Archive
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam trên con đường phát triển hội nhập vào thế giới, cả nước đang tích cực phấn đấu cho tương lai tươi sáng và vững chắc. Do đó việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ mai sau. Thấy rõ tầm quan trọng đó, những năm gần đây Bộ Giáo Dục luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.
Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng đã trình bày tại đại hội toàn quốc lần thứ IX có đoạn: “ Chăm lo phát triển mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là nông thôn và những vùng khó khăn ”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, đòi hỏi các ban ngành đặc biệt là các cơ sở trường mầm non cần nghiêm túc nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ của ngành để có biện pháp thực hiện đạt kết quả tốt, một trong các mục tiêu đó là: “ Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo của ngành ”. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học đó là cách thức tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên nhằm giúp trẻ đạt được các mục tiêu đề ra .
Nói đến chất lượng chuyên môn trong trường mầm non tức là nói đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Đó là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm. Điều đó chứng tỏ rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Hơn giáo dục mầm non là giáo dục tự nguyện không bắt buộc. Vì vậy, để thu hút trẻ tới trường mầm non, phải để trẻ đi học có chất lượng, phát triển về mặt trí tuệ, thể lực hơn hẳn các em khác không được đi học, đội ngũ giáo viên mầm non trẻ cần không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh.
Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh.
Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý,tôi đã xác định, việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.
Vì vậy, là một Phó hiệu trưởng trường Mầm non còn nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên mới tuyển nhiều, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất đồ chơi trong lớp mầm non còn nhiều thiếu thốn, việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ là công việc thường xuyên của người quản lý; vì vậy, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để bồi dưỡng chuyên cho đội ngũ giáo viên của đơn vị, và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà”.
*Mục đích của đề tài:
– Nhận thấy được thực trạng của trường để đưa ra các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo viên.
– Tạo tiền đề giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non có được những giải pháp cơ bản trong công tác nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhà trường.
– Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cũng nâng cao được chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ cho trường mn Duyên Hà .
– Đánh giá được thực trạng của công tác chuyên môn trong trường mầm non Duyên Hà.
– Tìm ra được hệ thống các biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà.
*Đối tượng nghiên cứu:
–Đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà.
*Phạm vi áp dụng:
– Trường mầm non xã Duyên Hà- Huyện Thanh Trì- Hà Nội, năm học 2014
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận :
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đòi hỏi ngành giáo dục phải có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các Trường Mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề nghiệp và nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình, những điều đó được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên. Làm sao để thúc đẩy bản thân mỗi giáo viên đều phải suy nghĩ làm thế nào để đưa trường mình trở thành một đơn vị tốt, muốn thế trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ, giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để trường có một đội ngũ, giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà, quý trẻ như con, có như vậy thì ở nơi đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra giáo viên mầm non phải biết kiên trì chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục, nhất là đối với các trẻ cá biệt, trẻ khuyết tật; giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp giáo dục đối với mọi đứa trẻ. Phải linh hoạt, thay đổi theo từng bài dạy của lứa tuổi khác nhau để trẻ dễ tiếp thu không bị nhàm chán. Giáo viên mầm non còn là một tuyên truyền viên giỏi, tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ, nhất là công tác xã hội hóa giáo dục đối với ngành học mầm non, giúp các bậc cha mẹ và cả cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của ngành học, xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện để đưa trường học phát triển.
– Để thực hiện được các yêu cầu trên, người giáo viên mầm non phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, thật sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn mạnh về công tác quản lý lớp và các hoạt động phong trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non năm 2020 mà Đảng ta đã khẳng định.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
– Trường mầm non Duyên Hà nằm ở vùng trũng nhất vùng bãi ven Sông Hồng, thường hay chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
– Toàn xã có 3 thôn, dân cư không tập chung và rải rác ở nhiều xóm cách xa nhau. Trường có tổng diện tích là 2800m2 được phân bố tại 3 khu Xóm mới, Đại Lan,Văn Khúc.
– Tổng toàn trường 7 phòng học được cải tạo thành 9 lớp học, không có phòng chức năng phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục 430 cháu, 2 lớp nhờ nhà văn hóa thôn.
– Đời sống nhân dân trong xã 2/3 sống bằng nghề nông, làm màu trồng rau nên đời sống gặp nhiều khó khăn
– Đảng viên có 15/53 đ/c = 29%
– Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là: 53 đồng chí.
Trong đó: + Cán bộ quản lý: 3 đồng chí
+ Giáo viên: 33đồng chí
+ Nhân viên: 20 đồng chí
– Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên nhân viên: Đại học= 10đ/c chiếm 30%, cao đẳng= 5đ/c chiếm 15%, trung cấp= 17đ/c chiếm 51%, 5 đ/c bảo vệ. Trong đó có 18 đ/c đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non.
- Thuận lợi:
– Trường được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD&ĐT huyện thanh trị tạo điều kiện giúp đỡ về chuyên môn và tổ tốt các chuyên đề cho đội ngũ giáo viên
– Đảng uỷ, HĐND, UBND xã luôn quan tâm, động viên các phong trào của nhà trường và được hội cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ .
– Ban giám hiệu đoàn kết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
– Trường có phó hiệu trưởng phụ trách mảng chuyên môn riêng, được trang bị máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn .
– 90% giáo viên là giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.
– Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, có lòng yêu nghề, mến trẻ và ham học hỏi, luôn tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
- Khó khăn:
–Trường có 3 điểm lẻ cách xa nhau, cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
– Khu Xóm Mới do chưa được xây dựng nên diện tích sân chơi còn chật hẹp
– Khu Đại Lan phòng học xuống cấp các cháu phải học nhờ nhà văn hóa thôn chưa được xây dựng mới
-Trình độ của giáo viên tuy 100% đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng năng lực sư phạm không đồng đều, chưa năng động, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
– Tổng số giáo viên là 33 đồng chí – trong đó có 7giáo viên mới, vì vậy trình độ chuyên môn chưa cập nhật theo yêu cầu đổi mới của ngành.
– Đa số giáo viên đều đang đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác.
– Do hoàn cảnh một số giáo viên có con nhỏ, chưa khắc phục được khó khăn nên việc thích ứng với chương trình mới còn chậm chạp, qua loa, chưa đồng bộ. Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp” Lấy trẻ làm trung tâm”, nội dung chương trình chưa có sự gắn kết đồng bộ. Các môn học còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, chưa biết tạo môi trường cho trẻ tham quan khám phá mọi lúc mọi nơi.
– Trường có các điểm lẻ nên việc dự giờ, thăm lớp còn gặp nhiều khó khăn.
*Đứng trước những khó khăn và thuận lợi như trên, Tôi đã suy nghĩ và đề ra một số biện pháp sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP
1 . Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Với một số trường mầm non, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có thể quan trọng nhưng không phải là nội dung trọng tâm, bởi họ có một đội ngũ giáo viên lâu năm, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, với điều kiện của trường mầm non xã Duyên Hà chúng tôi, một ngôi trường có tỉ lệ giáo viên trẻ chiếm 80% , thì đội ngũ giáo viên chính là vấn đề quan trọng đặt lên hàng đầu, bởi cơ sở vật chất quá nhiều khó khăn, lớp học chật chội các phòng chức năng thì không có, trường không được xây mới do nằm ở vùng bãi vướng mắc luật đê điều vì vậy Để tạo được lòng tin yêu với phụ huynh học sinh thì đội ngũ giáo viên phải tốt. Đứng trước thực trạng tình hình giáo viên trẻ trình độ chuyên môn chưa đồng đều.
Muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, người cán bộ quản lý phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo thật cụ thể, rõ ràng, xuyên suốt trong cả một năm học. Khi xây dựng cần bám sát vào nội dung công văn hướng dẫn của ngành, của địa phương và phải phù hợp với năng lực, nhận thức của mỗi người, với điều kiện thực tế của trường.
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề, dự giờ thăm lớp cho các khối một cách cụ thể theo từng tháng, năm và kế hoạch hội thi cho các cháu cụ thể trong cả năm học.
Thành lập các ban kiểm tra để phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng giáo viên, nhất là trong công tác giảng dạy.ọaTiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên hàng năm cụ thể, chi tiết, công bằng và đúng theo kế hoạch đã đề ra. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Nguồn: Thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/chuyenmongiaovien
Nội dung bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng
Nội dung bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng
kiến thức về vi chất dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng là gì ngày vi chất dinh dưỡng các vi chất dinh dưỡng thiếu vi chất dinh dưỡng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. vai trò của chất bột đường các chất dinh dưỡng có trong thức ăn lớp 4 chất dinh dưỡng trong trứng gà chất dinh dưỡng trong chuối
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO BỔ SUNG NHU CẦU VI CHẤT DINH DƯỠNG TRONG BỮA ĂN CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng ngày, cơ thể con người cần rất nhiều vi chất dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển và duy trì các hoạt động như: Học tập, lao động, sáng tạo, vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, ở Việt Nam các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu Vitamin A, vitamin D, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu iốt… đều rất phổ biến và được coi là những vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Vi chất dinh dưỡng là gì ? Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể con người chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu hụt sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Vi chất dinh dưỡng tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô; tham gia vào các hoạt động như hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào; tham gia xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể; tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, có tác dụng duy trì sự cân bằng của hệ thống nội mô, giúp phục hồi các tế bào, các mô bị tổn thương.
Ngoài ra, vi chất dinh dưỡng còn là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoocmon, các dịch tiêu hóa…
Tóm lại các vi chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng có nhiều vai trò khác nhau đối với cơ thể, giúp cho cơ thể có thể phát triển trí tuệ, thể chất, giúp cho cơ thể khỏe mạnh chống đỡ bệnh tật. Đặc biệt vi chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng về chiều cao và cân nặng.
Tại hội thảo khoa học do Viện Dinh Dưỡng quốc gia tổ chức ở Hà Nội, Phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia Lê Bạch Mai cho biết: “Trẻ em Việt Nam thiếu nghiêm trọng vi chất dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi đều cao”
Thống kê của Viện dinh dưỡng cho thấy, có tới 38-60% trẻ em dưới 5 tuổi bị chứng biếng ăn. Đây không phải là bệnh, mà nguyên nhân là do thiếu vi chất như thiếu canxi, vitamin D, sắt, kẽm… Hậu quả là trẻ có chiều cao, cân nặng không bằng các bạn cùng tuổi, khả năng miễn dịch kém, thậm chí chỉ số phát triển trí tuệ của trẻ biếng ăn thấp hơn tới 14 điểm so với trẻ bình thường.
Chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ do Viện dinh dưỡng quốc gia tiến hành đã bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 36 tháng tuổi (ở các vùng nghèo bổ sung đến nhóm trẻ dưới 60 tháng tuổi). Việt Nam cũng đã có những quy định chặt chẽ để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như yêu cầu bột mì nhập khẩu phải được bổ sung vi chất, có những thực phẩm đặc thù như nước mắm bổ xung vi chất, bột canh i ốt, muối trộn i ốt… Tuy nhiên thiếu vi chất dinh dưỡng, theo phó viện trưởng viện dinh dưỡng thì việc đa dạng bữa ăn để lấy được nhiều nguồn vi chất từ các thực phẩm khác nhau vẫn là biện pháp dễ thực hiện, vừa nâng tầm vóc cho trẻ, vừa cải thiện trí tuệ để trẻ đủ sức bền và năng lực tiếp cận với những đổi mới hàng ngày.
Những năm gần đây, hoạt động nuôi dưỡng trong trường mầm non đã nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ ở các trường mầm non nói chung, đặc biệt là trường mầm non xã Duyên Hà nói riêng, chưa thực sự được quan tâm và còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trong năm học 2012-2013 nhà trường đã thực hiện tính lượng Canxi, B1 trong khẩu phần ăn cho trẻ, nhưng để tính lượng bao nhiêu thì đủ hoặc để tìm ra những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng bổ sung cho bữa ăn của trẻ đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh, đa số làm nông nghiệp, việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng ít thì lại càng hạn chế hơn.
Để làm tốt công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non thì đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên không chỉ thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, mà còn phải nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.
Muốn nâng cao được chất lượng nuôi dưỡng trong trường mầm non, đòi hỏi mỗi người cán bộ quản lý công tác nuôi dưỡng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, biết tiếp cận, vận dụng kịp thời những kiến thức mới, khoa học trong hoạt động nuôi dưỡng trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ trong trường mầm non, là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới quản lý, chỉ đạo tốt việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ vào các bữa ăn, có biện pháp nào để giáo viên, nhân viên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ, để thông qua việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn, giúp nâng tầm vóc cho trẻ, cải thiện trí tuệ để trẻ đủ sức bền và năng lực tiếp cận với những đổi mới hàng ngày.
Tôi đã áp dụng các biện pháp dưới tên đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà”.
Mục đích của đề tài:
Đối với cán bộ quản lý: Đánh giá được thực trạng của công tác nuôi dưỡng, tìm ra được hệ thống các biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Duyên Hà.
