Archive
Mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020
Mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020
Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất mục tiêu giáo dục mầm non mới mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020 giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm giáo dục mầm non là gì quản lý giáo dục mầm non là gì giáo dục mầm non tiếng anh là gì vai trò của giáo dục mầm non chương trình giáo dục mầm non mới
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ.

Mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này.
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về..) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”.
Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ”.
*Mục đích của đề tài:
Thực trạng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở lớp C1 trường mầm non Yên Mỹ.
Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở lớp C1 trường mầm non Yên Mỹ.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé.
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra an ket.
+ Phương pháp dùng lời nói.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê.
* Phạm vi áp dụng:
Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi, lớp C1 mẫu giáo bé trường mầm non Yên Mỹ trong năm học 2012 – 2013.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹ và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.
Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm….Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.
Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Đặc điểm tình hình chung
Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ một xã ngoại thành Hà Nội. Nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện và một năm đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành Phố. Năm học này trường phấn đấu giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố. Trong đợt kiểm định chất lượng giáo dục 5 năm trường đạt loại tốt. Trường có khung cảnh sư phạm đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” cấp thành phố.
Năm 2012 – 2013 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp C1 mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) cùng cô Hoàng Thị Ngọc Ánh. Bản thân có trình độ cao đẳng, còn cô Ánh có trình độ trung cấp sư phạm.
Một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá hiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khắn và thuận lợi sau:
2. Thuận lợi
Bản thân là giáo viên lâu năm lại nhiệt tình, yêu nghề tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn.
Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
3. Khó khăn
Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Do bố mẹ trẻ luôn coi trẻ còn rất nhỏ và non nớt nên quá nuông chiều mà không để trẻ tự làm lấy một việc gì dù là nhỏ nhất.
Xuất phát từ nhưng khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ để trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi đã nghiên cứu một số biện pháp sau:
III. Những biện pháp
1. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Người lớn thường không muốn trẻ phải gánh nhiều trách nhiệm khi chưa thực sự sẵn sàng, thế là lại tiếp tục làm mọi việc giúp trẻ như thường lệ mà ít nhận ra rằng con trẻ đã đủ khéo léo, có các kỹ năng phù hợp và đủ tự tin bắt tay vào một công việc nào đó. Để hình thành tính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu mọi người kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bát riết lấy cha mẹ, cô giáo, chúng có thể trở thành những đứa trẻ lưới biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. Chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu nói “Nếu bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn suốt đời”. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau để đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau:
– Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối.
– Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước muối sau khi ăn, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xa phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu.
– Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây…..
Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việc nào không nên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ý thức cần có trong cuộc sống hàng ngày.
2. Khảo sát khả năng tự lập của trẻ
Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kỹ năng cấn thiết để giáo dục tính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên.
Nguồn: Thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoducmamnon2020
Biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ
Biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ
ĐẶT VẤN ĐỀ
“An toàn là bạn, tai nạn là thự”
Đó chính là khẩu hiệu mà hàng ngày, hàng giờ chúng ta vẫn luôn được nhắc nhở để đảm bảo an toàn cho chính bản thân khi tham gia giao thông. Và khẩu hiệu này lại càng cú ý nghĩa hơn bao giờ hết trong thời đại hiện nay – thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đất nước Việt nam ta đang trên đường phát triển và đổi mới về mọi mặt như kinh tế, chính trị đặc biệt là gia nhập WTO. Cùng với sự phát triển đó đời sống nhân dân cũng được cải thiện, các phương tiện phục vụ nhu cầu đi lại cũng phát triển. Nước ta phát triển như vậy nhưng bên cạnh đó còn một số vấn đề làm cho chúng ta cần phải suy nghĩ đó là an toàn giao thông.

Biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thông cho trẻ
Có thể nói tai nạn giao thông không chỉ gây đau thương mất mát tiền của cho mọi người mà còn ảnh hưởng nghiệm trọng đến sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề trên Chính phủ ta đã có rất nhiều nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông. Theo nghị định của Chính phủ từ ngày 15/12/2007 tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy nhưng do ý thức của người tham gia giao thông chưa cao nên các vụ tai nạn giao thông vẫn xảy ra ở mức báo động. Đặc biệt số nạn nhõn là trẻ em chiếm một con số khụng nhỏ. Trong đó cũng có nguyên nhân khách quan nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan do chính các em. Điều đó là do ý thức coi thường pháp luật của người lớn và do trẻ không nắm được luật an toàn giao thông.
Trên thực tế người đi đường thường giật mình khi thấy phụ huynh trở trẻ em bằng xe máy, hầu hết không đảm bảo an toàn. Thường là phụ huynh cho trẻ ngồi lên trên ghế sắt lắp thêm ở phía trước hoặc ngồi lên trên yên xe phía sau, không đội mũ bảo hiểm, và cũng chẳng có đai an toàn. Chỉ cần một sơ suất nhỏ của người cầm lái, tai nạn đáng tiếc cho trẻ có thể xảy ra. Trẻ em là tương lai của đất nước, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và giáo dục luật lệ an toàn giao thông là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non. Ngay từ khi cũn nhỏ, cần cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản nhất trong ứng xử, hành vi của mình để các em hình thành thúi quen có trách nhiệm với hành vi của mình, với cộng đồng và xó hội, để đến khi trưởng thành chính các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông”.
Xuất phát từ thực tế trên và từ sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mầm non, bản thân tụi là một giáo viên mầm non, tôi đó mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại trường mầm non xó Yờn Mỹ”.
* Mục đích nghiờn cứu:
– Thực trạng việc chấp hành luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ
4 – 5 tuổi ở trường mầm non xó Yờn Mỹ.
– Một số biện phỏp giỏo dục chấp hành luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non xó Yờn Mỹ.
* Đối tượng nghiên cứu:
– Biện phỏp giỏo dục luật lệ an toàn giao thụng cho trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi.
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp quan sát sư phạm.
Phương pháp dùng lời.
Phương pháp dùng trũ chơi.
* Phạm vi nghiờn cứu:
– Trẻ mẫu giỏo nhỡ 4 – 5 tuổi, lớp B3, trường mầm non xó Yờn Mỹ, Huyện Thanh Trỡ. Năm học 2012 – 2013.
* Kế hoạch nghiờn cứu:
Thời gian 8 tháng ( Bắt đầu từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013
Giao thông vận tải là vấn đề huyết mạch của nền kinh tế, là điều kiện quan trọng để giao lưu từ nơi này qua nơi khác. Hũa chung với cỏc nước tiên tiến trên thế giới, trẻ em được giáo dục an toàn giao thụng ngay từ nhỏ “mưa dầm thấm lâu”. Một khi việc tụn trọng phỏp luật và chấp hành nghiờm chỉnh chấp hành luật giao thụng trở thành một thúi quen tốt của mọi cụng dõn thỡ vấn đề tai nạn giao thụng khụng cũn là nỗi lo của toàn xó hội. Cựng với việc giảng dạy cỏc hoạt động chung, hoạt động góc các hoạt động diễn ra trong ngảy ở trường mầm non và trọng điểm là phương pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non là một trong những yêu cầu cơ bản của chương trỡnh giỏo dục mầm non mới.
Trẻ mầm non là lứa tuổi dễ dàng tiếp thu hỡnh thành thúi quen tốt giỳp trẻ sau này trở thành một cụng dõn tốt, chấp hành luật lệ giao thụng. Trước mắt giao dục cho trẻ những kiến thức sơ đẳng về luật an toàn giao thông. Có những thói quen ban đầu biết chấp hành luật giao thông, biết được hậu quả tai hại của tai nạn giao thông làm cho nhiều người bị chết nhiều người bị thương. Nhiều trẻ em phải mồ cụi cha mẹ khi cũn quỏ nhỏ do tai nạn giao thông. Từ đó giúp trẻ có ý thức tốt trong việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông và có hành động đúng khi tham gia giao thông
Trường mầm non xó Yờn Mỹ thuộc xó Yờn Mỹ – Huyện Thanh Trỡ nằm trên địa bàn ngoài đê. Trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I, đó đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố”. Năm học 2012-2013 này nhà trường phấn đấu giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố”. Nhà trường tiếp tục xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rói hơn. Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tớch cực”.
Năm học 2012 – 2013 nhà trường phân cụng cho tụi và cụ Nguyễn Thị Minh Thoa phụ trỏch lớp mẫu giỏo nhỡ B3. Giỏo viờn cú trỡnh độ chuyên môn chuẩn:
Tôi đó cú bằng trung cấp Sư phạm và đang học lớp Đại học Sư phạm mầm non.
Cụ Nguyễn Thị Minh Thoa: trỡnh độ Trung cấp Sư phạm mẫu giáo nhà trẻ Hà Nội.
Lớp B3 được hai cô luôn trang trớ lớp phự hợp với chủ đề, đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 39 cháu trong đó có 25 chỏu nam và 14 chỏu nữ.
Với đặc điểm tỡnh hỡnh như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau:
– Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất về chuyên môn và nhân lực để giáo viên có thể triển khai các biện pháp giáo dục an toàn giao thông cho trẻ tại lớp.
– Hai cụ giỏo phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
– Bản thõn là giỏo viờn yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho.
– Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao.
– Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình hưởng ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện các biện pháp giáo dục luật lệ và an toàn giao thông cho trẻ, phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
– Đồ dùng, đồ chơi mầm non về giao thông chưa phong phú về chủng loại.
– Các bậc phụ huynh hầu hết là người dân địa phương, đó quen với giao thụng tự do trong làng xúm nờn chưa hiểu hết vai trũ và tầm quan trọng của giỏo dục an toàn giao thụng.
– Đa số cỏc bậc phụ huynh chưa quan tầm và dành thời gian dạy trẻ luật lệ và an toàn giao thông.
– Trong quá trình tham gia giao thông trẻ luôn chứng kiến những cảnh giao thông lộn xộn gây ảnh hưởng đến ý thức của trẻ.
– Một số trẻ nhỳt nhỏt chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động của lớp.
Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đó nghiờn cứu và đó sử dụng một số biện pháp sau:
Link tải tài liệu: https://tinyurl.com/pt5mzha
kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non
kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non
kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường học kế hoạch bảo vệ môi trường 2014 kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2012 kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2015 kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh bình dương kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế kế hoạch bảo vệ môi trường trường tiểu học
- ĐẶT VẤN ĐỀ
kế hoạch bảo vệ môi trường là gì Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội vật chất bao quanh con người, có mối quan hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng tới đời sống và sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.
Để đảm bảo cho con người được sống trong một môi trường lành mạnh thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được hình thành và rèn luyện thành một thói quen, đặc biệt là lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ có khái niệm ban đầu về môi trường sống của bản thân mình nói riêng và con người nói chung là cần thiết. Từ đó biết cách sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ.
Trong nhà trường, môi trường giáo dục và môi trường sư phạm bao gồm tổng hóa các yếu tố môi trường tự nhiên, không gian (đất đai vị trí địa lý, hệ sinh tự nhiên) môi trường kiến tạo như: các công trình nhà làm việc, bếp ăn, lớp học, sân chơi khu vệ sinh vườn hoa cây cảnh.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, sự tăng trưởng văn hóa qua giao lưu chịu sự tác động mạnh mẽ, có tính quyết định của môi trường xung quanh, để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và thông minh nhanh nhẹn hình thành nhân cách lành mạnh làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau này, chúng ta cần phải xây dựng và bảo vệ môi trường sống của trẻ và giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Sau gia đình môi trường thứ hai chịu trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc và giáo dục trẻ đó là trường mầm non. Đây là khoảng thời gian hoạt động, sinh hoạt ăn ngủ của trẻ hai bữa trong ngày diễn gia nhiều hơn ở nhà, vì vậy giáo viên cần phải rèn cho trẻ thói quen kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, nề nếp, vệ sinh sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp, giúp trẻ có hệ thống kiến thức tốt trong cuộc sống.
Tóm lại gia đình và nhà trường là hai môi trường đầu tiên của trẻ được giáo dục đó là vai trò hết sức quan trọng, giáo dục trẻ không phải là trách nhiệm của gia đình, và giáo viên mà còn là nghĩa vụ đối với xã hội sách hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non.
Năm 2008 Bộ Giáo Dục & Đào Tạo ra chỉ thị số 40/2008/ QĐ- BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về nhiệm vụ “ Xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực” để thực hiện tốt phong trào thi đua này tất cả các trường học cần phải xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp theo đúng nghĩa và phù hợp với tinh thần địa phương, song song với phong trào thi đua này căn cứ công văn 751/ SGD&ĐT- GDTHMN ngày 17/08/2009 về việc thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục mầm non 2009 – 2010 trong văn bản chỉ đạo nội dung thực hiện vệ sinh môi trường và nước sạch cho trẻ mầm non.
Từ những nội dung và nhiệm vụ lý do tôi chọn đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp trong trường Mầm Non A Vạn Phúc.

kế hoạch bảo vệ môi trường trong trường mầm non
*Mục đích của đề tài :
– Đánh giá thực trạng của công tác bảo vệ môi trường xanh – sạch đẹp ở trường mầm non .
– Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
–Các biện pháp chỉ đạo cán bộ – giáo viên – nhân viên xây dựng và bảo vệ môi trường ở trường mầm non A Vạn Phúc.
* Phạm vi áp dụng :
Tại trường mầm non A Vạn Phúc năm 2012-2013
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao, những trận động đất những con sóng thần ở nước Nhật Bản làm mất mát và thiệt hại về tiền của và con người. Ảnh hưởng đến kinh tế và khả năng hồi phục sau những thiên tai ấy là rất lớn, do đó để bảo vệ môi trường chung của toàn cầu chúng ta phải thực hiện nhiều những biện pháp khác nhau, trong đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là quan trọng có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non, giáo dục trẻ có ý thức từ nhỏ bảo vệ môi trường tạo thói quen cơ sở cho việc hình thành nhân cách của con người.
Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tôi xác định là một trong những nhiệm vụ cần thiết được tiến hành có kế hoạch chiến lược cụ thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm những vốn sống của bản thân.
Đồng hành những suy nghĩ ấy rõ ràng chúng ta sẽ nhận thấy giải quyết vấn đề này để mang lại hiệu quả cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng sự thành công của công tác này không thể thiếu được sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội.
biện pháp bảo vệ môi trường Trường mầm non toàn trường có 3 khu với 13 lớp học đảm bảo thoáng mát.sạch sẽ,có đầy đủ đồ dùng dạy học,đủ đồ chơi mầm non đáp ứng cho trẻ,có công trình vệ sinh sạch sẽ,đúng quy định,có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Toàn trường có 52 đồng chí cán bộ, giáo viên,nhân viên trong đó: Ban giám hiệu 3 đồng chí,giáo viên có 32 đồng chí, 9 nhân viên cô nuôi, 1 nhân viên y tế,1 nhân viên kế toán,1 nhân viên văn thư,5 nhân viên bảo vệ. Số trẻ toàn trường là 440 trẻ/13 lớp trong đó nhà trẻ
2.Thuận lợi: hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo UBND huyện,phòng giáo dục đào tạo huyện thanh trì,UBND xã Vạn Phúc,xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Đầu tư kinh phí 10 tỉ đồng xây dựng trường mầm non thôn 1 với 6 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng, các trang thiết bị hiện đại. Có phòng y tế riêng,trang thiết bị y tế đầy đủ,đã có nhân viên y tế trình độ chuyên môn trung cấp y phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình,quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc,97% cán bộ giáo viên,nhân viên đều có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên.Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng với nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
3.Khó khăn:
Trường có 3 khu cách xa nhau nên khó khăn cho việc quản lý của cán bộ và chăm sóc sức khỏe trẻ với nhân viên y tế.
Khu 2 phòng học xuống cấp còn phải học nhờ nhà văn hóa thôn,diện tích còn chật hẹp nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường hoạt động của trẻ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non
Để làm tốt công tác bảo vệ môi trường trong công tác trọng tâm của năm học, trong kế hoạch tôi xây dựng hàng tháng biện pháp cụ thể để thực hiện các biện pháp, các chỉ tiêu đó nhằm hoàn thành công việc đạt hiệu quả cao.
Không thể thiếu công tác tuyên truyền trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường, tôi đã nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu trong vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Do vậy, ngay đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác bảo vệ môi trường với mục tiêu như sau.
Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sạch sẽ, văn minh.
Tags: sang kien kinh nghiem mam non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/baovemoitruongmamnon
hướng dẫn bảo vệ môi trường bài tập bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường bình dương bảo vệ môi trường 12 bảo vệ môi trường có bạn hướng dẫn kinh phí hoạt động bài viết về bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường là gì biện pháp bảo vệ môi trường
Biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm Non
Biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mầm Non
Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mâm non. Ở lứa tuổi này cơ thể của trẻ còn non nớt chưa chủ động được, chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu dinh dưỡng không đảm bảo được chất lượng thì rất rễ phát triển lệch lạc mất cân đối do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách hợp lý, khoa học.
Chính vì vậy nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp GD và ĐT con người. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra cho chúng ta phải có đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên, trong đó đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có vai trò then chốt là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay là vấn đề nâng cao chất lượng làm so để trẻ ăn ngon, đủ lượng, đủ chất và hết suất là mối quan tâm không chỉ riêng phụ huynh mà còn là mối quan tâm của các trường mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non. Là một nhân viên nuôi dưỡng trực tiếp nấu ăn cho trẻ trong nhà trường bản thân thôi thật sự băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để trẻ ăn ngon miệng hứng thú khi đến giờ ăn, ăn hết suất mà đủ chất đủ lượng. Do vậy tôi mạnh dạn quyết định lựa chon đề tài “Một số biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong Trường Mầm Non” làm sáng kiến kinh nghiệm của bản thân năm học 2013 – 2014.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng vì trẻ em là tương lai của đất nước. Trẻ em được nuôi dưỡng chăm sóc tốt thì cơ thể mới khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt, không mắc các bệnh, hoặc mắc bệnh thì nhẹ và điều trị chóng khỏi. Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn và trưởng thành. Khái niệm lớn chỉ sự gia tăng của kích thước, bao gồm sự phát triển về thể chất, khái niệm trưởng thành chỉ sự hình thành về chức năng bao gồm sự phát triển về tinh thần vận động.
Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, cân thiết không thể không có, không chỉ đơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói. Mà còn giúp để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, tổ chức…
Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ. Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tưọng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng. Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt trẻ em mạnh khoẻ học giỏi thông minh và phát triển một cách toàn diện.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN.
- Đặc điểm tình hình chung.
– Trường mầm non B thị trấn Văn Điển nằm trên địa bàn khi tập thể Pin Văn Điển.
– Trường có một khi ở vị trí trung tâm khu vực dân cư, khung cảnh sư phạm xanh – sạch – đẹp có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trường có bề dày thành tích, được tặng nhiều bằng khen, nhiều năm liên tục được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ, UBND Thành phố.
– Trường có một khu với 11 lớp trong đó 09 lớp mẫu giáo, 02 lớp nhà trẻ trổng số có 540 học sinh và 57 đồng chí CB – GV – NV.
– Trường được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài tôi thấy có một số thuận lợi khó khăn sau:
- Thuận lợi:
– Đựơc sự quan tâm lãnh đạo của Huyện, Phòng GD và ĐT Huyện Thanh Trì, sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường sự quan tâm phối kết hợp của chính quyền địa phương, luôn tạo điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm cao.
– Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường đoàn kết nhất trí, yêu nghề mến trẻ
– Bếp được đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như bếp ga, tủ cơm ga, tủ sấy bát… và được xây dựng theo quy mô một chiều phù hợp với yêu cầu vệ sinh.
– Đội ngũ cô nuôi khoẻ mạnh, có trình độ trung cấp nấu ăn, có kinh nghiệm chế biến thực phẩm phù hợp với khẩu vị cho trẻ.
– BGH nhà trường đã tạo điều kiện cho cô nuôi đi học lớp cao đẳng nấu ăn do trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo mở, để nâng cao trình độ.
– 100% trẻ được ăn bán trú tại trường.
– Nhà trường hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng là các công ty đảm bảo chất lượng có uy tín. Các chủ hàng đều có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận sức khoẻ.
- Khó khăn:
– Giá cả thực phẩm lên xuống không ổn định nên ảnh hưởng đến việc xây dựng thực đơn.
– Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu vào còn cao.
– Một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc sức khoẻ, kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ mầm non của phụ huynh còn hạn chế.
III. CÁC BIỆN PHÁP.
-> Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên cộng với lòng yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo và đưa ra một số biện pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ như sau:
- Biện pháp 1: Tham mưu với Ban giám hiệu, kế toán xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ.
Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn. Để nâng cao được chất lượng bữa ăn, trước hết cần phải tham khảo món ăn, kết hợp cùng kế toán xây dựng thực đơn sao cho đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm đảm bảo về lượng và chất. Bên cạnh đó, cần phải biết kết hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng phong phú tạo sự hấp dẫn.
Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu thực đơn của nhà trường. Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu phối hợp cùng với hiệu phó nuôi, kế toán nhà trường xây dựng thực đơn của trẻ hợp lý, thay đổi theo ngày, tuần, phù hợp theo mùa, cần đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, đảm bảo tỷ lệ các chất đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau:
– Nhóm cung cấp chất đạm như, Thịt, Cá, Tôm, Cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp tạo kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào.
– Nhóm cung cấp chất béo (Lipit) như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu sử dụng tốt các Vitamin trong chất béo như Vitamin A, D, B, K…
– Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất như, rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi…và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài chín, cam, cà chua, gấc, nhóm cung cấp các loại vi chất dinh dưỡng đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể.
– Nhóm chất bột, đường (gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mỳ… nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.
Dựa vào thực tế tôi đó tìm ra một số món mới cho trẻ. Sau đây là một số món ăn mà bản thân tôi đã tự nghiên cứu ra:
STT | Tên món ăn | |
Bữa chính sáng | Bữa phụ chiều | |
1 | – Ngan hầm hạt sen
– Canh cua nấu mồng tơi mướp – Sinh tố xoài |
– Phở bò
– Bánh canxi – Uống sữa Dollac |
2 | – Mực tươi, Thịt lợn sốt cà chua
– Canh bầu nấu thịt lợn – Sữa chua |
– Cháo chim câu hầm hạt sen
– Bánh canxi – Uống sữa Dollac |
3 | – Tôm nõn, Thịt lợn, Trứng vịt, đảo bông
– Canh bí xanh, nấu thịt gà – Nước cam |
– Cháo cá thịt lợn
– Bánh canxi – Uống sữa |
4 | – Thịt bò lúc lắc
– Canh thịt lợn, đậu phụ nấu chua – Thanh Long |
– Cháo ngũ cốc
– Bánh dinh dưỡng – Uống sữa Dollac |
5 | – Cá ba sa, thịt lợn sốt cà chua
– Canh rau củ quả nấu thịt lợn – Sinh tố chanh leo
|
– Súp thập cẩm
– Bánh canxi – Uống sữa Anti |
* Kết quả đạt được:
Ban giám hiệu nhà trường đã tham khảo một số thực đơn của tôi và đưa ra thực đơn của nhà trường phong phú, luôn luôn thay đổi theo mùa, theo tuần, sau đây là một số thực đơn sử dụng trong nhà trường.
- Biện pháp 2: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
– Cho dù thực phẩm có tươi ngon đến đâu. Nhưng trong quá trình chế biến không tuân thủ quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm thì cũng dễ dẫn đến ngô độc thực phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Vì vậy đảm bảo vệ sinh trong chế biến luôn là điều đầu tiên
– Khi vệ sinh: Đối với dụng cụ như dao, thớt khi chế biến thực phẩn sống và chín để riêng, đối với mùa hè các dụng cụ thường xuyên được phơi nắng.
– Vệ sinh lau sàn bếp tôi chỉ đạo tổ sử dụng nước nóng già để lau sàn nhà để diệt vi khuẩn và bốc hơi nhanh giúp cho sàn nhà luôn khô sạch.
– Khâu chia thức ăn phải thực hiện đúng nguyên tắc.
– Đồ dùng dụng cụ thiết bị nhà bếp mầm non phải gọn gàng, ngăn nắp, đúng khoa học để tiện cho việc sử dụng trong chế biến.
– Khi làm việc phải mặc bảo hộ lao động, mũ, khẩu trang, găng tay. Với đặc thù làm việc đều là chị em nên mọi người rất tiết kiệm đối với găng tay nilông chỉ sử dụng một lần nhưng mọi người đã giặt và sử dụng lại. Tôi đã mạnh dạn đề xuất chỉ sử dụng găng tay một lần rồi bỏ không tái sử dụng.
– Đối với giẻ rửa bát, cọ xong, khăn lau tay, lau sàn…cuối buổi được giặt sạch bằng sà phòng và ngâm nước nóng già, sau đó phơi khô.
– Trong sơ chế và chế biến thực phẩm phải luôn thực hiện nội quy “Làm đâu sạch đấy, đứng dậy sạch ngay”.
– Sơ chế thực phẩm: Thực phẩm phải được sơ chế tại nơi đảm bảo vệ sinh thoáng mát, đúng quy định của bếp một chiều. Các loại rau quả tươi phải được ngâm kỹ và rửa ít nhất 3 lần nước sạch hoặc được rửa sạch dưới vòi nước chảy. Các loại thực phẩm sau khi rửa sạch phải để ráo nước, sau đó làm nhỏ theo yêu cầu món ăn.
– Khi chế biến: Không dùng các phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất ngọt tổng hợp không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm do Bộ y tế qui định. Các món ăn phải được nấu chín hoàn toàn, thực hiện “ăn chín, uống sôi”.
– Khi thức ăn đã nấu chín phải đựơc đậy vung cẩn thận trên bàn chia ăn – Tuyêt đối không dùng khăn vải để che đậy, phủ trực tiếp lên thức ăn. Khi nấu xong phải cho trẻ ăn ngay 1 – 2 giờ: Sau 2 giờ phải đem nấu lại trước khi cho trẻ ăn.
– Bên cạnh đó cần phải thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mầu thức ăn. Thức ăn phải được lưu 24 giờ có miên phong, ghi rõ ngày, giờ, tháng có nắp đậy, mẫu thức ăn lưu có cả sống và chín, nhưng được đựng riêng từng hợp đảm bảo vệ sinh.
* Kết quả đạt được:
– Nhà trường đã ký hợp đồng với các chủ hàng tin cậy, các nhà hàng đều có giấy phép chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Hàng tháng tôi thực hiện tốt khâu giao nhận thực phẩm có đủ thành phần và ghi rất cụ thể vào sổ giao nhận.
– Bếp ăn nhà trường thực hiện tốt nội quy, quy chế, sơ chế, chế biến và bảo quản thực ăn cho trẻ theo dúng dây chuyền bếp 1chiều bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, không có hóc sặc, ngộ độc xảy ra trong trường.
– Bếp ăn được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và được ban kiểm tra y tế học đường đánh giá cao
Theo: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/dinhduongchotremamnon
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
ĐẶT VẤN ĐỀ
(Giáo án mầm non)Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng. Theo Th.s Nguyễn Thị Hồng Thúy (khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết: Số lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến bệnh viện khám tăng dần theo hàng năm. Cụ thể, nếu năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày có 10-20 trẻ tới khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó, khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho trẻ đến khám sớm từ dưới 16 tháng.
Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong ba lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Hành vi và sở thích bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm thể khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khỏe (rối loạn ngủ, tiêu hóa, động kinh…). Chính những điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ. Vì vậy,việc giáo dục trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi.
Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng bài viết trong các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, trường mầm non A Tứ Hiệp đều đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học và hòa nhập. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường mầm non A đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ – trong đó có trẻ tự kỷ, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ khuyết tật.
Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo sát sao nhưng với tôi đây là một vấn đề rất mới mẻ, hết sức khó khăn. Với bảy năm trong nghề, đây là năm đầu tiên lớp tôi có một trẻ mắc bệnh tự kỷ. Bên cạnh khó khăn đó của bản thân thì trong thời gian đầu, phụ huynh trẻ mắc bệnh tự kỷ còn không chấp nhận sự thật về căn bệnh của con mình, không phối hợp với cô giáo để tìm ra những phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ.
Là một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mong muốn trẻ tự kỷ học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như các cháu bình thường để phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăn trở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõ rệt, các cháu khác trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập và học tập tốt hơn. Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Kinh nghiệm giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo bé C3 – Trường mầm non”
– Mục đích của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức, tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng của trẻ tự kỷ khi học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường.
+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường
– Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ lớp mẫu giáo bé học hòa nhập
– Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A, năm học 2013-2014
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. (Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc).
Trẻ tự kỷ thường quá say mê một vật gì đó, lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay. Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn.
Trẻ tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hình thức bề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trí tuệ. Tình trạng này có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ giáo viên thường xuyên chú ý đến trẻ.
Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội. Khi giao tiếp thì trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp “không lời” bằng những cử chỉ cơ thể. Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong gia đình. Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt động xung quanh trẻ.
Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời, ít biểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến. Không thích hoạt động theo nhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi. Nếu trẻ phát triển lời nói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường. Trẻ không hiểu lời người khác và cũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩa hoặc không ăn nhập với hoàn cảnh. Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khác một cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng.
Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử không đúng với những chuẩn mực xã hội thông thường. Khi người lớn thấy vậy và ngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổi cáu, la hét, đánh lại người khác. Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngôn ngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn không hiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ. Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện khá thường xuyên so với trẻ bình thường.
Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng trẻ không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ.
Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương pháp giáo dục khác nhau. Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớp học, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp. Từ đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ, điều chỉnh hành vi phù hợp.
Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non:
– Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học với các vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô.
– Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh qua các chủ đề.
– Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói từ, câu ngắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được.
– Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…).
– Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan đến xúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Mô tả thực trạng:
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ hiệp – Thanh Trì – Hà Nội, có ba điểm trường nằm ở hai thôn Cương Ngô và thôn Văn Điển, là một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có 4 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố. Năm học 2012 – 2013, trường được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
– Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi C3 tại khu Cương Ngô 2. Lớp có 03 cô giáo, bản thân tôi đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Mầm non, 02 cô trình độ Trung cấp Sư phạm Mầm non. Trong đó có 01 cô giáo đang theo học lớp Đại học Sư phạm Mầm non.
– Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A xã Tứ Hiệp có tổng số 35 cháu, trong đó có 16 cháu gái và 19 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: Cháu Nguyễn Minh Nhật.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
- 2. Điều kiện thuận lợi :
– Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, ham học hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp. Nhà trường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
– Hầu hết phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán… Phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc – giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm và chia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp .
– Đối với trẻ tự kỷ:
+ Thể chất: Sức khỏe phát triển bình thường thể hiện là trẻ khỏe mạnh và ăn uống đủ dinh dưỡng.
+ Kỹ năng vận động thô: Trẻ đi đứng, chạy nhảy, trèo lên cầu thang, bước chân luân phiên nhịp nhàng…
+ Kỹ năng nhận thức: Có khả năng phối hợp tay, mắt, biết cầm bút vẽ, tô màu…
- 3. Điều kiện khó khăn:
– Bản thân tôi tuổi nghề còn ít và không được theo học chuyên ngành Giáo dục đặc biệt nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường.
– Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dục trẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu và điều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó các tài liệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập.
