Archive
Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo
Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo
- ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, biển đông đã thấm đậm và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống và ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Biển đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Mà Việt Nam có lợi thế hơn cả bờ biển dài trên 3.260km và không gian biển rộng (diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2) gấp 3 lần diện tích đất liền, với hơn 2.577 hòn đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, biển đảo cũng là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích quốc gia. Để có thể làm chủ và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc cũng như tham gia rộng rãi của toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta. Có thể thấy, góp phần không nhỏ vào công cuộc ấy là các tầng lớp thanh, thiếu niên nhi đồng – các mầm non tương lai tràn trề nhựa sống của đất nước. Bởi không lâu sau, các em sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước, tham gia có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia ngày càng vững mạnh. Nhận thấy được ý nghĩa cần thiết của việc bảo vệ biển đảo cho thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học. Năm học 2012 – 2013 Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015. Như vậy, rõ ràng ngành giáo dục đã bắt đầu có chuyển biến tích cực nhằm giúp các em học sinh, sinh viên nâng cao ý thức về biển, đảo quê hương.
Đối với ngành học mầm non giáo dục tình yêu với biển, đảo là điều cần thiết, cần tiến hành theo lộ trình nhất định, qua từng lứa tuổi cần tăng dần khối kiến thức. Ngoài ra giáo viên cần hiểu rõ về căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo và hơn nữa phải mở rộng, gợi mở những giá trị to lớn của biển, hải đảo, những hành động, biện pháp khai thác tài năng thế mạnh và bảo vệ biển, đảo một cách hiệu quả. Qua đó các em biết được nước ta không chỉ có đất liền mà còn có biển đảo bao la, giàu tài nguyên thiên nhiên với những đặc sản vô cùng phong phú như tỏi Lý Sơn, nước mắm Phú Quốc, trái bàng vuông. Các em cũng sẽ hình dung được một phần cuộc sống của nhân dân trên đảo, con người và cảnh vật nơi đây, chứa chan trong đó là tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và những tình cảm sâu sắc với bộ đội ngoài hải đảo xa xôi.
Đối với trẻ mầm non, hình ảnh biển đảo là những gì xa xôi, trẻ chưa từng được tiếp xúc, chưa từng có cảm giác thân thiện hay yêu mến. Bởi những gì gắn bó, gần gũi với trẻ là tình yêu thương gia đình, bạn bè, làng xóm, những gì thân thuộc xung quanh trẻ. Hơn ai hết, cha mẹ, thầy cô là những người trực tiếp giáo dục các em. Vậy nên chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ mai sau tình yêu sâu sắc đối với biển đảo đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc thân yêu.
Thực tế với trẻ mầm non đây là năm học đầu tiên triển khai nội dung giáo dục biển, đảo vào dạy trẻ nên bản thân tôi chưa có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để dạy trẻ và đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên, trẻ chưa thể hình dung ra được những khái niệm đảo là như thế nào? Tại sao gọi là đảo? Trên đảo có những gì? Và làm thế nào để có thể sống được trên đảo? Tại sao phải yêu mến biển đảo? Những câu hỏi đặt ra trong tôi như thôi thúc tôi làm sao để giúp trẻ hiểu và làm cách nào để trẻ biết, hiểu lợi ích từ biển, đảo mang lại. từ đó hình thành ở trẻ ý thức biết bảo vệ, giữ gìn biển, đảo và tình cảm yêu mến thiên nhiên biển đảo, lòng tự hào dân tộc, lớn hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Mà ở trẻ mầm non xúc cảm thẩm mỹ phát triển mạnh, tâm hồn nhạy cảm. Trẻ nhìn thế giới xung quanh bằng cặp mắt trong sáng, dễ xúc động. Trẻ nhận ra vẻ đẹp xung quanh, biết cảm thụ cái đẹp thông qua được khám phá những cái mới lạ. Chính vì lí do đó nên việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho trẻ mẫu giáo và cũng vì đó là nhiệm vụ của bất cứ người giáo viên nào trong thời kỳ hiện nay nên tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận.
Khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất liền chứ ít chú ý tới vùng biển. Nguyên nhân của sự thiếu sót trong nhận thức này một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về biển, đảo ít được đề cập một cách bài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp. Thực tế hiện nay là, khi hỏi các bạn trẻ về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ai cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải ai cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn người dân và các em học sinh, sinh viên hiện nay còn rất hạn chế. bởi suốt khoảng thời gian dài trước đây, nội dung về biển, đảo không được đưa vào chương trình giáo dục các cấp. Gần đây, khi những vấn đề về năng lượng, tài nguyên, tranh chấp chủ quyền biển, đảo trở thành vấn đề nổi cộm thì việc giáo dục kiến thức biển, đảo trong nhà trường mới được chú ý tới.
Trường Sa, Hoàng Sa đã và đang là những vùng đất thiêng liêng mà bất cứ con người Việt Nam nào khi nghe thấy đều bồi hồi xúc động. Với mục đích giáo dục tình yêu biển, hải đảo quê hương cho trẻ ngay từ tuổi mầm non để thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, hải đảo của nước ta thì ngành giáo dục mầm non phải đưa ra được nội dung giáo dục biển đảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, không làm nặng chương trình, phù hợp với tình hình địa phương, giúp trẻ dễ nhớ, dễ tiếp thu mà lưu giữ lại được ấn tượng tốt về biển đảo.
Cụ thể với trẻ mầm non có thể duy trì cách thức tuyên truyền giáo dục như lồng ghép thông qua hình thức kể chuyện lịch sử, vẽ tranh, dã ngoại, xem phim ảnh…Thông qua những tiết học đó những kiến thức về biển đảo mà cô truyền đạt cho trẻ hàng ngày với những cái tên như Trường sa, Hoàng Sa, Phú Quốc sẽ không còn gợi lên sự xa xôi với các bé. Những mầm non tương lai của đất nước sẽ hiểu hơn về đảo và hải đảo qua những giờ học bổ ích, lý thú, những trò chơi, những bức tranh, câu chuyện hấp dẫn. Bên cạnh những nét vẽ hồn nhiên về sóng vỗ rì rào, những hòn đảo, những con tàu ngược xuôi…đó là hình ảnh chú bộ đội hiên ngang ôm sung đứng gác ở cột mốc chủ quyền của tổ quốc, là bước chân dũng cảm tuần tra suốt ngày đêm để trẻ em tung tăng mỗi buổi đến trường và nuôi dưỡng những ước mơ trở thành lính đảo trong tương lai.
Nguồn: thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoducbienhaidaochotremamnon
Mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020
Mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020
Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất mục tiêu giáo dục mầm non mới mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020 giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm giáo dục mầm non là gì quản lý giáo dục mầm non là gì giáo dục mầm non tiếng anh là gì vai trò của giáo dục mầm non chương trình giáo dục mầm non mới
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục của mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo. Muốn đạt được những mục tiêu giáo dục đó người làm nhiệm vụ giáo dục cần chú trọng đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ.
Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Một số dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tự khẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số công việc trong sinh hoạt hằng ngày. Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sở hình thành các kĩ năng sống sau này.
Thực tế hiện nay cho thấy, đối với gia đình, chủ yếu là cha mẹ còn có nhiều sai lầm về giáo dục nói chung và giáo dục tính tự lập cho trẻ nói riêng. Thứ nhất là nuông chiều con quá mức chỉ biết hưởng thụ sau này trở thành người có tính ích kỉ, vụng về, thiếu tự tin trong cuộc sống. Thứ hai là không tin vào khả năng của trẻ, trẻ muốn làm nhưng thấy trẻ làm lóng ngóng, chậm chạp thì tỏ ra khó chịu, nên người lớn thường “Sốt ruột” và làm thay trẻ, dẫn đến trẻ có thái độ bướng bỉnh dần dần tạo ra sự ỉ lại, lười biếng mất tự tin ở trẻ.
Đối với giáo viên đa số đã nhận thức đầy đủ và có thái độ đúng đắn trong giáo dục tính tự lập cho trẻ lên ba. Song về hướng dẫn trẻ hoạt động để hình thành tính tự lập cho trẻ lại rất hạn chế. Nguyên nhân là do người giáo viên cho rằng trẻ còn quá nhỏ để rèn tính tự lập, bên cạnh đó điều quan trọng là cô giáo ngại khó, sợ tốn thời gian (Vì trẻ thực hiện chậm chạp, long ngóng vụng về..) và có tư tưởng “Thà làm quách cho xong”.
Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự lập cho trẻ nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng giáo viên mầm non phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự lập, làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non xã Yên Mỹ”.
*Mục đích của đề tài:
Thực trạng việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở lớp C1 trường mầm non Yên Mỹ.
Một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở lớp C1 trường mầm non Yên Mỹ.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé.
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp nghiên cứu sư phạm.
+ Phương pháp sử dụng phiếu điều tra an ket.
+ Phương pháp dùng lời nói.
+ Phương pháp sử dụng toán thống kê.
* Phạm vi áp dụng:
Trẻ mẫu giáo bé 3- 4 tuổi, lớp C1 mẫu giáo bé trường mầm non Yên Mỹ trong năm học 2012 – 2013.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
Yếu tố tạo nên tính tự lập ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường đi cho mình mà không cần lúc nào cũng nhờ đến sự chỉ bảo, hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt với, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiển mình. Những đứa trẻ được giáo dục tính tự lập từ nhỏ thì nhanh nhẹ và hoạt bát, nổi trội hơn hẳn so với những trẻ khác.
Còn đối với trẻ mầm non rất nhiều trẻ xuất hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không biết mặc quần áo, không biết tự đi giày, dép, không thích tự đi mà thích được người lớn bế ẵm….Trẻ không biết cách chăm sóc bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh, lười nhác không biết hỗ trợ người khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó thiếu tính tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết.
Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cách giúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Đặc điểm tình hình chung
Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ một xã ngoại thành Hà Nội. Nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp Huyện và một năm đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành Phố. Năm học này trường phấn đấu giữ vững danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố. Trong đợt kiểm định chất lượng giáo dục 5 năm trường đạt loại tốt. Trường có khung cảnh sư phạm đẹp và luôn giữ vững danh hiệu “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” cấp thành phố.
Năm 2012 – 2013 tôi được ban giám hiệu phân công phụ trách lớp C1 mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) cùng cô Hoàng Thị Ngọc Ánh. Bản thân có trình độ cao đẳng, còn cô Ánh có trình độ trung cấp sư phạm.
Một số trẻ được bố mẹ quá nuông chiều, một số trẻ lại quá hiếu động nhưng không biết tự phục vụ bản thân, không biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mà thường phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khắn và thuận lợi sau:
2. Thuận lợi
Bản thân là giáo viên lâu năm lại nhiệt tình, yêu nghề tâm huyết với nghề, có trách nhiệm, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của cô và trò không bị gián đoạn.
Phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
3. Khó khăn
Một số trẻ chưa học qua độ tuổi nhà trẻ nên các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hầu như không có mà hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ và cô giáo.
Do bố mẹ trẻ luôn coi trẻ còn rất nhỏ và non nớt nên quá nuông chiều mà không để trẻ tự làm lấy một việc gì dù là nhỏ nhất.
