Archive
kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non
Một vài kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ Mầm Non
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng những năm đầu đời của trẻ là những năm quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện của đứa trẻ và ngôn ngữ cũng là một quá trình tâm lý diễn ra rất mạnh ở trẻ. Ở giai đoạn này trẻ học và nắm được tiếng mẹ đẻ của mình, do vậy mà phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tư duy và quá trình học sau này.
Ví dụ: Ở lớp Mầm C, có cháu đã 4 tuổi mà không nói được 1 câu ngắn, không diễn đạt được ý câu trả lời khi được hỏi.
Vậy tại sao lại có trẻ nói được, trẻ nói không được? Ta có thể xét tới một số yếu tố ảnh hưởng sau:
*Sự khiếm khuyết về thể chất và tinh thần.
Ví dụ: Câm, đàn độn cũng làm cho ngôn ngữ của trẻ hạn chế
*Môi trường gia đình: Thô lỗ, không gần gũi trẻ.
Ví dụ: Một đứa trẻ bị gia đình luôn mắng chửi, không quan tâm sẽ làm cho trẻ có cảm giác không ai gần gũi, không trao đổi với người thân được, do đó mà ngôn ngữ không phát triển.
*Trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu mà trẻ cần.
Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào một đồ dùng, đồ vật nào là được đáp ứng ngay mà không phải dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của trẻ chậm phát triển.
*Các trẻ sinh đôi thường hay có những cách giao tiếp không dùng lời với nhau do đó mà ngôn ngữ cũng chậm phát triển.
Ví dụ: Trong lớp có một cặp sinh đôi, khi cần bạn Cẩm đưa cho cái gì, Kim chỉ cần lấy tay khều vào Cẩm, rồi chỉ vào vật đó,Cẩm liền biết ngay là Kim cần gì.
*Môi trường sống cũng rất quan trọng trong việc phát triển khả năng giao tiếp.
Ví dụ : Cháu được sống trong môi trường thoải mái, được người lớn quan tâm trò chuyện sẽ giúp trẻ nói rất tốt và ngược lại.
Để khắc phục những hạn chế về giao tiếp cũng như giúp trẻ giao tiếp được, ta có thể nói chuyện với từng trẻ để kích thích chúng diễn đạt ý tưởng và cảm xúc, muốn vậy ta nên chs ý tới những yếu tố sau:
1.Tạo môi trường giao tiếp và giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, có nhu cầu giao tiếp bằng lời.Có nghĩa là trong tất cả mọi hoạt động của trẻ, mỗi giáo viên MN luôn phải dùng nhiều trò chơi, câu đố để kích thích trẻ tham gia, qua đó giúp trẻ được tự nhiên hơn.
Ví dụ: Trong lớp, Hoa là trẻ rất ít nói, nhút nhát.Vì thế mà tôi thường cho bé chơi cùng một nhóm trẻ mạnh dạn hơn.Trong giờ chơi, tôi cho bé chơi trò chơi “Đoán tên bạn”. Ví dụ: Cô đang nghĩ về một bạn mặc quần xanh dương,áo thun đen có in hình con cọp” và nói với trẻ: “Hoa ơi!cô đang nghĩ về bạn nào vậy? Tại sao con biết? ” Trẻ sẽ nói ngay tên bạn đó và vì sao trẻ lại đoán được.
2.Ngôn ngữ là cái riêng của mỗi người, và nó được phát triển rất tự nhiên, do đó mà trẻ khi giao tiếp sẽ có lúc nói sai, chúng ta không nên sửa sai hoặc la rầy, vì sẽ tạo cho trẻ cảm giác không tự tin, sợ nói.
Muốn giúp trẻ sửa lỗi khi nói thì ta nên thông qua trò chơi sắm vai để dạy trẻ như: Trò chơi bán hang, bác sĩ và gia đình… Qua đó sẽ giúp trẻ nói theo mẫu của cô và của bạn.
