Archive
Trò chơi mầm nhạc Thử tài của bé
Trò chơi mầm nhạc Thử tài của bé
Tại lớp học này, chúng tôi giúp trẻ cảm thụ âm nhạc mầm non từ những điều thực tế nhất như tiếng xe buýt đi, tiếng còi, tiếng chim hót v.v..Từ đó cho trẻ thể hiện cảm nhận của mình trên bàn phím, rồi hát, chơi đàn, viết và đọc nốt nhạc. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng sự vui tươi và vui đùa khi chơi nhạc như những phương cách giúp trẻ em phát triển nhận thức một cách tự nhiên cùng với sự tự tin trong âm nhạc. Qua quá trình dạy & học chúng tôi còn giúp mỗi học sinh phát triển nhân cách thông qua những cảm xúc giàu tính thẩm mỹ.
Vì được thiết kế riêng dành cho trẻ mầm non từ 3-5 tuổi nên chương trình sẽ không ép bé phải ngồi trên đàn luyện tập suốt giờ học. Thay vào đó, bé sẽ có những giờ phút vui chơi với cô giáo thật thú vị. Phương pháp chủ yếu của chương trình đó là kết hợp giữa việc chơi và học. Bé sẽ cùng chơi với cô một trò chơi âm nhạc vui nhộn, hấp dẫn và từ trong trò chơi bé sẽ được một phần kiến thức. Ví dụ: Bé sẽ chơi trò chơi lái xe bus với cô và học được nốt DO thông qua việc cô sử dụng nốt DO để làm tiếng còi xe bus. Học mà chơi, chơi mà học, phương pháp này giúp bé cảm thụ âm nhạc một cách thoải mái nhất.
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Giáo án môn tạo hình mầm non
Giáo án môn tạo hình mầm non
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi.
Giáo viên và học sinh trường mầm non số 1 thị trấn Than Uyên.
- Đối tượng.
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên.
III. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường Mầm non. Tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học ở trường Mầm non số 1 thị trấn Than Uyên nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non số 1 nói riêng và các trường Mầm non trong toàn huyện nói chung.
- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Bằng những kinh nghiệm thực tế vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên vào lớp học nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non hiện nay. Giúp giáo viên có những biện pháp cụ thể trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Giáo viên tổ chức các hoạt động vừa sức tiếp thu của trẻ. Trẻ được tiếp thu hướng tích cực, học đi đôi với hành, chú ý đến sự phát triển cá nhân, giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ trong trường Mầm non.
Xem thêm phần trước tại: https://thietbimamnonhavu.com/chu-de-van-hoc-mam-non.html
Chủ đề văn học mầm non
Chủ đề văn học mầm non
Tổng hợp sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn Văn học dành cho quý thầy cô giáo và các bậc phụ huynh mầm non tham khảo. Gồm các đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non về: biện pháp giúp trẻ mầm non làm quen với Văn học, biện pháp nâng cao khả năng cảm thụ Văn học cho trẻ mầm non, biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học, … Văn học là môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Các môn Tạo hình, Hoạt động với đồ vật, môn Môi trường xung quanh hay Khám phá khoa học giúp bé phát triển trí tuệ, đầu óc sáng tạo nhưng môn Làm quen với văn học sẽ giúp bé làm nên nhân cách con người. Hiểu được tầm quan trọng của môn Văn học đối với trẻ mầm non, chúng tôi đã tổng hợp các sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn Văn học để giúp các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh có thêm tài liệu tham khảo nhằm giúp bé phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn nhân cách.
- Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là hệ thống mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội lĩnh hội kiến thức để áp dụng những kiến thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống của trẻ. Ngày nay để bước kịp với xu thế phát triển chung của thời đại và để đáp ứng được nhu cầu chuyển mình của đất nước thì ngành học Mầm non càng phải phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục trẻ cho phù hợp theo sự phát triển của nền kinh tế – xã hội. Đó chính là tạo ra những lớp người vừa có trí thức, có lòng yêu quê hương đất nước, vừa biết yêu cái đẹp, giàu ước mơ và sáng tạo, những phẩm chất này cần hình thành cho trẻ từ những năm đầu đời, hình thành cho trẻ qua sự cảm nhận những âm điệu, vần thơ, câu chuyện. Văn học nghệ thuật mà đặc biệt là thơ, truyện chính là phương tiện quan trọng góp phần hình thành nhân cách cho trẻ một cách toàn diện về cả (Đức – Trí – Thể – Mĩ).
Ở trường Mầm non cho trẻ làm quen với văn học thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển ngôn ngữ góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Làm thế nào để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trên tôi xác định đây là mũi nhọn trong công tác chỉ đạo của mình, là sự thử nghiệm, vận dụng sáng tạo phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học của giáo viên thuộc lĩnh vực cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non vì thế những vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn về nội dung và phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng cho giáo viên về việc cho trẻ làm quen với văn học. Căn cứ vào thực tế của nhà trường trong những năm học trước việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện, hiệu quả chất lượng giảng dạy chưa cao. Chính vì vậy năm học này tiếp tục tôi đã lựa chọn đề tài:
Giáo án toán làm quen chữ cái
Giáo án toán làm quen chữ cái
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu bản nhạc ba bạn đầu hàng chạy lên chọn 1 chữ cái cầm bỏ vào rổ của đội mình về cuối hàng đứng, cứ như vậy cho đến hết. - Cô cho trẻ tự lên bốc thăm chữ cái mà đội mình sẽ chọn về hội ý và lên chọn giáo án làm quen với toán mầm non giáo án toán mầm non 3 tuổi giáo án toán mầm non về hình dạng giáo án mầm non môn toán giáo án toán mầm non 4-5 tuổi giáo án toán mầm non về kích thước giáo án toán mầm non về tập hợp giáo án toán mầm non sắp xếp theo quy tắc giáo án toán mầm non xếp tương ứng 1-1
Bé chơi đùa bong bóng và sà bông
Bé chơi đùa bong bóng và sà bông
Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo Trẻ nhận biết và phân biệt giữa tính chất của các loại gió ; gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc…( cho trẻ quan sát nhiều tranh của các loại gió khác nhau : mưa to gió thổi bay nhà, gió lốc
Thư viện Giáo án Mầm non lớp lá chọn lọc gồm các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho bé thông qua các trò chơi vận động, phát triển nhận thức của bé với các mẫu chuyện kể, các bài thơ thiếu nhi… nhằm giúp bé phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng và tư duy của trẻ đồng thời dạy bé hình thành cảm xúc tình cảm đối với mọi vật xung quanh như bài học về loài vật, thơ, truyện về tình cảm gia đình, bạn bè, xã hội. Giáo án Mầm non lớp lá định hướng phướng pháp giáo dục giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và tư duy.
Chủ điểm: Thế giới động vật
Giáo án mầm non Chủ điểm : Thế giới động vật
Môn : Tạo hình
Bài : XÉ DÁN HÌNH CON CÁ ( Mẫu )
Đối tượng 5 – 6 tuổi
I, Mục tiêu
A, Kiến thức
– Trẻ biết các bộ phận của con cá.
– Trẻ biết sắc xếp con cá, bố cục tranh đẹp.
– Trẻ biết cách gập đôi tờ giấy lượn cong để tạo thành hình con cá và biết chọn giấy màu để xé dán đàn cá, sóng lướt, rong, rêu.
B, Kỹ năng
– Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
– Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
– Bồi dưỡng kỹ năng, cách sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy (xây dựng bố cục ).
C, Giáo dục
– Hình thành xúc cảm, thẩm mĩ về màu sắc và động viên tính sáng tạo của trẻ.
– Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật ( Nói chung ) và các con vật dưới nước ( nói riêng ).
– Biết đoàn kết hợp tác, giúp đỡ bạn trong khi làm việc.
– Thích học môn tạo hình.
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động chung của trẻ
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ1: Tạo hứng thú Cô và trẻ trò chuyện với chủ điểm – Cho trẻ chơi trò chơi: ” Cá vàng bơi ” cho trẻ đi vòng quanh vừa làm động tác vừa hát bài: ” Cá vàng bơi ” (2 lần ) – Cô hỏi: + Các con vừa chơi trò chơi gì nào ? + Cá sống ở đâu ? + Cá ăn bằng thức ăn gì nào ? * HĐ 2: Giới thiệu nhiệm vụ tạo hình
– Cô treo 2 bức tranh 1 bức tranh xé dán con cá tròn có nhiều phong cảnh 1 bức tranh xé dán con cá dài. Cho trẻ nhận xét nêu ý của mình?
Cô làm mẫu vừa xé vừa giải thích Cô chọn giấy màu xanh hoặc màu đỏ để làm mình cá cô gập đôi bờ giấy và xé lượn thành hình con cá. Sau đó chọn màu vàng, xé mang, mắt. Cô lấy màu xanh xé rong rêu. Sóng, nước, bọt nước. * HĐ 3 : Trẻ thực hiện : Cô nhắc lại cách ngồi, cách cầm giấy. (Tay phải xé giấy, tay trái giữ giấy, ngón tay trỏ phết hồ,…) Cô cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và gợi ý cho trẻ. Động viên trẻ làm để tạo ra sản phẩm đẹp, hình động. * HĐ 4 : Nhận xét sản phẩm Cho trẻ trưng bày sản phẩm Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cô nhận xét thêm bài đẹp, xấu. + Cho trẻ chơi trò chơi thả cá vào ao. Chia trẻ làm 2 đội, cho trẻ thi đua lên thả cá vào ao rồi cho trẻ đếm. Đội nào thả nhiều hơn thì sẽ chiến thắng. + Giáo dục trẻ phải giữ gìn vệ sinh khuyến cáo với mọi người không vứt rát bừa ra ao làm ô nhiễm môi trường. – Cho trẻ hát bài : ” kìa con cá vàng ” rồi ra ngoài. |
– Làm con cá bơi
– Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát và nêu.
– Trẻ chú ý cô làm.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trưng bày sản phẩm. – 5 – 6 trẻ – Trẻ nhận xét cùng cô. – Trẻ chơi
– Trẻ hát rồi ra ngoài. |
Phân biệt hình vuông, hình tam giác
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2014
Ngày soạn: 25/10/2014
Ngày giảng: 03/11/2014
Đối tượng: 3 tuổi
Chur đề: Gia đình
Phân biệt hình vuông, hình tam giác
Củng cố biểu tượng các hình : hình vuông, hình tam giác,
– Biết được các đặc điểm của hình vuông và hình tam giác.
– Biết được sự giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình tam giác
– Củng cố phân biệt được hình vuông và hình tam giác.
MỞ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ( Tuần 1)
- Mục đích yêu cầu.
– Trẻ biết lựa chọn chủ đề theo ý thích của mình.
