Archive
Giáo án văn học Truyện: Tấm Cám Tiết 1
Giáo án văn học Truyện: Tấm Cám Tiết 1
– Trẻ làm quen với các nhân vật trong truyện và hiể được nội dung câu chuyện
– Biết làm những vật có nét đặc trưng theo từng nhân vật theo từ nguyên vật liệu
– Biết được tính cách riêng của từng nhân vật
– Giáo dục trẻ luôn siêng năng
– Tranh rời
Tranh 1: Tấm làm việc còn mẹ con Cám ngồi chơi
Tranh 2: Cám lấy tôm tép của Tấm
Tranh 3: Bụt hiện lên với tấm
Tranh 4: Mẹ con Cám bắt các bống
Tranh 5: Tấm ngồi khóc
Tranh 6: Tấm nhặt thóc gạo
Tranh 7: chim đến nhặt giúp Tấm
Tranh 8: Tấm mặt đồ đẹp lên lưng ngựa
Tranh 9: Mọi người thử giày
Tranh 10: Mụ dì ghẻ chặt cây cau hại Tấm
Tranh 11: Vua và chim vàng anh
Tranh 12: Cám và khung cửi
Tranh 13: Bà lão và quả thị
Tranh 15: Vua và Tấm gặp nhau
– Tập tranh của cô+ rối
– Các nguyên vật liệu cho trẻ làm mô hình rối, vẽ, nặn
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định
– Hát bài hát ” Cài bống bang” – Các con ơi cô có một số tranh vẽ rất đẹp cô cho lớp mình xem nhé. – Cô mời trẻ lên kẹp tranh trên đây – Cô mời lần lượt 15 trẻ lên nhận xét tranh – Cô cũng có một câu chuyện mà các nhân vật trong truyện giống như các nhân vật trong bức tranh mà các con vừa xem 2. Tiến hành a. Cô đọc bài thơ – Lần 1: Cô đọc diễn cảm + tranh – Lần 2: Cô kể diễn cảm + rối b. Đàm thoại – Cô vừa kể vừa hỏi một vài trẻ để nhớ lại câu chuyện – Trong câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào? – Qua câu chuyện cô vừa kể có những nhân vật nào? – Các con ghét nhân vật nào? Tại sao? – Theo con con thích đặt tên câu chuyện là gì? – Còn cô sẽ đặt tên câu chuyện là “Tấm Cám” 3. Kết thúc – Cô cũng có nhiều các nguyên vật liệu ở góc tạo hình, bây giờ các con làm các nhân vật trong truyện mà các con thích bằng các nguyên vật liệu đó nghe – Cô mở băng cho trẻ nghe khi trẻ tạo sản phẩm – Trong khi trẻ làm cô theo dõi, quan sát và gợi ý cho trẻ – Trẻ nào xong cô nhận xét (tại nhóm). Trẻ nào chưa làm xong chuyển qua hoạt động góc làm tiếp |
– Trẻ hát – Trẻ tự do phát biểu – Trẻ chú ý lắng nghe – Trẻ tự do phát biểu – Trẻ thích thú khi được tạo ra các nhận vật bằng nguyên vật liệu( trẻ ngồi thành 4 nhóm thực hiện) |
Truyện: Tấm Cám Tiết 2
– Trẻ ghi nhớ nội dung câu chuyện và khắc sâu tính cách nhân vật
– Biết phối hợp cùng cô và bạn kể lại theo trình tự câu chuyện
– Từng nhóm trẻ kể lại câu chuyện sáng tạo dựa vào nội dung câu chuyện bằng ngôn ngữ của trẻ
– Giáo dục trẻ có tính nhường nhịn bạn trong giờ của chuyện, mạnh dạn, tự tin, lễ phép và thương yêu bố mẹ
– Cho các cháu tái hiện lại câu chuyện qua nhiều hình thức( kể chuyện góc văn học, nghe băng, tô màu…)
– Nhân vật bằng các nguyên vật liệu
– 15 tranh thứ tự theo nội dung câu chuyện
– Nhân vật làm bằng rối
– Sân khấu, vật dụng hoá trang để đóng kịch
– Băng, máy casset
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Ổn định -giới thiệu
– Cô đọc câu đố: ” Bống bống bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm cơm hẩm cháo hoa nhà người” – Đố các con câu nói này của ai và trong câu chuyện nào ? – À ! Đúng rồi ! Đó là câu nói của Tấm gọi cá bống trong câu chuyện Tấm Cám – Bây giờ các con cùng cô kể lại câu chuyện đó nha 2. Tiến hành a. Cô và trẻ kể chuyện – Cô kể lời dẫn: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Tấm làm việc cực khổ suốt ngày. Cám lười biếng nên được mẹ cưng chiều nên ngày càng lười biếng hơn. Một hôm mẹ gọi hai mẹ con lại bảo… b. Đàm thoại – Trong quá trình kể chuyện và đàm thoại với trẻ, cô chú ý đến ngữ điệu, lời thoại nhân vật nhằm bộc lộ tính cách nhân vật: Để diễn tả sự độc ác của mụ dì ghẻ giọng phải ra sao ? Tấm là người thế nào? Do vậy giọng Tấm phải ra sao ? Trong câu chuyện con thích nhân vật nào? Và ghét nhân vật nào? – Nếu con là Tấm con phải xử sự thế nào? c. Trẻ diễn đạt lại nội dung truyện theo ngôn ngữ của trẻ – Cô chia thành 4 nhóm: – Nhóm 1: Lấy rối để kể – Nhóm 2: Tranh đã tô màu – Nhóm 3: Đất nặn – Nhóm 4: Đóng kịch – Cô bao quát đến từng nhóm gợi ý động viên trẻ nhút nhát 3. Kết thúc – Nhận xét và tuyên dương – Cho cả lớp xem các bạn đóng kịch |
– Trẻ lắng nghe cô – Trẻ chú ý lắng nghe – Giọng mụ dì ghẻ phải ngọt ngào khi nhờ Tấm việc gì và phải to nhanh khi quát mắng Tấm – Trẻ tự do phát biểu – Trẻ thích thú khi được kể chuyện bằng các nhân vật làm từ nguyên vật liệu – Trẻ thích thú khi được xem kịch |
Giáo án chủ đề tổ ầm gia đình
CHỦ ĐỀ: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Phát triển thể chất: Phối hợp tay chân nhịp nhàng tham gia các hoạt động
– Phát triển nhận thức: Hát và vận động bài:” Cả nhà thương nhau”. Nhận biết trong gia đình có bao nhiêu người
– Phát triển ngôn ngữ: Rèn khả năng hát và đếm số toán học
– Phát triển thẩm mỹ: Thể hiện cảm xúc khi nghe hát
– Phát triển tình cảm xã hội: Nhận biết tình cảm của ba mẹ đối với bé
II/ CHUẨN BỊ:
– Nhạc nền bài hát:” Cả nhà thương nhau” và bài:” Ru con”
– Hình gia đình của trẻ trong lớp
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:
– Trò chuyện về những tấm hình mà bé mang từ nhà đến lớp: Trong hình có những ai? Ba làm gì? Mẹ làm gì? Có bao nhiêu người trong tấm hình đó? Yêu cầu trẻ đếm số lượng
Hoạt động II:
– Hát và vận động vỗ theo nhịp bài:” Cả nhà thương nhau”
– Mời từng nhóm, cá nhân, cả lớp thực hiện. Cô chú ý sửa sai
Hoạt động III:
– Cô hỏi: Ở nhà ai ru bé ngủ ?
– Hôm nay cô sẽ giả làm mẹ để ru các bé ngủ bằng 1 làm điệu dân ca, đó là bài:” Ru con”
– Cô hát và làm động tác ru ngủ
Hoạt độngIV :
– Lập bảng: Có bao nhiêu người trong gia đình. Gắn vào số tương ứng
|
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ thực hiện vỗ theo nhịp bài hát
– Lắng nghe cô hát, nhận ra được giai điệu bài hát
– Tự chia nhóm và lập bảng
|
ĐỀ TÀI: GIA ĐÌNH BÉ SỐNG CHUNG 1 NHÀ
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Phát triển thể chất: Biết phối hợp tay chân để ráp hình ngôi nhà
– Phát triển nhận thức: Khám phá các hình khối tạo nên ngôi nhà. So sánh cao – thấp. Nêu 1 số đặc điểm về ngôi nhà bé ở
– Phát triển ngôn ngữ: Dùng ngôn ngữ mô tả về nhà của bé
– Phát triển thẩm mỹ: Biết giữ vệ sinh các phòng ở nhà bé
– Phát triển tình cảm xã hội: Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ ngôi nhà
II/ CHUẨN BỊ:
– Mô hình khu nhà bé ở, các hình khối chữ nhật, vuông, tam giác
– Tranh 1 số đồ dùng ở các phòng: ngủ, khách, bếp
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:
– Hát + Vận động:” Nhà của tôi”
– Trò chuyện về nội dung bài hát
Hoạt động II:
– Quan sát: Mô hình khu nhà bé ở
– Đàm thoại về mô hình ngôi nhà có những gì?
– Có những hình khối nào mà bé biết ?