Đối với giáo viên, nhân viên: Nhận thức rõ tầm quan trọng và có ý thức đúng đắn trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong trong các bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà.
Phạm vi áp dụng:
Tại trường mầm non Duyên Hà năm học 2013-2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B,C), các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K) và các chất khoáng (sắt, kẽm, iốt, đồng, mangan, magiê). Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể.
Vitamin và khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Để không thiếu vi chất ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố phát triển cả về mặt sức khỏe lẫn trí tuệ. Cần cung cấp đầy đủ và đa dạng từ các nguồn thức ăn.
Trong đó, vitamin A, sắt, i-ốt, kẽm là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu. Ngay cả trẻ không bị suy dinh dưỡng vẫn có thể thiếu do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.
Biếng ăn, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh là hậu quả của tình trạng thiếu vi chất. Việc thiếu từng chất cụ thể sẽ có những dấu hiệu đặc trưng.
Tuy nhiên việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách cũng làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất: rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C, gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá chín thì vitamin C sẽ không còn…
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, cũng là một nội dung rất quan trọng của việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI- thời đại của nền văn minh trí tuệ. Để giáo dục mầm non có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới trong sự đổi mới chung của ngành giáo dục đào tạo.
- Mô tả thực trạng
– Trường mầm non Duyên Hà nằm ở vùng trũng nhất vùng bãi ven Sông Hồng, thường hay chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
– Toàn xã có 3 thôn, dân cư không tập chung và rải rác ở nhiều xóm cách xa nhau.
– Trường có 3 cơ sở mầm non: Đại Lan, Tranh Khúc, Xóm Mới với 3 khu bếp phục vụ nấu ăn cho trẻ tại khu.
– Tổng số trẻ trong trường tới thời điểm tháng 4/2014 là 438 trẻ. Với tổng số 53 cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 33 giáo viên và 09 nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng tại 3 bếp ăn.
– Đa số phụ huynh trong trường là nghề nông, làm màu trồng rau nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
2.1 Thuận lợi
– Trường được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ.
– Trường có phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng riêng, được trang bị máy tính riêng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng.
– Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng, được học qua khóa đào tạo tin học chuyên đề Exel kế toán, nên dễ dàng trong việc thiết lập các công thức để tính toán chế độ dinh dưỡng, lượng vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm áp dụng cho bữa ăn hàng ngày của trẻ tại trường.
– Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng đã nhiều năm quản lý về mảng nuôi dưỡng trẻ nên có kinh nghiệm trong việc quản lý công tác nuôi dưỡng.
– 100% nhân viên nuôi dưỡng có bằng kỹ thuật nấu ăn.
2.2 Khó khăn
-Trường có nhiều điểm lẻ, cách xa nhau, nên theo dõi kiểm tra việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng đối với giáo viên, nhân viên còn gặp nhiều khó khăn.
– Trường nằm ngoài vùng bãi, cách xa khu trung tâm, xa các khu chợ, khu công nghiệp lớn… nên rất khó khăn cho việc ký hợp đồng thực phẩm với các công ty, cơ sở cung cấp thực phẩm sạch, an toàn.
– Trường nằm ngoài vùng bãi, môi trường ẩm thấp hay có mối mọt nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc lữu trữ hàng kho của trẻ đảm bảo an toàn.
– Cơ sở vật chất 2 khu Đại Lan, Công Đoàn còn nghèo nàn, đặc biệt là bếp ăn còn chật hẹp, tạm bợ, chưa đảm bảo bếp 1 chiều nên rất khó khăn trong việc thực hiện công tác nuôi dưỡng tại khu bếp cho trẻ.
– Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường chưa có nhiều kiến thức về vi chất dinh dưỡng, chưa quan tâm tới việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày của trẻ .
– Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nhiều kiến thức, chưa quan tâm đến việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nên tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ đầu năm vào tháng 09/2013 còn khá cao:
+ Suy dinh dưỡng: 28/384 trẻ = 7.3%.
+ Thấp còi : 35/384 trẻ = 9.1%.
- Các biện pháp thực hiện
3.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ
Kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý.
V.I.Lênin đã từng ví: “Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc”.
Đối với trường mầm non, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình nuôi dưỡng trẻ, nên việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng. Nó giúp người quản lý nuôi dưỡng hình dung rõ ràng mọi công việc và chủ động trong công việc.
Nhìn vào thực tế công tác nuôi dưỡng của nhà trường, công tác nuôi dưỡng của các trường bạn trong huyện, cũng như yêu cầu đặt ra trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì đối với công tác nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi đã nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác nuôi dưỡng của trường mình. Từ đó, tôi xây dựng lịch trình cả năm học cho công tác nuôi dưỡng như sau:
Theo: sang kien kinh nghiem mam non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/vichatdinhduongmamnon
Biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm Non
Biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm Non
Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mâm non. Ở lứa tuổi này cơ thể của trẻ còn non nớt chưa chủ động được, chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu dinh dưỡng không đảm bảo được chất lượng thì rất rễ phát triển lệch lạc mất cân đối do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách hợp lý, khoa học.
Chính vì vậy nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp GD và ĐT con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên, trong đó đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có vai trò then chốt là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay là vấn đề nâng cao chất lượng làm so để trẻ ăn ngon, đủ lượng, đủ chất và hết suất là mối quan tâm không chỉ riêng phụ huynh mà còn là mối quan tâm của các trường mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non. Là một nhân viên nuôi dưỡng trực tiếp nấu ăn cho trẻ trong nhà trường bản thân thôi thật sự băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng hứng thú khi đến giờ ăn, ăn hết suất mà đủ chất đủ lượng. Do vậy tôi mạnh dạn quyết định lựa chon đề tài “Một số biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong Trường Mầm Non” làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm học 2013 – 2014.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng vì trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em được nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, không mắc các bệnh, hoặc mắc bệnh thì nhẹ và điều trị chóng khỏi. Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và trưởng thành. Khái niệm lớn chỉ sự gia tăng của kích thước, bao gồm sự phát triển về thể chất, khái niệm trưởng thành chỉ sự hình thành về chức năng bao gồm sự phát triển về tinh thần vận động.
Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, cân thiết không thể không có, không chỉ đơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói. Mà còn giúp để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, tổ chức…
Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ. Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tưọng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng. Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt trẻ em mạnh khoẻ học giỏi thông minh và phát triển một cách toàn diện.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN.
- Đặc điểm tình hình chung.
– Trường mầm non B thị trấn Văn Điển nằm trên địa bàn khi tập thể Pin Văn Điển.
– Trường có một khi ở vị trí trung tâm khu vực dân cư, khung cảnh sư phạm xanh – sạch – đẹp có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trường có bề dày thành tích, được tặng nhiều bằng khen, nhiều năm liên tục được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ, UBND Thành phố.
– Trường có một khu với 11 lớp trong đó 09 lớp mẫu giáo, 02 lớp nhà trẻ trổng số có 540 học sinh và 57 đồng chí CB – GV – NV.
– Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài tôi thấy có một số thuận lợi khó khăn sau:
- Thuận lợi:
– Đựơc sự quan tâm lãnh đạo của Huyện, Phòng GD và ĐT Huyện Thanh Trì, sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao.
– Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết nhất trí, yêu nghề mến trẻ
– Bếp được đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như bếp ga, tủ cơm ga, tủ sấy bát… và được xây dựng theo quy mô một chiều phù hợp với yêu cầu vệ sinh.
– Đội ngũ cô nuôi khoẻ mạnh, có trình độ trung cấp nấu ăn, có kinh nghiệm chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị cho trẻ.
– BGH nhà trường đã tạo điều kiện cho cô nuôi đi học lớp cao đẳng nấu ăn do trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo mở, để nâng cao trình độ.
– 100% trẻ được ăn bán trú tại trường.
– Nhà trường hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng là các công ty đảm bảo chất lượng có uy tín. Các chủ hàng đều có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận sức khoẻ.
- Khó khăn:
– Giá cả thực phẩm lên xuống không ổn định nên ảnh hưởng đến việc xây dựng thực đơn.
– Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu vào còn cao.
– Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc sức khoẻ, kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ mầm non của phụ huynh còn hạn chế.
III. CÁC BIỆN PHÁP.
-> Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên cộng với lòng yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo và đưa ra một số biện pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ như sau:
- Biện pháp 1: Tham mưu với Ban giám hiệu, kế toán xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ.
Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn. Để nâng cao được chất lượng bữa ăn, trước hết cần phải tham khảo món ăn, kết hợp cùng kế toán xây dựng thực đơn sao cho đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm đảm bảo về lượng và chất. Bên cạnh đó, cần phải biết kết hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng phong phú tạo sự hấp dẫn.
Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu thực đơn của nhà trường. Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu phối hợp cùng với hiệu phó nuôi, kế toán nhà trường xây dựng thực đơn của trẻ hợp lý, thay đổi theo ngày, tuần, phù hợp theo mùa, cần đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, đảm bảo tỷ lệ các chất đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
– Nhóm cung cấp chất đạm như, Thịt, Cá, Tôm, Cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp tạo kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào.
– Nhóm cung cấp chất béo (Lipit) như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu sử dụng tốt các Vitamin trong chất béo như Vitamin A, D, B, K…
– Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất như, rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi…và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài chín, cam, cà chua, gấc, nhóm cung cấp các loại vi chất dinh dưỡng đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể.
– Nhóm chất bột, đường (gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mỳ… nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.
Dựa vào thực tế tôi đó tìm ra một số món mới cho trẻ. Sau đây là một số món ăn mà bản thân tôi đã tự nghiên cứu ra:
STT | Tên món ăn | |
Bữa chính sáng | Bữa phụ chiều | |
1 | – Ngan hầm hạt sen
– Canh cua nấu mồng tơi mướp – Sinh tố xoài |
– Phở bò
– Bánh canxi – Uống sữa Dollac |
2 | – Mực tươi, Thịt lợn sốt cà chua
– Canh bầu nấu thịt lợn – Sữa chua |
– Cháo chim câu hầm hạt sen
– Bánh canxi – Uống sữa Dollac |
3 | – Tôm nõn, Thịt lợn, Trứng vịt, đảo bông
– Canh bí xanh, nấu thịt gà – Nước cam |
– Cháo cá thịt lợn
– Bánh canxi – Uống sữa |
4 | – Thịt bò lúc lắc
– Canh thịt lợn, đậu phụ nấu chua – Thanh Long |
– Cháo ngũ cốc
– Bánh dinh dưỡng – Uống sữa Dollac |
5 | – Cá ba sa, thịt lợn sốt cà chua
– Canh rau củ quả nấu thịt lợn – Sinh tố chanh leo
|
– Súp thập cẩm
– Bánh canxi – Uống sữa Anti |
* Kết quả đạt được:
Ban giám hiệu nhà trường đã tham khảo một số thực đơn của tôi và đưa ra thực đơn của nhà trường phong phú, luôn luôn thay đổi theo mùa, theo tuần, sau đây là một số thực đơn sử dụng trong nhà trường.
- Biện pháp 2: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
– Cho dù thực phẩm có tươi ngon đến đâu. Nhưng trong quá trình chế biến không tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng dễ dẫn đến ngô độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vì vậy đảm bảo vệ sinh trong chế biến luôn là điều đầu tiên
– Khi vệ sinh: Đối với dụng cụ như dao, thớt khi chế biến thực phẩn sống và chín để riêng, đối với mùa hè các dụng cụ thường xuyên được phơi nắng.
– Vệ sinh lau sàn bếp tôi chỉ đạo tổ sử dụng nước nóng già để lau sàn nhà để diệt vi khuẩn và bốc hơi nhanh giúp cho sàn nhà luôn khô sạch.
– Khâu chia thức ăn phải thực hiện đúng nguyên tắc.
– Đồ dùng dụng cụ thiết bị nhà bếp mầm non phải gọn gàng, ngăn nắp, đúng khoa học để tiện cho việc sử dụng trong chế biến.
– Khi làm việc phải mặc bảo hộ lao động, mũ, khẩu trang, găng tay. Với đặc thù làm việc đều là chị em nên mọi người rất tiết kiệm đối với găng tay nilông chỉ sử dụng một lần nhưng mọi người đã giặt và sử dụng lại. Tôi đã mạnh dạn đề xuất chỉ sử dụng găng tay một lần rồi bỏ không tái sử dụng.
– Đối với giẻ rửa bát, cọ xong, khăn lau tay, lau sàn…cuối buổi được giặt sạch bằng sà phòng và ngâm nước nóng già, sau đó phơi khô.
– Trong sơ chế và chế biến thực phẩm phải luôn thực hiện nội quy “Làm đâu sạch đấy, đứng dậy sạch ngay”.
– Sơ chế thực phẩm: Thực phẩm phải được sơ chế tại nơi đảm bảo vệ sinh thoáng mát, đúng quy định của bếp một chiều. Các loại rau quả tươi phải được ngâm kỹ và rửa ít nhất 3 lần nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Các loại thực phẩm sau khi rửa sạch phải để ráo nước, sau đó làm nhỏ theo yêu cầu món ăn.
