Archive
Chủ điểm: Thế giới động vật
Giáo án mầm non Chủ điểm : Thế giới động vật
Môn : Tạo hình
Bài : XÉ DÁN HÌNH CON CÁ ( Mẫu )
Đối tượng 5 – 6 tuổi
I, Mục tiêu
A, Kiến thức
– Trẻ biết các bộ phận của con cá.
– Trẻ biết sắc xếp con cá, bố cục tranh đẹp.
– Trẻ biết cách gập đôi tờ giấy lượn cong để tạo thành hình con cá và biết chọn giấy màu để xé dán đàn cá, sóng lướt, rong, rêu.
B, Kỹ năng
– Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
– Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
– Bồi dưỡng kỹ năng, cách sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy (xây dựng bố cục ).
C, Giáo dục
– Hình thành xúc cảm, thẩm mĩ về màu sắc và động viên tính sáng tạo của trẻ.
– Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật ( Nói chung ) và các con vật dưới nước ( nói riêng ).
– Biết đoàn kết hợp tác, giúp đỡ bạn trong khi làm việc.
– Thích học môn tạo hình.
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động chung của trẻ
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ1: Tạo hứng thú Cô và trẻ trò chuyện với chủ điểm – Cho trẻ chơi trò chơi: ” Cá vàng bơi ” cho trẻ đi vòng quanh vừa làm động tác vừa hát bài: ” Cá vàng bơi ” (2 lần ) – Cô hỏi: + Các con vừa chơi trò chơi gì nào ? + Cá sống ở đâu ? + Cá ăn bằng thức ăn gì nào ? * HĐ 2: Giới thiệu nhiệm vụ tạo hình
– Cô treo 2 bức tranh 1 bức tranh xé dán con cá tròn có nhiều phong cảnh 1 bức tranh xé dán con cá dài. Cho trẻ nhận xét nêu ý của mình?
Cô làm mẫu vừa xé vừa giải thích Cô chọn giấy màu xanh hoặc màu đỏ để làm mình cá cô gập đôi bờ giấy và xé lượn thành hình con cá. Sau đó chọn màu vàng, xé mang, mắt. Cô lấy màu xanh xé rong rêu. Sóng, nước, bọt nước. * HĐ 3 : Trẻ thực hiện : Cô nhắc lại cách ngồi, cách cầm giấy. (Tay phải xé giấy, tay trái giữ giấy, ngón tay trỏ phết hồ,…) Cô cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và gợi ý cho trẻ. Động viên trẻ làm để tạo ra sản phẩm đẹp, hình động. * HĐ 4 : Nhận xét sản phẩm Cho trẻ trưng bày sản phẩm Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cô nhận xét thêm bài đẹp, xấu. + Cho trẻ chơi trò chơi thả cá vào ao. Chia trẻ làm 2 đội, cho trẻ thi đua lên thả cá vào ao rồi cho trẻ đếm. Đội nào thả nhiều hơn thì sẽ chiến thắng. + Giáo dục trẻ phải giữ gìn vệ sinh khuyến cáo với mọi người không vứt rát bừa ra ao làm ô nhiễm môi trường. – Cho trẻ hát bài : ” kìa con cá vàng ” rồi ra ngoài. |
– Làm con cá bơi
– Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát và nêu.
– Trẻ chú ý cô làm.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trưng bày sản phẩm. – 5 – 6 trẻ – Trẻ nhận xét cùng cô. – Trẻ chơi
– Trẻ hát rồi ra ngoài. |
Chủ đề: Những con vật đáng yêu Mẫu giáo lớn
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đối tượng: Mẫu giáo lớn (5-6 tuôi)
Số lượng: Cả lớp.
Ngày điều khiển: 20/10/2014
Thời gian: Cả ngày
Ngày soạn: 13/10/2014
- I) Đón trẻ.
1- Mục đích – Yêu cầu.
– Rèn luyện thói quen tự phục vụ cho trẻ, tự cất quần áo, giầy dép, ba lô cho vào đúng nơi quy định
– Rèn cho trẻ lễ phép với giáo viên, trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ trước khi vào lớp.
– Tạo tình cảm giữa cô và trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh.
– Giúp trẻ có tâm thế thoải mái, hứng thú khỏe khoắn bước vào các hoạt động trong ngày.
– Phát triển cơ thể và tạo thói quen nề nếp cho trẻ.
– Trẻ biết dạ khi cô gọi tên, tập cho trẻ biết quan tâm đến các bạn trong lớp.
2- Chuẩn bị:
Cô đến sớm 15 phút thông thoáng phòng học, quét dọn, lau phòng và làm ướt khăn, trải chiếu đón trẻ. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mầm non trong ngày.
3- Tiến hành
- Đón trẻ (Cô A đón trẻ, 7h30 – 8h10)
– Cô đứng ở cửa đón trẻ với thái độ niềm nở, thể hiện sự quan tâm đến trẻ, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ.
– Cho trẻ chơi các đồ chơi trong lớp lắp ghép, và ngồi tập chung cùng trẻ
– Cô lưu ý trẻ bị ốm, mệt.
- Thể dục sáng (8h10 – 8h30)
– Cô cho từng tổ lấy dép ra sân trường, đứng đúng nơi quy định của lớp để tập thể dục buổi sáng.
– Điểm danh: cô điểm danh lớp theo sổ điểm danh
- II) Hoạt động chung (8h30 – 9h30)
– Tạo hình: Vẽ con gà trống.
– Giáo viên dạy: Phan Hải Yến.
III) Hoạt động ngoài trời
- Nội dung:
– Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm “Vật chìm – Vật nổi”
– Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây.
– Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi, hột vòng, nhặt lá cây,…
- Mục đích – Yêu cầu:
– Trẻ biết được những vật chìm, vật nổi xung quanh mình.
– Thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ
– Trẻ có hứng thú khi trò chuyện và trả lời các câu hỏi của cô giáo.
– Rèn luyện sự chú ý quan sát cho trẻ
– Trẻ chơi với các bạn đoàn kết, vui vẻ, hứng thú chơi với các bạn.
– Biết sở thích đặc điểm của mình.
- Chuẩn bị:
– Địa điểm: Địa hình bằng phẳng, sạch sẽ, không gian thoáng mát.
– Đồ chơi: Xắc xô, sỏi, lá cây, phấn, hạt vòng, 2 chậu nước, vật chìm: thìa inox,chùm chìa khóa,… vật nổi: lá cây, tờ giấy,…2 bảng kết quả thí nghiệm
– Trang phục: Gọn gàng, phù hợp với thời tiết
– Tâm sinh lý: Khỏe khoắn, vui vẻ, thoải mái.
