Archive
Chủ đề nhánh một số hiện tượng thiên nhiên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề nhánh một số hiện tượng thiên nhiên
CHÙ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
ĐỀ TÀI: THÍ NGHIỆM SỰ HÒA TAN CỦA NƯỚC
LỚP: MẦM
THỜI GIAN: 15 – 20 PHÚT
NGÀY THỰC HIỆN: 10/10/2014
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Qua thí nghiệm giúp trẻ biết được muối tan trong nước và dầu ăn không tan trong nước. Giúp trẻ biết được nước có ích cho đời sống của con người và không có nước thì con người không thể sống được.
– Thông qua hoạt động ôn lại cho trẻ về màu sắc, hình dạng cùng cố kỹ năng hoạt động làm quen với toán. Có khả năng thỏa thuận và hợp tác với bạn bè.
– Trẻ nói được các từ hòa tan, không tan, nói trọn câu. Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, biết bảo vệ nguồn nước.
- CHUẨN BỊ:
– 1 ly nhựa có ký hiệu tam giác xanh
– 1 ly nhựa có ký hiệu hình vuông đỏ.
– 2 cái muỗng.
– Muối.
– Dầu ăn.
– Mũ thỏ.
- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH
– Tập trung trẻ cho trẻ chơi trò “trời mưa”.
– Lắng nghe, lắng nghe: Cho trẻ nghe tiếng nước mưa.
– Đàm thoại với trẻ:
+ Các con vừa nghe âm thanh gì ?
+ Nước dùng để làm gì ?
– Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
– Cho trẻ đọc thơ “Mưa” và di chuyển đến nơi thí nghiệm.
HOẠT ĐỘNG 2: TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
* Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các đối tượng và có thể đoán xem cô sẽ làm gì với những dụng cụ này.
+ Các con nhìn xem cô có gì đây ?
+ Cái ly dùng để làm gì ?
+ Muối dùng để làm gì ?
+ Dầu ăn dùng để làm gì ?
+ Trên ly có kí hiệu gì ?
* Bước 2: Cho muối vào ly nước có kí hiệu hình tam giác màu xanh và dầu ăn cho vào ly nước có ký hiệu hình vuông màu đỏ. Sau đó dùng muỗng khuấy đều hai ly nước.
* Bước 3: Cô cho trẻ quan sát và rút ra kết luận: Muối tan trong nước còn dầu ăn không tan trong nước.
HOẠT ĐỘNG 3: TRÒ CHƠI “TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA”
– Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “mưa to rồi” thì trẻ sẽ về nơi trú mưa.
– Cách chơi: Cho trẻ đi dạo vòng quanh lớp vừa đi vừa hát bài “trời nắng, trời mưa”
– Tổ chức chơi: 2 – 3 lần.
– Tập trung – nhận xét – kết thúc tiết học.
Giáo án chủ đề quê hương đất nước bác hồ
Giáo án chủ đề quê hương đất nước bác hồ
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐIỂM LỚN
Chủ điểm : Quê hương , đất nước , Bác Hồ
Thời gian thực hiện : 3 tuần
I. Mục tiêu:
1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng và sức khỏe.
– Biết cách ăn uống hợp vệ sinh: Không ăn, uống những đồ ăn chưa được nấu chín, đun sôi; không ăn, uống những loại thực phẩm đóng chai có phẩm màu lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, hay quá hạn sử dụng…
– Biết được một số món ăn đặc sản của một số vùng miền. Biết giá trị dinh dưỡng của những món ăn đó.
* Phát triển vận động:
– Có khả năng giữ được thăng bằng cơ thể và phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trong vận động.
– Thực hiện được cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: Sử dụng kéo cắt được đường thẳng, buộc dây giày và biết tết sợi.
2. Phát triển nhận thức:
– Trẻ biết tên nước Việt Nam, cờ tổ quốc, biết Hà nội là thủ đô của nước Việt nam thân yêu của chúng ta..
– Biết và nhận ra một số địa danh, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương . của đất nước Việt nam qua một vài đặc điểm nổi bật ( Tên gọi, địa điểm ). Các ngày lễ lớn của nước Việt nam: Quốc khánh – Giỗ tổ Hùng vương – Sinh nhật bác
– Biết bác Hồ là lãnh tụ của nước Việt nam, bấc rất yêu các cháu thiếu nhi, và những người già, biết nơi yên nghỉ của Bác gọi là Lăng Bác và được đặt tại Hà nội, thủ đô của nước Việt nam, nơi có Hồ gươm, tháp rùa, đền Ngọc sơn…
– Nhận biết, phân biệt được một số đặc sản, sản phẩm truyền thống của quê hương, đất nước qua dấu hiệu nổi bật…
– Biết đếm đến 10 các đồ vật, sản phẩm và nói được kết quả đếm.
– Sử dụng các chữ số từ 1 – 5 để chỉ số lượng, số thứ tự trong phạm vi 5: Biết so sánh 2 nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5 và dùng ngôn ngữ diễn đạt : Bằng nhau – Nhiều hơn – Ít hơn…
– Biết so sánh, nhận ra sự khác nhau, giống nhau về các hình ( Hình tròn – vuông – tam giác – chữ nhật) qua các điểm nổi bật của chúng
– Biết và sử dụng đúng một số từ chỉ địa danh lịch sử của Việt nam: Địa chỉ, địa
danh quê hương nơi mình sinh sống ( tên xóm – Xã – Huyện – Tỉnh.).
– Có thể kể chuyện, đọc thơ và có thể kể theo tranh về một số địa danh, di tích, hoặc danh thắng, lễ hội của quê hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng.
3.Phát triển ngôn ngữ:
– Biết và sử dụng đúng một số từ chỉ địa danh lịch sử của Việt nam: Địa chỉ, địa
danh quê hương nơi mình sinh sống ( tên xóm – Xã – Huyện – Tỉnh.).
– Có thể kể chuyện, đọc thơ và có thể kể theo tranh về một số địa danh, di tích, hoặc danh thắng, lễ hội của quê hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng.
4.Phát triển thẩm mỹ:
– Cảm nhận được vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc đối với quê hương đất nước, Bác Hồ qua các sản phẩm tọa hình: Âm nhạc – Tạo hình.
– Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, hài hòa về màu sắc. Đặt tên cho bức tranh hoặc sản phẩm của mình tạo ra.
– Hứng thú và nắm rõ luật của các trò chơi dân gian, thích thú khi được tham gia vào các trò chơi dân gian cùng cô và bạn.
5.Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
– Phân biệt được những hành vi tốt – chưa tốt; đúng – sai; ngoan – không ngoan…
– Tích cực tham gia và vui thích đón mừng các sự kiện trọng đại của đất nước: Giỗ tổ Hùng vương; Sinh nhật Bác kính yêu 19 – 05; Chiến thắng 30 – 04
– Có một số hành vi, cử chỉ, lời nói lễ phép, lịch sự trong giao tiếp. Yêu kính Bác Hồ, yêu quê hương làng xóm…
– Tự hào và hãnh diện về truyền thống anh hùng, lòng nhân ái, thương yêu, đùm bọc của dân tộc Việt Nam.
– Thích thú tìm hiểu về quê hương nơi mình sinh sống.
– Biết giữ gìn môi trường, cảnh quan nơi mình sinh sống, làm đẹp thêm phố phường: Không vứt rác bừa bãi, bẻ phá cây cối…
– Biết giữ gìn
Giáo án bộ môn làm quen với toán
Giáo án bộ môn làm quen với toán
GIÁO ÁN
BỘ MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: “Sử dụng xe cộ như thế nào?”
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
- Mục đích yêu cầu về toán:
– Củng cố biểu tượng và kỹ năng toán: nhận biết số lượng 5 – đếm so sánh – thêm bớt để làm cho bằng trong phạm vi 5
– Hình thành: + Biểu tượng ban đầu về việc xếp thành dãy thứ tự các nhóm đồ vật theo số lượng (trong phạm vi 5)
+ Khả năng sử dụng đúng mẫu diễn đạt
“Ít hơn…… thêm vào….làm cho bằng
nhiều hơn…..bớt ra….làm cho bằng”
– Phát triển trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tạo cảm xúc hứng thú cho trẻ trong hoạt động toán
- Nội dung tích hợp và mục đích yêu cầu:
– MTXQ: bổ sung kiến thức về hoạt động của các loại PTGT (tiếng còi, cách vận hành….)
– Tạo hình: vẽ được 1 số PTGT theo dạng phác hoạ
– Đồng dao: “Đàn kiến” trẻ đọc thuộc có cảm xúc theo thể nhạc kèm theo vận động thích hợp
- Chuẩn bị:
– Theo băng tiếng còi xe – Băng nhạc: “Ai nhanh hơn”
– Dây xe có 5 loại
– 3 thùng để xe, mũi tên
– Giấy A3 (8)
– 4 hộp (đựng PTGT: máy bay, xe ô tô, thuyền, xe cảnh sát)
– Chữ số
HOẠT ĐỘNG CÔ | HOẠT ĐỘNG CHÁU |
Hàng ngày các con ai cũng được đi trên đường phố – đố các con: *Nghe được những tiếng động nào khi đang ở ngoài đường phố *Có những tiếng còi xe nào?
– Cô bật máy cassett cho trẻ nghe một lượt tiếng còi xe – Đố con đó là tiếng còi của những loại xe nào? – Bây giờ cô cho các con cơ hội để kiểm tra xem ai đúng? Ai sai? Cô kéo xe ra khỏi garage + Tất cả có bao nhiêu xe đã bấm còi? + Trong đó có bao nhiêu xe hụ còi? Là những xe nào? + Đến garage để xe rồi, xe đầu tiên vào garage – hãy đếm các xe còn nhìn thấy đi (cho trẻ đếm ngược 5 -> 1)
– Các con có biết garage là gì không? – Ở đây mình cũng có một garage nữa. Các con nghĩ thử xem mình sẽ làm gì với garage này? – Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Chúng ta cùng lái xe” – Các con đoán xem cô làm gì? (cô phát những tờ giấy trên sàn nhà) Ở đây cô có rất nhiều ô tô – giờ các con sẽ làm hành khách đi ô tô – chú ý: + Mỗi ô tô chỉ chở 5 hành khách + Có bao nhiêu ô tô? + Như vậy mình có bao nhiêu nhóm? – Bây giờ mỗi nhóm cử ra một bạn-> đi về phía garage chọn 1 hộp ở trong garage mang về mở ra cho cả nhóm xem – chú ý không để nhóm bạn nhìn thấy. Và mỗi nhóm tự nghĩ xem nhóm mình làm động tác về phương tiện giao thông đó như thế nào? + Khi một nhóm đứng lên biểu diễn – các nhóm còn lại theo dõi đoán tên PTGT đó + Lần lượt từng nhóm chơi + Cho các PTGT vào garage
– Cô còn một cuộc thi nữa – có rất nhiều bàn – Trên bàn có quy định sẵn số người. Mỗi con tìm cho mình một chỗ sao cho: số người trong bàn bằng số đã quy định – Cô ra hiệu lệnh – các con vẽ thật nhanh các loại xe – xe nào cũng được (mở nhạc vẽ – tắt nhạc kết thúc) – Các con đếm lại xem: nhóm mình đã vẽ xong tất cả bao nhiêu xe hoàn chỉnh? + Chọn chữ số đặt vào tương ứng với số xe đã vẽ hoàn chỉnh – Cô cho cả lớp mang tranh lên – cùng kiểm tra *Đố các con – đây là cái gì? – Ở mỗi bức tranh có số lượng xe khác nhau – các con xếp tranh lại theo chiều mũi tên + Càng về phía mũi tên thì số lượng càng giảm dần – Cô sửa sai (nếu có) *Bây giờ mỗi nhóm cùng mang tranh về bàn Dùng bút khoanh 5 xe hoàn chỉnh trong 1 vòng tròn, tranh nào chưa đủ 5 xe thì lên bảng lấy xe gắn thêm vào cho đủ. Sau đó lấy bút khoanh lại cho nhớ: “Trong 1 vòng tròn có 5 xe” *Cho các nhóm lần lượt kiểm tra
|
– Trẻ nhớ kể lại
– Kể tên tiếng còi các loại xe vừa nghe – Trẻ đếm – Trẻ phân loại và nêu số lượng, tên gọi xe
– Trẻ đếm theo yêu cầu
– Trẻ nghĩ ra trò chơ
– Trẻ tưởng tượng
– Trẻ lên ô tô và tự kiểm tra số lượng – Quan sát đếm
– Cùng chơi trò chơi tưởng tượng cách vận hành của PTGT
– Trẻ quan sát và về nhóm trẻ chọn
– Cùng vẽ phác hoạ đường nét các loại xe
– Trẻ đếm
– Chọn chữ số
– Trẻ suy nghĩ và thực hiện yêu cầu cô đưa ra
– Trẻ nghe theo yêu cầu và cùng vẽ “Nhóm phối hợp làm theo yêu cầu cô đưa ra”
– Trẻ kiểm tra lẫn nhau
Cùng vận động |
Chủ đề các đồ dùng trong gia đình
Chủ đề các đồ dùng trong gia đình
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
Đề tài: Bé chơi với dây.
