Archive
Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo
Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thời, Bác Hồ kính yêu vẫn luôn nhắc nhở đồng bào phải: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Trong bốn đức tính đó, đức tính kiệm tức là tiết kiệm chiếm phần khá là quan trọng. Điển hình là phong trào tiết kiệm toàn dân mỗi ngày một năm gạo. Một nắm gạo tưởng chừng nhỏ nhoi nhưng khi được sự đồng lòng của cả dân tộc ấy lại cực kỳ quan trọng. Nắm gạo nuôi những anh bộ độ anh hùng, nuôi kháng chiến lâu dài và đặc biệt là nuôi niềm tin chiến thắng của cả dân tộc
Đến thời nay, tiết kiệm cũng vẫn luôn được coi là chủ chương hàng đầu trong toàn Đảng, toàn dân tộc. Tiết kiệm điện, nước, nguyên liệu, chất đốt, tiền bạc….không chỉ là tiết kiệm cho bản thân mình, vì quyền lợi của mình mà còn là làm lợi cho xã hội, cho đất nước. Như phong trào tiết kiệm hưởng ứng giờ trái đất, tiết kiệm toàn dân….
Thực tế đối với bậc học mầm non, tiết kiệm cũng đã, đang và luôn là vẫn đề cấp thiết. Không chỉ đối với giáo viên, nhân viên mà đối với trẻ mầm non cũng cần phải hiểu rõ và nâng cao ý thức tiết kiệm. Điều này vô cùng quan trọng trong đời sống của trẻ. Bởi khi đứa trẻ có ý thức tiết kiệm trong mọi hành động, thì ý thức đó sẽ khắc sâu vào cuộc sống của trẻ. Qua đó tạo nền tảng hình thành nhân cách cho trẻ sau này. Thế nhưng để dạy một đứa trẻ nhỏ nhất là lại đang ở lứa tuổi mầm non, khi mà khả năng chú ý còn hạn chế, hay nhớ hay quên thì là là một vấn đề không nhỏ. Bởi đối với trẻ mầm non, tiết kiệm còn là một phạm trù “mới ”. Đa số trẻ được sống trong tình thương yêu của gia đình, được đáp ứng đầy đủ thậm chí là dư thừa về vật chất và tình cảm. Vì thế tiết kiệm với trẻ mầm non còn mông lung và chưa sát thực. Cho nên còn nhiều tình trạng trẻ mầm non chưa có ý thức và hành động đối với vấn đề tiết kiệm .
Tại trường mầm non B thị trấn Văn Điển, toàn thể nhà trường luôn nâng cao ý thức và trách nhiệm trong mọi vấn đề về tiết kiệm điện nước, năng lượng…Nhưng thực tế tôi nhận thấy con nhiều tình trạng trẻ còn chưa hiểu, chưa ý thức được nên không thể có những hành động phù hợp. Từ thực trạng trên , tôi đã trăn trở làm thế nào để dạy trẻ mầm non đức tính tiết kiệm nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách trẻ. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/Cơ sở lí luận.
Tiết kiệm có thể hiểu: Tiết là giảm bớt, hạn chế , kiệm là dành dụm không lãng phí xa hoa.
Tiết kiệm đối với trẻ mầm non cũng tương tự như vậy, nhưng nó đơn giản hơn và gắn liền với những hành động như: biết sử dụng đúng các đồ dùng, đồ chơi, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi chung ở lớp, ở nhà, khi ăn phải ăn hết xuất, khi rửa tay chăn mặt mũi thì phải vặn nước sao cho vừa phải tránh gây lãng phí…vv
Sự phát triển về nhân cách của trẻ nói chung trong đó có yếu tố tính cách như tính tiết kiệm nói riêng là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ
Với trẻ 4-5 tuổi mọi suy nghĩ và hành động chịu ảnh hưởng lớn từ người lớn, nhất là những người gần gũi hằng ngày với trẻ như bố mẹ và cô giáo. Khi người lớn định hướng, dạy trẻ ngay từ tấm bé, tạo cho trẻ cảm giác thoải mái tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên nhất thì đứa trẻ đó chắc chắn sẽ được phát triển tốt. Bên cạnh đó, khi dạy trẻ đức tính tiết kiệm, người lớn cần cũng cần dạy cho trẻ hiểu rõ bản chất của việc tiết kiệm: tiết kiệm với trẻ là gì? Tiết kiệm để làm gì? Và Tiết kiệm như thế nào? Khi trẻ hiểu được bản chất của sự việc thì lúc đó ý thức tiết kiệm của trẻ bắt đầu hình thành và phát triển.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tinh thần và ý thức tiết kiệm không chỉ về mặt vật chất mà còn về mặt tinh thần, hình thành thói quen tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi dạy trẻ phải có phương pháp, thời gian và luôn là tấm gương đối với trẻ
Yêu cầu này cũng đòi hỏi trẻ phải có kiến thức, hiểu rõ được bản chất của việc tiết kiệm dần hình thành thói quen trong mọi sinh hoạt. Điều này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống do được củng cố thường xuyên hàng ngày. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non B thị trấn Văn Điển”
II/Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Năm học 2012 – 2013 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B3. trong quá trình thực hiện dạy trẻ tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau
1/ Thuận lợi:
– 4/4 giáo viên phụ trách lớp có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có lòng say mê với nghề, luôn tự tìm tòi, học hỏi, phấn đấu để tìm ra những phương pháp, hình thức dạy phù hợp, sáng tạo và hấp dẫn trẻ nhằm kích thích trẻ tự trải nghiệm, học hỏi từ đó lĩnh hội tri thức một cách nhanh chóng và sâu sắc
– Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất
– Trẻ đi học tương đối đều, được làm quen và củng cố thường xuyên nên đã thành hệ thống, dần hình thành thói quen tiết kiệm tài sản của công, của cá nhân mọi lúc, mọi nơi
– Phụ huynh luôn tin tưởng và ủng hộ trong các hoạt động.
2/ Khó khăn:
– Số trẻ trong lớp quá đông, trong đó có một số trẻ mới đi học chưa có nề nếp học tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động đưa trẻ vào nề nếp cũng như dạy trẻ hiểu rõ và hình thành thói quen tiết kiệm cho trẻ.
– 100% trẻ trong lớp đều là con gia đình có một đến hai con, được đáp ứng đầy đủ về vật chất và tinh thần, thậm chí có trẻ còn luôn được đáp ứng tới mức dư thừa. Nên trẻ chưa có khái niệm cũng như thói quen tiết kiệm kể cả của riêng hay của chung
– Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp như sau
III/ Những biện pháp thực hiện:
- Dạy trẻ nhận biết giá trị của hiện vật, giá trị của việc tiết kiệm
Mỗi một đồ vật hay sự vật đều có giá trị về mặt vật chất hay tinh thần. Khi trẻ hiểu và coi trọng giá trị đó thì trẻ mới có ý thức giữ gìn và tiết kiệm khi sử dụng đồ vật đó.
Mục đích của biện pháp này nhằm giúp trẻ hiểu, nhận biết được giá trị của các đồ vật mà mình đang sử dụng, hay nhận biết được giá trị của việc khi trẻ có ý thức và hành động tiết kiệm cụ thể thì sẽ mang lại những ích lợi như thế nào đối với bản thân và tập thể
Cách thực hiện: Tôi luôn chú ý dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi và thích hợp để trẻ hiểu đước giá trị của mọi đồ vật xung quanh trẻ ở trường, lớp, gia đình… Từ đó hình thành ý thức bản ngã đối với trẻ. Tinh thần tiết kiệm trở thành thói quen trong mọi hoạt động thường ngày.
Ví dụ: Trong giờ chơi, tôi trò chuyện với trẻ về những đồ chơi mà trẻ sẽ chọn: Vì sao mà con lại chọn đồ chơi đó? Đồ chơi ngoài trời mầm non đó do đâu mà có? Nếu không giữ gìn thì điều gì sẽ xảy ra?….Qua những buổi nói chuyện như vậy trẻ sẽ hiểu ý thức giữ gìn, tiết kiệm những đồ chơi ở lớp, ở nhà. Không chỉ để lần sau có để chính bản thân trẻ chơi tiếp mà còn giúp cho người lớn không phải bỏ tiền mua đồ chơi khác để thay thế.
Hay qua các giờ thể dục sáng: Tôi trò chuyện để trẻ hiểu và có ý thức giữ gìn nơ thể thể dục sao cho không bị hỏng. Bởi mỗi một chiếc nơ không chỉ là nhà trường phải bỏ tiền mua ruy băng mà con là công sức các cô khâu nên để cho các con có dụng cụ để tập thể dục giúp các con khỏe mạnh mỗi ngày. Vì thế các con phải có ý thức giữ gìn, không là mất mát, hay hỏng hóc… Như thế chính là hành động tiết kiệm thiết thực cho tập thể lớp B3 chúng mình.
Hay thông qua các hoạt động học: Tôi chú ý trò chuyện và giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng học tập như sách vở, bút sáp, lô tô học tập, giấy A4 tận dụng sử dụng cả hai mặt… Bởi khi trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập thì đó là trẻ đang góp phần tiết kiệm cho chính bản thân trẻ và cho tập thể lớp.
Hay trong các giờ ăn: Giáo dục trẻ ăn hết suất cũng là một hình thức dạy trẻ đức tính tiết kiệm. Thông qua đó trẻ hiểu nếu trẻ ăn hết suất không chỉ chống lãng phí về vật chất mà còn không làm lãng phí công sức các cô nuôi vất vả nấu những bữa ăn ngon cho trẻ…
Giáo dục trẻ ăn hết suất cũng là một hình thức tiết kiệm
Có thể nói, biện pháp này tuy đơn giản nhưng lại rất có hiệu quả trên trẻ. Giúp trẻ hiểu rõ bản chất của vấn đề, từ đó dần hình thành thói quen, ý thức và trách nhiệm tiết kiệm mọi lúc, mọi nơi.
Kết quả: sau khi thực hiện biện pháp này tôi thấy kết quả đạt được trên trẻ như sau:
– Trẻ nhận biết được giá trị của các đồ dùng, đồ chơi, các hiện vật xung quanh trẻ.
– Trẻ nhận thức được giá trị của việc tiết kiệm qua đó thể hiện bằng những hành động cụ thể như: Sử dụng giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, tận dụng những phế liệu như giấy một mặt…
- Đặt ra mục tiêu tiết kiệm, nêu gương và hưởng ứng các phong trào tiết kiệm
Một nguyên tắc mang tính quyết định chính là đặt ra mục tiêu tiết kiệm. Không có nó sẽ dẫn đến trẻ không hiểu tiết kiệm để làm gì? Bên cạnh đó việc nêu gương các cá nhân hay tập thể sẽ kích thích trẻ tạo cho trẻ không khí thi đua, tích cực hưởng ứng các phong trào.
Mục đích của biện pháp này là nhằm giúp trẻ hiểu rõ: Tiết kiệm để làm gì? Qua đó trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động cá nhân hay phong trào của tập thể… từ đó khắc sâu hơn ý nghĩa của việc tiết kiệm đối với trẻ. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn của trẻ
Cách làm: Ngay từ đầu năm học, tôi luôn chú ý dạy trẻ ý nghĩa của những hành động tiết kiệm và trò chuyện cùng trẻ, gợi ý và cùng phối hợp với trẻ đặt ra những mục tiêu tiết kiệm đối với trẻ, đối với lớp.
Đối với cá nhân trẻ: là luôn giữ gìn đồ dùng cá nhân như quần áo, vở, bút, không là hỏng vở, rách vở, gãy bút sáp…
Đối với lớp: Giữ gìn đồ dùng đồ chơi chung, không ném, không làm hỏng, dùng nước tiết kiệm, tắt thiết bị điện khi không cần thiết (đối với cô giáo), nhắc nhở bạn bè và người thân về ý thức tiết kiệm…
Bên cạnh đó việc nêu gương cũng vô cùng quan trọng. Tùy mức độ và thời điểm tôi chọn hình thức khen ngợi động viên trẻ ngay sau kết quả đạt được hay vào cuối ngày, cuối tuần.
Một số biện pháp giáo dục đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo
Tôi cũng luôn chú trọng trong việc khích lệ, cổ vũ trẻ cùng tham gia hưởng ứng các phong trào tiết kiệm không chỉ phạm vi trường lớp mà còn mở rộng phạm vi xã hội
– Ví dụ: với phong trào tiết kiệm giờ trái đất ngày 23/3/2013, ngoài việc chuẩn bị tâm lý háo hức hưởng ứng cho trẻ như: trò chuyện từ trước về ý nghĩa của việc tham gia hưởng ứng. Giờ trái đất là một sự kiện hàng năm về việc tiết kiệm năng lượng. Vào ngày này mọi công dân trên thế giới đề hưởng ứng bằng những hành động cụ thể như: tắt đèn, thiết bị điện trong một khoảng thời gian nhất định, hay đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu… với mục đích tiết kiệm vì môi trường, xã hội. Qua ngày có phong trào này tôi còn trò chuyện hỏi trẻ: Con đã làm gì? Gia đình con có tham gia không? Tham gia như thế nào?Vì sao phải tham gia?…
Kết quả: Thông qua biện pháp này, tôi nhận thấy:
Trẻ tiếp thu và khắc sâu ý nghĩa và mục đích của các hành động tiết kiệm, từ đó trẻ tích cực tham gia vào các phong trào mang ý nghĩa tiết kiệm.