3.Để cho trẻ có cảm giác thoải mái tự nhiên, chúng ta không nên dùng ngôn ngữ sai khiến sẽ làm cho trẻ cảm giác bị bắt buộc, mà ta chỉ dùng ngôn ngữ đề nghị, vỗ về trẻ.
Ví dụ: “Cô muốn các con cất đồ chơi lên kệ rồi ta ra ngoài cùng chơi.” Không nên dùng câu: “Cất hết đồ chơi mầm non đi”
4.Để cho trẻ có cảm xúc mạnh, có nhu cầu về giao tiếp thì việc dùng rối là cần thiết, vì trẻ ở lứa tuổi này rất thích được nói chuyện với những con rối và đặc biệt là những con vật rất gần gũi với trẻ.
Ví dụ: Trong lớp có bé Hằng rất ít nói, nhưng khi cô đưa ra rối ra để hỏi: “Hằng đang làm gì vậy? Nhà bạn có ai? Nói cho thỏ bông nghe đi! “Thì bé Hằng đã trả lời ngay.
*Tóm lại: Qua thực tế tôi thấy việc tạo ra một không khí thoải mái, đàm ấm và việc đưa các trò chơi, tạo các tình huống, cũng như dùng rối trong việc giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ giao tiếp tích cực nhất.
*Qua đây tôi cũng có một số ý kiến đề xuất để các đồng nghiệp cùng tham khảo:
_Dùng sách , truyện để thúc đẩy quá trình nghe nói , đọc bập bẹ của trẻ.
Vào cuối thập niên 80 và đầu 90 các nhà giáo dục đã đặt câu hỏi tại sao ngày càng nhiều trẻ biết đọc trước khi vào lớp Một?có phải là trẻ được dạy trước hay trẻ học trên truyền hình?Nhưng các nhà nghiên cứu đã tìm ra một điều hòan tòan khác.
Một số trẻ trước tuổi đi học đã có khả năng tự tập đọc, quá trình này gọi là quá trình tự tập đọc của trẻ.Nhưng từ đâu mà trẻ lại có quá trình này?Đó là quá trình được bắt nguồn từ việc người lớn đọc, nói cho trẻ nghe thông qua các sách truyện, bảng hiệu, ấn phẩm…
Ví dụ: Khi đi ngang qua một bảng hiệu Lan hỏi Mẹ: “Cái gì trên đó vậy Mẹ?” Mẹ nói đó là bảng “Hiệu uốn tóc”.Hôm sau đi đến đó Lan chỉ vào bảnh hiệu và nói: ” Hiệu uốn tóc”.
Từ đây ta có thể nhận thấy rằng việc học giao tiếp là quá trình gồm: nghe, nói, đọc ,viết là một thể không tách rời và được bắt đầu từ khi trẻ mới sinh ra.Do đó mà việc sử dụng tranh ảnh, sách, truyện, bảng hiệu , ấn phẩm…cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ.Khi trẻ được cô, cha mẹ đọc cho nghe, trẻ bắt đầu lĩnh hội ý tưởng rằng đọc sách là một điều quan trọng mà mọi người xung quanh thích làm, từ đó kích thích sự háo hức, tò mò nơi trẻ.Khi trẻ được người lớn, cô giáo đọc, cho xem tranh, giải thích từ, trẻ sẽ thấm được ngôn ngữ các nhân vật trong truyện:nói như thế nào?hành động ra sao? Trẻ sẽ bắt chước, vì tuổi của trẻ là tuổi bắt chước rất nhanh.
Tuy nhiên không phải loại sách nào cũng nên cho trẻ xem, đọc cho trẻ nghe được,mà phải có sự chọn.
Ví dụ: Sách dùng cho trẻ phải có hình ảnh, chữ to, màu săc sặc sỡ, sinh động, ngôn ngữ thể hiện sự việc gần gũi với trẻ.
Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng giao tiếp của trẻ, mỗi người giáo viên phải thu hút đựoc sự chú ý của trẻ bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau của các nhân vật.Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng đựoc tham gia vào câu chuyện.