LỚP LÁ 1
1./ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
– Trẻ biết đo chiều dài của vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
– Biết so sánh sự khác biệt về chiều dài của 3 đối tượng.
– Trẻ hiểu nếu các vật có cùng chiều dài với nhau nhưg được đo bằng những đơn vị đo khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.
– Rèn kỹ năng đi bước chân thẳng hàng qua trò chơi.
– Trẻ biết cách thắt gút sợi dây.
– Trẻ biết phối hợp và thảo luận với các bạn trong nhóm để thực hiện các hoạt động.
2./ CHUẨN BỊ
– Các thùng giấy, hộp, ống chỉ…
– Các sợi dây với nhiều màu và nhiều kích cỡ khác nhau.
3./ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
Hoạt động 1: Tìm đường về đích
– Cô cho trẻ đặt những chướng ngại vật xung quanh lớp đồng thời làm vạch xuất phát và đích đến. Sau đó cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm cô phát 1 sợi dây với 3 màu khác nhau. – Cô yêu cầu trẻ cùng quan sát và tìm ra con đường đến đích gần nhất. Khi đã chọn con đường cả nhóm sẽ cùng dùng day làm dấu con đường nhóm mình đã chọn. – Cô yêu cầu trẻ quan sát và so sánh bằng mắt đoán xem trong 3 con đường mà 3 nhóm đã chọn thì con đường nào sẽ ngắn nhất, con đường nào dài nhất. – Cô hỏi trẻ “Có cách nào để kiểm tra những phán đoán của các con không? ”
– “Thế các con sẽ đo như thế nào?” – Cô thống nhất sẽ so sánh chiều dài 3 sợi dây. => Cô hướng trẻ xếp 3 sợi dây để thẳng xuống sàn và so để xem sợi nào ngắn nhất, dài hơn, dài nhất. – Trẻ mô tả lại đường đi ngắn nhất và thực hiện lại đường đi đó cho cả lớp xem.
* Hoạt động 2: Đo dây bằng các đơn vị đo khác nhau: – Hỏi trẻ: “Có cách nào làm cho 3 sợi dây bằng nhau không?” – Cho trẻ thực hiện cách để làm 3 sợi dây bằng nhau mà cô thấy sẽ nhanh nhất. – “Với nhiều cách đo khác nhau. Ngày hôm nay cô sẽ cho các con đo sợi dây bằng đơn vị đo là cạnh của 1 ô gạch. Mình sẽ đo xem sợi dây này dài bằng mấy ô gạch?” – “Các con sẽ đo như thế nào?” – Cho trẻ mô tả cách đo và thực hiện thử.” – Nếu trẻ không thực hiện được cô làm mẫu cách đo trên ô gạch cho trẻ xem. – Trẻ thực hiện, cô ghi lại kết quả đo của từng nhóm trẻ. – Hỏi trẻ: “Các con có biết tại sao kết quả đo lại bằng nhau không?” Cho trẻ suy đoán. => Cô gút lại: Vì các sợi dây có chiều dài bằng nhau và được đo bằng cùng 1 đơn vị đo đó là ô gạch nên kết quả sẽ giống nhau. – Cô đặt vấn đề: “ Nếu cũng là những sợi dây có chiều dài bằng nhau này mà cô sẽ dùng các đơn vị đo khác nhau như là thước, que, gậy( cô giơ lên các loại dùng cho trẻ đo và nhấn mạnh chiều dài của các đơn vị đo không giống nhau) thì kết quả đo sẽ như thế nào?” – Cho trẻ mỗi nhóm chọn đơn vị đo và thực hiện kỹ năng đo. – Cô ghi lại kết quả đẻ trẻ so sánh. => Sau đó cô gút lại: Các sợi dây này có chiều dài bằng nhau nhưng được đo bằng các đơn vị đo khác nhau nên kết quả đo sẽ khác nhau.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Qua cầu dây” – Cô cho trẻ xem những sợi dây có nhiều nút thắt và hỏi trẻ thấy có gì lạ ở sợi dây này. – Cho trẻ đặt dây thẳng ra và cùng chơi trò chơi “Cùng đi qua cầu dây”. Trẻ đi tự do trên nền nhạc. |
Cùng nhau đặt những cái thùng để tạo chứong ngại vật theo sự hướng dẫn của cô.
– Trẻ thảo luận trong nhóm và chọn con đường ngắn nhất để đến đích. Dùng dây làm dấu con đường đã chọn.
– Trẻ quan sát và phán đoán.
– Trẻ tìm cách có thể kiểm tra theo suy nghĩ của trẻ( đo con đường, đo sợi dây…). – Trẻ mô tả cách đo.
– Cùng cô xếp 3 sợi dây để so sánh chiều dài.
– Nhóm chọn đường ngắn nhất sẽ đi lại con đường cho các bạn xem.
– Trẻ suy nghĩ, vận dụng kinh nghiệm để đưa ra ý kiến cho riêng mình. – Thực hiện cách để làm 3 sợi dây giống nhau mà cô cho là nhanh nhất.
– Mô tả cách đo và lên đo thử cho các bạn xem.
– Trẻ thực hiện đo dây bằng ô gạch theo từng nhóm. – Trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý của mình.
