Archive
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Làm hoa tặng cô nhân ngày 8/3
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ biết đặc điểm của 1 số bông hoa: hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa tuy líp
– Trẻ biết làm bông hoa tặng mẹ nhân ngày 8/3
– Đối với cháu Nhật: Trẻ biết đặc điểm, hình dạng chi tiết 1 bông hoa hoa cúc.
- Kỹ năng
– Rèn trẻ kỹ năng bôi hồ, quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính
– Phát triển sự khéo léo, linh hoạt cuả đôi bàn tay, trí tưởng tưởng, óc thẩm mỹ cho trẻ
– Đối với cháu Nhật: Trẻ có kỹ năng bôi hồ quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính có sự hỗ trợ của cô.
+ Nâng cao khả năng tập trung chú ý.
+ Nâng cao khả năng phối hợp mắt-tay
- Thái độ
– Trẻ biết quan tâm đến mẹ trong ngày 8/3, hứng thú làm hoa tặng mẹ
– Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh khi thực hiện
II/ CHUẨN BỊ
- Địa điểm, đội hình
– Trong lớp C3
– Trẻ ngồi theo bàn. 4 trẻ 1 bàn
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– 1 lẵng hoa cúc bằng giấy nhăn mềm: hoa màu vàng, trắng, xanh non
– 1 bát hoa đồng tiền bằng giấy màu: hoa màu vàng, đỏ, hồng, cam.
– 1 lọ hoa Tuy líp cánh hoa bằng vải dạ màu đỏ, vàng, tím, nhụy bằng len vàng.
– Đĩa nhạc bài: Quà 8/3; Bông hoa mừng cô
– Đầu đĩa, ti vi, que chỉ.
- Đồ dùng của trẻ:
– Ống hút, vỏ thạch, cánh hoa, bông hoa bằng vải dạ, giấy màu, giấy nhăn
– Hộp để đồ dùng
– Đĩa đựng hồ, băng dính, khăn lau tay.
*NDTH: Âm nhạc mầm non “ Quà 8/3; Bông hoa mừng cô”
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
1. Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ hát bài: “ Quà 8/3“ và trò chuyện về nội dung bài hát: Trong bài hát bạn nhỏ đãlàm gì để tặng mẹ nhân ngày 8/3 ? 2. Nội dung chính: Cho trẻ xem hoa cô làm tặng bà và mẹ a) Quan sát và đàm thoại * Cho trẻ quan sát lẵng hoa cúc: Cô đưa lẵng hoa cúc ra và hỏi trẻ: + Các con nhìn xem cô có lẵng hoa gì đây? + Lẵng hoa cúc có những gì? + Những bông hoa có màu gì? – Cô cho trẻ sờ cánh hoa và hỏi trẻ: + Những bông hoa này được làm bằng gì? + Các con còn nhớ cách làm bông hoa cúc không? =>Cô chốt lại ý của trẻ và nhắc lại cách làm. * Tương tự như vậy với lọ hoa Tuylip và bát hoa đồng tiền b) Hỏi ý định của trẻ: – Mẹ các con sẽ rất vui khi nhận được những món quà nhân ngày 8/3 đấy. + Con thích làm hoa gì để tặng mẹ? + Con sẽ làm bông hoa màu gì? + Con sẽ làm như thế nào c) Trẻ thực hiện: – Cô nhắc trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ như: lau tay sau khi bôi hồ,bỏ vỏ băng dính vào hộp. Khi làm xong mang trưng bày cạnh ảnh của mình. – Cho trẻ về bàn, cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện. – Trong quá trình trẻ làm cô bật nhạc nhẹ nhàng |
Cả lớp hát và trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nói ý định của mình |
-Trẻ hưởng ứng theo lời bài hát.
Khuyến khích trẻ trả lời
Trẻ trả lời có sự hỗ trợ của cô.
Trẻ cùng cô xây dựng ý định làm hoa của mình.
|
d) Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
– Cho trẻ đem sản phẩm của mình lên trưng bày. – Cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình: + Con làm hoa gì? Hoa có màu gì? + Con dùng nguyên vật liệu gì để làm ? + Con làm như thế nào ? – Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? – Cô nhận xét bài của trẻ,động viên trẻ. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. 3. Kết thúc – Cô cho trẻ hát bài “ Bông hoa mừng cô” |
Trẻ về bàn và thực hiện
Trẻ giới thiệu
Cả lớp hát
|
Trẻ thực hiện bài tạo hình có sự hỗ trợ của cô. Khuyến khích, cùng trẻ giới thiệu bài của trẻ. Trẻ hưởng ứng bài hát cùng các bạn. |
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Đề tài: VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát”
TCVĐ: “Kéo co”
Chủ đề: Tết và lễ hội mùa xuân
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Kiến thức
– Trẻ biết tên, cách thực hiện vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
– Cháu Nhật biết tên, cách thực hiện vận động theo khả năng của trẻ, sự hướng dẫn của cô
- Kĩ năng
– Trẻ có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động.
– Phát triển cho trẻ khả năng khéo léo, định hướng trong không gian.
– Trẻ có kỹ năng phối hợp tay, chân và sức mạnh toàn thân để tham gia trò chơi: “Kéo co”.
– Đối với cháu Nhật: Cháu có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động có sự hỗ trợ của cô
+ Phát triển các vận động thô: Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
+ Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
- Thái độ
– Trẻ nghe theo hiệu lệnh của cô, tự tin, hứng thú tham gia luyện tập, tham gia chơi trò chơi.
– Trẻ hợp tác với bạn khi tham gia trò chơi.
– Giáo dục cháu Nhật có ý thức kỷ luật, hứng thú với hoạt động đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trong lớp
- Đồ dùng:
– Trang phục: cô và trẻ gọn gàng.
– Nhạc bài hát: “Sắp đến tết rồi”; “Bé chúc tết”; “Cùng múa hát mừng xuân”; “Mùa xuân đến rồi”.
– Đường hẹp làm bằng hộp sữa chua nối vào nhau có trang trí thêm cỏ và hoa. Chiều rộng con đường là 20cm, độ dài đường hẹp từ 2,5 – 3m
– Đối với cháu Nhật chiều rộng con đường có thể 25-30 cm
– 20 – 30 bao cát, xắc xô, dây kéo co, trống con.

Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
* Ổn định, gây hứng thú
– Giới thiệu khách – Cô chính trò chuyện với trẻ: Các con thấy trang phục của các cô hôm nay như thế nào? + Cô phụ đọc loa: “Loa, loa, loa, loa Các bạn gần xa Về đây dự hội Lễ hội ngày xuân Loa, loa, loa, loa.” – Cô dẫn dắt giới thiệu tổ chức chương trình “vui hội ngày xuân” và hướng trẻ vào phần khởi động. 1. Khởi động – Cô cho trẻ đi vào vòng tròn, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường sau đó về chấm. 2. Trọng động a/ Bài tập phát triển chung: – Giới thiệu phần chơi thứ 1: “Cùng nhau đua tài”, cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo nhạc của các bài hát: + Tay: Hai tay đưa trước lên cao (4 x 4) + Bụng: Đứng cúi người về trước (4 x 4) + Chân: Đứng khuỵu gối (6 x 4) + Bật: Bật tại chỗ (4 x 4) – Cô nhận xét trẻ tập sau đó cho trẻ đứng về 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. |
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi theo nhạc và hiệu lệnh của cô.
– Trẻ tập theo cô
|
Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi và làm theo hiệu lệnh sau cô
– Trẻ tập có sự hỗ trợ của cô
|
b/ VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát” – Cô giới thiệu phần chơi thứ 2 mang tên: “Thi xem ai khéo”, giới thiệu tên vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”. – Làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2 phân tích: Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng dưới vạch chuẩn và lấy túi cát đặt lên đầu, 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “Đi ” thì bước đi đều thẳng hướng trong đường hẹp không chạm vào 2 bên đường, đầu giữ thẳng không làm rơi túi cát, đi hết đường hẹp thì để bao cát vào rổ và đứng về cuối hàng. + Lần 3: Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu, cho các bạn nhận xét. Nếu trẻ làm chưa chuẩn thì cô làm mẫu lại và nhấn mạnh vào các điểm chính. – Trẻ thực hiện: Cô gọi lần lượt trẻ ở 2 hàng lên thực hiện vận động. Cô tổ chức cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần. Những lần sau, tổ chức dưới hình thức thi đua (Chú ý bao quát, sửa sai, nhận xét, động viên trẻ kịp thời). Nếu cháu Nhật luôn ngọ nguậy chân tay, hay đi lại, quay người hoặc lắc người, cô tạo cơ hội cho cháu tham gia nhiều hơn với các bạn một lần thông qua việc thi đua cá nhân. Nếu trẻ ít giao tiếp mắt, khi cô giải thích hoặc làm mẫu cho trẻ phải đảm bảo rằng trẻ đang nhìn về phía cô hoặc có thể hỗ trợ như sau: Cô đi trước, cháu Nhật đi sau – Củng cố vận động: Cô hỏi cả lớp tên vận động và mời một trẻ lên thực hiện lại. Cô và các bạn nhận xét. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. |
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu
– 1 trẻ thực hiện vận động
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
|
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu không ngọ nguậy chân tay, không đi lại, quay người
– Trẻ thực hiện Cùng cô, cô đi trước, trẻ đi sau
– Trẻ thực hiện Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của cô
|
c/ Trò chơi vận động “Kéo co”
– Cô giới thiệu phần chơi cuối cùng mang tên “Chung sức”, giới thiệu tên trò chơi: “Kéo co”. – Mời 1 trẻ nhắc lại cách chơi của trò chơi . – Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: 2 đội sẽ đứng thành 2 hàng dọc đối diện nhau dưới vạch chuẩn tay cầm vào dây thừng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì tất cả các con sẽ kéo mạnh dây về phía mình. + Luật chơi: Người đầu hàng của đội nào dẫm vào vạch chuẩn trước là đội đó thua cuộc. – Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần, cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ. 3. Hồi tĩnh – Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vào vòng tròn theo giai điệu bài hát: “Mùa xuân đến rồi”. – Nhận xét chung và trao quà lưu niệm cho 2 đội. Mời đại diện 2 đội lên nhận quà. |
– 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
– Trẻ lắng nghe
– 1 trẻ nhắc lại cách chơi – Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi
– 2 trẻ lên nhận quà. |
– Động viên trẻ cùng 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
-Trẻ thực hiện thêm bài tập này tại nhà.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi cùng các bạn có sự hỗ trợ của cô.
Động viên, khuyến khích cho trẻ lên nhận quà để trẻ hứng thú với những làm tập tiếp theo. |
Xem sáng kiến kinh nghiệm mầm non tại: https://thietbimamnonhavu.com/kinh-nghiem-giao-duc-tre-tu-ky-hoa-nhap-tai-lop.html
Đề tài Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
Đề tài Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
Chủ đề: Gia đình
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25 – 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng: Nhà có nhiều cửa sổ, nhiều cây xanh, nhà sử dụng năng lượng mặt trời…
- Kỹ năng:
– Củng cố kỹ năng vẽ
– Trẻ phối hợp màu sắc, bố cục cân đối hài hòa
– Trẻ hợp tác chia sẻ với cô và bạn trong quá trình làm.
- Thái độ:
– Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
– Trẻ biết trân trọng, giữ gìn sản phẩm của minh
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi trên bàn
- Đồ dùng:
– Một đoạn video về các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng
– Đĩa hình ảnh về các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng : 3 tranh
– Băng nhạc không lời chủ đề gia đình.
– Tivi, đầu video, bút laze, đài.