Trẻ có ý thức trong việc tiết kiệm như: Biết giữ gìn tài sản cá nhân và của lớp: như đồ dùng, đồ chơi của lớp, biết chú ý dùng cẩn thận các trang thiết bị trong lớp như: Vòi nước, đóng mở cửa nhẹ nhàng…
Tiết kiệm đã trở thành thói quen trong tính cách của trẻ.
- Sử dụng các tình huống
Các tình huống bao giờ cũng gây được cho trẻ ấn tượng và hấp dẫn đối với trẻ. Qua đó kiến thức trẻ tiếp thu được một cách nhẹ nhàng và bền lâu
Mục đích: Tạo ấn tượng với trẻ giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gò bó. Từ đó củng cố thêm chuẩn mực về tiết kiệm. Hình thành ở trẻ ý thức tiết kiệm theo hướng tích cực
Cách làm: Tôi tổ chức cho trẻ được tham gia và trải nghiệm vào các tình huống thật (do cô giáo hoặc trẻ đóng). Hoặc các tình huống thông qua tranh ảnh để trẻ tự mình phát hiện ra trong các tình huống đó có hành động nào phù hợp hay không phù hợp. Hoặc kết hợp các tình huống thông qua hoạt động học, hoạt động chơi.
Ví dụ:
– Cho trẻ quan sát các tình huống thật có sự tham gia của cô hoặc trẻ:
- Trong giờ học:
Trẻ A- Chăm chỉ tô tranh trong vở tập vẽ | Trẻ BLàm vở nhàu nhĩ, xé vở để lấy giấy gấp đồ chơi, bẻ màu sáp |
- Trong giờ chơi:
Trẻ A- Chơi cẩn thận, không tranh giành | Trẻ B- Ném đồ chơi, làm hỏng đồ chơi |
- Trong giờ rửa tay
Trẻ A- Vặn vòi nước quá to, nghịch nước, té nước, làm ướt xung quanhd. Trong giờ ngủ | Trẻ B- Vặn vòi nước vừa phải, rửa tay đúng cách |
Trẻ A- Ngủ ngoan | Trẻ B- Khó ngủ, nghịch dứt dây chiếu khiến chiếu bị rách |
Qua quan sát trẻ sẽ phát hiện nhanh các hành động đúng và hành động sai.Vì sao đúng? Vì sao sai? Lợi ích mang lại của các hành vi đúng. Qua đó giáo dục trẻ nhận thức được các hành vi đúng không những giúp trẻ tiết kiệm cho bản thân, tập thể mà còn giúp trẻ tự nhận ra trách nhiệm của bản thân về tinh thần tiết kiệm
Hay tôi tổ chức các trò chơi có sử dụng các tình huống thật hoặc tranh ảnh có các tình huống
Ví dụ: Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
Chuẩn bị: Lô tô, tranh ảnh có các hành vi đúng, hoặc sai về tiết kiệm
Cách chơi: Trò chơi bắt đầu và kết thúc bằng một bản nhạc, thi theo hình thức tiếp sức. khi bản nhạc bắt đầu bạn đầu hàng sẽ lên lấy một tranh chưa hành động đúng (hoặc theo yêu cầu) gắn lên bảng, rồi về đập tay bạn tiếp theo, bạn tiếp theo sẽ lên tiếp. Cứ thế cho đến khi kết thúc bản nhạc thì trò chơi kết thúc.
Luật chơi: mỗi lượt bạn lên chơi chỉ được lấy một tranh. Đội nào có nhiều kết quả đúng đội đó giành chiến thắng
Thông qua trò chơi kết hợp với các tình huống trẻ hứng thú tiếp thu kiến thức. Từ đó củng cố thêm, trẻ tự ý thức được trách nhiệm trong hành vi của mình hướng đến những hành vi đúng mang tính tiết kiệm, có lợi cho tập thể và cá nhân…
- Dạy trẻ đức tính tiết kiệm thông qua hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung các kĩ năng và kinh nghiệm sống cho trẻ, góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách, dần trở thành một con người toàn diện hơn.
Mục đích: Giúp trẻ được trải nghiệm qua các hoạt động ngoại khóa. Từ đó trẻ ghi nhớ lâu hơn. Thông qua hoạt động ngoại khóa sẽ kéo từ lý luận đến thực tiễn. Từ những lý thuyết cô cung cấp, trẻ được thực hành, được tự mình trải nghiệm, qua đó trẻ sẽ nhớ lâu, nhớ sâu.
Cách làm: Trong các hoạt động ngoại khóa, tôi luôn chú ý lồng ghép, dạy trẻ tinh thần tiết kiệm, ý thức trong mọi hành động.
Ví dụ: Trong hoạt động cùng trẻ phân loại rác, sưu tầm và thực hiện làm đồ chơi trong lớp mầm non từ phế liệu:
Khi tổ chức hoạt động này tôi cùng trẻ trò chuyện từ trước về nguồn gốc của các loại phế liệu, cách xử lý sao cho phù hợp mà vẫn đảm bảo tính tiết kiệm và bảo vệ môi trường không bị ảnh hưởng. Trong đó cách xử lý tận dụng tái chế phế liệu được xem là tốt nhất, những loại phế liệu nào có thể tái chế… Qua những buổi trò chuyện như vậy tôi tổ chức một buổi phân loại rác nhỏ tại sân trường ( Rác do cô đã chuẩn bị từ trước). Kết hợp cùng trẻ sưu tầm những phế liệu, đồ cũ… từ đó tập trung lại. Từ những phế liệu như vỏ hộp, vỏ trai, ngao… tôi cùng trẻ làm ra những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho nhu cầu của lớp, của bản thân trẻ
Cô cùng trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ phế liệu
Ở hoạt động này, trẻ không chỉ hứng thú, kích thích óc sáng tạo vì được tự mình là ra những đồ dùng, đồ chơi có ích và hấp dẫn đối với trẻ mà qua đó ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường được củng cố
- Cô giáo luôn là tấm gương đối với trẻ
Đối với trẻ 4 – 5 tuổi, suy nghĩ và hành động đa số ảnh hưởng từ người lớn. Một ngày trẻ ở trường 8 – 10 tiếng với cô giáo. Được cô chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ đến các hoạt động học tập và vui chơi nên cô giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, bởi với trẻ mầm non luôn coi cô giáo là chuẩn mực trong mọi việc
Mục đích của biện pháp này là giúp trẻ củng cố thêm về chuẩn mực hành động tiết kiệm đồng thời kích thích trẻ tự đặt ra mục tiêu hành động theo chuẩn mực đó. Từ đó dần hình thành thói quen tiết kiêm
Cách làm: Tôi luôn chú ý cố găng là tấm gương tiết kiệm trong mọi hoạt động để trẻ noi theo. Bởi tôi nhận thức rằng khi cô giáo luôn ý thức tiết kiệm trong mọi hoạt động trước trẻ thì đương nhiên trẻ thấy rằng tiết kiệm là việc đúng đắn và trẻ luôn cố gắng làm giống cô giáo. Lâu dần sẽ hình thành thói quen tiết kiệm đối với trẻ
Ví dụ: Trong hoạt động khâu lại những mép chiếu đã bị rách (bởi những trẻ khó ngủ, ngủ muộn rất thích nghịch như việc dứt dây chiếu, nan chiếu), bên cạnh việc cho trẻ chứng kiến, quan sát, tôi trò chuyện để trẻ thấy rằng việc khâu lại vừa giúp nhà trường không phải đầu tư mua thay thế vừa để chiếu không bị rách thêm. Tuy nhiên các con phải chú ý không nghịch dứt dây chiếu dẫn đến hỏng chiếu thì sẽ không có chiếu để ngủ mà còn gây lãng phí tiền bạc của nhà trường và lãng phí công sức của các cô. Qua đó trẻ sẽ hiểu và ý thức không đùa nghịch, dứt chiếu trong giờ ngủ.
Cô và trẻ cùng khâu lại mép chiếu bị rách
Hay trong việc tiết kiệm năng lượng điện, nước… Tôi luôn chú ý dạy trẻ và làm gương trong những hành động tiết kiệm như phải biết vặn vòi nước vừa phải khi rửa tay chân, rót nước uống vừa đủ lượng mình uống để tránh gây lãng phí, tắt điện khi không cần thiết …
Trẻ có ý thức sử dụng tiết kiệm nước sinh hoạt
Kết quả: – 100% trẻ hiểu và ý thức được chuẩn mực hành động tiết kiệm
– Trong lớp không còn tình trạng trẻ nghịch phá đồ dùng đồ chơi: như dứt dây chiếu trong giờ ngủ, ném đồ dùng, đồ chơi
– 100% trẻ có thói quen tiết kiệm trong các hoạt động ví dụ như: sử dụng giấy tận dụng cả hai mặt, giữ gìn đồ dùng của chung…
- Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Biên pháp này là biện pháp thường nhật chúng ta hay sử dụng nhưng lại mang lại kết quả cao.
Mục đích: Thông qua trao đổi với phụ huynh, cô giáo có thể nắm bắt được tình hình của trẻ qua đó đánh giá một cách khách quan về trẻ từ đó có những biện pháp thích hợp với mỗi cá nhân trẻ
Cách thực hiện: Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực dạy trẻ đức tính tiết kiệm, đặc biệt là thông qua các hoạt động tiết kiệm dần hình thành tính cách tự giác nơi trẻ góp phần phát triển nhân cách trẻ ngày càng hoàn thiện.
Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng, qua các buổi trò chuyện trực tiếp. Qua đó phụ huynh thấy được tinh thần tiết kiệm của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích tính tự giác trong các hành động tiết kiệm của trẻ tại gia đình.
Ví dụ: Huy động phụ huynh cùng sưu tầm các vật liệu, phế liệu hoặc thu nhập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như: vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút xốp…kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh
Tuyên truyền với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ
Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ đức tính tiết kiệm để trẻ phát triển ngày càng toàn diện hơn
- KẾT THÚC VẤN ĐỀ
- Kết quả:
Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
- Về bản thân:
-Tôi thấy mình đã nâng cao được tinh thần tiết kiệm cho bản thân, cho tập thể cũng như trong việc dạy trẻ đức tính tiết kiệm
-Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua cách dạy trẻ đức tính tiết kiệm, tạo tiền đề cho một thế hệ trẻ mầm xanh của tổ quốc, không chỉ trong phạm vi gia đình, nhà trường mà còn vì cả cộng đồng chung
- Về trẻ:
Nội dung | Trước khi thực hiện | Sau khi thực hiện |
Nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc tiết kiệm | 25% | 95% (Tăng 70%) |
Nhận thức được mục đích của việc tiết kiệm | 25% | 95% (Tăng 70%) |
Có hành động cụ thể trong việc tiết kiệm | 20% | 90% (Tăng 70%) |
Tích cực, hứng thú tham gia các phong trào tiết kiệm | 15% | 80 (Tăng 65%) |
- Về phụ huynh:
– Nhận thức ra được tầm quan trọng của việc dạy trẻ tiết kiệm thông qua các hoạt động
– Cùng phối hợp với giáo viên trong mọi hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển ngày một hoàn thiện
- Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên tôi đã rút ra nhưng bài học kinh nghiệm sau:
– Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ hoạt động một cách tích cực nhất, biết tạo cảm xúc cho trẻ khi dạy trẻ đức tính tiết kiệm
– Thường xuyên trò chuyện với trẻ, khơi gợi trẻ tinh thần tự giác trong các hoạt động.
– Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động tiết kiệm mang tính tập thể nhằm giúp trẻ hình thành tính cộng đồng.
– Cho trẻ quan sát sự kiện, truyền thông nhằm mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ; kết hợp đàm thoại để trẻ hiểu sâu bản chất của đức tính tiết kiệm và nói lên nhận xét của mình
- Kết luận
Dạy trẻ mầm non đức tính tiết kiệm là một việc làm thiết thực nhất trong chương trình đổi mới hiện nay, đáp ứng nhu cầu về thực trạng xã hội, đòi hỏi cô giáo phải có sự sáng tạo linh hoạt khi dạy trẻ, phải có sự kiên trì rèn luyện giữa cô và trẻ thì sẽ đem lại kết quả cao.
Trên đây là một số kinh nghiệm “Một số biện pháp dạy trẻ đức tính tiết kiệm cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non” tôi xin giới thiệu để chị em đồng nghiệp cùng`tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy
Nguồn: Thiết bị giáo dục hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/daytretietkiemtien
Xin chân thành cảm ơn!
Nước và các hiện tượng thiên nhiên
Nước và các hiện tượng thiên nhiên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Một số hiện tượng thiên nhiên
Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên.
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 – 35 phút.
Số trẻ: 30- 32 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Dạy trẻ biết một số đặc điểm, hiện tượng thiên nhiên: Mưa, nắng, gió…
– Dạy trẻ biết ích lợi, tác hại của hiện tượng thiên nhiên đối với đời sống của con người…
- Kỹ năng:
– Trẻ nhận biết nhanh những đặc điểm, dấu hiệu nổi bật của thiên nhiên.
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Hình ảnh nắng, mưa, gió, mưa bão, lũ lụt, sấm sét…..
– Hình ảnh về những ảnh hưởng của thiên nhiên với cây cối, đất đai, con người.
– Nhạc bái hát: Cho tôi đi làm mưa với.
