Archive
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đề tài: Chú vịt dễ thương
Nhóm lớp: 25-36 tháng
- Mục đích yêu cầu:
– Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
– Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng lắp ráp các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
– Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
– Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Chuẩn bị:
– Đĩa CD có hình ảnh con vịt
– Tranh con vịt, trứng vịt
– Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
– Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
- Tiến Hành:
- Hoạt động 1: Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt: Đầu, mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
- Hoạt động 2: Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài hát “ Một con vịt”
- Hoạt động 3: “Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán thêm cho hoàn chỉnh.
kết thúc
Chủ Đề: Bé và chim
Đề tài: Chơi với chim
Lớp : 12-18 tháng
- Mục đích yêu cầu:
-Phát triển kỹ năng vận động, trẻ biết vận động nhún nhảy, chạy theo cô làm chim.
– Trẻ nhận biết được hình ảnh bên ngoài của con chim.
– Trẻ biết đọc vuốt theo cô, nói được từ chim, làm động tác mô phỏng theo cô.
– Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ và chơi cùng cô.
- Chuẩn bị:
– Tranh con chim
– Lồng chim có tiếng kêu
– Các con chim bằng học cụ
III. Hoạt động:
- Hoạt động 1: Đố bé con gì?
Cô cho cháu ngồi xung quanh cô.
Cô và bé cùng chơi “ú.. à”.
Cô đưa tranh con chim đang hót ra và trò chuyển cùng trẻ:
– Tranh con gì đây?
Cô nhắc lại từ: “chim hót” và cho trẻ lập lại theo cô.
Cô đọc thơ: Con chim, (2 -3 lần)
Bài thơ: Chim hót líu lo
Chào cô, chào cô
Chim kêu ríu rít
Thích thích thích thích.
Giáo dục trẻ biết chào cô, chào ba mẹ.
Hoạt động 2: Chim hót
Cô cho trẻ nghe tiếng chim hót và hỏi trẻ đoán xem đó là tiếng gì?
Cô đưa mô hìn chim cho trẻ quan sát.
Cho một số trẻ lên chỉ con chim và nói: con chim.
Cô đọc lại bài thơ chim hót và cho trẻ đọc theo cô.
Hoạt động 3: Chim mẹ chim con
Cô mở nhạc bài chim mẹ, chim con.
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con cùng chạy theo cô và vận động theo bà hát: nhảy lên làm chim bay cao, tay vỗ làm cánh, đưa tay lên miệng làm chim hót.
Kết thúc
Giáo án tay thơm tay ngoan
Giáo án tay thơm tay ngoan
VĐMH: Tay thơm tay ngoan.
Nghe hát: Thật đáng chê.
TCÂN: Ai đoán giỏi.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Dạy hát:
– Dạy trẻ hát rõ lời, đúng nhịp, nhớ tên bài hát. Trẻ hát được theo cô nhịp nhàng., rõ lời, hiểu nội dung.
ĐỌC THÊM
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
Giáo án lớp mầm tết đến rồi
VĐTN: Vỗ tay theo nhịp
NH: Bé chúc xuân
TCÂN: Ai đoán giỏi
I. Mục đích – Yêu cầu
*Kiến thức – Kỹ năng
– Dạy trẻ hát diễn cảm bài hát, đúng lời, rõ nhịp, nhịp điệu, giọng vui tươi, sôi nổi
– Dạy trẻ biết vỗ tay theo nhịp, kết hợp với bài hát.
– Trẻ nhớ tên bài hát, tên trò chơi, luật chơi.
*Phát triển
– Tai nghe âm nhạc, trí nhớ, ngôn ngữ
– Sự hứng thú, tích cực trong trò chơi
*Giáo dục
– Yêu ngày Tết cổ truyền của dân tộc
– Lòng yêu kính ông bà, cha mẹ
– Dạy hát: PP: BDDC
BP: Luyện tập
– VĐTN: PP: Luyện tập
BP: Sửa sai
– NH PP: BDDC
BP: Giải thích
– TCVĐ PP: Thực hành
BP: Thực hành
1. Dạy hát
– Cho trẻ nghe nhạc vào chỗ ngồi
– Các con ơi, sáng nay cô gặp bạn búp bê, mẹ bạn mới mua cho bạn thật nhiều áo mới để mặc vào ngày Tết. Bạn hát tặng cho lớp mình một bài hát. Bây giờ, cô sẽ hát bài hát nói về tết cổ truyền rất hay. Cô hát cho các con nghe nhé.
– Cô hát mẫu lần 1 + đàn
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì ?
+ Thưa cô bài “Tết đến rồi”
– Cô hát mẫu lần 2 + đàn
– Bây giờ, các con cùng hát với cô nhé
– Trẻ tấp hát với cô 2-3 lần
+ Mời từng tổ hát + sửa sai
+ Mời 1-2 trẻ khá hát cho cả lớp nghe
+ Sau đó cả lớp hát (nếu còn thời gian).