– Giá treo tranh
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Ho¹t ®éng cña c« | Ho¹t ®éng
cña trÎ |
Lu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát và vận đông bài: Nhà của tôi – Trò chuyện về bài hát. + Con vừa hát bài hát gì? + Các con biết những kiểu nhà gì? – Dẫn dắt vào bài: Ngoài những kiểu nhà các con vừa kể còn có một loại kiểu nhà rất đặc biệt các con cùng quan sát! 2. Nội dung chính: * Quan sát đàm thoại: – Cô cho trẻ xem một đoạn videoclip về các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng + Con thấy các ngôi nhà trong đoan video có gì đặc biệt? => Cô Chốt: Ngôi nhà tiết kiệm năng lượng – Tranh 1: Tranh vẽ về ngôi nhà có nhiều cửa sổ. + Con có nhận xét gì về bức tranh? + Ngôi nhà này có điểm gì khác so với các ngôi nhà khác? + Màu sắc cô tô như thế nào? => Cô chốt: Bức tranh vẽ về ngôi nhà có nhiều cửa sổ, cung cấp nhiều ánh sáng để tiết kiệm điện cho ngôi nhà. Nên gọi là ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. – Tranh 2: Tranh vẽ ngôi nhà có nhiều cây xanh. + Xung quanh ngôi nhà ở bức tranh có những gì? + Quanh nhà trồng nhiều cây xanh để làm gì? => Cô chốt: Bức tranh vẽ về ngôi nhà có nhiều cây xanh, cung cấp bóng mát, điều hòa không khí khi trời nóng tạo môi trường cho ngôi nhà thoáng mát, nên được gọi là ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. – Tranh 3: Nhà sử dụng năng lượng mặt trời. + Con có nhận xét gì về bức tranh? + Trên mái nhà có điều gì khác? => Cô chốt: Bức tranh vẽ về ngôi nhà có tấm pin thu nạp năng lượng mặt trời để tạo ra điện sử dụng trong gia đình. Nên đây cũng là một ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. |
– Trẻ hát – Tập thể, 3- 4 trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát trên tivi – Tập thể, 3- 4 trẻ trả lời
– Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Tập thể 3- 4 trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe |
|
– Hỏi ý định trẻ:
+ Con thích vẽ ngôi nhà tiết kiệm năng lượng nào? + Con phải vẽ như thế nào? – Trẻ thực hiện: Cô đi bao quát và hướng dẫn thêm cho những bạn vẽ yếu. Nhắc nhở trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút. – Cô cho trẻ quan sát và nhận xét bài của bạn. Sau đó cô nhận xét chung 3. Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động.
|
– 3- 4 trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện
– Trẻ nhận xét và lắng nghe nhận xét của cô |
Xem thêm: giáo án mầm non
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
Chủ đề: Bé và gia đình.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25- 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
– Trẻ biết sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm.
- Kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện,
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, đèn học, máy vi tính, ti vi, máy sấy bằng vật thật
– Bảng đa năng, bàn ghế, bút.
– Một mảnh vải bị nhàu.
– Nhạc bái hát: Đồ dùng bé yêu.
- Đồ dùng của trẻ:
– Lô tô hình ảnh về các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện có gắn xước dính.
– Bài tập có hình ảnh về các hành vi sử dụng điện tiết kiệm và không tiết kiệm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | lưu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Đồ dùng bé yêu”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói về những đồ dùng gì? – Những đồ dùng đó dùng để làm gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một đồ dùng sử dụng điện: – Chia trẻ thành các nhóm cho trẻ khám phá các đồ dùng điện: Nhóm 1: Bàn là. Nhóm 2: Nồi cơm điện. Nhóm 3: Quạt điện. – Cho trẻ nói hiểu biết của trẻ về những đồ dùng điện vừa khám phá. * Bàn là: – Cô tạo tình huống: Đưa ra một mảnh vải bị nhàu và hỏi trẻ: + Cô có gì đây? Mảnh vải bị làm sao? + Làm thế nào để mảnh vải hết nhàu? – Cô dùng bàn là là mảnh vải sau đó hỏi trẻ: + Mảnh vải bây giờ như thế nào? Vì sao con biết? + Muốn bàn là sử dụng được thì phải làm gì? + Khi cắm điện bàn là sẽ như thế nào? Có được sờ vào bàn là khi đang cắm điện không? Vì sao? + Bàn là là đồ dùng sử dụng gì? Được sử dụng khi nào? => Cô chốt lại: Bàn là là đồ dùng sử dụng điện, khi có đồ bị nhàu và nhăn thì ta mới sử dụng bàn là, khi là xong thì phải rút điện ra để tiết kiệm điện. * Nồi cơm điện: Cô đọc câu đố: Vừa bằng quả bí Nhi nhí hạt cơm Là cái gì? – Nồi cơm điện dùng để làm gì? – Phải làm gì để nồi cơm điện nấu được chín cơm? |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
– Có được cắm điện khi tay ướt không? Vì sao?
– Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng gì? => Chốt lại: Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng điện, dùng để nấu chín cơm, khi tay ướt thì không nên cầm dây cắm điện vì như vậy rất dễ bị điện giật. * Quạt điện: – Cô có 1 câu đố các con cùng lắng nghe xem câu đố về cái gì? Có cánh mà không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làm gió xua cái nóng Mất điện là hết quay Đố bé là cái gì? – Quạt dùng để làm gì? – Phải làm gì để quạt chạy được? – Quạt là đồ dùng sử dụng gì? – Khi không dùng nữa thì phải làm gì? => Chốt lại: Quạt là đồ dùng sử dụng điện, khi có điện thì quạt mới chạy được giúp cho con người có gió mát vào mùa hè nóng bức. * Mở rộng: Ngoài bàn là, nồi cơm điện, quạt điện còn có rất nhiều các đồ dùng khác cũng phải có điện thì mới sử dụng được.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các đồ dùng trên đều là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, các đồ dùng đó đều rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Nếu không có điện thì sẽ không sử dụng được các đồ dùng đó. Vì vậy, điện rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nếu sử dụng điện lãng phí thì nguồn năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải biết sử dụng điện một cách tiết kiệm, luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Khi thấy người nào sử dụng không tiết kiệm thì chúng ta nên nhắc nhở người đó có ý thức hơn. * Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất + Cách chơi: Chia làm 3 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên trên bàn ở trên này và chọn |
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi
|
những lô tô hình ảnh về đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, trò chơi bắt đầu và kết thức bằng 1 bản nhạc. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Ai giỏi nhất + Cô cho trẻ về bàn ngồi + Mỗi bạn sẽ được phát một bài tập trong bài sẽ có hình ảnh về các hành vì biết sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm và không tiết kiệm, nhiệm vụ của các con sẽ phải khoanh tròn hành vi tiết kiệm. Bạn nào khoanh đúng nhiều nhất sé là bạn giỏi nhất. + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động. |
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
|
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Chủ đề nhánh một số hiện tượng tự nhiên
Chủ đề nhánh một số hiện tượng tự nhiên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NHÁNH:
tinh khiết để phòng ngừa bệnh tật.
nắng.
công việc tự cởi cúc áo, rửa tay, lau mặt.
phục vụ phù hợp với trẻ: Lấy nước uống, đi vệ sinh đúng nơi quy định…
hiểm.
môi trường thiên nhiên.
triển vận động: Bật lên xuống bậc cao
30cm.
tượng thời tiết và các hiện tượng tự nhiên khác.
nhận xét được bằng những câu nói đơn giản.
hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên gần gũi.
