Archive
Hoạt động nhận biết tập nói
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT TẬP NÓI
Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
Hoạt động nhận biết tập nói
Đề tài: Một số đồ dùng để ăn
Chủ đề: Mẹ và những người thân yêu của bé
Đối tượng: Nhà trẻ 24- 36 tháng.
5 trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Loại trẻ: Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
Thời gian: 15-18 phút.
Số trẻ: 16- 18 trẻ
Ngày dạy: 03/05/2014
- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Yêu cầu chung :
– Kiến thức:
+ Trẻ biết tên một số đặc điểm đặc trưng của đồ dùng để ăn như: Cái bát, cái đĩa, cái thìa.
– Kỹ năng:
+ Trẻ trả lời được câu hỏi cô nêu.
+ Trẻ trả lời câu hỏi to, rõ ràng, nói được câu 3- 4 tiếng.
– Thái độ:
+ Trẻ ngoan chú ý quan sát, hứng thú học.
+ Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
2.Yêu cầu riêng:
– Kiến thức:
+ Trẻ biết 2 đặc điểm của đồ dùng để ăn: đựng, xúc
– Kỹ năng:
+ Trẻ nói được 1-2 từ.
– Thái độ: Trẻ biết làm theo hành động giống bạn.
- CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Ngòi chiếu hình vòng cung
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính
– Nhạc bài hát: “Mời bạn ăn”
– 1 bát, 1 thìa, 1 đĩa bằng inox
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời mầm non của trẻ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng 1 bát nhựa màu đỏ, 1 thìa màu xanh, 1 đĩa nhựa.
- Đồ dùng của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đựng: bát nhựa màu đỏ, thìa màu xanh.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:– Cô và trẻ hát bài hát: “ Mời bạn ăn”
– Trò chuyện về nội dung của bài hát: 2. Nội dung chính: * Trò chuyện về một số đồ dùng để ăn. a.NBTN: Cái bát – Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “trốn cô” – Cô có cái gì đây? – Cô giới thiệu về cái bát + Cô chỉ vào miệng bát và hỏi trẻ, miệng bát có dạng hình gì? + Cô chỉ vào thân bát và hỏi trẻ? +Cô chỉ vào đáy bát và hỏi trẻ? + Cái bát này dùng để làm gì? – Cô củng cố lại đặc điểm của cái bát. b. NBTN: Cái thìa – Cho trẻ chơi trò chơi: “Trời tối, trời sáng” – Cô có gì đây? – Cô chỉ vào cái thìa và giới thiệu cho trẻ biết. + Cô chỉ vào cán thìa và hỏi trẻ. => Cô củng cố lại. – Cái thìa dùng để làm gì? – Cô củng cố lại đặc điểm của cái thìa. * Liên hệ: Thế hàng ngày ở lớp, ở nhà các con dùng dụng cụ gì để ăn? * Cô nhận xét và củng cố lại cho trẻ. * Mở rộng: Cô cho trẻ xem một số đồ dùng để ăn khác. c. Giáo dục: Biết giữ gìn đồ dùng. 3.Luyện tập: – TC1: Thi xem ai giỏi. – TC2: Phân loại đồ dùng. => Cô nhận xét trẻ chơi và củng cố lại. *Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ. |
– Trẻ hát cùng cô- Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe và trả lời các câu hỏi của cô.
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe.
– Cả lớp, cá nhân trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi.
– Trẻ trả lời. – Trẻ lắng nghe.
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ chú ý quan sát.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện. – Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ lắng nghe. |
Trẻ lắc lư theo nhạc.
-Trẻ trả lời: Bạn ăn. -Trẻ kể: Thịt, cá, đậu.
-Trẻ trả lời: Cái bát.
– Trẻ trả lời: Ăn.
– Trẻ thực hiện giống các bạn.
– Trẻ trả lời: Thìa.
– Trẻ trả lời: Xúc.
– Trẻ trả lời: Thìa.