Xuất phát từ nhưng khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ để trẻ luôn chủ động, linh hoạt, tự tin trong cuộc sống. Để thực hiện được điều đó tôi đã nghiên cứu một số biện pháp sau:
III. Những biện pháp
1. Đặt mục tiêu rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Người lớn thường không muốn trẻ phải gánh nhiều trách nhiệm khi chưa thực sự sẵn sàng, thế là lại tiếp tục làm mọi việc giúp trẻ như thường lệ mà ít nhận ra rằng con trẻ đã đủ khéo léo, có các kỹ năng phù hợp và đủ tự tin bắt tay vào một công việc nào đó. Để hình thành tính tự lập, người lớn cần tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu mọi người kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bát riết lấy cha mẹ, cô giáo, chúng có thể trở thành những đứa trẻ lưới biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. Chắc hẳn ai cũng đã được nghe câu nói “Nếu bắt cho con một con cá, con sẽ có cá ăn một ngày. Nhưng nếu dạy con bắt cá, con sẽ có cá ăn suốt đời”. Xuất phát từ tư duy này cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, sống bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau để đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo lời Bác dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”
Vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau:
– Kỹ năng phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối.
– Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng nước muối sau khi ăn, lau nước trên sàn, lau bụi trên bàn, xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xa phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, tự rửa tay, chân khi thấy bẩn, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu.
– Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây…..
Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã rèn trẻ thông qua các hoạt động trong ngày. Tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động, của công việc đó như thế nào, biết được việc nào nên làm và việc nào không nên làm, việc đó có ích lợi gì để từ đó giúp trẻ dần dần trở thành ý thức cần có trong cuộc sống hàng ngày.
2. Khảo sát khả năng tự lập của trẻ
Từ những nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo bé, tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. Và để gặt hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo những kỹ năng cấn thiết để giáo dục tính tự lập cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên.
Nguồn: Thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoducmamnon2020
Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi
Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi
– Trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về các hành vi văn minh của mình. Điều này chứng minh rằng qua các câu chuyện cùng với các phương thức sử dụng đa dạng,
linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả. Quan trọng hơn là trẻ đã biết chuyển hóa từ kiến thức thành nhận thức, từ nhận thức thành hành động cụ thể.
– Khi thực hiện giáo dục hành vi văn minh cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua truyện kể lớp tôi được Ban giám hiệu đánh giá rất cao, lớp tôi được chọn làm điểm của trường về “Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ mầm non”.
– Các câu chuyện do tôi sáng tác nhằm giáo dục cho trẻ về hành vi văn minh cho trẻ mầm non được phổ biến rộng rãi trong trưởng.
– Những câu chuyện này khi được cung cấp cho phụ huynh, các bậc phụ huynh rất quan tâm, có sự trao đổi – phản hồi tích cực ngược trở lại với giáo viên tại lớp.
– Bản thân tôi đã đóng một số biện pháp trong việc giáo dục về hành vi văn minh cho kho tư liệu giảng dạy của Nhà trường.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
- Kết luận:
– Việc rèn luyện hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo là một trong những nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Nó hình thành cho trẻ có những hành vi văn minh đối với người xung quanh. Đức tính này được hình thành vững chắc từ lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi trẻ rất dễ nhạy cảm và nhanh chóng tiếp thu những điều học được ở trường và hình thành dấu ấn lâu dài. Góp phần xây dựng nền tảng ban đầu của nhân cách con người ở trường mầm non. Nhưng công việc thật không đơn giản. Trình độ nhận thức tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, điều kiện hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều vì vậy qua quá trình thực hiện tôi nhân thấy muốn thực hiện tốt việc này, bản thân mỗi giáo viên cần phải có được.
– Văn học vốn là phương tiện hữu hiệu nhất, quen thuộc nhất đối với trẻ. Ngay từ khi còn rất nhỏ những câu chuyện dân cổ tích, vần thơ đã đem đến cho trẻ biết bao điều mới lạ. Văn học vì vậy mà cũng trở thành công cụ hữu hiệu của các nhà giáo dục để truyền tải kiến thức cho trẻ. Những kiến thức khô khan đôi khi có phần xa lạ đối với trẻ bỗng trở nên gần gũi, quen thuộc.
- Bài học kinh nghiệm:
– Thơ – truyện đã giúp trẻ thu thập được những kiến thức, những hiểu biết về các hành vi văn minh.
– Khi giáo viên khuyến khích động viện trẻ, biết khơi gợi ở trẻ sự tò mò trẻ sẽ rất thích thú tham gia hoạt động.
– Nếu giáo viên tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhóm, thảo luận nhóm, nêu ra ý tưởng của mình đồng thời người giáo viên có phương pháp tốt để gợi ý giúp trẻ phát triển những ý tưởng để trẻ cùng với cô có thể sáng tác ra nhiều truyện. Qua đó, trẻ sẽ nhận ra những giá trị của bản thân, tự tin khi nhận các nhiệm vụ được giao. Mặt khác, các kiến thức đó cung cấp cho trẻ càng được khắc sâu, nhận thức của trẻ được nâng lên thành ý thức.
– Khi giáo viên có sự trao đổi tích cực với phụ huynh thông qua giao tiếp hàng ngày, bảng tuyên truyền và thông qua các tài liệu trực quan sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục. Phụ huynh ngày càng tin tưởng vào cô giáo, đồng thời cô giáo đã góp phần tuyên truyền phổ biến kiến thức cho cộng đồng, vận động cộng đồng cùng chung tay hành động.
- Đề xuất – Khuyến nghị:
– Các cấp lãnh đạo tạo điều kiện tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp giáo dục hành vi văn minh cho trẻ.
– Phòng giáo dục, nhà trường tổ chức kiến tập theo chuyên đề “Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ”.
Trên đây là một số biện pháp của tôi đã triển khai thực hiện. Tôi đã áp dụng thành công ở lớp A1 – trường Mầm non B thị trấn Văn Điển và thu được kết quả tốt. Rất mong nhận được sự góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, thực hiện tốt hơn trong năm học tiếp theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoductrevanmimh
Giáo dục trẻ mầm non giữ gìn vệ sinh môi trường
Giáo dục trẻ mầm non giữ gìn vệ sinh môi trường
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Tất cả vì một thế giới ngày mai – Hãy chung tay bảo vệ môi trường”.
Môi trường là nơi nuôi dưỡng con người cả về thể chất lẫn tinh thần, nhưng cũng chính con người trong quá trình tồn tại và phát triển đã khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây nên sự mất cân bằng sinh thái, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mỗi năm trên thế giới có hàng vạn người chết vì các loại dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm và môi trường mất vệ sinh gây ra. Một trong các nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Vì vậy, hiểu biết về môi trường và giáo dục bảo vệ môi trường trở thành một vấn đề cấp bách, có tính chiến lược toàn cầu .
“ Giữ gìn vệ sinh môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống là trách nhiệm của mỗi chúng ta“. Mỗi chúng ta ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe đối với bản thân, không có sức khỏe con người sống đâu- còn ý nghĩa. “Người khỏe mạnh thì có trăm điều ước, người đau ốm thì chỉ ước một điều” chắc hẳn ai cũng đoán được điều ước đó là có sức khoẻ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để mỗi người đều có một sức khỏe tốt, ngoài những yếu tố về dinh dưỡng, thể dục thể thao tinh thần thoải mái thì môi trường sống trong sạch đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy môi trường sống trong sạch là gì? Làm thế nào để có môi trường trong sạch? Mỗi chúng ta đã đóng góp được gì để cho môi trường ngày càng trong sạch hơn? Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của mỗi cá nhân chúng ta.
Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên: “ Giáo dục mầm non”.
Giáo dục bảo vệ môi truờng cho trẻ mầm non là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, biết cách sống tích cực với môi trường. Mục đích của giáo dục bảo vệ môi trường là hình thành cho trẻ có thói quen tốt biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong lớp và ngoài trời gọn gàng ngăn nắp, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc cây xanh và chăm sóc con vật nuôi, hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, biết được hành vi xấu như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vẽ bẩn lên tường, dẫm đạp lên cây xanh…Bên cạnh đó giúp cho các bậc phụ huynh và cộng đồng có kiến thức cơ bản về giáo dục bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động làm “ Xanh- sạch – đẹp” cho đất nước và cho thế hệ mai sau
Trên thực tế, ở trường mầm non xã Yên Mỹ nói chung và lớp mẫu giáo lớn (A2) nói riêng vấn đề giáo dục môi trường cho trẻ mầm non còn hạn chế, chưa phát huy hết được việc cho trẻ hiểu về môi trường, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn.Ở lớp, tôi nhận thấy có một số phụ huynh chưa quan tâm đến vấn đề môi trường của trường/ lớp, gia đình. Còn học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như: vệ sinh thân thể, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, giữ gìn lớp học sạch sẽ, chăm sóc cây, thu gom lá, rác thải ngoài sân trường…Ví dụ như ăn kẹo hoặc ăn bánh xong không vứt ngay
vỏ vào thùng rác mà vứt dấu vào một xó kín đáo hay nhìn thấy vỏ bim bim, vỏ hộp sữa ngoài sân trường không nhặt bỏ vào thùng rác đúng nơi qui định…
Là một giáo viên hàng ngày đang trực tiếp giáo dục những thế hệ tương lai của đất nước, tôi nhận ra một điều thật quan trọng trong công việc của mình là cần phải giáo dục cho trẻ ngay từ bậc học mầm non ý thức bảo vệ môi trường. Điều này là vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ sau này, vì khi trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ, qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ vững chắc sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường ở bậc học mầm non, ngay từ đầu năm học tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Yên Mỹ”.
*Mục đích của đề tài này:
Đánh giá thực chất, chất lượng việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non Yên Mỹ có ý thức bảo vệ môi trường.
Tìm ra những biện pháp hay, sáng tạo để lồng ghép bảo vệ môi trường cho trẻ nhằm hình thành cho trẻ những thói quen tốt lao động tự phục vụ: lau dọn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, không vứt rác, vứt đồ chơi bừa bãi, biết chăm sóc cho cây: lau lá, tưới nước , nhổ cỏ… . Hình thành cho trẻ có thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường biết được hành vi nên làm, không nên làm.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
Các biện pháp giáo dục cho trẻ từng bước nhằm hình thành ở trẻ những ấn tượng tốt trong việc “ bảo vệ môi trường xanh- sạch – đẹp.”
* Phạm vi áp dụng:
Lớp A2 mẫu giáo lớn trường mầm non Yên Mỹ trong năm học 2012- 2013.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2012 đến cuối tháng 4/2013)
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận:
– Phương pháp điều tra thực trạng:
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
– Phương pháp quan sát :
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng cao ảnh hưởng đến kinh tế và cuộc sống con người rất lớn. Do đó biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường được xem là vấn đề cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, không chỉ của một cá nhân, một trường học quan tâm mà vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung. Vì vậy ta nên giáo dục con người nhận thức việc bảo vệ môi trường ngay từ còn nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng để phát huy vấn đề này.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, mà từng người và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý vấn đề môi trường.
