Archive
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
Chủ đề: Bé và gia đình.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25- 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
– Trẻ biết sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm.
- Kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện,
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, đèn học, máy vi tính, ti vi, máy sấy bằng vật thật
– Bảng đa năng, bàn ghế, bút.
– Một mảnh vải bị nhàu.
– Nhạc bái hát: Đồ dùng bé yêu.
- Đồ dùng của trẻ:
– Lô tô hình ảnh về các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện có gắn xước dính.
– Bài tập có hình ảnh về các hành vi sử dụng điện tiết kiệm và không tiết kiệm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | lưu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Đồ dùng bé yêu”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói về những đồ dùng gì? – Những đồ dùng đó dùng để làm gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một đồ dùng sử dụng điện: – Chia trẻ thành các nhóm cho trẻ khám phá các đồ dùng điện: Nhóm 1: Bàn là. Nhóm 2: Nồi cơm điện. Nhóm 3: Quạt điện. – Cho trẻ nói hiểu biết của trẻ về những đồ dùng điện vừa khám phá. * Bàn là: – Cô tạo tình huống: Đưa ra một mảnh vải bị nhàu và hỏi trẻ: + Cô có gì đây? Mảnh vải bị làm sao? + Làm thế nào để mảnh vải hết nhàu? – Cô dùng bàn là là mảnh vải sau đó hỏi trẻ: + Mảnh vải bây giờ như thế nào? Vì sao con biết? + Muốn bàn là sử dụng được thì phải làm gì? + Khi cắm điện bàn là sẽ như thế nào? Có được sờ vào bàn là khi đang cắm điện không? Vì sao? + Bàn là là đồ dùng sử dụng gì? Được sử dụng khi nào? => Cô chốt lại: Bàn là là đồ dùng sử dụng điện, khi có đồ bị nhàu và nhăn thì ta mới sử dụng bàn là, khi là xong thì phải rút điện ra để tiết kiệm điện. * Nồi cơm điện: Cô đọc câu đố: Vừa bằng quả bí Nhi nhí hạt cơm Là cái gì? – Nồi cơm điện dùng để làm gì? – Phải làm gì để nồi cơm điện nấu được chín cơm? |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
– Có được cắm điện khi tay ướt không? Vì sao?
– Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng gì? => Chốt lại: Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng điện, dùng để nấu chín cơm, khi tay ướt thì không nên cầm dây cắm điện vì như vậy rất dễ bị điện giật. * Quạt điện: – Cô có 1 câu đố các con cùng lắng nghe xem câu đố về cái gì? Có cánh mà không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làm gió xua cái nóng Mất điện là hết quay Đố bé là cái gì? – Quạt dùng để làm gì? – Phải làm gì để quạt chạy được? – Quạt là đồ dùng sử dụng gì? – Khi không dùng nữa thì phải làm gì? => Chốt lại: Quạt là đồ dùng sử dụng điện, khi có điện thì quạt mới chạy được giúp cho con người có gió mát vào mùa hè nóng bức. * Mở rộng: Ngoài bàn là, nồi cơm điện, quạt điện còn có rất nhiều các đồ dùng khác cũng phải có điện thì mới sử dụng được.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các đồ dùng trên đều là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, các đồ dùng đó đều rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Nếu không có điện thì sẽ không sử dụng được các đồ dùng đó. Vì vậy, điện rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nếu sử dụng điện lãng phí thì nguồn năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải biết sử dụng điện một cách tiết kiệm, luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Khi thấy người nào sử dụng không tiết kiệm thì chúng ta nên nhắc nhở người đó có ý thức hơn. * Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất + Cách chơi: Chia làm 3 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên trên bàn ở trên này và chọn |
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi
|
những lô tô hình ảnh về đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, trò chơi bắt đầu và kết thức bằng 1 bản nhạc. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Ai giỏi nhất + Cô cho trẻ về bàn ngồi + Mỗi bạn sẽ được phát một bài tập trong bài sẽ có hình ảnh về các hành vì biết sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm và không tiết kiệm, nhiệm vụ của các con sẽ phải khoanh tròn hành vi tiết kiệm. Bạn nào khoanh đúng nhiều nhất sé là bạn giỏi nhất. + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động. |
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
|
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Giáo án làm quen các ngày tháng trong năm
Giáo án làm quen các ngày tháng trong năm
Các ngày tháng trong năm
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Bé biết thứ tự của các ngày trong tuần, thứ tự của các tháng trong năm.
– Bé biết sắp xếp các ngày trong tuần cho phù hợp.
– Bé biết làm lịch cho năm mới từ các họa báo và viết các chữ số theo thứ tự tăng dần của các ngày trong tháng.
- CHUẨN BỊ:
– Các tờ lịch theo thứ tự từ ngày 2 – 22
– 12 tờ giấy lớn cho bé làm lịch cho năm 2014.
– Họa báo, kéo, hồ dán, viết lông.
- TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
– Cô cho hát bài : Cả tuần đều ngoan – Cho trẻ kết 7 nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn. – Cô cho mỗi nhóm 3 tờ lịch theo thứ tự, mỗi trẻ cầm 1 tờ và đứng theo thứ tự tăng dần ( Bạn đứng trước có chữ số nhỏ nhất là ngày hôm qua, bạn đứng giữa là ngày hôm nay, bạn đứng sau là ngày mai). – Cách chơi: Cho 7 nhóm đứng theo thứ tự tăng dần của nhóm. Cô sẽ cho trẻ chơi “Bạn là ai?” cô chỉ nhóm nào thì lần lượt từng bạn trong nhóm đó phải nói được mình là ngày nào? + Bạn đứng giữa nói “ Tôi là ngày hôm nay” + Bạn đứng trước nói “Tôi là ngày hôm qua” + Bạn đứng sau nói “Tôi là ngày mai”
– Lần 2: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn theo thứ tự tăng dần từ 2 – 22, nghe 1 đoạn nhạc cô chỉ vào bạn nào thì bạn đó sẽ nói “ Tôi là ngày hôm nay, ngày 12…”, bạn đứng bên trái sẽ nói tiếp “ Tôi là ngày hôm qua ngày 11”, bạn đứng bên phải sẽ nói “ Tôi là ngày mai, ngày 13”. Lần lượt cô chỉ đến bạn nào thì bạn đó nói, sau đó có thể cho 1 trẻ vào thay cô để chị bạn nói.
– Cô cho trẻ chia thành 3 nhóm theo ký hiệu trên mỗi tờ lịch. – Cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu trẻ sắp xếp thứ tự của các ngày trong tuần cho phù hợp, sau đó dán các ngày đó vào tờ giấy lớn tạo thành 1 tuần lễ. – Trò chuyện với trẻ về các ngày trong tuần: + 1 ngày có mấy tuần? Đó là ngày nào? + 1 tuần bé đi học những ngày nào? Bé nghỉ ngày nào?
