Archive
Mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020
Mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020
Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất mục tiêu giáo dục mầm non mới mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020 giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm giáo dục mầm non là gì quản lý giáo dục mầm non là gì giáo dục mầm non tiếng anh là gì vai trò của giáo dục mầm non chương trình giáo dục mầm non mới
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ.
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này.
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về..) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”.
Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ”.
*Mục đích của đề tài:
Thực trạng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở lớp C1 trường mầm non Yên Mỹ.
Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở lớp C1 trường mầm non Yên Mỹ.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé.
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra an ket.
+ Phương pháp dùng lời nói.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê.
* Phạm vi áp dụng:
Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi, lớp C1 mẫu giáo bé trường mầm non Yên Mỹ trong năm học 2012 – 2013.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹ và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.
Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm….Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.
Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Đặc điểm tình hình chung
Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ một xã ngoại thành Hà Nội. Nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện và một năm đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành Phố. Năm học này trường phấn đấu giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố. Trong đợt kiểm định chất lượng giáo dục 5 năm trường đạt loại tốt. Trường có khung cảnh sư phạm đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” cấp thành phố.
Năm 2012 – 2013 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp C1 mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) cùng cô Hoàng Thị Ngọc Ánh. Bản thân có trình độ cao đẳng, còn cô Ánh có trình độ trung cấp sư phạm.
Một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá hiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khắn và thuận lợi sau:
2. Thuận lợi
Bản thân là giáo viên lâu năm lại nhiệt tình, yêu nghề tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn.
Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
3. Khó khăn
Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Do bố mẹ trẻ luôn coi trẻ còn rất nhỏ và non nớt nên quá nuông chiều mà không để trẻ tự làm lấy một việc gì dù là nhỏ nhất.
Xuất phát từ nhưng khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ để trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi đã nghiên cứu một số biện pháp sau:
III. Những biện pháp
1. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Người lớn thường không muốn trẻ phải gánh nhiều trách nhiệm khi chưa thực sự sẵn sàng, thế là lại tiếp tục làm mọi việc giúp trẻ như thường lệ mà ít nhận ra rằng con trẻ đã đủ khéo léo, có các kỹ năng phù hợp và đủ tự tin bắt tay vào một công việc nào đó. Để hình thành tính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu mọi người kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bát riết lấy cha mẹ, cô giáo, chúng có thể trở thành những đứa trẻ lưới biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. Chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu nói “Nếu bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn suốt đời”. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau để đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau:
– Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối.
– Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước muối sau khi ăn, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xa phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu.
– Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây…..
Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việc nào không nên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ý thức cần có trong cuộc sống hàng ngày.
2. Khảo sát khả năng tự lập của trẻ
Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kỹ năng cấn thiết để giáo dục tính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên.
Nguồn: Thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoducmamnon2020
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non 3-4 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ MGB 3 – 4 tuổi Xây dựng môi trường lớp học để giáo dục lễ giáo cho trẻ
Cùng với toàn ngành thực hiện chủ đề năm học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, thì việc tạo cảnh quan sư phạm và môi trường xung quanh lớp học cũng rất quan trọng. Tôi luôn chú ý tạo môi trường lớp học phù
hợp lứa tuổi trẻ, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
Tôi đã trồng rất nhiều cây xanh ở Góc nhiên thiên, ở đó trẻ được tự tay mình chăm sóc cây xanh như: tưới nước, nhổ cỏ, lau lá cho cây… Tôi đã nhắc nhở các cháu rằng muốn có môi trường xanh – sạch – đẹp thì chúng ta phải góp phần chăm sóc, bảo vệ cây ở lớp, ở nhà cũng như ở nơi công cộng.
Qua những hoạt động này, trẻ trở nên ham thích lao động, biết cảm nhận vẻ đẹp của thế giới tự nhiên gần gũi xung quanh.
Để sân trường sạch đẹp vào giờ hoạt động ngoài trời, tôi thường cho trẻ cùng cô tham gia lao động như nhặt cỏ, lá cây… Cuối tuần, tôi và các cô giáo trong lớp lau dọn, sắp xếp các đồ chơi ở các góc chơi gọn gàng ngăn nắp. Lớp tôi có thùng rác để ở ngoài hành lang, tôi thường nhắc nhở trẻ phải vứt rác vào đúng nơi quy định.
Qua thời gian, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học như không vứt rác bừa bãi, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định.
- Biện pháp 4: Tự rèn luyện bản thân để là tấm gương sáng cho trẻ noi theo
Là một giáo viên tôi luôn thấu hiểu được tâm trạng của trẻ, ở lứa tuổi này trẻ rất thích được cô yêu thương gần gũi và thích học theo tấm gương của cô. Vì vậy tôi luôn chuẩn mực trong giao tiếp với mọi người cũng như với trẻ: Tôi không to tiếng quát tháo, xưng hô với những lời nói nhẹ nhàng “cô và con”, vì trẻ thơ rất hay bắt chước nên mọi lời nói cử chỉ của tôi đều phải chuẩn mực và tôi luôn ý thức được rằng ở trường mầm non cô giáo chính là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ.
Giờ đón trả trẻ tôi luôn ân cần dịu dàng với trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh.
Mỗi khi tôi hứa với trẻ điều gì thì tôi phải giữ đúng lời hứa của mình. Nếu trẻ có hành vi hoặc lời nói không hay thì tôi nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo trẻ tuyệt đối không mắng phạt trẻ làm cho trẻ sợ hãi.
VD: Trong giờ ăn cháu Thùy Dương lười ăn và ăn rất chậm, tôi đã đến động viên cháu: Con lớn rồi, con phải ăn nhanh và ăn hết xuất cho cơ thể mau lớn, khỏe mạnh để sang năm còn chuyển lên lớp mẫu giáo nhỡ chứ.
VD: Trong giờ chơi tự do: Cháu Giang tranh giành đồ chơi và đánh cháu Đạt. Tôi nhẹ nhàng đến bên 2 cháu hỏi xem lý do cháu Đạt khóc và khuyên bảo cháu Giang: Nếu con muốn đồ chơi của bạn hay muốn chơi cùng bạn thì con phải mượn bạn, chứ không được tranh giành đồ chơi của bạn, như thế là không tốt con nhớ chưa nào!
- Biện pháp 5: Khích lệ tuyên dương trẻ kịp thời
Tâm lý của mọi người đều thích được khen hơn là chê, nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen nhiều. Điều không thể thiếu được trong việc lễ giáo là phần tuyên dương sau buổi học, buổi chơi. Chúng tôi đã nghiên cứu lồng lễ giáo vào góc bé chăm ngoan bằng cách làm một số lọ hoa, trên đó ghi những tiêu chí để trẻ ngoan cắm những bông hoa vào lọ của mình vào nhằm động viên trẻ cố gắng.
Thứ 6 hàng tuần, vào giờ nêu gương Bé ngoan, trước khi cắm hoa tôi cho trẻ tự nhận xét về mình. Trẻ nào ngoan tôi nêu gương ra cho cả lớp nhận xét và tặng cho trẻ 1 bông hoa cắm vào lọ hoa của mình. Và tôi thường kể cho trẻ nghe những câu truyện về những tấm gương tốt, nhằm kích thích trẻ học ngoan học giỏi. Trẻ thường hứng thú nghe cô kể chuyện và cố gắng học tập những tấm gương tốt trong câu truyện để được cô khen.
- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
- Kết quả đặt được sau khi thực hiện đề tài:
Sau những biện pháp mà tôi đưa ra và đã thực hiện tôi thấy chất lượng giáo dục về lễ giáo tăng lên rõ rệt.
- Đối với giáo viên
Cô giáo được trau dồi thêm kiến thức hiểu sâu hơn về cách thức thực hiện chuyên đề lễ giáo cho trẻ.
- Đối với học sinh
Trước khi đưa ra sáng kiến này thì tôi thấy nề nếp các cháu còn chưa tốt (nhiều cháu xưng hô mất lịch sự, đến lớp chưa biết chào cô, chưa biết cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định…), nhưng từ khi tôi đưa sáng kiến này vào áp dụng ở lớp tôi thì tôi thấy các cháu có thói quen, hành vi tốt được tiến bộ một cách rõ rệt.
Các tiêu chí đánh giá | Trước khi áp dụng | Sau khi áp dụng |
– Trẻ biết chào hỏi lễ phép | 45% | 90% |
– Trẻ biết nhường nhịn bạn | 40% | 85% |
– Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi | 40% | 90% |
– Trẻ biết giữ gìn vệ sinh | 35% | 85% |
– Trẻ biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định | 35% | 90% |
– Trẻ biết yêu quý vật nuôi, cây trồng | 55% | 95% |
– Trẻ thể hiện được tình cảm của mình với mọi người xung quanh | 50% | 90% |
Đó là điều làm cho tôi thấy phấn khởi, yêu nghề, mến trẻ giúp cho tôi có nghị lực hơn trong công tác.
Trẻ ngoan hơn lễ phép hơn: Biết chào hỏi khi có khách đến chơi, biết trao nhận bằng 2 tay, biết cảm ơn, xin lỗi, biết quan tâm giúp đỡ bạn bạn bè…
Các bậc phụ huynh thì có những biến chuyển rõ rệt về lời ăn tiếng nói và hơn nữa còn biết quan tâm ngày càng nhiều hơn đến con em mình.
- Cơ sở vật chất
– Nhà trường trang bị đồ dùng, đồ chơi mầm non tương đối đầy đủ.
– Giáo viên làm thêm một số đồ dùng, đồ chơi sáng tạo ở góc xây dựng:
Ở chủ điểm giao thông tôi đã làm 1 số PTGT như: Xe đạp, xe máy, ô tô… Ở góc bán hàng tôi đã làm thêm 1 số bánh trưng, bánh dầy, giò… ở chủ điểm tết và lễ hội mùa xuân…
– Đồ dùng, đồ chơi sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ.
– Nhà trường đã mua một số loại sách, tranh truyện về lễ giáo.
- Bài học kinh nghiệm
Từ những biện pháp mà tôi đã đưa vào để dạy trẻ tôi đã rút ra được nhiều bài học bổ ích như: cần tìm tòi sáng tạo, sưu tầm tranh ảnh góc lễ giáo.
