Archive
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
Chủ đề: Bé và gia đình.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25- 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
– Trẻ biết sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm.
- Kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện,
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, đèn học, máy vi tính, ti vi, máy sấy bằng vật thật
– Bảng đa năng, bàn ghế, bút.
– Một mảnh vải bị nhàu.
– Nhạc bái hát: Đồ dùng bé yêu.
- Đồ dùng của trẻ:
– Lô tô hình ảnh về các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện có gắn xước dính.
– Bài tập có hình ảnh về các hành vi sử dụng điện tiết kiệm và không tiết kiệm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | lưu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Đồ dùng bé yêu”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói về những đồ dùng gì? – Những đồ dùng đó dùng để làm gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một đồ dùng sử dụng điện: – Chia trẻ thành các nhóm cho trẻ khám phá các đồ dùng điện: Nhóm 1: Bàn là. Nhóm 2: Nồi cơm điện. Nhóm 3: Quạt điện. – Cho trẻ nói hiểu biết của trẻ về những đồ dùng điện vừa khám phá. * Bàn là: – Cô tạo tình huống: Đưa ra một mảnh vải bị nhàu và hỏi trẻ: + Cô có gì đây? Mảnh vải bị làm sao? + Làm thế nào để mảnh vải hết nhàu? – Cô dùng bàn là là mảnh vải sau đó hỏi trẻ: + Mảnh vải bây giờ như thế nào? Vì sao con biết? + Muốn bàn là sử dụng được thì phải làm gì? + Khi cắm điện bàn là sẽ như thế nào? Có được sờ vào bàn là khi đang cắm điện không? Vì sao? + Bàn là là đồ dùng sử dụng gì? Được sử dụng khi nào? => Cô chốt lại: Bàn là là đồ dùng sử dụng điện, khi có đồ bị nhàu và nhăn thì ta mới sử dụng bàn là, khi là xong thì phải rút điện ra để tiết kiệm điện. * Nồi cơm điện: Cô đọc câu đố: Vừa bằng quả bí Nhi nhí hạt cơm Là cái gì? – Nồi cơm điện dùng để làm gì? – Phải làm gì để nồi cơm điện nấu được chín cơm? |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
– Có được cắm điện khi tay ướt không? Vì sao?
– Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng gì? => Chốt lại: Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng điện, dùng để nấu chín cơm, khi tay ướt thì không nên cầm dây cắm điện vì như vậy rất dễ bị điện giật. * Quạt điện: – Cô có 1 câu đố các con cùng lắng nghe xem câu đố về cái gì? Có cánh mà không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làm gió xua cái nóng Mất điện là hết quay Đố bé là cái gì? – Quạt dùng để làm gì? – Phải làm gì để quạt chạy được? – Quạt là đồ dùng sử dụng gì? – Khi không dùng nữa thì phải làm gì? => Chốt lại: Quạt là đồ dùng sử dụng điện, khi có điện thì quạt mới chạy được giúp cho con người có gió mát vào mùa hè nóng bức. * Mở rộng: Ngoài bàn là, nồi cơm điện, quạt điện còn có rất nhiều các đồ dùng khác cũng phải có điện thì mới sử dụng được.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các đồ dùng trên đều là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, các đồ dùng đó đều rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Nếu không có điện thì sẽ không sử dụng được các đồ dùng đó. Vì vậy, điện rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nếu sử dụng điện lãng phí thì nguồn năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải biết sử dụng điện một cách tiết kiệm, luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Khi thấy người nào sử dụng không tiết kiệm thì chúng ta nên nhắc nhở người đó có ý thức hơn. * Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất + Cách chơi: Chia làm 3 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên trên bàn ở trên này và chọn |
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi
|
