Archive
Giáo án mầm non môn làm quen văn học
Giáo án mầm non môn làm quen văn học
- Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
- MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- 1) Yêu cầu của nghành. Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bửa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành ngoan” Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình trăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh… sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động
- làm quen với các tác phẩm văn học là loại hỉnh nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật nghành từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu càu đẹp, cái thiện, gét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ, nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói day, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo
Còn tiếp
Làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Hoạt động 1
Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 bảng dán, 1 thẻ chữ cái to, 1 rổ nhỏ đựng các vật liệu tạo hình như: lá, hoa khô, hạt cây, vỏ cây, mảnh vải nhỏ, giấy, màu, giấy báo, vỏ sò, vỏ ốc, cúc áo, ren…
Cách thực hiện:
Tẻ chỉ vào chữ cái và phát âm. Dùng ngón tay di theo hình chữ cái. Trang trí chữ cái theo ý thích của mình. Sau đó từng trẻ giới thiệu chữ cái của mình là chữ gì. Giới thiệu các từ hay tên đồ vật, con vật… coa chứa chữ cái đó. Treo chữ cái xung quanh lớp học
Hoạt động 2
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 tờ giấy vẽ, bút chì, 1 cây kéo, hồ và các loại tạp chí cũ
Cách thực hiện
Yêu cầu trẻ tự viết hoặc sao chép tên mình lên đầu tờ giấy vẽ. Sau đó dành thời gian cho trẻ cắt dán tranh ảnh có tên có chứa chữ cái trong tên của trẻ. Ví dụ: tên Nam.
Trẻ cắt chữ Cá và hình con cá, chữ Me và hình quả me, Quạt nan và hình quạt … treo trong lớp. Mỗi ngày, vào giờ sinh hoạt chiều dành 1 chút thời gian để mời 1 vài trẻ giới thiệu tranh và từ mà chúng cắt được.
Hoạt động 3
Chuẩn bị
5 –6 bản phô tô bảng chữ cái, các tiêu đề của các tờ báo, bút chì.
Cách thực hiện
Chia trẻ thành từng nhóm có từ 4-5 trẻ đều nhau. Yêu cầu trẻ đếm các chữ cái trong tiêu đề của nhóm mình được phát xem mỗi chữ cái có bao nhiêu số lượng, rồi ghi các số lượng chữ cái lên bảng phô tô đã phát. Sau đó, giáo viên tập hợp cả lớp lại. Yêu cầu các nhóm đọc số lượng từng chữ cái của nhóm mình để giáo viên tổng hợp lại 1 bảng chữ cái trên bảng.
Cuối cùng, cô đọc to từng số lượng chữ cái trên bảng chung, yêu cầu số lượng trẻ từng nhóm đứng lên đúng với số lượng chữ cái đã ghi trong bảng củ nhóm mình để các bạn kiểm tra. Sau khi ghi hết số lượng các chữ cái, cô có thể yêu cầu trẻ so sánh xem chữ cái nào nhiều nhất, ít nhất. xếp thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại từ lớn đến nhỏ.
Hoạt động 4: “Ai đang làm gì?”
Chuẩn bị:
Hình các con vật đang hoạt động, có ghi chữ cái tên của chúng, những băng giấy có ghi sẵn các câu nói chỉ hoạt động của các con vật.
Cách thực hiện:
Cách 1: yêu cầu trẻ tìm hình các con vật và tìm các câu phù hợp dán lên tấm bìa. Sau đó với sự giúp của giáo viên, trẻ đóng lại thành sách. Trẻ có thể trang trí sách theo ý.
Cách 2: có thể yêu cầu trẻ nghĩ ra 1 câu nói về con vật đó, giáo viên viết lên bảng, trẻ sao chép lại bên dưới hình vẽ, dán và làm thành sách.
Hoạt động 5
Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 tờ giấy có viết sẵn 1 chữ cái ở góc, bút chì
Cách thực hiện
Giáo viên nói với trẻ là chúng ta chuẩn bị đi chơi đến một nơi nào đó. Yêu cầu trẻ vẽ 1 thứ mà trẻ muốn mang theo khi đi du lịch lên tờ giấy mà trong tên của thứ đồ vật đó phải chứa chữ cái trên tờ giấy, trẻ tự viết hoặc nhờ cô viết lên từ đó.
Tập hợp các bức tranh, treo chúng lên theo thứ tự Alphabet, đọc to những thứ trẻ cần mang theo, kiểm tra xem trẻ viết tên và vẽ có khớp nhau không rồi “đóng gói” lại để cùng đi chơi.
Hoạt động 6
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 bảng chữ cái xếp theo thứ tự, bút chì
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 bảng chữ cái, yêu cầu trẻ ghi tên các bạn, người thân và những người quen biết của mình vào ô phù hợp có chữa chữ cái đầu của tên người đó, rồi giới thiệu cho các bạn, người quen của mình.
Hoạt động 7
Chuẩn bị
Giấy, bút chì cho mỗi trẻ.
