Archive
Giáo án bộ môn làm quen với toán
Giáo án bộ môn làm quen với toán
GIÁO ÁN
BỘ MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: “Sử dụng xe cộ như thế nào?”
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
- Mục đích yêu cầu về toán:
– Củng cố biểu tượng và kỹ năng toán: nhận biết số lượng 5 – đếm so sánh – thêm bớt để làm cho bằng trong phạm vi 5
– Hình thành: + Biểu tượng ban đầu về việc xếp thành dãy thứ tự các nhóm đồ vật theo số lượng (trong phạm vi 5)
+ Khả năng sử dụng đúng mẫu diễn đạt
“Ít hơn…… thêm vào….làm cho bằng
nhiều hơn…..bớt ra….làm cho bằng”
– Phát triển trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, tạo cảm xúc hứng thú cho trẻ trong hoạt động toán
- Nội dung tích hợp và mục đích yêu cầu:
– MTXQ: bổ sung kiến thức về hoạt động của các loại PTGT (tiếng còi, cách vận hành….)
– Tạo hình: vẽ được 1 số PTGT theo dạng phác hoạ
– Đồng dao: “Đàn kiến” trẻ đọc thuộc có cảm xúc theo thể nhạc kèm theo vận động thích hợp
- Chuẩn bị:
– Theo băng tiếng còi xe – Băng nhạc: “Ai nhanh hơn”
– Dây xe có 5 loại
– 3 thùng để xe, mũi tên
– Giấy A3 (8)
– 4 hộp (đựng PTGT: máy bay, xe ô tô, thuyền, xe cảnh sát)
– Chữ số
HOẠT ĐỘNG CÔ | HOẠT ĐỘNG CHÁU |
Hàng ngày các con ai cũng được đi trên đường phố – đố các con: *Nghe được những tiếng động nào khi đang ở ngoài đường phố *Có những tiếng còi xe nào?
– Cô bật máy cassett cho trẻ nghe một lượt tiếng còi xe – Đố con đó là tiếng còi của những loại xe nào? – Bây giờ cô cho các con cơ hội để kiểm tra xem ai đúng? Ai sai? Cô kéo xe ra khỏi garage + Tất cả có bao nhiêu xe đã bấm còi? + Trong đó có bao nhiêu xe hụ còi? Là những xe nào? + Đến garage để xe rồi, xe đầu tiên vào garage – hãy đếm các xe còn nhìn thấy đi (cho trẻ đếm ngược 5 -> 1)
– Các con có biết garage là gì không? – Ở đây mình cũng có một garage nữa. Các con nghĩ thử xem mình sẽ làm gì với garage này? – Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Chúng ta cùng lái xe” – Các con đoán xem cô làm gì? (cô phát những tờ giấy trên sàn nhà) Ở đây cô có rất nhiều ô tô – giờ các con sẽ làm hành khách đi ô tô – chú ý: + Mỗi ô tô chỉ chở 5 hành khách + Có bao nhiêu ô tô? + Như vậy mình có bao nhiêu nhóm? – Bây giờ mỗi nhóm cử ra một bạn-> đi về phía garage chọn 1 hộp ở trong garage mang về mở ra cho cả nhóm xem – chú ý không để nhóm bạn nhìn thấy. Và mỗi nhóm tự nghĩ xem nhóm mình làm động tác về phương tiện giao thông đó như thế nào? + Khi một nhóm đứng lên biểu diễn – các nhóm còn lại theo dõi đoán tên PTGT đó + Lần lượt từng nhóm chơi + Cho các PTGT vào garage
– Cô còn một cuộc thi nữa – có rất nhiều bàn – Trên bàn có quy định sẵn số người. Mỗi con tìm cho mình một chỗ sao cho: số người trong bàn bằng số đã quy định – Cô ra hiệu lệnh – các con vẽ thật nhanh các loại xe – xe nào cũng được (mở nhạc vẽ – tắt nhạc kết thúc) – Các con đếm lại xem: nhóm mình đã vẽ xong tất cả bao nhiêu xe hoàn chỉnh? + Chọn chữ số đặt vào tương ứng với số xe đã vẽ hoàn chỉnh – Cô cho cả lớp mang tranh lên – cùng kiểm tra *Đố các con – đây là cái gì? – Ở mỗi bức tranh có số lượng xe khác nhau – các con xếp tranh lại theo chiều mũi tên + Càng về phía mũi tên thì số lượng càng giảm dần – Cô sửa sai (nếu có) *Bây giờ mỗi nhóm cùng mang tranh về bàn Dùng bút khoanh 5 xe hoàn chỉnh trong 1 vòng tròn, tranh nào chưa đủ 5 xe thì lên bảng lấy xe gắn thêm vào cho đủ. Sau đó lấy bút khoanh lại cho nhớ: “Trong 1 vòng tròn có 5 xe” *Cho các nhóm lần lượt kiểm tra
|
– Trẻ nhớ kể lại
– Kể tên tiếng còi các loại xe vừa nghe – Trẻ đếm – Trẻ phân loại và nêu số lượng, tên gọi xe
– Trẻ đếm theo yêu cầu
– Trẻ nghĩ ra trò chơ
– Trẻ tưởng tượng
– Trẻ lên ô tô và tự kiểm tra số lượng – Quan sát đếm
– Cùng chơi trò chơi tưởng tượng cách vận hành của PTGT
– Trẻ quan sát và về nhóm trẻ chọn
– Cùng vẽ phác hoạ đường nét các loại xe
– Trẻ đếm
– Chọn chữ số
– Trẻ suy nghĩ và thực hiện yêu cầu cô đưa ra
– Trẻ nghe theo yêu cầu và cùng vẽ “Nhóm phối hợp làm theo yêu cầu cô đưa ra”
– Trẻ kiểm tra lẫn nhau
Cùng vận động |
Chủ đề thế giới thực vật
Chủ đề thế giới thực vật
Giáo án: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề:THẾ GIỚI THỰC VẬT
Đề tài:TẠO NHÓM VỚI SỐ LƯỢNG 5
Nhóm lớp: Chồi.