– Giúp trẻ biết tên những người thân trong gia đình, công việc của mỗi người trong gia đình, địa chỉ gia đình, nhu cầu của gia đình, đưa ra ý kiến xây dựng mạng chủ đề cùng cô.
– Trẻ biết tô màu các thành viên trong gia đình, dán ngôi nhà, nặn các đồ dùng trong gia đình của trẻ để thực hiện chủ đề gia đình. Được cùng cô trang trí để thực hiện chủ đề mới.
– Trẻ biết yêu quý kính trọng những người thân trong gia đình, chia sẻ nhường nhịn những em nhỏ.
– Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
– Trẻ biết tiết kiệm nước khi sử sụng không lãng phí.
- Chuẩn bị.
– Địa điểm: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
– Đồ dùng của cô: + Một số tranh ảnh về gia đình.
+ Một số đồ dùng gia đình
– Đồ dùng của trẻ: + Tranh in sẵn gia đình, hình cắt sẵn để trẻ dán ngôi nhà .
+ Đất nặn, sáp màu.
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Bé cùng khám phá.
– Cô cho cả lớp hát bài hát: Cả nhà thương nhau.
– Bài hát nói về điều gì?
– Mọi người trong gia đình như thế nào?
– Đúng rồi bài hát chúng ta vừa hát nói về mọi người trong gia đình chúng ta rất là thương yêu nhau đấy.
– Các con ơi các con có muốn nghe cô kể về các thành viên trong gia đình của cô cho các con nghe không?
– Cô kể gia đình cô có bố, mẹ, anh, chị và có cả cô nữa đấy.
– Các con vừa nghe cô kể về gia đình của cô rồi bây giờ cô muốn nghe các con kể về gia đình của các con cho cô nghe đấy nhưng trước khi kể cô có câu đố này cô đố các con xem câu đố nói về ai nhé.
Ai dạy bé hát, chải tóc hàng ngày
Ai kể truyện hay, khuyên bé đừng khóc?
– Cô đố các con đó là ai nào?
– Cháu nào có bố mẹ làm nghề giáo viên không?
– Bây giờ cô có câu đố nữa cô đố các con này.
Hôm nay trời nắng chang chang
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa bóng mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng dâm
– Cô đố các con biết câu đố nói về ai nào?
– Vậy có bố mẹ bạn nào làm nghề nông kể cho cô và các bạn biết nào?
– Các con ạ mọi người trong gia đình chúng ta ai cũng có một công việc riêng
– Vậy các con có biết sau một ngày làm việc vất vả thì mọi người phải về đâu để nghỉ ngơi không nhỉ?
– Ngôi nhà con ở là nhà gì? Xung quanh ngôi nhà có gì? Nhà con ở thôn nào?
– Trong ngôi nhà con ở có những đồ dùng gì để uống nước nhỉ? Đồ dùng gì để ăn cơm nhỉ?
Đồ dùng sinh hoạt ?
– Vậy bây giờ các con cùng cô thảo luận xem chúng mình nên mở chủ đề gì nhé.
Hoạt động 2: Bé xây dựng mạng chủ đề.
– Bây giờ các con cùng thảo luận cô sẽ nhờ cô Huyến ghi lại các ý kiến của các con.
– Các con vừa được kể về các thành viên trong gia đình này, ngôi nhà của chúng mình ở, một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời, vậy các con chọn chủ đề gì để thực hiện nào? ( Gia đình )
– Chủ đề gia đình cô chia ra làm 3 nhánh:
– Nhánh 1 các con chọn là gì? Gia đình thân yêu của bé
– Nhành 2 các con chọn là gì? Ngôi nhà gia đình bé ở
– Nhánh 3 các con chọn là gì? Đồ dùng gia đình bé
Chủ đề gia đình cô cùng các con vừa xây dựng gồm có 3 nhánh: – Cô nêu 3 nhánh ra
– Vậy tuần này các con chọn chủ đề gì để thực hiện trước nào?
Hoạt động 3: Bé khéo tay chăm chỉ.
* Làm sản phẩm trang trí lớp:
– Để chủ đề của chúng ta hấp dẫn và sinh động hơn các cháu hãy đoàn kết và cùng nhau tạo ra những sản phẩm thật đẹp để trang trí cho chủ đề của mình nhé.
– Cô chia lớp mình thành 3 nhóm các nhóm có nhiệm vụ:
– Nhóm 1: Tô màu tranh gia đình của bé.
– Nhóm 2: Dán tranh ngôi nhà
– Nhóm 3: Nặn một số đồ dùng đồ chơi trong gia đình
– Bây giờ cô mời các con thực hiện nào
– Khi trẻ hoạt động cô động viên khích lệ trẻ hoạt động đoàn kết, tích cực, tạo ra sản phẩm đẹp.
– Cô cho trẻ trang trí lớp bằng những sản phẩm trẻ đã làm được.
* Kết thúc:
Củng cố biểu tượng các hình : hình vuông, hình tam giác,
– Biết được các đặc điểm của hình vuông và hình tam giác.
– Biết được sự giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình tam giác
– Củng cố phân biệt được hình vuông và hình tam giác.
Ổn định gây hứng thú: Cô cho trẻ chơi trò chơi
“ Kéo cưa lừa xẻ”
– Cô hỏi các con đang chơi trò chơi gì mà vui thế?
– Vậy à các con có biết kéo cưa lừa sẻ là một nghề gì không?
– Đúng rồi đó là nghề thợ mộc đấy.
– Các con ạ trong xã hội của chúng ta có rất nhiều ngành nghề như nghề họa sỹ cũng là một nghề vẽ ra những bức tranh rất là đẹp đấy hôm nay cô tổ chức triển lãm tranh của bác họa sỹ các con có muốn cùng đến xem triển lãm tranh không?
Hoạt động 1: Bé nhận biết hình vuông, hình tam giác
– Vậy các con cùng cô đến xem triển lãm tranh nào?
– Các con ơi tranh triển lãm vẽ gì đây?
– Cô giáo là nghề gì vậy?cô giáo đang làm gì?
– Cô giáo đang dạy các chị học hình gì vậy các con?
– Còn bức tranh này có gì đây? Ai đã xây nên ngôi nhà này?
– Bác thợ xây còn gọi là nghề thợ xây đấy.
– Bác thợ xây đã xây được ngôi nhà rất là đẹp, khung nhà có dạng hình gì?
– Mái nhà có dạng hình gì?
– Các con ạ ngoài những bức tranh các con vừa xem có nghề giáo viên, nghề thợ xây bố mẹ các con còn làm nghề nông nữa này và còn có rất nhiều các ngành nghề khác nữa đúng không.
Chơi trò chơi: “Chọn hình theo yêu cầu”
– Các con ơi bạn búp bê thấy các con học giỏi bạn búp bê còn tặng cho các con một hộp quà này các con nhìn xem hộp quà có đẹp không?
– Muốn biết bên trong hộp có gì bây giờ cô mời các con cùng lên đây cùng cô mở hộp quà để xem có gì nhé
– Bên trong hộp có gì vậy các con?
– Đúng rồi có rất nhiều hình. Bạn búp bê tặng cho các con mỗi bạn một hình và mang về chỗ ngồi đấy các con hãy nhặt cho mình mỗi bạn 1 chiếc hình và mang về chỗ ngồi nào
– Bây giờ các con hãy cho cô biết bạn búp bê tặng cho con hình gì? (Cô gọi hỏi từng trẻ xem trên tay trẻ có hình gì và đọc tên hình đó)
* Tái tạo hình vuông, hình tam giác.
– Cô giơ hình vuông hoặc hình tam giác lên và nói bạn nào có hình giống hình của cô thì lại đây với cô và cho trẻ đọc tên hình.
Hoạt động 2: Bé phân biệt hình vuông và hình tam giác.
* Các con nhìn xem cô có gì đây?
– Đúng rồi đây là cây hoa trên cây hoa này cô treo rất nhiều hình bây giờ các con sẽ lên đây và mỗi bạn hái cho mình một hình và những bạn nào có hình giống nhau thì về thành một đội và chúng mình cùng thảo luận xem hình đó có cấu tạo như thế nào và đọc câu đố đố đội bạn nhé.
– Cô cho 1 trẻ thay mặt nhóm đố tên hình:
Hình vuông:
– Tên tôi là một loại hình, tôi đố đội bạn tên hình của tôi?
– Cho tập thể đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc hình vuông
– Cô cho đại diện trẻ lên giới thiệu đội tôi hái được hình vuông màu vàng, hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc
– Hình vuông có mấy cạnh các con? Các cạnh của hình vuông như thế nào?
– Cô cho trẻ nhắc lại HV có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc.
=> Cô khái quát: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc đều vuông.
Hình tam giác:
– Tên tôi là một loại hình, tôi đố đội bạn tên hình của tôi?
– Cho tập thể đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc hình tam giác
– Cô cho đại diện trẻ lên giới thiệu đội tôi hái được hình tam giác màu xanh, hình HTG có 3 cạnh và 3 góc
– Hình tam giác có mấy cạnh? mấy góc?
– Cô cho trẻ nhắc lại: HTG có 3 cạnh và 3 góc
=> Cô khái quát: HTG có 3 cạnh và có 3 góc
* Tái tạo hình vuông, hình tam giác: Cô cho trẻ lấy dây chun tạo dáng hình tam giác, hình vuông.
* So sánh điểm giống nhau và khác nhau hình vuông với hình tam giác
– Cô cho trẻ so sánh hình vuông và hình tam giác và hỏi:
* Điểm giống:
– Hình vuông và hình tam giác có gì giống nhau?
* Điểm khác:
– Hình vuông và hình tam giác có gì khác nhau?
– Cô cho trẻ khái quát lại: Hình vuông và hình tam giác đều có các cạnh và góc,
khác nhau hình vuông có 4 cạnh và 4 góc, hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc.
Hoạt động 3: Bé trổ tài
Trò chơi: “Xếp hình bằng que tính”
– Các con xem trong rổ còn có gì?
– Vậy các con hãy dùng que tính xếp cho cô hình vuông, hình tam giác nào?
– Khi trẻ xếp xong cô hỏi các con xếp hình vuông bằng mấy que tính? HTG = mấy que tính?
Trò chơi: Kết bạn
– Muốn chơi được các con chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
Dạy trẻ đọc thơ: Chú Hải quân
Dạy trẻ đọc thơ: Chú Hải quân
GIÁO AN: PTNN
>>> 100 bài thơ truyện mầm non hay nhất
HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔ |
HOẠT
ĐỘNG CỦA TRẺ |
1.
Ổn định lớp – Cô cho trẻ hát và vận động bài hát: Cháu yêu chú Bộ Đội.
