa hắt vào mặt. Bất đắc dĩ cô phải tìm chỗ ẩn. May làm sao cô chạy kịp đến một gốc cây cổ thụ, thu mình chui vào một cái hốc để tránh mưa. Nhưng đến lúc mưa tạnh bước ra khỏi hốc thì trời cũng đã tối mịt. “Các bạn ta bây giờ chắc đã rủ nhau về cả. Đường rừng lại tối đi một mình thật là đáng sợ. Thôi đành ở đây đợi sáng, không còn cách nào khác”. Nghĩ vậy, cô dọn lại chỗ hốc sạch sẽ rồi lách mình vào đó nằm nghỉ, không quên đặt bó củi chắn cửa để đề phòng thú dữ. Hai cô gái và hai cục bứu
Đến khuya, có những tiếng hát, tiếng cười và tiếng đàn sáo làm cho cô tỉnh giấc. Cô nhìn ra thấy trăng sáng như ban ngày. Ở một bãi đất bằng phẳng phía bên kia gốc cổ thụ có một đám người đang múa hát vui vẻ. Cô bước ra khỏi hốc. Thoạt đầu cô cứ ngỡ là một đám người đi rừng nào đó lên đây sớm ngồi đợi trời sáng nên bày ra múa hát mua vui. Nhưng khi nhìn kỹ thì hoá ra không phải. Đó là những người hình dung dị thường, ăn mặc khác lạ, có những bộ mặt đen đúa đầy lông lá gớm ghiếc. Cô gái bụng bảo dạ: “Đúng là một bọn quỷ”, và cô bỗng rùng mình, nhưng rồi cô liền đánh bạo bước lại nấp sau cây cổ thụ rình xem. Bọn quỷ vẫn múa hát không biết có người đang rình mình. Giọng hát của chúng không hay nhưng thật là vui làm cho cô vui lây. Cho nên cô cũng lẩm bẩm hát theo bằng một giọng nho nhỏ trong cổ họng. Dần dần hứng lên, tự nhiên cô cất cao giọng, quên bẵng là mình đang nấp. Nghe tiếng hát, bọn quỷ bỗng im bặt. Rồi cả bọn ùa nhau đến gốc cây. Một đứa nói:
– Hà hà, khá quá! Ra đây, ra đây, ta cùng hát cho vui.
Rồi chúng dắt cô ra bãi, bảo cô hát tiếp. Cô lấy can đảm hát lại bài hát vừa rồi. Giọng cô rất ngọt làm cho bọn quỷ phải lắng nghe. Xong một bài, chúng tấm tắc khen ngợi rồi nhảy múa thích thú. Chúng lại đưa những quả sim, quả ổi mời cô ăn. Ăn xong, lại bảo cô hát tiếp, rồi chúng còn lần lượt đàn hát và nhảy nhót suốt đêm. Tiếng gà rừng gáy buộc bọn quỷ phải ngừng cuộc vui. Một đứa bảo:
– Cô hát hay quá! Tối mai đến đây hát nữa nhá!
Cô gái đáp:
– Cái đó thì cũng còn tuỳ.
Nó kêu lên:
– Ấy, còn tùy thế nào? Chúng mày ơi! Ngộ tối mai cô ấy không đến thì sao? Một đứa chỉ vào cái bướu:
– Ta hãy giữ lấy cái này, chắc là của quý. Mai cô đến đây mà lấy nhé!
Nói xong phẩy tay một cái, rồi cả lũ biến đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau cô gái ra về, lòng mừng khấp khởi. Cục bướu đã được bọn quỷ lấy đi một cách thần diệu, làm cho cô trở nên nhẹ nhõm. Gặp ai cô cũng kể chuyện tối hôm trước cho họ nghe. Chẳng mấy chốc, tiếng đồn đã lan khắp đầu đường xó chợ. Một cô gái con nhà phú ông ở làng bên cạnh cũng không may mang một cục bướu trên mặt, khi nghe câu chuyện, cô này vội vàng đến gặp cô kia xin chỉ chỗ cho mình đi thay, hy vọng nhờ lũ quỷ nhổ cho cái bướu xấu xí trên mặt. Cuối cùng, cô gái nhà phú hộ cũng tìm được đến gốc cây cổ thụ nọ và nấp sẵn trong hốc cây. Nửa đêm, bọn quỷ hiện ra dưới ánh trăng. Chúng tìm đến chỗ cô gái nấp:
– Nào, cô hãy xuống hát với chúng tôi đi!
Vốn quen thói gắt gỏng, lại thấy những cánh tay lông lá giơ ra kéo lấy áo, cô vội gạt đi:
– Buông ra đã nào, tránh để cho tôi xuống. Ôi, kinh tởm! Rồi cô cũng nhảy xuống khỏi hốc, nhưng vẫn tỏ vẻ sợ hãi, gớm ghiếc, không dám lại gần lũ quỷ. Cô để cho chúng giục hai ba lần mới cất giọng hát, song nét mặt thì không được vui. Giọng của cô cũng vì thế mà mất tự nhiên. Mỗi lần cô cố gắng cất cao thì giọng lại the thé, nghe chẳng hay ho gì. Cô mới hát được một bài, bọn quỷ đã tỏ ý không hài lòng! Một đứa nói:
– Hôm qua hát hay thế, sao bây giờ thì chán ngắt! Thôi cô về đi cho rảnh. Cả lũ quỷ đồng thanh: – Phải đấy, về đi!
Tiếng đuổi của lũ quỷ nhao nhao làm cho cô gái phật ý, quay lưng trở lui. Nhưng mới đi được mấy bước, cô đã nghe có tiếng chạy theo:
Này cô kia, trả lại cô cái làm tin hôm qua. Cô vừa ngoảnh lại thì thấy có vật gì mềm nhũn văng vào má. Sờ tay vào mới biết bây giờ không phải là một mà có tới hai cục bướu.
Truyện: Hai cô gái và hai cục bứu – truyện cổ tích việt nam