Archive
Giáo dục trẻ mầm non giữ gìn vệ sinh môi trường
Giáo dục trẻ mầm non giữ gìn vệ sinh môi trường
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Tất cả vì một thế giới ngày mai – Hãy chung tay bảo vệ môi trường”.
Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu .
“ Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta“. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu- còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: “ Giáo dục mầm non”.
Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh…Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh- sạch – đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau
Trên thực tế, ở trường mầm non xã Yên Mỹ nói chung và lớp mẫu giáo lớn (A2) nói riêng vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn.Ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường…Ví dụ như ăn kẹo hoặc ăn bánh xong không vứt ngay
vỏ vào thùng rác mà vứt dấu vào một xó kín đáo hay nhìn thấy vỏ bim bim, vỏ hộp sữa ngoài sân trường không nhặt bỏ vào thùng rác đúng nơi qui định…
Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ”.
*Mục đích của đề tài này:
Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non Yên Mỹ có ý thức bảo vệ môi trường.
Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt lao động tự phục vụ: lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây: lau lá, tưới nước , nhổ cỏ… . Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi nên làm, không nên làm.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
Các biện pháp giáo dục cho trẻ từng bước nhằm hình thành ở trẻ những ấn tượng tốt trong việc “ bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp.”
* Phạm vi áp dụng:
Lớp A2 mẫu giáo lớn trường mầm non Yên Mỹ trong năm học 2012- 2013.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2012 đến cuối tháng 4/2013)
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận:
– Phương pháp điều tra thực trạng:
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
– Phương pháp quan sát :
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống con người rất lớn. Do đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là vấn đề cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc bảo vệ môi trường ngay từ còn nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, mà từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý vấn đề môi trường.
Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, khám phá khoa học…thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định, góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
- Cơ sở thực tiễn:
- Đặc điểm chung:
Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội, năm học 2011- 2012 trường đã đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố và được thành phố công nhận thực hiện tốt phong trào “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
Trường được xây dựng khang trang, có khung cảnh sư phạm môi trường sạch đẹp, trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, cải tạo các vườn rau, phân khu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi trường xanh- sạch- đẹp. Nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ.
Với qui mô toàn trường có 10 lớp học: 2 lớp MG lớn, 3 lớp MG nhỡ, 2 lớp MG bé và 3 lớp NT. Toàn trường có tổng số 42 đồng chí CB- GV- NV và 350 cháu ở các độ tuổi.
Năm học 2012- 2013 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo lớn A2 với số trẻ là 51 cháu, trong đó có 30 cháu nam và 21 cháu nữ.
Lớp có 3 cô giáo đạt trình độ trên chuẩn và luôn chú tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, trang trí lớp phù hợp với chủ đề, tạo môi trường lớp học gần gũi hấp dẫn trẻ. Cô và trò luôn quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.Thuận lợi:
Phòng giáo dục đào tạo huyện cùng BGH nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường.
BGH nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi hội thảo các chuyên đề. Trang thiết bị dạy và học được BGH nhà trường đầu tư đầy đủ, và luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường học tập tốt.
Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân trường để thuận lợi cho cháu và phụ huynh bỏ rác. Nhà trường quan tâm đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động.
Giáo viên có năng lực sư phạm nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ phối hợp ăn ý trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Qua 15 năm trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục trẻ nên bản thân có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp huyện. Và là lớp điểm dạy kiến tập về chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, tạo môi trường thân thiện cho trẻ do trường tổ chức.
Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và rất tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau:
Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nhỏ nên đời sống còn khó khăn, do đó một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ được nhiều.
Phụ huynh chưa quan tâm đến môi trường quanh trẻ.
Một số trẻ chưa có ý thức về bảo vệ môi trường nên việc truyền thụ kiến thức đến cho trẻ còn nhiều bất cập.
– Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, từng bước tôi đã có kế hoạch giải pháp đưa vào giáo dục trẻ với nhiều hình thức, thực hiện trong suốt các hoạt động của chế độ sinh hoạt 1 ngày có hiệu quả từ các biện pháp sau:
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/hoat-dong-cho-tre-mau-giao
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng mầm non
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng mầm non
PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta ai cũng đều biết rằng, hiện nay vấn đề dinh dưỡng mầm non – sức khỏe đang là tiêu điểm được cả xã hội quan tâm. Trong đó việc giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ ở các trường mầm non được coi trọng hơn cả. Bởi lẽ trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn quá non nớt, chưa chủ động ý thức được đầy đủ về các chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mình như thế nào. Điều đó đủ nói lên tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe học sinh trong trường mầm non. Vì vậy, trong mỗi nhà trường cần phải làm tốt đồng thời cả việc chăm sóc cũng như việc giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh tới các đối tượng là giáo viên, phụ huynh học sinh, cộng đồng xã hội và ngay chính cả những đứa trẻ để đẩy mạnh chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ trong nhà trường.
Nhận thức được các lý do, tầm quan trọng nêu trên, trường mầm non B Tứ Hiệp những năm qua đã rất quan tâm đi sâu vào công tác chỉ đạo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, bước đầu cũng đạt được một số kết quả nhất định xong cũng còn một 15số điểm còn hạn chế như kiến thức về dinh dưỡng – sức khoẻ của giáo viên, phương pháp dạy trẻ, cơ sở vật chất chưa đồng bộ…
Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ cho trẻ tốt hơn tạo lòng tin với các bậc cha mẹ học sinh, đưa nhà trường ngày một đi lên. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ của Phòng giáo dục Huyện phân công làm tốt chuyên đề “Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ” nhằm giảm tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng, thấp còi. Vì vậy tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đúc rút ra một số sáng kiến kinh nghiệm mầm non về công tác quản lý chỉ đạo nuôi dưỡng trong trường mầm non, đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên – nhân viên nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non”.
Mục đích của đề tài này:
Đề cập đến một số cơ sở khoa học của công tác giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ trong trường MN B Tứ HIệp.
Chỉ ra thực trạng về công tác giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe ở trường mầm non B Tứ Hiệp.
Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng – sức khỏe ở trường mầm non B Tứ Hiệp.
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên – nhân viên nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe” trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp.
- Nghiên cứu về một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ về “Dinh dưỡng- sức khỏe” cho nhân viên nuôi dưỡng ở trường mầm non B xã Tứ HIệp.
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Các cháu trường MN B xã Tứ HIệp.
- Giáo viên, nhân viên trường MN B xã Tứ Hiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát…góp phần giải quyết mục đích yêu cầu, cách thực hiện các biện pháp của đề tài.
- Nhóm phương pháp thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra viết: Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng CSGD dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ trong trường MN B xã Tứ HIệp đối với tất cả giáo viên, nhân viên trong trường.
+Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu sổ sách, kế hoạch hoạt động của giáo viên, nhân viên để phát hiện thực trạng quản lý hoạt động giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe trong trường.
+ Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát một số hoạt động của giáo viên, nhân viên qua các giờ giao nhận thực phẩm, sơ chế chế biến và chăm sóc trẻ qua các hoạt động trong ngày tại trường mầm non B xã Tứ Hiệp.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu tại trường MN B xã Tứ Hiệp với 11nhóm lớp/ 310 học sinh và 6 cô nuôi dưỡng.
Thời gian nghiên cứu:
- Chọn đề tài : Từ tháng 9/2012 – Tháng 10/2012.
- Xây dựng đề cương : Từ tháng 10/2012 – Tháng 11/2012.
- Sửa đề cương : Từ tháng 11/2012 – Tháng 12/2012.
- Hoàn thiện các biện pháp : Từ tháng 12/2012 – Tháng 01/2013.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm : Từ tháng 01/2013 – Tháng 3/2013.
- Sửa sáng kiến kinh nghiệm : Tháng 4/2013.
- Hoàn thiện SKKN : Tháng 5/2013.
néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho học sinh trong trường mầm non tưởng chừng như đơn giản, nhưng nó vô cùng quan trọng và vất vả đối với đội ngũ giáo viên nhân viên trong nhà trường hiện nay. Muốn có một thế hệ kế cận tương lai phát triển toàn diện mọi mặt, hài hoà cân đối về “Tri thức – Thể – Mỹ” thì chúng ta là người chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cần tìm ra những biện pháp nuôi dạy phù hợp để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư về chiến lược con người. Con người phải có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị, đặc biệt là sức khỏe của con người đây là yếu tố quyết định sự thành công của xã hội.
Bác Hồ đã nói: “Muốn có xã hội chủ nghĩa phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Và chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng tại hội nghị tổng kết ngành thể dục thể thao 23/03/1973 có nói: “Con người xã hội chủ nghĩa là con người khoẻ mạnh, lúc nào cũng sung sức, cơ thể tốt, thần kinh, tinh thần tốt”.
Có thể nói, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục Mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để phát triển hài hòa thể chất và tinh thần, phối hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình và xã hội để chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi phát triển một cách toàn diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người XHCN:
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối.
- Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra những cái đẹp xung quanh.
- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, tổng hợp, suy luận…) cần thiết.
Để cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện, tôi tập trung nghiên cứu tìm tòi nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên để nâng cao chất lượng dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tình trạng ngộ độc thức ăn trong nhà trường, tăng cường vệ sinh dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Đặc điểm chung:
Trường mầm non B xã Tứ Hiệp có 03 khu nằm trên địa bàn Cổ Điển A, Cổ Điển B, Đồng Trì. Mỗi thôn cách xa từ 1,5 – 3km, trường có 11 lớp, trong đó có 02 lớp nhà trẻ và 09 lớp mẫu giáo. Đầu năm có 277 cháu ra lớp.
Toàn trường có 42 đ/c CB – GV- NV. Trong đó:
– CBQL : 03/03 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%.
– Giáo viên : 26 đ/c trong đó:
+ 14/26 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 53,8%.
+ 12/26 đ/c trình độ chuẩn đạt tỷ lệ 46,2%.
– Nhân viên : 13 đ/c, trong đó:
+ Cô nuôi: 06/06 đ/c có bằng trung cấp nấu ăn và kỹ thuật nấu ăn 3/7 đạt tỷ lệ 100%.
+ Kế toán: 01/01 đ/c có trình độ Cao Đẳng Tài chính kế toán.
+ Nhân viên y tế kiêm thủ quỹ: 01/01 đ/c có trình độ Trung cấp Y Hà Nội.
+ Nhân viên văn thư kiêm thủ kho: 01/01 đ/c có trình độ Trung cấp Hành chính văn phòng.
+ Nhân viên bảo vệ: 01/04 đ/c có trình độ Trung cấp tin học.
- Thuận lợi:
– Được sự quan tâm của UBND Huyện, Phòng giáo dục Huyện Thanh Trì và Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên – nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên làm việc.
Trường nhiều năm đạt tiên tiến cấp Huyện.
– Đội ngũ giáo viên- nhân viên trình độ đạt chuẩn và đa số trên chuẩn.
– Tập thể giáo viên đoàn kết.
– Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, đồ dùng phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng được trang bị đầy đủ.
– Trường có uy tín với phụ huynh học sinh.
– 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trường còn có những khó khăn như sau:
– Bản thân tôi mới được bổ nhiệm CBQL và được phân công phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng và các phong trào thể dục thể thao trong trường nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.
– §a sè phô huynh lµm n«ng nghiÖp, cha quan t©m ch¨m sãc con c¸i nªn tØ lÖ suy dinh dìng, thÊp cßi ®Çu n¨m ë trÎ cßn kh¸ cao:
+ Suy dinh dìng : 25 trÎ = 9%.
+ ThÊp cßi : 41 trÎ = 14,8%
+ BÐo ph× : 1 trÎ = 0,4%
– Trường có 3 điểm lẻ nên việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
– Đa số các bếp còn chật hẹp, đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng trang bị chưa phong phú, hiện đại.