Hoạt động III:
– Tổ chức cho các nhóm ráp hình các ngôi nhà bằng hình hình học
– So sánh các ngôi nhà có chiều cao – thấp
Hoạt độngIV :
– Lập bảng: Nhà bé có phòng nào ? ( ngủ, khách, bếp )
|
– Cả lớp hát và vận động
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ nêu nhận xét theo ý trẻ
– Các nhóm sắp xếp nhà và so sánh
– Tự chia nhóm và lập bảng
|
CHỦ ĐỀ: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: CÂY GIA ĐÌNH
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Phát triển thể chất: Phối hợp tay chân nhịp nhàng tham gia các hoạt động
– Phát triển nhận thức: Biết các thành viên trong gia đình: Ông bà nội, ông bà ngoại, ba, má, con. Nhận biết cây gia đình
– Phát triển ngôn ngữ: Dùng ngôn ngữ cá nhân để so sánh ít – nhiều
– Phát triển thẩm mỹ: Thể hiện cảm xúc đối với các thành viên trong gia đình
– Phát triển tình cảm xã hội: Nhận biết tình cảm của ông bà, ba mẹ đối với bé
II/ CHUẨN BỊ:
– Nhạc nền bài hát:” Có ông bà có ba má”
– Hình gia đình của trẻ trong lớp
– Tranh cây gia đình. Một số thẻ số từ 1 đến 5
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:
– Hát + Vận động:” Có ông bà có ba má “
– Trò chuyện về các thành viên trong gia đình
Hoạt động II:
– Tổ chức quan sát trò chuyện các hình gia đình bé mang từ nhà đến, những hình có ông bà, ba mẹ và bé
– Đếm các thành viên trong gia đình ở trong hình và gắn số tương ứng
– So sánh gia đình nào: Nhiều người, ít người
Hoạt động III:
– Lập bảng: Cây gia đình ( Ông bà nội, ông bà ngoại, ba ,mẹ, bé )
|
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ quan sát và nêu nhận xét các thành viên trong gia đình
– Đếm số lượng và so sánh
– Tự chia nhóm và lập bảng
|
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:
– Trò chuyện về những ngày kỷ niệm vui mà gia đình hay thường tổ chức: Sinh nhật, Noel, Tết…
Hoạt động II:
– Tổ chức cho trẻ phân vai: Ba. Mẹ, Con…
– Trẻ kết nhóm thành 1 gia đình, tự xưng hô các vai với nhau
– Bàn bạc gia đình sẽ tổ chức tiệc vui kỷ niệm ngày nào ?
Hoạt động III:
– Bé tập làm nội trợ. Các gia đình vừa phân vai sẽ tự nấu những mon ăn mà gia đình mình thích
– Để từng gia đình giới thiệu về ngày vui của gia đình và những món ăn
|
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ thực hiện phân vai theo yêu cầu trò chơi
– Trẻ bàn bạc đi đến thỏa thuận
– Tự chia nhóm và chơi: bé tập làm Nội trợ
|
CHỦ ĐỀ: TỔ ẤM GIA ĐÌNH
ĐỀ TÀI: EM YÊU NHÀ EM
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Phát triển thể chất: vận động tinh xây các ngôi nhà có nhiều loại
– Phát triển nhận thức: Biết vẽ, dán các ngôi nhà và thuộc thơ:” Em yêu nhà em”
– Phát triển ngôn ngữ: Rèn khả năng đọc thơ diễn cảm
– Phát triển thẩm mỹ: Thể hiện cảm xúc khi đọc thơ
– Phát triển tình cảm xã hội: Biết yêu quý ngôi nhà mình ở
II/ CHUẨN BỊ:
– Mô hình các kiểu nhà
– Tập, giấy để trẻ vẽ, dán…
– Bảng để trẻ dán các kiểu nhà vào
III/ TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
|
Hoạt động I:– Quan sát mô hình các kiểu nhà
– Trò chuyện về các ngôi nhà ấy
Hoạt động II:
– Tổ chức trẻ vẽ, dán các ngôi nhà cao tầng…
– Nhận xét các sản phẩm trẻ làm ra
Hoạt động III:
– Đọc thơ:” Em yêu nhà em”
– Mời từng nhóm, tổ, cá nhân đọc thơ, chú ý sửa sai và hướng dẫn trẻ đọc thơ diễn cảm
Hoạt độngIV :
– Lập bảng: các kiểu nhà ( Trệt, 1 tầng, 2 tầng)
|
– Trẻ tham gia trò chuyện
– Trẻ thực hiện bài thực hành
– Trẻ đọc thơ diễn cảm
– Tự chia nhóm và lập bảng
|
Chủ điểm: Thế giới động vật
Giáo án mầm non Chủ điểm : Thế giới động vật
Môn : Tạo hình
Bài : XÉ DÁN HÌNH CON CÁ ( Mẫu )
Đối tượng 5 – 6 tuổi
I, Mục tiêu
A, Kiến thức
– Trẻ biết các bộ phận của con cá.
– Trẻ biết sắc xếp con cá, bố cục tranh đẹp.
– Trẻ biết cách gập đôi tờ giấy lượn cong để tạo thành hình con cá và biết chọn giấy màu để xé dán đàn cá, sóng lướt, rong, rêu.
B, Kỹ năng
– Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
– Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
– Bồi dưỡng kỹ năng, cách sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy (xây dựng bố cục ).
C, Giáo dục
– Hình thành xúc cảm, thẩm mĩ về màu sắc và động viên tính sáng tạo của trẻ.
– Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật ( Nói chung ) và các con vật dưới nước ( nói riêng ).
– Biết đoàn kết hợp tác, giúp đỡ bạn trong khi làm việc.
– Thích học môn tạo hình.
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động chung của trẻ
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ1: Tạo hứng thú Cô và trẻ trò chuyện với chủ điểm – Cho trẻ chơi trò chơi: ” Cá vàng bơi ” cho trẻ đi vòng quanh vừa làm động tác vừa hát bài: ” Cá vàng bơi ” (2 lần ) – Cô hỏi: + Các con vừa chơi trò chơi gì nào ? + Cá sống ở đâu ? + Cá ăn bằng thức ăn gì nào ? * HĐ 2: Giới thiệu nhiệm vụ tạo hình
– Cô treo 2 bức tranh 1 bức tranh xé dán con cá tròn có nhiều phong cảnh 1 bức tranh xé dán con cá dài. Cho trẻ nhận xét nêu ý của mình?
Cô làm mẫu vừa xé vừa giải thích Cô chọn giấy màu xanh hoặc màu đỏ để làm mình cá cô gập đôi bờ giấy và xé lượn thành hình con cá. Sau đó chọn màu vàng, xé mang, mắt. Cô lấy màu xanh xé rong rêu. Sóng, nước, bọt nước. * HĐ 3 : Trẻ thực hiện : Cô nhắc lại cách ngồi, cách cầm giấy. (Tay phải xé giấy, tay trái giữ giấy, ngón tay trỏ phết hồ,…) Cô cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và gợi ý cho trẻ. Động viên trẻ làm để tạo ra sản phẩm đẹp, hình động. * HĐ 4 : Nhận xét sản phẩm Cho trẻ trưng bày sản phẩm Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cô nhận xét thêm bài đẹp, xấu. + Cho trẻ chơi trò chơi thả cá vào ao. Chia trẻ làm 2 đội, cho trẻ thi đua lên thả cá vào ao rồi cho trẻ đếm. Đội nào thả nhiều hơn thì sẽ chiến thắng. + Giáo dục trẻ phải giữ gìn vệ sinh khuyến cáo với mọi người không vứt rát bừa ra ao làm ô nhiễm môi trường. – Cho trẻ hát bài : ” kìa con cá vàng ” rồi ra ngoài. |
– Làm con cá bơi
– Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát và nêu.
– Trẻ chú ý cô làm.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trưng bày sản phẩm. – 5 – 6 trẻ – Trẻ nhận xét cùng cô. – Trẻ chơi
– Trẻ hát rồi ra ngoài. |
Chủ đề: Những con vật đáng yêu Mẫu giáo lớn
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đối tượng: Mẫu giáo lớn (5-6 tuôi)
Số lượng: Cả lớp.
Ngày điều khiển: 20/10/2014
Thời gian: Cả ngày
Ngày soạn: 13/10/2014
- I) Đón trẻ.
1- Mục đích – Yêu cầu.
– Rèn luyện thói quen tự phục vụ cho trẻ, tự cất quần áo, giầy dép, ba lô cho vào đúng nơi quy định
– Rèn cho trẻ lễ phép với giáo viên, trẻ biết chào cô, chào ông bà, bố mẹ trước khi vào lớp.
– Tạo tình cảm giữa cô và trẻ, tạo niềm tin cho phụ huynh.
– Giúp trẻ có tâm thế thoải mái, hứng thú khỏe khoắn bước vào các hoạt động trong ngày.
– Phát triển cơ thể và tạo thói quen nề nếp cho trẻ.
– Trẻ biết dạ khi cô gọi tên, tập cho trẻ biết quan tâm đến các bạn trong lớp.
2- Chuẩn bị:
Cô đến sớm 15 phút thông thoáng phòng học, quét dọn, lau phòng và làm ướt khăn, trải chiếu đón trẻ. Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mầm non trong ngày.
3- Tiến hành
- Đón trẻ (Cô A đón trẻ, 7h30 – 8h10)
– Cô đứng ở cửa đón trẻ với thái độ niềm nở, thể hiện sự quan tâm đến trẻ, trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ.
– Cho trẻ chơi các đồ chơi trong lớp lắp ghép, và ngồi tập chung cùng trẻ
– Cô lưu ý trẻ bị ốm, mệt.
- Thể dục sáng (8h10 – 8h30)
– Cô cho từng tổ lấy dép ra sân trường, đứng đúng nơi quy định của lớp để tập thể dục buổi sáng.
– Điểm danh: cô điểm danh lớp theo sổ điểm danh
- II) Hoạt động chung (8h30 – 9h30)
– Tạo hình: Vẽ con gà trống.
– Giáo viên dạy: Phan Hải Yến.
III) Hoạt động ngoài trời
- Nội dung:
– Hoạt động có chủ đích: Thí nghiệm “Vật chìm – Vật nổi”
– Trò chơi vận động: Rồng rắn lên mây.
– Chơi tự do: Chơi với phấn, sỏi, hột vòng, nhặt lá cây,…
- Mục đích – Yêu cầu:
– Trẻ biết được những vật chìm, vật nổi xung quanh mình.
– Thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ
– Trẻ có hứng thú khi trò chuyện và trả lời các câu hỏi của cô giáo.
– Rèn luyện sự chú ý quan sát cho trẻ
– Trẻ chơi với các bạn đoàn kết, vui vẻ, hứng thú chơi với các bạn.
– Biết sở thích đặc điểm của mình.
- Chuẩn bị:
– Địa điểm: Địa hình bằng phẳng, sạch sẽ, không gian thoáng mát.
– Đồ chơi: Xắc xô, sỏi, lá cây, phấn, hạt vòng, 2 chậu nước, vật chìm: thìa inox,chùm chìa khóa,… vật nổi: lá cây, tờ giấy,…2 bảng kết quả thí nghiệm
– Trang phục: Gọn gàng, phù hợp với thời tiết
– Tâm sinh lý: Khỏe khoắn, vui vẻ, thoải mái.
- Tiến hành:
Các bước
|
Hoạt động của cô
|
HĐ của trẻ |
1- Ổn định tổ chức |
2- Nội dung
3- Chơi tự do.+Cho trẻ hát bài :”Cá vàng bơi”
– Chúng mình vừa hát bài gì? (Cá vàng bơi)
– Bài hát nói về điều gì? (Con cá vàng đang bơi…)
+Thí nghiệm: “Vật chìm – vật nổi”
-Cô g.thiệu tên thí nghiệm và 1 số đồ vật dùng để thí nghiệm.
-Chia lớp làm 2 tổ, mỗi tổ có 1 chậu nước 1 bảng kết quả thí nghiệm và 1 số đồ vật chìm, nổi để trong rổ.
-Muốn biết các vật trong rổ chìm hay nổi các con hãy thả từng vật vào chậu nước và theo dõi, nếu vật nó nổi hãy dán hình tròn đỏ vào cột vật nổi trên bảng kết quả, vật chìm thì dán hình tròn xanh vào cột vật chìm
=> Vật nổi là những vật nhẹ như lá cây, tờ giấy nổi được trên mặt nước. Còn những vật như thìa inox, chùm chìa khóa nặng nên chìm dưới mặt nước.
*Trò chơi “Rồng, Rắn nên mây”
– luật chơi: Khi đọc đến câu “tha hồ thầy đuổi” thì thầy thuốc “đuổi rắn” chỉ được bắt đuôi rắn, nếu đuôi đứt coi như bị thua.
-Cách chơi:Chọn 1 cháu làm thầy thuốc ngồi ở một chỗ , các cháu còn lại xếp thành hàng dọc nắm áo nhau, cháu nào nhanh nhẹn tháo vát cho đứng đầu hàng, vừa đi vừa đọc lời ca (đi lượn như hình con rắn)
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không ?”
( Câu cuối cùng trẻ dừng trước mặt thầy thuốc)
– Thầy thuốc: Đang ngủ – Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
– Thầy thuốc : Thầy thuốc đang đánh răng
– Rắn : Lại đi tiếp và đọc lời ca
– Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con rắn đi đâu ?
– Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc
– Thầy thuốc : Xin khúc đầu
– Rắn : Cùng xương cùng xẩu
– Thầy thuốc : Xin khúc giữa
– Rắn : Cùng máu cùng mẹ
– Thầy thuốc : Xin khúc đuôi
– Rắn : Tha hồ thầy đuổi
Thầy thuốc đuổi bắt rắn, lừa để bắt lấy đuôi Cháu đứng đầu chắn không cho thầy thuốc bắt đuôi . Đầu chạy phía nào đuôi chạy phía nấy.Nếu thầy thuốc không bắt được đuôi rắn trong vòng 1 phút thì thua cuộc
– Cô cho trẻ chơi, bao quát trẻ và động viên trẻ khi chơi.
– Cô giới thiệu các đồ chơi như: sỏi, phấn, hạt vòng,… và cô hỏi trẻ thích chơi với những đồ chơi nào thì mời trẻ về nhóm chơi đó.
– Trong khi trẻ chơi cô bao quát, quan sát trẻ và điều chỉnh số trẻ ở các nhóm. Xử lí tình huống xảy ra (nếu có).
– Cô nhận xét và khen ngợi trẻ.
- IV) Hoạt động góc:
1- Dự kiến nội dung chơi:
– Góc nội trợ: Làm bánh mì phết bơ (trọng tâm)
– Góc tạo hình: Vẽ về các con vật
– Góc bác sĩ: Khám bệnh
– Góc truyện: Xem truyện tranh theo chủ đề
– Góc xây dựng: Xây vườn bách thú
– Góc âm nhạc: Hát biểu diễn những bài hát về động vật: “Chú khỉ con”, “Gấu vào rừng xanh”,…
– Góc bán hàng: Bán thức ăn động vật, đóng túi thức ăn.
2- Mục đích – Yêu cầu:
a- Kiến thức:
– Thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
– Biết nhận vai và thao tác đúng hành động của vai chơi.
– Biết bàn bạc, thảo luận công việc trước khi chơi.
– Trẻ biết yêu quý các loài động vật thông qua các trò chơi, bài tập sáng tạo.
b- Kỹ năng:
– Trẻ biết liên kết giữa các nhóm chơi trong lớp.
– Vận dụng những kinh nghiệm đã có để chơi
– Có kỹ năng thao tác, khéo léo ở các góc chơi: nội trợ, tạo hình, xây dựng.
– Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
c- Thái độ:
– Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
– Biết lấy đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng, ngay ngắn
– Biết đoàn kết và nhường nhịn nhau trong khi chơi.
3- Chuẩn bị:
– Góc xây dựng: Cỏ, hàng rào, cây cối, các con động vật,…
– Góc bán hàng: Túi đựng, dây buộc, lọ đựng gạo,…
– Góc tạo hình: Bàn, giấy, màu sáp,…
– Góc bác sĩ: Ống nghe, sổ y bạ, kim tiêm,…
– Góc nội trợ: Bánh mì, bơ, đường, thìa, đĩa,…
đường, thìa, đĩa,…
Các bước
|
Hoạt động của cô | HĐ của trẻ |
1- Ổn định tổ chức |
2- Nội dung
3- Kết thúcCô và trẻ hát bài hát: “Gấu vào rừng xanh”
– Cô khen ngợi trẻ
- a) Thỏa thuận trước khi chơi:
– Các con có biết chúng mình đang tìm hiểu và khám phá chủ đề gì không?
– Chúng mình đang học chủ đề động vật đấy.
Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi với rất nhiều đồ dùng đồ chơi. Vậy với chủ đề động vật thì chúng mình có thể chơi được ở những góc nào?
– Ai muốn chơi ở góc nội trợ?
+Góc nội trợ cô đã chuẩn bị bánh mì, bơ, đường,…
Vậy các bác nội trợ dự định sẽ làm gì?
Ai muốn chơi ở góc nội trợ nào?
Góc bán hàng:
– Ai muốn chơi ở góc bán hàng nào?
+Góc tạo hình hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều túi đựng, lọ thức ăn, dây buộc,…
Chúng mình có thể làm cái gì nhỉ?
Góc xây dựng:
– Ở góc xây dựng cô mang đến rất nhiều cây cối, hàng rào, thảm cỏ, các con động vật, chúng mình sẽ làm gì nhỉ?
– Ai muốn làm kĩ sư xây dựng nào?
Vậy với những đồ dùng đó cô và các con sẽ xây những gì?
+ Ngoài ra cô còn chuẩn bị 1 số góc chơi khác như: góc truyện, góc âm nhạc, góc gia đình, góc bác sĩ,…
– Các con đã chọn được góc chơi cho mình chưa?
– Trong khi chơi các con phải chơi như thế nào nhỉ? (các con phải chơi đoàn kết, không được tranh giành nhau đồ chơi)
Cô cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi của mình
- b) Quá trình chơi:
– Cô quan sát trẻ vui chơi và cách thể hiện vui chơi của trẻ.
– Cô nhập vai chơi cùng trẻ để giúp đỡ trẻ chưa biết chơi, khuyến khích giao lưu liên kết giữa các góc chơi, nhóm chơi.
– Cô quan sát và xử lí tình huống (nếu có)
– Hết giờ chơi: Cô đi xem xét lần lượt qua từng góc chơi sau đó tập chung trẻ lại góc chơi chính và đối thoại.
– Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, cẩn thận.
– Thu dọc đồ chơi xong tập trung trẻ lại tại góc nội trợ nhận xét.
Hôm nay các bác góc nội trợ làm món gì?
Quy trình làm như thế nào?
=> Các bác làm món bánh mì phết bơ rất ngon và bổ dưỡng, các bác có thể làm món mới là giã muối vừng cho lần chơi tiếp theo nhé.
- V) Vệ sinh ăn trưa:
1- Vệ sinh:
– Cô A tập trung trẻ lại 1 góc hướng dẫn trẻ cách vệ sinh rửa tay trước khi ăn.
2- Ăn trưa:
a- Mục đích – Yêu cầu:
– Đảm bảo cho trẻ đủ chất dinh dưỡng trong 1 ngày (trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất)
– Để trẻ biết có sức khỏe tốt phải ăn đủ chất dinh dưỡng
– Trẻ có thói quen văn minh trong giờ ăn uống
– Biết rửa tay trước khi ăn và lau miệng, xúc miệng nước muối và uống nước sau khi ăn
b- Chuẩn bị:
Bàn ăn lau sạch sẽ, bát, thìa, khay, đĩa đựng cơm rơi, đĩa đựng khăn lau tay, khăn lau miệng, khăn lau bàn, nước muối, nước uống,…
c- Tiến hành:
– Sau khi đi vệ sinh xong, cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn.