Phải thường xuyên thực hiện giờ nêu gương và kể truyện hàng tuần hoặc tổ chức văn nghệ để động viên trẻ.
Cô giáo phải thật sự là tấm gương sáng để trẻ noi theo, luôn giàu tình thương yêu, luôn chú ý trong mọi hành vi lời nói của mình đối với trẻ để tạo tâm lý thoải mái cho trẻ thực hiện tốt hành vi cũng như hoạt động giao tiếp nhằm giúp trẻ từng bước hình thành nhân cách của mình.
Trên đây là một số ý kiến của tôi vận dụng vào để dạy trẻ, để các bạn đồng nghiệp tham khảo và mọi người đóng góp thêm những ý kiến cho tôi.
Tôi luôn cố gắng phấn đấu, tìm tòi và học hỏi để tu dưỡng bản thân mình trở thành một người giáo viên gương mẫu.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giao-duc-le-giao
Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi
Hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi
PHẤN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
(Sáng kiến kinh nghiệm mầm non)Vâng! Lời nói đó và khẩu hiệu đó luôn được đề cao và thực hiện trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước phục vụ xã hội.
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, công cuộc xây dựng quê hương đổi mới từng ngày, vì vậy tri thức giảng dạy ở trong nhà trường phải là những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa học, là cái vốn mà thế hệ trẻ có thể vận dụng vào cuộc sống tiếp tục học lên, tự bồi dưỡng và tiếp thu các quá trình đào tạo tiếp theo trong suốt cuôc đời. Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho các cháu là một việc làm vô cùng quan trọng nhằm góp phần xây dựng đất nước.…………….
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt nam phát triển phong phú về tinh thần, sáng về trí tuệ.
Giáo dục thể chất trong trường mầm non là bảo vệ và tăng cường sức khỏe đồng thời cung cấp những kiến thức giáo dục nhằm phát triển một cơ thể cân đối hài hòa và phát triển toàn diện về nhân cách trẻ. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. Trên thực tế hoạt động này thường khô khan, cứng nhắc nên trẻ dễ chán dẫn đến mệt mỏi không hứng thú hoạt động.
Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, các nhiệm vụ giáo dục thể chất được hoàn thành bằng các hình thức khác nhau. Hình thức giáo dục thể chất ở trường mầm non là sự tổng hợp giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ, mà cơ bản là tính tích cực vận động của chúng. Sự tổng hợp những hình thức đó tạo nên một chế độ vận động nhất định, cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ở trường mầm non sử dụng hình thức giáo dục thể chất qua các tiết học thể dục và các trò chơi vận động.
Với trẻ mẫu giáo nhỡ tư duy trực quan hình tượng chiếm vị trí cũng khá quan trọng, cơ thể trẻ đang đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện, trẻ kém vận động dẫn đến thể lực phát triển không đồng đều. Giáo dục thể chất là nhiệm vụ trọng tâm làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực, đủ đức, đủ tài trở thành những con người mới trong cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Qua thực tế công tác tôi đã đúc rút được: “Một số biện pháp gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi tại lớp B2 trường mầm non A Ngọc Hồi”.
Trên cơ sở và thực trạng mục đích của đề tài tìm ra những biện pháp để gây hứng thú trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi tại lớp B2 trường mầm non A xã Ngọc Hồi nói riêng và các cháu 4 – 5 tuổi của trường mầm non A xã Ngọc Hồi nói chung.
Với các cháu 4 -5 tuổi thì các hoạt động như: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt…rất phù hợp với trẻ vì trẻ đang ở lứa tuổi thích khám phá thảo mãn tính tò mò. Nếu giáo viên biết tổ chức gây hứng thú sẽ tạo được động lực giúp trẻ hàm thụ các vận động đó một cách dễ dàng. Trẻ sẽ tích cực và hứng thú tham gia.
Các biện pháp giúp cho trẻ có ý thức tập luyện, hình thành nhân cách ban đầu ở trẻ, nâng cao sự hứng thú trong giáo dục thể chất cho trẻ ở trường mầm non. Ở độ tuổi này các cháu rất hiếu động và tò mò trong các hoạt động, các cháu rất thích tham gia vào các hoạt động như: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt…nên bản thân tôi luôn muốn học sinh của mình vận động một cách thành thạo và thích thú, tham gia tích cực trong các hoạt động cũng như các vận động để cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy các phương pháp gây hứng thú giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi là rất cần thiết.
Trong thời gian 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2013 đến cuối tháng 4/2014) tại. Bằng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra thực trạng,
phương pháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp quan sát. Áp dụng với các cháu tại lớp B2 mẫu giáo nhỡ trường mầm non A xã Ngọc Hồi. Tôi đã gặp nhiều thuận lợi xong cũng không ít khó khăn. Dựa vào kinh nghiệm bản thân và sự giúp đỡ của đồng nghiệp tôi đã tìm ra những biện pháp sau.
PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao… phạm trù phát triển thể chất bao gồm các mặt sau.
Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể.
Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể một cách nhịp nhàng. Trạng thái tâm lý là tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh.
Hoạt động phát triển thể chất là hoạt động nhằm nâng cao thể lực sức khoẻ của trẻ: giúp trẻ phát triển các kĩ năng vận động đồng thời giúp trẻ có một sức khoẻ tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hoà, không những thế còn giúp phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức.
Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm – xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu kết hợp với âm nhạc mầm non giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo đặc biệt là hoạt động tạo hình giúp trẻ trí tưởng tượng sáng tạo. Nhưng trên thực tế trong trường mầm non nói chung và lớp mẫu giáo nhỡ nói riêng việc cho trẻ hoạt động phát triển thể chất chưa làm được điều đó, chưa tích cực linh hoạt sáng tạo vẫn còn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gò bò vì ở lứa tuổi này trẻ “ Học bằng chơi – chơi mà học”, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động. Qua nhiều năm giảng dạy, qua nhiều ngày trăn trở tôi đã rút ra một số biện pháp để gây hứng thú qua hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được tốt hơn.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/chatchotre4-5tuoi-doc
Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1
Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, học mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ thực sự học trong khi chơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Đặc biệt, với trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng mới ở dạng sơ khai. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa tuổi trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một số giáo viên đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ.
Xuất phát từ lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp mẫu giáo lớn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của chính các bậc phụ huynh là cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ, tôi nhận thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng và thực hiện được mục đích đầu tiên của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 ở trường mầm non B thị trấn Văn Điển” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
* Mục đích nghiên cứu.
– Đánh giá thực trạng việc áp dụng một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 của lớp mẫu giáo lớn A2 Trường mầm non B thị trần Văn Điển.
– Tìm ra các biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đạt kết quả cao.
* Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 tại lớp A2 Trường mầm non B thị trấn Văn Điển.
* Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây:
– Nhóm phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Phương pháp đàm thoại.
* Phạm vi, kế hoạch nguyên cứu:
– Tháng 9 / 2013 Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 10, 11 / 2013 Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 12 / 2013 Nộp về BGH sửa sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 1, 2 / 2014 Viết các nội dung biện pháp sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 3/ 2014 Sửa sáng kiến kinh nghiệm
– Giữa tháng 4 / 2014 Hoàn thiện và nộp sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là mục tiêu của Giáo dục mầm non và là mục đích đầu tiên ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị đúng đắn của trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụ huynh.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập bằng phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình và trường mầm non.
– Thể lực: Là chuẩn bị cho trẻ chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh.
– Phát triển trí tuệ: Là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú với hoạt động trí óc.
– Phát triển ngôn ngữ: Là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông.
– Tình cảm xã hội: Là dạy trẻ biết cách ứng xử với người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xử phù hợp.
Ngoài ra để đạt được kết quả, trẻ cần tích cực hứng thú tham gia hoạt động, sự phối hợp giữa các bậc phụ huynh với cô giáo cùng có quan điểm đúng về việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học.
- Cơ sở thực tiễn:
- Đặc điểm chung:
– Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển là một trong 3 trường mầm non công lập trên địa bàn Thị trấn Văn Điển. Nhà trường có bề dày thành tích, 5 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, năm học 2012 – 2013 trường được tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ, có nhiều lượt giáo viên dạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp huyện. Năm học 2013-2014 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A2 có 52 trẻ do 3 giáo viên phụ trách.
- Thuận lợi:
* Về giáo viên:
– 3/3 giáo viên đứng lớp đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm, yêu nghề mến trẻ luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy cũng như làm đồ dùng đồ chơi và thiết kế giáo án điện tử cho các hoạt động.
– Bản thân được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nắm chắc phương pháp tổ chức, hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Bộ GD&ĐT.
– Bản thân tôi được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5 năm liền và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ.
* Về Ban giám hiệu:
– Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
* Về phụ huynh:
– Đa số các phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của con em mình, thường xuyên ủng hộ các nguyên vật liệu phục vụ cho việc học tập của trẻ.
* Về học sinh:
– Đa số trẻ trong lớp học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên nhận thức của trẻ theo độ tuổi khá đồng đều.
- Khó khăn.
* Về phụ huynh:
– Phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau công nhân, viên chức, trồng trọt, buôn bán khả năng nhận thức của phụ huynh không đồng đều chưa nắm bắt đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, chưa xác định rõ yêu cầu tri thức thực chất ở độ tuổi của con em mình.
– Ngay trên địa bàn có một vài giáo viên về hưu mở lớp dạy cho các cháu 5 tuổi dạy trước chương trình lớp 1, khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo sợ con mình không đi học sẽ không theo kịp bạn. Một số phụ huynh quá nóng vội cho con đi học viết, học đọc, học làm toán, ngoại ngữ ngay khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mầm non.
* Về học sinh:
– Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động.
– Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ chưa cao.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát phát phiếu khảo sát cho phụ huynh để thăm dò ý kiến phụ huynh về cách dạy học cho con ở lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp 1 như thế nào? (Có phụ lục kèm theo).