– Một số hình ảnh: mũ, ô, cây, nhà, thuyền, phao…
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Ho¹t ®éng cña c« | Ho¹t ®éng
cña trÎ |
Lu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Cho tôi đi làm mưa với”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói lên điều gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một số hiện tượng thiên nhiên: – Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh hiện tượng thiên nhiên và hỏi trẻ: + Trong một năm có mấy mùa? + Trong năm con thấy có những hiện tượng thiên nhiên nào? => Cô chốt lại: Một năm có 4 mùa: Xuân, hè, thu, đông. Mỗi mùa có những hiện tượng thời tiết khác nhau như: Mùa xuân hay có mưa phùn, thời tiết se lạnh, mùa hè nắng nóng hay có mưa bão, sấm chớp, mùa thu có gió nhẹ nhàng, mùa đông lạnh cóng… – Lần lượt cho trẻ quan sát hình ảnh các hiện tượng thời tiết: * Nắng: – Con thấy nắng trong ngày ntn? – Mùa nào hay có nắng? – Trời nắng có ích lợi gì? – Nếu nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến điều gì? – Khi trời nắng nếu muốn ra ngoài chúng mình phải như thế nào? Vì sao?. => Chốt lại: Nắng là một hiện tượng thiên nhiên có nhiều lợi ích như: đem lại cho con người sự thoải mái, dễ chịu, nắng làm khô quần, áo, chăn ,màn, làm khô thực phẩm để bảo quản được lâu như lạc ,vừng, ngô, gạo…. Nhưng ngược lại nếu như trời quá nắng và kéo dài sẽ gây cho con người sự nóng bức khó chịu và dẫn đến thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, gây hạn hán, cháy rừng….khi ra ngoài trời nắng chúng mình phải đội mũ, nón không sẽ bị ốm. |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát hình ảnh – Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
* Mưa:
– Khi trời sắp mưa các con thấy có hiện tượng gì? – Mưa có tác dụng gì ? – Mưa quá nhiều sẽ dẫn đến điều gì ? – Khi gặp mưa con phải làm gì? => Chốt lại: Mưa là 1 hiện tượng thiên nhiên cũng đem lại lợi ích cho cuộc sống con người: Cung cấp nước cho ăn, uống, sinh hoạt, lao động sản xuất .. . làm cho cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa nhiều sẽ cũng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: lũ lụt gây chết người, vật, phá hỏng nhiều công trình….Giáo dục trẻ khi đi mưa phải mặc áo mưa để không bị ốm, khi mưa to không được đi ra ngoài đường vì rất nguy hiểm( sét đánh..). * Gió: – Con có nhận xét gì về hình ảnh này? – Trời nắng mà có gió con sẽ cảm thấy như thế nào? – Trời rét mà có gió con sẽ cảm thấy như thế nào? – Gió có tác dụng gì? – Gió quá lớn tạo thành gì ? => Chốt lại: Gió có rất nhiều lợi ích (Làm mát, thông thoáng nhà cửa, gió giúp kéo buồm ra khơi đánh cá, cho chúng mình tham gia chơi lướt ván, thả diều)…. Nhưng khi có gió lớn ( Hay còn gọi là bão) thì cũng rất nguy hiểm vì bão có thể làm đổ nhà cửa, cây cối..Gây tai nạn. Nhắc nhở trẻ khi có gió to không được đi ra ngoài. * Mở rộng: Ngoài nắng, mưa, gió còn có rất nhiều các hiện tượng tự nhiên khác như: tuyết rơi, mưa đá, bão, sấm sét, lốc xoáy, núi lửa, cũng gây ra cho con người nhiều thiệt hại như người chết, bị thương, sập nhà cửa, hoa màu ngập úng khô héo, bệnh tật hoành hành.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các hiện tượng trên đều được gọi chung là hiện tượng thiên nhiên, chúng có tác dụng rất lớn đối với đời sống con người.
|
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh – Trẻ lắng nghe
|
Do ý thức bảo vệ môi trường không tốt của con người đã góp phần làm biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng tự nhiên có hại cho con người và môi trường như: Lũ lụt, mưa bão, sạt lở, núi lửa. Vì vậy để làm giảm hậu quả của các hiện tượng tự nhiên tiêu cực trên thì các con phải biết bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh. Khi gặp các hiện tượng tiêu cực trên phải bình tĩnh tìm cách tránh nạn bảo vệ an toàn tính mạng của chúng mình.
* Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Trời mưa + Cách chơi: Mỗi cái ghế là 1 gốc cây. Trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát: Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng…Khi cô ra lệnh: Trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình một gốc cây trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây phải ra ngoài một lần chơi. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Tìm nơi trú ẩn an toàn + Giáo viên cử 10 bạn đội mũ hình cái cây, ngôi nhà, cột điện, cái thuyền, ô + Cô giới thiệu với trẻ và hỏi trẻ khi có hiện tượng thời tiết như mưa, gió nắng, bão các con sẽ chạy về đâu? + Các bạn còn lại đi chơi và hát. Khi có hiệu lệnh của cô + Trời mưa, trời mưa : trẻ tìm đến bạn đội mũ nhà, ô + Trời nắng, trời nắng : trẻ tìm đến bạn cây, nhà, ô + Bão , bão : trẻ tìm đến bạn ngôi nhà + Ngập lụt , ngập lụt : trẻ tìm đến bạn thuyền, nhà + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân. Biết trang bị cho mình các vật dụng cần thiết khi ra ngoài trời. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động.
|
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
|
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Chủ đề: Những con vật đáng yêu Mẫu giáo lớn
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đối tượng: Mẫu giáo lớn (5-6 tuôi)
Số lượng: Cả lớp.
Ngày điều khiển: 20/10/2014
Thời gian: Cả ngày
Ngày soạn: 13/10/2014
- I) Đón trẻ.
1- Mục đích – Yêu cầu.
– Rèn luyện thói quen tự phục vụ cho trẻ, tự cất quần áo, giầy dép, ba lô cho vào đúng nơi quy định
– Rèn cho trẻ lễ phép với giáo viên, trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ trước khi vào lớp.
– Tạo tình cảm giữa cô và trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh.
– Giúp trẻ có tâm thế thoải mái, hứng thú khỏe khoắn bước vào các hoạt động trong ngày.
– Phát triển cơ thể và tạo thói quen nề nếp cho trẻ.
– Trẻ biết dạ khi cô gọi tên, tập cho trẻ biết quan tâm đến các bạn trong lớp.
2- Chuẩn bị:
Cô đến sớm 15 phút thông thoáng phòng học, quét dọn, lau phòng và làm ướt khăn, trải chiếu đón trẻ. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mầm non trong ngày.
3- Tiến hành
- Đón trẻ (Cô A đón trẻ, 7h30 – 8h10)
– Cô đứng ở cửa đón trẻ với thái độ niềm nở, thể hiện sự quan tâm đến trẻ, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ.
– Cho trẻ chơi các đồ chơi trong lớp lắp ghép, và ngồi tập chung cùng trẻ
– Cô lưu ý trẻ bị ốm, mệt.
- Thể dục sáng (8h10 – 8h30)
– Cô cho từng tổ lấy dép ra sân trường, đứng đúng nơi quy định của lớp để tập thể dục buổi sáng.
– Điểm danh: cô điểm danh lớp theo sổ điểm danh
- II) Hoạt động chung (8h30 – 9h30)
– Tạo hình: Vẽ con gà trống.
– Giáo viên dạy: Phan Hải Yến.
III) Hoạt động ngoài trời
- Nội dung:
– Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm “Vật chìm – Vật nổi”
– Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây.
– Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi, hột vòng, nhặt lá cây,…
- Mục đích – Yêu cầu:
– Trẻ biết được những vật chìm, vật nổi xung quanh mình.
– Thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ
– Trẻ có hứng thú khi trò chuyện và trả lời các câu hỏi của cô giáo.
– Rèn luyện sự chú ý quan sát cho trẻ
– Trẻ chơi với các bạn đoàn kết, vui vẻ, hứng thú chơi với các bạn.
– Biết sở thích đặc điểm của mình.
- Chuẩn bị:
– Địa điểm: Địa hình bằng phẳng, sạch sẽ, không gian thoáng mát.
– Đồ chơi: Xắc xô, sỏi, lá cây, phấn, hạt vòng, 2 chậu nước, vật chìm: thìa inox,chùm chìa khóa,… vật nổi: lá cây, tờ giấy,…2 bảng kết quả thí nghiệm
– Trang phục: Gọn gàng, phù hợp với thời tiết
– Tâm sinh lý: Khỏe khoắn, vui vẻ, thoải mái.
- Tiến hành:
Các bước
|
Hoạt động của cô
|
HĐ của trẻ |
1- Ổn định tổ chức |
2- Nội dung
3- Chơi tự do.+Cho trẻ hát bài :”Cá vàng bơi”
– Chúng mình vừa hát bài gì? (Cá vàng bơi)
– Bài hát nói về điều gì? (Con cá vàng đang bơi…)
+Thí nghiệm: “Vật chìm – vật nổi”
-Cô g.thiệu tên thí nghiệm và 1 số đồ vật dùng để thí nghiệm.
-Chia lớp làm 2 tổ, mỗi tổ có 1 chậu nước 1 bảng kết quả thí nghiệm và 1 số đồ vật chìm, nổi để trong rổ.
-Muốn biết các vật trong rổ chìm hay nổi các con hãy thả từng vật vào chậu nước và theo dõi, nếu vật nó nổi hãy dán hình tròn đỏ vào cột vật nổi trên bảng kết quả, vật chìm thì dán hình tròn xanh vào cột vật chìm
=> Vật nổi là những vật nhẹ như lá cây, tờ giấy nổi được trên mặt nước. Còn những vật như thìa inox, chùm chìa khóa nặng nên chìm dưới mặt nước.
*Trò chơi “Rồng, Rắn nên mây”
– luật chơi: Khi đọc đến câu “tha hồ thầy đuổi” thì thầy thuốc “đuổi rắn” chỉ được bắt đuôi rắn, nếu đuôi đứt coi như bị thua.
-Cách chơi:Chọn 1 cháu làm thầy thuốc ngồi ở một chỗ , các cháu còn lại xếp thành hàng dọc nắm áo nhau, cháu nào nhanh nhẹn tháo vát cho đứng đầu hàng, vừa đi vừa đọc lời ca (đi lượn như hình con rắn)
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không ?”
( Câu cuối cùng trẻ dừng trước mặt thầy thuốc)
– Thầy thuốc: Đang ngủ – Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
– Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng
– Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
– Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con rắn đi đâu ?
– Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc
– Thầy thuốc : Xin khúc đầu
– Rắn : Cùng xương cùng xẩu
– Thầy thuốc : Xin khúc giữa
– Rắn : Cùng máu cùng mẹ
– Thầy thuốc : Xin khúc đuôi
– Rắn : Tha hồ thầy đuổi
Thầy thuốc đuổi bắt rắn, lừa để bắt lấy đuôi Cháu đứng đầu chắn không cho thầy thuốc bắt đuôi . Đầu chạy phía nào đuôi chạy phía nấy.Nếu thầy thuốc không bắt được đuôi rắn trong vòng 1 phút thì thua cuộc
– Cô cho trẻ chơi, bao quát trẻ và động viên trẻ khi chơi.
– Cô giới thiệu các đồ chơi như: sỏi, phấn, hạt vòng,… và cô hỏi trẻ thích chơi với những đồ chơi nào thì mời trẻ về nhóm chơi đó.
– Trong khi trẻ chơi cô bao quát, quan sát trẻ và điều chỉnh số trẻ ở các nhóm. Xử lí tình huống xảy ra (nếu có).
– Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
- IV) Hoạt động góc:
1- Dự kiến nội dung chơi:
– Góc nội trợ: Làm bánh mì phết bơ (trọng tâm)
– Góc tạo hình: Vẽ về các con vật
– Góc bác sĩ: Khám bệnh
– Góc truyện: Xem truyện tranh theo chủ đề
– Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
– Góc âm nhạc: Hát biểu diễn những bài hát về động vật: “Chú khỉ con”, “Gấu vào rừng xanh”,…
– Góc bán hàng: Bán thức ăn động vật, đóng túi thức ăn.
2- Mục đích – Yêu cầu:
a- Kiến thức:
– Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
– Biết nhận vai và thao tác đúng hành động của vai chơi.
– Biết bàn bạc, thảo luận công việc trước khi chơi.
– Trẻ biết yêu quý các loài động vật thông qua các trò chơi, bài tập sáng tạo.
b- Kỹ năng:
– Trẻ biết liên kết giữa các nhóm chơi trong lớp.
– Vận dụng những kinh nghiệm đã có để chơi
– Có kỹ năng thao tác, khéo léo ở các góc chơi: nội trợ, tạo hình, xây dựng.
– Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
c- Thái độ:
– Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
– Biết lấy đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng, ngay ngắn
– Biết đoàn kết và nhường nhịn nhau trong khi chơi.
3- Chuẩn bị:
– Góc xây dựng: Cỏ, hàng rào, cây cối, các con động vật,…
– Góc bán hàng: Túi đựng, dây buộc, lọ đựng gạo,…
– Góc tạo hình: Bàn, giấy, màu sáp,…
– Góc bác sĩ: Ống nghe, sổ y bạ, kim tiêm,…
– Góc nội trợ: Bánh mì, bơ, đường, thìa, đĩa,…
đường, thìa, đĩa,…
Các bước
|
Hoạt động của cô | HĐ của trẻ |
1- Ổn định tổ chức |
2- Nội dung
3- Kết thúcCô và trẻ hát bài hát: “Gấu vào rừng xanh”
– Cô khen ngợi trẻ
- a) Thỏa thuận trước khi chơi:
– Các con có biết chúng mình đang tìm hiểu và khám phá chủ đề gì không?