– Cô C cùng tổ trực nhật chuẩn bị cho giờ ăn: Lấy khăn lau tay, thìa xếp ra đĩa từng bàn.
– Cô B nhận cơm canh lấy bát cho trẻ ăn.
– Cô A gọi trẻ đi rửa tay rồi về bàn, đảm bảo số lượng và nhắc trẻ không nói chuyện.
* Cách chia cơm:
– Cô chia thức ăn mặn ra 4 bát tô theo số lượng trẻ trong lớp, chia đều tương ứng với bát cơm của trẻ, cô chia bát ăn cơm của trẻ thành 4 chồng tương ứng với số trẻ. Cô xơi cơm vào từng bát hết 1 chồng cô chia thức ăn mặn lên cho trẻ.
– Cô A giới thiệu món ăn, chúc bé ăn ngon miệng à trẻ mời cô, mời bạn ăn
– Cô chia cơm và canh vào tô to theo số bàn tương ứng
– Nhắc trẻ không nói chuyện, nhặt cơm rơi vào đĩa
– Cô A bào quát, nhắc trẻ ăn hết xuất.
– Khi ăn xong trẻ cất bát thìa vào đúng nơi quy định
– Trẻ cất ghế — Lau miệng – Xúc miệng nước muối – Uống nước
VII) Ngủ trưa:
1- Mục đích – Yêu cầu:
– Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
– Trẻ ngủ sâu, ngủ ngon giấc
– Đảm bảo yên tĩnh cho trẻ ngủ
– Tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ
2- Chuẩn bị:
– Phòng ngủ thoáng mát, sách sẽ.
– Ánh sáng dịu nhẹ
– Đồ dùng: Chiếu, chăn, gối, đệm (theo mùa).
3- Tiến hành:
– Cô trải chiếu, đệm, buông rèm, cho lần lượt từng tổ đi vệ sinh và nhắc trẻ nhẹ nhàng lấy gối về chỗ nằm.
– Cô bao quát nhắc nhở trẻ không nói chuyện, không đùa nghịch và cô B luôn có mặt ở phòng ngủ để giữ yên tĩnh và xử lý các tình huống có thể xảy ra
– Cô chú ý sửa tư thế cho trẻ ngủ
– Đến giờ dậy cô kéo rèm, đánh thức trẻ dậy dần dần đi vệ sinh
– Cô thu dọn phòng ngủ
– Cô nhắc trẻ lấy ghế ngồi theo tổ để chuẩn bị ăn quà chiều
VIII) Vận động nhẹ – Ăn quà chiều:
1- Mục đích – Yêu cầu:
Tạo cho trẻ cảm giác mỗi khi ngủ dậy thoải mái
2– Chuẩn bị:
Bàn ghế để ăn quà chiều
3- Tiến hành:
– Cho trẻ ăn quà chiều (tương tự như ăn trưa)
– Cô giới thiệu quà chiều à nhắc nhở trẻ mời cô, mời bạn, trẻ ăn hết xuất
– Sau khi ăn xong cô nhắc nhở trẻ xúc miệng, uống nước, sau đó cô thu dọn phòng ăn sạch sẽ.
- IX) Hoạt động chiều:
1- Nội dung:
Tự chọn: Đọc những bài thơ, bài hát trẻ đã được học
2- Mục đích:
– Thỏa mãn nhu cầu của trẻ
– Rèn luyện và tạo thói quen quan tâm và chia sẻ với bạn.
3- Chuẩn bị:
– Lớp học sạch sẽ
– 1 số bài thơ, câu đố hoặc trò chơi dân gian về động vật
4- Tiến hành:
– Cho trẻ biểu diễn những bài hát, bài thơ về các loài động vật
– Cô mời lớp, tổ, cá nhân
– Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
– Cho trẻ chơi tự chọn
- X) Trả trẻ:
1- Mục đích – Yêu cầu:
– Cho trẻ đi vệ sinh sạch sẽ trước khi về
– Cô trao trả trẻ tận tay phụ huynh
2- Chuẩn bị: Đồ chơi lắp ghép
3- Tiến hành: Cho trẻ chơi đồ chơi mà trẻ thích
– 2 cô ở phòng chơi cùng trẻ. (cô B + C)
– Cô A đứng ở cửa lớp trả trẻ
– Trong khi trả trẻ cô trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày
– Thái độ của cô: ân cần, tạo cảm giác cho trẻ lưu luyến
– Nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, chào bạn
– Trẻ tự cất ghế và cất đồ chơi
– Khi trẻ về hết, thu gọn đồ dùng, đồ chơi mầm non, quét nhà, cọ nhà vệ sinh sạch sẽ.
– Kiểm tra điện, nước và đóng cửa trước khi về.
Link tải : https://www.mediafire.com/download/pif0g9cwfb9879f/giao+an+dieu+khien+lop+mauc+giao+lon.doc
Làm quen chữ cái chủ đề nghành nghề
Làm quen chữ cái chủ đề nghành nghề
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN CHỮ CÁI
Chủ Đề : Ngành Nghề
Đề Tài: Chữ b – d – đ ( Tiết 3)
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
I.Mục đích yêu cầu
– Trẻ biết cách đồ, tô chữ cái b – d – đ
– Trẻ đồ được chữ b – d – đ, đồ được từ, tô màu chữ b – d – đ, ngồi viết đúng tư thế.
– Trẻ tập trung chú ý trong gờ học, mạnh dạn phát biểu ý kiến
– Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của cô, tích cực tham gia các trò chơi do cô tổ chức
– Giáo dục cháu ham thích học chữ cái và hoạt động tích cực
II.Chuẩn bị
– Sách “ Bé tập tô ”, chì đen, chì màu.
– Tranh mẫu phóng to giống sách
– Nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
– Mủ thỏ, quà
– Bàn ghế cháu ngồi theo nhóm
III.Tổ chức hoạt động
- Ổn định:
– Cô mời bạn thỏ đến thăm lớp.
– Bạn thỏ trò chuyện với trẻ.
– Bạn thỏ đố trẻ chữ b,đ,d.
– Cô thấy lớp mình học rất là ngoan, hôm nay cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi các con có thích không?
2.Hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Tìm chữ cái”
– Luật chơi: Gạch dưới các từ có chứa chữ b, d và đ
– Cách chơi:Cô chia lớp thành 3 tổ.Phát cho mỗi tổ 1 bài thơ, nhiêm vụ của mỗi tổ là lấy bút khoanh tròn từ có chứa chữ b, đ, d theo yêu cầu của cô. Tổ nào khoanh đúng chữ và sớm nhất là tổ đó thắng cuộc.
*Hoạt động 2: Trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”
– Luật chơi: Không chen lấn xô đẩy nhau khi chơi.
– Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên quay khi ngừng quay trúng chữ cái nào trẻ sẽ đọc to chữ cái đó. Bạn nào đọc đúng chữ cái sẽ thưởng một phần quà.
– Cho trẻ chơi nhiều lần.
– Giáo dục trẻ khi chơi không chen lấn, xô đẩy nhau, đoàn kết trong khi chơi.
* Cô hướng dẫn trẻ tô chữ cái b – d – đ
– Cho trẻ mở sách, cô đính tranh
– Cô hướng dẫn trẻ đồ chữ b – d – đ theo cách đồ trên sách, theo chiều mũi tên.
– Cháu thực hiện, cô bao quát, nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, Cách cầm bút, đặt tập, cách đồ, tô màu…
– Báo sắp hết giờ – hết giờ
– Cô đến từng tổ nhận xét – tuyên dương.
– Giáo dục trẻ chăm ngoan học gỏi, làm theo lời Bác.
Giáo án chủ đề Đo lường nước
Giáo án chủ đề Đo lường nước
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
PTNT: Đo lường nước
- Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức:
– Trẻ biết đo và nhận biết được kết quả đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo
+Kỹ năng :
– Luyện kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.
– Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+Thái độ:
– Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
- Chuẩn bị:
– Nhạc đàn bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mỗi trẻ một cái phễu, một cái cốc, thẻ số từ 1-5. Chậu đựng nước, nước, 2 chai đựng nước có kích thước khác nhau.
– 2 cái xô đựng nước, 2 cái xô nhỏ xách nước, 2 lọ đựng nước.
– Bút lông màu xanh.
hành:
Hoạt động của cô
1. Tạo cảm xúc– Gây hứng thú:
– Cô rung xắc xô trẻ lại xung quanh cô hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mưa mang đến cho ta điều gì?
– Các con nhìn thấy nước ở đâu?
– Nước dùng để làm gì?
– Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con thì phải làm gì?
* Giáo dục: Nước rất có ích, nước dùng để ăn,
để uống, để sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của con người, cây cỏ hoa lá, con vật…. Để bảo vệ nguồn nước luôn được sạch, thì các con không được vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước, dòng sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống con người và thế giới xung quanh . Khi sử dụng nước thì phải tiết kiệm. – Cô cho trẻ đọc bài thơ :” nước”.
2. Nội dung:
2.1.
Dạy trẻ cách đo lường + Ở nhà các bố mẹ các con đựng nước vào
đâu? – Trong mỗi gia đình đều chứa nước vào các
dụng cụ riêng, hôm nay cô cháu mình cùng đo lường xem dụng cụ như thế nào đựng được nhiều nước, dụng cụ nào thì đựng ít nước. – Nhìn xem cô có những đồ dùng gì để đo lường?
– Các con thử đoán xem khi cô đựng nước vào
2 chai này thì lượng nước ở các chai như thế nào? – Để biết lượng nước ở các chai này như thế nào chúng mình cùng thao tác đo lường – Trên bàn các con cũng có những dụng cụ đo lường giống cô. Bây giờ cô cháu
mình cùng thực hiện thao tác đo lường nước vào chai. – Mỗi lần đong nước vào chai thì phải sử dụng dụng cụ đo là cái cốc, đong nước sao
cho cốc nước đầy và đổ vào chai , vừa đổ vừa đếm đến khi đầy chai, chọn thẻ số tương ứng với số lần đong. * Lưu ý: (Khi đổ các con chú ý đổ đừng tràn ra ngoài
vì chúng mình phải luôn tiết kiệm nước). – Cô và trẻ đong chai thứ nhất.