– Cô hỏi: Cô cho các con hát bài hát nào?( 5t)
– Chú Bộ Đội làm nhiệm vụ gì?( 4t)
* GD:
biết kính yêu chú bộ đội 2. Tiến trình bài giảng
2.1. Giới thiệu bài
– Có một bài thơ rất hay nói về chú Hải quân làm nhiệm vụ canh giữ nơi hải đảo xa sôi của tổ quốc.
– Cô đọc thơ diễn cảm lần 1( Đọc thơ diễn cảm)
– Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
– Cho trẻ đọc tên bài thơ
– Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa
– giới thiệu cách lật tranh, cách chỉ chữ
– Hỏi trẻ các hình ảnh trong tranh ( Trong tranh thơ vẽ hình ảnh gì?
– Khám phá lần lượt từng tranh
– Cô đọc diễn cảm lần 3 giảng nội dung bài thơ:
– Bài thơ “ Chú Hải Quân” với mỗi câu thơ 5 tiếng nói về chú Hải Quân làm nhiệm vụ
canh giữ nơi hải đảo xa sôi của tổ quốc, không cho quân thù xâm phạm bờ cõi. Mặc cho nắng, mưa chú vẫn chắc tay súng đứng gác hiên ngang gữ mây trời. Khi nhìn thấy hình ảnh của Chú Hải Quân, bạn nhỏ mong lớn lên trở thành người lính giống Chú hải quân. + Trích dẫn giảng giải từ khó:
– Trứng sáo, Vời hải đào, Vùi thây
* Đàm thoại:
– Cô đọc cho các con nghe bài thơ gì? ( 3t)
– Chú Hải Quân làm nhiệm vụ gì? ( 4t)
– Chú đứng Canh gác như thế nào? (5t)
– Bạn nhỏ mong ước điều gì?
– Có bạn nào mong ước làm Chú Hải Quân như bạn nhỏ trong bài thơ không? Vì sao?
=> GD: Luôn yêu thương, kính trọng, lễ phép với các chú hải quân
2.2.
Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm – Cô dạy trẻ đọc diễn cảm từng câu thơ
– Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm 2 -3 lần
– Luân phiên các tổ
– Thi đua giữ các bạn trai và bạn gái
– Thi đọc nối tiếp từng câu thơ
– Thi đọc to, đọc nhỏ
– Từng nhóm, cá nhân lên đọc thơ
– Cô quan sát sửa sai, đọc ngọng, đọc thiếu câu cho trẻ
2. 3. Trò chơi: chuyển hàng ra hải đảo
– Cô nêu cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: cho trẻ bật chum chân qua 2 vòng lấy một vật dụng của đất liền chuyển lên thuyền ra hải đảo xa sôi dành tặng cho các chú Hải quân
+ Luật chơi: Mỗi 1 lượt chỉ được 1 bạn lên chơi và chỉ được lấy 1 vật dụng
– Tổ chức cho trẻ tham gia chơi
– Kiểm tra kết quả của 2 đội
3. Kết thúc
– Củng cố, giáo dục.
– Nhận xét – tuyên dương
|
– Hát và vận động theo nội dung bài hát
– Cháu yêu chú bộ đội
– Bảo vệ tổ quốc
– Trẻ chú ý lắng mghe
– Chú Hải Quân
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Chú Hải Quân
– Canh giữ nơi đảo xa
– Canh ngày, canh đêm.
– Cầm chắc tay súng.
– Giơ tay
– Tham gia đọc thơ diễn cảm
– Đứng 2 hàng dọc tham gia trò chơi
|
Link tải: https://tinyurl.com/m94lqeq
Trọn bộ Giáo án mầm non lớp 5 tuổi
Trọn bộ Giáo án mầm non lớp 5 tuổi
Trọn bộ Giáo án mầm non lớp 5 tuổi
Muc tiêu:
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
||
Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất(chỉ số 4)
|
– Trèo lên, xuống liên tục phối hợp chân nọ tay kia (hai
chân không bước vào một bậc thang). – Trèo xuống tự nhiên, không cúi đầu nhìn xuống chân khi
bước xuống. – Trèo lên thang ít nhất được 1,5 mét.
|
– Vận động thô:
Vận động cơ bản: Treò lên xuống ghế thể
dục Trườn sấp kết hợp trèo ghế thể dục
Treò
lên xuống 7 gióng thang Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất
– VĐ tinh:
Tạo dáng cây, các động tác gieo hạt, tưới nước, xới đất… – Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức, kéo co, meo đuổi chuột, chuyền
bóng, trồng nụ trồng hoa, bỏ lá,… Dinh dưỡng
– Tập chế biến một số món
ăn đơn giản: pha nước chanh nước cam… – Tìm hiểu về giá trị
dinh dưỡng của các lọai rau, quả. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH- CÃM XA HỘI
|
||
Chủ động làm một số công
việc đơn giản hằng ngày (chỉ số 33) Bộc lộ cảm xúc của bản
thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt (chỉ số 36) Thể hiện sự thân thiện,
đoàn kết với bạn bè (chỉ số 50) Chấp nhận sự phân công
của nhóm bạn và người lớn (chỉ số 51) |
–
Tự giác thực hiện công việc mà không chờ sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người lớn, ví dụ như:Tự cất dọn đồ chơi sau khi chơi,tự giác rửa tay trước khi ăn, hoặc khi thấy tay bẩn, tự chuẩn bị đồ dùng/ đồ chơi cần thiết cho hoạt động. –
Biết nhắc các bạn cùng tham gia. – Thể hiện những trạng
thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ phù hợp với tình huống qua lời nói, cử chỉ, nét mặt Chơi với bạn vui vẻ
– Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các ban.
-Chấp hành và thực hiện
sự phân công của người điều hành với thái độ sẳn sàng, vui vẻ -Thực hiện nhiệm vụ với
thái độ sẳn sàng, vui vẻ |
Các phong tục Tết truyền
thống Việt Nam – Trước Tết: dọn dẹp,
trang trí nhà cửa. – Trong Tết: đi chúc Tết
ông ba, họ hang, hái lộc đầu Xuân, đi chơi Tết. – Thực hành chúc Tết ông
bà, bố mẹ, họ hàng. – Tham gia dọn dẹp, trang
trí lớp học, nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. – Làm quen với luật các
trò chơi dân gian, lễ hội ở các địa phương. Thực hành chăm sóc cây,
gieo hạt.. – Giáo dục Biết rửa tay, rửa rau quả trước khi ăn, vứt
hột đúng nơi quy định, không ăn quả xanh, quả hư. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
||
Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui,
buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi. (chỉ số 61) Điều chỉnh giọng nói
phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp; (chỉ số 73)
Biết chữ viết có thể đọc
và thay cho lời nói (chỉ số 86) Biết
dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (chỉ số 87) Biết
“viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (chỉ số 90) |
– Nhận ra cảm xúc vui
buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận của người khác qua ngữ điệu lời nói của họ – Thể hiện được cảm xúc
của bản thân qua ngữ điệu của lời nói – Điều chỉnh được cường
độ giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp: Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi người khác đang tập trung làm việc, khi thăm người ốm; nói thầm với bạn, bố mẹ…. Khi trong rạp hát, rạp xem phim công cộng, khi người khác đang làm việc; nói to hơn khi phát biểu ý kiến…; nói to hơn khi chơi trò chơi thi đua, nói chậm lại khi người khác có thể chưa hiểu điều mình muốn truyền đạt Hiểu rằng có thể dùng
tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệu…để thể hiện điều muốn truyền đạt. ( VD: hỏi mẹ: “ mẹ ơi,
trong thư bố có nói nhớ con không”; “mẹ viết hộ con thiệp chúc mừng sinh nhật bạn, mẹ viết là con chúc bạn nhận được nhiều d0o62 chơi nhé”; nếu điện thoại nhà mình hỏng thì phải viết thư để mời ông bà đến chơi”…; tự “viết” thư cho bạn, “viết” bưu kiện…( chắp các chữ cái đã biết hoặc viết hoặc kí hiệu gần giống chữ viết với mong muốn truyền đạt thông tin nào đó) |
Làm quen với nhóm chữ cái l m n, h k, b d đ
– Thực hiện vỡ tập tô Tập tô, sao chép chữ cái
l m n, h k, b d đ
– Làm album, bộ sưu tập các loại lá, hoa, hạt.
– Kể chuyện theo tranh, làm truyện tranh về chủ đề thực vật
– Học các bài thơ: Hoa kết trái, tết đan vào nhà,
– Truyện: quả bầu tiên. Đọc thơ, kể chuyện, câu đố về chủ đề Tết và Mùa xuân
– Tập chúc Tết ông bà, họ hàng.
– Góc thư viện:làm thiệp Viết lời chúc mừng vào thiệp chúc tết
|
-Cố
gắng tự mình viết ra, cố gắng tạo ra những biểu tượng, những hình mẫu ký tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các ký hiệu, chữ, từ để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân. “ đọc” lại được những ý
mình đã “viết” ra – Khi “ viết” bắt đầu từ
trái qua phải, xuống dòng khi hết dòng của trang vở và cũng bắt đầu dòng mới từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét viết |
||
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
||
Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản
phẩm đơn giản; (chỉ số 102) |
-Lựa
chọn vật liệu phù hợp để làm sản phẩm -Lựa
chọn và sử dụng một số ( khoảng 2- 3 loại) vật liệu để làm ra một sản phẩm: VD: sử dụng ống giấy để làm mặt chú hề, dùng râu ngô để làm râu tóc, dùng đất màu để đính mắt, mũi, mồm; dùng bẹ chuối, que và giấy để làm một chiếc bè… -Biết
đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi |
Quan sát, trò chuyện, đàm
thoại về đặc điểm, các bộ phận và chức năng của cây, các điều kiện cần thiết để giúp cây phát triển – Các loại hoa cỏ, cây cối mùa
xuân( hoa đào, hoa mai, hoa cúc, cây đâm chồi nảy lộc…) – Các
món ăn truyền thống trong ngày Tết. Các loại
trái cây trong ngày tết – Đếm và nhận biết quan
hệ số lượng trong phạm vi 8 – Chia nhóm đối tượng có
số lượng 8 thành hai phần -Góc phân vai :Gói bánh tét, bánh chưng
từ lon nước ngọt, cọng chuối, cọng lục bình, mus xốp, lá chuối… |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
|
||
Cắt
theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản(chỉ số 7) Dán các hình vào đúng vị trí
cho trước, không bị(chỉ số 8) |
– Cắt được hình, không bị
rách. – Đường cắt lượn sát theo nét vẽ.
