Archive
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non
ĐẶT VẤN ĐỀ
(Sáng kiến kinh nghiệm mầm non) Trong đó giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất. Vì sức khỏe là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn với con người. Đặc biệt đối với lứa tuổi mầm non trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ phát triển lệch lạc mất cân đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu nếu như được chăm sóc nuôi dưỡng một cách hợp lý.
Mặt khác một trong những biện pháp phát triển thể chất là nâng cao chất nuôi dưỡng trẻ. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng luôn là nhiệm vụ trọng tâm và giữ vị trí vô cùng quan trọng. Chăm sóc nuôi dưỡng nhằm bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho trẻ. Chất lượng nuôi dưỡng tốt chính là tiền đề để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Như chúng ta đã biết ai trong mỗi chúng ta ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu như thế nào để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng một cách an toàn và hợp lý nhất, điều này không dễ, nó luôn luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về nấu ăn cho các cháu ở nhà trẻ và mẫu giáo. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng tốt sẽ có một sức khoẻ tốt và đó là tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non là một công việc hết sức quan trọng. Hơn nữa nâng cao chất lượng nuôi dưỡng cho trẻ trong trường mầm non là trách nhiệm của toàn thể cán bộ – giáo viên – nhân viên trong nhà trường.
Bản thân tôi là một nhân viên nuôi dưỡng trong trường mầm non Vĩnh Quỳnh, tôi thấy rằng mình phải có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn trong nhà trường đem đến cho trẻ những bữa ăn, những món ăn hợp lý giúp trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, là người mẹ thứ hai của các con tôi muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho các con, tôi thèm khát được nhìn các khuôn mặt bầu bĩnh với nước da hồng hào của các con, Cộng thêm đôi mắt sáng ngời và nụ cười luôn nở trên môi của các con. Để các con có sức khỏe tốt thì các món ăn của tôi trong bữa ăn của trẻ phải luôn sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh cộng với kỹ thuật chế biến điêu luyện của các nghệ nhân nấu ăn (cô nuôi) và sự hiểu biết của các cô về dinh dưỡng mang đến cho các con các món ăn đầy đủ và an toàn.
Điều đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non”
Nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường và giúp nhân viên nuôi dưỡng ngày càng nâng cao tay nghề, chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đạt được kết quả tốt.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Một người được gọi là khỏe mạnh toàn diện thì phải khỏe cả về vật chất lẫn tinh thần. Vật chất là gì? Là một cơ thể được ăn uống đầy đủ hợp vệ sinh có một cơ thể cường tráng nhanh nhẹn, còn khỏe về tinh thần là ăn, chơi, học hành, lao động, ngủ nghỉ và cống hiến sức lao động của mình cho xã hội ở mọi ngành nghề.
Đặc biệt ở tuổi mầm non đó là tuổi ăn tuổi lớn, cho nên chúng ta phải tạo đà cho trẻ phát triển một cách tột bậc. Bởi vì trẻ mầm non còn non yếu nên dễ mắc một số bệnh khi trẻ không được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ như: suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt. Sự ăn uống có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như cân nặng chiều cao.
Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ chất hợp vệ sinh thì da dẻ hồng hào, thịt chắc nịch và cân nặng đảm bảo. Ăn uống điều độ khoa học thì sự tiêu hóa thức ăn của trẻ là rất tốt, trẻ ăn ngon miệng. Còn nếu ăn uống không khoa học thì sẽ dễ gây nên rối loạn đường tiêu hóa dẫn đến mắc một số bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A…
Vì thế muốn cho trẻ ăn ngon miệng gia đình và các cô nuôi trong trường mầm non phải tìm mọi cách để chế biến các món ăn sao cho màu sắc, mùi vị hình thức phải đẹp, hấp dẫn ăn lại ngon miệng vì mày sắc đẹp sẽ bắt mắt trẻ lôi cuốn trẻ thích tìm tòi và khám phá. Còn mùi thơm hấp dẫn đặc trưng làm cho trẻ tiết dịch vị cao giúp trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng thì sẽ dễ tiêu hóa hơn, trẻ ăn ngon, đúng giờ giấc, trẻ ăn hết suất. Đặc biệt là vấn là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được dặt lên hàng đầu và rất cấp thiết. Nếu thực phẩm không an toàn thì dẫn đến ngộ độc thực phẩm liên quan đến tính mạng của con người.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Đặc điểm tình hình trường:
Trường mầm non Vĩnh Quỳnh là một xã ngoại thành Hà Nội. Xã Vĩnh Quỳnh rộng tới 3 thôn và trường có 4 khu bếp nằm tại 3 thôn.