Ví dụ: Đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân vật cô vừa kể, đọc.
Phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thật cần thiết, nhưng đòi hỏi cô giáo mầm non phải luôn gần gũi trẻ, hiểu trẻ, tạo mọi cơ hội để trẻ được nói thật thoải mái ở mọi nơi, vì chỉ khi nào trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lưu loát thì trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện.
kinh phí tổ chức tham quan cho đội ngũ cán bộ, giáo viên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp tạo kinh phí tổ chức tham quan cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
- Đặt vấn đề:
Tổ chức cho đội ngũ CB – GV – CNV được tham quan học tập hàng năm là một trong những nhiệm vụ của ban quản lý. Ngoài việc để đội ngũ được mở mang thêm kiến thức, nghỉ ngơi giải trí sau một năm làm việc vất vả thì còn nhằm tạo mối gắn bó đoàn kết, để mọi người có điều kiện hiểu nhau, thông cảm với nhau hơn. Mỗi năm học, từ nguồn quỹ của cơ quan và quỹ hội phụ huynh, nhà trường thường tổ chức cho CB – GV –CNV tham quan du lịch trong dịp hè. Thế nhưng chỉ dựa vào những nguồn kinh phí ấy thì không thể tổ chức đi chơi xa, nhất là tham quan du lịch nước ngoài… hơn nữa tôi nhận thấy, với những chuyến tham quan mà phải đóng thêm tiền thì rất ít người tham gia mặc dù nguyện vọng rất muốn đi. Chính vì vậy để tổ chức tham quan du lịch nước ngoài như Singapore, Malaysia… là cả vấn đề khó khăn và đó cũng là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở và tìm cách khắc phục: Làm thế nào để tập thể tuy phải đóng góp nhưng vẫn chấp nhận được? Tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
>>> Làm thế nào để trẻ khiếm thính hòa nhập tốt
>>> Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1
>>> Ứng dụng và sáng tạo trò chơi mầm non
- Giải quyết vấn đề:
- Vận động anh chị em tiết kiệm nguồn tiền ăn sáng để tạo nguồn quỹ đi chơi: Mỗi tháng, nhà trường bồi dưỡng cho CB – GV –CNV từ nguồn phục vụ ăn sáng 100.000đ/người. Để có kinh phí đi tham quan ở xa tôi đề nghị anh chị em cùng tiết kiệm khoản tiền này bằng cách không lãnh mà gửi lại quỹ số tiền đó trong 4 năm để tạo thành quỹ đi chơi. Với cách tiết kiệm như vậy, mỗi năm trường sẽ có 1 khoản tiền từ 80 -85 triệu đồng để tổ chức tham quan. Nguồn quỹ này chủ yếu để tổ chức cho tham quan du lịch Singapore + Malaysia, số lượng người đi ít,luân chuyển 4 năm sẽ đủ để tổ chức. Quỹ này thường được sử dụng như sau:
- Mỗi năm sẽ tổ chức cho 1 nhóm trên dưới 15 người được tham quan du lịch Singapore + Malaysia bằng số tiền có trong quỹ này. Nhóm người này sau khi đi chơi về sẽ vẫn lại tiếp tục đóng góp tiết kiệm trong 4 năm. Những ai chưa đi sẽ tiếp tục đi trong những năm tiếp theo.
- Trong 4 năm ai không đi hoặc nghỉ việc sẽ lãnh số tiền bằng số tiền mình đã đóng.
Như vậy đối với những người không đi chơi, họ cũng coi đây như là một cách để dành. Sau 4 năm sẽ tiết kiệm được một khoản tiền để mua một thứ gì đó. Còn đối với những người đi chơi thì rất phấn khởi vì dù mới đóng góp được một ít nhưng vẫn đi chơi được do có tiền của tập thể bù vào.