I. Mục đích yêu cầu:
– Kiến thức: Trẻ biết tạo nhóm vật có số lượng 5, trẻ biết cách chia nhóm, tách gộp nhóm có số lượng 5.
– Kỹ năng: Phân nhóm, tách gộp các đối tượng có số lượng 5.
– Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ, ngôn ngữ toán học.
– Giáo dục: Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoạt động.
II. Phương pháp – biện pháp:
– Trực quan, đàm thoại.
– Bài tập, trò chơi.
III. Chuẩn bị:
– Số 5, băng nhạc bài “Màu hoa”.
– Mô hình vườn hoa.
– Hoa rời, giáo cụ của cô (hoa 5 cái), hoa rời trong rổ hơn 5 cái cho trẻ
– Rổ đựng, tranh vẽ các loại hoa (5 tranh).’
IV. Nội dung kết hợp: Âm nhạc: Bài “Màu hoa”, bài “Lý cây bông”.
Hoat động của cô
|
Hoat động của trẻ
|
1. Hoạt động 1: “Ai tìm nhanh”
– Cô và trẻ hát
bài hát “Màu hoa” – Các con vừa hát bài gì?
– Trong vườn hoa các con thấy có những loại hoa gì?
– À, cô cũng có một vườn hoa, cô mời các bạn cùng tham
quan. Các loại hoa trong vườn cô trồng có số lượng như thế nào? – Các con có nhận xét gì về vườn hoa này?
– Cô mời một bạn lên chỉ cho cô xem loại hoa nào có số
lượng 5? – Tại sao các con biết loại hoa này có số lượng 5?
– Tại sao con không chọn loại hoa kia mà chọn loại hoa này?
– Vậy cô làm sao để nhóm hoa này có số lượng 5?
– Trong lớp mình có nhóm đồ chơi nào có số lượng 5?
– Lớp mình có biết số 5 chưa?
– Chỉ cho cô xem số 5 có ở đâu trong lớp mình?
2. Hoat động 2: Trò chơi “Xem ai thông minh
hơn”. – Cô mời cả lớp hát bài hát “Lý cây bông”.
– Trong bài hát có mấy loại hoa?
– Cô gắn các loại hoa lên bảng.
– Bây giờ cô muốn tặng cho cô hiệu trưởng, một nửa cho cô
Trang, cô sẽ chia hoa như thế nào? – Mời trẻ đoán xem có mấy cách chia thành 2 nhóm.
– Ở đây cô có rất nhiều hoa, cô để trong rổ, cô mời các
con lên lấy hoa. – Trong rổ của con có nhiều hoa không? Bây giờ con hãy
chọn ra cho cô 5 bông hoa. – Cô muốn, cô muốn.
– Cô muốn các con chia nhóm 5 bông hoa thành 2 nhóm nữa,
con sẽ chia như thế nào? – Cô mời 2-3 trẻ nói lại cách chia.
– Vậy mình có mấy cách chia?
– Cô chia 1-4, 1 bên 1 và 1 bên 4, khi cô gộp lại thì cô
có bao nhiêu bông hoa? – Bây giờ cô sẽ chia cách khác 2-3, 3-2.
– Tổ chức cho trẻ chia nhóm.
– Chơi trò chơi “Gieo hạt”.
3. Hoạt động 3: Trò chơi :Ai nhanh hơn
– Kết nhóm, kết nhóm. Kết mỗi nhóm 5 bạn.
– Cô phát cho mỗi nhóm 1 tờ A3 vẽ các loại hoa có số lượng
khác nhau. – Yêu cầu: Trẻ dùng bút màu đỏ khoanh tròn nhóm có số
luợng 5, dùng bút màu xanh chia nhóm có số lượng theo 3 cách chia mà trẻ đã biết. – Cho trẻ thực hiện.
– Cô đến từng nhóm xem trẻ làm có đúng không.
– Con chia nhóm số lượng 5 này theo cách nào?
4. Hoat động 4:Hoạt động củng cố
– Cô cho trẻ tạo hình (vẽ, nặn) những loại hoa có số lượng
5 mà trẻ thích. – Cô nhận xét và tuyên dương.
– Kết thúc giờ học.
|
– Trẻ hát cùng cô.
– Màu hoa
– Trẻ kể tên.
– Trẻ trả lời tự do.
– Trẻ lên chỉ.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời.
– Gắn thêm hoa vào.
– Trẻ trả lời
– Trẻ lên chỉ.
– Trẻ hát cùng cô.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe.
– Muốn gì, muốn gì?
– 3 cách chia.
– 5 bông hoa.
– Trẻ chơi cùng cô
– Trẻ kết nhóm.
– Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện.
|
Giáo án chủ điểm phượng tiện giao thông
Giáo án chủ điểm phượng tiện giao thông
GIÁO ÁN
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Nội dung chính: Toán
Làm quen số 10 – đếm đến 10
Nội dung kết hợp:
– MTXQ: các loại phương tiện giao thông
– Văn học: “Đàn kiến nó đi”, “Đèn xanh đèn đỏ “
– Âm nhạc: “Em tập lái ô tô”
- Yêu cầu:
- Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 9 trong trò chơi
- Nhận biết nhóm có số lượng 10, làm quen với chữ số 10
- Phân loại, tạo nhóm có số lượng 10
- Tập thêm bớt trong phạm vi 10
- Giáo dục trẻ nhanh nhẹn, tự tin trong các hoạt động
- Chuẩn bị:
- Chữ số 9, 10 (cắt rời)
- Tranh rời xe ô tô, xe tải (số lượng 9, 10)
- Dán chữ số 8, 9, 10 dán sẵn dưới nền nhà
- Thẻ số từ 1g 9 cho trẻ đeo
- Máy cassett, dĩa nhạc
- Tranh để trẻ quan sát đếm số lượng
- Tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động của cháu |
Hoạt động 1:
Trò chơi: nghe rõ nói nhanh – Giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi + Cả lớp cùng cô đi quanh lớp, vừa đi vừa đọc bài thơ “Đèn xanh, đèn đỏ” Dứt bài thơ cô sẽ đọc cặp số và cháu sẽ gọi tên phương tiện + Cho trẻ chơi vài lần Trò chuyện: – Có phải 10 đồ vật sẽ nhiều hơn 9 đồ vật không? mỗi 2 bé chọn xe tải, xe ô tô gắn lên bảng đồng thời gắn chữ số minh hoạ – Các bạn thấy số lượng xe tải xe ô tô như thế nào với nhau? – Tại sao các bạn biết nhiều (ít) hơn – Có bao nhiêu xe hơi (xe tải) – Vậy số xe tải như thế nào với xe hơi (tại sao biết ít hơn?) Ít hơn bao nhiêu? + Tương tự với xe hơi – Muốn số xe hơi bằng với số xe tải ta phải làm gì? Có cách nào khác không? Giới thiệu chữ số 10. Cho trẻ nhận xét về chữ số 10
*Hoạt động 2: Trò chơi: về đúng bến – Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
Khi nhạc vừa dứt, các bác tài phải lái xe về đúng bến của mình Ví dụ: thẻ có 8 hình xe tải thì bé sẽ về đứng ở chữ số 8 có dán sẵn dưới sàn nhà – Cho cháu chơi vài lần
*Hoạt động 3: Trò chơi: thử tài quan sát – Chia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 bạn nhóm trưởng mang tranh về cùng thảo luận, quan sát và đếm số lượng phương tiện giao thông trên đường theo mật mã cho trước & ghi chữ số minh hoạ Ví dụ: nhóm 1: đếm số lượng xe chở hàng & xe chở người Nhóm 2: đếm số lượng xe có động cơ & xe không có động cơ Nhóm 3: đếm số lượng xe 2 bánh & xe nhiều bánh
*Hoạt động 4: Trò chơi: xe tìm khách – khách tìm xe – Mỗi bạn chọn 1 thẻ số bất kỳ đeo vào cổ. Thẻ hình vuông sẽ là số xe, thẻ hình tròn là số vé. Cô mở nhạc, các bạn đi quanh lớp, nhạc dừng các bạn sẽ kết hợp thành 1 đôi xe khách sao cho số xe cộng số vé bằng 10 – Cho cháu chơi vài lần – Lần 2 có thể cho cháu đổi số thẻ số cho nhau *Đọc thơ: “Đàn kiến nó đi” |
– Nghe cô phổ biến
– Cháu tham gia chơi
– Cháu suy nghĩ trả lời
– Cháu đưa ra nhận xét của mình
– Chú ý nghe cô phổ biến |
Giáo án chương trình đổi mới làm quen với toán
Giáo án chương trình đổi mới làm quen với toán
GIÁO ÁN
LỨA TUỔI: 25 – 36 THÁNG
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐỀ TÀI: BÉ CHỌN XE NÀO
HOẠT ĐỘNG CHÍNH: NBPB HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP: XẾP SÁT CẠNH
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Rèn luyện khả năng chú ý lắng nghe và ghi nhớ không chủ định
– Luyện tập nhận biết hình vuông, hình tròn qua các trò chơi
– Làm quen kỹ năng phân loại hình tròn, hình vuông
– Kết hợp: cháu xếp các hình sát cạnh nhau
– Giáo dục: cháu chú ý lắng nghe. Cháu tự cất đồ chơi vào góc theo yêu cầu cô
- CHUẨN BỊ:
– Hình vuông hình tròn lớn bằng thùng carton
– Hình vuông, hình tròn nhựa
– Nhạc: một đoàn tàu
- TỔ CHỨC:
- Hoạt động 1: nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn
– Tạo tình huống. Cô đưa hình vuông, hình tròn (lớn)
– Yêu cầu trẻ chọn 1 hình theo ý thích và khảo sát hình
+ Hỏi trẻ: con cầm hình gì đây?
Tại sao con biết nó hình tròn?
Hình vuông có lăn được không?
Cho trẻ trải nghiệm hình tròn lăn được, hình vuông không lăn được
– Trẻ tiếp tục chơi với hình của mình
– Cô đưa hình vuông, yêu cầu trẻ có hình vuông đặt sát cạnh hình vuông của cô
– Cô đặt hình tròn sát cạnh hình vuông, yêu cầu trẻ có hình tròn đặt sát cạnh hình tròn của cô
– Quan sát: các hình tạo ra tàu hỏa
Hỏi cháu: giống xe gì kêu xình xịch
– Cô phát mỗi cháu 1 hình làm vé lên tàu
– Cho cháu chơi làm một đoàn tàu (kết hợp với nhạc) (2 lần)
– Tạo tình huống: tàu hỏa ngừng xuống sân ga
– Chơi trò chơi: chạy về đúng hình (2 lần)
Hỏi cháu: hình gì?