– Cô trò chuyện với bé 1 năm có bao nhiêu tháng, đó là những tháng nào? – Yêu cầu trẻ kết mỗi nhóm 2 bạn cùng nhau làm lịch cho năm mới. Trẻ cắt những hình ảnh trên họa báo mà trẻ thích dán vào và viết số theo thứ tự tăng dần từ 1-30 hoặc 31 thành 1 tháng. – Cô cho trẻ xếp theo thứ tự các tháng thành 1 năm và treo ở lớp để trẻ xem mỗi ngày. |
– Cả lớp hát.
– trẻ chia nhóm thể hiện theo yêu cầu của cô.
– Trẻ nói thứ tự của mình khi đến lượt.
– Trẻ tự thảo luận nhóm và sắp xếp phù hợp.
– Trẻ trò chuyện.
– Trẻ chia nhóm lịch theo ý của mình. |
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Mũi bé ở đâu – Đây là gì
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Mũi bé ở đâu – Đây là gì
Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Mũi bé ở đâu?
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
– Tập cho trẻ chỉ vào từng bộ phận của khuôn mặt và gọi đúng tên từng bộ phận.
– Trẻ biết lắng nghe và hiểu lời cô, thực hiện theo hướng dẫn của cô.
II. Chuẩn bị:
– Tranh vẽ còn thiếu mũi, miếng giấy cắt hình tròn nhỏ làm mũi (đủ cho mỗi trẻ).
III. Hoạt động:
1. Đây là cái gì?
Cho trẻ ngồi trước cô, cô chỉ tay vào mũi và hỏi trẻ:
Đây là cái gì?
Cho từng trẻ lập lại: Cái mũi.
Mũi của con ở đâu?
Trẻ chỉ tay vào mũi.
Cô quan sát và giúp đỡ những trẻ chưa thực hiện được.
Cô hỏi từng trẻ: Mũi của con ở đâu.
Dạy trẻ: mũi để thở
2.Mũi của chú hề?
Cô cho trẻ xem bức tranh chú hề thiếu mũi.
Chỉ cho trẻ thấy chú hề còn thiếu mũi. Mỗi trẻ lấy một bức tranh và dán thêm mũi vào mặt chú hề.
Kết thúc
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Mũi bé ở đâu – Đây là gì
Chủ Đề: Bé và các bạn
Đề tài: Đây là gì?
Lớp : 19 – 24 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
– Giúp trẻ nhận ra và chỉ đúng các bộ phận cơ thể.
– Gọi đúng tên các bộ phận.
II. Chuẩn bị:
– Tranh vẽ trẻ 1 tuổi: mắt, mũi, miệng, tóc, tay, chân.
III. Hoạt động:
1. Nào mình cùng vận động?
Cô và trẻ hát và vận động theo nhạc: “lắc lư”
Mỗi câu hát cô và trẻ vận động theo nhạc và chỉ đúng từng bộ phận trên cơ thể của câu hát.
2. Đây là gì?
Cho trẻ xem tranh, chỉ từng bộ phận, gọi tên và khuyến khích trẻ gọi đúng tên các bộ phận.
3. Bé làm theo cô
Cô gọi: Tay bé đâu, bé đưa tay ra.
Lần lượt như vậy với các bộ phận khác trên cơ thể bé.
Hát múa lại: “lắc lư…..”
Kết thúc
Giáo án chương trình mới nhá trẻ 24-36 tháng
Giáo án chương trình mới nhá trẻ 24-36 tháng
KỂ CHUYỆN CÂY TÁO
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
– Kiến thức: Trẻ biết tên chuyện, tên các nhân vật trong chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện: cây lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng và người chăm sóc.
– Kỹ năng: Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô rõ rang, mạch lạc, biết bắt chước một số động tác mô phỏng sự lớn lên của cây qua trò chơi.
– Thái độ: Trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, tích cực tham gia trò chơi.Trẻ biết bảo vệ và chăm sóc cây.
- CHUẨN BỊ
- Đồ dùng:
– Ti vi, đầu đĩa hình, băng hình quay cảnh vườn táo thật; một số cây quả nhựa: đào, mận, lê; chậu cảnh trồng cây táo thật; que chỉ; nhân vật; tranh truyện; mũ hình lá, quả, hoa để trẻ đội khi chơi trò chơi.
- Trẻ ngồi ghế hình vòng cung.
- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của Giáo viên
- Ổn định tổ chức, tạo tình huống
Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết: Trời đã sang đông nên rất lạnh, các con đi học phải mặt quần áo ấm, đội mũ, khăn kẻo bị ốm, cảm lạnh.
– Có nhiều loại quả ra trái về mùa đông: Táo, lê, cam, quýt, đào, mận.
– Cô cho trẻ đi thăm vườn cây.
– Cô giới thiệu một số cây ăn quả – trong đó cây táo có rất nhiều quả.
– Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: cây gì? Cây táo có rất nhiều quả.
– Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: cây gì? Cây táo.
Cây táo có gì? (Thân, lá, quả)
– Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện cây táo.
2. Nội dung trọng tâm: Kể chuyện
+ Cô kể lần1: Kể diễn cảm kết hợp cho trẻ xem băng hình về vườn táo, hình ảnh cây táo, hoa đào, ông trồng cây, bé tưới nước cho cây, bé chìa vạt áo ra hứng táo chín.
+Cô kể lần 2: Kể tóm tắt câu chuyện và cho trẻ xem tranh truyện cây táo.
– Đàm thoại: Ông đang làm gì? (trồng cây); bé đang làm gì? (tưới nước cho cây); trời mưa: Đang tưới nước cho cây; mặt trời: Đang sưởi nắng cho cây.
Con gì xuất hiện? (Gà trống) gà trống nói với cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau) Bướm nói gì với cây? (cây ơi cây lớn mau).
Ông, bé, gà, bướm mong cây thế nào? (Cây ơi cây lớn mau).
Nghe lời ông, bé, gà và đàn bướm, cây đã cho những trái chín vàng, rơi vào lòng bé.
+ Cô kể lần 3: Kết hợp sử dụng sa bàn cát:
Mưa phùn bay, hoa đào nở và các loài hoa đang khoe sắc đón nắng xuân về.
Ai đã trồng cây táo (cô gắn nhân vật ông và cây táo).
Ai đã tưới nước cho cây (cô gắn em bé).
Mưa tưới nước cho cây (cô kéo các mảng mây ra).
Mặt trời sưởi nắng cho cây ( cô kéo hình mặt trời ra).
