Archive
Biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ
Biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ
ĐẶT VẤN ĐỀ
“An toàn là bạn, tai nạn là thự”
Đó chính là khẩu hiệu mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn luôn được nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho chính bản thân khi tham gia giao thông. Và khẩu hiệu này lại càng cú ý nghĩa hơn bao giờ hết trong thời đại hiện nay – thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước Việt nam ta đang trên đường phát triển và đổi mới về mọi mặt như kinh tế, chính trị đặc biệt là gia nhập WTO. Cùng với sự phát triển đó đời sống nhân dân cũng được cải thiện, các phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại cũng phát triển. Nước ta phát triển như vậy nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề làm cho chúng ta cần phải suy nghĩ đó là an toàn giao thông.
Có thể nói tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương mất mát tiền của cho mọi người mà còn ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề trên Chính phủ ta đã có rất nhiều nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông. Theo nghị định của Chính phủ từ ngày 15/12/2007 tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nhưng do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao nên các vụ tai nạn giao thông vẫn xảy ra ở mức báo động. Đặc biệt số nạn nhõn là trẻ em chiếm một con số khụng nhỏ. Trong đó cũng có nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan do chính các em. Điều đó là do ý thức coi thường pháp luật của người lớn và do trẻ không nắm được luật an toàn giao thông.
Trên thực tế người đi đường thường giật mình khi thấy phụ huynh trở trẻ em bằng xe máy, hầu hết không đảm bảo an toàn. Thường là phụ huynh cho trẻ ngồi lên trên ghế sắt lắp thêm ở phía trước hoặc ngồi lên trên yên xe phía sau, không đội mũ bảo hiểm, và cũng chẳng có đai an toàn. Chỉ cần một sơ suất nhỏ của người cầm lái, tai nạn đáng tiếc cho trẻ có thể xảy ra. Trẻ em là tương lai của đất nước, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và giáo dục luật lệ an toàn giao thông là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non. Ngay từ khi cũn nhỏ, cần cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất trong ứng xử, hành vi của mình để các em hình thành thúi quen có trách nhiệm với hành vi của mình, với cộng đồng và xó hội, để đến khi trưởng thành chính các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông”.
Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mầm non, bản thân tụi là một giáo viên mầm non, tôi đó mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại trường mầm non xó Yờn Mỹ”.
* Mục đích nghiờn cứu:
– Thực trạng việc chấp hành luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ
4 – 5 tuổi ở trường mầm non xó Yờn Mỹ.
– Một số biện phỏp giỏo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non xó Yờn Mỹ.
* Đối tượng nghiên cứu:
– Biện phỏp giỏo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi.
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp dùng lời.
Phương pháp dùng trũ chơi.
* Phạm vi nghiờn cứu:
– Trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi, lớp B3, trường mầm non xó Yờn Mỹ, Huyện Thanh Trỡ. Năm học 2012 – 2013.
* Kế hoạch nghiờn cứu:
Thời gian 8 tháng ( Bắt đầu từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013
Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan trọng để giao lưu từ nơi này qua nơi khác. Hũa chung với cỏc nước tiên tiến trên thế giới, trẻ em được giáo dục an toàn giao thụng ngay từ nhỏ “mưa dầm thấm lâu”. Một khi việc tụn trọng phỏp luật và chấp hành nghiờm chỉnh chấp hành luật giao thụng trở thành một thúi quen tốt của mọi cụng dõn thỡ vấn đề tai nạn giao thụng khụng cũn là nỗi lo của toàn xó hội. Cựng với việc giảng dạy cỏc hoạt động chung, hoạt động góc các hoạt động diễn ra trong ngảy ở trường mầm non và trọng điểm là phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là một trong những yêu cầu cơ bản của chương trỡnh giỏo dục mầm non mới.
Trẻ mầm non là lứa tuổi dễ dàng tiếp thu hỡnh thành thúi quen tốt giỳp trẻ sau này trở thành một cụng dõn tốt, chấp hành luật lệ giao thụng. Trước mắt giao dục cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về luật an toàn giao thông. Có những thói quen ban đầu biết chấp hành luật giao thông, biết được hậu quả tai hại của tai nạn giao thông làm cho nhiều người bị chết nhiều người bị thương. Nhiều trẻ em phải mồ cụi cha mẹ khi cũn quỏ nhỏ do tai nạn giao thông. Từ đó giúp trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông và có hành động đúng khi tham gia giao thông
Trường mầm non xó Yờn Mỹ thuộc xó Yờn Mỹ – Huyện Thanh Trỡ nằm trên địa bàn ngoài đê. Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I, đó đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”. Năm học 2012-2013 này nhà trường phấn đấu giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố”. Nhà trường tiếp tục xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rói hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tớch cực”.
Năm học 2012 – 2013 nhà trường phân cụng cho tụi và cụ Nguyễn Thị Minh Thoa phụ trỏch lớp mẫu giỏo nhỡ B3. Giỏo viờn cú trỡnh độ chuyên môn chuẩn:
Tôi đó cú bằng trung cấp Sư phạm và đang học lớp Đại học Sư phạm mầm non.
Cụ Nguyễn Thị Minh Thoa: trỡnh độ Trung cấp Sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội.
Lớp B3 được hai cô luôn trang trớ lớp phự hợp với chủ đề, đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 39 cháu trong đó có 25 chỏu nam và 14 chỏu nữ.
Với đặc điểm tỡnh hỡnh như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau:
– Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất về chuyên môn và nhân lực để giáo viên có thể triển khai các biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tại lớp.
– Hai cụ giỏo phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
– Bản thõn là giỏo viờn yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho.
– Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao.
– Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình hưởng ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các biện pháp giáo dục luật lệ và an toàn giao thông cho trẻ, phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
– Đồ dùng, đồ chơi mầm non về giao thông chưa phong phú về chủng loại.
– Các bậc phụ huynh hầu hết là người dân địa phương, đó quen với giao thụng tự do trong làng xúm nờn chưa hiểu hết vai trũ và tầm quan trọng của giỏo dục an toàn giao thụng.
– Đa số cỏc bậc phụ huynh chưa quan tầm và dành thời gian dạy trẻ luật lệ và an toàn giao thông.
– Trong quá trình tham gia giao thông trẻ luôn chứng kiến những cảnh giao thông lộn xộn gây ảnh hưởng đến ý thức của trẻ.
– Một số trẻ nhỳt nhỏt chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của lớp.
Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đó nghiờn cứu và đó sử dụng một số biện pháp sau:
Link tải tài liệu: https://tinyurl.com/pt5mzha
Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo
Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nhắc nhở đồng bào phải: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Trong bốn đức tính đó, đức tính kiệm tức là tiết kiệm chiếm phần khá là quan trọng. Điển hình là phong trào tiết kiệm toàn dân mỗi ngày một năm gạo. Một nắm gạo tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng khi được sự đồng lòng của cả dân tộc ấy lại cực kỳ quan trọng. Nắm gạo nuôi những anh bộ độ anh hùng, nuôi kháng chiến lâu dài và đặc biệt là nuôi niềm tin chiến thắng của cả dân tộc
Đến thời nay, tiết kiệm cũng vẫn luôn được coi là chủ chương hàng đầu trong toàn Đảng, toàn dân tộc. Tiết kiệm điện, nước, nguyên liệu, chất đốt, tiền bạc….không chỉ là tiết kiệm cho bản thân mình, vì quyền lợi của mình mà còn là làm lợi cho xã hội, cho đất nước. Như phong trào tiết kiệm hưởng ứng giờ trái đất, tiết kiệm toàn dân….
Thực tế đối với bậc học mầm non, tiết kiệm cũng đã, đang và luôn là vẫn đề cấp thiết. Không chỉ đối với giáo viên, nhân viên mà đối với trẻ mầm non cũng cần phải hiểu rõ và nâng cao ý thức tiết kiệm. Điều này vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ. Bởi khi đứa trẻ có ý thức tiết kiệm trong mọi hành động, thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ. Qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thế nhưng để dạy một đứa trẻ nhỏ nhất là lại đang ở lứa tuổi mầm non, khi mà khả năng chú ý còn hạn chế, hay nhớ hay quên thì là là một vấn đề không nhỏ. Bởi đối với trẻ mầm non, tiết kiệm còn là một phạm trù “mới ”. Đa số trẻ được sống trong tình thương yêu của gia đình, được đáp ứng đầy đủ thậm chí là dư thừa về vật chất và tình cảm. Vì thế tiết kiệm với trẻ mầm non còn mông lung và chưa sát thực. Cho nên còn nhiều tình trạng trẻ mầm non chưa có ý thức và hành động đối với vấn đề tiết kiệm .
Tại trường mầm non B thị trấn Văn Điển, toàn thể nhà trường luôn nâng cao ý thức và trách nhiệm trong mọi vấn đề về tiết kiệm điện nước, năng lượng…Nhưng thực tế tôi nhận thấy con nhiều tình trạng trẻ còn chưa hiểu, chưa ý thức được nên không thể có những hành động phù hợp. Từ thực trạng trên , tôi đã trăn trở làm thế nào để dạy trẻ mầm non đức tính tiết kiệm nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/Cơ sở lí luận.
Tiết kiệm có thể hiểu: Tiết là giảm bớt, hạn chế , kiệm là dành dụm không lãng phí xa hoa.
Tiết kiệm đối với trẻ mầm non cũng tương tự như vậy, nhưng nó đơn giản hơn và gắn liền với những hành động như: biết sử dụng đúng các đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chung ở lớp, ở nhà, khi ăn phải ăn hết xuất, khi rửa tay chăn mặt mũi thì phải vặn nước sao cho vừa phải tránh gây lãng phí…vv
Sự phát triển về nhân cách của trẻ nói chung trong đó có yếu tố tính cách như tính tiết kiệm nói riêng là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ
Với trẻ 4-5 tuổi mọi suy nghĩ và hành động chịu ảnh hưởng lớn từ người lớn, nhất là những người gần gũi hằng ngày với trẻ như bố mẹ và cô giáo. Khi người lớn định hướng, dạy trẻ ngay từ tấm bé, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất thì đứa trẻ đó chắc chắn sẽ được phát triển tốt. Bên cạnh đó, khi dạy trẻ đức tính tiết kiệm, người lớn cần cũng cần dạy cho trẻ hiểu rõ bản chất của việc tiết kiệm: tiết kiệm với trẻ là gì? Tiết kiệm để làm gì? Và Tiết kiệm như thế nào? Khi trẻ hiểu được bản chất của sự việc thì lúc đó ý thức tiết kiệm của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tinh thần và ý thức tiết kiệm không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, hình thành thói quen tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi dạy trẻ phải có phương pháp, thời gian và luôn là tấm gương đối với trẻ
Yêu cầu này cũng đòi hỏi trẻ phải có kiến thức, hiểu rõ được bản chất của việc tiết kiệm dần hình thành thói quen trong mọi sinh hoạt. Điều này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống do được củng cố thường xuyên hàng ngày. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non B thị trấn Văn Điển”
II/Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Năm học 2012 – 2013 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B3. trong quá trình thực hiện dạy trẻ tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau
1/ Thuận lợi:
– 4/4 giáo viên phụ trách lớp có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có lòng say mê với nghề, luôn tự tìm tòi, học hỏi, phấn đấu để tìm ra những phương pháp, hình thức dạy phù hợp, sáng tạo và hấp dẫn trẻ nhằm kích thích trẻ tự trải nghiệm, học hỏi từ đó lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng và sâu sắc
– Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất
– Trẻ đi học tương đối đều, được làm quen và củng cố thường xuyên nên đã thành hệ thống, dần hình thành thói quen tiết kiệm tài sản của công, của cá nhân mọi lúc, mọi nơi
– Phụ huynh luôn tin tưởng và ủng hộ trong các hoạt động.