Chơi lần 1: chạy về nhà hình vuông, hình tròn
+ Bạn nào có vé hình vuông chạy về nhà hình vuông
+ Bạn nào có vé hình tròn chạy về nhà hình tròn
Chơi lần 2: các cháu đổi vé với nhau. Chơi chạy về nhà hình vuông, hình tròn
- Hoạt động 2: phân loại hình
– Phát cho mỗi cháu thêm 1 hình
Mỗi cháu 2 hình (1 hình tròn, 1 hình vuông)
Hỏi cháu: con cầm hình gì?
– Chơi trò chơi: cho hình đi chơi
+ Hình vuông đi chơi (đẩy hình vuông lên)
+ Hình vuông đi về (kéo hình vuông về)
Tương tự cho hình tròn đi chơi
– Gắn hình lên bảng nỉ
Yêu cầu:
+ Cháu có hình vuông gắn lên bảng nỉ hình vuông
+ Cháu có hình tròn gắn lên bảng nỉ hình tròn
– Cháu thực hiện, cô cùng trẻ kiểm tra
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN.
Chủ điểm: Trường Mầm Non.
Đề tài:Ôn số lượng 1 và 2
Nhóm lớp:Chồi
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức:
_Nhận biết các đối tượng có số lượng 1 và 2
_Tạo nhóm 2 đồ dùng đồ chơi, đồ chơi mầm non.
Kỹ năng:
_Quan sát và nêu kết quả về số lượng của đồ chơi
_Thêm hoặc bớt để tạo số lượng mới
Phát triển:
_Khả năng phân nhóm vào một đạc điểm cho trước.
Giáo dục:
_Trẻ có tâm trí học thoải mái, biểt chú ý.
_biết lắng nghe bạn nói và nhường nhịn nhau khi thực hiện bài tập.
CHUẨN BỊ:
Hoạt động chung:
_Đồ vật đồ chơi trong lớp
_Bài tập, bút màu cho trẻ.
Hoạt động góc:
Tạo hình: Vẽ, cắt, dán đồ dung đồ chơi theo số lượng.
Âm nhạc:Những bài hát có số lượng 1 và 2
Học tập:Bài tập trong sách.
Hoạt động tích hợp: Một số bài hát nói về số lượng:Một con vịt, Cá vàng bơi,Hoa bé ngoan.
Hoạt động cô
|
Hoạt động cháu
|
Hoạt động 1: Nhận biết những đồ chơi, đồ vật có số lượng 1.
_Cho trẻ tìm những
đồ chơi trong lớp với số lượng 1 _Cho trẻ chọn một
món đồ chơi mà trẻ thích. |
Trẻ thực hiện
|
Hoạt động 2: Tạo nhóm hai đối tượng
_Với một món đồ chơi
các con đã có sẵn,bây giờ nếu muốn được hai thì cô sẽ làm gì? _cho trẻ thực hiện
tạo nhóm 2. _Đã có một món đồ
chơi rồi, bây giờ nếu thêm một nữa thì mình sẽ được mấy? _Vậy 1 + 1 = ?
|
Thực hiện và trả lời các câu hỏi của cô
|
Hoạt động 3: Tìm đồ chơi có số lượng 2:
_Cho trẻ tìm đồ chơi
có số lượng 2 cho mình. _Tổ chức những trò
chơi với con số. _Thi hát: chia trẻ
thành 2 nhóm, thi đua hát những bài có số lượng 1 và 2.Kết quả tháng cuộc dựa trên tổng số bài hát. |
Hoạt động với những yêu cầu cô đưa ra
|
Kết thúc:
|
Giáo án mầm non làm quen với toán đề tài hình vuông
Giáo án mầm non làm quen với toán đề tài hình vuông
GIÁO ÁN
Đề tài:Hình vuông
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Nhận biết và gọi tên hình vuông
– Rèn luyện khả năng chú ý lắng nghe và ghi nhớ phát âm đúng, rõ.
– Luyện tập, củng cố nhận biết hình tròn, hình vuông
– Chọn và phân loại hình đúng theo yêu cầu của cô
II. CHUẨN BỊ
– Hình tròn, hình vuông lớn (đỏ – xanh)
– Thẻ lô tô các loại hình
III. HOẠT ĐỘNG GỢI Ý
Hoat động của cô | Hoat động của trẻ |
Hoạt động 1
– Hát bài “Chiếc khăn tay” – Chiếc khăn tay dùng để làm gì? – Các con nhìn xem cô có 2 hình giống chiếc khăn tay. – Cô đem hình vuông ra cho trẻ gọi tên. *Hình vuông * Màu gì? + Hình vuông có cạnh, có góc (kết hợp động tác sờ cạnh, góc cho trẻ xem) – Hình vuông không lăn được, vì vướng bởi góc cạnh nên hình vuông không lăn được (cô thực hiện động tác lăn hình) – Cô phát cho mỗi trẻ một hình cho trẻ sờ góc cạnh – Thế các con nhớ xem mình đã học hình gì lăn được? – Cô đưa hình tròn rồi cho trẻ nhắc lại. – Nói đặc điểm hình
Hoạt động 2
Cho trẻ chia làm 3 nhóm Cô giải thích cách thực hiện – Chọn đồ vật chơi có dạng hình vuông + hình tròn theo yêu cầu của cô – Khi trẻ thực hiện, cô quan sát – Cô kiểm tra – cho trẻ gọi tên
Hoạt động 3
Trò chơi củng cố “Ai về nhà nấy” – Mỗi bạn sẽ chọn một trò chơi mà mình thích, các con sẽ làm những chú thỏ đi tắm nắng. Khi nghe trời tối rồi về nhà thôi. Ai cầm đồ chơi có dạng hình tròn về nhà hình tròn, ai cầm đồ chơi có dạng hình vuông thì về nhà hình vuông. Chơi 2-3 lần