– Kết quả:
Câu hỏi | Trả lời | |
Cần thiết | Không cần thiết | |
Câu hỏi số 1 | 71% | 29% |
Câu hỏi số 2 | 19% | 71% |
Câu hỏi số 3 | 10% | 90% |
Kết quả trên là vấn đề đáng lo ngại, vì các phụ huynh đều có suy nghĩ, nhận thức khác nhau có phụ huynh thì không quan tâm đến tình hình của con mà coi đó hoàn toàn là trách nhiệm của trường mầm non, còn có phụ huynh thì lại quan tâm con quá sốt sắng, nôn nóng cho con đi học ngoài trước, nhất là sau Tết phụ huynh xin đón con về sớm sau giờ ăn chiều để đến lớp học thêm. Còn phương án đúng cần phải chuẩn bị cho con toàn diện về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, tâm lý, học đúng chương trình trước khi vào lớp 1 thì ít phụ huynh chọn.Với kết quả khảo sát, nắm bắt được tâm lý của phụ huynh muốn cho con học chữ, tập đọc, tập viết, tập làm toán khi còn đang học ở mầm non tôi tiến hành một số biện pháp sau:
III. Các biện pháp:
- Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh:
Cha mẹ là người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động phần lớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình, nhiều phụ huynh ngay khi con chuyển từ lớp mẫu giáo nhỡ xuống lớp mẫu giáo lớn đã nôn nóng về việc học chữ của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi, vì thế cần phải tuyên truyền cho cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ hiểu tâm sinh lý, hiểu rõ điều gì cần nhất cho con trẻ trong giai đoạn này, giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1 và phải chuẩn bị những gì?
Ngay từ đầu năm học, tôi đã kết hợp Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với cách làm như sau.
Nguồn giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/trevaolop1
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam trên con đường phát triển hội nhập vào thế giới, cả nước đang tích cực phấn đấu cho tương lai tươi sáng và vững chắc. Do đó việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ mai sau. Thấy rõ tầm quan trọng đó, những năm gần đây Bộ Giáo Dục luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.
Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng đã trình bày tại đại hội toàn quốc lần thứ IX có đoạn: “ Chăm lo phát triển mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là nông thôn và những vùng khó khăn ”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, đòi hỏi các ban ngành đặc biệt là các cơ sở trường mầm non cần nghiêm túc nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ của ngành để có biện pháp thực hiện đạt kết quả tốt, một trong các mục tiêu đó là: “ Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo của ngành ”. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học đó là cách thức tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên nhằm giúp trẻ đạt được các mục tiêu đề ra .
Nói đến chất lượng chuyên môn trong trường mầm non tức là nói đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Đó là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm. Điều đó chứng tỏ rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Hơn giáo dục mầm non là giáo dục tự nguyện không bắt buộc. Vì vậy, để thu hút trẻ tới trường mầm non, phải để trẻ đi học có chất lượng, phát triển về mặt trí tuệ, thể lực hơn hẳn các em khác không được đi học, đội ngũ giáo viên mầm non trẻ cần không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh.
Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh.
Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý,tôi đã xác định, việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.
Vì vậy, là một Phó hiệu trưởng trường Mầm non còn nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên mới tuyển nhiều, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất đồ chơi trong lớp mầm non còn nhiều thiếu thốn, việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ là công việc thường xuyên của người quản lý; vì vậy, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để bồi dưỡng chuyên cho đội ngũ giáo viên của đơn vị, và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà”.
*Mục đích của đề tài:
– Nhận thấy được thực trạng của trường để đưa ra các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo viên.
– Tạo tiền đề giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non có được những giải pháp cơ bản trong công tác nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhà trường.
– Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cũng nâng cao được chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ cho trường mn Duyên Hà .
– Đánh giá được thực trạng của công tác chuyên môn trong trường mầm non Duyên Hà.
– Tìm ra được hệ thống các biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà.
*Đối tượng nghiên cứu:
–Đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà.
*Phạm vi áp dụng:
– Trường mầm non xã Duyên Hà- Huyện Thanh Trì- Hà Nội, năm học 2014
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận :
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đòi hỏi ngành giáo dục phải có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các Trường Mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề nghiệp và nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình, những điều đó được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên. Làm sao để thúc đẩy bản thân mỗi giáo viên đều phải suy nghĩ làm thế nào để đưa trường mình trở thành một đơn vị tốt, muốn thế trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ, giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để trường có một đội ngũ, giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà, quý trẻ như con, có như vậy thì ở nơi đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra giáo viên mầm non phải biết kiên trì chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục, nhất là đối với các trẻ cá biệt, trẻ khuyết tật; giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp giáo dục đối với mọi đứa trẻ. Phải linh hoạt, thay đổi theo từng bài dạy của lứa tuổi khác nhau để trẻ dễ tiếp thu không bị nhàm chán. Giáo viên mầm non còn là một tuyên truyền viên giỏi, tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ, nhất là công tác xã hội hóa giáo dục đối với ngành học mầm non, giúp các bậc cha mẹ và cả cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của ngành học, xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện để đưa trường học phát triển.
– Để thực hiện được các yêu cầu trên, người giáo viên mầm non phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, thật sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn mạnh về công tác quản lý lớp và các hoạt động phong trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non năm 2020 mà Đảng ta đã khẳng định.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
– Trường mầm non Duyên Hà nằm ở vùng trũng nhất vùng bãi ven Sông Hồng, thường hay chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
– Toàn xã có 3 thôn, dân cư không tập chung và rải rác ở nhiều xóm cách xa nhau. Trường có tổng diện tích là 2800m2 được phân bố tại 3 khu Xóm mới, Đại Lan,Văn Khúc.
– Tổng toàn trường 7 phòng học được cải tạo thành 9 lớp học, không có phòng chức năng phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục 430 cháu, 2 lớp nhờ nhà văn hóa thôn.
– Đời sống nhân dân trong xã 2/3 sống bằng nghề nông, làm màu trồng rau nên đời sống gặp nhiều khó khăn
– Đảng viên có 15/53 đ/c = 29%
– Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là: 53 đồng chí.
Trong đó: + Cán bộ quản lý: 3 đồng chí
+ Giáo viên: 33đồng chí
+ Nhân viên: 20 đồng chí
– Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên nhân viên: Đại học= 10đ/c chiếm 30%, cao đẳng= 5đ/c chiếm 15%, trung cấp= 17đ/c chiếm 51%, 5 đ/c bảo vệ. Trong đó có 18 đ/c đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non.
- Thuận lợi:
– Trường được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD&ĐT huyện thanh trị tạo điều kiện giúp đỡ về chuyên môn và tổ tốt các chuyên đề cho đội ngũ giáo viên
– Đảng uỷ, HĐND, UBND xã luôn quan tâm, động viên các phong trào của nhà trường và được hội cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ .
– Ban giám hiệu đoàn kết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
– Trường có phó hiệu trưởng phụ trách mảng chuyên môn riêng, được trang bị máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn .
– 90% giáo viên là giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.
– Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, có lòng yêu nghề, mến trẻ và ham học hỏi, luôn tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
- Khó khăn:
–Trường có 3 điểm lẻ cách xa nhau, cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
– Khu Xóm Mới do chưa được xây dựng nên diện tích sân chơi còn chật hẹp
– Khu Đại Lan phòng học xuống cấp các cháu phải học nhờ nhà văn hóa thôn chưa được xây dựng mới
-Trình độ của giáo viên tuy 100% đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng năng lực sư phạm không đồng đều, chưa năng động, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
– Tổng số giáo viên là 33 đồng chí – trong đó có 7giáo viên mới, vì vậy trình độ chuyên môn chưa cập nhật theo yêu cầu đổi mới của ngành.
– Đa số giáo viên đều đang đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác.
– Do hoàn cảnh một số giáo viên có con nhỏ, chưa khắc phục được khó khăn nên việc thích ứng với chương trình mới còn chậm chạp, qua loa, chưa đồng bộ. Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp” Lấy trẻ làm trung tâm”, nội dung chương trình chưa có sự gắn kết đồng bộ. Các môn học còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, chưa biết tạo môi trường cho trẻ tham quan khám phá mọi lúc mọi nơi.
– Trường có các điểm lẻ nên việc dự giờ, thăm lớp còn gặp nhiều khó khăn.
*Đứng trước những khó khăn và thuận lợi như trên, Tôi đã suy nghĩ và đề ra một số biện pháp sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP
1 . Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Với một số trường mầm non, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có thể quan trọng nhưng không phải là nội dung trọng tâm, bởi họ có một đội ngũ giáo viên lâu năm, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, với điều kiện của trường mầm non xã Duyên Hà chúng tôi, một ngôi trường có tỉ lệ giáo viên trẻ chiếm 80% , thì đội ngũ giáo viên chính là vấn đề quan trọng đặt lên hàng đầu, bởi cơ sở vật chất quá nhiều khó khăn, lớp học chật chội các phòng chức năng thì không có, trường không được xây mới do nằm ở vùng bãi vướng mắc luật đê điều vì vậy Để tạo được lòng tin yêu với phụ huynh học sinh thì đội ngũ giáo viên phải tốt. Đứng trước thực trạng tình hình giáo viên trẻ trình độ chuyên môn chưa đồng đều.
Muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, người cán bộ quản lý phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo thật cụ thể, rõ ràng, xuyên suốt trong cả một năm học. Khi xây dựng cần bám sát vào nội dung công văn hướng dẫn của ngành, của địa phương và phải phù hợp với năng lực, nhận thức của mỗi người, với điều kiện thực tế của trường.
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề, dự giờ thăm lớp cho các khối một cách cụ thể theo từng tháng, năm và kế hoạch hội thi cho các cháu cụ thể trong cả năm học.
Thành lập các ban kiểm tra để phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng giáo viên, nhất là trong công tác giảng dạy.ọaTiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên hàng năm cụ thể, chi tiết, công bằng và đúng theo kế hoạch đã đề ra. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Nguồn: Thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/chuyenmongiaovien
Biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non
Biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non
Phòng chống dịch bệnh phòng chống dịch bệnh tay chân miệng phòng chống dịch bệnh trong trường học phòng chống dịch bệnh cúm phòng chống dịch bệnh mùa mưa phòng chống dịch bệnh trong trường mầm non phòng chống dịch bệnh mùa hè phòng chống dịch bệnh đau mắt đỏ phòng chống dịch bệnh ebola
Một số biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non
- ĐẶT VẤN ĐỀ
(sáng kiến kinh nghiệm mầm non)Chăm sóc chu đáo, đảm bảo an toàn cho học sinh luôn là mục tiêu được Bộ giáo dục đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, công tác y tế học đường là một khâu hết sức quan trọng trong các cơ sở giáo dục. Nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước.
Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như phòng chống dịch bệnh hiệu quả là biện pháp hữu hiệu trong công tác chăm sóc trẻ toàn diện, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn yếu kém, dễ xảy ra những thương tích, mắc phải các dịch bệnh truyền nhiễm. Chính vì vậy, ngày 17/10/2007, BGD&ĐT đã ban hành quyết định số 4458/QĐ – BGD&ĐT về xây dựng trường học an toàn – phòng chống tai nạn thương tích trong trường học. Nội dung đã đề cập đến các biện pháp cần thực hiện để bảo đảm cho sự an toàn của học sinh trong các cơ sở giáo dục. Ngày 29/12/2010, Bộ y tế đã ban hành thông tư số 46/2010/TT-BYT về việc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trong đó có nêu việc chủ động thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh việc làm cấp thiết trong việc phòng chống và ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh, đảm bảo sự an toàn sức khoẻ của học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Hiện nay, công tác y tế trong các trường học đã được kiện toàn về cả nhân lực và các phương tiện hỗ trợ. Tuy nhiên, công tác y tế của trường học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, khác biệt trong hoạt động. Nhân viên y tế tại các trường đều còn rất trẻ, kinh nghiệm chăm sóc đảm bảo an toàn cho trẻ còn hạn chế, chưa linh hoạt trong việc xử trí các tình huống xảy ra trong nhà trường. Bởi vậy, muốn chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ tốt, người phụ trách y tế phải nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản, chủ động thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả.
Là một nhân viên y tế của trường mầm non, trực tiếp chăm sóc đảm bảo sự an toàn và theo dõi sức khoẻ trẻ. Hiểu được tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn cho trẻ, tôi xin được mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp chăm sóc đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non”.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Thực hiện các biện pháp an toàn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong cộng đồng, gia đình, xã hội. Đặc biệt là tại các cơ sở trường mầm non việc đảm bảo an toàn cho trẻ là cần thiết, bởi trẻ rất hiếu động, chưa có kỹ năng chăm sóc tốt cho bản thân.
Là những người chăm sóc trực tiếp cho các con tại trường lớp, đội ngũ giáo viên, nhân viên luôn phải theo dõi, quan sát trẻ, ngăn chặn những nguy cơ trước khi tác động đến trẻ. Ngoài ra, cần nắm vững kiến thức, kỹ năng các biên pháp phòng chống tai nạn thương tích, và luôn trau dồi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống tai nạn thương tích. Nhân viên y tế trong nhà trường phải luôn chủ động, linh hoạt trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, không để tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ, cũng như những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ trẻ.
Phòng chống dịch bệnh có tầm quan trọng lớn trong công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ tại nhà trường bởi, dịch bệnh là mối đe doạ lớn đối các quốc gia trên toàn thế giới. Với toàn xã hội, bởi sự lây lan, và tác hại nó gây ra. Ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ, kinh tế cũng như con người. Tổ chứ y tế thế giới WHO đã cam kết sẽ chủ động phối hợp với các nước trong việc tuyên truyền, đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm đối phó với bệnh dịch.
Tại trường mầm non, nguy cơ yếu tố dịch tễ và nguồn truyền nhiễm là rất lớn. Bởi đây chính là nơi các cháu tham gia học tập, sinh hoạt và vui chơi cùng nhau. Đó là yếu tố thuận lợi làm lây lan dịch bệnh rất nhanh, chỉ cần trong trường có một trẻ mắc bất cứ dịch bệnh truyền nhiễm nào. Bởi vậy, nhà trường luôn đề ra những biện pháp chủ động để ngăn chặn mọi dịch bệnh bằng các phương pháp hiệu quả : Bảo vệ môi trường, chế độ vệ sinh, học tập, chăm sóc, tuyên truyền,…
- THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
- Đặc điểm tình hình :
– Trường mầm non B xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ Hiệp Huyện Thanh Trì – Hà Nội. Là một vùng đất ven đô đang trong thời kỳ đô thị hóa, công nghiệp hoá nên có nhiều biến động lớn, trẻ em được quan tâm nhiều hơn.
– Toàn trường có 3 khu (thuộc 3 thôn trong xã) với 319 cháu/ 11 lớp, trường đã có nhân viên y tế riêng với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên là 42 đ/c.
Hệ thống nhân sự của nhà trường như sau :
Chức vụ | Số lượng | Trình độ |
Cán bộ quản lý | 03 đồng chí | Đại học 2, cao đẳng 1 |
Kế toán | 01 đồng chí | Cao đẳng |
Y tế | 01 đồng chí | Cao đẳng |
Văn thư | 01 đồng chí | Đại học |
Cô nuôi | 06 đồng chí | Trung cấp |
Giáo viên | 26 đồng chí | Đại học 6 đ/c
Cao đẳng 4 đ/c Trung cấp 16 đ/c |
Bảo vệ | 04 đồng chí | Trung câp 1 đ/c
Không chuyên môn 3 đ/c |
Chi bộ trường : 18/42 đồng chí
Chi đoàn thanh niên : 18/42 đồng chí
Công đoàn trường : 42/42 đồng chí
Với đặc điểm thực trạng chung như trên khi thực hiện đề tài “Đảm bảo an toàn cho trẻ và phòng chống dịch bệnh hiệu quả trong trường mầm non” tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi:
Trường có 2/3 khu đều có phòng y tế riêng, sân chơi rộng rãi, có cơ số thuốc thiết yếu, trang thiết bị y tế đầy đủ để tiện theo dõi sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Ban giám hiệu tạo điều kiện thời gian cho giáo viên và cô nuôi đi tập huấn các lớp vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống các dịch bệnh theo mùa do Trung tâm y tế huyện Thanh Trì đã tổ chức.
Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
100% các cô nuôi và giáo viên đều được tập huấn, đều có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
100% trẻ được học bán trú tại trường.
- Khó khăn:
Trường có 3 điểm trường mà chỉ có một nhân viên y tế nên việc theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
Hai điểm lẻ phòng lớp đã được xây dựng từ những năm trước, diện tích các phòng học chật trội, nên ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ và cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ của giáo viên.
Nhiều giáo viên trẻ mới vào ngành nên kỹ năng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ chưa được linh hoạt.
Sức khoẻ của trẻ không đồng đều, có một số trẻ hay ốm vặt, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm là 9 %, trẻ thấp còi là 14,8 %.
Bản thân tôi là một nhân viên y tế đảm nhiệm về công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ, với tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ lại công tác tại trường chưa lâu nên kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ cho trẻ còn hạn chế.
III. CÁC BIỆN PHÁP:
- Xây dựng kế hoạch công tác y tế – vệ sinh học đường.
Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện. Khi xây dựng được kế hoạch thì tư duy quản lý của bản thân sẽ hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra.
Do đó, ngay từ những ngày đầu tiên, khi cuốn sách tri thức bắt đầu mở ra sau một mùa hoa phượng. Tôi đã tham mưu với ban giám hiệu xây dựng lên kế hoạch công tác y tế – vệ sinh học đường năm học 2012- 2013 trường mầm non B xã Tứ Hiệp như sau :
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/phongchongdichbenhchotre
Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo
Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo
Đồ dùng đồ chơi tự tạo làm, đồ chơi từ ống hút, đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề gia đình, đồ dùng đồ chơi sáng tạo, đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non, đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề nghề nghiệp, cach lam đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non, làm đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc – giáo dục trẻ từ 0 – 6 tuổi. Đây là giai đoạn đặt nền móng đầu tiên quan trọng của nhân cách con người. Nếu không làm tốt việc chăm sóc – giáo dục trẻ trong những năm này thì việc giáo dục lại hết sức khó khăn, phức tạp. Vì vậy, Nghị quyết TW2, khoá VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về “Định hướng chiến lược giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đề ra mục tiêu giáo dục Mầm non phải trang bị cho trẻ những gì tốt nhất kể cả về mặt vật chất và tinh thần một cách toàn diện.
Đất nước chúng ta đang không ngừng lớn mạnh và phát triển. Trên mọi mặt của đời sống đã có sự thay đổi rõ nét. Cuộc sống của con người ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn. Để bắt nhịp cùng cuộc sống hiện đại đòi hỏi con người cần tư duy, năng động sáng tạo và linh hoạt.
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, hoạt động góc rất cần thiết được lựa chọn, chơi trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Chơi không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi. Vì thế, giúp các em hiểu và thích thú với hoạt động góc là một việc làm cần thiết.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nói chung và hoạt động góc nói riêng. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động góc thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biệt là các giáo viên mầm non. (Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non còn kém. Trẻ dễ dàng tham gia vào trò chơi nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc).
Mọi người đều công nhận rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua “hoạt động góc”.Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào? Để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc từ các đồ dùng, đồ chơi tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau.
Chính vì tầm quan trọng muốn giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng hơn nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ hoạt động góc tại lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non”
*Mục đích của đề tài này:
Đánh giá thực chất, chất lượng việc cho trẻ hoạt động góc ở trường Mầm non A Ngọc Hồi nói chung lớp mẫu giáo nhỡ B1 nói riêng.
Tìm ra nhiều biện pháp sáng tạo trong việc giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
Các biện pháp giúp cho sự hứng thú chơi trong trẻ ngày càng nhiều hơn, mở mang kiến thức sâu rộng, hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ, nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ ở trường mầm non.
* Phạm vi áp dụng:
Lớp B1 mẫu giáo nhỡ trường mầm non A Ngọc Hồi trong năm học 2013- 2014.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2013 đến cuối tháng 4/2014)
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp điều tra thực trạng
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- C¥ Së Lý LUËN
Theo điều 23 luật Giáo dục mầm non 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/6/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp Giáo dục mầm non đã ghi: Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện.
Theo chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã nêu rõ: Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Vì vậy: Giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh… nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua đồ chơi tự tạo ở hoạt động góc còn giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được. Như trong chơi góc gia đình “ Nấu ăn” trẻ phải học cách nấu ăn.