những lô tô hình ảnh về đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, trò chơi bắt đầu và kết thức bằng 1 bản nhạc. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Ai giỏi nhất + Cô cho trẻ về bàn ngồi + Mỗi bạn sẽ được phát một bài tập trong bài sẽ có hình ảnh về các hành vì biết sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm và không tiết kiệm, nhiệm vụ của các con sẽ phải khoanh tròn hành vi tiết kiệm. Bạn nào khoanh đúng nhiều nhất sé là bạn giỏi nhất. + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động. |
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
|
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Trò chơi dân gian bỏ khăn
Trò chơi dân gian bỏ khăn
Đây là Video giáo án quay các bé lớp Mầm 4 trường mầm non Hạnh Phúc đang chơi trò BỎ KHĂN. Ở trường, tất cả các lớp mầm-chồi-lá mỗi ngày được các cô giáo tổ chức chơi những trò dân gian tương tự. Các bé được vui vẻ chơi đùa cùng bạn bè và rèn luyện kỹ năng vận động ngoài trời
Hướng dẫn trò chơi dân gian BỎ KHĂN
Trẻ ngồi thành vòng tròn. Chọn một trẻ làm người đi bỏ khăn. Người bỏ khăn đi sau xung quanh vòng tròn, giấu kín khăn để không ai nhìn thấy, cả lớp cùng đọc bài đồng dao:
Bỏ khăn khăn nổi khăn chìm
Ba cô bốn cậu đi tìm cái khăn
Dứt bài đồng dao, người bỏ khăn sẽ bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó. Nếu bạn bị bỏ khăn không biết thì người bỏ khăn đi hết một vòng đến chổ bạn bị bỏ khăn, cầm khăn lên đập nhẹ vào vai bạn, bạn đó phải đứng dậy chạy một vòng và người bỏ khăn chạy đuổi theo, nếu bạn bị bỏ khăn về được chổ cũ, người bỏ khăn lại tiếp tục đi bỏ khăn. Nếu người bỏ khăn đuổi kịp đập khăn vào vai người bị bỏ khăn, người bị bỏ khăn thua và bị đi bỏ khăn.
Nếu người bị bỏ khăn biết, đứng lên đuổi bạn bỏ khăn, bạn bỏ khăn phải chạy thật nhanh một vòng về chổ cũ của bạn bị bỏ khăn. Nếu người bị bỏ khăn mà đập vào người bỏ khăn thì người bỏ khăn lại tiếp tục đi bỏ khăn.
Trò chơi cứ thế lại tiếp tục.
Xem thêm: giao an dien tu mam non
Tiết mục biểu diễn văn nghệ
Tiết mục biểu diễn văn nghệ
Hoạt động âm nhạc tiết dạy tham khảo
giáo án mầm non, giáo án mầm non chủ đề thực vật, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non mới, giáo án mầm non 3 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non môn toán, giáo án điện tử mầm non, giáo án mẫu mầm non, giáo án điện tử mầm non chủ đề giao thông, giáo án điện tử mầm non chủ đề thế giới thực vật, giáo án mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giao an dien tu, giáo án điện tử mầm non chủ đề gia đình, giáo án điện tử mầm non chủ đề nghề nghiệp, giáo án điện tử mầm non chủ đề bản thân,
Âm nhạc vỗ tay theo phách
Âm nhạc vỗ tay theo phách
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ – giáo dục nghệ thuật. Vậy thế nào là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái vì con người
Giáo án môn tạo hình mầm non
Giáo án môn tạo hình mầm non
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi.
Giáo viên và học sinh trường mầm non số 1 thị trấn Than Uyên.
- Đối tượng.
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học ở trường mầm non số 1 Thị trấn Than Uyên.
III. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường Mầm non. Tôi đã nghiên cứu tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học ở trường Mầm non số 1 thị trấn Than Uyên nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non số 1 nói riêng và các trường Mầm non trong toàn huyện nói chung.
- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Bằng những kinh nghiệm thực tế vận dụng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của giáo viên vào lớp học nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non hiện nay. Giúp giáo viên có những biện pháp cụ thể trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với văn học. Giáo viên linh hoạt, sáng tạo sẽ phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Giáo viên tổ chức các hoạt động vừa sức tiếp thu của trẻ. Trẻ được tiếp thu hướng tích cực, học đi đôi với hành, chú ý đến sự phát triển cá nhân, giáo dục gắn liền với thực tế cuộc sống… nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ trong trường Mầm non.