- Cho trả góp từ từ hàng tháng:
Với những chuyến đi chơi xa hay đi du lịch nước ngoài, mỗi cá nhân đều phải đóng góp them một khoản tiền nữa mới đủ. Khoản tiền này nhà trường cho phép họ trả từ từ trong năm học sau bằng cách trừ dần vào lương.
Tất cả cách làm nêu trên đây đều được thông qua hội nghị Cán bộ công chức, được đội ngũ nhất trí cao và được thực hiện nghiêm túc dưới sự giám sát của Công đoàn trường.
- Kết quả:
Với những biện pháp mạnh đạn như trên nhà trường đã tổ chức được 2 chuyến đi Singapore – Malaysia cho 28 CB –GV –CNV. Ngoài ra, với biện pháp cho trả góp, nhà trường cũng đã tổ chức cho Chi bộ cùng nhóm trung kiên về thăm quê Bác, thăm nghĩa trang Trường Sơn, tham quan Phú Quốc, Côn Đảo… Mỗi mùa hè, CB –CNV – GV được đi nghỉ mát một nơi khác nhau với số lượng người tham gia có đông người tham dự đã tạo tình cảm gắn bó của anh chị với tập thể nhà trường. Mặt khác sau mỗi lần đi chơi, mọi người đều phấn khởi, tầm hiểu biết được nâng cao, cùng cố gắng hỗ trợ nhau để công việc đạt hiệu quả hơn và lại háo hức để chờ mùa hè tới cùng nhua khám phá một điểm du lịch mới.
Tp Hồ Chí Minh
Người viết sáng kiến kinh nghiệm
Làm thế nào giúp trẻ 1-2 tuổi phát triển ngôn ngữ tốt
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Tiêu đề: LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ 1 – 2 TUỔI PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ ĐƯỢC TỐT.
- Đặt vấn đề:
Ai cũng biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
Ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lý của trẻ.
Đối với nhóm trẻ từ 1 đến 2 tuổi qua quan sát những giờ hoạt động chung và giờ hoạt động vui chơi, tôi thấy các cháu rất thích được giao tiếp, thích được trò chuyện và thích được nói, nhưng vì ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế , các cháu còn sử dụng ngôn ngữ thụ động nhiều, nên tôi thấy mình cần phải tìm nhiều biện pháp tác động để kích thích ngôn ngữ của trẻ phát triển, trong năm tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:
>>> Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi
>>> Ý nghĩa trò chơi xây dụng đối vơi trẻ
>>> Trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh qua những mẫu truyện
- Giải quyết vấn đề:
Biện pháp: Dùng tranh di động trên kiếng.
Trong giờ hoạt động chung; trên tiết phát triển ngôn ngữ: “con chó, con mèo” tôi dùng tranh di động trên kiếng, những con vật như con chó, con mèo di chuyển rất sinh động, vừa xuất hiện nhân vật đã thu hút và gây hứng thú cho trẻ, trẻ rất thích và rất chú ý, các cháu được nhìn, được chỉ, được gọi, được chạy đuổi bắt khi tôi di chuyển các nhân vật.
Với biện pháp này, rất thuận lợi cho tôi trong việc di chuyển vì được cách bởi tấm kiếng, nên tôi có thể di chuyển theo ý muốn và cung cấp kiến thức cho trẻ một cách đầy đủ nhất, mà không bị trẻ làm gián đoạn. Các cháu muốn sờ vào nhân vật cũng không sờ được nên lại làm tăng thêm kích thích ở trẻ.
Biện pháp 2: Giao lưu trực tiếp với nhân vật.
Tôi đã sử dụng thùng gỗ (thùng carton) khoét một lỗ tròn (lớn, nhỏ) để tôi cho trẻ đoán, tìm, sờ, tôi cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, có khi tôi cho xuất hiện lỗ này cái đầu, lỗ kia cái chân. Tôi cho những nhân vật xuất hiện ở những lỗ khác nhau để kích thích trẻ gọi tên ví dụ như : đuôi chó, đuôi con chó… Sau đó tôi cho các nhân xuất hiện để trẻ được ôm ấp, vuốt ve, ôm hôn, trò chuyện…
Ở dạng hoạt động này, tôi cung cấp cho trẻ từng bộ phận của nhân vật, tôi còn tạo được cảm xúc giao lưu cho trẻ và qua đó dạy trẻ kỹ năng bộc lộ cảm xúc trong giờ chơi.
Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua tình huống trò chơi.
Trong giờ hoạt động vui chơi, tôi luôn quan sát các cháu chơi và tùy vào tình huống mà tôi tác động theo.
Ví dụ : Bé Bi đang đẩy xe đi chơi, xe bị lật, em bé ngã. Tôi thấy bé Bi bế em lên và miệng lẩm bẩm, tôi liền đến bên và hỏi: “ Em con bị làm sao?” Bé trả lời: “Em bị té u đầu” “ Thế phải làm sao bây giờ?” “Xức dầu cho em”….
Biện pháp 4: Xem tranh, xem sách tôi đã đưa giờ xem tranh xem sách lồng vào trong giờ hoạt động vui chơi một cách tự nhiên nhẹ nhàng không gò bó nhưng đạt hiệu quả rất cao. Thông qua xem sách, xem cách cháu tự nói rất nhiều theo sự hiểu biết của mình như : về tên đồ dùng vật dụng của đồ chơi, đồ dùng và đặc trưng của các con vật, và ở đây tôi đã phát triển cho trẻ kỹ nanưg xem sách và lật sách.
- Kết thúc vấn đề:
Qua những biện pháp trên, tôi đã ứng dụng trong năm học và nhận thấy rằng các cháu ở lớp tôi về ngôn ngữ phát triển rất tốt, các cháu nói được rất nhiều, mạnh dạn và tự tin trong giao tiếp.
Một vài biện pháp đưa ra, mời các bạn cùng tham khảo.
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi
- ĐẶT VẤN ĐỀ
– Ông bà ta xưa có câu “ Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển NN cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác. Đặc biệt là thông qua bộ môn NBTN, giúp trẻ khả năng phát triển TDuy và NNgữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
sáng kiến kinh nghiệm mầm non 2012, sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn tạo hình, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 5-6 tuổi, sang kien kinh nghiem, sang kien kinh nghiem am nhac mam non, sang kien kinh nghiem mam non, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi, sang kien kinh nghiem mam non bao ve moi truong, sáng kiến kinh nghiệm mầm non của cán bộ quản lý, sang kien kinh nghiem mam non hay, sáng kiến kinh nghiệm mầm non môn chữ cái, sang kien kinh nghiem mam non mon tao hinh, sang kien kinh nghiem mam non mon van hoc
– Năm học 2014-2015 tôi được phân công chủ nhiệm lớp Sơn ca, sỉ số 35 cháu. Đa số cháu đã biết nói, nhưng phát âm chưa rõ ràng, một số còn nói ngọng, nói chưa trọn câu…
– Để phát triển tốt về ngôn ngữ, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi”
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
– Khoa học đã ng cứu về đặc điểm TSL lứa tuổi chúng ta thấy trẻ 3 tuổi phát triển rất nhanh về thể lực và tâm lý, ngôn ngữ ngày càng đóng vai trò quan trọng với trẻ . Trẻ có thể sử dụng lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh.
– Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển của tư duy đã giúp trẻ có khả năng nhận thức thế giới bên ngoài, do đó ở trẻ luôn xuất hiện câu hỏi “ Tại sao” với chúng ta.
-Ngôn ngữ của trẻ tiến bộ nhanh hay chậm tùy thuộc vào điều kiện sống, quan hệ giao tiếp với những người xung quanh. Đây là giai đoạn trẻ đang học nói hay bắt chước người lớn và chính thời điểm này cô giáo sẽ dạy trẻ, uốn nắn trẻ cách nói rõ câu, cách phát âm rõ ràng…
Muốn làm được điều đó người giáo viên phải có ý thức trau dồi ngôn ngữ, tự học, tự rèn luyện cho mình cách nói rõ ràng, ngắn gọn, chính xác, nói chuyện với trẻ đúng đắn, thân ái, lịch sự.