– Trẻ quan sát.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ tìm được cái bát màu đỏ, cái thìa màu xanh. – Trẻ cất bát và thìa vào rổ. – Trẻ lắng nghe |
Xem thêm tại: https://thietbimamnonhavu.com/giao-duc-tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-lop-nha-tre.html
Kết quả:
– Trẻ lớp tôi rất thích tham gia vào hoạt động chơi tập có chủ đích, ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ sử dụng ngôn ngữ đối với một số đồ vật mà trẻ chưa biết tên gọi, trẻ tự đặt ra một từ mới, trẻ sử dụng nhiều câu trong giao tiếp.
– Giáo viên trên lớp đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn và có hiệu quả hơn.
- Biện pháp 5: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các hoạt động mọi lúc, mọi nơi.
Khi tham gia các hoạt động của lớp trẻ được phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Hình thức hoạt động phong phú giúp trẻ thích thú và tập trung chú ý, những kiến thức được lồng vào các hoạt động được lặp đi lặp lại những điều đã học dưới các hình thức khác nhau giúp trẻ ôn lại những điều đã học mà không thấy nhàn chán. Việc làm này giúp trẻ khắc phục hạn chế trong việc ghi nhớ để diễn đạt; trong tất cả các hoạt động đều nhằm mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ để giúp trẻ có đầy đủ khả năng hòa nhập vào lớp bình thường. Vậy tổ chức các hoạt động như thế nào để đạt được hiệu quả đó. Tôi đã lựa chọn một số hoạt động như sau:
a, Thông qua hoạt động đón – trả trẻ:
Thời gian đón – trả trẻ ở trường mầm non được diễn ra thường nhật, lặp đi lặp lại qua các ngày trong tuần. Trong thời gian này, tôi và trẻ được trò chuyện với nhau rất nhiều về: Các chủ đề mà trẻ đang học, những điều vừa diễn ra tại gia đình trẻ, hay những điều đã xảy ra tại lớp trong ngày. Vì vậy đây là cơ hội tốt để trẻ được giao lưu, trò chuyện bên cô và bạn. Với mỗi chủ đề tôi lại lựa chọn những cách trò chuyện khác nhau cho phù hợp với sự phát triển của trẻ.
* Với chủ đề: “Mẹ và những người thân yêu của bé”
– Giờ đón trẻ:
+ Tôi trò chuyện với trẻ về tên bố, tên mẹ, công việc hàng ngày của mẹ, tôi đã dùng các câu hỏi:
+ Bố cháu tên là gì?
+ Mẹ cháu tên là gì?
+ Ở nhà mẹ thường làm gì?
– Giờ trả trẻ:
+ Tôi lại hỏi trẻ về gia đình trẻ và cô kể cho trẻ nghe câu chuyện Gà mái hoa mơ để trẻ hiểu hơn về gia đình
* Với chủ đề: “Bé đi khắp nơi bằng phương tiện gì?”
– Giờ đón trẻ: Cô trò chuyện với trẻ:
+ Hôm nay ai đưa cháu đi học?
+ Mẹ cháu đưa đi học bằng xe gì?
+ Cô nào đón cháu vào lớp?
– Giờ trả trẻ:
+ Cho trẻ xem tranh về các phương tiện giao thông như: Xe đạp, xe máy, ô tô, xích lô….
+ Cho trẻ nghe âm thanh của một số phương tiện giao thông để trẻ đoán tên phương tiện đó.
+ Cho trẻ được hát và vận động theo nhạc bài hát: “Em tập lái ô tô”. “Một đoàn tàu”.