Biết quan sát, nhận xét đặc điểm nổi bật của các hiện tượng tự nhiên quen
thuộc.
Nhận biết được một số hiện tượng thời tiết của mùa hè: Nắng, mưa,… trang phục
phù hợp với mùa hè.
Nhận biết một số hoạt động của bé trong mùa hè.
Tạo nhóm có số lượng từ 1 đến 5.
xã hội
bừa bãi…
thiên nhiên.
hát, vận động theo nhạc, kể chuyện về các hiện tượng thời tiết mùa hè.
thiên nhiên.
động âm nhạc, tạo hình…
mình và của bạn.
GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ NHÁNH:
gian thực hiện từ ngày 14
đến ngày 18 tháng 4 năm 2014)
Hoạt động
|
Nội dung
|
|
Đón trẻ
|
*Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về chủ đề bản thân
*TDS: Cô dạy trẻ tham gia thể dục sáng, khởi động, hô hấp, tay, chân,
bụng, bật, điều hòa. * Điểm danh: Cô điểm danh trẻ theo danh sách.
|
|
Hoạt động có chủ đích
|
Thứ 2
|
PTTC: Bật lên xuống bậc cao 30cm
|
Thứ 3
|
PTNN: Thơ: Tia nắng
|
|
Thứ 4
|
PTNT: Tạo
nhóm có số lượng từ 1 đến 5 |
|
Thứ 5
|
PTTM: Dạy hát: Con mèo ra bờ sông
|
|
Thứ 6
|
PTNT: Trò chuyện về một số hiện tượng tự nhiên
|
|
Hoạt động ngoài trời
|
– Quan sát: cây thiết mộc lan,thời tiết, sân trường, cây hoa hồng, cây phượng.
– TCVĐ: Mèo đuổi chuột, gieo hạt
– CTYT
|
|
Hoạt động góc
|
– Góc xây dựng: Xây công viên nước
– Góc phân vai: Chơi nấu ăn, bán hàng
– Góc tạo hình: Vẽ mưa, vẽ ông mặt trời…
– Góc sách: Xem tranh truyện theo chủ đề
|
|
Hoạt động vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa
|
– Trẻ tham gia hoạt động vệ sinh rửa tay, rửa mặt theo đúng các bước, cho
trẻ ăn trưa, ngủ trưa theo đúng thời gian. |
|
Hoạt động chiều
|
– Cho trẻ đi vệ sinh, vận động nhẹ nhàng, ăn chiều.
– Cho trẻ chơi trò chơi dân gian, trò chuyện với trẻ về chủ đề, làm quen
bài mới. |
)
thoáng vệ sinh sân lớp sạch sẽ.
Bài tập phát triển chung
Hô hấp, tay, chân, bụng, bật.
yêu cầu
hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động cuả trẻ
|
*Hoạt động 1: Khởi động
– Cô cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng 2
vòng sân sau đó cho trẻ đứng về thành 3 hàng ngang giãn cách đều. – Cho trẻ xoay khớp cổ chân, cổ tay, vai…
* Hoạt động 2: Trọng động
– ĐT hô hấp: – Cho trẻ hít vào thở ra ( Hay tay dang ngang, đưa tay ra
phía trước, giơ lên cao) – ĐT tay vai: Thực hiện 2 lần 8 nhịp
– ĐT lưng bụng: Thực hiện 2 lần 8 nhịp
– ĐT chân: Thực hiện 2 lần 8 nhịp
– ĐT bật: Thực hiện 2 lần 8 nhịp
– Cô chú ý quan sát và hướng dẫn trẻ thực hiện đúng các động tác.
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh
– Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân
* Hoạt động 4: Kết thúc
– Cô nhắc nhở trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp.
|
Trẻ tham gia hoạt động cùng cô
Trẻ thực hiện tập thể dục cùng
cô Trẻ tham gia tập điều hòa thả
lỏng các khớp |
LÊN XUỐNG BẬC CAO 30cm
yêu cầu
cao, bật một cách nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, biết tham gia trò chơi vận động.
Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận động của cơ chân và giữ thăng bằng trong vận động.
Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
Chuẩn bị
Bục ghế cao 30cm.
hành
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
*Hoạt động 1: Khởi động
– Cô cho trẻ xếp thành 3
hàng dọc theo tổ, quay phải, quay trái, đằng sau. – Cho trẻ làm đoàn tàu chuyển đội hình thành vòng tròn ( Đi các kiểu
chân: tàu đi thường, tàu đi nhanh, tàu lên dốc, tàu xuống dốc, tàu về ga…). Cho trẻ dãn cách đều.
* Hoạt động 2: Trọng động
a) Bài tập phát triển chung
– ĐT1: Hô hấp: Đưa 2 tay khum trước miệng, cô nói với trẻ gà gáy to và
dài( 2- 3 lần) – ĐT2: Tay- vai: Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
– ĐT3: Chân: Cho trẻ dậm chân tại chỗ
– ĐT4: Bụng- lườn: Chân đứng rộng bằng vai, tay chống hông
N1: Quay người sang trái. N2: Về tư thế chuẩn bị.Sau đổi bên.
– ĐT5: Bật nhảy: Nhún nhảy bật bằng 2 chân chạm đất bằng hai đầu bàn
chân. b) Vận động cơ bản
– Cho trẻ đừng thành 2 hàng ngang đối diện quan sát cô thực hiện mẫu. Cô giới thiệu tên
bài. + Lần 1: Cô thực hiện nhanh
+ Lần 2: Cô thực hiện và giải thích
Khi có hiệu lệnh chân phải
lên bục rồi bước tiếp chân trái lên. Khi xuống bật nhẹ cả hai chân tiếp đất. + Lần 3: Cô thực hiện lại
– Cô cho 2 trẻ lên tập mẫu trước nhận xét và sửa sai cho trẻ.
– Cô cho trẻ tập theo tổ 2- 3 lần.
– Cô cho cá nhân trẻ lên tập (2- 4 trẻ ).