Ngày nay khi kinh tế phát triển, trong xã hội đã xuất hiện nhiều tệ nạn, tiêu cực mà nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ của trẻ. Vì vậy tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong hoạt động góc chính là chúng ta đã tạo ra cho trẻ có suy nghĩ việc làm tốt đẹp hơn. Nhưng trên thực tế cho thấy việc tổ chức hoạt động góc chưa được thường xuyên. Đặc biệt là việc tạo môi trường thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong hoạt động góc chưa được để cao và thiếu sự đầu tư.
Việc sử dụng đồ chơi ở hoạt động góc thông qua các trò chơi giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình, Bán hàng, Xây dựng…
Chơi với đồ chơi trong hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Bên cạnh đó giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi, phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp.
Mục đích của việc tạo môi trường học thân thiện thông qua việc làm đồ chơi tự tạo trong hoạt động góc giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy, là phương tiện hình thành nhân cách cho trẻ.
- c¬ së thùc tiÔn:
- Đặc điểm tình hình chung:
Trường mầm non A Ngọc Hồi nằm trên địa bàn xã Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội, trường đã có thành tích đạt trường tiên tiến cấp huyện, đang phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1.
Với qui mô toàn trường có 09 lớp học: 2 lớp MG lớn, 2 lớp MG nhỡ, 3 lớp MG bé, 2 lớp nhà trẻ. Toàn trường có tổng số 36 đồng chí CB- GV- NV và 320 cháu ở các độ tuổi.
Năm học 2012- 2013 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo nhỡ B1 với số trẻ là 60 cháu, trong đó có 25 cháu nam và 35 cháu nữ
Lớp có 04 cô phụ trách: 04 cô có trình độ chuẩn.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi:
Bộ giáo dục và đào tạo cũng không ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức, đổi mới chương trình để cố gắng phát huy hết tính tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá cái mới, khai thác hết tiềm năng, năng lực vốn có trong mỗi cá thể.
Các cấp lãnh đạo Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT cũng quan tâm, nhằm năng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện các mục tiêu của nghành.
Trường chúng tôi là trường trọng điểm của xã, được sự quan tâm của Đảng ủy, chính quyền địa phương, xây dựng cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ.
Việc tổ chức “Hội thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” bằng nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu cho toàn thể giáo viên trong trường, là cơ hội để tôi tích cực đi sâu nghiên cứu, học hỏi cách làm, nâng cao khả năng vận dụng sáng tạo để làm đồ dùng đồ chơi, đồng thời học tập được nhiều kinh nghiệm, nảy sinh ra nhiều ý tưởng và sáng kiến hay khi làm do dung do choi sang tao.
Đặc biệt là sự ủng hộ quan tâm của đại đa số phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã đóng góp về cơ sở vật chất cũng như tinh thần.
Đa số giáo viên đều thấy được vai trò chủ đạo của việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo rất cần thiết cho trẻ.
Trẻ đi học tương đối đều, được chơi thường xuyên nên đã có nề nếp và kỹ năng.
Cô giáo có trình độ chuyên môn vững, khéo tay, yêu nghề mến trẻ, chịu khó. Tích cực học hỏi và trao đổi cùng đồng nghiệp về chuyên môn nghiên cứu, sưu tầm các loại sách báo nên tích lũy được một số kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo.
Qua 04 năm trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục trẻ nên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp
huyện.
Được đi kiến tập học hỏi đồng nghiệp trường bạn. Bản thân đang đi học lớp đại học sư phạm mầm non để nâng cao trình độ, chuyên môn.
Các cháu rất hiếu động, thích tìm tòi khám phá, rất thích chơi với nhiều đồ chơi mới lạ…
Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng đồ chơi càng thêm phong phú và đa dạng.
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn làm đồ chơi phục vụ cho các góc.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau:
Trường mầm non A Ngọc Hồi là trường mầm non nông thôn đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp nên chưa thực sự quan tâm đến con, kinh tế còn khó khăn nên phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập vui chơi của trẻ, họ đưa con em họ đến lớp với mục đích là nhờ cô giáo chông, vì vậy việc học tập vui chơi của trẻ chưa đạt kết quả
Lớp đông có nhiều cháu mới đi học chưa qua lớp nhà mẫu giáo bé, một số trẻ là từ nơi khác đến tạm trú nên trình độ tiếp thu không đồng đều, rất nhiều trẻ nói ngọng, nói không rõ tiếng. Bởi vậy trẻ chưa có kỹ năng và nề nếp trong mọi hoạt động, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mà đặc biệt là hoạt động góc.
Cơ sở vật chất: Đồ dùng trang thiết bị hiện đại tuy đã được bổ xung nhưng còn thiếu.
Đồ dùng đồ chơi, đã qua nhiều năm sử dụng nên đã cũ và hỏng rất nhiều. Lớp đông cháu, đồ chơi một số góc còn ít không hấp dẫn trẻ. Thao tác chơi của trẻ với đồ chơi còn ít, đơn giản. Đầu năm một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động chưa mạnh dạn tiếp xúc với đồ chơi, chưa tự giác chơi, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia dẫn tới trẻ không hứng thú, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ hoạt động góc đạt tỷ lệ thấp.
Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc giúp trẻ chơi tốt hoạt động góc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ và đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, đã thôi thúc tôi đưa ra một số biện pháp làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ hoạt động góc tại lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non A Ngọc Hồi góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
III: MéT Sè BIÖN PH¸P
1.Biện pháp 1: Điều tra thực tiển:
Việc thường xuyên quan sát và điều tra thực tiễn giúp cho giáo viên nhìn nhận chính xác được về tình trạng thực tiễn của lớp mình từ đó đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có khả năng sử dụng đồ dùng đồ dùng đồ chơi tự tạo chủ đề trường mầm non, đồ chơi một cách khác nhau. Có trẻ vào nhóm chơi đồ chơi nhưng rất nhanh lại chán không tập trung ở góc mình chơi, chơi với đồ chơi mình đã chọn mà hay đi đến nhiều góc chơi khác.
Tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ.
Việc sắp xếp, phân bố góc chơi, đồ dùng, đồ chơi ở các góc chưa tách bạch rõ ràng, chưa sắp xếp đồ chơi khoa học, trang trí đẹp làm bắt mắt trẻ .
Nội dung chơi còn chung chung nên dẫn đến sử dụng đồ dùng đồ chơi trong các vai chơi của trẻ không thể hiện, rất ít có mối quan hệ với nhau, làm nội dung chơi bị hạn chế. Việc quan sát trẻ sử dụng đồ chơi được theo dõi thường xuyên vào các giờ hoạt động góc để ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân vì sao?
Mặt khác, việc tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát, chặt chẽ từ đó dẫn đến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm đồng đều, còn lại một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc trẻ sử dụng đồ chơi nên không ủng hộ chưa nhiệt tình cho giáo viên việc hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có.
Số lượng đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ mầm non của các nhóm lớp trong toàn trường còn hạn chế về số lượng, trong đó nhiều đồ dùng đồ chơi mua sẵn trên thị trường và ít đồ dùng đồ chơi tự làm, chưa phong phú, đa dạng. Nhìn chung môi trường lớp học của lớp trang trí đẹp, nhưng đồ dùng đồ chơi chưa phong phú.
Kết quả khảo sát đánh giá trẻ đầu năm cụ thể như sau:
Link tải tài liệu: http://preview.tinyurl.com/dodungdochoimammnon
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
MỞ ĐẦU
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của bản thân. Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
Trẻ mầm non “Học mà chơi – chơi mà học”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu được với trẻ. Tham gia hoạt động ngoài trời, trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh, được khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, được tự do hoạt động theo ý thích, tích lũy kiến thức, rèn luyện các kỹ năng và tăng thêm vốn kinh nghiệm sống cho bản thân.
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: Vì sao? Làm thế nào?… và sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, sẽ giúp giáo viên hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt cho trẻ.
Thực tế trong nhiều năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì đã hết sức quan tâm đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ: Đã tổ chức các lớp tập huấn, kiến tập cho giáo viên mầm non. Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã đã quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất; quy hoạch sân trường; trang bị đồ chơi ngoài trời mầm non; xây dựng vườn cổ tích. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu nhà trường đã trang bị nhiều cuốn sách, nhiều tài liệu liên quan đến việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ, đã đầu tư các đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu cần thiết và triển khai bồi dưỡng cho giáo viên về cách thức tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, nhận thức của một số phụ huynh còn chưa tích cực với việc tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ như: Sợ nắng, sợ gió, sợ con mệt … Nhiều giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời, nhiều giáo viên khi tổ chức còn mang tính chất hình thức đại khái, qua loa. Nếu thực tế này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Là một giáo viên trẻ, được đào tạo chính quy, rất tâm huyết với nghề, hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoài trời đối với trẻ, tôi luôn băn khoăn, trăn trở “Làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động cho trẻ hoạt động ngoài trời?”. Sau một năm nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp, tôi thấy trẻ lớp tôi tích cực hơn, mạnh dạn hơn trong các giờ hoạt động ngoài trời. Hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, các cháu chủ động hơn, tích cực hơn, quan sát đối tượng kỹ … Vì vậy tôi xin phép được trao đổi với chị em đồng nghiệp:
“Kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường mầm non A”.
* Mục đích nghiên cứu:
– Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động ngoài trời của trẻ 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường mầm non A Tứ Hiệp.
– Tìm ra hệ thống các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp.
* Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi, lớp C1 trường Mầm non A Tứ Hiệp.
* Phạm vi nghiên cứu: Trẻ 3 – 4 tuổi lớp C1 trường Mầm non A, năm học 2012 – 2013.
NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Việc giáo dục trẻ nhỏ về những giá trị của môi trường sống, giúp trẻ được gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hòa nhập với môi trường xung quanh là vô cùng cần thiết. Quá trình giáo dục này có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động ngoài trời vẫn được coi là hoạt động có nhiều ưu thế. Rất nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng: “Sau các hoạt động giáo dục có chủ đích, giáo viên cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, có khi chỉ cần đi dạo quanh sân trường cũng đủ giúp trẻ vận động thân thể và hít thở không khí trong lành, giúp đầu óc trẻ thoải mái, sảng khoái hơn. Ngoài ra, khi luyện tập và tham gia các trò chơi vận động ngoài trời thường xuyên với thời gian thích hợp sẽ giúp cho cơ thể trẻ tự tổng hợp Vitamin D (Vitamin D được tổng hợp từ chất 7 – Dehydrocholesterol ở dưới da dưới tác dụng bức xạ của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời thành cholecalciferol – Vitamin D3) góp phần giúp cho hệ xương phát triển. Đặc biệt, ở lứa tuổi đang lớn này, xương hấp thụ nhiều canxi hơn nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn, dẻo dai hơn. Trẻ sẽ phát triển tối đa về chiều cao, về trọng lượng, về sự rắn chắc của thể hình”. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh: “Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình”.
Trong tài liệu hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non – Mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, xuất bản tháng 9 năm 2009 có đoạn viết hướng dẫn giáo viên lưu ý đến mục đích của việc tổ chức hoạt động ngoài trời: “Với trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia các hoạt động ngoài phạm vi lớp học với mục đích: Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với không khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe, thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về môi trường tự nhiên, xã hội; thỏa mãn nhu cầu chơi và hoạt động theo ý thích của trẻ”.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Mô tả thực trạng
– Trường mầm non A Tứ Hiệp là một trong hai trường mầm non đầu tiên của huyện Thanh Trì được công nhận là trường chuẩn quốc gia cấp độ 1 (vào tháng 2 năm 2009) nên có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập và vui chơi.
– Năm học 2012 – 2013, tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi ở tại khu Cương Ngô I, lớp có 3 cô.
– Trình độ: + 1 cô Đại học
+ 2 cô Trung cấp Sư phạm (hiện 1 cô đang theo học lớp Đại học Sư phạm khoa Giáo dục Mầm non )
– Lớp có 46 cháu và 100% các cháu ăn bán trú tại trường nên rất thuận tiện cho việc chăm sóc giáo dục trẻ.
– Khuôn viên trường lớp rộng, thoáng mát, đẹp phù hợp với trẻ mầm non.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- Điều kiện thuận lợi :
– Đối với cô: Các cô trong nhóm lớp nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và có khả năng sư phạm vững vàng.
– Đối với trẻ: 100% trẻ cùng độ tuổi nên thuận lợi trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ đi học tương đối đều nên tỉ lệ chuyên cần cao. Trẻ tích cực tham gia hoạt động chơi
– Cơ sở vật chất: Nhà trường đã đầu tư và được đầu tư mua đồ dùng đồ chơi hoạt động ngoài trời đẹp, hiện đại.
+ Trường có khu vườn cổ tích, sân trường có nhiều cây xanh, vườn rau, vườn hoa, nhiều cây ăn quả.
– Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Điều kiện khó khăn:
– Sân trường đã có vườn hoa tuy nhiên vẫn chưa phong phú về các loại hoa.
– Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động ngoài trời đã có song chưa phong phú về chủng loại.
– Giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động ngoài trời: Chưa linh hoạt tận dụng những điều kiện tự nhiên để cho trẻ được tìm tòi, khám phá; hệ thống câu hỏi đặt ra còn chưa phát huy được tính tích cực của trẻ…
– Kỹ năng quan sát, phán đoán, suy luận của trẻ còn hạn chế. Do nhiều lớp hoạt động ngoài trời cùng thời gian nên làm phân tán sự chú ý của trẻ.
– Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ nên chưa nhận thức đúng đắn vai trò của hoạt động ngoài trời đối với trẻ, chưa tận dụng điều kiện tự nhiên xung quanh để giáo dục trẻ.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình và các điều kiện thuận lợi khó khăn như trên, tôi đã áp dụng hệ thống các biện pháp sau để nâng cao chất lượng hoạt động ngoài trời cho trẻ:
III. CÁC BIỆN PHÁP:
1, Biện pháp 1: Khảo sát – đánh giá.
Để xây dựng được các biện pháp đạt kết quả tốt, trước hết tôi dùng biện pháp khảo sát – đánh giá. Tôi đã khảo sát: Kỹ năng quan sát, kỹ năng phán đoán suy luận, khả năng chú ý, khả năng phối hợp tập thể, mức độ hứng thú của trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời và số lượng đồ dùng đồ chơi sử dụng trong hoạt động ngoài trời. Có khảo sát – đánh giá mới nắm được mức độ nhận thức, các kỹ năng khi tham gia hoạt động ngoài trời của trẻ và lượng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động để từ đó thực hiện các biện pháp tiếp theo. Tôi đã tiến hành khảo sát như sau:
1.1. Khảo sát trẻ:
Để đánh giá được chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ về nhận thức, kỹ năng rồi từ đó mới có các biện pháp phù hợp. Do vậy tôi tiến hành khảo sát trẻ qua việc theo dõi các hoạt động trong ngày của trẻ cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia 1 số hoạt động trải nghiệm, giao lưu, tham quan…và đến khi đánh giá trẻ đầu năm tôi thu được kết quả như sau:
Theo: sang kien kinh nghiem mam non
Link tài liệu: http://tinyurl.com/sangkinkinhnghiemdochoingoaitr
Giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng hiệu quả
Giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng hiệu quả
ĐẶT VẤN ĐỀ
(sáng kiến kinh nghiệm mầm non) Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua việc sử dụng năng lượng của con người cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống hằng ngày.
Chúng ta đang sống trong thời đại dùng rất nhiều điện. Điện được dùng trong cuộc sống hàng ngày: Lò điện, quạt máy, bàn ủi, tủ lạnh, đài, ti vi…Điện được dùng trong các nhà máy để chế tạo biết bao vật dụng cần thiết, từ vật nhỏ như cái đinh đến vật lớn như con tàu xuyên đại dương. Chúng ta thử tưởng tượng nếu ngày hôm nay không có điện, cuộc sống xung quanh sẽ ra sao? Nếu con người chỉ biết sử dụng, mà không biết giữ gìn, bảo vệ thì nguồn năng lượng sẽ cạn kiệt, dẫn đến tình trạng thiếu điện, mất điện, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, sinh hoạt và cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, nguồn năng lượng của chúng ta đang dần bị cạn kiệt, gây nên mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh tế, cuộc sống của con người. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên cạn kiệt năng lượng là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, có tác dụng bảo vệ môi trường: Hiện nay, môi trường trên thế giới và ở Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng. Một trong những nguồn gây ô nhiễm là khói, bụi bẩn, chất thải từ các nhà máy và phương tiện giao thông. Hằng ngày, chúng ta phải đối mặt với khói bụi của các ống xả từ xe máy, ô tô, bụi đường, khói than, củi…Vì vậy hiểu biết về năng lượng và giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trở thành một vấn đề cấp bách có tính chiến lược toàn cầu và là vấn đề có tính xã hội sâu sắc cần được giáo dục cho con người ngay từ tuổi thơ.
Thực tế trong thời gian gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hà Nội, Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Thanh Trì cũng đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng các bài viết trong các cuốn tạp chí để hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…Đối với trường mầm non A Tứ Hiệp, ngay từ đầu năm học khi xây dựng phiên chế chương trình thì nội dung giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện theo hướng tích hợp vào các nội dung hoạt động chăm sóc và giáo dục hàng ngày.
Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ B1- lớp tôi phụ trách, các cháu đã có những nhận thức đơn giản về cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả như các cháu đã biết tắt nước khi không sử dụng, khi bật điều hòa phải đóng cửa…Nhưng những nhận thức sâu xa hơn thì các cháu vẫn chưa có như: Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả làm giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, góp phần giữ gìn nguồn năng lượng đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh đó, đây là một nội dung mới đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu tìm tòi, tích cực, khéo léo lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mới mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, các bạn đồng nghiệp của tôi còn e ngại về nội dung này, đôi khi có lồng ghép vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhưng mới chỉ đại khái, qua loa chưa mang lại hiệu quả cao.
Là một giáo viên trẻ, có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn giúp cho 100% trẻ lớp mình có những hiểu biết cơ bản về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ lớp tôi đã được nâng cao tầm hiểu biết và có những kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Do đó, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Kinh nghiệm giáo dục trẻ lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”.
– Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ cách sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo nhỡ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo nhỡ B1 trường mầm non A, năm học 2013 – 2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Năng lượng bao gồm năng lượng tự nhiên và năng lượng nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng năng lượng không tái tạo. Nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo đang có nguy cơ cạn kiệt, dẫn đến những hậu quả như thiên tai lũ lụt do chặt phá rừng, động đất do hút cạn kiệt dầu, khí trong lòng đất.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là sử dụng năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt.
Tiết kiệm năng lượng mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giảm lượng khí gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Sử dụng năng lượng tiết kiệ
m, hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, gia đình mà còn tiết kiệm cho quốc gia. Vì vậy, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người và được đưa vào giáo dục ngay từ lứa tuổi mầm non.
Giáo dục trẻ mầm non sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu ảnh hưởng của cạn kiệt năng lượng đối với môi trường và cuộc sống xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ biết cách sống tích cực với môi trường, có kỹ năng sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ…
Nội dung giáo dục trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non:
– Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…
– Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng, làm mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài, làm chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo…
– Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời gian quá dài, luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không xem, tắt máy tính khi không sử dụng…
– Hình thành hành vi luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn.
– Hình thành hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước, bảo vệ nguồn nước, cây xanh.
Các nội dung trên có thể tiến hành giáo dục trẻ trong các hoạt động học và trong các hoạt động hằng ngày, mọi lúc, mọi nơi, trong những tình huống, thời điểm thích hợp.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
2.1. Mô tả thực trạng:
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn thôn Cương Ngô xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Trường được tách ra từ trường mầm non Tứ Hiệp và hoạt động độc lập từ tháng 9/2008. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào tháng 2/2009, 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp thành phố. Năm 2012, trường được nhận bằng khen của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Năm 2013, trường được nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ. Khung cảnh sư phạm của trường luôn xanh – sạch – đẹp, phòng lớp rộng rãi, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
– Năm học 2013 – 2014 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non A xã Tứ Hiệp phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 (4 – 5 tuổi) tại khu Cương Ngô 1. Lớp có 4 cô giáo, bản thân tôi đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non, 2 cô giáo cùng lớp đã tốt nghiệp đại học sư phạm mầm non, 1 cô có trình độ trung cấp.