Mục đích giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường, điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ.
Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển khai theo phương pháp tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, hoạt động vui chơi, khám phá khoa học…thông qua chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở trường hình thành cho trẻ có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường ngay từ lứa tuổi mầm non.
Xuất phát từ những vai trò cụ thể và nhiệm vụ trọng tâm của năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục cũng như biện pháp để hoạt động này mang đến hiệu quả nhất định, góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
- Cơ sở thực tiễn:
- Đặc điểm chung:
Trường mầm non Yên Mỹ nằm trên địa bàn xã Yên Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội, năm học 2011- 2012 trường đã đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố và được thành phố công nhận thực hiện tốt phong trào “ Trường học thân thiện – học sinh tích cực”.
Trường được xây dựng khang trang, có khung cảnh sư phạm môi trường sạch đẹp, trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, cải tạo các vườn rau, phân khu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi trường xanh- sạch- đẹp. Nhà trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ.
Với qui mô toàn trường có 10 lớp học: 2 lớp MG lớn, 3 lớp MG nhỡ, 2 lớp MG bé và 3 lớp NT. Toàn trường có tổng số 42 đồng chí CB- GV- NV và 350 cháu ở các độ tuổi.
Năm học 2012- 2013 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo lớn A2 với số trẻ là 51 cháu, trong đó có 30 cháu nam và 21 cháu nữ.
Lớp có 3 cô giáo đạt trình độ trên chuẩn và luôn chú tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, trang trí lớp phù hợp với chủ đề, tạo môi trường lớp học gần gũi hấp dẫn trẻ. Cô và trò luôn quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể và có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.
Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau:
2.Thuận lợi:
Phòng giáo dục đào tạo huyện cùng BGH nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn về các chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường.
BGH nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các buổi hội thảo các chuyên đề. Trang thiết bị dạy và học được BGH nhà trường đầu tư đầy đủ, và luôn quan tâm giúp đỡ khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện các hoạt động cho trẻ.
Môi trường lớp học sạch sẽ, thoáng mát tạo điều kiện cho trẻ có một môi trường học tập tốt.
Nhà trường đầu tư nhiều thùng rác có nắp đậy đặt ở nhiều chỗ trong sân trường để thuận lợi cho cháu và phụ huynh bỏ rác. Nhà trường quan tâm đến việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cơ thể trẻ tạo điều kiện cho trẻ tham gia hoạt động.
Giáo viên có năng lực sư phạm nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề mến trẻ phối hợp ăn ý trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, có tinh thần học hỏi ở bạn bè, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
Qua 15 năm trực tiếp đứng lớp chăm sóc và giáo dục trẻ nên bản thân có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp huyện. Và là lớp điểm dạy kiến tập về chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, tạo môi trường thân thiện cho trẻ do trường tổ chức.
Phần lớn các cháu thích đến lớp, đi học đều và rất tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên tôi gặp không ít những khó khăn sau:
Phụ huynh đa số làm nghề nông và buôn bán nhỏ nên đời sống còn khó khăn, do đó một số phụ huynh chưa quan tâm đến trẻ được nhiều.
Phụ huynh chưa quan tâm đến môi trường quanh trẻ.
Một số trẻ chưa có ý thức về bảo vệ môi trường nên việc truyền thụ kiến thức đến cho trẻ còn nhiều bất cập.
– Xuất phát từ đặc điểm chung của trường của lớp, từ nhu cầu thực tế của trẻ và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường đáp ứng được nhiệm vụ trọng tâm của năm học, từng bước tôi đã có kế hoạch giải pháp đưa vào giáo dục trẻ với nhiều hình thức, thực hiện trong suốt các hoạt động của chế độ sinh hoạt 1 ngày có hiệu quả từ các biện pháp sau:
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/hoat-dong-cho-tre-mau-giao
Giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú trong giờ kể chuyện
Giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú trong giờ kể chuyện
MỞ ĐẦU
Văn học giữ vai trũ to lớn trong việc hình thành và phỏt triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non.
Sự tiếp xúc đầu tiên của trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng với tác phẩm văn học được chọn lọc, nhất là những câu chuyện kể sẽ kích thích ở sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ. Văn học góp phần hỡnh thành tỡnh cảm đạo đức cho trẻ.
Trờn thực tế đặc điểm tâm sinh lí nhận thức của trẻ ở độ tuổi này cũn rất nhiều hạn chế do cỏc cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện . Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ,câu chưa được rừ ràng, mạch lạc. Trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, núi tự do khụng tập trung chỳ ý nghe cụ kể chuyện.
Là một giáo viên đó cú nhiều năm giảng dạy trẻ ở lứa tuổi từ 24-36 tháng, tôi luôn đặt ra mục tiêu cho mỡnh là cần phải làm thế nào để giúp trẻ dễ dàng tiếp xúc và yêu thích văn học; làm thế nào để truyền tải tác phẩm văn học tới trẻ một cách có hiệu quả… Việc thường xuyên tiếp xúc với tác phẩm văn học chọn lọc sẽ kích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ, đồng thời phát triển thái độ sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật cũng như hội họa ở trẻ, góp phần vào việc phỏt triển trớ tuệ, hỡnh thành những phẩm chất nhõn cỏch đầu tiên cho trẻ. Việc kể chuyện cho trẻ nghe cũn giỳp trẻ tớch luỹ và mở rộng vốn từ ngữ phong phỳ đa dạng, giúp trẻ nói sừi, núi chuẩn tiếng Việt, khả năng nói sừi, diễn đạt ngôn ngữ được mạch lạc rừ ràng hơn.
Chớnh vỡ vậy, việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng kể chuyện cho trẻ nghe. Chớnh vỡ lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe ở trường mầm non”.
– Mục đích nghiờn cứu của SKKN:
+ Đánh giá thực trạng sự phát triển của trẻ giúp trẻ hứng thú trong giờ kể chuyện góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề cho trẻ làm quen văn học.
+ Tỡm ra cỏc biện phỏp giỳp trẻ 24 – 36 thỏng hứng thỳ trong giờ kể chuyện
– Đối tượng nghiên cứu:
+ Cỏc biện phỏp giỳp trẻ 24 – 36 thỏng hứng thỳ trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe.
– Đối tượng khảo sát và thực nghiệm:
+ Lớp nhà trẻ D2 trường mầm non B xó Tứ Hiệp – Thanh Trỡ – Hà Nội, năm học 2013-2014.
– Kế hoạch nghiờn cứu:
+ Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : thỏng 9/2013
+ Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm : thỏng 10, 11 /2013.
+ Nộp đề cương sáng kiến kinh nghiệm về văn phũng BGH để sửa : thỏng 12 / 2013.
+ Viết cỏc biện phỏp sỏng kiến kinh nghiệm : thỏng 1,2,3 /2014.
+ Sửa sỏng kiến kinh nghiệm : thỏng 4/2014.
+ Hoàn thiện và nộp về văn phũng BGH chấm sỏng kiến kinh nghiệm : thỏng 5/ 2014.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- CƠ SỞ Lí LUẬN:
Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức trong sáng; có trí thức, cú khoa học, cú tỡnh yờu nhõn loại, yờu thiờn nhiờn, yờu tổ quốc, mà cũn tạo nờn những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Tất cả những phẩm chất ấy cần được bắt đầu hỡnh thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Vỡ vậy, việc cho trẻ sớm làm quen với văn học là một trong những nội dung cần thiết và bổ ích trong chương trỡnh giỏo dục mầm non, trong đó yếu tố gây nên sự thích thú cho trẻ mỗi khi nghe cô giáo kể chuyện là rất quan trọng, vỡ khi tiếp xỳc qua những nhõn vật, sự vật trong cõu chuyện kể, hiện tượng gần gũi sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh; giúp phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tũ mũ, luụn thớch khỏm phỏ từ đó cũng được nảy sinh hơn trong trẻ.
Để nâng cao chất lượng giúp trẻ cảm thụ và học tốt môn kể chuyện thỡ mỗi giỏo viờn ngoài việc nắm chắc phương pháp giảng dạy của từng loại tiết cần phải linh hoạt sáng tạo .Trong khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, để hoạt động kể chuyện ở nhúm lớp mỡnh đạt được kết quả cao, tôi đó tỡm ra một số biện phỏp, hỡnh thức để giúp trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện một cách tích cực
- II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
- Đặc điểm tỡnh hỡnh chung
– Trường mầm non B xó Tứ Hiệp nằm trờn địa bàn thụn Đồng Trỡ xó Tứ Hiệp huyện Thanh Trỡ ngoại thành Hà Nội. Trường có 3 điểm trường ở 3 thôn: Cổ Điển B, Cổ Điển A, Đồng Trỡ. 3/3 điểm trường đều có lớp mẫu giáo lớn.
– Là ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rói, sạch sẽ. Trường mới được xõy 2 tầng, phũng lớp rộng rói, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, được đầu tư tương đối đầy đủ.
– Trường cú 4 năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện.
– Năm học 2013-2014 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non B xó Tứ Hiệp phõn cụng phụ trách lớp nhà trẻ D2 tại khu Đồng Trỡ với tổng số học sinh là 23 chỏu, trong đó :
+ 13 chỏu gỏi
+ 10 chỏu trai.
– Lớp cú 2 giỏo viờn; 100% giỏo viờn cú trỡnh độ chuẩn, trong đó: 50% đạt trỡnh độ trên chuẩn, 50% đạt trỡnh độ chuẩn..
– Lớp được sự quan tâm của BGH đó đầu tư đầy đủ những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động trong trường mầm non.
– Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tỡnh.
Với tỡnh hỡnh thực trạng như trên trong quá trỡnh thực hiện đề tài, tôi đó gặp một số thuận lợi và khú khăn như sau:
2.Thuận lợi :
– Được sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, cũng như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
– Bản thân tôi, là một giáo viên đã nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, luôn tâm huyết với nghề, có lòng nhiệt tình, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
– 100% giáo viên tại lớp biết đánh máy tính thành thạo.
– Trường tôi có nhiều phòng học sân chơi rộng rãi thoáng mát có nhiều đồ dùng đồ chơi thuận lợi cho cô và cho trẻ hoạt động với môn văn học.
– Phụ huynh quan tâm hoạt động cho trẻ làm quen với văn học trong trường mầm non.
3.Khú khăn:
– Mặc dù ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý của mỗi trẻ không đồng đều.
– Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, đủ câu, còn lúng túng khi giao tiếp. Những khó khăn này làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp nên trẻ ngày càng ít có cơ hội phát triển ngôn ngữ.
– Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá câu chuyện ngoài chương trình còn hạn chế, kĩ thuật sử dụng vi tính còn gặp khó khăn.
– Trong quá trình hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ, chưa tạo cho trẻ tự rèn luyện và phát triển ngôn ngữ qua việc cho trẻ thể hiện giọng nhân vật, tự kể lại chuyện và kể chuyện sáng tạo.