– Kết thúc |
-Trẻ hát, trẻ trả lời theo ý trẻ
-Cả lớp, cá nhân lập lại
-Trẻ cầm hình và thực hiện động tác theo cô Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện
– Cả lớp thực hiện |
Chủ đề lớp học của bé
Chủ đề lớp học của bé
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề:LỚP HỌC CỦA BÉ
Đề tài:SỐ LƯỢNG 2
I. Mục đích – yêu cầu:
– Trẻ nhận biết số lượng 2 thông qua các trò chơi
– Tham gia trò chơi tích cực đạt hiệu quả qua đó trẻ thể hiện ý thức đồ chơi góc chơi ở lớp
II. Chuẩn bị:
– Đồ chơi đồ dùng trong lớp. Tranh ảnh, bút chì màu
III. Hoạt động kết hợp:
MTXQ; Đồ chơi trong lớp
IV. Hoạt động gợi ý:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: – Tổ chức đàm thoại về lớp học của bé, gợi hỏi về các đồ chơi vật dụng trong lớp. Cho trẻ tìm các đồ chơi trong lớp, gọi tên và nêu số luợng trẻ đang tìm thấy. Cho trẻ đếm số lượng và nêu kết quả- Gợi hỏi cho trẻ phát hiện chò trơi ở góc chơi nào trong lớp
2. Hoạt động 2: – Cô tổ chức cho trẻ chơi “hi xem ai nhanh” – Cô yêu cầu trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích ở các góc chơi với số lượng là 2 sau đó cô kiểm tra và cho trẻ thao tác chỉ, đếm và tách, gộp cuối cùng nêu kết quả số lượng trẻ đã chọn
3. Hoạt động 3: – Tổ chức chơi “Bé làm thợ xây” : Mỗi tổ xây lớp học hoặc góc chơi bé thích có các vật liệu hoặc số người là 2
4. Hoạt động 4: – Cô tổ chức chơi “bé thử đoán xem” (lồng ghép GDAT GIAO THÔNG) cho 4 nhóm 4 tranh yêu cầu trẻ tìm 2 trường hợp vi phạm luật GT đánh dấu vào và trình bày cho cô biết. |
– Trẻ tham gia đàm thoại
– Trẻ tham gia chơi
– Trẻ tham gia chơi |
GIÁO ÁN MÔN TOÁN
CHỦ ĐỀ: LỚP HỌC CỦA BÉ
ĐỀ TÀI: SỐ LƯỢNG 2
I. Mục đích – yêu cầu:
– Trẻ nhận biết số lượng 2 thông qua các trò chơi
– Tham gia trò chơi tích cực đạt hiệu quả qua đó trẻ thể hiện ý thức đồ chơi góc chơi ở lớp
II. Chuẩn bị:
– Đồ chơi đồ dùng trong lớp. Tranh ảnh, bút chì màu
III. Hoạt động kết hợp:
MTXQ; Đồ chơi trong lớp
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1. Hoạt động 1:
– Tổ chức đàm thoại về lớp học của bé, gợi hỏi về các đồ chơi vật dụng trong lớp.
Cho trẻ tìm các đồ chơi trong lớp, gọi tên và nêu số luợng trẻ đang tìm thấy. Cho trẻ đếm số lượng và nêu kết quả – Gợi hỏi cho trẻ phát hiện trò chơi ở góc chơi nào trong
lớp 2. Hoạt động 2:
– Cô tổ chức cho trẻ chơi “hi xem ai nhanh”
– Cô yêu cầu trẻ lấy đồ chơi mà trẻ thích ở các góc chơi
với số lượng là 2 sau đó cô kiểm tra và cho trẻ thao tác chỉ, đếm và tách, gộp cuối cùng nêu kết quả số lượng trẻ đã chọn 3. Hoạt động 3:
– Tổ chức chơi “Bé
làm thợ xây” : Mỗi tổ xây lớp học hoặc góc chơi bé thích có các vật liệu hoặc số người là 2 4. Hoạt động 4:
– Cô tổ chức chơi “bé thử đoán xem” (lồng ghép GDAT GIAO
THÔNG) cho 4 nhóm 4 tranh yêu cầu trẻ tìm 2 trường hợp vi phạm luật GT đánh dấu vào và trình bày cho cô biết. |
– Trẻ tham gia đàm thoại
– Trẻ tham gia chơi
– Trẻ tham gia chơi
|
Giáo án làm quen với toán tạo nhóm với số lượng
Giáo án làm quen với toán tạo nhóm với số lượng
Giáo án LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Đề tài: TẠO NHÓM VỚI SỐ LƯỢNG 5
I. Mục đích yêu cầu:
– Kiến thức: Trẻ biết tạo nhóm vật có số lượng 5, trẻ biết cách chia nhóm, tách gộp nhóm có số lượng 5.
– Kỹ năng: Phân nhóm, tách gộp các đối tượng có số lượng 5.
– Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ, ngôn ngữ toán học.
– Giáo dục: Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động.
II. Phương pháp – biện pháp:
– Trực quan, đàm thoại.
– Bài tập, trò chơi.
III. Chuẩn bị:
– Số 5, băng nhạc bài “Màu hoa”.
– Mô hình vườn hoa.
– Hoa rời, giáo cụ của cô (hoa 5 cái), hoa rời trong rổ hơn 5 cái cho trẻ
– Rổ đựng, tranh vẽ các loại hoa (5 tranh).’
IV. Nội dung kết hợp:
“Lý cây bông”.