Tiếng nói của gà trống: Cây ơi cây lớn mau (cô gắn gà trống) thế là những chiếc lá non bật ra, cô mở những chiếc lá trên cây.
Tiếng nói của bướm: Cây ơi cây lớn mau ( cô treo những chùm quả táo vào thân cây). Quả gì đã hiện ra?
+ Cô kể lần 4: Vừa kể vừa cho trẻ gọi tên nhân vật, cho trẻ lên lấy nhân vật cắm xuống sa bàn cát theo tình tiết câu chuện.
– Giáo dục trẻ: Cây ra hoa, kết trái là nhờ có đất, nước, ánh sáng và có sự chăm sóc của bàn tay con người. Muốn cây có nhiều quả chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc cây. Khi ăn táo các con nhớ rửa sạch, bỏ hạt.
3. Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm
– Cô cho trẻ tự lấy mũ hình lá, hoa, quả đội lên đầu.
– Trẻ bắt chước động tác và nói theo: xới đất, gieo hạt, nảy mầm.
1 nụ – 2 nụ; 1 hoa- 2 hoa; 1 quả- 2 quả.
Gió thổi – cây nghiêng, lá rụng – nhiều lá. Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
4. Kết thúc: Cô khen động viên trẻ.
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng nhận biết tập nói
Giáo án Nhận biết tập nói.
Đề tài:CỦ CÀ RỐT
Lớp: Cơm nát
- Mục đích yêu cầu.
- Cháu nhận biết được tên, hình dạng to – nhỏ của củ cà rốt.
- Cháu trả lời được các câu hỏi: Cái gì đây? Củ cà rốt nào to hơn? Nhỏ hơn?
- Biết đọc vuốt đuôi theo bài thơ củ cà rốt. Nói được các từ: củ cà rốt, cà rốt to, nhỏ.
- Hiểu và thực hiện được một số yêu cầu của cô.
- Tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.
- Chuẩn bị.
- 2 củ cà rốt thật ( củ to-củ nhỏ)
- Cà rốt to nhỏ cho từng trẻ
- Bìa gắn cà rốt to- nhỏ cho từng trẻ.
- Tiến hành.
Hoạt động 1: Nhận Biết Cà Rốt
– Chơi trò chơi: Con thỏ gật gật
– Đưa cà rốt ra và hỏi: củ gì đây? Ai lên đây lấy củ cà rốt cho cô? ( trẻ lên tìm và lấy cà rốt)
– Con nhìn và chỉ cho cô củ cà rốt nào to hơn ( nhỏ hơn)
– Cô mang đến cho từng trẻ cầm, sờ, nói so sánh cà rốt to, nhỏ.
Hoạt động 2: Bé Chơi Với Cà Rốt
– Tình huống thỏ đến chơi.
– Bây giờ các con sẽ tặng cà rốt cho thỏ: cô phát cho mỗi trẻ một củ to một củ nhỏ và yêu cầu trẻ chọn cà rốt to tặng bạn thỏ to, cà rốt nhỏ tặng thỏ.
– Thỏ cảm ơn và mơi các bé đọc thơ cùng thỏ.
– Hôm nay cô thây các bé rất ngoan cô cho các con chơi một trò hơi nhé. Cô tặng cho mỗi bạn một chiếc khuôn có hình củ cà rốt. các con sẽ tìm và gắn củ cà rốt vừa với khuôn nhé.
– Trẻ thực hiện cô quan sát và hỏi trẻ về hình dạng to nhỏ của cà rốt.
Kết thúc: cô và trẻ cùng vân đông theo nhạc.
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Tung bóng bằng hai tay.
Giáo án Nhà Trẻ Đề tài:Tung bóng bằng hai tay
Tung bóng bằng hai tay.
- Mục dích yêu cầu:
- Kiến thức:
_Trẻ biết thực hiện động tác tung bóng bằng hai tay.
- Kỹ năng:
_ Thực hiện chính xác ác bài tập phát triển chung.
_ Thực hiện đúng kỹ năng tung bóng bằng hai tay. Khi tung bóng trẻ biết dùng sức của đôi tay để tung bóng về phía trước.
_ Chơi trò chơi hứng thú.
- Phát triển:
_Cơ tay, cơ vai
_Khả năng chú ý khi thực hiện
_ Tập trẻ định hướng trong không gian.
- Giáo dục:
_ Mạnh dạn, tự tin
_ Không chen lấn, xô đẩy nhau.
- Chuẩn bị:
_ Bóng màu xanh, đỏ vàng
_ Ba rổ đựng bóng xanh, đỏ,vàng.
_ Máy hát, băng nhạc.
- Hướng dẫn:
- Khởi động:
Giáo viên mở nhạc, trẻ khởi động các tư thế: đi kiễng gót, đi bình thường, đi bằng gót, chạy chậm, chạy nhanh.
Cho trẻ về đội hình hai hàng ngang
- Trọng động:
_ Động tác 1: Vươn vai
Tư thế cơ bản: Dứng tự nhiên, tay thả xuôi
Nhịp 1: Hai tay giang ngang
Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị, tay hạ xuống.
_ Động tác 2: Thỏ nhảy về tổ
Tư thế cơ bản: Đứng tự nhiên, hai tay co trước ngực, nhảy về phía trước
- Tung bóng bằng hai tay:
*Hoạt động 1:
Trò chơi “Con thỏ”
Đàm thoại và tạo tình huống:
+ thỏ tặng bóng gì?màu gì?
+ Với quả bóng này con sẽ chơi những gì?
Vận động cơ bản
*Hoạt động 2:
Giáo viên làm mẫu.
_ Lần 1: Không giải thích.
_ Lần 2: Giải thích: Khi nghe gọi đến tên mình, đi đến vạch tay cầm quả bóng.
_Chuẩn bị: Đứng tự nhiên tay cầm bóng đưa ra phía trước, hơi cúi người. Khi nghe hiệu lệnh, đưa thẳng bóng bằng hai tay, hất mạnh bóng về phía trước, chạy nhặt bóng và bỏ vào rổ cùng màu.
*Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Lần: 4 trẻ
- Lần 2: 8 trẻ
Trò chơi vận động
- Lần: Dứng đối diện và tung bóng
_ Gà mẹ, gà con và diều hâu.
Cách chơi: Cô là gà mẹ, các con là gà con cùng đi chơi và hát bài: “Gà con keu chiếp, theo mẹ đi mồi, gặp diều trên trời, liền kêu lên chiếp chiếp.”
Gà con chạy nhanh về nhà.
+Chơi lần 1: Giáo viên nhập vai gà mẹ
+ Chơi lần 2: Giáo viên nhập vai dièu hâu
Hồi tĩnh: di quanh phòng hít thở nhẹ nhàng.