2/ Khó khăn:
– Số trẻ trong lớp quá đông, trong đó có một số trẻ mới đi học chưa có nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động đưa trẻ vào nề nếp cũng như dạy trẻ hiểu rõ và hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ.
– 100% trẻ trong lớp đều là con gia đình có một đến hai con, được đáp ứng đầy đủ về vật chất và tinh thần, thậm chí có trẻ còn luôn được đáp ứng tới mức dư thừa. Nên trẻ chưa có khái niệm cũng như thói quen tiết kiệm kể cả của riêng hay của chung
– Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp như sau
III/ Những biện pháp thực hiện:
- Dạy trẻ nhận biết giá trị của hiện vật, giá trị của việc tiết kiệm
Mỗi một đồ vật hay sự vật đều có giá trị về mặt vật chất hay tinh thần. Khi trẻ hiểu và coi trọng giá trị đó thì trẻ mới có ý thức giữ gìn và tiết kiệm khi sử dụng đồ vật đó.
Mục đích của biện pháp này nhằm giúp trẻ hiểu, nhận biết được giá trị của các đồ vật mà mình đang sử dụng, hay nhận biết được giá trị của việc khi trẻ có ý thức và hành động tiết kiệm cụ thể thì sẽ mang lại những ích lợi như thế nào đối với bản thân và tập thể
Cách thực hiện: Tôi luôn chú ý dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi và thích hợp để trẻ hiểu đước giá trị của mọi đồ vật xung quanh trẻ ở trường, lớp, gia đình… Từ đó hình thành ý thức bản ngã đối với trẻ. Tinh thần tiết kiệm trở thành thói quen trong mọi hoạt động thường ngày.
Ví dụ: Trong giờ chơi, tôi trò chuyện với trẻ về những đồ chơi mà trẻ sẽ chọn: Vì sao mà con lại chọn đồ chơi đó? Đồ chơi ngoài trời mầm non đó do đâu mà có? Nếu không giữ gìn thì điều gì sẽ xảy ra?….Qua những buổi nói chuyện như vậy trẻ sẽ hiểu ý thức giữ gìn, tiết kiệm những đồ chơi ở lớp, ở nhà. Không chỉ để lần sau có để chính bản thân trẻ chơi tiếp mà còn giúp cho người lớn không phải bỏ tiền mua đồ chơi khác để thay thế.
Hay qua các giờ thể dục sáng: Tôi trò chuyện để trẻ hiểu và có ý thức giữ gìn nơ thể thể dục sao cho không bị hỏng. Bởi mỗi một chiếc nơ không chỉ là nhà trường phải bỏ tiền mua ruy băng mà con là công sức các cô khâu nên để cho các con có dụng cụ để tập thể dục giúp các con khỏe mạnh mỗi ngày. Vì thế các con phải có ý thức giữ gìn, không là mất mát, hay hỏng hóc… Như thế chính là hành động tiết kiệm thiết thực cho tập thể lớp B3 chúng mình.
Hay thông qua các hoạt động học: Tôi chú ý trò chuyện và giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng học tập như sách vở, bút sáp, lô tô học tập, giấy A4 tận dụng sử dụng cả hai mặt… Bởi khi trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập thì đó là trẻ đang góp phần tiết kiệm cho chính bản thân trẻ và cho tập thể lớp.
Hay trong các giờ ăn: Giáo dục trẻ ăn hết suất cũng là một hình thức dạy trẻ đức tính tiết kiệm. Thông qua đó trẻ hiểu nếu trẻ ăn hết suất không chỉ chống lãng phí về vật chất mà còn không làm lãng phí công sức các cô nuôi vất vả nấu những bữa ăn ngon cho trẻ…
Giáo dục trẻ ăn hết suất cũng là một hình thức tiết kiệm
Có thể nói, biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả trên trẻ. Giúp trẻ hiểu rõ bản chất của vấn đề, từ đó dần hình thành thói quen, ý thức và trách nhiệm tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi.
Kết quả: sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy kết quả đạt được trên trẻ như sau:
– Trẻ nhận biết được giá trị của các đồ dùng, đồ chơi, các hiện vật xung quanh trẻ.
– Trẻ nhận thức được giá trị của việc tiết kiệm qua đó thể hiện bằng những hành động cụ thể như: Sử dụng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những phế liệu như giấy một mặt…
- Đặt ra mục tiêu tiết kiệm, nêu gương và hưởng ứng các phong trào tiết kiệm
Một nguyên tắc mang tính quyết định chính là đặt ra mục tiêu tiết kiệm. Không có nó sẽ dẫn đến trẻ không hiểu tiết kiệm để làm gì? Bên cạnh đó việc nêu gương các cá nhân hay tập thể sẽ kích thích trẻ tạo cho trẻ không khí thi đua, tích cực hưởng ứng các phong trào.
Mục đích của biện pháp này là nhằm giúp trẻ hiểu rõ: Tiết kiệm để làm gì? Qua đó trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động cá nhân hay phong trào của tập thể… từ đó khắc sâu hơn ý nghĩa của việc tiết kiệm đối với trẻ. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn của trẻ
Cách làm: Ngay từ đầu năm học, tôi luôn chú ý dạy trẻ ý nghĩa của những hành động tiết kiệm và trò chuyện cùng trẻ, gợi ý và cùng phối hợp với trẻ đặt ra những mục tiêu tiết kiệm đối với trẻ, đối với lớp.
Đối với cá nhân trẻ: là luôn giữ gìn đồ dùng cá nhân như quần áo, vở, bút, không là hỏng vở, rách vở, gãy bút sáp…
Đối với lớp: Giữ gìn đồ dùng đồ chơi chung, không ném, không làm hỏng, dùng nước tiết kiệm, tắt thiết bị điện khi không cần thiết (đối với cô giáo), nhắc nhở bạn bè và người thân về ý thức tiết kiệm…
Bên cạnh đó việc nêu gương cũng vô cùng quan trọng. Tùy mức độ và thời điểm tôi chọn hình thức khen ngợi động viên trẻ ngay sau kết quả đạt được hay vào cuối ngày, cuối tuần.
Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo
Tôi cũng luôn chú trọng trong việc khích lệ, cổ vũ trẻ cùng tham gia hưởng ứng các phong trào tiết kiệm không chỉ phạm vi trường lớp mà còn mở rộng phạm vi xã hội
– Ví dụ: với phong trào tiết kiệm giờ trái đất ngày 23/3/2013, ngoài việc chuẩn bị tâm lý háo hức hưởng ứng cho trẻ như: trò chuyện từ trước về ý nghĩa của việc tham gia hưởng ứng. Giờ trái đất là một sự kiện hàng năm về việc tiết kiệm năng lượng. Vào ngày này mọi công dân trên thế giới đề hưởng ứng bằng những hành động cụ thể như: tắt đèn, thiết bị điện trong một khoảng thời gian nhất định, hay đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu… với mục đích tiết kiệm vì môi trường, xã hội. Qua ngày có phong trào này tôi còn trò chuyện hỏi trẻ: Con đã làm gì? Gia đình con có tham gia không? Tham gia như thế nào?Vì sao phải tham gia?…
Kết quả: Thông qua biện pháp này, tôi nhận thấy:
Trẻ tiếp thu và khắc sâu ý nghĩa và mục đích của các hành động tiết kiệm, từ đó trẻ tích cực tham gia vào các phong trào mang ý nghĩa tiết kiệm.
Trẻ có ý thức trong việc tiết kiệm như: Biết giữ gìn tài sản cá nhân và của lớp: như đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết chú ý dùng cẩn thận các trang thiết bị trong lớp như: Vòi nước, đóng mở cửa nhẹ nhàng…
Tiết kiệm đã trở thành thói quen trong tính cách của trẻ.
- Sử dụng các tình huống
Các tình huống bao giờ cũng gây được cho trẻ ấn tượng và hấp dẫn đối với trẻ. Qua đó kiến thức trẻ tiếp thu được một cách nhẹ nhàng và bền lâu
Mục đích: Tạo ấn tượng với trẻ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò bó. Từ đó củng cố thêm chuẩn mực về tiết kiệm. Hình thành ở trẻ ý thức tiết kiệm theo hướng tích cực
Cách làm: Tôi tổ chức cho trẻ được tham gia và trải nghiệm vào các tình huống thật (do cô giáo hoặc trẻ đóng). Hoặc các tình huống thông qua tranh ảnh để trẻ tự mình phát hiện ra trong các tình huống đó có hành động nào phù hợp hay không phù hợp. Hoặc kết hợp các tình huống thông qua hoạt động học, hoạt động chơi.
Ví dụ:
– Cho trẻ quan sát các tình huống thật có sự tham gia của cô hoặc trẻ:
- Trong giờ học:
Trẻ A- Chăm chỉ tô tranh trong vở tập vẽ | Trẻ BLàm vở nhàu nhĩ, xé vở để lấy giấy gấp đồ chơi, bẻ màu sáp |
- Trong giờ chơi:
Trẻ A- Chơi cẩn thận, không tranh giành | Trẻ B- Ném đồ chơi, làm hỏng đồ chơi |
- Trong giờ rửa tay
Trẻ A- Vặn vòi nước quá to, nghịch nước, té nước, làm ướt xung quanhd. Trong giờ ngủ | Trẻ B- Vặn vòi nước vừa phải, rửa tay đúng cách |
Trẻ A- Ngủ ngoan | Trẻ B- Khó ngủ, nghịch dứt dây chiếu khiến chiếu bị rách |
Qua quan sát trẻ sẽ phát hiện nhanh các hành động đúng và hành động sai.Vì sao đúng? Vì sao sai? Lợi ích mang lại của các hành vi đúng. Qua đó giáo dục trẻ nhận thức được các hành vi đúng không những giúp trẻ tiết kiệm cho bản thân, tập thể mà còn giúp trẻ tự nhận ra trách nhiệm của bản thân về tinh thần tiết kiệm
Hay tôi tổ chức các trò chơi có sử dụng các tình huống thật hoặc tranh ảnh có các tình huống
Ví dụ: Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
Chuẩn bị: Lô tô, tranh ảnh có các hành vi đúng, hoặc sai về tiết kiệm
Cách chơi: Trò chơi bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc, thi theo hình thức tiếp sức. khi bản nhạc bắt đầu bạn đầu hàng sẽ lên lấy một tranh chưa hành động đúng (hoặc theo yêu cầu) gắn lên bảng, rồi về đập tay bạn tiếp theo, bạn tiếp theo sẽ lên tiếp. Cứ thế cho đến khi kết thúc bản nhạc thì trò chơi kết thúc.
Luật chơi: mỗi lượt bạn lên chơi chỉ được lấy một tranh. Đội nào có nhiều kết quả đúng đội đó giành chiến thắng
Thông qua trò chơi kết hợp với các tình huống trẻ hứng thú tiếp thu kiến thức. Từ đó củng cố thêm, trẻ tự ý thức được trách nhiệm trong hành vi của mình hướng đến những hành vi đúng mang tính tiết kiệm, có lợi cho tập thể và cá nhân…
- Dạy trẻ đức tính tiết kiệm thông qua hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho trẻ, góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách, dần trở thành một con người toàn diện hơn.
Mục đích: Giúp trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động ngoại khóa. Từ đó trẻ ghi nhớ lâu hơn. Thông qua hoạt động ngoại khóa sẽ kéo từ lý luận đến thực tiễn. Từ những lý thuyết cô cung cấp, trẻ được thực hành, được tự mình trải nghiệm, qua đó trẻ sẽ nhớ lâu, nhớ sâu.
Cách làm: Trong các hoạt động ngoại khóa, tôi luôn chú ý lồng ghép, dạy trẻ tinh thần tiết kiệm, ý thức trong mọi hành động.