– Bôi hồ đều,
– Các hình được dán vào đúng vị trí qui định
– sản phẩm không bị rách.
|
Tạo hình:
–
Vẽ vườn hoa, vườn cây ăn quả –
Nặn các loại quả –
Xếp hình, cắt dán một số loại hoa -xé
dán hàng cây xanh –
Tạo hình từ rau của, hột hạt, lá cây… Âm nhạc:
–
Học các bài hát:bánh chưng xanh, sắp đến tết rồi, màu hoa,bầu và bí, em yêu cây xanh, quả gì… –
Vận động: Vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu, phối hợp, nhún nhảy tự do, sáng tạo – Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng gió, là cây xào xạc, nghe các loại
chai đừng các hạt khác nhau, nghe tiếng hát tìm đồ vật, nốt nhạc vui,.. |
Hoạt động
|
Ngày 1
|
Ngày 2
|
Ngày 3
|
Ngày 4
|
Ngày 5
|
||||
đón trẻ, trò chuyện
|
– Cô đón trẻ nhắc trẻ
cất đồ dùng đúng nơi quy định, nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo – Cho trẻ quan sát góc
của chủ đề: “Tết và mùa xuân”. – Trò chuyện với trẻ về
ngày tết, phong tục, tập quán của người việt nam trong ngày tết… – Cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc.
|
||||||||
Thể dục sáng
|
–
Động tác hô hấp 2 : ngưởi hoa – Động tác tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân
– Động tác chân 2 :
Ngồi khuỵ gối (Tay đưa cao ra trước) ỵ – Động tác bụng 3: Đứng
nghiêng người sang 2 bên – Động tác bật
3: Bật chân sáu |
||||||||
Hoạt động có chủ đích
|
*Phát triền thể chất:
Ném và bắt
bóng bằng 2 tay khoảng cách xa 4 m (Cs3)
|
*Phát triển thẩm mỹ :
Vẽ
vườn hoa (Cs6-mc1,2,3)
|
*Phát triển tình cảm xã hội :
Hát sắp đến
tết rồi (Cs36)
|
*Phát triền nhận thức :
Đếm đên 8
nhận biết số lượng pvi 8 nb số 8 (Cs104-mc1,2,3)
|
*Phát triểnngôn ngữ:
Làm
quen chử cái b d đ (Cs65-mc1,2)
|
||||
Hoạt
động ngoài trời |
Quan sát cây hoa đồng tiền
Trò chơi vận động : nhảy tiếp sức
Chơi tự do
|
Quan sát cây mai
Trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do
|
Quan sát bánh chưng
Trò chơi vận động : nhảy tiếp sức
Chơi tự do
|
Quan
sát cây hoa hồng Chơi vận động: “chuyền
bóng” Chơi tự do
|
Quan sát cây đào
Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do
|
||||
Hoạt
động góc |
– Góc
đóng vai: Quầy bán hàng hoa, quả ngày tết – Góc
nghệ thuật: gói bánh chưng, bánh tét, trang trí cây đào cây mai ngày tết, làm bưu thiếp chúc mừng ngày tết.(cs 102) – Góc xây dựng: Xây dựng khu chợ hoa
ngày tết. – Góc
thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh mùa xuân. Gieo hạt – quan sát sự nảy mầm. Cắt tỉa hoa, cây xanh |
||||||||
Vệ sinh ăn trưa
|
Cho cháu
rửa tay lau tay và ăn cơm và đi ngủ |
||||||||
Hoạt động chiều
|
GDVS: Bé quét nhà
|
Làm quen trò chơi mới: Chơi vận động: “Cướp cờ”.
|
Ôn
bài buổi sáng. |
Thực
hiện vở toán số 1, 2. |
Cho
trẻ xem băng hát, múa kể chuyện. Nêu gương, cắm cờ. -Vệ sinh cá nhân. Trả trẻ.
|
||||
Trả trẻ
|
Trao đổi với
phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày. Chơi tự
do.Đọc chuyện cho trẻ nghe theo yêu cầu. Chơi tự do ở
các góc. Xem him hoạt
hình của thiếu nhi. Xem ca nhạc
thiếu nhi. Vệ sinh, chải
đầu cho trẻ.
|
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thời gian thực hiện :Thứ hai ngày …. tháng … năm ….
Lĩnh vực phat triển:Phát triền thể chất
Đề tài: Ném và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách 4m
- CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1) Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng;
- a) Trò chuyện:
– Cô đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo
– Cho trẻ quan sát góc của chủ đề: “Tết và mùa xuân”.
– Trò chuyện với trẻ về ngày tết, phong tục, tập quán của người việt nam trong ngày tết…
b/ Thể dục sáng:
– Tập theo lời ca bài “Trường của chúng cháu là trường mầm non”.
- YÊU CẦU:
– Trẻ biết tập theo cô các động tác bài tập phát triển chung và bài tập theo lời ca.
– Luyện cho trẻ có tính nhanh hoạt bát nhằm phát triển các cơ tay chân mình.
– Trẻ biết tập thể dục sáng thường xuyên cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
- CHUẨN BỊ:
– Sân tập thoáng, rộng, an toàn.
– Băng đĩa ghi bài hát : Trường chúng cháu là trường mầm non”.
– Các động tác bài tập phát triển chung.
- TIẾN HÀNH:
* Tập bài tập phát triển chung
– 1/ Khởi động:
+ Trẻ xếp hàng theo tổ khởi động theo hiệu lện của cô đi chạy xung quanh sân tập, đi nhanh – chạy – đi chậm dần. Sau đó về đội hình 2 hàng ngang dàn hàng
– 2/ Trong động
– Động tác hô hấp 2 : ngửi hoa
– Động tác tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân
– Động tác chân 2 : Ngồi khụy gối (Tay đưa cao ra trước)
– Động tác bụng 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên
– Động tác bật 3: Bật chân sáu
Cô nhận xét bài tập.
+ Trò chơi: nhảy tiếp sức
– Chuẩn bị: Vẽ 3 hàng, mỗi hàng 5 vòng tròn nối tiếp nhau, ở đầu mỗi hàng đặt ống cờ, mỗi ống cờ có 2 lá cờ xanh, đỏ
– Luật chơi: + Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ và chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng
+ Khi nhận cờ bạn đầu hàng mới nhảy tiếp.
– Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp thành hàng dọc. Khi nào các cháu nghe hiệu lệnh “ hai, ba” thì cháu thứ nhất (ở 3 hàng) nhảy liên tiếp vào các vòng đến ống cờ lấy lá cờ màu đỏ và chạy nhanh về dưa cho bạn thứ 2, khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ và đổi cờ khác về đưa cho bạn thứ 3, cháu nào nhảy xong xuống đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
Cô hướng dẫn cháu chơi 2- 3 lần
3/ Hồi tĩnh
– Trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập 1 – 2 vòng.
II/) Hoạt động có chủ đích (hoạt động học)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a/ Kiến thức :
– Biết tung, bắt bóng bằng hai tay với một bạn khác đúng đối diện với mình
b/ Kỹ năng:
– Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng. Bắt được bóng bằng 2 tay. không ôm bóng vào ngực.(cs3- mc 1,2,3)
c/Thái độ:
– Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
II/ Chuẩn bị:
– Đồ dùng cho cô : lớp sạch sẽ thoáng mát
– Đồ dùng cho trẻ: Bóng đủ cho trẻ học
b.Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp: quan sát, làm mẫu, thực hành, bài tâp kiểm tra.
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: GDAN bài hát sắp đến tết rồi.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
- Khởi động
– Trẻ xếp thành vòng tròn đi, chạy nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi kiễng gót, đi thường.
– Xếp thành 3 hàng ngang
- Trọng động
- Bài tập phát triển chung:
– Động tác hô hấp 2 : ngửi hoa
– Động tác tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân
– Động tác chân 2 : Ngồi khuỵ gối (Tay đưa cao ra trước)
– Động tác bụng 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên
– Động tác bật 3: Bật chân sáu
Xếp thành 2 hàng ngang
- Vận động cơ bản: Ném và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách 4m (cs 3)
– Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát cô không giải thích.
– Lần 2 cô kết hợp phân tích cách thực hiện: cô và 1 trẻ đứng quay mặt vào nhau, cách nhau một khoảng (4m) cô tung bóng cho trẻ đối diện bắt, rồi người đối diện lại tung lại cho cô bắt. Khi bắt nhìn và Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng. Phải bắt được bóng bằng 2 tay. không ôm bóng vào ngực.(cs3- mc 1,2,3)
– Cô gọi 2 trẻ khá lên thực hiện, cô sửa sai cho trẻ
– Trẻ lần lượt thực hiện mỗi trẻ 2 – 3 lần, cô quan sát sửa sai cho trẻ
- Trò chơi vận động:Tổ nào nhanh hơn
– Chia làm các đôi chạy lấy bóng và tung cho bạn, ngược lại xem đội nào tung và bắt được nhiều bóng, đội đó thắng
- Hồi tĩnh
– Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 – 3 vòng sân
4/Hoạt động ngoài trời: Quan sát có mục đích : Cây hoa đồng tiền
Trò chơi vận động: chạy tiếp cờ
Chơi theo ý thích
I.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi, nêu lên đặc điểm rõ nét về cây hoa đồng tiền
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể, biết cách chăm sóc và tưới hoa.
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định Kiểm tra sức khoẻ của trẻ
– Cô kiểm tra xem có cháu nào mệt thì ở lớp và KT trang phục của trẻ
Cô có 1 bài hát rất hay nói về màu sắc của các loại hoa hoa các con có muốn biết đó là bài hát gì không?
– Chúng ta cùng hát bài” màu hoa” nào
– Các con vừa hát bài gì?
– Trong bài hát đã nhắc tới những màu hoa gì?
– Trong sân trường của chúng ta cũng có rất nhiều màu hoa khác nhau, mỗi bông hoa ấy lại mang đặc điểm màu sắc khác nhau. Hôm nay chúng ta cúng nhau đi tìm hoa 1 trong những màu hoa ấy nhé.
2.. Hoạt động Quan sát: Cây Hoa đồng tiền
– Cô dẫn trẻ ra sân chơi cô chỉ vào cây hoa đồng tiền và cho trẻ tự nêu nhận xét của trẻ về cây hoa đồng tiền:
– Các con đang đứng ở đâu đây?
– Trong vườn hoa này có những loại hoa gì?
– Đây là cây hoa gì?
– Cho cá nhân trẻ nhắc lại.
– Phía dưới cây hoa đồng tiền có từ” Hoa đồng tiền” cô đọc và cho trẻ đọc
– Bạn nào giỏi lên tìm cho cô những chữ cái chúng mình đã được học nào?
– Các con hãy quan sát thật kỹ xem cây hoa đồng tiền này có đặc điểm gì?
– Thân cây hoa đồng tiền có đặc điểm gì?
Đây là phần gì của cây?
– Lá hoa đồng tiền có đặc điểm gì?