Thỏ con không vâng lời kết hợp thể dục nhận biết tập nói
GIÁO ÁN
BỘ MÔN : Kể chuyện
ĐỀ TÀI : “Thỏ con không vâng lời” kết hợp thể dục nhận biết tập nói
LỚP : 24 –36 tháng
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Trẻ thích nghe cô kể chuyện
Trẻ biết tên truyện – hành động của nhân vật
Rèn sự phối hợp giữa tai nghe, mắt nhìn, tay lật tranh khi nghe cô kể giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn
- CHUẨN BỊ
BẢNG NỈ – nhân vật rời bằng bìa – vật liệu mở
Băng cassét do cô kể
12 quyển truyện cô kể + kệ
Các loại rau củ
CÁCH TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ | HOẠT ĐỘNG CHÁU |
Hoạt động 1: gợi hứng thú
Chơi trò chơi “trời nắng trời mưa” tập trung trẻ ngồi xuống cùng cô
– Cô và các con vừa chơi trò chơi gì? Trò chơi nói về bạn nào? – Cô mời gia đình bạn thỏ đến đây nhé! (cho trẻ xem nhân vật bằng vật liệu mở)
– Ai đây? Thỏ mẹ – bác gấu
Cô giả tiếng khóc: hu hu (cô giả vờ đi tìm) – Ai khóc đó? – À thỏ con khóc – Sao thỏ con khóc?
– Hôm nay cô kể câu chuyện “thỏ con không vâng lời” cho các con nghe
Trẻ nhắc tên chuyện: tập thể cá nhân bạn thỏ không vâng lời thì bị sao nhé! |
|
Hoạt động 2: cô kể diễn cảm + đàm thoại Cô kể kết hợp minh hoạ một lần Kể xong cô hỏi tên truyện – tên nhân vật
Lần 2: – Cô kể các con nghe rồi bây giờ các con kể chuyện cùng cô
Cô sử dụng bảng nỉ gắn nhân vật rồi theo trình tự câu chuyện
Giáo dục: – Bạn thỏ không vâng lời nên mới bị lạc, các con ở nhà vâng lời ba mẹ và người lớn mới ngoan nhé!
Lần 3: – Các con học giỏi cô tặng mỗi bạn một quyển truyện tranh. Nào các con lấy cho mình một quyển: cháu tự lấy ngồi tự do xem tranh kết hợp nghe băng cassét |
|
Hoạt động 3: tặng thức ăn cho thỏ
– Thỏ mẹ lo lắng cho thỏ con chưa kịp chuẩn bị thức ăn, cô và các con tặng thức ăn cho thỏ nhé! Thế cô đố các con thỏ thích ăn gì nhất ?
Cháu lựa và nhảy thỏ tặng cho hai mẹ con thỏ- thỏ mẹ cảm ơn chào các con đi về
Kết thúc cháu tỏa về các góc chơi. |
GIÁO ÁN
BỘ MÔN : Thơ
ĐỀ TÀI : Đi dép lần 2
KẾT HỢP : Thể dục đi trong đường hẹp
LỚP : 19 / 24 tháng
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cô đọc diễn cảm 3 bài thơ
Phát triển ngôn ngữ từ : “đi dép … êm êm”
Trẻ đọc vuốt theo cô từ cuối bài thơ
Trẻ hiểu được nội dung bài thơ và biết được công dụng của đôi dép
II. CHUẨN BỊ :
10 / 13 đôi dép – tranh chủ điểm
Búp Bê – Máy – Băng
Mô hình
CÁCH TIẾN HÀNH :
HOẠT ĐỘNG CÔ | HOẠT ĐỘNG CHÁU |
Trẻ ngồi quanh cô
|
|
Hoạt động 1: “bóng to … bóng nhỏ”
– À! Ai gõ cửa lớp mình đó con?
– Búp bê đến lớp tặng cho lớp hộp quà
– Cô mở cho các con cùng xem nha
– Trong hộp quà có cái gì? “Đôi dép”
– Cô cũng có bài thơ về đôi dép
– Cô đọc cho các con nghe cùng nghe một lần
Cô cho cả lớp
đọc lại 1,2 lần Cô cho từng bé
lên đọc cùng cô |
|
Hoạt động 2: hát “dạo
chơi” Cô đàm thoại với trẻ
– Mình đã tới vườn hoa rồi
– Vậy các con phải đi dép để giữ chân cho sạch
Cô cho trẻ mang dép, bế búp bê, đi trong đường hẹp và đọc bài thơ đi dép 1,2 lần
|
|
Hoạt động 3: hát “đôi dép
xinh” Trẻ bế theo
búp bê và nhún nhảy theo bài hát |
Giáo án tham khảo Bài thơ: đàn gà con
Giáo án tham khảo Bài thơ: Đàn gà con.
- Mục đích yêu cầu:
Trẻ cảm nhận được bài thơ hay, thể hiện cảm xúc qua giọng đọc thơ.
Trẻ đọc rõ lời, ngắt đúng nhịp, diễn cảm.
Qua bài thơ trẻ biết yêu quý con vật nuôi.
- Chuẩn bị:
Phim Video về đàn gà, ổ gà giả đang ấp trứng, rối bao tay gắn hình gà con.
Tranh vẽ theo bài thơ:
- Gà mẹ đang ấp trứng.
- Gà mẹ và 10 chú gà con ( con bên cạnh, con trên lưng xung quanh gà mẹ)
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1:
Mở nhạc “ Đàn gà trong sân” Mở phim Video về đàn gà. Hỏi trẻ về nội dung phim: – Các con thấy gì trong phim? – Các con có biết bài thơ nào về đàn con không? – Ông Phạm Hổ có bài thơ “ Đàn gà con” rất hay. Các con chú ý nghe cô đọc. |
– Trẻ cùng cô đi theo nhạc trong phòng học
– Trẻ kể về những gì trẻ thấy trong phim: gà trống, gà mái, gà con… |
Hoạt động 2:
Cô đọc thơ lần 1 kèm theo tranh minh họa: tranh 1 và 2. Cô đọc thơ lần 2-3 sử dụng rối tay và ổ gà giả: + Cô đưa ổ gà ra đọc 2 câu thơ đầu: “ Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ…” + Cô đưa rối tay có gắn 10 chú gà con đọc tiếp: “ Mười chú gà con Ta yêu chú lắm” |
– Trẻ đọc và trả lời của cô.
Trẻ cảm nhận sự mượt mà của lông gà mẹ, gà con khi sờ. |
Hoạt động 3
Đàm thoại xen kẽ khi cho trẻ đọc ( cả lớp 2-3 lần, các tổ đọc 2-3 trẻ đọc cá nhân) + Các con đọc bài thơ tên gì? + Trong bài thơ các con thấy gà mẹ làm gì? + Có mấy chú gà con? + Gà con như thế nào?