– Khi chế biến: Không dùng các phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ y tế qui định. Các món ăn phải được nấu chín hoàn toàn, thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
– Khi thức ăn đã nấu chín phải đựơc đậy vung cẩn thận trên bàn chia ăn – Tuyêt đối không dùng khăn vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. Khi nấu xong phải cho trẻ ăn ngay 1 – 2 giờ: Sau 2 giờ phải đem nấu lại trước khi cho trẻ ăn.
– Bên cạnh đó cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mầu thức ăn. Thức ăn phải được lưu 24 giờ có miên phong, ghi rõ ngày, giờ, tháng có nắp đậy, mẫu thức ăn lưu có cả sống và chín, nhưng được đựng riêng từng hợp đảm bảo vệ sinh.
* Kết quả đạt được:
– Nhà trường đã ký hợp đồng với các chủ hàng tin cậy, các nhà hàng đều có giấy phép chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Hàng tháng tôi thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm có đủ thành phần và ghi rất cụ thể vào sổ giao nhận.
– Bếp ăn nhà trường thực hiện tốt nội quy, quy chế, sơ chế, chế biến và bảo quản thực ăn cho trẻ theo dúng dây chuyền bếp 1chiều bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không có hóc sặc, ngộ độc xảy ra trong trường.
– Bếp ăn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được ban kiểm tra y tế học đường đánh giá cao
Theo: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/dinhduongchotremamnon
Kinh nghiệm giáo dục về tài nguyên và môi trường biển
Kinh nghiệm giáo dục về tài nguyên và môi trường biển
tài nguyên và môi trường biển viện tài nguyên và môi trường biển tài nguyên môi trường và phát triển bền vững môi trường biển đảo môi trường biển là gì môi trường biển việt nam điểm chuẩn tài nguyên môi trường báo tài nguyên môi trường ngành tài nguyên môi trường
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Việt Nam là một quốc gia biển. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Với hơn 4.000 hòn đảo và quần đảo, biển khác nhau và có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước. Vùng biển và hải đảo Việt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng sản và hải sản. Biển là lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng. Biển đảo của ta rất giàu tài nguyên khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên, là nơi cung cấp rất nhiều tài nguyên sinh vật biển như tôm, cá, mực, cua, ghẹ… giàu chất dinh dưỡng, tạo cơ hội và nguồn lực mới cho việc phát triển kinh tế Việt Nam, mà đặc biệt là giao thông biển, du lịch biển, các khu công nghiệp tổng hợp ven biển; khai thác dầu mỏ, khí đốt, khai thác hải sản… Bên cạnh đó, hệ thống đảo và quần đảo là phên dậu để che chắn cho đất nước Việt Nam. Đặc biệt, Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa to lớn về kinh tế cũng như quốc phòng. Hiện nay, vấn đề về biển đảo đang là một vấn đề rất cấp thiết mà toàn xã hội đang rất quan tâm để dành chủ quyền biển, đảo quê hương. Đặc biệt đối với Việt Nam: Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân dân và đặc biệt là lớp trẻ về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Vậy còn chúng ta, chúng ta phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Phải nói rằng thời gian qua cả nước dấy lên các cao trào hướng về biển đảo, nhân dân hỗ trợ cả vật chất tinh thần cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân ở hải đảo xa, khuyến khích hỗ trợ người dân ra khơi đánh cá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Về quốc phòng chúng ta mua sắm vũ khí và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trang bị cho quân đội, để bảo vệ có hiệu quả lãnh thổ biển đảo Việt Nam.
Năm học 2013 – 2014 là năm thứ hai, ngành giáo dục thực hiện “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo và tiếp tục được thực hiện sâu rộng trong chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015”. Như vậy, rõ ràng ngành giáo dục đã rất quan tâm, chú trọng tới việc nâng cao ý thức về bảo vệ tài nguyên và biển, đảo quê hương để đưa vào dạy trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Hiện nay, đối với ngành giáo dục đã đưa nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục trẻ ở các cấp học. Đặc biệt, đối với lứa tuổi mầm non, nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đã được đưa vào dạy trẻ lồng ghép thông qua các hoạt động. Tuy nhiên, việc nhận thức của trẻ về tài nguyên và biển đảo còn rất mơ hồ, trẻ chưa từng được tiếp xúc. Và chưa hiểu rõ hết về tên gọi cũng như vị trí địa lý, đặc điểm nổi bật của các biển đảo, tài nguyên của biển đảo đối với con người, là những gì xa xôi, Vậy nên chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ mai sau tình yêu sâu sắc đối với biển đảo, đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu.
Thực tế ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh nói chung, lớp A7 tôi giảng dạy nói riêng, việc cung cấp kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo chưa được chú trọng, quan tâm. Nhiều giáo viên nghĩ rằng việc cung cấp kiến thức về tài nguyên và hải đảo là rất khó, không thực hiện được. Vì trẻ mầm non, đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên. Trẻ lại chưa thể hình dung ra được những khái niệm thế nào được gọi là biển, đảo? Tại sao gọi là biển, đảo? Trên biển, đảo có những gì? Biển đảo cung cấp những tài nguyên gì? Có lợi ích như thế nào đối với con người? Và làm thế nào để có thể đi lại trên biển và sống được trên đảo? Tại sao phải yêu mến, bảo vệ biển đảo?
4545. Chính vì vậy, tôi thiết nghĩ: mình làm cách nào để giúp trẻ hiểu kiến thức, lợi ích, về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đối với con người. Từ đó hình thành ở trẻ ý thức biết bảo vệ, giữ gìn biển, đảo. Hình thành ở trẻ lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Qua đó, phát triển toàn diện về đức- trí- thể- mỹ cho trẻ. Nhận thấy được ý nghĩa cần thiết của việc bảo vệ biển đảo cho thế hệ trẻ hiểu được về tài nguyên và chủ quyền biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào giáo dục trẻ ở trường, lớp của mình một cách gần gũi, thiết thực nhất. Đó chính là nguyên nhân tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Biển là loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, phía trong bờ lục địa còn gọi là bờ biển.
Đảo là một vùng đất tự nhiên, có nước bao bọc, khi thủy triều lên thì vùng đất này vẫn ở trên mặt nước
Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của đảo, các vùng nước tiếp liền và thành phần tự nhiên khác.
Nước ta có hai quần đảo lớn nhất là đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng, là một nhóm có khoảng 30 đảo, bãi san hô và các mỏm đá ngầm. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm 100 đảo lớn nhỏ và bãi ngầm, các nguồn lợi tự nhiên như: cá, dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản khác…
Biển, hải đảo Việt nam rất giàu tài nguyên, khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên: năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Biển, hải đảo có rất nhiều nguồn lợi tự nhiên từ sinh vật biển như: 11 nghìn loại sinh vật biển, 13 nghìn sinh vật trên đảo, 2 nghìn loại cá, loại yến. Biển, hải đảo là khu du lịch mọi người vui chơi, giải trí, là nơi giao thông đi lại trên biển giúp con người đi lại giữa các vùng, các nước và vận chuyển hàng hóa.
Nhưng hiện nay môi trường biển, đảo nước ta đang phải chịu ảnh hưởng áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, nông nghiệp, khai khoáng, hàng hải, du lịch, năng lượng, thủy sản. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ đất liền: rác thải, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp, hóa chất, phát triển khai thác cảng. Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, ô nhiễm do nhấn chìm các chất gây hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ô nhiễm từ khí quyển…
Chính vì vậy, con người cần ngăn ngừa, hạn chế nguồn ô nhiễm môi trường biển và bảo vệ môi trường biển, hải đảo như: bảo vệ hệ sinh thái (rừng ngập mặn, san hô, cửa sông, đất ngập mặn…), bảo vệ tài nguyên sinh vật chống khai thác quá mức. Bảo vệ chất lượng nước biển, môi trường biển chống ô nhiễm, đó được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục mầm non là rất quan trọng và cần thiết, giúp trẻ có sự hiểu biết về biển, đảo Việt Nam. Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường biển, hải đảo xanh- sạch- đẹp.
Khi thực hiện lồng ghép nội dung vào các hoạt động để dạy trẻ cần đảm bảo tính phát triển, mở rộng dần theo hướng đồng tâm, phát triển từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế địa phương, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng.
Nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo góp phần giáo dục trẻ tình yêu, lòng tự hào, ý thức bảo vệ giữ gìn biển, đảo quê hương Việt Nam, hướng đến sự phát triển nhân cách toàn diện hài hòa ở trẻ. Qua đó, trẻ biết được nước ta không chỉ có đất liền mà còn có biển đảo bao la, giàu tài nguyên thiên nhiên và có nhiều lợi ích rất lớn. Như: lợi ích cung cấp tài nguyên sinh vật biển: cá thu, tôm, mực, cua biển, ngao, ghẹ… Lợi ích về du lịch: là nơi tham quan, nghỉ mát, lợi ích về giao thông… Ngoài ra biển đảo còn là nơi cung cấp nguồn năng lượng sạch, khoáng sản, dầu mỏ… Về phát triển các nghề nuôi tôm, cá, làm muối…Trẻ cũng sẽ hình dung được một phần cuộc sống rất vất vả của nhân dân ở vùng biển, trên đảo, con người và cảnh vật nơi đây, chứa chan trong đó là tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và những tình cảm sâu sắc với bộ đội ngoài hải đảo xa xôi.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Đặc điểm tình hình.
– Xã Vĩnh Quỳnh là một xã có truyền thống yêu nước, có rất nhiều anh hùng đã anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ Quốc.
– Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, 4 khu trường khang trang sạch đẹp.
– Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A7. Lớp có 3 cô, với tổng số 41 học sinh trong đó có 26 nam và 15 nữ.
- Thuận lợi, khó khăn.
- Thuận lợi:
– Được tham gia lớp tập huấn chuyên đề: “Bé với biển đảo” nên các cô đều nắm chắc kiến thức về biển đảo.
– Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng như tranh ảnh có nội dùng về tài nguyên, biển, hải đảo của cô, lô tô về biển hải đảo cho trẻ và các phương tiện hiện đại như đầu đĩa, ti vi, máy tính nên học sinh đã được tìm hiểu kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
– 03 giáo viên đứng lớp: trong đó bản thân có trình độ Đại học, 1 cô có trình độ cao đẳng, và 1 cô đang theo học lớp đại học, các cô đều nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ.
– 100% trẻ học đúng độ tuổi nên việc cung cấp kiến thức về biển đảo cho trẻ được thuận lợi hơn.
– Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng tạo điều kiện tốt cho cô và trẻ tham gia các hoạt động.
– Bản thân là giáo viên trẻ, có 12 năm kinh nghiệm trong nghề. Luôn nhiệt tình, năng động trong công việc, luôn tự học tập và nâng cao kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, bảo vệ môi trường, giữ gìn biển đảo quê hương.
- Khó khăn.
– Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ hai ngành giáo dục đưa nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo vào chương trình dạy trẻ nên bản thân tôi còn chưa có nhiều kinh nghiệm để dạy trẻ.
– Tài liệu về biển đảo cho giáo viên tham khảo chưa phong phú còn hạn chế.
– 90% phụ huynh làm nông nghiệp nên có ít thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ. Sự phối kết hợp với giáo viên để cùng giáo dục trẻ còn chưa chặt chẽ, nhất là kiến thức về nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ còn hạn chế.
Từ một số thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Khảo sát, đánh giá kiến thức của trẻ về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo:
Để nắm bắt được kiến thức của trẻ về biển đảo: trẻ hiểu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo như thế nào? Vị trí địa lý? Biển đảo có những ích lợi gì? Cung cấp những tài nguyên gì cho con người? Vì sao phải bảo vệ biển đảo? Các con phải làm gì để bảo vệ biển đảo?
Cảnh biển Hạ Long
Sau khi trẻ quan sát xong, tôi đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ:
+ Đây là bãi biển nào? Vì sao con biết?
+ Bãi biển này thuộc tỉnh nào?
+ Con biết gì về bãi biển này?
+ Vùng biển này cung cấp những tài nguyên gì?
+ Ngoài bãi biển này con còn biết bãi biển nổi tiếng nào của Việt Nam?
+ Con đã được bố mẹ cho đi tắm biển ở đây chưa?
+ Khi được bố mẹ cho đi tham quan, tắm biển, con sẽ làm gì?
+ Muốn giữ gìn cho biển sạch đẹp, nước biển không bị ô nhiễm, con phải làm gì?
Hoặc tôi đã cho trẻ xem tranh:
Tranh về Quần đảo Trường Sa
Và hỏi trẻ:
+ Đây là đảo gì?
+ Tại sao lại gọi là đảo?
+ Đảo này có đặc điểm gì nổi bật?
+ Các chú bộ đội hải quân đang làm gì?
+ Vì sao các chú phải đứng canh gác đảo?
+ Vì sao phải bảo vệ môi trường nơi đây?
+ Sau này lớn lên con có thích làm chú bộ đội hải quân đứng canh giữ biển đảo không? Vì sao?