– Lá hoa đồng tiền có màu gì?
– Con có nhận xét gì về bông hoa đồng tiền này?
– Cánh hoa đồng tiền như thế nào?
– Cánh hoa đồng tiền có màu gì?
– Cuống hoa thì sao?
– Các con hãy ngửi xem bông hoa đồng tiền này như thế nào?
– Cô củng cố: Hoa có màu đỏ có rất nhiều cánh xếp lại thành 1 bông hoa thật to, cuống hoa có màu xanh, mềm, lá có màu xanh, to.
– Các con có biết hoa đồng tiền có những màu nào không?
– Đúng rồi hoa đồng tiền có rất nhiều màu: có mầu hồng, màu đỏ, màu vàng
– Các con có biết trồng hoa đồng tiền để làm gì không?
– Để có nhiều hoa đồng tiền để trang trí các con phải làm gì?
. Cô củng cố lại theo gợi ý của cô và mở rộng thêm cho trẻ
– Cho trẻ kể tên các loại cây xanh có trong trường
- Trò chơi vận động: Trò chơi: nhảy tiếp sức
– Chuẩn bị: Vẽ 3 hàng, mỗi hàng 5 vòng tròn nối tiếp nhau, ở đầu mỗi hàng đặt ống cờ, mỗi ống cờ có 2 lá cờ xanh, đỏ
– Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Nhắc trẻ khi chơi không được xô đẩy. động viên trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và khen trẻ.
– * Cô tổ chức cho trẻ chơ 2-3 lần.Cô chơi cùng với trẻ, đông viên trẻ chơi Luật chơi: + Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ và chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng
+ Khi nhận cờ bạn đầu hàng mới nhảy tiếp.
– Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp thành hàng dọc. Khi nào các cháu nghe hiệu lệnh “ hai, ba” thì cháu thứ nhất (ở 3 hàng) nhảy liên tiếp vào các vòng đến ống cờ lấy lá cờ màu đỏ và chạy nhanh về dưa cho bạn thứ 2, khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ và đổi cờ khác về đưa cho bạn thứ 3, cháu nào nhảy xong xuống đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
Cô hướng dẫn cháu chơi 2- 3 lần
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
5/ Hoạt động góc:
-Góc đóng vai: Quầy bán hoa, quả ngày tết
+ Yêu cầu : Trẻ biết công việc của người bán và người mua…
+ Chuẩn bị : hoa, quả nhựa : dưa, đu đủ màng cầu, …, tiền, bọc đựng, giấy dán, bình cắm hoa. ….
+Cách Tiến hành :
Cô giới thiệu cùng cháu các nguyên vật liệu của buổi chơi, gợi hỏi cháu với các nguyên vật liệu đó con chơi được những gì?.
+Vây ai là người bán hoa, quả để cho mọi người mua đây ?
+ Người mua phải nói như thế nào? người bán phải làm gì nói như thế nào?
+Ai là người mua? Ai là người bán?…cô định hướng để cho cháu chơi.
Cô cho cháu nhân đồ dùng đồ chơi về nhóm chơi và phân nhóm trưởng, đeo thẻ và giao nhiệm vụ của nhóm chơi Trẻ thỏa thuận vai chơi, một trẻ làm chủ cửa hàng, một số cháu làm nhân viên bán hàng, giao hàng, .. các trẻ còn lại trong nhóm làm người mua . Trẻ phản ánh lại một số công việc của người bán hoa mà cháu biết.
Cô quan sát giúp đỡ cho cháu chơi được tốt hơn
Cô gợi hỏi và đặt tên góc chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm chơi
– Góc nghệ thuật: gói bánh chưng, bánh tét, trang trí cây đào cây mai ngày tết, làm bưu thiếp chúc mừng ngày tết.
+Yêu cầu:
Trẻ biêt cách gói bánh chưng, bánh tét, trang trí cây đào cây mai ngày tết, làm bưu thiếp chúc mừng ngày tết
Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.(cs102-mc1,2,3)
+ Chuẩn bị:
Mus,xốp, lục bình , lá chuối, dây buột, gấy màu làm thiệp, một số dụng cụ trang cây đào, mai ngày tết…
+ Cách Tiến hành :
Cô giới thiệu cùng cháu các nguyên vật liệu của buổi chơi, gợi hỏi cháu với các nguyên vật liệu đó con chơi được những gì, cô định hướng để cho cháu chơi gói bánh chưng, bánh tét, trang trí cây đào cây mai ngày tết, làm bưu thiếp chúc mừng ngày tết. Cô cho cháu nhân đồ dùng đồ chơi về nhóm chơi và phân nhóm trưởng, đeo thẻ và giao nhiệm vụ của nhóm chơi
Cô quan sát giúp đỡ cho cháu chơi được tốt hơn
Cô gợi hỏi và đặt tên góc chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm chơi
– Góc xây dựng: Xây dựng khu chợ hoa ngày tết.
+Yêu cầu : Trẻ dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây dựng khu chợ hoa ngày tết +Chuẩn bị :
Một số chậu hoa kiểng, bảng giá, chai sửa làm hàng rào, hình ảnh người đi chợ …
+Cách Tiến hành :
Cô giới thiệu cùng cháu các nguyên vật liệu của buổi chơi, gợi hỏi cháu với các nguyên vật liệu đó con chơi được những gì, cô định hướng để cho cháu chơi Xây dựng khu chợ hoa ngày tết.
Cô cho cháu nhân đồ dùng đồ chơi về nhóm chơi và phân nhóm trưởng, đeo thẻ và giao nhiệm vụ của nhóm chơi Sau khi chọn nhóm chơi, trẻ trưởng nhóm phân công cho mỗi bạn làm một việc và hợp tác với nhau Xây dựng khu chợ hoa ngày tết. Cô quan sát giúp đỡ cho cháu chơi được tốt hơn.Cô gợi hỏi và đặt tên góc chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm chơi
– Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh mùa xuân. Gieo hạt – quan sát sự nảy mầm. Cắt tỉa hoa, cây xanh
Yêu cầu:
Trẻ biết cách tự tổ chức trò chơi cho góc chơi của mình, biết Chăm sóc cây xanh mùa xuân. Gieo hạt – quan sát sự nảy mầm. Cắt tỉa hoa, cây xanh
Chuẩn bị:
Chậu cây cảnh hoa ngày tết, thúng tưới, hạt hoa , đất, nước,….
+Cách Tiến hành :
Cô cho cháu nhân đồ dùng đồ chơi về nhóm chơi và phân nhóm trưởng, đeo thẻ và giao nhiệm vụ của nhóm chơi
Cô quan sát giúp đỡ cho cháu chơi được tốt hơn.Cô gợi hỏi và đặt tên góc chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm chơi
6/ Hoạt động chiều:
GDVS: Bé quét nhà
1.Yêu cầu
– Trẻ biết cách cầm chổi, quét nhà của mình
– Thực hiện được theo hướng dẫn của cô
– Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
2.Chuẩn bị:
– Chổi bông lau
3.Tiến hành
¯ổn định
– Hát “Bé quét nhà”
– Sắp đến tết con thường làm gì để giúp đỡ ba bẹ?
Tết đến con nên giúp đỡ ba dọn dẹp nhà cửa: lau nhà, quét nhà sắp xếp trang trí nhà cửa…
¯ Cô hướng dẫn
Hôm nay cô dạy các con quét nhà để giúp ba mẹ mình quét dọn nhà cửa trong dip tết đến nha.
-Các bạn ở nhà có ai biết quét nhà không?
-Mời trẻ lên thực hiện cô và các bạn cùng xem( Quan sát và tuyên dương cháu)
-Cô muốn thấy các bạn lớp mình đều biết quét nhà giúp đỡ ba mẹ mình.
-Cô sẽ dạy cho các bạn cách quét nhà bằng chổi bông ( chổi rơm).
-Giới thiệu chổi bông lau.
-Cô thực hiện và hướng dẫn trẻ: cách cầm chổi xuôi theo mép chổi thấp tay trên tay dưới. Đặt sát chổi xuống và dùng lực của bàn tay đưa chổi về phía trước. tiếp tục đưa chổi liên tục cho đến khi hết nơi muốn quét.
¯ Trẻ thực hiện
-Cô gợi câu hỏi để trẻ nhớ lại cách làm
-Mời lần lựơt từng trẻ lên thực hiện
-Sau khi quét chúng ta lấy đồ xúc rác để lấy rác bỏ vào thùng rác và dọn dẹp chổi đúng nơi quy định
¯ Kết thúc
-Cô nhận xét lớp
-Giáo dục trẻ giữ nhà sạch sẽ để rác đúng nơi qui định
-Hát: khúc hát dạo chơi.
7/vệ sinh trã trẽ
Ôn làm trong vở tập tô toán, chử cái.
Nhận xét cháu ngoan trong ngày
Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày.
Chơi tự do.Đọc chuyện cho trẻ nghe theo yêu cầu.
Chơi tự do ở các góc.Xem him hoạt hình của thiếu nhi.Xem ca nhạc thiếu nhi.
Vệ sinh, chải đầu cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện :Thứ ba ngày ….. tháng …. năm …….
Lĩnh vực phát triển:Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Vẽ vườn hoa
I/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức :
– Trẻ biết vẽ nhiều loại hoa khác nhau làm thành vườn hoa và biết trang trí cho đẹp mắt sáng tạo.
b/ Kỹ năng:
– Trẻ biết phối hợp các nét: Cong tròn, cong dài và cong uốn lượn để tạo thành hoa.
– Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ: Cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.Tô màu đều.Không chờm ra ngoài nét vẽ.( cs 6-mc 1,2,3)
c/Thái độ:
– Trẻ thích được vẽ và biết giữ gìn sản phẩm.
II/ Chuẩn bị:
* Đồ dùng cho cô : Cô: 3- 4 tranh hoa khác nhau.
* Đồ dùng cho trẻ: Trẻ: Viết chì màu, giấy vẽ.
*Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp:Trò chuyện, quan sát, làm mẫu, thực hành.
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: GDAN: sắp đến tết rồi
III/ Cách tiến hành:
1/ ổn định
– Hát “sắp đến tết rồi”
+Các con vừa hát bài hát gi?
+ Sắp đến tết con thấy co những loại hoa gì?
+ Hoa co ích lợi gì?
+ Hôm nay cô cho cả lớp quan sát và vẽ về các lọai hoa nha !