*Trò chuyện với trẻ:
– Cho trẻ được tiếp xúc và hoạt động với các đồ vật, tôi hỏi trẻ: “ Đây là cái gì? Chiếc ô tô này màu gì? Quả bóng này to hay nhỏ…Từ những hoạt động này cũng giúp trẻ mở rộng vốn từ, tôi thường xuyên sửa phát âm sai cho trẻ, hình thành thói quen tư duy về mọi việc diễn ra xung quanh trẻ một cách tự nhiên nhất.
Ví dụ: trẻ quan sát vườn hoa trẻ kể lại. Hoa hồng màu đỏ có gai, hoa cúc màu vàng, hoa rất thơm…
– Những lần sau tôi đã tích cực hóa lời nói của trẻ khi quan sát tôi đưa ra các câu hỏi: Hoa gì màu đỏ có gai ? Hoa gì cánh dài mà có màu vàng?…Đối với trẻ 3 tuổi biểu tượng của trẻ còn chưa đầy đủ, tôi luôn bổ sung câu trả lời chưa đầy đủ cho trẻ. Những lúc trẻ lúng túng tôi đã gợi ý và giúp trẻ trả lời cho chính xác.
*Tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm
– Tôi cho trẻ tham gia chơi cùng bạn bè trong lớp theo từng nhóm nhỏ. Đây là cơ hội cho trẻ được trò chuyện với các bạn và phát triển khả năng giao tiếp của trẻ , trẻ sớm học được cách truyền tải, suy nghĩ, cảm giác thành lời khi chơi với đồ chơi.
Ví dụ: Tôi cho trẻ chơi ru em. Mỗi nhóm ngồi 3-5 trẻ, mỗi trẻ ôm 1 con búp bê, tôi nói trẻ: Ru em à ơi và lắc lư người, từ đó cũng làm cho trẻ gia tăng trí tưởng tượng và nâng cao khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
– Hay trong trò chơi xếp hình, xâu hạt. Tôi cũng tổ chức thường xuyên để trẻ được hoạt động với đồ vật để trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ và trẻ có thói quen sử dụng các trò chơi. Qua đó cũng kích hoạt cho trẻ phát triển ngôn ngữ.
*Sử dụng tranh ảnh trong các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
– Trong các tiết dạy tôi đã đưa ra các bức tranh có các nhân vật, thể hiện được nội dung chủ đề. Tôi hướng dẫn trẻ quan sát một cách chi tiết những nội dung thể hiện trong tranh, trẻ rất hứng thú quan sát và từ đó hình thành kỹ năng cho trẻ. Trẻ không chỉ nhắc lời nói của cô giáo mà trẻ thể hiện sự hiểu biết của mình qua lời nói của trẻ
Ví dụ: Khi đưa bức tranh về đàn gà tôi hỏi trẻ
Các con ơi đàn gà nhà Bà có đẹp không? Gà mẹ thì to, gà con thì nhỏ… Gà to có bộ lông màu gì?…
– Những giờ trả trẻ tôi thường đọc sách, truyện có tranh minh họa, trẻ rất thích thú và luôn miệng hỏi về những nhân vật trẻ nhìn thấy trong tranh.
*Sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong mọi hoạt động
để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
– Ở lớp những đồ dùng đồ chơi như: Búp bê, ô tô, các con vật, các hình khối đều có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của trẻ. Nó làm phong phú những biểu tượng đạo đức, lời nói giữa cô và trẻ cũng làm tích cực hóa vốn từ cho trẻ
Ví dụ: Trong giờ tập nói về: Đồ dùng của bé tôi thấy trẻ tham gia hoạt động chung một cách tích cực
*Tôi hỏi trẻ: Đi học Bé có mang dép không?
*Khi nắng bé phải đội gì?