- Tiến hành:
Các bước
|
Hoạt động của cô
|
HĐ của trẻ |
1- Ổn định tổ chức |
2- Nội dung
3- Chơi tự do.+Cho trẻ hát bài :”Cá vàng bơi”
– Chúng mình vừa hát bài gì? (Cá vàng bơi)
– Bài hát nói về điều gì? (Con cá vàng đang bơi…)
+Thí nghiệm: “Vật chìm – vật nổi”
-Cô g.thiệu tên thí nghiệm và 1 số đồ vật dùng để thí nghiệm.
-Chia lớp làm 2 tổ, mỗi tổ có 1 chậu nước 1 bảng kết quả thí nghiệm và 1 số đồ vật chìm, nổi để trong rổ.
-Muốn biết các vật trong rổ chìm hay nổi các con hãy thả từng vật vào chậu nước và theo dõi, nếu vật nó nổi hãy dán hình tròn đỏ vào cột vật nổi trên bảng kết quả, vật chìm thì dán hình tròn xanh vào cột vật chìm
=> Vật nổi là những vật nhẹ như lá cây, tờ giấy nổi được trên mặt nước. Còn những vật như thìa inox, chùm chìa khóa nặng nên chìm dưới mặt nước.
*Trò chơi “Rồng, Rắn nên mây”
– luật chơi: Khi đọc đến câu “tha hồ thầy đuổi” thì thầy thuốc “đuổi rắn” chỉ được bắt đuôi rắn, nếu đuôi đứt coi như bị thua.
-Cách chơi:Chọn 1 cháu làm thầy thuốc ngồi ở một chỗ , các cháu còn lại xếp thành hàng dọc nắm áo nhau, cháu nào nhanh nhẹn tháo vát cho đứng đầu hàng, vừa đi vừa đọc lời ca (đi lượn như hình con rắn)
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không ?”
( Câu cuối cùng trẻ dừng trước mặt thầy thuốc)
– Thầy thuốc: Đang ngủ – Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
– Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng
– Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
– Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con rắn đi đâu ?
– Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc
– Thầy thuốc : Xin khúc đầu
– Rắn : Cùng xương cùng xẩu
– Thầy thuốc : Xin khúc giữa
– Rắn : Cùng máu cùng mẹ
– Thầy thuốc : Xin khúc đuôi
– Rắn : Tha hồ thầy đuổi
Thầy thuốc đuổi bắt rắn, lừa để bắt lấy đuôi Cháu đứng đầu chắn không cho thầy thuốc bắt đuôi . Đầu chạy phía nào đuôi chạy phía nấy.Nếu thầy thuốc không bắt được đuôi rắn trong vòng 1 phút thì thua cuộc
– Cô cho trẻ chơi, bao quát trẻ và động viên trẻ khi chơi.
– Cô giới thiệu các đồ chơi như: sỏi, phấn, hạt vòng,… và cô hỏi trẻ thích chơi với những đồ chơi nào thì mời trẻ về nhóm chơi đó.
– Trong khi trẻ chơi cô bao quát, quan sát trẻ và điều chỉnh số trẻ ở các nhóm. Xử lí tình huống xảy ra (nếu có).
– Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
- IV) Hoạt động góc:
1- Dự kiến nội dung chơi:
– Góc nội trợ: Làm bánh mì phết bơ (trọng tâm)
– Góc tạo hình: Vẽ về các con vật
– Góc bác sĩ: Khám bệnh
– Góc truyện: Xem truyện tranh theo chủ đề
– Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
– Góc âm nhạc: Hát biểu diễn những bài hát về động vật: “Chú khỉ con”, “Gấu vào rừng xanh”,…
– Góc bán hàng: Bán thức ăn động vật, đóng túi thức ăn.
2- Mục đích – Yêu cầu:
a- Kiến thức:
– Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
– Biết nhận vai và thao tác đúng hành động của vai chơi.
– Biết bàn bạc, thảo luận công việc trước khi chơi.
– Trẻ biết yêu quý các loài động vật thông qua các trò chơi, bài tập sáng tạo.
b- Kỹ năng:
– Trẻ biết liên kết giữa các nhóm chơi trong lớp.
– Vận dụng những kinh nghiệm đã có để chơi
– Có kỹ năng thao tác, khéo léo ở các góc chơi: nội trợ, tạo hình, xây dựng.
– Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
c- Thái độ:
– Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
– Biết lấy đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng, ngay ngắn
– Biết đoàn kết và nhường nhịn nhau trong khi chơi.
3- Chuẩn bị:
– Góc xây dựng: Cỏ, hàng rào, cây cối, các con động vật,…
– Góc bán hàng: Túi đựng, dây buộc, lọ đựng gạo,…
– Góc tạo hình: Bàn, giấy, màu sáp,…
– Góc bác sĩ: Ống nghe, sổ y bạ, kim tiêm,…
– Góc nội trợ: Bánh mì, bơ, đường, thìa, đĩa,…
đường, thìa, đĩa,…
Các bước
|
Hoạt động của cô | HĐ của trẻ |
1- Ổn định tổ chức |
2- Nội dung
3- Kết thúcCô và trẻ hát bài hát: “Gấu vào rừng xanh”
– Cô khen ngợi trẻ
- a) Thỏa thuận trước khi chơi:
– Các con có biết chúng mình đang tìm hiểu và khám phá chủ đề gì không?
– Chúng mình đang học chủ đề động vật đấy.
Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi với rất nhiều đồ dùng đồ chơi. Vậy với chủ đề động vật thì chúng mình có thể chơi được ở những góc nào?
– Ai muốn chơi ở góc nội trợ?
+Góc nội trợ cô đã chuẩn bị bánh mì, bơ, đường,…
Vậy các bác nội trợ dự định sẽ làm gì?
Ai muốn chơi ở góc nội trợ nào?
Góc bán hàng:
– Ai muốn chơi ở góc bán hàng nào?
+Góc tạo hình hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều túi đựng, lọ thức ăn, dây buộc,…
Chúng mình có thể làm cái gì nhỉ?
Góc xây dựng:
– Ở góc xây dựng cô mang đến rất nhiều cây cối, hàng rào, thảm cỏ, các con động vật, chúng mình sẽ làm gì nhỉ?
– Ai muốn làm kĩ sư xây dựng nào?
Vậy với những đồ dùng đó cô và các con sẽ xây những gì?
