Archive
Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Đề tài: VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát”
TCVĐ: “Kéo co”
Chủ đề: Tết và lễ hội mùa xuân
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Kiến thức
– Trẻ biết tên, cách thực hiện vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
– Cháu Nhật biết tên, cách thực hiện vận động theo khả năng của trẻ, sự hướng dẫn của cô
- Kĩ năng
– Trẻ có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động.
– Phát triển cho trẻ khả năng khéo léo, định hướng trong không gian.
– Trẻ có kỹ năng phối hợp tay, chân và sức mạnh toàn thân để tham gia trò chơi: “Kéo co”.
– Đối với cháu Nhật: Cháu có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động có sự hỗ trợ của cô
+ Phát triển các vận động thô: Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
+ Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
- Thái độ
– Trẻ nghe theo hiệu lệnh của cô, tự tin, hứng thú tham gia luyện tập, tham gia chơi trò chơi.
– Trẻ hợp tác với bạn khi tham gia trò chơi.
– Giáo dục cháu Nhật có ý thức kỷ luật, hứng thú với hoạt động đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trong lớp
- Đồ dùng:
– Trang phục: cô và trẻ gọn gàng.
– Nhạc bài hát: “Sắp đến tết rồi”; “Bé chúc tết”; “Cùng múa hát mừng xuân”; “Mùa xuân đến rồi”.
– Đường hẹp làm bằng hộp sữa chua nối vào nhau có trang trí thêm cỏ và hoa. Chiều rộng con đường là 20cm, độ dài đường hẹp từ 2,5 – 3m
– Đối với cháu Nhật chiều rộng con đường có thể 25-30 cm
– 20 – 30 bao cát, xắc xô, dây kéo co, trống con.

Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
* Ổn định, gây hứng thú
– Giới thiệu khách – Cô chính trò chuyện với trẻ: Các con thấy trang phục của các cô hôm nay như thế nào? + Cô phụ đọc loa: “Loa, loa, loa, loa Các bạn gần xa Về đây dự hội Lễ hội ngày xuân Loa, loa, loa, loa.” – Cô dẫn dắt giới thiệu tổ chức chương trình “vui hội ngày xuân” và hướng trẻ vào phần khởi động. 1. Khởi động – Cô cho trẻ đi vào vòng tròn, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường sau đó về chấm. 2. Trọng động a/ Bài tập phát triển chung: – Giới thiệu phần chơi thứ 1: “Cùng nhau đua tài”, cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo nhạc của các bài hát: + Tay: Hai tay đưa trước lên cao (4 x 4) + Bụng: Đứng cúi người về trước (4 x 4) + Chân: Đứng khuỵu gối (6 x 4) + Bật: Bật tại chỗ (4 x 4) – Cô nhận xét trẻ tập sau đó cho trẻ đứng về 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. |
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi theo nhạc và hiệu lệnh của cô.
– Trẻ tập theo cô
|
Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi và làm theo hiệu lệnh sau cô
– Trẻ tập có sự hỗ trợ của cô
|
b/ VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát” – Cô giới thiệu phần chơi thứ 2 mang tên: “Thi xem ai khéo”, giới thiệu tên vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”. – Làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2 phân tích: Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng dưới vạch chuẩn và lấy túi cát đặt lên đầu, 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “Đi ” thì bước đi đều thẳng hướng trong đường hẹp không chạm vào 2 bên đường, đầu giữ thẳng không làm rơi túi cát, đi hết đường hẹp thì để bao cát vào rổ và đứng về cuối hàng. + Lần 3: Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu, cho các bạn nhận xét. Nếu trẻ làm chưa chuẩn thì cô làm mẫu lại và nhấn mạnh vào các điểm chính. – Trẻ thực hiện: Cô gọi lần lượt trẻ ở 2 hàng lên thực hiện vận động. Cô tổ chức cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần. Những lần sau, tổ chức dưới hình thức thi đua (Chú ý bao quát, sửa sai, nhận xét, động viên trẻ kịp thời). Nếu cháu Nhật luôn ngọ nguậy chân tay, hay đi lại, quay người hoặc lắc người, cô tạo cơ hội cho cháu tham gia nhiều hơn với các bạn một lần thông qua việc thi đua cá nhân. Nếu trẻ ít giao tiếp mắt, khi cô giải thích hoặc làm mẫu cho trẻ phải đảm bảo rằng trẻ đang nhìn về phía cô hoặc có thể hỗ trợ như sau: Cô đi trước, cháu Nhật đi sau – Củng cố vận động: Cô hỏi cả lớp tên vận động và mời một trẻ lên thực hiện lại. Cô và các bạn nhận xét. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. |
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu
– 1 trẻ thực hiện vận động
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
|
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu không ngọ nguậy chân tay, không đi lại, quay người
– Trẻ thực hiện Cùng cô, cô đi trước, trẻ đi sau
– Trẻ thực hiện Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của cô
|
c/ Trò chơi vận động “Kéo co”
– Cô giới thiệu phần chơi cuối cùng mang tên “Chung sức”, giới thiệu tên trò chơi: “Kéo co”. – Mời 1 trẻ nhắc lại cách chơi của trò chơi . – Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: 2 đội sẽ đứng thành 2 hàng dọc đối diện nhau dưới vạch chuẩn tay cầm vào dây thừng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì tất cả các con sẽ kéo mạnh dây về phía mình. + Luật chơi: Người đầu hàng của đội nào dẫm vào vạch chuẩn trước là đội đó thua cuộc. – Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần, cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ. 3. Hồi tĩnh – Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vào vòng tròn theo giai điệu bài hát: “Mùa xuân đến rồi”. – Nhận xét chung và trao quà lưu niệm cho 2 đội. Mời đại diện 2 đội lên nhận quà. |
– 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
– Trẻ lắng nghe
– 1 trẻ nhắc lại cách chơi – Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi
– 2 trẻ lên nhận quà. |
– Động viên trẻ cùng 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
-Trẻ thực hiện thêm bài tập này tại nhà.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi cùng các bạn có sự hỗ trợ của cô.
Động viên, khuyến khích cho trẻ lên nhận quà để trẻ hứng thú với những làm tập tiếp theo. |
Xem sáng kiến kinh nghiệm mầm non tại: https://thietbimamnonhavu.com/kinh-nghiem-giao-duc-tre-tu-ky-hoa-nhap-tai-lop.html
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
Chủ đề: Bé và gia đình.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25- 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
– Trẻ biết sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm.
- Kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện,
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, đèn học, máy vi tính, ti vi, máy sấy bằng vật thật
– Bảng đa năng, bàn ghế, bút.
– Một mảnh vải bị nhàu.
– Nhạc bái hát: Đồ dùng bé yêu.
- Đồ dùng của trẻ:
– Lô tô hình ảnh về các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện có gắn xước dính.
– Bài tập có hình ảnh về các hành vi sử dụng điện tiết kiệm và không tiết kiệm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | lưu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Đồ dùng bé yêu”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói về những đồ dùng gì? – Những đồ dùng đó dùng để làm gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một đồ dùng sử dụng điện: – Chia trẻ thành các nhóm cho trẻ khám phá các đồ dùng điện: Nhóm 1: Bàn là. Nhóm 2: Nồi cơm điện. Nhóm 3: Quạt điện. – Cho trẻ nói hiểu biết của trẻ về những đồ dùng điện vừa khám phá. * Bàn là: – Cô tạo tình huống: Đưa ra một mảnh vải bị nhàu và hỏi trẻ: + Cô có gì đây? Mảnh vải bị làm sao? + Làm thế nào để mảnh vải hết nhàu? – Cô dùng bàn là là mảnh vải sau đó hỏi trẻ: + Mảnh vải bây giờ như thế nào? Vì sao con biết? + Muốn bàn là sử dụng được thì phải làm gì? + Khi cắm điện bàn là sẽ như thế nào? Có được sờ vào bàn là khi đang cắm điện không? Vì sao? + Bàn là là đồ dùng sử dụng gì? Được sử dụng khi nào? => Cô chốt lại: Bàn là là đồ dùng sử dụng điện, khi có đồ bị nhàu và nhăn thì ta mới sử dụng bàn là, khi là xong thì phải rút điện ra để tiết kiệm điện. * Nồi cơm điện: Cô đọc câu đố: Vừa bằng quả bí Nhi nhí hạt cơm Là cái gì? – Nồi cơm điện dùng để làm gì? – Phải làm gì để nồi cơm điện nấu được chín cơm? |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
– Có được cắm điện khi tay ướt không? Vì sao?
– Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng gì? => Chốt lại: Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng điện, dùng để nấu chín cơm, khi tay ướt thì không nên cầm dây cắm điện vì như vậy rất dễ bị điện giật. * Quạt điện: – Cô có 1 câu đố các con cùng lắng nghe xem câu đố về cái gì? Có cánh mà không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làm gió xua cái nóng Mất điện là hết quay Đố bé là cái gì? – Quạt dùng để làm gì? – Phải làm gì để quạt chạy được? – Quạt là đồ dùng sử dụng gì? – Khi không dùng nữa thì phải làm gì? => Chốt lại: Quạt là đồ dùng sử dụng điện, khi có điện thì quạt mới chạy được giúp cho con người có gió mát vào mùa hè nóng bức. * Mở rộng: Ngoài bàn là, nồi cơm điện, quạt điện còn có rất nhiều các đồ dùng khác cũng phải có điện thì mới sử dụng được.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các đồ dùng trên đều là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, các đồ dùng đó đều rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Nếu không có điện thì sẽ không sử dụng được các đồ dùng đó. Vì vậy, điện rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nếu sử dụng điện lãng phí thì nguồn năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải biết sử dụng điện một cách tiết kiệm, luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Khi thấy người nào sử dụng không tiết kiệm thì chúng ta nên nhắc nhở người đó có ý thức hơn. * Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất + Cách chơi: Chia làm 3 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên trên bàn ở trên này và chọn |
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi
|
những lô tô hình ảnh về đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, trò chơi bắt đầu và kết thức bằng 1 bản nhạc. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Ai giỏi nhất + Cô cho trẻ về bàn ngồi + Mỗi bạn sẽ được phát một bài tập trong bài sẽ có hình ảnh về các hành vì biết sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm và không tiết kiệm, nhiệm vụ của các con sẽ phải khoanh tròn hành vi tiết kiệm. Bạn nào khoanh đúng nhiều nhất sé là bạn giỏi nhất. + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động. |
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
|
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Trò chuyện về nghề vệ sinh môi trường
Trò chuyện về nghề vệ sinh môi trường
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Đề tài: Trò chuyện về nghề vệ sinh môi trường
Chủ đề: Nghề nghiệp
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 – 35 phút.
Số trẻ: 30- 32 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, trang phục, công việc, dụng cụ của nghề vệ sinh môi trường.
– Trẻ biết trong xã hội có rất nhiều nghề khác nhau.
- Kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Trẻ biết yêu quý, tôn trọng các bác các cô làm nghề vệ sinh môi trường, tôn trọng nghề nghiệp của mọi người.
– Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi quy định.
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
– Một đoạn video quay nghề vệ sinh môi trường
– Đĩa hình ảnh về nghề vệ sinh môi trường: 9 ảnh.
– Băng nhạc không lời chủ đề nghề nghiệp.
– Tivi, đầu video, bút laze, đài.
– Lô tô trang phục đồ chơi trong lớp mầm non, dụng cụ, sản phẩm của một số nghề trong đó có nghề vệ sinh môi trường có gắn xước dính.
– Bảng to chia 3 đội để trẻ gắn kết quả khi chơi trò chơi.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Ho¹t ®éng cña c« | Ho¹t ®éng
cña trÎ |
Lu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ đọc thơ: Bé làm bao nhiêu nghề – Trò chuyện về bài thơ. – Cô đọc câu đố: Nghề gì vất vả về đêm Mọi người yên giấc là em quét đường Chiều chiều gõ kẻng thu gom Sạch đường, sạch phố là em vui lòng. Đố là nghề gì? 2. Nội dung chính: * Trò chuyện về nghề vệ sinh môi trường: – Cô cho trẻ xem một đoạn videoclip về nghề vệ sinh môi trường: + Con biết gì về nghề vệ sinh môi trường? => Cô cho trẻ được nói về nghề vệ sinh môi trường theo sự hiểu biết của trẻ. – Cô cho trẻ quan sát hình ảnh nghề vệ sinh môi trường và trò chuyện với trẻ: + Đây là nghề gì ? + Các cô làm nghề vệ sinh môi trường mặc trang phục như thế nào? + Hàng ngày các cô làm nghề vệ sinh môi trường thường làm những công việc gì ? + Ngoài ra các cô bác làm nghề vệ sinh môi trường còn làm các công việc gì khác? + Các cô làm nghề vệ sinh môi trường cần những dụng cụ gì để làm việc ? + Nghề vệ sinh môi trường có lợi ích như thế nào? – Cô khái quát lại: Nghề vệ sinh môi trường là một nghề trong xã hội, các bác các cô làm nghề vệ sinh môi trường làm những công việc rất vất vả đó là quét sạch đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải,…. làm cho môi trường trong sạch. * Giáo dục trẻ: Các con phải luôn luôn kính trọng các bác, các cô làm nghề vệ sinh môi trường, biết giữ gìn vệ sinh môi trường, vứt rác đúng nơi quy định…
|
– Trẻ đọc thơ
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ đoán.
– Trẻ quan sát tranh trên tivi – Tập thể, 3- 4 trẻ trả lời
– Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
|
|
* Ôn luyện, củng cố:
– Trò chơi 1: “ Bắt chước tạo dáng” + Cách chơi: Cô cho trẻ đi vòng tròn vỗ tay, hát bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” khi cô hô: “ Tạo dáng….” trẻ sẽ bắt chước theo dáng làm việc của các cô làm nghề vệ sinh môi trường mà cô yêu cầu. + Tổ chức cho trẻ chơi 3 lần: Lần 1: tạo dáng cô lao công quét rác Lần 2: tạo dáng cô lao công đang đẩy xe chở rác Lần 3: tạo dáng cô lao công gõ kẻng gom rác + Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi. – Trò chơi 2: “ Đội nào nhanh nhất” + Cách chơi: 3 đội thi đua chạy tiếp sức lên tìm lô tô trang phục, dụng cụ của nghề vệ sinh môi trường + Tổ chức cho trẻ chơi, nhận xét kết quả của trẻ sau khi chơi. 3. Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động. |
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi vòng tròn, vỗ tay hát và làm theo yêu cầu của cô.
– Trẻ đứng thành 3 đội chơi – Trẻ lắng nghe – Trẻ đứng thành 3 đội chơi |
Nguồn: giáo án mầm non
Nước và các hiện tượng thiên nhiên
Nước và các hiện tượng thiên nhiên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Một số hiện tượng thiên nhiên
Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên.
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 – 35 phút.
Số trẻ: 30- 32 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Dạy trẻ biết một số đặc điểm, hiện tượng thiên nhiên: Mưa, nắng, gió…
– Dạy trẻ biết ích lợi, tác hại của hiện tượng thiên nhiên đối với đời sống của con người…
- Kỹ năng:
– Trẻ nhận biết nhanh những đặc điểm, dấu hiệu nổi bật của thiên nhiên.
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Hình ảnh nắng, mưa, gió, mưa bão, lũ lụt, sấm sét…..
– Hình ảnh về những ảnh hưởng của thiên nhiên với cây cối, đất đai, con người.
– Nhạc bái hát: Cho tôi đi làm mưa với.