*Bé dùng gì để lau mũi?
Qua đó các chuẩn mực hành vi và thói quen tự phục vụ cho trẻ cũng được hình thành
– Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tự lập để phát triển lời nói
– Tôi đã hướng dẫn trẻ cách chơi, các kĩ năng cơ bản, trong quá trình chơi trẻ đã được phát âm nhiều lần các từ khác nhau
Ví dụ: Trẻ chơi xếp ô tô
Trẻ sẽ tưởng tượng ra ô tô chạy và nói: Ô tô chạy…bíp …bíp
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Với kinh nghiệm của bản thân và những kiến thức được trang bị trong quá trình công tác tôi đã áp dụng những biện pháp trên vào quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuy chỉ là những biện pháp có được từ cá nhân tôi, dựa vào tình hình của trẻ lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy các cháu lớp tôi cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt:
– Trên 80% trẻ đã nói trọn câu: VD“ Cô ăn cơm – Con mời cô ăn cơm” Và nói rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp, có nhiều cháu trả lời lưu loát và trọn ý, trọn câu. Các cháu đọc thơ đã hay hơn. Các giờ âm nhạc cháu đã hát được đúng giai điệu, rõ lời và nhịp nhàng
– Trong giao tiếp với cô trẻ đã trả lời rõ nghĩa. Khi tham gia các trò chơi tập thể trẻ trò chuyện với bạn rất vui. Trẻ có yêu cầu gì trẻ đều thể hiện qua lời nói rất rõ ràng. Tôi cảm thấy rất vui mừng và các bậc phụ huynh cũng tỏ ra hài lòng và mến phục.
III. Kết luận:
– Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Vì vậy giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức, lối sống ,tư tưởng, lập trường, tư tưởng vững vàng. Luôn bồi dưỡng trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn cho trẻ. Vì kĩ năng này đóng một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm giàu cho kho tàng kiến thức của trẻ.
– Việc rèn luyện cho trẻ nói mạch lạc hiện nay là một vấn đề quan trọng nên mỗi giáo viên không chỉ rèn cho trẻ tốt qua các tiết học mà bên cạnh đó phải rèn luyện bản thân để có trình độ chuyên môn dạy tốt, mang trí thức thắp sáng thế hệ mầm non phấn đấu tất cả vì trẻ thân yêu.
– Trên đây là một số biện pháp hữu ích nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua môn nhận biết tập nói. Tôi rất mong được sự ủng hộ của các đồng nghiệp và của các cấp lãnh đạo.
- Bài học kinh nghiệm
Từ những kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dạy trẻ PTNN:
– Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của mình, coi ngôn ngữ là phương tiện giáo dục chủ đạo
– Giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn nại yêu trẻ như con đẻ của mình
– Phải gần gũi thân thiện và nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
– Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, các đồ dùng, đồ chơi đẹp, đảm bảo tính thẫm mỹ và khoa học, thu hút trẻ vào tiết học
– Cô giáo là người gần gũi trẻ nhất, tiếp xúc với trẻ nhiều nhất phải luôn phát âm chuẩn, nói chuẩn phải uốn nắn trẻ để trẻ phát âm chính xác
– Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo viên
Ý nghĩa trò chơi xây dụng đối vơi trẻ
Sáng kiến kinh nghiệm:
GÓC XÂY DỰNG TRONG HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
- Ý NGHĨA TRÒ CHƠI XÂY DỰNG ĐỐI VỚI TRẺ
Trò chơi xây dựng (tcxd) là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy… với những hình dạng kích thước khác nhau, trẻ có thể lắp ghép xd nên những công trình như : công viên, lăng tẩm.. Hoăc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, hến, ốc, đá, sỏi… trẻ xây nên những vừơn trường , vườn cây. Trong những công trình đó, sáng kiến của trẻ được bộc lộ rõ nét, tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng, mỗi trẻ đều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình của mình. Qua trò chơi trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ
Thông qua trò chơi trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng, đồng thời phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó cũng là những phẩm chất cần thiết của con người trong thời đại phát triển.