+ Nếu Quần đảo Hoàng Sa, (hay Trường Sa) bị các nước đến xâm chiếm thì con sẽ làm gì?…
Sau khi nghe câu trả lời của trẻ, tôi đã nắm bắt được kiến thức của trẻ về biển đảo theo bảng khảo sát đầu năm như sau:
Nguốn: giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoducbienhaidao
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
ĐẶT VẤN ĐỀ
(Giáo án mầm non)Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng. Theo Th.s Nguyễn Thị Hồng Thúy (khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết: Số lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến bệnh viện khám tăng dần theo hàng năm. Cụ thể, nếu năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày có 10-20 trẻ tới khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó, khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho trẻ đến khám sớm từ dưới 16 tháng.
Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong ba lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Hành vi và sở thích bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm thể khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khỏe (rối loạn ngủ, tiêu hóa, động kinh…). Chính những điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ. Vì vậy,việc giáo dục trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi.
Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng bài viết trong các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, trường mầm non A Tứ Hiệp đều đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học và hòa nhập. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường mầm non A đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ – trong đó có trẻ tự kỷ, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ khuyết tật.
Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng với tôi đây là một vấn đề rất mới mẻ, hết sức khó khăn. Với bảy năm trong nghề, đây là năm đầu tiên lớp tôi có một trẻ mắc bệnh tự kỷ. Bên cạnh khó khăn đó của bản thân thì trong thời gian đầu, phụ huynh trẻ mắc bệnh tự kỷ còn không chấp nhận sự thật về căn bệnh của con mình, không phối hợp với cô giáo để tìm ra những phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Là một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ tự kỷ học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các cháu bình thường để phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõ rệt, các cháu khác trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt hơn. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Kinh nghiệm giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo bé C3 – Trường mầm non”
– Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức, tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng của trẻ tự kỷ khi học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường
– Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ lớp mẫu giáo bé học hòa nhập
– Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A, năm học 2013-2014
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. (Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc).
Trẻ tự kỷ thường quá say mê một vật gì đó, lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay. Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn.
Trẻ tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hình thức bề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tình trạng này có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ giáo viên thường xuyên chú ý đến trẻ.
Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Khi giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp “không lời” bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ.
Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời, ít biểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến. Không thích hoạt động theo nhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Nếu trẻ phát triển lời nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Trẻ không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng.
Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, la hét, đánh lại người khác. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường.
Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng trẻ không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ.
Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi phù hợp.
Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non:
– Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học với các vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô.
– Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh qua các chủ đề.
– Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói từ, câu ngắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được.
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…).
– Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan đến xúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Mô tả thực trạng:
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ hiệp – Thanh Trì – Hà Nội, có ba điểm trường nằm ở hai thôn Cương Ngô và thôn Văn Điển, là một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố. Năm học 2012 – 2013, trường được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
– Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi C3 tại khu Cương Ngô 2. Lớp có 03 cô giáo, bản thân tôi đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Mầm non, 02 cô trình độ Trung cấp Sư phạm Mầm non. Trong đó có 01 cô giáo đang theo học lớp Đại học Sư phạm Mầm non.
– Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A xã Tứ Hiệp có tổng số 35 cháu, trong đó có 16 cháu gái và 19 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Nguyễn Minh Nhật.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- 2. Điều kiện thuận lợi :
– Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
– Hầu hết phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán… Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc – giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp .
– Đối với trẻ tự kỷ:
+ Thể chất: Sức khỏe phát triển bình thường thể hiện là trẻ khỏe mạnh và ăn uống đủ dinh dưỡng.
+ Kỹ năng vận động thô: Trẻ đi đứng, chạy nhảy, trèo lên cầu thang, bước chân luân phiên nhịp nhàng…
+ Kỹ năng nhận thức: Có khả năng phối hợp tay, mắt, biết cầm bút vẽ, tô màu…
- 3. Điều kiện khó khăn:
– Bản thân tôi tuổi nghề còn ít và không được theo học chuyên ngành Giáo dục đặc biệt nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
– Phụ huynh cháu Nguyễn Minh Nhật còn hạn chế về những kiến thức, kỹ năng cuộc sống – giáo dục trẻ tự kỷ, nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà còn gặp nhiều khó khăn.
– Đối với trẻ tự kỷ:
+ Khó khăn khi tham gia với các trẻ khác
+ Cười không đúng lúc, đúng cách.
+ Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, chạy lung tung…
+ Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống.
+ Không phản ứng với lời nói của người khác
+ Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi không được đáp ứng nhu cầu.
+ Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ.
Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:
III/ CÁC BIỆN PHÁP
- Biện Pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá trẻ. Từ đó, giáo viên sẽ xây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập.
* Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2013, tôi và các giáo viên cùng lớp đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó, giáo viên đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của trẻ tự kỷ, kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ (Phụ lục 1 kèm theo)
* Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá cháu Nguyễn Minh Nhật (trẻ tự kỷ):
Nguồn: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/tretukyhoanhap
Giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng hiệu quả
Giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng hiệu quả
ĐẶT VẤN ĐỀ
(sáng kiến kinh nghiệm mầm non) Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng ngày.
Chúng ta đang sống trong thời đại dùng rất nhiều điện. Điện được dùng trong cuộc sống hàng ngày: Lò điện, quạt máy, bàn ủi, tủ lạnh, đài, ti vi…Điện được dùng trong các nhà máy để chế tạo biết bao vật dụng cần thiết, từ vật nhỏ như cái đinh đến vật lớn như con tàu xuyên đại dương. Chúng ta thử tưởng tượng nếu ngày hôm nay không có điện, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết giữ gìn, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, nguồn năng lượng của chúng ta đang dần bị cạn kiệt, gây nên mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, cuộc sống của con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên cạn kiệt năng lượng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, có tác dụng bảo vệ môi trường: Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Một trong những nguồn gây ô nhiễm là khói, bụi bẩn, chất thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông. Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với khói bụi của các ống xả từ xe máy, ô tô, bụi đường, khói than, củi…Vì vậy hiểu biết về năng lượng và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.
Thực tế trong thời gian gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Thanh Trì cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các cuốn tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…Đối với trường mầm non A Tứ Hiệp, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục hàng ngày.
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ B1- lớp tôi phụ trách, các cháu đã có những nhận thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như các cháu đã biết tắt nước khi không sử dụng, khi bật điều hòa phải đóng cửa…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu vẫn chưa có như: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả làm giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, góp phần giữ gìn nguồn năng lượng đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các bạn đồng nghiệp của tôi còn e ngại về nội dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng mới chỉ đại khái, qua loa chưa mang lại hiệu quả cao.
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Do đó, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”.
– Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A, năm học 2013 – 2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Năng lượng bao gồm năng lượng tự nhiên và năng lượng nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến những hậu quả như thiên tai lũ lụt do chặt phá rừng, động đất do hút cạn kiệt dầu, khí trong lòng đất.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Sử dụng năng lượng tiết kiệ
m, hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình mà còn tiết kiệm cho quốc gia. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người và được đưa vào giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non.
Giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của cạn kiệt năng lượng đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ…
Nội dung giáo dục trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non:
– Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
– Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo…
– Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian quá dài, luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt máy tính khi không sử dụng…
– Hình thành hành vi luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn.
– Hình thành hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước, bảo vệ nguồn nước, cây xanh.
Các nội dung trên có thể tiến hành giáo dục trẻ trong các hoạt động học và trong các hoạt động hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi, trong những tình huống, thời điểm thích hợp.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Mô tả thực trạng:
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn thôn Cương Ngô xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Trường được tách ra từ trường mầm non Tứ Hiệp và hoạt động độc lập từ tháng 9/2008. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 2/2009, 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Năm 2012, trường được nhận bằng khen của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Năm 2013, trường được nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ. Khung cảnh sư phạm của trường luôn xanh – sạch – đẹp, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
– Năm học 2013 – 2014 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non A xã Tứ Hiệp phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 (4 – 5 tuổi) tại khu Cương Ngô 1. Lớp có 4 cô giáo, bản thân tôi đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non, 2 cô giáo cùng lớp đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, 1 cô có trình độ trung cấp.
– Lớp mẫu giáo nhỡ B1 có tổng số 65 cháu, trong đó có 27 cháu gái và 38 cháu trai.
– Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của trường, lớp.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Điều kiện thuận lợi :
– Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– 100% trẻ đúng độ tuổi 4 – 5 tuổi, 45/65 = 69.2% trẻ đã học qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé nên nhiều trẻ cũng đã có thói quen, hành vi về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp.
2.3. Điều kiện khó khăn:
– Sĩ số trẻ của lớp rất đông (65 cháu) nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều bé trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều.
– Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư tương đối đầy đủ. Tuy nhiên nhiều loại đồ dùng, đồ chơi ngoài trời mầm non đã cũ trẻ học nhiều nên nhàm chán, một số đồ dùng phục vụ hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn thiếu.
– Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
– Mặt khác, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, các tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ.
Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả
- CÁC BIỆN PHÁP:
3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Từ đó, giáo viên sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém.
* Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2014, tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non.
Sau đây tôi xin minh hoạ bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lớp mình: Xem trong tập tin dính kềm
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giuptretietkiemdien
Giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu
Giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu
Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp mẫu giáo lớp phòng ngừa ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu
ĐẶT VẤN ĐỀ
(giáo án điện tử mầm non) Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự sống (động vật, thực vật, đa dạng sinh học, cảnh quan, môi trường sống…..). Biến đổi khí hậu diễn ra trong một thời gian dài và là một thực tế không thể xóa bỏ nó. Vì vậy hiểu biết về biến đổi khí hậu, từ đó con người có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.
Ngày nay giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của những biến đổi khí hậu đã trở thành một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên – giáo dục mầm non. Thực tế trong thời gian gần đây Bộ giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các quyển tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.Và đặc biệt trong kế hoạch nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Trường mầm non A Tứ Hiệp đều xác định việc giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu là một trong những nhiệm vụ giáo dục của người giáo viên. Đối với trường mầm non A Tứ Hiệp, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ hàng ngày.
Tuy nhiên, trẻ lớp tôi phụ trách. Mặc dù các cháu đã có những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng nóng, sét, lốc, mưa đá…); các cháu biết thực hiện một số hành vi tốt như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nước…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu chưa có như: hiểu biết về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu; ảnh hưởng và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với con người và môi trường; cách phòng ngừa, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng nghép trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên các bạn đồng nghiệp của tôi còn e ngại về nội dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng mới chỉ đại khái qua loa chưa mang lại hiệu quả cao.
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống và có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non A phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu ”.
– Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
– Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo lớn cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
– Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non A xã Tứ Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội, năm học 2013-2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là lũ và bão. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nước ta nằm trong nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nước biển dâng và các tác động khác làm cho thiên tai ngày càng gia tăng. Trong các đối tượng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu thì trẻ em là người chịu hậu quả nặng nề nhất, vì chúng còn non nớt về thể lực, nhận thức và khả năng thích ứng. Sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng do không được đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, vui chơi, học hành.Vì vậy có thể nói biến đổi khí hậu sẽ tác động bất lợi tới việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em bao gồm cả quyền sinh tồn, quyền phát triển, quyền bảo vệ, quyền tham gia. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nói chung và thực hiện quyền trẻ em nói riêng vẫn là một bài toán khó đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nếu không giải quyết tốt vấn đề này, biến đổi khí hậu có thể phá hủy thành quả của hàng chục năm về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của đất nước ta.Trước nguy cơ do biến đổi khí hậu gây ra, khả năng thích ứng tốt nhất và cũng là giải pháp hàng đầu là cần nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng xã hội trong việc bảo vệ môi trường, từ người lớn đến trẻ em phải ý thức được nguy cơ và tác động cũng như nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu, từ đó có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên, năng lượng.
Giáo dục trẻ mầm non về biến đổi khí hậu là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ…
Nội dung giáo dục trẻ về phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong nhà trường mầm non:
– Giáo dục trẻ nhận biết các hiện tượng thời tiết, về nguy cơ của mưa bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sạt lở đất, lốc, sét, chớp, nắng nóng,….
– Giáo dục trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm: Nhận biết kí hiệu nơi nguy hiểm, không tự mình đến gần nơi chứa nước, kể cả xô nước, chậu nước, giếng nước, ao, hồ, ổ cắm điện và những thiết bị điện; không nghịch lửa, bao diêm, bật lửa; biết gọi người lớn khi gặp nguy hiểm, biết tự bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình khi không có được sự giúp đỡ của người lớn như: chạy nhanh tìm nơi trú ẩn an toàn, tìm các vật dụng có thể che chắn cho cơ thể.
– Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn khi có thảm họa thiên tai
– Hình thành ở trẻ kĩ năng tự bảo vệ mình: Bình tĩnh, không hoảng loạn; không được tự ý ra khỏi nhà hoặc ra khỏi nơi sơ tán; biết tìm nơi trú ẩn an toàn: không trú mưa dưới cây to, hoặc trong lều quán trơ trọi; mặc ấm khi trời giá lạnh. Khi thấy dấu hiệu mưa đá thì tìm cách che đầu và thân thể. Phòng tránh lũ quét (không đi học, đi chơi một mình gần sông suối, khe núi…..), mặc áo phao khi đi trên thuyền, tập bơi,..khi khát nước:uống nước đun sôi
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn VS cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…).