– Mức tiền ăn thấp (15000đ/trẻ/ngày), giá cả tăng nên chất lượng bữa ăn cân đối lượng dưỡng chất còn hạn chế.
– Một số giáo viên mới vào ngành nên kiến thức về dinh dưỡng sức khỏe và kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn hạn chế, sự truyền đạt kiến thức dinh dưỡng cho trẻ chưa hấp dẫn trẻ, còn mờ nhạt ít ấn tượng, mau quên.
– Trường còn thiếu phòng học và các phòng chức năng, có 02 lớp học ghép hai độ tuổi nên công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ: Tổ chức giờ ăn cho trẻ ở lớp ghép 2 độ tuổi còn hạn chế trong quy trình nhận số lượng thức ăn, đảm bảo đúng, đủ định lượng và xuất ăn hàng ngày của trẻ.
Với những đặc điểm tình hình nhà trường như trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đặc biệt là nhiệm vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ, tôi đã thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng trong trường mầm non tạo lòng tin với các bậc phụ huynh đưa nhà trường ngày một đi lên như sau:
Theo: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/dinhduongmamnonee
Nội dung bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng
Nội dung bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng
kiến thức về vi chất dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng là gì ngày vi chất dinh dưỡng các vi chất dinh dưỡng thiếu vi chất dinh dưỡng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. vai trò của chất bột đường các chất dinh dưỡng có trong thức ăn lớp 4 chất dinh dưỡng trong trứng gà chất dinh dưỡng trong chuối
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO BỔ SUNG NHU CẦU VI CHẤT DINH DƯỠNG TRONG BỮA ĂN CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng ngày, cơ thể con người cần rất nhiều vi chất dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển và duy trì các hoạt động như: Học tập, lao động, sáng tạo, vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, ở Việt Nam các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu Vitamin A, vitamin D, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu iốt… đều rất phổ biến và được coi là những vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Vi chất dinh dưỡng là gì ? Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể con người chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu hụt sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Vi chất dinh dưỡng tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô; tham gia vào các hoạt động như hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào; tham gia xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể; tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, có tác dụng duy trì sự cân bằng của hệ thống nội mô, giúp phục hồi các tế bào, các mô bị tổn thương.
Ngoài ra, vi chất dinh dưỡng còn là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoocmon, các dịch tiêu hóa…
Tóm lại các vi chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng có nhiều vai trò khác nhau đối với cơ thể, giúp cho cơ thể có thể phát triển trí tuệ, thể chất, giúp cho cơ thể khỏe mạnh chống đỡ bệnh tật. Đặc biệt vi chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng về chiều cao và cân nặng.
Tại hội thảo khoa học do Viện Dinh Dưỡng quốc gia tổ chức ở Hà Nội, Phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia Lê Bạch Mai cho biết: “Trẻ em Việt Nam thiếu nghiêm trọng vi chất dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi đều cao”
Thống kê của Viện dinh dưỡng cho thấy, có tới 38-60% trẻ em dưới 5 tuổi bị chứng biếng ăn. Đây không phải là bệnh, mà nguyên nhân là do thiếu vi chất như thiếu canxi, vitamin D, sắt, kẽm… Hậu quả là trẻ có chiều cao, cân nặng không bằng các bạn cùng tuổi, khả năng miễn dịch kém, thậm chí chỉ số phát triển trí tuệ của trẻ biếng ăn thấp hơn tới 14 điểm so với trẻ bình thường.
Chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ do Viện dinh dưỡng quốc gia tiến hành đã bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 36 tháng tuổi (ở các vùng nghèo bổ sung đến nhóm trẻ dưới 60 tháng tuổi). Việt Nam cũng đã có những quy định chặt chẽ để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như yêu cầu bột mì nhập khẩu phải được bổ sung vi chất, có những thực phẩm đặc thù như nước mắm bổ xung vi chất, bột canh i ốt, muối trộn i ốt… Tuy nhiên thiếu vi chất dinh dưỡng, theo phó viện trưởng viện dinh dưỡng thì việc đa dạng bữa ăn để lấy được nhiều nguồn vi chất từ các thực phẩm khác nhau vẫn là biện pháp dễ thực hiện, vừa nâng tầm vóc cho trẻ, vừa cải thiện trí tuệ để trẻ đủ sức bền và năng lực tiếp cận với những đổi mới hàng ngày.
Những năm gần đây, hoạt động nuôi dưỡng trong trường mầm non đã nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ ở các trường mầm non nói chung, đặc biệt là trường mầm non xã Duyên Hà nói riêng, chưa thực sự được quan tâm và còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trong năm học 2012-2013 nhà trường đã thực hiện tính lượng Canxi, B1 trong khẩu phần ăn cho trẻ, nhưng để tính lượng bao nhiêu thì đủ hoặc để tìm ra những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng bổ sung cho bữa ăn của trẻ đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh, đa số làm nông nghiệp, việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng ít thì lại càng hạn chế hơn.
Để làm tốt công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non thì đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên không chỉ thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, mà còn phải nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.
Muốn nâng cao được chất lượng nuôi dưỡng trong trường mầm non, đòi hỏi mỗi người cán bộ quản lý công tác nuôi dưỡng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, biết tiếp cận, vận dụng kịp thời những kiến thức mới, khoa học trong hoạt động nuôi dưỡng trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ trong trường mầm non, là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới quản lý, chỉ đạo tốt việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ vào các bữa ăn, có biện pháp nào để giáo viên, nhân viên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ, để thông qua việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn, giúp nâng tầm vóc cho trẻ, cải thiện trí tuệ để trẻ đủ sức bền và năng lực tiếp cận với những đổi mới hàng ngày.
Tôi đã áp dụng các biện pháp dưới tên đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà”.
Mục đích của đề tài:
Đối với cán bộ quản lý: Đánh giá được thực trạng của công tác nuôi dưỡng, tìm ra được hệ thống các biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Duyên Hà.
Đối với giáo viên, nhân viên: Nhận thức rõ tầm quan trọng và có ý thức đúng đắn trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong trong các bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà.
Phạm vi áp dụng:
Tại trường mầm non Duyên Hà năm học 2013-2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B,C), các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K) và các chất khoáng (sắt, kẽm, iốt, đồng, mangan, magiê). Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể.
Vitamin và khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Để không thiếu vi chất ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố phát triển cả về mặt sức khỏe lẫn trí tuệ. Cần cung cấp đầy đủ và đa dạng từ các nguồn thức ăn.
Trong đó, vitamin A, sắt, i-ốt, kẽm là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu. Ngay cả trẻ không bị suy dinh dưỡng vẫn có thể thiếu do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.
Biếng ăn, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh là hậu quả của tình trạng thiếu vi chất. Việc thiếu từng chất cụ thể sẽ có những dấu hiệu đặc trưng.
Tuy nhiên việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách cũng làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất: rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C, gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá chín thì vitamin C sẽ không còn…
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, cũng là một nội dung rất quan trọng của việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI- thời đại của nền văn minh trí tuệ. Để giáo dục mầm non có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới trong sự đổi mới chung của ngành giáo dục đào tạo.
- Mô tả thực trạng
– Trường mầm non Duyên Hà nằm ở vùng trũng nhất vùng bãi ven Sông Hồng, thường hay chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
– Toàn xã có 3 thôn, dân cư không tập chung và rải rác ở nhiều xóm cách xa nhau.
– Trường có 3 cơ sở mầm non: Đại Lan, Tranh Khúc, Xóm Mới với 3 khu bếp phục vụ nấu ăn cho trẻ tại khu.
– Tổng số trẻ trong trường tới thời điểm tháng 4/2014 là 438 trẻ. Với tổng số 53 cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 33 giáo viên và 09 nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng tại 3 bếp ăn.
– Đa số phụ huynh trong trường là nghề nông, làm màu trồng rau nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
2.1 Thuận lợi
– Trường được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ.
– Trường có phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng riêng, được trang bị máy tính riêng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng.
– Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng, được học qua khóa đào tạo tin học chuyên đề Exel kế toán, nên dễ dàng trong việc thiết lập các công thức để tính toán chế độ dinh dưỡng, lượng vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm áp dụng cho bữa ăn hàng ngày của trẻ tại trường.
– Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng đã nhiều năm quản lý về mảng nuôi dưỡng trẻ nên có kinh nghiệm trong việc quản lý công tác nuôi dưỡng.
– 100% nhân viên nuôi dưỡng có bằng kỹ thuật nấu ăn.
2.2 Khó khăn
-Trường có nhiều điểm lẻ, cách xa nhau, nên theo dõi kiểm tra việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng đối với giáo viên, nhân viên còn gặp nhiều khó khăn.
– Trường nằm ngoài vùng bãi, cách xa khu trung tâm, xa các khu chợ, khu công nghiệp lớn… nên rất khó khăn cho việc ký hợp đồng thực phẩm với các công ty, cơ sở cung cấp thực phẩm sạch, an toàn.
– Trường nằm ngoài vùng bãi, môi trường ẩm thấp hay có mối mọt nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc lữu trữ hàng kho của trẻ đảm bảo an toàn.
– Cơ sở vật chất 2 khu Đại Lan, Công Đoàn còn nghèo nàn, đặc biệt là bếp ăn còn chật hẹp, tạm bợ, chưa đảm bảo bếp 1 chiều nên rất khó khăn trong việc thực hiện công tác nuôi dưỡng tại khu bếp cho trẻ.
– Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường chưa có nhiều kiến thức về vi chất dinh dưỡng, chưa quan tâm tới việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày của trẻ .
– Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nhiều kiến thức, chưa quan tâm đến việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nên tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ đầu năm vào tháng 09/2013 còn khá cao:
+ Suy dinh dưỡng: 28/384 trẻ = 7.3%.
+ Thấp còi : 35/384 trẻ = 9.1%.
- Các biện pháp thực hiện
3.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ
Kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý.
V.I.Lênin đã từng ví: “Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc”.
Đối với trường mầm non, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình nuôi dưỡng trẻ, nên việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng. Nó giúp người quản lý nuôi dưỡng hình dung rõ ràng mọi công việc và chủ động trong công việc.
Nhìn vào thực tế công tác nuôi dưỡng của nhà trường, công tác nuôi dưỡng của các trường bạn trong huyện, cũng như yêu cầu đặt ra trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì đối với công tác nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi đã nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác nuôi dưỡng của trường mình. Từ đó, tôi xây dựng lịch trình cả năm học cho công tác nuôi dưỡng như sau:
Theo: sang kien kinh nghiem mam non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/vichatdinhduongmamnon
Biện pháp phòng và chống tai nạn thương tích
Biện pháp phòng và chống tai nạn thương tích
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”
Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam, suốt đời mình hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ. Bác đã dành cho trẻ em những tình cảm yêu thương vô bờ. Mỗi lần đi thăm nhà trẻ, gặp gỡ các cô nuôi dạy trẻ Bác thường nhắc nhở “ Phải giữ vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe” Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ”. Trường Mầm non là nơi Chăm sóc – Nuôi dưỡng -Giáo dục trẻ ngay từ 18 tháng đến 72 tháng. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích (TNTT) và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiên phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non.
Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù. Vết thương gãy xương,đều nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ.
Hiện nay TNTT của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ sống, vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu các tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả năng phòng tránh các TNTT có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Phòng tránh những TNTT thường gặp. Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc. Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn. Hiện nay có gần 140 ngàn trẻ em từ 0- 6 tuổi được chăm sóc tại các trường mầm non, chiếm khoảng 80% trẻ em trong độ tuổi.
Vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các trường mầm non. Trước những hậu quả đáng báo động về tai nạn thương tích như vậy, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ như: Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (2001 – 2010), Quy định của bộ y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc (2006). Ngày 15/4/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư 13/2011/TT-BGD&ĐT về ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sở giáo dục Mầm non.
Với tránh nhiệm của phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh TNTT cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Với mong muốn 100% trẻ của trường mầm non B Thị trấn Văn Điển được an toàn mọi lúc mọi nơi, không có TNTT xảy ra với trẻ. Và tôi xin mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với chị em đồng nghiệp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm nonB Thị trấn Văn Điển ” để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
* Mục đích của đề tài:
– Đánh giá thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển
– Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
– Các biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non B
* Phạm vi áp dụng:
– Tại trường mầm non B Thị trấn Văn Điển năm học 2013- 2014
Trường học an toàn, phòng, chống TNTT là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho trẻ, được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.
Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn thương thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống.
Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn về phòng tránh TNTT cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những lỗ lực trên của nhà nước và xã hội đã góp phần giảm thiểu TNTT ở trẻ em. Tuy nhiên cần phải có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có hiệu quả về phòng TNTT cho trẻ em .
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “Phòng chống tai nạn thương tích – đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ” chúng tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau
– Trường mầm non B Thị trấn Văn Điển nằm ở trung tâm Thị trấn Văn Điển là đơn vị đang trong thời kỳ đô thị hóa nên có nhiều biến động lớn, trẻ em được quan tâm nhiều hơn.
– Toàn trường có 01 khu với 11 lớp học, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
– Toàn trường có 57 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB – GV- NV), trong đó: Ban giám hiệu có 3 đồng chí, giáo viên có 36 đồng chí, cô nuôi có 12 đồng chí, 01 nhân viên y tế, 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên kế toán, 03 nhân viên bảo vệ.
– Số trẻ toàn trường là 540 cháu/11 lớp. Trong đó có 87 cháu nhà trẻ và 453 cháu mẫu giáo.
– Trường có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ.
– Đã có nhân viên y tế có trình độ chuyên môn trung cấp y, phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
– 11 lớp học, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
– Có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ.
– Đã có nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao đẳng y, phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
– Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– Ban giám hiệu luôn đoàn kết thống nhất với nhau trong mọi công việc, có sáng kiến kinh nghiệm mầm non trong công tác quản lý.
– Trường được xây 3 tầng với tổng diện tích hơn 900 m2 chật trội nên ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ và đó cũng là nguy cơ gây TNTT cao.
– Kỹ năng phòng tránh và sử lý các TNTT cho trẻ của giáo viên đôi khi còn chưa linh hoạt.
– Nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹ năng xử trí các TNTT do chuyên môn không được cọ sát thường xuyên như ở bệnh viện.
– Bản thân kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ còn hạn chế.
Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường, tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường như sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ” .
Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học.
Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc.
Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề TNTT xảy ra ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường mình. do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo GV- NV nhà trường thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ với mục tiêu như sau:
* Mục tiêu:
– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CB-GV-NV, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những TNTT, chú trọng phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước giảm tối đa tỉ lệ TNTT trong và ngoài trường.
– Đảm bảo 100% CB-GV-NV của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống TNTT.
– 100 % trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không xảy ra TNTT, không xảy ra ngộ độc thực phẩm (đặc biệt chú ý phòng chống các tại nạn đối với trẻ như đuối nước, hóc, sặc, bỏng)
– Xây dựng quy chế trường học an toàn.
– Xây dựng môi trường học tập an toàn, “Xanh – Sạch – Đẹp”.
* Kết quả: Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường tôi đã xây dựng được lịch trình kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thươngtích cho trẻ năm học 2013- 2014 như sau:
LỊCH TRÌNH KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ
Năm học 2013- 2014
Thời gian thực hiện | Nội dung thực hiện | Người
thực hiện |
Tháng
9,10/2013 |
– Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống TNTT của nhà trường.
– Xây dựng quy chế trường học an toàn. – Xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ năm học 2013-2014. – Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây TNTT cho trẻ, giáo viên bổ xung các biển cấm ở các ổ điện tại lớp. – Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng, bong sơn, long ốc .gây mất an toàn cho trẻ. Báo cáo Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời. – Ký kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho trẻ. – Xây dựng lịch phân công giáo viên kiểm tra thực phẩm hàng ngày. – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần I tháng 9. Cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi tháng 10. – Liên hệ với Trung tâm y tế Thanh Trì mời Bác sĩ về trường khám sức khỏe cho trẻ lần 1 và tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng, chống TNTT cho đội ngũ CB-GV-NV. – Duyệt bổ sung thuốc, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho các phòng y tế. – Chỉ đạo CB-GV-NV thực hiện tốt, thường xuyên công tác vệ sinh môi trường (VSMT) học tập cho trẻ. – Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ. |
– Hiệu trưởng
– Ban chỉ đạo – Giáo viên
– Nhân viên y tế.
– Hiệu trưởng
– Hiệu phó nuôi dưỡng – Nhân viên y tế + Giáo viên
– Hiệu phó nuôi dưỡng
– Hiệu trưởng
– 100% CB- GV-NV
– Giáo viên
|
Tháng 11,12/2013
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV duy trì tốt nề nếp VSMT. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để phòng dịch cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, dịch sốt xuất huyết, sốt phát ban, dịch sởi …hay xảy ra trong thời tiết giao mùa.
– Chỉ đạo giáo viên tiếp tục rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ như: Thói quen rửa tay bằng xà phòng, xúc miệng nước muối… Phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi. – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi tháng 11. Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần II tháng 12. – Phòng chống tai nạn gây chấn thương: Thường xuyên kiểm tra chắn song cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào và đồ chơi ngoài trời kịp thời báo cáo để khắc phục, sửa chữa ngay. – Tổ chức học tập thực hành sơ cấp cấp cứu tại trường cho giáo viên về cầm máu khi trẻ bị chảy máu cam, chầy sước, bỏng, sặc. – Thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày, sổ gửi thuốc yêu cầu phụ huynh ghi rõ thời gian uống, liều dùng, có đầy đủ chữ ký.
|
– 100%
CB- GV-NV
– Giáo viên
– Nhân viên y tế + Giáo viên
– Nhân viên y tế.
– Nhân viên y tế hướng dẫn. – Nhân viên y tế.
|
Tháng
1,2/2011
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT trước và sau tết Nguyên đán. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày trời rét đậm như: Mặc đủ ấm, đi tất, trải xốp nền nhà, đóng cửa hướng gió lùa…để phòng dịch, bệnh cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu chảy cấp hay xảy ra trong mùa đông.
– Thường xuyên kiểm tra các lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời có nguy cơ gây TNTT cho trẻ, có biệp pháp loại bỏ, sửa chữa xử lý kịp thời. – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi tháng 1. Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần III tháng 2. – Tăng cường kiểm tra đột xuất VSATTP, quy trình chế biến theo dây truyền bếp một chiều của các bếp và VSMT của các khu. Kiểm tra nề nếp giao nhận thực phẩm hàng ngày, kểm tra kỹ chất lượng thực phẩm trong thời gian giáp tết và sau tết. Tránh nhận phải các loại thực phẩm tồn đọng trong dịp tết. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. – Phòng tránh cháy nổ: Hợp đồng với nhân viên sửa chữa điện nước thường xuyên kiểm tra các đồ dùng thiết bị điện ở tất cả các khu vực, hệ thống bếp ga, để kịp thời xử lý những thiết bị hư hỏng để tránh gây TNTT cho cô và trẻ. Mời Công an viên về tập huấn, thực hành các biện pháp phòng chống cháy nổ cho CB-GV-NV của trường. – Phòng chống ngộ độc, phòng bỏng cho trẻ: Kiểm tra chất liệu đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên liệu không gây độc cho trẻ. Trước khi cho trẻ ăn, uống phải kiểm tra độ nóng của thức ăn mới đựơc mang vào lớp và cho trẻ ăn. |
– 100%
CB- GV-NV
– Nhân viên y tế.
– Nhân viên y tế + Giáo viên
– Ban chỉ đạo + Các thành viên tham gia giao nhận thực phẩm.
– Ban chỉ đạo- 100% CB- GV-NV
– Nhân viên nuôi dưỡng + Giáo viên
|
Tháng
3,4/2014
|
– Chỉ đạo GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phòng chống dịch cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa, mặc trang phục phù hợp với thời tiết hàng ngày, quan tâm đến sức khỏe trẻ sau khi hoạt động mạnh trong những ngày có nắng mới.
– Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ, đảm bảo đủ nước cho trẻ uống theo yêu cầu. Kiểm tra an toàn cho trẻ trước, trong giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ. – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi tháng 3. Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần IV tháng 4. – Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra VSMT , VSATTTP và việc lưu nghiệm thức ăn hàng ngày của các bếp.
|
– 100%
CB- GV-NV
– Giáo viên
– Nhân viên y tế + Giáo viên
– Ban chỉ đạo |
Tháng 5/2014
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe, phòng các dịch, bệnh và tai nạn thường gặp trong dịp hè trong mùa hè như: Đuối nước. – Tiếp tục giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân,vệ sinh thân thể, các hành vi vệ sinh văn minh – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi. Tổng hợp kết quả cân đo cuối năm báo cáo phòng Giáo dục. – Chỉ đạo nhân viên y tế rà soát các loại thuốc , bổ sung các loại thuốc hết, loại bỏ các loại thuốc quá hạn sử dụng. – Tập hợp thống kê số liệu, đánh giá kết quả đã đạt được, chưa đạt được để rút kinh nghiệm. Tự đánh giá 68 nội dung của bảng kiểm trường học an tòa, phòng, chống TNTT của nhà trường năm học 2010-2011. Báo cáo kết quả về phòng giáo dục.
|
– 100% CB- GV-NV
– Giáo viên
– Nhân viên y tế + Giáo viên
– Nhân viên y tế.
– Ban chỉ đạo
|
- Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra:
Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên, nhân viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.
Vì vậy với cương vị là phó hiệu trưởng, phó ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống TNTT của nhà trường. Tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ngay từ đầu năm học như sau:
*Mục đích:
– Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
– Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xẩy ra tai nạn một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả.
– Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra tai nạn cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu.
– Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh cũng như một số tai nạn thường xẩy ra với trẻ.
* Nội dung bồi dưỡng:
– Hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non.
– Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp.
– Phòng tránh các dị vật ở tai mũi họng.
– Phòng tránh tai nạn do ngộ độc.
– Phòng chống đuối nước cho trẻ.
– Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật.
– Phòng tránh tai nạn giao thông.
– Phòng tránh động vật cắn.
* Hình thức bồi dưỡng:
– Nhà trường mua các cuốn tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp, phô tô các tài liệu của Trung tâm y tế, phô tô các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tô các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% CB-GV-NV tự nghiên cứu và học tập.
– Tạo diều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên bảo vệ tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phòng, chống TNTT trong trường học; công tác VSATTP; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Do ngành học, Trung tâm y tế và Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ chức.
– Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về trường bồi dưỡng kiến thức, thực hành về phòng, chống và xử trí các tai nạn thường gặp cho 100% CB-GV-NV.
– Tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.
– Tổ chức thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm.
– Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, xử trí các tai nạn thường gặp gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, sặc, gẫy tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió… Mỗi tháng một chuyên đề trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm hàng tháng của nhà trường.
* Kết quả đạt được:
– Nhà trường đã mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp phát cho 100% các lớp, các bếp để giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học tập.
– Ban giám hiêu đã tạo điều kiện cho 100% CB-GV-NV tham gia lớp tập huấn công tác VSATTP và xét nghiệp phân vi sinh do Trung tâm y tế huyện Thanh Trì tổ chức ngày 10/12/2013
– Tạo điều kiện cho đồng chí trong BGH, 2 đồng chí bảo vệ, 2 cô nuôi và 3 đồng chí giáo viên tham gia lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy do Công an Huyện Thanh Trì tổ chức ngày 5/12/2013.