Hoat động của cô | Hoat động của trẻ |
1. Hoạt động 1: “Ai tìm nhanh”
– Cô và trẻ hát bài hát “Màu hoa” – Các con vừa hát bài gì? – Trong vườn hoa các con thấy có những loại hoa gì? – À, cô cũng có một vườn hoa, cô mời các bạn cùng tham quan. Các loại hoa trong vườn cô trồng có số lượng như thế nào? – Các con có nhận xét gì về vườn hoa này? – Cô mời một bạn lên chỉ cho cô xem loại hoa nào có số lượng 5? – Tại sao các con biết loại hoa này có số lượng 5? – Tại sao con không chọn loại hoa kia mà chọn loại hoa này? – Vậy cô làm sao để nhóm hoa này có số lượng 5? – Trong lớp mình có nhóm đồ chơi nào có số lượng 5? – Lớp mình có biết số 5 chưa? – Chỉ cho cô xem số 5 có ở đâu trong lớp mình?
2. Hoat động 2: Trò chơi “Xem ai thông minh hơn”. – Cô mời cả lớp hát bài hát “Lý cây bông”. – Trong bài hát có mấy loại hoa? – Cô gắn các loại hoa lên bảng. – Bây giờ cô muốn tặng cho cô Hiệu trưởng, một nửa cho cô Trang, cô sẽ chia hoa như thế nào? – Mời trẻ đoán xem có mấy cách chia thành 2 nhóm. – Ở đây cô có rất nhiều hoa, cô để trong rổ, cô mời các con lên lấy hoa. – Trong rổ của con có nhiều hoa không? Bây giờ con hãy chọn ra cho cô 5 bông hoa. – Cô muốn, cô muốn. – Cô muốn các con chia nhóm 5 bông hoa thành 2 nhóm nữa, con sẽ chia như thế nào? – Cô mời 2-3 trẻ nói lại cách chia. – Vậy mình có mấy cách chia? – Cô chia 1-4, 1 bên 1 và 1 bên 4, khi cô gộp lại thì cô có bao nhiêu bông hoa? – Bây giờ cô sẽ chia cách khác 2-3, 3-2. – Tổ chức cho trẻ chia nhóm. – Chơi trò chơi “Gieo hạt”.
Hoạt động 3: Trò chơi ai nhanh hơn – Kết nhóm, kết nhóm. Kết mỗi nhóm 5 bạn. – Cô phát cho mỗi nhóm 1 tờ A3 vẽ các loại hoa có số lượng khác nhau. – Yêu cầu: Trẻ dùng bút màu đỏ khoanh tròn nhóm có số luợng 5, dùng bút màu xanh chia nhóm có số lượng theo 3 cách chia mà trẻ đã biết. – Cho trẻ thực hiện. – Cô đến từng nhóm xem trẻ làm có đúng không. – Con chia nhóm số lượng 5 này theo cách nào?
4. Hoat động 4:Hoat động củng cố – Cô cho trẻ tạo hình (vẽ, nặn) những loại hoa có số lượng 5 mà trẻ thích. – Cô nhận xét và tuyên dương. – Kết thúc giờ học. |
– Trẻ hát cùng cô.
– Màu hoa – Trẻ kể tên.
– Trẻ trả lời tự do. – Trẻ lên chỉ.
– Trẻ trả lời. – Trẻ trả lời.
– Gắn thêm hoa vào. – Trẻ trả lời – Trẻ lên chỉ.
– Trẻ hát cùng cô. – Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe. – Muốn gì, muốn gì?
– 3 cách chia. – 5 bông hoa.
– Trẻ chơi cùng cô – Trẻ kết nhóm. – Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện. |
Giáo án làm quen với toán mầm non
Giáo án làm quen với toán mầm non
Chủ điểm : Gia Đình
Chủ đề : Đồ dùng trong gia đình
Đề tài : Bé chơi với mảnh vải có dạng hình vuông.
I.Mục đích yêu cầu :
_Ôn luyện cho trẻ kỹ năng hát , múa
_Rèn trí tưởng tượng của trẻ qua cách sử dụng vật thay thế : mảnh vải làm chiếc khăn tay, khăn đội đầu, khăn choàng cổ, thảm..
_Rèn các vận động tinh : gấp, buốc, cột.
_Ôn luyện một số kiến thức về hình dạng, kích thước,màu sắc, ghép tương ứng 1-1
II.Chuẩn bị :
_Hộp quà, nhiều mảnh vải có dạng hình vuông
_Đàn.
III. Hoạt động :
Hoạt động của cô | Hoạt động của cháu |
Hoạt động 1 : Hát múa cùng cô.
Cô mang quà phát cho lớp. Phát cho mỗi trẻ 1 mảnh vải hình vuông có đủ màu sắc và đủ kích thước khác nhau. Cho trẻ cầm chơi và hỏi trẻ nhìn xem giống vật gì ? Cho trẻ cầm khăn hát múa : « Chiếc khăn tay » Chơi trò chơi : « ú òa » với trẻ. Cô đội khăn làm bà : « Các cháu thấy tôi giống ai nào?» _ « Tôi là bà trong câu chuyện, các cháu có biết trong câu chuyện gì không ? » Cô cho trẻ so sánh khăn của trẻ với khăn của cô và yêu cầu : +Bé nào có khăn trùng với khăn của cô cột trên đầu thì được làm bà, +Bé nào có khăn nhỏ hơn khăn của cô cột vào cổ làm cháu. Cho trẻ kết đôi : 1 bà – 1 cháu Hát múa bài : « Cháu yêu bà » Cho trẻ tháo vải ra, cô đặt vải xuống sàn và cho trẻ đặt theo thành 1 chiếc thảm lớn đủ màu sắc. Cho trẻ bước lên thảm 1 cách nhẹ nhàng nếu không thảm sẽ biến mất. Cho trẻ đứng lên thảm múa hát bài : « Thiên đàng búp bê » |
Trẻ cầm vải cô đưa và phụ cô phát đến mỗi bạn 1 mảnh vải.