b, Thông qua hoạt động góc:
Hoạt động ở các góc là hình thức tổ chức quan trọng để thực hiện mục tiêu và nội dung giáo dục mầm non. Hoạt động góc tạo điều kiện cho trẻ được cung cấp, củng cố những khái niệm và kỹ năng đã học, đặc biệt trẻ được giao tiếp nhiều hơn với cô và với bạn. Việc tổ chức cho trẻ vui chơi cùng nhau có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua hoạt động vui chơi, ngôn ngữ của trẻ dần được hình thành và phát triển. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh, trao đổi ý đồ chơi, giao lưu tình cảm trong lúc chơi, phát triển khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ. Tôi đã lựa chọn một số góc chơi như sau:
– Góc chơi “Bé chơi với búp bê”:
Tôi trang trí hình ảnh các bé đang chơi với búp bê như: Mặc quần áo cho búp bê, cho búp bê ăn, ru búp bê ngủ. Với các nguyên vật liệu phế thải như: chai nhựa, hộp sữa, xốp…tôi đã làm ra được một số đồ dùng như: cái làn đi chợ, cái túi, cái mũ, cái xe đạp…và một số món ăn như: trứng rán, bánh gối, bánh ngọt, nem…trẻ rất thích thú tham gia chơi theo ý muốn của mình như là làm mẹ đi chợ, làm người bán hàng…Lúc đầu trẻ chơi còn nhút nhát nhưng sau khi được cô chơi cùng trẻ đã mạnh dạn hơn và giao tiếp với bạn chơi, với đồ vật chơi được tốt hơn rất nhiều.
Ví dụ: Trò chơi sáng tạo “Bế em”, tôi nhập vai làm mẹ búp bê cho búp bê bú sữa bình, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ. Trẻ sẽ bắt chước những từ tôi nói như: Con của mẹ ngoan quá! Ôi con ăn giỏi quá!…. Ôi em bé khóc rồi, nín đi nào em đừng khóc nữa! Ôi em búp bê buồn ngủ rồi, Hát ru cho em ngủ thôi! Và cháu Dung cũng đã nói được theo cô: “Búp bê ngoan”. Cháu Bảo Ngọc cũng nói được theo cô như: “Ôi! Em búp bê nín đi”!
Cứ như vậy trẻ biết hát ru “à ơi”, biết cho em bé ngủ biết nói lời nựng em. Từ đó vốn từ của trẻ cũng được phát triển theo.
nguồn: Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Giáo án 3 tuổi Chủ đề bản thân trọn bộ
Giáo án 3 tuổi Chủ đề bản thân trọn bộ
Chủ đề: BẢN THÂN
Thời gian thực hiện, 6 tuần từ ngày: 06.10 -14.11.2014
- MỤC TIÊU:
1.Phát triển thể chất:
A.Giáo dục sức khỏe: -Trẻ biết lợi ích của việc giữ gìn sức khỏe và có nề nếp thói quen vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh môi trường.
-Biết 4nhóm thực phẩm, biết ích lợi của việc ăn uống đủ chất, đúng giờ có ý thức vệ sinh trong ăn uống.
-Biết mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
B.Phát triển vận động: -Rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân: đánh răng, rửa mặt, tự xúc cơm, cất đồ chơi, tự đi giày dép.
-Phát triển sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa tay và mắt qua các vận động.
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động:
2.Phát triển nhận thức:
*KPKH: -Khơi gợi trẻ tính tò mò khám phá 1 số kiến thức sơ đẳng về bản thân: tên, tuổi, giới tính, sở thích.
-Biết tên gọi, tác dụng, cách chăm sóc các bộ phận cơ thể. Nhận biết các giác quan, cách bảo vệ các giác quan, có thể sử dụng các giác quan nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh.
-Có 1số hiểu biết về 1số loại thực phẩm, biết ích lợi của nó đối với cơ thể.
*Làm quen với toán: -Biết phân biệt tay phải, tay trái của bé. Nhận biết được màu sắc đồ dùng đồ chơi mầm non. Biết sử dụng đúng 1số từ chỉ phương hướng: phía trên-phái dưới, phía trước-phía sau của bản thân trẻ.
-Nhận ra ký hiệu đồ dùng cá nhân, 1số ng.tắc chung của lớp.
3.Phát triển ngôn ngữ:
-Trẻ có khả năng nghe và hiểu lời nói, biết sử dụng từ ngữ để kể về bản thân, các giác quan, cách giữ vệ sinh thân thể.
-Biết kể chuyện, đọc thơ, đồng dao về chủ đề bản thân, lắng nghe và trả lời lịch sự với mọi người.
-Trẻ có khả năng bày tỏ tình cảm, suy nghĩ và nhu cầu của mình với mọi người qua cử chỉ lời nói.