– Lớp mẫu giáo nhỡ B1 có tổng số 65 cháu, trong đó có 27 cháu gái và 38 cháu trai.
– Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của trường, lớp.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Điều kiện thuận lợi :
– Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– 100% trẻ đúng độ tuổi 4 – 5 tuổi, 45/65 = 69.2% trẻ đã học qua lớp nhà trẻ, mẫu giáo bé nên nhiều trẻ cũng đã có thói quen, hành vi về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của các con, đóng góp nhiều cây xanh, nguyên vật liệu phế thải đã qua sử dụng cho lớp.
2.3. Điều kiện khó khăn:
– Sĩ số trẻ của lớp rất đông (65 cháu) nên còn gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động. Bên cạnh đó lớp có nhiều bé trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiều trẻ là con em của các gia đình ở các tỉnh khác đến tạm trú làm ăn sinh sống nên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều.
– Bản thân các giáo viên của lớp tuổi nghề còn ít nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư tương đối đầy đủ. Tuy nhiên nhiều loại đồ dùng, đồ chơi ngoài trời mầm non đã cũ trẻ học nhiều nên nhàm chán, một số đồ dùng phục vụ hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả còn thiếu.
– Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việc nên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến việc học của trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáo rèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.
– Mặt khác, nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong trường mầm non không được xây dựng theo chương trình giáo dục riêng lẻ mà được lồng ghép vào các nội dung của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, các tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ mầm non còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ.
Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả
- CÁC BIỆN PHÁP:
3.1 Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được mức độ nhận thức của trẻ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Nên ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá chất lượng học sinh đầu năm. Từ đó, giáo viên sẽ tự xây dựng cho mình những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất để lồng ghép tích hợp vấn đề giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các nội dung của chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhằm bồi dưỡng, giáo dục kịp thời cho những trẻ còn yếu kém.
* Cách làm: Từ tuần 2 tháng 9 năm 2014, tôi và các giáo viên cùng lớp đã chia số trẻ trong lớp thành 4 nhóm, mỗi cô sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, khảo sát chất lượng của nhóm trẻ mà mình phụ trách. Để đánh giá mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Tôi và các giáo viên cùng lớp đã xây dựng nên hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó mà tôi và giáo viên cùng lớp đã đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Kết quả đánh giá của trẻ được ghi vào bảng đánh giá riêng của mỗi trẻ với các tiêu chí cần đạt cho trẻ mầm non.
Sau đây tôi xin minh hoạ bảng đánh giá mức độ nhận thức của trẻ lớp mình: Xem trong tập tin dính kềm
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giuptretietkiemdien
Phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ mầm non
Phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ mầm non
bệnh viện nhiệt đới trung ương tp hcm bệnh viện nhiệt đới trung ương tuyển dụng khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện nhiệt đới trung ương bệnh viện nhiệt đới trung ương ở đâu bệnh viện nhiệt đới trung ương hà nội địa chỉ bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương bệnh viện nhiệt đới chuyên trị bệnh gì bệnh viện bệnh nhiệt đới tphcm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, chính vì vậy dù ở bất cứ đâu trẻ em luôn luôn là những búp non được che trở, chăm sóc. Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi ngoài vòng tay yêu thương của gia đình thì trường mầm non là nơi chăm sóc trẻ nhiều nhất. Thời gian trẻ ở trường từ 9-10 giờ đồng hồ/ ngày, trẻ có được khỏe mạnh, an toàn hay không là phụ rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Hàng ngày ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên còn là người mẹ thứ hai, người bác sĩ gần nhất bên trẻ chăm sóc phòng tránh những bệnh dịch luôn có nguy cơ xảy với trẻ, đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra.
Dịch bệnh là một bệnh gây ra khi những trường hợp mới của bệnh nào đó, trong một nhóm dân số nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, lan tràn vượt quá kì vọng dựa vào kinh nghiệm gần đó. Một dịch bệnh có thể xảy ra trong một địa phương, cũng có thể trên toàn cầu trong trường hợp đó gọi là đại dịch.
Theo tin từ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, mỗi tuần, toàn thành phố có thêm hàng trăm ca mắc bệnh, xuất hiện ở tất cả các quận huyện và tập trung nhiều ở các quận nội thành do mật độ dân số cao, ô nhiễm môi trường nặng. Những ngày qua, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mỗi ngày tiếp nhận trung bình khoảng 20 trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đến khám, trong đó có một nửa số ca phải nhập viện. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, phải điều trị ít nhất 10 ngày mới ổn định sức khỏe.
Tại nhiều địa điểm khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn biến của bệnh sốt xuất huyết cũng đang một nóng lên. Theo tin từ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, mỗi tuần, toàn thành phố có thêm hàng trăm ca mắc bệnh, xuất hiện ở tất cả các quận huyện và tập trung nhiều ở các quận nội thành do mật độ dân số cao, ô nhiễm môi trường nặng.
Ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình hình dịch Sốt xuất huyết chung trong cả nước từ đầu năm đến nay giảm, nhưng riêng Hà Nội thời điểm này dịch bệnh sốt xuất huyết lại có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 20%, vì đây là thời điểm dịch bệnh bắt đầu vào mùa.
Từ đầu năm , cả nước ghi nhận 10.847 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 40 tỉnh – thành. Sốt xuất huyết cũng là một trong những dịch bệnh toàn cầu và được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là hơn 30.000 ca và tại Hà Nội đã ghi nhận 513 trường hợp với 48 ở dịch tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết rải rác hầu như quanh năm và có xu hướng tăng mạnh vào các tháng hè.
Trước tình hình trên, ngày 19 tháng 3 năm 2014 tại Hà Nội, Cục y tế dự phòng, Bộ y tế tổ chức Hội thảo triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết năm 2014 thuộc dự án phòng chống sốt xuất huyết chương trình mục tiêu Quốc gia y tế.
Bộ y tế cũng đã phối hợp với các Ban, ngành, địa phương liên quan để theo dõi sát sao tình hình triển khác biện pháp khống chế dịch, giảm thiểu sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Chính vì vậy, phòng chống dịch sốt xuất huyết đảm bảo an toàn cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đã được Sở GD & ĐT Hà Nội, Phòng GD & ĐT huyện Thanh Trì phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác trong thành phố, huyện trực tiếp chỉ đạo các nhà trường Mầm non để phòng chống các nguy cơ lây bệnh cho trẻ một cách cao nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với cương vị là hiệu phó phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường, ngay từ đầu năm học với mong muốn các con trong trường luôn luôn mạnh khoẻ, không có dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra trong nhà trường tôi xin mạnh dạn trao đổi “Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp” để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường.
* Mục đích của đề tài:
– Đánh giá thực trạng của công tác phòng dịch Sốt xuất huyết cho trẻ ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp
– Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp.
* Phạm vi áp dụng:
– Tại trường Mầm non A xã Tứ Hiệp năm học 2013 – 2014.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận.
giáo án mầm non Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Bệnh này do virus gây lên và đã trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện Quốc tế. Bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kèm theo các triệu trứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau người, đau cơ và thường sau 2,3 ngày da mới xung huyết có phát ban. Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là trẻ em. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes aegypti, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc, những nơi tập chung đông người. Chỉ một số ít muỗi cái là có thể làm cả gia đình mắc bệnh sốt xuất huyết. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia, ước tính mỗi năm khoảng 50 – 100 triệu người mắc bệnh.
Hiện nay sốt xuất huyết đang là một vấn đề cần báo động ngay cả trên các quốc gia có nền kinh tế phát triển vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ được sống, vui chơi và không có các nguy cơ gây bệnh. Để trẻ được an toàn, chúng ta – những người lớn, những người là chỗ dựa, điểm tựa của trẻ, phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Chính vì vậy việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là một nhiệm vụ quan trọng trong các trường mầm non nói chung và trường Mầm non A xã Tứ Hiệp nói riêng hiện nay.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “Phòng chống dịch bệnh “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp” tôi đã gặp một số thuận lợi khó khăn sau:
II: Cơ sở thực tiễn
- Mô tả thực trạng
– Xã Tứ hiệp là một xã ven đô nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội, là trung tâm của huyện Thanh Trì và đang trong thời kỳ đô thị hóa nên có nhiều hộ dân ở nơi khác đến sinh sống có con ở lứa tuổi mầm non.
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm ở trung tâm địa bàn xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội. Toàn trường có 3 khu đã được trang bị đầy đủ đồ dùng hiện đại, đồ chơi ngoài trời. Các lớp đã được trang bị các đồ dùng, các trang thiết bị đảm bảo yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác chăm sóc trẻ.
– Toàn trường có 52 đ/c CB – GV NV, trong đó: Ban giám hiệu có 3 đ/c, giáo viên có 34 đ/c, cô nuôi có 08 đ/c, 01 nhân viên y tế, 01thủ quỹ kiêm văn thư, 01 kế toán, 04 đ/c bảo vệ.
– 3/3 khu có phòng y tế riêng với trang thiết bị y tế đầy đủ theo đúng danh mục quy định.
- Thuận lợi:
– Nhà trường luôn được sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Đã tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
– Ban Giám hiệu đoàn kết thống nhất trong mọi công việc, nhiệt tình, năng động, có ý thức trách nhiệm cao, được đào tạo cơ bản, được tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Luôn chú trọng mục đích bồi dưỡng đội ngũ duy trì và phát triển chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
– Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– 3/3 khu có phòng y tế riêng – Trang thiết bị y tế đầy đủ.
– Nhà trường đã có nhân viên y tế riêng trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– Trường nằm ở trung tâm giữa Trạm y tế xã Tứ Hiệp và Trung tâm y tế huyện Thanh Trì nên rất thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Khó khăn:
– Trường có 3 khu ở cách xa nhau nên rất vất vả cho việc quản lý của cán bộ quản lý và chăm sóc sức khẻ cho trẻ với một nhân viên y tế.
– Hai khu Cương Ngô II và khu Văn Điển phòng lớp đã xuống, diện tích chật trội điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ, mặt bằng trũng hơn so với xung quanh nên dễ bị úng nước sau những đợt mưa to đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến dịch bệnh.