– Một số hình ảnh: mũ, ô, cây, nhà, thuyền, phao…
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Ho¹t ®éng cña c« | Ho¹t ®éng
cña trÎ |
Lu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Cho tôi đi làm mưa với”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói lên điều gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một số hiện tượng thiên nhiên: – Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh hiện tượng thiên nhiên và hỏi trẻ: + Trong một năm có mấy mùa? + Trong năm con thấy có những hiện tượng thiên nhiên nào? => Cô chốt lại: Một năm có 4 mùa: Xuân, hè, thu, đông. Mỗi mùa có những hiện tượng thời tiết khác nhau như: Mùa xuân hay có mưa phùn, thời tiết se lạnh, mùa hè nắng nóng hay có mưa bão, sấm chớp, mùa thu có gió nhẹ nhàng, mùa đông lạnh cóng… – Lần lượt cho trẻ quan sát hình ảnh các hiện tượng thời tiết: * Nắng: – Con thấy nắng trong ngày ntn? – Mùa nào hay có nắng? – Trời nắng có ích lợi gì? – Nếu nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến điều gì? – Khi trời nắng nếu muốn ra ngoài chúng mình phải như thế nào? Vì sao?. => Chốt lại: Nắng là một hiện tượng thiên nhiên có nhiều lợi ích như: đem lại cho con người sự thoải mái, dễ chịu, nắng làm khô quần, áo, chăn ,màn, làm khô thực phẩm để bảo quản được lâu như lạc ,vừng, ngô, gạo…. Nhưng ngược lại nếu như trời quá nắng và kéo dài sẽ gây cho con người sự nóng bức khó chịu và dẫn đến thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, gây hạn hán, cháy rừng….khi ra ngoài trời nắng chúng mình phải đội mũ, nón không sẽ bị ốm. |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát hình ảnh – Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
* Mưa:
– Khi trời sắp mưa các con thấy có hiện tượng gì? – Mưa có tác dụng gì ? – Mưa quá nhiều sẽ dẫn đến điều gì ? – Khi gặp mưa con phải làm gì? => Chốt lại: Mưa là 1 hiện tượng thiên nhiên cũng đem lại lợi ích cho cuộc sống con người: Cung cấp nước cho ăn, uống, sinh hoạt, lao động sản xuất .. . làm cho cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa nhiều sẽ cũng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: lũ lụt gây chết người, vật, phá hỏng nhiều công trình….Giáo dục trẻ khi đi mưa phải mặc áo mưa để không bị ốm, khi mưa to không được đi ra ngoài đường vì rất nguy hiểm( sét đánh..). * Gió: – Con có nhận xét gì về hình ảnh này? – Trời nắng mà có gió con sẽ cảm thấy như thế nào? – Trời rét mà có gió con sẽ cảm thấy như thế nào? – Gió có tác dụng gì? – Gió quá lớn tạo thành gì ? => Chốt lại: Gió có rất nhiều lợi ích (Làm mát, thông thoáng nhà cửa, gió giúp kéo buồm ra khơi đánh cá, cho chúng mình tham gia chơi lướt ván, thả diều)…. Nhưng khi có gió lớn ( Hay còn gọi là bão) thì cũng rất nguy hiểm vì bão có thể làm đổ nhà cửa, cây cối..Gây tai nạn. Nhắc nhở trẻ khi có gió to không được đi ra ngoài. * Mở rộng: Ngoài nắng, mưa, gió còn có rất nhiều các hiện tượng tự nhiên khác như: tuyết rơi, mưa đá, bão, sấm sét, lốc xoáy, núi lửa, cũng gây ra cho con người nhiều thiệt hại như người chết, bị thương, sập nhà cửa, hoa màu ngập úng khô héo, bệnh tật hoành hành.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các hiện tượng trên đều được gọi chung là hiện tượng thiên nhiên, chúng có tác dụng rất lớn đối với đời sống con người.
|
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh – Trẻ lắng nghe
|
Do ý thức bảo vệ môi trường không tốt của con người đã góp phần làm biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng tự nhiên có hại cho con người và môi trường như: Lũ lụt, mưa bão, sạt lở, núi lửa. Vì vậy để làm giảm hậu quả của các hiện tượng tự nhiên tiêu cực trên thì các con phải biết bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh. Khi gặp các hiện tượng tiêu cực trên phải bình tĩnh tìm cách tránh nạn bảo vệ an toàn tính mạng của chúng mình.
* Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Trời mưa + Cách chơi: Mỗi cái ghế là 1 gốc cây. Trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát: Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng…Khi cô ra lệnh: Trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình một gốc cây trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây phải ra ngoài một lần chơi. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Tìm nơi trú ẩn an toàn + Giáo viên cử 10 bạn đội mũ hình cái cây, ngôi nhà, cột điện, cái thuyền, ô + Cô giới thiệu với trẻ và hỏi trẻ khi có hiện tượng thời tiết như mưa, gió nắng, bão các con sẽ chạy về đâu? + Các bạn còn lại đi chơi và hát. Khi có hiệu lệnh của cô + Trời mưa, trời mưa : trẻ tìm đến bạn đội mũ nhà, ô + Trời nắng, trời nắng : trẻ tìm đến bạn cây, nhà, ô + Bão , bão : trẻ tìm đến bạn ngôi nhà + Ngập lụt , ngập lụt : trẻ tìm đến bạn thuyền, nhà + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân. Biết trang bị cho mình các vật dụng cần thiết khi ra ngoài trời. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động.
|
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
|
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Hoạt động nhận biết tập nói
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
Hoạt động nhận biết tập nói
Đề tài: Một số đồ dùng để ăn
Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé
Đối tượng: Nhà trẻ 24- 36 tháng.
5 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Loại trẻ: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Thời gian: 15-18 phút.
Số trẻ: 16- 18 trẻ
Ngày dạy: 03/05/2014
- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Yêu cầu chung :
– Kiến thức:
+ Trẻ biết tên một số đặc điểm đặc trưng của đồ dùng để ăn như: Cái bát, cái đĩa, cái thìa.
– Kỹ năng:
+ Trẻ trả lời được câu hỏi cô nêu.
+ Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng, nói được câu 3- 4 tiếng.
– Thái độ:
+ Trẻ ngoan chú ý quan sát, hứng thú học.
+ Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2.Yêu cầu riêng:
– Kiến thức:
+ Trẻ biết 2 đặc điểm của đồ dùng để ăn: đựng, xúc
– Kỹ năng:
+ Trẻ nói được 1-2 từ.
– Thái độ: Trẻ biết làm theo hành động giống bạn.
- CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Ngòi chiếu hình vòng cung
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính
– Nhạc bài hát: “Mời bạn ăn”
– 1 bát, 1 thìa, 1 đĩa bằng inox
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời mầm non của trẻ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng 1 bát nhựa màu đỏ, 1 thìa màu xanh, 1 đĩa nhựa.
- Đồ dùng của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng: bát nhựa màu đỏ, thìa màu xanh.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:– Cô và trẻ hát bài hát: “ Mời bạn ăn”
– Trò chuyện về nội dung của bài hát: 2. Nội dung chính: * Trò chuyện về một số đồ dùng để ăn. a.NBTN: Cái bát – Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “trốn cô” – Cô có cái gì đây? – Cô giới thiệu về cái bát + Cô chỉ vào miệng bát và hỏi trẻ, miệng bát có dạng hình gì? + Cô chỉ vào thân bát và hỏi trẻ? +Cô chỉ vào đáy bát và hỏi trẻ? + Cái bát này dùng để làm gì? – Cô củng cố lại đặc điểm của cái bát. b. NBTN: Cái thìa – Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng” – Cô có gì đây? – Cô chỉ vào cái thìa và giới thiệu cho trẻ biết. + Cô chỉ vào cán thìa và hỏi trẻ. => Cô củng cố lại. – Cái thìa dùng để làm gì? – Cô củng cố lại đặc điểm của cái thìa. * Liên hệ: Thế hàng ngày ở lớp, ở nhà các con dùng dụng cụ gì để ăn? * Cô nhận xét và củng cố lại cho trẻ. * Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số đồ dùng để ăn khác. c. Giáo dục: Biết giữ gìn đồ dùng. 3.Luyện tập: – TC1: Thi xem ai giỏi. – TC2: Phân loại đồ dùng. => Cô nhận xét trẻ chơi và củng cố lại. *Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ. |
– Trẻ hát cùng cô- Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô.
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe.
– Cả lớp, cá nhân trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi.
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ chú ý quan sát.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện. – Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ lắng nghe. |
Trẻ lắc lư theo nhạc.
-Trẻ trả lời: Bạn ăn. -Trẻ kể: Thịt, cá, đậu.
-Trẻ trả lời: Cái bát.
– Trẻ trả lời: Ăn.
– Trẻ thực hiện giống các bạn.
– Trẻ trả lời: Thìa.
– Trẻ trả lời: Xúc.
– Trẻ trả lời: Thìa.
– Trẻ quan sát.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ tìm được cái bát màu đỏ, cái thìa màu xanh. – Trẻ cất bát và thìa vào rổ. – Trẻ lắng nghe |
Xem thêm tại: https://thietbimamnonhavu.com/giao-duc-tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-lop-nha-tre.html
Kết quả:
– Trẻ lớp tôi rất thích tham gia vào hoạt động chơi tập có chủ đích, ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ sử dụng ngôn ngữ đối với một số đồ vật mà trẻ chưa biết tên gọi, trẻ tự đặt ra một từ mới, trẻ sử dụng nhiều câu trong giao tiếp.
– Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
- Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Khi tham gia các hoạt động của lớp trẻ được phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Hình thức hoạt động phong phú giúp trẻ thích thú và tập trung chú ý, những kiến thức được lồng vào các hoạt động được lặp đi lặp lại những điều đã học dưới các hình thức khác nhau giúp trẻ ôn lại những điều đã học mà không thấy nhàn chán. Việc làm này giúp trẻ khắc phục hạn chế trong việc ghi nhớ để diễn đạt; trong tất cả các hoạt động đều nhằm mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giúp trẻ có đầy đủ khả năng hòa nhập vào lớp bình thường. Vậy tổ chức các hoạt động như thế nào để đạt được hiệu quả đó. Tôi đã lựa chọn một số hoạt động như sau:
a, Thông qua hoạt động đón – trả trẻ:
Thời gian đón – trả trẻ ở trường mầm non được diễn ra thường nhật, lặp đi lặp lại qua các ngày trong tuần. Trong thời gian này, tôi và trẻ được trò chuyện với nhau rất nhiều về: Các chủ đề mà trẻ đang học, những điều vừa diễn ra tại gia đình trẻ, hay những điều đã xảy ra tại lớp trong ngày. Vì vậy đây là cơ hội tốt để trẻ được giao lưu, trò chuyện bên cô và bạn. Với mỗi chủ đề tôi lại lựa chọn những cách trò chuyện khác nhau cho phù hợp với sự phát triển của trẻ.
* Với chủ đề: “Mẹ và những người thân yêu của bé”
– Giờ đón trẻ:
+ Tôi trò chuyện với trẻ về tên bố, tên mẹ, công việc hàng ngày của mẹ, tôi đã dùng các câu hỏi:
+ Bố cháu tên là gì?
+ Mẹ cháu tên là gì?
+ Ở nhà mẹ thường làm gì?
– Giờ trả trẻ:
+ Tôi lại hỏi trẻ về gia đình trẻ và cô kể cho trẻ nghe câu chuyện Gà mái hoa mơ để trẻ hiểu hơn về gia đình
* Với chủ đề: “Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?”
– Giờ đón trẻ: Cô trò chuyện với trẻ:
+ Hôm nay ai đưa cháu đi học?
+ Mẹ cháu đưa đi học bằng xe gì?
+ Cô nào đón cháu vào lớp?
– Giờ trả trẻ:
+ Cho trẻ xem tranh về các phương tiện giao thông như: Xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô….
+ Cho trẻ nghe âm thanh của một số phương tiện giao thông để trẻ đoán tên phương tiện đó.
+ Cho trẻ được hát và vận động theo nhạc bài hát: “Em tập lái ô tô”. “Một đoàn tàu”.
b, Thông qua hoạt động góc:
Hoạt động ở các góc là hình thức tổ chức quan trọng để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non. Hoạt động góc tạo điều kiện cho trẻ được cung cấp, củng cố những khái niệm và kỹ năng đã học, đặc biệt trẻ được giao tiếp nhiều hơn với cô và với bạn. Việc tổ chức cho trẻ vui chơi cùng nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động vui chơi, ngôn ngữ của trẻ dần được hình thành và phát triển. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trao đổi ý đồ chơi, giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Tôi đã lựa chọn một số góc chơi như sau:
– Góc chơi “Bé chơi với búp bê”:
Tôi trang trí hình ảnh các bé đang chơi với búp bê như: Mặc quần áo cho búp bê, cho búp bê ăn, ru búp bê ngủ. Với các nguyên vật liệu phế thải như: chai nhựa, hộp sữa, xốp…tôi đã làm ra được một số đồ dùng như: cái làn đi chợ, cái túi, cái mũ, cái xe đạp…và một số món ăn như: trứng rán, bánh gối, bánh ngọt, nem…trẻ rất thích thú tham gia chơi theo ý muốn của mình như là làm mẹ đi chợ, làm người bán hàng…Lúc đầu trẻ chơi còn nhút nhát nhưng sau khi được cô chơi cùng trẻ đã mạnh dạn hơn và giao tiếp với bạn chơi, với đồ vật chơi được tốt hơn rất nhiều.
Ví dụ: Trò chơi sáng tạo “Bế em”, tôi nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú sữa bình, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ. Trẻ sẽ bắt chước những từ tôi nói như: Con của mẹ ngoan quá! Ôi con ăn giỏi quá!…. Ôi em bé khóc rồi, nín đi nào em đừng khóc nữa! Ôi em búp bê buồn ngủ rồi, Hát ru cho em ngủ thôi! Và cháu Dung cũng đã nói được theo cô: “Búp bê ngoan”. Cháu Bảo Ngọc cũng nói được theo cô như: “Ôi! Em búp bê nín đi”!
Cứ như vậy trẻ biết hát ru “à ơi”, biết cho em bé ngủ biết nói lời nựng em. Từ đó vốn từ của trẻ cũng được phát triển theo.
nguồn: Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Hoạt động Khám phá xã hội
Hoạt động Khám phá xã hội
ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI BỘ BINH
LỚP: 5-6 TUỔI.
KPXH: CHÚ BỘ ĐỘI BỘ BINH
Hình thức cung cấp: Mời khách
- Mục tiêu :
– Biết công việc, tên gọi một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết của Phát triển kchú bộ đội bộ binh.
-hả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, giao tiếp. Sử dụng một số từ để nói rõ ràng tên công việc, một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết của chú bộ đội bộ binh và tình cảm của bé với chú bộ đội.
– Hứng thú tham gia tìm hiểu về chú bộ đội, thích được làm chú bộ đội..
– Yêu quý, biết ơn chú bộ đội, mạnh dạn, bày tỏ, tình cảm với chú bộ đội.
+ Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, ánh mắt phù hợp.. ghe
- Chuẩn bị:
- Cô:
– Mời chú bộ đội có mang vật thật như: đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội bộ binh.
– Vi deo về công việc chú bộ đội.
– Máy tính.
– Máy chụp ảnh – Đàn, nhạc về chú bộ đội.
- Trẻ:
– Chuẩn bị câu hỏi
– Quần áo chú bộ đội.
– Băng rôn, khẩu hiệu, quà tặng chú bộ đội.
– Hát, múa, đọc thơ về chú bộ đội
III. Tổ chức khám phá:
- Công việc, tên gọi một số đồ dùng, dụng cụ
Cần thiết của chú bộ đội bộ binh?
– Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ:
+ Các con cầm gì trên tay vậy?
+ Ai làm băng rôn, khẩu hiệu… cho con?
+ Con làm những dụng cụ này để làm gì?
– CÔ và trẻ ra cổng đón chú bộ đội
–Trẻ trải nghiệm:
+ Tập đi hiệu lệnh
+ Mặc áo, đội mũ, mang ba lô trang phục của chú bộ đội
- Điều bé muốn nói với chú bộ đội?
– Nhân dịp chú bộ đội đến thăm lớp mình các con có muốn nói điều gì với chú bộ đội nghe về tình cảm của mình?
(Trẻ nói theo suy nghĩ và tình cảm của trẻ).
– Trẻ tặng quà cho chú bộ đội.
– Chụp hình lưu niệm với chú bộ đội.
– Trẻ cám ơn chú bộ đội, chúc chú bộ đội vui , khỏe.
– Kết thúc
Theo: giáo án điện tử mầm non
Chủ điểm: Thế giới động vật
Giáo án mầm non Chủ điểm : Thế giới động vật
Môn : Tạo hình
Bài : XÉ DÁN HÌNH CON CÁ ( Mẫu )
Đối tượng 5 – 6 tuổi
I, Mục tiêu
A, Kiến thức
– Trẻ biết các bộ phận của con cá.
– Trẻ biết sắc xếp con cá, bố cục tranh đẹp.
– Trẻ biết cách gập đôi tờ giấy lượn cong để tạo thành hình con cá và biết chọn giấy màu để xé dán đàn cá, sóng lướt, rong, rêu.
B, Kỹ năng
– Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
– Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
– Bồi dưỡng kỹ năng, cách sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy (xây dựng bố cục ).
C, Giáo dục
– Hình thành xúc cảm, thẩm mĩ về màu sắc và động viên tính sáng tạo của trẻ.
– Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật ( Nói chung ) và các con vật dưới nước ( nói riêng ).
– Biết đoàn kết hợp tác, giúp đỡ bạn trong khi làm việc.
– Thích học môn tạo hình.