+ Các con đong được mấy cốc nào?
+ Tương ứng thẻ số mấy?
– Cho trẻ đong chai thứ hai
+ Chai thứ hai con đong được mấy cốc nước để đầy chai?
+ Tương ướng thẻ số mấy?
– Cho trẻ quan sát và so sánh nhận xét về 2 chai nước vừa được đong.
+ Trẻ nhận xét gì về chai nước nào?
+ Vì sao?
+ Chai nước có vòng màu xanh có lượng nước như thế nào?
+ Chai nước có vòng màu đỏ có lượng
nước như thế nào? * Cô khái quát lại thao tác đo lường, và kết quả đo.
– Khi sử dụng cùng một đơn vị đong, nhưng số lần đong vào mỗi chai khác nhau
thì cho ta kết quả khác nhau về lượng nước chứa trong mỗi chai. – – Nếu chai có số lần đong nhiều hơn thì chai đó đựng được nhiều nước hơn, nếu chai có số lượng đong ít lần hơn thì chai đó đựng được ít nước hơn. * Giáo dục : Biết tiết kiệm nước, không
làm nước bị đổ, tràn ra ngoài khi sử dụng trong sinh hoạt. 2.2: Trò chơi luyện tập:
Trò chơi 1: “Bé khéo léo”
– Cô nêu luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Khi làm rơi xô nước, hoăc dẫm lên vạch kẻ đường hẹp thì bị loại 1
lần chơi. + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đội lấy xô
nước nhỏ xíu múc đầy nước đi theo đường hẹp lên đổ vào bình đựng nước, mỗi lần đổ dùng bút vạch mức nước dâng lên, chạy về vạch xuất phát chuyển xô cho bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng. Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chơi đúng luật và có số lần chuyển nước nhiều hơn thì đội đó thằng cuộc. Trò chơi 2:
Cửa hàng bán nước giải khát
– Cô nêu tên trò chơi
– Hướng dẫn cách chơi
– Trẻ chia thành 3 nhóm chơi
– Cô nhận xét kết quả
2. Kết thúc:
– Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa”
|
Hoạt động của
trẻ – Trẻ lại xung quanh cô cùng hát với nhạc bài hát.
– Nước
– Sông, suối, biển, ao hồ, giếng
– Nước để tắm giặt, để ăn, để uống và phục vụ đời sống sinh hoạt cho con người. Cho
cây cối, hoa lá tuơi tốt, con vật. – Không vướt rác bừa bãi xuống ao hồ sông suối.
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc thơ kết hợp về chỗ ngồi bàn.
– Bình, xô chậu…
– Trẻ lắng nghe
– Chai, cốc, phểu,…., nước
– Trẻ đoán
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện thao tác đo lường.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ chọn thẻ số tương ứng
– Trẻ đong chai thứ 2
– Trẻ nói số lần đong
– Chọn thẻ số tương ứng
– 2 chai không bằng nhau
– Số lần đong nước vào chai không bằng nhau.
– Chai nước có vòng màu xanh đong được 4 cốc.
– Chai nước có vòng màu đỏ đong được 5 cốc.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi 1-2 lần.
– Trẻ chia nước thành các cốc nhỏ và nói kết quả.
|
Chủ đề nhánh: nước xung quanh ta
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA.
Hoạt động học: Phát triển nhận thức
TOÁN: ĐO LƯỢNG NƯỚC BẰNG MỘT VẬT CHUẨN.
Chủ đề nhánh: nước xung quanh ta
I/ Mục tiêu chung.
-Trẻ biết cách đo thê tích bằng một đơn vị đo.
– Trẻ biết diển tả kết quả của phép đo khi sử dụng một đơn vị đo.
– Rèn kỷ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ có chủ định và ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
– giáo dục tre có ý thức tiết kiệm nguồn nước và biết bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lơp học
2/ Đồ dùng: – 3 chai thủy tinh có kích thước khác nhau, một cái phiễu, một chậu đựng nước, một cái ca, Thẻ số từ 1-8, nhạc theo chủ đề.
-Đồ dùng của trẻ: 3 chai có kích thước khác nhau, 3 cốc, thẻ số từ 1-8.
3/ Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, dùng lời, thực hành.
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục, thơ
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Gây hứng thú
-Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
– Các con vừa hát bài gì?
– Bài hát nói về gì?
=> Các con biết không, những hạt mưa chính là những giọt nước tí xíu mang đến cho con người rất nhiều lợi ích, mưa cũng là một nguồn nước đó.
– Ngoài nguồn nước mưa con còn biết những nuồn nước mưa nào nữa?
– Nước có tác dụng gì đối với đời sống con người và vạn vật?
– Nước có rất nhiều ích lợi, vậy khi sử dụng nước chúng ta phảisử dụng như thế nào?
– Để bảo vệ nguồn nước sạch chúng ta phải làm gì?
=> Để có nguồn nước sạch chúng ta không được vứt rác bừa bài nơi ao, hồ, sông, suối, và nhớ phải tiết kiệm nguồn nước các con nhé!
+ Hoạt động trọng tâm: Bé đo lường bằng đơn vị chuẩn.
a/ Làm quen với cách đo thể tích bằng một đơn vị đo.
– Các con ạ, trong mỗi gia đình đều đựng nước bằng nhiều dụng cụ khác nhau, và hôm nay, cô muốn giới thiệu đến lớp mình một điều đặc biệt, các con chú ý nhé!
– Trên bàn cô có gì đây?
– Chai thủy tinh cô dùng để làm gì?
– Cô có ba nhiêu chai?( 3 chai)
– Các con có nhận xét gì về hình dạng của những chiếc chai thủy tinh này?
(không giống nhau)
– Nhìn bằng mắt thường các con có biết được thể tích của 3chai này như thế nào không?
– Bây giờ các con chú ý xem cô làm thí nghiệm để xem thể tích của 3 chai thủy tinh này nhé!
– Bên cạnh cô có gì đây?(Chậu nước)
– Muốn rót được nước vào chai cô cần sự hỗ trợ của một chiếc phễu, và quan trọng nhất là một cái ca. Cái ca được gọi là gì các con biết không?( Đơn vị đo)
– Cô sẽ dùng ca này múc đầy nước rồi đổ vào cái phễu cho nước chảy vào chai. Khi cô lam thí nghiệm các con hãy quan sát và đếm xem càn bao nhiêu ca nước thì chai đầy nhé!
– Có bao nhiêu ca nước để rót đầy chai thứ nhất? Tương ứng với chữ số mấy?(mời 1 trẻ lên chọn the chữ số gắn vào cổ chai)
– Khi chai nước đầy thì trong chai nước có thể tích, thể tích chai nước bằng số lần ca nước được đong vào chai, và với dụng cụ ca nước thì cần bao nhiêu ca nước được đong vào chai? Chúng ta có kết luận gì?
=> Thể tích của chai thủy tinh thứ nhất bằng …lần số ca nước.
– Chai thủy tinh thứ 2, 3 cô tiến hành tương tự. Sau mỗi lần đong chai cô nhấn mạnh cho trẻ về thể tích của mỗi chai.
– Các con có nhận xét gì về thê tích của 3 chai thủy tinh?( không giống nhau)
– Vì sao con biết? ( Vì chai thư nhất thể tích bằng…lần ca nước, chai thứ 2 thể tích bằng …lần ca nước, Chai thứ 3 thể tích bằng…ca nước)
=> Với một dụng cụ đo thì thể tích của 3 chai không bằng nhau.
b/ Dạy trẻ đo thể tích bằng một đơn vị đo.
-Các con có muốn làm thí nghiệm cùng cô không? Cô chia làm 3 đội: đội suối nguồn, biển xanh, giếng khơi.Mời các con trở về vị trí của mình.
– Trên bàn mỗi đội cô chuẩn bị sẵn một dụng cụ đựng nước, một cái phễu, một cái ca.Các con có biết 3 đội có dụng cụ gì giống nhau không?(đều có cùng đơn vị đo là cái ca)
– Nhiệm vụ của 3 đội là dùng ca múc nước đổ vào chai của đội mình, trong quá trình làm thí nghiệm các đội nhớ đếm xem thể tích của chai nước bằng bao nhiêu lần đơn vị đo?
– Cô quan sát kết quả của mỗi đội và nhận xét.
– Lần 2 cho trẻ đo theo ý thích và nhận xét.
c/ Bé khéo léo.
-Ở một nơi xa, các bạn nhỏ của chúng ta vẫn xách nước giúp bố mẹ, các con có muốn giúp các bạn của chúng ta không?Vậy hãy sẵn sàng cùng cô tham gia trò chơi”Bé khéo léo” nhé!
– Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội, lần lượt từng bạn trong đội mình lấy một xô nhỏ múc đầy nước và đi theo đường dích dắc để lên đổ nước vào thùng của đội mình, trong thời gian một bài hát, đội nào không làm đỗ nước ra ngoài và đổ được nhiều xô nước nhất thì thắng cuộc.Đơn vị đo của chúng ta rất nhỏ nên các con phải thật khéo léo, nhanh nhẹn nhé!
– Đọc thơ: “Mưa”
+ kết thúc hoạt động: Cho tôi đi làm mưa với.
– Cháu hát và đi ra ngoài chơi.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA
Hoạt động học: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: TRUYỆN “ GIỌT NƯỚC TÍ XÍU”
I/ Mục tiêu chung.
-Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện: ông mặt trời, giọt nước, và các bạn giọt nước.