4.Phát triển tình cảm-xã hội:
-Trẻ có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc khác nhau (cười, khóc, vui sướng, buồn…).
-Có ý thức chia sẻ giúp đỡ mọi người. Có phản ứng phù hợp với các tác động từ bên ngoài tới mình: biết vui khi người lớn âu yếm, khen ngợi, buồn khi bị chê, cáu giận khi không đạt được điều mình muốn.
-Có thói quen tự làm những công việc phù hợp phục vụ bản thân, vệ sinh cá nhân, bảo vệ các giác quan.
-Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với bạn bè, ăn mặc phù hợp theo thời tiết để bảo vệ sức khỏe.
5.Phát triển thẩm mỹ:
-Cảm nhận vẻ đẹp các sản phẩm do mình tạo ra. Biết nhận xét về bạn và mình: gọn gàng, sạch hay ngược lại.
-Trẻ biết di màu làm đẹp cho bạn, nặn quà cho bạn, nặn các loại quả tròn bé thích.
-Thích nghe nhạc, nghe hát bộc lộ cảm xúc vui sướng khi tham gia các hoạt động âm nhạc theo chủ đề bản thân.
Chủ đề nhánh 1: HÃY NÓI VỀ TÔI
Thời gian thực hiện, từ ngày: 06.10 –10.10.2014
I.YÊU CẦU:
-Thực hiện tốt vận động: Bật xa.
-Bé biết tự giới thiệu về bản thân: tên, tuổi, giới tính, sở thích của mình.
-Biết đọc thơ, kể chuuyện, đọc đồng dao về chủ đề bản thân, biết lắng nghe hưởng ứng 1 số bài hát về chủ đề.
-Bé có thể tô màu bạn trai, bạn gái, biết chọn màu đẹp để tô, tô không lem ra ngoài.
-Biết tự hào về bản thân, biết phân biệt được giới tính trai, gái, biết mình khác bạn điểm gì? và biết ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.
Thứ 2 ngày 06 tháng 10 năm 2014
I.ĐÓN TRẺ-THỂ DỤC SÁNG
*tiêu chuẩn bé ngoan:
+bé biết rửa tay chân sạch trước khi đi học
+không chạy nhảy trong lớp
+bé chuyên cần đến lớp
- HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển thể chất
PTVĐ: XEM AI BÒ ĐÚNG
(Bò thấp chui qua cổng)
I.Mục đích – yêu cầu:
1.Kiến thức:
-Trẻ biết bò bằng bàn tay cẳng chân và chui qua cổng đúng kỹ thuật.
-Biết thực hiện vận động 1 cách nhịp nhàng
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng bò thấp phối hợp chân tay nhịp nhàng tay nọ chân kia.
-Biết cách bò thẳng hướng chui không chạm cổng.
-Phát triển khả năng định hướng trong không gian, nhanh nhẹi, khéo léo ở trẻ.
3.Thái độ:
-Trẻ biết tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, chống bệnh tật.
-Tích cực tham gia vào hoạt động.
II.Chuẩn bị:
Cho trẻ: 3 cổng chui, vạch mức, thuộc bài hát: Mời bạn ăn.
III.Cách tiến hành:
1.Hoạt động 1: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?
-Cô cho trẻ cùng hát và vỗ tay theo bài hát: Mời bạn ăn.
-Trò chuyện cùng trẻ về việc ích lợi của việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ và tập thể dục đều độ giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh.
Khởi động:
Cô gõ xắc xô cho trẻ đi theo các kiểu chân: đi thường, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi thường, dừng lại thổi nơ bay.
2.Hoạt động 2: Xem bé tập thể dục.
Trọng động:
*BTPTC: Cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang tập BTPTC.
Tập các động tác thể dục 4l x 2n theo nền nhạc không lời.
-Tay: Tay đưa trứơc, lên cao.
-Chân: Cỏ thấp, cây cao: Ngồi khuỵu gối, đứng lên.
-Bụng: Cuối người, tay chạm gót chân.(6l x 2n)
-Bật: Bật tại chỗ.
* VĐCB: Bò thấp chui qua cổng.