2/ Quan sát tranh
Quan sát tranh và đàm thoại:
– Tranh 1: Vẽ vườn hoa mai
+Tranh vẽ hoa gì? hoa này có vào dịp nào? Hoa mai có màu gì? Cây hoa mai gồm có những bộ phận nào?Hoa mai có mấy cánh? Cánh hoa có dạng gì và cánh hoa mai như thế nào? để vẽ được vườn hoa cô vẽ mặt đất cô vẽ nét gì?, thân cây nét gì?, lá nét gì? hoa là các nét gì? cô sắp xếp bố cục bức tranh như thế nào? các cây hoa như thế nào với nhau ở xa thì cô vẽ như thế nào, gần cô vẽ ra sao? Ngoài vẽ hoa cô còn vẽ gì nữa?……
– Tranh 2: Vẽ vườn hoa cúc
– Tranh 3: Vẽ vườn hoa hướng dương
– Tranh 4: Vẽ vườn có nhiều loại hoa
3/Trẻ thực hiện
– Cô gợi hỏi ý định trẻ:
+ Con thích vẽ hoa gì? vẽ như thế nào?
– Trẻ vẽ: Cô bao quát phát hiện kịp thời những trẻ còn lúng túng để gợi ý khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm của mình, nhắc trẻ Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ(chỉ số 6)
(Cô kết hợp nghe bài hát màu hoa)
- Trưng bày và nhận xét sản phẩm
– Con thích tranh vẽ nào? Vì sao?cho trẻ nêu ý thích của mình với những bức tranh vẽ đẹp.
– Cô nhận xét : cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhất nhận xét cho cháu nghe và chỉ ra được các sản phẩm trẻ đã hoàn thiện nhận xét tuyên dương, nhận xét sản phẩm
Kết thúc: cả lớp hát bài hát “Màu hoa”
2 . Hoạt động ngoài trời: Quan sát có mục đích: Quan sát cây mai
Trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi,đặc điểm của cây mai, có thân lá
– Trẻ biết thân cây đào sần sùi, có nhiều cành, biết ích lợi của cây
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể. Giáo dục trẻ biết chăm sóc,tưới nước và bảo vệ cây: không ngắt cành, bẻ lá….
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát. cây mai
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức:
– Xúm xít”
Hôm nay cô có 1 bí mật muốn tặng cho các con, các con cùng cô khám phá xem đó là bí mật gì nhé.
2.. Hoạt động Quan sát: cây mai
– Trước khi ra quan sát cô tập chung trẻ lại, kiểm tra trang phục,sức khỏe của trẻ và nhắc nhở trẻ
– trẻ đi thành 2 hàng đi ra ngoài sân
– Cô và trẻ vừa đi vừa hát” Em yêu cây xanh”
– Đã tới nơi rồi, các con nhìn xem cô có điều bí mật gì đây?
– Các con đang đứng dưới cây gì?
Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe một số loài hoa mà con biết?
Cô chỉ vào cây hoa mai và giới thiệu:
_Đây là hoa mai.Các con thấy hoa mai có màu gì không?
Co cho trẻ quan sát hoa ,sờ cánh hoa và hỏi:
_Con thấy cánh hoa thế nào? Hình dáng ra sau? (Cánh hoa mịn ,cánh hoa tròn nhỏ ).
Cô hỏi một vài trẻ,khuyến khích trẻ nói:
_Cánh hoa tròn nhỏ.
_Hoa đào màu vàng.
_Con thấy cánh hoa như thế nào ?
_Hoa mai nở vào mùa nào ?
_Mua xuân có những loại hoa gì nở ?
_Mùa xuân hoa nở rất đẹp và hoa đào , mai, ….dùng để chưng vào ngày Tết.
– Giáo dục cho trẻ hoa dùng để làm đẹp nên không được hái lá bẻ cành
– Muốn cho cây xanh tốt và ra nhiều hoa ta phải làm gì?
- Trò chơi vận động:
– Cô giới thiệu trò chơi
– Cô nêu cách chơi
Cho trẻ cùng ra sân, giáo viên giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Luật chơi: Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch sẽ giành thắng lợi.
+ Cách chơi:
– Chia cả lớp ra làm hai đội bằng nhau về số lượng và sức lực, cho hai trẻ to và khoẻ làm đội trưởng, hai đội trưởng của hai đội sẽ vòng tay để làm dây kéo, còn các bạn khác cùng ôm ngang lưng tạo thành một dây dài, cô hô khẩu lệnh “ chuẩn bị” thì các thành viên chuẩn bị kéo, cô hô “ Bắt đầu”, trẻ cùng dùng sức của mình kéo đội bạn.
– Tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
– Cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi mầm non. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ số và cho trẻ xếp hàng về lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện :Thứ tư , ngày …. tháng …. năm …..
Lĩnh vực phat triển: Phát triển tình cảm xã hội
Đề tài: Sắp đến tết rồi
——–o0o————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a/ Kiến thức :
– Trẻ biết vận động theo nhịp của bài hát . Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát “Sắp đến tết rồi ”
b/ Kỹ năng:
-Rèn luyện kĩ năng vận động theo nhịp của bài hát,trẻ hát rõ lời, hát đúng giai điệu, hát theo nhạc
– Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt( cs36)
c/Thái độ:
– Tích cực tham gia vào hoạt động.
– Giáo dục trẻ biết phong tục tập quán đón tết của dân tộc ta , Yêu mến kính trọng ông, bà.
II.CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng cho cô : Đĩa bài hát: “ Sắp đến tết rồi ”, Đĩa hát bài: “ Mùa xuân ơi”
* Đồ dùng cho trẻ: – Mũ múa, mũ chóp, nhạc cụ.
– Trang phục cho trẻ
*Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp: đàm thoại, làm mẫu, thực hành
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: Kỷ năng sống
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1/ổn định trò chuyện:
– Cô cho trẻ xem 1 số tranh ảnh nói về ngày tết và trò chuyện về các bức tranh này
2/ Dạy hát: “ Sắp đến tết
– Cô giới thiệu bài hát
– Các con đã thuộc bài hát này chưa ?
– Cô hát cho trẻ nghe bài hát, Tóm nội dung
– Cô cho cả lớp hát 1 lần không vỗ tay
+ Giới thiệu: Để bài hát thêm hay, thêm sôi động cô sẽ dạy các con vận đông theo nhịp của bài hát “ Sắp đến tết “ nhé…
3/ Dạy vận động theo nhịp : “ Sắp đến tết ”
– Cô làm mẫu
– Cô vận động vỗ tay theo nhịp của bài hát ( Trẻ hát cùng cô )
– Cô vận động theo nhịp đếm ( 1 vỗ, 2 mở tay ra )
+ Cô hỏi trẻ:
– Cô vừa vỗ tay theo gì của bài hát ?
– Ai biết vô tay theo nhịp rồi nào ?
+ Cô bắt nhịp cho cả lớp vận động theo nhịp bài hát 2 – 3 lần
– Mời trẻ thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân
– Chú ý sửa sai, tập cho những trẻ vận động chưa chính xác, khuyến khích trẻ thi đua
4/ Nghe hát ‘‘ Mùa xuân ơi ’’
+ Cô nói: Lắng nghe, lắng nghe.?
+ Nghe cô hát bài hát nói về mùa gì nhé.
– Cô hát lần 1, ngồi bên trẻ hát diễn cảm. Tóm nội dung bài hát
– Hỏi trẻ bạn nhỏ ước mơ lớn lên sẽ làm gì ?
– Cô hát lần 2: Cô mở nhạc và làm điệu bộ minh hoạ
– Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
5/ Hát thể hiện theo hình vẽ
Cô cho cháu xem một số hình ảnh chuẩn bị cho ngày tết giáo dục trẻ biết giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị cho ngày tết, ngày tết biết chúc tết ông bà cha mẹ và mọi người khi chúc biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt( cs36)của trẻ qua lời chúc….. qua đó trẻ xem hình ảnh và tìm 1 bài hát có liên quan đến nội dung tranh: Bé chúc tết, Bánh chưng xanh, Sắp đến tết rồi, Mùa xuân… .
Cô giáo dục trẻ thêm được 1 tuổi phải biết chăm ngoan học giỏi nghe lời cô và giúp đỡ ba mẹ những công việc vừa sức.
* Kết thúc: Hát lại bài hát: Sắp đến tết rồi
2 . Hoạt động ngoài trời : Quan sát: Bánh chưng
TCVĐ Nhảy tiếp sức
Chơi tự do
Trò chơi vận động:
I.Mục đích yêu cầu:
– Trẻ biết gọi tên bánh, nhận xét đặc điểm của bánh
– Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể.
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát.
– Một chiếc bánh chưng
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức
Cô cho trẻ quan sát trên máy chiếu video gói bánh chưng.
Các con đang được xem gì?
Để gói bánh chưng cần những nguyên liệu gi? (gạo nếp, đỗ vàng, lá rong….)
Bánh chưng thường có trong những ngày nào? (Ngày Tết)
2.. Hoạt động Quan sát: bánh chưng
Đây là bánh gì ? Bánh chưng có dạng hình gì ?
( hình hộp chữ nhật)
Ai biết bánh chưng gồm những phần nào ? (phần ngoài – lá bánh ; phần trong – nhân bánh – cơm nếp, đỗ, thịt….)
Cô cho trẻ quan sát bánh chưng từ ngoài vào trong và cho trẻ gọi tên từng phần.
Các con thấy bánh chưng ăn có vị như thế nào ?( thơm của gạo nếp, đỗ ; ngọt , béo của thịt, gạo…..)
Cô cho trẻ nếm bánh chưng và nói cảm giác cảm nhận được
- Trò chơi vận động: Trò chơi: nhảy tiếp sức
– Chuẩn bị: Vẽ 3 hàng, mỗi hàng 5 vòng tròn nối tiếp nhau, ở đầu mỗi hàng đặt ống cờ, mỗi ống cờ có 2 lá cờ xanh, đỏ
– Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Nhắc trẻ khi chơi không được xô đẩy. động viên trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và khen trẻ.
– * Cô tổ chức cho trẻ chơ 2-3 lần.Cô chơi cùng với trẻ, đông viên trẻ chơi Luật chơi: + Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ và chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng
+ Khi nhận cờ bạn đầu hàng mới nhảy tiếp.
– Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp thành hàng dọc. Khi nào các cháu nghe hiệu lệnh “ hai, ba” thì cháu thứ nhất (ở 3 hàng) nhảy liên tiếp vào các vòng đến ống cờ lấy lá cờ màu đỏ và chạy nhanh về dưa cho bạn thứ 2, khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ và đổi cờ khác về đưa cho bạn thứ 3, cháu nào nhảy xong xuống đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
Cô hướng dẫn cháu chơi 2- 3 lần
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện :Thứ năm , ngày ……. tháng ……… năm …..
Lĩnh vực phat triển: Phát triển nhận thức
Đề tài: Đếm được đến 8, nhận biết nhóm có số lượng 8. Nhận biết chữ số 8.