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động chung của trẻ
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ1: Tạo hứng thú Cô và trẻ trò chuyện với chủ điểm – Cho trẻ chơi trò chơi: ” Cá vàng bơi ” cho trẻ đi vòng quanh vừa làm động tác vừa hát bài: ” Cá vàng bơi ” (2 lần ) – Cô hỏi: + Các con vừa chơi trò chơi gì nào ? + Cá sống ở đâu ? + Cá ăn bằng thức ăn gì nào ? * HĐ 2: Giới thiệu nhiệm vụ tạo hình
– Cô treo 2 bức tranh 1 bức tranh xé dán con cá tròn có nhiều phong cảnh 1 bức tranh xé dán con cá dài. Cho trẻ nhận xét nêu ý của mình?
Cô làm mẫu vừa xé vừa giải thích Cô chọn giấy màu xanh hoặc màu đỏ để làm mình cá cô gập đôi bờ giấy và xé lượn thành hình con cá. Sau đó chọn màu vàng, xé mang, mắt. Cô lấy màu xanh xé rong rêu. Sóng, nước, bọt nước. * HĐ 3 : Trẻ thực hiện : Cô nhắc lại cách ngồi, cách cầm giấy. (Tay phải xé giấy, tay trái giữ giấy, ngón tay trỏ phết hồ,…) Cô cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và gợi ý cho trẻ. Động viên trẻ làm để tạo ra sản phẩm đẹp, hình động. * HĐ 4 : Nhận xét sản phẩm Cho trẻ trưng bày sản phẩm Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cô nhận xét thêm bài đẹp, xấu. + Cho trẻ chơi trò chơi thả cá vào ao. Chia trẻ làm 2 đội, cho trẻ thi đua lên thả cá vào ao rồi cho trẻ đếm. Đội nào thả nhiều hơn thì sẽ chiến thắng. + Giáo dục trẻ phải giữ gìn vệ sinh khuyến cáo với mọi người không vứt rát bừa ra ao làm ô nhiễm môi trường. – Cho trẻ hát bài : ” kìa con cá vàng ” rồi ra ngoài. |
– Làm con cá bơi
– Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát và nêu.
– Trẻ chú ý cô làm.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trưng bày sản phẩm. – 5 – 6 trẻ – Trẻ nhận xét cùng cô. – Trẻ chơi
– Trẻ hát rồi ra ngoài. |
Phân biệt hình vuông, hình tam giác
GIÁO ÁN THAO GIẢNG
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2014
Ngày soạn: 25/10/2014
Ngày giảng: 03/11/2014
Đối tượng: 3 tuổi
Chur đề: Gia đình
Phân biệt hình vuông, hình tam giác
Củng cố biểu tượng các hình : hình vuông, hình tam giác,
– Biết được các đặc điểm của hình vuông và hình tam giác.
– Biết được sự giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình tam giác
– Củng cố phân biệt được hình vuông và hình tam giác.
MỞ CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH ( Tuần 1)
- Mục đích yêu cầu.
– Trẻ biết lựa chọn chủ đề theo ý thích của mình.
– Giúp trẻ biết tên những người thân trong gia đình, công việc của mỗi người trong gia đình, địa chỉ gia đình, nhu cầu của gia đình, đưa ra ý kiến xây dựng mạng chủ đề cùng cô.
– Trẻ biết tô màu các thành viên trong gia đình, dán ngôi nhà, nặn các đồ dùng trong gia đình của trẻ để thực hiện chủ đề gia đình. Được cùng cô trang trí để thực hiện chủ đề mới.
– Trẻ biết yêu quý kính trọng những người thân trong gia đình, chia sẻ nhường nhịn những em nhỏ.
– Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
– Trẻ biết tiết kiệm nước khi sử sụng không lãng phí.
- Chuẩn bị.
– Địa điểm: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
– Đồ dùng của cô: + Một số tranh ảnh về gia đình.
+ Một số đồ dùng gia đình
– Đồ dùng của trẻ: + Tranh in sẵn gia đình, hình cắt sẵn để trẻ dán ngôi nhà .
+ Đất nặn, sáp màu.
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Bé cùng khám phá.
– Cô cho cả lớp hát bài hát: Cả nhà thương nhau.
– Bài hát nói về điều gì?
– Mọi người trong gia đình như thế nào?
– Đúng rồi bài hát chúng ta vừa hát nói về mọi người trong gia đình chúng ta rất là thương yêu nhau đấy.
– Các con ơi các con có muốn nghe cô kể về các thành viên trong gia đình của cô cho các con nghe không?
– Cô kể gia đình cô có bố, mẹ, anh, chị và có cả cô nữa đấy.
– Các con vừa nghe cô kể về gia đình của cô rồi bây giờ cô muốn nghe các con kể về gia đình của các con cho cô nghe đấy nhưng trước khi kể cô có câu đố này cô đố các con xem câu đố nói về ai nhé.
Ai dạy bé hát, chải tóc hàng ngày
Ai kể truyện hay, khuyên bé đừng khóc?
– Cô đố các con đó là ai nào?
– Cháu nào có bố mẹ làm nghề giáo viên không?
– Bây giờ cô có câu đố nữa cô đố các con này.
Hôm nay trời nắng chang chang
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa bóng mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng dâm
– Cô đố các con biết câu đố nói về ai nào?
– Vậy có bố mẹ bạn nào làm nghề nông kể cho cô và các bạn biết nào?
– Các con ạ mọi người trong gia đình chúng ta ai cũng có một công việc riêng
– Vậy các con có biết sau một ngày làm việc vất vả thì mọi người phải về đâu để nghỉ ngơi không nhỉ?
– Ngôi nhà con ở là nhà gì? Xung quanh ngôi nhà có gì? Nhà con ở thôn nào?
– Trong ngôi nhà con ở có những đồ dùng gì để uống nước nhỉ? Đồ dùng gì để ăn cơm nhỉ?
Đồ dùng sinh hoạt ?
– Vậy bây giờ các con cùng cô thảo luận xem chúng mình nên mở chủ đề gì nhé.
Hoạt động 2: Bé xây dựng mạng chủ đề.
– Bây giờ các con cùng thảo luận cô sẽ nhờ cô Huyến ghi lại các ý kiến của các con.
– Các con vừa được kể về các thành viên trong gia đình này, ngôi nhà của chúng mình ở, một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời, vậy các con chọn chủ đề gì để thực hiện nào? ( Gia đình )
– Chủ đề gia đình cô chia ra làm 3 nhánh:
– Nhánh 1 các con chọn là gì? Gia đình thân yêu của bé
– Nhành 2 các con chọn là gì? Ngôi nhà gia đình bé ở
– Nhánh 3 các con chọn là gì? Đồ dùng gia đình bé
Chủ đề gia đình cô cùng các con vừa xây dựng gồm có 3 nhánh: – Cô nêu 3 nhánh ra
– Vậy tuần này các con chọn chủ đề gì để thực hiện trước nào?
Hoạt động 3: Bé khéo tay chăm chỉ.
* Làm sản phẩm trang trí lớp:
– Để chủ đề của chúng ta hấp dẫn và sinh động hơn các cháu hãy đoàn kết và cùng nhau tạo ra những sản phẩm thật đẹp để trang trí cho chủ đề của mình nhé.
– Cô chia lớp mình thành 3 nhóm các nhóm có nhiệm vụ:
– Nhóm 1: Tô màu tranh gia đình của bé.
– Nhóm 2: Dán tranh ngôi nhà
– Nhóm 3: Nặn một số đồ dùng đồ chơi trong gia đình
– Bây giờ cô mời các con thực hiện nào
– Khi trẻ hoạt động cô động viên khích lệ trẻ hoạt động đoàn kết, tích cực, tạo ra sản phẩm đẹp.
– Cô cho trẻ trang trí lớp bằng những sản phẩm trẻ đã làm được.
* Kết thúc:
Củng cố biểu tượng các hình : hình vuông, hình tam giác,
– Biết được các đặc điểm của hình vuông và hình tam giác.
– Biết được sự giống nhau và khác nhau của hình vuông và hình tam giác
– Củng cố phân biệt được hình vuông và hình tam giác.
Ổn định gây hứng thú: Cô cho trẻ chơi trò chơi
“ Kéo cưa lừa xẻ”
– Cô hỏi các con đang chơi trò chơi gì mà vui thế?
– Vậy à các con có biết kéo cưa lừa sẻ là một nghề gì không?
– Đúng rồi đó là nghề thợ mộc đấy.