– Phụ huynh cháu Nguyễn Minh Nhật còn hạn chế về những kiến thức, kỹ năng cuộc sống – giáo dục trẻ tự kỷ, nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dục cho trẻ ở nhà còn gặp nhiều khó khăn.
– Đối với trẻ tự kỷ:
+ Khó khăn khi tham gia với các trẻ khác
+ Cười không đúng lúc, đúng cách.
+ Thích chơi một mình, có phong cách lạ: Múa tay, chạy lung tung…
+ Giảm tập trung, không phản ứng với phương pháp giáo dục truyền thống.
+ Không phản ứng với lời nói của người khác
+ Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc la hét khi không được đáp ứng nhu cầu.
+ Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suy nghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập. Bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ.
Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:
III/ CÁC BIỆN PHÁP
- Biện Pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.
* Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹ năng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013) giáo viên phải tiến hành đánh giá trẻ. Từ đó, giáo viên sẽ xây dựng được những kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập.
* Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2013, tôi và các giáo viên cùng lớp đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống các câu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạo chơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia. Thông qua kết quả của các hoạt động đó, giáo viên đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơ bản của trẻ tự kỷ, kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ (Phụ lục 1 kèm theo)
* Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá cháu Nguyễn Minh Nhật (trẻ tự kỷ):
Nguồn: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/tretukyhoanhap
Nâng cao chất lượng hoạt động góc trẻ mầm non
Nâng cao chất lượng hoạt động góc trẻ mầm non
Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ ở trường mầm non
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ
( giáo án mầm non) Hoạt động ở các góc là hình thức tổ chức quan trọng để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non. Hoạt động góc tạo điều kiện cho trẻ được cung cấp, củng cố những khái niệm và kỹ năng đã học; đặc biệt, trẻ được luyện tập một số thói quen, kỹ năng của chương trình giáo dục vệ sinh – lao động, rèn luyện thể lực phù hợp với đặc điểm sinh lý của lứa tuổi, qua đó giúp trẻ được khám phá tích cực và có những kinh nghiệm phong phú.
Bản chất của hoạt động góc chính là hoạt động vui chơi được tổ chức trong các góc hoạt động. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động chủ yếu của trẻ nhà trẻ. Vì vây, tác dụng của hoạt động góc chính là tác dụng của hoạt động vui chơi, là phương tiện để giáo dục trẻ phát triển toàn diện.
Ở trường Mầm non, hoạt động góc chiếm thời gian phần lớn trong thời gian biểu của trẻ. Nó được thiết kế và tổ chức theo các chủ đề phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ: Trẻ có nhu cầu chơi vì luôn mong muốn hiểu biết về cuốc sống xung quanh. Hơn nữa, ở trường mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ là “Hoạt động với đồ vật”. Với trẻ mẫu giáo mức độ cao hơn, trẻ mẫu giáo thích bắt chước người lớn, thích được hoạt động tích cực với bạn bè cùng lứa tuổi. Khi tham gia vào các hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, lĩnh hội những kỹ năng sống cần thiết, phát triển tính chủ động sáng tạo, khả năng giao tiếp, khơi gợi hứng thú cảm xúc của trẻ. Hoạt động góc như một xã hội thu nhỏ, hết sức quan trọng đối với trẻ.Thực tiễn giáo dục đã khẳng định: Với sự hướng dẫn hợp lý, hoạt động chơi của trẻ sẽ được hình thành và phát triển một cách có hiệu quả trên những nấc thang phát triển ngày càng cao do người lớn xây dựng. Và chỉ có như vậy hoạt động chơi mới có vai trò là phương tiện giáo dục hàng đầu của trẻ mầm non.
Thực tế trong nhiều năm qua, hoạt động góc cũng đã được các cấp lãnh đạo nhìn nhận và đánh giá rất quan trọng đối với trẻ. Bộ giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội cũng đã tổ chức các buổi tập huấn, phát hành nhiều cuốn tài liệu, nhiều bài viết liên quan đến việc tổ chức hoạt động góc. Tổ giáo vụ Mầm non – Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Thanh Trì cũng đã tổ chức cho giáo viên các trường mầm non được kiến tập hoạt động góc ở một số trường điểm trong huyện. Tuy nhiên, ở trường tôi năm học 2012-2013 số giáo viên trẻ mới vào nghề rất đông ( chiếm khoảng 60% tổng số giáo viên toàn trường) nên kiến thức, kỹ năng thiết kế nội dung chơi trong các góc của giáo viên còn hạn chế. Bên cạnh đó, để tổ chức tốt hoạt động góc cho trẻ đòi hỏi người giáo viên cần phải tâm huyết, phải có kế hoạch xây dựng, tổ chức, nắm bắt thực tế, đánh giá, điều chỉnh những nội dung chơi, kỹ năng chơi…cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Vì vậy có nhiều giáo viên còn ngần ngại chưa chú ý đến chất lượng tổ chức hoạt động, nhiều giáo viên khi tổ chức còn mang tính chất hình thức, đại khái, qua loa. Nếu thực tế này kéo dài thì đối với giáo viên sẽ mai một dần các kiến thức tổ chức hoạt động góc cho trẻ, đối với trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển toàn diện nhân cách.
Là một người hiệu phó phụ trách chuyên môn có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, tôi đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động góc đối với trẻ, góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Trong năm học qua, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về vấn đề này. Thêm vào đó, tôi đã nắm bắt được một số giáo viên có tâm huyết, tích cực tìm tòi nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ ở lớp. Vì vậy, với mong muốn: “Việc nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ trở thành một phong trào phát triển mạnh mẽ trong trường mình”, tôi đã băn khoăn, trăn trở tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả. Qua một năm tích cực nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng một số biện pháp hữu hiệu, tôi thấy chất lượng tổ chức hoạt động góc tại các lớp đã được nâng cao rõ rệt. Trẻ chơi với nội dung phong phú hơn, kỹ năng chơi thuần thục hơn, giống thật hơn. Giờ chơi tại các lớp mẫu giáo trong trường thực sự giống 1 xã hội thu nhỏ. Do đó, tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng với chị em đồng nghiệp dưới dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ ở trường mầm non B xã Ngọc Hồi”
– Mục đích của đề tài này là:
+ Đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt động góc cho trẻ của giáo viên ở trường mầm non B xã Ngọc Hồi.
+ Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ ở trường mầm non B xã Ngọc Hồi.
– Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ .
– Phạm vi áp dụng: Giáo viên trường mầm non B xã Ngọc Hồi năm học 2012 – 2013.
PHẦN II- NỘI DUNG
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Khi tham gia chơi trong các góc, trẻ không phải là thật mà là giả vờ nhưng cái giả vờ ấy của trẻ lại mang tính chất thật. Chẳng hạn trẻ giả vờ làm: “mẹ chăm con”: mẹ lo lắng khi con ốm, nói năng âu yếm.
Chơi góc là một hoạt động không nhằm tạo ra sản phẩm mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ. Trẻ chơi trong hoạt động góc là một hoạt động độc lập tự do và tự nguyện của trẻ: Trẻ tự nghĩ ra dự định và cũng tự mình tiến hành điều khiển trò chơi. Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh. Bên cạnh đó, mặc dù chơi góc là hoạt động của trẻ nhưng vẫn cần có sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo.
Quyết định số lượng góc hoạt động và đó là những góc nào? Nói chung từ 5 – 6 góc đối với trẻ khối mẫu giáo, từ 3-4 góc đối với trẻ khối nhà trẻ là đủ. Những góc phổ biến nhất thường được coi là góc chính và được xếp cố định; đó là góc xây dựng – lắp ghép, góc học tập, sách truyện góc tạo hình. Những góc hay thay đổi là góc đóng vai theo chủ đề. Trẻ cần nhận ra từng góc hoạt động là gì và giới hạn của mỗi góc.
Số trẻ chơi ở mỗi góc căn cứ vào số lượng đồ chơi, không gian chơi và vật chất của từng góc cụ thể. Cần quan sát hoạt động của trẻ để biết loại đồ chơi nào trẻ thích chơi, trẻ vận dụng những kiến thức kỹ năng đã học tham gia vào trò chơi, thái độ trong khi chơi của trẻ.
Hằng ngày, cô nên tạo điều kiện cho trẻ được tự do lựa chọn các nhóm chơi và tham gia vào các trò chơi theo ý thích. Theo tài liệu hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non – Mẫu giáo Bé ( 3-4 tuổi), Mẫu giáo Nhỡ ( 4-5 tuổi), Mẫu giáo Lớn ( 5-6 tuổi) và Nhà trẻ ( 3-36 tháng) cùng xuất bản tháng 10 năm 2009 có hướng dẫn chung về hoạt động vui chơi: “Nên khuyến khích trẻ được luân phiên tham gia vào các hoạt động vui chơi, nhóm chơi khác nhau, không nên để trẻ chơi một vai, chơi một mình hoặc hoạt động ở một nhóm nào đó quá lâu trong một tuần.”
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
– Trường mầm non B xã Ngọc Hồi nằm trên địa bàn xã Ngọc Hồi – Huyện Thanh Trì – Hà Nội. Ngọc Hồi là một xã đang trong thời kỳ đô thị hóa nên có nhiều biến động lớn, trẻ em được quan tâm nhiều hơn.
– Trường mầm non B xã Ngọc Hồi được tách ra trên cơ sở trường mầm non xã Ngọc Hồi. Trường được đầu tư kinh phí xây dựng một cơ sở khang trang, sạch đẹp và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/09/2012. Đến tháng tháng 11/2012, trường đã đạt trường Chuẩn Quốc Gia mức độ 1 nên cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ đảm bảo những yêu cầu thiết yếu cho công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ.
– Tổng số giáo viên trong trường là 20 đồng chí. Trong đó có: 04/20= 20% đồng chí có trình độ trên chuẩn, 16/20= 80% đồng chí có trình độ đạt chuẩn, 12/20 = 60% đồng chí đang theo học các lớp Đại học tại chức chuyên ngành Giáo dục mầm non, 04/20 = 20% đồng chí trên 35 tuổi, 16/20 = 80% đồng chí dưới 35 tuổi, 08/20 = 40% đồng chí tích cực tìm tòi nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.1. Thuận lợi :
– Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện, xã, thôn đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng học tập.
– Ban giám hiệu nhà trường đầu tư, mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi ngoài trời mầm non phục vụ hoạt động chăm sóc- gíao dục trẻ nói chung cũng như phục vụ hoạt động góc nói riêng ( Theo thông tư 02/2010/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục& Đào tạo về “ Danh mục Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN” ) như: Giá đồ chơi và đồ dùng, đồ chơi ở các góc….
– Khuôn viên trường lớp rộng, thoáng mát, đẹp phù hợp với trẻ mầm non.
– Có nhiều giáo viên trẻ yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhận thức đúng đắn về việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
– Phụ huynh rất quan tâm sưu tầm nguyên vật liệu cho giáo viên làm đồ dùng – đồ chơi tự tạo phục vụ việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
– Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trẻ khoẻ, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động góc từ nhiều năm qua.
2.2. Khó khăn :
– Trường mới xây dựng, giáo viên phải trang trí môi trường lớp học từ đầu, việc chủ động thiết kế môi trường hoạt động góc cho trẻ của giáo viên còn hạn chế.
– Nhà trường có tham mưu với cấp trên đầu tư mua giá đồ chơi trong lớp mầm non nhưng giá đồ chơi được trang bị theo mức tối thiểu, số lượng ít, đồng loạt một kiểu không thể hiện được đặc thù của góc chơi. Đồ chơi chưa đáp ứng được nhu cầu chơi ở các góc theo chủ đề, lớp còn ít đồ dùng sáng tạo tự làm cho các góc chơi.
– 10/20 giáo viên mới tuyển vào trường chưa có kỹ năng tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Giáo viên đôi khi còn ngại tổ chức cho trẻ chơi hoạt động góc.
– Kỹ năng trẻ thể hiện vai chơi chưa sâu, chưa nhập vai tốt.
– 65% phụ huynh làm ruộng nông nghiệp và không có nhiều thời gian nên đôi khi còn chưa chú trọng đến nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ.
– Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trẻ, kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.
Xuất phát từ những cơ sở thực trạng trên của nhà trường, tôi đã trăn trở và tìm ra được hệ thống các biện pháp “Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng hoạt động góc cho trẻ ở trường mầm non B xã Ngọc Hồi” như sau:
3 – CÁC BIỆN PHÁP:
3.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
Kế hoạch được ví như chiếc chìa khoá mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt. Nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho ta thực hiện công việc một cách khoa học.
Sau khi đã tiến hành điều tra cơ bản và khảo sát, tôi đã nhận định được điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên trường mình trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì, tôi đã xây dựng lịch trình trong cả năm học để sắp xếp công việc tuần tự, hợp lý, giúp cho bản thân chủ động trong công việc, đồng thời chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, triển khai việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ có hiệu quả. Sau đây là kế hoạch mà tôi đã xây dựng và thực hiện:
Kết quả đạt được: Vì đã áp dụng, thực hiện biện pháp này từ đầu năm và xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế nên khi thực hiện rất phù hợp, giúp tôi không bị động trong công việc. Với kế hoạch xuyên suốt trong năm học như vậy đã thực hiện trong từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. Tôi có kế hoạch rõ ràng đối với từng lớp, từng giáo viên, nhằm đôn đốc thực hiện và kiểm tra, đồng thời là mốc để giáo viên có hướng phấn đấu. Việc xây dựng kế hoạch trong nhà trường đã thực sự là kim chỉ nam để người cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn và giáo viên cùng thực hiện kế hoạch cụ thể, rõ ràng, phù hợp với từng đối tượng giáo viên và khả năng của họ, đồng thời khắc phục dần những hạn chế ở đầu năm.
3.2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng về nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho giáo viên trong việc tổ chức hoạt động góc .
Kế hoạch mặc dù đã xây dựng xong nhưng người trực tiếp làm đồ dùng – đồ chơi không phải là Ban giám hiệu, mà là đội ngũ giáo viên. Dù kế hoạch có hay đến mấy nhưng không tới tay giáo viên thì sẽ không bao giờ đạt kết quả tốt. Để công việc đạt kết quả tốt và diễn ra theo đúng kế hoạch thì việc trang bị nhận thức, kiến thức, kỹ năng thực hành tổ chức hoạt động góc cho trẻ của giáo viên là hết sức cần thiết. Ngay từ đầu năm học, thông qua các buổi học nhiệm vụ năm học, các buổi họp chuyên môn, tôi đã phổ biến cho tất cả giáo viên hiểu sự cần thiết của hoạt động góc trong công tác giáo dục trẻ về lý luận cũng như thực tiễn, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên.
Khi giáo viên có nhận thức đúng đắn, muốn họ tổ chức hoạt động ở các góc giúp trẻ phát huy tính tích cực, tự lập, có kỹ năng chơi thuàn thục hơn, có khả năng sáng tạo hơn phải phụ thuộc rất lớn vào kiến thức, kỹ năng thực hành sáng tạo của người giáo viên. Vì vậy, tôi đã lựa chọn nội dung, hình thức, cách tiến hành bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động ở các góc chơi cho trẻ đối với giáo viên như sau:
* Nội dung bồi dưỡng:
– Nguyên tắc sắp xếp góc chơi cho trẻ hoạt động:
+.Chia diện tích phòng thành các góc hoặc các khu vực chơi khác nhau.
+ Bố trí góc chơi tĩnh ( tạo hình, sách…) xa các góc chơi động ( xây dựng, gia đình, bán hàng…)
+ Có góc cố định ( góc tạo hình, gia đình…), có góc di động hoặc thay đổi theo chủ đề trong thời gian đó.
+ Có ranh giới riêng giữa các góc ( sử dụng mảng tường, các giá, tủ để ngăn cách)
+ Có lối đi lại giữa các góc, đủ rộng cho trẻ di chuyển.
+ Bố trí bàn ghế, đệm, gối… phù hợp với từng góc
+ Đồ chơi, học liệu để mở, vừa tầm với của trẻ.
+ Đặt tên góc dễ hiểu đối với trẻ.
+ Sau mỗi chủ đề cần thay đổi cách bố trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ.
+ Cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình.
– Xây dựng kế hoạch tổ chức góc chơi cho trẻ theo chủ đề, theo lứa tuổi:
Năm học 2012 – 2013, thực hiện theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục- Đào tạo Huyện Thanh Trì, dựa trên đặc điểm tình hình của nhà trường, Ban giám hiệu và giáo viên đã thống nhất lựa chọn các chủ đề trong năm học cho khối Nhà trẻ 24-36 tháng (10 chủ đề): Bé và các bạn; Đồ dùng, đồ chơi của bé; Các bác, các cô trong nhà trẻ; Cây và những bông hoa đẹp; Những con vật đáng yêu; ngày tết vui vẻ; Mẹ và những người thân yêu của bé; Bé đi khắp nơi bằng PTGT gì; Mùa hè đến rồi; Bé đi mẫu giáo. Và các chủ đề trong năm học cho khối mẫu giáo (9 chủ đề) : Trường mầm non của bé; Bé và gia đình; Nghề nghiệp; Thế giới động vật; Tết và lễ hội mùa xuân; Thế giới thực vật; Phương tiện và quy định giao thông; Nước và các hiện tượng tự nhiên; Quê hương, Bác Hồ kính yêu.
Trong mỗi chủ đề cần lựa chọn 1 – 2 góc trọng tâm để rèn nếp, kỹ năng chơi của góc chơi đó. Khi tổ chức góc chơi cho trẻ, cần phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi, phù hợp với chủ đề đang thực hiện, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp.
( Kế hoạch hoạt động góc năm học 2012-2013 lớp MGL A1- Phụ lục 1)
– Một số điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động góc cho trẻ::
+ Giá đồ chơi ở các góc: Giá góc cửa hàng bách hóa, tủ bếp gia đình, tủ bác sỹ, giá góc tạo hình, giá góc sách truyện…
+ Đồ dùng, đồ chơi ở các góc: búp bê, bộ đồ chơi thiết bị bếp, bộ đồ chơi thiết bị bác sỹ….
+ Đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, tự làm: Cây xanh làm từ lõi ống chỉ, các loại PTGT làm bằng vỏ hộp, các con vật bằng vỏ hộp, thìa sữa chua…..
+ Mảng tường mở ở các góc: Góc sách truyện, góc học tập…
– Cách tổ chức hoạt động góc cho trẻ ( quy trình của hoạt động góc) :
+ Thỏa thuận trước khi chơi: Giáo viên chú ý hướng trẻ vào hoạt động vui chơi, đàm thoại rất ngắn gọn chủ yếu là giới thiệu những góc chơi trọng tâm, nhắc lại những ý tưởng của một vài góc chơi cũ.
+ Quá trình chơi: Giáo viên đi quan sát trẻ chơi. Khi nào cần thiết thì mới can thiệp vào trò chơi của trẻ, tránh phá vỡ những ý đồ chơi của trẻ đang được hình thành và phát triển trong tư duy. Giáo viên chỉ can thiệp khi trẻ không tham gia vào trò chơi nào hoặc khi trẻ gặp khó khăn trong thỏa thuận, hợp tác với bạn cùng chơi, khi trò chơi của trẻ trở thành đơn điệu, lặp đi lặp lại và khi trẻ yêu cầu. Lúc đó, giáo viên phải căn cứ vào tình hình cụ thể để giáo viên có thể: Chơi cạnh trẻ, chơi cùng trẻ hoặc dạy trẻ chơi.
+ Kết thúc chơi: Giáo viên đi nhận xét các góc chơi khác về các mặt như: Kỹ năng chơi, ý thức chơi, và nhắc trẻ cất dần đồ chơi và yêu cầu trẻ tập chung về nhóm chơi chính. Giáo viên lựa chọn một nhóm chơi chính trong tuần đó cùng cả lớp nhận xét, giáo viên quan tâm động viên trẻ.
+ Chú ý: Trong quá trình trẻ chơi giáo viên cần quan tâm đến:
> Địa điểm chơi, đồ dùng đồ chơi cho trẻ đầy đủ, phù hợp với các góc, phù hợp với chủ đề.
> Giành thời gian cho trẻ chơi, cân đối hài hòa các hoạt động.
> Tạo điều kiện cho trẻ chơi: Trẻ được tự do lựa chọn góc chơi, trẻ được chơi theo ý thích của trẻ, trẻ tự thể hiện và sáng tạo vai chơi.
> Cần lần lượt thay đổi trẻ chơi ở các nhóm trọng tâm để đến hết một năm học trẻ đều được chơi ở tất cả các góc.
> Chú ý để phát huy tính tích cực, tự lập và óc sáng tạo của trẻ, cần gợi ý, quan tâm đến nội dung chơi của trẻ, hướng dẫn trẻ đồng thời giúp trẻ mở rộng liên kết vai chơi.
* Hình thức bồi dưỡng:
– Tự bồi dưỡng: Phân chia theo khả năng của giáo viên về 2 nhóm để tự nghiên cứu qua sách báo, tài liệu, mạng Internet:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu về cách tổ chức hoạt động góc cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng.
+ Nhóm 2: Nghiên cứu về về cách tổ chức hoạt động góc cho trẻ Mẫu giáo
– Trao đổi, học tập qua các buổi họp chuyên môn, qua các buổi tọa đàm.
– Tham quan, kiến tập môi trường lớp học, cách bố trí góc chơi, cách tổ chức cho trẻ chơi ở các góc, sưu tầm các đồ dùng – đồ chơi của trường bạn.
– Tổ chức hội thi: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện, triển lãm đồ dùng – đồ chơi cấp Trường.
* Cách làm cụ thể:
Do đặc thù của bậc học mầm non mang tính chất giáo dục gia đình, trẻ đến trường được cô chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục như người mẹ hiền của trẻ ở nhà, ở bất cứ một hoạt động nào của trẻ trong ngày cũng phải có cô.
Chính vì vậy mà muốn bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên hay sinh hoạt chuyên môn hàng tuần cho 100% giáo viên trong 1 ngày là rất khó khăn. Đứng trước đặc thù đó, công tác bồi dưỡng chuyên môn – nghiệp vụ của trường mầm non B xã Ngọc Hồi được thực hiện bằng cách làm như sau:
– Các buổi bồi dưỡng qua họp chuyên môn được tổ chức vào các buổi chiều hồi 15h (Sau khi trẻ ăn quà chiều xong cùng với sự hỗ trợ của các đồng chí cô nuôi).
+ Địa điểm: Hội trường trường MN B xã Ngọc Hồi.
+ Mỗi nội dung bồi dưỡng đều được thực hiện ở hai buổi, giáo viên các lớp sẽ chia làm 2 nhóm để luân phiên tham gia.
– Bồi dưỡng chuyên môn qua các buổi toạ đàm sẽ được bố trí, sắp xếp vào cùng những ngày họp hội đồng sư phạm nhà trường (Ngày thứ năm của tuần 1 hàng tháng)
(Hình ảnh minh hoạ ở phần phụ lục 2a)
Với cách làm này, 100% giáo viên đều được dự bồi dưỡng mà không ảnh hưởng đến các hoạt động trong ngày của trẻ.
Kết quả đạt được:
– Trong năm học 2012 – 2013, Ban giám hiệu trường mầm non B xã Ngọc Hồi chúng tôi đã tổ chức bồi dưỡng chuyên môn – nghiệp vụ về cách tổ chức hoạt động góc cho trẻ đối với giáo viên là 4 buổi, vào tuần 02 tháng 9 và tuần 2 + tuần 4 tháng 10/2012.
– Giáo viên đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ trong trường mầm non.
– Giáo viên đã nắm được nguyên tắc sắp xếp góc chơi cho trẻ hoạt động; quy trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ, xây dựng kế hoạch hoạt động góc cho trẻ phù hợp chủ đề, lứa tuổi
3.3 Biện pháp 3: Tạo điều kiện trang bị về tài liệu, nguyên vật liệu, thiết bị đồ dùng, đồ chơi và kinh phí cho giáo viên tổ chức hoạt động góc.
Do những đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu làm đồ dùng – đồ chơi không phải hoàn toàn sưu tầm được, có những vật liệu phải mua mới có, nếu để giáo viên bỏ tiền túi ra mua thì thật khó khăn cho họ vì đồng lương thu nhập còn ít ỏi, dần dần họ sẽ chán nản, việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, việc trang bị về nguyên vật liệu, thiết bị đồ dùng, đồ chơi và kinh phí phục vụ cho giáo viên tổ chức hoạt động góc sẽ tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích giáo viên hăng hái tham gia.
Căn cứ vào kết quả điều tra về: Chương trình dạy, đồ dùng giáo dục, kiến thức – kỹ năng tổ chức các góc chơi của giáo viên trường mình; căn cứ vào kế hoạch tổ chức các hội thi, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch trích một phần kinh phí để trang bị bổ sung thêm tài liệu, nguyên vật liệu, thiết bị đồ dùng, đồ chơi để giáo viên tổ chức hoạt động góc cho trẻ trong tháng 8 đầu năm học như sau: Hình ảnh đồ chơi tự tạo mầm non
– Nguyên vật liệu, đồ dùng để làm các đồ dùng – đồ chơi mầm non tự tạo: Giấy màu, xốp màu, bạt, tấm nhựa ốp trần, tôn, nến dính, băng dính, ráp dính, súng bắn nến, kéo, hồ dán, bìa cứng, giấy A4 – A3, đề can màu, mica, màu nước, màu sáp, sơn xịt …
– Trang thiết bị đồ dùng ở các góc chơi: Giá đồ chơi các góc, bộ đồ chơi góc bác sỹ, nấu ăn, bán hàng, xây dựng…
– Tài liệu có liên quan đến cách tổ chức hoạt động ở các góc chơi cho trẻ ( Báo, tập san, sách hướng dẫn …)
– Cấp nguồn kinh phí hỗ trợ thêm cho các lớp khi tham gia các hội thi.
– Vận động phụ huynh ủng hộ tự nguyện giá đồ chơi, bàn góc, hàng rào xây dựng cho các lớp.( Trên địa bàn xã Ngọc Hồi có 2 cơ sở tư nhân sản xuất thiết bị đồ dùng, đồ chơi mầm non, cả 2 chủ cơ sở sản xuất là phụ huynh học sinh nhà trường)
Nguồn: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/hoatdonggoc
Phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ mầm non
Phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ mầm non
bệnh viện nhiệt đới trung ương tp hcm bệnh viện nhiệt đới trung ương tuyển dụng khoa khám bệnh theo yêu cầu bệnh viện nhiệt đới trung ương bệnh viện nhiệt đới trung ương ở đâu bệnh viện nhiệt đới trung ương hà nội địa chỉ bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương bệnh viện nhiệt đới chuyên trị bệnh gì bệnh viện bệnh nhiệt đới tphcm
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình và là tương lai của đất nước. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, chính vì vậy dù ở bất cứ đâu trẻ em luôn luôn là những búp non được che trở, chăm sóc. Trẻ em từ 18 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi ngoài vòng tay yêu thương của gia đình thì trường mầm non là nơi chăm sóc trẻ nhiều nhất. Thời gian trẻ ở trường từ 9-10 giờ đồng hồ/ ngày, trẻ có được khỏe mạnh, an toàn hay không là phụ rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non. Hàng ngày ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ các đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên còn là người mẹ thứ hai, người bác sĩ gần nhất bên trẻ chăm sóc phòng tránh những bệnh dịch luôn có nguy cơ xảy với trẻ, đặc biệt là dịch bệnh sốt xuất huyết đang diễn ra.
Dịch bệnh là một bệnh gây ra khi những trường hợp mới của bệnh nào đó, trong một nhóm dân số nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, lan tràn vượt quá kì vọng dựa vào kinh nghiệm gần đó. Một dịch bệnh có thể xảy ra trong một địa phương, cũng có thể trên toàn cầu trong trường hợp đó gọi là đại dịch.
Theo tin từ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, mỗi tuần, toàn thành phố có thêm hàng trăm ca mắc bệnh, xuất hiện ở tất cả các quận huyện và tập trung nhiều ở các quận nội thành do mật độ dân số cao, ô nhiễm môi trường nặng. Những ngày qua, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mỗi ngày tiếp nhận trung bình khoảng 20 trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đến khám, trong đó có một nửa số ca phải nhập viện. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nặng, phải điều trị ít nhất 10 ngày mới ổn định sức khỏe.
Tại nhiều địa điểm khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn biến của bệnh sốt xuất huyết cũng đang một nóng lên. Theo tin từ Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, mỗi tuần, toàn thành phố có thêm hàng trăm ca mắc bệnh, xuất hiện ở tất cả các quận huyện và tập trung nhiều ở các quận nội thành do mật độ dân số cao, ô nhiễm môi trường nặng.
Ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tình hình dịch Sốt xuất huyết chung trong cả nước từ đầu năm đến nay giảm, nhưng riêng Hà Nội thời điểm này dịch bệnh sốt xuất huyết lại có chiều hướng tăng so với cùng kỳ năm trước khoảng 20%, vì đây là thời điểm dịch bệnh bắt đầu vào mùa.
Từ đầu năm , cả nước ghi nhận 10.847 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 40 tỉnh – thành. Sốt xuất huyết cũng là một trong những dịch bệnh toàn cầu và được cho là hậu quả của biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, số ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay là hơn 30.000 ca và tại Hà Nội đã ghi nhận 513 trường hợp với 48 ở dịch tăng 33% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay bệnh sốt xuất huyết rải rác hầu như quanh năm và có xu hướng tăng mạnh vào các tháng hè.
Trước tình hình trên, ngày 19 tháng 3 năm 2014 tại Hà Nội, Cục y tế dự phòng, Bộ y tế tổ chức Hội thảo triển khai kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết năm 2014 thuộc dự án phòng chống sốt xuất huyết chương trình mục tiêu Quốc gia y tế.
Bộ y tế cũng đã phối hợp với các Ban, ngành, địa phương liên quan để theo dõi sát sao tình hình triển khác biện pháp khống chế dịch, giảm thiểu sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Chính vì vậy, phòng chống dịch sốt xuất huyết đảm bảo an toàn cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đã được Sở GD & ĐT Hà Nội, Phòng GD & ĐT huyện Thanh Trì phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác trong thành phố, huyện trực tiếp chỉ đạo các nhà trường Mầm non để phòng chống các nguy cơ lây bệnh cho trẻ một cách cao nhất, đạt hiệu quả cao nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, với cương vị là hiệu phó phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường, ngay từ đầu năm học với mong muốn các con trong trường luôn luôn mạnh khoẻ, không có dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra trong nhà trường tôi xin mạnh dạn trao đổi “Kinh nghiệm chỉ đạo phòng chống dịch “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp” để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ trong nhà trường.
* Mục đích của đề tài:
– Đánh giá thực trạng của công tác phòng dịch Sốt xuất huyết cho trẻ ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp
– Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ ở trường Mầm non A xã Tứ Hiệp.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các biện pháp chỉ đạo phòng chống dịch Sốt xuất huyết cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp.