– Ngày 3/1/2013 nhà trường đã mời đồng chí giảng viên phòng CSPCCC về tập tuấn công tác phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non, tập huấn thực hành một số kỹ năng phòng chống cháy nổ trong trường MN.
– Đồng chí nhân viên y tế đã tổ chức bồi dưỡng thực hành được 05 chuyên đề về xử trí TNTT thường gặp, tại các buổi sinh hoạt chuyên môn và họp Hội đồng sư phạm.
– 100% giáo viên hưởng ứng tham gia học tập tích cực và rút ra được nhiều kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.
– 100% giáo viên đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số các tai nạn thường xẩy ra với trẻ.
Hình ảnh : Tập huấn trang bị kiến thức về công tác PCCC trong trường mầm non
Hình ảnh: Tập huấn một số kỹ năng PCCC trong trường MN
Hình ảnh: Tập huấn thực hành về kỹ năng xử lý TNTT trong trường MN
- Biện pháp 3: Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống TNTT cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực.
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ huynh cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì
vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền.
Trên thực tế nhìn chung nhân dân biết rất ít về kiến thức và các kỹ năng thực hành công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Thì trường mầm non phải “ Tự mình nói về mình” bằng nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi, với nhiều hình thức, thì công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống TNTT cho trẻ cho năm học như sau:
– Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thị trấn và các khu dân cư với các nội dung:
+ Làm rõ vai trò của việc phòng, chống, TNTT cho trẻ.
+ Tầm quan trọng của công tác CS- ND- GD trẻ ở trường mầm non.
+ Các kiến thức phòng, chống, TNTT .
+ Ý nghĩa của các công tác phòng, chống, TNTT.
+ Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học trú trọng với các nhiệm vụ phòng, chống, TNTT .
– Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền:
+ Đánh giá kết quả CS- ND- GD trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước.
+ Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có TNTT xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Thông qua nội dung- quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường và yêu cầu phụ huynh ký cam kết.
+ Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.
+ Vận động phụ huynh đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định, để mua sắm trang thiết bị xây dựng trường trường học an toàn.
– Tổ chức các buổi họp phụ huynh giữa năm, cuối năm để báo cáo kết quả thực hiện trong học kỳ I, năm học và kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.
– Liên hệ với lãnh đạo địa phương tổ chức tuyên truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân , Hội đồng nhân dân thị trấn, các đoàn thể của thị trấn như: Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên .. Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân.
– Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung:
+ Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm.
+ Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua:
Ví dụ : “ Quyết tâm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
“ Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Bé chăm ngoan”
“ Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”
“ Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”
“Cha mẹ và cô giáo cùng quan tâm đến sức khỏe của bé”
+ Dán ảnh của các hoạt động , các hội thi của nhà trường.
+ In các biểu bảng có nội dung về các kiến thức CS- GD- ND theo khoa học.
– Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với các nội dung.
+ Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi.
+ Kết quả CS- ND- GD trẻ qua từng giai đoạn trong năm.
+ Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh và TNTT cho trẻ.
– Tổ chức tốt các hội thi trong năm hoc mời phụ huynh đến dự.
– Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương tổ chức.
– Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11,ngày tết Noel, ngày 8/3, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo thị trấn, lãnh đạo khu dân cư và phụ huynh đến dự.
* Kết quả:
– Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên chúng tôi đã thu được kết quả như:
+ Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ trên địa bàn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ nói riêng; nắm được ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường giúp các bé phát triển một cách toàn diện, biết được các nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Qua đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của cha mẹ trẻ khi cho con đi học, có tinh thần đóng góp tự nguyện để xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.
+ Lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công tác tuyên truyền cũng như vận động nhân dân, các đoàn thể ủng hộ và đầu tư kinh phí cho nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.
Hình ảnh: bảng tuyên truyền phòng y tế
Hình ảnh: Nhân viên y tế tuyên truyền phát tài liệu cho giáo viên về công tác phòng chống TNTT cho trẻ .
Hình ảnh: Giáo viên trò chuyện với trẻ về một số kỹ năng khi tham gia giao thông được an toàn.
Hình ảnh: Nhân viên y tế xử lý băng tay cho trẻ.
- Biện pháp 4: Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.
Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Không thể chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Trong Điều lệ trường mầm non, điều 40,41 đã quy định yêu cầu về cơ sở vật chất của trường mầm non, phải đảm yêu cầu của việc chăm sóc – nuôi dưỡng- giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường trong nhiều năm qua đã luôn chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp để tạo điều kiện an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. Qua đó đã giảm thiểu được các TNTT cho trẻ.
Ngay từ trong thời gian hè hàng năm tôi đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của bộ phận mình phụ trách. Báo cáo cụ thể với Ban giám hiệu số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũ, hỏng, cần thay thế và bổ sung.
Căn cứ vào số liệu báo cáo của các bộ phận sau khi rà soát. Ban cơ sở vật chất của nhà trường đi kiểm tra thực tế, sau đó xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, thay thế, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên.
Trong các năm học gần đây Ban giám hiệu nhà trường đã cân đối các nguồi tiền của nhà trường kết hợp với sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, sự ủng hộ của các cơ sở kinh doanh trên đị bàn và sự quan tâm đầu tư của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh trì. Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ tương đối đã hoàn thiện .Đã xây dựng được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động cụ thể như sau:
* Kết quả đạt được:
– Với các lớp:
+ 11/11 lớp có đủ các đồ dùng, đồ chơi theo danh mục của Chương trình giáo dục mầm non mới, có đủ bàn ghế cho trẻ đúng quy cách, có đủ các đồ dùng phục vụ chăm sóc riêng cho từng trẻ tại lớp.
+ 11/11 lớp đã được đầu tư các trang thiét bị hiện đại như: Đầu đĩa, Ti vi, đàn, bình nóng lạnh. Lắp đặt bánh xe cho 100% giá đồ chơi của các lớp, giúp giáo viên linh hoạt quay góc hoạt động hoặc áp sát vào tường, tạo khoảng chống cho trẻ hoạt động học, vui chơi, ăn, ngủ. Các lớp đã có các biển báo nguy hiểm ở các ổ điện. Hàng năm kịp thời thay thế, bổ xung, các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng của các lớp đã được nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn quy định. đầy đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
+ Hàng năm kịp thời thay thế, bổ xung, các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Nhà vệ sinh : Trang bị đầy đủ nước cọ nhà, nước lau sàn, chổi xà phòng.. theo nhu cầu hàng tháng.
+ Được trang bị đầy đủ các bình chữa cháy ở các khu vực hành lang.
– Với phòng y tế:
+ Phòng y tế đã được trang bị đủ các trang thiết bị như: Tủ thuốc, giường y tế, cáng, cân sức khỏe. Các biểu bảng theo dõi sức khỏe, các biểu bảng tuyên truyền, phác đồ sơ cấp cứu TNTT. Trang bị đủ các phương tiện cấp cứu như: Bông, băng, nẹp gỗ, cồn sát trùng, cáng thương, bình ô xy và một số đồ dùng y tế khác, bình ô xy và một số đồ dùng y tế khác.
+ Hàng năm đã trang bị đủ cơ số thuốc thông thường, thay thuốc thường xuyên khi hết hạn sử dụng.
– Với nhà bếp:
+ Đã được xây dựng và sắp xếp theo quy trình bếp một chiều. Đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống bếp ga, tủ cơm ga, tủ sấy bát, tủ lạnh bảo quản thực phẩm và lưu thức ăn, Các dụng cụ chế biến và dụng cụ phục vụ giờ ăn cho trẻ đã được trang bị hoàn toàn bằng inốc. Hàng năm thường xuyên bổ sung thìa, bát, muôi.. đủ cho trẻ.
+ Hệ thống biểu bảng cho các bếp được trang bị đầy đủ theo yêu cầu, các bếp dều có rào chắn bằng inoc để ngăn cách đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động.
+ Trang bị đầy đủ các bình chữa cháy cho các bếp.
– Với sân chơi:
+ Sân chơi đã có từ 7- 9 loại đồ chơi ngoài trời, phong phú về thể loại, chất lượng đảm bảo, màu sắc đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động vui chơi. Hàng năm đều có sự tu bổ, sửa chữa và sơn lại vào dịp hè.
+ Đã trồng được nhiều cây xanh, cây cảnh, các loại hoa, cây ăn quả. Được trang bị nhiều các biểu bảng tuyên truyền về công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Đã tạo được khung cảnh sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”.
– Với công tác vệ sinh môi trường:
+ 100% CB – GV- NV của nhà trường đã có ý thức tạo môi trường sạch cho trẻ hoạt động. Lịch thực hiện VSMT của các lớp, bếp luôn được thực hiện nghiêm túc thường xuyên và hiệu quả. Nên trường lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ mọi lúc mọi nơi.
+ Trường đã được phòng Giáo dục và Đào tạo, các đoàn đến tham quan và phụ huynh đánh giá môi trường luôn sạch sẽ. Trường đã tạo được khung cảnh sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”
Với hệ thống trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và môi trường luôn sạch sẽ như trên đã đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đã xây dựng được môi trường an toàn cho trẻ vui chơi và hoạt động.
Khung cảnh phòng hội đồng và bếp ăn của trường.
Khung cảnh nhà trường.
- Biện pháp 5: Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013 -2014
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT của năm học. Bên cạnh đó là hệ thống các trang thiết bị đồ dùng an toàn và đầy đủ thì tổ chức thực hiện là khâu vô cùng quan trọng. Mặc dù chị em đã nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành. Nếu không bắt tay vào thực hiện thì lý thuyết học được chỉ là lý thuyết suông mà không có thực tế. Tôi đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ như sau:
* Đối tượng thực hiện: 100% CB – GV- NV.
* Thời gian thực hiện: Thời gian bắt đầu từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014.
* Nội dung thực hiện: Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014.
* Hình thức triển khai thực hiện:
+ Phô tô quy chế trường học an toàn và kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014 phát cho 100% CB – GV- NV.
+ Tổ chức học tập quy chế và kế hoạch tại buổi học tập nhiệm vụ đầu năm học.
+ Triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch cả năm học, hàng tháng có kế hoạch cụ thể với các nội dung phù hợp với từng thời điểm.
* Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
– Với giáo viên các lớp:
+ Thường xuyên rà soát và loại bỏ toàn bộ đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây TNTT, mất an toàn cho trẻ.
+ Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
+ Sắp xếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ.
+ Xây dựng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Duy trì tốt, thường xuyên lịch vệ sinh tại lớp, giữ lớp, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
+ Với lớp nhà trẻ đồ chơi xâu hạt, đồ chơi nắp nút nhỏ, phấn…các cô giáo
phải để xa tầm tay trẻ, khi chơi mới mang ra. Giáo dục trẻ các nội dung an toàn khi sử dụng các đồ chơi và bao quát trẻ khi chơi.
+ Các ổ cắm điện trong lớp đều phải dán ký hiệu nguy hiểm để trẻ
biết đó là nơi nguy hiểm không được chạm vào.
+ Làm đồ dùng đồ chơi yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ và đảm
bảo vệ sinh.
+ Thực hiện giáo dục trẻ các kiến thức về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Rèn trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi.
– Với nhân viên nhà bếp:
+ Sắp xếp các đồ dùng, thiết bị nuôi dưỡng gọn gàng theo quy trình bếp một chiều.
+ Thực hiện sơ chế, chế biến các món ăn đảm bảo quy trình một chiều và đảm bảo VSATTP.
+ Thận trọng đảm bảo an toàn cho trẻ khi mang cơm, canh và các món ăn nóng lên lớp.
+ Xây dựng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Duy trì tốt, thường xuyên lịch vệ sinh tại bếp, giữ khu vực bếp luôn sạch sẽ.