– Trẻ hiểu nội dung câu chuyện:Hiện tượng mưa là do sức nóng của mặt trời, làm cho nước bốc hơi tụ lại thành những đám mây nặng dần tở thành mưa rơi xuống.
– Hiểu được một số từ khó: Tí xíu: rất nhỏ bé.
– Biết lợi ích của nước mưa đối với con người và vạn vật trên trái đất.
– Biết lắng nghe truyện, trả được câu hỏi một cách mạch lạc, thể hiện giọng điệu của các nhân vật trong truyện.
– Có ý thức dùng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học
2/ Đồ dùng: Tranh ảnh, câu chuyện trên máy tính…
3/ Phương pháp: Dùng lời
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động
+ Mở đầu hoạt động:Bé đi làm mưa.
-Cả lớp hát “Cho tôi đi làm mưa với”
– Các con vừa hát bài gì?
– Bạn nào biết gì về mưa hãy kể cho cô và các bạn nghe nào?
– Nước mưa có ích gì đối với con người và vạn vật?
– Ngoài nước mưa ra, còn có nguồn nước nào nữa?
=> Các con biết không, nước rất quan trọng đối đời sống con người và vạn vật, không có nước sẽ rất nguy hiểm, vì vậy chúng ta phải biết tiết kiệm nước, Và muốn cho nguồn nước trong sạch chúng ta phải làm gì?
– Các con biết mưa có từ đâu không?
– Để biết nước mưa có từ đâu, bây giờ cô và các con cùng đến với hành trình của “Giọt nước tí xíu” do Nguyễn Linh sáng tác nhé!
– Hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
+ Hoạt động trọng tâm: Hành trình của giọt nước tí xíu.
-Lần 1: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện theo tranh, kết hợp cử chỉ điệu bộ.
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
– Giảng nội dung, trích dẫn: Câu chuyện kể về hành trình của những giọt nước, bắt đầu ở biển cả, nhờ sức nóng của ông mặt trời, những giọt nước đã bốc hơi lên, tụ họp thành những đám mây bay là là trên mặt biển, nhờ những cơn gió, các đám mây tan ra cảm thấy nặng trĩu và từ từ tan ra, tạo thành những giọt nước tí xíu.
– Tí xíu có nghĩa là rất nhỏ bé. Có những giọt nước to nhỏ cô cho trẻ so sánh.
* Bé đáp nhanh.
– Anh em nhà tí xíu rất đông, họ ở những nơi nào?
– Tí xíu đang chơi cùng các bạn thì ai xuất hiện? Ông mặt trời đã nói gì với tí xíu?
– giọng nói ông mặt trời như thế nào? Bạn nào giả được giọng ông mặt trời?
– Tí xíu có muốn đi không? Điều gì làm tí xíu không đi được?
– Ông mặt trời đã làm gì để giúp tí xíu bay lên được?
– Tí xíu hợp với các bạn hơi nước tạo thành gì?
– Khi trời lạnh tí xíu cảm thấy như thế nào?
– Qua câu chuyện con thấy hiện tượng mưa diển ra như thế nào?
– Vậy nước dùng để làm gì?
– Nước rất quan trọng, chúng ta phải sử dụng như thế nào?
– Lần 2: Sau đây cô và các con cùng gặp lại những giọt nước tí xíu qua bộ phim hoạt hình nhé.
* Bé chơi đóng kịch:Cho cháu chơi đóng kịch “giọt ước tí xíu”, cho cháu chọn vai chơi, cô là người dẫn truyện, một cháu làm ông mặt trời, nhiều cháu làm giọt nước. Cô chuẩn bị sẵn một số đồ dùng cho cháu đóng vai.
– Trò chơi: pha nước chanh.
+ Kết thúc hoạt động: Bé đi tìm cơn mưa
-Cho trẻ chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa” ra ngoài tham gia hoạt động ngoại khóa.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA.
Hoạt động học: Phát triển thẩm mĩ
Đè tài: TẠO HÌNH: VẼ MƯA
I/ Mục tiêu chung.
– Trẻ biết mưa có nhiều lại mưa khác nhau: mưa phùn, mưa to, mưa nhỏ, mưa bão…
– Biết vẽ giọt nước thể hiện mưa to hay mưa nhỏ.
– Củng cố vẽ nét thẳng, nét xiên, nét ngang, nét tròn theerr hiện giọt mưa.
– Biết phối hợp các nét vẽ để tạo nên những cơn mưa. Có sáng tạo trong khi vẽ.
– giáo dục trẻ biết mặc áo mưa, biết tránh mưa khi có những cơn mưa. Biết kiên trì hoàn thành sản phẩm của mình.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học
2/ Đồ dùng: – Hình ảnh những cơn mưa, giấy, bút chì, bút màu, nhạc theo chủ đề.
3/ Phương pháp: Dùng lời, quan sát , thực hành.
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Bé đi tìm mưa
-Hát “ Cho tôi đi làm mưa với”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Con biết gì về mưa kể cho cô và các bạn nghe nào?
+ Con thử xem hạt mưa nhỏ có hình dáng như thế nào?
+ Nếu đi đường gặp phải trời mưa chúng ta phải làm gì?
+ Để xem các hạt mưa các bạn tả có đúng không, các con hãy nhìn lên màn hình cùng cô nhé!
-Chơi trò chơi “trời mưa”
– Hôm nay là ngày 8/3, là ngày gì các con biết không? Là ngày quốc tế phụ nữ, ngày của các bà, các mẹ, các chị…các con đã chuẩn bị gì để tặng mẹ chưa? Vậy bây giờ cô và các con cùng vẽ những giọt mưa mang đến không khí mát mẻ tặng cho mẹ mình nhé!
+ Hoạt động trọng tâm: Quan sát và đàm thoại
-Cảnh trời mưa nhỏ: Các con có nhận xét gì về cơn mưa này? Đố các con tranh này vẽ mưa gì? Vì sao con biết?
=> Mưa nhỏ (mưa phùn) tức là hạt mưa rơi nho nhỏ tí tách rơi nhẹ xuống làm cho môi trường mát diệu hơn.
-Cảnh trời mưa to: Các con có nhận xét gì về cơn mưa này? Có gì khác với cảnh mưa trước.
– Con có nhận xét gì về những hạt mưa này?
=> Mưa to những đám mây trên bầu trời đen xịt, mưa rơi như trút nước xuống mặt đất, tạo thành những vũng nước to nhỏ và những bong bóng nhảy mưa tung tăng.
* Xem tranh vẽ mưa, trẻ nêu ý tưởng: Cô cũng có rất nhiều tranh vẽ cảnh trời mưa, các con xem có đẹp không?
– Trẻ xem tramh vẽ cảnh mưa to.
– Trẻ tranh vẽ cảnh mưa nhỏ.
=> Con có nhận xét gì về bức tranh vẽ cảnh mưa?( Mưa to nét vẽ dài, đậm, còn mưa nhỏ nét ngắn và mảnh hơn)
– Bây giờ chúng ta cùng thi làm những họa sĩ thể hiện xem tài năng ai cao nhất nhé!
+ Con sẽ vẽ những hạt mưa ra sao? Giọt mưa vẽ như thế nào?
+ Con sẽ vẽ thêm gì nữa để bức tranh thêm đẹp?
– Lớp hát bài “mưa rơi”
+ Bé thi tài.
– Trẻ thực hiện, cô hướng dẫn gợi ý ( vừa thực hiện vừa nghe nhạc)
– Gợi ý trẻ vẽ sáng tạo, nhắc trẻ tô màu đẹp, không lem ra ngoài.
– Đọc thơ: Mưa.
+ Trưng bày sản phẩm
– Cho trẻ treo lên giá gọi 2- 3 trẻ chợn bài đẹp nhận xét và bài chưa hoàn thiện lần sau cố gắng.
+ Con thích bài của họa sĩ nào? Vì sao con thích?
-Cô nhận xét thêm một số bài đẹp, sáng tạo, bố cục hài hòa…Gợi ý những tác phẩm chưa hoàn chỉnh.
=> Trời mưa giúp cho cây cối thêm tươi tốt, ao hồ sông suối thêm nhiều nước, nhưng khi gặp trời mưa, chúng ta nhớ phải tránh mưa, hoặc mặc áo mưa khi ra đường nhé!
+ Kết thúc hoạt động: Bé đi tắm nắng
-Cho cháu ra sân chơi tắm nắng hát “ trời nắng, trời mưa”
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Chủ điểm: Gia Đình Bài : VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
GIÁO ÁN Chủ điểm : Gia Đình.
Môn : Tạo hình
Bài : VƯỜN CÂY ĂN QUẢ
Chủ điểm : Gia Đình.
Đối tượng 5 – 6 tuổi (Thời Gian : 30′)
I, Mục tiêu của hoạt động.
* Kiến thức
– Luyện cách xé thành dải làm thân cây .
– Xé vụn thành lá xé các loại quả, tròn, dài.
– Trình bày bố cục bức tranh thành một vườn cây.
* Kỹ năng
– Luyện kỹ năng xé đã học ( xé dải, gập xé lượn làm lá, quả ) .
– Biết sử dụng màu làm vườn cây tạo lên bức tranh đủ màu đẹp và tươi.
* Giáo dục
– Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ cây.
– Say mê, hứng thú với sản phẩm tạo ra.
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động theo nhóm.
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ1: Tạo hứng thú Cho trẻ hát bài : “cháu yêu bà” – Cô hỏi trẻ vừa hát bài về ai ? – Cho trẻ đến thăm nhà bà có vườn cây rất đẹp * HĐ 2: Giới thiệu HĐTH
– Các con nhìn thấy cây gì ? Quả tròn hay dài, màu gì? – Tiếp đến cây gì ? Quả dài hay tròn ? – Cây gì ? Quả tròn hay dài, có nhẵn không ? – Cô hỏi ý định của trẻ định xé như thế nào?