* Phạm vi áp dụng:
– Tại trường Mầm non A xã Tứ Hiệp năm học 2013 – 2014.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận.
giáo án mầm non Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong. Bệnh này do virus gây lên và đã trở thành mối lo ngại lớn nhất đối với sức khỏe cộng đồng trên bình diện Quốc tế. Bệnh thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C kèm theo các triệu trứng như: mệt mỏi, chán ăn, đau người, đau cơ và thường sau 2,3 ngày da mới xung huyết có phát ban. Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới, trong đó chủ yếu là trẻ em. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng có nhiều muỗi Aedes aegypti, vệ sinh môi trường kém, dân cư sống chen chúc, những nơi tập chung đông người. Chỉ một số ít muỗi cái là có thể làm cả gia đình mắc bệnh sốt xuất huyết. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, bệnh này hiện đã trở thành dịch tại trên 100 quốc gia, ước tính mỗi năm khoảng 50 – 100 triệu người mắc bệnh.
Hiện nay sốt xuất huyết đang là một vấn đề cần báo động ngay cả trên các quốc gia có nền kinh tế phát triển vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ được sống, vui chơi và không có các nguy cơ gây bệnh. Để trẻ được an toàn, chúng ta – những người lớn, những người là chỗ dựa, điểm tựa của trẻ, phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Chính vì vậy việc phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết là một nhiệm vụ quan trọng trong các trường mầm non nói chung và trường Mầm non A xã Tứ Hiệp nói riêng hiện nay.
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “Phòng chống dịch bệnh “Sốt xuất huyết” cho trẻ trong trường Mầm non A xã Tứ Hiệp” tôi đã gặp một số thuận lợi khó khăn sau:
II: Cơ sở thực tiễn
- Mô tả thực trạng
– Xã Tứ hiệp là một xã ven đô nằm ở phía nam thủ đô Hà Nội, là trung tâm của huyện Thanh Trì và đang trong thời kỳ đô thị hóa nên có nhiều hộ dân ở nơi khác đến sinh sống có con ở lứa tuổi mầm non.
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm ở trung tâm địa bàn xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì – Hà Nội. Toàn trường có 3 khu đã được trang bị đầy đủ đồ dùng hiện đại, đồ chơi ngoài trời. Các lớp đã được trang bị các đồ dùng, các trang thiết bị đảm bảo yêu cầu tối thiểu phục vụ công tác chăm sóc trẻ.
– Toàn trường có 52 đ/c CB – GV NV, trong đó: Ban giám hiệu có 3 đ/c, giáo viên có 34 đ/c, cô nuôi có 08 đ/c, 01 nhân viên y tế, 01thủ quỹ kiêm văn thư, 01 kế toán, 04 đ/c bảo vệ.
– 3/3 khu có phòng y tế riêng với trang thiết bị y tế đầy đủ theo đúng danh mục quy định.
- Thuận lợi:
– Nhà trường luôn được sự quan tâm theo dõi, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Đã tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề về phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
– Ban Giám hiệu đoàn kết thống nhất trong mọi công việc, nhiệt tình, năng động, có ý thức trách nhiệm cao, được đào tạo cơ bản, được tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Luôn chú trọng mục đích bồi dưỡng đội ngũ duy trì và phát triển chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường.
– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
– Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– 3/3 khu có phòng y tế riêng – Trang thiết bị y tế đầy đủ.
– Nhà trường đã có nhân viên y tế riêng trực tiếp làm công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– Trường nằm ở trung tâm giữa Trạm y tế xã Tứ Hiệp và Trung tâm y tế huyện Thanh Trì nên rất thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Khó khăn:
– Trường có 3 khu ở cách xa nhau nên rất vất vả cho việc quản lý của cán bộ quản lý và chăm sóc sức khẻ cho trẻ với một nhân viên y tế.
– Hai khu Cương Ngô II và khu Văn Điển phòng lớp đã xuống, diện tích chật trội điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ, mặt bằng trũng hơn so với xung quanh nên dễ bị úng nước sau những đợt mưa to đó cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm môi trường, dẫn đến dịch bệnh.
– Kỹ năng phòng chống và xử lý về dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ của giáo viên đôi khi còn hạn chế.
– Nhiều hộ đân đến ở trọ điều kiện sinh hoạt chật trội, vệ sinh môi trường kém dẫn đến nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao.
– Địa bàn xã giữa năm 2013 đã xảy ra 26 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong đó 12/26 trường hợp là những trẻ em lứa tuổi mầm non tập trung tại các khu tập thể trên địa bàn.
Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường. Tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phòng tránh dịch bệnh Sốt xuất huyết cho trẻ trong nhà trường như sau:
III. Các biện pháp.
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ năm học 2013 – 2014.
Kế hoạch là một yếu tố cần thiết trong quá trình thực hiện một mục tiêu nào đó. Nó giúp ta tiên liệu được những tình huống sắp sảy ra và có kế hoạch phối hợp được với những thành viên khác tạo nên một sức mạnh tổng hợp, nó giúp ta đạt được mục đích cần đạt đến. Nhìn vào tình hình thực tế, cũng như vấn đề dịch bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở Việt Nam cũng như vấn đề cấp bách của các nhà trường nói chung và trường mầm non A xã Tứ Hiệp nói riêng. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mình. Do vậy tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác phòng dịch sốt xuất huyết cho trẻ năm học 2013 – 2014 như sau:
KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO
CÔNG TÁC PHÒNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT CHO TRẺ
NĂM HỌC 2013 – 2014
Thời gian thực hiện | Nội dung thực hiện | Người
thực hiện |
Tháng
9,10/2013 |
– Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh của nhà trường.
– Chỉ đại nhân viên y tế theo dõi lịch phun thuốc muỗi, lịch thau bể ngay từ đầu năm học. – Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây muỗi, dẫn đến bệnh sốt xuất huyết, bổ sung các biển báo nguy hiểm (biển cấm) ở các ổ điện tại lớp. – Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng, bong sơn, long ốc….gây đọng nước mất vệ sinh cho trẻ. Báo cáo Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời. – Phối hợp với Ban giám hiệu kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho trẻ. – Xây dựng lịch phân công giáo viên kiểm tra thực phẩm hàng ngày ở các khu. – Liên hệ với Trung tâm y tế Thanh Trì mời Bác sĩ về trường khám sức khỏe cho trẻ lần 1 và tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng, chống sốt xuất huyết cho đội ngũ CB-GV-NV. – Tham mưu với đồng chí hiệu trưởng duyệt bổ sung thuốc theo cơ số thuốc trong trường Mầm non, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho các phòng y tế. – Chỉ đạo CB-GV-NV thực hiện tốt, thường xuyên công tác vệ sinh môi trường học tập cho trẻ. – Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ. |
– Hiệu phó nuôi dưỡng.
– Hiệu phó nuôi dưỡng.
– Giáo viên
– Nhân viên y tế, bảo vệ.
– Ban giám hiệu – Nhân viên y tế + Giáo viên
– Hiệu phó nuôi dưỡng
– Hiệu phó nuôi dưỡng.
– 100% CB – GV- NV |
Tháng 11,12/2013
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để phòng dịch cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, dịch sốt xuất huyết, sốt phát ban… hay xảy ra trong thời tiết giao mùa.
– Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ: Thường xuyên kiểm tra, rà soát các chậu hoa, cây cảnh, bể chưa nước, nhà vệ sinh, góc thiên nhiên và đồ chơi ngoài trời ở các khu các lớp nếu có hỏng, đọng nước… kịp thời báo cáo để khắc phục, sửa chữa ngay. – Mời trạm y tế về tập huấn về phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong trường mầm non: bệnh tay – chân – miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu, viêm đường hô hấp … – Thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày, sổ gửi thuốc yêu cầu phụ huynh ghi rõ thời gian uống, liều dùng, có đầy đủ chữ ký. |
– 100%
CB- GV-NV
– Giáo viên
– Trạm y tế + CB – GV- NV – Nhân viên y tế.
|
Tháng
1,2/2014
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp vệ sinh môi trường trước và sau tết Nguyên đán. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày trời rét đậm như: Mặc đủ ấm, đi tất, trải xốp nền nhà, đóng cửa hướng gió lùa…để phòng dịch, bệnh cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu chảy cấp hay xảy ra trong mùa đông.
– Thường xuyên kiểm tra các lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời có nguy cơ gây mất vệ sinh, không an toàn cho trẻ, có biện pháp loại bỏ, sửa chữa, xử lý kịp thời. – Tăng cường kiểm tra đột xuất VSATTP, quy trình chế biến theo dây truyền bếp một chiều của các bếp và VSMT của các khu. Kiểm tra nề nếp giao nhận thực phẩm hàng ngày, kiểm tra kỹ chất lượng thực phẩm trong thời gian giáp tết và sau tết. Tránh nhận phải các loại thực phẩm tồn đọng trong dịp tết. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. |
– 100%
CB- GV-NV
– Nhân viên y tế.
– Ban chỉ đạo + Các thành viên tham gia giao nhận thực phẩm.
|
Tháng
3,4/2014
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phòng chống dịch cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa, mặc trang phục phù hợp với thời tiết hàng ngày, quan tâm đến sức khỏe trẻ sau khi hoạt động mạnh trong những ngày có nắng mới.
– Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh môi trường, VSATTTP và việc lưu nghiệm thức ăn hàng ngày của các bếp. – Chỉ đạo nhân viên y tế tập huấn cho CB – GV – NV về công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết. |
– 100%
CB- GV-NV
– Ban chỉ đạo
– 100% CB – GV – NV |
Tháng
5/2014
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe, phòng các dịch, bệnh thường gặp trong dịp hè trong mùa hè như: Bệnh sởi, sốt xuất huyết, sốt phát ban, viêm đường hô hấp, quai bị, thủy đậu….
– Tiếp tục giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân,vệ sinh thân thể, các hành vi vệ sinh văn minh – Chỉ đạo nhân viên y tế rà soát các loại thuốc, bổ sung các loại thuốc hết hạn, loại bỏ các loại thuốc quá hạn sử dụng. |
– 100%
CB- GV-NV
– Giáo viên
– Nhân viên y tế + Giáo viên |
Với bản kế hoạch rõ ràng, đầy đủ nội dung và phù hợp với từng giai đoạn trên, tôi đã thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm học 2013 – 2014 một cách khoa học, có hiệu quả tại Trường mầm non A xã Tứ Hiệp. Khi thực hiện nó công việc của tôi không bị chồng chéo và dựa vào đó tôi đã đưa ra những biện pháp tiếp theo để chỉ đạo giáo viên, nhân viên phòng chống dịch bệnh này.
- Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản để phòng chống và xử lý khi dịch bệnh xảy ra:
Giáo viên là những người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong suốt 10 tiếng ở trường, trẻ có được khoẻ mạnh, đảm bảo an toàn hay không chính là nhờ ở đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học Ban Giám hiệu đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những kiến thức cần thiết để phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này như sau:
* Mục đích:
– Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống dịch sốt xuất huyết cho trẻ.
– Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xảy ra dịch bệnh một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả.
– Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra dịch bệnh cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu .
– Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh thường xảy ra với trẻ.
* Nội dung bồi dưỡng:
– Hiểu về môi trường an toàn không xẩy ra dịch bệnh đối với trẻ ở mầm non.
– Có kiến thức cơ bản về dịch bệnh sốt xuất huyết.
– Phòng tránh các dịch bệnh thường gặp cho trẻ.
– Hiểu được nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh sốt xuất huyết.
– Hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết.
– Nắm được các triệu trứng đặc trưng của dịch sốt xuất huyết.
* Hình thức bồi dưỡng.
+ Tự bồi dưỡng: Tham khảo sách, báo, tài liệu của trung tâm y tế, của nhà trường, hoặc trên mạng Internet.
– Nhà trường sưu tầm và phô tô các tài liệu có liên quan đến dịch bệnh sốt xuất huyết, các tài liệu của Trung tâm Y tế, các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tô các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% CB-GV-NV tự nghiên cứu và học tập.
– Tạo điều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phòng, chống dịch bệnh cho trẻ trong trường học, công tác VSATTP, công tác y tế, vệ sinh học đường, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ do ngành, Trung tâm y tế và Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ chức.
– Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về trường bồi dưỡng kiến thức, về phòng, chống và xử lý dịch bệnh nói chung và bệnh sốt xuất huyết cho 100% CB-GV-NV.
– Tổ chức thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm.
– Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, phòng tránh, xử lý dịch bệnh sốt xuất huyết cho trẻ. Trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm của nhà trường.
+ Tọa đàm:
– Ban Giám hiệu phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã như: Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, Trạm y tế xã, Hội phụ nữ, Ban Dân số – Gia đình – Trẻ em tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường. Đưa ra các triệu trứng của bệnh thường gặp để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.
– Ban Giám hiệu yêu cầu giáo viên cùng nhau trao đổi, toạ đàm tìm ra các nguyên nhân, triệu trứng của dịch bệnh. Sau đó trao đổi thống nhất tìm biện pháp phòng tránh cao nhất, cách giải quyết và xử lý cụ thể từng tình huống nếu xảy ra.
– Tổ chức thi trắc nghiệm tìm hiểu về kiến thức phòng tránh và xử lý dịch bệnh sốt xuất huyết.
+ Thực hành:
– Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về bồi dưỡng thực hành kiến thức phòng chống và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra cho giáo viên, nhân viên như: cách chăm sóc, tiếp xúc, cách vệ sinh cho trẻ bị bệnh.
– Giáo viên, nhân viên nhận dạng được những triệu trứng, dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết.
– Tổ chức cho 100% giáo viên thực hành ngay sau buổi học.
* Kết quả:
– 100% giáo viên hưởng ứng tham gia và rút ra được nhiều kinh nghiệm. Xác định được các nguyên nhân khách quan và chủ quan xẩy ra dịch bệnh Sốt xuất huyết, và đã rút ra được nguyên nhân quan trọng nhất đó là do những nơi có ý thức vệ sinh chưa được chú trọng. Và đặc biệt là không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân.
– 100% giáo viên đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý dịch bệnh Sốt xuất huyết xảy ra với trẻ.
– Đã tổ chức được năm buổi tọa đàm: Lần thứ nhất vào đầu tháng 09 trạm y tế xã tập huấn, tháng 11,12, 02 và tháng 4 do nhân viên y tế của nhà trường tập huấn, sau các buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường.
Xem thêm: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/sotsuathuyet
Biện pháp duy trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia
Biện pháp duy trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia
Các biện pháp tham mưu, xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất cho trường mầm non duy trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng giáo dục để duy trì tốt các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia là một việc làm vô cùng quan trọng, luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi cấp học nói chung và đối với mỗi nhà trường nói riêng. Cụ thể trong Chiến lược phát triển giáo dục mầm non từ năm 1998 đến năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra trong phương hướng chung là “Tích cực xây dựng củng cố và phát huy các trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia của các ngành học”. Trong số 5 tiêu chuẩn đánh giá về trường học đạt chuẩn quốc gia gồm: Tổ chức nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị, công tác xã hội hoá giáo dục thì tiêu chuẩn thứ 4 về cơ sở vật chất và thiết bị chính là “rào cản” lớn nhất của nhà trường trong việc duy trì chuẩn. Bởi vì CSVC trường lớp, đồ dùng thiết bị sẽ bị xuống cấp, hư hỏng theo thời gian sử dụng, nếu không được sửa chữa nâng cấp sẽ không đảm bảo theo chuẩn.
Xác định được tầm quan trọng của mục tiêu trên, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở mỗi địa phương đã không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Tiếp tục đầu tư kinh phí cho xây dựng, nâng cấp, cải tạo các hạng mục còn thiếu hoặc xuống cấp; bổ sung các thiết bị phục vụ còn thiếu cho các trường mầm non đã đạt chuẩn quốc gia, để duy trì tiêu chuẩn 4 về CSVC theo chuẩn.
Xây dựng CSVC trang thiết bị là cả một quá trình lâu dài. Muốn có được hệ thống CSVC cho giáo dục mầm non được đầy đủ phải đi theo con đường “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Người hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, để họ hiểu rõ mục đích yêu cầu và những điều kiện cần thiết về CSVC trang thiết bị để chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục (CS-ND-GD) trẻ. Trên cơ sở nhận thức đúng lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho giáo dục Mầm non về các mặt: Đầu tư kinh phí xây dựng phòng học, mua sắm, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ, vận động các cơ sở thôn – khu dân cư trích kinh phí hỗ trợ cho việc mua sắm cơ sở vật chất, động viên nhân dân địa phương và các đơn vị kinh doanh, lực lượng kinh tế xã hội ở địa phương đầu tư cho giáo dục mầm non .
Mặt khác người hiệu trưởng phải nắm vững và biết quản lý ngân sách của trường mình hàng năm để chi phí cho việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, sửa chữa và nâng cấp trường lớp. Đây là việc làm rất khó không phải bất cứ người hiệu trưởng nào cũng làm tốt được công tác tham mưu, xã hội hóa để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường một cách hiệu quả.
Trên thực tế, trường mầm non A xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì là một trường mầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia từ tháng 2/2009, là trường đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của cấp học Mầm non huyện Thanh Trì. Trường có ba điểm trường: Điểm trường (Khu Cương Ngô I) được xây dựng khang trang, theo mô hình trường chuẩn quốc gia với 4 phòng học được xây dựng từ năm 2006, hiện nay đã có hiện tượng xuống cấp. Còn lại hai khu lẻ khu Cương Ngô II và khu Văn Điển là hai điểm trường được xây dựng từ năm 1996 với quy mô trường lớp chật hẹp, đã xuống cấp trầm trọng: Tường ẩm mốc, nền sụt lún, sân thấp trũng, hệ thống thoát nước bị ứ đọng. Trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ còn thiếu, hệ thống chiếu sáng chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
Đứng trước thực trạng về CSVC như trên, nhận thức được tầm quan trọng của CSVC trang thiết bị đối với tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. với mong muốn duy trì tốt các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có tiêu chuẩn về CSVC là trọng tâm cơ bản. Làm thế nào đây để có được hệ thống cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ đảm bảo tiêu chuẩn đạt chuẩn quốc gia cho kỳ kiểm tra lần hai. Một nhiệm vụ thật khó khăn với một trường có nhiều điểm lẻ, mô hình trường được xây dựng từ những năm 1996. Song với lòng nhiệt tình, tâm huyết với trường, cùng với năng lực và nghị lực của bản thân tôi đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, bằng mọi biện pháp có thể xây dựng CSVC, các trang thiết bị phục vụ đảm bảo theo chuẩn. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp tham mưu, xã hội hóa giáo dục tăng cường cơ sở vật chất cho trường Mầm non A Tứ Hiệp huyện Thanh Trì duy trì danh hiệu trường đạt chuẩn quốc gia”.
* Với mục đích của đề tài là:
+ Đánh giá thực trạng về tình hình CSVC và trang thiết bị mầm non của trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
+ Tìm ra hệ thống các biện pháp thực hiện công tác tham mưu và xã hội hóa để tăng cường CSVC cho trường trường mầm non A xã Tứ Hiệp duy trì danh hiệu đạt chuẩn quốc gia.
* Đối tượng nghiên cứu là: Các biện pháp thực hiện công tác tham mưu và xã hội hóa để tăng cường CSVC cho trường trường mầm non A xã Tứ Hiệp duy trì danh hiệu đạt chuẩn quốc gia.
* Phạm vi áp dụng: Trường Mầm Non A xã Tứ Hiệp – Huyện Thanh Trì từ năm 2010 đến năm 2013.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
– Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia có 5 tiêu chuẩn :
Tiêu chuẩn 1: Đạt chuẩn về công tác tổ chức và quản lý;
Tiêu chuẩn 2: Đạt chuẩn về đội ngũ giáo viên và nhân viên;
Tiêu chuẩn 3: Đạt chuẩn về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ;
Tiêu chuẩn 4: Đạt tiêu chuẩn về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị;
Tiêu chuẩn 5: Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
– Thời hạn công nhận nhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia là 5 năm, kể từ ngày ký quyết định công nhận. Trong thời hạn 5 năm, nếu nhà trường, nhà trẻ đã đạt chuẩn quốc gia vi phạm về tiêu chuẩn của Quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xem xét để tiếp tục công nhận hoặc không công nhận nhà trường, nhà trẻ đạt chuẩn quốc gia.
– Sau 5 năm kể từ ngày ký quyết định công nhận, nhà trường, nhà trẻ phải tự đánh giá, làm hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền để được kiểm tra và công nhận lại.
– CSVC của nhà trường mầm non là hệ thống các phương tiện cần thiết được sử dụng vào hoạt động CS- ND- GD trẻ. CSVC của nhà trường mầm non bao gồm:
+ Trường sở: Hệ thống phòng lớp, sân chơi, vườn trường.
+ Trang thiết bị CS- ND, đồ dùng phục vụ CS- GD trẻ.
– Những trang thiết bị cơ bản của trường mầm non
+ Những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giáo dục trong nhóm lớp: Bàn ghế, đồ chơi mua sắm, đồ chơi tự tạo của giáo viên, vật liệu phục vụ các hoạt động của trẻ.
+ Những đồ dùng đồ chơi phục vụ hoạt động ngoài trời: Đu quay, cầu trượt, thang leo, bể cá, chuồng nuôi động vật.
+ Những đồ dùng phục vụ công tác nuôi dưỡng: Đồ dùng nhà bếp, đồ dùng ăn uống cá nhân.
– Xã hội hóa giáo dục đối với các cấp học nói chung và với bậc học mầm non nói riêng, để xây dựng cộng đồng trách nhiệm của tầng lớp nhân dân với việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục mầm non ở mỗi địa phương. Đây là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cơ quan nhà nước, các toàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng trên địa phương và của từng người dân.
– Xã hội hóa để mở rộng các nguồn đầu tư , khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật liệu và tài lượng trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân. Tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục mầm non nhanh hơn, có chất lượng cao hơn và chính sách lâu dài. Đây là phương châm thực hiện chính sách xã hội hóa của Đảng và nhà nước ta.
- Cơ sở thực tiễn:
2.1- Mô tả thực trạng
– Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ Hiệp, ở vị trí trung tâm của huyện Thanh Trì – Hà Nội. Trường đạt chuẩn quốc gia từ tháng 2 năm 2009
– Tổng số trẻ toàn trường hàng năm từ 400 đến là 450 cháu đạt tỷ lệ ra lớp ở các độ tuổi: Trẻ mẫu giáo ra lớp đạt từ 90-93%, trẻ nhà trẻ ra lớp đạt từ 30- 36%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%.
– Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên (CBGVNV) năm học 2012-2013 là 50 đồng chí.
* Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường đầu năm học 2010 – 2011 như sau:
– Về đồ dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ.
+ Hệ thống bếp ga còn thiếu nên vẫn đun cả than, bệ bàn bếp ga khu Cương Ngô I bị bong gạch, vỡ nhiều.
+ Các đồ dùng hiện đại phục vụ giảng dạy: Còn thiếu 06 đàn Oocgan, thiếu 10 máy vi tính cho 10 lớp.
+ Bàn ghế bị hỏng nhiều, cụ thể: 100 bộ bàn ghế mẫu giáo, 30 bộ bàn ghế nhà trẻ bị mọt khung sắt, mặt ghế bị bong, mủn nhiều.
+ 10/10 lớp chưa có máy điều hòa không khí.
+ Giá đồ chơi còn thiếu, các giá đã có đồng loạt một mẫu không phù hợp đặc thù các góc.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng của 10/10 lớp chưa đảm bảo tiêu chuẩn.
+ Đồ chơi ngoài trời: Có 3 bộ đồ chơi liên hoàn thỏ nấm bị mọt mặt sàn cầu trượt; 02 bộ đồ chơi liên hoàn cầu trượt tàu hỏa hỏng mặt sàn và thang leo; 02 xích đu thuyền rồng bị mọt khung, hỏng mái. Đa số đồ chơi ngoài trời bị bạc màu sơn. Chưa có khu vui chơi vườn cổ tích.
– Cơ sở vật chất trường lớp.
+ Khu Cương Ngô I (Điểm chính): Tổng diện tích là 3.635 m2 với 4 phòng học và 8 phòng chức năng, vôi tường bạc màu, có nhiều chỗ rêu xanh, chân tường bong tróc vôi, nhà vệ sinh lớp A2 rò rỉ nước ở tầng 2 xuống, gây hỏng trần thạch cao, sân trường láng xi măng sụt lún. Hệ thống cửa gỗ mối mọt nhiều, nhiều cánh cửa sổ bị cong vênh.
+ Hai điểm lẻ (Khu Cương Ngô II, khu Văn Điển) diện tích hai khu chật hẹp (Khu Khu Cương Ngô II tổng diện tích là 790,6 m2, Khu Văn Điển 881 m2). Hai công trình xây dựng từ năm 1996, mỗi khu có 3 phòng học (diện tích từ 32-35m2/phòng). Không có các phòng chức năng, các hạng mục bị xuống cấp trầm trọng. Mặt bằng hai khu thấp trũng, hệ thống tiêu thoát nước bị ứ đọng. Tường bị ẩm mốc, bong tróc vôi nhiều. Đối chiếu với tiêu chuẩn về cơ sở vật chất thiết bị mầm non của trường chuẩn quốc gia thì hai điểm lẻ không còn phù hợp với trường đạt chuẩn quốc gia.
Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.2. Điều kiện thuận lợi :
– Được Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính, phòng Giáo dục, Uỷ ban nhân dân xã quan tâm có kế hoạch xây dựng và phát triển quy mô cho nhà trường; đầu tư kinh phí nâng cấp sửa chữa các hạng mục đã xuống cấp và mua sắm một số trang thiết bị phục vụ công tác ND- CS- GD trẻ.
– Phụ huynh nhiệt tình quan tâm đến trẻ, trẻ đưa ra lớp với tỷ lệ cao, có tinh thần đóng góp tự nguyện mua bổ sung CSVC để duy trì danh hiệu đạt chuẩn quốc gia.
– 100% trẻ được học bán trú tại trường.
– Trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ có tinh thần đoàn kết phấn đấu xây dựng trường duy trì tốt các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia. Đội ngũ Ban giám hiệu trẻ, có năng lực công tác, đoàn kết trong mọi công việc.
– Trường đạt chuẩn quốc gia tháng 2 năm 2009. Đã duy trì tốt 4 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia đó là: Tổ chức nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, chất lượng giáo dục, công tác xã hội hoá giáo dục.
2.3. Về điều kiện khó khăn :
– Điểm trường khu chính (khu Cương Ngô I) đã có nhiều hạng mục xuống cấp.
– 2 điểm lẻ (Khu Văn Điển, khu Cương Ngô II) các hạng mục đã bị xuống cấp trầm trọng.
– Các lớp chưa có hệ thống điều hòa không khí, hệ thống đèn chiếu sáng chưa đảm bảo và còn thiếu một số đồ dung trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Các bếp vẫn còn đun cả than và ga. 3/3 sân chơi đã có đồ chơi ngoài trời nhưng một số đồ chơi đã hỏng và tróc sơn nhiều.
Xuất phát từ nhiều cơ sở thực trạng trên của nhà trường Ban giám hiệu chúng tôi đã thống nhất và tìm ra được hệ thống các biện pháp thực hiện công tác tham mưu và xã hội để tăng cường CSVC cho trường Mầm non A xã Tứ Hiệp duy trì danh hiệu đạt chuẩn quốc gia. Bước đầu đạt được một số kết quả khả quan như sau:
- Các biện pháp:
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch tham mưu và xã hội hóa giáo dục.
Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như một ngọn đèn pha dẫn nối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học.
Vì vậy nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đó thành công được một nửa công việc. Căn cứ vào thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường tôi đã nhận định dược những điểm mạnh và điểm yếu về cơ sở vật chất của nhà trường. Vì vậy tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch, tham mưu, xã hội hóa để duy trì tiêu chuẩn về cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia và để đảm bảo kịp thời cho lần kiểm tra tiếp theo sau 5 năm vào tháng 2 năm 2014 như sau:
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/m4vc3gm
3.2. Biện pháp 2: Tạo uy tín, niềm tin đối với cha mẹ trẻ, lãnh đạo Đảng chính quyền và cộng đồng địa phương thông qua việc khẳng định uy tín và chất lượng của nhà trường.
Ngày nay trong tình hình đổi mới đất nước, sự nghiệp giáo dục mầm non không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ toàn diện, để duy trì số lượng.
Bởi vậy mỗi nhà trường phải có các biện pháp năng động, sáng tạo tự thân vận động, phát huy nội lực để nâng cao chất lượng của nhà trường, mà kết quả chất lượng của nhà trường đạt được phải được ngành học, địa phương, nhân dân công nhận và nhận thấy rõ. Chính điều đó sẽ đạt được uy tín và niềm tin với cha mẹ trẻ, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội. Uy tín đó quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường, có uy tín thì cha mẹ trẻ mới yên tâm gửi con vào trường, họ sẽ sẵn sàng đóng góp kinh phí để xây dựng CSVC cho con họ có điều kiện học tập và sinh hoạt. Có uy tín thì lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương mới đầu tư cho phát triển giáo dục mầm non của địa phương đúng hướng, đúng mục đích hiệu quả.
Chính vì vậy biện pháp lớn nhất của việc tạo lập uy tín, niềm tin là nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ.
Xác định được việc quan trọng của việc cần thiết phải nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ. Ngay từ đầu các năm học tôi đó tiến hành xây dựng kế hoạch năm học với các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể cho từng hoạt động sát với thực tế của nhà trường địa phương phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm và phòng Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo.
Hoạt động của Ban giám hiệu :
– Phân công trách nhiệm phụ trách các triển khai thực hiện tốt kế hoạch năm học kế hoạch tháng.
– Quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động CS- ND- GD trẻ trong nhà trường.
– Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ trong năm.
– Tổ chức, tham gia đầy đủ các hội thi trong năm.
– Triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua, đẩy mạnh việc thực hiện các cuộc vận động do ngành phát động
– Quản lý tốt công tác tài chính – CSVC, công khai hóa thu chi trong nhà trường.
– Phối kết hợp với phụ huynh để CS- ND- GD trẻ.
– Chỉ đạo các đoàn thể thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường tích cực xây dựng tập thể vững mạnh.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ.
– Làm tốt công tác thanh kiểm tra trong nhà trường.
Với các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của nhà trường như trên. Nhà trường đã thu được kết quả như sau:
* Kết quả thu được:
– Đã xây dựng được kế hoạch các năm học phù hợp với các công tác trọng tâm do ngành chỉ đạo, sát với tình hình thực tế của nhà trường.
– Quản lý chỉ đạo tốt các hoạt động của nhà trường cụ thể đạt được các thành tích như:
+ Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 94%.
+ Chất lượng nuôi dưỡng trẻ: Đã đảm bảo được an toàn cho trẻ, hàng năm giảm được tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối năm so với đầu năm là 3 – 5%, giảm so với cùng kỳ năm trước từ 1- 2%, trẻ thấp còi giảm được 2 – 4% cuối năm so với đầu năm. Đó không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh trong nhà trường.
+ Chất lượng giáo dục trẻ: Trẻ khoẻ mạnh có nề nếp vui chơi – học tập có thói quen với cá nhân, đánh giá chất lượng giáo dục trẻ cuối năm xếp loại chung đạt 95% trẻ đạt yêu cầu.
+ Hàng năm có từ 5 – 7 giáo viên, cô nuôi đạt giỏi cấp huyện; 7 – 8 CBGVNV đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, năm 2011 – 2012 có 01 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp thành phố.