Cô kết hợp cho trẻ xem ổ gà, gà con, sờ tay vào lông gà mẹ, gà con. Lưu ý cho trẻ đọc diễn cảm, ngắt nghỉ đúng nhịp của bài thơ |
– Trẻ đọc và trả lời của
cô. Trẻ cảm nhận sự mượt mà của
lông gà mẹ, gà con khi sờ. |
Hoạt động 4:
Trò chơi mô phỏng: + Gà trống gáy, gà mái gọi con, gà con tìm mẹ. + Trẻ có thể tự bắt chước theo cách của mình. Cô không làm mẫu. + Mở nhạc bài “ Đàn gà trong sân” |
– Trẻ đọc những câu thơ theo nội dung tranh.
– Trẻ bắt chước các động tác và tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con. – Trẻ và cô vận động theo nhạc đi vòng quanh phòng 2-3 lần nhạc. |
Giáo án làm quen văn học sự tích mùa xuân
Giáo án làm quen văn học sự tích mùa xuân
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề : MÙA XUÂN
Chuyện kể : Sự tích Mùa xuân ( lần 1 )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nắm bắt được diễn biến và trình tự câu chuyện : Thỏ con thương mẹ , biết đoàn kết để cùng nhau làm việc
-Trẻ biết chú ý lắng nghe , thể hiện được thái độ và cảm xúc cá nhân tự nhiên
-Phát triển ngôn ngữ , khả năng tưởng tượng , sáng tạo …
-Giáo dục trẻ biết hợp tác , thảo luận trong nhóm hoạt động
II/ CHUẨN BỊ :
-Trước hoạt động : cho trẻ cùng cô làm một số tranh , hình ảnh về nội dung các
mùa : vườn hoa , hoa phượng , tranh mọi người tắm biển , tranh bạn mặc áo ấm …
-Giáo cụ :
+ Tranh minh họa về nôi dung chuyện (mô hình)
III/ TỔ CHƯC HOẠT ĐỘNG
· Hoạt động 1 : Trò chuyện – giới thiệu chuyện
–
Các con biết trong một năm có bao nhiêu mùa không |
-Dạ có 2 mùa
-Dạ có 4 mùa (xuân ,hạ
,thu đông) |
-Trong các mùa đó thì mùa
nào là đẹp nhất ? |
-Mùa xuân , mùa hè …
|
-Theo con vì sao mùa xuân
lại đẹp và mọi người ai cũng thích ? |
-Vì có nhiều hoa nở , thời tiết mát mẻ , vì mùa
xuân đến là tết đết con được đi chơi … |
-Mùa xuân thì ai cũng thích
cả nhưng ngày xưa chỉ có 3 mùa : hạ , thu , đông mà lại không có mùa xuân . Các con có muốn biết vì sao không ? |
-Dạ muốn biết
|
-Cô
sẽ kể cho các con nghe câu chuyện này và con hãy chú ý lắng nghe để đặt tên cho chuyện nhé |
-Dạ
|
· Hoạt động 2 : Kể chuyện + câu hỏi định hướng
-Cô kể “ Ngày xưa …Bác
Khỉ già thông thái” Con thử đoán xem Thỏ con sẽ nói gì với Bác
Khỉ ? |
-Trẻ suy nghĩ và trả lời
theo ý trẻ |
-“Chúng ta ….Đi tìm các
loài hoa” Các con thử xem Thỏ đi tìm hoa để làm gì ?
|
-Vì mùa xuân có nhiều hoa ,
vì hoa có nhiều màu sắc … |
-Cô kể tiếp đến hết câu chuyện cho trẻ nghe
|
–
Trẻ lắng nghe cô kể hết chuyện |
· Hoạt
động 3 : Trò chơi “đàm thoại cùng nhân vật” (cô giả làm nhân vật thỏ ) -Các
bạn có biết ngày xưa trên trái đất có bao nhiêu mùa? -Thời tiết mùa hạ , mùa thu
và mùa đông như thế nào? |
-Có 3 mùa ; mùa hạ (hè)
, mùa đông và mùa thu -Mùa hạ : nóng ,nắng ..
Mùa đông :lạnh , gió, không có nắng..
Mùa thu lá rụng nhiều …
|
-Khi thời tiết thay đội đột ngột khiến cho muôn loài
hết sức khổ sở .Mẹ của tôi cũng bị ốm đấy .Thỏ thương mẹ mà cũng thương cả muôn loài nữa . Các bạn hãy nói cho tôi biết tôi phải làm gì bây giờ ? |
-Chúng
ta cùng nhau làm một chiếc cầu vồng để đón mùa xuân -Rủ
muông thú góp những chiếc lông đẹp để làm chiếc cầu vồng nhiều màu sắc … |
-Nhưng đường đi khó lắm các bạn cố gắng nhé , nào đi từ
từ , có con suối đấy nhảy qua nào , các bạn ơi phía xa có những tán lá thấp mình làm sao bây giờ ? |
-Trẻ bật xa , đi chậm
-Mình cúi người xuống
|
-Các bạn hãy giúp thỏ gọi muôn thú đi nào “Bạn Gấu ,
sóc nâu , bạn công ơi hãy làm cầu vồng giúp tôi với” |
-Trẻ làm động tác giả gọi
các con vật |
-Cám ơn các bạn đã góp những chiếc lông nhiều màu sắc
cho tôi .Nhưng sao cô Mùa xuân vẫn chưa đến nhỉ |
-Còn phải tìm các loài hoa
nở thật đẹp |
-Vậy mình đi tiếp nào , lần này mình đi nhanh hơn cho
kịp kẻo trời tối đấy |
-Trẻ đi theo cô , làm động
tác như tìm kiếm hoa |
-Các bạn có thấy loài hoa nào chưa , A! các bạn ơi tôi
thấy rồi có nhiều hoa lắm |
-Trẻ đi theo cô : chạy chậm
, chạy nhanh |
-Cám ơn các bạn đã giúp cho thỏ tìm được cầu vồng, thế
là mùa xuân ấm áp đã xuất hiện, mẹ thỏ sẽ khỏi bệnh thôi . Chào các bạn thỏ về đây (bỏ mũ thỏ ra) |
-Chào thỏ , chúc cho mẹ thỏ
hết bệnh …. |
Đàm thoại :
-Sau khi mẹ khỏi bệnh cô mùa xuân tặng cho thỏ cái gì
nhỉ ? -Qua câu chuyện này các con học tập ở thỏ đức tính gì
|
-Tặng cho thỏ một chiếc áo
trắng tinh , mềm mại , tặng cho lời khen …. -Hiếu thảo biết thương mẹ
…. |
-Cho trẻ đặt tên câu chuyện
(cô viết lại
tên chuyện cho trẻ xem) |
-Trẻ đặt theo suy nghĩ cá
nhân Trẻ quan sát cô viết
|
-Cô giới thiệu tên chuyện “Sự tích Mùa xuân”
|
-Trẻ lắng nghe
|
* Hoạt động 4 : Trò chơi “ Xếp tranh”
– Chia trẻ thành 4 nhóm , mỗi nhóm 4-5 bạn
|
-Trẻ tự chia nhóm theo yêu
cầu |
– Chúng ta chơi trò chơi: “xếp tranh” các bạn
lấy tranh và thỏa thuận trong nhóm chọn mùa nào |
-Trẻ thỏa thuận chọn mùa
|
Sau đó từng nhóm chọn những hình ảnh minh họa cho mùa
mà nhóm mình chọn . Cho trẻ gắn lên MTHĐ
|
+ Nếu Mùa xuân: vườn hoa nở
, mọi người hớn hở đi chơi …. + Mùa hè : mặt trời nóng
bức , mọi người tắm biển , hoa phượng nở … |
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề : NGÀY TẾT
Chuyện : Sự tích Mùa xuân ( lần 2 )
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
-Trẻ khắc sâu chi tiết nội dung chuyện , tính cách nhân vật
-Thể hiện được tính cách nhân vật qua cử chỉ , giọng kể , điệu bộ …
-Phát triển khả năng kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng, chú ý và ghi nhớ có chủ định.