– Suy đoán kết quả đo.
– Thực hiện đo dây bằng que, thước, gậy…
– Cùng chơi với cô. |
động góc: Chơi thắt nút các loại dây làm vật trang trí, làm vòng đeo, dây cột tóc…
Giáo án giáo dục thể chất Chủ đề: thế giới thực vật
Giáo án giáo dục thể chất Chủ đề: thế giới thực vật
Đế tài: bật liên tục vào 4-5 vòng
Trò chơi: ai nhanh nhất
Đối tượng: trẻ 5-6 tuổi
Số lượng trẻ: 25-30 trẻ
Thời gian dạy: 25-30 phút
Ι. Mục đích-Yêu cầu
Kiến thức:
-Trẻ nhớ tên bài tập, tên trò chơi vận động.
-trẻ biết dung lực của đôi bàn chân nhún bât liên tục vào 5 vòng
-trẻ tiếp đất nhẹ nhàng bằng 2 nửa bàn chân. Khi bật không dẫm chân vào vạch, vào vòng.
-trẻ biết cách chơi trò chơi và chơi đúng luật.
-trẻ phân biệt được 1 số loại rau củ quả.
Kĩ năng:
-trẻ thực -rèn cho trẻ các tố chất vể thể lực: nhanh, bền. khéo
hiện động tác rõ rang, thành thạo theo hiệu lệnh của cô
-có kỹ năng chuyển đội hình, đội ngũ trong khi tập
Thái độ:
Trẻ có thái độ yêu thích thể dục, có ý thức tổ chức kỉ luật
Giáo duc trẻ ăn nhiều rau củ quả
ΙΙ. Chuẩn bị
-Địa điểm tổ chức: phòng thể chất của trường sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát, rộng rãi
-Đồ dùng: xắc xô, đàn, đĩa đàn ghi bài đoàn tàu nhỏ xíu, lá xanh
Vòng thể dục 10 cái( đường kính 0,4m)
1 số loại rau củ quả
Hoa
Quả 4 rổ
-trang phục
Cô và trẻ ăn mặc gọn gàng hợp thời tiết
-Sơ đồ
*Sơ đồ khởi động
* * * * * * * * * * ->* * * * *
* *
* * * * * *
* * * * * * * * * *
*sơ đồ tập vận động cơ bản:
* * * * * * * * * * * *
* —20cm—OOOOO->
* —2ocm—OOOOO->
* * * * * * * * * *
*sơ đồ trồ chơi ‘‘ai nhanh nhất’’
* * * * * * * * * * * * -> O
O
* * * * * * * * * * * * -> O
O
ΙΙΙ. Cách tiến hành
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng
Hoạt động của giáo viên
-Cô cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc, trẻ làm đoàn tàu nối đuôi nhau đi thành vòng tròn,cô đi vào trong vòng tròn ngược chiều với trẻ: cho trẻ đi thường 5m->đi bằng mũi bàn chân 2m->đi thường 5m->đi bằng gót chân 2m->đi thường->đi nhanh->chạy chậm-> chạy nhanh->chạy chậm->tàu về ga(tập trên nền nhạc ‘đoàn tàu nhỏ xíu’).
-cho trẻ về đội hình 2 hàng dọc, điểm số 1-2
Tách hàng quay thành 4 hàng ngang chuẩn
Bị tập BTPTC
*động tác tay;(2 lần x8 nhịp)
Các ngón tay đan xen vào nhau, gập, duỗi Cẳng tay ra phía trước
*động tác bụng lườn(2lần x 8 nhịp)
Hai tay chống hông, quay người sang 2 bên 90 độ.
*động tác chân:(3 lần x 8 nhịp )
Hai tay sang ngang, đưa về trước mặt và khuỵu gối
*động tác bật nhảy(n x 8 nhịp)
Bật tách khép chân
_Cô giới thiệu tên bài tập:chuẩn bị cho hội thi
“Hội khỏe măng non” của trường hôm nay cô sẽ dạy chúng mình “bật liên tục vào 4-5 vòng”
_Cô làm mẫu:
+lần 1: không giải thích
+lần 2: cô giải thích: từ đầu hàng cô bước tới vạch xuất phát
TTCB cô đứng 2 chân chụm vào, hai tay chống hông khi có hiệu lềnh bật: cô nhún hai đầu gối xuống và bật, tiếp đất bằng 2 nửa bàn chân trên, bật liên tục vào các vòng sau đó trở về cuối hàng
+lần 3: cho 1 trẻ lên thực hiện. cả lớp nhận xét,
Cô Nhắc lại những ý chính
_cho trẻ thực hiện
+lần 1: lần lượt 2 trẻ ở đầu hàng lên tập, mỗi trẻ
Bật một lần cô quan sát và sửa sai, đọng viên trẻ
_cô hỏi trẻ tên bài tập.
+lần 2:cho trẻ tập dưới hình thức thi đua, không giẫm vòng, cô sẽ thưởng hoa
_củng cố:
+cho trẻ nhắc lại tên bài tập
+gọi 2 trẻ lên thực hiện
_Lớp học ngoan và giỏi cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi “ai nhanh nhất”
–cô giới thiệu cách chơi, luật chơi:
Chơi theo luật tiếp sức: bạn thứ nhất của các tổ sẽ chạy lên rổ lấy 1 loại rau mà cô yêu cầu->chạy về bỏ rau vào rổ của đội-> đập tay vào bạn tiếp theo-> như vậy đến khi hết bản nhạc mỗi bạn chỉ được lấy 1 loại ai lấy sai hoặc nhiều là ko đc tính. Bạn tiếp theo chỉ chạy khi bạn của đội mình chạy về đập tay cô cho trẻ chơi trên nền nhạc không lời. chia trẻ thành 2 đôị->kết thúc cô kiểm tra và khen thưởng
_cô nhận xét buổi chơi tuyên dương trẻ
_cho trẻ làm chim bay cò bay nhẹ nhàng
Giáo án mầm non đề tài mùa xuân của bé
Giáo án mầm non đề tài mùa xuân của bé
HĐ TÌM HIỂU MT XUNG QUANH
Chủ đề : MÙA XUÂN
Đề tài :Mùa xuân của bé
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
– Trẻ hiểu đặc điểm của mùa xuân , cây cối ,thời tiết , hoạt động và thứ tự các mùa hiểu được sự phát triển của con người , cây cối .