+ Được phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Thanh Trì đánh giá xếp loại tốt toàn diện các hoạt động qua các đợt kiểm tra thanh tra.
+ Đạt giải nhất, nhì trong hội diễn văn nghệ “Mừng Đảng Mừng Xuân”.
+ Đạt giải nhì, ba trong hội thao thể dục thể thao toàn ngành.
+ Đạt một giải nhất dự thi giáo án điện tử.
+ Một giải nhì dự thi thực hành kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngày hội CNTT cấp huyện. Được tham dự ngày hội CNTT cấp thành phố.
+ Liên tục đạt giải nhất “Hội khoẻ măng non” cấp huyện.
+ Trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ I từ tháng 2/2009.
+ Chi đoàn liên tục đạt chi đoàn vững mạnh xuất sắc.
+ Công đoàn liên tục đạt công đoàn vững mạnh xuất sắc.
+ Chi bộ đạt cho bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
+ Hoạt động giáo dục thể chất: Được đánh giá tiên tiến xuất sắc.
+ Hoạt động y tế – vệ sinh học đường xếp loại tốt.
+ 3 năm liên tục đạt “Tập thể lao động xuất sắc” cấp thành phố.
+ Năm 2012 được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Với các kết quả đạt được như trên chúng tôi đó khẳng định đựơc uy tín và chất lượng của nhà trường.
– Đã tạo được niềm tin trong nhân dân, phụ huynh. Lãnh đạo Đảng chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội.
– Đã nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ của phụ huynh lãnh đạo địa phương, cộng đồng xã hội trong việc duy trì trường đạt chuẩn quốc gia.
3.3. Biện pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương và phòng Giáo dục & Đào tạo để tăng cường sự đầu tư CSVC cho nhà trường.
Trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, sự nghiệp giáo dục đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Muốn làm được điều đó thì phải kết hợp sức mạnh cộng đồng, kết hợp sự đầu tư của nhà nước với đóng góp của nhân dân, các tổ chức của xã hội trong việc tạo môi trường điều kiện CSVC đảm bảo cho việc dạy và học.
Người hiệu trưởng phải là chiếc cầu nối để các ban ngành tổ chức, địa phương và nhân dân cùng đồng lòng, đồng sức thực hiện kế hoạch, đó là tầm quan trọng của việc tham mưu. Tham mưu giữ vai trò quyết định trong công tác của người hiệu trưởng, tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền địa phương. Sự phát triển về số lượng, chất lượng của nhà trương là do sự quan tâm của lãnh đạo địa phương. Mà kết quả đó xuất phát từ sự tham mưu có hiệu quả của người hiệu trưởng nhà trường. Cái khó của việc tham mưu là làm sao dể cho người ta hiểu rõ về trường, về bậc học mầm non, về nhiệm vụ năm học, tạo được sự hiểu biết, tôn trọng, sự quý mến và có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ điều quan trọng là làm sao để biến được những nhu cầu hợp lý của nhà trường thành nghị quyết, quyết định của lãnh đạo địa phương.
Vì vậy muốn làm tốt công tác tham mưu, trước hết người hiệu trưởng cần xác định rõ đối tượng mình cần tham mưu đó là: Uỷ ban nhân dân (UBND) Huyện Thanh Trì, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Giáo dục- Đào tạo, Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, chính quyền các thôn, các cơ quan đóng trên địa bàn. Khi xác định được đối tượng tham mưu thì phải chuẩn bị nội dung để đề xuất, vấn đề cốt yếu mà tôi đã xác định đó là việc xây dựng CSVC cho nhà trường để duy trì trường đạt chuẩn quốc gia. Muốn họ chấp nhân ý kiến của mình thì phải dựa vào điều kiện kinh tế của các cấp.
Đứng trước thực trạng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch xây dựng CSVC của nhà trường cụ thể, rõ ràng, chính xác, có tính khả thi cao. Sau khi xây dựng được kế hoạch phù hợp tôi đã lựa chọn thời điểm tham mưu để đạt hiệu quả cao. Qua buổi họp hội đồng nhân dân, hội đồng giáo dục của xã tôi đã mạnh dạn thông qua kế hoạch xây dựng CSVC của nhà trường. Đề xuất ý kiến với lãnh đạo Đảng, chinh quyền xã đầu tư CSVC trang thiết bị cho nhà trường, để CSVC của nhà trường duy trì trường đạt chuẩn quốc gia. Với Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Giáo dục- Đào tạo tôi đề xuất ý kiến qua các buổi họp, học tập nhiệm vụ năm học, họp giao ban hiệu trưởng hàng tháng, làm báo cáo đề xuất.
Trong quá trình đề xuất theo kế hoạch tôi đã khéo léo nêu các khó khăn và những đồ dùng mang tính đặc thù riêng của Bậc học mần non nói chung và khó khăn của nhà trường nói riêng, để lãnh đạo các cấp hiểu và không còn băn khoăn trong quá trình đầu tư.
Sau đây là tên một số công văn, tờ trình trong số công văn, tờ trình mà nhà trường đã tham mưu thành công.
– Tờ trình số 64/TTr-MNATH ngày 05/12/2010 trình UBND huyện Thanh Trì về việc đề xuất, mở rộng quỹ đất khu Cương Ngô I, xây thêm phòng học và gom điểm lẻ khu Cương Ngô II về khu Cương Ngô I.
– Tờ trình số 52/ TTr – MNATH ngày 26/8/2011 trình UBND xã Tứ Hiệp xin đầu tư làm nhà vòm khu Cương Ngô I.
– Công văn số 60/CV- MNATH ngày 10/09/2011 trình UBND huyện Thanh Trì về việc điều chỉnh quyết định đầu tư xây dựng điểm trường khu Văn Điển. Đây là một dự án duy nhất được UBND huyện Thanh Trì thay đổi và điều chỉnh quyết định đầu tư xây dựng từ một dự án điểm trường lẻ với 5 nhóm lớp của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, thành dự án xây dựng khu trung tâm với 09 lớp học, đủ các phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ theo mô hình trường chuẩn quốc gia mức độ 2.
– Công văn số 73/CV- MNATH ngày 17/10/2011 trình UBND huyện Thanh Trì về việc đề xuất lát sân, quét vôi, sửa chữa một số hạng mục xuống cấp khu Cương Ngô I.
– Tờ trình số 40/ TTr – MNATH ngày 06/6/2012 trình UBND xã Tứ Hiệp xin đầu tư sửa hệ thống cửa gỗ, làm mới cửa kính nhôm Cương Ngô I.
( Một số văn bản minh họa kèm theo ở phần phụ lục)
* Kết quả thu được:
Với công tác tham mưu đề xuất có hiệu quả, chúng tôi đã nhận được sự đầu tư của các cấp để tăng cường CSVC cho nhà trường nhằm duy trì các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn như sau:
– UBND huyện Thanh Trì đã phê duyệt dự án dự án xây dựng khu trung tâm tại thôn Văn Điển với 09 lớp học, đủ các phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ theo mô hình trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với tổng kinh phí dự toán là 30 tỷ đồng. Theo kế hoạch triển khai xây dựng trong quý 2 năm 2013.
– UBND huyện Thanh Trì đã nhất trí mở rộng quỹ đất khu Cương Ngô I, xây thêm phòng học để gom điểm trường khu Cương Ngô II về khu Cương Ngô I. Theo kế hoạch thực hiện trong năm 2014.
– UBND huyện đã đầu tư 601 triệu đồng để nâng cấp sửa chữa các hạng mục xuống cấp, lát sân gạch đỏ, quét vôi toàn bộ khu cương Ngô I. Thực hiện tháng 6/2012.
– UBND xã Tứ Hiệp: Tháng 8/2011 đầu tư trên 200 triệu đồng làm nhà vòm với diện tích trên 200m2; tháng 8/2012 đầu tư trên 80 triệu đồng để sửa hệ thống cửa gỗ toàn trường và 500 triệu đồng để xây tường rào, lát sân khu Cương Ngô II.
– Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì đầu tư kinh phí với số tiền là 164 triệu đồng mua bổ sung cho nhà trường 40 giá góc các loại, 10 bộ bàn ghế giáo viên, 100 bộ bàn ghế mẫu giáo, 30 bộ bàn nghế nhà trẻ và 07 tủ đựng đồ dung cá nhân vào năm 2011.
– Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp bổ sung ngân sách: năm 2010 nâng cấp toàn bộ hệ thống đèn chiếu sang cho các phòng học và phòng năng khiếu với tổng số tiền là 94 triệu đồng; năm 2011 đầu tư 10 máy vi tính cho phòng máy học sinh với tổng kinh phí là 120 triệu đồng; năm 2012 đầu tư 01 vườn cổ tích và bộ đồ chơi phát triển thể lực đa năng với tổng số tiền là 231 triệu đồng.
– Bên cạnh sự đầu tư của các cấp Ban giám hiệu nhà trường đó cân đối ngân sách tăng cường bổ sung mua sắm, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chuyên môn, bán trú, nuôi dưỡng và các bếp trong 2 năm với tổng kinh phí là trên 700 triệu đồng.
(Có phụ lục ảnh kèm theo)
3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ và bổ sung CSVC cho nhà trường.
Phụ huynh là một lực lượng quan trọng góp phần tạo nên chất lượng CS- ND- GD trẻ trong trường mầm non. Có nhiều cách để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với gia đình trẻ. Trước hết nhà trường phải là một tổ chức mở, cần đến phụ huynh thường xuyên thông tin cho họ các thông tin về con cái họ, lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường, cung cấp cho họ các kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ. Đặc biệt là nhà trường phải đáp ứng được nhu cầu của họ về chất lượng CS-ND-GD trẻ, tạo dựng cho họ niềm tin vào nhà trường.
Hiểu được nhu cầu của phụ huynh và nhận thức được tầm quan trọng của công tác phối hợp, ban giám hiệu nhà trường đã luôn quan tâm và thực hiện tốt một số nội dung phối hợp như sau:
– Không ngừng nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ bằng cách: Nâng cao trình độ đội ngũ, xây dựng CSVC, xây dựng khẩu phần ăn hợp lý theo mùa và theo tuần chẵn, tuần lẻ, công khai hoá các khoản thu chi của nhà trường, thực hiện kí cam kết việc thực hiện quy chế của nhà trường với phụ huynh.
– Phổ biến kiến thức và kĩ năng chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh.
– Với các hình thức phối hợp đa dạng, phong phú như:
+ Chỉ đạo 10/10 lớp xây dựng góc tuyên truyền với phụ huynh. Dán chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ qua các chủ đề, thông báo kết quả cân đo- khám sức khoẻ qua các đợt, các nội dung cần phối hợp với phụ huynh.
+ Xây dựng bản tin ở 03 khu, với các thông tin có liên quan đến công tác CS- ND- GD trẻ và công khai tài chính tiền ăn của trẻ hàng ngày.
+ Chỉ đạo giáo viên trao đổi trực tiếp với phụ huynh về các hoạt động của trẻ ở trường.
+ Ban giám hiệu cùng giáo viên chủ nhiệm và ban phụ huynh tổ chức thăm, viếng gia đình trẻ khi gặp rủi ro.
+ Mời phụ huynh tham gia kiểm tra đột xuất các bếp ăn và tham gia vào các ngày hội ngày lễ, hội thi, sơ kết, tổng kết hàng năm do nhà trường tổ chức.
+ Tổ chức họp phụ huynh 03 lần đầu năm, giữa năm, cuối năm.
+ Sinh hoạt định kỳ với hội phụ huynh nhà trường.
– Phát động phong trào xây dựng quỹ tấm lòng vàng trên tinh thần tự nguyện để bổ sung CSVC duy trì trường đạt chuẩn quốc gia.
Với các biện pháp và hình thức thực hiện công tác phối hợp với phụ huynh như trên chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:
* Kết quả thu được:
– Chất lượng CS- ND- GD trẻ đã được nâng lên đáp ứng nhu cầu của phụ huynh.
– Đã tạo được niềm tin với phụ huynh, yên tâm gửi con vào trường.
– Phụ huynh đã thể hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc đóng góp kinh phí theo quy định phối hợp với nhà trường để CS- ND- GD trẻ đươc tốt và thực hiện tốt nội quy quy chế phối hợp với nhà trường.
– Họ đã tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường khi nhà trường mời tham dự, như ngày: Khai giảng năm học, ngày 20/11, ngày sơ kết học kỳ I và các hội thi của nhà trường, đưa các cháu đi thi cấp huyện các hội thi, có hoa và quà động viên kịp thời các cô và các cháu.
– Đặc biệt trong đợt phát động phong trào xây dựng quỹ tấm lòng vàng trên tinh thần đóng góp tự nguyện để bổ sung CSVC duy trì trường chuẩn quốc gia cụ thể: Năm 2010 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 22, 5 triệu đồng mua được 03 bộ máy vi tính cho 3 lớp; năm 2012 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 26 triệu đồng mua được 03 bộ máy vi tính cho 3 lớp và năm học 2012 – 2013 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 180 triệu đồng mua hệ thống máy điều hòa không khí cho 10 lớp.
3.5. Biện pháp 5: Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong xã và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.
– Ngoài mối quan hệ với lãnh đạo chính quyền địa phương trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với các tổ chức đoàn thể khác ở địa phương như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, mặt trận tổ quốc Việt Nam, hội nông dân, đài truyền thanh, các đơn vị kinh doanh trên địa bàn, các trường phổ thông, trạm y tế.
– Nếu hiệu trưởng xây dựng được mối quan hệ tốt với các tổ chức này trường mầm non sẽ luôn nhận được sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của họ. Muốn có một sức mạnh tổng hợp nhà trường cần dựa vào khối mặt trận tổ quốc để vận động, tuyên truyền, kết hợp huy động mọi nguồn lực ở trong nhân dân.
– Với hội phụ nữ: Nhà trường cần phối hợp vận động trẻ ra lớp nhằm phát triển số lượng, kết hợp để tổ chức các hội thi trong năm. Hội phụ nữ là cầu nối giữa gia đình và trường mầm non trong việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ. Đại diện của hội phụ nữ trong hội đồng giáo dục địa phương xã là người ủng hộ và đề xuất các chính sách liên quan đến mầm non, phối hợp với hội phụ nữ để lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh các dịch bệnh như tiêu chảy cấp, dịch cúm H5N1, H1N1, Tay – chân – miệng vào các buổi sinh hoạt câu lạc bộ có hiệu quả.
– Với trung tâm y tế xã: Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 2lần /01 năm. Khám chữa bệnh thường xuyên cho những trẻ đau ốm, tập huấn kiến thức phòng tránh tai nạn cho trẻ và kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường.
– Với đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Là lực lượng hùng hậu kết hợp với họ để tổ chức tốt các hội thi, huy động thanh niên tình nguyện bảo vệ an toàn CSVC cho các cơ sở của nhà trường.
– Với các trường phổ thông trên địa bàn: Là sợi dây liên kết, thúc đẩy các hoạt động nhà trường, tổ chức giao lưu, tham quan, học hỏi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy bởi vì các trường phổ thông đã có giáo viên có chuyên môn và trình độ tin học.
– Với hội đồng giáo dục xã: Là nơi tham mưu và đưa ra các quyết định và kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn của xã. Hội đồng có tiểu ban tham mưu và chịu trách nhiệm về các chế độ chính sách cho giáo viên mầm non.
– Với hội khuyến học: Hội khuyến học đã huy động nguồn kinh phí của nhân dân để khen thưởng cho CB- GV- NV đạt thành tích cao trong năm học.
– Với mặt trận tổ quốc: Mặt trận tổ quốc là một tổ chức chính trị, có khả năng tập hợp mọi lực lượng xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn.
– Với các cơ quan thông tin đại chúng: Đã giúp nhà trường tuyên truyền và gây dựng hình ảnh, uy tín, niềm tin cho nhà trường.
– Với các đơn vị kinh doanh trên địa bàn: Đã giúp nhà trường một cách trực tiếp bằng việc hỗ trợ kinh phí để mua sắm các phương tiện để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.
* Kết quả đạt được:
– Như vậy mọi tổ chức xã hội là một sức mạnh, nhà trường đã đựa vào sức mạnh tổng hợp đó bằng cách tạo mối quan hệ tốt đẹp, đảm bảo bền vững nên đã được sự đồng tình chính là nhờ những tổ chức xã hội đó mà kế hoạch xây dựng CSVC của nhà trường ngày càng được phát triển để nâng cao chất lượng CS- ND- GD trẻ đạt hiệu quả cao.
– Trong các ngày hội, ngày lễ, các hội thi của trường các ban ngành đoàn thể đã có hoa và quà tặng cho các cháu.
– Hội khuyến học xã hàng năm đã tổ chức khen thưởng cho các đồng chí cán bộ giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp Huyện 200.000 đồng/01 đồng chí, giáo viên dạy gỏi cấp thành phố 300.000đ/01 đồng chí. giáo viên đạt sáng kiến kinh nghiệm mầm non cấp thành phố 250.000đ/01 đồng chí.
– Đặc biệt sự quan tâm của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã hỗ trợ kinh phí để mua sắm CSVC với tổng số tiền là: 15.500.000 đồng (trong 02 năm học). Chính quyền các thôn luôn quan tâm tặng quà cho nhà trường trong các ngày hội, ngày lễ và tặng quà cho trẻ trong các ngày tết trung thu, ngày tết thiếu nhi.
- Kết quả chung
Sau khi áp dụng một loạt các biện pháp thực hiện công tác tham mưu, xã hội hoá giáo dục để tăng cường CSVC cho trường mầm non A xã Tứ Hiệp huyện Thanh Trì duy trì trường đạt chuẩn quốc gia, chúng tôi đã thu được một số kết quả như sau:
Nhà trường đã nhận được sự quan tâm của UBND huyện, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Giáo dục- Đào tạo, UBND xã, hội cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể và các đơn vị kinh doanh trên địa bàn với tình cảm ưu ái về cả về vật chất lẫn tinh thần cụ thể:
– UBND huyện Thanh Trì đã phê duyệt dự án dự án xây dựng khu trung tâm với 09 lớp học, đủ các phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ theo mô hình trường chuẩn quốc gia mức độ 2 với tổng kinh phí dự toán là 30 tỷ đồng. Theo kế hoạch triển khai xây dựng trong quý 2 năm 2013.
– UBND huyện Thanh Trì đã nhất trí mở rộng quỹ đất khu Cương Ngô I, xây thêm phòng học để gom điểm trường khu Cương Ngô II về khu Cương Ngô I. Theo kế hoạch thực hiện trong năm 2014.
– UBND huyện đã đầu tư 601 triệu đồng để nâng cấp sửa chữa các hạng mục xuống cấp, lát sân gạch đỏ, quét vôi toàn bộ khu cương Ngô I năm 2012.
– UBND xã Tứ Hiệp: Năm 2011 đầu tư trên 200 triệu đồng làm nhà vòm với diện tích trên 200m2; năm 2012 đầu tư trên 80 triệu đồng để sửa hệ thống cửa toàn trường và 500 triệu đồng để xây tường rào và lát sân khu Cương Ngô II.
– Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì đầu tư kinh phí với số tiền là 164 triệu đồng mua bổ sung cho nhà trường 40 giá góc các loại, 10 bộ bàn ghế giáo viên, 100 bộ bàn ghế mẫu giáo, 30 bộ bàn nghế nhà trẻ và 07 tủ đựng đồ dung cá nhân vào năm 2011.
– Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp bổ sung ngân sách: Năm 2010 nâng cấp toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng cho các phòng học và phòng năng khiếu với tổng số tiền là 94 triệu đồng; năm 2011 đầu tư 10 máy vi tính cho phòng máy học sinh với tổng kinh phí là 120 triệu đồng; năm 2012 đầu tư 01 vườn cổ tích và bộ đồ chơi phát triển thể lực đa năng với tổng số tiền là 231 triệu.
– Bên cạnh sự đầu tư của các cấp Ban giám hiệu nhà trường đó cân đối ngân sách tăng cường bổ sung mua sắm, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác chuyên môn, bán trú, nuôi dưỡng cho các lớp và các bếp trong 2 năm với tổng kinh phí là trên 700 triệu đồng.
– Phụ huynh đã đóng góp tự nguyện: Năm 2010 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 22, 5 triệu đồng mua được 03 bộ máy vi tính cho 3 lớp; năm 2012 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 26 triệu đồng mua được 03 bộ máy vi tính cho 3 lớp và năm học 2012 – 2013 phụ huynh ủng hộ tự nguyện được 180 triệu đồng lắp đặt hệ thống máy điều hòa không khí cho 10 lớp.
– Các đơn vị kinh doanh trên địa bàn ủng hộ kinh phí để mua sắm CSVC xây dựng trường chuẩn quốc gia là: 15.500.000đồng.
– Với sự quan tâm đầu tư và hỗ trợ của các cấp, phụ huynh và các ban ngành đoàn thể như trên đến nay:
+ 2/3 khu của nhà trường đựơc sửa chữa, quét vôi, lát sân bằng gạch đỏ khang trang sạch sẽ.
+ Các lớp đã được trang bị đầy đủ các đồ dùng thiết bị để phục vụ công tác CS- ND- GD trẻ. 10/10 lớp đó có máy vi tính, đầu đĩa ti vi và máy điều hòa không khí.
+ Các bếp đã được trang bị hệ thống bếp gas hay thế toàn bộ bếp than.
+ 3/3 sân chơi đã được bổ sung rất nhiều đồ chơi ngoài trời với các bộ chơi liên hoàn ba chức năng, các đồ chơi cũ đã được sửa và sơn lại. Hiện nay mỗi sân chơi có từ 6 đến 8 loại đồ chơi.
– Bên cạnh sự quan tâm về CSVC như trên nhà trường đã nhận được sự quan tâm phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và đã nâng cao được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: Đã tạo được uy tín, niềm tin cho nhân dân, lãnh đạo địa phương và các bậc phụ huynh.
– Bản thân đã tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, địa phương và kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục nhằm phát triển giáo dục mầm non của nhà trường.
Với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, phụ huynh học sinh, các ban ngành đoàn thể, cùng sự nỗ lực của bản thân và sự đoàn kết phấn đấu của cả tập thể sư phạm nhà trường đến nay trường mầm non A xã Tứ Hiệp chúng tôi đã duy trì được các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/m4vc3gm
Biện pháp phòng và chống tai nạn thương tích
Biện pháp phòng và chống tai nạn thương tích
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”
Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Bác Hồ vị lãnh tụ kính yêu của toàn dân tộc Việt Nam, suốt đời mình hết lòng chăm lo cho thế hệ trẻ. Bác đã dành cho trẻ em những tình cảm yêu thương vô bờ. Mỗi lần đi thăm nhà trẻ, gặp gỡ các cô nuôi dạy trẻ Bác thường nhắc nhở “ Phải giữ vệ sinh cho các cháu, các cô phải học hành tốt, nuôi dạy các cháu ngoan và khỏe” Bác đã chỉ thị cho ngành giáo dục Mầm non “ Muốn cho người mẹ sản xuất tốt, cần tổ chức tốt những nơi giữ trẻ”. Trường Mầm non là nơi Chăm sóc – Nuôi dưỡng -Giáo dục trẻ ngay từ 18 tháng đến 72 tháng. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình. Trẻ có được an toàn, tránh được các tai nạn thương tích (TNTT) và phát triển toàn diện hay không là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiên phục vụ và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường Mầm non.
Bởi vì lứa tuổi mầm non là lứa tuổi kỳ diệu, trẻ vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn. Vì vậy, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương. Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Nếu thương tích nặng, trẻ sẽ bị mất máu, tinh thần hoảng loạn. Vết thương vào mắt rất nguy hiểm: có thể gây mù. Vết thương gãy xương,đều nguy hại đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn trên đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ.
Hiện nay TNTT của trẻ em đang trở lên báo động ngay cả ở những quốc gia có nền kinh tế rất phát triển. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 830.000 trẻ em tử vong do tai nạn thương tích, tương đương với 2000 trẻ mỗi ngày. vì vậy chúng ta cần chú trọng nghiêm túc vấn đề này. Mà môi trường an toàn là những nơi trẻ sống, vui chơi và không có các nguy cơ xảy ra các tai nạn, là nơi mà ở đó giảm thiểu các tác hại đến sức khoẻ nhưng lại có khả năng giúp cơ thể trẻ tăng cường các khả năng phòng tránh các TNTT có thể xảy ra. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường an toàn cho trẻ. Phòng tránh những TNTT thường gặp. Phòng tránh các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc. Phòng tránh đuối nước, cháy bỏng- điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn. Hiện nay có gần 140 ngàn trẻ em từ 0- 6 tuổi được chăm sóc tại các trường mầm non, chiếm khoảng 80% trẻ em trong độ tuổi.
Vì vậy việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở trong các trường mầm non. Trước những hậu quả đáng báo động về tai nạn thương tích như vậy, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ như: Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (2001 – 2010), Quy định của bộ y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc (2006). Ngày 15/4/2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư 13/2011/TT-BGD&ĐT về ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sở giáo dục Mầm non.
Với tránh nhiệm của phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non tôi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an toàn và phòng tránh TNTT cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Với mong muốn 100% trẻ của trường mầm non B Thị trấn Văn Điển được an toàn mọi lúc mọi nơi, không có TNTT xảy ra với trẻ. Và tôi xin mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm với chị em đồng nghiệp dưới dạng sáng kiến kinh nghiệm “Các biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm nonB Thị trấn Văn Điển ” để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong nhà trường.
* Mục đích của đề tài:
– Đánh giá thực trạng của công tác đảm bảo an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển
– Tìm ra hệ thống các biện pháp chỉ đạo phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non B Thị trấn Văn Điển.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
– Các biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non B
* Phạm vi áp dụng:
– Tại trường mầm non B Thị trấn Văn Điển năm học 2013- 2014
Trường học an toàn, phòng, chống TNTT là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây TNTT cho trẻ, được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.
Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn thương thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống.
Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh viện. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cẩn và kém hiểu biết của người lớn. Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn về phòng tránh TNTT cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những lỗ lực trên của nhà nước và xã hội đã góp phần giảm thiểu TNTT ở trẻ em. Tuy nhiên cần phải có một chương trình hành động dựa trên việc xây dựng chiến lược can thiệp có hiệu quả về phòng TNTT cho trẻ em .
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ “Phòng chống tai nạn thương tích – đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ” chúng tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau
– Trường mầm non B Thị trấn Văn Điển nằm ở trung tâm Thị trấn Văn Điển là đơn vị đang trong thời kỳ đô thị hóa nên có nhiều biến động lớn, trẻ em được quan tâm nhiều hơn.
– Toàn trường có 01 khu với 11 lớp học, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
– Toàn trường có 57 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB – GV- NV), trong đó: Ban giám hiệu có 3 đồng chí, giáo viên có 36 đồng chí, cô nuôi có 12 đồng chí, 01 nhân viên y tế, 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên kế toán, 03 nhân viên bảo vệ.
– Số trẻ toàn trường là 540 cháu/11 lớp. Trong đó có 87 cháu nhà trẻ và 453 cháu mẫu giáo.
– Trường có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ.
– Đã có nhân viên y tế có trình độ chuyên môn trung cấp y, phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
– 11 lớp học, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
– Có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ.
– Đã có nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao đẳng y, phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
– Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, quan tâm đến trẻ và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
– Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– Ban giám hiệu luôn đoàn kết thống nhất với nhau trong mọi công việc, có sáng kiến kinh nghiệm mầm non trong công tác quản lý.
– Trường được xây 3 tầng với tổng diện tích hơn 900 m2 chật trội nên ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ và đó cũng là nguy cơ gây TNTT cao.
– Kỹ năng phòng tránh và sử lý các TNTT cho trẻ của giáo viên đôi khi còn chưa linh hoạt.
– Nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹ năng xử trí các TNTT do chuyên môn không được cọ sát thường xuyên như ở bệnh viện.
– Bản thân kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ còn hạn chế.
Căn cứ vào thực trạng và các điều kiện thuận lợi khó khăn trên của nhà trường, tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường như sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ” .
Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học.
Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc.
Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề TNTT xảy ra ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường mình. do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo GV- NV nhà trường thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ với mục tiêu như sau:
* Mục tiêu:
– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CB-GV-NV, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những TNTT, chú trọng phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước giảm tối đa tỉ lệ TNTT trong và ngoài trường.
– Đảm bảo 100% CB-GV-NV của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống TNTT.
– 100 % trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không xảy ra TNTT, không xảy ra ngộ độc thực phẩm (đặc biệt chú ý phòng chống các tại nạn đối với trẻ như đuối nước, hóc, sặc, bỏng)
– Xây dựng quy chế trường học an toàn.
– Xây dựng môi trường học tập an toàn, “Xanh – Sạch – Đẹp”.
* Kết quả: Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường tôi đã xây dựng được lịch trình kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thươngtích cho trẻ năm học 2013- 2014 như sau:
LỊCH TRÌNH KẾ HOẠCH CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ
Năm học 2013- 2014
Thời gian thực hiện | Nội dung thực hiện | Người
thực hiện |
Tháng
9,10/2013 |
– Thành lập Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống TNTT của nhà trường.
– Xây dựng quy chế trường học an toàn. – Xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ năm học 2013-2014. – Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây TNTT cho trẻ, giáo viên bổ xung các biển cấm ở các ổ điện tại lớp. – Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng, bong sơn, long ốc .gây mất an toàn cho trẻ. Báo cáo Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch sửa chữa kịp thời. – Ký kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho trẻ. – Xây dựng lịch phân công giáo viên kiểm tra thực phẩm hàng ngày. – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần I tháng 9. Cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi tháng 10. – Liên hệ với Trung tâm y tế Thanh Trì mời Bác sĩ về trường khám sức khỏe cho trẻ lần 1 và tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành về phòng, chống TNTT cho đội ngũ CB-GV-NV. – Duyệt bổ sung thuốc, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho các phòng y tế. – Chỉ đạo CB-GV-NV thực hiện tốt, thường xuyên công tác vệ sinh môi trường (VSMT) học tập cho trẻ. – Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ. |
– Hiệu trưởng
– Ban chỉ đạo – Giáo viên
– Nhân viên y tế.
– Hiệu trưởng
– Hiệu phó nuôi dưỡng – Nhân viên y tế + Giáo viên
– Hiệu phó nuôi dưỡng
– Hiệu trưởng
– 100% CB- GV-NV
– Giáo viên
|
Tháng 11,12/2013
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV duy trì tốt nề nếp VSMT. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh để phòng dịch cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, dịch sốt xuất huyết, sốt phát ban, dịch sởi …hay xảy ra trong thời tiết giao mùa.
– Chỉ đạo giáo viên tiếp tục rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh văn minh cho trẻ như: Thói quen rửa tay bằng xà phòng, xúc miệng nước muối… Phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi. – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi tháng 11. Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần II tháng 12. – Phòng chống tai nạn gây chấn thương: Thường xuyên kiểm tra chắn song cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào và đồ chơi ngoài trời kịp thời báo cáo để khắc phục, sửa chữa ngay. – Tổ chức học tập thực hành sơ cấp cấp cứu tại trường cho giáo viên về cầm máu khi trẻ bị chảy máu cam, chầy sước, bỏng, sặc. – Thực hiện nghiêm túc sổ nhật ký theo dõi sức khỏe trẻ hàng ngày, sổ gửi thuốc yêu cầu phụ huynh ghi rõ thời gian uống, liều dùng, có đầy đủ chữ ký.
|
– 100%
CB- GV-NV
– Giáo viên
– Nhân viên y tế + Giáo viên
– Nhân viên y tế.