– Cô động viên và khuyến khích trẻ thực hiện, cô chú ý nhắc trẻ tư thế
chuẩn bị và cách thực hiện. *Hoạt động 3: TCVĐ: Gieo hạt
Luật
chơi: Trẻ thực hiện các động tác phù hợp với lời ca. Cách
chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn và thực hiện các động tác. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 2 vòng
|
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện tập các động
tác Trẻ quan sát cô thực hiện
mẫu và giải thích Trẻ tập theo cả lớp, tổ
nhóm, cá nhân Trẻ chơi
|
NGOÀI TRỜI
chuột
đồ chơi ngoài trời
Mục đích yêu cầu
nhận xét về quang cảnh sân trường, trẻ gọi tên các đồ chơi, cây cối đang quan
sát.
sát. Trả lời rõ ràng mạch lạc.
kết với bạn.
Chuẩn bị
rộng rãi, sạch sẽ.
gàng.
Tiến hành
Hoạt động
của cô |
Hoạt động
của trẻ |
* Hoạt động
1: Quan sát sân trường – Các con đang đứng ở đâu?
– Ngoài sân trường có những
gì? – Chúng mình xem đây là cái
gì? – Khi chơi như thế nào?
– Muốn sân trường luôn sạch
đẹp các con phải làm gì? * Giáo dục trẻ: Khi chơi
phải nhường nhịn nhau, biết giữ gìn để trường luôn sạch, đẹp. * Hoạt động
2: TCVĐ: Mèo đuổi chuột Cô giới thiệu tên trò chơi:
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi,
luật chơi. – Luật chơi: Chuột chạy,
mèo đuổi bắt. Nếu mèo bắt được chuột thì mèo thắng, nếu mèo không bắt được thì chuột thắng. – Cách chơi: Cô cho trẻ
đứng thành vòng tròn rộng và giơ tay cao để làm hang. Cô sẽ chọn 1 bạn làm mèo, 1 bạn làm chuột. Hai bạn sẽ quay lưng vào nhau khi có hiệu lệnh thì chuột phải chạy thật nhanh để mèo bắt. Cô giới thiệu tên trò chơi:
Cô hướng dẫn trẻ cách chơi,
luật chơi. – Cho trẻ chơi 3- 4 lần.
Nhận xét động viên khen trẻ
kịp thời. * Hoạt đông
3: CTYT – Cô cho trẻ chơi với đồ
chơi ngoài trời. cô nhắc trẻ không được xô đẩy nhau trong khi chơi. – Cô nhận xét sau giờ hoạt
động. |
– Sân trường
– Đồ chơi …
-Cầu trượt…
Trẻ trả lời
Trẻ nghe cô phổ biến cách
chơi, luật chơi |
tượng tự nhiên.
mình, biết cùng nhau chơi.
công ý định của mình.
mây, biết vẽ và tô màu ông mặt trời.
số hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió…
tư duy và tính kiên trì cho trẻ.
đồ chơi đúng nơi quy định.
Hoạt động
của cô |
Hoạt động
của trẻ |
* Hoạt động1: Thỏa thuận chơi
Cho trẻ hát: ” Mùa hè
đến” đàm thoại và trò chuyện về bài hát. – Các con vừa hát bài hát
gì? – Trong bài hát nhắc đến mùa
gì? – Mùa hè thời tiết như thế
nào? – Vậy hôm nay cô và chúng
mình hãy cùng xây 1 công viên nước thật đẹp và rộng rãi để cho các bạn nhỏ và các vị khách vào tham quan và nghỉ mát ở đây nhé. – Ai chơi ở góc xây dựng,
các bác định xây gì? Bác phân công công việc chưa?… – Ở góc phân vai chúng ta
sẽ chơi gì? Ai sẽ là người bán hàng? Các cô bán hàng sẽ làm những công việc gì? Cửa bán những gì? Ai sẽ là bếp trưởng? Cửa hàng các bác bán những món gì? – Ở góc tạo hình: Con sẽ tô
gì? Con tô màu như thế nào? Cô gợi ý cho trẻ tô sáng tạo. – Ở góc chuyện: Con xem gì?
Tranh vẽ gì? Con mở tranh như thế nào? – Trong lớp còn có các góc
chơi khác nữa( Góc học tập, góc nghệ thuật). Các con thích chơi ở góc nào thì hãy rủ bạn về góc đó chơi cùng nhé. – Để buổi chơi vui vẻ các
con phải chơi như thế nào? * Hoạt động
2: Quá trình chơi – Cho trẻ về các góc chơi
như đã nhận vai chơi – Cô đến từng góc nhắc nhở
trẻ cách chơi, vai chơi, khuyến khích trẻ giao lưu với nhau. – Cô quan sát giúp trẻ chơi
đúng vai, tạo tình huống cho trẻ giao lưu. – Trong quá trình chơi góc nào trẻ còn lúng túng cô có thể tham gia chơi
cùng trẻ để giúp trẻ hoàn thành công việc vai chơi của mình. * Hoạt động 3: Nhận xét chơi
– Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi, khen ngợi kịp thời những vai
chơi tốt. – Về các góc cho trẻ hỏi đáp, giới thiệu về công trình của nhóm mình.
– Cho trẻ tập trung và nhận xét chung cả lớp và hỏi ý tưởng trẻ cho lần
chơi sau. |
Trẻ trả lời
Trẻ thỏa thuận chơi
-Trẻ thực hành chơi
– Trẻ giới thiệu
Trẻ chơi ở các góc
|
tay- rửa mặt theo các bước.
Cô chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ. Cô nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ.
hiện tượng tự nhiên.
chào cô, chào các bạn.
NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Chủ đề thế giới thực vật
Chủ đề thế giới thực vật
Giáo án: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề:THẾ GIỚI THỰC VẬT
Đề tài:TẠO NHÓM VỚI SỐ LƯỢNG 5
Nhóm lớp: Chồi.
I. Mục đích yêu cầu:
– Kiến thức: Trẻ biết tạo nhóm vật có số lượng 5, trẻ biết cách chia nhóm, tách gộp nhóm có số lượng 5.
– Kỹ năng: Phân nhóm, tách gộp các đối tượng có số lượng 5.
– Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ, ngôn ngữ toán học.
– Giáo dục: Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoạt động.
II. Phương pháp – biện pháp:
– Trực quan, đàm thoại.
– Bài tập, trò chơi.
III. Chuẩn bị:
– Số 5, băng nhạc bài “Màu hoa”.
– Mô hình vườn hoa.