+ Thường xuyên rà soát và loại bỏ toàn bộ đồ dùng, phục vụ trẻ trong giờ ăn như: Thìa, muôi, bát, đĩa… hỏng, sứt, gẫy có nguy cơ gây TNTT, mất an toàn cho trẻ.
+ Khoá nắp các bể nước sạch hàng ngày.
* Với nhân viên y tế:
+ Sắp xếp các đồ dùng, biểu bảng, thiết bị y tế gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, sạch sẽ.
+ Trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và CB – GV- NV trong trường.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra các lớp, các bếp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi, lan can, cầu thang… thiết bị hỏng có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Đề xuất loại bỏ, sử chữ và thay thế. Kiểm tra công tác VSMT toàn trường.
+ Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các loại thuốc ở các phòng y tế, loại bỏ các loại thuốc hết hạn sử dụng, đề xuất bổ sung, thay thế.
+ Sưu tầm, cập nhật kịp thời các bài viết, tranh tuyên về các dịch, bệnh xảy ra trên địa bàn trong từng thời điểm để tuyền ở bảng tin 3 khu, phòng y tế, phát cho các lớp và Liên hệ phát trên thông tin cảu thị trấn và các khu dân cư.
+ Phối hợp cùng kế toán cân đối tỷ lệ các chất xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn lẻ hợp lý.
– Với nhân viên bảo vệ:
+ Thực hiện tốt việc VSMT khu vực sân trường, hành lang và chăm sóc cây.
+ Bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường và đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường.
+ Thường xuyên kiểm tra các ổ khóa, cánh cửa các lớp, các vòi nước, ổ điện, khóa bể nước quanh khu vực của trường. Đảm bảo bơm đủ nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
– Với Ban giám hiệu:
+ Xây dựng, triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học
2013-2014.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, Tự đánh giá 68 nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn theo thông tư 13/2011/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sở giáo dục Mầm non. Báo cáo kết quả về phòng Giáo dục & Đào tạo.
* Kết quả đạt được:
– 100% CB-GV-NV đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013- 2014 và đạt kết quả tốt.
– 100% các lớp đã sắp sếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ và có đồ dùng đồ chơi tự làm đảm bảo an toàn cho trẻ.
– 100% ổ điện các lớp đựơc dán ký hiệu báo hiệu nguy hiểm.
– 100% đồ chơi ngoài trời, các đồ dụng dụng cụ quanh sân trường đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Phòng y tế có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm
bảo yêu cầu. Nhân viên y tế cập nhật các thông tin dịch bệnh kịp thời, làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống các TNTT trong nhà trường, thực hiện chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ.
– Bếp có đồ dùng nuôi dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ.
– 100% trẻ trong trường đã dược đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi, không có TNTT, dịch, bệnh xảy ra trong nhà trường.
- Biện pháp 6. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoach xây dựng trường học an tòan, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2013-2014.
Kiểm tra, đánh giá các việc thực hiện theo kế hoạch là biện pháp hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Ta vẫn nói rằng: Không có kiểm tra tức là không có quản lý. Kiểm tra nhằm thu thập thông tin, điều khiển, điều chỉnh bộ máy đi đến đích. Kiểm tra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, đo lường kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch (nếu có) nhằm làm cho bộ máy tốt hơn lên, đạt kết quả mong đợi. Kiểm tra giúp cho nhà quản lý phát hiện người làm tốt để khuyến khích động viên họ, còn người làm chưa tốt để cố gắng hơn. Kiểm tra còn giúp cho việc sai sót có thể xảy ra. Vì công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên người quản lý cần phải tích luỹ kinh nghiệm kiểm tra và thực hiện nghiêm túc biện pháp kiểm tra trong mọi hoạt động.
*Nội dung kiểm tra:
– Kiểm tra cách sắp sếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn và khoa học tại các lớp, bếp, phòng y tế, các phòng vệ sinh.
– Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
– Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ.
– Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường.
– Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế, các lớp, các khu.
– Kiểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
– Thăm lớp, dự giờ.
– Quan sát.
– Kiểm tra trực tiếp việc giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế.
– Trò chuyện trao đổi trực tiếp với giáo viên, nhân viên. học sinh.
* Hình thức kiểm tra, đánh giá:
– Kiểm tra theo định kỳ.
– Kiểm tra thường xuyên.
– Kiểm tra đột xuất.
– Kiểm tra có báo trước.
* Kết quả:
– Qua thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá tôi thấy hầu hết đội ngũ CB – GV- NV trong nhà trường luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc theo quy chế và kế hoạch của nhà trường đã xây dựng.
– 100% CB-GV-NV đều có phẩm chất đạo đức tốt luôn yêu quý trẻ, thương yêu tôn trọng trẻ trong mọi hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
– Công tác VSMT luôn được duy trì tốt, đảm bảo môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp”.
– Qua kiểm tra tôi đã nhận thấy có một số đồng chí tiêu biểu thực hiện tốt như: Đồng chí Nga lớp B1, đồng chí Bùi Hiền lớp C2, đồng chí Thùy lớp A2, đồng chí Vân lớp D1, đồng chí Nụ tổ nuôi, đồng chí Hiền phụ trách y tế… Bên cạnh đó còn một số đồng chí giáo viên trẻ mới vào truờng kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn hạn chế như: đồng chí Thủy, Hằng,…
– Không có CB-GV-NV nào vi phạm quy chế. Không có trường hợp TNTT, dịch bệnh nào xảy ra trong nhà trường.
- Biện pháp 7: Phối hợp với trung tâm y tế và phụ huynh để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2013-2014. Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế Thanh Trì và các bậc phụ huynh của nhà trường.
Bởi vì, Trung tâm y tế là nơi chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân mà việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc phối hợp với ngành y tế là một điều kiện để trường mầm non theo dõi được sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra trung tâm y tế còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bênh, phòng, chống các TNTT cho trẻ ở trường mầm non. Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho học sinh và CB-GV-NV toàn trường. Đầu năm học đã cung cấp cho nhà trường những tư liệu về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phác đồ sơ cấp cứu, các loại tranh, ảnh tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích và tranh về các loại dịch bệnh cho trẻ.
Cha, mẹ trẻ là những người đầu tiên nuôi nấng, chăm sóc trẻ. Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính những người trực tiếp nuôi dạy chúng, vì vậy giữa cha, mẹ trẻ và trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà trường và gia đình phải tạo được sự thống nhất về nội dung và phương pháp, chăm sóc, giáo dục trẻ, có sự trao đổi thường xuyên về cách chăm sóc, giáo dục, về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, hiểu thấu đáo các tính của từng trẻ để có cách chăm sóc, giáo dục trẻ thích hợp nhất.
Với các biện pháp phối hợp trên nhà trường đã đạt được kết quả tốt trong việc thực hiện kế hoạch, điều đó đã góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ. Cụ thể như:
* Với các phụ huynh:
– Đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ là rất cần thiết. Từ đó đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng có biện pháp chăm sóc phòng, chống các TNTT và các dịch bệnh cho trẻ. Không cho con mang các đồ vật có nguy cơ gây TNTT đến lớp như: Kim băng, các loại hột hạt, vòng chun, bi, các vật kim loại nhọn…. Có biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và những trẻ mắc các bệnh khi phát hiện qua các đợt khám bệnh định kỳ tại trường.
– Phụ huynh sưu tầm những bức tranh, hình ảnh hành vi sai (dẫn đến gây tai nạn thương tích) để nhà trường treo ở bảng tuyên truyền của các lớp. Qua đó trẻ sẽ biết được về các hành vi không nên làm của mình.
– Thực hiện đúng nội quy, quy chế của nhà trường. Quan tâm, ủng hộ đến mọi hoạt động của nhà trường.
* Với Trung tâm y tế:
– Trung tâm y tế đã cung cấp cho nhà trường một số các tài liệu và tranh ảnh như sau:
+ Phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích cho trẻ: 03 bộ cho 03 phòng y tế.
+ Tranh tuyên truyền cúm A H1N1, H5N1, sởi , thủy đậu, tay chân miệng, Viêm GanB, ho lao, ho gà, Các bệnh về đường hô hấp, Các bệnh do động vật cắn, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản… Tổng số 11 bộ (đủ cho 3 phòng y tế và 11 lớp).
– Đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 02 lần cho trẻ (vào tháng 10 và tháng 4). Đã tổ chức khám sức khoẻ cho CB- GV- NV 02 lần, trong đó 1 lần kết hợp tập huấn VSATTP.
Sau khi áp dụng thực hiện một loạt các biện pháp trên trường mầm non B Thị trấn Văn Điển đã thực hiện thành công kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014 và đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
– Đã xây dựng được kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014 phù hợp với đặc điểm và các điều kiện của trường.
– Nhà trường đã mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp phát cho 100% các lớp, các bếp để giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học tập. Ban giám hiêu đã tạo điều kiện cho 100% CB-GV-NV tham gia lớp tập huấn công tác VSATTP và khám sức khoẻ do Trung tâm y tế huyện Thanh Trì tổ chức . Đã tạo điều kiện cho CB-GV-NV tham gia tập huấn phòng cháy chữa cháy do giảng viên phòng CSPCCC thành phố tập huấn.
– 100% CB-GV-NV đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014 và đạt kết quả tốt. Nắm được kiến thức, kỹ năng phòng và xử lý các loại dịch bệnh cũng như các tai nạn thông thường xẩy ra với trẻ nhỏ.
– Đã làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
– Đã trang bị được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo VSATTP.
– 100% các lớp đã sắp xếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi mầm non hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ và có đồ dùng đồ chơi tự làm đảm bảo an toàn cho trẻ. Các ổ điện các lớp đựơc dán ký hiệu báo hiệu nguy hiểm.
– Phòng y tế có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm bảo yêu cầu. Nhân viên y tế cập nhật các thông tin dịch bệnh kịp thời, làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống các TNTT trong nhà trường, thực hiện chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ.
– Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế Thanh Trì và các bậc phụ huynh của nhà trường. Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2013-2014.
– Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo GV-NV thực hiện xây dựng trường học an toàn và phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường học.
– 100% trẻ trong trường đã được đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi, không có TNTT, dịch, bệnh xảy ra trong nhà trường.
– Công tác y tế học đường và VSATTP được Trung tâm y tế Thanh Trì đánh giá tốt đạt 99 /100 diểm.
– Đã xây dựng được môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp, thân thiện cho trẻ vui chơi và hoạt động.
Nguồn: giao an mam non
Tải tài liệu về tại link: http://tinyurl.com/q49eu4n
Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 24-36 tháng
Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ 24-36 tháng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non Vai trò đầu tiên của các hoạt động phát triển thể chất là nâng cao phát triển vận động qua hoạt động tập luyện, vui chơi, ngoài việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động còn giúp trẻ có sức khỏe tốt cân đối hài hòa. Có thể thấy một số công trình nghiên cứu khoa học đã xác định được rằng: Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức, có kĩ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Do đó, thông qua các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày giáo viên rèn nhân cách cho trẻ nhằm phát triển tốt các mặt “ đức, trí, thể, mĩ” tạo tiền đề cho trẻ có hứng thú với trường với lớp không còn nhút nhát hay sợ sệt mỗi khi đến trường. Trong giáo dục thể chất, trò chơi vận động chiếm phần quan trọng không thể thiếu ở trẻ nó giúp cho trẻ phát triển thể chất và còn hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu của nhân cách con người. Vì vậy năm học 2013- 2014 bộ GD – ĐT đưa ra chuyên đề: “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, nhằm phát triển thể chất cho trẻ ” với mục tiêu nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ đóng một vai trò cần thiết cho sự phát triển thể lực toàn diện cho trẻ.