-Cho trẻ nhìn và gọi tên dụng cụ tập luyện. Tác dụng đẻ làm gì?
-Cô giới thiệu vận động: Bò bằng bàn tay cẳng chân và chui qua cổng.
-Cô làm mẫu lần 2: giải thích vận động.
-Cô mời 1 trẻ thuạc hiện, nhận xét.
-Tổ chức lần lượt cho trẻ lên thực hiện.
-Cho trẻ thi đua theo tổ.
-Cho trẻ từng tổ lên thi bò thấp.
-Mời 1 trẻ khá lên thực hiện
-Sau mỗi lần thực hiện cô lưu ý sửa sai cho trẻ, nhắc trẻ bò thẳng hướng, phối hợp tay nọ chân kia, chui không chạm cổng.
*TCVĐ: Thi xem ai nhanh.
Cô giới thiệu trò chơi dân gian, cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho trẻ chơi.
3.Hoạt động 3: Bé thư dãn.
-Cô cho trẻ uống nước chanh và đi dạo quanh lớp, hít thở nhẹ nhàng 1-2 vòng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động chủ đích: VẼ TỰ DO TRÊN SÂN
Trò chơi vận động: KÉO CO
Chơi tự do với: ĐU QUAY
- Mục đích yêu cầu:
– Trẻ vẽ được dạng hình người với các bộ phận trên cơ thể
– Tạo cho trẻ cảm giác hứng thú thoải mái được hít thỏ không khí trong lành.
– Tham gia đúng cách chơi, luật chơi
– Có ý tham gia mọi hoạt động.
– Đoàn kết với nhau trong quá trình vui chơi.
- Chuẩn bị:
– Câu chuyện, bài thơ nói về các giác quan trên cơ thể.
– Sân chơi sạch sẽ gọn gàng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Ghế ngồi ít hơn số trẻ tham gia chơi.
Nhấn vào đây để tải về: http://www.mediafire.com/download/vx3m31b6tymmbta/ban+than+3t.doc
Chủ đề đồ dùng đồ chơi của bé
CHỦ ĐỀ: ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI CỦA BÉ
Thời gian thực hiện: 2 tuần (Từ 06/10 đến 17/10/2014)
LĨNH VỰC
PHÁT TRIỂN
|
MỤC TIÊU
|
NỘI DUNG |
GHI CHÚ
|
PHÁT TRIỂN
THỂ CHẤT
|
* Phát triển vận động:
– Trẻ nhìn và tập theo cô
cácđộng tác trong bài thể dục sáng. – Phát triển một số vân động
cơ bản: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng, đi có mang vật trên tay, Đi bước qua gậy kê cao, Bước qua vật cản ném bóng qua dây. – Phát triển sự linh hoạt,
khéo léo của bàn tay, phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay trong các hoạt động: di màu, mở sách, xâu vòng, gắn dính, vò giấy. * Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
– Trẻ tiếp tục làm quen với
chế độ ăn ở trường và trẻ tập tự xúc cơm ăn. – Bước đầu trẻ biết cất dọn
đồ chơi khi chơi xong dưới sự giúp đỡ của cô giáo. – Trẻ làm quen với việc được
cô giáo rửa tay, lau miệng trước và sau khi ăn. |
* Phát triển vận động
1 . Thể dục sáng: Trẻ tập đi
vào vòng tròn kết hợp các kiểu đi: + Hô hấp: Tập hít vào thở ra
+ Tay: Giơ cao, đưa ra phía
trước, đưa sang ngang + Chân:Ngồi xuống, đứng lên
+ Lưng, bung, lườn: Cúi người
phía trước, nghiêng người hai bên. + Bật : Bật cao tại chỗ
2. Vận động cơ bản:- Đi có
mang vật trên tay.TC: Đuổi bóng – Bò thẳng hướng có mang vật
trên lưng. TC: Đuổi bóng
– Đi bước qua gậy kê cao. TC:Ai đi nhẹ hơn
– Thông qua các hoạt động:
Xâu vòng, di màu, gắn dính, mở sách… * GDDD& SK
– Làm quen chế độ ăn cơm và
các loại thức ăn khác nhau. – Trẻ cất dọn đồ chơi khi
chơi xong. – Có một số thói quen tốt
trong sinh hoạt: ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, lau mồm, uống nước sau khi ăn. Tự xúc cơm, uống nước. |