– Nhân viên y tế hướng dẫn. – Nhân viên y tế.
|
Tháng
1,2/2011
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT trước và sau tết Nguyên đán. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh cùng quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày trời rét đậm như: Mặc đủ ấm, đi tất, trải xốp nền nhà, đóng cửa hướng gió lùa…để phòng dịch, bệnh cho trẻ, nhất là bệnh đường hô hấp, bệnh tiêu chảy cấp hay xảy ra trong mùa đông.
– Thường xuyên kiểm tra các lớp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời có nguy cơ gây TNTT cho trẻ, có biệp pháp loại bỏ, sửa chữa xử lý kịp thời. – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi tháng 1. Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần III tháng 2. – Tăng cường kiểm tra đột xuất VSATTP, quy trình chế biến theo dây truyền bếp một chiều của các bếp và VSMT của các khu. Kiểm tra nề nếp giao nhận thực phẩm hàng ngày, kểm tra kỹ chất lượng thực phẩm trong thời gian giáp tết và sau tết. Tránh nhận phải các loại thực phẩm tồn đọng trong dịp tết. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. – Phòng tránh cháy nổ: Hợp đồng với nhân viên sửa chữa điện nước thường xuyên kiểm tra các đồ dùng thiết bị điện ở tất cả các khu vực, hệ thống bếp ga, để kịp thời xử lý những thiết bị hư hỏng để tránh gây TNTT cho cô và trẻ. Mời Công an viên về tập huấn, thực hành các biện pháp phòng chống cháy nổ cho CB-GV-NV của trường. – Phòng chống ngộ độc, phòng bỏng cho trẻ: Kiểm tra chất liệu đồ dùng, đồ chơi làm từ nguyên liệu không gây độc cho trẻ. Trước khi cho trẻ ăn, uống phải kiểm tra độ nóng của thức ăn mới đựơc mang vào lớp và cho trẻ ăn. |
– 100%
CB- GV-NV
– Nhân viên y tế.
– Nhân viên y tế + Giáo viên
– Ban chỉ đạo + Các thành viên tham gia giao nhận thực phẩm.
– Ban chỉ đạo- 100% CB- GV-NV
– Nhân viên nuôi dưỡng + Giáo viên
|
Tháng
3,4/2014
|
– Chỉ đạo GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phòng chống dịch cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong những ngày thời tiết giao mùa, mặc trang phục phù hợp với thời tiết hàng ngày, quan tâm đến sức khỏe trẻ sau khi hoạt động mạnh trong những ngày có nắng mới.
– Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt bữa ăn, giấc ngủ, đảm bảo đủ nước cho trẻ uống theo yêu cầu. Kiểm tra an toàn cho trẻ trước, trong giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ. – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi tháng 3. Cân đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần IV tháng 4. – Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra VSMT , VSATTTP và việc lưu nghiệm thức ăn hàng ngày của các bếp.
|
– 100%
CB- GV-NV
– Giáo viên
– Nhân viên y tế + Giáo viên
– Ban chỉ đạo |
Tháng 5/2014
|
– Chỉ đạo CB-GV-NV tiếp tục duy trì tốt nề nếp VSMT và phối hợp với phụ huynh chăm sóc sức khỏe, phòng các dịch, bệnh và tai nạn thường gặp trong dịp hè trong mùa hè như: Đuối nước. – Tiếp tục giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân,vệ sinh thân thể, các hành vi vệ sinh văn minh – Chỉ đạo cân, đo vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi và trẻ có cân nặng cao hơn so với độ tuổi. Tổng hợp kết quả cân đo cuối năm báo cáo phòng Giáo dục. – Chỉ đạo nhân viên y tế rà soát các loại thuốc , bổ sung các loại thuốc hết, loại bỏ các loại thuốc quá hạn sử dụng. – Tập hợp thống kê số liệu, đánh giá kết quả đã đạt được, chưa đạt được để rút kinh nghiệm. Tự đánh giá 68 nội dung của bảng kiểm trường học an tòa, phòng, chống TNTT của nhà trường năm học 2010-2011. Báo cáo kết quả về phòng giáo dục.
|
– 100% CB- GV-NV
– Giáo viên
– Nhân viên y tế + Giáo viên
– Nhân viên y tế.
– Ban chỉ đạo
|
- Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng chống và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra:
Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên, nhân viên phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt công tác của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.
Vì vậy với cương vị là phó hiệu trưởng, phó ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống TNTT của nhà trường. Tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ngay từ đầu năm học như sau:
*Mục đích:
– Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
– Giúp giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xẩy ra tai nạn một cách thường xuyên, để có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả.
– Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra tai nạn cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu.
– Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh cũng như một số tai nạn thường xẩy ra với trẻ.
* Nội dung bồi dưỡng:
– Hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non.
– Phòng tránh các tai nạn thương tích thường gặp.
– Phòng tránh các dị vật ở tai mũi họng.
– Phòng tránh tai nạn do ngộ độc.
– Phòng chống đuối nước cho trẻ.
– Phòng chống cháy, nổ, bỏng, điện giật.
– Phòng tránh tai nạn giao thông.
– Phòng tránh động vật cắn.
* Hình thức bồi dưỡng:
– Nhà trường mua các cuốn tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp, phô tô các tài liệu của Trung tâm y tế, phô tô các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tô các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh cho 100% CB-GV-NV tự nghiên cứu và học tập.
– Tạo diều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên bảo vệ tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phòng, chống TNTT trong trường học; công tác VSATTP; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Do ngành học, Trung tâm y tế và Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ chức.
– Ban Giám hiệu mời chuyên viên Y tế về trường bồi dưỡng kiến thức, thực hành về phòng, chống và xử trí các tai nạn thường gặp cho 100% CB-GV-NV.
– Tổ chức các buổi tọa đàm về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an toàn của nhà trường. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.
– Tổ chức thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ (vừa lý thuyết vừa thực hành) một lần/năm.
– Phân công nhân viên y tế nghiên cứu các nội dung về công tác chăm sóc sức khỏe, xử trí các tai nạn thường gặp gặp như: Bỏng nước sôi, điện giật, hóc, sặc, gẫy tay, gẫy chân, ngạt nước, chảy máu, choáng, gió… Mỗi tháng một chuyên đề trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành trên búp bê, ghép vào các buổi họp Hội đồng sư phạm hàng tháng của nhà trường.
* Kết quả đạt được:
– Nhà trường đã mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp phát cho 100% các lớp, các bếp để giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học tập.
– Ban giám hiêu đã tạo điều kiện cho 100% CB-GV-NV tham gia lớp tập huấn công tác VSATTP và xét nghiệp phân vi sinh do Trung tâm y tế huyện Thanh Trì tổ chức ngày 10/12/2013
– Tạo điều kiện cho đồng chí trong BGH, 2 đồng chí bảo vệ, 2 cô nuôi và 3 đồng chí giáo viên tham gia lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy do Công an Huyện Thanh Trì tổ chức ngày 5/12/2013.
– Ngày 3/1/2013 nhà trường đã mời đồng chí giảng viên phòng CSPCCC về tập tuấn công tác phòng cháy chữa cháy trong trường mầm non, tập huấn thực hành một số kỹ năng phòng chống cháy nổ trong trường MN.
– Đồng chí nhân viên y tế đã tổ chức bồi dưỡng thực hành được 05 chuyên đề về xử trí TNTT thường gặp, tại các buổi sinh hoạt chuyên môn và họp Hội đồng sư phạm.
– 100% giáo viên hưởng ứng tham gia học tập tích cực và rút ra được nhiều kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ.
– 100% giáo viên đã nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số các tai nạn thường xẩy ra với trẻ.
Hình ảnh : Tập huấn trang bị kiến thức về công tác PCCC trong trường mầm non
Hình ảnh: Tập huấn một số kỹ năng PCCC trong trường MN
Hình ảnh: Tập huấn thực hành về kỹ năng xử lý TNTT trong trường MN
- Biện pháp 3: Tổ chức công tác tuyên truyền phòng, chống TNTT cho trẻ với nhiều hình thức và nội dung thiết thực.
Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn đối với việc thực hiện thành công hay không thành công của một hoạt động nào đó trong trường mầm non. Tuyên truyền nhằm làm cho đông đảo nhân dân, phụ huynh cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của một hoạt động hoặc một chương trình nào đó trong trường mầm non và ý thức cùng phối hợp với nhà trường để thực hiện. Chính vì
vậy mà trường mầm non cần phải làm tốt công tác tuyên truyền.
Trên thực tế nhìn chung nhân dân biết rất ít về kiến thức và các kỹ năng thực hành công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Muốn nhân dân, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội trên địa bàn hiểu được tầm quan trọng của công tác phòng, chống TNTT cho trẻ. Thì trường mầm non phải “ Tự mình nói về mình” bằng nhiều hình thức tuyên truyền tốt, khéo léo, rõ ràng, rộng rãi, với nhiều hình thức, thì công tác tuyên truyền sẽ đạt hiệu quả tốt. Qua đó sẽ thu hút được nhiều trẻ đến trường, nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của nhân dân của cha mẹ trẻ và cộng đồng xã hội ở địa phương để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về công tác phòng, chống TNTT cho trẻ cho năm học như sau:
– Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của thị trấn và các khu dân cư với các nội dung:
+ Làm rõ vai trò của việc phòng, chống, TNTT cho trẻ.
+ Tầm quan trọng của công tác CS- ND- GD trẻ ở trường mầm non.
+ Các kiến thức phòng, chống, TNTT .
+ Ý nghĩa của các công tác phòng, chống, TNTT.
+ Các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học trú trọng với các nhiệm vụ phòng, chống, TNTT .
– Tổ chức họp phụ huynh đầu năm với các nội dung tuyên truyền:
+ Đánh giá kết quả CS- ND- GD trẻ kết quả thực hiện các hoạt động của năm học trước.
+ Ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường mầm non, trong đó có hoạt động đảm bảo an toàn cho trẻ, không có TNTT xảy ra có liên quan trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Thông qua nội dung- quy chế phối hợp giữa gia đình và nhà trường và yêu cầu phụ huynh ký cam kết.
+ Thông qua các nhiệm vụ trọng tâm trong năm học, đi sâu phân tích tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.
+ Vận động phụ huynh đóng góp tự nguyện ngoài các khoản quy định, để mua sắm trang thiết bị xây dựng trường trường học an toàn.
– Tổ chức các buổi họp phụ huynh giữa năm, cuối năm để báo cáo kết quả thực hiện trong học kỳ I, năm học và kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.
– Liên hệ với lãnh đạo địa phương tổ chức tuyên truyền các nội dung trên tại các buổi họp của Uỷ ban nhân dân , Hội đồng nhân dân thị trấn, các đoàn thể của thị trấn như: Mặt trận tổ quốc, hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên .. Qua đó nội dung tuyên truyền được sâu rộng trong nhân dân.
– Xây dựng các góc tuyên truyền chung của nhà trường với các nội dung:
+ Xây dựng các nội dung ở bảng tin theo từng thời điểm.
+ Trang bị hệ thống các biểu bảng, panô áp phích có nội dung liên quan đến chủ đề năm học và các cuộc vận động và các phong trào thi đua:
Ví dụ : “ Quyết tâm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
“ Nhà trường văn hoá – Nhà giáo mẫu mực – Bé chăm ngoan”
“ Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”
“ Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất”
“Cha mẹ và cô giáo cùng quan tâm đến sức khỏe của bé”
+ Dán ảnh của các hoạt động , các hội thi của nhà trường.
+ In các biểu bảng có nội dung về các kiến thức CS- GD- ND theo khoa học.
– Chỉ đạo giáo viên xây dựng mỗi lớp một góc tuyên truyền với phụ huynh với các nội dung.
+ Chương trình thực hiện theo các chủ đề cho từng độ tuổi.
+ Kết quả CS- ND- GD trẻ qua từng giai đoạn trong năm.
+ Các nội dung cần phối hợp với phụ huynh để phòng, chống các dịch bệnh và TNTT cho trẻ.
– Tổ chức tốt các hội thi trong năm hoc mời phụ huynh đến dự.
– Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, tham gia biểu diễn, giao lưu với các đoàn thể ở địa phương tổ chức.
– Tổ chức tốt các ngày hội ngày lễ ở trường trong năm học như ngày: Khai giảng năm học, ngày tết trung thu, ngày 20/11,ngày tết Noel, ngày 8/3, ngày 1/6, ngày tổng kết năm học. Mời lãnh đạo thị trấn, lãnh đạo khu dân cư và phụ huynh đến dự.
* Kết quả:
– Với các nội dung và hình thức tuyên truyền phong phú như trên chúng tôi đã thu được kết quả như:
+ Lãnh đạo, chính quyền địa phương, nhân dân và cha mẹ trẻ trên địa bàn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung và việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ nói riêng; nắm được ý nghĩa của các hoạt động của bé ở trường giúp các bé phát triển một cách toàn diện, biết được các nhiệm vụ trọng tâm của năm học. Qua đó nâng cao được ý thức trách nhiệm của cha mẹ trẻ khi cho con đi học, có tinh thần đóng góp tự nguyện để xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.
+ Lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công tác tuyên truyền cũng như vận động nhân dân, các đoàn thể ủng hộ và đầu tư kinh phí cho nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ.
Hình ảnh: bảng tuyên truyền phòng y tế
Hình ảnh: Nhân viên y tế tuyên truyền phát tài liệu cho giáo viên về công tác phòng chống TNTT cho trẻ .
Hình ảnh: Giáo viên trò chuyện với trẻ về một số kỹ năng khi tham gia giao thông được an toàn.
Hình ảnh: Nhân viên y tế xử lý băng tay cho trẻ.
- Biện pháp 4: Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.
Cơ sở vật chất của trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Không thể chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học nếu không có những cơ sở vật chất tương ứng. Trong Điều lệ trường mầm non, điều 40,41 đã quy định yêu cầu về cơ sở vật chất của trường mầm non, phải đảm yêu cầu của việc chăm sóc – nuôi dưỡng- giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm yêu cầu thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường trong nhiều năm qua đã luôn chú trọng đến việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp để tạo điều kiện an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động. Qua đó đã giảm thiểu được các TNTT cho trẻ.
Ngay từ trong thời gian hè hàng năm tôi đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của bộ phận mình phụ trách. Báo cáo cụ thể với Ban giám hiệu số trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cũ, hỏng, cần thay thế và bổ sung.
Căn cứ vào số liệu báo cáo của các bộ phận sau khi rà soát. Ban cơ sở vật chất của nhà trường đi kiểm tra thực tế, sau đó xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung, thay thế, sửa chữa theo thứ tự ưu tiên.
Trong các năm học gần đây Ban giám hiệu nhà trường đã cân đối các nguồi tiền của nhà trường kết hợp với sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, sự ủng hộ của các cơ sở kinh doanh trên đị bàn và sự quan tâm đầu tư của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh trì. Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ tương đối đã hoàn thiện .Đã xây dựng được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động cụ thể như sau:
* Kết quả đạt được:
– Với các lớp:
+ 11/11 lớp có đủ các đồ dùng, đồ chơi theo danh mục của Chương trình giáo dục mầm non mới, có đủ bàn ghế cho trẻ đúng quy cách, có đủ các đồ dùng phục vụ chăm sóc riêng cho từng trẻ tại lớp.
+ 11/11 lớp đã được đầu tư các trang thiét bị hiện đại như: Đầu đĩa, Ti vi, đàn, bình nóng lạnh. Lắp đặt bánh xe cho 100% giá đồ chơi của các lớp, giúp giáo viên linh hoạt quay góc hoạt động hoặc áp sát vào tường, tạo khoảng chống cho trẻ hoạt động học, vui chơi, ăn, ngủ. Các lớp đã có các biển báo nguy hiểm ở các ổ điện. Hàng năm kịp thời thay thế, bổ xung, các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Hệ thống đèn chiếu sáng của các lớp đã được nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn quy định. đầy đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày.
+ Hàng năm kịp thời thay thế, bổ xung, các loại đồ dùng, đồ chơi không đảm bảo an toàn cho trẻ.
+ Nhà vệ sinh : Trang bị đầy đủ nước cọ nhà, nước lau sàn, chổi xà phòng.. theo nhu cầu hàng tháng.
+ Được trang bị đầy đủ các bình chữa cháy ở các khu vực hành lang.
– Với phòng y tế:
+ Phòng y tế đã được trang bị đủ các trang thiết bị như: Tủ thuốc, giường y tế, cáng, cân sức khỏe. Các biểu bảng theo dõi sức khỏe, các biểu bảng tuyên truyền, phác đồ sơ cấp cứu TNTT. Trang bị đủ các phương tiện cấp cứu như: Bông, băng, nẹp gỗ, cồn sát trùng, cáng thương, bình ô xy và một số đồ dùng y tế khác, bình ô xy và một số đồ dùng y tế khác.
+ Hàng năm đã trang bị đủ cơ số thuốc thông thường, thay thuốc thường xuyên khi hết hạn sử dụng.
– Với nhà bếp:
+ Đã được xây dựng và sắp xếp theo quy trình bếp một chiều. Đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống bếp ga, tủ cơm ga, tủ sấy bát, tủ lạnh bảo quản thực phẩm và lưu thức ăn, Các dụng cụ chế biến và dụng cụ phục vụ giờ ăn cho trẻ đã được trang bị hoàn toàn bằng inốc. Hàng năm thường xuyên bổ sung thìa, bát, muôi.. đủ cho trẻ.
+ Hệ thống biểu bảng cho các bếp được trang bị đầy đủ theo yêu cầu, các bếp dều có rào chắn bằng inoc để ngăn cách đảm bảo an toàn cho trẻ trong các hoạt động.
+ Trang bị đầy đủ các bình chữa cháy cho các bếp.
– Với sân chơi:
+ Sân chơi đã có từ 7- 9 loại đồ chơi ngoài trời, phong phú về thể loại, chất lượng đảm bảo, màu sắc đẹp, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động vui chơi. Hàng năm đều có sự tu bổ, sửa chữa và sơn lại vào dịp hè.
+ Đã trồng được nhiều cây xanh, cây cảnh, các loại hoa, cây ăn quả. Được trang bị nhiều các biểu bảng tuyên truyền về công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ. Đã tạo được khung cảnh sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”.
– Với công tác vệ sinh môi trường:
+ 100% CB – GV- NV của nhà trường đã có ý thức tạo môi trường sạch cho trẻ hoạt động. Lịch thực hiện VSMT của các lớp, bếp luôn được thực hiện nghiêm túc thường xuyên và hiệu quả. Nên trường lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ mọi lúc mọi nơi.
+ Trường đã được phòng Giáo dục và Đào tạo, các đoàn đến tham quan và phụ huynh đánh giá môi trường luôn sạch sẽ. Trường đã tạo được khung cảnh sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp”
Với hệ thống trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và môi trường luôn sạch sẽ như trên đã đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Đã xây dựng được môi trường an toàn cho trẻ vui chơi và hoạt động.
Khung cảnh phòng hội đồng và bếp ăn của trường.
Khung cảnh nhà trường.
- Biện pháp 5: Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013 -2014
Sau khi đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT của năm học. Bên cạnh đó là hệ thống các trang thiết bị đồ dùng an toàn và đầy đủ thì tổ chức thực hiện là khâu vô cùng quan trọng. Mặc dù chị em đã nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành. Nếu không bắt tay vào thực hiện thì lý thuyết học được chỉ là lý thuyết suông mà không có thực tế. Tôi đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ như sau:
* Đối tượng thực hiện: 100% CB – GV- NV.
* Thời gian thực hiện: Thời gian bắt đầu từ tháng 9/2013 đến tháng 5/2014.
* Nội dung thực hiện: Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014.
* Hình thức triển khai thực hiện:
+ Phô tô quy chế trường học an toàn và kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014 phát cho 100% CB – GV- NV.
+ Tổ chức học tập quy chế và kế hoạch tại buổi học tập nhiệm vụ đầu năm học.
+ Triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch cả năm học, hàng tháng có kế hoạch cụ thể với các nội dung phù hợp với từng thời điểm.
* Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận:
– Với giáo viên các lớp:
+ Thường xuyên rà soát và loại bỏ toàn bộ đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây TNTT, mất an toàn cho trẻ.
+ Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ mọi lúc mọi nơi.
+ Sắp xếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ.
+ Xây dựng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Duy trì tốt, thường xuyên lịch vệ sinh tại lớp, giữ lớp, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ.
+ Với lớp nhà trẻ đồ chơi xâu hạt, đồ chơi nắp nút nhỏ, phấn…các cô giáo
phải để xa tầm tay trẻ, khi chơi mới mang ra. Giáo dục trẻ các nội dung an toàn khi sử dụng các đồ chơi và bao quát trẻ khi chơi.
+ Các ổ cắm điện trong lớp đều phải dán ký hiệu nguy hiểm để trẻ
biết đó là nơi nguy hiểm không được chạm vào.
+ Làm đồ dùng đồ chơi yêu cầu phải đảm bảo tính an toàn cho trẻ và đảm
bảo vệ sinh.
+ Thực hiện giáo dục trẻ các kiến thức về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Rèn trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cách sử dụng các đồ dùng đồ chơi.
– Với nhân viên nhà bếp:
+ Sắp xếp các đồ dùng, thiết bị nuôi dưỡng gọn gàng theo quy trình bếp một chiều.
+ Thực hiện sơ chế, chế biến các món ăn đảm bảo quy trình một chiều và đảm bảo VSATTP.
+ Thận trọng đảm bảo an toàn cho trẻ khi mang cơm, canh và các món ăn nóng lên lớp.
+ Xây dựng lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần. Duy trì tốt, thường xuyên lịch vệ sinh tại bếp, giữ khu vực bếp luôn sạch sẽ.
+ Thường xuyên rà soát và loại bỏ toàn bộ đồ dùng, phục vụ trẻ trong giờ ăn như: Thìa, muôi, bát, đĩa… hỏng, sứt, gẫy có nguy cơ gây TNTT, mất an toàn cho trẻ.
+ Khoá nắp các bể nước sạch hàng ngày.
* Với nhân viên y tế:
+ Sắp xếp các đồ dùng, biểu bảng, thiết bị y tế gọn gàng, ngăn nắp, khoa học, sạch sẽ.
+ Trực tiếp chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và CB – GV- NV trong trường.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra các lớp, các bếp, sân chơi để phát hiện các đồ dùng, đồ chơi, lan can, cầu thang… thiết bị hỏng có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Đề xuất loại bỏ, sử chữ và thay thế. Kiểm tra công tác VSMT toàn trường.
+ Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng các loại thuốc ở các phòng y tế, loại bỏ các loại thuốc hết hạn sử dụng, đề xuất bổ sung, thay thế.
+ Sưu tầm, cập nhật kịp thời các bài viết, tranh tuyên về các dịch, bệnh xảy ra trên địa bàn trong từng thời điểm để tuyền ở bảng tin 3 khu, phòng y tế, phát cho các lớp và Liên hệ phát trên thông tin cảu thị trấn và các khu dân cư.
+ Phối hợp cùng kế toán cân đối tỷ lệ các chất xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần chẵn lẻ hợp lý.
– Với nhân viên bảo vệ:
+ Thực hiện tốt việc VSMT khu vực sân trường, hành lang và chăm sóc cây.
+ Bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường và đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường.
+ Thường xuyên kiểm tra các ổ khóa, cánh cửa các lớp, các vòi nước, ổ điện, khóa bể nước quanh khu vực của trường. Đảm bảo bơm đủ nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
– Với Ban giám hiệu:
+ Xây dựng, triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học
2013-2014.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch, Tự đánh giá 68 nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn theo thông tư 13/2011/TT-BGD&ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành qui định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sở giáo dục Mầm non. Báo cáo kết quả về phòng Giáo dục & Đào tạo.
* Kết quả đạt được:
– 100% CB-GV-NV đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013- 2014 và đạt kết quả tốt.
– 100% các lớp đã sắp sếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ và có đồ dùng đồ chơi tự làm đảm bảo an toàn cho trẻ.
– 100% ổ điện các lớp đựơc dán ký hiệu báo hiệu nguy hiểm.
– 100% đồ chơi ngoài trời, các đồ dụng dụng cụ quanh sân trường đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Phòng y tế có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm
bảo yêu cầu. Nhân viên y tế cập nhật các thông tin dịch bệnh kịp thời, làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống các TNTT trong nhà trường, thực hiện chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ.
– Bếp có đồ dùng nuôi dưỡng đảm bảo an toàn cho trẻ.
– 100% trẻ trong trường đã dược đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi, không có TNTT, dịch, bệnh xảy ra trong nhà trường.
- Biện pháp 6. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoach xây dựng trường học an tòan, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2013-2014.
Kiểm tra, đánh giá các việc thực hiện theo kế hoạch là biện pháp hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Ta vẫn nói rằng: Không có kiểm tra tức là không có quản lý. Kiểm tra nhằm thu thập thông tin, điều khiển, điều chỉnh bộ máy đi đến đích. Kiểm tra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, đo lường kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch (nếu có) nhằm làm cho bộ máy tốt hơn lên, đạt kết quả mong đợi. Kiểm tra giúp cho nhà quản lý phát hiện người làm tốt để khuyến khích động viên họ, còn người làm chưa tốt để cố gắng hơn. Kiểm tra còn giúp cho việc sai sót có thể xảy ra. Vì công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng như vậy nên người quản lý cần phải tích luỹ kinh nghiệm kiểm tra và thực hiện nghiêm túc biện pháp kiểm tra trong mọi hoạt động.
*Nội dung kiểm tra:
– Kiểm tra cách sắp sếp đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi đảm bảo an toàn và khoa học tại các lớp, bếp, phòng y tế, các phòng vệ sinh.
– Kiểm tra việc thực hiện quy chế trường học an toàn, quy chế chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
– Kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra việc rà soát, loại bỏ, thay thế các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị có nguy cơ mất an toàn cho trẻ.
– Kiểm tra công tác vệ sinh môi trường.
– Kiểm tra công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.
– Kiểm tra công tác tuyên truyền của bộ phận y tế, các lớp, các khu.
– Kiểm tra hệ thống nước sạch, hệ thống nước thải, rác thải.
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá:
– Thăm lớp, dự giờ.
– Quan sát.
– Kiểm tra trực tiếp việc giáo viên, nhân viên thực hiện quy chế.
– Trò chuyện trao đổi trực tiếp với giáo viên, nhân viên. học sinh.
* Hình thức kiểm tra, đánh giá:
– Kiểm tra theo định kỳ.
– Kiểm tra thường xuyên.
– Kiểm tra đột xuất.
– Kiểm tra có báo trước.
* Kết quả:
– Qua thực hiện biện pháp kiểm tra, đánh giá tôi thấy hầu hết đội ngũ CB – GV- NV trong nhà trường luôn có ý thức thực hiện nghiêm túc theo quy chế và kế hoạch của nhà trường đã xây dựng.
– 100% CB-GV-NV đều có phẩm chất đạo đức tốt luôn yêu quý trẻ, thương yêu tôn trọng trẻ trong mọi hoạt động, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
– Công tác VSMT luôn được duy trì tốt, đảm bảo môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp”.
– Qua kiểm tra tôi đã nhận thấy có một số đồng chí tiêu biểu thực hiện tốt như: Đồng chí Nga lớp B1, đồng chí Bùi Hiền lớp C2, đồng chí Thùy lớp A2, đồng chí Vân lớp D1, đồng chí Nụ tổ nuôi, đồng chí Hiền phụ trách y tế… Bên cạnh đó còn một số đồng chí giáo viên trẻ mới vào truờng kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn hạn chế như: đồng chí Thủy, Hằng,…
– Không có CB-GV-NV nào vi phạm quy chế. Không có trường hợp TNTT, dịch bệnh nào xảy ra trong nhà trường.
- Biện pháp 7: Phối hợp với trung tâm y tế và phụ huynh để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2013-2014. Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế Thanh Trì và các bậc phụ huynh của nhà trường.
Bởi vì, Trung tâm y tế là nơi chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân mà việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc phối hợp với ngành y tế là một điều kiện để trường mầm non theo dõi được sự phát triển về thể lực trẻ, phát hiện kịp thời những bệnh tật và đột biến của cơ thể trẻ. Ngoài ra trung tâm y tế còn phổ biến và tập huấn cho giáo viên những hiểu biết kiến thức, kỹ năng về vệ sinh phòng dịch bênh, phòng, chống các TNTT cho trẻ ở trường mầm non. Định kỳ kiểm tra sức khỏe cho học sinh và CB-GV-NV toàn trường. Đầu năm học đã cung cấp cho nhà trường những tư liệu về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tài liệu về chăm sóc sức khỏe, phác đồ sơ cấp cứu, các loại tranh, ảnh tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích và tranh về các loại dịch bệnh cho trẻ.
Cha, mẹ trẻ là những người đầu tiên nuôi nấng, chăm sóc trẻ. Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ chính những người trực tiếp nuôi dạy chúng, vì vậy giữa cha, mẹ trẻ và trường mầm non cần có mối quan hệ chặt chẽ. Nhà trường và gia đình phải tạo được sự thống nhất về nội dung và phương pháp, chăm sóc, giáo dục trẻ, có sự trao đổi thường xuyên về cách chăm sóc, giáo dục, về sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ, hiểu thấu đáo các tính của từng trẻ để có cách chăm sóc, giáo dục trẻ thích hợp nhất.
Với các biện pháp phối hợp trên nhà trường đã đạt được kết quả tốt trong việc thực hiện kế hoạch, điều đó đã góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ. Cụ thể như:
* Với các phụ huynh:
– Đa số phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, TNTT cho trẻ là rất cần thiết. Từ đó đã phối hợp chặt chẽ với nhà trường để cùng có biện pháp chăm sóc phòng, chống các TNTT và các dịch bệnh cho trẻ. Không cho con mang các đồ vật có nguy cơ gây TNTT đến lớp như: Kim băng, các loại hột hạt, vòng chun, bi, các vật kim loại nhọn…. Có biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và những trẻ mắc các bệnh khi phát hiện qua các đợt khám bệnh định kỳ tại trường.
– Phụ huynh sưu tầm những bức tranh, hình ảnh hành vi sai (dẫn đến gây tai nạn thương tích) để nhà trường treo ở bảng tuyên truyền của các lớp. Qua đó trẻ sẽ biết được về các hành vi không nên làm của mình.
– Thực hiện đúng nội quy, quy chế của nhà trường. Quan tâm, ủng hộ đến mọi hoạt động của nhà trường.
* Với Trung tâm y tế:
– Trung tâm y tế đã cung cấp cho nhà trường một số các tài liệu và tranh ảnh như sau:
+ Phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích cho trẻ: 03 bộ cho 03 phòng y tế.
+ Tranh tuyên truyền cúm A H1N1, H5N1, sởi , thủy đậu, tay chân miệng, Viêm GanB, ho lao, ho gà, Các bệnh về đường hô hấp, Các bệnh do động vật cắn, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, viêm não nhật bản… Tổng số 11 bộ (đủ cho 3 phòng y tế và 11 lớp).
– Đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ 02 lần cho trẻ (vào tháng 10 và tháng 4). Đã tổ chức khám sức khoẻ cho CB- GV- NV 02 lần, trong đó 1 lần kết hợp tập huấn VSATTP.
Sau khi áp dụng thực hiện một loạt các biện pháp trên trường mầm non B Thị trấn Văn Điển đã thực hiện thành công kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014 và đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:
– Đã xây dựng được kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014 phù hợp với đặc điểm và các điều kiện của trường.
– Nhà trường đã mua và phô tô nhiều tài liệu liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các TNTT thường gặp phát cho 100% các lớp, các bếp để giáo viên, nhân viên nghiên cứu và học tập. Ban giám hiêu đã tạo điều kiện cho 100% CB-GV-NV tham gia lớp tập huấn công tác VSATTP và khám sức khoẻ do Trung tâm y tế huyện Thanh Trì tổ chức . Đã tạo điều kiện cho CB-GV-NV tham gia tập huấn phòng cháy chữa cháy do giảng viên phòng CSPCCC thành phố tập huấn.
– 100% CB-GV-NV đã nghiêm túc thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2013-2014 và đạt kết quả tốt. Nắm được kiến thức, kỹ năng phòng và xử lý các loại dịch bệnh cũng như các tai nạn thông thường xẩy ra với trẻ nhỏ.
– Đã làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.
– Đã trang bị được hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo VSATTP.
– 100% các lớp đã sắp xếp các góc lớp, đồ dùng, đồ chơi mầm non hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, an toàn cho trẻ và có đồ dùng đồ chơi tự làm đảm bảo an toàn cho trẻ. Các ổ điện các lớp đựơc dán ký hiệu báo hiệu nguy hiểm.
– Phòng y tế có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ sơ cứu đảm bảo yêu cầu. Nhân viên y tế cập nhật các thông tin dịch bệnh kịp thời, làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống các TNTT trong nhà trường, thực hiện chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ.
– Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế Thanh Trì và các bậc phụ huynh của nhà trường. Để thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích năm học 2013-2014.
– Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm trong việc chỉ đạo GV-NV thực hiện xây dựng trường học an toàn và phòng, chống TNTT cho trẻ trong trường học.
– 100% trẻ trong trường đã được đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi lúc mọi nơi, không có TNTT, dịch, bệnh xảy ra trong nhà trường.
– Công tác y tế học đường và VSATTP được Trung tâm y tế Thanh Trì đánh giá tốt đạt 99 /100 diểm.
– Đã xây dựng được môi trường an toàn, xanh, sạch, đẹp, thân thiện cho trẻ vui chơi và hoạt động.
Nguồn: giao an mam non
Tải tài liệu về tại link: http://tinyurl.com/q49eu4n
Hoạt động tạo hình sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Hoạt động tạo hình sáng kiến kinh nghiệm mầm non
PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật chiếm một vị trí quan trọng. Hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống. Thông qua HĐTH trẻ được khám phá ý thích vẻ đẹp kỳ diệu. Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh, yêu cái đẹp sáng tạo cái đẹp.
Trong giáo dục MN, HĐTH có mối quan hệ chặt chẽ với HĐVC. Khi tham gia chơi khả năng nhận thức và tính sáng tạo của trẻ dần dần được hình thành và phát triển từ đó làm phong phú trí tưởng tượng nhận thức và xúc cảm tình cảm của trẻ qua những bài xé dán, nặn, vẽ..
Đối với MG vui chơi là hoạt động chủ đạo nhưng nó được tính hợp lồng ghép trong mọi hoạt động. Thông qua HĐTH trẻ lĩnh hội được những kinh ngiệm xã hội loài người kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật giúp trẻ hình thành và nâng cao dần năng lực sáng tạo và vốn thâm mỹ vốn có của mình uốn ắn được những thị yếu cho đúng hướng.
Bản chất của HĐTH là hoạt động nghệ thuật, con người luôn vươn tới cái đẹp vươn tới cái ” chất thiện mỹ ” .Do vậy người ta càng quan tâm đến nghệ thuật sáng tạo nghệ thuật và thưởng thức nghệ thuật HĐTH nói chung và HĐXD nói riêng có vai trò quan trọng trong đời sống tâm hồn trẻ. HĐXD là hoạt động khó nhất nhất trong HĐTH đòi hỏi bàn tay khéo léo, óc quan sát tư duy, trí nhớ tưởng tượng…góp phần phát triển trí tuệ, trẻ tìm tòi khám phá để tạo ra bức tranh đẹp giúp cho trẻ hiể biết thêm những kiến thức cơ bản của HĐTH vá sử dụng hiệu quả trong tác phẩm nghệ thuật của mình .
Trong tác phẩm nghệ thuật xé dán của trẻ người ta có thể nhận thấy được trẻ muốn nói gì (ngôn ngữ tạo hình) thể hiện tình cảm gì (phương tiện truyền cảm)
Cũng như mơ ước ngày thơ của trẻ…Chính vì vậy cần tích cực cho trẻ hoạt động tạo hình nhất là hoạt động vẽ của trẻ.
Trên thực tế em thấy chất lượng các giờ dạy HĐTH ở trường MN. Chưa cao bởi các giờ học mang tính khuôn mẫu, áp đặt. Bài xé dán của các em mang tình tái tại dập khuôn. Thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng tạo. Trong đó quá trình tổ chức các tiết học tạo hình của GV. Còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn. Việc đưa yếu tố chơi vào tiết học còn rất hạn hẹp mà lứa tuổi MN trẻ phải được “Học mà chơi, Chơi mà học”. Nhà tâm lý học Hà Lan IBBC de dop đã từng nói”Nếu tiến hành tiết học dưới hình thức trò chơi thì tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn” HĐTH cũng vậy việc đưa các yếu tố chơi vào tiết học sẽ làm tăng hướng thú cho trẻ, tạo lên tâm trạng phấn khởi mong muốn được tạo ra sản phẩm của mình thông qua các phương tiện tạo hình, đường nét, bố cục, màu sắc, giấy màu…
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chon đề tài: ” Thiết kế một số trò chơi tạo hình nhằm giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi phát triển kĩ năng xé dán “ Do trình độ hiểu biết của tôi còn hạn chế. Kính mong quý thầy cô giúp đỡ để bài tập của tôi được hoàn thiện hơn
2) Mục đích đề tài
Thiết kế một số trò chơi tạo hình nhằm giúp trẻ MGL. Nâng cao phát triển kỹ năng xé dán. Để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuật mang tính tích hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ
3) Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu lý luận xây dựng lý luận, hệ thống hóa một số lý luận trong việc “Thiết kế một số trò chơi”. Tạo hình nhằm nâng cao phát triển kỹ năng xé dán cho trẻ MG
3.2. Nghiên cứu thực trạng của đề tài
Tìm hiểu thực trạng trong việc tổ chức HĐTH cho trẻ MG hiện nay ở trường MN bán công Tri Trung – Phú Xuyên – Thành Phố Hà Nội
3.3.Thiết kế và tiến hành thực nghiệm áp dụng một số trơ chơi – Tạo hình để xác định hiệu quả giáo dục của các tró chơi đã thiết kế
4) Giả thiết khoa học
Nếu thiết kế một số trò chơi – tạo hình giúp trẻ nâng cao kỹ năng xé dán cho trẻ trong các đường nét trang trí dán, bố cục, giấy màu, nội dung…thì sẽ bồi dưỡng được khả năng quan sát và cung cấp vốn hiểu biết cho trẻ, kích thích được tình cảm, xúc cảm, thẩm mỹ, từ đó sẽ giúp trẻ nâng cao kỹ năng xé dán thông qua HĐTH
5) Giới hạn nghiên cứu
Khóa luận này nghiên cứu thiết kế một số trò chơi – tạo hình dành cho trẻ MGL.( 5 – 6T ) ở các trường MN các tiết học tạo hình tập chung vào thể loại xé dán
6) Khách thể và đối tượng nghiên cứu
6.1. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu việc tổ chức HĐTH cho trẻ từ 5-6T trong trường MN
6.2. Đối tượng nghiên cứu: Các trò chơi tạo hình nhằm giúp trẻ MGL ( 5-6T ) nâng cao kỹ năng xé dán
7) Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập, đọc, phân tích tài liệu đẻ xây dựng cơ sở định hướng cho đề tài
7.2. Phương pháp quan sát tự nhiên
– Quan sát HĐTH tự nhiên của cô và trẻ từ đó nhân xét, phân tích thực trạng của lớp nghiên cứu thực trạng trong khoảng 15 – 20 tiết học hoạt động xé dán của trẻ
7.3. Phương pháp điều tra
– Điều tra dán tiếp: điều tra bằng phiếu câu hỏi : đưa ra hệ thống câu hỏi xoay quanh HĐTH và cách tổ chức tiết HĐTH ra sao tại trường MN Tri Trung đối tượng MGL. Hệ thống câu hỏi đưa ra giáo viên đánh dấu vào những phần mình đã thực hiện được và ý kiến đề xuất các hình thức biện pháp nhằm nâng cao HĐTH
– Điều tra trực tiếp:
Tiến hành điều tra: chuẩn bị hệ thống câu hỏi sẵn đến từng lớp, gặp gỡ GV trao đổi về việc tổ chức HĐTH trong trường MN. Và việc đưa yếu tố chơi vào HĐTH
7.4. Phương pháp nghiên cứu HĐTH của trẻ :
-Thu thập sản phẩm tạo hình của trẻ, xem xét, phân tích quá trình hoạt động tạo hình xé dán của trẻ trong trò chơi bổ trợ
7.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Đây là phương pháp dùng để kiểm nghiệm những trò chơi đã thiết kế trong việc xây dưng đề tài.
– Thực nghiệm gồm 3 Bước. Chọn lớp MGL : gồm 15 – 20 trẻ cho một nhóm
Một nhóm đối chứng, một nhóm thưc nghiệm
Yêu cầu : Hai nhóm trên số trẻ tương đương về nhận thức và khả năng thực hiện
- a) TNKS : cho 3 bài xé dán dạy hai nhóm như sau
Quan sát hai nhóm đó kết quả
- Tiến hành thực nghiệm tác động
– Một nhóm đối chứng hoạt động tạo hình tự nhiên
– Một nhóm thực hiện có lồng ghép trò chơi do GV thiết kế : ( thực hiện thời gian 2 tháng )
- c) Thực nghiệm kiểm chứng
Tiến hành kiểm chứng bằng cách cho một bài tập chung cho cả hai nhóm.
Nhận xét, phân tích, so sánh kết quả sản phẩm của 2 nhóm và đưa ra kết luận cụ thể
7.6. Phương pháp sử lý số liệu bằng thống kê toán học:
Thống kê số liệu và tính % nhằm sử dụng số liệu thu được vào phân tích kết quả nghiên cứu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1) Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
– Để tìm hiểu về quá trình và phát triển HĐTH của trẻ em, chúng ta xem xét sự phát triển của một dạng hoạt động mang tính tạo hình đặc trưng nhất và xuất hiện sớm nhất đó là hoạt động xé xé dán
Có nhiều quan điểm và nhiều cách phân loại khác nhau về các thời kỳ phát triển của HĐTH tuy nhiên đứng từ góc độ giáo dục MN có thể phân quá trình phát triển HĐTH của trẻ em mà cụ thể là hoạt động xé dán thành hai thời kỳ.Thời kỳ tiền tạo hình và thời kỳ tạo hình
– Thời kỳ tiền tạo hình: Thời kỳ này bắt đầu không giống nhau ở đứa trẻ thường vào cuối năm thứ 2 thời kỳ này diễn ra qua nhiều gia đoạn những đường nét lộn xộn không có ý nghĩa. Lúc này trẻ chưa có ý định thể hiện một sự nhất định nào cả các chi tiết xé chỉ là kết quả của sự thỏa mãn nhu cầu vận động khám phá thế giới xung quanh đồng thời cũng là kết quả của trẻ bắt chước hành động của người lớn. Sự ham thích thực hiện ” thao tác xé ” ở giai đoạn này chính là những biểu hiện tính tích cực khảo sát – định hướng. Một chức năng tâm lý được được hình thành trong quá trình vận động với đồ vật và giao tiếp người lớn. Lúc này trẻ vô cùng thỏa mãn khi nhìn thấy dấu vết hiện nên do chính mình tạo nên càng ngày trẻ càng bị thu hút vào những vận động
2) Các nội dung HĐTH của trẻ MN
– Nhóm nội dung 1 :
Các kiến thức, kỹ năng, năng lực thể hiện sự vật đơn giản
+ Sự thể hiện về hinh dạng
+ Sự thể hiện về kích thước của các vật mẫu và các bộ phận của chúng
+ Sự thể hiện cấu trúc
+ Sự thể hiện màu sắc
– Nhóm nội dung 2 :
Các kiến thức, kỹ năng, năng lực giúp trẻ thể hiện một nội dung mạch lạc
+ Sự thể hiện bố cục trong không gian
+ Sự thể hiện kích thước tương đối và tư thế của các hình ảnh
– Nhóm nội dung 3 :
Các tri thức, kỹ năng, năng lực trang trí
+ Sự sắp xếp vị trí không gian của bố cục trang trí
+ Sự lựa chọn hình dáng, họa tiết
+ Sự thể hiện màu sắc
– Nhóm nội dung 4 :
Các tri thức các kỹ năng có tính chất kỹ thuật về kiến thức và kỹ năng xé dán
Các kỹ thuật xé dán xé cần được luyện tập và sử dụng linh hoạt tùy theo nội dung nghệ thuật và ý tưởng biểu cảm
2.1. Vai trò HĐTH đối với việc giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ
– Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ HĐTH có vị trí rất quan trọng .
– HĐTH là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ MG, nó giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiển một cách sinh động những gì chúng nhìn thấy trong thế giới xung quanh những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho chúng những xúc cảm, tình cảm, tích cực
– HĐTH là hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ em, về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thể chất và hình thành các phẩm chất kỹ năng ban đầu của con người như một thành viên trong xã hội biết lao động tích cực sáng tạo.
2.2.Cách tổ chức HĐTH cho trẻ MN
2.2.1.Các phương pháp tổ chức HĐTH cho trẻ MN chính là hệ thống tác động qua lại của nhà sư phạm với trẻ để tổ chức hoạt động nhận thức thẩm mỹ và hoạt động thẩm mỹ và hoạt động thực tiễn cho trẻ nhằm bồi dưỡng các năng lực tạo hình giúp trẻ là lắm được những hiểu biết cũng như các kỹ năng, kỹ xảo tạo hình, hình thành và phát triển ở trẻ khả năng sáng tạo.
Dựa vào bản chất HĐTH của trẻ em vào mục đích nhiệm vụ giáo dục và phát triển của hoạt động, vào đặc điểm nhận thức xúc, cảm tình cảm và khả năng hoạt động của trẻ MN, ngày nay người ta phân loại các nhóm phương pháp tổ chức như sau:
- a) Nhóm phương pháp thông tin – tiếp nhận
a.1.Ý nghĩa:
Đây là các phương pháp tạo điều kiện phát triển ở trẻ tri giác thẩm mỹ, giúp trẻ hiểu biết về nội dung miêu tả và phương thức tạo hình, hình thành hứng thú, bồi dưỡng khả năng cảm thụ thẩm mỹ.
a.2. Nội dung :
Nhóm phương pháp này bao gồm các quá trình quan sát, nghiên cứu các đối tượng miêu tả như các sự vật, các đồ chơi, các mô hình trang, ảnh, tranh minh họa và những quá trình cung cấp cho trẻ thông tin về các sự vật, hiện tượng xung quanh .
Nhóm phương pháp này còn gồm các quá trình hướng dẫn cho trẻ các phương thức, các kỹ năng tạo hình.
a.3. Yêu cầu về việc sử dụng
Trong nhóm này có 3 phương pháp cơ bản : quan sát, chỉ dẫn trực quan và dùng lời. Chúng ta sẽ xem sét các yêu cầu sử dụng của từng phương pháp đó.
Phương pháp quan sát :
Khi quan sát cần giúp trẻ tích cực vận dụng khả năng cảm giác, tri giác, hình thành các biểu tượng rõ nét về đối tượng miêu tả.
Quan sát không chỉ dừng lại ở nhận biết mà còn phân tích để tiến tới đánh giá thẩm mỹ thưởng thức cái đẹp.
Quá trình quan sát phải được tổ chức tốt để từng bước tạp cho trẻ biết phân tích, khái quát hóa hình ảnh của đối tượng tri giác. Những phương thức tri giác khái quát này sẽ được trẻ sử dụng để nắm bắt đặc điểm của nhiều sự vật, từ đó dễ dàng thiết lập các sơ đồ, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng và dễ dàng tìm kiếm phương thức miêu tả phù hợp .
Khi quan sát một vật, cần tập cho trẻ biết dùng các thao tác trí tuệ để ” phân tách ” đối tượng thành các chi tiết, các bộ phận, sau đó tìm hiểu các đặc điểm, thuộc tính của chúng rồi ” lắp ghép ” chúng lại để từ đó nắm bắt hình ảnh, biểu tượng chung của đối tượng, đồng thời phát hiên ra những nét độc đáo của nó.
Một quá trình quan sát thường phải là sự phối hợp rất linh hoạt và hợp lý của các quá trình tri giác bao quát với tri giác tập trung. Cần giúp trẻ biết bắt đầu bằng quan sát bao quát toàn bộ diện mạo của đối tượng.
Nắm vững cách thức, kỹ năng quan sát như vật trẻ sẽ trở nên tích cực và tự lập tích lũy vốn kinh nghiệm xúc cảm, tri giác thẩm mỹ của trẻ sẽ dần dần hình thành và trở nên phong phú, làm cơ sở phát triển óc sáng tạo.
Hiệu quả của quá quan sát phụ thuộc không chỉ vào việc cho trẻ rèn luyện các cơ quan cảm giác mà còn vào việc cung cấp cho trẻ các chuẩn cảm giác mang tính xã hội ( các hình hình học cơ bạn, hệ thống các màu quang phổ, các cấu trúc nhịp điệu,…). Khả năng sử dụng các chẩn cảm giác trong quá trình cảm giác trong quá trinh quan sát, trong sát trong quá trình tạo nên hình ảnh hay mô hình tâm lý của đối tượng quan sát cũng là yếu tố quan trọng đem lại hiệu quả cho tri giác thẩm mỹ.
Chính vì vậy mà khi tổ chức cho trẻ quan sát các GV cần tập cho trẻ luôn tích cực so sánh, đối chiếu, tìm mối quan hệ giữa các tính chất, đặc điểm của sự vật với các chuẩn cảm giác mà trẻ biết.
Chất lượng của quá trình quan sát phụ thuộc phần lớn vào sự tham gia tích cực của trẻ, vào mối liên hệ với hoạt động lời nói và việc thực hiện các thao tác tri giác.
Việc tổ chức quan sát các hiện tượng, khung cảnh thiên nhiên, các sự kiện, cảnh sinh hoạt trong xã hội đòi hỏi sự tổ chức, chuẩn bị kỹ lưỡng hôn so với quá trình tổ chức quan sát các vật mẫu đơn lẻ. Để tránh hiện tượng nhiễu loạn, khó tập trung khi trẻ quan sát khá nhiều sự vật trong khung cảnh rộng, GV nên sắp xếp công việc chuẩn bị như sau :
– Lựa chọn đối tượng ;
– Lựa chọn thời điểm, góc độ quan sát làm sao cho trẻ thấy rõ mọi chi tiết đặc trưng nhất
– Suy nghĩ các câu hỏi để hướng sự chú ý cho trẻ vào những nét cơ bản của đối tượng, vào những đăc điểm cần thiết cho quá trình miêu tả của trẻ sau này.
Việc tổ chức quan sát trong hoạt động tạo hình cần được tiến hành một cách sinh động để gây hướng thú và hình thành các xúc cảm, tình cảm thảm mỹ ở trẻ. Các thao tác tổ chức quan sát vào trình tự quan sát phải được nghiên cứu kỹ phù hợp với đối tượng quan sát để sao cho khi kết thúc quá trình quan sát, trẻ có thể hiểu và hình dung ra trình tự của quá trình miêu tả, sự vận hành của các thao tác tạo hình và kết quả cần đạt được của sự thể hiện sau hoạt động.
Phương pháp chỉ dẫn trực quan :
Việc cho trẻ làm quen với các thủ pháp miêu tả mới cũng được tiến hành thông qua một trong những phương pháp của nhóm phương pháp thông tin – tri giác – đó là tri giác trực quan khi bắt đầu làm quen với hoạt dộng tạo hình, trẻ nhỏ cần phải học được cách thức sử dụng các loại dụng cụ và vật liệu ( bút chì, bút sáp, giấy, kéo, hồ dán, đát nặn,…). Trẻ cần phải nắm được các biện pháp truyền đạt hình dáng và các đặc điểm thẩm mỹ của đối tượng miêu tả bằng các kỹ thuật tạo hình khác nhau : kỹ thuật vẽ, nặn, xếp dán…
Muốn hình thành ở trẻ tất cả những hiểu biết, những kỹ năng cần phải chỉ dẫn, phải giả thích cho trẻ về cách thức hành động, về đặc điểm của các thao tác tạo hình.
Khi sử dụng phương pháp chỉ dẫn trực quan cần lưu ý một số điểm sau:
– Không nên chỉ dẫn các biện pháp miêu trả trên môĩ giờ học. Điều này chỉ cần thiết khi trẻ lần đầu tiên làm quen biên pháp đó, hoặc khi trẻ lắm chưa vững những biên pháp đã được hướng dẫn.
– Cùng với việc tổ chức chỉ dẫn, giả thích cần giúp trẻ tích cự huy động kinh nghiệm của mình, tập cho trẻ thói quen khi tiếp thu một thông tin mới, một biện pháp miêu tả mới cân biết đối chiếu, so sánh với những gì đã tiếp thu, tích lũy được từ trước đó, tự xây mối liên quan lại giưa cái mới và cái đã biết. Có thể cho trẻ tham gia vào quá trình chỉ dẫn ( lên bảng trình bày lại biện pháp tạo hình cần thiết, cùng nhau nhớ lại những gì đã làm trước đó) để hình thành, bồi dưỡng cho trẻ tính tích cực,độc lập trong hoạt động.
– Tùy theo mục đích, nhiệm vụ của giờ hoạt động và khả năng tạo hình của trẻ mà phối hợp linh hoạt giưa phương pháp chỉ dẫn toàn phần với phương pháp chỉ dẫn từng phần.
Phương pháp dùng lời :
Hoạt động lời nói đóng vai khá quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của toàn bộ quá trình tạo hình: từ việc nghiên cứu đối tượng miêu tả, cảm nhận giá trị thẩm mỹ của đối tượng tới việc tổ chức khâu thể hiện – biểu cảm và đặc biệt la việc đánh giá, thưởng ngoạn thành quả của hoạt động nghệ thuật.
Các phương pháp, biện pháp dùng lời gồm : những lời dẫn, lời kể, những lời nói truyền cảm để mô tả vẻ đẹp của sự vật, những lời giải thích, chỉ dẫn, những câu hỏi – trả lời, những lời đàm thoại, trao đổi,… và cả thủ pháp ngôn ngữ kích xúc cảm như những bài hát, bài thơ, câu đố, câu chuyện…
Tính chất của phương pháp dùng lời phải được xác định và sử dụng phù hợp với nội dung thông tin và ngữ cảnh .Chẳng hạn, những lời giả thích, chỉ dẫn phương pháp tạo hình cần rõ dàng, ngắn gọn, dễ hiểu, những lời nói mô tả vẻ đẹp của sự vật lại phải sinh động đầy tính tưởng tượng , gợi cảm…phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ. Những câu thơ, những bài hát, những mẩu chuyện sinh động được lồng vào một cách hợp lý và đúng chỗ sẽ giúp trẻ không chỉ hiểu về sự vật một cách chính xác, đầy đủ mà còn tạo điều kiện cho trẻ hình dung về đối tượng miêu tả, một cách rõ nét, đầy tính thẩm mỹ, chất nghệ thuật phong phú và từ các sản phẩm đó sẽ dẫn tới sự tượng sáng tạo nghệ thuật
Việc kích thích và phát triển lời nói của trẻ trong hoạt động nhận thức thẩm mỹ như hoạt động tạo hình là việc làm rất đáng chú ý : Để có thể huy động tích cực mọi khả năng của mình, trẻ cần được tự do trong thể hiện, cần được đàm thoại, trao đổi với nhau các cảm xúc, suy nghĩ, dùng ngôn ngữ nói mạch lạc để trình bày về những gì đã làm và sẽ làm, về các phương pháp miêu tả đã học cùng cách ứng dụng chúng, về những phương tiện tạo hình cần thiết để thể hiện để tài mới, về sự thành công của mình, của bạn.
Những biện pháp dùng lời nói có thể được sử dụng trong cả quá trình miêu tả ( xác định lại trình tự hành động, nhắc nhở, hỏi lại những gì mà trẻ quên, gợi cho trẻ nhớ lại, gợi cho trẻ bổ sung, làm phong phú cho hình ảnh được miêu tả…)
Trong một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật như hoạt động tạo hình cần tích cực sử dụng ngôn ngữ văn học, những lời nói so sánh , hình tượng hóa,…Lời nói của cô giáo cũng đặc biệt quan trọng trong quá trình nhận xét các sản phẩm của trẻ : Nó phải gây cho trẻ niềm vui sướng vì những gì chúng đã tạo nên, phải nhấn mạnh những thành công sáng tạo, những ý định tạo hình thú vị của trẻ, phải chỉ cho trẻ thấy sự giống nhau giữa sự vật với hình ảnh được miêu tả và giúp cho trẻ thể hiện tình cảm, thái độ trước kết quả hoạt động.
- Nhóm phương pháp thực hành – ôn luyện
b.1. Ý nghĩa
Phương pháp thực hành – ôn luyện là một hoạt động của cả GV và trẻ nhằm củng cố tri thức, bồi dưỡng các kĩ năng, rèn luyện, hình thành các kĩ xảo trong hoạt động tạo hình.
b.2. Nội dung
Bao gồm các cách thức hướng dẫn, các hoạt động, các bài tập tạo hình nhằm tổ chức cho trẻ vận dụng tích cực những hiểu biết, những thông tin mới tiếp thu được, tạo điều kiện cho trẻ được lặp lại, được rèn luyện các thao tác, các phương thức hoạt động tạo hình để hình thành các kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tạo ra sản phẩm tạo hình.
b.3. Yêu cầu của việc sử dụng
Các bài tập thực hành và ôn luyện cần được sử dụng ở lớp, ở nhóm trong trường mẫu giáo, song hình thức tổ chức thực hiện và nội dung của chúng phải biến đổi phù hợp với độ tuổi.
Các bài thực hành – ôn luyện cần được sắp xếp theo hệ thống phát triển từ tạo hình tới tạo hình theo các đề tài phức tạp dần để dẫn trẻ từng bước đi tái hiện đơn thuần tới tái tạo tích cực, từ sự tiếp thu tích cực, củng cố các kĩ năng tới hình thành các kĩ xảo.
Việc lặp đi, lặp lại các nội dung tạo hình rất dễ làm cho trẻ chán, buồn tẻ và không mang lại kết quả tích cực. Bởi vậy, các đề tài ôn luyện cần được luôn thay đổi, tạo nên các yếu tố mới, lạ, gây cho trẻ sự ngạc nhiên, thích thú, kích thích sự tưởng tượng.
Các bài tập ôn luyện cần phải nhằm hình thành ở trẻ các kĩ năng, kĩ xảo, miêu tả khái quát nhằm giúp trẻ có thể độc lập lựa chọn và tổ chức quá trình tạo hình, thể hiện được nhiều sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới xung quanh.
Để quá trình hình thành – ôn luyện mang tính tích cực cần hạn chế sự sao chép, hạn chế sự hình thành khuôn mẫu. GV cần thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ suy nghĩ, liên hệ; thay đổi phương thức và thời gian chỉ dẫn. muốn làm được điều này cần có những cách thức tổ chức hoạt động khiến trẻ phải chủ động tiếp thu kinh nghiệm mới, vận dụng các kinh nghiệm cũ trong các hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Có thể áp dụng các giải pháp sau:
– Tổ chức quan sát bổ sung;
– Cải tiến ,đa dạng hóa mấu đối tượng miêu tả;
– Phát triển mở rộng nội dung các đề tài;
- c) Nhóm phương pháp tìm tòi – sáng tạo
c.1. Ý nghĩa
Các phương pháp tìm tòi – sáng tạo là những hoạt động của GV và trẻ nhằm động viên, kích thích hoạt động tìm kiếm, khám phá, phát hiện và sáng tạo trong HĐTH, qua dó mà phát triển khả năng tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng sáng tọa của trẻ.
c.2. Nội dung
Các phương pháp tìm tòi – sáng tạo bao gồm các phương pháp hướng dẫn mang tính gợi mở, các hoạt động, các bài tập tạo hình theo điều kiện, các tình huống có vấn đề trong tạo hình, các bài tập sáng tạo tạo hình.
c.3. Yêu cầu của việc sử dụng
Phương pháp tìm tòi (còn được gọi là phương pháp tìm kiếm từng phần) :
Với phương pháp này người ta từng bước đưa vào quá trình tiếp nhận những yếu tố sơ đẳng của hoạt động sáng tạo mà trẻ có thể thực hiện được ở mọi độ tuổi.
Phương pháp sáng tạo :
Đây là một phương pháp tổ chức hoạt động nhằm giúp trẻ không chỉ tìm kiếm từng phần mà còn biết độc lập tổ chức một quá trình sáng tạo, giải quyết các bài tập mang tính sáng tạo theo dự định tạo hình của riêng trẻ.
Nội dung các bài tập tạo hình sáng tạo thường là những đề tài tự chọn (thể hiện những khung cảnh, sự kiện iện tượng tương đối phức tạp) những cốt truyện hay nội dung các tác phẩm nghệ thuật khác. Sự thàng công mang tính nghệ thuật của việc thực hiện bài tập sáng tạo phụ thuộc vào mức độ rõ ràng của ý định tạo hình. Để có thể hình thành được ý định tạo hình, đứa trẻ cần có sự dẫn dắt, giúp đỡ của GV, đồng thời trẻ phải tích cực huy động tất cả mối kinh nghiệm đã tích lũy được và sử dụng chúng một cách linh hoạt nhằm giải quyết nhiệm vụ tạo hình mới trong phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo hoạt động tạo hình, người ta xác định một số con đường cơ bản để kích thích quá trình hình thành ý định tạo hình, khuyến khích hoạt động sáng tạo của trẻ như :
Con đường thứ nhất :
Giúp trẻ tích lũy, làm giàu vốn hiểu biết, vốn biểu tượng phong phú và xúc cảm, tình cảm về các sự vật, các hiện tượng xung quanh. Đây là cả một quá trình đòi hỏi được tổ chức liên tục, có hệ thống, có mức độ nâng dần, phong phú dần.
Trong quá trình này cần chú ý chỉ cho trẻ thấy rõ những nét khác biệt nổi bật, đặc trưng giữa các sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó có sự phân nhóm, khái quát hóa, tìm ra những nét độc đáo, những đặc điểm thẩm mỹ của đối tượng.