2. Vận động minh hoạ
– Các con hát rất là hay, để bài hát hay hơn nữa, cô sẽ dạy các con vỗ tay theo nhịp bài “Tết đến rồi” nha !
– Muốn vỗ tay đúng và đẹp, các con nhìn xem cô vỗ tay như thế nào nhé.
+ Cô vỗ mẫu lần 1.
+ Muốn vỗ cho thật hay, đầu tiên cô sẽ vỗ vào chữ “Tết” của bài hát và cứ thế vừa hát vừa vỗ tay cho đến hết bài hát.
+ Vỗ nghỉ, vỗ nghỉ, vỗ nghỉ
+ Cô vỗ mẫu lần 2.
– Cho cả lớp làm lại vỗ nghỉ 2-3 lần
+ Cho cả lớp thực hiện
+ Mời tổ, nhóm, có dụng cụ cho trẻ vỗ.
+ Cả lớp
3. Nghe hát
– Hôm nay, cô thấy lớp mình học ngoan nên bây giờ cô sẽ hát thưởng cho các con 1 bài hát nha! Đó là bài “Bé chúc xuân”
– Cô hát lần 1
+ Cô vừa hát bài gì vậy các con ?
+ Thưa cô bài “Bé chúc xuân”
– Cô hát lần 2 và làm động tác minh hoạ
* Giáo dục: Các con ơi, em bé trong bài hát rất là giỏi nè, bé biết chúc tết mọi người những lời chúc tốt đẹp. À! thế các con có giỏi như bạn không nè ?
4. Trò chơi
– Để thưởng các con, bây giờ cô cho các con chơi trò chơi nhé. “Ai đoán giỏi”
– Hỏi trẻ lại cách chơi, luật chơi.
– Cô nhắc lại.
– Cả lớp cùng chơi 2-3 lần
5. Kết thúc
Nhận xét – Tuyên dương.
I. Mục đích – Yêu cầu
-Trẻ thuộc và hát diễn cảm bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp được.
– Trẻ nhớ nội dung bài hát
– Trẻ say mê nghe cô hát.
– Trẻ chơi thành thạo và hứng thú trong trò chơi đồ chơi trong lớp mầm non.
* Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ, tai nghe, chú ý, tri nhớ, ngôn ngữ
*Giáo dục: Yêu thiên nhiên, lòng kính yêu ông bà cha mẹ
– Đàn, máy Cassette, bộ gõ
* Dạy hát:
– Cô đàn một đoạn nhạc, đố trẻ tên bài hát.
– Cô hát mẫu
– Bắt nhịp cả lớp hát vài lần.
– Tổ, nhóm hát
– Cá nhân
* Nghe hát
+ Hôm nay cô đố các con bài hát nào cô sắp hátnói về em bé giỏi biết chúc tết mọi người ?
+ Thưa cô bài “Bé chúc xuân”
– Cô bddc + đàn lần 1
– Đàm thoại
– Bài hát nói về điều gì ?
– Cô bddc + đàn lần 2
* VĐMH
– Bạn nào biết vỗ tay theo nhịp vỗ như thế nào ?
– Cô vỗ mẫu
– Cô ráp lời bài hát + vỗ tay cho trẻ cùng làm theo vài lần. Cô quan sát, sửa sai.
– Mời tổ, nhóm.
*TCÂN
– Hôm nay cô sẽ cho các con chơi “Ai đoán giỏi”
– 1 trẻ nói luật chơi
– Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
3. Kết thúc
Nhận xét – Tuyên dương.
Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ
Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành học mầm non giữ vai trò quan trọng bởi nó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền móng cho các bậc học sau. Vì vậy các em phải được chăm sóc, phải được giáo dục khi trẻ còn ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Ngay từ lứa tuổi này, các em phải được giáo dục tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất được trang bị đầy đủ những tri thức của chủ nhân tương lai đất nước.
Trong thời gian gần đây vấn đề dạy kỹ năng sống cho trẻ được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Nhằm đáp ứng về kỹ năng sống cho trẻ, nhiều trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ cũng lần lượt ra đời. Tuy nhiên dạy kỹ năng sống cho trẻ như thế nào lại là vấn đề cần đặt ra những câu hỏi. Có thể từ kỹ năng sống còn rất mới mẻ nên chúng ta còn quan trọng hóa vấn đề mà không để ý rằng ở nhà, ở trường lớp trẻ vẫn được rèn luyện “Kỹ năng sống” cơ bản. Những kỹ năng sống rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách cho trẻ.
Trong những năm gần đây, ngành học mầm non đã triển khai xây dựng lồng ghép chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống” vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ và kỹ năng thích hợp.
Là giáo viên đứng lớp, tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giáo dục, uốn nắn cho trẻ những hành vi đúng, cách cư xử lịch sự, văn minh. Vì thực tế qua công tác, tôi thấy được một số khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt là trẻ nhà trẻ, trẻ còn thực hiện theo ý thích, chưa tự ý thức được hành động, hành vi của mình, chưa có nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt. Trẻ chưa nhận biết và thể hiện được một số trạng thái cảm xúc của bản thân và những người xung quanh để trẻ có những hành động đúng.