Trường có 1090 học sinh chia làm 25 nhóm lớp. 100% trẻ ăn bán trú tại trường. Bản thân tôi là một cô nuôi được giao nhiêm vụ nấu ăn tại khu bếp Vĩnh Ninh với số học sinh: 450-460 trẻ ( trong đó trẻ ở độ tuổi nhà trẻ là 60 trẻ). Chính vì vậy khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn.
- Thuận lợi:
– Được sự quan tâm của ban giám hiệu nên đồ dùng phục vụ bán trú được bổ sung và thay thế kịp thời bằng các trang thiết bị hiện đại như: Tủ cơm ga, bếp ga, tủ sấy bát, 100% các đồ dùng chứa đựng bằng inox, đảm bảo tốt yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Ban giám hiệu đã ký hợp đồng thực phẩm với các chủ hàng tin cậy đó là: Công ty rau sạch Yên Mỹ và phụ huynh học sinh.
– Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện khuyến khích động viên cho nhân viên y tế, nhân viên tổ nuôi tham gia tìm hiểu và bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng, nâng cao kỹ năng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Được BGH luôn quan tâm nhắc nhở kịp thời nên việc định hướng khuyến khích cải tiến các món ăn phù hợp với trẻ được thực hiện thường xuyên cũng như việc sinh hoạt chuyên môn của tổ được duy trì đều đặn và có hiệu quả cao.
– Bếp ăn được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và đảm bảo theo hệ thông bếp 1 chiều thuận lợi trong quá trình chế biến món ăn cho trẻ.
– Bản thân tôi đã được đào tạo qua lớp Trung cấp kỹ thuật nấu ăn nên có một số kiến thức cơ bản về nấu ăn, dinh dưỡng.
– Các tài liệu về kỹ thuật nấu ăn được phổ biến rộng rãi, dễ sưu tầm.
- Khó khăn:
– 5/20 cô nuôi mới vào ngành nên khả năng chế biến món ăn cũng như việc thực hiện theo quy trình bếp 1 chiều của một số nhân viên trong tổ còn hạn chế.
– Do điều kiện kinh tế của địa phương và phụ huynh còn hạn chế nên mức tiền ăn của học sinh còn thấp: 18.000đ/1 trẻ/ 1 ngày ( Kể cả tiền chất đốt) nên việc xây dựng thực đơn và cân đối khẩu phần ăn cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
– Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ của các cô nuôi còn chưa thành thạo.
– Giá cả thị trường luôn luôn biến động nên ảnh hưởng đến định lượng thực phẩm trong khẩu phần ăn của trẻ.
– Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đầu năm cao: 7,8%, trẻ rất kén ăn, không ăn những thực phẩm đông lạnh.
– Nhận thức của phụ huynh không đồng đều, kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường.
– Trường có nhiều bếp ăn lẻ nên việc học hỏi kinh nghiệm và cùng nhau trao đổi những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế.
Trước những thuận lợi và khó khăn trên là một nhân viên nuôi dưỡng trong nhà trường tôi đã suy nghĩ và tìm ra biện pháp giải quyết cụ thể như sau:
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
- Tự bồi dưỡng nâng cao khả năng chê biến món ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ mầm non:
Đây là biện pháp vô cùng quan trọng vì bản thân các cô nuôi có hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng như: Thế nào là dinh dưỡng hợp lý? Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý? Chăm sóc dinh dưỡng cho lứa tuổi mầm non như thế nào? Vì sao?. Từ đó sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn của trẻ.