– Đôi khi cô còn lúng túng trong khi sử dụng đồ dùng nhất là những lúc các nhân vật xuất hiện cùng một lúc trong đoạn chuyện vì vậy mà chưa diễn tả hết tình huống xảy ra trong đoạn chuyện, gây khó khăn cho việc giúp trẻ hiểu nội dung chuyện.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP:
- Tự nghiên cứu, bồi dưỡng về nghệ thuật đọc kể diễn cảm:
Nghệ thuật đọc và kể diễn cảm một tác phẩm văn học là vấn đề rất quan trọng đối với giáo viên mầm non trong việc gây hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng trong giờ kể chuyện cho trẻ nge. Bởi ngôn ngữ nghệ thuật được trẻ cảm thụ trong lúc nghe cô giáo đọc và kể, vì thế cách trình bày diễn cảm và xúc động thông qua tác phẩm văn học có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ có cách trình bày tác phẩm văn học một cách nghệ thuật, cô giáo giúp các bé dễ dàng hiểu được nội dung, dễ đi vào tưởng tượng nghệ thuật, nhìn thấy được các hình tượng, các khung cảnh và các tình tiết và biết đánh giá chúng một cách đúng đắn.
Trước đây, khi tôi chuẩn bị một giờ kể chuyện cho trẻ nghe tôi chỉ hướng vào việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh câu chuyện đó để kể cho trẻ, còn việc chú ý đến việc đọc, kể diễn cảm thì quả thật tôi còn chưa chú ý đến, tôi chỉ nghĩ thuộc truyện để truyền tải tới trẻ nội dung câu chuyện, trẻ hiểu được nội dung câu chuyện thế là đủ. Chính vì vậy, trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe, trẻ chưa hứng thú nghe tôi kể chuyện, chưa thu hút trẻ vào nội dung câu chuyện của tôi nên kết quả sau mỗi giờ kể chuyện còn chưa cao.
Trong năm học 2013 – 2014, bản thõn tụi khụng ngừng tỡm tũi học hỏi, tự nghiờn cứu, rốn luyện cỏch thể hiện ngụn ngữ nghệ thuật để thu hút trẻ vào cõu truyện kể của mỡnh, được thể hiện:
+ Tôi học tập bằng cách tham khảo sách vở, tài liệu liên quan, dự giờ dạy của đồng nghiệp…, nhằm rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Để tạo sự thu hút, khi kể chuyện cho trẻ nghe thỡ đũi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật kể chuyện là rất quan trọng. Bởi vỡ trẻ ở lứa tuổi này cảm thụ ngụn ngữ nghệ thuật thụng qua hỡnh thức nghe là chớnh.
+ Lời kể của cô chính là thước đo chuẩn mực cho trẻ học tập. Biết được điều đó tôi tìm hiểu tác phẩm sau đó xác định giọng kể cho phù hợp. Tôi thường căn cứ diễn biến tâm trạng , hành động của nhân vật, bối cảnh xẩy ra, tình tiết thể hiện ngữ điệu.Cùng một nhân vật bối cảnh khác nhau thì sắc thái ngữ điệu cũng khác nhau.
+ Muốn tập trung sự chỳ ý của trẻ khi nghe kể truyện, tụi nghĩ cú rất nhiều yếu tố tạo nờn như: cô giáo phải nhập vai, phải ngắt nghỉ giọng, sử dụng ngữ điệu, cường độ giọng điệu, cử chỉ tư thế, nét mặt… sao cho thật phù hợp như:
* Về nhập vai:
Vớ dụ: trong cõu chuyện “Thỏ con khụng võng lời” tụi gợi mở cho trẻ: “Trong khu rừng kia có hai mẹ con nhà thỏ sống với nhau. Một hôm thỏ mẹ có việc phải đi, thỏ mẹ gọi thỏ con lại và dặn…” tụi ngừng lời và hỏi trẻ: “ Thỏ mẹ dặn thỏ con thế nào?” Khi đó tôi sẽ thể hiện giọng của thỏ mẹ một cách nhẹ nhàng âu yếm… để giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện.
* Về thể hiện ngắt nghỉ giọng:
Việc ngắt giọng trong lỳc kể chuyện cũng chiếm một vị trớ quan trọng. Do vậy việc ngắt giọng sao cho cú tớnh chất hoàn toàn tự nhiờn.
Vớ dụ: Trong cõu chuyện “Đuổi cáo” có đoạn kể: “Bỗng đâu có một con Cáo xông ra đuổi bắt gà con” thỡ quóng ngắt giọng giữa cõu trước cụm từ “con Cỏo” sẽ làm cho trẻ hồi hộp, kích thích trí tưởng tượng của trẻ, làm cho trẻ cố gắng hỡnh dung xem con Cỏo sẽ làm gỡ tiếp sau đó.
* Về thể hiện cường độ giọng điệu:
Nếu kể chuyện mà nhịp điệu cứ đều đều thỡ cõu chuyện sẽ khụng cú sức sống, khụng gõy được hứng thú cho trẻ. Vỡ vậy bản thõn tụi phải xỏc định cho từng nội dung truyện, đoạn truyện, tỡnh huống truyện để rèn nhịp điệu.
Vớ dụ: Trong chuyện “Thỏ con khụng võng lời” khi thể hiện lời rủ rê của bạn Bươm Bướm, tôi sử dụng giọng điệu vui tươi nhẹ nhàng để thuyết phục.
* Về thể hiện cử chỉ nột mặt:
Những cử chỉ, nột mặt của cụ giỏo khi kể chuyện cần phải kết hợp hài hoà sự diễn cảm và ngữ điệu giọng nói cho phù hợp, thể hiện được những cảm xỳc vui, buồn, ngạc nhiờn, lo õu, phấn khởi… nhằm gúp phần vào sự thành cụng cho tiết dạy.
Kết quả: Qua việc nghiên cứu các loại sách vở, học hỏi chị em đồng nghiệp nên tôi đã nắm vững phương pháp khi lên tiết, sáng tạo trong mỗi câu chuyện. Từ đó tôi cũng thấy trẻ tập trung và hứng thú nghe tôi kể chuyện, thể hiện cụ thể:
+ 100% các tiết dạy được BGH thăm lớp, dự giờ đạt loại tốt.
+ Trên 90% trẻ hứng thú, hiểu được nội dung câu chuyện đạt được mục đích yêu cầu sau mỗi giờ kể chuyện.
- Trang trí lớp học tạo môi trường hoc tập thân thiện với trẻ :
“Trường học thân thiện” là câu khẩu hiệu mà ngành Giáo dục rất quan tâm và hướng đến. Ở trong môi trường đó trẻ không phải tiếp thu những kiến thức, kỹ năng một cách cứng nhắc mà ở đó trẻ tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đỡnh mỡnh, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.
“ Môi trường ” cho trẻ hoạt động là một trong những việc cần thiết và không thể thiếu được trong vấn đề đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non hiện nay. Khác với những năm về trước thì giáo viên tìm chọn hình ảnh thật đẹp sống động và trang trí lớp cho đẹp từ đầu năm đến cuối năm. Vì thế mà trẻ nhìn lâu rồi cũng thâý chán và cũng không kích thích phát triển ở trẻ. Nhưng ngày trong năm học này, bằng những việc tìm tòi khám phá tôi đã tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Nhờ được hoạt động môi trường theo chủ đề trẻ thích khám phá trải nghiệm trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn, thông minh hơn và vận dụng được ngay ngôn ngữ của mình trong khi giao tiếp nhờ đó mà trẻ thấy hứng thú hơn và phát triển ngôn ngữ ở trẻ một cách tự nhiên hơn.
Vớ dụ: Ở “Góc sách truyện” chủ đề: “Những con vật đáng yêu” tôi bố trí môi trường mở có đủ các loại sách tranh, truyện tranh, cho trẻ tự làm các loại rối, đồ chơi mầm non, mà trẻ tự tạo theo chủ đề. Qua đó, trẻ có thể tự hoạt động tranh chuyện, con rối để kể thành câu chuyện theo ý trẻ nhớ mà ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/trethichngheketruyen
Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đúng như thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời. Những tháng ngày không thể nào quên. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của nước nhà, “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người cần được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội và biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.
Chia sẻ là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước mỗi sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, quan tâm hay giúp dỡ người khác về cả vật chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những việc nhỏ bất cứ ai cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những việc to tác mới đáng chia sẻ, nếu nghĩ nhưi vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ cho ai được cái gì.
Thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Do đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu ý thức được mình, ý thức được khả năng của mình. Đồng thời xuất hiện một thái độ mới đó là trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn và mơ ước được làm những điều giống như người lớn, đặc biệt trẻ thích được độc lập và tự chủ trong hành động. Mọi hành vi thói quen đã được hình thành trước đó nay bị phá vỡ, trẻ biểu hiện thái độ nghịch ngợm, không đồng ý hoặc phản kháng ngược lại những điều bố mẹ và những người xung quanh mong muốn. Lúc này ở trẻ xuất hiện tính bướng bỉnh, nhõng nhẽo không ngoan như trước nữa. Trong khi chơi với bạn hay giao tiếp với những người xung quanh trẻ xuất hiện tính ích kỷ, trẻ chỉ thích hành động với những gì có lợi cho trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ hành động, bắt chước những hành vi xấu thì rất nhanh còn những hành vi tích cực thì khó như khi anh chị, bố mẹ nói tục, chửi bậy thì trẻ nói lại hoặc bắt chước được ngay.
Tổ ấm gia đình, đó là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ, là môi trường văn hóa được tạo dựng trên cơ sở tình yêu thương ruột thịt của ông bà, bố mẹ và anh chị ruột trong gia đình. Đặc trưng của văn hóa gia đình là môi trường an toàn và phong phú: Chỉ có trong gia đình trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêu thương có những phút vui đùa thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với người thân, trẻ được giao lưu trực tiếp và thường xuyên, trẻ được học cách làm người một cách tự nhiên. Những truyền thống, nếp sống thói quen của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng tuyệt đối đến sự phát triển của đứa trẻ. Đứa trẻ học được những điều hay, lẽ phải hay không chủ yếu trong môi trường gia đình. Trẻ ở lứa tuổi này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễ hư hỏng, gây nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước…bị người lớn cấm đoán dẫn đến ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ , với sự cấm đoán bảo vệ của người lớn.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỉ lệ sinh con nên số người trong mỗi gia đình ngày một ít đi. Trong mội gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được gia đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càng ích kỷ, không biết yêu quý , nhường nhịn. các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũng có một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn học hỏi, nghiên cứu ứng dụng lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì thế năm học 2012-2013 tôi mạnh dạn chọn đề tài ” Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh”làm sáng kiến kinh nghiệm mầm non của mình.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận:
Chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượng nào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như trẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi ai đó khen mình xinh, đẹp, học giỏi và cảm thấy buồn, chán khi không có ai chịu chơi hay quát mắng mình.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độ phát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứ giai đoạn phát triển nào sau này. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi tư duy gắn với cảm xúc và ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúc cảm- tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi người xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm người lớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi – bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hài lòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốt nhất. Cuối tuổi mẫu giáo bé tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát triển. Hoạt động với đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triến song song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng thuận lợi hoạt động học tập của trẻ.
Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với bạn bè,gia đình và với những người xung quanh.Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.