Ví dụ: Trong hoạt động cùng trẻ phân loại rác, sưu tầm và thực hiện làm đồ chơi trong lớp mầm non từ phế liệu:
Khi tổ chức hoạt động này tôi cùng trẻ trò chuyện từ trước về nguồn gốc của các loại phế liệu, cách xử lý sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo tính tiết kiệm và bảo vệ môi trường không bị ảnh hưởng. Trong đó cách xử lý tận dụng tái chế phế liệu được xem là tốt nhất, những loại phế liệu nào có thể tái chế… Qua những buổi trò chuyện như vậy tôi tổ chức một buổi phân loại rác nhỏ tại sân trường ( Rác do cô đã chuẩn bị từ trước). Kết hợp cùng trẻ sưu tầm những phế liệu, đồ cũ… từ đó tập trung lại. Từ những phế liệu như vỏ hộp, vỏ trai, ngao… tôi cùng trẻ làm ra những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho nhu cầu của lớp, của bản thân trẻ
Cô cùng trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu
Ở hoạt động này, trẻ không chỉ hứng thú, kích thích óc sáng tạo vì được tự mình là ra những đồ dùng, đồ chơi có ích và hấp dẫn đối với trẻ mà qua đó ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường được củng cố
- Cô giáo luôn là tấm gương đối với trẻ
Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, suy nghĩ và hành động đa số ảnh hưởng từ người lớn. Một ngày trẻ ở trường 8 – 10 tiếng với cô giáo. Được cô chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ đến các hoạt động học tập và vui chơi nên cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, bởi với trẻ mầm non luôn coi cô giáo là chuẩn mực trong mọi việc
Mục đích của biện pháp này là giúp trẻ củng cố thêm về chuẩn mực hành động tiết kiệm đồng thời kích thích trẻ tự đặt ra mục tiêu hành động theo chuẩn mực đó. Từ đó dần hình thành thói quen tiết kiêm
Cách làm: Tôi luôn chú ý cố găng là tấm gương tiết kiệm trong mọi hoạt động để trẻ noi theo. Bởi tôi nhận thức rằng khi cô giáo luôn ý thức tiết kiệm trong mọi hoạt động trước trẻ thì đương nhiên trẻ thấy rằng tiết kiệm là việc đúng đắn và trẻ luôn cố gắng làm giống cô giáo. Lâu dần sẽ hình thành thói quen tiết kiệm đối với trẻ
Ví dụ: Trong hoạt động khâu lại những mép chiếu đã bị rách (bởi những trẻ khó ngủ, ngủ muộn rất thích nghịch như việc dứt dây chiếu, nan chiếu), bên cạnh việc cho trẻ chứng kiến, quan sát, tôi trò chuyện để trẻ thấy rằng việc khâu lại vừa giúp nhà trường không phải đầu tư mua thay thế vừa để chiếu không bị rách thêm. Tuy nhiên các con phải chú ý không nghịch dứt dây chiếu dẫn đến hỏng chiếu thì sẽ không có chiếu để ngủ mà còn gây lãng phí tiền bạc của nhà trường và lãng phí công sức của các cô. Qua đó trẻ sẽ hiểu và ý thức không đùa nghịch, dứt chiếu trong giờ ngủ.
Cô và trẻ cùng khâu lại mép chiếu bị rách
Hay trong việc tiết kiệm năng lượng điện, nước… Tôi luôn chú ý dạy trẻ và làm gương trong những hành động tiết kiệm như phải biết vặn vòi nước vừa phải khi rửa tay chân, rót nước uống vừa đủ lượng mình uống để tránh gây lãng phí, tắt điện khi không cần thiết …
Trẻ có ý thức sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt
Kết quả: – 100% trẻ hiểu và ý thức được chuẩn mực hành động tiết kiệm
– Trong lớp không còn tình trạng trẻ nghịch phá đồ dùng đồ chơi: như dứt dây chiếu trong giờ ngủ, ném đồ dùng, đồ chơi
– 100% trẻ có thói quen tiết kiệm trong các hoạt động ví dụ như: sử dụng giấy tận dụng cả hai mặt, giữ gìn đồ dùng của chung…
- Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Biên pháp này là biện pháp thường nhật chúng ta hay sử dụng nhưng lại mang lại kết quả cao.
Mục đích: Thông qua trao đổi với phụ huynh, cô giáo có thể nắm bắt được tình hình của trẻ qua đó đánh giá một cách khách quan về trẻ từ đó có những biện pháp thích hợp với mỗi cá nhân trẻ
Cách thực hiện: Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực dạy trẻ đức tính tiết kiệm, đặc biệt là thông qua các hoạt động tiết kiệm dần hình thành tính cách tự giác nơi trẻ góp phần phát triển nhân cách trẻ ngày càng hoàn thiện.
Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng, qua các buổi trò chuyện trực tiếp. Qua đó phụ huynh thấy được tinh thần tiết kiệm của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích tính tự giác trong các hành động tiết kiệm của trẻ tại gia đình.
Ví dụ: Huy động phụ huynh cùng sưu tầm các vật liệu, phế liệu hoặc thu nhập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như: vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút xốp…kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh
Tuyên truyền với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ đức tính tiết kiệm để trẻ phát triển ngày càng toàn diện hơn
- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
- Kết quả:
Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
- Về bản thân:
-Tôi thấy mình đã nâng cao được tinh thần tiết kiệm cho bản thân, cho tập thể cũng như trong việc dạy trẻ đức tính tiết kiệm
-Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ đức tính tiết kiệm, tạo tiền đề cho một thế hệ trẻ mầm xanh của tổ quốc, không chỉ trong phạm vi gia đình, nhà trường mà còn vì cả cộng đồng chung
- Về trẻ:
Nội dung | Trước khi thực hiện | Sau khi thực hiện |
Nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc tiết kiệm | 25% | 95% (Tăng 70%) |
Nhận thức được mục đích của việc tiết kiệm | 25% | 95% (Tăng 70%) |
Có hành động cụ thể trong việc tiết kiệm | 20% | 90% (Tăng 70%) |
Tích cực, hứng thú tham gia các phong trào tiết kiệm | 15% | 80 (Tăng 65%) |
- Về phụ huynh:
– Nhận thức ra được tầm quan trọng của việc dạy trẻ tiết kiệm thông qua các hoạt động
– Cùng phối hợp với giáo viên trong mọi hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển ngày một hoàn thiện
- Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên tôi đã rút ra nhưng bài học kinh nghiệm sau:
– Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ hoạt động một cách tích cực nhất, biết tạo cảm xúc cho trẻ khi dạy trẻ đức tính tiết kiệm
– Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ tinh thần tự giác trong các hoạt động.
– Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động tiết kiệm mang tính tập thể nhằm giúp trẻ hình thành tính cộng đồng.
– Cho trẻ quan sát sự kiện, truyền thông nhằm mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ; kết hợp đàm thoại để trẻ hiểu sâu bản chất của đức tính tiết kiệm và nói lên nhận xét của mình
- Kết luận
Dạy trẻ mầm non đức tính tiết kiệm là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đáp ứng nhu cầu về thực trạng xã hội, đòi hỏi cô giáo phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm “Một số biện pháp dạy trẻ đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non” tôi xin giới thiệu để chị em đồng nghiệp cùng`tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy
Nguồn: Thiết bị giáo dục hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/daytretietkiemtien
Xin chân thành cảm ơn!
Biện pháp giáo dục tài nguyên và môi trường biển trẻ 5 tuổi
Biện pháp giáo dục tài nguyên và môi trường biển trẻ 5 tuổi
Giáo dục biển đảo cho trẻ mầm non giáo dục trẻ mầm non bảo vệ môi trường phương pháp giáo dục trẻ mầm non 100 đề tài sáng kiến kinh nghiệm giáo dục trẻ mầm non chăm sóc giáo dục trẻ mầm non kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ mầm non công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phương pháp giáo dục trẻ mầm non Nước Việt Nam của chúng ta có bờ biển dài 3.620km, có hàng nghìn các đảo lớn, nhỏ và đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm trên biển Đông. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biển, đảo có vai trò, vị trí quan trọng, quyết định sự tăng trưởng kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bảo vệ biển đảo và chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam.
Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục của cấp học mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen, nhận biết về biển, đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành thói quen, hành vi bảo vệ tài nguyên môi trường biển, hải đảo. Những thói quen đó, cần phải bắt đầu hình thành ngay từ lứa tuổi mầm non. Bởi giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển lâu dài của trẻ, đặt nền móng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người.
Thực hiện nhiệm vụ năm học và hướng dẫn thực hiện Phương pháp giáo dục trẻ mầm non chuyên môn năm học 2012-2013 của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì, chương trình giáo dục cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) có thêm nội dung mới. Đó là tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục trẻ. Bản thân tôi nhận thấy nội dung tích hợp này là rất cần thiết trong bối cảnh tài nguyên môi trường biển, đảo ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mang tính thời sự cao. Nhưng nội dung giáo dục này đưa vào chương trình giáo dục tài nguyên và môi trường biển trẻ 5 tuổi cần phải đưa như thế nào cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, không quá nặng nề với trẻ. Trong khi đó giáo viên mầm non khi thực hiện các chuyên đề tích hợp thường mắc vào hai nhược điểm sau:
-Thứ nhất: Nội dung tích hợp gượng ép, quá hời hợt không chú tâm đến nội dung tích hợp.
-Thứ hai: Nội dung tích hợp đưa vào lượng kiến thức quá nhiều, quá xa lạ với trẻ vượt quá cả nội dung chính.
Khi triển khai họp chuyên môn đầu năm và thảo luận về nội dung tích hợp về tài nguyên môi trường biển, hải đảo với giáo viên 5 tuổi. Tôi nhận thấy giáo viên rất băn khoăn và lúng túng khi đưa nội dung tích hợp này vào chương trình. Nhiều ý kiến cho rằng khó đưa nội dung này vào chương trình bởi Hà Nội là địa phương không có biển, đảo.
Được phân công là Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường và được tổ chuyên môn, tổ mầm non phòng Giáo dục và đào tạo cử tham gia lớp tập huấn: “Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục mẫu giáo 5 tuổi“. Tôi nhận thức được tầm quan trọng của nội dung tích hợp tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi và muốn giúp giáo viên 5 tuổi có kiến thức về tài nguyên môi trường biển hải đảo Việt Nam. Từ đó xây dựng nội dung tích hợp phù hợp với trẻ, giúp trẻ hiểu nội dung một cách nhẹ nhàng, không quá gượng ép. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài :
“Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non. “
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Trước hết chúng ta có thể hiểu: Nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo là quá trình giáo dục nhằm giúp trẻ có những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam. Tạo cho trẻ có ý thức, thái độ đối với tài nguyên và môi trường biển, đảo. Trang bị cho trẻ những kỹ năng thực hành khi được tiếp cận với môi trường biển, đảo. Từ đó, có ý thức, trách nhiệm, hành vi tốt để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, đảo Việt Nam.
Tích hợp là sự hòa trộn nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo vào với nội dung các môn học, các hoạt động thành một nội dung gắn bó chặt chẽ với nhau:
– Khi tích hợp không làm biến tính đặc trưng của môn học, hoạt động nào đó thành môn học giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo.
– Khai thác nội dung giáo dục tài nguyên môi trường biển, đảo cần có chọn lọc, có tính tập trung vào nội dung chính, có mục đích nhất định, không tràn lan, tùy tiện.
Trong khi giáo dục trẻ, các nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển, đảo xem xét mức độ tích hợp như thế nào cho phù hợp nội dung, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, nhận thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi như:
– Tích hợp toàn phần: Là mục tiêu, bài dạy trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung chủ đề giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo.
– Tích hợp bộ phận: Là chỉ có một phần bài dạy có nội dung liên quan đến nôi dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo, hoặc trong nội dung có liên hệ được nội dung giáo dục đó.