Trong thực tế ở trường mầm non, đặc biệt là lứa tuổi 24- 36 tháng rất khô khan chỉ thực hiện đúng phương pháp trò chơi vận động cứ lặp đi lặp lại gây sự nhàm chán đối với trẻ, dẫn đến trẻ nhút nhát càng nhút nhát hơn, không mạnh dạn tự tin tham gia hoạt động, không phát huy tính tích cực của trẻ. Trường đã sử dụng các loại trò chơi như: trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động. Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ, phải đặc biệt chú ý đến loại trò chơi vận động, vì trong trò chơi này, tất cả trẻ tham gia đều được thu hút vào vận động. Những vận động đó được quy định bởi nội dung và luật của trò chơi, đồng thời nhằm đạt được một mục đích nào đó đặt ra trước khi chơi hay tự trẻ tham gia chơi đề ra. Chẳng hạn như: rèn luyện kỹ năng vận động gì quy định điều kiện của trò chơi.
Vậy làm thế nào để tổ chức các trò chơi vận động thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một việc làm rất khó đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp nhà trẻ . Vì ở lứa tuổi này khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém, trẻ thích thì tham gia không thích thì sẵn sàng bỏ cuộc.
Là giáo viên chủ nhiệm, khối lớp nhà trẻ (24 – 36 tháng tuổi) đồng thời cũng là tổ trưởng chuyên môn khối nhà trẻ, tôi luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi vận động với trẻ mầm non. Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2013-2014, tôi đi sâu nghiên cứu tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ và đạt được kết quả khả quan. Qua đó, góp phần phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mĩ cho trẻ
Đó là lý do tôi chọn đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ 24-36 tháng”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Trò chơi đồ chơi trong lớp mầm non vận động là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế. Đa số các trò chơi vận động dành cho các lứa tuổi mầm non là những trò chơi mang tính chủ đề, phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lí và khả năng tư duy, tưởng tượng của trẻ. Khi tham gia trò chơi, trẻ phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giải thích của giáo viên để thực hiện đúng vận dộng cần thiết. Cho nên, đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động. Khi chơi trò chơi vận động hệ thần kinh được củng cố, làm thỏa mãn cảm xúc, đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn hô hấp cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớp xương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, phát triển tố chất vận động trong điều kiện thay đổi. Sử dụng trò chơi vận động để trẻ tiến hành bài tập. Được tham gia trò chơi vận động trẻ vận động tích cực, tự nhiên, thoải mái, tự tin, linh hoạt hơn có tác dụng rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo phát triển tố chất vận động khi thực hiện các thao tác vận động trong trò chơi.
Trò chơi đồ chơi ngoài trời mầm non vận động là hoạt động cần thiết hàng ngày đối với trẻ, nó có thể dùng để tổ chức nghỉ ngơi, tích cực sau tiết học giúp cho cơ thể năng động trong tiết học thể dục, thể dục buổi sáng và trong thời gian tự hoạt động của trẻ như: đón trẻ buổi sáng, đi dạo, vui chơi, hoạt động buổi chiều, giờ trả trẻ.
Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển vận động phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ nói riêng. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Xem: giáo án mầm non
II. Cơ sở thực tiễn
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
* Kết quả
KẾT LUẬN
Nhấn vào đây để tải về : http://tinyurl.com/nznoncj
sáng kiến kinh nghiệm mầm non cùng bé khám phá
CÙNG BÉ KHÁM PHÁ
LỜI GIỚI THIỆU
Khi nói đến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh, trẻ rất vui sướng khi tự tay mình thả quả trứng vào một miệng chai nhỏ hơn “Bỏ trứng vào chai”; nhìn thấy nước ở trong ống hút “Ống hút lạ lùng”; sự hoà tan của bột giặt “Nhủ tương và dầu”… từ những thí nghiệm nhỏ này sẽ hình thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên là cơ sở khoa học sau này của trẻ.
sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2012, sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi, sang kien kinh nghiem, sang kien kinh nghiem am nhac mam non, sang kien kinh nghiem mam non, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sang kien kinh nghiem mam non bao ve moi truong, sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý, sang kien kinh nghiem mam non hay, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái, sang kien kinh nghiem mam non mon tao hinh, sang kien kinh nghiem mam non mon van hoc
>>> Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi
>>> Sáng kiến kinh nghiệm Môn giáo dục âm nhạc
>>> Trò chơi chuyển tiếp trong Giáo dục Mầm Non
Thông qua các thí nghiệm tự tay trẻ làm, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích so sánh, tổng hợp nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn.
Khi quan sát trẻ hoạt động tôi thấy những biểu hiện của trẻ là rất tích cực, thích thú khi trẻ nhìn thấy các bước thực hiện cũng như kết quả mà trẻ thu nhận được. Chính vì thế chúng ta, những người giáo viên mầm non có nhiệm vụ khuyến khích, tạo điều kiện giúp trẻ có điều kiện khám phá, trải nghiệm.
Tuy nhiên, nội dung, đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc: nội dung phải đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn về qui trình thưc hiện đối với trẻ. Và sau đây là những bài tập thí nghiệm mà tôi đã lựa chọn phù hợp với trẻ 4 tuổi.
BÀI TẬP 1: HAI CHIẾC ỐNG HÚT
1. Bé chuẩn bị gì?
• Hai chiếc ống hút.
• Băng keo.
• Một ly nước xí muội (hhoặc nước ngọt nước cam).
• Cho một ống nhúng vào ly, một ống ở bên ngoài.
2. Bé làm thế nào?
• Dùng băng keo quấn hai chiếc ống hút lại.
• Đặt miệng vào cả hai ống hút và hút mạnh.
3. Bé thấy gì?
• Lần đầu bé chỉ hút được… không khí.
• Còn lần sau bé đã hút được nước xí muội rồi.
4. Tại sao vậy?
• Bé biết rằng không khí nhẹ hơn nước nên trong lần hút đầu, không khí sẽ di chuyển đến miệng bé nhanh hơn. Kết quả bé không hút được nước. Còn lần hút sau, bé hút được nước là nhờ luồng không khí bên ngoài ly đã bị ngón tay bé chặn lại.
BÀI TẬP 2: ỐNG HÚT LẠ LÙNG
1. Bé chuẩn bị gì?
• Một cái ống hút.
• Một ly nước cam hoặc nước ngọt.
2. Bé làm thế nào?
• Hút một ít nước vào ống.
• Đặt nhanh một ngón tay lên ống bịt trên ống – giữ ống thẳng đứng. Bé hãy nhìn xem (nước vẫn còn trong ống!).
• Bây giờ bé hãy thả ngón tay ra khỏi đầu ống. Bé thấy gì? (nước trong ống sẽ chảy ra).
BÀI TẬP 3: BỎ TRỨNG VÀO CHAI
1. Bé chuẩn bị gì?
• Một quả trứng gà.
• Một cốc giấm.
• Một cái chai có miệng nhỏ hơn quả trứng.
2. Bé làm như thế nào?
• Trước tiên, bé hãy thả quả trứng vào trong cốc giấm.
• Sau một tuần, bé hãy vớt quả trứng ra lúc này lớp vỏ trứng mềm nhũn đi vì sự “tấn công” của giấm.
• Bây giờ bé cứ kiên nhẫn và khéo léo bỏ trứng vào miệng chai. Một thời gian sau, vỏ trứng sẽ trở nên cứng lại, bé đem khoe “tác phẩm” của mình đi nào.
BÀI TẬP 4: NHŨ TƯƠNG: DẦU VÀ NƯỚC
1. Bé chuẩn bị gì?
• Một cái lọ hoặc là ly thuỷ tinh.
• Nước sạch , dầu ăn và nước rửa chén.
2. Bé làm như thế nào?
• Cho nước sạch vào lọ thuỷ tinh.
• Sau đó, thêm vào một ít dầu ăn. Bé nhìn thấy gì? (dầu sẽ nổi trên mặt nước).
• Tiếp theo, bé dùng tay lắc lọ thuỷ tinh, để yên một lúc, bé hãy quan sát (dầu và nước lại phân thành hai lớp rõ ràng).
• Bây giờ bé lại cho thêm vào lọ thuỷ tinh một ít nước rửa chén hoặc bột giặt quần áo, bé tiếp tục lắc lọ thật kỹ rồi quan sát sẽ thấy dầu và nước không còn phân thành hai lớp nữa mà hoà làm một với nhau.
3. Vì sao?
• Bởi chất tẩy rửa có một thuộc tính đặc biệt là có thể bao vây từng giọt dầu, đem phân tán đều trong nước.
• Bột giặt có thể khử đi vết dầu trên quần áo, chất tẩy rửa có thể tẩy sạch ố dầu là do chúng có thể tách phân tử dầu trên quần áo để đưa vào trong nước.
BÀI TẬP 5: AO NÀO CẠN TRƯỚC? AO RỘNG VÀ NÔNG – AO SÂU VÀ CẠN
1. Bé chuẩn bị gì?
• Một cái chậu.
• Một cái chai thuỷ tinh.
2. Bé làm như thế nào?
• Đổ đầy nước vào lọ thuỷ tinh.
• Bé cẩn thận rót hết nước từ chai thuỷ tinh vào cái chậu.
• Sau đó bé đặt cái chậu lên kệ (đây là cái ao rộng và nông của bé).
• Bé lại tiếp tục đổ nước vào cái lọ thuỷ tinh đặt nó bên cạnh chậu nước (đây là ao nhỏ và sâu của bé).
• Bé hãy quan sát mực nước của chậu và lọ trong nhiều ngày cái nào sẽ cạn nước trước? Tại sao?
BÀI TẬP 6: KHÍ NÉN “ĐẠI LỰC SĨ”
1. Bé chuẩn bị gì?
• Hai chiếc cốc thuỷ tinh miệng nhỏ, đáy lớn.
• Một chiếc kim kẹp giấy.
2. Bé làm như thế nào?
• Xếp chồng hai ly lên nhau.
• Dùng tay hơi nhấc chiếc cốc bên trên.
• Bé thổi hơi vào khe giữa hai chiếc cốc. Bé thấy điều gì? (chiếc cốc ở bên trên bị dội lên như chực nhảy ra khỏi chiếc cốc bên dưới).
Làm thế nào giúp trẻ 1-2 tuổi phát triển ngôn ngữ tốt
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Tiêu đề: LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ 1 – 2 TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐƯỢC TỐT.
- Đặt vấn đề:
Ai cũng biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý của trẻ.
Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 2 tuổi qua quan sát những giờ hoạt động chung và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển, trong năm tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
>>> Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi
>>> Ý nghĩa trò chơi xây dụng đối vơi trẻ
>>> Trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh qua những mẫu truyện
- Giải quyết vấn đề:
Biện pháp: Dùng tranh di động trên kiếng.
Trong giờ hoạt động chung; trên tiết phát triển ngôn ngữ: “con chó, con mèo” tôi dùng tranh di động trên kiếng, những con vật như con chó, con mèo di chuyển rất sinh động, vừa xuất hiện nhân vật đã thu hút và gây hứng thú cho trẻ, trẻ rất thích và rất chú ý, các cháu được nhìn, được chỉ, được gọi, được chạy đuổi bắt khi tôi di chuyển các nhân vật.
Với biện pháp này, rất thuận lợi cho tôi trong việc di chuyển vì được cách bởi tấm kiếng, nên tôi có thể di chuyển theo ý muốn và cung cấp kiến thức cho trẻ một cách đầy đủ nhất, mà không bị trẻ làm gián đoạn. Các cháu muốn sờ vào nhân vật cũng không sờ được nên lại làm tăng thêm kích thích ở trẻ.
Biện pháp 2: Giao lưu trực tiếp với nhân vật.