– Chúng mình đang học chủ đề động vật đấy.
Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi với rất nhiều đồ dùng đồ chơi. Vậy với chủ đề động vật thì chúng mình có thể chơi được ở những góc nào?
– Ai muốn chơi ở góc nội trợ?
+Góc nội trợ cô đã chuẩn bị bánh mì, bơ, đường,…
Vậy các bác nội trợ dự định sẽ làm gì?
Ai muốn chơi ở góc nội trợ nào?
Góc bán hàng:
– Ai muốn chơi ở góc bán hàng nào?
+Góc tạo hình hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều túi đựng, lọ thức ăn, dây buộc,…
Chúng mình có thể làm cái gì nhỉ?
Góc xây dựng:
– Ở góc xây dựng cô mang đến rất nhiều cây cối, hàng rào, thảm cỏ, các con động vật, chúng mình sẽ làm gì nhỉ?
– Ai muốn làm kĩ sư xây dựng nào?
Vậy với những đồ dùng đó cô và các con sẽ xây những gì?
+ Ngoài ra cô còn chuẩn bị 1 số góc chơi khác như: góc truyện, góc âm nhạc, góc gia đình, góc bác sĩ,…
– Các con đã chọn được góc chơi cho mình chưa?
– Trong khi chơi các con phải chơi như thế nào nhỉ? (các con phải chơi đoàn kết, không được tranh giành nhau đồ chơi)
Cô cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi của mình
- b) Quá trình chơi:
– Cô quan sát trẻ vui chơi và cách thể hiện vui chơi của trẻ.
– Cô nhập vai chơi cùng trẻ để giúp đỡ trẻ chưa biết chơi, khuyến khích giao lưu liên kết giữa các góc chơi, nhóm chơi.
– Cô quan sát và xử lí tình huống (nếu có)
– Hết giờ chơi: Cô đi xem xét lần lượt qua từng góc chơi sau đó tập chung trẻ lại góc chơi chính và đối thoại.
– Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, cẩn thận.
– Thu dọc đồ chơi xong tập trung trẻ lại tại góc nội trợ nhận xét.
Hôm nay các bác góc nội trợ làm món gì?
Quy trình làm như thế nào?
=> Các bác làm món bánh mì phết bơ rất ngon và bổ dưỡng, các bác có thể làm món mới là giã muối vừng cho lần chơi tiếp theo nhé.
- V) Vệ sinh ăn trưa:
1- Vệ sinh:
– Cô A tập trung trẻ lại 1 góc hướng dẫn trẻ cách vệ sinh rửa tay trước khi ăn.
2- Ăn trưa:
a- Mục đích – Yêu cầu:
– Đảm bảo cho trẻ đủ chất dinh dưỡng trong 1 ngày (trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất)
– Để trẻ biết có sức khỏe tốt phải ăn đủ chất dinh dưỡng
– Trẻ có thói quen văn minh trong giờ ăn uống
– Biết rửa tay trước khi ăn và lau miệng, xúc miệng nước muối và uống nước sau khi ăn
b- Chuẩn bị:
Bàn ăn lau sạch sẽ, bát, thìa, khay, đĩa đựng cơm rơi, đĩa đựng khăn lau tay, khăn lau miệng, khăn lau bàn, nước muối, nước uống,…
c- Tiến hành:
– Sau khi đi vệ sinh xong, cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
– Cô C cùng tổ trực nhật chuẩn bị cho giờ ăn: Lấy khăn lau tay, thìa xếp ra đĩa từng bàn.
– Cô B nhận cơm canh lấy bát cho trẻ ăn.
– Cô A gọi trẻ đi rửa tay rồi về bàn, đảm bảo số lượng và nhắc trẻ không nói chuyện.
* Cách chia cơm:
– Cô chia thức ăn mặn ra 4 bát tô theo số lượng trẻ trong lớp, chia đều tương ứng với bát cơm của trẻ, cô chia bát ăn cơm của trẻ thành 4 chồng tương ứng với số trẻ. Cô xơi cơm vào từng bát hết 1 chồng cô chia thức ăn mặn lên cho trẻ.
– Cô A giới thiệu món ăn, chúc bé ăn ngon miệng à trẻ mời cô, mời bạn ăn
– Cô chia cơm và canh vào tô to theo số bàn tương ứng
– Nhắc trẻ không nói chuyện, nhặt cơm rơi vào đĩa
– Cô A bào quát, nhắc trẻ ăn hết xuất.
– Khi ăn xong trẻ cất bát thìa vào đúng nơi quy định
– Trẻ cất ghế — Lau miệng – Xúc miệng nước muối – Uống nước
VII) Ngủ trưa:
1- Mục đích – Yêu cầu:
– Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
– Trẻ ngủ sâu, ngủ ngon giấc
– Đảm bảo yên tĩnh cho trẻ ngủ
– Tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ
2- Chuẩn bị:
– Phòng ngủ thoáng mát, sách sẽ.
– Ánh sáng dịu nhẹ
– Đồ dùng: Chiếu, chăn, gối, đệm (theo mùa).
3- Tiến hành:
– Cô trải chiếu, đệm, buông rèm, cho lần lượt từng tổ đi vệ sinh và nhắc trẻ nhẹ nhàng lấy gối về chỗ nằm.
– Cô bao quát nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không đùa nghịch và cô B luôn có mặt ở phòng ngủ để giữ yên tĩnh và xử lý các tình huống có thể xảy ra
– Cô chú ý sửa tư thế cho trẻ ngủ
– Đến giờ dậy cô kéo rèm, đánh thức trẻ dậy dần dần đi vệ sinh
– Cô thu dọn phòng ngủ
– Cô nhắc trẻ lấy ghế ngồi theo tổ để chuẩn bị ăn quà chiều
VIII) Vận động nhẹ – Ăn quà chiều:
1- Mục đích – Yêu cầu:
Tạo cho trẻ cảm giác mỗi khi ngủ dậy thoải mái
2– Chuẩn bị:
Bàn ghế để ăn quà chiều
3- Tiến hành:
– Cho trẻ ăn quà chiều (tương tự như ăn trưa)
– Cô giới thiệu quà chiều à nhắc nhở trẻ mời cô, mời bạn, trẻ ăn hết xuất
– Sau khi ăn xong cô nhắc nhở trẻ xúc miệng, uống nước, sau đó cô thu dọn phòng ăn sạch sẽ.
- IX) Hoạt động chiều:
1- Nội dung:
Tự chọn: Đọc những bài thơ, bài hát trẻ đã được học
2- Mục đích:
– Thỏa mãn nhu cầu của trẻ
– Rèn luyện và tạo thói quen quan tâm và chia sẻ với bạn.
3- Chuẩn bị:
– Lớp học sạch sẽ
– 1 số bài thơ, câu đố hoặc trò chơi dân gian về động vật
4- Tiến hành:
– Cho trẻ biểu diễn những bài hát, bài thơ về các loài động vật
– Cô mời lớp, tổ, cá nhân
– Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
– Cho trẻ chơi tự chọn
- X) Trả trẻ:
1- Mục đích – Yêu cầu:
– Cho trẻ đi vệ sinh sạch sẽ trước khi về
– Cô trao trả trẻ tận tay phụ huynh
2- Chuẩn bị: Đồ chơi lắp ghép
3- Tiến hành: Cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ thích
– 2 cô ở phòng chơi cùng trẻ. (cô B + C)
– Cô A đứng ở cửa lớp trả trẻ
– Trong khi trả trẻ cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
– Thái độ của cô: ân cần, tạo cảm giác cho trẻ lưu luyến
– Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn
– Trẻ tự cất ghế và cất đồ chơi
– Khi trẻ về hết, thu gọn đồ dùng, đồ chơi mầm non, quét nhà, cọ nhà vệ sinh sạch sẽ.
– Kiểm tra điện, nước và đóng cửa trước khi về.
Link tải : https://www.mediafire.com/download/pif0g9cwfb9879f/giao+an+dieu+khien+lop+mauc+giao+lon.doc
Giáo án chủ đề Đo lường nước
Giáo án chủ đề Đo lường nước
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
PTNT: Đo lường nước
- Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức:
– Trẻ biết đo và nhận biết được kết quả đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo
+Kỹ năng :
– Luyện kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.
– Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+Thái độ:
– Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
- Chuẩn bị:
– Nhạc đàn bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mỗi trẻ một cái phễu, một cái cốc, thẻ số từ 1-5. Chậu đựng nước, nước, 2 chai đựng nước có kích thước khác nhau.
– 2 cái xô đựng nước, 2 cái xô nhỏ xách nước, 2 lọ đựng nước.
– Bút lông màu xanh.
hành:
Hoạt động của cô
1. Tạo cảm xúc– Gây hứng thú:
– Cô rung xắc xô trẻ lại xung quanh cô hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mưa mang đến cho ta điều gì?
– Các con nhìn thấy nước ở đâu?
– Nước dùng để làm gì?
– Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con thì phải làm gì?
* Giáo dục: Nước rất có ích, nước dùng để ăn,
để uống, để sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của con người, cây cỏ hoa lá, con vật…. Để bảo vệ nguồn nước luôn được sạch, thì các con không được vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước, dòng sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống con người và thế giới xung quanh . Khi sử dụng nước thì phải tiết kiệm. – Cô cho trẻ đọc bài thơ :” nước”.
2. Nội dung:
2.1.
Dạy trẻ cách đo lường + Ở nhà các bố mẹ các con đựng nước vào
đâu? – Trong mỗi gia đình đều chứa nước vào các
dụng cụ riêng, hôm nay cô cháu mình cùng đo lường xem dụng cụ như thế nào đựng được nhiều nước, dụng cụ nào thì đựng ít nước. – Nhìn xem cô có những đồ dùng gì để đo lường?
– Các con thử đoán xem khi cô đựng nước vào
2 chai này thì lượng nước ở các chai như thế nào? – Để biết lượng nước ở các chai này như thế nào chúng mình cùng thao tác đo lường – Trên bàn các con cũng có những dụng cụ đo lường giống cô. Bây giờ cô cháu
mình cùng thực hiện thao tác đo lường nước vào chai. – Mỗi lần đong nước vào chai thì phải sử dụng dụng cụ đo là cái cốc, đong nước sao
cho cốc nước đầy và đổ vào chai , vừa đổ vừa đếm đến khi đầy chai, chọn thẻ số tương ứng với số lần đong. * Lưu ý: (Khi đổ các con chú ý đổ đừng tràn ra ngoài
vì chúng mình phải luôn tiết kiệm nước). – Cô và trẻ đong chai thứ nhất.
+ Các con đong được mấy cốc nào?
+ Tương ứng thẻ số mấy?
– Cho trẻ đong chai thứ hai
+ Chai thứ hai con đong được mấy cốc nước để đầy chai?
+ Tương ướng thẻ số mấy?
– Cho trẻ quan sát và so sánh nhận xét về 2 chai nước vừa được đong.
+ Trẻ nhận xét gì về chai nước nào?
+ Vì sao?
+ Chai nước có vòng màu xanh có lượng nước như thế nào?
+ Chai nước có vòng màu đỏ có lượng
nước như thế nào? * Cô khái quát lại thao tác đo lường, và kết quả đo.
– Khi sử dụng cùng một đơn vị đong, nhưng số lần đong vào mỗi chai khác nhau
thì cho ta kết quả khác nhau về lượng nước chứa trong mỗi chai. – – Nếu chai có số lần đong nhiều hơn thì chai đó đựng được nhiều nước hơn, nếu chai có số lượng đong ít lần hơn thì chai đó đựng được ít nước hơn. * Giáo dục : Biết tiết kiệm nước, không
làm nước bị đổ, tràn ra ngoài khi sử dụng trong sinh hoạt. 2.2: Trò chơi luyện tập:
Trò chơi 1: “Bé khéo léo”
– Cô nêu luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Khi làm rơi xô nước, hoăc dẫm lên vạch kẻ đường hẹp thì bị loại 1
lần chơi. + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đội lấy xô
nước nhỏ xíu múc đầy nước đi theo đường hẹp lên đổ vào bình đựng nước, mỗi lần đổ dùng bút vạch mức nước dâng lên, chạy về vạch xuất phát chuyển xô cho bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng. Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chơi đúng luật và có số lần chuyển nước nhiều hơn thì đội đó thằng cuộc. Trò chơi 2:
Cửa hàng bán nước giải khát
– Cô nêu tên trò chơi
– Hướng dẫn cách chơi
– Trẻ chia thành 3 nhóm chơi
– Cô nhận xét kết quả
2. Kết thúc:
– Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa”
|
Hoạt động của
trẻ – Trẻ lại xung quanh cô cùng hát với nhạc bài hát.
– Nước
– Sông, suối, biển, ao hồ, giếng
– Nước để tắm giặt, để ăn, để uống và phục vụ đời sống sinh hoạt cho con người. Cho
cây cối, hoa lá tuơi tốt, con vật. – Không vướt rác bừa bãi xuống ao hồ sông suối.
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc thơ kết hợp về chỗ ngồi bàn.
– Bình, xô chậu…
– Trẻ lắng nghe
– Chai, cốc, phểu,…., nước
– Trẻ đoán
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện thao tác đo lường.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ chọn thẻ số tương ứng
– Trẻ đong chai thứ 2
– Trẻ nói số lần đong
– Chọn thẻ số tương ứng
– 2 chai không bằng nhau
– Số lần đong nước vào chai không bằng nhau.