-Giáo dục trẻ tính hợp tác hoạt động trong nhóm
II/ CHUẨN BỊ :
-Trước hoạt động : cho trẻ làm các ĐD , nhân vật rời bằng nhiều NVL trẻ tập kể
chuyện
-Các nhân vật rời bằng thú bông đeo vào tay (loại rối ngón hay rối tay)
-Máy casseet
Hoạt động của cô
|
Dự kiến hoạt động trẻ
|
· Hoạt động 1 : Kể chuyện
-Mở băng cho trẻ nghe một đoạn truyện “ Thỏ con
nhờ các bạn làm chiếc cầu vồng” hỏi trẻ + Đó là câu nói của ai ?
+ Trong câu chuyện nào ?
|
-Trẻ
lắng nghe -Đó
là lời nói của thỏ con Trong chuyện Sự tích Mùa xuân
|
Kể chuyện :-Kể chuyện với rối ngón , kết hợp cho trẻ cùng kể
với cô |
-Trẻ
chú ý lắng nghe và kể tiếp cùng cô |
-Mỗi
khi Mùa đông đến thời tiết giá buốt , lạnh lẽo cho nên việc gì đã xảy ra với thỏ con và muôn loài |
-Mẹ
của thỏ bị bệnh , muôn loài khổ sở vì lạnh ,… |
-Thế
thỏ đã làm gì để chữ khỏi bệnh cho mẹ ? |
-Trẻ
kể tiếp đoạn chuyện thỏ con gặp bác Khỉ và muôn thú giúp đỡ |
–Khi muôn thú đã làm xong chiếc cầu vồng thật
đẹp, thỏ lại tiếp tục lên đường đi tìm các loại hoa , các con có biết thỏ gặp những khó khăn nào không ? |
-Trẻ
kể đoạn “ Thỏ đi , đi mãi ….chi Gió báo tin là đồng loạt nở” |
-Một buổi sáng cuối Mùa đông thì mọi việc đã làm
xong , cả mặt đất lộng lẫy sắc màu của hoa , thế là mùa xuân đã về .Thế khi Mùa xuân về thì chuyện gì xảy ra nào? |
-Trên
trái đất có nhiều loài hoa khoe màu rực rỡ -Mẹ
của thỏ khỏi bệnh , thỏ được tặng một chiếc áo trắng tinh , mềm mại vì tấm lòng hiếu thảo của mình … |
· Hoạt động 2 : Đàm thoại
–
Con thử tưởng tượng xem nếu không có mùa xuân con cảm thấy như thế nào ? |
-Không
vui vì không có tết đến , suốt ngày sẽ lạnh , lúc nào cũng nóng nực … |
-Các
con nghĩ xem nếu muôn thú không giúp thỏ thì sao ? |
-Trẻ
tự suy nghĩ và trả lời theo ý trẻ |
-Con
tưởng tượng xem trên đường đi thỏ gặp những khó khăn gì ? |
-Đường
đi xa , vướt thác , lên ngàn (trẻ vừa nói vừa mô phỏng lại động tác) |
-Nếu
con là Thỏ thì con sẽ làm gì khi thấy mẹ bị ốm? |
-Trẻ
trả lời theo ý cá nhân |
·
Hoạt động 3 : Kể chuyện sáng tạo Yêu cầu : trẻ biết chọn nhân vật , đồ
dùng hoá trang và tập kể theo sự thỏa thuận trong nhóm -Kết
thành nhóm ( mỗi nhóm từ 4 – 6 trẻ) |
-Trẻ
về nhóm theo yêu cầu |
-Mỗi
nhóm tự chọn ĐD , thỏa thuận hình thức kể cho nhóm (cô quan sát quá trình hoạt dộng của trẻ) |
-Trẻ
tự chọn hình thức kể : + Nhóm kể bằng rối que
+ Nhóm kể bằng tranh phông
+Nhóm kể bằng ĐD hóa trang…
|
-Cô
cho trẻ tự đặt tên cho câu chuyện của mình |
-Trẻ đặt tên chuyện theo thỏa thuận nhóm
|
·
Hoạt động 4 : Tập đặt câu -Chia
nhóm trai , gái Yêu
cầu trẻ tập đặt câu với từ cô cho trước |
-Trẻ về 2 hàng trai , gái trước mặt cô
|
-Cô
giới thiệu câu: + “Mùa xuân”
+ “Trời Đông”
|
-Từng nhóm tập đặt câu với từ của cô và thể hiện
ngữ điệu , hay cử chỉ , thái độ + “Trời đông giá rét” giọng run , cử chỉ
rét run người …. |
-Nâng
yêu cầu : trẻ trong nhóm tự đặt một câu có nội dung về mùa xuân |
-Trẻ tự chọn câu và đặt theo nhóm
|
Giáo án làm quen văn học Cây tre trăm đốt
Giáo án làm quen văn học Cây tre trăm đốt
LÀM QUEN VĂN HỌC
CHỦ ĐỀ : CÂY XANH
Chuyện kể : Cây tre trăm đốt ( lần 1 )
I. Mục đích yêu cầu :
– Trẻ hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện, biết đựơc trình tự diễn biến câu chuyện: anh nông dân chăm chỉ , siêng năng , lão nhà giàu tham lam , độc ác , không giữ lời hứa.