Biết 1 năm khởi đầu bằng mùa xuân, đánh dấu con người được thêm 1 tuổi
– Phát triển khả năng tư duy , cảm nhận sự biến đổi về thời gian
– Cung cấp vốn từ : Đâm chồi nảy lộc ,khoe sắc, du xuân…
– Trẻ tích cực tham gia các hoạt động ,biết chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn
II. CHUẨN BỊ :
– Một số lá cây : Mai ,cúc , vạn thọ,hồng ,thược dược …
– Hình ảnh các mùa : Thời tiết ( 4 tranh theo 4 mùa)
Trang phục ( 4 tranh theo 4 mùa)
Các hoạt động : bơi ,du xuân , sưởi ấm , câu cá
– Hình ảnh lô tô cô và cháu vẽ : món ăn ,trái cây đặc trưng vào mùa xuân và các mùa hạ –thu –đông
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt đông 1: Dạo vườn hoa xuân
Yêu cầu : Cháu nhận biết đặc điểm của mùa xuân .
Cô cho cháu ra vườn hoa xuân của trường
– Con có thấy mấy hôm nay trường mình có gì lạ không
– Vì sao có nhiều hoa đẹp & xanh tốt thế?
– Con biết gì về mùa xuân? ( nếu trẻ không nói hết được cô gợi ý) .
Vào mùa xuân thời tiết như thế nào ? . Cây cối ra sao ?
– Con có nhận xét gì về mùa xuân & các mùa khác
– Có bài hát nào cũng nói về mùa xuân? (con vừa học) .
Cho trẻ hát 1 đoạn “em thêm 1 tuổi”
– Vậy 1 năm mới khởi đầu bằng mùa gì ?
– Thêm 1 mùa xuân các con được thêm gì ?
– Vậy bây giờ các con được mấy tuổi? Vào mùa xuân con thường thấy có những hoạt động nào ?
– Con biết các loại trái cây, các loại hoa nào đặc trưng của mùa xuân không?
– Nãy giờ chúng ta cùng trò chuyện về mùa nào vậy?
– Ngoài mùa xuân ra con còn biết thêm mùa nào nữa? -> Một năm qua đi bắt đầu bằng mùa xuân , con người, cây cối , muôn thú đều phát triển & lớn lên => Cô kết hợp giáo dục
Hoạt động 2: TC xếp đúng vị trí
+Yêu cầu : Cháu biết thứ tự các mùa trong năm thể hiện bằng thời tiết , trang phục , cây xanh
– Chia trẻ về 4 nhóm , thảo luận xếp các hình theo đúng thứ tự các mùa trong năm .
Nhóm 1 : Thời tiết . Nhóm 2 : Trang phục .
Nhóm 3 : Cây xanh .
Nhóm 4 : Hoạt động phù hợp mỗi mùa
– Cô và trẻ cùng sửa sai cho các bạn
Hoạt động 3: Bé chọn đúng
Yêu cầu : Cháu biết lựa chọn các món ăn , hoạt động vui chơi giải trí , hoa ,qủa đặc trưng của mùa xuân
– Cô để 4 rổ hình ở 4 nhóm; chia trẻ về nhóm lấy những món ăn , trái cây ,các loại hoa , hoạt động vui chơi giải trí chỉ có ở mùa xuân xếp theo loại
– Cô và cháu cùng kiểm tra
Hoạt động 4: Bé vẽ tranh mùa xuân
Yêu cầu : Cháu biết một số đặc điểm hoạt động đặc trưng của mùa xuân
– Chia nhóm cho trẻ vẽ 4 bức tranh.
– Cho trẻ vẽ lại các đặc điểm , hoạt động đặc trưng của mùa xuân theo sự hiểu biết của trẻ trên 1 bức tranh chung của nhóm.
– Cô gợi ý để trẻ thể hiện sự sáng tạo vào tác phẩm
Dự kiến hoạt động của cháu
– Có nhiều hoa, nhiều cây kiểng
– Mùa xuân đến – Nắng nhẹ , không khí dễ chịu
– Xanh tốt,đâm chồi nảy lộc
– Muà xuân không khí mát mẻ hơn, cây cối xanh tốt hơn , bông hoa đua nở,khoe sắc hương…
– “Em thêm 1 tuổi”
– Mùa xuân – Thêm 1 tuổi – 6 tuổi
– Mọi người đi du xuân , sửa sang nhà cửa ,chuẩn bị đón tết……
– Trái cây:Dưa hấu, quýt,lê…
– Hoa:Đào, mai, cúc, thược dược
– Mùa xuân
– Mùa hạ, thu, đông
– Lần lượt từng nhóm lên gắn lên bảng & giới thiệu với các bạn – Trẻ về nhóm thực hiện
– Trẻ vẽ vườn hoa công viên ngày tết , bé chúc tết …
Giáo án tham khảo đề tài một số loại hoa
Giáo án tham khảo đề tài một số loại hoa
HĐ TÌM HIỂU MT XUNG QUANH
Chủ đề : HOA – QUẢ
Đề tài : Một số loại hoa
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
– Củng cố kiến thức của trẻ về tên gọi , đặc điểm đặc trưng và các bộ phận của một số loại hoa quen thuộc
– Phân loại hoa theo các đặc điểm
+ Hoa : Mọc từng cái , mọc thành chùm
Cánh tròn, cánh dài
– Phát triển vốn từ : mịn màng , Búp, nhú lên, xòe ra
– Giáo dục trẻ biết ích lợi của 1 số loại hoa hoa đối với đời sống con người
II/ CHUẨN BỊ :
-Tổ chức cho trẻ đi dạo xem một số loại hoa vào HĐNT
– Một số loài hoa thật : Hoa hồng ,Cúc ,Trang ,Thược dược
– Tranh lô tô về các loại hoa (cô cho trẻ làm vào chiều hôm trước)
– 2 giỏ hoa
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động cô
Hoạt động 1 : Bé biết hoa nào? Yêu cầu :
Trẻ nhận biết tên gọi và đặc điểm của một số loài hoa .