Về Phương pháp giáo dục trẻ mầm non: Nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo rất đa dạng, mỗi phương pháp có ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên tùy theo đặc trưng của đề tài, môn học có thể lựa chọn phương pháp phù hợp, cũng có thể kết hợp hài hòa giữa các phương pháp để có hiệu quả giáo dục cao nhất. Làm thế nào để giáo viên tích hợp nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, đảo một cách hiệu quả nhất cho trẻ mầm non 5-6 tuổi. Phù hợp với tâm sinh lý, khả năng nhận thức của trẻ ” học mà chơi, chơi mà học”, trẻ tiếp thu kiến thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Vì vậy tôi đã sử dụng một số biện pháp giúp giáo viên tích hợp nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo một cách hiệu quả nhất.
- Cơ sở thực tiễn:
- Đặc điểm tình hình chung:
Trường nằm ở vị trí xa trung tâm huyện Thanh Trì, tiếp giáp với huyện Thường Tín. Nhân dân chủ yếu sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ. Là nơi nhiều dân các nơi đến ngụ cư thuê nhà nên số trẻ không ổn định. Nhà trường có diện tích 2 khu là 8.666 m2 với 15 lớp học xây dựng đạt chuẩn quốc gia và có 600 học sinh . Trường có hai khu cách xa nhau 3km:
– Khu Nhị Châu có 4 lớp: 01 lớp nhà trẻ; 01 lớp MG bé; 01 lớp MG nhỡ; 01 lớp MG lớn. Tổng số học sinh của khu Nhị Châu là : 110 trẻ. Trong đó lớp MG lớn 5 tuổi 35 trẻ.
– Khu Phương Nhị có 11 lớp: 02 lớp nhà trẻ; 03 lớp MG bé; 03 lớp MG nhỡ; 03 lớp MG lớn. Tổng học sinh khu Phương Nhị là: 490 trẻ. Trong đó lớp MG lớn 5 tuổi 149 trẻ. Tổng số học sinh 5 tuổi điều tra trên địa bàn 184 trẻ, ra lớp ngày từ đầu năm học 184 trẻ chiếm tỷ lệ 100%.
* Số giáo viên trong trường : 47/70 tổng số CBGVNV.
– Giáo viên mẫu giáo lớn : 11 cô/4 lớp. Chiếm 23,4 % giáo viên toàn trường.
Trình độ chuyên môn khối mẫu giáo lớn:
– ĐHSP : 06/11 cô = 54.5%
– CĐSP : 02 /11cô = 18.2 %
– TCSP : 03/11 cô = 27.3% ( Trong đó 03 cô đang theo học Đại học sư phạm).
- Thuận lợi:
Cơ sở vật chất phục vụ cho chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi đầy đủ, hiện đại: Máy vi tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, đàn…..
Trẻ 5 tuổi ra lớp 100% ngày từ đầu năm học, thuận lợi cho việc phổ cập chương trình giáo dục cho trẻ 5 tuổi.
Đội ngũ giáo viên 5 tuổi trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn chiếm 72.7%, khả năng tiếp cận với định hướng đổi mới của giáo viên tốt. Một số giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi thành phố, cấp huyện như cô giáo: Trần Thị Thái Hà, Phùng Thị Thu, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phạm Thị Bích Nga…
Bản thân tôi được tham gia học tập huấn nội dung tích hợp của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì.
- Khó khăn:
Nhà trường có 2 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc chỉ đạo, tập huấn, kiến tập chuyên môn.
Là năm đầu tiên thực hiện nội dung tích hợp giáo dục tài nguyên môi trường biển, hải đảo vào chương trình. Hà Nội là địa phương không có biển nên thực hiện học ngoại khóa, tham quan thực tế gặp khó khăn.
Phụ huynh nông thôn, điều kiện kinh tế còn khó khăn nên rất ít trẻ được cha mẹ cho đi thăm quan, nghỉ mát tại các khu du lịch biển, đảo.
III. Các biện pháp:
- Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên:
Đổi mới cách bồi dưỡng lý thuyết cho giáo viên ở đây là bồi dưỡng cho giáo viên nắm chắc, hệ thống lại nội dung về tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam. Từ những kiến thức cơ bản đó đưa lồng ghép vào các môn học, các hoạt động một cách hiệu quả.
Bồi dưỡng chuyên môn là một việc thường xuyên và cần thiết phải làm vì giáo viên là lực lượng trực tiếp truyền thụ các kiến thức tới trẻ. Đây lại là một nội dung tích hợp mới .Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng tạo môi trường cho trẻ hoạt động thì trước hết người giáo viên phải nắm chắc được kiến thức cơ bản về tài nguyên môi trường biển, hải đảo Việt Nam, phương pháp tích hợp, quy trình tổ chức các hoạt động. Có như vậy thì mới truyền thụ kiến thức đến với trẻ một cách chính xác và phù hợp với độ tuổi.
*Thực trạng cũ:
Trong những năm học trước, trường chúng tôi cũng có những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như:
– Mời giảng viên về bồi dưỡng: Tổ Mầm non phòng Giáo dục huyện mời giảng viên và giáo viên đại diện trong toàn huyện tham gia. Tuy nhiên, rất khó mời giảng viên về trường để bồi dưỡng cho giáo viên.
– Giáo viên được cử đi tập huấn các chuyên đề mới, khi đi tập huấn về thường xin bài giảng của giảng viên sau đó phôtô cho các giáo viên không được đi tập huấn. Trong các buổi họp chuyên môn, giáo viên đi tập huấn giảng lại và giải đáp những vấn đề không hiểu của giáo viên.
Hầu hết các giáo viên có đọc nhưng không có thời gian nghiên cứu sâu và không có nhiều vấn đề trao đổi làm rõ. Khi vận dụng vào thực tế giảng dạy thì chỉ một số giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm đạt được hiệu quả tương đối còn hầu hết giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ trung bình. Nội dung giáo dục tài và môi trường biển, hải đảo đưa vào cho trẻ cần chính xác và hợp lý. Vì thế, giáo viên phải nắm vững kiến thức cơ bản nếu không sẽ dạy trẻ lạc hướng. Chính vì vậy, trong cách bồi dưỡng lý thuyết năm nay tôi đã có những giải pháp mới sau:
* Đổi mới cách thức bồi dưỡng, giảng viên tập huấn:
– Giáo viên được cử đi tập huấn sẽ chính là giảng viên cho những giáo viên còn lại. Những giáo viên đi tập huấn sẽ nghiên cứu các tài liệu khi đi tập huấn, tìm hiểu trên sách báo những nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo Việt Nam. Xây dựng lại bài giảng làm sao cho ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với kiến thức giáo viên của trường.
Bài giảng điện tử được nhóm xây dựng trên phần mềm PowerPoit với kiến thức ngắn ngọn dễ hiểu, hình ảnh đẹp sống động, lồng ghép một số đoạn phim giáo dục bảo vệ môi trường biển, hải đảo
Bài số 1: Những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
Mục đích của bài số 1 là giúp giáo viên hệ thống lại những kiến thức cơ bản về tài nguyên và môi trường biển hải đảo Việt Nam. Giúp cho giáo viên thấy những nét đẹp nổi bật, đặc trưng ở mỗi vùng biển, đảo Việt Nam, khơi dậy lòng yêu biển, yêu những cảnh đẹp nổi tiếng của biển. Thấy được thực trạng của tài nguyên môi trường biển, hải đảo từ đó sẽ thấy được trách nhiệm của chính giáo viên với tài nguyên, môi trường biển, đảo.
Nguồn: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/moitruongtre5tuoi
kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non
kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non
kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường học kế hoạch bảo vệ môi trường 2014 kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2015 kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh bình dương kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế kế hoạch bảo vệ môi trường trường tiểu học
- ĐẶT VẤN ĐỀ
kế hoạch bảo vệ môi trường là gì Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội vật chất bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng tới đời sống và sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.
Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện thành một thói quen, đặc biệt là lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Trong nhà trường, môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm tổng hóa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian (đất đai vị trí địa lý, hệ sinh tự nhiên) môi trường kiến tạo như: các công trình nhà làm việc, bếp ăn, lớp học, sân chơi khu vệ sinh vườn hoa cây cảnh.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng văn hóa qua giao lưu chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết định của môi trường xung quanh, để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và thông minh nhanh nhẹn hình thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này, chúng ta cần phải xây dựng và bảo vệ môi trường sống của trẻ và giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Sau gia đình môi trường thứ hai chịu trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc và giáo dục trẻ đó là trường mầm non. Đây là khoảng thời gian hoạt động, sinh hoạt ăn ngủ của trẻ hai bữa trong ngày diễn gia nhiều hơn ở nhà, vì vậy giáo viên cần phải rèn cho trẻ thói quen kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, nề nếp, vệ sinh sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp, giúp trẻ có hệ thống kiến thức tốt trong cuộc sống.
Tóm lại gia đình và nhà trường là hai môi trường đầu tiên của trẻ được giáo dục đó là vai trò hết sức quan trọng, giáo dục trẻ không phải là trách nhiệm của gia đình, và giáo viên mà còn là nghĩa vụ đối với xã hội sách hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
Năm 2008 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ra chỉ thị số 40/2008/ QĐ- BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về nhiệm vụ “ Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực” để thực hiện tốt phong trào thi đua này tất cả các trường học cần phải xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp theo đúng nghĩa và phù hợp với tinh thần địa phương, song song với phong trào thi đua này căn cứ công văn 751/ SGD&ĐT- GDTHMN ngày 17/08/2009 về việc thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non 2009 – 2010 trong văn bản chỉ đạo nội dung thực hiện vệ sinh môi trường và nước sạch cho trẻ mầm non.
Từ những nội dung và nhiệm vụ lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp trong trường Mầm Non A Vạn Phúc.
*Mục đích của đề tài :
– Đánh giá thực trạng của công tác bảo vệ môi trường xanh – sạch đẹp ở trường mầm non .
– Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
–Các biện pháp chỉ đạo cán bộ – giáo viên – nhân viên xây dựng và bảo vệ môi trường ở trường mầm non A Vạn Phúc.
* Phạm vi áp dụng :
Tại trường mầm non A Vạn Phúc năm 2012-2013
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất những con sóng thần ở nước Nhật Bản làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người. Ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn, do đó để bảo vệ môi trường chung của toàn cầu chúng ta phải thực hiện nhiều những biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là quan trọng có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non, giáo dục trẻ có ý thức từ nhỏ bảo vệ môi trường tạo thói quen cơ sở cho việc hình thành nhân cách của con người.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ cần thiết được tiến hành có kế hoạch chiến lược cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
Đồng hành những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này để mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu được sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội.
biện pháp bảo vệ môi trường Trường mầm non toàn trường có 3 khu với 13 lớp học đảm bảo thoáng mát.sạch sẽ,có đầy đủ đồ dùng dạy học,đủ đồ chơi mầm non đáp ứng cho trẻ,có công trình vệ sinh sạch sẽ,đúng quy định,có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Toàn trường có 52 đồng chí cán bộ, giáo viên,nhân viên trong đó: Ban giám hiệu 3 đồng chí,giáo viên có 32 đồng chí, 9 nhân viên cô nuôi, 1 nhân viên y tế,1 nhân viên kế toán,1 nhân viên văn thư,5 nhân viên bảo vệ. Số trẻ toàn trường là 440 trẻ/13 lớp trong đó nhà trẻ
2.Thuận lợi: hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo UBND huyện,phòng giáo dục đào tạo huyện thanh trì,UBND xã Vạn Phúc,xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Đầu tư kinh phí 10 tỉ đồng xây dựng trường mầm non thôn 1 với 6 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng, các trang thiết bị hiện đại. Có phòng y tế riêng,trang thiết bị y tế đầy đủ,đã có nhân viên y tế trình độ chuyên môn trung cấp y phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình,quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,97% cán bộ giáo viên,nhân viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
3.Khó khăn:
Trường có 3 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc quản lý của cán bộ và chăm sóc sức khỏe trẻ với nhân viên y tế.