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện nước, bảo vệ nguồn nước, cây xanh.
Các nội dung trên có thể tiến hành giáo dục trẻ trong các hoạt động học và trong các hoạt động hàng ngày, mọi lúc mọi nơi, trong những tình huống, thời điểm thích hợp.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Mô tả thực trạng:
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn thôn Cương Ngô xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Là ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 3 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rãi, sạch sẽ. Trường được xây 2 tầng, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, các trang thiết bị thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ khi xảy ra thảm hoạ, thiên tai, đồ dùng chăm sóc bảo vệ môi trường của lớp, của trường cũng được đầu tư tương đối đầy đủ.
– Năm học 2012-2013 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non A xã Tứ Hiệp phân công phụ trách lớp mẫu giáo lớn A1 ( 5-6 tuổi) tại khu Cương Ngô 1. Lớp có 4 cô giáo, bản thân tôi đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, 3 cô giáo cùng lớp cũng đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non.
– Lớp mẫu giáo lớn A1 trường mầm non A xã Tứ Hiệp có tổng số 68 cháu, trong đó có 32 cháu gái và 36 cháu trai.
– Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Điều kiện thuận lợi :
– Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– 100% trẻ đúng độ tuổi 5-6 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ nên rất có ý thức và nề nếp học tập, vui chơi, vệ sinh.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị mầm non tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động bảo vệ môi trường.
– Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp.
2.3. Điều kiện khó khăn:
– Sĩ số trẻ của lớp rất đông 68 cháu nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều trẻ trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Tuy các cháu đã có những nhận thức cơ bản về các hiện tượng của thời tiết (bão, mưa dông, nắng nóng, sét, lốc, mưa đá…); các cháu biết thực hiện một số hành vi tốt như: chăm sóc cây, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm nước…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu chưa có như: hiểu biết về một số dấu hiệu cơ bản của biến đổi khí hậu; ảnh hưởng và hậu quả của biến đổi khí hậu đối với con người và môi trường; những kỹ năng, hành vi phòng ngừa, ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu.
– Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ tuy nhiên nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện về môi trường để chăm sóc và giáo dục trẻ.
– Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
– Mặt khác, nội dung giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ.
Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả
- CÁC BIỆN PHÁP:
3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu ban đầu của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ và cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9) giáo viên phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Từ đó giáo viên sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém.
* Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2012 tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về một số dấu hiệu ban đầu về ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu đến môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ và cách phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về ảnh hưởng, hậu quả của biến đổi khí hậu cũng như các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non.
Sau đây tôi xin minh hoạ bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lớp mình:
Xem thêm: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/biendoikhihau
Giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ lớp nhà trẻ
Giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ lớp nhà trẻ
MỞ ĐẦU
(giáo án mầm non) Ngôn ngữ là phương tiện là sản phẩm độc quyền của con người, nó gắn bó mật thiết với lịch sử loài người. Nó chỉ được hình thành, tồn tại và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con người. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (V.L. Lênin). Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể hiểu được nhau, cùng nhau hành động vì những mục đích chung: Lao động, đấu tranh và phát triển xã hội.
Không có ngôn ngữ không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn tại được, nhất là đứa trẻ, một sinh thể yếu ớt rất cần đến sự chăm sóc, bảo vệ của người lớn. Ngôn ngữ làm cho đứa trẻ trở thành một thành viên của xã hội loài người. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện vọng của mình từ khi còn rất nhỏ để người lớn có thể chăm sóc, điều khiển, giáo dục trẻ. Trường học mầm non, là trường học đầu tiên đới với trẻ, ở đây có điều kiện, có cơ hội lớn hơn để giáo dục ngôn ngữ cho trẻ hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh; là phương tiện phát triển tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ; là công cụ giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng và trở thành thành viên của cộng đồng. Như vậy, ngôn ngữ có vai trò rất lớn, là phương tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để giao lưu với những người xung quanh, để tư duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, giúp hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Có thể khẳng định rằng: Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất, cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và được quan tâm nhất.
Thực tế trong xã hội hiện nay, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ bé. Họ đã nghiên cứu sách báo, tài liệu trên mạng internet…để nuôi dạy con một cách khoa học. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ phụ huynh bị cuốn theo công việc. Mọi sinh hoạt của trẻ đều giao hết cho người giúp việc. Nhiều trẻ lớn lên trong không gian giao tiếp chật trội. Sinh hoạt hằng ngày chủ yếu là ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, chơi một mình và xem ti vi. Đó là một trong những yếu tố dẫn đến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ nói chung và trẻ 24- 36 tháng nói riêng từ lâu đã được Bộ giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu trường Mầm Non A rất quan tâm. Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình Giáo Dục Mầm Non, trong đó đề ra những mục tiêu, nội dung giáo dục rất cụ thể, hướng dẫn giáo dục thực hiện rất rõ ràng. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức tập huấn, kiến tập các chuyên đề, tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên môn trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên để áp dụng thực tế vào chính trẻ chậm phát triển ngôn ngữ ở lớp tôi thì còn rất khó khăn. Là một giáo viên trẻ, có nhiệt huyết với nghề, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở làm thế nào để phát triển tốt ngôn ngữ cho các cháu chậm phát triển ngôn ngữ ở lớp mình? Sau thời gian nghiên cứu, áp dụng một loạt các biện pháp, các cháu chậm phát triển ngôn ngữ đã tiến bộ rõ rệt. Vì vậy, tôi xin mạnh dạn trao đổi với chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập tại lớp nhà trẻ D2 Trường mầm non A”.
* Mục đích nghiên cứu:
– Đánh giá thực trạng việc giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập tại lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng D2, Trường mầm non A.
– Tìm ra hệ thống các biện pháp nhằm ứng dụng có hiệu quả công tác giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập tại lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng, D2 trường Mầm non A.
* Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ 24 – 36 tháng chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập.
* Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 24 – 36 tháng tuổi, lớp nhà trẻ D2, trường Mầm non A, năm học 2013 – 2014.
NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ 24- 36 tháng. Ngôn ngữ là phương tiện hình thành và phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Đối với trẻ 24- 36 tháng, sử dụng ngôn ngữ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và nhận thức về môi trường xung quanh. Thông qua các từ ngữ và các câu nói của người lớn; trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng trong môi trường xung quanh; trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng của các sự vật cùng với các từ tương ứng với nó. Từ và hình ảnh trực quan của các sự vật cùng đi vào nhận thức của trẻ. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày giúp trẻ hình thành, phát triển phong phú các biểu tượng về thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy: Đối với trẻ 24 – 36 tháng trẻ sử dụng ngôn ngữ không chỉ tìm hiểu những hiện tượng, sự vật gần gũi xung quanh, mà còn có thể tìm hiểu những sự vật khộng xuất hiện trực tiếp trước mắt trẻ, những sự việc xảy ra trong quá khứ và tương lai. Trẻ hiểu được những lời giải thích, gợi ý của người lớn, biết so sánh, khái quát và dần dần hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng, hình thành những khái niệm sơ đẳng. Sự hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh ngày càng rộng lớn hơn. Nhận thức của trẻ được rõ ràng, chính xác và trí tuệ của trẻ không ngừng phát triển.
Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoạt động vui chơi và nhận thức thế giới xung quanh: Đối với trẻ 24- 36 tháng, trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao lưu tình cảm trong lúc chơi đồ chơi trong lớp mầm non, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để trẻ biểu hiện nhận thức của mình. Nhờ có ngôn ngữ trẻ đã nhận thức được về môi trường xung quanh và tiến hành hoạt động với nó, đồng thời trẻ cũng sử dụng ngôn ngữ để kể lại, miêu tả lại sự vật, hiện tượng và những hiểu biết của trẻ để trao đổi với mọi người.
Ngôn ngữ là phương tiện để giao lưu cảm xúc và phát triển tình cảm: Đối với trẻ 24 – 36 tháng trẻ sử dụng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Bằng những câu hát ru, những lời nói nựng, những câu nói âu yếm đã đem đến cho trẻ những cảm giác bình yên, sự vui mừng hớn hở. Những tiếng ầu ơ mẹ nói chuyện với trẻ là sự giao lưu cảm xúc và ngôn ngữ đầu tiên. Những cuộc nói chuyện đặc biệt này sẽ làm cho trẻ luôn vui vẻ và có những tình cảm thân thương với những người xung quanh. Dần dần hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực. Khi giao tiếp với người lớn, trẻ tiếp nhận được những sắc thái tình cảm khác nhau. Qua nét mặt, giọng nói, ngữ điệu, ngữ nghĩa chứa đựng trong các từ, các câu nói, dần dần trẻ cũng biết thể hiện những cảm xúc khác nhau của mình. Đồng thời thông qua ngôn ngữ trẻ nhận thức được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống xung quanh như những bông hoa, những hàng cây, những cảnh đẹp của làng quê với những từ ngữ thể hiện nó…
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là trẻ không bắt chước được hành động hay lời nói, không thể kết nối hai từ gần nhau có nghĩa. Không hiểu chức năng của những vật dụng đơn giản, không kể được ba bộ phận đơn giản trên người. Không hiểu ngôn ngữ bằng những bạn cùng tuổi khác, không đặt được câu hỏi, không biết hoặc không làm theo những chỉ dẫn đơn giản, không kể tên được những sự vật thông thường, không nói được những từ ngắn. Việc trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ gây lên nhiều ảnh hường: Trẻ kém tự tin trong giao tiếp, khó biết cách bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc của mình có thể dẫn đễn những bực tức về tâm lý và có thể gây nên những thất bại trong trường học.
Ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ, vì một lý do nào đó mà trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thì quả là rất thiệt thòi cho trẻ. Vậy nên việc phát triển ngôn ngữ cho các cháu chậm phát triển ngôn ngữ là một việc làm vô cùng quan trọng, cần thiết và được tiến hành càng sớm càng tốt.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Mô tả thực trạng
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp là một ngôi trường có bề dày thành tích về mọi mặt trong nhiều năm qua. Trường đã đạt Trường chuẩn quốc gia mức độ I, 4 năm liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc” cấp Thành phố, năm 2013 được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ. Với quy mô toàn trường có 3 khu: Văn Điển, Cương Ngô I, Cương Ngô II. Các khu ở vị trí trung tâm khu dân cư và gần nhau rất thuận lợi cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, thuận tiện cho phụ huynh đưa con đến trường.
– Năm học 2013 – 2014 tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp nhà trẻ D2 (24 – 36 tháng) ở khu Cương Ngô 2, tổng số giáo viên trong lớp là 4 cô/35 cháu. Trong đó có 2 đồng chí đang theo học lớp đại học tại chức mầm non, 1 đồng chí có trình độ đạt chuẩn, 1 đồng chí đạt trình độ trên chuẩn.
Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp những điều kiện thuận lợi và một số khó khăn sau:
- Thuận lợi:
– Trẻ được phân chia học theo đúng độ tuổi.
– Bản thân là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề ham học hỏi trau dồi kiến thức, ®ang theo học líp Đ¹i häc sư phạm giáo dục mầm non hệ t¹i chøc.
– Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức.
– 100% giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
– Lớp học rộng rãi, khô thoáng, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc phát triển ng«n ng÷ của trẻ đầy đủ, hiện đại phong phú về hình ảnh, màu sắc hấp dẫn (tranh ảnh, vật thật).
– Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường.
– Luôn được sự ủng hộ của phụ huynh.
- Khó khăn:
– Trẻ 24 – 36 tháng do tôi phụ trách là độ tuổi còn non nớt, có nhiều trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
– Các cháu bắt đầu đi học còn khóc nhiều, chưa quen với cô và các bạn, chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt, các hoạt động ở lớp. Một số cháu nghỉ học nhiều do sức khỏe kém, hay ốm vặt.
– Do trẻ chậm phát triển ngôn nhữ nên trẻ gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động và hòa nhập với các bạn cùng lứa với mình.
– Đa số phụ huynh buôn bán tự do vì công việc chiếm nhiều thời gian nên nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với trẻ còn hạn chế. Một số phụ huynh do bận rộn công việc kiếm sống nên chưa thực sự quan tâm đến việc dạy dỗ con cái mà giao phó hoàn toàn cho cô giáo ở trường. Một số cháu được gia đình nuông chiều, muốn gì đòi bằng được; một số cháu hay khóc hay hờn hay ăn vạ hoặc cào cấu các bạn khi không đồng ý một điều gì đó.
– Năm nay tôi mới dạy lớp có trẻ chậm phát triển ngôn ngữ nên việc lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
– Giáo viên cùng lớp rất quan tâm đến việc chăm sóc trẻ nhưng chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Xuất phát từ những cơ sở thực trạng và những điều kiện khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã áp dụng thực hiện hệ thống các biện pháp sau để giáo dục trẻ 24- 36 tháng chậm phát triển ngôn ngữ tiến bộ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
- Biện pháp 1: Khảo sát trẻ đầu năm.