Cách thực hiện
Phát giấy và bútc chì cho trẻ, viết lên bảng 3 chữ cái bất kỳ. Yêu cầu trẻ tìm các từ bắt đầu bằng các chữ cái đod rồi vẽ hình hoặc viết từ đó, nếu trẻ không làm có thể yêu cầu giáo viên trợ giúp.
Sau khi viết tất cả các từ, cô tập trung trẻ lại, treo lên và đếm xem chữ cái nào có tổng số các từ nhiều nhất, ít nhất. Xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít, từ ít đến nhiều.
Hoạt động 8
Chuẩn bị
1 tờ giấy croki, 3 nhân vật ngộ nghĩnh, 3 sợi chỉ màu, các hình vẽ từ tạp chí, bút chì hoặc bút lông.
Cách thực hiện
Dán tờ giấy lên tường vừa tầm với trẻ. Dán 3 nhân vật lên đầu tờ croki với 3 cần câu, đính 3 sợi chỉ màu vào đầu cần câu với 3 hình vẽ có 3 từ khác nhau. Sau đó, yêu cầu trẻ cắt các hình vẽ từ tạp chí co tên bắt đầu bằng chữ cái cùng với từ trên giấy croki, dán dưới hình câu được.
Hoạt động 9
Chuẩn bị
Các thẻ chữ cái rời
Cách thực hiện
Có từ 2- 4 trẻ tham gia trò chơi. Người đầu tiên sẽ rải các thẻ chữ cái trên bàn, chọn các chữ cái tạo thành 1 từ. Lần lượt các trẻ khác sẽ chọn các chữ cái tạo thành 1 từ mới từ chữ cái đầu tiên hay chữ cái cuối cùng cho đến khi không còn chỗ để xếp từ mới hoặc hết chữ cái. Người cuối cùng tạo được từ mới là người thắng cuộc.
Hoạt động 10
Chuẩn bị
Mỗi trẻ một tờ giấy có các nhân vật đang đẩy, kéo, giữ những tứ gì đó vô hình.
Trên mình các nhân vật đều có in 1 chữ cái.
Cách thực hiện
Giáo viên giải thích cho trẻ rằng các chú cá sấu hoặc mèo đang giữ (đẩy, kéo) 1 vật vô hình nào đó mà tên bắt đầu bằng chữ cái mà chú mặc trên người. Yêu cầu trẻ đoán xem đó là cái gì và vẽ các thứ đó cho hiện lên.
Hoạt động 11
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 bộ thẻ chữ cái được viết thành từng dải, kéo, bút chì, 1 tờ giấy.
Cách thực hiện
Yêu cầu trẻ kéo cắt rời từng thẻ chữ cái, dùng các chữ cái đó tạo thành từ khác nhau (trong 10 phút). Khi tạo được các từ, trẻ viết các từ đó ra giấy. Trẻ có thể dùng lại thẻ để tạo từ mới nếu trẻ muốn. Hết 10 phút, đếm xem trẻ tạo được bao nhiêu từ.
Hoạt động 12
Chuẩn bị
Các thẻ hình, thẻ chữ cái rời, giấy croki hoặc bảng. Chia bảng hoặc giấy làm 2 cột.
Cách thực hiện
Cô gắn hình lên bảng (cột 1), cột thứ 2 cô xếp các chữ cái chỉ tên của hình đó lộn xộn, trẻ sẽ xếp hoặc viết lại các chữ cái đó cho đúng.
Hoạt động 13
Chuẩn bị
Các thẻ chữ cái, hồ dán
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ từ 1-3 chữ cái. Yêu cầu trẻ tìm những đồ dùng, đồ chơi trong lớp có tên bắt đầu bằng chữ cái đó, lấy hồ dán chữ cái đó vò vật tìm được.
Sau khi cả lớp (nhóm) dán xong, mời trẻ đi kiểm tra xem có đúng không, đọc to từ lên cho cả lớp biết và xác nhận.
Hoạt động 14
Chuẩn bị
Một băng giấy dài và bút chì
Cách thực hiện
Cô dán băng giấy len tường và viết một từ bất kỳ lên đầu tờ giấy, yêu cầu trẻ tự nghĩ ra các từ tiếp theo có cùng vần với từ cô viết. Đếm xem có tất cả bao nhiêu từ. Treo các băng giấy lên tường. Cô cứ thế thay đổi các vần khác nhau của từ đầu tiên trên băng giấy.
Hoạt động 15
Chuẩn bị
Một tờ giấy croki có dán 3 túi, các thẻ từ, bút chì màu
Cách thực hiện
Cô yêu cầu trẻ trang trí tờ giấy crôki theo ý thích, dán lên tường. Cô chia 3 thẻ từ cho vào 3 túi (tốt hơn là cho các thẻ từ về chủ đề mà trẻ đang học). Trẻ sẽ tìm các từ có vần tương ứng với các từ cô đã chọn cho vào túi phù hợp.
Khi đến lượt trẻ khác chơi cô lại rút hết các thẻ từ ra và trộn đều lên.