Khu 2 phòng học xuống cấp còn phải học nhờ nhà văn hóa thôn,diện tích còn chật hẹp nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động của trẻ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong công tác trọng tâm của năm học, trong kế hoạch tôi xây dựng hàng tháng biện pháp cụ thể để thực hiện các biện pháp, các chỉ tiêu đó nhằm hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao.
Không thể thiếu công tác tuyên truyền trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường, tôi đã nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu trong vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Do vậy, ngay đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác bảo vệ môi trường với mục tiêu như sau.
Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ, văn minh.
Tags: sang kien kinh nghiem mam non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/baovemoitruongmamnon
hướng dẫn bảo vệ môi trường bài tập bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường bình dương bảo vệ môi trường 12 bảo vệ môi trường có bạn hướng dẫn kinh phí hoạt động bài viết về bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường là gì biện pháp bảo vệ môi trường
Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo
Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo
Đồ dùng đồ chơi tự tạo làm, đồ chơi từ ống hút, đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề gia đình, đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non, đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề nghề nghiệp, cach lam đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc – giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về “Định hướng chiến lược giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện.
Đất nước chúng ta đang không ngừng lớn mạnh và phát triển. Trên mọi mặt của đời sống đã có sự thay đổi rõ nét. Cuộc sống của con người ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn. Để bắt nhịp cùng cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người cần tư duy, năng động sáng tạo và linh hoạt.
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, hoạt động góc rất cần thiết được lựa chọn, chơi trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Chơi không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi. Vì thế, giúp các em hiểu và thích thú với hoạt động góc là một việc làm cần thiết.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động góc thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc).
Mọi người đều công nhận rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “hoạt động góc”.Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào? Để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ hoạt động góc tại lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non”
*Mục đích của đề tài này:
Đánh giá thực chất, chất lượng việc cho trẻ hoạt động góc ở trường Mầm non A Ngọc Hồi nói chung lớp mẫu giáo nhỡ B1 nói riêng.
Tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong việc giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
Các biện pháp giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng, hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
* Phạm vi áp dụng:
Lớp B1 mẫu giáo nhỡ trường mầm non A Ngọc Hồi trong năm học 2013- 2014.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2013 đến cuối tháng 4/2014)
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp điều tra thực trạng
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- C¥ Së Lý LUËN
Theo điều 23 luật Giáo dục mầm non 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp Giáo dục mầm non đã ghi: Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện.
Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì vậy: Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh… nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua đồ chơi tự tạo ở hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. Như trong chơi góc gia đình “ Nấu ăn” trẻ phải học cách nấu ăn.
Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tệ nạn, tiêu cực mà nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của trẻ. Vì vậy tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong hoạt động góc chính là chúng ta đã tạo ra cho trẻ có suy nghĩ việc làm tốt đẹp hơn. Nhưng trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động góc chưa được thường xuyên. Đặc biệt là việc tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong hoạt động góc chưa được để cao và thiếu sự đầu tư.
Việc sử dụng đồ chơi ở hoạt động góc thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng…
Chơi với đồ chơi trong hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Bên cạnh đó giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi, phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.
Mục đích của việc tạo môi trường học thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong hoạt động góc giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, là phương tiện hình thành nhân cách cho trẻ.
- c¬ së thùc tiÔn:
- Đặc điểm tình hình chung:
Trường mầm non A Ngọc Hồi nằm trên địa bàn xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội, trường đã có thành tích đạt trường tiên tiến cấp huyện, đang phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Với qui mô toàn trường có 09 lớp học: 2 lớp MG lớn, 2 lớp MG nhỡ, 3 lớp MG bé, 2 lớp nhà trẻ. Toàn trường có tổng số 36 đồng chí CB- GV- NV và 320 cháu ở các độ tuổi.
Năm học 2012- 2013 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo nhỡ B1 với số trẻ là 60 cháu, trong đó có 25 cháu nam và 35 cháu nữ
Lớp có 04 cô phụ trách: 04 cô có trình độ chuẩn.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi:
Bộ giáo dục và đào tạo cũng không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, đổi mới chương trình để cố gắng phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá cái mới, khai thác hết tiềm năng, năng lực vốn có trong mỗi cá thể.
Các cấp lãnh đạo Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT cũng quan tâm, nhằm năng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện các mục tiêu của nghành.
Trường chúng tôi là trường trọng điểm của xã, được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, xây dựng cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ.
Việc tổ chức “Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” bằng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu cho toàn thể giáo viên trong trường, là cơ hội để tôi tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm đồ dùng đồ chơi, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm do dung do choi sang tao.
Đặc biệt là sự ủng hộ quan tâm của đại đa số phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã đóng góp về cơ sở vật chất cũng như tinh thần.
Đa số giáo viên đều thấy được vai trò chủ đạo của việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo rất cần thiết cho trẻ.
Trẻ đi học tương đối đều, được chơi thường xuyên nên đã có nề nếp và kỹ năng.
Cô giáo có trình độ chuyên môn vững, khéo tay, yêu nghề mến trẻ, chịu khó. Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về chuyên môn nghiên cứu, sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được một số kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
Qua 04 năm trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục trẻ nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp
huyện.
Được đi kiến tập học hỏi đồng nghiệp trường bạn. Bản thân đang đi học lớp đại học sư phạm mầm non để nâng cao trình độ, chuyên môn.
Các cháu rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, rất thích chơi với nhiều đồ chơi mới lạ…
Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng đồ chơi càng thêm phong phú và đa dạng.
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồ chơi phục vụ cho các góc.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau:
Trường mầm non A Ngọc Hồi là trường mầm non nông thôn đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp nên chưa thực sự quan tâm đến con, kinh tế còn khó khăn nên phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập vui chơi của trẻ, họ đưa con em họ đến lớp với mục đích là nhờ cô giáo chông, vì vậy việc học tập vui chơi của trẻ chưa đạt kết quả
Lớp đông có nhiều cháu mới đi học chưa qua lớp nhà mẫu giáo bé, một số trẻ là từ nơi khác đến tạm trú nên trình độ tiếp thu không đồng đều, rất nhiều trẻ nói ngọng, nói không rõ tiếng. Bởi vậy trẻ chưa có kỹ năng và nề nếp trong mọi hoạt động, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mà đặc biệt là hoạt động góc.
Cơ sở vật chất: Đồ dùng trang thiết bị hiện đại tuy đã được bổ xung nhưng còn thiếu.
Đồ dùng đồ chơi, đã qua nhiều năm sử dụng nên đã cũ và hỏng rất nhiều. Lớp đông cháu, đồ chơi một số góc còn ít không hấp dẫn trẻ. Thao tác chơi của trẻ với đồ chơi còn ít, đơn giản. Đầu năm một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn tiếp xúc với đồ chơi, chưa tự giác chơi, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia dẫn tới trẻ không hứng thú, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp.
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ và đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, đã thôi thúc tôi đưa ra một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ hoạt động góc tại lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non A Ngọc Hồi góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
III: MéT Sè BIÖN PH¸P
1.Biện pháp 1: Điều tra thực tiển:
Việc thường xuyên quan sát và điều tra thực tiễn giúp cho giáo viên nhìn nhận chính xác được về tình trạng thực tiễn của lớp mình từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có khả năng sử dụng đồ dùng đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non, đồ chơi một cách khác nhau. Có trẻ vào nhóm chơi đồ chơi nhưng rất nhanh lại chán không tập trung ở góc mình chơi, chơi với đồ chơi mình đã chọn mà hay đi đến nhiều góc chơi khác.
Tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ.
Việc sắp xếp, phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa tách bạch rõ ràng, chưa sắp xếp đồ chơi khoa học, trang trí đẹp làm bắt mắt trẻ .
Nội dung chơi còn chung chung nên dẫn đến sử dụng đồ dùng đồ chơi trong các vai chơi của trẻ không thể hiện, rất ít có mối quan hệ với nhau, làm nội dung chơi bị hạn chế. Việc quan sát trẻ sử dụng đồ chơi được theo dõi thường xuyên vào các giờ hoạt động góc để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao?
Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều, còn lại một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc trẻ sử dụng đồ chơi nên không ủng hộ chưa nhiệt tình cho giáo viên việc hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có.
Số lượng đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non của các nhóm lớp trong toàn trường còn hạn chế về số lượng, trong đó nhiều đồ dùng đồ chơi mua sẵn trên thị trường và ít đồ dùng đồ chơi tự làm, chưa phong phú, đa dạng. Nhìn chung môi trường lớp học của lớp trang trí đẹp, nhưng đồ dùng đồ chơi chưa phong phú.
Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm cụ thể như sau:
Link tải tài liệu: http://preview.tinyurl.com/dodungdochoimammnon
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
MỞ ĐẦU
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
Trẻ mầm non “Học mà chơi – chơi mà học”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ. Tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, được khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, được tự do hoạt động theo ý thích, tích lũy kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và tăng thêm vốn kinh nghiệm sống cho bản thân.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?… và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, sẽ giúp giáo viên hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt cho trẻ.
Thực tế trong nhiều năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã hết sức quan tâm đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ: Đã tổ chức các lớp tập huấn, kiến tập cho giáo viên mầm non. Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã đã quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất; quy hoạch sân trường; trang bị đồ chơi ngoài trời mầm non; xây dựng vườn cổ tích. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường đã trang bị nhiều cuốn sách, nhiều tài liệu liên quan đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, đã đầu tư các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cần thiết và triển khai bồi dưỡng cho giáo viên về cách thức tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, nhận thức của một số phụ huynh còn chưa tích cực với việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ như: Sợ nắng, sợ gió, sợ con mệt … Nhiều giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời, nhiều giáo viên khi tổ chức còn mang tính chất hình thức đại khái, qua loa. Nếu thực tế này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Là một giáo viên trẻ, được đào tạo chính quy, rất tâm huyết với nghề, hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời đối với trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở “Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ hoạt động ngoài trời?”. Sau một năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp, tôi thấy trẻ lớp tôi tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong các giờ hoạt động ngoài trời. Hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, các cháu chủ động hơn, tích cực hơn, quan sát đối tượng kỹ … Vì vậy tôi xin phép được trao đổi với chị em đồng nghiệp:
“Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường mầm non A”.
* Mục đích nghiên cứu:
– Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động ngoài trời của trẻ 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường mầm non A Tứ Hiệp.
– Tìm ra hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp.
* Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp.
* Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 3 – 4 tuổi lớp C1 trường Mầm non A, năm học 2012 – 2013.
NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D (Vitamin D được tổng hợp từ chất 7 – Dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol – Vitamin D3) góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể hình”. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”.
Trong tài liệu hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non – Mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, xuất bản tháng 9 năm 2009 có đoạn viết hướng dẫn giáo viên lưu ý đến mục đích của việc tổ chức hoạt động ngoài trời: “Với trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia các hoạt động ngoài phạm vi lớp học với mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ”.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Mô tả thực trạng
– Trường mầm non A Tứ Hiệp là một trong hai trường mầm non đầu tiên của huyện Thanh Trì được công nhận là trường chuẩn quốc gia cấp độ 1 (vào tháng 2 năm 2009) nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập và vui chơi.
– Năm học 2012 – 2013, tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở tại khu Cương Ngô I, lớp có 3 cô.
– Trình độ: + 1 cô Đại học
+ 2 cô Trung cấp Sư phạm (hiện 1 cô đang theo học lớp Đại học Sư phạm khoa Giáo dục Mầm non )
– Lớp có 46 cháu và 100% các cháu ăn bán trú tại trường nên rất thuận tiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
– Khuôn viên trường lớp rộng, thoáng mát, đẹp phù hợp với trẻ mầm non.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Điều kiện thuận lợi :
– Đối với cô: Các cô trong nhóm lớp nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và có khả năng sư phạm vững vàng.