– Kỹ năng phòng chống và xử lý về dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ của giáo viên đôi khi còn hạn chế.
– Nhiều hộ đân đến ở trọ điều kiện sinh hoạt chật trội, vệ sinh môi trường kém dẫn đến nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao.
– Địa bàn xã giữa năm 2013 đã xảy ra 26 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong đó 12/26 trường hợp là những trẻ em lứa tuổi mầm non tập trung tại các khu tập thể trên địa bàn.
Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường. Tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phòng tránh dịch bệnh Sốt xuất huyết cho trẻ trong nhà trường như sau:
III. Các biện pháp.
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ năm học 2013 – 2014.
Kế hoạch là một yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện một mục tiêu nào đó. Nó giúp ta tiên liệu được những tình huống sắp sảy ra và có kế hoạch phối hợp được với những thành viên khác tạo nên một sức mạnh tổng hợp, nó giúp ta đạt được mục đích cần đạt đến. Nhìn vào tình hình thực tế, cũng như vấn đề dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở Việt Nam cũng như vấn đề cấp bách của các nhà trường nói chung và trường mầm non A xã Tứ Hiệp nói riêng. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mình. Do vậy tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác phòng dịch sốt xuất huyết cho trẻ năm học 2013 – 2014 như sau:
KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO
CÔNG TÁC PHÒNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ
NĂM HỌC 2013 – 2014
Thời gian thực hiện | Nội dung thực hiện | Người
thực hiện |
Tháng
9,10/2013 |
– Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh của nhà trường.
– Chỉ đại nhân viên y tế theo dõi lịch phun thuốc muỗi, lịch thau bể ngay từ đầu năm học. – Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây muỗi, dẫn đến bệnh sốt xuất huyết, bổ sung các biển báo nguy hiểm (biển cấm) ở các ổ điện tại lớp. – Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng, bong sơn, long ốc….gây đọng nước mất vệ sinh cho trẻ. Báo cáo Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời. – Phối hợp với Ban giám hiệu kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho trẻ. – Xây dựng lịch phân công giáo viên kiểm tra thực phẩm hàng ngày ở các khu. – Liên hệ với Trung tâm y tế Thanh Trì mời Bác sĩ về trường khám sức khỏe cho trẻ lần 1 và tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng, chống sốt xuất huyết cho đội ngũ CB-GV-NV. – Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng duyệt bổ sung thuốc theo cơ số thuốc trong trường Mầm non, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho các phòng y tế. – Chỉ đạo CB-GV-NV thực hiện tốt, thường xuyên công tác vệ sinh môi trường học tập cho trẻ. – Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ. |
– Hiệu phó nuôi dưỡng.
– Hiệu phó nuôi dưỡng.
– Giáo viên
– Nhân viên y tế, bảo vệ.
– Ban giám hiệu – Nhân viên y tế + Giáo viên
– Hiệu phó nuôi dưỡng
– Hiệu phó nuôi dưỡng.
– 100% CB – GV- NV |
Tháng 11,12/2013
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để phòng dịch cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, dịch sốt xuất huyết, sốt phát ban… hay xảy ra trong thời tiết giao mùa.
– Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ: Thường xuyên kiểm tra, rà soát các chậu hoa, cây cảnh, bể chưa nước, nhà vệ sinh, góc thiên nhiên và đồ chơi ngoài trời ở các khu các lớp nếu có hỏng, đọng nước… kịp thời báo cáo để khắc phục, sửa chữa ngay. – Mời trạm y tế về tập huấn về phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non: bệnh tay – chân – miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu, viêm đường hô hấp … – Thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày, sổ gửi thuốc yêu cầu phụ huynh ghi rõ thời gian uống, liều dùng, có đầy đủ chữ ký. |
– 100%
CB- GV-NV
– Giáo viên
– Trạm y tế + CB – GV- NV – Nhân viên y tế.
|
Tháng
1,2/2014
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường trước và sau tết Nguyên đán. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày trời rét đậm như: Mặc đủ ấm, đi tất, trải xốp nền nhà, đóng cửa hướng gió lùa…để phòng dịch, bệnh cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu chảy cấp hay xảy ra trong mùa đông.
– Thường xuyên kiểm tra các lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời có nguy cơ gây mất vệ sinh, không an toàn cho trẻ, có biện pháp loại bỏ, sửa chữa, xử lý kịp thời. – Tăng cường kiểm tra đột xuất VSATTP, quy trình chế biến theo dây truyền bếp một chiều của các bếp và VSMT của các khu. Kiểm tra nề nếp giao nhận thực phẩm hàng ngày, kiểm tra kỹ chất lượng thực phẩm trong thời gian giáp tết và sau tết. Tránh nhận phải các loại thực phẩm tồn đọng trong dịp tết. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. |
– 100%
CB- GV-NV
– Nhân viên y tế.
– Ban chỉ đạo + Các thành viên tham gia giao nhận thực phẩm.
|
Tháng
3,4/2014
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phòng chống dịch cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa, mặc trang phục phù hợp với thời tiết hàng ngày, quan tâm đến sức khỏe trẻ sau khi hoạt động mạnh trong những ngày có nắng mới.
– Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, VSATTTP và việc lưu nghiệm thức ăn hàng ngày của các bếp. – Chỉ đạo nhân viên y tế tập huấn cho CB – GV – NV về công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. |
– 100%
CB- GV-NV
– Ban chỉ đạo
– 100% CB – GV – NV |
Tháng
5/2014
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe, phòng các dịch, bệnh thường gặp trong dịp hè trong mùa hè như: Bệnh sởi, sốt xuất huyết, sốt phát ban, viêm đường hô hấp, quai bị, thủy đậu….
– Tiếp tục giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân,vệ sinh thân thể, các hành vi vệ sinh văn minh – Chỉ đạo nhân viên y tế rà soát các loại thuốc, bổ sung các loại thuốc hết hạn, loại bỏ các loại thuốc quá hạn sử dụng. |
– 100%
CB- GV-NV
– Giáo viên
– Nhân viên y tế + Giáo viên |
Với bản kế hoạch rõ ràng, đầy đủ nội dung và phù hợp với từng giai đoạn trên, tôi đã thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm học 2013 – 2014 một cách khoa học, có hiệu quả tại Trường mầm non A xã Tứ Hiệp. Khi thực hiện nó công việc của tôi không bị chồng chéo và dựa vào đó tôi đã đưa ra những biện pháp tiếp theo để chỉ đạo giáo viên, nhân viên phòng chống dịch bệnh này.
- Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản để phòng chống và xử lý khi dịch bệnh xảy ra:
Giáo viên là những người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong suốt 10 tiếng ở trường, trẻ có được khoẻ mạnh, đảm bảo an toàn hay không chính là nhờ ở đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học Ban Giám hiệu đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những kiến thức cần thiết để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này như sau:
* Mục đích:
– Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống dịch sốt xuất huyết cho trẻ.
– Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xảy ra dịch bệnh một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả.
– Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra dịch bệnh cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu .
– Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh thường xảy ra với trẻ.
* Nội dung bồi dưỡng:
– Hiểu về môi trường an toàn không xẩy ra dịch bệnh đối với trẻ ở mầm non.
– Có kiến thức cơ bản về dịch bệnh sốt xuất huyết.
– Phòng tránh các dịch bệnh thường gặp cho trẻ.
– Hiểu được nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh sốt xuất huyết.
– Hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết.
– Nắm được các triệu trứng đặc trưng của dịch sốt xuất huyết.
* Hình thức bồi dưỡng.
+ Tự bồi dưỡng: Tham khảo sách, báo, tài liệu của trung tâm y tế, của nhà trường, hoặc trên mạng Internet.
– Nhà trường sưu tầm và phô tô các tài liệu có liên quan đến dịch bệnh sốt xuất huyết, các tài liệu của Trung tâm Y tế, các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tô các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% CB-GV-NV tự nghiên cứu và học tập.
– Tạo điều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phòng, chống dịch bệnh cho trẻ trong trường học, công tác VSATTP, công tác y tế, vệ sinh học đường, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ do ngành, Trung tâm y tế và Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ chức.
– Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về trường bồi dưỡng kiến thức, về phòng, chống và xử lý dịch bệnh nói chung và bệnh sốt xuất huyết cho 100% CB-GV-NV.
– Tổ chức thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm.
– Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, phòng tránh, xử lý dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm của nhà trường.
+ Tọa đàm:
– Ban Giám hiệu phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã như: Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, Trạm y tế xã, Hội phụ nữ, Ban Dân số – Gia đình – Trẻ em tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường. Đưa ra các triệu trứng của bệnh thường gặp để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.
– Ban Giám hiệu yêu cầu giáo viên cùng nhau trao đổi, toạ đàm tìm ra các nguyên nhân, triệu trứng của dịch bệnh. Sau đó trao đổi thống nhất tìm biện pháp phòng tránh cao nhất, cách giải quyết và xử lý cụ thể từng tình huống nếu xảy ra.
– Tổ chức thi trắc nghiệm tìm hiểu về kiến thức phòng tránh và xử lý dịch bệnh sốt xuất huyết.
+ Thực hành:
– Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về bồi dưỡng thực hành kiến thức phòng chống và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra cho giáo viên, nhân viên như: cách chăm sóc, tiếp xúc, cách vệ sinh cho trẻ bị bệnh.
– Giáo viên, nhân viên nhận dạng được những triệu trứng, dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.
– Tổ chức cho 100% giáo viên thực hành ngay sau buổi học.
* Kết quả:
– 100% giáo viên hưởng ứng tham gia và rút ra được nhiều kinh nghiệm. Xác định được các nguyên nhân khách quan và chủ quan xẩy ra dịch bệnh Sốt xuất huyết, và đã rút ra được nguyên nhân quan trọng nhất đó là do những nơi có ý thức vệ sinh chưa được chú trọng. Và đặc biệt là không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
– 100% giáo viên đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý dịch bệnh Sốt xuất huyết xảy ra với trẻ.
– Đã tổ chức được năm buổi tọa đàm: Lần thứ nhất vào đầu tháng 09 trạm y tế xã tập huấn, tháng 11,12, 02 và tháng 4 do nhân viên y tế của nhà trường tập huấn, sau các buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường.
Xem thêm: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/sotsuathuyet