Con đường thứ hai :
Tổ chức hoạt động thực tiễn tạo ra sản phẩm tạo hình. Đây là quá trình mà trẻ được trải nghiệm lại những cảm xúc, ấn tượng, ” làm sống lại” các biểu tượng, hình tượng được lưu trữ trong trí nhớ và thể hiện lại những hình ảnh mà chúng nhớ được, chúng tưởng tượng ra. Có thể nói đây là quá trình trẻ biến ước mơ của mình thành hiện thực. Chính trong quá trình này, ý định tạo hình sẽ được trẻ nhận thức lại, bổ sung làm cho phong phú hơn, hấp dẫn hơn.
Nhiệm vụ sư phạm ở đây là động viên kịp thời các sáng kiến giúp trẻ tiếp thu, bổ sung, chính xác hóa các hiểu biết, làm phong phú các biểu tượng, hình tượng.
Con đường thứ ba :
Hướng dẫn, dìu dắt trẻ tới hoạt động tìm kiếm, khám phá, đưa vào sản phẩm tạo hình những nét mới lạ, những suy nghĩ ” của riêng mình “. Kịp thời khuyến khích và phổ biến những sáng kiến trong việc giải quyết các nhiệm vụ, các vấn đề tạo hình.
Trong tổ chức hoạt động cần hạn chế sự bắt chước, sao chép mẫu, tập cho trẻ miểu tả theo nhiều phương án khác nhau, vận dụng nhiều biện pháp miêu tả khác nhau. Lúc đầu cần có sự chỉ dẫn của cô giáo, dần dần tiến tới động viên , tạo điều kiện cho hoạt động tìm kiếm độc lập.
Con đường thứ tư :
Tổ chức và tạo mối liên hệ mật thiết giữa HĐTH với các hoạt đông thẩm mỹ khách như : âm nhạc, thơ văn, sân khấu,…
Mối liên hệ này đặc biệt cần thiết để phát triển tính sáng tạo nghệ thuật của trẻ, đồng thời giúp trẻ hình thành những biểu hình tượng đậm nét, phát triển óc tưởng tượng nghệ thuật. Các đề tài của các sản phẩm văn học, âm nhạc…,các hình tượng nghệ thuật cần được trẻ tìm kiếm, lựa chon và được trẻ thể hiện vào tranh vẽ, hình nặn,…với những sắc thái rất khác nhau.
Tóm lại để phát triển tính tích cực độc lập sáng tạo cần giúp trẻ chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ tạo hình được đặt ra và định hướng cho hoạt động tưởng tượng của trẻ.
Trước quá trình miêu tả, cô giáo giúp trẻ hình thành ý định tạo hình càng rõ nét bao nhiêu thì trong quá trình thể hiện thì trẻ lại càng tự tin, càng tự lập, chủ động trong hành động bấy nhiêu.
- d) Nhóm các biện pháp mang tính vui chơi :
Đặc điểm lứa tuổi trẻ MG và đặc điểm của HĐTH, đời hỏi các nhà sư phạm phải tìm kiếm, sử dụng các biện pháp mang sắc màu của HĐVC để tổ chức hoạt động giúp trẻ tính tích cực.
d.1.Ý nghĩa :
Việc sử dụng các biện pháp mang tính vui chơi trong các tiết HĐTH sẽ làm tăng hứng thú của trẻ, tạo nên tâm trạng phấn khởi, mong muốn được vẽ, nặn, cắt dán và làm tăng hiệu quả của việc huy động trí lực trong quá trình hoạt động.
Các biện pháp mang tính vui chơi được sử dụng để hỗ trợ cho các phương pháp tổ chức HĐTH, bổ trợ cho chúng trong việc thực hiện mục đích của HĐTH.
d.2. Nội dung
các biện pháp mang tính vui chơi để tổ chức hoạt động tạo hình bao gồm các tình huống chơi trong HĐTH, các biện pháp tổ cức hướng dẫn mang dáng vẻ của trò chơi, các trò chơi – tạo hình, ….
d.3. Yêu cầu của việc sử dụng
Để tìm kiếm, phân loại và sử dụng các biện pháp tổ chức HĐTH mang tính vui chơi cần nắm bắt được bản chất của yếu tố vui chơi trong tạo hình, hiểu được sự giống và khác nhau giữa HĐTH và HĐVC.
Hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp mang tính vui chơi phụ thuộc vào một số điều kiện sau:
– Trẻ phải có vốn hiểu biết, ấn tượng, kinh nghiệm khá phong phú về nội dung chơi – tạo hình.
– Trẻ cần có những xúc cảm, tình cảm thích hợp với các tình huống chơi – tạo hình.
– Động cơ chơi trong các tình huống chơi phải tương ứng với đọng cơ tạo hình để huy động hoạt động tích cực của trí tưởng tượng hướng nó vào quá trình sáng tạo trong HĐTH.
Phân loại các biện pháp mang tính vui chơi trong HĐTH:
Các biện pháp mang tính vui chơi khi sử dụng để tổ chức HĐTH cần được phân loại theo mục đích, nhiệm vụ của HĐTH, theo tính chất của phương pháp tổ chức hoạt động mà nó bổ trợ. Cụ thể, có thể phân các biện pháp đó thành các nhóm như sau:
Nhóm 1: Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh.
Nhóm biện pháp này bao gồm các tình huống, các loại trò chơi này nhằm tổ chức cho trẻ tìm hiểu, tiếp thu, củng cố hiểu biết về các sự vật, hiện tượng xung quanh, củng cố hệ thống hóa các chuẩn cảm giác, tiếp thu các phương thức hoạt động.
Nhóm 2: Các biện pháp chơi – miêu tả có chủ đề
Nhóm này gồm nhiều tinh huống chơi – tạo hình, nhiều trò chơi tạo hình mang tính “sắm vai”. Áp dụng các biện pháp này, GV cần phải tọa cơ hội để nội dung chơi gắn với nội dung tạo hình, động cơ chơi gắn với động cơ tạo hình và các hành động chơi sẽ thích ứng với các hành động tạo hình.
Tính vui chơi của tình huống tạo hình gắn liền với các kinh nghiệm sống và vốn xúc cảm, tình cảm của trẻ sẽ làm tăng hứng thú thẩm mĩ và sự thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của trẻ trong hoạt động thực tiễn.
Nhóm 3: Các biện pháp chơi – ôn luyện
Đây là nhóm các biện pháp giúp cho quả trình rèn luyện, ôn tập, củng cố không bị tẻ ngắt, nhàm chán, đồng thời tạo điều kiện phát triển trí tưởng tượng.
Tính nhịp điệu của sự lắp đi, lặp lại các thao tác tạo hình và các hình ảnh trong trò chơi tạo hình là yếu tố tạo nên ở trẻ nhỏ niềm vui thích, cảm hứng trong hoạt động.
Bởi vậy các biện pháp này thường được dùng khi tổ chức hoạt động của trẻ ở các độ tuổi nhỏ.
Tính hình tượng của đề tài tạo hình được phát triển trong tình huống chơi sẽ kích thích trí tưởng tượng và làm cho trẻ luôn cảm nhận và tạo ra sự mới mẻ trong sự lặp đi lặp lại.
Nhóm 4: Các biện pháp ” trò chơi hóa” sản phẩm tạo hình
Đây là các biện pháp được sử dụng khi đã có các sản phẩm tạo hình hoàn thiện, chúng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
Động cơ chơi lúc này gắn liền với hứng thú, ham muốn của trẻ là được chơi, được vận động với các sản phẩm của mình tạo nên.
Các hoạt động chơi lúc này gần như không còn gắn với các hành động tạo hình và các hành động chơi thường được thực hiện ở dạng tưởng tượng.
Qua các trò chơi với các sản phẩm tạo hình, trẻ sẽ ý thức rõ hơn về ý tưởng tạo hình và từ đó có thể nảy sinh ý tưởng mới.
Sử dụng các sản phẩm tạo hình và các tình huống, vận động thực sẽ giúp trẻ dễ dàng nhận xét, đánh giá và thưởng thức các giá trị thẩm mỹ cũng như chất lượng kĩ thuật của các sản phảm tạo hình đa hoàn thiện.
2.2.2.Các hình thức tổ chức HĐTH :
- a) HĐTH trên tiết học:
Tiết học ( có thể gọi là giờ hoạt động ) là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó trẻ có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật một cách có tổ chức nhất là tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo một chương trình có tính hệ thống .
HĐTH có thể được tiến hành trẻ nhiều loại tiết học:
– Tổ chức HĐTH ở các tiết học tạo hình : ở các tiết hoc đó HĐTH là hoạt động chính, chiếm phần lớn thời gian. Các nhiệm vụ tạo hình là các nhiệm vụ cơ bản của tiết học.
– HĐTH còn có thể được thực hiện trên các tiết học của các lĩnh vực hoạt động kahcs : ở các tiết học này có thể giải quyết bổ xung một số nhiệm vụ của HĐTH, bởi vậy trong các hoạt động của những tiết học đó có xen vào một số yếu tố của hoạt động mang tính tạo hình.
- b) HĐTH ngoài tiết học :
Đây là những dạng hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự nguyện, tự giác. Các hoạt động này có thể diễn các ở những thời điểm khác nhau trong ngày một cách hợp lý không theo một trình tự chặt chẽ về giờ giấc.
Hình thức này lại có hai nhóm :
Nhóm thứ nhất : là các hình thức hoạt động do giáo viên tổ chức thực hiện, được đưa vào kế hoạch chương trình của HĐTH.
+ HĐTH kết hợp với vui chơi.
+ HĐTH ứng dụng vào sinh hoạt : Lễ hội, trang trí môi trường,…
+ Hoạt động mang tính tạo hình trong các giờ rảnh rỗi : GV cung cấp thông tin về các đối tượng miêu tả, trao đổi, cùng hoạt động với trẻ để lắm bắt hiểu biết, suy nghĩ của trẻ, gợi những xúc cảm, bồi dưỡng sự cảm thụ về nét đẹp của các sự vật, hiện tượng.
+ Tổ chức giờ quan sát chuyên biệt : chuẩn bị cho các giờ hoạt động tạo hình qua các hoạt động như : quan sát, đàm thoại, phân tích các đặc điểm thẩm mĩ các sự vật, làm quen với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình, tìm hiểu, tích lũy các kinh nghiệm văn hóa tạo hình,…
Nhóm thứ hai : là các hình thức HĐTH do cá nhân trẻ tự lựa chọn và thực hiện :
+ Hoạt động tự do của trẻ ở các góc ” tạo hình “, trong các giờ tham quan, dạo chơi, hoạt động tạo hình ở gia đình,…
+ Chơi – tạo hình tại các góc trong phòng lớp hoặc ngoài trời.
Hiện nay, khi phân tích đặc điểm hoạt động của trẻ em, người ta càng thấy rõ hơn rằng : ở tuổi mầm non, sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ diễn ra không phải qua các tiết học của môn khoa học riêng lẻ mà dưới tác động đồng bộ của nhiều dạng hoạt động theo quan điểm tích hợp. Các hoạt động này giúp trẻ lĩnh hội, khám phám những hiểu biết mới về tự nhiên, xã hội, khoa học. kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực nhận thức, khả năng vận động để từng bước hòa nhập vào thế giới xung quanh, và nhờ đó mà chuẩn bị những khả năng cần thiết cho việc tiếp thu nền giáo dục ở các bậc học tiếp theo.
2.2.3. Tổ chức hoạt động xếp dán tranh
Xếp dán tranh là một loại HĐTH mà ở đó trẻ thể hiện hình ảnh nghệ thuật lên không gian hai chiều bằng cách sắp xếp các mảng hình theo một bố cục mang tính nghệ thuật và gắn chúng lên một nền phẳng – mặt giấy, gỗ.
Ngày nay, trong giáo dục trẻ em, người ta có thể mở rộng phương thức thể hiện các loại hình hoạt động dán bằng cách phối hợp cả sử thể hiện 2 chiều với sự thể hiện 3 chiều, phối hợp với nhiều loại chất liệu phong phú trong một sản phẩm tạo hình.
- Nội dung giáo dục và phát triển của chương trình HĐXD
Trẻ nhỏ rất yêu thích các hoạt động xếp – ghép – dán lên mặt phẳng 2 chiều bằng các phiến, các mảng hình nhiều màu sắc. Vẻ sặc sỡ, rực rỡ của các mảnh hình dễ cuốn hút trẻ, tính nhịp điệu của các thao tác sắp đặt gay cho trẻ hứng thú đặc biệt.
Các cơ hội xê dịch, chắp ghép, xếp chồng, tre lấp các mảnh hình, các chi tiết, các bộ phận của hình tượng trong HĐXD tranh tạo điều kiện cho trẻ học hỏi nhiều điều về kích thước, tỉ lệ, cấu trúc của các sự vật và tâp sắp xếp bố cục trên mặt phẳng của không gian 2 chiều.
– Củng cố và phát triển hiểu biết về các tình hình học cơ bản và khả năng so sánh, phát triển sự giống – giống nhau của các hình : hình vuông với vuông với hình thoi, hình bình hành với hình chữ nhật, hình chữ nhật với hình thang,…
– Tập phân loại, gộp nhóm các hình tự nhiên theo dấu hieeujkhais quát và theo mối liên hệ giữa các hình hình học, các hình có tổ chức.
– Mở rộng và hệ thống hóa các màu sắc ( theo thứ tự quang phổ). Phân biệt, gọi tên và xác định quan hệ của các sắc thái màu. Tập liên hệ màu sắc với các trạng thái cảm nhận. cảm thụ : màu vui, màu buồn, màu nóng – màu lạnh, màu xa – màu gần, màu sáng – màu tối, và tích cực sử dụng màu sắc để tạo nên vẻ đẹp, gây sức truyền cảm cho tranh.
– Để bồi dưỡng khả năng định hướng không gian cần tạo điều kiện giúp trẻ hiểu và hình dung ra các khái niệm không gian như : ” đối diện”, ” cân đối “, ” từng cặp “, “bất đối xứng “, ” ở cùng mức độ “, ” một tầng cảnh “, ” hai tầng cảnh “,…
– Trẻ bắt đầu làm quen với các bố cục trang trí theo mạng, bố cục trang trí đăng đối ( đăng đối theo một trục – đối xứng, theo một tâm và nhiều hệ trục. ).
– Để tạo tranh đề tài, cần tăng cường cho trẻ liên hệ giữa không gian ba chiều với không gian hai chiều và tập thể hiện chiều sâu không gian tranh với nhiều tầng cảnh.
– Tập thể hiện trạng thái của sự kiện, chủ đề bằng sự thay đổi tư thế, vận động của hình ảnh.
– Tăng cường phát triển các kỹ năng và rèn luyện sự khéo léo của các kỹ xảo xé, cắt: trẻ tập xé, cắt theo nhiều phương phát: cắt, xé các hình hình học, cắt, xé hình từ tờ giấy gập đôi, từ tờ gập nhiều lần và xếp nếp, cắt, xé hình theo đường nét vẽ và cắt, xé hình đơn giản không theo nét vẽ.
– Tập phối hợp giữa kỹ thuật cắt với kỹ thuật xé tạo nên chất thảm mỹ cho tranh, thể hiện nội dung nghệ thuật của ý định sáng tạo.
– Tăng cường bồi dưỡng khả năng độc lập tổ chức hoạt động và hợp tác, phối hợp động trong các giờ hoạt động nhóm và làm bài tập thể.
– Tăng cường cho trẻ phối hợp linh hoạt sáng tạo các chất liệu và phương pháp tạo hình.
- Gợi ý điều kiện vật chất của hoạt động xếp dán tranh.
Với xu hướng tích cực phối hợp ” sự thể hiện hai chiều ” với ” sự thể hiện ba chiều ” bằng nhiều vật liệu, chất liệu phong phú trong trường MN cần trang bị cho hoạt động của trẻ các loại vật, liệu, công cụ sau :
– Vật liệu xếp dán :
+ Giấy làm nên tranh : các loại giấy dày, không quá mềm, bìa, giấy phế liệu.
+ Giấy làm hình : giấy thủ công, giấy phế liệu ( báo, họa báo, sách,…) không quá cứng và không quá bóng.
+ Bột màu.
+ Các mảnh nhựa, vải, sợi, len vụn ( đôi khi cả mảnh gốm ).
+ Các phiến gỗ mỏng.
+ Các vật liệu thiên nhiên : vỏ cây, lá cây, cánh hoa, vỏ sò, vỏ hến, vỏ trứng, một số hạt cây,…)
+ Hồ dán, giẻ ẩm lau tay.
– Dụng cụ cho hoạt động xếp dán :
+ Tăng bông hoặc chổi phết hồ.
+ Các bút màu, bút lông, bàn chải.
+ Kéo, kim khâu.
+ Búa nhỏ, kìm, đinh ghim,…
– Không gian hoạt động :
+ Trong phòng lớp : không gian chung và các góc ( trên bàn và sàn nhà ).
+ Ngoài lớp học : ngoài sân, vườn, trong các cuộc dạo chơi ngoài thiên nhiên.
– Một số điều cần chú ý khi sử dụng các dụng cụ, vật liệu :
+ Tùy theo loại vật liệu và tính chất cảu chúng ( giấy, các loại vải, vật liệu thiên nhiên,…) mà sử dụng hoặc phối hợp các kỹ thuật cắt hay xé và các kỹ thuật tạo hình khác.
+ Đặc biệt chú ý cho trẻ rèn luyện kỹ thuật cắt bằng kéo : cầm kéo tay phải đúng cách, giữ và xoay giấy bằng tay trái,…
+ Chú ý kỹ thuật dán : trước khi dán sắp xếp thành bố cục tranh từ các phần đã được cắt (xé), sau khi chỉnh sửa bố cục, lần lượt nhẹ nhàng dán các hình theo bố cục đã xếp. Bôi hồ mặt trái cẩn thận bằng đầu nhón tay hoặc bằng công cụ ( tăm bông, que giấy chổi phết hồ,…)
+ Giúp cho trẻ tập nhận biết và sử dụng các loại keo, hồ tùy theo loại chất liệu của mình ( keo dùng cho vải khác với keo dùng cho giấy.)
+ Cho trẻ làm quen và tích cực sử dụng các kỹ thuật mới : Gấp, cuốn, vò nắm, vo viên.
+ Cần nghiên cứu, tổ chức ” Góc lưu trữ vật liệu ” và dạy trẻ những cách thức sắp xếp, bảo quản các loại vật liệu (giấp, vải, vật liệu tự nhiên,…) ở nơi thích hợp ( trong các loại túi, phong bao, hộp chai lọ,…), có trật tự và tiện cho việc sử dụng, don dẹp.
- c) Tổ chức hoạt động của trẻ :
c.1.Tạo động cơ cho hoạt động xếp dán :
– Nguồn cảm hứng cho sử thể hiện trong hoạt động xếp dán có thể xuất phát từ chính những trò chơi, đặc biệt các trò chơi xếp hình, ghép tranh bằng các bộ đồ chơi chất liệu cứng.
– Những tìm kiếm, khám phá các hình dáng đa dạng của mọi vật trong môi trường xung quanh trẻ cũng xuất phát điểm của các ý tưởng tuyệt vời.
– Động cơ của hoạt động còn xuất phát tư các tình huống thú vị xảy ra trong các cuộc dạo chơi ngoài thên nhiên, các câu chuyện, những sự kiện, hiện tượng xung quanh.
– Nội dung các chủ đề giáo dục trong trường mầm non cũng là nguồn nội dung pohng phú cho hoạt động của trẻ.
c.2.Tổ chức hoạt động cho trẻ 5 -6 tuổi :
– Tổ chức các quá trình quan sát, các hoạt động nhóm nhỏ và cá nhân để trẻ tự tìm kiếm, tích lũy thông tin, mở rộng vốn biểu tượng hình tượng cho hoạt động ( quan sát, dạo chơi, tham quan, xem tranh ảnh, đồ chơi,…)
– Huy động sự tham gia của trẻ vào các cuộc đàm thoại, dùng các câu hỏi – trả lời để tăng cường tính tích cực hoạt động lời nói, hoạt động trí tuệ của trẻ. Có thể cho trẻ kể về đối tượng miêu tả và trình bày, trao đổi về cách thể hiện : cách chọn vật liệu, chọn kỹ thuật tạo hình thích hợp.
– các tranh mẫu cho trẻ độ tuổi này chỉ được sử dụng khi trẻ phải thể hiện nội dung mới và nên đưa ra nhiều phương án của mẫu hạn chế khả năng so chép thụ động, đồng thời tăng hấp dẫn cho hoạt động.
– Phương pháp chỉ dẫn trực quan chỉ sử dụng đề truyền đạt các kinh nghiệm mới. Với các phương thức miêu tả quen thuộc cần động viên trẻ tham gia trình bày trước lớp, không chờ đợi sự hướng dẫn của GV.
– Ở độ tuổi này cần cho trẻ quan sát so sánh, phân loại các đối tượng miêu tả theo nhiều dấu hiệu để tìm những phương phá, kỹ thuật thể hiện chung cho nhóm đối tượng và chuẩn bị vật liệu phù hợp. Trẻ 5 – 6 tuổi bắt đầu tập cắt các hình co cấu trúc đối xứng từ tờ giấp gập đôi. Bởi vây, cần thường xuyên sử dụng các biện pháp mang tính vui chơi để giúp trẻ tập hình dung ra ” Một nửa “, cho trẻ thực hiện các thao tác tập luyện – ” phác thảo ” trong không khí đường viền bao của một nửa hình ảnh vật mẫu, tiến tới thực hành gập giấp và cắt một nửa sự vật.
– Khi tổ chức cho trẻ quan sát, nhận xét sản phẩm hoạt động cần giúp trẻ không chỉ quan tâm đến sự thể hiện nghệ thuật mà còn đánh giá được cả chất lượng của kỹ thuật tạo hình. Dùng các biện pháp ” trò chơi hóa sản phẩm tạo hình ” để tăng cường khả năng phối hợp hình tượng hai chiều với hình tượng ba chiều, tạo nhiều cơ hội cho trẻ ứng dụng và cảm nhận, vui sướng về thành quả hoạt động của mình.
3) HĐVC ở trẻ mầm non và mối quan hệ giữa HĐVC – HĐTH
3.1. Đặc điểm HĐVC của trẻ MN.
– Chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ ( giả vờ làm cái gì đó ) nhưng sự giả vờ ấy của trẻ lại mang tính rất thật như : mẹ chăm sóc con.
Chơi không nhằm tạo ra sản phẩm mà chỉ nhằm hỏa mãn nhu cầu được chơi. Nhà giáo dục người nga K.D.usinxki cho rằng : trẻ chơi là vì chơi, chơi để mà chơi, chơi mang lại niềm vui cho trẻ khi trẻ phải chơi theo sự áp đặt của người lớn thì lúc ấy trò chơi theo đúng nghĩa của nó.
Khác với các hoạt động khác, động cơ chơi của trẻ nằm ngay trong các hành động chơi chứ không nằm trong kết quả chơi. Chính những hành động trong khi chơi kích thích trẻ chơi và duy trì hứng thú chơi của trẻ .
– Chơi là một hoạt động độc lập, tự do và tự nguyện của trẻ mẫu giáo.
– Nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thực xung quanh .
– Trong quá trình chơi có sự liên kết hài hòa giữa hình ảnh nhân vật hành động chơi và lời nói với nhau, chúng tạo thành phương tiện để phản ánh hiện thực.
Tính dáng tạo của trẻ thể hiện rõ nét trong hoạt động chơi
3.2. Ý nghĩa của HĐVC với trẻ mầm non.
HĐVC đã giả quyết được nhu cầu bức thiết mong muốn được lam người lớn, hành động như người lớn.
HĐVC là hoạt động chủ đạo của trẻ chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ MG và chơi làm tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo.
HĐVC là những phương tiện giáo dục và phát triển cho trẻ MG trong khi chơi trẻ được phát triển trí tuệ, được giáo dục đạo đức, giáo dục thể lực và phát triển thẩm mỹ ở trẻ.
Ngoài ra, chơi còn là hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trường MG. Trong khi chơi hình thành ” xã hội trẻ em ” và các biểu hiện tình cảm thân ái cảm thông lẫn nhau .
3.3.Mối quan hệ giữa HĐVC và HĐTH
Chơi và HĐTH của trẻ MG rất gần gũi với nhau, những kỹ năng tạo hình của trẻ giúp cho trẻ dễ dàng thực hiện ý định chơi ( làm đồ chơi xây dựng công trình…) Đặc biệt trò chơi lắp ghép – xây dựng ra đời trên cơ sở của HĐTH vì trẻ có thể tạo ra các công trình khi nó nắm vững kỹ năng xây dựng mà phần lớn kỹ năng xây dựng trẻ được học trên các tiết học tạo hình.
– Thực tế đã chỉ ra rằng, việc dạy trẻ các kỹ năng xây dựng tạo điều kiện cho trẻ phát triển các trò chơi của mình.
– Tóm lại chơi có mối quan hệ chắt chẽ học tập, lao động tạo hình. Chính các mối quan hệ qua lại này đã cuốn hút trẻ MG và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển chung của trẻ MG.
3.4. Các loại trò chơi ở trường MN
3.4.1.Trò chơi sáng tạo.
3.4.2.Trò chơi học tập.
3.4.3.Trò chơi vận động.
3.5. Cách tổ chức HĐVC
- Lựa chọn chủ đề chính .
Chọn các trò chơi kết hợp phù hợp với chủ đề chính
– Nêu mục đích – yêu cầu của buổi chơi.
– Chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất cho buổi chơi.
- Hướng dẫn buổi chơi :
Gợi ý, hướng lái cho trẻ thảo luận về chủ đề chính gợi ý cho trẻ, thỏa thuận.
Trẻ nhận góc chơi và vai chơi.
– Quá trình chơi :
Cô bao quát, hướng lái trẻ chơi đúng chủ đề chỉnh sửa các hành vi, hành động sai của trẻ.
– Nhận xét góc chơi :
Cô đến từng góc nhận xét nhóm chơi, góc chơi sau đó mời cả lớp đến thăm một góc chính và trẻ tự nhận xét.
Chương II
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ THIẾT KẾ MỘT SỐ
TRÒ CHƠI – TẠO HÌNH
1) Mục đích nghiên cứu thực trạng.
Để thực hiện tốt đề tài trên, trước hết ta cần tìm hiểu, xem xét tình hình thực tế cụ thể của một số trường MN với các nội dung nghiên cứu sau :
– Tình hình sử dụng yếu tố chơi vào HĐTH cho trẻ MGL tạo nên một số trường và kỹ năng, năng lực xé dán của trẻ như thế nào.
– Trên cơ sở đó tôi đã thiết kế một số trò chơi tạo hình nhằm giúp trẻ MG- 5-6 tuổi phát triển kỹ năng xé dán .
2) Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
2.1.Phương pháp điều tra trực tiếp.
2.1.1.Gặp gỡ GV Nguyễn thị Tứ. Thôn Cổ Hoàng, trường MN xã Hoang Long.
Cô vui vẻ trả lời với các câu hỏi như sau :
? Chị cho biết khả năng tạo hình nói chung và khả năng xé dán nói riêng có nhiêu điểm ?
– Ban đầu do tình hình khách quan của địa phương các cháu theo học lớp ghép đến 5 -6 tuổi cháu mới được học riêng biết do vậy các kỹ năng, kỹ xảo và vốn biểu tượng sự vật hiện tượng còn lại hạn chế.
Cách xé không được thuần thục, không biết xé lượm vết xé rất nham nhở. Dán không được mịn, chọn màu sắc chưa được hài hòa.
? Chị đã đua yếu tố chơi vào tiết dạy tạo hình chưa ?
– Do các cháu còn chưa có kỹ năng, kỹ xảo xé dán nên tôi thỉnh thoảng đưa trò chơi vào vì tiết xé dán phải kéo dài không chia đủ thời gian chơi trò chơi
? Kết quả tạo hình của cháu ra sao ?
– Các cháu có kiến thức cơ bản đã nắm vững biết cách xé, cách chon màu, cách dán bố cục.
Song nhìn chung bài của trẻ chưa được sắc nét lắm.
2.1.2. Gặp cô Nguyễn Thị Tính, thôn Trình Viên, xã Phú Túc
? HĐTH nói chung, HĐXD trường cô nói riêng?
– HĐXD lớp của tôi chưa được tốt lắm vì lớp tôi cũng là lớp ghép lên trẻ không được xé từ lớp nhỏ lên trẻ không thuần thục săc nét, đến 5 – 6 tuổi cháu mới có những bài xé dán riêng .
? Chị có sử dụng trò chơi vào tiết dạy không
Tôi rất ít sử dụng vì trẻ xé dán một bài chiếm khá nhiều thời gian nên bài nào dễ tôi mới đưa trò chơi vào.
2.1.3. Gặp cô Nguyễn Thị Hạnh, xã Hồng Minh.
? Chị cho biết HĐTH nói chung và HĐXD trường chị như thế nào ?
– HĐTH trường nói chung trẻ làm rất riêng xé dán lớp tôi là lớp ghép lên việc dạy trẻ cả ba độ tuổi xé dán là raatfs khó, vì lớp lopwns xé tốt hơn.
? Chị có sử dụng trò chơi vào tiết học không ?
– Rất ít, vì lớp ghép không đủ để cho trẻ chơi trò chơi thiếu về cô thiếu về phần ngoài trời ở địa phương chưa đủ ngoại cảnh để cho trẻ tham quan trò chơi.
? Kết quả trẻ lắm ra sao ?
– Kết quả cơ bản về kiến thức là trẻ lắm được còn nghệ thuật, kỹ xảo chưa đạt được không có bài nào nổi trội.
2.1.4. Gặp cô Nguyễn Thị Sinh, trường MN Tri Trung
? HĐTH tại lớp chị như thế nào? Môn xé dán ra sao ?
– HĐTH của lớp trẻ làm rất tốt, cá biệt một số trẻ là chưa có từng độ tuổi riêng trên việc rất thuận lợi.
? Chị có lồng ghép trò chơi vào tiết học không ?
– Trong tiết dạy tôi thường lồng trò chơi. Tùy tiết dạy mà tôi lồng trò chơi phù hợp để nâng cao nghệ thuật kỹ năng, kỹ xảo cho trẻ xé dán được tốt hơn.
? Kết quả có tốt không ?
– Kết quả bài trẻ làm rất tốt có nghệ thuật kỹ năng sáng tạo từng tri tiết nhỏ.Nên đạt kết quả rất cao.
2.1.5. Gặp cô Nguyễn Thị Tín, Trường Mầm non xã Văn Hoàng:
? HĐTH nói chung, HĐXD trường chị ra sao ?
– HĐTH Trường nói chung là tốt, HĐXD chưa được tốt lắm.
Vì xé dán khó hơn nặn và vẽ nên nhiều trẻ xé chưa thuần thục, nham nhở, chỉ ít trẻ xé đẹp.
? Chị có lồng trò chơi vào tiết dạy không?
– Thỉnh thoảng tôi có lồng nhưng hạn chế vì không đủ thời gian để tôi làm đồ dùng, dò chơi nếu làm đủ đồ dùng đưa vào trò chơi phải có 2 cô/ 1 lớp mới đáp ứng được.
?Kết quả bài xé có tốt không?