– Đối với trẻ: 100% trẻ cùng độ tuổi nên thuận lợi trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ đi học tương đối đều nên tỉ lệ chuyên cần cao. Trẻ tích cực tham gia hoạt động chơi
– Cơ sở vật chất: Nhà trường đã đầu tư và được đầu tư mua đồ dùng đồ chơi hoạt động ngoài trời đẹp, hiện đại.
+ Trường có khu vườn cổ tích, sân trường có nhiều cây xanh, vườn rau, vườn hoa, nhiều cây ăn quả.
– Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Điều kiện khó khăn:
– Sân trường đã có vườn hoa tuy nhiên vẫn chưa phong phú về các loại hoa.
– Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động ngoài trời đã có song chưa phong phú về chủng loại.
– Giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời: Chưa linh hoạt tận dụng những điều kiện tự nhiên để cho trẻ được tìm tòi, khám phá; hệ thống câu hỏi đặt ra còn chưa phát huy được tính tích cực của trẻ…
– Kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận của trẻ còn hạn chế. Do nhiều lớp hoạt động ngoài trời cùng thời gian nên làm phân tán sự chú ý của trẻ.
– Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động ngoài trời đối với trẻ, chưa tận dụng điều kiện tự nhiên xung quanh để giáo dục trẻ.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và các điều kiện thuận lợi khó khăn như trên, tôi đã áp dụng hệ thống các biện pháp sau để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ:
III. CÁC BIỆN PHÁP:
1, Biện pháp 1: Khảo sát – đánh giá.
Để xây dựng được các biện pháp đạt kết quả tốt, trước hết tôi dùng biện pháp khảo sát – đánh giá. Tôi đã khảo sát: Kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán suy luận, khả năng chú ý, khả năng phối hợp tập thể, mức độ hứng thú của trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời và số lượng đồ dùng đồ chơi sử dụng trong hoạt động ngoài trời. Có khảo sát – đánh giá mới nắm được mức độ nhận thức, các kỹ năng khi tham gia hoạt động ngoài trời của trẻ và lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động để từ đó thực hiện các biện pháp tiếp theo. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
1.1. Khảo sát trẻ:
Để đánh giá được chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ về nhận thức, kỹ năng rồi từ đó mới có các biện pháp phù hợp. Do vậy tôi tiến hành khảo sát trẻ qua việc theo dõi các hoạt động trong ngày của trẻ cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia 1 số hoạt động trải nghiệm, giao lưu, tham quan…và đến khi đánh giá trẻ đầu năm tôi thu được kết quả như sau:
Theo: sang kien kinh nghiem mam non
Link tài liệu: http://tinyurl.com/sangkinkinhnghiemdochoingoaitr
Vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
Vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo nhà soạn nhạc nổi tiếng Dalcroze con người ngay từ khi sinh ra đã có thể biểu hiện những giai điệu âm nhạc bằng những động tác thân thể. Tất cả trẻ mầm non đều có những năng lực âm nhạc bẩm sinh và đứa trẻ nào cũng đều có thể phát triển được năng lực âm nhạc đó. Do vậy ngay từ thời kì thơ ấu phải cung cấp cho trẻ những kinh nghiệm và môi trường phù hợp để giúp phát triển năng lực âm nhạc cho trẻ nói riêng, cũng như giúp trẻ phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực khác.
Ở trường mầm non, đặc biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những loại hình nghệ thuật phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều không thể thiếu.
Thông thường, khi nghe nhạc, ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình. Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Các bài hát, bản nhạc tạo cho trẻ những cảm xúc mạnh, trẻ vận động phù hợp với đặc tính của âm nhạc. Ở đây âm nhạc giữ vai trò chủ đạo còn vận động là công cụ thể hiện hình tượng âm nhạc. Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác, nhịp điệu, sự khéo léo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng nghe được trong âm nhạc. Ngoài ra còn làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè.
Vì vậy, vận động theo nhạc là 1 hoạt động vô cùng quan trọng đối với trẻ. Hiện nay, trong các trường mầm non khi thực hiện Chương trình giáo dục mầm non giáo viên được phép linh hoạt lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch hoạt động sao cho phù hợp với cô, với trẻ, phù hợp với điều kiện trường lớp đáp ứng yêu cầu đề ra. Điều đó giúp giáo viên có được những cơ hội và điều kiện để thể hiện khả năng của mình. Tuy nhiên trong thực tế, nhiều giáo viên chưa chú ý hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ, còn ngần ngại, đôi khi tổ chức còn đại khái qua loa, chưa có biện pháp thiết thực trong quá trình dạy trẻ, dẫn tới kết quả trên trẻ chưa cao. Do vậy, việc áp dụng biện pháp tiên tiến để dạy trẻ mẫu giáo vận động theo nhạc là rất cần thiết, cần được chú trọng.
Là 1 giáo viên trẻ, có nhiệt huyết với nghề, có khả năng âm nhạc tốt, tôi đã luôn băn khuăn, trăn trở đặt ra các câu hỏi: “ Làm thế nào ? Làm gì?…” để nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tại lớp mình phụ trách. Sau một năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, khả năng vận động theo nhạc của trẻ lớp tôi đã được nâng cao rõ rệt. Vì vậy tôi mạnh dạn được xin phép trao đổi với các chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm là: “Kinh nghiệm nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non”.
* Mục đích nghiên cứu :
+ Đánh giá được thực trạng khả năng vận động theo nhạc của trẻ tại lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
+ Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non nâng cao khả năng vận động theo nhạc.
* Đối tượng nghiên cứu:
Các biện pháp nâng cao chất lượng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
* Phạm vi nghiên cứu:
Trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1, trường mầm non A xã Tứ Hiệp năm học 2013- 2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc mầm non và các động tác của cơ thể hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc, gõ đệm theo nhịp điệu âm nhạc tạo cho trẻ có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách.
Hoạt động vận động theo nhạc ở lứa tuổi mầm non có thể chia làm 2 nhóm:
– Nhóm thứ nhất: Là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như vỗ tay, gõ đệm, nhún nhảy…trẻ nghe và phân biệt cao độ, sắc thái, tốc độ, trọng âm, âm hình tiết tấu.
– Nhóm thứ hai: Hướng vào những kỹ năng chuyển động trong quá trình vận động theo nhạc.
Tất cả các động tác vận động theo nhạc như gõ nhịp, âm hình, tiết tấu, múa…đều thực hiện nhiệm vụ chung là cảm nhận tiết tấu âm nhạc, nhưng mỗi loại vận động có chức năng riêng, do đó khác nhau về yêu cầu.
Động tác vỗ tay, gõ nhịp, dậm chân có tác dụng giúp trẻ nắm vững tiết tấu, nhịp, phách trong tác phẩm và được tiến hành ngay khi làm quen với tác phẩm. Gõ nhịp, phách, âm hình tiết tấu yêu cầu phải chính xác, đúng với tác phẩm, không cần phải có tư thế, tạo dáng, đường nét…
Múa là dạng vận động phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ, hình thành tư thế, dáng điệu, động tác đẹp. Các bài múa được xây dưng trên cơ sở nội dung, tính chất, nhịp điệu âm nhạc, lời ca. tuy nhiên không phải bài hát nào cũng xây dựng thành điệu múa. Do đặc điểm tư duy trực quan hình tượng của trẻ mà múa có thể là những động tác minh hoạ lời ca, miêu tả sinh hoạt, mô tả thiên nhiên…Các chất liệu cơ bản của dân gian các dân tộc Việt Nam, múa hiện đại cũng được khai thác. Múa được sử dụng chủ yếu với độ tuổi mẫu giáo. Cùng với sự phát triển của trẻ thì kỹ năng múa của trẻ ngày càng rõ ràng và đa dạng.
Vận động theo nhạc không chỉ giúp trẻ tập phối hợp các động tác di chuyển nhẹ nhàng mà tất cả những vận động của tay, chân và thân mình nhờ có sự phụ họa âm nhạc cũng trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn.
Trẻ 4 – 5 tuổi đã có những biểu hiện hưởng ứng mạnh mẽ với những giai điệu mang tính chất vui vẻ, rộn rã. Vận động đã phong phú hơn chuyển động nhịp nhàng theo tính chất của nhạc, thay đổi bước chuyển động theo điệu nhạc , từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hơn hoặc thực hiện các bước nhảy.
Trẻ 4 – 5 tuổi có khả năng sử dụng các nhạc cụ như phách tre, xắc xô, song loan, trống đệm theo nhịp, tiết tấu chậm. Có thể thổi kèn cho các giai điệu đơn giản trên cơ sở 1 – 2 âm thanh.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Mô tả thực trạng
– Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ B1, tổng số giáo viên của lớp gồm 4 cô giáo yêu nghề, mến trẻ. Độ tuổi của cô giáo từ 26 đến 38 tuổi, 1 cô trình độ đại học, 3 cô đang theo học lớp đại học.
– Tổng số trẻ là 61 cháu, trong đó có 35cháu nam, 26 cháu nữ
– Trường được công nhận là trường chuẩn Quốc Gia mức độ 1 vào tháng 2 năm 2009 nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập và vui chơi.
– Khuôn viên trường lớp rộng, thoáng mát, đẹp phù hợp với trẻ mầm non.
Trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
– Đối với cô: Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết, có sự phối hợp nhau trong công tác giảng dạy đặc biệt là chú ý phát triển toàn diện các mặt cho trẻ. Một số giáo viên trong lớp có năng khiếu về âm nhạc: Biết sử dụng đàn, sáng tạo các động tác múa…
– Đối với trẻ: Lớp được phân chia theo đúng độ tuổi quy định. Trẻ thông minh, có một số trẻ có khả năng tiếp thu nhanh. Trẻ yêu thích âm nhạc, khi được nghe hát nghe nhạc trẻ nhún nhảy theo điệu nhạc.
– Cơ sở vật chất: Lớp được trang bị các đồ dùng tối thiểu phục vụ cho hoạt động âm nhạc( Xắc xô, song loan, phách tre, đàn, tivi, đầu đĩa, vi tính)
– Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình khuyến khích con em mình tham gia văn nghệ ở lớp, trường trong các ngày hội, ngày lễ.
- Khó khăn:
– Với cô: Các giáo viên vẫn còn thụ động khi tổ chức hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ, chưa chủ động sáng tạo lựa chọn các động tác minh họa cho phù hợp với nội dung bài hát.
– Với trẻ: Vào đầu năm học có khoảng 25% cháu mới đi học, trẻ thiếu hụt kiến thức âm nhạc và chưa có nề nếp, thói quen tốt. Khi được hướng dẫn vận động theo nhạc nhiều cháu còn rụt rè nhút nhát không dám thể hiện. Kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ còn yếu. Khi cô yêu cầu trẻ thực hiện các vận động vỗ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu còn nhầm lẫn do trẻ chưa phân biệt được rõ sự khác nhau giữa các vận động.
– Sĩ số lớp đông, khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ.
– Đồ dùng phục vụ cho hoạt động còn chưa đẹp, chưa phong phú nên khi tổ chức hoạt động trẻ chưa thực sự hứng thú.
– Các bậc cha mẹ còn bận đi làm nên chưa có nhiều thời gian cho con em mình tiếp xúc với âm nhạc.