- Cơ sở thực tiễn
1 Đặc điểm tình hình
– Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì- Hà Nội. Trường có 4 cơ sở nằm trên 3 thôn: Vĩnh Ninh, Quỳnh Đô và Ích vịnh.
– Năm học 2012- 2013 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp C4 tại khu Vĩnh Ninh với tổng số là 52 trẻ. Trong đó có 35 trẻ nam và 17 trẻ nữ.
– Lớp do 3 cô phụ trách, 2 cô có trình độ đại học phạm mầm non và 1 cô có trình độ trung cấp sư phạm mầm non.
– Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi gặp những thuận lợi khó khăn sau:
2 Thuận lợi:
– Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ.
Bán thân tôi là giáo viên trẻ , nhiệt tình năng động, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
– 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc gáo dục trẻ.
3 Khó khăn:
– 2/3 số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, thói quen trong mọi hoạt động của lớp.
– Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cho nên việc dạy trẻ “ Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh “ còn gặp nhiều khó khăn.
– Lớp có 12 trẻ thì nghịch ngợm, hiếu động, 6 trẻ rụt rè nhút nhát không thích tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ.
– Trẻ sống trong môi trường gia đình nên bị ảnh hưởng một số văn hóa xấu từ gia đình, bố mẹ còn mải lo kiếm tiền, một số phụ huynh cho rằng lo cho con ăn ngon, mặc đẹp là đủ nên bố mẹ vẫn giao việc dạy dỗ trẻ cho ông bà, anh chị, trẻ thường chơi tự do không có sự giám sát của người lớn.
– 90% phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa chưa hiểu tầm quan trọng việc nuôi dạy con theo khoa học.
– Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nên trẻ có lối sống ích kỷ chỉ biết ” nhận” mà không biết ” mình phải làm gì”.
– Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ quan tâm đến mọi người xung quanh.
Xuất phát từ thực rạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh là rất cần thiết.
II MỘT SỐ BIỆN PHÁP
- Biện pháp 1: Khảo sát
1.1 Khảo sát trẻ tại nhà thông qua phiếu điều tra
– Đây là cách làm rất nhanh gọn và mang lại kết quả cao vì như chúng ta đều biết thời gian trẻ ở nhà bằng 2/3 thời gian trẻ ở lớp.
– Môi trường sống ở nhà là nơi trẻ dễ bộc lộ những tính cách, tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ của mình, trẻ bộc lộ những tình cảm đó một cách tự nhiên, trung thực nhất như: Khi chơi trẻ có nhanh dành đồ chơi vơi các anh chị em không?. Trẻ đã biết làm gì để giúp đỡ bố mẹ?. Trẻ có biết quan tâm đến mọi người xung quanh không?.
– Để biết trẻ có quan tâm chia sẻ với người thân hay không, tôi đã xây dựng phiếu điều tra với những nội dung như sau:
Phiếu điều tra( Phụ lục 1)
1.2 Khảo sát trẻ trên lớp học:
– Để nắm được khả năng, mức độ, ý thức của trẻ khi chơi đồ chơi mầm non hoặc làm một công việc cô giao vừa sức với trẻ hay sự thể hiện tình cảm của trẻ với người thân trong gia đình, ban bè và mọi người xung quanh. Từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau:
– Tôi cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh các trẻ đang chơi có đoạn hai bạn đang tranh giành đồ chơi và đặt ra câu hỏi đàm thoại với trẻ:
Con thấy các bạn trong đoạn băng đang làm gì?
Điều gì xảy ra khi hai bạn tranh giành đồ chơi?
Nếu là con con sẽ làm gì?
– Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận xem trong khi chơi trẻ tranh giành, không biết nhường bạn hay trẻ đã biết chơi đoàn kết chưa, trẻ có biết phối hợp cùng bạn trong lúc chơi không.
– Thông giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn, tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô giáo và các bạn.
– Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:
Hàng ngày con giúp bố mẹ những công việc gì?
Con có thích làm những công việc đó không?
Vì sao con thích?
Khi làm những công việc đó con thấy bố mẹ có vui không?
Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?
– Ngoài ra tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như: Chia thìa, đĩa, xếp ghế về bàn hay phơi khăn cùng cô…. Qua quá trình trẻ làm tôi quan sát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ.
– Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
+ 15 trẻ hiếu động, nghịch ngợm
+ 12 trẻ nút nhát, rụt rè
+ 30 trẻ không phải làm việc gì
+ 34 trẻ không biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi đồ chơi với bạn.
+ 27 trẻ không hoàn thành công việc được giao.
+ 12 trẻ khi cô đứng kèm cặp mới hoàn thành công việc.
+ 38 trẻ không biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ.
– Là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn khi thấy đa số trẻ lớp mình không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi phải làm thế nào để trẻ lớp mình đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội trong chương trình của bộ giáo dục đề ra . Bên cạnh đó tôi mong muốn trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về các mặt để sau này trở thành con người con ngoan, trò giỏi. Một người có đức, trí, thể, mỹ, một người có ích cho xã hội.
- Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để trẻ được chia sẻ.
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về những nội quy, qui định trong lớp học và nội quy giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp như không nói to, không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhau, chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn khi cần. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ. Cô cho trẻ cùng cô tham gia xây dựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn và ngoan ngoãn chấp hành . Cô có thể để trẻ thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơn giản trong lúc chơi.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
Chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn.
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻ vào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường đồ chơi cho trẻ để trẻ nín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp , bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ về sớm đón con
Tôi cũng trao đổi với hai cô và phụ huynh thể hiện tình cảm của mình theo hướng tích cực: Như khi đến lớp trẻ khóc thì mẹ bế trẻ vào lớp, mẹ trò chuyện cùng trẻ xem trong lớp có những gì, các bạn đang chơi trò chơi gì? Các bạn chơi như thế nào?. Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ dễ gần gũi với cô.
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
- Biện pháp 3. Sưu tầm các trò chơi, bài thơ mầm non, có nội dung dạy trẻ biết chia sẻ.
Như chúng ta đã biết thơ ca có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn trẻ, ngay từ khi sinh ra trẻ đã được bà, mẹ hát ru cho nghe. Lớn thêm một chút khi đến lớp trẻ được các cô kể truyện, đọc thơ và chơi các trò chơi trẻ càng hiểu thêm về những vấn đề xung quanh trẻ hơn. Hiểu được điều đó tôi và các cô giáo trong lớp đã sưu tầm thêm các bài thơ, trò chơi để trẻ có cơ hội được chia sẻ với những người xung quanh.
Thông qua các trò chơi trẻ em, bài thơ, câu truyện hay phù hợp với tâm sinh lý trẻ làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. Vì thế tôi sưu tầm các trò chơi, bài thơ có nội dung dễ hiểu giúp trẻ dễ tiếp thu về vấn đề giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người xung quanh.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoductre34tuoi
Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ
Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng bởi nó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho các bậc học sau. Vì vậy các em phải được chăm sóc, phải được giáo dục khi trẻ còn ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương lai đất nước.
Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kỹ năng sống cho trẻ, nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kỹ năng sống cho trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ kỹ năng sống còn rất mới mẻ nên chúng ta còn quan trọng hóa vấn đề mà không để ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được rèn luyện “Kỹ năng sống” cơ bản. Những kỹ năng sống rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ.
Trong những năm gần đây, ngành học mầm non đã triển khai xây dựng lồng ghép chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống” vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
Là giáo viên đứng lớp, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giáo dục, uốn nắn cho trẻ những hành vi đúng, cách cư xử lịch sự, văn minh. Vì thực tế qua công tác, tôi thấy được một số khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ, trẻ còn thực hiện theo ý thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình, chưa có nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt. Trẻ chưa nhận biết và thể hiện được một số trạng thái cảm xúc của bản thân và những người xung quanh để trẻ có những hành động đúng.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ, còn số đông các gia đình còn chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chưa có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ không chú ý đến con mình ăn uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Một số cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhưng chưa chú ý dạy con cách cư xử, nhiều lúc vô tình còn hùa theo cái sai của con cái.
Tôi nhận ra rằng, tất cả những kỹ năng đó phải bắt đầu từ việc chúng ta muốn trẻ lớn lên trở thành những người như thế nào, bản thân chúng ta cần gì, thiếu gì, dựa vào cái gì để thành công thì hãy dạy cho con cái chúng ta những điều y như thế. Việc xây dưng kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt.
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ mau quên đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng sống sao cho phù hợp với nhân cách con người, với cuộc sống thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng cũng như bước đầu giúp trẻ có kỹ năng như: Tự nhận thức, tự phục vụ, biết đoàn kết với bạn bè,… Nhưng làm thế nào để cung cấp những kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả nhất? Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại lớp D1”.
* Mục đích của đề tài này:
Với đề tài trên tôi muốn giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống, có những kinh nghiệm sống, sao cho phù hợp với cuộc sống đang biến đổi không ngừng. Sau một năm thực hiện, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích thú khi trẻ được học về những kỹ năng sống cơ bản qua các hoạt động học, giờ ăn, hoạt động trò chơi và các kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Việc tìm ra các biện pháp phù hợp giúp cho trẻ tiếp thu tốt hơn, trẻ có nề nếp hơn và mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
Các biện pháp giúp phát triển kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, hình thành các kỹ năng như: Tự phục vụ, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác. Từ đó trẻ có ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.
* Phạm vi áp dụng:
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã thực nghiệm trên trẻ lớp nhà trẻ 24- 36 tháng – D1 trường mầm non A Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2013 đến cuối tháng 4/2014).
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp tham khảo tài liệu
– Phương pháp điều tra thực trạng
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Từ năm học 2008 – 2009 Bộ GD – ĐT đã phát động phong trào “Xây dựng, trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động, ý thức, sáng tạo. Giống như thầy Nguyễn Phú Cường, hiệu trưởng trường phổ thông Quốc tế Việt Nam đã từng nói “Chúng ta nên học hỏi những tiến bộ của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, bởi giáo dục toàn diện chính là mô hình giáo dục hướng về học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Trước hết học sinh cần được dạy để biết làm chủ bản thân, để giao tiếp tốt với mọi người và có khả năng giải quyết khi gặp những vấn đề rắc rối khó khăn”.
Thực tế nhiều trường hiện nay dường như chỉ quan niệm dạy kiến thức chứ chưa dạy trẻ thái độ ứng xử các mối quan hệ đó là (quan hệ với con người, với thiên nhiên), vì vậy rất nhiều điều trong cuộc sống mà trẻ không được học. Trẻ chỉ biết ăn, ngủ, học và vui chơi, trong khi đó kỹ năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp không được chú ý và thực hiện còn kém. Trẻ chưa có những kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống phù hợp. Như vậy, có thể thấy hành trang vào đời của trẻ còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ năng sống, những kỹ năng đó sẽ giúp trẻ có hành trang tự tin, làm chủ cuộc sống. Vậy để trẻ có những kỹ năng sống tốt, phù hợp với cuộc sống bên ngoài, thế giới xung quanh. Ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được các cô giáo cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống, những kỹ năng đơn giản qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp.
Đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 thàng tuổi khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy để dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường,… Để trẻ có được những kỹ năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép các hoạt động để truyền thụ các kỹ năng cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống là một tiến trình: giáo viên trang bị cho trẻ kiến thức; giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành để có kỹ năng. Trẻ cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường ngày của trẻ. Điều quan trọng nhất là những kỹ năng này trở thành một thói quen tốt.
Ngày xưa trong giáo dục truyền thống trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ. Những gì học ở gia đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị xã hội đồng loạt lên án, nên ít ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác, những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, truyền thông đại chúng, phim ảnh … trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình. Có khi cha mẹ có đó, nhưng theo không kịp những biến động xã hội ngày càng dồn dập. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ thứ loại tác động, tốt có, xấu có. Một số không nhỏ phải rời bỏ gia đình, hoặc phải bươn chải kiếm sống, thậm chí gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng có nhiều việc phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức.
Trước tình hình này, các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục đề tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểu giảng suông, dạy vẹt, học vẹt không đạt được sự thay đổi hành vi này.
Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta, có những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề.
Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết để trẻ giải quyết theo nhóm thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh hay hành động cụ thể. Qua đó, trẻ học bằng hành động và tự quyết định với sự góp ý của nhóm bạn. Tác động của nhóm bạn rất mạnh mẽ theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nếu sức ép của nhóm bạn xấu có thể khiến trẻ chấp nhận làm chuyện sai trái, thì giáo viên cũng có thể biến sức ép này thành tích cực để giúp cá nhân có những quyết định lành mạnh.
Tuy nhiên, Giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.
Do đó, Giáo dục kỹ năng sống chỉ thành công với nhà giáo dục “kiểu mới” khác với người thầy mệnh lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho trẻ. Trẻ phải chủ động mới biến được nhận thức thành hành động. Nhà giáo dục này không chỉ phải rành tâm lý lứa tuổi, mà còn phải có kiến thức và kỹ năng về nhóm để biết vận dụng tâm lý nhóm vào công tác giáo dục. Sinh hoạt nhóm rất quan trọng trong việc giúp trẻ nên chủ động để tự quyết. Giáo dục kỹ năng sống cũng không thể thành công nếu xã hội, nhất là gia đình, không đổi cách nhìn đứa trẻ, xem nó như “con nít, chẳng biết gì”, giáo dục theo kiểu nhục mạ, hạ thấp… Nền tảng của Giáo dục kỹ năng sống là ý thức về giá trị bản thân nơi trẻ… mà đây là một điều mà xã hội ta chưa quen lắm.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Đặc điểm tình hình chung:
Trường mầm non A xã Ngọc Hồi nằm ở ngoại thành Hà Nội. Nằm trên khu đất canh tác của dân, được triển khai xây dựng thành trường học, nên xung quanh còn nhiều bãi đất chống, ao hồ. Trường lại nằm gần đường quốc lộ nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Trường có hai khu chia làm 9 lớp, riêng khu Ngọc Hồi được xây hai tầng khang trang, lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát. Tổng số học sinh toàn trường là 325 trẻ, có 36 đ/c – giáo viên – nhân viên và 3 cán bộ quản lý.
Đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy trẻ lớp nhà trẻ 24-36 tháng. Lớp có 3 cô phụ trách và 40 cháu, trong đó:
– Có 22 cháu nam và 18 cháu nữ.
– 65 % phụ huynh làm nông nghiệp.
– 10 % phụ huynh làm công nhân viên chức.
– 25% phụ huynh huynh làm nghề tự do.
Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và kiến thức cho giáo viên: cụ thể hàng tháng trường tổ chức 2 buổi họp chuyên môn để trao đổi về phương pháp cũng như kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp giúp tất cả giáo viên nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ.
Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ, luôn có tinh thần học hỏi, rèn luyện.
Bản thân tôi đã có 8 năm trực tiếp giảng dạy nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhất là lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng.
Các bậc phụ huynh quan tâm, tin tưởng gửi con, luôn phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
Lớp rộng rãi, thoáng mát, có đủ các phương tiện nghe nhìn giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất.
Khi thực hiện đề tài dạy kỹ năng sống cho trẻ tôi nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh cũng như của Ban giám hiệu, cùng các chị em đồng nghiệp trong trường, đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng của chị em cùng lớp.
- Khó khăn:
Trẻ từ 24 – 36 tháng, trẻ còn nhỏ, khả năng nói phát âm của trẻ còn kém, thời gian chăm sóc trẻ nhiều.
Đa số trẻ là con gia đình nông thôn, điều kiện gia đình còn khó khăn nên sự quan tâm đến con em còn hạn chế, phụ huynh chỉ biết phối hợp với cô giáo về chương trình học của con và chăm sóc cho con thế nào cho tốt chứ phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé.
Ở nhiều gia đình trẻ được nuông chiều, cung phụng con khiến cho trẻ không có kỹ năng tự phục vụ.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ từ 24-36 tháng tuổi còn mới mẻ và khó khăn.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Biện pháp 1: Xác định các loại kỹ năng sống phù hợp độ tuổi để dạy trẻ:
Là một giáo viên mầm non, hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài việc cung cấp dạy kiến thức cho các con ở các môn học, các hoạt động trong ngày, các cô còn giúp trẻ hình thành nhân cách, các ứng xử với con người, với thiên nhiên. Đặc biệt là những cô giáo lớp nhà trẻ từ 24 – 36 tháng sẽ giúp trẻ những kiến thức ban đầu về kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối giữa các mặt để khi lớn tuổi hơn trẻ không bỡ ngỡ, xa lạ trước những cuộc sống khác lạ xung quanh. Trẻ sẽ học tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng về các mặt, các kỹ năng nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, các hành vi ứng xử cơ bản với bạn bè, cô giáo, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng vào việc tập trung tiếp thu các kiến thức ở từng môn học một cách tốt nhất.
Qua việc dạy trẻ các kỹ năng sống, các quá trình tâm lý của trẻ phát triển hơn như: Trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy…, sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ các môn học sẽ tốt hơn và khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ nhanh hơn.
Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, có người nói: Dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi những kỹ năng sống như vậy có quá sớm không, trẻ có thực hiện được không? Thật ra việc học kinh nghiệm sống với trẻ chẳng bao giờ là sớm, có hàng trăm kỹ năng sống cần thiết với trẻ. Tùy theo lứa tuổi của trẻ để chọn ra nội dung chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Người giáo viên phải có nhiệm vụ quan trọng để lựa chọn, xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi từ 24 – 36 tháng. Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã lựa chọn một số kỹ năng sống cơ bản để cung cấp cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi cụ thể như sau:
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/keblmmw
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
ĐẶT VẤN ĐỀ
(Sáng kiến kinh nghiệm mầm non) Trong đó giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất. Vì sức khỏe là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn với con người. Đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ phát triển lệch lạc mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu nếu như được chăm sóc nuôi dưỡng một cách hợp lý.
Mặt khác một trong những biện pháp phát triển thể chất là nâng cao chất nuôi dưỡng trẻ. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng luôn là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vô cùng quan trọng. Chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ. Chất lượng nuôi dưỡng tốt chính là tiền đề để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Như chúng ta đã biết ai trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ, nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một công việc hết sức quan trọng. Hơn nữa nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non là trách nhiệm của toàn thể cán bộ – giáo viên – nhân viên trong nhà trường.
Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non Vĩnh Quỳnh, tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn trong nhà trường đem đến cho trẻ những bữa ăn, những món ăn hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, là người mẹ thứ hai của các con tôi muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các con, tôi thèm khát được nhìn các khuôn mặt bầu bĩnh với nước da hồng hào của các con, Cộng thêm đôi mắt sáng ngời và nụ cười luôn nở trên môi của các con. Để các con có sức khỏe tốt thì các món ăn của tôi trong bữa ăn của trẻ phải luôn sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh cộng với kỹ thuật chế biến điêu luyện của các nghệ nhân nấu ăn (cô nuôi) và sự hiểu biết của các cô về dinh dưỡng mang đến cho các con các món ăn đầy đủ và an toàn.
Điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non”
Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường và giúp nhân viên nuôi dưỡng ngày càng nâng cao tay nghề, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đạt được kết quả tốt.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Một người được gọi là khỏe mạnh toàn diện thì phải khỏe cả về vật chất lẫn tinh thần. Vật chất là gì? Là một cơ thể được ăn uống đầy đủ hợp vệ sinh có một cơ thể cường tráng nhanh nhẹn, còn khỏe về tinh thần là ăn, chơi, học hành, lao động, ngủ nghỉ và cống hiến sức lao động của mình cho xã hội ở mọi ngành nghề.
Đặc biệt ở tuổi mầm non đó là tuổi ăn tuổi lớn, cho nên chúng ta phải tạo đà cho trẻ phát triển một cách tột bậc. Bởi vì trẻ mầm non còn non yếu nên dễ mắc một số bệnh khi trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ như: suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt. Sự ăn uống có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như cân nặng chiều cao.
Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ chất hợp vệ sinh thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Ăn uống điều độ khoa học thì sự tiêu hóa thức ăn của trẻ là rất tốt, trẻ ăn ngon miệng. Còn nếu ăn uống không khoa học thì sẽ dễ gây nên rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến mắc một số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A…
Vì thế muốn cho trẻ ăn ngon miệng gia đình và các cô nuôi trong trường mầm non phải tìm mọi cách để chế biến các món ăn sao cho màu sắc, mùi vị hình thức phải đẹp, hấp dẫn ăn lại ngon miệng vì mày sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá. Còn mùi thơm hấp dẫn đặc trưng làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, trẻ ăn ngon, đúng giờ giấc, trẻ ăn hết suất. Đặc biệt là vấn là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được dặt lên hàng đầu và rất cấp thiết. Nếu thực phẩm không an toàn thì dẫn đến ngộ độc thực phẩm liên quan đến tính mạng của con người.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Đặc điểm tình hình trường:
Trường mầm non Vĩnh Quỳnh là một xã ngoại thành Hà Nội. Xã Vĩnh Quỳnh rộng tới 3 thôn và trường có 4 khu bếp nằm tại 3 thôn.
Trường có 1090 học sinh chia làm 25 nhóm lớp. 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Bản thân tôi là một cô nuôi được giao nhiêm vụ nấu ăn tại khu bếp Vĩnh Ninh với số học sinh: 450-460 trẻ ( trong đó trẻ ở độ tuổi nhà trẻ là 60 trẻ). Chính vì vậy khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn.
- Thuận lợi:
– Được sự quan tâm của ban giám hiệu nên đồ dùng phục vụ bán trú được bổ sung và thay thế kịp thời bằng các trang thiết bị hiện đại như: Tủ cơm ga, bếp ga, tủ sấy bát, 100% các đồ dùng chứa đựng bằng inox, đảm bảo tốt yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Ban giám hiệu đã ký hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng tin cậy đó là: Công ty rau sạch Yên Mỹ và phụ huynh học sinh.
– Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện khuyến khích động viên cho nhân viên y tế, nhân viên tổ nuôi tham gia tìm hiểu và bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, nâng cao kỹ năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Được BGH luôn quan tâm nhắc nhở kịp thời nên việc định hướng khuyến khích cải tiến các món ăn phù hợp với trẻ được thực hiện thường xuyên cũng như việc sinh hoạt chuyên môn của tổ được duy trì đều đặn và có hiệu quả cao.