– Chai nước có vòng màu xanh đong được 4 cốc.
– Chai nước có vòng màu đỏ đong được 5 cốc.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi 1-2 lần.
– Trẻ chia nước thành các cốc nhỏ và nói kết quả.
|
Chủ đề nhánh: nước xung quanh ta
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA.
Hoạt động học: Phát triển nhận thức
TOÁN: ĐO LƯỢNG NƯỚC BẰNG MỘT VẬT CHUẨN.
Chủ đề nhánh: nước xung quanh ta
I/ Mục tiêu chung.
-Trẻ biết cách đo thê tích bằng một đơn vị đo.
– Trẻ biết diển tả kết quả của phép đo khi sử dụng một đơn vị đo.
– Rèn kỷ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
– giáo dục tre có ý thức tiết kiệm nguồn nước và biết bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lơp học
2/ Đồ dùng: – 3 chai thủy tinh có kích thước khác nhau, một cái phiễu, một chậu đựng nước, một cái ca, Thẻ số từ 1-8, nhạc theo chủ đề.
-Đồ dùng của trẻ: 3 chai có kích thước khác nhau, 3 cốc, thẻ số từ 1-8.
3/ Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, dùng lời, thực hành.
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục, thơ
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Gây hứng thú
-Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
– Các con vừa hát bài gì?
– Bài hát nói về gì?
=> Các con biết không, những hạt mưa chính là những giọt nước tí xíu mang đến cho con người rất nhiều lợi ích, mưa cũng là một nguồn nước đó.
– Ngoài nguồn nước mưa con còn biết những nuồn nước mưa nào nữa?
– Nước có tác dụng gì đối với đời sống con người và vạn vật?
– Nước có rất nhiều ích lợi, vậy khi sử dụng nước chúng ta phảisử dụng như thế nào?
– Để bảo vệ nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì?
=> Để có nguồn nước sạch chúng ta không được vứt rác bừa bài nơi ao, hồ, sông, suối, và nhớ phải tiết kiệm nguồn nước các con nhé!
+ Hoạt động trọng tâm: Bé đo lường bằng đơn vị chuẩn.
a/ Làm quen với cách đo thể tích bằng một đơn vị đo.
– Các con ạ, trong mỗi gia đình đều đựng nước bằng nhiều dụng cụ khác nhau, và hôm nay, cô muốn giới thiệu đến lớp mình một điều đặc biệt, các con chú ý nhé!
– Trên bàn cô có gì đây?
– Chai thủy tinh cô dùng để làm gì?
– Cô có ba nhiêu chai?( 3 chai)
– Các con có nhận xét gì về hình dạng của những chiếc chai thủy tinh này?
(không giống nhau)
– Nhìn bằng mắt thường các con có biết được thể tích của 3chai này như thế nào không?
– Bây giờ các con chú ý xem cô làm thí nghiệm để xem thể tích của 3 chai thủy tinh này nhé!
– Bên cạnh cô có gì đây?(Chậu nước)
– Muốn rót được nước vào chai cô cần sự hỗ trợ của một chiếc phễu, và quan trọng nhất là một cái ca. Cái ca được gọi là gì các con biết không?( Đơn vị đo)
– Cô sẽ dùng ca này múc đầy nước rồi đổ vào cái phễu cho nước chảy vào chai. Khi cô lam thí nghiệm các con hãy quan sát và đếm xem càn bao nhiêu ca nước thì chai đầy nhé!
– Có bao nhiêu ca nước để rót đầy chai thứ nhất? Tương ứng với chữ số mấy?(mời 1 trẻ lên chọn the chữ số gắn vào cổ chai)
– Khi chai nước đầy thì trong chai nước có thể tích, thể tích chai nước bằng số lần ca nước được đong vào chai, và với dụng cụ ca nước thì cần bao nhiêu ca nước được đong vào chai? Chúng ta có kết luận gì?
=> Thể tích của chai thủy tinh thứ nhất bằng …lần số ca nước.
– Chai thủy tinh thứ 2, 3 cô tiến hành tương tự. Sau mỗi lần đong chai cô nhấn mạnh cho trẻ về thể tích của mỗi chai.
– Các con có nhận xét gì về thê tích của 3 chai thủy tinh?( không giống nhau)
– Vì sao con biết? ( Vì chai thư nhất thể tích bằng…lần ca nước, chai thứ 2 thể tích bằng …lần ca nước, Chai thứ 3 thể tích bằng…ca nước)
=> Với một dụng cụ đo thì thể tích của 3 chai không bằng nhau.
b/ Dạy trẻ đo thể tích bằng một đơn vị đo.
-Các con có muốn làm thí nghiệm cùng cô không? Cô chia làm 3 đội: đội suối nguồn, biển xanh, giếng khơi.Mời các con trở về vị trí của mình.
– Trên bàn mỗi đội cô chuẩn bị sẵn một dụng cụ đựng nước, một cái phễu, một cái ca.Các con có biết 3 đội có dụng cụ gì giống nhau không?(đều có cùng đơn vị đo là cái ca)
– Nhiệm vụ của 3 đội là dùng ca múc nước đổ vào chai của đội mình, trong quá trình làm thí nghiệm các đội nhớ đếm xem thể tích của chai nước bằng bao nhiêu lần đơn vị đo?
– Cô quan sát kết quả của mỗi đội và nhận xét.
– Lần 2 cho trẻ đo theo ý thích và nhận xét.
c/ Bé khéo léo.
-Ở một nơi xa, các bạn nhỏ của chúng ta vẫn xách nước giúp bố mẹ, các con có muốn giúp các bạn của chúng ta không?Vậy hãy sẵn sàng cùng cô tham gia trò chơi”Bé khéo léo” nhé!
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, lần lượt từng bạn trong đội mình lấy một xô nhỏ múc đầy nước và đi theo đường dích dắc để lên đổ nước vào thùng của đội mình, trong thời gian một bài hát, đội nào không làm đỗ nước ra ngoài và đổ được nhiều xô nước nhất thì thắng cuộc.Đơn vị đo của chúng ta rất nhỏ nên các con phải thật khéo léo, nhanh nhẹn nhé!
– Đọc thơ: “Mưa”
+ kết thúc hoạt động: Cho tôi đi làm mưa với.
– Cháu hát và đi ra ngoài chơi.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA
Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: TRUYỆN “ GIỌT NƯỚC TÍ XÍU”
I/ Mục tiêu chung.
-Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện: ông mặt trời, giọt nước, và các bạn giọt nước.
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện:Hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời, làm cho nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần tở thành mưa rơi xuống.
– Hiểu được một số từ khó: Tí xíu: rất nhỏ bé.
– Biết lợi ích của nước mưa đối với con người và vạn vật trên trái đất.
– Biết lắng nghe truyện, trả được câu hỏi một cách mạch lạc, thể hiện giọng điệu của các nhân vật trong truyện.
– Có ý thức dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học
2/ Đồ dùng: Tranh ảnh, câu chuyện trên máy tính…
3/ Phương pháp: Dùng lời
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động
+ Mở đầu hoạt động:Bé đi làm mưa.
-Cả lớp hát “Cho tôi đi làm mưa với”
– Các con vừa hát bài gì?
– Bạn nào biết gì về mưa hãy kể cho cô và các bạn nghe nào?
– Nước mưa có ích gì đối với con người và vạn vật?
– Ngoài nước mưa ra, còn có nguồn nước nào nữa?
=> Các con biết không, nước rất quan trọng đối đời sống con người và vạn vật, không có nước sẽ rất nguy hiểm, vì vậy chúng ta phải biết tiết kiệm nước, Và muốn cho nguồn nước trong sạch chúng ta phải làm gì?
– Các con biết mưa có từ đâu không?
– Để biết nước mưa có từ đâu, bây giờ cô và các con cùng đến với hành trình của “Giọt nước tí xíu” do Nguyễn Linh sáng tác nhé!
– Hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
+ Hoạt động trọng tâm: Hành trình của giọt nước tí xíu.
-Lần 1: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện theo tranh, kết hợp cử chỉ điệu bộ.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
– Giảng nội dung, trích dẫn: Câu chuyện kể về hành trình của những giọt nước, bắt đầu ở biển cả, nhờ sức nóng của ông mặt trời, những giọt nước đã bốc hơi lên, tụ họp thành những đám mây bay là là trên mặt biển, nhờ những cơn gió, các đám mây tan ra cảm thấy nặng trĩu và từ từ tan ra, tạo thành những giọt nước tí xíu.
– Tí xíu có nghĩa là rất nhỏ bé. Có những giọt nước to nhỏ cô cho trẻ so sánh.
* Bé đáp nhanh.
– Anh em nhà tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào?
– Tí xíu đang chơi cùng các bạn thì ai xuất hiện? Ông mặt trời đã nói gì với tí xíu?
– giọng nói ông mặt trời như thế nào? Bạn nào giả được giọng ông mặt trời?
– Tí xíu có muốn đi không? Điều gì làm tí xíu không đi được?
– Ông mặt trời đã làm gì để giúp tí xíu bay lên được?
– Tí xíu hợp với các bạn hơi nước tạo thành gì?
– Khi trời lạnh tí xíu cảm thấy như thế nào?
– Qua câu chuyện con thấy hiện tượng mưa diển ra như thế nào?
– Vậy nước dùng để làm gì?
– Nước rất quan trọng, chúng ta phải sử dụng như thế nào?
– Lần 2: Sau đây cô và các con cùng gặp lại những giọt nước tí xíu qua bộ phim hoạt hình nhé.
* Bé chơi đóng kịch:Cho cháu chơi đóng kịch “giọt ước tí xíu”, cho cháu chọn vai chơi, cô là người dẫn truyện, một cháu làm ông mặt trời, nhiều cháu làm giọt nước. Cô chuẩn bị sẵn một số đồ dùng cho cháu đóng vai.
– Trò chơi: pha nước chanh.
+ Kết thúc hoạt động: Bé đi tìm cơn mưa
-Cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa” ra ngoài tham gia hoạt động ngoại khóa.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA.
Hoạt động học: Phát triển thẩm mĩ
Đè tài: TẠO HÌNH: VẼ MƯA
I/ Mục tiêu chung.
– Trẻ biết mưa có nhiều lại mưa khác nhau: mưa phùn, mưa to, mưa nhỏ, mưa bão…
– Biết vẽ giọt nước thể hiện mưa to hay mưa nhỏ.
– Củng cố vẽ nét thẳng, nét xiên, nét ngang, nét tròn theerr hiện giọt mưa.
– Biết phối hợp các nét vẽ để tạo nên những cơn mưa. Có sáng tạo trong khi vẽ.
– giáo dục trẻ biết mặc áo mưa, biết tránh mưa khi có những cơn mưa. Biết kiên trì hoàn thành sản phẩm của mình.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học
2/ Đồ dùng: – Hình ảnh những cơn mưa, giấy, bút chì, bút màu, nhạc theo chủ đề.
3/ Phương pháp: Dùng lời, quan sát , thực hành.
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Bé đi tìm mưa
-Hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Con biết gì về mưa kể cho cô và các bạn nghe nào?
+ Con thử xem hạt mưa nhỏ có hình dáng như thế nào?
+ Nếu đi đường gặp phải trời mưa chúng ta phải làm gì?
+ Để xem các hạt mưa các bạn tả có đúng không, các con hãy nhìn lên màn hình cùng cô nhé!
-Chơi trò chơi “trời mưa”
– Hôm nay là ngày 8/3, là ngày gì các con biết không? Là ngày quốc tế phụ nữ, ngày của các bà, các mẹ, các chị…các con đã chuẩn bị gì để tặng mẹ chưa? Vậy bây giờ cô và các con cùng vẽ những giọt mưa mang đến không khí mát mẻ tặng cho mẹ mình nhé!
+ Hoạt động trọng tâm: Quan sát và đàm thoại
-Cảnh trời mưa nhỏ: Các con có nhận xét gì về cơn mưa này? Đố các con tranh này vẽ mưa gì? Vì sao con biết?
=> Mưa nhỏ (mưa phùn) tức là hạt mưa rơi nho nhỏ tí tách rơi nhẹ xuống làm cho môi trường mát diệu hơn.
-Cảnh trời mưa to: Các con có nhận xét gì về cơn mưa này? Có gì khác với cảnh mưa trước.
– Con có nhận xét gì về những hạt mưa này?
=> Mưa to những đám mây trên bầu trời đen xịt, mưa rơi như trút nước xuống mặt đất, tạo thành những vũng nước to nhỏ và những bong bóng nhảy mưa tung tăng.
* Xem tranh vẽ mưa, trẻ nêu ý tưởng: Cô cũng có rất nhiều tranh vẽ cảnh trời mưa, các con xem có đẹp không?
– Trẻ xem tramh vẽ cảnh mưa to.
– Trẻ tranh vẽ cảnh mưa nhỏ.
=> Con có nhận xét gì về bức tranh vẽ cảnh mưa?( Mưa to nét vẽ dài, đậm, còn mưa nhỏ nét ngắn và mảnh hơn)
– Bây giờ chúng ta cùng thi làm những họa sĩ thể hiện xem tài năng ai cao nhất nhé!
+ Con sẽ vẽ những hạt mưa ra sao? Giọt mưa vẽ như thế nào?