Xem thêm phần trước tại: https://thietbimamnonhavu.com/chu-de-van-hoc-mam-non.html
Giáo án toán làm quen chữ cái
Giáo án toán làm quen chữ cái
Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu bản nhạc ba bạn đầu hàng chạy lên chọn 1 chữ cái cầm bỏ vào rổ của đội mình về cuối hàng đứng, cứ như vậy cho đến hết. - Cô cho trẻ tự lên bốc thăm chữ cái mà đội mình sẽ chọn về hội ý và lên chọn giáo án làm quen với toán mầm non giáo án toán mầm non 3 tuổi giáo án toán mầm non về hình dạng giáo án mầm non môn toán giáo án toán mầm non 4-5 tuổi giáo án toán mầm non về kích thước giáo án toán mầm non về tập hợp giáo án toán mầm non sắp xếp theo quy tắc giáo án toán mầm non xếp tương ứng 1-1
Giáo án thể dục khối lá hay nhất 2015
Giáo án thể dục khối lá hay nhất 2015
Ném xa kết hợp chạy nhanh 10m
Tiết 1
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: – Trẻ đưa cao tay để ném, biết chạy thẳng tới đích.
2. Phát triển: – Phát triển cơ bắp tay và bắp chân, bụng, rèn luyện tố chất khéo léo.
3. Giáo dục: – Giáo dục trẻ tự tin mạnh dạn trên giờ học.
II. Chuẩn bị: – 16 túi cát thể dục.
– Đường chạy bằng phẳng, lá cờ nhỏ cắm ở đích.
III. Hướng dẫn:
1. Khởi động: – Cho trẻ kết hợp các kiểu đi thường -> đi mũi chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường -> đi khom -> đi chậm -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm -> về hàng.
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
– Động tác tay: 4l x 8n.
+N1: Chân trái sang ngang, 2 tay đưa về trước.
+N2: 2 tay đưa lên cao.
+N3: Như nhịp 1. Kiến thức:
+N4: Về TTCB. -Động tác chân: 2l x 8n
+N1: Ngỗi xỏm, tay thả xuôi. +N2: Đứng thẳng về TTCB. – Động tác bụng:”Gió thổi cây nghiêng”. Đứng đưa hai tay lên cao, nghiêng người sang phải sang trái. – Động tác bật 2l x 8n. Bật về trước. b. Vận động cơ bản: -B1: Giới thiệu bài : Hôm nay cô sẽ dạy các con vận động “Ném xa kết hợp chạy nhanh 10m”. -B2: Làm mẫu L1: Miêu tả động tác.
L2: Miêu tả + giải thích, đầu tiên cô vào TTCB tay cô cầm túi cát đưa lên cao ngang đầu và ném mạnh về phía trước, sau đó cô chạy nhanh về đích.
-B3: Gọi 1,2 trẻ khá lên làm thử.
-B4: Trẻ thực hiện, cô quan sát và sửa sai.
3. Hồi tĩnh: – Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay chân.
4. Nhận xét – tuyên dương.
* Yêu cầu: 60%-65% trẻ thực hiện được.
Tiết 2
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: – Củng cố kỹ năng ném xa và chạy nhanh 10m. Khi ném trẻ biết đưa tay lên cao và ném thẳng về phía trước, sau đó chạy nhanh về đích.
2. Phát triển: -Phát triển các cơ tay, cơ chân, bụng, rèn luyện tố chất khéo léo.
3. Giáo dục: -Trẻ mạnh dạn tự tin trên giờ học.
II. Chuẩn bị: – Lá cờ. – 14 túi cát.
III. Hướng dẫn:
1. Khởi động: – Cho trẻ kết hợp các kiểu đi thường -> đi mũi chân -> đi thường -> đi gót chân -> đi thường -> đi khom -> đi chậm -> chạy chậm -> chạy nhanh -> chạy chậm -> về hàng.
2. Trọng động: a. Bài tập phát triển chung: -Giống T1. b. Vận động cơ bản: –
B1: Hôm trước cô đã dạy các con “Ném xa kết hợp chạy nhanh 10m”. Bây giờ bạn nào giỏi hãy nói và thực hiện lại vận động cho cô và các bạn cùng xem. Ném xa và chạy nhanh 10m như thế nào?
-B2: Gọi 1,2 trẻ lên làm mẫu. –
B3: Cả lớp thực hiện.
3. Hồi tĩnh: – Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng. 4. Nhận xét – tuyên dương. *Yêu cầu: 80-85% trẻ thực hiện được.