Cho trẻ thực hiện xé dải thành cây, cành, gập xé lá, hoa . Cô hỏi trẻ cây bằng màu gì? Lá màu gì? Quả màu gì? Cô gợi ý cách bố cục tranh ( gợi ý cho những trẻ còn lúng túng ) * HĐ 3 : Nhận xét đánh giá sản phẩm. Trẻ tự treo bài của mình và tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cuối cùng cô nhận xét bài đẹp và bài chưa đẹp. Khen thưởng và khích lệ trẻ. * HĐ 5 : Trò chơi Cô và trẻ hát bài: ” em yêu cây xanh ” và cùng chơi trò chơi ” Bé với cây “. |
– Trẻ hát. – Trẻ trả lời – Trẻ đọc thơ bài:” thăm nhà bà ”
– Trẻ quan sát và đàm thoại. + cây cam + Trẻ trả lời – Trẻ trả lời: cây dừa
– Cây bưởi – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ thực hiện ngồi theo nhóm
– Trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện ( 5 – 6 trẻ )
– Trẻ chơi. |
Xem Giáo án mầm non
Chủ điểm : Phương Tiện và Luật giao Thông
GIÁO ÁN Chủ điểm : Phương Tiện và Luật giao Thông
Môn : Tạo hình
Bài : XÉ DÁN THUYỀN TRÊN BIỂN
Chủ điểm : Phương Tiện và Luật giao Thông.
Đối tượng 5 – 6 tuổi
Thời Gian : 30′
I, Mục tiêu của hoạt động.
* Kiến thức
– Luyện cách xé theo tương ứng tạo nên bức tranh thuyền trên biển : thuyền to, nhỏ. Các màu khác nhau .
– Giúp trẻ cách trình bố cục bức tranh ( Thuyền to ở gần, thuyền nhỏ ở xa và xen kẽ các màu cho đẹp để dán.
* Kỹ năng
– Luyện 1 số kỹ năng xé đã học ( xé dải, xé lượn tròn ) để trẻ có thể xé được các hình tam giác, hình chữ nhật, hình thang có độ to nhỏ khác nhau, tạo thành thuyền buồm.
– Biết sử dụng màu vẽ để sáng tạo cho bức tranh đẹp hơn. .
* Giáo dục
– Cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đó thể hiện tình yêu thiên nhiên mong muốn được bảo vệ giữ gìn thiên nhiên.
– Trẻ say mê, hứng thú sáng tạo sản phẩm.
– Trẻ biết thận trọng và giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động theo nhóm.
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
* HĐ1: Tạo hứng thú
Cho trẻ đọc bài thơ : “quê em vùng biển”
– Cô hỏi trẻ có ai đi biển chưa ?
– Các con được bố mẹ đưa đi nghỉ mát ở biển nào ?
– Khi ra biển con nhìn thấy gì?
– Cô nói về đất nước Việt Nam có vùng biển…
Hôm nay cô và các con sẽ xé dán những chiếc thuyền thật đẹp cho thuyền ra khơi đánh cá nhé.
– Cô đàm thoại cùng trẻ gợi ý cho trẻ kể về những con thuyền mà trẻ biết .
– Cho cả lớp chơi trò chơi: ” Chèo thuyền ”
* HĐ 2: Giới thiệu HĐTH
- Cho trẻ quan sát và đàm thoại :
Cho trẻ quan sát 2 bức tranh :
Cô gợi ý và cùng đàm thoại với trẻ về các bức tranh này.
– Cô có bức tranh gì đấy
+ Ai có thể đặt tên cho bức tranh vì sao con đặt tên như vậy
+ Trong hai bức tranh của cô những chiếc thuyền buồm có hình dáng như thế nào?
+ tại sao các con thuyền lại khác nhau.
Các con định xé thuyền hình gì?
– Cô giảng thuyền đang trên biển thì có cánh buồm, có cá đang bơi, sóng nước cuồn cuộn.
- b. Trẻ thực hiện :
Cô gợi ý xé thuyền bằng giấy màu khác nhau.
Cách sắp xếp thuyền buồm, cá, sóng nước. To, nhỏ, xếp thưa trên vở.( Gợi ý cho những trẻ còn lúng túng ).
* HĐ 3 : Nhận xét đánh giá sản phẩm.
Cho trẻ tự treo tranh và tự nhận xét bài mà trẻ thích.
Cô gợi ý cho trẻ nhận xét bài đẹp và bài chưa đẹp. Khen thưởng và khích lệ trẻ.
*HĐ 4 : Trò chơi :
Cô và trẻ đi vòng tròn vừa hát và vỗ tay bài: ” chiếc thuyền nan ”
Sau đó từng trẻ giả làm chiếc thuyền cô tổ chức cho trẻ chơi từng nhóm ” Thuyền ta ra khơi ”
Làm quen với chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI CHỮ VIẾT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI
Hoạt động 1
Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 bảng dán, 1 thẻ chữ cái to, 1 rổ nhỏ đựng các vật liệu tạo hình như: lá, hoa khô, hạt cây, vỏ cây, mảnh vải nhỏ, giấy, màu, giấy báo, vỏ sò, vỏ ốc, cúc áo, ren…
Cách thực hiện:
Tẻ chỉ vào chữ cái và phát âm. Dùng ngón tay di theo hình chữ cái. Trang trí chữ cái theo ý thích của mình. Sau đó từng trẻ giới thiệu chữ cái của mình là chữ gì. Giới thiệu các từ hay tên đồ vật, con vật… coa chứa chữ cái đó. Treo chữ cái xung quanh lớp học
Hoạt động 2
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 tờ giấy vẽ, bút chì, 1 cây kéo, hồ và các loại tạp chí cũ
Cách thực hiện
Yêu cầu trẻ tự viết hoặc sao chép tên mình lên đầu tờ giấy vẽ. Sau đó dành thời gian cho trẻ cắt dán tranh ảnh có tên có chứa chữ cái trong tên của trẻ. Ví dụ: tên Nam.
Trẻ cắt chữ Cá và hình con cá, chữ Me và hình quả me, Quạt nan và hình quạt … treo trong lớp. Mỗi ngày, vào giờ sinh hoạt chiều dành 1 chút thời gian để mời 1 vài trẻ giới thiệu tranh và từ mà chúng cắt được.
Hoạt động 3
Chuẩn bị
5 –6 bản phô tô bảng chữ cái, các tiêu đề của các tờ báo, bút chì.
Cách thực hiện
Chia trẻ thành từng nhóm có từ 4-5 trẻ đều nhau. Yêu cầu trẻ đếm các chữ cái trong tiêu đề của nhóm mình được phát xem mỗi chữ cái có bao nhiêu số lượng, rồi ghi các số lượng chữ cái lên bảng phô tô đã phát. Sau đó, giáo viên tập hợp cả lớp lại. Yêu cầu các nhóm đọc số lượng từng chữ cái của nhóm mình để giáo viên tổng hợp lại 1 bảng chữ cái trên bảng.
Cuối cùng, cô đọc to từng số lượng chữ cái trên bảng chung, yêu cầu số lượng trẻ từng nhóm đứng lên đúng với số lượng chữ cái đã ghi trong bảng củ nhóm mình để các bạn kiểm tra. Sau khi ghi hết số lượng các chữ cái, cô có thể yêu cầu trẻ so sánh xem chữ cái nào nhiều nhất, ít nhất. xếp thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại từ lớn đến nhỏ.
Hoạt động 4: “Ai đang làm gì?”
Chuẩn bị:
Hình các con vật đang hoạt động, có ghi chữ cái tên của chúng, những băng giấy có ghi sẵn các câu nói chỉ hoạt động của các con vật.
Cách thực hiện:
Cách 1: yêu cầu trẻ tìm hình các con vật và tìm các câu phù hợp dán lên tấm bìa. Sau đó với sự giúp của giáo viên, trẻ đóng lại thành sách. Trẻ có thể trang trí sách theo ý.
Cách 2: có thể yêu cầu trẻ nghĩ ra 1 câu nói về con vật đó, giáo viên viết lên bảng, trẻ sao chép lại bên dưới hình vẽ, dán và làm thành sách.
Hoạt động 5
Chuẩn bị:
Mỗi trẻ 1 tờ giấy có viết sẵn 1 chữ cái ở góc, bút chì
Cách thực hiện
Giáo viên nói với trẻ là chúng ta chuẩn bị đi chơi đến một nơi nào đó. Yêu cầu trẻ vẽ 1 thứ mà trẻ muốn mang theo khi đi du lịch lên tờ giấy mà trong tên của thứ đồ vật đó phải chứa chữ cái trên tờ giấy, trẻ tự viết hoặc nhờ cô viết lên từ đó.
Tập hợp các bức tranh, treo chúng lên theo thứ tự Alphabet, đọc to những thứ trẻ cần mang theo, kiểm tra xem trẻ viết tên và vẽ có khớp nhau không rồi “đóng gói” lại để cùng đi chơi.
Hoạt động 6
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 bảng chữ cái xếp theo thứ tự, bút chì
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 bảng chữ cái, yêu cầu trẻ ghi tên các bạn, người thân và những người quen biết của mình vào ô phù hợp có chữa chữ cái đầu của tên người đó, rồi giới thiệu cho các bạn, người quen của mình.
Hoạt động 7
Chuẩn bị
Giấy, bút chì cho mỗi trẻ.
Cách thực hiện
Phát giấy và bútc chì cho trẻ, viết lên bảng 3 chữ cái bất kỳ. Yêu cầu trẻ tìm các từ bắt đầu bằng các chữ cái đod rồi vẽ hình hoặc viết từ đó, nếu trẻ không làm có thể yêu cầu giáo viên trợ giúp.