– Hoa rời, giáo cụ của cô (hoa 5 cái), hoa rời trong rổ hơn 5 cái cho trẻ
– Rổ đựng, tranh vẽ các loại hoa (5 tranh).’
IV. Nội dung kết hợp: Âm nhạc: Bài “Màu hoa”, bài “Lý cây bông”.
Hoat động của cô
|
Hoat động của trẻ
|
1. Hoạt động 1: “Ai tìm nhanh”
– Cô và trẻ hát
bài hát “Màu hoa” – Các con vừa hát bài gì?
– Trong vườn hoa các con thấy có những loại hoa gì?
– À, cô cũng có một vườn hoa, cô mời các bạn cùng tham
quan. Các loại hoa trong vườn cô trồng có số lượng như thế nào? – Các con có nhận xét gì về vườn hoa này?
– Cô mời một bạn lên chỉ cho cô xem loại hoa nào có số
lượng 5? – Tại sao các con biết loại hoa này có số lượng 5?
– Tại sao con không chọn loại hoa kia mà chọn loại hoa này?
– Vậy cô làm sao để nhóm hoa này có số lượng 5?
– Trong lớp mình có nhóm đồ chơi nào có số lượng 5?
– Lớp mình có biết số 5 chưa?
– Chỉ cho cô xem số 5 có ở đâu trong lớp mình?
2. Hoat động 2: Trò chơi “Xem ai thông minh
hơn”. – Cô mời cả lớp hát bài hát “Lý cây bông”.
– Trong bài hát có mấy loại hoa?
– Cô gắn các loại hoa lên bảng.
– Bây giờ cô muốn tặng cho cô hiệu trưởng, một nửa cho cô
Trang, cô sẽ chia hoa như thế nào? – Mời trẻ đoán xem có mấy cách chia thành 2 nhóm.
– Ở đây cô có rất nhiều hoa, cô để trong rổ, cô mời các
con lên lấy hoa. – Trong rổ của con có nhiều hoa không? Bây giờ con hãy
chọn ra cho cô 5 bông hoa. – Cô muốn, cô muốn.
– Cô muốn các con chia nhóm 5 bông hoa thành 2 nhóm nữa,
con sẽ chia như thế nào? – Cô mời 2-3 trẻ nói lại cách chia.
– Vậy mình có mấy cách chia?
– Cô chia 1-4, 1 bên 1 và 1 bên 4, khi cô gộp lại thì cô
có bao nhiêu bông hoa? – Bây giờ cô sẽ chia cách khác 2-3, 3-2.
– Tổ chức cho trẻ chia nhóm.
– Chơi trò chơi “Gieo hạt”.
3. Hoạt động 3: Trò chơi :Ai nhanh hơn
– Kết nhóm, kết nhóm. Kết mỗi nhóm 5 bạn.
– Cô phát cho mỗi nhóm 1 tờ A3 vẽ các loại hoa có số lượng
khác nhau. – Yêu cầu: Trẻ dùng bút màu đỏ khoanh tròn nhóm có số
luợng 5, dùng bút màu xanh chia nhóm có số lượng theo 3 cách chia mà trẻ đã biết. – Cho trẻ thực hiện.
– Cô đến từng nhóm xem trẻ làm có đúng không.
– Con chia nhóm số lượng 5 này theo cách nào?
4. Hoat động 4:Hoạt động củng cố
– Cô cho trẻ tạo hình (vẽ, nặn) những loại hoa có số lượng
5 mà trẻ thích. – Cô nhận xét và tuyên dương.
– Kết thúc giờ học.
|
– Trẻ hát cùng cô.
– Màu hoa
– Trẻ kể tên.
– Trẻ trả lời tự do.
– Trẻ lên chỉ.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời.
– Gắn thêm hoa vào.
– Trẻ trả lời
– Trẻ lên chỉ.
– Trẻ hát cùng cô.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe.
– Muốn gì, muốn gì?
– 3 cách chia.
– 5 bông hoa.
– Trẻ chơi cùng cô
– Trẻ kết nhóm.
– Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện.
|
Giáo án lớp mầm Đề tài: bài thơ về quê
Giáo án lớp mầm Đề tài: bài thơ về quê
GIÁO ÁN THƠ
Đề tài: Về quê
Lớp: Chồi
Về quê
Nghỉ hè bé lại thăm quê
Được đi lên rẫy, được về tắm sông.
Thăm bà rồi lại thăm ông
Thả diều câu cá sướng không chi bằng
Đêm về bé ngắm ông trăng
Nghe ông kể chuyện chị Hằng ngày xưa
Bà rang đậu lạc thơm chưa
Mời ông bà, bé say sưa chuyện trò.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ thuộc tên bài thơ, tên tác giả.
Thuộc và hiểu nội dung bài thơ: niềm vui sướng, thích thú vủa em bé khi được về quê.
2. Kỷ năng:
Trẻ trả lời trọn câu, đọc diễn cảm bài thơ
3. Giáo dục:
Hình thành trong trẻ tình yêu quê hương đất nước.
4. Phát triển:
Phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Tưởng tượng ra hình ảnh, âm thanh, động tác minh học phù hợp với nội dung bài thơ.
II. Chuẩn bị:
1. Trong giờ học:
Tranh
Máy, đàn, nhạc nền.
Câu hỏi đàm thoại, trò chơi.
2. Ngoài giờ học:
Trẻ làm quen bài thơ, cung cấp cho trẻ vốn kinh nghiệm, hiểu biết về quê hương.
Giải thích từ khó: rẫy, đậu lạc.
III. Tiến hành:
Trò chơi: “ 5 chú thỏ con”
Đàm thoại:
– Có bao giờ các con về quê chơi chưa?
– Quê con ở đâu? Quê con có những gì?
– Khi được về quê chơi con cảm thấy như thế nào?
– Có bài thơ về quê hương, con nhớ bài thơ gì không?
Cô đọc một lần ( diễn cảm )
– Cô vừa đọc bài thơ gì?
– Của tác giả nào?
Cô đọc lần 2 ( kết hợp tranh )
– Bài thơ nói về điều gì?
Đoạn 1:
– Đoạn đầu bài thơ nói em bé về quê làm gì?
– Được gặp ai?
– Em bé được lên rẫy, bơi, câu cá…em cảm thấy như thế nào?
Đoạn 2:
– Buổi tối em bé làm gì?
– Ông kể cho bé nghe câu chuyện gì?