Trẻ trả lời tự do Hát múa Chơi với cô Trẻ trả lời tự do
Trẻ so sánh kích thước của khăn mình và khăn của cô bằng mắt.
Trẻ làm theo cô.
Trẻ bước nhẹ nhàng lên thảm và hát múa. |
Hoạt động 2 : Cùng xếp khăn với cô
Cho trẻ trải rộng vải xuống Hỏi trẻ mảnh vải của trẻ có dạng hình gì ? Gọi tên, chỉ góc cạnh. Yêu cầu trẻ xếp mảnh vải sao có dạng hình tam giác (tự làm thử và sửa sai) Cô gợi ý xếp hai góc chéo chập lại với nhau Cô quan sát và chọn 1 trẻ xếp được lên làm cho các bạn xem và nói cách thực hiện. (nếu không trẻ nào xếp được thì cô sẽ hướng dẫn cả lớp xếp) Yêu cầu trẻ nào chưa xếp được thì xếp cùng cô và bạn. Tương tự cho trẻ xếp đôi hình vuông thnàh hình chữ nhật. Tiếp tục cho trẻ xếp thành hình vuông nhỏ từ hình chữ nhật vừa x |
Làm theo yêu cầu của cô. Chỉ vào góc cạnh của hình vuông. Trẻ mày mò tìm cách xếp thành hình tam giác.
Một trẻ lên xếp cho bạn xem.
Trẻ tìm cách xếp đôi thnàh hình chữ nhật và xếp đôi lần nữa để có được hình vuông nhỏ. Cùng cất vải vào thùng theo màu. |
Kết thúc : Trẻ về góc chơi. |
Chủ đề các đồ dùng trong gia đình
Chủ đề các đồ dùng trong gia đình
CHỦ ĐIỂM: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ: CÁC ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
Đề tài: Bé chơi với dây.
LỚP LÁ 1
1./ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
– Trẻ biết đo chiều dài của vật bằng các đơn vị đo khác nhau.
– Biết so sánh sự khác biệt về chiều dài của 3 đối tượng.
– Trẻ hiểu nếu các vật có cùng chiều dài với nhau nhưg được đo bằng những đơn vị đo khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau.
– Rèn kỹ năng đi bước chân thẳng hàng qua trò chơi.
– Trẻ biết cách thắt gút sợi dây.
– Trẻ biết phối hợp và thảo luận với các bạn trong nhóm để thực hiện các hoạt động.
2./ CHUẨN BỊ
– Các thùng giấy, hộp, ống chỉ…
– Các sợi dây với nhiều màu và nhiều kích cỡ khác nhau.
3./ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
Hoạt động 1: Tìm đường về đích
– Cô cho trẻ đặt những chướng ngại vật xung quanh lớp đồng thời làm vạch xuất phát và đích đến. Sau đó cô chia trẻ thành 3 nhóm, mỗi nhóm cô phát 1 sợi dây với 3 màu khác nhau. – Cô yêu cầu trẻ cùng quan sát và tìm ra con đường đến đích gần nhất. Khi đã chọn con đường cả nhóm sẽ cùng dùng day làm dấu con đường nhóm mình đã chọn. – Cô yêu cầu trẻ quan sát và so sánh bằng mắt đoán xem trong 3 con đường mà 3 nhóm đã chọn thì con đường nào sẽ ngắn nhất, con đường nào dài nhất. – Cô hỏi trẻ “Có cách nào để kiểm tra những phán đoán của các con không? ”
– “Thế các con sẽ đo như thế nào?” – Cô thống nhất sẽ so sánh chiều dài 3 sợi dây. => Cô hướng trẻ xếp 3 sợi dây để thẳng xuống sàn và so để xem sợi nào ngắn nhất, dài hơn, dài nhất. – Trẻ mô tả lại đường đi ngắn nhất và thực hiện lại đường đi đó cho cả lớp xem.
* Hoạt động 2: Đo dây bằng các đơn vị đo khác nhau: – Hỏi trẻ: “Có cách nào làm cho 3 sợi dây bằng nhau không?” – Cho trẻ thực hiện cách để làm 3 sợi dây bằng nhau mà cô thấy sẽ nhanh nhất. – “Với nhiều cách đo khác nhau. Ngày hôm nay cô sẽ cho các con đo sợi dây bằng đơn vị đo là cạnh của 1 ô gạch. Mình sẽ đo xem sợi dây này dài bằng mấy ô gạch?” – “Các con sẽ đo như thế nào?” – Cho trẻ mô tả cách đo và thực hiện thử.” – Nếu trẻ không thực hiện được cô làm mẫu cách đo trên ô gạch cho trẻ xem. – Trẻ thực hiện, cô ghi lại kết quả đo của từng nhóm trẻ. – Hỏi trẻ: “Các con có biết tại sao kết quả đo lại bằng nhau không?” Cho trẻ suy đoán. => Cô gút lại: Vì các sợi dây có chiều dài bằng nhau và được đo bằng cùng 1 đơn vị đo đó là ô gạch nên kết quả sẽ giống nhau. – Cô đặt vấn đề: “ Nếu cũng là những sợi dây có chiều dài bằng nhau này mà cô sẽ dùng các đơn vị đo khác nhau như là thước, que, gậy( cô giơ lên các loại dùng cho trẻ đo và nhấn mạnh chiều dài của các đơn vị đo không giống nhau) thì kết quả đo sẽ như thế nào?” – Cho trẻ mỗi nhóm chọn đơn vị đo và thực hiện kỹ năng đo. – Cô ghi lại kết quả đẻ trẻ so sánh. => Sau đó cô gút lại: Các sợi dây này có chiều dài bằng nhau nhưng được đo bằng các đơn vị đo khác nhau nên kết quả đo sẽ khác nhau.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Qua cầu dây” – Cô cho trẻ xem những sợi dây có nhiều nút thắt và hỏi trẻ thấy có gì lạ ở sợi dây này. – Cho trẻ đặt dây thẳng ra và cùng chơi trò chơi “Cùng đi qua cầu dây”. Trẻ đi tự do trên nền nhạc. |
Cùng nhau đặt những cái thùng để tạo chứong ngại vật theo sự hướng dẫn của cô.