+ Ngoài ra cô còn chuẩn bị 1 số góc chơi khác như: góc truyện, góc âm nhạc, góc gia đình, góc bác sĩ,…
– Các con đã chọn được góc chơi cho mình chưa?
– Trong khi chơi các con phải chơi như thế nào nhỉ? (các con phải chơi đoàn kết, không được tranh giành nhau đồ chơi)
Cô cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi của mình
- b) Quá trình chơi:
– Cô quan sát trẻ vui chơi và cách thể hiện vui chơi của trẻ.
– Cô nhập vai chơi cùng trẻ để giúp đỡ trẻ chưa biết chơi, khuyến khích giao lưu liên kết giữa các góc chơi, nhóm chơi.
– Cô quan sát và xử lí tình huống (nếu có)
– Hết giờ chơi: Cô đi xem xét lần lượt qua từng góc chơi sau đó tập chung trẻ lại góc chơi chính và đối thoại.
– Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, cẩn thận.
– Thu dọc đồ chơi xong tập trung trẻ lại tại góc nội trợ nhận xét.
Hôm nay các bác góc nội trợ làm món gì?
Quy trình làm như thế nào?
=> Các bác làm món bánh mì phết bơ rất ngon và bổ dưỡng, các bác có thể làm món mới là giã muối vừng cho lần chơi tiếp theo nhé.
- V) Vệ sinh ăn trưa:
1- Vệ sinh:
– Cô A tập trung trẻ lại 1 góc hướng dẫn trẻ cách vệ sinh rửa tay trước khi ăn.
2- Ăn trưa:
a- Mục đích – Yêu cầu:
– Đảm bảo cho trẻ đủ chất dinh dưỡng trong 1 ngày (trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất)
– Để trẻ biết có sức khỏe tốt phải ăn đủ chất dinh dưỡng
– Trẻ có thói quen văn minh trong giờ ăn uống
– Biết rửa tay trước khi ăn và lau miệng, xúc miệng nước muối và uống nước sau khi ăn
b- Chuẩn bị:
Bàn ăn lau sạch sẽ, bát, thìa, khay, đĩa đựng cơm rơi, đĩa đựng khăn lau tay, khăn lau miệng, khăn lau bàn, nước muối, nước uống,…
c- Tiến hành:
– Sau khi đi vệ sinh xong, cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
– Cô C cùng tổ trực nhật chuẩn bị cho giờ ăn: Lấy khăn lau tay, thìa xếp ra đĩa từng bàn.
– Cô B nhận cơm canh lấy bát cho trẻ ăn.
– Cô A gọi trẻ đi rửa tay rồi về bàn, đảm bảo số lượng và nhắc trẻ không nói chuyện.
* Cách chia cơm:
– Cô chia thức ăn mặn ra 4 bát tô theo số lượng trẻ trong lớp, chia đều tương ứng với bát cơm của trẻ, cô chia bát ăn cơm của trẻ thành 4 chồng tương ứng với số trẻ. Cô xơi cơm vào từng bát hết 1 chồng cô chia thức ăn mặn lên cho trẻ.
– Cô A giới thiệu món ăn, chúc bé ăn ngon miệng à trẻ mời cô, mời bạn ăn
– Cô chia cơm và canh vào tô to theo số bàn tương ứng
– Nhắc trẻ không nói chuyện, nhặt cơm rơi vào đĩa
– Cô A bào quát, nhắc trẻ ăn hết xuất.
– Khi ăn xong trẻ cất bát thìa vào đúng nơi quy định
– Trẻ cất ghế — Lau miệng – Xúc miệng nước muối – Uống nước
VII) Ngủ trưa:
1- Mục đích – Yêu cầu:
– Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
– Trẻ ngủ sâu, ngủ ngon giấc
– Đảm bảo yên tĩnh cho trẻ ngủ
– Tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ
2- Chuẩn bị:
– Phòng ngủ thoáng mát, sách sẽ.
– Ánh sáng dịu nhẹ
– Đồ dùng: Chiếu, chăn, gối, đệm (theo mùa).
3- Tiến hành:
– Cô trải chiếu, đệm, buông rèm, cho lần lượt từng tổ đi vệ sinh và nhắc trẻ nhẹ nhàng lấy gối về chỗ nằm.
– Cô bao quát nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không đùa nghịch và cô B luôn có mặt ở phòng ngủ để giữ yên tĩnh và xử lý các tình huống có thể xảy ra
– Cô chú ý sửa tư thế cho trẻ ngủ
– Đến giờ dậy cô kéo rèm, đánh thức trẻ dậy dần dần đi vệ sinh
– Cô thu dọn phòng ngủ
– Cô nhắc trẻ lấy ghế ngồi theo tổ để chuẩn bị ăn quà chiều
VIII) Vận động nhẹ – Ăn quà chiều:
1- Mục đích – Yêu cầu:
Tạo cho trẻ cảm giác mỗi khi ngủ dậy thoải mái
2– Chuẩn bị:
Bàn ghế để ăn quà chiều
3- Tiến hành:
– Cho trẻ ăn quà chiều (tương tự như ăn trưa)
– Cô giới thiệu quà chiều à nhắc nhở trẻ mời cô, mời bạn, trẻ ăn hết xuất
– Sau khi ăn xong cô nhắc nhở trẻ xúc miệng, uống nước, sau đó cô thu dọn phòng ăn sạch sẽ.
- IX) Hoạt động chiều:
1- Nội dung:
Tự chọn: Đọc những bài thơ, bài hát trẻ đã được học
2- Mục đích:
– Thỏa mãn nhu cầu của trẻ
– Rèn luyện và tạo thói quen quan tâm và chia sẻ với bạn.
3- Chuẩn bị:
– Lớp học sạch sẽ
– 1 số bài thơ, câu đố hoặc trò chơi dân gian về động vật
4- Tiến hành:
– Cho trẻ biểu diễn những bài hát, bài thơ về các loài động vật
– Cô mời lớp, tổ, cá nhân
– Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
– Cho trẻ chơi tự chọn
- X) Trả trẻ:
1- Mục đích – Yêu cầu:
– Cho trẻ đi vệ sinh sạch sẽ trước khi về
– Cô trao trả trẻ tận tay phụ huynh
2- Chuẩn bị: Đồ chơi lắp ghép
3- Tiến hành: Cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ thích
– 2 cô ở phòng chơi cùng trẻ. (cô B + C)
– Cô A đứng ở cửa lớp trả trẻ
– Trong khi trả trẻ cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
– Thái độ của cô: ân cần, tạo cảm giác cho trẻ lưu luyến
– Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn
– Trẻ tự cất ghế và cất đồ chơi
– Khi trẻ về hết, thu gọn đồ dùng, đồ chơi mầm non, quét nhà, cọ nhà vệ sinh sạch sẽ.