Về phía các bậc cha mẹ trẻ, còn số đông các gia đình còn chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ, chưa có nề nếp trong sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ không chú ý đến con mình ăn uống như thế nào, trẻ có biết sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần những đồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì? Một số cha mẹ thì quan tâm đến con cái nhưng chưa chú ý dạy con cách cư xử, nhiều lúc vô tình còn hùa theo cái sai của con cái.
Tôi nhận ra rằng, tất cả những kỹ năng đó phải bắt đầu từ việc chúng ta muốn trẻ lớn lên trở thành những người như thế nào, bản thân chúng ta cần gì, thiếu gì, dựa vào cái gì để thành công thì hãy dạy cho con cái chúng ta những điều y như thế. Việc xây dưng kỹ năng sống cho trẻ không gì hơn là cho trẻ cơ hội để trải nghiệm, thích nghi và hướng dẫn cho trẻ cách tự thể hiện mình. Có thế chúng ta mới có thể có những người chủ động, tích cực, hòa đồng và đầy đặc biệt.
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách do đó cần giáo dục “Kỹ năng sống” cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Với khả năng tiếp thu, nhận thức của trẻ mầm non, trẻ dễ nhớ mau quên đặc biệt là lứa tuổi trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi. Để bước đầu trang bị những hành trang, kiến thức về cuộc sống, những kỹ năng sống sao cho phù hợp với nhân cách con người, với cuộc sống thế giới xung quanh cho trẻ thì cô giáo chính là người giữ vai trò và nhiệm vụ quan trọng cũng như bước đầu giúp trẻ có kỹ năng như: Tự nhận thức, tự phục vụ, biết đoàn kết với bạn bè,… Nhưng làm thế nào để cung cấp những kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả nhất? Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại lớp D1”.

Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ
* Mục đích của đề tài này:
Với đề tài trên tôi muốn giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc sống, có những kinh nghiệm sống, sao cho phù hợp với cuộc sống đang biến đổi không ngừng. Sau một năm thực hiện, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi rất thích thú khi trẻ được học về những kỹ năng sống cơ bản qua các hoạt động học, giờ ăn, hoạt động trò chơi và các kỹ năng tự phục vụ của trẻ. Việc tìm ra các biện pháp phù hợp giúp cho trẻ tiếp thu tốt hơn, trẻ có nề nếp hơn và mạnh dạn, tự tin khi tham gia các hoạt động.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là:
Các biện pháp giúp phát triển kỹ năng sống cơ bản cho trẻ, hình thành các kỹ năng như: Tự phục vụ, giao tiếp, tự nhận thức, hợp tác. Từ đó trẻ có ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi.
* Phạm vi áp dụng:
Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã thực nghiệm trên trẻ lớp nhà trẻ 24- 36 tháng – D1 trường mầm non A Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội.
* Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu 9 tháng (bắt đầu từ tháng 9/2013 đến cuối tháng 4/2014).
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp tham khảo tài liệu
– Phương pháp điều tra thực trạng
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Từ năm học 2008 – 2009 Bộ GD – ĐT đã phát động phong trào “Xây dựng, trường học thân thiên, học sinh tích cực”. Trong năm nội dung thực hiện có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động, ý thức, sáng tạo. Giống như thầy Nguyễn Phú Cường, hiệu trưởng trường phổ thông Quốc tế Việt Nam đã từng nói “Chúng ta nên học hỏi những tiến bộ của nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, bởi giáo dục toàn diện chính là mô hình giáo dục hướng về học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Trước hết học sinh cần được dạy để biết làm chủ bản thân, để giao tiếp tốt với mọi người và có khả năng giải quyết khi gặp những vấn đề rắc rối khó khăn”.
Thực tế nhiều trường hiện nay dường như chỉ quan niệm dạy kiến thức chứ chưa dạy trẻ thái độ ứng xử các mối quan hệ đó là (quan hệ với con người, với thiên nhiên), vì vậy rất nhiều điều trong cuộc sống mà trẻ không được học. Trẻ chỉ biết ăn, ngủ, học và vui chơi, trong khi đó kỹ năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp không được chú ý và thực hiện còn kém. Trẻ chưa có những kiến thức, kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sống phù hợp. Như vậy, có thể thấy hành trang vào đời của trẻ còn nhiều thiếu hụt, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ năng sống, những kỹ năng đó sẽ giúp trẻ có hành trang tự tin, làm chủ cuộc sống. Vậy để trẻ có những kỹ năng sống tốt, phù hợp với cuộc sống bên ngoài, thế giới xung quanh. Ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cần được các cô giáo cung cấp cho trẻ những kỹ năng sống, những kỹ năng đơn giản qua các hoạt động hàng ngày của trẻ ở lớp.
Đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 -36 thàng tuổi khả năng nhận thức của trẻ còn có nhiều hạn chế, trẻ dễ nhớ dễ quên và hay hành động theo ý muốn. Vì vậy để dạy những kỹ năng sống cho trẻ chỉ là những bước đầu giúp trẻ các kỹ năng như: Biết về bản thân mình, mạnh dạn tự tin, kỹ năng giao tiếp, tự phục vụ bản thân, biết hợp tác chơi với các bạn, kỹ năng thích nghi với môi trường,… Để trẻ có được những kỹ năng ở lứa tuổi này, cô giáo cần nhẹ nhàng, linh hoạt, sáng tạo, lồng ghép các hoạt động để truyền thụ các kỹ năng cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống là một tiến trình: giáo viên trang bị cho trẻ kiến thức; giúp trẻ có ý thức và niềm tin để thay đổi. Trẻ phải được thực hành để có kỹ năng. Trẻ cần được hướng dẫn vận dụng kỹ năng vào các sinh hoạt thường ngày của trẻ. Điều quan trọng nhất là những kỹ năng này trở thành một thói quen tốt.
Ngày xưa trong giáo dục truyền thống trẻ chỉ việc nghe lời cha mẹ. Những gì học ở gia đình và xã hội lại giống nhau. Một hành vi sai trái thường bị xã hội đồng loạt lên án, nên ít ai dám hành động tiêu cực. Ngày nay thì khác, những gì học trong gia đình và tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, truyền thông đại chúng, phim ảnh … trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng phó một mình. Có khi cha mẹ có đó, nhưng theo không kịp những biến động xã hội ngày càng dồn dập. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận với đủ thứ loại tác động, tốt có, xấu có. Một số không nhỏ phải rời bỏ gia đình, hoặc phải bươn chải kiếm sống, thậm chí gánh vác trách nhiệm của người lớn. Do ngày càng có nhiều việc phải quyết định một mình nên trẻ không chỉ cần được biết thế nào là điều hay lẽ phải mà còn phải có khả năng hành động theo nhận thức.
Trước tình hình này, các nhà giáo dục thế giới đã cùng tìm cách giáo dục đề tạo cho trẻ năng lực tâm lý xã hội, nhằm ứng phó với những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đó là giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biến nhận thức thành hành động, nghĩa là trẻ không chỉ hiểu biết mà còn phải làm được điều mình hiểu. Cách dạy cũ theo kiểu giảng suông, dạy vẹt, học vẹt không đạt được sự thay đổi hành vi này.
Trong cách giáo dục mới, trẻ được giúp đỡ để biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi và cái chúng ta, có những chọn lựa và quyết định đúng trước những biến cố do cuộc sống đưa đến. Để có năng lực tâm lý xã hội này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thấu cảm với người khác, suy nghĩ sáng tạo và có phán đoán, truyền thông và giao tiếp có hiệu quả, giải quyết vấn đề.
Phương pháp giáo dục là đặt trẻ trước những tình huống khó giải quyết để trẻ giải quyết theo nhóm thông qua thảo luận, trò chơi, sắm vai, vẽ tranh hay hành động cụ thể. Qua đó, trẻ học bằng hành động và tự quyết định với sự góp ý của nhóm bạn. Tác động của nhóm bạn rất mạnh mẽ theo hướng tích cực hay tiêu cực. Nếu sức ép của nhóm bạn xấu có thể khiến trẻ chấp nhận làm chuyện sai trái, thì giáo viên cũng có thể biến sức ép này thành tích cực để giúp cá nhân có những quyết định lành mạnh.
Tuy nhiên, Giáo dục kỹ năng sống không dễ chút nào, vì nó nằm ngoài cách suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tự tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn.
Do đó, Giáo dục kỹ năng sống chỉ thành công với nhà giáo dục “kiểu mới” khác với người thầy mệnh lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay cho trẻ. Trẻ phải chủ động mới biến được nhận thức thành hành động. Nhà giáo dục này không chỉ phải rành tâm lý lứa tuổi, mà còn phải có kiến thức và kỹ năng về nhóm để biết vận dụng tâm lý nhóm vào công tác giáo dục. Sinh hoạt nhóm rất quan trọng trong việc giúp trẻ nên chủ động để tự quyết. Giáo dục kỹ năng sống cũng không thể thành công nếu xã hội, nhất là gia đình, không đổi cách nhìn đứa trẻ, xem nó như “con nít, chẳng biết gì”, giáo dục theo kiểu nhục mạ, hạ thấp… Nền tảng của Giáo dục kỹ năng sống là ý thức về giá trị bản thân nơi trẻ… mà đây là một điều mà xã hội ta chưa quen lắm.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Đặc điểm tình hình chung:
Trường mầm non A xã Ngọc Hồi nằm ở ngoại thành Hà Nội. Nằm trên khu đất canh tác của dân, được triển khai xây dựng thành trường học, nên xung quanh còn nhiều bãi đất chống, ao hồ. Trường lại nằm gần đường quốc lộ nơi có nhiều phương tiện giao thông qua lại. Trường có hai khu chia làm 9 lớp, riêng khu Ngọc Hồi được xây hai tầng khang trang, lớp học rộng rãi, sân chơi thoáng mát. Tổng số học sinh toàn trường là 325 trẻ, có 36 đ/c – giáo viên – nhân viên và 3 cán bộ quản lý.
Đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt huyết và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Năm học 2013 – 2014, tôi được Ban giám hiệu phân công dạy trẻ lớp nhà trẻ 24-36 tháng. Lớp có 3 cô phụ trách và 40 cháu, trong đó:
– Có 22 cháu nam và 18 cháu nữ.
– 65 % phụ huynh làm nông nghiệp.
– 10 % phụ huynh làm công nhân viên chức.
– 25% phụ huynh huynh làm nghề tự do.
Từ thực tế trên khi thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
- Thuận lợi:
Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và kiến thức cho giáo viên: cụ thể hàng tháng trường tổ chức 2 buổi họp chuyên môn để trao đổi về phương pháp cũng như kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp giúp tất cả giáo viên nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ.
Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ, luôn có tinh thần học hỏi, rèn luyện.
Bản thân tôi đã có 8 năm trực tiếp giảng dạy nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, nhất là lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng.
Các bậc phụ huynh quan tâm, tin tưởng gửi con, luôn phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
Lớp rộng rãi, thoáng mát, có đủ các phương tiện nghe nhìn giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất.
Khi thực hiện đề tài dạy kỹ năng sống cho trẻ tôi nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh cũng như của Ban giám hiệu, cùng các chị em đồng nghiệp trong trường, đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng của chị em cùng lớp.
- Khó khăn:
Trẻ từ 24 – 36 tháng, trẻ còn nhỏ, khả năng nói phát âm của trẻ còn kém, thời gian chăm sóc trẻ nhiều.
Đa số trẻ là con gia đình nông thôn, điều kiện gia đình còn khó khăn nên sự quan tâm đến con em còn hạn chế, phụ huynh chỉ biết phối hợp với cô giáo về chương trình học của con và chăm sóc cho con thế nào cho tốt chứ phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến dạy kỹ năng sống cho trẻ ngay từ bé.
Ở nhiều gia đình trẻ được nuông chiều, cung phụng con khiến cho trẻ không có kỹ năng tự phục vụ.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ nhà trẻ từ 24-36 tháng tuổi còn mới mẻ và khó khăn.
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
- Biện pháp 1: Xác định các loại kỹ năng sống phù hợp độ tuổi để dạy trẻ:
Là một giáo viên mầm non, hàng ngày trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ. Ngoài việc cung cấp dạy kiến thức cho các con ở các môn học, các hoạt động trong ngày, các cô còn giúp trẻ hình thành nhân cách, các ứng xử với con người, với thiên nhiên. Đặc biệt là những cô giáo lớp nhà trẻ từ 24 – 36 tháng sẽ giúp trẻ những kiến thức ban đầu về kỹ năng sống, giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối giữa các mặt để khi lớn tuổi hơn trẻ không bỡ ngỡ, xa lạ trước những cuộc sống khác lạ xung quanh. Trẻ sẽ học tốt nhất khi có được một cách tiếp cận cân bằng về các mặt, các kỹ năng nhận thức, tình cảm quan hệ xã hội, các hành vi ứng xử cơ bản với bạn bè, cô giáo, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng vào việc tập trung tiếp thu các kiến thức ở từng môn học một cách tốt nhất.
Qua việc dạy trẻ các kỹ năng sống, các quá trình tâm lý của trẻ phát triển hơn như: Trí nhớ, ngôn ngữ, tư duy…, sẽ giúp trẻ tiếp thu kiến thức từ các môn học sẽ tốt hơn và khả năng ghi nhớ của trẻ sẽ nhanh hơn.
Kỹ năng sống là khả năng biết làm, biết thực hiện việc gì đó một cách tự giác, thành thạo trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy, có người nói: Dạy trẻ 24 – 36 tháng tuổi những kỹ năng sống như vậy có quá sớm không, trẻ có thực hiện được không? Thật ra việc học kinh nghiệm sống với trẻ chẳng bao giờ là sớm, có hàng trăm kỹ năng sống cần thiết với trẻ. Tùy theo lứa tuổi của trẻ để chọn ra nội dung chương trình dưới nhiều hình thức khác nhau. Người giáo viên phải có nhiệm vụ quan trọng để lựa chọn, xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi từ 24 – 36 tháng. Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã lựa chọn một số kỹ năng sống cơ bản để cung cấp cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi cụ thể như sau:
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/keblmmw
Phát triển ngôn ngữ phát triển vận động
Phát triển ngôn ngữ phát triển vận động
I. Mục tiêu
đỏ, mầu xanh
Chuẩn bị:
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động I:
* Trò chuyện theo chủ đề :
– Các con ơi, hôm nay trời rất đẹp, cô Chữ sẽ thưởng cho lớp mình 1 chuyến đi chơi nhé! Nào chúng ta cùng đi thôi.