—————o0o—————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a/ Kiến thức : Trẻ đếm được đến 8, nhận biết nhóm hoa- quả có số lượng 8. Nhận biết chữ số 8.
b/ Kỹ năng: Luyện cho trẻ kỉ năng đếm, xếp tương ứng 1-1 và ghi nhớ.
Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi (Cs104)
c/Thái độ: Trẻ biết lắng nghe, trật tự trong giờ hoạt động.
Biết yêu quý và bảo vệ các loại cây hoa, không bẻ cành hái hoa, có thái độ phản đối các hành vi làm hại cây trồng.
II.CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng cho cô :
– Một số loại rau,củ, quả có số lượng 8
– Chữ số 8(cho cô
* Đồ dùng cho trẻ:
-Đồ dùng cho cháu (2 loại) và chữ số
-Ba bảng tranh lô tô có số lượng xếp theo từng nhóm ,4,5,6,7,8,viết bút lông
-Thẻ chữ số 8 cho trẻ.
*Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp:Trò chuyện, quan sát, đàm thoại, làm mẫu, thực hành, bài tâp kiểm tra.
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: Hát: quả gì,tập đếm
-MT:nhận biết 1 số loại rau ăn củ, quả
-VH:Thơ bắp cải xanh
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1/Trò chuyện
-Hằng ngày con đi học về mẹ cho con ăn cơm vói gì nè
– Mẹ chế biến món ăn ra sao? Con thích ăn món nào nhất?Tại sao?
– -Các chất đạm,béo, bột đường, vitamin,đều là những chất rất cần thiết cho cho cơ thể,nếu các con ăn có đầy đủ chất sẻ giúp cho con có sức khỏe tốt, để học tập và vui chơi
– Vậy hôm nay cô cùng các con đi xem nhà cô có tranh gì nhe
2/ Cung cấp kiến thức cho trẻ
– Hát bài “ Khúc hát dạo chơi” Cho trẻ đến quan sát tranh
+ Đây là củ gì?Các con có ăn chưa,mẹ chế biến ra sao? đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt? (7 củ )
+Mẹ bạn trồng thêm 1 củ nữa là mấy?(là 8,lớp đếm)
+ Vậy 7 thêm 1 là mấy?(cả lớp đồng thanh)
+ Đây là củ gì? Đếm xem có bao nhiêu củ cải trắng?(7 củ )
+ Muốn cho nhóm củ cải trắng bằng nhóm cù cà rốt ta phải làm sao?
+ Thêm 1 củ cải trắng ta được mấy?(Lớp đếm)
+ Tất cả có 8
+Cô giới thiệu chữ số 8. cho trẻ đồng thanh tổ, nhóm. Cá nhân.
*Đọc thơ bắp cải xanh(Dẫn trẻ quan sát(Vườn rau)
+Có bao nhiêu cây cải?(7 cây)
+ Có thêm 1cây nữa là được được mấy(Lớp đếm)
+Gọi trẻ lên tìm chữ số đặt tương ứng với số cải(Chữ số 8)
+Gọi trẻ lên trồng cho cô củ su hào
-So sánh 2 số lượng này như thế nào?Muốn bằng nhau phải làm sao?(Cho thêm để tạo sự băng nhau)
*Tất cả các loại rau củ,quả có nhiều chất vitamin,chất xơ ăn giúp cơ thể da hồng hào, cà rốt chứa vitamin a làm sáng mắt
3/ Luyện tập trò chơi
Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi (Cs104
– Cho mỗi trẻ xếp quả theo yêu cầu của cô
-Xếp cho cô nhóm rau ăn lá có số lượng là 8 đặt chữ số tương ứng
-Xếp cho cô nhóm rau ăn củ có số lượng là 7(cho trẻ so sánh 2 nhóm thêm bớt
Để tạo sự bằng nhau)
– Đếm quả và đặt chữ số tương ứng
Liên hệ thực tế: tìm trong lớp có gì có số lượng 8
Trò chơi:
*Nghe âm thanh tìm chữ số
-Cách chơi: Cả lớp nhắm mắt lắng nghe cô tạo âm thanh có mấy tiếng thì cháu tìm chữ số tương ứng giơ lên
-Luật chơi: ai đúng được khen.
*Bé thích ăn quả gì
-Cách chơi:Cô có những quả có số lượng khác nhau (6 quả, 7 quả,8 quả)trên tay con có chử số khi cô cho các con chơi ,trên tay có chữ số nào thì tìm về nhóm quả tương ứng( chữ số 7 về nhóm có 7 quả)
-Luật chơi:Nếu về sai sẻ bị nhảy lò cò 1 vòng
*Viết chữ số đúng với số lượng
-Cách chơi: cô có 3 bảng dành cho 3 tổ,ở mỗi bảng có 1 dảy hình lô tô có số lượng 1,2,3,4,5,6,7,8 bên trái,một dảy ô bên phải để cho các con viết số vào(nhóm số lượng 7 thì con sẻ viết số 7)
-Luật chơi: Đội nào viết nhanh và đúng được cô khen
*Kết thúc: hát tập đếm/
2 . Hoạt động ngoài trời: Quan sát cây hoa hồng
Chơi vận động: “chuyền bóng”
Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
– Trẻ biết và đặc điểm cây và hoa hồng, biết hoa dùng để chưng, trang trí, tặng nhau…
– Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể.
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức
Cô và trẻ hát bài : Sắp đến tết rồi
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Tết đến các con cảm thấy cãnh vật xung quanh mình như thế nào ? c6y cối ra sau, hoa thì như thế nào ? hôm nay cô cùng các con quan sát các cây hoa hồng của minh xem như thế nào nha.
2.. Hoạt động Quan sát:
Cô cho trẻ ra ngoài, hướng trẻ đứng xung quanh chậu cây hoa hồng.Cho trẻ quan sát và nhận xét.
– Hỏi trẻ:
+Cây gì đây?
+Thân cây như thế nào ?
+Lá cây màu gì?
+Hoa hồng màu gì?
+Đây là gì? (Chỉ lên nụ hoa)
-Cô giải thích thêm cho trẻ hiểu cây hoa hồng ngoài trồng trong vườn hoa cho đẹp có thể trồng trong chậu làm cảnh, cây có tân dài nhiều cành có gai, nhiều lá, các cành đều có nụ có hoa.
Giáo dục trẻ không bẻ lá , biết giúp cô tưới nước cho cây, chăm sóc cây để cây nở nhiều hoa cho đẹp.
- Trò chơi vận động:
Chơi vận động: “chuyền bóng”
a, Mục đích, yêu cầu:
+ Giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, tập trung chú ý và phản xạ nhanh.
+ Tham gia trò chơi nhằm thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và giúp trẻ có đôi tay khoẻ mạnh.
b,Chuẩn bị:
– Sân chơi an toàn cho trẻ., bóng cho trẻ
– Xắc xô, trang phục gọn gàng.
c, Cách tiến hành:
– Cô giới thiệu trò chơi
– Cô nêu cách chơi
Cho trẻ cùng ra sân, giáo viên giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Luật chơi: Đội nào đến cuối cùng nhanh trước thắng lợi.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm. Trẻ đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay, đưa bóng lên đầu ra sau cho trẻ đứng phía sau; trẻ đứng sau đưa 2 tay lên cao đón bóng và đưa tiếp ra sau (trên cao) cho trẻ đứng phía sau…thực hiện đến trẻ cuối hàng. Sau đó trẻ cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và thực hiện tiếp như ban đầu.
– Cô mời một trẻ nhắc lại cách chơi.
– Cô tổ chức cho trẻ chơi:
– Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
Thời gian thực hiện :Thứ sáu , ngày …… tháng …. năm ………
Lĩnh vực phat triển: Phát triển ngôn ngữ:
Đề tài: LQCC b d đ
————–o0o————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a/ Kiến thức :
-Trẻ nhận biết đúng chữ b d đ
– Phát âm chữ b d đ . Nhận được chữ b d đ trong tiếng , từ chọn vẹn
b/ Kỹ năng:
– Rèn trẻ phát âm đúng chữ cái: b d đ
– Biết tìm chữ cái b d đ và phân biệt được chữ “b d đ
– Phát âm đúng và rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được.(cs 65-mc 1)
c/Thái độ:
– Trẻ có nề nếp thói quen học tập , biết đoàn kết phối hợp với nhau trong khi chơi .
II.CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng cho cô : – Băng từ : « Bé đang giúp mẹ dọn nhà »
– 1 cây mai , 1 cây đào , 1 cành hoa có gắn chữ : “b d đ’
* Đồ dùng cho trẻ: Một sô tranh ảnh về ngày tết có chứa chử cái b d đ
*Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp:Trò chuyện, quan sát, đàm thoại, thực hành, bài tâp kiểm tra.
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: GDAN Sắp đến tết rồi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1/Ổn định tổ chức
Cô và trẻ hát bài : Sắp đến tết rồi
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Tết đến các con cảm thấy như thế nào ?
– Bây giờ các con chú ý lên nhìn xem mọi người đang làm gì nha ?
2/ Dạy trẻ làm quen chữ cái : b d đ
– Các bạn có biết trong ngày tết mọi người đã làm và chuẩn bị những công việc gì không nè?
Cô cho cháu xem tranh: Quan sát tranh quét dọn, làu chùi, sơn mới lại nhà cửa
Cô hỏi cháu:
+ Mọi người đang làm gì?
+ Bé làm gì giúp mẹ trong công việc chuẩn bị cho ngày tết?
Giáo dục cháu nên thường xuyên quét dọn nhà cửa cho sạch đẹp
+ Các con hãy đặt tên bức tranh cùng cô nha.( trẻ đặt tên cho tranh Bé đang giúp mẹ dọn nhà
+ Cô giới thiệu băng câu nguyên: Bé đang giúp mẹ dọn nhà ”
– Các con đếm xem trong câu trên có bao nhiêu tiếng, cho trẻ đếm xem có bao nhiêu tiếng trong câu.
+ Cô đặt băng câu ghép bằng chữ cái “Bé đang giúp mẹ dọn nhà”.
+ Các con hãy tìm cho cô các chử cái có các nét gần giống nhau.( trẻ lên tìm trên máy)
Đây là chử cái b,d,đ hôm nay cô sẽ dạy cho con nhóm chử cái này.
– Cô giới thiệu chữ b
* Dạy chữ b :
– Cô phát âm : b
– Trẻ phát âm chữ b bằng nhiều hình thức .
+ Phân tích nét : Chữ b có 1 nét thẳng đứng bên trái , 1 nét cong tròn bên phải
( gọi trẻ phân tích )
** Cô giới thiệu chữ b in hoa , in thường , viết thường .
* Dạy chữ d :
– Cô phát âm : d
– Trẻ phát âm chữ d bằng nhiều hình thức .