– Kiểm tra điện, nước và đóng cửa trước khi về.
Link tải : https://www.mediafire.com/download/pif0g9cwfb9879f/giao+an+dieu+khien+lop+mauc+giao+lon.doc
Làm quen chữ cái chủ đề nghành nghề
Làm quen chữ cái chủ đề nghành nghề
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN CHỮ CÁI
Chủ Đề : Ngành Nghề
Đề Tài: Chữ b – d – đ ( Tiết 3)
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
I.Mục đích yêu cầu
– Trẻ biết cách đồ, tô chữ cái b – d – đ
– Trẻ đồ được chữ b – d – đ, đồ được từ, tô màu chữ b – d – đ, ngồi viết đúng tư thế.
– Trẻ tập trung chú ý trong gờ học, mạnh dạn phát biểu ý kiến
– Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của cô, tích cực tham gia các trò chơi do cô tổ chức
– Giáo dục cháu ham thích học chữ cái và hoạt động tích cực
II.Chuẩn bị
– Sách “ Bé tập tô ”, chì đen, chì màu.
– Tranh mẫu phóng to giống sách
– Nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
– Mủ thỏ, quà
– Bàn ghế cháu ngồi theo nhóm
III.Tổ chức hoạt động
- Ổn định:
– Cô mời bạn thỏ đến thăm lớp.
– Bạn thỏ trò chuyện với trẻ.
– Bạn thỏ đố trẻ chữ b,đ,d.
– Cô thấy lớp mình học rất là ngoan, hôm nay cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi các con có thích không?
2.Hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Tìm chữ cái”
– Luật chơi: Gạch dưới các từ có chứa chữ b, d và đ
– Cách chơi:Cô chia lớp thành 3 tổ.Phát cho mỗi tổ 1 bài thơ, nhiêm vụ của mỗi tổ là lấy bút khoanh tròn từ có chứa chữ b, đ, d theo yêu cầu của cô. Tổ nào khoanh đúng chữ và sớm nhất là tổ đó thắng cuộc.
*Hoạt động 2: Trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”
– Luật chơi: Không chen lấn xô đẩy nhau khi chơi.
– Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên quay khi ngừng quay trúng chữ cái nào trẻ sẽ đọc to chữ cái đó. Bạn nào đọc đúng chữ cái sẽ thưởng một phần quà.
– Cho trẻ chơi nhiều lần.
– Giáo dục trẻ khi chơi không chen lấn, xô đẩy nhau, đoàn kết trong khi chơi.
* Cô hướng dẫn trẻ tô chữ cái b – d – đ
– Cho trẻ mở sách, cô đính tranh
– Cô hướng dẫn trẻ đồ chữ b – d – đ theo cách đồ trên sách, theo chiều mũi tên.
– Cháu thực hiện, cô bao quát, nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, Cách cầm bút, đặt tập, cách đồ, tô màu…
– Báo sắp hết giờ – hết giờ
– Cô đến từng tổ nhận xét – tuyên dương.
– Giáo dục trẻ chăm ngoan học gỏi, làm theo lời Bác.
Giáo án chủ đề Đo lường nước
Giáo án chủ đề Đo lường nước
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
PTNT: Đo lường nước
- Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức:
– Trẻ biết đo và nhận biết được kết quả đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo
+Kỹ năng :
– Luyện kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.
– Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+Thái độ:
– Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
- Chuẩn bị:
– Nhạc đàn bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mỗi trẻ một cái phễu, một cái cốc, thẻ số từ 1-5. Chậu đựng nước, nước, 2 chai đựng nước có kích thước khác nhau.
– 2 cái xô đựng nước, 2 cái xô nhỏ xách nước, 2 lọ đựng nước.
– Bút lông màu xanh.
hành:
Hoạt động của cô
1. Tạo cảm xúc– Gây hứng thú:
– Cô rung xắc xô trẻ lại xung quanh cô hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mưa mang đến cho ta điều gì?
– Các con nhìn thấy nước ở đâu?
– Nước dùng để làm gì?
– Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con thì phải làm gì?
* Giáo dục: Nước rất có ích, nước dùng để ăn,
để uống, để sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của con người, cây cỏ hoa lá, con vật…. Để bảo vệ nguồn nước luôn được sạch, thì các con không được vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước, dòng sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống con người và thế giới xung quanh . Khi sử dụng nước thì phải tiết kiệm. – Cô cho trẻ đọc bài thơ :” nước”.
2. Nội dung:
2.1.
Dạy trẻ cách đo lường + Ở nhà các bố mẹ các con đựng nước vào
đâu? – Trong mỗi gia đình đều chứa nước vào các
dụng cụ riêng, hôm nay cô cháu mình cùng đo lường xem dụng cụ như thế nào đựng được nhiều nước, dụng cụ nào thì đựng ít nước. – Nhìn xem cô có những đồ dùng gì để đo lường?
– Các con thử đoán xem khi cô đựng nước vào
2 chai này thì lượng nước ở các chai như thế nào? – Để biết lượng nước ở các chai này như thế nào chúng mình cùng thao tác đo lường – Trên bàn các con cũng có những dụng cụ đo lường giống cô. Bây giờ cô cháu
mình cùng thực hiện thao tác đo lường nước vào chai. – Mỗi lần đong nước vào chai thì phải sử dụng dụng cụ đo là cái cốc, đong nước sao
cho cốc nước đầy và đổ vào chai , vừa đổ vừa đếm đến khi đầy chai, chọn thẻ số tương ứng với số lần đong. * Lưu ý: (Khi đổ các con chú ý đổ đừng tràn ra ngoài
vì chúng mình phải luôn tiết kiệm nước). – Cô và trẻ đong chai thứ nhất.
+ Các con đong được mấy cốc nào?
+ Tương ứng thẻ số mấy?
– Cho trẻ đong chai thứ hai
+ Chai thứ hai con đong được mấy cốc nước để đầy chai?
+ Tương ướng thẻ số mấy?
– Cho trẻ quan sát và so sánh nhận xét về 2 chai nước vừa được đong.
+ Trẻ nhận xét gì về chai nước nào?
+ Vì sao?
+ Chai nước có vòng màu xanh có lượng nước như thế nào?
+ Chai nước có vòng màu đỏ có lượng
nước như thế nào? * Cô khái quát lại thao tác đo lường, và kết quả đo.