– Trong lúc ông kể chuyện cho bé nghe thì bà làm gì?
Cô đọc lại – cho trẻ đọc lại
– Sau khi nghe bài thơ này, bạn nào có thể kể thành câu chuyện?
– Đặt tên cho câu chuyện.
– Các con thích về quê không?
– Tất cả chúng ta ai cũng thích về quê, thế các con biết vì sao không? ( mát mẻ, tình cảm…)
– Các con vừa đọc bài thơ về quê, nghe kể chuyện về quê. Bây giờ các con hãy về quê lần nữa qua bài hát “ Quê hương”
Cô hát “ Quê hương”
Trẻ vận động minh họa.
Giáo án lớp chồi Đề tài: Làm quen với truyện
Giáo án lớp chồi Đề tài: Làm quen với truyện
Đề tài: Làm quen với truyện “ Ba người bạn”
Lớp Chồi.
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ làm quen với câu chuyện “ Ba người bạn”, giúp trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và có thể kể lại chuyện.
Giúp trẻ chú ý lắng nghe, nhận rõ giọng điệu của các nhân vật trong truyện như cào cào, chim sẻ, ếch…Qua đó phát triển trí nhớ, ngôn ngữ cho trẻ.
Thông qua nội dung câu chuyện trẻ biết được bạn bè phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau để làm nên được công việc có ích.
II. Chuẩn bị
Tranh minh họa:
Tranh 1: Ba người bạn đang vui chơi gặp 1 cái ao to.
Tranh 2: Chim sẻ mang đến chiếc lá, cào cào ngồi trên chiếc lá và ếch bơi đẩy chiếc lá qua ao.
Tranh 3: Chim sẻ, ếch, cào cào tiếp tục cũng nhảy múa vui chơi ca hát.
Bài hát, dụng cụ để vẽ ( giấy, bút màu chì sáp…)
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động của cháu |
Ổn định giới thiệu bài:– Cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ Đường và chân”, sau đó vào chỗ ngồi.
– Cô nói: “ Tất cả các con có phải là bạn bè thân thiết của nhau không?” – Vậy là bạn thân của nhau thì phải như thế nào? – À, cô có câu chuyện “ Ba người bạn” các con chú ý lắng nghe xem 3 người bạn này có yêu thương, giúp đỡ nhau cùng nhau làm công việc không nha! – Các con bắt đầu nghe nhé. |
– Trẻ ngồi tự do
– Trẻ trả lời.
|
Hoạt Động 2: Kể Chuyện.- Lần 1: Cô Kể Diễn Cảm Không Dùng Tranh Minh Họa.
– Lần 2: Cô Kể Diễn Cảm Dùng Tranh Minh Họa ( Cô Kể Diễn Cảm, Nhấn Mạnh Các Chi Tiết Quan Trọng) + Đoạn 1: Chim Sẻ, ếch Và Cào Cào Gặp 1 Cái Ao To ….àCô Kể Giọng Chậm Rãi, Nhấn Mạnh Chi Tiết 3 Bạn Gặp Cái Ao. + Đoạn 2: Chim Sẻ, ếch..Tiếp Tục Vui Chơi…à Cô Kể Giọng Mừng Rỡ.
– Cô Vừa Kể Câu Chuyện Gì? – Câu Chuyện Kể Về Ai? + Ba người bạn ấy sống ở đâu? + Ba người bạn này làm công việc gì? + Các bạn bơi được qua ao là nhờ đâu?
– Lần 3: Cô có thể cho 1 trẻ nhìn vào tranh nói lại những nét chính của câu chuyện.
*** Qua câu chuyện này các con học được những điều gì? |
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời. |
Hoạt Động 3: Củng Cố.– Các con học rất giỏi. Cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi: Các con vẽ tranh một nhân vật nào đó mà các con thích nhất trong câu chuyện. | – Trẻ thực hiện |
Kết thúc |
Giáo án lớp chồi Đề tài Phương tiện giao thông đường thuỷ
Giáo án lớp chồi Đề tài Phương tiện giao thông đường thuỷ
GIÁO ÁN
Môn: Môi trường xung quanh
Đề tài : Phương tiện giao thông đường thuỷ
Lớp : Chồi
Mục đích – yêu cầu :
- Nhiệm vụ giáo dưỡng ;
– Trẻ nhận biết một số đặc điểm của loại đường PTGT đường thuỷ như: chạy ở dưới nước, trẻ biết nguyên tắc hoạt động của PTGT đường thuỷ (do đâu mà PTGT đường thuỷ chạy được)
– Trẻ biết công dụng chung cuả PTGT đường thuỷ : dùng chở người và chở hàng hoá.
– Trẻ có khả năng so sánh sự khác nhau, giống nhau giữa thuyền, tàu thuỷ, buồm.
– Trẻ phân biệt được một số PTGT đường thuỷ như : tàu thuỷ, ca nô, ghe, phà, bè …
Nhiệm vụ phát triển :
– Phát triển óc quan sát, trí nhớ của trẻ
– Phát triển ngôn ngữ : trẻ trả lời to rõ, trọn câu.
- Nhiệm vụ giáo dục :
– Giáo dục cháu biết cách bảo vệ môi trường: không vứt rác hay đồ chơi xuống nước.
Chuẩn bị :
– Mô hình cảnh biển
– Bài thơ “Đèn và thuyền”
– Bài hát “tàu thuỷ”
– Những trò chơi về PTGT đường thuỷ
– Đàn, máy casset
– Những nguyên vật liệu khác nhau để làm thuyền
Tiến hành :
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
Làm bằng gỗ Nổi trên sông Tay chèo nhanh Mau tới bến Đố là cái gì? Đúng rồi: – Thuyền thường chạy ở những đâu? – Thuyền dùng để làm gì? Ngoài ra, thuyền còn chở khách đi du lịch. Bây giờ chúng mình cùng nhau làm thật nhiều thuyền để đi chơi.
– Lớp mình đã tạo được rất nhiều thuyền. Mai mốt lớn lên mình sẽ làm những chiếc thuyền to lớn như thế nào?
Chơi trò chơi “Tàu thủy” về đội hình chữ U |
–
Trẻ ngồi xung quanh cô –
Chiếc thuyền –
Ở dưới nước : ao, biển, sông, suối. –
Tàu thuỷ thật lớn |
– Các bạn giỏi thật đã làm rất nhiều thuyền : ü Thuyền được làm bằng những gì? (cô gọi trẻ lên chỉ vào mô hình) ü Thuyền dùng để làm gì?