– Biết chú ý lắng nghe và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thành hồn nhiên
– Phát triển khả năng sáng tạo, phán đoán,tưởng tượng
– Giáo dục cháu mạnh dạn tự tin, bàn bạc thảo luận khi thực hiện cùng với nhóm.
II. Chuẩn bị :
-Trước hoạt động :
+ Cho trẻ tô màu các nhân vật trong truyện, làm chiếc khăn dành cho anh nông dân
– Giáo cụ : + Tranh phông vẽ cảnh khu rừng với nhiều bụi tre xanh
+ Nhân vật rời : anh nông dân, lão nhà giàu, ông tiên
+ Bộ tranh minh họa các chi tiết chính của truyện
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
+ Hoạt động 1 : Trò chuyện –
giới thiệu |
|
–
Chia lớp 4 nhóm (mỗi nhóm 4-5 bé ). Ở mỗi nhóm cho trẻ xem 1 bức tranh minh họa và để trẻ tự trò chuyện (khoảng 2-3 phút) |
-Cháu chia 4 nhóm nhỏ lấy
tranh về chỗ cùng trò chuyện về tranh |
– Cô quan sát và lắng nghe
để xác định xem nhóm nào trò chuyện về nội dung tranh vẽ tốt nhất |
|
-Tập hợp lớp ngồi theo hình
vòng cung và mời nhóm nói tốt nhất lên kể về bức tranh của nhóm mình |
-Gọi 1 cháu lên kể tóm nội
dung theo tranh |
-“Các con có muốn cùng
cô tìm hiểu xem tất cả các bức tranh chúng ta này kể về chuyện gì không ?…” |
|
– Các con chú ý lắng nghe
để còn đặt tên cho câu chuyện nhé ! |
|
+ Hoạt động 2 : Kể lần 1 – câu hỏi định hướng
|
|
– Cô kể từ :”ngày xưa
…….. vào rừng để chặt tre” |
-Trẻ lắng nghe cô kể
|
+ Con đoán thử xem lão nhà
giàu sẽ làm gì khi anh nông dân đi rồi ? |
-Trẻ tự suy nghĩ và trả lời
theo ý trẻ |
-Trẻ trả lời theo ý trẻ
|
|
-Trẻ trả lời theo suy đoán
|
|
+
Hoạt động 3 : Đàm thoại với nhân vật |
|
-Các bé có nhận ra ai không
? (Cô quấn khăn làm nông dân) |
– Anh nông dân
|
-Các
bạn ơi hôm nay tôi phải vào rừng để tìm cây tre trăm đốt cho ông nhà giàu , các bạn có muốn giúp tôi không ? |
-Dạ muốn
|
-Nào các bạn hãy cùng đứng
lên và theo tôi nhé |
-Trẻ đi nhóm , đi khom, đi
bật |
-Cây tre này cao quá có lẽ
được 100 đốt đấy |
-Trẻ đếm cùng cô
|
-Các bạn hãy đốn giúp anh
cây tre nào cao nhất nhé |
Trẻ bắt chước chặt tre
|
( Đốn xong , cổ giả bộ
đếm) |
|
-Oi chưa đủ rồi , phải đi
tìm cây khác thôi |
-Trẻ tiếp tục làm động tác
đi tìm cùng cô |
-Các bé ơi chắc anh không
thể tìm cây tre có 100 đốt được . Thế ai có thể giúp anh đây? |
-Trẻ trả lời tự do : ông
tiên, ông bụt |
-Thế ông lão bảo anh phải
làm gì ? |
-Trẻ nói tự do
|
Các bé hãy đọc câu thần chú
của ông lão để 100 đốt tre này dính lại đi |
“khắc nhập, khắc nhập”
|
-Nhưng cây tre dài quá làm
sao vác về được ? |
-Hãy nói “khắc xuất,
khắc xuất” |
-A, được rồi Chúng mình
cùng vác tre về thôi |
-Làm theo cô
|
-Về đến nhà rồi
|
|
-Để xem lão nhà giàu nói gì
với anh đây ? |
-Tao bảo mày chăt đem về
1cây tre 100 đốt chứ có bảo mày chặt 100 đốt tre đâu |
-Các bạn thấy lão nhà giàu
là người như thế nào? |
-Trẻ trả lời tự do
|
-Lão nhà giàu độc ác thật,
bây giờ mình làm gì để trừng trị lão đây? |
“Khắc nhập, khắc nhập”
|
-Bây giờ lão hứa giữ lới,
các bạn cùng anh đọc câu thần chù thả lão ra đi -cám ơn các bạn đã giúp cho
anh , chào các bạn ( Tháo mặt nạ ra )
|
“Khắc xuất, khắc xuất”
-Chào anh nông dân
|
-Con suy nghĩ xem nếu nếu
không có ông bụt thì ai sẽ giúp anh nông dân |
-Ông tiên , bà tiên …
|
-Nếu con là anh nông dân
con sẽ làm gì để tìm được cây tre trăm đốt |
-Trẻ trả lời theo ý cá nhân
|
· Hoạt động 4 : Tưởng tượng , sáng tạo
-Cho trẻ đặt tên câu chuyện
|
-Trẻ đặt tên theo suy nghĩ
|
-Cô viết lại tên chuyện mà
trẻ đã đặt |
-Trẻ quan sát thao tác viết
của cô, đọc theo |
-Cô giới thiệu tên chuyện “Cây
tre trăm đốt” |
|
-Con có thể thay đoạn kết
của câu chuyện khác được không ? |
-Trẻ trả lời theo ý cá nhân
|
– Con hãy tưởng tượng ra
một câu thần chú khác để làm cho cây tre dính lại (hay rời ra) |
-Trẻ tự sáng tác ra câu tùy
ý |
·
Hoạt động 5 : trò chơi “Ráp tre” -Các con chia thành 4 nhóm
, lấy những khúc tre thi ráp xem cây tre của nhóm nào dài nhất (Cô quan sát trẻ chơi)
|
-Trẻ chia nhóm và lấy tre
cùng tham gia chơi |
-Cô đếm hết thời gian , tất
cả lớp đứng xung quanh cùng kiểm tra xem cây tre nào dài nhất. |
-Trẻ quan sát các cây tre
của nhóm . Nhận xét : + Cây tre dài nhất
+ Cây tre ngắn hơn
+ Cây tre ngằn nhất…
|
Giáo án làm quen văn học Cây tre trăm đốt
LÀM QUEN VĂN HỌC
Chủ đề : Cây Xanh
Kể chuyện : Cây tre trăm đốt ( lần 2 )
I. Mục đích yêu cầu :
-Trẻ hiểu sâu sắc nội dung truyện và tính cách của từng nhân vật
-Trẻ thể hiện được tính cách nhân vật qua lời nói,cử chỉ, điệu bộ, hành động…
-Phát triển khả năng chú ý, tưởng tuợng và khả năng sáng tạo
-Giáo dục trẻ mạnh dạn, tự tin , tích cực hoạt động nhóm