– Khi sử dụng cùng một đơn vị đong, nhưng số lần đong vào mỗi chai khác nhau
thì cho ta kết quả khác nhau về lượng nước chứa trong mỗi chai. – – Nếu chai có số lần đong nhiều hơn thì chai đó đựng được nhiều nước hơn, nếu chai có số lượng đong ít lần hơn thì chai đó đựng được ít nước hơn. * Giáo dục : Biết tiết kiệm nước, không
làm nước bị đổ, tràn ra ngoài khi sử dụng trong sinh hoạt. 2.2: Trò chơi luyện tập:
Trò chơi 1: “Bé khéo léo”
– Cô nêu luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Khi làm rơi xô nước, hoăc dẫm lên vạch kẻ đường hẹp thì bị loại 1
lần chơi. + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đội lấy xô
nước nhỏ xíu múc đầy nước đi theo đường hẹp lên đổ vào bình đựng nước, mỗi lần đổ dùng bút vạch mức nước dâng lên, chạy về vạch xuất phát chuyển xô cho bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng. Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chơi đúng luật và có số lần chuyển nước nhiều hơn thì đội đó thằng cuộc. Trò chơi 2:
Cửa hàng bán nước giải khát
– Cô nêu tên trò chơi
– Hướng dẫn cách chơi
– Trẻ chia thành 3 nhóm chơi
– Cô nhận xét kết quả
2. Kết thúc:
– Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa”
|
Hoạt động của
trẻ – Trẻ lại xung quanh cô cùng hát với nhạc bài hát.
– Nước
– Sông, suối, biển, ao hồ, giếng
– Nước để tắm giặt, để ăn, để uống và phục vụ đời sống sinh hoạt cho con người. Cho
cây cối, hoa lá tuơi tốt, con vật. – Không vướt rác bừa bãi xuống ao hồ sông suối.
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc thơ kết hợp về chỗ ngồi bàn.
– Bình, xô chậu…
– Trẻ lắng nghe
– Chai, cốc, phểu,…., nước
– Trẻ đoán
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện thao tác đo lường.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ chọn thẻ số tương ứng
– Trẻ đong chai thứ 2
– Trẻ nói số lần đong
– Chọn thẻ số tương ứng
– 2 chai không bằng nhau
– Số lần đong nước vào chai không bằng nhau.
– Chai nước có vòng màu xanh đong được 4 cốc.
– Chai nước có vòng màu đỏ đong được 5 cốc.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi 1-2 lần.
– Trẻ chia nước thành các cốc nhỏ và nói kết quả.
|
Chủ điểm: Gia Đình Bài : VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
GIÁO ÁN Chủ điểm : Gia Đình.
Môn : Tạo hình
Bài : VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
Chủ điểm : Gia Đình.
Đối tượng 5 – 6 tuổi (Thời Gian : 30′)
I, Mục tiêu của hoạt động.
* Kiến thức
– Luyện cách xé thành dải làm thân cây .
– Xé vụn thành lá xé các loại quả, tròn, dài.
– Trình bày bố cục bức tranh thành một vườn cây.
* Kỹ năng
– Luyện kỹ năng xé đã học ( xé dải, gập xé lượn làm lá, quả ) .
– Biết sử dụng màu làm vườn cây tạo lên bức tranh đủ màu đẹp và tươi.
* Giáo dục
– Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây.
– Say mê, hứng thú với sản phẩm tạo ra.
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động theo nhóm.
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ1: Tạo hứng thú Cho trẻ hát bài : “cháu yêu bà” – Cô hỏi trẻ vừa hát bài về ai ? – Cho trẻ đến thăm nhà bà có vườn cây rất đẹp * HĐ 2: Giới thiệu HĐTH
– Các con nhìn thấy cây gì ? Quả tròn hay dài, màu gì? – Tiếp đến cây gì ? Quả dài hay tròn ? – Cây gì ? Quả tròn hay dài, có nhẵn không ? – Cô hỏi ý định của trẻ định xé như thế nào?
Cho trẻ thực hiện xé dải thành cây, cành, gập xé lá, hoa . Cô hỏi trẻ cây bằng màu gì? Lá màu gì? Quả màu gì? Cô gợi ý cách bố cục tranh ( gợi ý cho những trẻ còn lúng túng ) * HĐ 3 : Nhận xét đánh giá sản phẩm. Trẻ tự treo bài của mình và tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cuối cùng cô nhận xét bài đẹp và bài chưa đẹp. Khen thưởng và khích lệ trẻ. * HĐ 5 : Trò chơi Cô và trẻ hát bài: ” em yêu cây xanh ” và cùng chơi trò chơi ” Bé với cây “. |
– Trẻ hát. – Trẻ trả lời – Trẻ đọc thơ bài:” thăm nhà bà ”
– Trẻ quan sát và đàm thoại. + cây cam + Trẻ trả lời – Trẻ trả lời: cây dừa
– Cây bưởi – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ thực hiện ngồi theo nhóm
– Trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện ( 5 – 6 trẻ )
– Trẻ chơi. |
Xem Giáo án mầm non
Chủ điểm : Phương Tiện và Luật giao Thông
GIÁO ÁN Chủ điểm : Phương Tiện và Luật giao Thông
Môn : Tạo hình
Bài : XÉ DÁN THUYỀN TRÊN BIỂN
Chủ điểm : Phương Tiện và Luật giao Thông.
Đối tượng 5 – 6 tuổi
Thời Gian : 30′
I, Mục tiêu của hoạt động.
* Kiến thức
– Luyện cách xé theo tương ứng tạo nên bức tranh thuyền trên biển : thuyền to, nhỏ. Các màu khác nhau .
– Giúp trẻ cách trình bố cục bức tranh ( Thuyền to ở gần, thuyền nhỏ ở xa và xen kẽ các màu cho đẹp để dán.
* Kỹ năng
– Luyện 1 số kỹ năng xé đã học ( xé dải, xé lượn tròn ) để trẻ có thể xé được các hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang có độ to nhỏ khác nhau, tạo thành thuyền buồm.
– Biết sử dụng màu vẽ để sáng tạo cho bức tranh đẹp hơn. .
* Giáo dục
– Cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đó thể hiện tình yêu thiên nhiên mong muốn được bảo vệ giữ gìn thiên nhiên.
– Trẻ say mê, hứng thú sáng tạo sản phẩm.
– Trẻ biết thận trọng và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động theo nhóm.
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
* HĐ1: Tạo hứng thú
Cho trẻ đọc bài thơ : “quê em vùng biển”
– Cô hỏi trẻ có ai đi biển chưa ?