A đúng rồi! Trong bài thơ “Đèn và thuyền” cũng miêu tả như vậy (cho cả lớp đọc bài thơ) ü Theo con, mình có thể ngồi lên những chiếc thuyền này đi qua biển được không?
– Ngoài thuyền còn có những phương tiện gì chạy được trên biển. Cô hỏi thêm trẻ: ü Nhận xét gì về thuyền và tàu thuỷ? ü Nhận xét gì về thuyền và canô?
v Trò chơi củng cố “đoán với ngôi sao” Tàu thuỷ (chạy nhờ động cơ) Thuyền buồm (chạy nhờ sức gió) Thuyền (chạy nhờ sức người) – Luật chơi : trẻ và cô tìm hiểu đặc điểm của chúng sau đó đoán tên gọi
v Trò chơi luyện tập: Nhóm 1 :đưa PTGT về đúng nơi hoạt động Nhóm 2 : tô màu PTGT đường thuỷ Nhóm 3 : phân loại chúng theo nguyên tắc hoạt động |
– Trẻ trả lời.
– Trẻ đọc bài thơ “Đèn và thuyền”
– Thuyền sẽ bị chìm
– Trẻ chơi tự do
– Tàu thuỷ, canô, bè, ghe – Trẻ trả lời
– Trẻ nghe về đặc điểm và trả lời đúng – sai
Trẻ lấy và gắn PTGT đường thuỷ về đúng nơi hoạt động |
IV. Kết thúc giờ học : vận động theo nhạc bài hát “Tàu thuỷ |
Giáo án lớp mầm đề tài bé biết gì về PTGT đường sắt
Giáo án lớp mầm đề tài bé biết gì về PTGT đường sắt
GIÁO ÁN
Môn : Làm Quen môi trường xung quanh
Chủ điểm : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Đề tài : Bé biết gì về PTGT đường sắt
Lớp : Mầm
Mục đích yêu cầu :
Kiến thức :
Trẻ biết tên gọi và đặc điểm chính của tàu lửa : Nhiều bánh, nhiều toa… chở người, chở hàng. Đi trên đường ray- đường sắt và người điều khiển con tàu được gọi là: Lái tàu.
Kỹ năng :
Quan sát
Trả lời câu hỏi của cô
Bắt chước tiếng còi tàu và âm thanh khi tàu chạy
Phát triển : các giác quan
Phương pháp : quan sát, đàm thoại, trò chơi.
Giáo dục : khi ngồi trên tàu không thò tay ra ngoài, khi tàu dừng hẳn mới được xuống…
Tích hợp :
Tạo hình : dán tàu lửa
Âm nhạc : thuộc các bài hát về tàu lửa
Chuẩn bị :
Mô hình tàu lửa, các loại phương tiện giao thông bằng giấy
Vé tàu, giấy màu, hồ dán…
Tiến hành :
Tên HĐ
|
Hoạt động của cô
|
HĐ của trẻ
|
HĐ1 : Hoạt
động dẫn dắt |
(cô làm người hướng dẫn viên)- Chào các bạn hôm nay tôi sẽ tổ chức cho các bạn đi du lịch ở Nha Trang, theo các bạn mình sẽ đi bằng phương tiện gì đây? Vì sao con lại chọn phương tiện đó?…
– Có rất nhiều phương tiện để đi đúng không? Nhưng hôm nay tôi muốn tổ chức cho các bạn đi bằng tàu lửa thế mình phải đón tàu ở đâu đây? Hát : “The weels on the bus” |
– Cho trẻ tự nói
–Ở nhà ga
|
HĐ2 :
Hoạtđộng khám phá
Thử nghiệm
Giáo dục
|
– Tới nơi rồi …- Các con thử nhìn xem các con thấy gì vậy?
– Thế các con nhìn vào đâu mà biết ngay đó là tàu lửa? – Đầu tàu để làm gì vậy?
– Tại sao tàu lửa cần nhiều toa tàu? – À, đã có đầu tàu, toa tàu rồi nè, sao con tàu này vẫn đứng im chẳng chịu chạy gì hết vậy? – Còn thiếu gì nữa?
– Bây giờ cô không thích cho tàu lửa chạy trên đường ray nữa, cô sẽ cho nó chạy trên đường xem nha? Theo các con thì liệu nó có chạy được không? (khai thác kinh ngiệm của trẻ)
Cô cho tàu chạy trên đường – không chạy được. – Ô sao nó không chạy được nhỉ? – Vì sao khi tàu chạy trên đường nó không chạy được vậy? – Đúng rồi, vì tàu lửa có nhiều toa, nhiều bánh chở được rất nhiều hàng, nhiều người nên khi chạy nó phải chạy trên đường sắt – đường ray và chỉ có trên con đường đó nó mới chạy được. – Bây giờ các bạn thử xem cô Thuỷ nói có đúng không nha! (cho trẻ quan sát tàu chạy)
– Khi tàu chạy kêu như thế nào còi tàu kêu làm sao? – Bạn nào có thể bắt chước tiếng còi tàu xem nào?
Cô làm phát thanh viên : “đã đến giờ đoàn tàu chuyển bánh, đề nghị quý khách mau chóng lên tàu, để đoàn tàu chuyển bánh được an toàn.” |
–Cho trẻ tự nói
–Cho trẻ tự nói
–Cho trẻ tự nói
–Cho trẻ tự nói
–Cho trẻ tự nói
–Trẻ quan sát
–Cho một vài trẻ bắt chước tiếng còi.
|
HĐ3: Hoạt
động nhóm |
– Các bạn ơi tàu sắp chạy rồi, trước khi lên tàu mình phải có gì mới lên tàu được?- Tôi phải mua vé cho các bạn rồi đây? Các bạn phải tìm và ngồi đúng theo số ghế của mình nhé! Khi tàu về ga phải để tàu ngừng hẳn mới được xuống…
Hát : “Đoàn tàu vào ga”
– Nhóm 1 : gắn các PTGT đúng nơi hoạt động của chúng. – Nhóm 2 : dán tàu lửa Kết thúc |
-Cho trẻ tự nói
–Mỗi trẻ một vé
–Trẻ ngồi ghế tưởng tượng đi trên tàu
|