Cô trò chuyện với trẻ :
Lần trước các con đã được xem phim về những loại hoa nào ? .
Trẻ kể hoa nào , cô cho trẻ lên chọn & hướng trẻ tìm hiểu về loại hoa đó VD: Con có nhận xét gì về hoa hồng ? (nếu trẻ không nói được cô gợi ý )
– Nó có màu gì ? hình dáng cánh hoa ra sao ? , ngửi hoa con thấy thế nào? (cho vài trẻ ngửi hoa) , cành hoa hồng có gì đặc biệt so với những loại hoa khác ?
– Sờ vào cánh hoa con có cảm giác như thế nào ? (cô cho trẻ sờ cánh hoa)
– Hoa hồng mọc như thê nào ? -Vậy con biết những loại hoa nào cũng mọc từng cái không ? .
Trẻ kể hoa nào cô cho trẻ lên chọn & nói về hoa ấy
– Thế những loại hoa nào mọc thành chùm ?
– Hoa hồng và hoa trang có gì giống và khác nhau ?
– Ngoài các loại hoa này ,con còn biết thêm những loại hoa nào khác?
– Hoa thường dùng để làm gì nhỉ ? – Nếu như các ngày lễ, hội mà không có hoa sẽ cảm thấy thế nào ? – Nảy giờ chúng ta cùng trò chuyện về những gì?
– Các loài hoa đều có chung đặc điểm gì?
– Vậy chúng khác nhau về cái gì? => Hoa có rất nhiều loại , nhiều hình dạng ,màu sắc khác nhau nhưng đều có các bộ phận như nhau và đều mang lại vẽ đẹp trong cuộc sống con người
+ cô kết hợp giáo dục
Hoạt động 2 : TC:Ai tinh mắt hơn?
Yêu cầu: Nhận biết các bộ phận của hoa ( Dựa theo TC kidsmart “ ngôi nhà khoa học”)
– Chia trẻ ngồi theo 4 nhóm.Cô quay phim và hỏi trẻ tên các loại hoa trên bảng,ở mỗi hoa cô dừng lại cho trẻ quan sát đặc điểm, bộ phận của từng hoa. Mỗi nhóm sẽ chọn rổ ĐD về thỏa thuận và ráp các bộ phận tạo thành những hoa giống mẫu của cô
– Cô và trẻ cùng kiểm tra lại
Hoạt động 3 : TC Ai chọn đúng Yêu cầu : Phân nhóm các loại hoa theo đặc điểm – Cô chia trẻ thành 4 nhóm , cho trẻ tự lựa chọn các tranh lô tô để phân nhóm
+ Lần 1 :cô yêu cầu . Nhóm 1 &3 : Hoa cánh tròn ,cánh dài .
Nhóm 2 &4 : Hoa mọc từng cái – từng chùm
+ Lần 2 : Cháu phân theo dấu hiệu riêng mà cháu thỏa thuận
Hoạt động 4 : Bàn tay khéo léo Yêu cầu : Cháu biết cách sắp xếp ,bày trí các loại hoa – Từ 4 nhóm trên trẻ sẽ chọn đĩa,lọ hoặc giỏ hoa về bày trí , sắp xếp hoặc cắm , sao cho thẩm mỹ , đẹp mắt theo ý tưởng mà nhóm đã thỏa thuận
– Cô bao quát gợi ý cháu thực hiện
Dự kiến hoạt động cháu
– Trẻ kể : Hoa hồng ,trang , cúc , huệ …
– Hoa hồng màu đỏ ,có hương thơm, cành có nhiều gai…
– Cánh hoa mềm ,mịn màng – Mọc từng cái – Trẻ kể : hoa cúc ,thược dược , cẩm chướng …
– Hoa trang ,huệ … -Giống: đều có cành,lá,hương thơm
– Khác : Hoa hồng mọc từng cái, cánh tròn, có nhiều gai ;
– Hoa Trang mọc thành chùm , cánh dài,thân không có gai
– Hoa đào ,mai , lan, huệ… – Trang trí nhà cửa, làm thuốc , nước hoa ,làm qùa …
– Không đẹp ,không có màu sắc, cảm thấy buồn – Các lòai hoa
– Đều có cuống , lá, đài,nhụy, cánh… – Màu sắc, tên gọi,đặc điểm…
– Trẻ cùng chơi với nhóm bạn
– Cháu phân theo đặc điểm cô đưa ra từng nhóm
– Cháu về nhóm phối hợp với các bạn để thực hiện
Giáo án đề tài một số loại quả
Giáo án đề tài một số loại quả
HĐ TÌM HIỂU MTXQ
Chủ đề : HOA- QUẢ
Đề tài : Một số loại quả
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
– Củng cố kiến thức của trẻ về tên gọi và những đặc điểm đặc trưng của một số qủa quen thuộc
– Phân loại qủa theo các đặc điểm
. Qủa có nhiều hạt ,ít hạt
. Qủa có vị ngọt ,chua
. Qủa có múi , không múi
. Qủa có vỏ sân sùi ,nhẵn
. Qủa mọc thành chùm
– Giáo dục cháu biết ích lợi của các loại qủa đối với đời sống con người : làm da dẻ hồng hào , mau lớn , chống bệnh tật , trẻ nên ăn nhiều trái cây
II. CHUẨN BỊ :
– 1 số hình vẽ lô tô về các loại quả cô tổ chức cho cháu làm chiều hôm trước (qủa 1 hạt ,nhiều hạt , mọc từng trái , mọc chùm…… )
– 1 cái túi có đựng trái cây thật : nhãn ,nho , quýt , mạng cầu , chuối , táo …
– 4 đĩa nhựa lớn , rổ nhựa, 4 bàn
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động 1 : Chiếc túi kỳ diệu
– Cô cho trẻ lên sờ và đoán xem trong túi có gì
– Trẻ nói quả nào cô cho trẻ lấy ra & phân tích luôn VD: Con biết gì về quả cam? ( cô gợi ý thêm) . Nó có màu gì ,hình dáng bên ngoài , cấu tạo, mùi vị (cô cho trẻ khảo sát: sờ , ngữi, nếm…để trả lời) – Qủa nào cũng có nhiều hạt như quả cam ?