– Các con được bố mẹ đưa đi nghỉ mát ở biển nào ?
– Khi ra biển con nhìn thấy gì?
– Cô nói về đất nước Việt Nam có vùng biển…
Hôm nay cô và các con sẽ xé dán những chiếc thuyền thật đẹp cho thuyền ra khơi đánh cá nhé.
– Cô đàm thoại cùng trẻ gợi ý cho trẻ kể về những con thuyền mà trẻ biết .
– Cho cả lớp chơi trò chơi: ” Chèo thuyền ”
* HĐ 2: Giới thiệu HĐTH
- Cho trẻ quan sát và đàm thoại :
Cho trẻ quan sát 2 bức tranh :
Cô gợi ý và cùng đàm thoại với trẻ về các bức tranh này.
– Cô có bức tranh gì đấy
+ Ai có thể đặt tên cho bức tranh vì sao con đặt tên như vậy
+ Trong hai bức tranh của cô những chiếc thuyền buồm có hình dáng như thế nào?
+ tại sao các con thuyền lại khác nhau.
Các con định xé thuyền hình gì?
– Cô giảng thuyền đang trên biển thì có cánh buồm, có cá đang bơi, sóng nước cuồn cuộn.
- b. Trẻ thực hiện :
Cô gợi ý xé thuyền bằng giấy màu khác nhau.
Cách sắp xếp thuyền buồm, cá, sóng nước. To, nhỏ, xếp thưa trên vở.( Gợi ý cho những trẻ còn lúng túng ).
* HĐ 3 : Nhận xét đánh giá sản phẩm.
Cho trẻ tự treo tranh và tự nhận xét bài mà trẻ thích.
Cô gợi ý cho trẻ nhận xét bài đẹp và bài chưa đẹp. Khen thưởng và khích lệ trẻ.
*HĐ 4 : Trò chơi :
Cô và trẻ đi vòng tròn vừa hát và vỗ tay bài: ” chiếc thuyền nan ”
Sau đó từng trẻ giả làm chiếc thuyền cô tổ chức cho trẻ chơi từng nhóm ” Thuyền ta ra khơi ”
Làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Hoạt động 1
Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 bảng dán, 1 thẻ chữ cái to, 1 rổ nhỏ đựng các vật liệu tạo hình như: lá, hoa khô, hạt cây, vỏ cây, mảnh vải nhỏ, giấy, màu, giấy báo, vỏ sò, vỏ ốc, cúc áo, ren…
Cách thực hiện:
Tẻ chỉ vào chữ cái và phát âm. Dùng ngón tay di theo hình chữ cái. Trang trí chữ cái theo ý thích của mình. Sau đó từng trẻ giới thiệu chữ cái của mình là chữ gì. Giới thiệu các từ hay tên đồ vật, con vật… coa chứa chữ cái đó. Treo chữ cái xung quanh lớp học
Hoạt động 2
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 tờ giấy vẽ, bút chì, 1 cây kéo, hồ và các loại tạp chí cũ
Cách thực hiện
Yêu cầu trẻ tự viết hoặc sao chép tên mình lên đầu tờ giấy vẽ. Sau đó dành thời gian cho trẻ cắt dán tranh ảnh có tên có chứa chữ cái trong tên của trẻ. Ví dụ: tên Nam.
Trẻ cắt chữ Cá và hình con cá, chữ Me và hình quả me, Quạt nan và hình quạt … treo trong lớp. Mỗi ngày, vào giờ sinh hoạt chiều dành 1 chút thời gian để mời 1 vài trẻ giới thiệu tranh và từ mà chúng cắt được.
Hoạt động 3
Chuẩn bị
5 –6 bản phô tô bảng chữ cái, các tiêu đề của các tờ báo, bút chì.
Cách thực hiện
Chia trẻ thành từng nhóm có từ 4-5 trẻ đều nhau. Yêu cầu trẻ đếm các chữ cái trong tiêu đề của nhóm mình được phát xem mỗi chữ cái có bao nhiêu số lượng, rồi ghi các số lượng chữ cái lên bảng phô tô đã phát. Sau đó, giáo viên tập hợp cả lớp lại. Yêu cầu các nhóm đọc số lượng từng chữ cái của nhóm mình để giáo viên tổng hợp lại 1 bảng chữ cái trên bảng.
Cuối cùng, cô đọc to từng số lượng chữ cái trên bảng chung, yêu cầu số lượng trẻ từng nhóm đứng lên đúng với số lượng chữ cái đã ghi trong bảng củ nhóm mình để các bạn kiểm tra. Sau khi ghi hết số lượng các chữ cái, cô có thể yêu cầu trẻ so sánh xem chữ cái nào nhiều nhất, ít nhất. xếp thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại từ lớn đến nhỏ.
Hoạt động 4: “Ai đang làm gì?”
Chuẩn bị:
Hình các con vật đang hoạt động, có ghi chữ cái tên của chúng, những băng giấy có ghi sẵn các câu nói chỉ hoạt động của các con vật.
Cách thực hiện:
Cách 1: yêu cầu trẻ tìm hình các con vật và tìm các câu phù hợp dán lên tấm bìa. Sau đó với sự giúp của giáo viên, trẻ đóng lại thành sách. Trẻ có thể trang trí sách theo ý.
Cách 2: có thể yêu cầu trẻ nghĩ ra 1 câu nói về con vật đó, giáo viên viết lên bảng, trẻ sao chép lại bên dưới hình vẽ, dán và làm thành sách.
Hoạt động 5
Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 tờ giấy có viết sẵn 1 chữ cái ở góc, bút chì
Cách thực hiện
Giáo viên nói với trẻ là chúng ta chuẩn bị đi chơi đến một nơi nào đó. Yêu cầu trẻ vẽ 1 thứ mà trẻ muốn mang theo khi đi du lịch lên tờ giấy mà trong tên của thứ đồ vật đó phải chứa chữ cái trên tờ giấy, trẻ tự viết hoặc nhờ cô viết lên từ đó.
Tập hợp các bức tranh, treo chúng lên theo thứ tự Alphabet, đọc to những thứ trẻ cần mang theo, kiểm tra xem trẻ viết tên và vẽ có khớp nhau không rồi “đóng gói” lại để cùng đi chơi.
Hoạt động 6
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 bảng chữ cái xếp theo thứ tự, bút chì
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 bảng chữ cái, yêu cầu trẻ ghi tên các bạn, người thân và những người quen biết của mình vào ô phù hợp có chữa chữ cái đầu của tên người đó, rồi giới thiệu cho các bạn, người quen của mình.