Đối với trẻ 24 – 36 tháng việc giáo viên nắm bắt khả năng ngôn ngữ của trẻ ngay từ đầu năm học là vô cùng quan trọng. Qua đó giáo viên hiểu trẻ hơn, từ đó xây dựng kế hoạch và áp dụng những phương pháp phù hợp với trẻ giúp trẻ phát triển tốt ngôn ngữ của mình. Vì vậy việc khảo sát trẻ đầu năm học là vô cùng cần thiết.
Ngay từ đầu năm chúng tôi đã chia số lượng trẻ ra làm 4 nhóm theo 4 cô trong lớp, theo dõi, đánh giá nhóm trẻ của mình. Chúng tôi đã căn cứ vào chỉ số đánh giá phát triển trẻ 24 – 36 tháng tuổi để khảo sát và đánh giá trẻ.
Các chỉ số đánh giá sự phát triển của trẻ 24 tháng tuổi như sau:
Chỉ số 1: Cân nặng bình thường của trẻ trai: 9,7- 15,3kg; trẻ gái: 9,1- 14,8 kg.
Chỉ số 2: Chiều cao bình thường của trẻ trai: 81,7- 93,9cm; trẻ gái: 80,0- 92,9cm.
Chỉ số 3: Biết lăn/ bắt bóng với người khác.
Chỉ số 4: Xếp tháp, lồng hộp; xếp chồng 4- 5 hình khối.
Chỉ số 5: Biết thể hiện một số nhu cầu ăn uống, vệ sinh bằng cử chỉ/ lời nói.
Chỉ số 6: Chỉ/ gọi tên được một số đồ dùng, đồ chơi, con vật, quả quen thuộc.
Chỉ số 7: Chỉ/ lấy được đồ vật có màu đỏ hoặc xanh.
Chỉ số 8: Làm được theo chỉ dẫn một số yêu cầu đơn giản (lấy cốc uống nước, lau miệng, đi đến đây).
Chỉ số 9: Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Con gì đây?”,…”Ở đâu? Thế nào?
Chỉ số 10: Nói được câu đơn 2-3 tiếng: đi chơi; mẹ bế; mẹ bế bé;…
Chỉ số 11: Nhận ra bản thân trong gương trong ảnh.
Chỉ số 12: Thích nghe hát, vận động theo nhạc (giậm chân, lắc lư…).
Nguồn: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/phattrienngonngu
Xây dựng vườn rau, quả tại trường mầm non
Xây dựng vườn rau, quả tại trường mầm non
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
(sang kien kinh nghiem mam non) Trường mầm non – cái nôi đầu đời của trẻ! Trẻ đến trường được chăm sóc giáo dục để phát triển một cách toàn diện. Nhiệm vụ và mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ, nhiệm vụ chăm sóc trẻ được đưa lên hàng đầu. Để chăm sóc trẻ khỏe mạnh nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối thì dinh dưỡng cần cho trẻ không phải chỉ đủ về số lượng và chất lượng mà còn rất cần sự an toàn trong khâu lựa chọn, chế biến thực phẩm sạch và an toàn. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của toàn xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn. Chính vì vậy, trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt từ gia đình và toàn xã hội, tuy vậy vẫn có những ông bố, bà mẹ phàn nàn: “Tôi cho con ăn đủ mọi thứ của ngon vật lạ mà trẻ vẫn gầy yếu và biếng ăn” vậy vấn đề đặt ra là gì? Phải chăng chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa hợp lý, chưa khoa học? Thực phẩm dùng cho trẻ hàng ngày như thế nào là sạch và an toàn? Có lẽ đó chính là câu hỏi của nhiều phụ huynh và nhiều bậc làm cha mẹ quan tâm. Trường mầm non là nơi khởi đầu cho sự nghiệp trồng người, đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Để giải quyết những khúc mắc trên tôi đã tìm ra cơ sở thực tiễn về vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
- Cơ sở thực tiễn
“Trẻ em như búp trên cành” những “búp trên cành” ấy còn rất non nớt trước những tác nhân không tốt bên ngoài môi trường như: Ô nhiễm khói bụi, hóa chất độc hại trong không khí, trong nguồn nước và trong thực phẩm. Nguồn thực phẩm sạch, an toàn là vô cùng cần thiết cho trẻ được nhà trường chúng tôi đưa lên hàng đầu. Trên thực tế thị trường rau, củ, quả hiện nay không đảm bảo an toàn vì có quá nhiều dư lượng thuốc bảo quản và hóa chất độc hại dùng trong bảo quản thực phẩm và kích thích tăng trưởng.
Đứng trước tình hình đó được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì, trường mầm non B xã Đông Mỹ vẫn luôn làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt là công tác chăm sóc nuôi dưỡng tạo nguồn thực phẩm sạch cho trẻ tại trường. Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và của nhà trường tôi đã suy nghĩ “Mình có đất, có nhân công tại sao không cải tạo đất để trồng rau sạch, cây ăn quả sạch phục vụ cho cô và trẻ trong trường?”. Qua 4 năm chỉ đạo công tác cải tạo đất làm vườn trường tôi đã đạt được những thành công đáng khích lệ và cá nhân tôi đã tích lũy được. “Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng vườn trường nhằm cung cấp rau quả sạch, an toàn. Hỗ trợ giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non” tôi chia xẻ để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
- Đặc điểm tình hình nhà trường
– Trường mầm non B xã Đông Mỹ nằm ở phía Nam huyện Thanh Trì (Giáp huyện Thường Tín)
– Tổng số dân > 7000 dân.
– 40 % số dân toàn xã sống bằng nghề nông nghiệp. Tiền ăn do cha mẹ trẻ đóng góp thấp: 17.000đồng/ngày/trẻ (Kể cả chất đốt)
– Tổng số trẻ từ 0 đến 6 tuổi trên địa bàn trường quản lý: 344 cháu:
+ Số trẻ mẫu giáo: 208 cháu.
+ Số trẻ nhà trẻ: 136 cháu.
+ Trẻ khuyết tật trong độ tuổi nhà trẻ mẫu giáo 05 cháu đã ra lớp 05 cháu đạt 100%.
Tổng số |
Cán bộ quản lý | Giáo viên | Nhân viên | |||||||
Số lượng
|
Trình độ | Số lượng | Trình độ | Số lượng | Trình độ | |||||
Chuẩn | Trên chuẩn | Chuẩn | Trên chuẩn | Chuẩn | Trên chuẩn | Khác | ||||
31 | 02 | 01 | 01 | 20 | 15 | 5 | 09 | 06 | 01 | 02 |
* Đội ngũ: Tổng số toàn trường có 31 cán bộ – giáo viên – nhân viên. 6 lớp mẫu giáo và 01 nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
- Những thuận lợi và khó khăn:
1.1. Thuận lợi:
– Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ Huyện đến địa phương. Năm 2010 trường được công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Năm học 2010 – 2011 trường được Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội chọn làm điểm về công tác chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới. Năm học 2012 – 2013 Trường được Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội tặng giấy khen có thành tích Xuất sắc trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
– Diện tích sân vườn rộng, trường có tổng diện tích 6021m2. Trong đó diện tích sân vườn: 4200m2.
– Trường được sự ủng hộ của phụ huynh trong xã.
– Trường có đủ đội ngũ cán bộ quản lý. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Số cô đủ định biên so với trẻ theo Nghị định 71 và Điều lệ trường mầm non.
1.2. Khó khăn.
– Đất vườn trường đổ là san nền, bạc màu, vườn trường chưa được quy hoạch.
– Đời sống của số đông giáo viên chưa được hưởng biên chế, tăng lương theo định kỳ nên đời sống của giáo viên còn khó khăn (Nhất là cô nuôi và bảo vệ.)
– Đa số giáo viên trẻ, không biết cách làm vườn, trồng rau.
Từ những khó khăn thuận lợi trên qua nhiều ngày trăn trở tôi đã tìm ra các giải pháp sau:
- Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng vườn trường nhằm cung cấp rau quả sạch, an toàn. Hỗ trợ giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong trường Mầm non”
2.1. Lập kế hoạch:
Hàng ngày đến trường nhìn vườn trường rộng, ngổn ngang phế liệu, đất san nền, sân bê tông nóng rát tôi đã trăn trở nhiều ngày và quyết định đưa ý định cải tạo đất vườn trồng cây ăn quả và rau sạch ra bàn trong hội nghị Cán bộ – giáo viên – nhân viên đầu năm học.
Vấn đề được đặt ra có nhiều tranh luận, đa số giáo viên trẻ không quen với công việc làm vườn nên ngại không thành công. Tôi đã thuyết phục chị em cán bộ – giáo viên – nhân viên bằng cách tự đứng ra làm và chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhà trường về công tác phân công, tổ chức và thực hiện.
2.2. Cải tạo đất vườn:
Việc cải tạo đất vườn là công việc khó khăn và nặng nề nhất. Khi chúng tôi chuyển về trường, vườn trường là nhũng ụ đất san nền cứng ngắc, bạc màu, thiếu độ tơi xốp. Tôi đã tham mưu với các đồng chí lãnh đạo địa phương xin sự giúp đỡ của đoàn thanh niên xã và liên hệ với trung tâm giáo dục thường xuyên Đông Mỹ xin 96 em giáo sinh về giúp đỡ nhà trường. Ngoài ra còn xin sự trợ giúp công sức của các đức ông chồng cán bộ, giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh, đóng góp công sức lao động vào các buổi chiều và ngày thứ bảy.
Bản thân xuất phát từ nhà nông nên tôi rất am hiểu về chất đất và các loại cây trồng. Tôi đã chỉ đạo và cùng các thành viên trong nhà trường cuốc đất, làm luống, mua vỏ trấu, lân vi sinh, tro bếp trộn vào đất sau đó phân khu vực trồng rau củ, quả theo đặc điểm trường và chất đất sao cho phù hợp với từng loại cây theo mùa.
2.3. Phân lô trồng cây:
Sau khi cải tạo đất vườn tôi tiến hành phân lô trồng cây theo từng loại. Khu vườn phía trước cổng trường chúng tôi trồng các loại cây thuốc Nam như Hẹ, Tía Tô, Ngải Cứu, Bạc Hà, Rải Quạt… Khu vườn dọc hai bên trường chúng tôi trồng các loại cây rau ngắn ngày theo mùa vụ như: Rau Cải, rau Muống, rau Rền, rau Ngót, rau Đay, Mồng Tơi, Su Hào, Cải Bắp…. Khu vườn góc bên phải chúng tôi tận dụng các cây gỗ, dây thép làm giàn trồng các loại: Mướp, Su Su, Bầu, Bí, Gấc… Khu vườn phía sau chúng tôi trồng các loại cây ăn quả như: Đu Đủ, Xoài, Nhãn, Hồng Xiêm, Na, Mít…
Khu đất trũng hơn chúng tôi trồng khoai lang, sau 2 lần thất bại khoai củ rất lớn nhưng chất lượng không đảm bảo, khoai bị hà vì ngập nước. Tôi đã chỉ đạo chị em trồng chuối Tây và chuối Tiêu đến nay chuối đã có buồng.
Để tận dụng các khoảng trống dưới gốc cây ăn quả. Chúng tôi đã trồng củ Xả vừa tránh Muỗi, Rắn vừa đỡ cỏ lại tăng thu nhập.
Nhà trường gắn biển phân rõ vườn rau cho các tổ văn phòng, tổ bếp, các lớp để cô và trò cùng chăm sóc cây và học bộ môn khám phá ngay trên khu vườn của lớp mình phụ trách.
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/hotrosuydinhduong
Phong trào quần chúng ở trường mầm non
Phong trào quần chúng ở trường mầm non
Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn để tổ chức thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng ở trường mầm non
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiện mầm non Đảng ta đã xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Nghị quyết trung ương khóa VIII đã nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Vì thế công tác thi đua là một trong những động lực thúc đẩy để thực hiện tốt các phong trào, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở nhà trường, cùng với các hoạt động khác là công việc không thể thiếu nhằm quyết định đến từng nội dung công việc đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng phát biểu trong hội nghị thi đua yêu nước trong toàn quốc là:
“Thi đua là yêu nước – Yêu nước thì phải thi đua”
Vậy hoạt động thi đua trong nhà trường là góp phần thể hiện tư tưởng, ý chí phấn đấu của tập thể và của các cá nhân, cũng như khắc phục dần những tư tưởng tiêu cực, chậm tiến đồng thời còn là điều kiện lý tưởng để phát huy tài năng hoạt động sư phạm của giáo viên.