Sau khi viết tất cả các từ, cô tập trung trẻ lại, treo lên và đếm xem chữ cái nào có tổng số các từ nhiều nhất, ít nhất. Xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít, từ ít đến nhiều.
Hoạt động 8
Chuẩn bị
1 tờ giấy croki, 3 nhân vật ngộ nghĩnh, 3 sợi chỉ màu, các hình vẽ từ tạp chí, bút chì hoặc bút lông.
Cách thực hiện
Dán tờ giấy lên tường vừa tầm với trẻ. Dán 3 nhân vật lên đầu tờ croki với 3 cần câu, đính 3 sợi chỉ màu vào đầu cần câu với 3 hình vẽ có 3 từ khác nhau. Sau đó, yêu cầu trẻ cắt các hình vẽ từ tạp chí co tên bắt đầu bằng chữ cái cùng với từ trên giấy croki, dán dưới hình câu được.
Hoạt động 9
Chuẩn bị
Các thẻ chữ cái rời
Cách thực hiện
Có từ 2- 4 trẻ tham gia trò chơi. Người đầu tiên sẽ rải các thẻ chữ cái trên bàn, chọn các chữ cái tạo thành 1 từ. Lần lượt các trẻ khác sẽ chọn các chữ cái tạo thành 1 từ mới từ chữ cái đầu tiên hay chữ cái cuối cùng cho đến khi không còn chỗ để xếp từ mới hoặc hết chữ cái. Người cuối cùng tạo được từ mới là người thắng cuộc.
Hoạt động 10
Chuẩn bị
Mỗi trẻ một tờ giấy có các nhân vật đang đẩy, kéo, giữ những tứ gì đó vô hình.
Trên mình các nhân vật đều có in 1 chữ cái.
Cách thực hiện
Giáo viên giải thích cho trẻ rằng các chú cá sấu hoặc mèo đang giữ (đẩy, kéo) 1 vật vô hình nào đó mà tên bắt đầu bằng chữ cái mà chú mặc trên người. Yêu cầu trẻ đoán xem đó là cái gì và vẽ các thứ đó cho hiện lên.
Hoạt động 11
Chuẩn bị
Mỗi trẻ 1 bộ thẻ chữ cái được viết thành từng dải, kéo, bút chì, 1 tờ giấy.
Cách thực hiện
Yêu cầu trẻ kéo cắt rời từng thẻ chữ cái, dùng các chữ cái đó tạo thành từ khác nhau (trong 10 phút). Khi tạo được các từ, trẻ viết các từ đó ra giấy. Trẻ có thể dùng lại thẻ để tạo từ mới nếu trẻ muốn. Hết 10 phút, đếm xem trẻ tạo được bao nhiêu từ.
Hoạt động 12
Chuẩn bị
Các thẻ hình, thẻ chữ cái rời, giấy croki hoặc bảng. Chia bảng hoặc giấy làm 2 cột.
Cách thực hiện
Cô gắn hình lên bảng (cột 1), cột thứ 2 cô xếp các chữ cái chỉ tên của hình đó lộn xộn, trẻ sẽ xếp hoặc viết lại các chữ cái đó cho đúng.
Hoạt động 13
Chuẩn bị
Các thẻ chữ cái, hồ dán
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ từ 1-3 chữ cái. Yêu cầu trẻ tìm những đồ dùng, đồ chơi trong lớp có tên bắt đầu bằng chữ cái đó, lấy hồ dán chữ cái đó vò vật tìm được.
Sau khi cả lớp (nhóm) dán xong, mời trẻ đi kiểm tra xem có đúng không, đọc to từ lên cho cả lớp biết và xác nhận.
Hoạt động 14
Chuẩn bị
Một băng giấy dài và bút chì
Cách thực hiện
Cô dán băng giấy len tường và viết một từ bất kỳ lên đầu tờ giấy, yêu cầu trẻ tự nghĩ ra các từ tiếp theo có cùng vần với từ cô viết. Đếm xem có tất cả bao nhiêu từ. Treo các băng giấy lên tường. Cô cứ thế thay đổi các vần khác nhau của từ đầu tiên trên băng giấy.
Hoạt động 15
Chuẩn bị
Một tờ giấy croki có dán 3 túi, các thẻ từ, bút chì màu
Cách thực hiện
Cô yêu cầu trẻ trang trí tờ giấy crôki theo ý thích, dán lên tường. Cô chia 3 thẻ từ cho vào 3 túi (tốt hơn là cho các thẻ từ về chủ đề mà trẻ đang học). Trẻ sẽ tìm các từ có vần tương ứng với các từ cô đã chọn cho vào túi phù hợp.
Khi đến lượt trẻ khác chơi cô lại rút hết các thẻ từ ra và trộn đều lên.
Hoạt động 16
Chuẩn bị
Bìa, bút chì màu, bút chì đen cho mỗi trẻ.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 tờ bìa, yêu cầu trẻ ghi tên mình vào một mặt của tờ bìa, mặt trong trẻ vẽ, hoặc viết những đặc điểm của cá nhân. Cô tập hợp các phiếu lại, rồi phát cho mỗi trẻ 1 tấm phiếu bất kỳ. Yêu cầu trẻ nhìn hình vẽ, đọc các từ mô tả để tìm bạn của mình.
Hoạt động 17
Chuẩn bị
Kéo, giấy bìa, bút chì màu cho mỗi trẻ, phấn, bảng cho cô, một số bưu thiếp mẫu …
Cách thực hiện
Cô tạo tình huống để trẻ làm thiệp (thiệp mời, thiệp chúc mừng, cám ơn…). Hướng dẫn trẻ làm thiệp, viết những lời chúc lên thiệp hoặc sao chép chữ viết của cô trên bảng (cô hỏi trẻ muốn viết gì? Cô giúp viết trên bảng để trẻ sao chép), sau đó trẻ sẽ tự trang trí thiệp theo ý thích của mình.
Hoạt động 18
Chuẩn bị
2 hộp, một số các đồ vật, đồ chơi khác nhau bất kỳ mà cô và trẻ kiếm được (có thể kiếm theo chủ đề). Các cặp thẻ từ đối xứng. Ví dụ: nặng – nhẹ, Cứng – mềm, Thấm nước – không thấm nước… Bảng từ, bút chì hoặc phấn viết bảng.
Cách thực hiện
Hàng ngày tùy nội dung dạy trẻ mà cô gắn 2 thẻ lên 2 cái hộp. Yêu cầu trẻ tìm các vật thích hợp bỏ vào 2 ô. Sau khi trẻ chơi quen cô có thể yêu cầu trẻ viết tên các từ mà trẻ tìm thấy lên cột tương ứng của bảng từ.
Hoạt động 19
Chuẩn bị
Giấy vẽ, bút chì, kéo, hồ, tạp chí, sách báo cũ.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy vẽ, bút chì, yêu cầu trẻ viết một từ (tính từ) lên đầu tờ giấy vẽ (nếu trẻ không tự viết được cô viết để trẻ sao chép), sau đó giao nhiệm vụ cho trẻ tìm cắt trong báo, tạp chí cũ các vật có đặc điểm thể hiện bằng các tính từ trên (tròn, xanh lá cây, nhọn..), dán lên tờ giấy.
Trưng bày các sản phầm trong lớp một thời gian, sau đó đóng thành sách. (lưu ý giao cho mỗi trẻ 1 từ khác nhau).
Hoạt động 20
Chuẩn bị
Tờ giấy in hình các vật khác nhau (theo chủ đề), bên cạnh có viết các từ chỉ màu sắc lộn xộn, bên dưới hình vẽ có các đường gạch ngắn ứng với số lượng chữ cái trong từ, bút chì đen, bút chì màu.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ, hỏi trẻ vật đó màu gì, giải thích co trẻ sắp xếp lại thứ tự các từ chỉ màu, viết lại vào các gạch bên dưới hình vẽ, tô màu tương ứng. Treo sản phẩm trong lớp sau đó đóng thành sách.
Hoạt động 21
Chuẩn bị
Tờ giấy chia làm 3 cột: mộy cột có hình các nhân vật khác nhau (theo chủ điểm), một cột có các vật khác nhauu theo ý đồ của giáo viên. Cột thứ ba ghi các lời mô tả đặc điểm các vật ở cột thứ hai được xếp lộn xộn (kiểu như các câu đố).
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy. Giải thích cho trẻ là các nhân vật bị thất lạc đồ vật (con vật…), hãy giúp các nhân vật này tìm lại chúng, bằng cách đọc các lời mô tả rồi dùng bút chì nối chúng lại với nhau. Nếu trẻ không đọc được giáo viên giúp trẻ đọc.
Hoạt động 22
Chuẩn bị
Mỗi trẻ một hình vẽ, bảng từ và câu, kéo, hồ, giấy bìa, bút chì.
Cách thực hiện
Phát cho mỗi trẻ một tờ giấy có hình vẽ. Yêu cầu trẻ cắt rời các ô, sắp xếp lại các hình cho đúng các nhân vật. Sau đó phát cho mỗi trẻ một tờ giấy co ghi câu nói về nhân vật. Đọc cho trẻ nghe câu đó, và các từ bên cạnh. Yêu cầu trẻ tìm từ nào phù hợp với câu nói mô tả nhân vật như trong hình vẽ, sao chép từ đó vào câu tương ứng.
Cách 2: giấy crôki để gắn các hình và thẻ chữ khác nhau, hình các nhân vật, người, các thẻ từ rời, thẻ câu “Bạn tôi có…”.
Hàng ngày giáo viên gắn lên bảng các hình nhân vật khác nhau. Giải thích cho trẻ cách chơi: quan sát hình (hoặc ảnh), gắn câu “Bạn tôi có” lên bảng, trẻ chọn các từ phù hợp theo ý thích của minhg gắn lên.