Hoạt động 7
Chuẩn bị
Giấy, bút chì cho mỗi trẻ.
Cách thực hiện
Phát giấy và bútc chì cho trẻ, viết lên bảng 3 chữ cái bất kỳ. Yêu cầu trẻ tìm các từ bắt đầu bằng các chữ cái đod rồi vẽ hình hoặc viết từ đó, nếu trẻ không làm có thể yêu cầu giáo viên trợ giúp.
Sau khi viết tất cả các từ, cô tập trung trẻ lại, treo lên và đếm xem chữ cái nào có tổng số các từ nhiều nhất, ít nhất. Xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít, từ ít đến nhiều.
Hoạt động 8
Chuẩn bị
1 tờ giấy croki, 3 nhân vật ngộ nghĩnh, 3 sợi chỉ màu, các hình vẽ từ tạp chí, bút chì hoặc bút lông.
Cách thực hiện
Dán tờ giấy lên tường vừa tầm với trẻ. Dán 3 nhân vật lên đầu tờ croki với 3 cần câu, đính 3 sợi chỉ màu vào đầu cần câu với 3 hình vẽ có 3 từ khác nhau. Sau đó, yêu cầu trẻ cắt các hình vẽ từ tạp chí co tên bắt đầu bằng chữ cái cùng với từ trên giấy croki, dán dưới hình câu được.
Hoạt động 9
Chuẩn bị
Các thẻ chữ cái rời
Cách thực hiện
Có từ 2- 4 trẻ tham gia trò chơi. Người đầu tiên sẽ rải các thẻ chữ cái trên bàn, chọn các chữ cái tạo thành 1 từ. Lần lượt các trẻ khác sẽ chọn các chữ cái tạo thành 1 từ mới từ chữ cái đầu tiên hay chữ cái cuối cùng cho đến khi không còn chỗ để xếp từ mới hoặc hết chữ cái. Người cuối cùng tạo được từ mới là người thắng cuộc.
Hoạt động 10
Chuẩn bị
Mỗi trẻ một tờ giấy có các nhân vật đang đẩy, kéo, giữ những tứ gì đó vô hình.
Trên mình các nhân vật đều có in 1 chữ cái.
Cách thực hiện
Giáo viên giải thích cho trẻ rằng các chú cá sấu hoặc mèo đang giữ (đẩy, kéo) 1 vật vô hình nào đó mà tên bắt đầu bằng chữ cái mà chú mặc trên người. Yêu cầu trẻ đoán xem đó là cái gì và vẽ các thứ đó cho hiện lên.
Hoạt động 11
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 bộ thẻ chữ cái được viết thành từng dải, kéo, bút chì, 1 tờ giấy.
Cách thực hiện
Yêu cầu trẻ kéo cắt rời từng thẻ chữ cái, dùng các chữ cái đó tạo thành từ khác nhau (trong 10 phút). Khi tạo được các từ, trẻ viết các từ đó ra giấy. Trẻ có thể dùng lại thẻ để tạo từ mới nếu trẻ muốn. Hết 10 phút, đếm xem trẻ tạo được bao nhiêu từ.
Hoạt động 12
Chuẩn bị
Các thẻ hình, thẻ chữ cái rời, giấy croki hoặc bảng. Chia bảng hoặc giấy làm 2 cột.
Cách thực hiện
Cô gắn hình lên bảng (cột 1), cột thứ 2 cô xếp các chữ cái chỉ tên của hình đó lộn xộn, trẻ sẽ xếp hoặc viết lại các chữ cái đó cho đúng.
Hoạt động 13
Chuẩn bị
Các thẻ chữ cái, hồ dán
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ từ 1-3 chữ cái. Yêu cầu trẻ tìm những đồ dùng, đồ chơi trong lớp có tên bắt đầu bằng chữ cái đó, lấy hồ dán chữ cái đó vò vật tìm được.
Sau khi cả lớp (nhóm) dán xong, mời trẻ đi kiểm tra xem có đúng không, đọc to từ lên cho cả lớp biết và xác nhận.
Hoạt động 14
Chuẩn bị
Một băng giấy dài và bút chì
Cách thực hiện
Cô dán băng giấy len tường và viết một từ bất kỳ lên đầu tờ giấy, yêu cầu trẻ tự nghĩ ra các từ tiếp theo có cùng vần với từ cô viết. Đếm xem có tất cả bao nhiêu từ. Treo các băng giấy lên tường. Cô cứ thế thay đổi các vần khác nhau của từ đầu tiên trên băng giấy.
Hoạt động 15
Chuẩn bị
Một tờ giấy croki có dán 3 túi, các thẻ từ, bút chì màu
Cách thực hiện
Cô yêu cầu trẻ trang trí tờ giấy crôki theo ý thích, dán lên tường. Cô chia 3 thẻ từ cho vào 3 túi (tốt hơn là cho các thẻ từ về chủ đề mà trẻ đang học). Trẻ sẽ tìm các từ có vần tương ứng với các từ cô đã chọn cho vào túi phù hợp.
Khi đến lượt trẻ khác chơi cô lại rút hết các thẻ từ ra và trộn đều lên.
Hoạt động 16
Chuẩn bị
Bìa, bút chì màu, bút chì đen cho mỗi trẻ.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 tờ bìa, yêu cầu trẻ ghi tên mình vào một mặt của tờ bìa, mặt trong trẻ vẽ, hoặc viết những đặc điểm của cá nhân. Cô tập hợp các phiếu lại, rồi phát cho mỗi trẻ 1 tấm phiếu bất kỳ. Yêu cầu trẻ nhìn hình vẽ, đọc các từ mô tả để tìm bạn của mình.
Hoạt động 17
Chuẩn bị
Kéo, giấy bìa, bút chì màu cho mỗi trẻ, phấn, bảng cho cô, một số bưu thiếp mẫu …
Cách thực hiện
Cô tạo tình huống để trẻ làm thiệp (thiệp mời, thiệp chúc mừng, cám ơn…). Hướng dẫn trẻ làm thiệp, viết những lời chúc lên thiệp hoặc sao chép chữ viết của cô trên bảng (cô hỏi trẻ muốn viết gì? Cô giúp viết trên bảng để trẻ sao chép), sau đó trẻ sẽ tự trang trí thiệp theo ý thích của mình.