|
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
– Trẻ nhận biết, gọi tên một
số đồ dùng, đồ chơi như: đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng cá nhân, đồ chơi ở lớp, đồ chơi ngoài trời. – Trẻ chỉ, nói tên các đồ
dùng, đồ chơi mầu đỏ theo yêu cầu của cô. |
– Nhận biết: Tên , đặc điểm
nổi bật, công dụng và cách sử dụng đồ dùng đồ chơi. +Đồ dùng đồ chơi ở lớp của
bé: Tên gọi, đồ chơi ở các góc,cộng dụng. + Đồ dùng để ăn, đồ dùng để
uống : Tên gọi đặc điểm công dụng. + Đồ dùng của bé: những đồ
dùng bé mang đến lớp: đặc điểm công dụng của những đồ dùng đó. – Nhận biết phân biệt:
Màu xanh, đỏ. |
|
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
– Trẻ nghe và hiểu được nội
dung bài thơ, câu truyện cổ tivh1 việt nan ngắn đơn giản. – Trẻ đọc, hát theo cô các
bài thơ, bài hát, bài đồng dao, ca dao trong chủ điểm. – Bước đầu trẻ biết chào cô,
chào bố mẹ khi đến lớp và khi ra về. |
– Bé
cùng các bạn nghe cô giáo kể chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô. – Đọc
thơ: Đi dép, Chổi ngoan, Cái mũ, Bập bênh… –
Truyện: Chào buổi sáng, Bi bi không gọn gàng, Ngôi nhà ngọt ngào.Quả bóng. – Trẻ
chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp |
|
PHÁT TRIỂN
TC-XH- THẨM MỸ
|
– Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn
giản qua trò chơi giả bộ: Bế em, khuấy bột cho em, vắt nước cam. – Trẻ biết hát và vận động
theo cô các động tác đơn giản của một số bài hát, bản nhạc quen thuộc trong chủ điểm. – Thích xé giấy, xếp hình,
xem tranh, di mầu hình ảnh các loại đồ dùng, đồ chơi mầm non. |
– Trẻ chơi bón bột cho em,
cho em ăn, ru em ngủ… – Dạy hát: Đôi dép, Kéo cưa
lừa xẻ. – T/C: Nghe âm thanh đoán tên
nhạc cụ, .- Vận động theo nhạc: đi một
hai. – Tô màu đồ dùng đồ chơi trong lớp, đồ dùng để ăn, để
uống, đồ dùng của bé, tô màu cái bát. |
Nhấn vào đây để tải về : http://www.mediafire.com/download/8imc1mu8uo1ibbf/2436+THANG+DO+DUNG+DO+CHOI+CUA+BE.doc
Chủ đề các cô các bác trong trường mầm non
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ CÁC CÔ CÁC BÁC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
THỜI GIAN: 4TUẦN
Từ ngày:01/09– 26/09/2014
Tuần 1+2: Từ ngày 01/09- 12/9/2014
Tuần 3+4:Từ ngày 15/09-26/09/2014
- I. MỤC TIÊU
- Phát triển thể chất
*Phát triển vận động:
– Tập đi vững vàng và rèn luyện một số kỹ năng vận động: Đi đều bước, đi trong đường hẹp.
– Luyện tập cách cử động bàn tay, ngón tay. Luyện tập phối hợp các giác quan vận động theo hiệu lệnh: Đưa tay ra, giấu tay, giở sách, đóng sách, bóp đất, xếp hình…
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
-Tập rửa tay, lau mặt.
-Tập đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị ướt, bẩn.
-Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh.
-Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau …
-Biết sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, thìa xúc cơm.
-Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm trong nhóm/ lớp, nhà trẻ/ trường mầm non.
- Phát triển nhận thức
-Biết tên cô, bác chăm sóc, gần gũi giáo dục trẻ.