Như chúng ta đã biết dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không chỉ làm việc mà phải luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt là các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề nâng cao khả năng chế biến món ăn và đảm bảo VSATTP càng quan trọng. Vì có nhiều kinh nghiệm thì các cô nuôi mới có thể làm tốt được công tác của mình. Bên cạnh đó các cô phải thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ và chế biến như thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất.
Chính vì vậy tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp và trên mọi kênh thông tin có liên quan đến vần đề chế biến các món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi luôn tự học hỏi đồng nghiệp, dành thời gian nghiên cứu tài liệu chuyên môn để có kiến thức, kinh nghiệm chế biến cho trẻ sao cho đúng kỹ năng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà giữ lại các chất dinh dưỡng trong món ăn mà trẻ vẫn dễ ăn, ăn ngon miệng.
Vì thế, tôi luôn tìm hiểu những cuốn sách hay nói về nghệ thuật chế biến món ăn để thức ăn có mùi vị và màu sắc hấp dẫn trẻ, tìm những chuyên mục nhỏ về sự phối hợp giữa các thực phẩm, thực phẩm nào kết hợp với nhau để tăng thêm lượng dinh dưỡng, thực phẩm nào sung khắc không nên kết hợp có thể là giảm lượng dinh dưỡng và sinh ra những chất có hại gây ngộ độc thức ăn.
Ngoài ra tôi thường xuyên thử nghiệm nấu những món ăn mà tôi vừa học hỏi ở nhà để mọi người trong gia đình thưởng thức và tham khảo góp ý kiến cho tôi. Điều đó giúp tôi tự tin hơn trong công việc cũng như trong cuộc sống hiện tại của mình.
Cùng với sự bùng nổ về CNTT, các kiến thức về dinh dưỡng, nội trợ nuôi dưỡng cũng được phổ biến rộng rãi trên mạng Internet. Tôi tìm hiểu từ bạn bè, đồng nghiệp các địa chỉ trang Wed liên quan đến công việc chuyên môn của mình, thường xuyên truy cập mạng để tìm kiếm, cập nhật những công thức, kỹ thuật chế biến những món ăn mới như: Tôm xào hoa lơ nấm hương….
Sau khi học hỏi kinh nghiệm tôi luôn ghi chép cẩn thận và lưu giữ những công thức chế biến, các bí quyết nấu ăn, các phương pháp kết hợp dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ của trẻ như: Chế độ dinh dưỡng họp lý giúp trẻ phát triển chiều cao “Những thực phẩm an toàn cho bé” dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, cho trẻ ăn nhiều hải sản để phòng thiếu máu, thiếu sắt, 6 nguyên tác cơ bản để có 1 chế độ ăn tốt nhất cho bé. Dầu gấc cà rốt, đu đủ – tốt hay xấu đối với trẻ em? Phối hợp thức ăn đế bé có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng… một cách có hệ thống trong sổ tay “Cẩm nang dinh dưỡng” và sử dụng thường xuyên khi thực hiện công việc.
VD:
– Dầu gấc: có chứa các vi chất rất cần thiết cho trẻ như Vitamin E, chất béo thực vât, sắt, kẽm.. giúp trẻ phát triển hệ thần kinh, sáng mắt, khỏe..
– Cà rốt: không chỉ chứa nguồn dinh dưỡng quý giá như vitaminA, khoáng chất, các loại tinh dầu của các axit béo… Cà rốt còn ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, tăng cường thị lực cho trẻ. v..v.
Chính vì vậy công việc chế biến của chúng tôi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng bữa ăn cũng được nâng cao.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/antoanthucphammm
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật đang có mặt ở khắp nơi trong môi trường, giúp người ta hoạt động và làm việc. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe con người.
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.
Trong thời gian qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học bán trú bậc mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là một tiêu chí quan trọng, được đặt lên hàng đầu của hầu hết các trường tổ chức học bán trú.