II. Chuẩn bị :
-Trước hoạt động tổ chức cho trẻ tô màu các nhân vật rời để thay thế cho nhân
vật trong truyện
-Giáo cụ :
+ Tranh phông : cảnh có cây xanh , hoa
+ Nhân vật rời (rối tay hay rối ngón)
+ Băng casseet nội dung chuyện
III. Tổ CHứC HOạT ĐộNG
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
* Hoạt động 1 : Gợi nhớ , kể
chuyện |
|
Gợi nhớ |
|
-Mở băng casseet cho trẻ
nghe lại 1 đoạn chuyện: “Hãy mang về đây một cây tre trăm đốt ông sẽ gã con gái cho”. Đó là câu nói của ai ? Có trong câu chuyện nào ? |
-Câu nói của lão nhà giàu
-Trong câu chuyện “ Cây
tre trăm đốt |
-Câu chuyện đó kể về điều
gì ? |
-Kể về môt lào nhà giào
tham lam đã bị trừng phạt |
Kể chuyện:
|
|
-Cô kể chuyện với rối tay
|
|
-Trong lúc kể cô dừng lại
hỏi để trẻ tham gia cùng kể với cô |
|
+Thái độ của lão địa chủ
khi lừa anh nông dân như thế nào ? |
-Trẻ nói lời của lão địa
chủ và diễn tả thái độ |
+Anh nông dân làm việc như
thế nào? |
-Anh nông dân làm việc chăm
chỉ , không nề hà … |
+Hết 3 năm làm thuê tên nhà
giàu đã bảo anh nông dân điều gì ? |
-Tìm cây tre trăm đốt về
làm đũa ăn cưới |
+Ai kể tiếp đoạn đoạn anh
nông dân vào rừng để chặt tre + Chuyện gì xảy ra khi anh
nông dân tìm thấy cây tre trăm đốt |
-Mời 1 trẻ lên kể tiếp câu
chuyện -Anh nông dân liền mang về
nhà nhưng không được . … |
+Khi mang tre về làng thì
chuyện gì đã xảy ra ? |
-Mời trẻ khác kể tiếp đoạn
lão nhà giàu bị dính vào cây tre |
+Tạo tình huống sai : Khi
lão nhà giàu ra sức van xin anh, nhưng anh không đồng ý và lẳng lặng bỏ đi |
-Trẻ phát hiện chi tiết sai
và nói lại nội dung đúng của câu chuyện |
+ Hoạt động 3 : Kề chuyện sáng tạo
|
|
Yêu Cầu: Trẻ biết chọn nhân vật theo ý thích để dán vào
tranh phông. Sau đó cùng với nhóm lên kể sáng tạo theo nội dung tranh ( kể tóm nội dung) |
|
– Cho trẻ 4 nhóm , mỗi nhóm
sẽ lên lấy tranh phông và các nhân vật rời cùng chi tiết phụ |
-Trẻ kết nhóm theo yêu cầu
của cô |
– Từng nhóm sẽ lụa chọn và
sắp xếp các chi tiết và nhân vật rời để dán vào tranh.Sau đó cùng thỏa thuận để lên kể chuyện sáng tạo theo nhóm mình |
-bàn bạc thảo luận sắp xếp
và kể sáng tạo theo nội dung tranh |
-Cô cho từng nhóm lần lượt
lên kể theo bức tranh của mình |
-Trẻ lên gắn tranh rồi cùng
kể theo nhóm |
-Cô hỏi từng nhóm : Đặt tên
cho câu chuyện là gì? |
-Trẻ tự do nói tên chuyện
|
– Cô viết lại tên chuyện
của từng nhóm lên giấy |
-Trẻ quan sát cô viết và
đọc theo. |
Giáo án lớp mầm Đề tài: bài thơ về quê
Giáo án lớp mầm Đề tài: bài thơ về quê
GIÁO ÁN THƠ
Đề tài: Về quê
Lớp: Chồi
Về quê
Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên rẫy, được về tắm sông.
Thăm bà rồi lại thăm ông
Thả diều câu cá sướng không chi bằng
Đêm về bé ngắm ông trăng
Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa
Bà rang đậu lạc thơm chưa
Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả.
Thuộc và hiểu nội dung bài thơ: niềm vui sướng, thích thú vủa em bé khi được về quê.
2. Kỷ năng:
Trẻ trả lời trọn câu, đọc diễn cảm bài thơ
3. Giáo dục:
Hình thành trong trẻ tình yêu quê hương đất nước.
4. Phát triển:
Phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Tưởng tượng ra hình ảnh, âm thanh, động tác minh học phù hợp với nội dung bài thơ.
II. Chuẩn bị:
1. Trong giờ học:
Tranh
Máy, đàn, nhạc nền.
Câu hỏi đàm thoại, trò chơi.
2. Ngoài giờ học:
Trẻ làm quen bài thơ, cung cấp cho trẻ vốn kinh nghiệm, hiểu biết về quê hương.
Giải thích từ khó: rẫy, đậu lạc.
III. Tiến hành:
Trò chơi: “ 5 chú thỏ con”
Đàm thoại:
– Có bao giờ các con về quê chơi chưa?
– Quê con ở đâu? Quê con có những gì?
– Khi được về quê chơi con cảm thấy như thế nào?
– Có bài thơ về quê hương, con nhớ bài thơ gì không?
Cô đọc một lần ( diễn cảm )
– Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Của tác giả nào?
Cô đọc lần 2 ( kết hợp tranh )
– Bài thơ nói về điều gì?
Đoạn 1:
– Đoạn đầu bài thơ nói em bé về quê làm gì?
– Được gặp ai?
– Em bé được lên rẫy, bơi, câu cá…em cảm thấy như thế nào?
Đoạn 2:
– Buổi tối em bé làm gì?
– Ông kể cho bé nghe câu chuyện gì?
– Trong lúc ông kể chuyện cho bé nghe thì bà làm gì?
Cô đọc lại – cho trẻ đọc lại
– Sau khi nghe bài thơ này, bạn nào có thể kể thành câu chuyện?
– Đặt tên cho câu chuyện.
– Các con thích về quê không?
– Tất cả chúng ta ai cũng thích về quê, thế các con biết vì sao không? ( mát mẻ, tình cảm…)
– Các con vừa đọc bài thơ về quê, nghe kể chuyện về quê. Bây giờ các con hãy về quê lần nữa qua bài hát “ Quê hương”
Cô hát “ Quê hương”
Trẻ vận động minh họa.