– Trẻ cung làm được nhưng không có nghệ thuật, không suất xắc nên bản thân tôi cũng không hài lòng lắm.
2.1.6. Gặp cô Lê Thị Diệu trường Mầm non Tri Trung:
? Hoạt động xé dán của lớp cô thế nào ?
– Nói chung là tốt nếu có 2 cô / 1 lớp thì chắc là sẽ tốt hơn vì có đủ thời gian làm đồ dùng cho trẻ được tiếp xúc với trò chơi dưa vào tiết dạy vì ngoại cảnh của trường và địa phương rất tốt.
? Kết quả tốt không ?
– Kết quả rất tốt nếu cho chơi trò chơi vào tiết day thì trẻ xé có nghệ thuật, tỉ mỉ, bài đẹp hơn.
2.2. Điều tra gián tiếp.
Sử dụng phiếu điều tra, thu thập ý kiến của GV trực tiếp giảng dạy MGL xoay quanh vấn đề đưa trò chơi vào tiết dạy tạo hình mà cụ thể là tiết dạy xé dán.
– Việc thiết kế trò chơi khá phức tạp bởi trò chơi đó phải phụ thuộc vào: nội dung truyền đạt kiến thức, kĩ năng phù hợp chủ đề, chủ điềm và phù hợp với điều kiện vật chất của trườ ng, lớp… chính vì vậy tôi đã gặp và trao đổi với cán bộ quản lí chuyên môn và các GV khác để lắm vững hơn việc thết kế trò chơi cho HĐTH , hoạt động xé dán.
– Trong quá trình điều tra, tìm hiều để xây dựng đề tài trên, em đã vấp phải không ít những vấn đề khó khăn
+ Thuận lợi:
Được ban giám hiệu cùng tập thể GV trong trường đã tạo điều kiện thời gian đẻ cho em đi tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu một số giờ dạy ở các trường mầm non khác.
+ Khó khăn:
Cơ sở vật chất của trường còng hạn hẹp. Do vậy, việc đưa trò chơi vào hoạt động xé dán còn phải phụ thuộc vào điều kiện đó. Các cháu còn hạn chế về kiến thức kỹ năng xé. Tuy vậy, quá trình tìm hiểu thực trạng của hoạt đỗngé dán tại các trương diễn ra tốt đẹp. Một số quan điểm cũng được đưa ra:
– Quan niệm về việc đưa yếu tố chơi vào HĐTH nhằm giúp trẻ phát triển xé dán.
– Nhận thức của GVMN: về vai trò của HĐVC vào tiết dạy
– Thực tế các trương đã đưa HĐVC vào trong tiết học HĐTH nhưng trò chơi còn đơn điệu, tẻ nhạt thiếu đí tính chất học tập trong trò chơi.
2.3. Quan sát tự nhiên
Dự giờ 10 tiết dạy
2.3.1. Dự giờ cô Nguyễn Thị Sinh, Trường Mầm non xã Tri Trung
Bài xé dán: Vườn cây ăn quả
– Yêu cầu: Trẻ biết gấp và xé cây, xé thành dải làm cành. Gấp xé lá, xé các loại quả khác nhau, tròn, dài biết chăm sóc bảo vệ cây.
– Chuẩn bị: Trò chơi ” Bé với cây”
Tranh xé dán vườn cây, giấy màu, hồ dán. Cho trẻ ra sân chơi trò chơi với cây thật.
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ hát bài: ” Em yêu câu xanh”
+Quan sát tranh – đàm thoại cùng trẻ.
+ Hỏi ý định trẻ xé những cây gì ?
- b) Trẻ thực hiện:
Cho trẻ ngồi theo nhóm rồi xé dán cô hướng cho những trẻ còn lúng túng.
- c) Nhận xét:
Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. (5-6 trẻ) cô nhận xét lại rõ nét bài xấu và đẹp.
+Cho trẻ chơi trò chơi “Bé với cây”
2.3.2. Dự giờ cô Nguyễn Thị Thá, Trường Mầm non xã Tri Trung
Bài: Xé dán theo ý thích
( Chủ điềm trường mầm non)
– Yêu cầu: Cô hướng lái cho trẻ xé về chủ điểm trường MN
+ Trẻ xé được ngôi trường, đồ chơi ngoài trời, hình người cô giáo và học sinh, cây cảnh…
– Chuẩn bị: Trò chơi ” Bé đến lớp” . Tranh về trường MN, giấy màu, hồ dán
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ hát bài: ” Cháu đi mẫu giáo”
+Quan sát tranh – đàm thoại .
+ Hỏi trẻ xé về trường như thế nào?
- b) Trẻ thực hiện:
Trẻ ngồi theo nhóm rồi xé dán,cô hướng cho những trẻ còn lúng túng.
- c) Nhận xét:
Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cô nhận xét thêm bài nào xấu và đẹp.
+ Cho trẻ chơi trò chơi “Bé đến lớp”
2.3.3. Dự giờ cô Đỗ Thị Hiên, Trường Mầm non xã Hoàng Long
Bài: Xé dán hình con cá (mẫu)
– Yêu cầu:
+ Trẻ gấp đôi và xé lượn hình con cá.
+ Luyện cách phết hồ và dán vào vở bổ xung mắt, mang, vây.
– Chuẩn bị: Tranh mẫu con cá cá thật, hồ dán, khăn lau, vở tạo hình, giấy màu.
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ chơi: ” Cá bơi, cá lặn, cá ngoi”
+ Quan sát tranh và đàm thoại .
+ Cô xé mẫu
- b) Trẻ thực hiện:
Cô theo dõi giúp cho những trẻ còn lúng túng.
- c) Nhận xét:
Cho trẻ treo bài và tự nhận xét bài mà trẻ thích. (Cô gợi ý thêm).
+ Cho trẻ chơi trò chơi “Thả cá vào ao” (thi đua)
2.3.4. Dự giờ cô Lê Thị Huyền, Trường Mầm non xã Tri Trung
Bài: Xé dán theo ý thích
( Chủ điềm thế giới động vật)
– Yêu cầu:
+ Trẻ xé được một số con vật trong gia đình
+ Trẻ biết yêu quý con vật gần gũi với mình.
– Chuẩn bị: Tranh mẫu về con vật gần gũi, hồ dán, khăn lau, vở tạo hình, giấy màu.
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ chơi: ” Con vật nhà em”
+ Quan sát tranh – đàm thoại .
- b) Trẻ thực hiện:
+ Cô bao quát và hướng cho trẻ xé dán con vật trong gia đình.
- c) Nhận xét:
+ Cho trẻ treo bài và tự nhận xét bài mà trẻ thích.
+ Cho trẻ múa hát “Mèo con, gà con và cún con”
2.3.5. Dự giờ cô Nguyễn ThịThủy, Trường Mầm non xã Tri Trung
Bài: Xé dán các loại hoa
– Yêu cầu:
Luyện cách xé vụn xếp các mẫu thành bông hoa
– Chuẩn bị: Xa bàn vườn hoa, giấy màu, hồ dán, vở tạo hình.
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ chơi: ” Hái hoa tặng mẹ nhân ngày 8 -3 “
+ Cho trẻ thăm xa nàn vườn hoa – đàm thoại.
+ Nên ý kiến thích xé các lọa hoa gì .
- b) Trẻ thực hiện:
+ Cô hướng dẫn cho những trẻ còn lúng túng, bao quát trẻ.
- c) Nhận xét:
+ Trẻ nhận xét bài trẻ thích.(6-7 trẻ)
+ Cô nhận xét thêm bài đẹp, xấu.Khuyến khích trẻ
+ Cho trẻ vui múa hát bài ” Quà 8 – 3 “
2.3.6. Dự giờ cô Nguyễn Thị Hường, Trường Mầm non xã Tri Trung
Bài: Xé dán theo ý thích
( Chủ điềm tết và mùa xuân)
– Yêu cầu:
+ Trẻ xé được một loại quả, hoa. Ngày tết và mùa xuân
– Chuẩn bị: một số loại hoa,quả thật, bằng nhựa. Giấy màu, hồ dán, giấy A4 .
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ hát bài: ” Sắp đến tết”
+ Quan sát hoa, quả và đàm thoại .
- b) Trẻ thực hiện:
+ Cô bao quát và hướng lái cho những trẻ còn lúng túng.
- c) Nhận xét:
+ Cho trẻ treo bài và tự nhận xét.( 6 – 7 trẻ )
+ Cô nhận xét thêm bài xấu, đẹp. Khuyến khích trẻ.
2.3.7. Dự giờ cô Lê Thị Diệu, Trường Mầm non xã Tri Trung
Bài: Xé dán thuyền trên biển
– Yêu cầu:
+ Luyện cách xé thoe tưởng tượng tạo lên bức tranh thuyền trên biển
+ Trẻ biết yêu quý con vật gần gũi với mình.
– Chuẩn bị: Tranh xé mẫu của cô, giấy màu, nguyên vật liệu thiên nhiên, lá cây, len, vụn bông.
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ hát bài: ” Em đi chơi thuyền “
+ Trẻ quan sát tranh và đàm thoại .
+ Hỏi ý kiến trẻ xé thuyên như thế nào? Chánh buồm?xé nàn nước bồng bềnh hay phẳng lặng.
- b) Trẻ thực hiện:
+ Cô gợi mở cho trẻ, quan sát hướng cho những trẻ còn lúng túng.
- c) Nhận xét:
+ Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích.( 6 – 7 trẻ )
+ Cô nhận xét thêm bài đẹp, xấu.
+ Cho trẻ chơi trò chơi : ” Đi chơi thuyền “
2.3.8. Dự giờ cô NguyễnTthị Ngọc, Trường Mầm non xã Tri Trung
Bài: Xé dán theo ý thích
( Chủ điềm phương tiện và luật lệ giao thông)
– Yêu cầu:
+ Trẻ xé được một số phương tiện giao thông.
+ Biết cách xé và phết hồ. Bố cục tranh
– Chuẩn bị: Tranh các phương tiện giao thông.
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ quan sát tranh và đàm thoại.
+ Hỏi trẻ ý định xé phương tiện gì? Phương tiện đó ở trên không hay đường bộ, đường biển.
- b) Trẻ thực hiện:
+ Khi trẻ thực hiện cô bao quát, hướng cho những trẻ còn lúng túng.
- c) Nhận xét:
+ Trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. ( 5 – 6 trẻ )
+ Cô nhận xét chung :
Cho trẻ vui múa hát về ” Các phương tiện giao thông “.
2.3.9. Dự giờ cô Lê Thị Loan , Trường Mầm non xã Phú Túc.
Bài: Xé dán theo ý thích
( Chủ điềm quê hương đất nước và trường tiểu học )
– Yêu cầu:
+ Trẻ xé dán hình ảnh quê hương, làng xóm
+ Biết cách xé tỉ mỉ nhiều ngôi nhà trê một con đường.
– Chuẩn bị: Tranh về quê hương, giấy màu, hồ dán, vở tạo hình.
– Cách tiến hành:
- a) Tạo hứng thú:
+ Cho quan sát tranh và đàm thoại cùng trẻ
+ Hỏi ý định xem trẻ định xé về cái gì?
Quê hương có nhiều nhà và cây có nhiều con đường không ?
- b) Trẻ thực hiện:
+ Trẻ xé, cô bao quát hướng cho những trẻ còn lúng túng.
- c) Nhận xét:
+ Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. ( 5 – 6 trẻ )
+ Cô nhận xét chung.
2.3.10. Dự giờ cô Đỗ Thị An , Trường Mầm non xã Tri Trung
Bài: Xé dán theo ý thích
( Chủ điềm gia đình )
– Yêu cầu:
+ Trẻ biết xé về người thân trong gia đình.
+ Trẻ biết bố cục tranh và dán.
– Chuẩn bị: Hồ dán, giấy màu, giấy A4.
Tranh người thân trong gia đình.
– Cách tiến hành:
a – Tạo hứng thú:
+ Cho trẻ hát bài: ” Cả nhà thương nhau “
+ Quan sát tranh và đàm thoại
+ Hỏi ý định trẻ xé dán người thân có những ai?.
- b) Trẻ thực hiện:
+ Cô bao quát từng nhóm trẻ. Hướng lái cho những trẻ còn lúng túng.
- c) Nhận xét:
+ Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích ( 5 – 6 trẻ )
+ Cô nhận xét chung..
+ Cho trẻ chơi trò chơi “Thăm Ông Bà”
2.4. Phân tích sản phẩm của HĐTH
Trong quá trình quan sát, tìm hiểu các sản phẩm, tìm hiểu của trẻ tạo ra rất nhiều song, quy chung một mối đa số các bài xé dán hình thức đơn giản một số trẻ biết pha màu . Theo bài còn lại trẻ chưa biết pha nên tính tích cực của trẻ tham gia chưa cao.
- Tiêu chí và thang đánh giá :
3.1. Tiêu chí :
– Trẻ biết xé từ đơn giản đến phức tạp.
– Trẻ biết sắp xếp bố cục tranh.
– Biết tạo nhịp sự thể hiện giấy màu đẹp.
– Hình thức trang trí sáng tạo phối hợp mảng màu hợp lý.
3.2. Thang đánh giá :
– Qua các sản phẩm vẽ cô đánh giá các mức :
+ Xuất sắc.
+ Khá
+ Trung bình
+ Yếu.
- Kết quả nghiên cứu thực trạng.
4.1. Phân tích kết quả điều tra.
– Trong quá trình điều tra trực tiếp và gián tiếp kết quả đạt được như sau :
+ Số GV sử dụng trò chơi vào tiết dạy đạt 30 % .
+ Số GV không sử dụng trò chơi vào tiết dạy hoặc có đưa vào nhưng số lượng ít chiếm 70 % .
– Tư kết quả trên cho thấy việc sử dụng trò chơi vào tiết dạy tạo hình là quá ít.
4.2. Phân tích kết quả quan sát :
Trong quá trình quan sát thực tế tại các lớp thì kết quả quan sát cho thấy :
– Số GV sử dụng trò chơi hoặc trò chơi chưa hấp dẫn đến số trẻ ít hướng thú với HĐTH. Do vậy sản phẩm chỉ đạt 40 % so với yêu cầu đề ra.
– Từ kết quả quan sát trên đã cho chúng ta thấy được rất rõ việc thiết kế trò chơi vào trong HĐTH là quan trọng như thế nào. Nó là khơi nguồn cảm xúc cho sáng tạo nghệ thuật.
4.3. Phân tích kết quả sản phẩm HĐTH của trẻ.
Trong thời gian HĐTH của trẻ các sản phẩm tạo hình của trẻ xé đạt kết quả chưa cao thể hiện ở các bài xé đơn giản. Bố cục chưa chuẩn, vài trẻ bố cục hợp lý
- Thiết kế một số trò chơi :
5.1. Cơ sở định hướng cho việc thiết kế một số trò chơi :
– Xuất phát thừ nhu cầu được vui chơi của trẻ. Chơi vốn là hoạt động chủ đạo của trẻ MN chơi không chỉ là niềm vui sướng mà còn là để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn được chơi, chơi chính là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ MG bởi nội dung chơi có ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ, nó ảnh hưởng đến tam tư tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ.
– Dựa trên đặc điểm của HĐTH, HĐTH đòi hỏi khả năng tưởng tượng sáng tạo của trẻ mà lứa tuổi MN trẻ phải được học mà chơi – chơi mà học. Vì vậy khi tổ chức HĐTH chúng ta nên đưa yếu tố chơi vào, gắn mục đích tạo hình với mục đích chơi nhiệm vụ tạo hình với nhiệm vụ chơi. Chính những yếu tố chơi này sẽ cuốn hút trẻ vào cuộc chơi thú vị mà những nhiệm vụ học tập vẫn được trẻ giải quyết .
Trên cơ sở này mà em đã thiết kế một số trò chơi tạo hình nhằm giúp trẻ MGL (5 – 6 T ). Bồi dưỡng phát triển kỹ năng xé dán.
– Trên thực tiễn HĐTH ở các trường MN còn mang tính khuôn mẫu, áp đặt chính sự khuôn mẫu thụ động này làm mất đi sự sáng tạo của trẻ.
– Xuất phát từ nguyên tắc ” Dậy học lấy trẻ em làm trung tâm ” trẻ em vừa là chủ thể vừa là khách thể của quá trình nhận thức. Trẻ tự tin tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh mình. Còn GV là người tổ chức, là điểm tựa, là thang đỡ khi tổ chức HĐTH cần phải đưa yếu tố chơi vào để kích thích sự hứng thú của trẻ.
5.2. Thiết kế một số trò chơi :
5.2.1.Nhóm trò chơi cung cấp kiến thức, kích thích và bồi dưỡng khả năng cảm nhận vẻ đẹp của sự vạt hiện tượng trong đời sống của trẻ.
Trò chơi 1 : BÉ VỚI CÂY
a – Mục đích giáo dục:
Cung cấp hiểu biết của trẻ về các cây trồng trong trường. Trẻ biết đặc điểm của cây ăn quả. Cây là nơi cư trú chim muông, các loài ong bướm giúp thụ phấn ra hoa kết quả đó là nguồn vốn giúp trẻ hiểu biết để xé dán vườn cây ăn quả, sáng tạo nghệ thuật.
Ví Dụ : Vẻ đẹp của cây màu lá, quả trẻ có thể pha màu qua giấy xé, trẻ thêm những họa tiết để trang trí tranh .
– Rèn luyện khả năng định hướng nhanh và phát triển ngôn ngữ .
b – Cách tiến hành :
– Cô nói ” Các con biết trong sân trường có những cây gì ăn quả ? chúng có những đăc điểm gì ? chúng ta nhận ra điều này khi chơi trò chơi ” Bé với cây “
– Cách chơi : Cô nói ” Cô sẽ miêu tả đặc điểm của cây gì ? “
Các con nói nhay cô đó
Ví Dụ: Cây ăn quả hạt lay láy đen lá dài quả có một hạt trẻ chạy đến cây nhãn. Trò chơi tiếp tục đến khi trong sân trường hết cây ăn quả.
c – Điều kiện cần :
– Sân trường thoáng mát, trồng nhiều loại cây.
– trước đó trẻ phải làm quen với nhiều loại cây ăn quả.
Trò chơi 2: PHÒNG TRANH CỦA BÉ :
a- Mục đích giáo dục:
Cung cấp vốn hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên tạo điều kiện cho trẻ cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên làm phong phú vốn biểu tượng về trang trí.
– Tạo hứng thú đối với các hoạt động làm quen với tác phẩm NTTT và kích thích khả năng sáng tạo nghệ thuật ở trẻ.
– Trẻ biết trang trí các hình bằng vật liệu thiên nhiên.
b – Cách tiến hành :
– Cô chia trẻ thành các nhóm. Mỗi nhóm có đủ các nguyên vật liệu : Lá các loại cây, các loại hoa, cánh hoa, cúc áo, que tăm, hạt đỗ, hạt lạc, sỏi đá, rửa sạch, hạt các loại quả…Các đồ dùng: dao, kéo, băng dính, hồ dán…
– Cô nói cô chuẩn bị nhiều cây hoa : nhiệm vụ các con trang trí cây xanh hoa, bằng những nguyên vật liệu để tạo nên sản phẩm đẹp nhất để cô mở phòng tranh, để nhận xét sản phẩm…
c – Điều kiện cần :
– Chuẩn bị : các loại lá cây, hoa, hạt, quả, hạt đỗ, hạt lạc, tăm tre, hình các loại cây hoa
– Giấy bìa cứng được cắt thành các hình cây, hoa .
– Cô cho trẻ thu gom các nguyên vật liệu cho phong phú.
Trò chơi 3: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
a – Mục đích giáo dục:
– Tìm hiểu nguyên tắc bố cục nguyên tắc tương phản cân đối.
Một số hình thức trang trí, nhắc lại, xen kẽ, lắp ghép.
– Trẻ biết sự phong phú các chi tiết xé, phối hợp màu sắc hài hòa.
– Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm trang trí, góp phần tạo hình nên những xúc cảm thẩm mỹ.
b – Cách tiến hành :
Cô bày tất cả ô tô, xe máy, máy bay,tàu hỏa và nói đây là phương tiện giao thông. Cô cho trẻ quan sát yêu cầu trẻ nhớ các phương tiện trên. Sau đó lấy tấm vải che lên.Trẻ sẽ kể những phương tiện trên cần cho con như thế nào?
Trẻ nào kể nhanh và chở gì thì được nhiều điểm?
Sau khi trẻ kể xong cô mở khăn và kiểm tra rồi nói tưng phương tiện.
Trò chơi kết thúc khi kể hết các phương tiện
c- Điều kiện cần :
– Chuẩn bị : ô tô, xe máy, máy bay, tàu hỏa, xe đạp.
5.2.2. Nhóm trò chơi nhằm hình thành kích thích cảm nhận thẩm mĩ đối với sản phẩm NTTT.
Trò chơi 1 :BÉ VỚI CÁC LOẠI HOA .
a- Mục đích giáo dục: :
Tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp thu những biểu tượng và kỹ năng cần thiết trong hoạt động trang trí.
b- Cách tiến hành :
– Chia trẻ thành các nhóm : Mỗi trẻ đều có sản phẩm trang trí của mình.
– Cô làm mẫu : Cô đến bên một trẻ có bài : ” Xé các loại hoa “
– Cô hỏi : hoa này là hoa gì? Các cánh hoa sắp xếp như thế nào?
– Sau đó trẻ lần lượt nói về các loại hoa của mình.
c- Điều kiện :
Thu thập những bài trang trí của trẻ để trẻ trả lời.
Trò chơi 2 : ĐI THĂM TRANG TRẠI
a – Mục đích giáo dục:
– Trẻ cảm nhận được những con vật gần gũi trẻ thường nhìn thấy và thể hiện được.
– Tạo cảm hứng cho trẻ khi thể hiện khả năng trang trí.
b – Cách tiến hành :
Cô và trẻ cùng bày trí một khu trang trại thật đẹp có đủ các con vật gần gũi.
– Cô đóng vai ” Bác trang trại ” ( người thuyết minh )
– Một trẻ trưởng đoàn dắt các bạn đến.
Bác trang trại đó sẽ thuyết minh về các con vật nuôi sống có ích. Trẻ đi theo đoàn ngắm nghía nghe cô giải thích . Ví Dụ : Bác trang trại nói : ” Xin giới thiệu với các cháu, đây là gà mái nó đẻ trứng cung cấp nguồn thực phẩm rất có ích”…
– Kết thúc : Bác trang trại chào tạm biệt các cháu.
c- Điều kiện cần :
– Gà, chó, mèo, ngan, nghỗng, lợn, trâu bò, chim bồ câu, thỏ ( bằng nhựa ).
– Trang trí ở góc lớp.
5.2.3 : Nhóm trò chơi tạo ra sản phẩm tạo hình.
Trò chơi 1 :TỦ THUỐC MẦM NON :
- Mục đích giáo dục:
Tổ chức cho trẻ thực hiện khả năng trang trí của mình để tạo ra sản phẩm, phong phú, đa dạng, có hiệu quả.
Kích thích hứng thú khả năng sáng tạo và tính tích cực hoạt động của trẻ.
b – Cách tiến hành :
– Chia trẻ làm 3 đội thi xem đội nà làm nhanh và đẹp.
– Cho trẻ trang trí mặt bên ngoài hộp thuốc hộp bằng bìa cát tông.
– Chuẩn bị những vật liệu trang trí mặt lên của vỏ hộp giấy :
+ Hình trang trí chữ thập.
+ Giấy màu trang trí xung quanh .
+ Một số lọ thuốc trang trí thêm bằng cát tông.
– Trò chơi kết thúc : cô nhận xét hộp thuốc của trẻ
c- Điều kiện cần :
– Hộp giấy lớn có nắp mở ngang.
– Kéo, keo dán.
– Bút lông.
– Giấy thủ công.
Trò chơi 2 : BÉ LÀM HỌA SĨ .
a – Mục đích giáo dục:
– Trẻ biết cách bày trí các hình học và đồ dùng theo yêu cầu .
– Kích thích nhu cầu nhận thức, giúp trẻ bộc lộ khả năng quan sát, mô tả. Qua đó hình thành và phát triển hành động mang tính tự giác, mang tính mô hình hóa ở dạng ngôn ngữ thầm triển khai thành lời nói.
b – Cách tiến hành :
Các họa sĩ nhắm mắt và nhận dạng các hình họa rồi lắp ghép chúng lại theo sự mô tả của người đặt tranh.
Cho trẻ chon vai chơi ( người đặt tranh, họa sĩ )
Chọn trẻ vào vòng trong, ơn định tư thế và dùng khăn che mắt
Người đặt tranh sẽ ra yêu cầu :
– Tôi cần vẽ một bức tranh có ngôi nhà, cây xanh, mặt trời…
Cho trẻ sờ vào các hình học hoặc các đồ vật được thiết kế mô phỏng đã chon, sắp xếp trang trí bức tranh theo đúng yêu cầu :
– kiến chúc : kiểm tra sản phẩm của họa sĩ. So sánh với lời mô tả ban dầu và đánh giá
c- Điều kiện cần :
– Các bức tranh vẽ những con vật đơn giản, các hình học bằng giấy, bìa carton,…, hình ngôi nhà, mặt trời, cây xanh, giấy nước, que hộp hạt …
Trò chơi 3 : NGÔI NHÀ VÀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
a – Mục đích giáo dục:
Trẻ biết dùng những hình học để tạo ra ngôi nhà, trang trí ngôi nhà và vườn cây.
b – Cách tiến hành :
Cô đưa ra yếu tố chơi : ” Quê hương mình có nhiều con đường và nhiều ngôi nhà rất đẹp, nhiều nhà đang xây dựng chưa xong đang cần tuyển những nhà thiết kế tài ba để xây dựng nốt. Cả lớp sẽ tham gia vào cuộc thi xem ai trúng tuyển ” .
– Cuộc thi kết thúc cô và trẻ chọn ra người trúng tuyển .
– Dùng giấy thủ công màu cắt thành hình ngôi nhà. Trang trí ngôi nhà với cửa sổ, trời mây, có cỏ cây hoa lá.
– Giờ chơi kết thúc, cô cùng trẻ chọn ra nhà được thiết kế đẹp nhất.
c- Điều kiện cần :
Bìa carton, giấy thủ công, bút lông, kéo và keo dán.
5.2.4. Nhóm trò chơi ứng dụng sáng tạo các sản phẩm tạo hình.
Trò chơi 1: BÉ HÁI HOA DÂN CHỦ
a – Mục đích giáo dục:
– Cho trẻ thấy được vẻ đẹp của những hình ảnh trang trí như giá trị ứng dụng của các sản phẩm NTTT.
– Hình thành ở trẻ lòng mong muốn được sáng tạo ra cái đẹp cho cuộc sống.
b – Cách tiến hành :
Cô phổ biến trò chơi : ” Hôm nay có cuộc thi hái hoa dân chủ nhân dịp tết . Cần có cây hoa đẹp. Nên ban tổ chức muốn thi xem cây nào được chọn “.
Cô phát cho mỗi đội một cây.
Nhiệm vụ của các đội phải trang trí bằng các giấy màu cát hoặc xé dán, hoặc gấp và một giấy óng ánh khác.
Kết thúc : Cô mở buổi diễn hái hoa dân chủ
c- Điều kiện cần :
– 6 cây, giấy màu, hồ dán, kéo.
– Dây óng ánh, giấy óng ánh bọc quà để dùng trang trí cây.
Trò chơi 2: CHUẨN BỊ NĂM HỌC MỚI
a – Mục đích giáo dục:
– Hình thành và rèn luyện kỹ năng trang trí cho trẻ.
– Giúp trẻ biết vận dụng kiến thức và kỹ năng vào những hoạt động trang trí khác nhau trong trường MN, ngày lễ hội.
– Giúp trẻ có ý thức gọn gàng, ngăn nắp, có nhu cầu tạo ra cái đẹp phong phú trong chính hoạt động của mình.
b – Cách tiến hành :
– Cô gây hứng thú chuẩn bị vào năm học mới trương MN yêu cầu các lớp thật đẹp trang trí lộng lẫy và trường chuẩn điểm lớp nào đẹp sẽ được điểm cao
– Cô chia trẻ thành các nhóm, từng nhóm có nhiệm vụ trang trí góc của mình.
Ví Dụ : + Góc học tập: sắp xếp đồ dùng, sách vở trên giá gọn gàng, ngăn nắp.
+ Góc phân vai: Đồ dung, đồ chơi mầm non sắp xếp đúng theo bộ.
+ Góc xây dựng: Lắp ghép công trình của chủ điểm MN.
– Kết thúc cuộc chơi : Cô đến từng góc nhận xét, tuyên dương góc được trang trí đẹp nhất.
c- Điều kiện cần :
Những đồ dùng, vật liệu để trang trí.
5.3.Những điều kiện sử dụng các trò chơi đã thiết kế
Những trò chơi được sử dụng vào bài cô đã thiết kế rất phù hợp từng bài, từng chủ điểm. Đòi hỏi cô giáo phải nhanh nhậy lắm bắt chương trình để đưa kiến thức ngày càng nâng cao.
Những trò chơi cô thiết kế giúp cho trẻ nghệ thuật rất cao có sáng tạo hơn trong bài xé, trẻ rất tỉ mỉ nhiều chi tiết từ nhỏ nhất đến phức tạp, nhiều trẻ có khả năng làm được.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1). Mục đích thực nghiệm :
– Tổ chức thực nghiệm để xem xét mức độ đúng đắn, hiệu quả của các trò chơi đưa ra để nghiên cứu và khẳng định vai trò của các trò chơi. Giúp trẻ MGL phát triển kỹ năng xé dán cho trẻ . Từ đó tìm ra cách thức sử dụng các trò chơi trong HĐTH sao cho hiệu quả nhất và đánh giá đúng đắn giả thiết khoa học của khóa luận .
2). Nội dung và cách thức tiến hành :
Tiến hành thực nghiệm trên trẻ MGL ( 5-6T ) tại trường MN Bán Công Tri Trung.
Nội dung thực nghiệm gồm 3 bước :
Nhóm I : nhóm ( đối chứng ) ĐC.
Nhóm II : Nhóm ( thực nghiệm ) TN.
2.1 .Khảo sát thực nghiệm :
Chương trình khảo sát thực được thực hiện như nhau ở nhóm trẻ để kiểm tra trình độ tạo hình của trẻ trước khi bước vào thực nghiệm tác động.
Phần này em đã sử dụng 3 bài tập tạo hình.
– Xé dán vườn cây ăn quả.
– Xé dán thuyền trên biển.
– Xé dán các loại hoa.
Sau khi trẻ hoàn thành 3 bài tập trên. Kết quả khảo sát
Em thấy số trẻ hoàn thành bài tập tương đương nhau, đường xé chưa được mịn vẫn còn lam nham, phối hợp mảng giấy chưa hợp lý. Nhìn chung trẻ làm bài chưa kỹ xảo.
2.2. Thực nghiệm tác động :
Tiến hành TNTĐ trong thời gian 1 thán em chia trẻ thành 2 nhóm :
– Nhóm TNTĐ.
– Nhóm ĐT
Số trẻ 2 nhóm bằng nhau, trẻ mỗi nhóm đều có tâm lý nói chung và trí tuệ nói riêng phát triển bình thường đồng đều về trình độ.
– Trong chương trình thực nghiệm tác động em đã biết sử dụng các BTTH :