– Bếp ăn được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và đảm bảo theo hệ thông bếp 1 chiều thuận lợi trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ.
– Bản thân tôi đã được đào tạo qua lớp Trung cấp kỹ thuật nấu ăn nên có một số kiến thức cơ bản về nấu ăn, dinh dưỡng.
– Các tài liệu về kỹ thuật nấu ăn được phổ biến rộng rãi, dễ sưu tầm.
- Khó khăn:
– 5/20 cô nuôi mới vào ngành nên khả năng chế biến món ăn cũng như việc thực hiện theo quy trình bếp 1 chiều của một số nhân viên trong tổ còn hạn chế.
– Do điều kiện kinh tế của địa phương và phụ huynh còn hạn chế nên mức tiền ăn của học sinh còn thấp: 18.000đ/1 trẻ/ 1 ngày ( Kể cả tiền chất đốt) nên việc xây dựng thực đơn và cân đối khẩu phần ăn cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
– Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ của các cô nuôi còn chưa thành thạo.
– Giá cả thị trường luôn luôn biến động nên ảnh hưởng đến định lượng thực phẩm trong khẩu phần ăn của trẻ.
– Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm cao: 7,8%, trẻ rất kén ăn, không ăn những thực phẩm đông lạnh.
– Nhận thức của phụ huynh không đồng đều, kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường.
– Trường có nhiều bếp ăn lẻ nên việc học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau trao đổi những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế.
Trước những thuận lợi và khó khăn trên là một nhân viên nuôi dưỡng trong nhà trường tôi đã suy nghĩ và tìm ra biện pháp giải quyết cụ thể như sau:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Tự bồi dưỡng nâng cao khả năng chê biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non:
Đây là biện pháp vô cùng quan trọng vì bản thân các cô nuôi có hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng như: Thế nào là dinh dưỡng hợp lý? Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý? Chăm sóc dinh dưỡng cho lứa tuổi mầm non như thế nào? Vì sao?. Từ đó sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn của trẻ.
Như chúng ta đã biết dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không chỉ làm việc mà phải luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt là các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề nâng cao khả năng chế biến món ăn và đảm bảo VSATTP càng quan trọng. Vì có nhiều kinh nghiệm thì các cô nuôi mới có thể làm tốt được công tác của mình. Bên cạnh đó các cô phải thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ và chế biến như thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
Chính vì vậy tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp và trên mọi kênh thông tin có liên quan đến vần đề chế biến các món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi luôn tự học hỏi đồng nghiệp, dành thời gian nghiên cứu tài liệu chuyên môn để có kiến thức, kinh nghiệm chế biến cho trẻ sao cho đúng kỹ năng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà giữ lại các chất dinh dưỡng trong món ăn mà trẻ vẫn dễ ăn, ăn ngon miệng.
Vì thế, tôi luôn tìm hiểu những cuốn sách hay nói về nghệ thuật chế biến món ăn để thức ăn có mùi vị và màu sắc hấp dẫn trẻ, tìm những chuyên mục nhỏ về sự phối hợp giữa các thực phẩm, thực phẩm nào kết hợp với nhau để tăng thêm lượng dinh dưỡng, thực phẩm nào sung khắc không nên kết hợp có thể là giảm lượng dinh dưỡng và sinh ra những chất có hại gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra tôi thường xuyên thử nghiệm nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà để mọi người trong gia đình thưởng thức và tham khảo góp ý kiến cho tôi. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống hiện tại của mình.
Cùng với sự bùng nổ về CNTT, các kiến thức về dinh dưỡng, nội trợ nuôi dưỡng cũng được phổ biến rộng rãi trên mạng Internet. Tôi tìm hiểu từ bạn bè, đồng nghiệp các địa chỉ trang Wed liên quan đến công việc chuyên môn của mình, thường xuyên truy cập mạng để tìm kiếm, cập nhật những công thức, kỹ thuật chế biến những món ăn mới như: Tôm xào hoa lơ nấm hương….
Sau khi học hỏi kinh nghiệm tôi luôn ghi chép cẩn thận và lưu giữ những công thức chế biến, các bí quyết nấu ăn, các phương pháp kết hợp dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ của trẻ như: Chế độ dinh dưỡng họp lý giúp trẻ phát triển chiều cao “Những thực phẩm an toàn cho bé” dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, cho trẻ ăn nhiều hải sản để phòng thiếu máu, thiếu sắt, 6 nguyên tác cơ bản để có 1 chế độ ăn tốt nhất cho bé. Dầu gấc cà rốt, đu đủ – tốt hay xấu đối với trẻ em? Phối hợp thức ăn đế bé có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng… một cách có hệ thống trong sổ tay “Cẩm nang dinh dưỡng” và sử dụng thường xuyên khi thực hiện công việc.
VD:
– Dầu gấc: có chứa các vi chất rất cần thiết cho trẻ như Vitamin E, chất béo thực vât, sắt, kẽm.. giúp trẻ phát triển hệ thần kinh, sáng mắt, khỏe..
– Cà rốt: không chỉ chứa nguồn dinh dưỡng quý giá như vitaminA, khoáng chất, các loại tinh dầu của các axit béo… Cà rốt còn ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, tăng cường thị lực cho trẻ. v..v.
Chính vì vậy công việc chế biến của chúng tôi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng bữa ăn cũng được nâng cao.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/antoanthucphammm
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, giúp người ta hoạt động và làm việc. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Trong thời gian qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học bán trú bậc mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là một tiêu chí quan trọng, được đặt lên hàng đầu của hầu hết các trường tổ chức học bán trú.
Đứng trước thực tế trên Bộ y tế đã kêu gọi cộng đồng xã hội cần quan tâm đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ của con người. Ở trường mầm non cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các khâu từ giao nhận thực phẩm, sơ chế thực phẩm , chế biến thực phẩm và chia ăn cho trẻ. Nhưng nếu lơ là không chú trọng một trong các khâu trên thì các khâu khác có chú trọng đến mấy cũng sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Theo tôi vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm cho trẻ ngay từ khâu giao nhận thực phẩm đầu ngày là rất quan trọng và cần thiết.
Là một cô nuôi – kiêm tổ trưởng tổ nuôi với mong muốn của bản thân và tất cả chị em trong tổ đều có trách nhiêm quan tâm đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ho trẻ để chất lượng nuôi dưỡng ngày càng nâng cao. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non”
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
+ Tìm ra hệ thống các biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
* Đối tượng nghiên cứu:
+ Các biện pháp đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp
* Phạm vi áp dụng:
+ Tại trường mầm non A xã Tứ Hiệp năm học 2013 – 2014
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- 1. Cơ sở lý luận:
Vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, vừa kế thừa các tập quán tốt của từng dân tộc, vừa tiếp thu nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sức lao động và phòng chống bệnh tật. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh thực phẩm những thức ăn làm chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao ở nhiều nước.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới về đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được một nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em là các bệnh đường ruột, trong đó phổ biến là bệnh tiêu chảy. §ång thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Theo thống kê của Bộ y tế nước ta, trong 10 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở Việt Nam thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đứng hàng thứ hai. Mặt khác tình hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong những năm gần đây không ổn định, số các mẫu lương thực, thực phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Đối với nước ta cũng như những nước đang phát triển, lương thực, thực phẩm thuộc loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và đời sống rất quan trọng.
Sự ô nhiễm do các chất độc hại, sự giảm chất lượng của sản phẩm trong quá trình gieo trồng, thu hoạch, dự trữ, bảo quản, chế biến và phân phối lưu thông gây tổn hại rất lớn, có khi lên tới 30 – 50% tổng số lượng thu hoạch.
Ngoài yếu tố chính về sinh vật, lượng lương thực, thực phẩm còn bị ô nhiễm, độc hại ngày càng tăng do sự sử dụng không đúng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp, các loại thuốc tăng trọng trong quá trình chăn nuôi đối với ngô, lạc, gạo, các kim loại nặng như đồng, chì trong quá trình sản xuất đồ hộp, sữa, rau và quả … hoặc sử dụng gian dối các chất phụ gia, phẩm màu trong quá trình chế biến bánh, keo, đồ uống, thực phẩm…
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người nói chung và đặc biệt trong các trường mầm non nói riêng có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có rất nhiều khâu nhưng trước hết đặc biệt quan trọng ngay từ khâu đầu tiên là giao nhận thực phẩm.
- C¬ së thùc tiÔn:
2.1 Mô tả thực trạng
Tứ Hiệp là một xã ®ang trong thêi k× ®« thÞ ho¸, trường có 3 điểm trường ở 2 thôn, 3/3 điểm trường đều có bếp ăn 1 chiều. Năm học 2013 – 2014 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công đứng bếp ở khu Cương Ngô I. Cùng đứng bếp với tôi là 03 đồng chí ( Đồng chí Vân Ngọc, đồng chí Vũ Lệ, đồng chí Trần Phương) 3/3 đồng chí đã có bằng Trung cấp kỹ thuật nấu ăn, 01 đồng chí có bằng kỹ thuật nấu ăn 3/7. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp một số những thuận lợi khó khăn sau:
2.2 Thuận lợi:
– 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
– Nhà trường có hợp đồng các loại lương thực, thực phẩm của các nhà hàng tin cậy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do chạy theo lợi nhuận nên nhiều loại thực phẩm hiện nay trên thị trường còn nhiễm hóa chất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu kiểm tra thực phẩm
– Khu bếp chính giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm rộng rãi, thoáng mát.
– Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dïng, dụng cụ phục vụ công tác nuôi dưỡng. Trang bị đầy đủ trang phục cá nhân cho cô nu«i, quần áo lao động đồng phục, tạp dề, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng…
– Khu bếp Cương Ngô I tôi phụ trách rộng, đẹp, cao ráo đựoc sắp xếp theo bếp 1 chiều. Bếp đã được trang bị đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị hiện đại như tủ sấy, tủ cơm ga, tủ lạnh, hệ thống bếp ga và các đồ dùng bằng Inox.
– Bản thân tôi là cô nuôi có bằng trung cấp Kỹ thuật nấu ăn, với tuổi nghề là 05 năm nên đã có kinh nghiệm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non.
2.3 Khó khăn:
– Nhà trường có 3 khu nên còn gặp nhiều khó khăn trong khâu giao nhận, bảo quản và vận chuyển thực phẩm.
– Chế độ ưu đãi với cô nuôi ở trường mầm non không có, mức lương còn quá thấp so với mặt bằng chung trong xã hội, nên đời sống chị em còn gặp nhiều khó khăn.