– Các con ạ trong xã hội của chúng ta có rất nhiều ngành nghề như nghề họa sỹ cũng là một nghề vẽ ra những bức tranh rất là đẹp đấy hôm nay cô tổ chức triển lãm tranh của bác họa sỹ các con có muốn cùng đến xem triển lãm tranh không?
Hoạt động 1: Bé nhận biết hình vuông, hình tam giác
– Vậy các con cùng cô đến xem triển lãm tranh nào?
– Các con ơi tranh triển lãm vẽ gì đây?
– Cô giáo là nghề gì vậy?cô giáo đang làm gì?
– Cô giáo đang dạy các chị học hình gì vậy các con?
– Còn bức tranh này có gì đây? Ai đã xây nên ngôi nhà này?
– Bác thợ xây còn gọi là nghề thợ xây đấy.
– Bác thợ xây đã xây được ngôi nhà rất là đẹp, khung nhà có dạng hình gì?
– Mái nhà có dạng hình gì?
– Các con ạ ngoài những bức tranh các con vừa xem có nghề giáo viên, nghề thợ xây bố mẹ các con còn làm nghề nông nữa này và còn có rất nhiều các ngành nghề khác nữa đúng không.
Chơi trò chơi: “Chọn hình theo yêu cầu”
– Các con ơi bạn búp bê thấy các con học giỏi bạn búp bê còn tặng cho các con một hộp quà này các con nhìn xem hộp quà có đẹp không?
– Muốn biết bên trong hộp có gì bây giờ cô mời các con cùng lên đây cùng cô mở hộp quà để xem có gì nhé
– Bên trong hộp có gì vậy các con?
– Đúng rồi có rất nhiều hình. Bạn búp bê tặng cho các con mỗi bạn một hình và mang về chỗ ngồi đấy các con hãy nhặt cho mình mỗi bạn 1 chiếc hình và mang về chỗ ngồi nào
– Bây giờ các con hãy cho cô biết bạn búp bê tặng cho con hình gì? (Cô gọi hỏi từng trẻ xem trên tay trẻ có hình gì và đọc tên hình đó)
* Tái tạo hình vuông, hình tam giác.
– Cô giơ hình vuông hoặc hình tam giác lên và nói bạn nào có hình giống hình của cô thì lại đây với cô và cho trẻ đọc tên hình.
Hoạt động 2: Bé phân biệt hình vuông và hình tam giác.
* Các con nhìn xem cô có gì đây?
– Đúng rồi đây là cây hoa trên cây hoa này cô treo rất nhiều hình bây giờ các con sẽ lên đây và mỗi bạn hái cho mình một hình và những bạn nào có hình giống nhau thì về thành một đội và chúng mình cùng thảo luận xem hình đó có cấu tạo như thế nào và đọc câu đố đố đội bạn nhé.
– Cô cho 1 trẻ thay mặt nhóm đố tên hình:
Hình vuông:
– Tên tôi là một loại hình, tôi đố đội bạn tên hình của tôi?
– Cho tập thể đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc hình vuông
– Cô cho đại diện trẻ lên giới thiệu đội tôi hái được hình vuông màu vàng, hình vuông có 4 cạnh bằng nhau và 4 góc
– Hình vuông có mấy cạnh các con? Các cạnh của hình vuông như thế nào?
– Cô cho trẻ nhắc lại HV có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc.
=> Cô khái quát: Hình vuông có 4 cạnh dài bằng nhau và có 4 góc đều vuông.
Hình tam giác:
– Tên tôi là một loại hình, tôi đố đội bạn tên hình của tôi?
– Cho tập thể đọc, nhóm đọc, cá nhân đọc hình tam giác
– Cô cho đại diện trẻ lên giới thiệu đội tôi hái được hình tam giác màu xanh, hình HTG có 3 cạnh và 3 góc
– Hình tam giác có mấy cạnh? mấy góc?
– Cô cho trẻ nhắc lại: HTG có 3 cạnh và 3 góc
=> Cô khái quát: HTG có 3 cạnh và có 3 góc
* Tái tạo hình vuông, hình tam giác: Cô cho trẻ lấy dây chun tạo dáng hình tam giác, hình vuông.
* So sánh điểm giống nhau và khác nhau hình vuông với hình tam giác
– Cô cho trẻ so sánh hình vuông và hình tam giác và hỏi:
* Điểm giống:
– Hình vuông và hình tam giác có gì giống nhau?
* Điểm khác:
– Hình vuông và hình tam giác có gì khác nhau?
– Cô cho trẻ khái quát lại: Hình vuông và hình tam giác đều có các cạnh và góc,
khác nhau hình vuông có 4 cạnh và 4 góc, hình tam giác có 3 cạnh và 3 góc.
Hoạt động 3: Bé trổ tài
Trò chơi: “Xếp hình bằng que tính”
– Các con xem trong rổ còn có gì?
– Vậy các con hãy dùng que tính xếp cho cô hình vuông, hình tam giác nào?
– Khi trẻ xếp xong cô hỏi các con xếp hình vuông bằng mấy que tính? HTG = mấy que tính?
Trò chơi: Kết bạn
– Muốn chơi được các con chú ý lắng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi.
kế hoạch giáo dục năm học
kế hoạch giáo dục năm học
VỰC
Vận Động
STT
|
NỘI DUNG
|
ĐỘ TUỔI
|
4 – 5 TUỔI
|
||
Mục tiêu chung
|
– Trẻ khẻo mạnh, cân nặng
và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi. – Thực hiện các vận động cơ
bản một cách vững vàng đúng tư thế. – Có khả năng phối hợp các
giác quan và vận động: Vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian. – Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự
khéo léo của đôi tay. Có một số hiểu biết về thực
phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe. – Có một thới quen kĩ năng
tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe và sự an toàn của bản thân. |
|
1
|
Thực hiện được các động tác
phát triển các nhóm cổ và hô hấp |
-Thực hiện đúng, thuần thục
các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc, bài hát . Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp |
2
|
Thể hiện kĩ năng vận động
cơ bản và các tố chất trong vận động |
Thể hiện các vận động cơ
bản một cachs vững vàng, đúng tư thế – Đi và chạy
– Tung bắt, đập bóng
– Ném xa
– Ném trúng đích
– Bò trườn
– Bật xa, bật sâu
– Lắp ráp trường mầm non
– Tô,vẽ ngôi nhà
– Cài còi cúc áo
– Xâu các loại hoa lá có
nhiều màu – Xé các con vật
– Xâu các phương tiện giao
thông – Cắt hình tròn làm quả
– Kéo khóa(phụ mơ tuya)
|
3
|
Tập các cử động bằng bàn
tay ngón tay phối hợp tay mắt và sử dụng đồ dùng dụng cụ |
1
|
* Nhận biết một số món
ăn,thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe |
– Nhận biết phân loại một
số thực phẩm thông thường thực phẩm. – Làm quen một số thao tác
đơn giản trong chế biến một số thức ăn thức uống. – Nhận biết các bữa ăn
trong ngày và lợi ích của đủ lượng và đủ chất – Nhận biết sự liên quan
giữa ăn uống với bệnh tật(ỉa chảy,sâu răng,suy dinh dưỡng,béo phì…) – Cho trẻ biết cách đánh
răng lao mặt rửa tay bằng xà phòng. – Tập cho cháu đi vệ sinh
đúng nơi quy định sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. – Cháu có thói quen rửa tay
trước khi ăn đánh răng khi ăn xong,lao mặt. – Cháu có thói quen đi vệ
sinh đúng nơi quy định sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. |
2
|
* Tập làm một số việc tự
phục vụ trong sinh hoạt |
|
3
|
* Có một số hành vi và có
thói quen trong sinh hoạt ,giữ gìn sức khỏe |
– Nhận biết một số biểu
hiện khi ốm,nguyên nhân và cách phòng tránh – Nhận biết một số trường
hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ – Nhận biết và phòng tránh
những hành động nguy hiểm những nơi không an toàn những vật dụng nguy hiểm đến tính mạng – Ích lợi của việc giữ gìn