Vai trò Công đoàn trong công tác thi đua là hết sức quan trọng vì ngoài việc là người đại diện chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Còn là tiếng nói tập thể để tuyên truyền vận động và giáo dục cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB – GV – NV), đoàn viên tham gia quản lý và thực hiện tốt kế hoạch thi đua của nhà trường trong năm học.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của nhà trường. Với trách nhiệm hết sức nặng nề nên yêu cầu của công việc là đòi hỏi phải hết sức năng động, linh hoạt, sáng tạo trong mọi tình huống và nếu yếu kém về năng lực, trình độ, chuyên môn hay sức khỏe thì rất khó thành công trong công việc đưa ra, cụ thể hơn nữa là trong thi đua. Bản thân người hiệu trưởng phải biết xây dựng bầu không khí lành mạnh trong hội đồng sư phạm, đồng thời phải biết kết nối các bộ phận, các lực lượng trong và ngoài nhà trường để đem lại hiệu quả thi đua và các phong trào quần chúng ngày càng có chất lượng cao hơn.
Thực tế công tác thi đua trong những năm mới tách trường (năm học 2008 – 2009) đội ngũ giáo viên nhân viên còn bè phái, mất đoàn kết nội bộ, có một số giáo viên tiêu cực, bất mãn, bầu không khí sư phạm nặng nề căng thẳng do tồn tại của trường cũ khi chưa tách trường. Phong trào thi đua bị trầm lắng, giáo viên nhân viên chưa có tinh thần tự giác cao trong việc đăng kí các danh hiệu thi đua.
Qua quá trình công tác trong lĩnh vực quản lý và đã được học qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục mầm non. Với cương vị là Hiệu trưởng tôi nhận thấy rõ được vấn đề trong công tác phối hợp. Đặc biệt là những hạn chế nhất định của tập thể trong những năm trước, cần phải đầu tư để tìm ra giải pháp hợp lý nhất để khắc phục các tồn tại trong công tác thi đua và phong trào quần chúng của nhà trường. Xuất phát từ yêu cầu trên và căn cứ vào yêu cầu thực tế hiện nay của nhà trường nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn để tổ chức thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng ở trường mầm non A”.
* Mục đích của đề tài:
– Đánh giá thực trạng về công tác thi đua và phong trào thi đua quần chúng của trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
– Tìm ra các biện pháp Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn cơ sở để tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học và phong trào thi đua quần chúng ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
* Đối tượng nghiên cứu:
– Công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn cơ sở để tổ chức thi đua thực hiện kế hoạch năm học và phong trào thi đua quần chúng ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
* Phạm vi áp dụng:
– Với nhà trường và Công đoàn trường mầm non A xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì từ năm học 2008 – 2009 đến nay.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Mối quan hệ giữa thủ trưởng với Công đoàn giáo dục tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua.
Tại mục 4 của Thông Tư số 08-TT/LB ngày 19/5/1987 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định sự phối hợp giữa chính quyền và Công đoàn giáo dục các cấp trong ngành Giáo dục đã quy định:
- A) Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục từ Bộ đến các trường học là người quản lý kế hoạch, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, phải có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo các phong trào thi đua của ngành và của đơn vị. Phong trào thi đua “2 tốt”, “3 cải tiến” phải góp phần làm chuyển biến nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu và kế hoạch đào tạo, duy trì và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở thảo luận với Ban chấp hành công đoàn cùng cấp sau khi đã thống nhất ý kiến, thủ trưởng đơn vị quyết định mục tiêu và các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua; tạo điều kiện cần thiết để duy trì, củng cố, phát triển phong trào thi đua, tiến hành sơ kết, tổng kết, kịp thời khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng các đơn vị, cá nhân đạt các tiêu chuẩn danh hiệu thi đua của Nhà nước đã ban hành.
- B) Công đoàn giáo dục có trách nhiệm phối hợp với thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục cùng cấp tổ chức, chỉ đạo phong trào thi đua, động viên giáo dục quần chúng hăng hái đăng ký thi đua phát huy sức lao động sáng tạo của mỗi người để thực hiện các mục tiêu thi đua đã đề ra; tổ chức các hội nghị chuyên đề để trao đổi sang kien kinh nghiem mam non chỉ đạo phong trào thi đua; phổ biến và vận động quần chúng áp dụng các sáng kiến kinh nghiệm có giá trị khoa học và có tính phổ biến; họp mặt biểu dương, cổ vũ kịp thời các cá nhân và đơn vị tiên tiến.
- Phối hợp là cùng hành động hoặc cùng hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt mục đích đề ra:
– Công đoàn là tổ chức quần chúng của người lao động, của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức, là đại diện luôn chăm lo bảo vệ hợp pháp những quyền lợi chính đáng của người lao động nói chung, người cán bộ công chức nói riêng, là người đại diện cho tâm tư nguyện vọng của anh, chị, em.
– Hiệu trưởng và công đoàn có mối quan hệ qua lại cùng một mục đích là xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất. Như vậy trước hết người hiệu trưởng phải thực hiện quan hệ bình đẳng, dân chủ, tôn trọng tính độc lập. Phối hợp với Công đoàn là thế hiện vai trò của Công đoàn trong cơ quan tạo nên thế mạnh của Công đoàn và phát huy được tính chất của một tổ chức chính trị có ý nghĩa trong trường học.
– Kế hoạch nói chung là những công việc được vạch ra một cách có hệ thống, về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định, với mục tiêu, cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành.
Vậy Hiệu trưởng và Công đoàn cùng hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng trong các năm học là một điều tất yếu.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công đoàn:
– Chức năng của công đoàn là một bộ phận của tổ chức chính trị xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ công chức và người lao động khác tham gia quản lý nhà nước. Còn hiện tại Công đoàn ở trường là đại diện cho người lao động (CB – GV – NV) tham gia quản lý trường học. Công đoàn còn quan tâm đến tất cả các vấn đề trong cuộc sống như: đời sống vật chất và tinh thần cũng như tư tưởng, ý chí, nguyện vọng…Công đoàn tham gia giáo dục người lao động để họ giác ngộ về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Công đoàn tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường trên cơ sở mang tính giáo dục thuyết phục là chính. Công đoàn bảo vệ lợi ích của đơn vị, của cán bộ, giáo viên, nhân viên trên cơ sở của Luật và Điều lệ Công đoàn quy định. Bên cạnh đó, Công đoàn luôn chăm lo về nhân cách, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, chuyên môn và phẩm chất của người đoàn viên. Đặc biệt là lợi ích của người lao động có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp Công đoàn kiên trì với chức năng và định hướng việc lựa chọn nội dung và phương pháp hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
– Nhiệm vụ và quyền lợi của Công đoàn: Đại diện CB – GV – NV ký kết quy chế, phối hợp với Hiệu trưởng cùng với Hiệu trưởng đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống và phúc lợi cho CB – GV – NV. Tuyên chuyền vận động CB – GV – NV tham gia quản lý nhà trường và thi đua thực hiện có hiệu quả. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của CB – GV – NV. Kiểm tra giám sát việc thi hành các chế độ chính sách, pháp luật, phát hiện đấu tranh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng gây thiệt hại của công. Tuyên truyền, giáo dục, tổ chức vận động CB – GV – NV thực hiện nghĩa vụ và quyền dân chủ của mình, động viên tích cực chủ động, sáng tạo của đoàn viên trong lao động sư phạm, trong công tác kiện toàn tổ chức và xây dựng cơ sở vững mạnh.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng:
– Điều 16 mục 4 Điều lệ trường mầm non có quy định:
a/ Xây dựng quy hoạch trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trong năm học; báo cáo đánh giá kết quả qua thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền.
b/ Thành lập tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các Hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; căn cứ vào biên bản xác nhận của phòng Giáo dục và Đào tạo để xem xét, quyết định cho phép các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động trở lại.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Mô tả thực trạng:
Trường mầm non A xã Tứ Hiệp đóng trên địa bàn xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội. Xã Tứ Hiệp là một địa bàn dân cư tập trung ở vị trí trung tâm huyện Thanh Trì, có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhân dân chủ yếu sinh sống bằng nghề thương mại dịch vụ. Đời sống nhân dân khá ổn định, cuộc sống vật chất và tinh thần được nâng lên, kết cấu hạ tầng phát triển. Thuận lợi cho sự phát triển về văn hóa xã hội. Phụ huynh học sinh quan tâm tới con em nhiều hơn, cho con em đến trường đầy đủ.
Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở tách từ trường Mầm non xã Tứ Hiệp, đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2009. Toàn trường có 3 điểm trường, số lượng lớp học đến nay là 11 lớp với 462 cháu trong đó 63 cháu nhà trẻ và 399 cháu mẫu giáo.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên là 52 đồng chí trong đó:
STT | Các bộ phận | Tổng số | Trình độ chuyên môn | Trình độ lý luận chính trị | Ghi chú | |
Trên chuẩn | Đạt chuẩn | |||||
1 | Ban giám hiệu | 03 | 03 = 100% | 0 | 03=100% | |
2 | Giáo viên | 34 | 14 = 41,2% | 20 = 58,8% | 0 | |
3 | Nhân viên | 15 | 01 = 6,6% | 10 = 66,6(4 bảo vệ không chuyên môn ) | 0 | |
4 | Tổng cộng | 52 | 18 = 34,6% | 30 = 57,7%(4 bảo vệ không chuyên môn ) | 03 = 9,4% |
Nhìn chung lực lượng CB – GV – NV nhà trường còn trẻ, khỏe nhiệt tình với công tác, có trách nhiệm với công việc.
– Tổ chức Công đoàn nhà trường: Tổng số đoàn viên bằng 51/52 cán bộ công nhân viên bằng 98% toàn trường có 3 tổ công đoàn trên 3 khu. Ban chấp hành Công đoàn 3 đồng chí.
+ 01 đồng chí chủ tịch Công đoàn.
+ 01 đồng chí ủy viên Ban chấp hành Công đoàn phụ trách nữ công.
+ 01 đồng chí ủy viên phụ trách phong trào kiêm thủ quỹ.
+ Uỷ ban kiểm tra : 03 đồng chí.
+ Ban thanh tra nhân dân: 03 đồng chí.
Riêng đồng chí Chủ tịch Công đoàn là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong công tác Công đoàn và công tác quản lý chỉ đạo. Còn lại các đồng chí trong ban chấp hành rất năng nổ trong việc đã giữ vững sinh hoạt, hội họp định kỳ đều đặn. Hoạt động Công đoàn được phát triển mạnh 5 năm liền đạt “ Vững mạnh Xuất sắc”.
– Các tổ chức khác trong nhà trường:
+ Chi bộ Đảng có 22 đồng chí bằng 42,3%, liên tục đạt Chi bộ “Trong sạch vững mạnh” và “Trong sạch vững mạnh Tiêu biểu”.
+ Chi Đoàn thanh niên có 23 đoàn viên liên tục đạt “ Chi đoàn Xuất sắc”.
+ Ban đại diện Cha mẹ học sinh: Hoạt động rất tích cực đặc biệt là chăm lo và hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. Hiện nay các lớp đã được lắp điều hòa đầy đủ ngoài ra còn có hệ thống cây xanh, giàn hoa, chậu cây cảnh tạo cho môi trường cảnh quan sư phạm ngày càng đẹp hơn. Ban đại diện Cha mẹ học sinh luôn sẵn sàng phối kết hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc – nuôi
dưỡng – giáo dục (CS – ND – GD) trẻ.
- Điều kiện thuận lợi :
– Là xã đang trong thời kì đô thị hóa nên đời sống nhân dân được phát triển, trẻ em được quan tâm nhiều hơn.
– 3/3 khu của trường đều ở vị trí trung tâm, các lớp có đủ điều CS – ND – GD trẻ.
– Được Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính Kế hoạch, phòng Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân xã Tứ Hiệp quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ giảng dạy.
– Nhận thức của phụ huynh về giáo dục mầm non cao nên cho trẻ đi học đông năm sau tỉ lệ cao hơn so với năm trước.
– Trường có đội ngũ CB – GV – NV trẻ nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.
– Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn trẻ có năng lực công tác, đoàn kết thống nhất cao trong mọi việc.
- Điều kiện khó khăn:
– Trường có nhiều điểm lẻ nên công tác quản lý và quá trình hoạt động của cán bộ giáo viên và đoàn viên còn gặp nhiều khó khăn.
– Trong những năm đầu mới tách trường (năm học 2008 – 2009) nhà trường còn gặp những khó khăn nhất định như sau:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý và Ban chấp hành Công đoàn còn mới mẻ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.
+ Đội ngũ giáo viên nhân viên còn bè phái, mất đoàn kết nội bộ, có một số giáo viên tiêu cực, bất mãn, bầu không khí sư phạm nặng nề căng thẳng do tồn tại của trường cũ khi chưa tách trường.
+ Phong trào thi đua bị trầm lắng, giáo viên nhân viên chưa có tinh thần tự giác cao trong việc đăng kí các danh hiệu thi đua, hàng năm Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn phải vận động, tuyên truyền mới có giáo viên, nhân viên đăng kí các danh hiệu thi đua.
Xuất phát từ cơ sở thực trạng trên của nhà trường. Tôi đã phối kết hợp với Công đoàn trường thống nhất và tìm ra được hệ thống các biện pháp để thực hiện công tác thi đua và phong trào quần chúng trong các năm qua đạt một số kết quả đáng khích lệ như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP:
- Biện pháp 1: Phối hợp xây dựng kế hoạch.
Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt nó như kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học.
Vì vậy nếu xác định được kế hoạch coi như ta đã thành công một nửa công việc. Căn cứ vào thực trạng của nhà trường tôi và Công đoàn trường đã nhận định được nhiều điểm mạnh và điểm yếu về công tác thi đua và phong trào quần chúng của nhà trường. Tôi cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn đã phối thực hiện một số công việc như sau:
Đầu tháng 8 của năm học Hiệu trưởng chuẩn bị dự thảo kế hoạch năm học thật chi tiết. Sau đó gửi dự thảo về 3 tổ Công đoàn của 3 khu để các đồng chí giáo viên, nhân viên trong các tổ công đoàn đóng góp ý kiến. Tiếp theo mời các đồng chí trong Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn thảo luận thống nhất cơ bản chỉ tiêu và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học. Song song hai bên đã bàn bạc thống nhất chuẩn bị đưa ra các nội dung như: Ý nghĩa, nội dung, yêu cầu của công tác thi đua và phong trào quần chúng trong năm học. Trên cơ sở đầy đủ các văn bản để tiến hành “Hội nghị Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên” của trường. Đặc biệt là nội dung tiêu chí thi đua và các phong trào quần chúng của nhà trường đã được bàn bạc, thảo luận đi đến thống nhất các biện pháp thực hiện có khả thi. Trong đó đã được cụ thể hóa trách nhiệm mỗi bên về thực hiện các nội dung:
– Kế hoạch đăng ký danh hiệu theo năm:
+ Chiến sĩ thi đua: Chỉ tiêu từ 15-20% trong đó Ban Giám hiệu, Ban chấp hành Công Đoàn gương mẫu đăng ký trước.
+ Lao động tiên tiến: Chỉ tiêu từ 70-75%.
+ Sáng kiến kinh nghiệm cấp trường 85%; cấp huyện 17%; cấp thành phố 5%.
+ Danh hiệu trường: “Tập thể lao động xuất sắc”.
– Danh hiệu thi đua ngắn hạn trong năm học: Được cụ thể hóa từng đợt thi đua “Hai tốt” nhằm chào mừng các ngày lễ lớn: 20/11; 3/2; 8/3.
– Các phong trào thi đua quần chúng xuyên suốt trong năm học là các phong trào:
+ Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
+ Hội thao Thể dục Thể thao chào mừng ngày 20/11.
+ Hội diễn văn nghệ “Mừng Đảng – Mừng Xuân”.
+ Phong trào “Giỏi việc nước – Đảm việc nhà” “Cô giáo người mẹ hiền”.
+ Phong trào “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”.
+ Phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
+ Phong trào “Xây dựng môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp”.
+ “Hội khỏe măng non chào mừng ngày sinh của Bác Hồ 19/5”.
– Ngoài thực hiện công tác thi đua và các phong trào của nhà trường CB – GV – NV viên tham gia đầy đủ vào các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do xã, huyện tổ chức.
– Kế hoạch thi đua dài hạn của nhà trường:
+ Năm học 2008 – 2009: “Tập thể Tiên tiến”.
+ Năm học 2009 – 2010: “Tập thể Lao động xuất sắc”.
+ Năm học 2010 – 2011: “ Tập thể Lao động xuất sắc”.
+ Năm học 2011 – 2012: “Tập thể Lao động Xuất sắc” – Bằng khen của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
+ Năm học 2012 – 2013: “Tập thể Lao động Xuất sắc” – Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
+ Năm học 2013-2014: “ Tập thể Lao động Xuất sắc” – Bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
+ Năm học 2014-2015: “ Tập thể Lao động Xuất sắc” – Huân chương Lao động hạng Ba.
Các danh hiệu thi đua vào các phong trào quần chúng nên trên đã được Ban chấp hành Công đoàn và Hiệu trưởng xác định đúng đắn trách nhiệm của mỗi bên và cùng mục đích là đạt hiệu quả cao nhất. Quy trình được thực hiện như sau:
Ban chấp hành Công đoàn tổ chức lấy ý kiến từng tổ Công đoàn và tổ chức chuyên môn sau đó tập hợp lại và lên lịch làm việc với Hiệu trưởng để bàn bạc về nội dung, biện pháp, thời gian hoạt động để đi đến thống nhất chung theo kế hoạch đề ra. Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn xác định rõ điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện có thể xảy ra hoặc sẽ xảy ra và sau đó đưa ra các biện pháp thống nhất để khắc phục phù hợp với từng trường hợp.
Hai bên tiến hành phân công trách nhiệm.
+ Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung và trưởng Ban thi đua, thực hiện các phong trào chung của nhà trường.
+ Công đoàn chịu trách nhiệm giáo dục, vận động tất cả các CB – GV – NV (đoàn viên công đoàn) tham gia đầy đủ.
- Biện pháp 2: Phối hợp tổ chức Hội nghị “Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên” đầu năm học:
Đối với bất kỳ một nhà trường nào ở mọi cấp học vì chỉ có hội nghị CB – GV – NV mới biểu quyết thống nhất chỉ tiêu, biện pháp các nhiệm vụ trọng tâm nhất là các chỉ tiêu thi đua trong năm học. Để kết quả hội nghị thành công tốt đẹp thì Ban giám hiệu nhất là Hiệu trưởng phải phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn để tổ chức hội nghị.
Có thể nói kết quả của Hội nghị CB – GV – NV đầu năm là cơ sở pháp nhân để thực hiện có hiệu quả các công việc đưa ra, nên sau khi thống nhất của tập thể hội nghị, kết quả mang lại như sau:
* Kết quả đạt được:
– 98% CB – GV – NV đăng kí đầy đủ các danh hiệu thi đua như đã thống nhất.
– 100% CB – GV – NV nhất trí cao tham gia thực hiện các phong trào. Hai bên thống nhất lề lối làm việc và trách nhiệm của mỗi bên cũng như đồng quan điểm về điều kiện cần thiết để thực hiện.
– Tiến hành ký kết qui chế phối hợp và Hội nghị chủ trì giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện Hội nghị, giao trách nhiệm cho Ban thư kí hội nghị trực tiếp ghi chép. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm theo dõi, giám sát cụ thể từng sự việc và báo cáo kịp thời.
– Kết quả tổ chức Hội nghị CB – GV – NV đầu các năm học của nhà trường đã hoàn toàn thắng lợi. Bởi hai bên có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ, tinh thần làm việc luôn cởi mở đồng thời mục đích làm việc luôn được quán triệt rất sâu sắc. Hơn nữa kế hoạch thực hiện đã bám sát thực tế và mang tính khả thi cao, cũng như uy tín của cả hai bên được tập thể tôn trọng, tin tưởng và tín nhiệm.
- Biện pháp 3: Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua “Hai tốt”.
Căn cứ theo lịch trình kế hoạch năm học đề ra. Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn thành lập Ban thi đua của nhà trường gồm các thành phần:
+ Hiệu trưởng: Trưởng ban – Quản lý và chỉ đạo chung.
+ Chủ tịch Công đoàn: Phó ban – Giám sát theo dõi, đôn đốc thực hiện.
+ Các Tổ trưởng chuyên môn các khối: Thành viên – Quản lý và thực hiện cùng với các tổ viên khác.
+ Thanh tra nhân dân: Thành viên – Giám sát chung kịp thời báo cáo.
Trong mỗi đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn và các phong trào hoạt động chuyên môn xuyên suốt cả năm học. Hiệu trưởng phối hợp cùng với Công đoàn xây dựng chuẩn thi đua sát với yêu cầu chất lượng độ tuổi như sau:
+ Chất lượng giờ dạy.
+ Hoàn thành hồ sơ, sổ sách theo yêu cầu chung đặt ra.
+ Chất lượng học sinh trẻ phải tích cực hoạt động, đạt yêu cầu đề ra.
+ Môi trường lớp học phù hợp với chủ đề, có nhiều góc mở cho trẻ hoạt động đảm bảo tính thẩm mỹ, gợi mở, an toàn với trẻ.
+ Ngày giờ công đảm bảo theo quy chế.
+ Có nền nếp tác phong trong công tác phải gương mẫu và chuẩn mực.
+ Có tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống tốt, biết phối hợp với đồng nghiệp và các tổ chức trong nhà trường để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết và phát triển.
Mỗi phong trào, mỗi đợt thi đua đều đưa thêm chủ đề của tháng vào nội dung hoạt động.
* Ví dụ:
+ Hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 kết hợp tổ chức Hội thi “Giáo viên giỏi – Cô nuôi giỏi” cấp cơ sở. Giáo viên tổ chức 01 hoạt động học và 01 hoạt động khác. Ngoài ra kiểm tra môi trường học tập, hệ thống sổ sách của cô và trẻ, tác phong sư phạm, đạo đức lối sống…cô nuôi tổ chức chế biến bữa chính sáng cho trẻ, ngoài ra kiểm tra dây truyền bếp một chiều, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, hệ thống sổ sách giao nhận thực phẩm.
Tương tự như vậy các hội thi và các phong trào thi đua khác như: Hội giảng “Mừng Đảng – Mừng Xuân”, Hội thi “Làm đồ dùng sáng tạo”, Hội thi “Thiết kế bài giảng điện tử và thực hành công nghệ thông tin”… mỗi chủ đề, mỗi nội dung hoạt động được cụ thể hóa thành nội dung thi đua với mục đích tác dụng là đòn bẩy thúc đẩy tốt công tác chuyên môn để nâng cao chất lượng giáo dục.
Cuối mỗi đợt thi đua tổ chức bình xét ở các tổ khối chuyên môn và các tổ
công đoàn. Sau đó được tập hợp các biên bản về Ban thi đua nhà trường. Ban thi đua thống nhất và thông báo kết quả trước Hội đồng Sư phạm nhà trường. Nếu được sự nhất trí của 100% CB – GV – NV thì Hiệu trưởng và chủ tịch Công đoàn sẽ quyết định khen thưởng và ghi nhận kết quả đạt được. Sau phần sơ kết kết quả thi đua của từng đợt, Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn với những giáo viên, nhân viên chưa đạt yêu cầu còn yếu kém cùng phân tích lý do nguyên nhân, hướng dẫn cụ thể những biện pháp cần phải khắc phục và phấn đấu thực hiện trong kỳ thi đua tiếp theo. Bên cạnh đó yêu cầu từng đồng chí chưa đạt phải nhận thấy rõ những thiếu sót thuộc trách nhiệm của mình và yêu cầu họ cam kết trước Hiệu trưởng và Chủ tịch Công đoàn sẽ khắc phục triệt để những tồn tại của bản thân. Song song đó là phân công các thành viên trong Ban thi đua kèm cặp và giúp đỡ các đồng chí còn yếu kém.
Cứ như vậy trường mầm non A xã Tứ Hiệp thật sự đã trở thành một tập thể “Người người thi đua”.
* Kết quả đạt được:
Với sự phối hợp của Hiệu trưởng và Công đoàn như trên đã tổ chức tốt công tác thi đua trong các năm học. Thật sự qua phong trào thi đua của nhà trường hiệu quả mang lại rất cao trong việc thể hiện trách nhiệm của từng cá nhân, luôn xuất hiện gương người tốt việc tốt và giảm dần nhiều tiêu cực yếu kém trong đội ngũ sư phạm của nhà trường. Trong 5 năm qua đã có hàng trăm lượt giáo viên – nhân viên tham gia vào các phong trào thi đua kết quả đạt cụ thể như sau:
– Với hội thi “Giáo viên giỏi – Cô nuôi giỏi”
+ Cấp trường: Có 144 lượt giáo viên, nhân viên tham gia và 100% giáo viên – nhân viên dự thi đều được điểm giỏi.
+ Cấp huyện: Có 22 lượt giáo viên – nhân viên dự thi “Giáo viên giỏi – Cô nuôi giỏi’, trong đó có: 02 giải xuất sắc, 05 giải nhất, 06 giải nhì, 04 giải ba, 03 giải khuyến khích.
+ Cấp Thành phố: Có 02 lượt giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp Thành phố. Đặc biệt năm học 2013 – 2014 có cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng đã đạt giải Xuất sắc cấp Thành phố và được tham dự “Liên hoan giáo viên giỏi toàn quốc”.
+ Được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong phong trào tổ chức “Hội thi giáo viên giỏi” trong giai đoạn 2001 – 2010.
– Với phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm: Tổng số có 142 lượt CB – GV – NV tham gia viết, trong đó: 02 bản đạt giải B cấp thành phố, 13 bản đạt giải C cấp Thành phố, 29 bản đạt giải cấp Huyện và 98 bản đạt giải cấp trường.
– Các danh hiệu thi đua: Có 34 lượt CB – GV – NV đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp cơ sở, có 02 lượt CB – GV – NV đạt danh hiệu “Người tốt – Việc tốt”, 127 lượt CB – GV – NV đạt danh hiệu “Lao động Tiên tiến”. Đã có 01 đồng chí được nhận Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội
Nguồn: giáo án mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/kdm2k7q