+ Con sẽ vẽ thêm gì nữa để bức tranh thêm đẹp?
– Lớp hát bài “mưa rơi”
+ Bé thi tài.
– Trẻ thực hiện, cô hướng dẫn gợi ý ( vừa thực hiện vừa nghe nhạc)
– Gợi ý trẻ vẽ sáng tạo, nhắc trẻ tô màu đẹp, không lem ra ngoài.
– Đọc thơ: Mưa.
+ Trưng bày sản phẩm
– Cho trẻ treo lên giá gọi 2- 3 trẻ chợn bài đẹp nhận xét và bài chưa hoàn thiện lần sau cố gắng.
+ Con thích bài của họa sĩ nào? Vì sao con thích?
-Cô nhận xét thêm một số bài đẹp, sáng tạo, bố cục hài hòa…Gợi ý những tác phẩm chưa hoàn chỉnh.
=> Trời mưa giúp cho cây cối thêm tươi tốt, ao hồ sông suối thêm nhiều nước, nhưng khi gặp trời mưa, chúng ta nhớ phải tránh mưa, hoặc mặc áo mưa khi ra đường nhé!
+ Kết thúc hoạt động: Bé đi tắm nắng
-Cho cháu ra sân chơi tắm nắng hát “ trời nắng, trời mưa”
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đề tài: Hoạt động học phát triển nhận thức
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA
Hoạt động học: phát triển nhận thức
Đề tài: KPKH: SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC.
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi
I/ Mục tiêu chung:
-Thông qua các hoạt động tìm hiểu về nguồn nước giúp trẻ nhận biết được một số nguồn nước trong thiên nhiên, qua đó trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống con người và vạn vật.
– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
– Gíao dục trẻ biết tiết kiệm nước, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học.
2/ Đồ dùng : Mô hình thác nước.
-Hình ảnh các nguồn nước: nước mưa, nước giếng, nước máy, nước ao hồ, nước sông, nước suối, nước biển.
– Hình ảnh nước dùng đê tắm, uống, tưới cây….
3/ Phương pháp: Quan sát, thực hành
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục, thơ, trò chơi đồ chơi mầm non.
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Bé đi làm mưa
-Hát “cho tôi đi làm mưa với’
– Các con thích trời mưa không?
– Bạn nào kể một số nguồn nước mình biết?
– Các con đã được bố mẹ đưa đi chơi công viên nước, thác chưa?
– Bây giờ cô mời lớp mình cùng đi du lịch với cô nhé!
Nào! Chúng mình cùng đi xe buýt thôi.
-Các con ơi, mình đã đến đâu đây? Thác nước có những gì?
– Nước chảy từ đâu xuống? Đứng ở trên này, các con thấy nước có bắn tới mình không? Nước ở đây như thế nào?
– Các con đi chơ nhiều có khát nước không? Hãy cùng uống nước đi nào!
+ Nước có màu không? Mùi vị như thế nào?
=>Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, nhưng rất cần thiết đối với đời sống con người và vạn vật.Vậy nước có ở đâu? Để biết được nước ó những nơi nào và lợi ích của nước ra sao? Bây giờ chúng ta cùng khám phá nước nhé!
– Trò chơi :” Trốn mưa”
+ Hoạt động trọng tâm: Sự kì diệu của nước
-ở nhà các con thường dùng nguồn nước nào để sinh hoạt? Cô cho trẻ xem hình ảnh về nguồn nước giếng, nước máy.
– Ở trường chúng ta dùng nguồn nước nào?
– Nước được dùng trong những công việc gì hàng ngày? Cho trẻ xem hình ảnh về nước để tắm, ăn, uống, tưới…
– Trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta chỉ dùng nguồn nước nào? Cho trẻ xem nguồn nước sạch.
– Nguồn nước nào chúng ta không được dùng? Vì sao nước bị ô nhiễm? Cho trẻ xem một số hình ảnh nguồn nước bị ô nhiễm.
– Nếu sử dụng nước bị ô nhiễm, sẽ xảy ra hậu qua gì?
– Các con biết vì sao nước bị ô nhiễm không?
=> Ngày nay, nhiều nhà máy, xí nghiệp nổi lên đã thải nhiều chất thải làm ảnh hưởng nguồn nước, cùng với những loại phương tiên giao thông thải ra khòi xe, ý thức con người vứt rác, các các xác chết động vật…đã làm ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng.
– Để bảo vệ nguồn nước chúng ta phải ,làm gì?
=> giáo dục cháu biết bảo vệ nguồn nước và môi trường.
– Cô đố cô đố” Từ trời rơi xuống, tôi cho nước uống, cho ruộng dễ cày, cho đầy mặt sông, cho lòng đất mát”(Nước mưa).
– Cho trẻ xem hình ảnh nước mưa. Trong những ngày nắng nóng nếu có những giọt mưa, sẽ giúp con người và vạn vật được mát mẻ nhiều hơn đấy. Các con thích làm mưa không giúp cho đời không?- Hãy cùng hát “cho tôi đi làm mưa với”
– Mưa làm cho cây cối xanh tốt nhưng nếu mưa nhiều sẽ xảy ra hiện tượng gì?
– Các con biết vì sao có mưa không?( Cho trẻ xem vòng tuần hoàn của nước)
– Vào những ngày hè, các con thường được bố mẹ đưa đi đâu? Các con được đi tắm biển chưa?( Cho trẻ xem tranh nước biển)
– Được đi tắm biển các con thấy nước biển có mùi vị gì?có uống được không?
-Các ngư dân sống gần biển đã dùng nước biển để tạo ra muối cho chúng ta ăn hàng ngày đó vì vậy nước biển gọi là nước mặn, còn nước giếng, sông, nước máy gọi là nước ngọt.
* So sánh nước máy và nước giếng.
+ Giống nhau: đều là nguồn nước sạch, đều sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, tưới…
+ Khác nhau: Nước giếng được lấy trực tiếp dưới lòng đất còn nước máy đã được lọc sẵn qua hệ thống lọc.
-So sánh nước giếng và nước biển.
+ Giống nhau: đều là nước.
+ Khác nhau: Nước giếng là nước ngọt, sử dụng dược trong sinh hoạt hàng ngày.Còn nước biển là nước mặn, không dùng để nấu ăn, sinh hoạt mà chỉ dùng để làm muối và có thể đi du lịch tắm biển.
-Mở rộng: Cho tre kể một số nguồn nước trong thiên nhiên.trẻ xem hình ảnh.
* Thử tài trí nhớ: Chia trẻ làm 2 tổ lần lượt bật qua vòng và gắn vòng tuần hoàn của nước.
+ Kết thúc hoạt động: Bé vui chơi.
-Bé đọc bài thơ”Mưa”
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nước và một số hiện tượng tự nhiên trọn bộ
Nước và một số hiện tượng tự nhiên trọn bộ
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi
< 3 TUẦN >
< Từ ngày 07/10 đến 25/10/2014>
- Mục tiêu:
- Phát triển thể chất:
– Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết .
– Biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
– Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.
– Thực hiện các vận động bật, đi, ném … mạnh dạn, khéo léo.
– Biết tránh những nơi nguy hiểm đến tính mạng.
- Phát triển nhận thức:
– Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
– Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.
– Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân biệt quần áo, trang phục theo mùa.
– Biết được ích lợi của nước và sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật.
– Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch.
– Biết đo dung tích, so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cách khác nhau.
– Nhận biết được ngày và đêm, hôm qua, hôm nay và ngày mai.
– Biết sự thay đổi thời tiết theo mùa và thứ tự các mùa.
- Phát triển ngôn ngữ:
– Chủ động trao đổi, thảo luận về những gì quan sát được.
– Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao … về chủ đề.
– Trẻ có thể kể, thay đổi một vài tình tiết chuyện. Biết đặt tên cho chuyện.
– Làm quen chữ cái p-q, tập tô chữ cái p-q.
– Ôn chữ cái h-k, p-q.
- Phát triển thẩm mĩ:
– Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong câu chuyên, bài thơ, bài hát… về chủ đề.
– Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước vẻ đẹp của một số hiện tượng thiên nhiên qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán…
– Hát múa một số bài theo chủ đề.
- Phát triển tình cảm xã hội:
– Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước và môi trường sống.
– Có thói quen thực hiện công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ.
– Biết một số kĩ năng để bảo vệ sức khỏe.
– Biết tránh những nơi nguy hiểm: sông, suối, ao, hồ…
- Chuẩn bị:
– Thẻ chữ h-k, p-q, truyện, thơ…
– Tranh ảnh về các nguồn nước, hiện tượng thiên nhiên, tranh bốn mùa
– Chai đựng nước, nước, vật nổi, vật chìm
CHỦ ĐỀ NHÁNH NƯỚC
I/MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:Cháu biết.
– Một số nguồn nước, một số đặc điểm ,tính chất của nước.
– Ích lợi và tác dụng của nước đối với đời sống con người, cây cỏ, động vật.
– Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước, tiết kiệm nước.
– Cháu biết ca múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ về nước; chơi đong nước.
– Biết bò theo đường dích dắc, bật sâu.
2/Kĩ năng:
– Quan sát các nguồn nước nơi trẻ sinh sống. Nhận biết các nguồn nước như: nước nóng, nước mưa,nước sông, biển, ao, hồ.
– Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt như: nước máy, nước giếng, nước mưa.
– Trò chuyện, thảo luận về đặc điểm của nước như: lỏng ,rắn, hơi. Tính chất của nước là không mùi, không vị,bay hơi, hòa tan một số chất. Cách sử dụng nước và một số hoạt động dưới nước như: thể thao, du lịch, sản xuất.
– Đong nước, đếm theo khả năng.
– Mạnh dạn khi ca múa, đọc thơ, kể chuyện, bò, bật.
3/Thái độ;
– Trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước: không vứt rác xuống ao hồ, sông, biển.
– Trẻ tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa mặt…
- CHUẨN BỊ:
– Tranh ảnh do cô và trẻ sưu tầm
– Các chướng ngại vật làm đường dích dắc,tranh truyện, máy , băng nhạc, tranh ảnh các nguồn nước sông ,suối, ao, hồ.
– Chai, ly, phễu, bát ,thẻ số, thẻ chữ cái, màu tô, vở của trẻ.
Hoạt động
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Họp mặt đón trẻ
|
– Cô vui vẻ, ân cần đón cháu vào lớp, chú ý đến tâm trạng cháu
– Cô trao đổi, trò chuyện cùng phụ huynh về tình hình sinh hoạt vui chơi của cháu ở trường, ở nhà. Tuyên truyền đến phụ huynh chăm sóc cháu suy dinh dưỡng và dịch bệnh sốt,
cúm. – Cô trò chuyện về chủ đề “nước và một số hiện tượng thiên nhiên’’
* Tiêu chuẩn bé ngoan:
– Cháu biết chơi cùng bạn, biết gọi bạn xưng tên.
– Thuộc được chữ cái đã học, nhớ được số điện thoại ở nhà.
– Biết rửa tay bằng xà phòng, đánh răng mỗi tối.
|
||||
Thể dụcbuổi sáng
|
3 – 5 – 1 – 2
* Khởi động: Cho cháu đi
vòng tròn, đi theo nhạc, đi các kiểu chân, chuyển đội hình vòng tròn. * Trọng động: Tập bài phát triển chung
– Hô hấp 3: Hít vào thở ra
– Tay
vai 3: Luân phiên đưa tay lên cao + Đưa tay phải lên cao
+ Đưa tay trái lên cao
+ Đưa 2 tay sang ngang
– Bụng 1: Đứng cúi người về trước , tay chạm ngón chân.
– Chân 2: Bật đưa 2 chân sang ngang
+ Bật lên đưa 2 chân dang
ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang + Bật lên đưa 2 chân về, hai tay xuôi theo người.
* Hồi tĩnh: Cho cháu chơi “Cò bay”
|
||||
Hoạt động học
|
– DH: cho tôi đi làm mưa
với. – NH: mưa rơi.
– TC: trời mưa
|
– Đo dung tích, so sánh và
diễn đạt kết quả đo. |
-Truyện: giọt nước tí xíu.
+ Vẽ theo ý thích.
|
– Nước và một số hiện tượng
tự nhiên. – Làm quen chữ p-q.
|
– Bò theo đường dích dắc,
bật sâu. |
Hoạt động ngoài trời
|
*Dạo chơi trò chuyện về nước,
chơi đong nước, đóng chai nước. Chơi tự do
|
Dạo chơi trò chuyện về ích
lợi của nước. KC: giọt nước tí xíu.
– Cho cháu chơi đoán câu
đố. – Cho cháu chơi tự do
|
* Dạo chơi trò chuyện về ích lợi của nước, một số trạng thái của nước-
cho cháu chơi rồng rắn Chơi với đồ chơi ngoài trời.
|
* Dạo chơi trò chuyện cùng
cháu về nước, vòng tuần hoàn của nước. – Cho cháu chơi tự do
|
* Dạo chơi trò chuyện cùng cháu về thời tiết.
Hát: nắng sớm
– Kể chuyên: con vật rơi xuống hố nước.
– Cho cháu chơi tự do
|
Hoạt động góc
|
*
Góc thiên nhiên: chơi đong nước, thổi nước. * Góc học tập – Tạo hình:
Vẽ, đếm, so sánh, tô màu. * Góc sách: Xem tranh ảnh,
tranh truyện về nguồn nước. * Góc thí nghiệm: vật nổi
vật chìm. |
- KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2014.