môi trường đối với sức khỏe con người – Lựa chọn sử dụng trang
phục phù hợp với thời tiết – Ích lợi của mặc trang
phục phù hợp với thời tiết – Tập luyện một thói quen
tốt về giữ gìn sức khỏe. |
– Ham hiểu biết, thích khám
phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng xung quanh. – Có khả năng quan sát, so
sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định. – Có khả năng phát hiện và
giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. – Có khả năng diển đạt sự
hiểu biết bằng cách khác nhau như: Bằng lời nói, hành động, cử chỉ, hình ảnh….với ngôn ngữ lời nói là chủ yếu. -Có một số hiểu biết ban
đầu về con người,sự vật hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng ban đầu về toán |
||
1
|
Xem xét và tìm hiểu đặc
điểmcủa các hiện tượng, sự vật |
– Ham hiểu biết,thích khám
phá các sự vật, hiện tượng xung quanh – Có khả năng phối hợp các
giác quan – Xem xét và thảo luận về
sự vật. – Hiện tượng về đặc điểm
của điểm của đối tượng, biết ghi nhớ có chủ định – Biết làm một số thí
nghiệm đơn giản. – Biết thu thập thông tin
bằng nhiều cách khác nhau như: Xem tranh ảnh, trò chuyện, thảo luận. – Biết phân loại được một
số đối tượng theo 2 – 3 dấu hiệu cho trước. – Tự tìm ra dấu hiệu để
phân loại |
2
|
Nhận biết mối quan hệ đơn
giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản |
– Nhận biết được mối quan
hệ đơn giản bằng các cách khác nhau |
3
|
Thể hiện hiểu biết về đối
tượng bằng các cách khác nhau |
– Nhận xét thỏa luận về đặc
điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng, được quan sát – Biết chơi một số trò
chơi: đóng vai theo chủ đề – Thể hiện hiểu biết về đối
tượng hoạt động âm nhạc, tạo hình |
1
|
Nhận biết số, đếm số lượng
|
-Có một số hiểu biết ban
đầu về con người,sự vật hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng ban đầu về toán -Phân biệt bản thân với bạn
cùng tuổi. -Phân loại được một số đối
tượng theo 2-3 dấu hiệu cho trước.Tự tìm ra dấu hiệu phân loại. -Có biểu tượng về số trong
phạm vi 10. |
2
|
Sắp xếp theo qui tắc
|
Phân biệt được các hình tròn,hình vuông,hình tam giác,hình chữ nhật qua
các đặc điểm nổi bật. |
3
|
So sánh 2 đối tượng
|
-So sánh và sử dụng được
các từ :to nhất-nhỏ hơn-nhỏ nhất;Cao nhất-thấp hơn-thấp nhất;rộng nhất-hẹp hơn-hẹp nhất;nhiều nhất –ít hơn-ít nhất. |
4
|
Nhận biết hình dạng
|
Phân biệt được các hình ,
các khối tròn,hình vuông,hình tam giác,hình chữ nhật qua các đặc điểm nổi bật. |
5
|
Nhận biết vị trí trong
không gian và định hướng thời gian |
Nhận biết được phía
phải,phía trái của người khác -Phân biệt được hôm qua,hôm
nay,ngày mai – Gọi đúng tên các thứ
trong tuần trong năm, phân biệt được một năm có bốn mùa |
1
|
Nhận biết bản thân, gia
đình, trường lớp mầm non và cộng đồng |
– Nói được họ tên và công
việc của bố mẹ, các thành viên trong gia đình – Nói được địa chỉ của gia
đình khi được người khác hỏi – Biết được địa chỉ trường
lớp khi hỏi và trò chuyện. – Biết tên và công việc các
thành viên trong nhà trường – Biết phân biệt một số
nghề, công cụ, ý nghĩa của một số nghề phổ biến, nghề truyền thống ở địa phương. – Biết kể tên và nói đặc
điểm của một số ngày lê trong năm như: Khai giảng năm học, tết trung thu, ngày 20/11 ngày nhà giáo việt nam, ngày 8/3, 1/6… – Kể tên và vài nét đặt
điểm của danh lam thắng cảnh đẹp, di tích lịch sử ở đại phương như: Khu di tích đánh thắng 75 tiểu đoàn địch, đền thờ Bác Hồ, nhà tưởng niệm VTĐông |
2
|
Nhận biết một số nghề phổ
biến và truyền thống ở địa phương |
|
3
|
Nhận biết các danh lam
thắng cảnh, và một số lễ hội |
TT
|
Mục tiêu chung
|
Có khả năng lắng nghe, hiểu
lời nói trong giao tiếp hằng ngày. Có khả năng biểu đạt bằng
nhiều cách khác nhau như: Lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ…. Diển đạt rỏ ràng và giao
tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. Có khả năng nghe và kể lại
sự việc, kể lại chuyện. Có khả năng cảm nhận vần
điệu, nhịp điệu của bài thơ, câu chuyện, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi. Có một số kỷ năng ban đầu
sao chép chữ, đọc chữ cái…. |
1
|
Nghe hiểu lời nói
|
-Có khả năng lắng nghe,hiểu
lời nói trong giao tiếp hàng ngày. -Có khả năng biểu đạt bằng
nhiều cách khác nhau(lời nói,nét mặt,cử chỉ,điệu bộ…) -Diễn đạt rõ ràng và giao
tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày. -Có khả năng nghe và kể lại
sự việc,kể lai truyện. |
2
|
Sử dụng lời nói trong cuộc
sống hằng ngày |
-Có khả năng nghe và kể lại
sự việc,kể lai truyện. -Có khả năng cảm nhận vần
điệu,nhịp điệu của bài thơ,ca dao,đồng dao phù hợp với độ tuổi. -Diễn đạt được mong
muốn,nhu cầu và suy nghĩ bằng nhiều loại câu |
3
|
Làm quen với việc đọc và
viết |
– Chọn sách để xem
– Biết mô tả các hành động
trong tranh. – Biết cách cầm sách đúng
chiều và giở từng trang để xem tranh “ đọc” sách theo tranh minh họa – Nhận biết một số kí hiệu
thông thường trong cuộc sống. – Sử dụng kí hiệu để “
viết” tên, làm thiệp chúc mừng… -Có một số kỹ năng ban đầu
về việc đọc và viết -Nhận dạng được các chữ cái
và phát âm được các âm đó – Biết sao chép chữ cái.
|
XÃ HỘI :
Mục tiêu chung
|
Có ý thức về bản thân.
Có khả năng nhận biết và
thể hiện tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh. Có một số phẩm chất cá nhân
mạnh dạng tự tin, tự lực Có một số kỹ năng sống, tôn trọng hợp tác,
thân thiện, quan tâm chia sẽ. Thực hiện một số qui tắc,
qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, mẫu giáo, trong cộng đồng. |
|
1
|
Thể hiện ý thức về bản thân
|
– Trẻ có ý thức về
bản thân. – Trẻ biết thể hiện
cảm xúc về con người sự vật và hiện tượng xung quanh. – Trẻ biết mạnh dạn và
tự tin trong giao tiếp . – Trẻ biết thực hiện
tốt các qui dịnh trong sinh hoạt gia đình , trong trường lớp cháu học , cộng đồng gần gũi với trẻ. – Trẻ biết quan tâm bảo
vệ môi trường – Làm một số công việc đơn
giản hàng ngày như: quét lớp, nhặt rác bỏ vào sọt, khiêng bàn ghế…. – Vui vẽ nhận và thực hiện công việc được giao.
– Có hành vi, thái độ thể
hiện công việc sự quan tâm đến những người gần gũi. – biết biểu lộ cảm xúc của
bản thân – Biết quan tâm tới bạn bè
và người thân. – Biết Bác Hồ là vị lãnh tụ
của đất nước, Biết bác Hồ Rất yêu các cháu nhi đồng. – Thể hiện tình cảm kính
yêu Bác Hồ qua bài hát, bài thơ, kể chuyện về Bác Hồ. – Thực hiện một số qui định
trong gia đình và nhà trường. – Biết cất đồ chơi đúng qui định.