Hoạt động 16
Chuẩn bị
Bìa, bút chì màu, bút chì đen cho mỗi trẻ.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 tờ bìa, yêu cầu trẻ ghi tên mình vào một mặt của tờ bìa, mặt trong trẻ vẽ, hoặc viết những đặc điểm của cá nhân. Cô tập hợp các phiếu lại, rồi phát cho mỗi trẻ 1 tấm phiếu bất kỳ. Yêu cầu trẻ nhìn hình vẽ, đọc các từ mô tả để tìm bạn của mình.
Hoạt động 17
Chuẩn bị
Kéo, giấy bìa, bút chì màu cho mỗi trẻ, phấn, bảng cho cô, một số bưu thiếp mẫu …
Cách thực hiện
Cô tạo tình huống để trẻ làm thiệp (thiệp mời, thiệp chúc mừng, cám ơn…). Hướng dẫn trẻ làm thiệp, viết những lời chúc lên thiệp hoặc sao chép chữ viết của cô trên bảng (cô hỏi trẻ muốn viết gì? Cô giúp viết trên bảng để trẻ sao chép), sau đó trẻ sẽ tự trang trí thiệp theo ý thích của mình.
Hoạt động 18
Chuẩn bị
2 hộp, một số các đồ vật, đồ chơi khác nhau bất kỳ mà cô và trẻ kiếm được (có thể kiếm theo chủ đề). Các cặp thẻ từ đối xứng. Ví dụ: nặng – nhẹ, Cứng – mềm, Thấm nước – không thấm nước… Bảng từ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
Cách thực hiện
Hàng ngày tùy nội dung dạy trẻ mà cô gắn 2 thẻ lên 2 cái hộp. Yêu cầu trẻ tìm các vật thích hợp bỏ vào 2 ô. Sau khi trẻ chơi quen cô có thể yêu cầu trẻ viết tên các từ mà trẻ tìm thấy lên cột tương ứng của bảng từ.
Hoạt động 19
Chuẩn bị
Giấy vẽ, bút chì, kéo, hồ, tạp chí, sách báo cũ.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy vẽ, bút chì, yêu cầu trẻ viết một từ (tính từ) lên đầu tờ giấy vẽ (nếu trẻ không tự viết được cô viết để trẻ sao chép), sau đó giao nhiệm vụ cho trẻ tìm cắt trong báo, tạp chí cũ các vật có đặc điểm thể hiện bằng các tính từ trên (tròn, xanh lá cây, nhọn..), dán lên tờ giấy.
Trưng bày các sản phầm trong lớp một thời gian, sau đó đóng thành sách. (lưu ý giao cho mỗi trẻ 1 từ khác nhau).
Hoạt động 20
Chuẩn bị
Tờ giấy in hình các vật khác nhau (theo chủ đề), bên cạnh có viết các từ chỉ màu sắc lộn xộn, bên dưới hình vẽ có các đường gạch ngắn ứng với số lượng chữ cái trong từ, bút chì đen, bút chì màu.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ, hỏi trẻ vật đó màu gì, giải thích co trẻ sắp xếp lại thứ tự các từ chỉ màu, viết lại vào các gạch bên dưới hình vẽ, tô màu tương ứng. Treo sản phẩm trong lớp sau đó đóng thành sách.
Hoạt động 21
Chuẩn bị
Tờ giấy chia làm 3 cột: mộy cột có hình các nhân vật khác nhau (theo chủ điểm), một cột có các vật khác nhauu theo ý đồ của giáo viên. Cột thứ ba ghi các lời mô tả đặc điểm các vật ở cột thứ hai được xếp lộn xộn (kiểu như các câu đố).
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy. Giải thích cho trẻ là các nhân vật bị thất lạc đồ vật (con vật…), hãy giúp các nhân vật này tìm lại chúng, bằng cách đọc các lời mô tả rồi dùng bút chì nối chúng lại với nhau. Nếu trẻ không đọc được giáo viên giúp trẻ đọc.
Hoạt động 22
Chuẩn bị
Mỗi trẻ một hình vẽ, bảng từ và câu, kéo, hồ, giấy bìa, bút chì.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy có hình vẽ. Yêu cầu trẻ cắt rời các ô, sắp xếp lại các hình cho đúng các nhân vật. Sau đó phát cho mỗi trẻ một tờ giấy co ghi câu nói về nhân vật. Đọc cho trẻ nghe câu đó, và các từ bên cạnh. Yêu cầu trẻ tìm từ nào phù hợp với câu nói mô tả nhân vật như trong hình vẽ, sao chép từ đó vào câu tương ứng.
Cách 2: giấy crôki để gắn các hình và thẻ chữ khác nhau, hình các nhân vật, người, các thẻ từ rời, thẻ câu “Bạn tôi có…”.
Hàng ngày giáo viên gắn lên bảng các hình nhân vật khác nhau. Giải thích cho trẻ cách chơi: quan sát hình (hoặc ảnh), gắn câu “Bạn tôi có” lên bảng, trẻ chọn các từ phù hợp theo ý thích của minhg gắn lên.