– Cho trẻ hát bài : Tập lái ô tô
– Các con yêu quý! Vậy là chuyến đi chơi của chúng mình đã đến điểm tham quan rồi. Chúng ta hãy dừng chân tại đây nhé!
– Các con có biết đây là đâu không ?
– Cô Chữ giới thiệu nhé! Đây là trường mầm non Sao Mai đấy.
– Nào chúng ta cùng chào tất cả các cô các bác trong trường!
+ Các con rất ngoan nên cô sẽ tặng lớp mình 1 món quà đấy!
+ Để biết được món quà gì chúng mình mở món
quà này nhé. * Gọi một trẻ lên mở gói quà
– Đó là món quà gì vậy ? ( Một chuỗi vòng hạt )
– Thật là đẹp đúng không nào?
– Hôm nay cô với các con cùng xâu vòng tặng cho các cô giáo nhé.
2. Hoạt động 2: Nội dung
a. Quan sát – đàm thoại:
– Cô đưa ra chiếc vòng và gọi 1 – 2 trẻ lên mô tả về chuỗi vòng theo gợi ý của cô.
– Chuỗi vòng có nhiều hạt không ?
– Các con có biết hạt được xâu vào cái gì?
– Hạt có những mầu gì thế nhỉ? ( Cô giơ cao chiếc vòng )
– Nào chúng ta cùng đếm nhé ( cô cho cả lớp đọc theo cô )
– Hạt đỏ, hạt xanh, lại đến hạt đỏ, rồi lại đến hạt xanh…
– Các hạt được sen kẽ rất đẹp đúng không nào ( cô cho trẻ nhắc lại mầu đỏ, mầu xanh, lại đến hạt mầu đỏ rồi lại đến
hạt mầu xanh…..) b, Làm mẫu :
+ Cô làm mẫu lần 1
– Bây giờ các con có muốn xâu những chiếc
vòng thật đẹp để tặng các cô các bác trong trường không bây giờ cô Chữ sẽ dậy các con cách xâu vòng từ những hạt có mầu đỏ, mầu xanh này nhé – Các con ạ, muốn xâu được vòng thì tay phải các con cầm dây, tay trái các con nhặt hạt mầu đỏ cầm lên xâu dây vào lỗ hạt mầu đỏ sau đó cô cho hạt rơi xuống cuối dây
– Tiếp tục cô nhặt hạt mầu xanh cô cũng xâu như vậy
– Cô xâu xong hai mầu rôi cô lại tiếp tục xâu ngay từ đầu cô nhặt hạt mầu gì nhỉ ?
– Và đây là hạt mầu gì nào
– Các con được quan sát cô làm mẫu rồi vậy bây giờ các con có nhận xét gì về những hạt cô vừa xâu được xếp thứ tự như thế nào
– Ồ đúng rồi chiếc vòng của cô được xếp theo thứ tự mầu đỏ , mầu xanh sen kẽ nhau rất là đẹp
– Khi các con xâu vòng phải nhặt các hạt xâu giống như cô Chữ nhé bạn nào xâu hạt nhầm sẽ không đẹp đâu
c. Trẻ thực hiện :
– Bây giờ cô mời cả lớp mình cùng xâu nào ( Cô phát rổ hạt và dây cho trẻ )
– Cô mở nhạc cho trẻ nghe
– Cô đi đến từng trẻ, khuyến khích, động viên và giúp những trẻ chưa xâu được cô gợi ý để trẻ xâu đúng theo yêu cầu của cô . Khi trẻ xâu xong cô cho trẻ trưng bầy sản phẩm
– Cô cùng trẻ nhận xét sản phẩm của trẻ
+ Trẻ nhận xét bài của bạn
+ Cô bổ xung ý kiến của trẻ
*Kết thúc: Cho trẻ chơi trò chơi cùng cô
– Ai giỏi nhất
– Cô cho trẻ bật qua chiếc vòng để đến trường tặng các cô các bác trong trường ( Cô đặt hai chiếc vòng…. cho trẻ bước qua )
* Hát vận động theo nhạc bài Cô và mẹ
– Nhận được món quà các cô, các bác rất cám
ơn các con , các con có vui không ? Còn bây giờ chúng mình cùng tạm biệt trường mầm non Sao Mai qua bài hát “ Cô và mẹ” . |
– Trẻ trò chuyện và hát cùng cô.
– Trẻ quan sát và đàm thoại cùng cô
– Trẻ đếm
– Trẻ trả lời
– Quan sát cô làm mẫu
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện
– Trưng bày sản phẩm
– Trẻ nhận xét
– Trẻ chơi trò chơi
– Hát đi ra ngoài.
|
Trường Mầm non của bé
Trường Mầm non của bé
Đề tài: Bé vui đến trường
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ tập được các động tác theo cô, đi bình thưòng, chân không chạm vạch trên đường ngoằn ngoèo.
– Phát triển vận động thể lực cho trẻ.