– Biết xin lỗi và cảm ơn
chào hỏi lễ phép. – Biết chú ý lắng nghe khi
người khác nói – Có hành vi ứng xử với
người xung quanh. – Biết hợp tác chia sẽ với
bạn bè trong các hoạt động – Biết giữ gìn và bảo vệ
môi trường. – Bỏ rác đúng nơi qui định
– Không hái hoa, ngắt lá,
bẻ cành, chăm sóc tưới cây – Giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
– Biết tiết kiệm điện, nước
trong sinh hoạt |
2
|
Thể hiện sự tự tin, tự lực
|
|
3
|
Nhận biết và thể hiện cảm xúc,
tình cảm với con người, sự vật hiện tượng xung quanh |
|
4
|
Hành vi và qui tắc ứng xử
xã hội |
|
5
|
Quan tâm đến môi trường
|
Mục tiêu chung
|
Có khả năng cảm nhận vẽ đẹp trong thiên
nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật. Có khả năng thể hiện cảm
xúc sáng tạo trong các hoạt động, âm nhạc, tạo hình,. Yêu thích hào hứng tham gia
vào các hoạt động nghệ thuật. |
|
1
|
Cảm nhận và thể hiện cảm
xúc trước vẽ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật: âm nhạc, tạo hình |
– Có khả năng cảm nhận
vẽ đẹp trong thiên nhiên. – Có khả năng thể hiện cảm xúc , sáng
tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình. – Trẻ biết yêu thích ,
hào hứng tham gia các hoạt động -Thích tìm hiểu và biết bộc
lộ cảm xúc phù hợp với vẽ đẹp của thiên nhiên,cuộc sống các tác phẩm nghệ thuật. |
2
|
Một số kỹ năng trong hoạt
động âm nhạc: (hát vận động) , và hoạt động tạo hình: ( Vẽ, nặn, xé dán, xếp hình) |
-Thích nghe nhạc nghe hát:
chăm chú và lắng nghe nhận ra những giai điệu khác nhau của các bài hát , bản nhạc. -Hát đúng và biết thể hiện
sắc thái qua các bái hát mà trẻ yêu thích . -Biết vận động nhịp nhàng
phù hợp với nhịp điệu, bài hát bản nhạc: vỗ tay dậm chân, nhún nhẩy múa … -Biết sử dụng các dụng cụ
âm nhạc để gỏ đệm theo các tiết tấu của bài hát, bản nhạc một cách phù hợp. – Biết phố hợp màu sắc,
hình khối và đường nét trong trang trí – Phối hợp các kỹ năng cắt,
xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. |
3
|
Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ
thuật |
– Biết sáng tạo ra các hình
thức âm thanh, vận động, hát theo các bài hát, bản nhạc yêu thích – Biết sử dụng các dụng cụ
âm nhạc để gỏ đệm theo các tiết tấu của bài hát, bản nhạc một cách phù hợp. – Biết lựa chọn và sử dụng
dung cụ, vật liệu đa dạng, biết phối hợp màu sắc, hình dạng đường nét để tạo ra sản phẩm tạo hình có nội dung bố cục cân đối , màu sắc hài hòa .-Biết nhận xét và giữ gìn sản phẩm của mình, của bạn. – Biết tạo ra các sản phẩm
tạo hinh theo ý thích. – Đặt tên cho sản phẩm tạo
hình |
link tai: https://tinyurl.com/lks7zn5
Giáo án chủ đề Đo lường nước
Giáo án chủ đề Đo lường nước
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
PTNT: Đo lường nước
- Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức:
– Trẻ biết đo và nhận biết được kết quả đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo
+Kỹ năng :
– Luyện kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.
– Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+Thái độ:
– Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
- Chuẩn bị:
– Nhạc đàn bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mỗi trẻ một cái phễu, một cái cốc, thẻ số từ 1-5. Chậu đựng nước, nước, 2 chai đựng nước có kích thước khác nhau.
– 2 cái xô đựng nước, 2 cái xô nhỏ xách nước, 2 lọ đựng nước.
– Bút lông màu xanh.
hành:
Hoạt động của cô
1. Tạo cảm xúc– Gây hứng thú:
– Cô rung xắc xô trẻ lại xung quanh cô hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mưa mang đến cho ta điều gì?
– Các con nhìn thấy nước ở đâu?
– Nước dùng để làm gì?
– Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con thì phải làm gì?
* Giáo dục: Nước rất có ích, nước dùng để ăn,
để uống, để sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của con người, cây cỏ hoa lá, con vật…. Để bảo vệ nguồn nước luôn được sạch, thì các con không được vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước, dòng sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống con người và thế giới xung quanh . Khi sử dụng nước thì phải tiết kiệm. – Cô cho trẻ đọc bài thơ :” nước”.
2. Nội dung:
2.1.
Dạy trẻ cách đo lường + Ở nhà các bố mẹ các con đựng nước vào
đâu? – Trong mỗi gia đình đều chứa nước vào các
dụng cụ riêng, hôm nay cô cháu mình cùng đo lường xem dụng cụ như thế nào đựng được nhiều nước, dụng cụ nào thì đựng ít nước. – Nhìn xem cô có những đồ dùng gì để đo lường?
– Các con thử đoán xem khi cô đựng nước vào
2 chai này thì lượng nước ở các chai như thế nào? – Để biết lượng nước ở các chai này như thế nào chúng mình cùng thao tác đo lường – Trên bàn các con cũng có những dụng cụ đo lường giống cô. Bây giờ cô cháu
mình cùng thực hiện thao tác đo lường nước vào chai. – Mỗi lần đong nước vào chai thì phải sử dụng dụng cụ đo là cái cốc, đong nước sao
cho cốc nước đầy và đổ vào chai , vừa đổ vừa đếm đến khi đầy chai, chọn thẻ số tương ứng với số lần đong. * Lưu ý: (Khi đổ các con chú ý đổ đừng tràn ra ngoài
vì chúng mình phải luôn tiết kiệm nước). – Cô và trẻ đong chai thứ nhất.
+ Các con đong được mấy cốc nào?
+ Tương ứng thẻ số mấy?
– Cho trẻ đong chai thứ hai
+ Chai thứ hai con đong được mấy cốc nước để đầy chai?
+ Tương ướng thẻ số mấy?
– Cho trẻ quan sát và so sánh nhận xét về 2 chai nước vừa được đong.
+ Trẻ nhận xét gì về chai nước nào?
+ Vì sao?
+ Chai nước có vòng màu xanh có lượng nước như thế nào?
+ Chai nước có vòng màu đỏ có lượng
nước như thế nào? * Cô khái quát lại thao tác đo lường, và kết quả đo.
– Khi sử dụng cùng một đơn vị đong, nhưng số lần đong vào mỗi chai khác nhau
thì cho ta kết quả khác nhau về lượng nước chứa trong mỗi chai. – – Nếu chai có số lần đong nhiều hơn thì chai đó đựng được nhiều nước hơn, nếu chai có số lượng đong ít lần hơn thì chai đó đựng được ít nước hơn. * Giáo dục : Biết tiết kiệm nước, không
làm nước bị đổ, tràn ra ngoài khi sử dụng trong sinh hoạt. 2.2: Trò chơi luyện tập:
Trò chơi 1: “Bé khéo léo”
– Cô nêu luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Khi làm rơi xô nước, hoăc dẫm lên vạch kẻ đường hẹp thì bị loại 1
lần chơi. + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đội lấy xô
nước nhỏ xíu múc đầy nước đi theo đường hẹp lên đổ vào bình đựng nước, mỗi lần đổ dùng bút vạch mức nước dâng lên, chạy về vạch xuất phát chuyển xô cho bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng. Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chơi đúng luật và có số lần chuyển nước nhiều hơn thì đội đó thằng cuộc. Trò chơi 2:
Cửa hàng bán nước giải khát
– Cô nêu tên trò chơi
– Hướng dẫn cách chơi
– Trẻ chia thành 3 nhóm chơi
– Cô nhận xét kết quả
2. Kết thúc:
– Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa”
|
Hoạt động của
trẻ – Trẻ lại xung quanh cô cùng hát với nhạc bài hát.
– Nước
– Sông, suối, biển, ao hồ, giếng
– Nước để tắm giặt, để ăn, để uống và phục vụ đời sống sinh hoạt cho con người. Cho
cây cối, hoa lá tuơi tốt, con vật. – Không vướt rác bừa bãi xuống ao hồ sông suối.
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc thơ kết hợp về chỗ ngồi bàn.
– Bình, xô chậu…
– Trẻ lắng nghe
– Chai, cốc, phểu,…., nước
– Trẻ đoán
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện thao tác đo lường.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ chọn thẻ số tương ứng
– Trẻ đong chai thứ 2
– Trẻ nói số lần đong
– Chọn thẻ số tương ứng
– 2 chai không bằng nhau
– Số lần đong nước vào chai không bằng nhau.
– Chai nước có vòng màu xanh đong được 4 cốc.
– Chai nước có vòng màu đỏ đong được 5 cốc.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi 1-2 lần.
– Trẻ chia nước thành các cốc nhỏ và nói kết quả.
|