Trước thực trạng và những khó khăn, thuận lợi trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp như sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP
- Biện pháp 1: Khảo sát – đánh giá:
Muốn thực hiện các biện pháp tiếp theo, trước hết phải nắm được thực tế về khả năng vận động theo nhạc của trẻ. Để từ đó đề ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả tôi dùng biện pháp khảo sát- đánh giá. Có khảo sát – đánh giá mới nắm được mức độ nhận thức, kỹ năng vận động theo nhạc của trẻ và biết được lượng đồ dùng, đồ chơi hiện có trong lớp. Từ đó mới đề ra được biện pháp tiếp theo. Tôi đã khảo sát – đánh giá kỹ năng vận động theo nhạc và khảo sát đồ dùng, đồ chơi của góc âm nhạc. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
1.1, Khảo sát – đánh giá kỹ năng vận động theo nhạc:
Để có được kết quả này, tôi đã tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc trong hoạt động học, hoạt động góc và mọi lúc mọi nơi. Sau mỗi buổi, tôi đều ghi lại kết quả và đến khi đánh giá trẻ đầu năm tôi thu được kết quả như sau: Xem trong tài liệu phía dưới
1.2, Khảo sát đồ dùng – đồ chơi phục vụ hoạt động vận động theo nhạc:
Đồ dùng – đồ chơi mầm non đối với cô giáo là phương tiện để tổ chức cho trẻ chơi và học. Đối với trẻ mẫu giáo thì đồ dùng – đồ chơi là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong các hoạt động của trẻ, bởi vì khi sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong quá trình vận động sẽ giúp trẻ cảm nhận rõ hơn về nhịp điệu, cường độ, tốc độ… của các bài hát, bản nhạc. Bên cạnh đó, đồ dùng, đồ chơi đẹp, phát ra âm thanh còn thu hút sự hứng thú, tập trung của trẻ. Từ đó giúp trẻ vận động tốt hơn. Chính vì vậy ngay từ đầu tháng 8/2012 tôi đã khảo sát đồ dùng đồ chơi. Qua đó để biết được đã có những đồ dùng gì? Đồ dùng nào đã cũ, đồ dùng nào đã hỏng, đồ dùng nào còn thiếu. Sau khi có kết quả khảo sát tôi tiến hành xây dựng kế hoạch đề xuất ban giám hiệu mua và có kế hoạch tự làm 1 số đồ dùng – đồ chơi trong lớp mầm non . Sau đây là kết quả khảo sát đồ dùng đồ chơi của lớp tôi:
Theo: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/amnhacmamnon
Kinh nghiệm giáo dục về tài nguyên và môi trường biển
Kinh nghiệm giáo dục về tài nguyên và môi trường biển
tài nguyên và môi trường biển viện tài nguyên và môi trường biển tài nguyên môi trường và phát triển bền vững môi trường biển đảo môi trường biển là gì môi trường biển việt nam điểm chuẩn tài nguyên môi trường báo tài nguyên môi trường ngành tài nguyên môi trường
ĐẶT VẤN ĐỀ.
Việt Nam là một quốc gia biển. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Với hơn 4.000 hòn đảo và quần đảo, biển khác nhau và có ý nghĩa rất lớn đối với đất nước. Vùng biển và hải đảo Việt Nam rất giàu tài nguyên, khoáng sản và hải sản. Biển là lợi thế trong phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng. Biển đảo của ta rất giàu tài nguyên khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên, là nơi cung cấp rất nhiều tài nguyên sinh vật biển như tôm, cá, mực, cua, ghẹ… giàu chất dinh dưỡng, tạo cơ hội và nguồn lực mới cho việc phát triển kinh tế Việt Nam, mà đặc biệt là giao thông biển, du lịch biển, các khu công nghiệp tổng hợp ven biển; khai thác dầu mỏ, khí đốt, khai thác hải sản… Bên cạnh đó, hệ thống đảo và quần đảo là phên dậu để che chắn cho đất nước Việt Nam. Đặc biệt, Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có ý nghĩa to lớn về kinh tế cũng như quốc phòng. Hiện nay, vấn đề về biển đảo đang là một vấn đề rất cấp thiết mà toàn xã hội đang rất quan tâm để dành chủ quyền biển, đảo quê hương. Đặc biệt đối với Việt Nam: Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, nhân dân và đặc biệt là lớp trẻ về bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Vậy còn chúng ta, chúng ta phải làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
Phải nói rằng thời gian qua cả nước dấy lên các cao trào hướng về biển đảo, nhân dân hỗ trợ cả vật chất tinh thần cho cán bộ chiến sỹ và nhân dân ở hải đảo xa, khuyến khích hỗ trợ người dân ra khơi đánh cá, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Về quốc phòng chúng ta mua sắm vũ khí và các phương tiện kỹ thuật hiện đại trang bị cho quân đội, để bảo vệ có hiệu quả lãnh thổ biển đảo Việt Nam.
Năm học 2013 – 2014 là năm thứ hai, ngành giáo dục thực hiện “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo và tiếp tục được thực hiện sâu rộng trong chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015”. Như vậy, rõ ràng ngành giáo dục đã rất quan tâm, chú trọng tới việc nâng cao ý thức về bảo vệ tài nguyên và biển, đảo quê hương để đưa vào dạy trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Hiện nay, đối với ngành giáo dục đã đưa nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục trẻ ở các cấp học. Đặc biệt, đối với lứa tuổi mầm non, nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đã được đưa vào dạy trẻ lồng ghép thông qua các hoạt động. Tuy nhiên, việc nhận thức của trẻ về tài nguyên và biển đảo còn rất mơ hồ, trẻ chưa từng được tiếp xúc. Và chưa hiểu rõ hết về tên gọi cũng như vị trí địa lý, đặc điểm nổi bật của các biển đảo, tài nguyên của biển đảo đối với con người, là những gì xa xôi, Vậy nên chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ mai sau tình yêu sâu sắc đối với biển đảo, đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu.
Thực tế ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh nói chung, lớp A7 tôi giảng dạy nói riêng, việc cung cấp kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo chưa được chú trọng, quan tâm. Nhiều giáo viên nghĩ rằng việc cung cấp kiến thức về tài nguyên và hải đảo là rất khó, không thực hiện được. Vì trẻ mầm non, đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên. Trẻ lại chưa thể hình dung ra được những khái niệm thế nào được gọi là biển, đảo? Tại sao gọi là biển, đảo? Trên biển, đảo có những gì? Biển đảo cung cấp những tài nguyên gì? Có lợi ích như thế nào đối với con người? Và làm thế nào để có thể đi lại trên biển và sống được trên đảo? Tại sao phải yêu mến, bảo vệ biển đảo?
4545. Chính vì vậy, tôi thiết nghĩ: mình làm cách nào để giúp trẻ hiểu kiến thức, lợi ích, về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo đối với con người. Từ đó hình thành ở trẻ ý thức biết bảo vệ, giữ gìn biển, đảo. Hình thành ở trẻ lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Qua đó, phát triển toàn diện về đức- trí- thể- mỹ cho trẻ. Nhận thấy được ý nghĩa cần thiết của việc bảo vệ biển đảo cho thế hệ trẻ hiểu được về tài nguyên và chủ quyền biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào giáo dục trẻ ở trường, lớp của mình một cách gần gũi, thiết thực nhất. Đó chính là nguyên nhân tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Biển là loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các đại lục và ngăn cách với đại dương ở ngoài bởi hệ thống đảo và bán đảo, phía trong bờ lục địa còn gọi là bờ biển.
Đảo là một vùng đất tự nhiên, có nước bao bọc, khi thủy triều lên thì vùng đất này vẫn ở trên mặt nước
Quần đảo là một tổng thể các đảo kể cả các bộ phận của đảo, các vùng nước tiếp liền và thành phần tự nhiên khác.
Nước ta có hai quần đảo lớn nhất là đảo Hoàng Sa ở Đà Nẵng, là một nhóm có khoảng 30 đảo, bãi san hô và các mỏm đá ngầm. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm 100 đảo lớn nhỏ và bãi ngầm, các nguồn lợi tự nhiên như: cá, dầu mỏ, khí đốt và các khoáng sản khác…
Biển, hải đảo Việt nam rất giàu tài nguyên, khoáng, dầu mỏ, khí tự nhiên: năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Biển, hải đảo có rất nhiều nguồn lợi tự nhiên từ sinh vật biển như: 11 nghìn loại sinh vật biển, 13 nghìn sinh vật trên đảo, 2 nghìn loại cá, loại yến. Biển, hải đảo là khu du lịch mọi người vui chơi, giải trí, là nơi giao thông đi lại trên biển giúp con người đi lại giữa các vùng, các nước và vận chuyển hàng hóa.
Nhưng hiện nay môi trường biển, đảo nước ta đang phải chịu ảnh hưởng áp lực từ sự gia tăng dân số, đô thị hóa nhanh, nông nghiệp, khai khoáng, hàng hải, du lịch, năng lượng, thủy sản. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ đất liền: rác thải, nước thải nông nghiệp, nước thải công nghiệp, hóa chất, phát triển khai thác cảng. Ô nhiễm từ các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí, ô nhiễm do nhấn chìm các chất gây hại, nhấn chìm tàu thuyền gây ra, ô nhiễm từ khí quyển…
Chính vì vậy, con người cần ngăn ngừa, hạn chế nguồn ô nhiễm môi trường biển và bảo vệ môi trường biển, hải đảo như: bảo vệ hệ sinh thái (rừng ngập mặn, san hô, cửa sông, đất ngập mặn…), bảo vệ tài nguyên sinh vật chống khai thác quá mức. Bảo vệ chất lượng nước biển, môi trường biển chống ô nhiễm, đó được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam.
Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào trong chương trình giáo dục mầm non là rất quan trọng và cần thiết, giúp trẻ có sự hiểu biết về biển, đảo Việt Nam. Thông qua đó giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường biển, hải đảo xanh- sạch- đẹp.
Khi thực hiện lồng ghép nội dung vào các hoạt động để dạy trẻ cần đảm bảo tính phát triển, mở rộng dần theo hướng đồng tâm, phát triển từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế địa phương, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng.
Nội dung giáo dục tài nguyên, môi trường biển, hải đảo góp phần giáo dục trẻ tình yêu, lòng tự hào, ý thức bảo vệ giữ gìn biển, đảo quê hương Việt Nam, hướng đến sự phát triển nhân cách toàn diện hài hòa ở trẻ. Qua đó, trẻ biết được nước ta không chỉ có đất liền mà còn có biển đảo bao la, giàu tài nguyên thiên nhiên và có nhiều lợi ích rất lớn. Như: lợi ích cung cấp tài nguyên sinh vật biển: cá thu, tôm, mực, cua biển, ngao, ghẹ… Lợi ích về du lịch: là nơi tham quan, nghỉ mát, lợi ích về giao thông… Ngoài ra biển đảo còn là nơi cung cấp nguồn năng lượng sạch, khoáng sản, dầu mỏ… Về phát triển các nghề nuôi tôm, cá, làm muối…Trẻ cũng sẽ hình dung được một phần cuộc sống rất vất vả của nhân dân ở vùng biển, trên đảo, con người và cảnh vật nơi đây, chứa chan trong đó là tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và những tình cảm sâu sắc với bộ đội ngoài hải đảo xa xôi.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Đặc điểm tình hình.
– Xã Vĩnh Quỳnh là một xã có truyền thống yêu nước, có rất nhiều anh hùng đã anh dũng hy sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ Tổ Quốc.
– Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, 4 khu trường khang trang sạch đẹp.
– Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A7. Lớp có 3 cô, với tổng số 41 học sinh trong đó có 26 nam và 15 nữ.
- Thuận lợi, khó khăn.
- Thuận lợi:
– Được tham gia lớp tập huấn chuyên đề: “Bé với biển đảo” nên các cô đều nắm chắc kiến thức về biển đảo.
– Lớp được trang bị đầy đủ đồ dùng như tranh ảnh có nội dùng về tài nguyên, biển, hải đảo của cô, lô tô về biển hải đảo cho trẻ và các phương tiện hiện đại như đầu đĩa, ti vi, máy tính nên học sinh đã được tìm hiểu kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.
– 03 giáo viên đứng lớp: trong đó bản thân có trình độ Đại học, 1 cô có trình độ cao đẳng, và 1 cô đang theo học lớp đại học, các cô đều nắm được đặc điểm tâm sinh lý trẻ.
– 100% trẻ học đúng độ tuổi nên việc cung cấp kiến thức về biển đảo cho trẻ được thuận lợi hơn.