– Còn qủa nào ít hạt? – Qủa cam và quả táo có gì giống và khác nhau không?
– Mình còn biết thêm qủa nào nữa ? – Có gì đặc biệt khác với các qủa khác ?
– Quả nào cũng mọc thành chùm nữa?
– Trong các loại qủa trên , con thích ăn loại qủa nào nhất ? vì sao con thích ? -> Có qủa sần sùi , trơn láng , có qủa từng trái,mọc thành chùm, có múi , không múi nữa … nhưng mình đều gọi chung là …? Các con cần ăn nhiều trái cây vì giúp cơ thể khỏe mạnh , da dẻ hồng hào
Hoạt động 2 : TC “Ai chọn đúng” Yêu cầu : Phân nhóm các loại qủa theo đặc điểm ( Dựa theo TC kidsmart trang 19 xem tại Phần mềm Kidsmart mầm non “ ngôi nhà khoa học”
– Cô chia mỗi nhóm 5 trẻ
– Có nhiều trái cây qúa , các con giúp cô xếp chúng đúng theo từng đặc điểm nhé
-Lần 1 : . Nhóm qủa nhiều hạt Nhóm qủa sấn sùi . Nhóm qủa nhiều múi Nhóm qủa mọc thành chùm .
– Lần 2 : Cháu về nhóm xếp theo dấu hiệu riêng , cô bao quát kiểm tra trẻ
Hoạt động 3 : TC “Bạn hãy đoán xem” Yêu cầu :
Trẻ mô tả được đặc điểm các loại quả cho bạn đoán tên
+ Lần 1: Trẻ vẫn chơi theo nhóm . Từng trẻ trong nhóm sẽ đố bạn về đặc điểm của quả ấy cho bạn đoán tên quả VD: Quả gì màu xanh, vỏ có nhiều gai, trong có nhiều múi, ăn có vị ngọt…các bạn sẽ nói tên và đưa thẻ hình lên
+ Lần 2: Cho chơi chung cả lớp, lần lượt đại diện từng nhóm lên đố, trẻ đố sẽ đưa ra từng dữ liệu. Nhóm nào trả lời trước sẽ thắng . Cô và các bạn kiểm tra
Hoạt động 4 : TC “Bàn tay khéo léo” Yêu cầu : Cháu biết sắp xếp các loại trái cây thẩm mỹ, đẹp mắt -Các con sẽ về 4 nhóm mình cùng sắp xếp ,trang trí đĩa trái cây để đến giờ cơm mình mời các bạn cùng ăn nhé ! . Cô bao quát gợi cháu cách lột bỏ vỏ , sắp xếp xen kẽ đẹp mắt . Sau khi xếp, sẽ giới thiệu cho các bạn nghe
* Kết thúc :Hát “ Quả gì”
Hoạt động của cháu
– Cháu sờ và nói tên quả Táo, đu đủ, chôm chôm, cam…
– Trẻ nói theo sự hiểu biết – Đu đủ ,nhãn cầu …
– Táo ,xoài ,chuối
– Giống : trái cây tròn – Khác : vỏ sần sùi , láng , ít hạt, nhiều hạt…
– Nhãn ,nho , lê, mãng cầu… – Mọc thành chùm – Dâu, chôm chôm, vải…
– An ngon ,ngọt, da đẹp …
– Trái cây ,các loại qủa
– Cháu phân theo dấu hiệu cô đưa ra
– Cháu làm theo suy nghĩ
– Cháu chơi cùng bạn trong nhóm
– Cháu chơi chung cả lớp
– Cháu về nhóm phối hợp thực hiện
– Cháu giới thiệu điã quả mình có tên gì, gồm có loại quả nào
– Trẻ múa hát theo cô
Giáo án tham khảo đề tài một số loại rau
Giáo án tham khảo đề tài một số loại rau
HĐ TÌM HIỂU MT XUNG QUANH
Chủ đề : RAU – CỦ
Đề tài : Một số loại rau
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
– Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc của một số loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả.
– Biết được phần sử dụng của các loại rau và các món ăn nấu từ các loại rau đó
– Hiểu được ích lợi của một số loại rau trong đời sống con người là nguồn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho sự phát triển của cơ thể.
– Phát triển khả năng mô tả, so sánh, phân loại, chu ý và ghi nhớ.
– Giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn rau
II. CHUẨN BỊ :
– Một số loại rau, củ, quả thật bố trí thành khu vườn, mỗi trẻ một loại rau (củ, quả).
– 3 rổ tre lớn, 1 số ĐD BTLNT, rau củ.
– Một số hình cắt rời thân, rễ, cuống, quả, bảng nỉ.
– Tranh các loại rau, có loại không cùng nhón
Hoạt động cô
Hoạt đông 1: TC “Thu hoạch”
Yêu cầu : Cháu phân nhóm, phân loại các loại rau, củ , quả.
– Khu vườn đã đến ngày thu hoạch, các con chia ra 3 nhóm đi thu hoạch nhé !
Nhóm 1 : Rau ăn củ
Nhóm 2 : Rau ăn lá
Nhóm 3 : Rau ăn quả
– Cháu thu hoạch về cùng kiểm tra
* Rau ăn lá : Cô đưa loại nào cháu gọi đúng tên loại đó
– Theo con loại rau ăn lá phần nào ăn được, phần nào bỏ.
– Bạn nào có thể kể một vài món được chế từ rau ?
– Bạn nào giúp cô lựa ra rau ăn sống và rau ăn chín
– Con còn biết rau nào vừa ăn sống vừa ăn chín
– Tất cả các loại rau ăn lá có nhiều loại nhưng đều có phần rễ, thân lá , khi ăn mình chỉ ăn phần lá
* Rau ăn củ : Cháu lên lấy, các bạn nói tên, đặc điểm…
– So sánh củ su hào – cà rốt có gì khác và giống nhau?
– Loại rau này có nhiều hình dạng, củ dài, tròn, nhưng có đặc điểm chung là có lá ở trên, củ ở dưới, mình chỉ ăn phần củ.
* Rau ăn quả : – Bây giờ mình kiểm tra xem đây có phải là rau ăn quả không ?