Hoạt động 18
Chuẩn bị
2 hộp, một số các đồ vật, đồ chơi khác nhau bất kỳ mà cô và trẻ kiếm được (có thể kiếm theo chủ đề). Các cặp thẻ từ đối xứng. Ví dụ: nặng – nhẹ, Cứng – mềm, Thấm nước – không thấm nước… Bảng từ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
Cách thực hiện
Hàng ngày tùy nội dung dạy trẻ mà cô gắn 2 thẻ lên 2 cái hộp. Yêu cầu trẻ tìm các vật thích hợp bỏ vào 2 ô. Sau khi trẻ chơi quen cô có thể yêu cầu trẻ viết tên các từ mà trẻ tìm thấy lên cột tương ứng của bảng từ.
Hoạt động 19
Chuẩn bị
Giấy vẽ, bút chì, kéo, hồ, tạp chí, sách báo cũ.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy vẽ, bút chì, yêu cầu trẻ viết một từ (tính từ) lên đầu tờ giấy vẽ (nếu trẻ không tự viết được cô viết để trẻ sao chép), sau đó giao nhiệm vụ cho trẻ tìm cắt trong báo, tạp chí cũ các vật có đặc điểm thể hiện bằng các tính từ trên (tròn, xanh lá cây, nhọn..), dán lên tờ giấy.
Trưng bày các sản phầm trong lớp một thời gian, sau đó đóng thành sách. (lưu ý giao cho mỗi trẻ 1 từ khác nhau).
Hoạt động 20
Chuẩn bị
Tờ giấy in hình các vật khác nhau (theo chủ đề), bên cạnh có viết các từ chỉ màu sắc lộn xộn, bên dưới hình vẽ có các đường gạch ngắn ứng với số lượng chữ cái trong từ, bút chì đen, bút chì màu.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ, hỏi trẻ vật đó màu gì, giải thích co trẻ sắp xếp lại thứ tự các từ chỉ màu, viết lại vào các gạch bên dưới hình vẽ, tô màu tương ứng. Treo sản phẩm trong lớp sau đó đóng thành sách.
Hoạt động 21
Chuẩn bị
Tờ giấy chia làm 3 cột: mộy cột có hình các nhân vật khác nhau (theo chủ điểm), một cột có các vật khác nhauu theo ý đồ của giáo viên. Cột thứ ba ghi các lời mô tả đặc điểm các vật ở cột thứ hai được xếp lộn xộn (kiểu như các câu đố).
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy. Giải thích cho trẻ là các nhân vật bị thất lạc đồ vật (con vật…), hãy giúp các nhân vật này tìm lại chúng, bằng cách đọc các lời mô tả rồi dùng bút chì nối chúng lại với nhau. Nếu trẻ không đọc được giáo viên giúp trẻ đọc.
Hoạt động 22
Chuẩn bị
Mỗi trẻ một hình vẽ, bảng từ và câu, kéo, hồ, giấy bìa, bút chì.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy có hình vẽ. Yêu cầu trẻ cắt rời các ô, sắp xếp lại các hình cho đúng các nhân vật. Sau đó phát cho mỗi trẻ một tờ giấy co ghi câu nói về nhân vật. Đọc cho trẻ nghe câu đó, và các từ bên cạnh. Yêu cầu trẻ tìm từ nào phù hợp với câu nói mô tả nhân vật như trong hình vẽ, sao chép từ đó vào câu tương ứng.
Cách 2: giấy crôki để gắn các hình và thẻ chữ khác nhau, hình các nhân vật, người, các thẻ từ rời, thẻ câu “Bạn tôi có…”.
Hàng ngày giáo viên gắn lên bảng các hình nhân vật khác nhau. Giải thích cho trẻ cách chơi: quan sát hình (hoặc ảnh), gắn câu “Bạn tôi có” lên bảng, trẻ chọn các từ phù hợp theo ý thích của minhg gắn lên.
Đề tài: Các trò chơi quê em
Đề tài: CÁC TRÒ CHƠI QUÊ EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Biết chơi một số trò chơi dân gian của 3 miền: ném còn, bịt mắt đá bóng, kéo co, rồng rắn …
– Rèn kỹ năng ném trúng đích, định hướng trong không gian theo trí nhớ và cảm giác.
– Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn và hòa đồng với tập thể, chơi vui cùng bạn.
– Phát triển các tố chất vận động, rèn sự nhanh nhạy của các giác quan trong vận động.
– Giáo dục trẻ luôn giữ đúng luật chơi và hành động chơi.
II. CHUẨN BỊ :
– Trò chuyện với trẻ về các trò chơi dân gian của 3 miền dân tộc VN …
– Làm quen với các trò chơi vận động trong các giờ HĐNT …
– Khăn bịt mắt, túi cát, vòng thể dục ném treo trên cột, dây thừng …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
– Cho trẻ khởi động theo vòng tròn với bài hát “Nào cùng vui” …
– Tập bài tập phát triển chung với bóng:
+ Ném bóng: tay cầm bóng đưa trước mặt , đưa ra sau qua khỏi đầu …
+ Đá bóng: đưa bóng ra trước cùng với chân đá ra trước ( đổi chân … )
+ Nhặt bóng: tay cầm bóng đưa lên cao, cúi xuống bóng chạm chân
+ Đập bóng: nhảy bật tại chỗ …
—- cho trẻ di chuyển đội hình đến nơi cô chuẩn bị sẵn …
* Hoạt động 2:
– TC “Ném còn”: cô giới thiệu tên TC cùng với những túi cát và đích ném là những vòng TD treo trên cột ( đích thẳng đứng )
– Cách chơi: cho trẻ chơi theo từng nhóm, đứng cách cột 2m – 2,5m … lần lượt từng trẻ ném túi cát vào vòng tròn, mỗi trẻ ném 2 túi cát … Ai ném cả 2 túi cát lọt vào vòng là thắng cuộc ( vỗ tay khen )
– Cô nhắc lại cho trẻ nhớ kỹ năng ném trúng đích …
– Cô động viên trẻ tự tin trong hành động chơi …
* Hoạt động 3:
– TC ” Kéo co”: chia trẻ ra thành 2 nhóm có số lượng bằng nhau, đứng thành 2 hàng dọc đối diện
nhau ở 2 bên vạch chuẩn …
– Luật chơi: bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
– Cách chơi: sợi dây thừng được chia đều khoảng cách cầm cho cả 2 nhóm , chú ý chọn trẻ khoẻ nhất
đứng đầu mỗi nhóm …
+ Khi nghe hiệu lệnh thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình …
+ Nếu trẻ đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là nhóm đó thua cuộc.
– Tiếp tục cho trẻ chơi các trò chơi còn lại trong giờ hoạt động ngồi trời, hoạt động vui chơi ..
Xem: giáo án mầm non