Đọc thên: Giáo án điện tử mầm non
Bé chơi đùa bong bóng và sà bông
Bé chơi đùa bong bóng và sà bông
Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo Trẻ nhận biết và phân biệt giữa tính chất của các loại gió ; gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc…( cho trẻ quan sát nhiều tranh của các loại gió khác nhau : mưa to gió thổi bay nhà, gió lốc
Thư viện Giáo án Mầm non lớp lá chọn lọc gồm các hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho bé thông qua các trò chơi vận động, phát triển nhận thức của bé với các mẫu chuyện kể, các bài thơ thiếu nhi… nhằm giúp bé phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng và tư duy của trẻ đồng thời dạy bé hình thành cảm xúc tình cảm đối với mọi vật xung quanh như bài học về loài vật, thơ, truyện về tình cảm gia đình, bạn bè, xã hội. Giáo án Mầm non lớp lá định hướng phướng pháp giáo dục giúp bé phát triển toàn diện về thể chất và tư duy.
Giáo án lớp mầm đề tài Du lịch mùa hè
Giáo án lớp mầm đề tài Du lịch mùa hè
Du lịch mùa hè
—————— òòò ——————
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
– Biết nhu cầu cần thiết của con người cần du lịch để nghỉ ngơi thoải mái cùng với gia đình
– Nhận một vài nơi du lịch mùa hè nổi tiếng và quen thuộc với trẻ.
– Tìm hiểu một vài kinh nghiệm khi đi du lịch, rèn kỹ năng thực hành bài tập nhận thức.
– Phát triển trí nhớ có chủ định, tư duy ngôn ngữ, cảm xúc, tưởng tượng.
– Giáo dục trẻ ý thức hồn thành các bài tập nhận thức.
II. CHUẨN BỊ :
– Tranh vẽ cảnh bãi biển mùa hè, cảnh rừng thông Đà lạt …
– Máy, băng hay đĩa nhạc có những bài hát phù hợp với chủ đề …
– Một số chiếc túi xách, balô hay vali nhỏ, và một số ĐD cá nhân …
III. TIẾN HÀNH:
* Hoạt động 1:
– Mở nhạc cho trẻ hát và VĐ theo nhạc bài “ Mùa hè vui ” …
– Trò chuyện với trẻ :
+ Mùa hè khí hậu thế nào nhỉ ?
+ Làm thế nào để tránh bớt cái nóng của mùa hè?
+ Người ta thường đi du lịch ở những nơi nào?
+ Hãy kể tên những nơi mà người ta thường đến để tắm biển!
+ Ở đâu có khí hậu mát mẻ hơn?
+ Người ta thường đi du lịch với ai? ( gia đình, bạn bè … )
+ Bạn đã được đi du lịch ở đâu? … Cùng với ai?
+ Các bạn thích đi du lịch ở nơi nào vào mùa này?
– Cô cho trẻ quan sát tranh về cảnh biển mùa hè, gợi ý cho trẻ diễn đạt theo quan sát và cảm xúc
của trẻ thành một mạch văn liên tục …
* Hoạt động 2:
– Cô cho trẻ xem một chiếc va li ( hay túi xách, ba lô … ) và những đồ dùng để sẵn bên ngồi …
– Cô hỏi trẻ:
+ Khi đi du lịch, bạn cần đem theo những gì ?
+ Những đồ dùng nào cần thiết cho chuyến du lịch của bạn?
– Tổ chức cho trẻ hoạt động theo hình thức thi đua:
+ Chia trẻ thành 2 hay 4 nhóm tùy ý …
+ Cho mỗi nhóm một chiếc va li ( hay túi xách, ba lô … )và những đồ dùng tương tự …
+ Lần lượt từng trẻ của mỗi nhóm chạy lên chọn đồ dùng để vào va li …
– Cô cùng trẻ nhận xét kết quả : xem các đồ dùng có hợp lý chưa, đếm số lượng ĐD của mỗi nhóm đã chọn …
* Hoạt động 3:
– Cô gợi ý cho trẻ tạo hình với những NVL cô chuẩn bị sẵn :
+ vẽ hình chiếc va li hay túi xách, cắt dán hay vẽ và tô màu những đồ dùng cá nhân ở bên trong
+ nặn chiếc ba lô và những đồ dùng cho bé đi du lịch …
– Tổ chức cho trẻ thực hành theo nhóm , khuyến khích trẻ sáng tạo theo tưởng tượng và ý thích của mỗi cá nhân …
Tags: giáo án mầm non