– Cô đưa quả, trẻ gọi tên
– Con biết loại quả nào ăn sống
– ăn chín – Đố con cà chua và mướp khác và giống nhau điểm nào ?
– Vì sao mình gọi đây là loại rau ăn quả ?
– Trong tất cả loại rau này, con thích ăn loại rau nào nhất? Vì sao con thích ?
Hoạt động 2: TC “Bé chọn đúng”
+Yêu cầu : Chọn đúng phần sử dụng được của các loại rau
– Cô có rất nhiều loại rau nhưng không biết ăn phần nào, bỏ phần nào, các con hãy giúp cô.
– Cô cho trẻ chơi theo nhóm , chọn phần bỏ đi bỏ vào rổ chỉ để lại phần ăn được trình bày lên bảng
Hoạt động 3: TC “Mắt ai tinh” Yêu cầu : Cháu nhận ra các loại rau không cùng nhóm – Các con sẽ gạch bỏ loại nào không cùng nhóm với các loại rau và tìm xem trong tranh có tất cả bao nhiêu loại rau.Ghi chữ số tương ứng VD : cà rốt – su hào – củ dền – hoa hồng (bỏ hoa) cải – sà lách – rau muống – cam (bỏ cam)
Hoạt động 4: Tc “Người đầu bếp giỏi” Yêu cầu : Cháu nói được tên món ăn và trong món ăn đó có rau gì ? – Chúng ta đã thu hoạch được nhiều loại rau, bây giờ mình cùng làm các món ăn từ những loại rau nhé! Trẻ chia làm 4 nhóm , cùng thoả thuận và trình bày 1 món ăn để bày tiệc.
– Lần lượt mời cháu giới thiệu món ăn mà mình thực hiện. Trong món ăn đó có các loại rau gì ?
Dự kiến hoạt động cháu
– Trẻ đi lấy đúng loại cô yêu cầu để vào rổ
– Cháu gọi tên – ăn lá, bỏ rễ – Cháu lên phân ra
– Nhóm lấy rau ăn củ lên trình bày
+ Tròn , dài – màu xanh, cam…
+ Giống nhau : đều là rau ăn củ
– Sống : cà chua, dưa leo – Chín : bí đỏ, bầu
+ Sống trên giàn…
+ tròn- dài , xanh – đỏ – Vì khi ăn chỉ ăn phần quả
– Cháu trả lời theo ý thích (Có nhiều Vitamin, chất xơ giúp tiêu hóa tốt)
– trẻ về nhóm thực hiện theo yêu cầu
– Cháu gạch chéo
– viết số – Cháu chia về nhóm thực hiện
Giáo án lớp chồi tìm hiểu về nước và 1 số tính chất của nước
Giáo án lớp chồi tìm hiểu về nước và 1 số tính chất của nước
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Nội dung: tìm hiểu về nước và 1 số tính chất của nước
Lớp Chồi
- MỤC ĐÍCH:
- Phát triển nhận thức:
– Thông qua các hoạt động khám phá (tiếp xúc đàm thoại) tiếp xúc trực tiếp với nước và thông qua một số thực nghiệm nhỏ giúp trẻ hiểu được một số tính chất của nước: nước không màu, không mùi, không vị, nước có thể làm tan hoặc không tan một số chất. nước rất có ích cho đời sống con người, con người cần thiết phải có nước mới sống được
– Thông qua hoạt động kết hợp ôn lại cho trẻ về màu sắc, số lượng, củng cố hoạt động làm quen trẻ với toán
- Phát triển tính chất thẩm mỹ + tính chất xã hội:
– Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường nước
- Phát triển ngôn ngữ:
– Trẻ nói được các từ chỉ tính chất của nước: nước không có màu, nước không có mùi, nước không có vị…
– Trẻ biết trình bày những quan sát của bản thân bằng ngôn ngữ nhạc
– Biết rút ra kết luận cho bản thân
- HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP:
– Âm nhạc: hát + vận động + nghe tiếng sóng…
– Toán: số lượng 3, màu sắc…
- CHUẨN BỊ:
- Cô: thau nước to; 3 chai đựng dầu, muối, nước rửa chén. Khay nhựa, ly muỗng đũa, tô thuỷ tinh, rối Hugo, xô, nước sạch
- Cháu: câu chuyện kể về nước, tranh ảnh ngoài giờ
- TIẾN HÀNH:
- Hoạt động dẫn dắt:
– Hát và vận động: “Bạn ơi lắng nghe”
– “Lắng nghe, lắng nghe” : lắng nghe đoán xem tiếng gì? (tiếng nước chảy)
– Cô đổ nước vào xô cho trẻ đoán xem tiếng gì? Phát ra từ đâu?
– Cho trẻ tham quan hồ nước, nghịch nước, tiếp xúc nước
– Đàm thoại về một số tính chất của nước
- Nước có màu gì? Có mùi không? Có vị như thế nào?
- Nước dùng để làm gì?
- Nếu không có nước trên trái đất thì chuyện gì sẽ xảy ra?
– Trò chơi: tạo dáng làm con sóng
- Hoạt động khám phá:
– Anh Hugo xuất hiện, trẻ giúp anh Hugo tìm ra chai nào không tan trong nước bằng 3 thí nghiệm nhỏ
– Tách trẻ thành 3 nhóm: giao mỗi nhóm 1 chai hướng dẫn cách làm
– Trẻ làm thử và quan sát sau 5 – 10 phút
– Trẻ kể lại cách trẻ làm và những quan sát của trẻ
– Rút ra kết luận: để dầu vào nước, dầu không tan trong nước, mà liên kết với nhau thành hình nổi lên mặt nước
- Để nước rửa chén vào nước, lúc đầu không tan trong nước, chìm xuống dưới nước nhưng sau khi khuấy thì bắt đầu tan
- Muối tan liền khi cho vào trong nước
– Cô rút ra kết luận: khối lượng riêng của dầu nhẹ hơn nước nên bị nước đẩy lên trên; còn nước rửa chén ngược lại
– Nói cho anh Hugo biết cách tìm ra chai nước có chất mà khi đổ vào nước không tan trong nước
– Đàm thoại về nước sạch
– Hát và vận động theo điệu nhạc