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Hoạt động: – DH: “ Cho tôi đi làm mưa với”
NH: “Mưa rơi”
T/C: “Trời mưa”
- Yêu cầu
– Cháu thuộc bài hát ,biết thể hiện giọng điệu vui tươi của bài hát và vận động theo bài.
– Cháu biết biết chú ý nghe cô hát ,biết tham gia chơi trò chơi.
– Qua bài hát cháu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và ích lợi của nước đối với con người ,cây cỏ. Giáo dục cháu bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
Máy, băng nhạc, thanh gõ.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
*Ổn định:Cháu đọc thơ “Mưa” ( cầu trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…)
*Giới thiệu:Bài thơ nói về điều gì? Nếu không có mưa thì sẽ như thế nào? Mưa xuống cho ta ích lợi gì? Cháu có thích được làm mưa giúp cho đời không? Chúng ta cùng đi làm mưa nhé!
2/Hoạt động 2:
* Dạy hát: “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Cô hát cho cháu nghe lần 1, giới thiệu tác giả.
– Cô hát cho cháu nghe lần 2, giới thiệu nội dung bài hát.
– Cô dạy cho lớp hát từng câu 2 lần.
– Cô dạy cho lớp hát cùng cô 2 lần. cô sửa sai.
– Cô cho nhóm hát cùng cô 3 lần.
– Cho cá nhân hát ( 3,4 cháu).
– Cho cháu đọc thơ và đi lấy thanh gõ.
– Cho cháu hát và vận động cùng cô 2 lần.
*Nghe hát: Mưa rơi.
– Cô hát cho cháu nghe lần 1, giới thiệu nội dung bài hát.
– Cô hát lần 2, vận động theo lời bài hát.
– Cô cùng cháu vận động theo nhạc lần 3.
*T/C: Trời mưa.
Khi cô nói: mưa nhỏ ( cháu nói: tí tách, tí tách, tí tách).
Khi cô nói mưa vừa ( cháu nói: lộp bộp, lộp bộp,lộp bộp).
Khi cô nói mưa to (cháu nói: rào rào, rào rào, rào rào).
Cô cho cháu chơi trò chơi 1- 2 lần.
Những lần sau cô không nói mà dùng dụng cụ để gõ âm thanh to- nhỏ cho cháu chơi.
3/ Hoạt động 3:
Củng cố: hát lại bài hát “ cho tôi đi làm mưa với’’.
Kết thúc: nxtd.
**************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*********************************************************
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2014
Lĩnh vực:Phát triển nhận thức.
Hoạt động: Đo dung tích, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
I/Yêu cầu:
– Cháu biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng các cách khác nhau.
– Thông qua thực hành các cách đong , trẻ biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng nhiều cách khác nhau.
– Trẻ biết được ích lợi của nước và biết cách sử dụng tiết kiệm nước.
II/ Chuẩn bị:
– Một số chai lọ, 3 cái phễu, ly ,bát, chậu, nước.
– Thẻ số.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
- Ổn định: chơi “uống nước”
- Giới thiệu: Nếu không có nước uống con cảm thấy thế nào? trò chuyện về các nguồn nước, trò chuyện về các dụng đựng nước. Nước rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Hôm nay chúng ta cùng chơi với nước nhé!
2/ Hoạt động 2:
* So sánh dung tích 3 đối tượng:
– So sánh dung tích 3 đối tượng có dung tích bằng nhau nhưng khác nhau về hình dạng:
Cô đặt 3 chai nước có hình dạng khác nhau lên cho cháu quan sát , hỏi cháu về hình dạng của 3 chai nước này ? nhìn bằng mắt thường con có thể so sánh được dung tích của 3 chai này không ? có thể dùng cái li này để đo dung tích không ?
Cô đong cho cháu xem và cho cháu đặt số tương ứng vào từng chai đúng số lượng đong được-> cho cháu nhận xét kết quả đong được và rút ra kết luận 3 chai nước này có dung tích bằng nhau.
– So sánh dung tích của 3 đối tượng khác nhau về hình dạng và dung tích:
Cô cho cháu đong nước vào 3 chai to nhỏ khác nhau và nhận xét xem số lượng li nước đong được trong 3 chai có gì khác nhau và đưa ra kết luận dung tích của 3 chai này không bằng nhau.
– Đo dung tích bằng dụng cụ đo khác nhau:
Cô chọn một chai có dung tích lớn nhất , đổ nước ra cái chậu rồi đong bằng li vào chai, sau đó lại đổ nước ra và dùng bát lại đong vào chai, so sánh kết quả đếm được và rút ra kết luận, dụng cụ nào có số lần đong nhiều hơn thì dung tích nhỏ, dụng cụ nào có số lần đong ít hơn thì dung tích lớn.
Thực hành đo dung tích:
Cô chia lớp thành 3 nhóm cho cháu thực hành đo.
Cho cháu đo 2 cách: cách 1( đo bằng 1 dụng cụ)
(cách 2: đo bằng 2 dụng cụ có dung tích khác nhau)
* Cho cháu tập pha nước chanh cho bà cho mẹ nhân ngày 8-3
Giáo dục cháu tiết kiệm nước.
3/ Hoạt động 3:
* Củng cố: hát “ trời nắng, trời mưa”
* Nhận xét tuyên dương
*************************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
***********************************************************
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011
Lĩnh vực:Phát triển ngôn ngữ.
Hoạt động: Kể chuyện “ Giọt nước tí xíu’’.
I/Yêu cầu:
– Cháu nắm được nội dung câu chuyện, biết được tình tiết của câu chuyện, biết được vòng tuần hoàn tạo ra mưa.
– Cháu biết kể lại chuyện cùng với cô, cháu thể hiện được lời thoại.
– Giáo dục cháu biết bảo vệ nước.
II/ Chuẩn bị:
Tranh, phông, rối, các nhân vật.
Giấy, bút, màu.
III/Tiến trình tiết dạy:
1/Hoạt động 1:
* Ổn định: Hát “ cho tôi đi làm mưa với”
* Giới thiệu: Bài thơ nói về điều gì? Mưa xuống giúp cho cây cỏ như thế nào? Thế mưa từ đâu mà có? Để biết được hôm nay cô kể cho các cháu nghe câu chuyện ấy nhé!
2/ Hoạt động 2:
– Cô kể cho cháu nghe lần 1 qua rối bóng.
– Cô kể lần 2 trích dẫn làm rõ ý kết hợp tranh.
Cô kể: “từ đầu…..mọi nơi”. Anh em tí xíu ở những đâu các con?
“ tiếp theo….cất lên”. ông mặt trời hỏi gì ? tí xíu trả lời ra sao ? ông mặt trời đã thuyết phục tí xíu như thế nào ?
“tiếp theo… tí xíu hỏi”, tí xíu hỏi ông mặt trời điều gì ?ông mặt trời trả lời ra sao ?
“ tiếp theo… biển cả”, tí xíu nói gì với biển cả .?
“ tiếp theo…. reo lên”, các bạn ấy reo lên như thế nào ?
“ đoạn cuối”, Tí xíu cùng các bạn trở thành cái gì?
từ hạt nước phải trải qua quá trình nào để có mưa? (nướcà nắng àbốc hơià ngưng tụànước àrơi xuốngàmưa).
– Cho cháu kể chuyện cùng cô.
– Cho cháu vẽ mưa.
– Cho cháu chơi trò chơi : trời mưa.
3/ Hoạt động 3:
*Củng cố: nhắc lại tên bài, giáo dúc cháu không đi nghịch mưa.
*Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
*******************************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
***********************************************************
Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2014
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức.
Hoạt động: Tìm hiểu về nước.
I/Yêu cầu:
– Cháu biết được ích lợi của nước đối với đời sống con người, động vật , thực vật.
– Cháu biết được tác hại của việc không giữ gìn nguồn nước.
– Giáo dục cháu tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các nguồn nước,tranh ảnh về các hành động đúng sai khi sử dụng nước.
Chậu nước để thí nghiệm.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
* Ổn định:Cho cháu chơi “ thi bật qua suối”
* Giới thiệu: Các con đã vượt qua được thử thách, cô sẽ tặng cho lớp mình 1 trò chơi nhé!
2/ Hoạt động 2:
Cô đưa 2 tranh gương mặt vui buồn ra hỏi cháu có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mặt này!
Cháu hãy đoán xem vì sao bạn vui, vì sao bạn buồn? (bạn vui vì làm việc tốt, bạn buồn vì làm việc xấu).
– Cô cho cháu thi đua lên gắn tranh hành động đúng gắn vào mặt vui và hành động sai gắn vào mặt buồn.
– Cho cháu nhận xét xem 2 đội đã gắn đúng chưa,à giáo dục cháu hãy biết giữ gìn nguồn nước không vứt rác bẩn xuống sông biển.
Cô hỏi cháu hàng chúng ta sử dụng nước để làm gì ?Vậy cô đố các con động vật thực vật có cần nước không? Để làm gì?
Nếu một ngày không có nước thì điều gì sẻ xảy ra nhỉ ?
Để cho cây cối luôn xanh tốt thì ta cần gì nhỉ ? thế con có thích làm mưa không ?
Cho cháu nhảy múa bài “cho tôi đi làm mưa với”.
Ngoài nước mưa ra chúng ta còn những loại nước nào nữa? cho cháu xem tranh về một số nguồn nước.Hỏi cháu nguồn nước này có từ đâu và sử dụng như thế nào ? Cô giáo dục cháu sử dụng nước sạch và tiết kiệm.
T/C: Gạch bỏ hành động sai, tô màu hành động đúngà gắn vào bảng tuyên truyền của lớp.
T/C: Thí nghiệm nước.
Cho cháu lấy ca nước, đậy lại bằng 1 miếng kính, miếng nhựa hay 1 tờ giấy rồi đem phơi nắng. Sau đó quan sát và nêu lên nhận xét.
3/ Hoạt động 3:
* Củng cố: nhắc lại tên bài.
* Nhận xét tuyên dương.
**********************************
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Làm quen p-q
I/Yêu cầu:
– Cháu nhận biết chữ p-q thông qua các hoạt động.
– Cháu phát âm đúng chữ p-q ,biết tham gia chơi các hoạt động tìm và phát âm chữ cái.
– Giáo dục cháu tính đoàn kết tham gia vào các hoạt động tập thể.
II/Chuẩn bị:
– Tranh cái phễu, tranh dòng sông quanh co
– Thẻ chữ, băng nhạc, thẻ chữ p-q.
– Bìa lịch có chữ p-q in rỗng
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
* Ổn định: Chơi “trời mưa”
* Giới thiệu: Trời mưa xuống để làm gì?
Nước mưa rơi xuống nhiều tạo ra dòng sông, dòng suối. Cô cho cháu quan sát tranh dòng sông, cho cháu nhận xét. Cho cháu phát âm từ “quanh co”
– Cho cháu quan sát tranh cái phễu. Các con sử dụng cái phễu để làm gì? Cho cháu phát âm từ “cái phễu”.
– Cho cháu tìm chữ cái đã học.
Hôm nay cô dạy cho cháu làm quen với 2 chữ này nhé!
2/ Hoạt động 2:
* Dạy trẻ làm quen chữ p:
– Cô phát âm mẫu và dạy cháu phát âm.( lớp, tổ ,cá nhân).
– Cô hỏi cháu chữ p có những nét nào?
– Cô phân tích cấu tạo chữ p gồm 1 nét thẳng và 1 nét cong bên phải.
– Cô giới thiệu chữ p viết thường.
* Dạy trẻ làm quen chữ q:
– Cô phát âm mẫu và cho cháu phát âm.
– Cô hỏi cháu xem chữ q có những nét nào?.
– Cô phân tích cấu tạo chữ q gồm 1 nét thẳng và 1 nét cong bên trái..
– Cô giới thiệu chữ q viết thường, cho cháu phát âm.
* So sánh chữ p-q:
Cô hỏi cháu chữ p và q giống và khác nhau nét nào?
* Luyện tập:
T/C: Tìm thẻ chữ rời: cho cháu tìm thẻ chữ theo yêu cầu của cô
T/C: Phát âm to, nhỏ.
T/C: Trang trí chữ p-q.
3/ Hoạt động 3:
* Củng cố
* Kết thúc: nxtd.
***********************************************************
Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2014
Lĩnh vực : Phát triển vận động.
Hoạt động: Bò theo đường dích dắc, bật sâu
I/YÊU CẦU:
– Cháu biết bò dích dắc, bật sâu và chạm đất bằng hai chân.
– Rèn cho cháu sự khéo léo, mạnh dạn, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
– Giáo dục cháu tích cực tham gia hoạt động.
II/ CHUẪN BỊ:
– Các chướng ngại vật làm đường dích dắc ghế cao 40 cm, sàn tập sạch sẽ.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Hoạt động 1:
- Ổn định : chơi “trời mưa’’.
- Giới thiệu: con tưởng tượng xem nếu trời không bao giờ mưa nữa thì sẽ như thế nào? Trời mưa thì sông suối, ao hồ mới có nước.
Hôm nay chúng ta sẽ làm như dòng suối chảy qua đồi núi và chảy vào sông cái nhé!
2/ Hoạt động 2:
a.Khởi động: Cho cháu xoay cổ tay, cổ chân.
b.Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
– Hô hấp:hít vào thở ra.
– Tay vai: luân phiên đưa hai tay lên cao
– Bụng lườn: đứng cúi người về phía tước.