– Đứng trước đặc điểm tình hình của trường, thuận lợi và khó khăn nêu trên, trước tình hình thực tế, tình trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm tôi đã tìm ra hệ thống các biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường và bước đầu cũng mang lại hiệu quả như sau:
- Các biện pháp:
3.1. Biện pháp 1: Giữ vệ sinh cá nhân khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm.
Giữ vệ sinh cá nhân khi làm nhiệm vụ nuôi dưỡng nói chung và khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm nói riêng là một yêu cầu tất yếu của một cô nuôi ở trường mầm non. Vì nếu các cô nuôi không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mình thì chính các cô lại là nguồn gây bệnh cho trẻ, dẫn đến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
Chính vì vậy tôi đã tạo cho mình một thói quen vệ sinh cá nhân khi làm việc để các chị em trong tổ học tập và làm theo:
+ Móng tay luôn cắt ngắn, sạch sẽ.
+ Rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm những vật dụng không đảm bảo vệ sinh và có khăn lau tay riêng.
+ Đầu tóc luôn cặp gọn gàng.
+ Đến trường thay luôn quần áo đồng phục lao động.
+ Đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề và đội mũ khi tham gia nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm.
+ Bản thân ý thức cao trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc của Trung tâm y tế hàng năm khám sức khoẻ, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, xét nghiệm phân đầy đủ để phòng tránh các dịch bệnh lây nhiễm sang trẻ.
Các thói quen trên tuy rất đơn giản nhưng không phải ai cũng duy trì thường xuyên để tạo thành thói quen được vì vậy chúng ta phải luôn ý thức tự giác vệ sinh các nhân mọi lúc, mọi nơi và trong mọi công việc.
* Kết quả:
– Bản thân tôi và tất cả các chị em trong tổ nuôi đã luôn duy trì tốt thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, đảm bảo các nguyên tắc chung trong khi làm việc tại bếp nói chung và trong khi giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm nói riêng.
– 100% các cô nuôi đã khám sức khoẻ, tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và xét nghiệm phân đầy đủ 1 năm 1 lần.
– Đã góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu giao nhận thực phẩm.
Nguồn: Thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/antoanthucphammamnon
Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1
Chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là chủ đạo, học mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học”, trẻ rất hiếu động tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh mình, trẻ thực sự học trong khi chơi để lĩnh hội các khái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học. Đặc biệt, với trẻ mẫu giáo lớn các yếu tố của hoạt động học tập đã xuất hiện nhưng mới ở dạng sơ khai. Trong mỗi một giai đoạn phát triển, ở mỗi một lứa tuổi trẻ đều mang những đặc điểm đặc trưng, sự phát triển của trẻ trong một giai đoạn nhất định vừa là kết quả của giai đoạn trước đó vừa là tiền đề cho bước phát triển của giai đoạn tiếp theo. Vào lớp 1 là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, đang từ cuộc sống khá thoải mái về mặt thời gian cũng như tinh thần, bé phải chuyển qua một môi trường đòi hỏi trẻ “làm việc” một cách thực sự, phải tập trung chú ý trong cả một tiết học dài đó là một việc không hề đơn giản với trẻ Chính vì thế việc chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi vào lớp 1 là quá trình lâu dài, quá trình này bắt đầu xuất hiện từ những tháng ngày tuổi nhà trẻ cho đến khi đủ điều kiện vào lớp 1 và chỉ có ở trường mầm non mới thực hiện được điều này, mới giúp trẻ làm quen với các hoạt động học tập, thể lực, lao động, mối quan hệ xã hội. Trong quá trình đó giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển mọi hoạt động có mục đích học tập, giúp trẻ phát triển thể lực, nhận thức, ngôn ngữ , tư duy, thẩm mỹ, kỹ năng, giao tiếp, từng bước giúp trẻ nhận thức và hòa nhập dần với cách sinh hoạt và phương pháp dạy học của giáo viên lớp 1 nhằm giúp trẻ không bị bỡ ngỡ, lo lắng, sợ sệt và trẻ sẽ tiếp thu kiến thức ở trường Tiểu học một cách tốt nhất. Để thực hiện được điều đó, nhà trường và gia đình cùng phối hợp để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và một số giáo viên đã sai lầm cho rằng chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là dạy cho trẻ biết đọc, biết viết, biết làm toán làm ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập của trẻ.
Xuất phát từ lý do trên, với nhiều năm kinh nghiệm liên tục dạy lớp mẫu giáo lớn, nắm bắt được tâm sinh lý của trẻ, tâm lý của chính các bậc phụ huynh là cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức của trẻ, tôi nhận thấy việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 là vô cùng cần thiết và quan trọng và thực hiện được mục đích đầu tiên của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 ở trường mầm non B thị trấn Văn Điển” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
* Mục đích nghiên cứu.
– Đánh giá thực trạng việc áp dụng một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 của lớp mẫu giáo lớn A2 Trường mầm non B thị trần Văn Điển.
– Tìm ra các biện pháp chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 đạt kết quả cao.
* Đối tượng nghiên cứu phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ của đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 tại lớp A2 Trường mầm non B thị trấn Văn Điển.
* Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau đây:
– Nhóm phương pháp quan sát.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Phương pháp đàm thoại.
* Phạm vi, kế hoạch nguyên cứu:
– Tháng 9 / 2013 Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 10, 11 / 2013 Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 12 / 2013 Nộp về BGH sửa sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 1, 2 / 2014 Viết các nội dung biện pháp sáng kiến kinh nghiệm.
– Tháng 3/ 2014 Sửa sáng kiến kinh nghiệm
– Giữa tháng 4 / 2014 Hoàn thiện và nộp sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là mục tiêu của Giáo dục mầm non và là mục đích đầu tiên ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tâm lý sẵn sàng đi học của mỗi trẻ phụ thuộc vào sự chuẩn bị đúng đắn của trường mầm non và đặc biệt là quan niệm của các bậc phụ huynh.
Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là chuẩn bị cho trẻ toàn diện về thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, kỹ năng cần thiết trong hoạt động học tập bằng phương pháp phù hợp với sự phát triển của trẻ, cùng với sự phối hợp thống nhất giữa gia đình và trường mầm non.
– Thể lực: Là chuẩn bị cho trẻ chiều cao, cân nặng, năng lực hoạt động bền bỉ, dẻo dai, có khả năng chống lại sự mệt mỏi của hệ thần kinh.
– Phát triển trí tuệ: Là rèn cho trẻ các thao tác trí tuệ, kích thích những hứng thú với hoạt động trí óc.
– Phát triển ngôn ngữ: Là phương tiện quan trọng giúp trẻ phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông.
– Tình cảm xã hội: Là dạy trẻ biết cách ứng xử với người xung quanh, lễ phép, kính trọng người lớn, yêu quý bạn bè, biết thông cảm và ứng xử phù hợp.
Ngoài ra để đạt được kết quả, trẻ cần tích cực hứng thú tham gia hoạt động, sự phối hợp giữa các bậc phụ huynh với cô giáo cùng có quan điểm đúng về việc chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học.
- Cơ sở thực tiễn:
- Đặc điểm chung:
– Trường Mầm non B Thị trấn Văn Điển là một trong 3 trường mầm non công lập trên địa bàn Thị trấn Văn Điển. Nhà trường có bề dày thành tích, 5 năm liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, năm học 2012 – 2013 trường được tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ, có nhiều lượt giáo viên dạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp huyện. Năm học 2013-2014 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo lớn A2 có 52 trẻ do 3 giáo viên phụ trách.
- Thuận lợi:
* Về giáo viên:
– 3/3 giáo viên đứng lớp đều có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm, yêu nghề mến trẻ luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy cũng như làm đồ dùng đồ chơi và thiết kế giáo án điện tử cho các hoạt động.
– Bản thân được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nắm chắc phương pháp tổ chức, hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ và Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi của Bộ GD&ĐT.
– Bản thân tôi được Ban giám hiệu giao nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo lớn 5 năm liền và nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ.
* Về Ban giám hiệu:
– Ban giám hiệu luôn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới.
* Về phụ huynh:
– Đa số các phụ huynh quan tâm đến tình hình học tập của con em mình, thường xuyên ủng hộ các nguyên vật liệu phục vụ cho việc học tập của trẻ.
* Về học sinh:
– Đa số trẻ trong lớp học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên nhận thức của trẻ theo độ tuổi khá đồng đều.
- Khó khăn.
* Về phụ huynh:
– Phụ huynh làm nhiều nghề khác nhau công nhân, viên chức, trồng trọt, buôn bán khả năng nhận thức của phụ huynh không đồng đều chưa nắm bắt đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ, chưa xác định rõ yêu cầu tri thức thực chất ở độ tuổi của con em mình.
– Ngay trên địa bàn có một vài giáo viên về hưu mở lớp dạy cho các cháu 5 tuổi dạy trước chương trình lớp 1, khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo sợ con mình không đi học sẽ không theo kịp bạn. Một số phụ huynh quá nóng vội cho con đi học viết, học đọc, học làm toán, ngoại ngữ ngay khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mầm non.
* Về học sinh:
– Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động.
– Một số trẻ quá hiếu động, khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức của trẻ chưa cao.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát phát phiếu khảo sát cho phụ huynh để thăm dò ý kiến phụ huynh về cách dạy học cho con ở lớp mẫu giáo lớn chuẩn bị vào lớp 1 như thế nào? (Có phụ lục kèm theo).
– Kết quả:
Câu hỏi | Trả lời | |
Cần thiết | Không cần thiết | |
Câu hỏi số 1 | 71% | 29% |
Câu hỏi số 2 | 19% | 71% |
Câu hỏi số 3 | 10% | 90% |
Kết quả trên là vấn đề đáng lo ngại, vì các phụ huynh đều có suy nghĩ, nhận thức khác nhau có phụ huynh thì không quan tâm đến tình hình của con mà coi đó hoàn toàn là trách nhiệm của trường mầm non, còn có phụ huynh thì lại quan tâm con quá sốt sắng, nôn nóng cho con đi học ngoài trước, nhất là sau Tết phụ huynh xin đón con về sớm sau giờ ăn chiều để đến lớp học thêm. Còn phương án đúng cần phải chuẩn bị cho con toàn diện về thể lực, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, tâm lý, học đúng chương trình trước khi vào lớp 1 thì ít phụ huynh chọn.Với kết quả khảo sát, nắm bắt được tâm lý của phụ huynh muốn cho con học chữ, tập đọc, tập viết, tập làm toán khi còn đang học ở mầm non tôi tiến hành một số biện pháp sau:
III. Các biện pháp:
- Làm tốt công tác tuyên truyền phụ huynh:
Cha mẹ là người đầu tiên đặt nền móng cho nhận thức của trẻ, tác động phần lớn đến suy nghĩ và hành động của con em mình, nhiều phụ huynh ngay khi con chuyển từ lớp mẫu giáo nhỡ xuống lớp mẫu giáo lớn đã nôn nóng về việc học chữ của trẻ. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng hiểu và cung cấp cho con kiến thức phù hợp với độ tuổi, vì thế cần phải tuyên truyền cho cha mẹ trẻ, giúp cha mẹ hiểu tâm sinh lý, hiểu rõ điều gì cần nhất cho con trẻ trong giai đoạn này, giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1 và phải chuẩn bị những gì?
Ngay từ đầu năm học, tôi đã kết hợp Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp phụ huynh để trao đổi, thống nhất với gia đình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, biện pháp, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với cách làm như sau.
Nguồn giáo án điện tử mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/trevaolop1