Tôi đã sử dụng thùng gỗ (thùng carton) khoét một lỗ tròn (lớn, nhỏ) để tôi cho trẻ đoán, tìm, sờ, tôi cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, có khi tôi cho xuất hiện lỗ này cái đầu, lỗ kia cái chân. Tôi cho những nhân vật xuất hiện ở những lỗ khác nhau để kích thích trẻ gọi tên ví dụ như : đuôi chó, đuôi con chó… Sau đó tôi cho các nhân xuất hiện để trẻ được ôm ấp, vuốt ve, ôm hôn, trò chuyện…
Ở dạng hoạt động này, tôi cung cấp cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, tôi còn tạo được cảm xúc giao lưu cho trẻ và qua đó dạy trẻ kỹ năng bộc lộ cảm xúc trong giờ chơi.
Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua tình huống trò chơi.
Trong giờ hoạt động vui chơi, tôi luôn quan sát các cháu chơi và tùy vào tình huống mà tôi tác động theo.
Ví dụ : Bé Bi đang đẩy xe đi chơi, xe bị lật, em bé ngã. Tôi thấy bé Bi bế em lên và miệng lẩm bẩm, tôi liền đến bên và hỏi: “ Em con bị làm sao?” Bé trả lời: “Em bị té u đầu” “ Thế phải làm sao bây giờ?” “Xức dầu cho em”….
Biện pháp 4: Xem tranh, xem sách tôi đã đưa giờ xem tranh xem sách lồng vào trong giờ hoạt động vui chơi một cách tự nhiên nhẹ nhàng không gò bó nhưng đạt hiệu quả rất cao. Thông qua xem sách, xem cách cháu tự nói rất nhiều theo sự hiểu biết của mình như : về tên đồ dùng vật dụng của đồ chơi, đồ dùng và đặc trưng của các con vật, và ở đây tôi đã phát triển cho trẻ kỹ nanưg xem sách và lật sách.
- Kết thúc vấn đề:
Qua những biện pháp trên, tôi đã ứng dụng trong năm học và nhận thấy rằng các cháu ở lớp tôi về ngôn ngữ phát triển rất tốt, các cháu nói được rất nhiều, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp.
Một vài biện pháp đưa ra, mời các bạn cùng tham khảo.
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi
- ĐẶT VẤN ĐỀ
– Ông bà ta xưa có câu “ Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển NN cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác. Đặc biệt là thông qua bộ môn NBTN, giúp trẻ khả năng phát triển TDuy và NNgữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2012, sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi, sang kien kinh nghiem, sang kien kinh nghiem am nhac mam non, sang kien kinh nghiem mam non, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sang kien kinh nghiem mam non bao ve moi truong, sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý, sang kien kinh nghiem mam non hay, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái, sang kien kinh nghiem mam non mon tao hinh, sang kien kinh nghiem mam non mon van hoc
– Năm học 2014-2015 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Sơn ca, sỉ số 35 cháu. Đa số cháu đã biết nói, nhưng phát âm chưa rõ ràng, một số còn nói ngọng, nói chưa trọn câu…
– Để phát triển tốt về ngôn ngữ, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi”
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
– Khoa học đã ng cứu về đặc điểm TSL lứa tuổi chúng ta thấy trẻ 3 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, ngôn ngữ ngày càng đóng vai trò quan trọng với trẻ . Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh.
– Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đã giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “ Tại sao” với chúng ta.
-Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng…
Muốn làm được điều đó người giáo viên phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái, lịch sự.
*Trò chuyện với trẻ:
– Cho trẻ được tiếp xúc và hoạt động với các đồ vật, tôi hỏi trẻ: “ Đây là cái gì? Chiếc ô tô này màu gì? Quả bóng này to hay nhỏ…Từ những hoạt động này cũng giúp trẻ mở rộng vốn từ, tôi thường xuyên sửa phát âm sai cho trẻ, hình thành thói quen tư duy về mọi việc diễn ra xung quanh trẻ một cách tự nhiên nhất.
Ví dụ: trẻ quan sát vườn hoa trẻ kể lại. Hoa hồng màu đỏ có gai, hoa cúc màu vàng, hoa rất thơm…
– Những lần sau tôi đã tích cực hóa lời nói của trẻ khi quan sát tôi đưa ra các câu hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai ? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng?…Đối với trẻ 3 tuổi biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi luôn bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ cho trẻ. Những lúc trẻ lúng túng tôi đã gợi ý và giúp trẻ trả lời cho chính xác.
*Tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm
– Tôi cho trẻ tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp theo từng nhóm nhỏ. Đây là cơ hội cho trẻ được trò chuyện với các bạn và phát triển khả năng giao tiếp của trẻ , trẻ sớm học được cách truyền tải, suy nghĩ, cảm giác thành lời khi chơi với đồ chơi.
Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi ru em. Mỗi nhóm ngồi 3-5 trẻ, mỗi trẻ ôm 1 con búp bê, tôi nói trẻ: Ru em à ơi và lắc lư người, từ đó cũng làm cho trẻ gia tăng trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
– Hay trong trò chơi xếp hình, xâu hạt. Tôi cũng tổ chức thường xuyên để trẻ được hoạt động với đồ vật để trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và trẻ có thói quen sử dụng các trò chơi. Qua đó cũng kích hoạt cho trẻ phát triển ngôn ngữ.
*Sử dụng tranh ảnh trong các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
– Trong các tiết dạy tôi đã đưa ra các bức tranh có các nhân vật, thể hiện được nội dung chủ đề. Tôi hướng dẫn trẻ quan sát một cách chi tiết những nội dung thể hiện trong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát và từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ. Trẻ không chỉ nhắc lời nói của cô giáo mà trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình qua lời nói của trẻ
Ví dụ: Khi đưa bức tranh về đàn gà tôi hỏi trẻ
Các con ơi đàn gà nhà Bà có đẹp không? Gà mẹ thì to, gà con thì nhỏ… Gà to có bộ lông màu gì?…
– Những giờ trả trẻ tôi thường đọc sách, truyện có tranh minh họa, trẻ rất thích thú và luôn miệng hỏi về những nhân vật trẻ nhìn thấy trong tranh.
*Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong mọi hoạt động
để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
– Ở lớp những đồ dùng đồ chơi như: Búp bê, ô tô, các con vật, các hình khối đều có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của trẻ. Nó làm phong phú những biểu tượng đạo đức, lời nói giữa cô và trẻ cũng làm tích cực hóa vốn từ cho trẻ
Ví dụ: Trong giờ tập nói về: Đồ dùng của bé tôi thấy trẻ tham gia hoạt động chung một cách tích cực
*Tôi hỏi trẻ: Đi học Bé có mang dép không?
*Khi nắng bé phải đội gì?
*Bé dùng gì để lau mũi?
Qua đó các chuẩn mực hành vi và thói quen tự phục vụ cho trẻ cũng được hình thành
– Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tự lập để phát triển lời nói
– Tôi đã hướng dẫn trẻ cách chơi, các kĩ năng cơ bản, trong quá trình chơi trẻ đã được phát âm nhiều lần các từ khác nhau
Ví dụ: Trẻ chơi xếp ô tô
Trẻ sẽ tưởng tượng ra ô tô chạy và nói: Ô tô chạy…bíp …bíp
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với kinh nghiệm của bản thân và những kiến thức được trang bị trong quá trình công tác tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy chỉ là những biện pháp có được từ cá nhân tôi, dựa vào tình hình của trẻ lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy các cháu lớp tôi cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt:
– Trên 80% trẻ đã nói trọn câu: VD“ Cô ăn cơm – Con mời cô ăn cơm” Và nói rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp, có nhiều cháu trả lời lưu loát và trọn ý, trọn câu. Các cháu đọc thơ đã hay hơn. Các giờ âm nhạc cháu đã hát được đúng giai điệu, rõ lời và nhịp nhàng
– Trong giao tiếp với cô trẻ đã trả lời rõ nghĩa. Khi tham gia các trò chơi tập thể trẻ trò chuyện với bạn rất vui. Trẻ có yêu cầu gì trẻ đều thể hiện qua lời nói rất rõ ràng. Tôi cảm thấy rất vui mừng và các bậc phụ huynh cũng tỏ ra hài lòng và mến phục.
III. Kết luận:
– Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Vì vậy giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức, lối sống ,tư tưởng, lập trường, tư tưởng vững vàng. Luôn bồi dưỡng trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho trẻ. Vì kĩ năng này đóng một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm giàu cho kho tàng kiến thức của trẻ.
– Việc rèn luyện cho trẻ nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề quan trọng nên mỗi giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang trí thức thắp sáng thế hệ mầm non phấn đấu tất cả vì trẻ thân yêu.
– Trên đây là một số biện pháp hữu ích nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua môn nhận biết tập nói. Tôi rất mong được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và của các cấp lãnh đạo.
- Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dạy trẻ PTNN:
– Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của mình, coi ngôn ngữ là phương tiện giáo dục chủ đạo
– Giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn nại yêu trẻ như con đẻ của mình
– Phải gần gũi thân thiện và nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
– Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, các đồ dùng, đồ chơi đẹp, đảm bảo tính thẫm mỹ và khoa học, thu hút trẻ vào tiết học
– Cô giáo là người gần gũi trẻ nhất, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất phải luôn phát âm chuẩn, nói chuẩn phải uốn nắn trẻ để trẻ phát âm chính xác
– Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên
Ý nghĩa trò chơi xây dụng đối vơi trẻ
Sáng kiến kinh nghiệm:
GÓC XÂY DỰNG TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Ý NGHĨA TRÒ CHƠI XÂY DỰNG ĐỐI VỚI TRẺ
Trò chơi xây dựng (tcxd) là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy… với những hình dạng kích thước khác nhau, trẻ có thể lắp ghép xd nên những công trình như : công viên, lăng tẩm.. Hoăc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, hến, ốc, đá, sỏi… trẻ xây nên những vừơn trường , vườn cây. Trong những công trình đó, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét, tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng, mỗi trẻ đều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ
Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó cũng là những phẩm chất cần thiết của con người trong thời đại phát triển.
- NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TRÒ CHƠI XÂY DỰNG
Theo su hướng từ trước đến nay góc xd ở một số trường hợp hoàn toàn không sử dụng cho trò chơi, nhưng là một phần cần thiết cho khung cảnh chơi. Nhưng cũng có trường hợp công trình xd mà trong đó nội dung chỉ đơn thuần là thực hiện một công trình không có mối liên hệ gì với các góc khác. Hình thức đó nếu được lập đi lập lại thường xuyên thì trẻ sẽ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo cuả trẻ
- BIÊN PHÁP KHẮC PHỤC
Luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau như Kmác đã nói: sự phong phú của nhân cách phụ thuộc vào sự phong phú của các mối quan hệ xã hội “. Góc xd ở MG phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc khác khi đó trẻ không những biết đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác:
Khi chơi xd ngoài tạo ra một khuân viên nhất định cô còn có thể gợi ý cho tre mở rộng liên kết với các góc khác bằng những con đường nối từ góc này sang góc kia từ khu chợ tới góc gia đình, từ khu vui chơi tới cửa hàng lúc này góc xd làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc khác lại với nhau muốn đi chợ phải đi trên con đường băng qua góc xd muốn đi đến ga cũng có con đường đi đến ga
Tuy nhiên ở trường hợp naỳ các cô có thể gặp khó khăn vì không đủ gạch xd. Để khác phục điều đó các cô có thể lấy những thùng giấy, hộp sữa, long.. đẻ làm hàng hào đường đi
Ngoài ra để làm phong phú thêm góc chơi, cô có thẻ dùng thùng giấy để làm đường hầm cho trẻ chui qua ,hoạc phủ một tấm vaỉ lên hai cổng cũng tạo ra một đường hầm cho trẻ đi qua khi muốn tới một nơi nào đó
Đôi khi công trình xd còn phục vụ cho sự khởi đầu cuả trò chơi đóng vai : vd xây nhà hát bắt đầu cho trò chơi đóng kịch hoạc diễn rối , xây bến xe bắt đầu cho góc bán vé và đi chơi ..lúc đó trẻ xẽ được chơi ngay trong góc xd bạn mới xây
Góc xd còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm song những sản phẩm từ đó trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các nhân vật do chính trẻ tạo ra
- KẾT LUẬN
Sau 3 năm thực hiện em thấy có những hạn chế như: khoảng trống trong lớp không đủ
- Ưu điểm : các góc chơi theo kiểu cuốn chiếu không bày la liệt ra cùng một lúc
- Trẻ phát triển tính sáng tạo và tự lập rất nhiều
- Trẻ rất hứng thú và chơi rất tích cực
- Hạn chế sự chạy nhảy sô đẩy nhau vì ai cũng phải tự bảo vệ công trình của bạn
- Tận dụng được những nguyên vật liệu phế thải và với nhiều nguyên liệu sẽ khơi gợi tính sáng tạo của trẻ
Với ít ỏi kinh nghiệm nên em chỉ nêu được một số sáng kiến nho nhỏ, sáng kiến này còn rất nhiều thiếu sót, vì thế mong các cô giúp em hoàn thiện hơn nữa để tiếp tục phục vụ tốt cho các bé và nâng cao tay nghề
Trò chơi chuyển tiếp trong Giáo dục Mầm Non
Trò chơi chuyển tiếp trong HĐHT
Như chúng ta đều biết , trẻ Mầm non như tờ giấy trắng.Do đó muốn trẻ phát triển một cách tòan diện thì trong quá trình chăm sóc giáo dục các cháu đòi hỏi người giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ các mặt:Thể chất, tình cảm xã hội, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ sáng tạo.Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì người giáo viên phải linh hoạt, chủ động lựa chọn, sắp xếp các nội dung diễn ra một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt dộng một cách nhẹ nhàng và trẻ được hoạt dộng một cách tích cực nhất.Để làm được diều này, theo tối thì vai trò của các trò chơi chuyển tiếp cũng góp một phần không nhỏ để giúp giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục của mình:vì trẻ Mầm non “Học mà chơi,chơi mà học”
Tuy nhiên trong thực tế, các tròc hơi này chưa được biên soạn nhiều nhằm phục vụ tốt cho nền giáo dục Mầm Non theo hướng đổi mới như hiện nay.Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn đưa các trò chơi chuyển tiếp mà tôi đã sưu tầm và biên soạn vào trong công tác và giáo dục các cháu.
A.Vai trò của trò chơi chuyển tiếp trong Giáo dục Mầm non.
Trò chơi chuyển tiếp giúp cho các hoạt động diễn ra một cách nhẹ nhàng.
Ví dụ: Trong hoạt động làm quen với Toán: chuyển từ hoạt động nhận thức sang hoạt động ôn luyện củng cố nếu ta đưa một trò chơi nhỏ vào sẽ giúp cho hoạt động không bị cắt khúc, rạch ròi.
*Trò chơi chuyển tiếp giúp giáo viên thu hút và ổn định các cháu dễ dàng hơn.
Ví dụ: Khi chuẩn bị đưa ra một hoạt động nào đó mà cô giáo sử dụng trò chơi thì trẻ sẽ chú ý đến cô hơn, và cũng chú ý tới bài giảng hơn.
*Trò chơi chuyển tiếp giúp cô giáo gần gũi với trẻ, đồng thời tạo mối quan hệ giữa trẻ và bạn..
*Trò chơi chuyển tiếp giúp trẻ luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
*Trò chơi chuyển tiếp giúp trẻ ôn lại một số kinh nghiệm về các sự vật hiện tượng xung quanh mình.
B.Một số trò chơi chuyển tiếp
I.Chủ điểm Động vật
a/Mục đích:
Trẻ ôn lại các biểu tượng, đặc điểm về các con vật:tiếng kêu, hình dáng, nơi hoạt động,lợi ích của chúng đối với con người.
Giúp trẻ thư giãn các hoạt động nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cơ quan phát âm cho trẻ.
b/Hướng dẫn:
Tập cho trẻ đọc thuộc lời của tròi chơi
Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của trò chơi
1.Trò chơi: Chị gà mái
Con gà cục tác cục ta (Dưa 2 tay ngang vai, bàn tay nắm và mở theo yêu vần)
Hay đỗ đầu hè hay chạy rong rong (2 tay đặt lên vai rôi xoay tròn trước bụng)
Má gà thì đỏ hồng hồng(2 tay chỉ 2 má, nghiêng đầu qua lại)
Cái mỏ thì nhọn,cái mào thì tươi (2 tay chụm trước miệng, rồi đưa lên đầu)
Cái chân hay đạp hay bươi (trẻ dậm 2 chân, tay chống hông)
Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay.(2 tay vỗ vào hai bên hông)
2.Trò chơi Chú thỏ con:
5 chú thỏ con mà tôi được biết(đưa 5 ngón tay phía trước và lắc qua lắc lại)
Thỏ nhảy qua bên phải(đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)
Thỏ nhảy qua bên trái (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)
Thỏ nhặt quả rụng là thỏ nhặt quả rụng ( 1 tay chống hông làm giỏ, tay còn lại làm động tác bỏ quả vào giỏ)
Thỏ rung cây quả rụng(đọc 2 lần)(2 tay đưa lên cao làm động tác rung cây)
Nhiều quả thỏ thích quá(đọc 2 lần) ( trẻ vỗ tay)
Trò chơi: Con trâu nhỏ
Ông có con trâu (Đặt hai tay lên vai lắc qua lắc lại)
Đôi sừng cong cong(2 tay đưa cao đầu làm sừng)
Lúc ra cách đồng (dậm chân tại chỗ)
Giúp ông cày ruộng.(1 tay đưa cao, 1 tay thấp làm như chèo thuyền)
Trò chơi: Đàn gà
Chú gà con (2 bàn tay chụm lại)
Lon ta lon ton(1 bàn tay xòe và đặt 2 ngón(trỏ và giữa)như đang đi
Quanh quẩn bên mẹ (2 bàn tay xoay tròn vào nhau)
Đôi chân bé xíu (2 tay vỗ lên 2 chân)
Chiếc mỏ tẻo teo (2 bàn tay chụm lại để trước miệng)
Chiếp chiu chíp chíp.(2 bàn tay chụm lại để trước miệng và mổ vào nhau)
II.Chủ điểm trường lớp
a/Mục đích:
Giúp trẻ nhận biết, ôn lại tên một số đồ dùng vfa các hoạt động trong trường MN.
Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động.
Phát triển ngôn ngữ và rèn phát âm cho trẻ.
Hướng dẫn:
Tập cho trẻ đọc thuộc lời của trò chơi.
Tập các động tác minh họa và cho trẻ vận động kết hợp với lời của trò chơi.
Trò chơi: Cái ca
Con có cái ca (nắm 1 bàn tay đưa ra phía trước)
Cô cắt quả cà (2 bàn tay xòe ra và đánh lên đánh xuống)
Con cầm cái ca (2 tay nắm lại)
Cùng cười ha ha (Trẻ đọc và cười)
Trò chơi: Em vẽ
Em thích vẽ (1 cánh tay đưa lên như đang cầm cọ)
Vẽ ngôi trường (làm như đang vẽ)
Có bạn em (chỉ sang một bạn bên cạnh)
Cùng hát múa (rung 2 tay như đang múa)
Trò chơi :Cô giáo
Cô giáo em
Là lá la (2 tay vỗ vào vai)
Cô hay cười (2 taychỉ lên miệng)
Đầu rung rung .(lắc đầu rung rung)
Trò chơi: Bè bạn
Bé và bạn (Đưa 2 bàn tay chỉ vào mình và bạn)
Oẳn tù xì (2 trẻ quay vào nhau và oẳn tù tì)
Chơi bắn bi (Làm động tác bắn bi)
Ôi thích quá (vỗ tay)
Trò chơi: Ghế ngồi.
Bé có cái ghế(1 chân đứng, chân còn lại bắt chéo qua như ngồi ghế)
Lúc thấp, lúc cao (trẻ ngồi xuống rồi đứng lên)
Giúp bé học bài (làm động tác viết bài)
Điểm mười thật vui (vỗ tay)
III.Chủ điểm gia đình
a/Mục đích:
Giúp trẻ ôn lại đặc điểm một số đồ dùng, nhận dạng hình dáng đặc trưng, vị trí và mối quan hệ của các thành viên trong gia đinh mình.
Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ, thể lực, rèn cơ quan phát âm cho trẻ..
Hướng dẫn:
Tập trẻ đọc thuộc lời của bài thơ
Tập trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của lời của trò chơi.
Trò chơi :Nhà em
Nhà em có 4 người (dưa 4 ngón tay)
Ba em thì cao lớn (vươn người cao lên)
Mẹ em thì hiền dịu (vỗ 2 tay để chéo trước ngực)
Chị em hay vỗ tay (vỗ tay)
Mỗi khi em được điểm 10 (đưa 10 ngón tay lên lắc qua lắc lại)
Trò chơi :Mẹ và bé
Tùng dinh tùng dinh (đưa 2 tay làm như đang đánh trống)
Con đẹp con xinh (2 tay múa qua 2 bên)
Như hoa hồng nhỏ (2 tay chụm lại như nụ hoa)
Mẹ hôn mỗi ngày.(2 tay chỉ lên má)
Trò chơi :Chiếc quạt máy
Nhà em có cây quạt (2 tay nắm lại tạo thành 1 chiếc quạt to)
Quay nhanh rồi quay chậm ( 2 tay quay chậm trước ngực)
Mang gió đến mọi người.(2 tay rung cao và đưa qua đưa lại)
Trò chơi: Nấu ăn
Cái chảo cái nồi (2 tay làm hình vòng tròn to và nhỏ)
Cái chiên cái nấu (2 tay làm động tác cầm xạn xới)
Cái to cái nhỏ (2 tay đưa trước ngực xòe ra (to),chụm lại (nhỏ))
Giúp bé nấu cơm.( 1 tay làm động tác cầm bát, 1 tay làm động tác cầm muỗng múc cơm.)
Trò chơi :Chiếc đồng hồ.
IV.Chủ điểm Bản thân.
a/Mục đích:
Giúp trẻ ôn lại một số các bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ biết cách mô tả hình dáng của mình và của bạn.
Giúp trẻ thư giãn trong các họat động nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ, rèn cơ quan phát âm, thể lực cho trẻ.
b/Hướng dẫn:
Tập cho trẻ đọc thuộc lời của bài thơ.
Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa cho lời của trò chơi.
Trò chơi: Năm chú vịt
Năm chú vịt con mà tôi được biết (2 tay xòe trước ngực đưa qua đưa lại)
Chú thì cao nhồng, (nhón gót) lùn tịt (tay đưa xuống thấp, ngồi xổm)
Chú thì ốm nhom (2 tay chụm lại đưa ra trước ngực)
Chú thì mập ú (2 tay làm thành vòng tròn)
Chú thì điệu quá (2 tay chụm lại lắc người)
Chú thì bé tẹo teo (đưa ngón tay út ra phía trước lắc qua lắc lại
Nhưng các chú vịt này rất yêu thương nhau (2 tay xoay xoay trước ngực)
Là lá la la la ( 2 tay lắc lư và nhảy vòng tròn)
Là lá la la la ( 2 tay lắc lư và nhảy vòng tròn)
Trò chơi : Hai bàn tay
Bàn tay nắm lại – 2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa lên trước ngực)
Đập bàn tay nhé (vỗ tay)
Bàn tay nắm lại -2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa ngang vai)
Lắc chúng xoay đi nào (hai tay ngang vai và xoay tròn bàn tay)