- NHỮNG HẠN CHẾ TRONG TRÒ CHƠI XÂY DỰNG
Theo su hướng từ trước đến nay góc xd ở một số trường hợp hoàn toàn không sử dụng cho trò chơi, nhưng là một phần cần thiết cho khung cảnh chơi. Nhưng cũng có trường hợp công trình xd mà trong đó nội dung chỉ đơn thuần là thực hiện một công trình không có mối liên hệ gì với các góc khác. Hình thức đó nếu được lập đi lập lại thường xuyên thì trẻ sẽ nhàm chán và không phát triển tính sáng tạo cuả trẻ
- BIÊN PHÁP KHẮC PHỤC
Luôn luôn làm phong phú các mối quan hệ xã hội bằng cách liên kết các góc chơi theo chủ đề thành một xã hội thu nhỏ, trong đó có nhiều ngành nghề khác nhau như Kmác đã nói: sự phong phú của nhân cách phụ thuộc vào sự phong phú của các mối quan hệ xã hội “. Góc xd ở MG phải có mối quan hệ qua lại giữa các góc khác khi đó trẻ không những biết đặt mối quan hệ trong cùng một nhóm mà còn biết nhân rộng mối quan hệ với các nhóm khác:
Khi chơi xd ngoài tạo ra một khuân viên nhất định cô còn có thể gợi ý cho tre mở rộng liên kết với các góc khác bằng những con đường nối từ góc này sang góc kia từ khu chợ tới góc gia đình, từ khu vui chơi tới cửa hàng lúc này góc xd làm nhiệm vụ trung tâm nối các góc khác lại với nhau muốn đi chợ phải đi trên con đường băng qua góc xd muốn đi đến ga cũng có con đường đi đến ga
Tuy nhiên ở trường hợp naỳ các cô có thể gặp khó khăn vì không đủ gạch xd. Để khác phục điều đó các cô có thể lấy những thùng giấy, hộp sữa, long.. đẻ làm hàng hào đường đi
Ngoài ra để làm phong phú thêm góc chơi, cô có thẻ dùng thùng giấy để làm đường hầm cho trẻ chui qua ,hoạc phủ một tấm vaỉ lên hai cổng cũng tạo ra một đường hầm cho trẻ đi qua khi muốn tới một nơi nào đó
Đôi khi công trình xd còn phục vụ cho sự khởi đầu cuả trò chơi đóng vai : vd xây nhà hát bắt đầu cho trò chơi đóng kịch hoạc diễn rối , xây bến xe bắt đầu cho góc bán vé và đi chơi ..lúc đó trẻ xẽ được chơi ngay trong góc xd bạn mới xây
Góc xd còn là chỗ trưng bày sản phẩm của góc tạo hình sau khi trẻ làm song những sản phẩm từ đó trẻ có thể kể về một câu chuyện mà các nhân vật do chính trẻ tạo ra
- KẾT LUẬN
Sau 3 năm thực hiện em thấy có những hạn chế như: khoảng trống trong lớp không đủ
- Ưu điểm : các góc chơi theo kiểu cuốn chiếu không bày la liệt ra cùng một lúc
- Trẻ phát triển tính sáng tạo và tự lập rất nhiều
- Trẻ rất hứng thú và chơi rất tích cực
- Hạn chế sự chạy nhảy sô đẩy nhau vì ai cũng phải tự bảo vệ công trình của bạn
- Tận dụng được những nguyên vật liệu phế thải và với nhiều nguyên liệu sẽ khơi gợi tính sáng tạo của trẻ
Với ít ỏi kinh nghiệm nên em chỉ nêu được một số sáng kiến nho nhỏ, sáng kiến này còn rất nhiều thiếu sót, vì thế mong các cô giúp em hoàn thiện hơn nữa để tiếp tục phục vụ tốt cho các bé và nâng cao tay nghề