– Tập thở sâu phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo cô.
– Trẻ thích thú, vui vẻ chơi trò chơi. đồ chơi mầm non
– Giáo dục trẻ: có ý thức học bài ngoan.
II. Chuẩn bị:
– Mô hình nhà búp bê.
– Mỗi trẻ 1 quả bóng màu đỏ- cô 1 quả.
– Sơ đồ 1 đưòng ngoằn ngèo rộng 35cm, dài 3m.
– Địa điểm: Phòng tập.
II. Tiến Hành:
1. Khởi động:
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con dạo chơi phòng tập. Đi thành vòng tròn- đi thường- đi bước dài- đi thường- đi nhanh, sau đó chuyển sang chạy chậm dần- đi bình thường- đứng lại thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: “Tập với bóng”.
Cô đưa quả bóng ra đố trẻ:
– Cô có quả gì đây?
– Quả bóng này có màu gì? ( Cả lớp- cá nhân).
Bây giờ cô con mình sẽ cùng tập với những quả bóng này nhé!
* Động tác 1: Thổi bóng
. TTCB: Đứng thoải mái, bóng để dưới chân, 2 tay chụm lại để trước ngực.
1. “Thổi bóng”: hít vào thật sau sau đó thở ra từ từ- 2 tay giang rộng.
2. Về TTCB.
* Động tác 2: Đưa bóng lên cao
.TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
1. Đưa bóng lên cao: 2 tay cầm bóng đưa lên cao.
2. Bỏ bóng xuống: về TTCB.
* Động tác 3: Cầm bóng lên cao
. TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
1. Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
2. Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống đặt bóng xuống sàn.
* Động tác 4: Bóng nảy
.TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng.
. TH: Nhảy bật tại chỗ vừa nhảy vừa nói: ” bóng nảy”.
* Cô hỏi lại trẻ tên bài tập?
b.Vận động cơ bản: ” Đi theo đường ngoằn ngoèo”
Nghe tin trường của bạn búp bê có rất nhiều đồ dùng đồ chơi mầm non, đồ chơi đẹp.
Bây giờ cô con mìnhcùng đến thăm ngôi trường thân yêu của bạn nhé!
Nhưng đường đến trường của bạn rất khó đi, các con phải đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc đấy.
Giờ các con hãy xem cô đi trước 1 lần nhé!
* Vận động mẫu: 2 lần.
– Lần 1: Tập trọn vẹn, không phân tích động tác.
– Lần 2: Kết hợp phân tích:
Cô đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi khi có hiệu lệnh 2/3: bắt đầu đi vào đường ngoằn ngoèo.
Khi đi cô chú ý lưng thẳng, chân bước đều không chạm vạch.
* Trẻ thực hiện:
– Cô đi trước, cho trẻ nối đuôi nhau đi theo sau.
– Cho từng tốp 2 trẻ đi.
– Trong khi trẻ đi cô chú ý quan sát, sửa sai, nhắc trẻ đi không được dẫm lên vạch.
– Cho cả lớp đi lại 1 lần đến chào bạn búp bê, bạn búp bê tặng đồ chơi cho các bạn
– Các con vừa vận động bài gì?
– Giáo dục trẻ: Đoàn kết trong khi chơi, không được chen lấn, xô đẩy bạn kẻo ngã.
c. Trò chơi vận động: ” Dung dăng dung dẻ”
Cô hướng dẫn cách chơi và cùng chơi với trẻ.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ thi xem ai đi khẽ nhất trong phòng tập 1- 2 vòng rồi cho trẻ ra chơi.
Bé và chú bộ đội
Bé và chú bộ đội
Đề tài: Bé và chú bộ đội
I. Mục đích yêu cầu:
– Bé nhận biết hình ảnh các chú bộ đội, biết công việc cảu chú bộ đội., chân.
– Tình cảm yêu thương của bé với chú bộ đội.
– Phát triển vận động toàn thân cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
– Tranh chú bộ đội đang hành quân.
– Súng và hoa làm từ giấy thủ công
– Bài hát: “em thích làm chú bộ đội”
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Chú bộ đội ơi!
Cô và trẻ cùng đi “tàu hỏa” đến thăm chú bộ đội
Cô và trẻ cùng vận động theo nhạc “đoàn tàu tí xíu”
Đoàn tàu đi đến bức tranh, hướng dẫn trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ.
Đây là hình vẽ ai?
Chú bộ đội mặc đồ màu gì vậy?
Nhìn thấy các chú bộ đội đang làm gì vậy?
Lớp mình cùng hành quân với chú bộ đội nhé!
2. Hoạt động 2: Bé đi 1…2
Cô để sẵn các cây sung ở mỗi góc, cô yêu cầu trẻ tự chọn cho mình sung và đeo trên lưng.
Cô mở nhạc: “em thích làm chú bộ đội” cô và trẻ cùng vận động đi 1…2 theo nhịp bài hát.
Cho trẻ thực hiện 1-2 lần.