+ Phân tích nét : Chữ d có 1 nét cong tròn bên trái , 1 nét thẳng đứng bên phải
( gọi trẻ phân tích ) .
** Cô giới thiệu chữ d in hoa , in thường , viết thường .
** So sánh chữ b,d :
* Giống nhau : Điều có 1 nét cong tròn và 1 nét thẳng đứng .
* Khác nhau :
– Chữ b có nét thẳng đứng , bên phải có nét cong tròn .
– Chữ d có nét thẳng đứng , bên trái có nét cong tròn .
* Dạy chữ đ :
– Cô phát âm : đ
– Trẻ phát âm chữ đ bằng nhiều hình thức .
+ Phân tích nét : chữ đ gồm có nét cong tròn ở bên trái , 1 nét thẳng đứng ở bên phải và có 1 nét ngang ngắn ở bên trên .( gọi trẻ phân tích ) .
** Cô giới thiệu chữ đ in hoa , in thường , viết thường .
So sánh chữ d, đ .
* Giống nhau : Điều có nét cong tròn và nét thẳng đứng .
* Khác nhau :
– Chữ đ có nét ngang ngắn ở bên trên nét thẳng đứng .
– Chữ d không có .
4/ Trò chơi luyện tập .
+ Bé tinh mắt( gạch nối chữ cái b,d.đ có chứa trong từ với chữ cái b,d,đ cô có sẳn và viết số tương ứng)
+ Đính từ phù hợp với hình ảnh
+ Viết chữ cái còn thiếu trong các từ .
+ Đặt 1 câu có nghĩa với những từ trên. (Phát âm đúng và rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được.(cs 65-mc 1)
Với những trò chơi cô nêu cách chơi và luật chơi
* Kết thúc : Cả lớp hát lại bài sắp đến tết rồi
2 . Hoạt động ngoài trời:
Quan sát có mục đích: Quan sát cây đào
Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi,đặc điểm của cây đào, có thân lá
– Trẻ biết thân cây đào sần sùi, có nhiều cành, biết ích lợi của cây
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể. Giáo dục trẻ biết chăm sóc,tưới nước và bảo vệ cây: không ngắt cành, bẻ lá….
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát. Cây đào
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức:
– Xúm xít”
Hôm nay cô có 1 bí mật muốn tặng cho các con, các con cùng cô khám phá xem đó là bí mật gì nhé.
2.. Hoạt động Quan sát: Cây đào
– Trước khi ra quan sát cô tập chung trẻ lại, kiểm tra trang phục,sức khỏe của trẻ và nhắc nhở trẻ
– trẻ đi thành 2 hàng đi ra ngoài sân
– Cô và trẻ vừa đi vừa hát” Em yêu cây xanh”
– Đã tới nơi rồi, các con nhìn xem cô có điều bí mật gì đây?
– Các con đang đứng dưới cây gì?
Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe một số loài hoa mà con biết?
Cô đưa hoa đào ra và giới thiệu:
_Đây là hoa đào.Các con thấy hoa đào có màu gì không?
Co cho trẻ quan sát hoa ,sờ cánh hoa và hỏi:
_Con thấy cánh hoa thế nào? Hình dáng ra sau? (Cánh hoa mịn ,cánh hoa tròn nhỏ ).
Cô hỏi một vài trẻ,khuyến khích trẻ nói:
_Cánh hoa tròn nhỏ.
_Hoa đào màu hồng.
_Con thấy cánh hoa như thế nào ?
_Hoa đào nở vào mùa nào ?
_Mua xuân có những loại hoa gì nở ?
_Mùa xuân hoa nở rất đẹp và hoa đào , mai, ….dùng để chưng vào ngày Tết.
– Giáo dục cho trẻ hoa dùng để làm đẹp nên không được hái lá bẻ cành
– Muốn cho cây xanh tốt và ra nhiều hoa ta phải làm gì?
- Trò chơi vận động:
– Cô giới thiệu trò chơi
– Cô nêu cách chơi
Cho trẻ cùng ra sân, giáo viên giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Luật chơi: Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch sẽ giành thắng lợi.
+ Cách chơi:
– Chia cả lớp ra làm hai đội bằng nhau về số lượng và sức lực, cho hai trẻ to và khoẻ làm đội trưởng, hai đội trưởng của hai đội sẽ vòng tay để làm dây kéo, còn các bạn khác cùng ôm ngang lưng tạo thành một dây dài, cô hô khẩu lệnh “ chuẩn bị” thì các thành viên chuẩn bị kéo, cô hô “ Bắt đầu”, trẻ cùng dùng sức của mình kéo đội bạn.
– Tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
– Cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
Lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014- 2015
Lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức
Bộ môn: Toán
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Số 6(Tiết 1)
Đối tượng dạy: 5-6 tuổi
Số trẻ : 25 trẻ
Thời gian:30 phút
Ngày soạn:10/10/2014
Ngày dạy:13/10/2014
Người soạn : Dương Thị Như Trang
Người dạy: Dương Thị Như Trang
Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Yên Phụ
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1-Kiến thức:
– Trẻ đếm để nhận biết nhóm có số lượng là 6 và nhận biết chữ số 6.
– Trẻ nắm được nguyên tắc lập số 6: 5 thêm 1 là 6.
– Trẻ biết số 6 dùng để chỉ những nhóm có số lượng là 6.
– Trẻ nhận biết được số 6.
2- Kỹ năng:
– Trẻ đếm thành thạo từ 1 đến 6.
– Trẻ tìm hoặc tạo ra các nhóm có số lượng tương ứng với các chữ số trong phạm vi từ 1 đến 6.
3-Thái độ:
– Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú.
– Trẻ có ý thức kỉ luật nghe lời cô giáo, giữ gìn đồ dùng đồ chơi mầm non.
4- Nội dung tích hợp:
– Âm nhạc
– KPKH
II- CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô:
– Trang phục gọn gàng .
– Máy vi tính.
– Giáo án điện tử.
– Đồ dùng đồ chơi mầm non có số lượng 6
– Thẻ số 6
– Mũ, bát,ấm trà có số lượng 5,6.
– Que chỉ
- Đồ dùng của trẻ:
– Trang phục gọn gàng phù hợp với thời tiết.
– Mỗi trẻ một rổ đựng giầy,tất, các thẻ số từ 1 đến 6.
– Bảng
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
I. Gây hứng thú – Khởi động(4-5 phút)
– Chào mừng khán giả đến với chương trình “ Hãy chọn giá đúng”.
– Tham gia chương trình hãy chọn giá đúng ngày hôm nay
là sự có mặt của 3 dội chơi: Đội ếch hồng
Đội ếch xanh và
Đội ếch đỏ.
Người dẫn chương trình cô giáo Dương Thị Như Trang
Và một tràng pháo tay để chào đón Ban giám khảo là các
cô giáo đến từ trường mầm non Yên Phụ. Đến với chương trình “ Hãy chọn giá đúng ngày hôm nay các đội chơi sẽ trải qua 3 phần thi:
Phần thi thứ nhất:
Ô cửa bí mật Phần thi thứ hai:
Tài năng Phần thi thứ ba:
Hãy chọn giá đúng. II. Nội dung
1/ Ôn đến 5
– Mời các dội sẽ đến với phần thi thứ nhất “ Ô cửa bí mật”.
Sau mỗi ô của sẽ là phần quà cho các đội, nếu như đội
nào gọi đúng tên món quà, đếm gắn số tương ứng đúng. Để được giành quyền trả lời 3 đội sẽ phải rung chuông
để trả lời. Các đội đã rõ chưa? 2/ Đếm đén 6 , nhận biết số 6
Vừa rồi các đội đã trải qua phần thi thứ nhất rất tốt
và bây giờ các đội sẽ đến với phần thi thứ 2 “ Tài năng”. Để hực hiện được phần thi này, chương trình đã tặng mỗi
bạn một món quà. Các con hãy lấy ra xem đó là gì nào? – Trong đó có gì?
– Các con hãy xếp những đôi giầy từ trái sang phải giúp
cô. – Chúng mình lấy giúp cô 5 đôi tất xếp mỗi đôi tất
tương ứng với một đôi giầy. – Các con đếm giúp cô số tất?
– Các con thấy số tất và số giầy như thế nào với nhau?
– Số nào nhiều hơn?
– Số nào ít hơn?
– Để số tất bằng số giầy phải làm thế nào?
– Các con đếm giúp cô số tất, số giầy.
– Để biểu thị số lượng giày, số lượng tất cô có thẻ
số 6
– Cô hỏi trẻ cấu tạo của số 6
– Số 6 có nét cong tròn và 1 nét móc trên.
– Các con hãy đếm lại số tất, số giầy giúp cô nào?
* Tìm Đdđc xung quang lớp có số lượng là 6
– Trong trường quay có rất nhiều đồ dùng đồ chơi có sô
lượng là 6 các con hãy tìm giúp cô. – Các con hãy đếm lại số giày, số tất giúp cô.
– Các con ạ, mùa đông đang đến gần các bạn ở miền núi
rất khó khăn chúng mình hãy tặng các bạn ở Sa Pa 1 đôi tất để các bạ đi cho đỡ lạnh nào? – 6 bớt 1 còn mấy?
– 5 đôi tất tương ứng với số mấy?
– Cứ như vậy bớt đến hết số tất.
– Cất giầy, vừa cất vừa đếm đến hết.
* Luyện tập, củng cố.
Cuối cùng là
phần thi “ Hãy chọn giá đúng” Trên giá sản phẩm có rất nhiều ngăn, mỗi ngăn đều có
giá của sản phẩm nhiệm vụ của các đội đó là tìm sản phẩm gắn lên đúng với giá chương trình đưa ra và thời gian để cho các đội chơi sẽ được tính bằng 1 bản nhạc. Hết bản nhạc đội nào gắn đúng sản phẩm tương ứng với giá của chương trình đội đó sẽ chiến thắng. III. Kết thúc
Chương trình hãy chọn gia đúng đến đây là kết thúc hẹn
gặp lần sau. Nhạc bài hát “ Gia đình nhỏ hạnh phúc to”. |
– Trẻ vỗ tay
– Trẻ vỗ tay.
– Trẻ vỗ tay.
– Trẻ vỗ tay.
– Trẻ vỗ tay.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ rung chuông trả lời, gắn số tương ứng
– Trẻ vỗ tay
– Rổ đồ chơi
– Giày,tất
– Trẻ xếp
– Trẻ xếp
– Trẻ đếm
– Trẻ trả lời
– Số giầỳ
– Số tất
– Thêm 1
– Trẻ đếm
– Trẻ trả lời
– Trẻ đếm
– Trẻ tìm, đếm, gắn thẻ số.
– Trẻ đếm
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
– Trẻ trả lời
– Trẻ bớt và gắn số
– Trẻ cất
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ hát
|