– Chân:bật hai chân sang ngang.
*Vận động cơ bản:
– Cô mời 1 trẻ thực hiện mẫu 2 lần, cô kết hợp hướng dẩn.
– Cô cho cháu khá lên thực hiện lại, cô nhắc lại cách thực hiện.
– Cô cho lần lượt mỗi lần 4 cháu lên thực hiện.
– Cô cho cháu khá thi đua,
– Cô cho cháu yếu tậpà cô sửa sai cho cháu.
– Cô cho cháu thi đua theo nhóm, cô động viên khen cháu.
* Hồi tĩnh: đi lại, hít thở nhẹ nhàng.
3/Hoạt động 3:
Củng cố – nhận xét tuyên dương.
**************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*************************************************************
CHỦ ĐỀ NHÁNH: .
Từ ngày 14 đến 18 tháng 10 năm 2014
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: Cháu biết.
– Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa.
– Sự thay đổi của con vật, con người, cây cối theo mùa như: mưa nắng, gió bão, quần áo, ăn , uống, hoạt động… của con người phù hợp với thời tiết.
– Cháu biết ca múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ, tô màu về hiện tượng thiên nhiên.
– Biết chơi trò chơi, trò chuyện cùng cô về chủ đề.
2/ Kĩ năng:
– Cháu có một số kĩ năng chống chọi với thời tiết như: Mặc ấm vào ngày gió rét, mặc thoáng mát vào ngày nóng nực,uống nhiều nước vào ngày khô nóng, biết trú mưa hay ở trong nhà khi trời mưa, không ra ngoài khi có mưa bão….
– Cháu biết cây cối, các con vật cũng thay đổi theo thời tiết.
– Cháu thể hiện hiểu biết của mình thông qua các hoạt động như: tô ,vẽ, ca hát ,đọc thơ, kể chuyện, vận động, trò chơi…
– Đếm được theo khả năng, sắp xếp theo quy tắc.
3/ Thái độ:
– Cháu có ý thức thích nghi với thời tiết và bảo vệ cơ thể.
– Không nghịch mưa, chơi nắng.
II.Chuẩn bị:
Tranh ngày , đêm, mặt trời, mặt trăng, các hoạt đông thể hiện ngày và đêm.
Thẻ chữ p-q, vòng thể dục, máy ,băng nhạc, tranh thơ, bút chì, bút màu.
- KẾ HOẠCH TỪNG NGÀY
THỨ HAI NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2014.
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ.
Hoạt động: DH “ Nắng sớm”.
NH: “Khúc ca bốn mùa”.
T/C: Ai đoán giỏi.
I/ Yêu cầu:
– Cháu thuộc bài hát và nhận ra giai điệu vui nhộn của bài hát “ Nắng sớm”.
– Cháu biết hát đúng giọng điệu bài hát và biết tham gia chơi trò chơi.
– Thông qua bài hát giáo dục cho cháu biết ích lợi của thời tiết.
II/ Chuẩn bị:
Máy, băng nhạc, mũ chóp.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
* Ổn định: Cho cháu đọc thơ “ Ông mặt trời”
*Giới thiệu: Bài thơ nói về điều gì? Cháu thích trời nắng hay mưa. Vì sao? Khi trời nắng cháu hãy mở cửa ra để đón ánh nắng mặt trời nhé! Hôm nay cô cháu mình cùng hát bài “ nắng sớm” nha!
2/ Hoạt động 2:
* DH: “Nắng sớm”.
– Cô hát 2 lần, giới thiệu nội dung bài hát và tác giả ( Hàn ngọc Bích)
– Cô dạy cho lớp hát cùng cô 2 lần.
– Cô dạy cho nhóm hát cùng cô 3 lần.
– Cho cá nhân hát: 3,4 cháu.
– Cho lớp hát và vận động nhảy múa.
– Trò chuyện về mưa.
* Nghe hát: Khúc ca bốn mùa
Cô hát cho cháu nghe lần 1 , giúp cháu cảm nhận nội dung bài hát.
Cô hát cho cháu nghe lần 2, cho cháu cùng vận động minh họa với cô.
* Trò chơi: Ai đoán giỏi.
Cô nói cách chơi: Các cháu lên đội mũ chóp kín, cô cho 1,2,3..bạn lên hát cháu đoán tên bạn ,tên bài hát.
Cô cho cháu chơi trò chơi.
3/ Hoạt động 3:
* Củng cố: cho cháu hát nắng sớm”.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
********************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*************************************************************
Các thầy cô quan tâm xin để lại Gửi phản hồi phía dưới em sẽ gửi cho các thầy cọ nhé
Giáo án nước và hiện tượng thiên nhiên
Giáo án nước và hiện tượng thiên nhiên
Giáo án kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ trong tuần
Vẽ, nặn cắt dán theo chủ đề
Góc học tập
“Xếp tranh lô tô không khí trong lành- không khí ô nhiễm”
Trẻ chơi xếp lô tô, phân nhóm sao chép, gọi tên không khí trong lành, không khí ô nhiễm.
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ
– Cô đón Trẻ vào lớp: Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ.
– Trò chuyện: Trò chuyện về một số phong tục tập quán của quê hương, một số phong cảnh đẹp, trò chuyện về tên tỉnh, tỉnh huyện, tên xã, những ngành nghề truyền thống của quê hương…
– Điểm danh:
Thể dục buổi sáng
+ Tập bài nhịp điệu theo nhạc “Múa với bạn tây nguyên”
+ Động tác cơ hô hấp: Thổi bong bóng.
+ Cô tay: Ñöùng thaúng, 2 chaân ngang vai
– Ñöa 2 tay thaúng leân cao qua ñaàu
– Ñöa thaúng 2 tay ra phía tröôùc, song song trước ngực
– Như N1
– Ñöùng thaúng, hai tay thaû xuoâi theo ngöôøi
+ Cô chaân: Ñöùng thaúng, hai tay buông xuôi
– Hai tay giang ngang, đồng thời chân trái bước sang trái một bước.
– Hai tay đưa ra trước ngực, chân khụy gối
– Như N1
– Ñöa chaân veà vò trí ban ñaàu, ñoåi chaân laøm truï, taäp tieáp
+ Cô buïng löôøn:
– Ñöùng thaúng, böôùc chaân sang ngag keát hôïp ñöa 2 tay leân ngang baèng vai
– Quay ngöôøi sang beân phaûi, quay ngöôøi sang beân traùi
+ Động tác cơ bật: Bật tách chân
Hoạt động: ngoài trời
Thứ hai
– Đi dạo quan sát bầu trời, thiên nhiên
– Làm quen kiến thức mới : Trò chuyện về quê hương bé.
+Trò chơi dân gian: Ném còn
+Mục đích:Rèn luyện sưc khỏe của trẻ.
-Củng cố kỉ năng định hướng trong không gian của trẻ, biết ước lượng đúng cách để ném còn chính xác.
+Chuẩn bị: – Một cột bằng gỗ hoặc bằng tre cao 1,5m, ở trên đỉnh cột buột một vòng tròn có đường kính 30- 40 cm, 6 quả còn làm bằng vải.
+Cách chơi: Trẻ có thể chơi theo từng nhóm, đứng cách cột từ 2m- 2,5m. Lần lượt từng trẻ ném quả còn vào vòng treo ở cột( Mỗi lần mỗi cháu được ném 3 quả). Nhóm nào ném được nhiều quả còn lọt vào vòng là thắng cuộc.
– Chơi tự do: Xâu hạt, nhặt lá, vẽ tự do…
Thứ ba
– Quan sát bầu trời và thiên nhiên:
– Làm quen kiến thức mới: Hát và vận động bài “Múa với bạn tây nguyên”
+ Trò chơi vận động:
– Chơi tự do: Xâu hạt, thổi bong bóng, tưới nước
cho cây…chơi bóng, nhặt lá…….
Thứ tư
– Đi dạo quan sát bầu trời và thiên nhiên:
– Cho trẻ chơi đong nước…
+ Troø chơi học tập: “Sự hòa tan”
+ Chuẩn bị: – Đường, muối, nước lọc , thìa
+ Cách chơi: -Cho trẻ quan sát cốc nước lọc và nếm thử xem có mùi vị gì không.
-Đổ một thìa đường vào cốc nước và cho trẻ quan sát, nhận xét (Những hạt đường rơi xuống đáy cốc)
– Dùng thìa khuấy đường trong cốc và trẻ quan sát, nhận xét xảy ra hiện tượng gì?(Những hạt đường nhanh chóng biến mất).
– Cho trẻ nếm nước trong cốc và lí giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của trẻ. Sau đó cô có thể giải thích: Đường vẫn ở trong cốc vì nếm thấy ngọt- đường đã hòa tan trong nước.
– Tiến hành tương tự với muối.
+ Chơi tự do: Xâu hạt, tưới nước cho cây, thổi bóng bóng…
Thứ năm
– Đi dạo quan sát bầu trời và thiên nhiên
– Ôn chữ p, q, g, y.
+ Trò chơi vận động:Mưa to mưa nhỏ
+Mục đích:Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh..
+ Chuẩn bị: Một cái xắc xô
– Cách chơi: Cho trẻ đứng ngoài trời, khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn dập kèm theo lời nói”Mưa to”,Trẻ phải chạy nhanh, lấy tay che đầu. Khi nghe cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói” Mưa tạnh”,trẻ chạy chậm và bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ( Cô gõ lúc nhanh lúc chậm để tre phản ứng nhanh theo nhịp)
– Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
– Chơi tự do: Xâu hạt, thổi bong bóng, tưới nước
– Cho trẻ hát , đọc thơ theo chủ đề.
Thứ sáu
– Đi dạo quan sát bầu trời, thiên nhiên
+Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
+Mục đích: Qua trò chơi trẻ phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu.
+Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối cùng, hai trẻ lộn nửa vòng quay lưng vào nhau hoặc đối mặt vào nhau.
+Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng, trẻ lại vung tay sang ngang một bên.
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộn cầu vồng
Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, Tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay.Đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.
– Chơi tự do: Xâu hạt, đong nước, tưới nước cho cây.
– Thổi bong bóng.
Giáo án tạo hình 5 tuổi Vẽ hiện tượng tự nhiên
Giáo án tạo hình 5 tuổi Vẽ hiện tượng tự nhiên
GIÁO ÁN TẠO HÌNH 5 TUỔI
Vẽ hiện tượng tự nhiên (Vẽ các mùa trong năm)
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi
- Kết quả mong đợi:
- Kiến thức:
– Trẻ quan sát và phát hiện các dấu hiệu về thời tiết, thông qua đó phát triển ngôn ngữ và vốn hiểu biết của trẻ.
– Phát triển khă năng dự đoán khi cho trẻ dự đoán về thời tiết của buổi chiều và ngày mai. Giúp trẻ biết các khái niệm thời gian: hôm qua, hôm nay, ngày mai.
- Kỷ năng:
– Giúp trẻ phát triển kỹ năng tạo hình khi vẽ tranh các mùa trong năm.
– Rèn kỹ năng rửa mặt cho trẻ.
- Thái độ:
Biết được đặc điểm các mùa trong năm và biết bảo vệ sức khỏe theo mùa.
- Chuẩn bị:
– Giấy vẽ, sáp màu cho trẻ.
– Tranh vẽ bốn mùa trong năm.
– Khăn mặt cho mỗi trẻ, vòi nước sạch
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*
Hoạt động 1: Tạo cảm xúc: –
Trẻ đọc thơ “Bốn mùa “ –
Có những mùa gì xuất hiện trong bài thơ? –
Mùa thu, mùa đông, mùa hè, mùa xuân có đặc điểm như thế nào ? –
Cô khái quát đặc điểm của từng mùa. * Hoạt động 2: Trọng tâm
– Cho trẻ quan sát tranh vẽ bốn mùa trong năm:
+ Xem tranh ảnh về bốn mùa trong năm trên máy tính
và trò chuyện về đặc điểm của từng mùa. + Xem tranh ảnh cô vẽ về bốn mùa trong năm:
? Tranh vẽ gì?
? Mùa đó được vẽ trong tranh như thế nào?
– Trò chuyện về ý định của trẻ và cho trẻ nêu ý
tưởng: + Các con có ý định vẽ tranh về mùa gì?
+ Con sẽ vẽ như thế nào?
– Trẻ thực hiện vẽ tranh bốn mùa: Cô bao quát trẻ,
gợi ý sự sáng tạo, khuyến khích trẻ trang trí tô điểm cho tranh (Mở nhạc nhẹ tạo cảm hứng cho trẻ). – Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
+ Cô cho trẻ mang sản phẩm treo lên trên giá tạo
hình. + Cho trẻ nhận xét bài của mình và bài của bạn:
Con thích bài nào? Vì sao? Bài này có điểm gì sáng tạo? + Cô chốt lại ý kiến, khen trẻ, động viên những trẻ
chưa hoàn thành tiếp tục thực hiện vào hoạt động góc. *
Hoạt động 3: Kết thúc: Trò
chơi “ Thời tiết bốn mùa”. |
– Trẻ đọc thơ “Bốn mùa
– Trẻ trả lời theo nội dung bài thơ.
– Nghe cô nói.
– Quan sát và trò chuyện về tranh vẽ bốn mùa trong năm.
– Trẻ nêu ý tưởng và cách vẽ của mình.
– Trẻ thực hiện
– Treo sản phẩm và đưa ra ý kiến nhận
xét bài bạn. – Nghe cô nói.
– Chơi trò chơi.
|