3. Hoạt động 3: Hoa tặng chú bộ đội.
Cô hướng dẫn trẻ làm các vòng hoa để tặng chú bộ đôi nhân ngày 22/12.
Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một rổ đựng hoa và dây ruy băng, hướng dẫn trẻ cách xâu vòng hoa.
Để trẻ thực hiện. Cô quan sát trẻ làm.
Kết thúc giờ học, cô giúp trẻ cột hoa lại thành vòng và cho trẻ treo lên tường.
Kết thúc.
Những con vật đáng yêu
Những con vật đáng yêu
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
– Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng lắp ráp các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
– Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
– Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị:
– Đĩa CD có hình ảnh con vịt
– Tranh con vịt, trứng vịt
– Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
– Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
II. Tiến Hành:
1. Hoạt động 1: Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt: Đầu, mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
2. Hoạt động 2: Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài hát “ Một con vịt”
3. Hoạt động 3: “Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán thêm cho hoàn chỉnh.
kết thúc
Bộ phần mềm Kidsmart mầm non
Giáo án nhà trẻ nhận biết phân biệt
Giáo án nhà trẻ nhận biết phân biệt
Mục đích yêu cầu:
Giáo án nhà trẻ hình vuông hình tròn
Giáo án nhà trẻ hình vuông hình tròn
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
CẤU TRÚC TIẾT HỌC
|
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
1. Ổn định
2. Hướng dẫn
BT1:Tìm nhà (nhận biết hình £ )
BT2:
Chọn quả
Trò chơi:
Tắm ao
Trò chơi:
Tặng quà cho búp bê
3. Củng cố
|
Trò chơi nhỏ
– Cô vừa nhận được 1 lời mời của bạn búp bê mời các con đến nhà chơi, các con có thích không? Bây giờ chúng ta cùng đi nhé!
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Cùng đi tìm nhà
Xì xà xì xụp
Ngồi thụp xuống đây
Trẻ nói: nhà đây rồi
Cô: nhà hình gì?
Trẻ: Hình…
– A, tìm được nhà rồi mời các bạn vào nhà màu đỏ. Nhà màu đỏ có hình gì các con?
– Rất giỏi, bây giờ cô mời các bạn vào nhà màu xanh! Nhà màu xanh có hình gì?
– Các bạn ơi nhìn xem bạn búp bê có thật nhiều quả nhưng ở đây tất cả các quả đều bị thiếu 1 phần, các bạn hãy giúp búp bê làm cho quả đầy đủ bằng cách tìm hình đặt vào chỗ bị trống nha! Bây giờ các bạn hãy tự chọn 1 loại quả mình thích để thực hiện đi. (trẻ thực hiện xong giáo viên cho gắn lên bảng và nhận xét)
– Các bạn lớp mình ai cũng giỏi đã đặt vào chỗ trống những hình cùng màu với màu của quả. Búp bê rất cảm ơn và búp bê có nhã ý mời các bạn đi công viên nước Đầm Sen các bạn có thích không?
Nào mời các bạn cùng đi với cô nè! A, đến Đầm Sen rồi, cùng tắm nha
Lần 1: mời các bạn nhảy xuống hồ £
Lần 2: nhảy xuống hồ
Rồi bây giờ các bạn bước ra với cô nè, tắm mát không con? Cô cũng thấy rất mát. Các bạn nhìn xem ở đây có gì?
Hoa rơi? Hoa rơi? Hoa rơi ở đâu?
(Trẻ nói theo cô) cô tung hình ra và nói: hoa rơi ở đây nè!
Bạn nào nhặt được hình £ xanh đưa cô xem, mời các con về nhóm trước mặt. cô lần lượt mời từng nhóm trẻ nhặt được hình £ đỏ, đỏ về từng nhóm
Bây giờ các bạn sẽ làm quà tặng cho búp bê nha!
o Nhóm hình £ xanh: đóng những hình , £ theo màu
o Nhóm hình £ đỏ: trang trí hình theo mẫu của cô nha!
o Nhóm hình đỏ: xâu những chìa khoá vuông – tròn xen kẻ làm vòng đeo tay cho búp bê nha!
Nào mời các bạn hãy thực hiện các phần việc của mình đi, trong lúc thực hiện cô sẽ mở nhạc khi nghe dứt tiếng nhạc tổ nào làm xong trước là tổ đó thật giỏi
– Cô chú ý quan sát và sửa sai (nếu có). Sau đó nhận xét từng tổ
– Lớp mình thật ngoan đã tặng búp bê rất nhiều quà, búp bê rất vui và mình cùng đọc 1 bài thơ tặng búp bê nhé!
Bắp cải xanh
Dạng hình tròn
Ngôi nhà nhỏ
Có cửa sổ
Dạng hình vuông
|
– Trẻ thực hiện
– Trẻ vừa đi vừa đọc thơ
– Chơi 2 lần
– Trẻ chạy vào nhà màu đỏ (hình)
– Trẻ chạy vào nhà màu xanh (hình £)
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
– Trẻ nhặt hình
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
|