Đứng trước thực tế trên Bộ y tế đã kêu gọi cộng đồng xã hội cần quan tâm đến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khoẻ của con người. Ở trường mầm non cần có biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm các khâu từ giao nhận thực phẩm, sơ chế thực phẩm , chế biến thực phẩm và chia ăn cho trẻ. Nhưng nếu lơ là không chú trọng một trong các khâu trên thì các khâu khác có chú trọng đến mấy cũng sẽ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Theo tôi vệ sinh an toàn thực phẩm thực phẩm cho trẻ ngay từ khâu giao nhận thực phẩm đầu ngày là rất quan trọng và cần thiết.
Là một cô nuôi – kiêm tổ trưởng tổ nuôi với mong muốn của bản thân và tất cả chị em trong tổ đều có trách nhiêm quan tâm đến vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ho trẻ để chất lượng nuôi dưỡng ngày càng nâng cao. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài : “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non”
* Mục đích nghiên cứu của đề tài:
+ Đánh giá thực trạng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
+ Tìm ra hệ thống các biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp.
* Đối tượng nghiên cứu:
+ Các biện pháp đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non A xã Tứ Hiệp
* Phạm vi áp dụng:
+ Tại trường mầm non A xã Tứ Hiệp năm học 2013 – 2014
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- 1. Cơ sở lý luận:
Vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, vừa kế thừa các tập quán tốt của từng dân tộc, vừa tiếp thu nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sức lao động và phòng chống bệnh tật. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh thực phẩm những thức ăn làm chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao ở nhiều nước.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới về đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được một nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ em là các bệnh đường ruột, trong đó phổ biến là bệnh tiêu chảy. §ång thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Theo thống kê của Bộ y tế nước ta, trong 10 nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở Việt Nam thì nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh đứng hàng thứ hai. Mặt khác tình hình chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong những năm gần đây không ổn định, số các mẫu lương thực, thực phẩm không đạt yêu cầu vệ sinh vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Đối với nước ta cũng như những nước đang phát triển, lương thực, thực phẩm thuộc loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về chính trị, xã hội và đời sống rất quan trọng.
Sự ô nhiễm do các chất độc hại, sự giảm chất lượng của sản phẩm trong quá trình gieo trồng, thu hoạch, dự trữ, bảo quản, chế biến và phân phối lưu thông gây tổn hại rất lớn, có khi lên tới 30 – 50% tổng số lượng thu hoạch.
Ngoài yếu tố chính về sinh vật, lượng lương thực, thực phẩm còn bị ô nhiễm, độc hại ngày càng tăng do sự sử dụng không đúng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp, các loại thuốc tăng trọng trong quá trình chăn nuôi đối với ngô, lạc, gạo, các kim loại nặng như đồng, chì trong quá trình sản xuất đồ hộp, sữa, rau và quả … hoặc sử dụng gian dối các chất phụ gia, phẩm màu trong quá trình chế biến bánh, keo, đồ uống, thực phẩm…
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho con người nói chung và đặc biệt trong các trường mầm non nói riêng có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có rất nhiều khâu nhưng trước hết đặc biệt quan trọng ngay từ khâu đầu tiên là giao nhận thực phẩm.
- C¬ së thùc tiÔn:
2.1 Mô tả thực trạng
Tứ Hiệp là một xã ®ang trong thêi k× ®« thÞ ho¸, trường có 3 điểm trường ở 2 thôn, 3/3 điểm trường đều có bếp ăn 1 chiều. Năm học 2013 – 2014 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công đứng bếp ở khu Cương Ngô I. Cùng đứng bếp với tôi là 03 đồng chí ( Đồng chí Vân Ngọc, đồng chí Vũ Lệ, đồng chí Trần Phương) 3/3 đồng chí đã có bằng Trung cấp kỹ thuật nấu ăn, 01 đồng chí có bằng kỹ thuật nấu ăn 3/7. Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi gặp một số những thuận lợi khó khăn sau:
2.2 Thuận lợi:
– 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
– Nhà trường có hợp đồng các loại lương thực, thực phẩm của các nhà hàng tin cậy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do chạy theo lợi nhuận nên nhiều loại thực phẩm hiện nay trên thị trường còn nhiễm hóa chất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều đó đã gặp rất nhiều khó khăn trong khâu kiểm tra thực phẩm
– Khu bếp chính giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm rộng rãi, thoáng mát.
– Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dïng, dụng cụ phục vụ công tác nuôi dưỡng. Trang bị đầy đủ trang phục cá nhân cho cô nu«i, quần áo lao động đồng phục, tạp dề, khẩu trang, găng tay, mũ, ủng…
– Khu bếp Cương Ngô I tôi phụ trách rộng, đẹp, cao ráo đựoc sắp xếp theo bếp 1 chiều. Bếp đã được trang bị đầy đủ các đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị hiện đại như tủ sấy, tủ cơm ga, tủ lạnh, hệ thống bếp ga và các đồ dùng bằng Inox.
– Bản thân tôi là cô nuôi có bằng trung cấp Kỹ thuật nấu ăn, với tuổi nghề là 05 năm nên đã có kinh nghiệm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ ở trường mầm non.
2.3 Khó khăn:
– Nhà trường có 3 khu nên còn gặp nhiều khó khăn trong khâu giao nhận, bảo quản và vận chuyển thực phẩm.
– Chế độ ưu đãi với cô nuôi ở trường mầm non không có, mức lương còn quá thấp so với mặt bằng chung trong xã hội, nên đời sống chị em còn gặp nhiều khó khăn.
– Đứng trước đặc điểm tình hình của trường, thuận lợi và khó khăn nêu trên, trước tình hình thực tế, tình trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm tôi đã tìm ra hệ thống các biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường và bước đầu cũng mang lại hiệu quả như sau:
- Các biện pháp:
3.1. Biện pháp 1: Giữ vệ sinh cá nhân khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm.
Giữ vệ sinh cá nhân khi làm nhiệm vụ nuôi dưỡng nói chung và khi tham gia giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm nói riêng là một yêu cầu tất yếu của một cô nuôi ở trường mầm non. Vì nếu các cô nuôi không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mình thì chính các cô lại là nguồn gây bệnh cho trẻ, dẫn đến không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
Chính vì vậy tôi đã tạo cho mình một thói quen vệ sinh cá nhân khi làm việc để các chị em trong tổ học tập và làm theo:
+ Móng tay luôn cắt ngắn, sạch sẽ.
+ Rửa tay bằng xà phòng sau khi cầm những vật dụng không đảm bảo vệ sinh và có khăn lau tay riêng.
+ Đầu tóc luôn cặp gọn gàng.
+ Đến trường thay luôn quần áo đồng phục lao động.
+ Đeo khẩu trang, găng tay, tạp dề và đội mũ khi tham gia nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm.
+ Bản thân ý thức cao trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc của Trung tâm y tế hàng năm khám sức khoẻ, tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, xét nghiệm phân đầy đủ để phòng tránh các dịch bệnh lây nhiễm sang trẻ.
Các thói quen trên tuy rất đơn giản nhưng không phải ai cũng duy trì thường xuyên để tạo thành thói quen được vì vậy chúng ta phải luôn ý thức tự giác vệ sinh các nhân mọi lúc, mọi nơi và trong mọi công việc.
* Kết quả:
– Bản thân tôi và tất cả các chị em trong tổ nuôi đã luôn duy trì tốt thói quen giữ vệ sinh cá nhân tốt, đảm bảo các nguyên tắc chung trong khi làm việc tại bếp nói chung và trong khi giao nhận, sơ chế, chế biến thực phẩm nói riêng.
– 100% các cô nuôi đã khám sức khoẻ, tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và xét nghiệm phân đầy đủ 1 năm 1 lần.
– Đã góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu giao nhận thực phẩm.
Nguồn: Thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/antoanthucphammamnon