-Biết tên một số công việc của cô/ bác trong nhóm/ lớp nhà trẻ.
-Nhận biết một số đồ dùng quen thuộc của các cô, bác trong nhóm, lớp.
- Phát triển ngôn ngữ
-Nói được tên cô, bác gần gũi chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong nhóm/ lớp.
-Biết trả lời một số câu hỏi về một số công việc của các cô, bác trong nhom/ lớp.
-Biết nói lễ phép: Chào, có ạ, vâng ạ..
-Biết đọc thơ cùng với cô giáo.
-Thích xem các loại tranh, ảnh, sách báo về công việc của các cô, các bác trong nhà trẻ/ trường mầm non.
- Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
–Thích hát và vận động đơn giản theo lời bài hát.
-Thích tô màu, chơi với đất nặn, xếp hình…
-Thích đến lớp, chơi cạnh bạn.
-Biết làm theo một số yêu cầu của cô.
- CHUẨN BỊ
– Một số đồ chơi, hình ảnh tự tạo và sẵn có ở lớp để phục vụ chủ đề.
– Băng đĩa một số bài hát về chủ đề.
– Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi mầm non cho hoạt động góc theo chủ đề.
– Sưu tầm trò chơi dân gian phù hợp với chủ đề.
– Chuẩn bị một số câu hỏi gợi mở giúp trẻ tư duy, trải nghiệm.
*Phát
triển vận động: – Thể dục sáng: Ồ sao bé không lắc, Tay em.
-Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp.
-Trò chơi vận động:Con bọ dừa.-Nu na nu nống- Bóng tròn to.
-Dạo chơi trong nhốm lớp.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
– Tập gọi cô khi có nhu cầu đi vệ sinh và đi vệ sinh đúng nơi qui định.Thực hành: Rửa mặt, rửa tay.
-Dạy trẻ ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đun sôi để nguội được bảo quản cẩn thận.Rửa tay trước khi ăn, lau miệng sau khi ăn, uống nước.
-Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi qui định, tránh xa các vật nguy hiểm như: Bếp lò, bàn ủi..
|
-Trò chuyện về các cô, bác trong nhóm/ lớp nhà trẻ.
+Tên gọi các cô, bác.
+Công việc của cô, bác trong nhóm/ lớp.
+Đồ dùng của các cô, bác.
-Quan sát xem tranh, ảnh về công việc chăm sóc, dạy dỗ của các cô, bác trong nhóm/ lớp.
+Trò chơi: đố bé: Bé thích ai nhất?. cái gì đây? Cái gì biến mất.
|
–Trò chuyện về các cô, bác trong nhóm trẻ:
+Tên của các cô, các bác.
-Nghe đọc thơ: Giờ ăn. Kể chuyện: Không đi theo người lạ.
+Đọc đồng dao: Dung dăng dung dẻ.
-Xem tranh, ảnh sách báo.
|
-Dạy hát: Cô và mẹ, Nu na nu nống. Nghe nhạc dân ca Nam bộ:Gửi anh một khúc dân ca.
-Trò chơi âm nhạc: Nghe nhạc đoán tên bài hát?
-Tô màu chân dung, quần áo của các cô, bác.
-Chơi với đất nặn, xếp hình.
-Làm theo cô một số việc đơn giản: Lấy và cất đồ chơi, đồ dùng vào nơio qui định.
|
https://thietbimamnonhavu.com/category/giao-an-mam-non
Nhấn vào đây để tải về http://www.mediafire.com/download/71vjt3pkr44ue2x/KHGDCCCBTTMN.doc
Giáo án 3 tuổi Chủ đề bản thân
Giáo án 3 tuổi Chủ đề bản thân
MỤC TIÊU CHUNG
I/ PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
– Biết tên gọi các phần của hai bàn tay và các ngón tay, đặc điểm của đôi bàn tay (Tay phải, tay trái).
- Biết sử dụng đôi tay để làm một số công việc tự phục vụ và các việc nhỏ phụ giúp cô giáo, cha mẹ.
- Nhận biết tay phải , tay trái, của bản thân và của bạn.