– Phòng học rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng tạo điều kiện tốt cho cô và trẻ tham gia các hoạt động.
– Bản thân là giáo viên trẻ, có 12 năm kinh nghiệm trong nghề. Luôn nhiệt tình, năng động trong công việc, luôn tự học tập và nâng cao kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo, bảo vệ môi trường, giữ gìn biển đảo quê hương.
- Khó khăn.
– Năm học 2013 – 2014 là năm học thứ hai ngành giáo dục đưa nội dung giáo dục bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo vào chương trình dạy trẻ nên bản thân tôi còn chưa có nhiều kinh nghiệm để dạy trẻ.
– Tài liệu về biển đảo cho giáo viên tham khảo chưa phong phú còn hạn chế.
– 90% phụ huynh làm nông nghiệp nên có ít thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ. Sự phối kết hợp với giáo viên để cùng giáo dục trẻ còn chưa chặt chẽ, nhất là kiến thức về nội dung giáo dục tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho trẻ còn hạn chế.
Từ một số thuận lợi và khó khăn trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu “Kinh nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các hoạt động cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
- Khảo sát, đánh giá kiến thức của trẻ về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo:
Để nắm bắt được kiến thức của trẻ về biển đảo: trẻ hiểu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo như thế nào? Vị trí địa lý? Biển đảo có những ích lợi gì? Cung cấp những tài nguyên gì cho con người? Vì sao phải bảo vệ biển đảo? Các con phải làm gì để bảo vệ biển đảo?
Cảnh biển Hạ Long
Sau khi trẻ quan sát xong, tôi đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ:
+ Đây là bãi biển nào? Vì sao con biết?
+ Bãi biển này thuộc tỉnh nào?
+ Con biết gì về bãi biển này?
+ Vùng biển này cung cấp những tài nguyên gì?
+ Ngoài bãi biển này con còn biết bãi biển nổi tiếng nào của Việt Nam?
+ Con đã được bố mẹ cho đi tắm biển ở đây chưa?
+ Khi được bố mẹ cho đi tham quan, tắm biển, con sẽ làm gì?
+ Muốn giữ gìn cho biển sạch đẹp, nước biển không bị ô nhiễm, con phải làm gì?
Hoặc tôi đã cho trẻ xem tranh:
Tranh về Quần đảo Trường Sa
Và hỏi trẻ:
+ Đây là đảo gì?
+ Tại sao lại gọi là đảo?
+ Đảo này có đặc điểm gì nổi bật?
+ Các chú bộ đội hải quân đang làm gì?
+ Vì sao các chú phải đứng canh gác đảo?
+ Vì sao phải bảo vệ môi trường nơi đây?
+ Sau này lớn lên con có thích làm chú bộ đội hải quân đứng canh giữ biển đảo không? Vì sao?
+ Nếu Quần đảo Hoàng Sa, (hay Trường Sa) bị các nước đến xâm chiếm thì con sẽ làm gì?…
Sau khi nghe câu trả lời của trẻ, tôi đã nắm bắt được kiến thức của trẻ về biển đảo theo bảng khảo sát đầu năm như sau:
Nguốn: giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoducbienhaidao
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
ĐẶT VẤN ĐỀ
(Giáo án mầm non)Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng. Theo Th.s Nguyễn Thị Hồng Thúy (khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết: Số lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến bệnh viện khám tăng dần theo hàng năm. Cụ thể, nếu năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày có 10-20 trẻ tới khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó, khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho trẻ đến khám sớm từ dưới 16 tháng.
Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong ba lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Hành vi và sở thích bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm thể khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khỏe (rối loạn ngủ, tiêu hóa, động kinh…). Chính những điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ. Vì vậy,việc giáo dục trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi.
Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng bài viết trong các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, trường mầm non A Tứ Hiệp đều đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học và hòa nhập. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường mầm non A đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ – trong đó có trẻ tự kỷ, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ khuyết tật.
Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng với tôi đây là một vấn đề rất mới mẻ, hết sức khó khăn. Với bảy năm trong nghề, đây là năm đầu tiên lớp tôi có một trẻ mắc bệnh tự kỷ. Bên cạnh khó khăn đó của bản thân thì trong thời gian đầu, phụ huynh trẻ mắc bệnh tự kỷ còn không chấp nhận sự thật về căn bệnh của con mình, không phối hợp với cô giáo để tìm ra những phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Là một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ tự kỷ học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các cháu bình thường để phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõ rệt, các cháu khác trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt hơn. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Kinh nghiệm giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo bé C3 – Trường mầm non”
– Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức, tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng của trẻ tự kỷ khi học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường
– Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ lớp mẫu giáo bé học hòa nhập
– Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A, năm học 2013-2014
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. (Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc).
Trẻ tự kỷ thường quá say mê một vật gì đó, lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay. Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn.
Trẻ tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hình thức bề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tình trạng này có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ giáo viên thường xuyên chú ý đến trẻ.
Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Khi giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp “không lời” bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ.
Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời, ít biểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến. Không thích hoạt động theo nhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Nếu trẻ phát triển lời nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Trẻ không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng.
Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, la hét, đánh lại người khác. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường.
Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng trẻ không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ.
Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi phù hợp.
Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non:
– Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học với các vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô.
– Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh qua các chủ đề.
– Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói từ, câu ngắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được.
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…).
– Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan đến xúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Mô tả thực trạng:
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ hiệp – Thanh Trì – Hà Nội, có ba điểm trường nằm ở hai thôn Cương Ngô và thôn Văn Điển, là một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố. Năm học 2012 – 2013, trường được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
– Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi C3 tại khu Cương Ngô 2. Lớp có 03 cô giáo, bản thân tôi đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Mầm non, 02 cô trình độ Trung cấp Sư phạm Mầm non. Trong đó có 01 cô giáo đang theo học lớp Đại học Sư phạm Mầm non.
– Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A xã Tứ Hiệp có tổng số 35 cháu, trong đó có 16 cháu gái và 19 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Nguyễn Minh Nhật.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- 2. Điều kiện thuận lợi :
– Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
– Hầu hết phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán… Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc – giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp .
– Đối với trẻ tự kỷ:
+ Thể chất: Sức khỏe phát triển bình thường thể hiện là trẻ khỏe mạnh và ăn uống đủ dinh dưỡng.
+ Kỹ năng vận động thô: Trẻ đi đứng, chạy nhảy, trèo lên cầu thang, bước chân luân phiên nhịp nhàng…
+ Kỹ năng nhận thức: Có khả năng phối hợp tay, mắt, biết cầm bút vẽ, tô màu…
- 3. Điều kiện khó khăn:
– Bản thân tôi tuổi nghề còn ít và không được theo học chuyên ngành Giáo dục đặc biệt nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
– Phụ huynh cháu Nguyễn Minh Nhật còn hạn chế về những kiến thức, kỹ năng cuộc sống – giáo dục trẻ tự kỷ, nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà còn gặp nhiều khó khăn.
– Đối với trẻ tự kỷ:
+ Khó khăn khi tham gia với các trẻ khác
+ Cười không đúng lúc, đúng cách.
+ Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, chạy lung tung…
+ Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống.
+ Không phản ứng với lời nói của người khác
+ Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi không được đáp ứng nhu cầu.
+ Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ.
Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:
III/ CÁC BIỆN PHÁP
- Biện Pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá trẻ. Từ đó, giáo viên sẽ xây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập.
* Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2013, tôi và các giáo viên cùng lớp đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó, giáo viên đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của trẻ tự kỷ, kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ (Phụ lục 1 kèm theo)
* Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá cháu Nguyễn Minh Nhật (trẻ tự kỷ):
Nguồn: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/tretukyhoanhap
Giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng hiệu quả
Giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng hiệu quả
ĐẶT VẤN ĐỀ
(sáng kiến kinh nghiệm mầm non) Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng ngày.
Chúng ta đang sống trong thời đại dùng rất nhiều điện. Điện được dùng trong cuộc sống hàng ngày: Lò điện, quạt máy, bàn ủi, tủ lạnh, đài, ti vi…Điện được dùng trong các nhà máy để chế tạo biết bao vật dụng cần thiết, từ vật nhỏ như cái đinh đến vật lớn như con tàu xuyên đại dương. Chúng ta thử tưởng tượng nếu ngày hôm nay không có điện, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết giữ gìn, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, nguồn năng lượng của chúng ta đang dần bị cạn kiệt, gây nên mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, cuộc sống của con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên cạn kiệt năng lượng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, có tác dụng bảo vệ môi trường: Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Một trong những nguồn gây ô nhiễm là khói, bụi bẩn, chất thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông. Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với khói bụi của các ống xả từ xe máy, ô tô, bụi đường, khói than, củi…Vì vậy hiểu biết về năng lượng và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.
Thực tế trong thời gian gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Thanh Trì cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các cuốn tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…Đối với trường mầm non A Tứ Hiệp, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục hàng ngày.
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ B1- lớp tôi phụ trách, các cháu đã có những nhận thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như các cháu đã biết tắt nước khi không sử dụng, khi bật điều hòa phải đóng cửa…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu vẫn chưa có như: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả làm giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, góp phần giữ gìn nguồn năng lượng đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các bạn đồng nghiệp của tôi còn e ngại về nội dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng mới chỉ đại khái, qua loa chưa mang lại hiệu quả cao.
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Do đó, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”.
– Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A, năm học 2013 – 2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Năng lượng bao gồm năng lượng tự nhiên và năng lượng nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến những hậu quả như thiên tai lũ lụt do chặt phá rừng, động đất do hút cạn kiệt dầu, khí trong lòng đất.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Sử dụng năng lượng tiết kiệ
m, hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình mà còn tiết kiệm cho quốc gia. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người và được đưa vào giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non.
Giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của cạn kiệt năng lượng đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ…
Nội dung giáo dục trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non:
– Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
– Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo…
– Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian quá dài, luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt máy tính khi không sử dụng…
– Hình thành hành vi luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn.
– Hình thành hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước, bảo vệ nguồn nước, cây xanh.
Các nội dung trên có thể tiến hành giáo dục trẻ trong các hoạt động học và trong các hoạt động hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi, trong những tình huống, thời điểm thích hợp.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Mô tả thực trạng:
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn thôn Cương Ngô xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Trường được tách ra từ trường mầm non Tứ Hiệp và hoạt động độc lập từ tháng 9/2008. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 2/2009, 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Năm 2012, trường được nhận bằng khen của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Năm 2013, trường được nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ. Khung cảnh sư phạm của trường luôn xanh – sạch – đẹp, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
– Năm học 2013 – 2014 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non A xã Tứ Hiệp phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 (4 – 5 tuổi) tại khu Cương Ngô 1. Lớp có 4 cô giáo, bản thân tôi đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non, 2 cô giáo cùng lớp đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, 1 cô có trình độ trung cấp.
– Lớp mẫu giáo nhỡ B1 có tổng số 65 cháu, trong đó có 27 cháu gái và 38 cháu trai.
– Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của trường, lớp.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Điều kiện thuận lợi :
– Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– 100% trẻ đúng độ tuổi 4 – 5 tuổi, 45/65 = 69.2% trẻ đã học qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé nên nhiều trẻ cũng đã có thói quen, hành vi về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp.
2.3. Điều kiện khó khăn:
– Sĩ số trẻ của lớp rất đông (65 cháu) nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều bé trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều.
– Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư tương đối đầy đủ. Tuy nhiên nhiều loại đồ dùng, đồ chơi ngoài trời mầm non đã cũ trẻ học nhiều nên nhàm chán, một số đồ dùng phục vụ hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn thiếu.
– Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
– Mặt khác, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, các tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ.
Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả
- CÁC BIỆN PHÁP:
3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Từ đó, giáo viên sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém.
* Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2014, tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non.
Sau đây tôi xin minh hoạ bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lớp mình: Xem trong tập tin dính kềm
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giuptretietkiemdien