– Trẻ thảo luận trong nhóm và chọn con đường ngắn nhất để đến đích. Dùng dây làm dấu con đường đã chọn.
– Trẻ quan sát và phán đoán.
– Trẻ tìm cách có thể kiểm tra theo suy nghĩ của trẻ( đo con đường, đo sợi dây…). – Trẻ mô tả cách đo.
– Cùng cô xếp 3 sợi dây để so sánh chiều dài.
– Nhóm chọn đường ngắn nhất sẽ đi lại con đường cho các bạn xem.
– Trẻ suy nghĩ, vận dụng kinh nghiệm để đưa ra ý kiến cho riêng mình. – Thực hiện cách để làm 3 sợi dây giống nhau mà cô cho là nhanh nhất.
– Mô tả cách đo và lên đo thử cho các bạn xem.
– Trẻ thực hiện đo dây bằng ô gạch theo từng nhóm. – Trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý của mình.
– Suy đoán kết quả đo.
– Thực hiện đo dây bằng que, thước, gậy…
– Cùng chơi với cô. |
động góc: Chơi thắt nút các loại dây làm vật trang trí, làm vòng đeo, dây cột tóc…
Giáo án làm quen các ngày tháng trong năm
Giáo án làm quen các ngày tháng trong năm
Các ngày tháng trong năm
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Bé biết thứ tự của các ngày trong tuần, thứ tự của các tháng trong năm.
– Bé biết sắp xếp các ngày trong tuần cho phù hợp.
– Bé biết làm lịch cho năm mới từ các họa báo và viết các chữ số theo thứ tự tăng dần của các ngày trong tháng.
- CHUẨN BỊ:
– Các tờ lịch theo thứ tự từ ngày 2 – 22
– 12 tờ giấy lớn cho bé làm lịch cho năm 2014.
– Họa báo, kéo, hồ dán, viết lông.
- TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
– Cô cho hát bài : Cả tuần đều ngoan – Cho trẻ kết 7 nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn. – Cô cho mỗi nhóm 3 tờ lịch theo thứ tự, mỗi trẻ cầm 1 tờ và đứng theo thứ tự tăng dần ( Bạn đứng trước có chữ số nhỏ nhất là ngày hôm qua, bạn đứng giữa là ngày hôm nay, bạn đứng sau là ngày mai). – Cách chơi: Cho 7 nhóm đứng theo thứ tự tăng dần của nhóm. Cô sẽ cho trẻ chơi “Bạn là ai?” cô chỉ nhóm nào thì lần lượt từng bạn trong nhóm đó phải nói được mình là ngày nào? + Bạn đứng giữa nói “ Tôi là ngày hôm nay” + Bạn đứng trước nói “Tôi là ngày hôm qua” + Bạn đứng sau nói “Tôi là ngày mai”
– Lần 2: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn theo thứ tự tăng dần từ 2 – 22, nghe 1 đoạn nhạc cô chỉ vào bạn nào thì bạn đó sẽ nói “ Tôi là ngày hôm nay, ngày 12…”, bạn đứng bên trái sẽ nói tiếp “ Tôi là ngày hôm qua ngày 11”, bạn đứng bên phải sẽ nói “ Tôi là ngày mai, ngày 13”. Lần lượt cô chỉ đến bạn nào thì bạn đó nói, sau đó có thể cho 1 trẻ vào thay cô để chị bạn nói.
– Cô cho trẻ chia thành 3 nhóm theo ký hiệu trên mỗi tờ lịch. – Cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu trẻ sắp xếp thứ tự của các ngày trong tuần cho phù hợp, sau đó dán các ngày đó vào tờ giấy lớn tạo thành 1 tuần lễ. – Trò chuyện với trẻ về các ngày trong tuần: + 1 ngày có mấy tuần? Đó là ngày nào? + 1 tuần bé đi học những ngày nào? Bé nghỉ ngày nào?
– Cô trò chuyện với bé 1 năm có bao nhiêu tháng, đó là những tháng nào? – Yêu cầu trẻ kết mỗi nhóm 2 bạn cùng nhau làm lịch cho năm mới. Trẻ cắt những hình ảnh trên họa báo mà trẻ thích dán vào và viết số theo thứ tự tăng dần từ 1-30 hoặc 31 thành 1 tháng. – Cô cho trẻ xếp theo thứ tự các tháng thành 1 năm và treo ở lớp để trẻ xem mỗi ngày. |
– Cả lớp hát.
– trẻ chia nhóm thể hiện theo yêu cầu của cô.
– Trẻ nói thứ tự của mình khi đến lượt.
– Trẻ tự thảo luận nhóm và sắp xếp phù hợp.
– Trẻ trò chuyện.
– Trẻ chia nhóm lịch theo ý của mình. |