- Biết tầm quan trọng của đôi bàn tay với cơ thể và bản thân của mình – biết cách chăm sóc và bảo vệ các đôi tay sạch sẽ.
- Biết cách phòng tránh tai nạn thương tích có thể xảy ra với đôi tay.
- Biết đếm vẹt trên các ngón tay.
II/. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
Kể về các bộ phận,giác quan trên cơ thể , đặc biệt là nói tên các phần của đôi tay, các hoạt động của đôi tay, công việc hàng ngày bé thường làm, biết bày tỏ những suy nghĩ hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc.
Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm về chủ đề
Giao tiếp bằng lời nói nói rõ ràng mạch lạc, vui vẽ, mạnh dạn với mọi người.
III/. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
Biết một số món ăn thông thường trong bữa ăn hằng ngày ở trường.
Sử dụng thành thạo các đồ dùng đồ chơi mầm non sinh hoạt ở trường mầm non: khăn, ca cốc, bàn chải, bát thìa ăn cơm, bàn ghế…
Có thói quen vệ sinh, hành vi văn minh trong ăn uống, sinh hoạt: rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, đánh răng sau khi ăn, biết mời cô mời các bạn trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn…
Phối hợp các bộ phận trên cơ thể một cách nhịp nhàng để thực hiện bài tập thể dục “ Đi trong đường hẹp nhảy qua mương” và các trò chơi vận động, thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân
IV/. PHÁT TRIỂNTHẨM MỸ:
– Thích nghe nhạc,nghe hát có thái độ tích cực trong khi hoạt động âm nhạc.
– Có kỹ năng cầm bút, tô màu, vẽ ,nặn ,xé , dán về chủ đề.
– Biết nhận xét về mình và bạn
Yêu thích cái đẹp mong muốn tạo ra cái đẹp qua sản phẩm tạo hình
V/. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI:
– Biết yêu quý, bảo vệ đôi tay, biết chăm sóc sức khỏe của bản thân .
– Yêu mến ,kính trọng ,lễ phép với người lớn
– Thực hiện tốt các qui định của trường, của lớp
– Biết quan tâm chia sẽ với những người tàn tật ,khuyết tật
MẠNG NỘI DUNG
PTNT: Giúp cho trẻ biết tên gọi các bộ phận và các giác quan. Tác dụng của các giác quan đối với cơ thể. Tìm hiểu về đôi bàn tay, lợi ích, cách chăm sóc đôi tay.
– Nhận biết phía trên ,dưới ,phải ,trái, trước,sau của bản thân
PTTC: Dinh dưỡng và sức khoẻ
-Trò chuyện với trẻ về các món ăn trong trừơng MN,lợi ích các món ăn với sức khỏe của trẻ .Hành vi tốt trong ăn uống .
– VĐ:Qua bài tập “ Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương” giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo ,cứng cáp cho đôi bàn tay và chân
PTTM: Qua các bài hát trong chủ đề giúp trẻ yêu mến bản thân ,biết chăm sóc ,bảo vệ các giác quan .
– Trẻ biết vẽ theo hình dạng của bàn tay, tô màu cho đẹp
PTNN: Cháu đọc thơ kể chuyện về chủ đề giúp trẻ phát triển ngôn ngữ yêu qúi bản thân mình và biết được tác dụng một số bộ phận và giác quan qua nội dung bài thơ,câu chuyện
PTTC-XH: Biết quý trọng bản thân, giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Biết yêu thương ,kính trọng ,lễ phép với người lớn
– Quan tâm chia sẽ những người tàn tật ,khuyết tật ,không phân biệt đối xử với họ
MẠNG HOẠT ĐỘNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
a/ Khám phá xã hội :
– Treû quan sát, trò chuyện , kể chuyện về đôi bàn tay và các bộ phận của cơ thể.
b/ Làm quen với toán : Đếm vẹt số lượng các ngón tay.
– Quan sát- thực hành luyện tập nhận biết tay phải- tay trái, phía phải- phía trái của bản than
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
a/ Dinh dưỡng sức khỏe :
– Trò chuyện với trẻ các món ăn trong trường và ở nhà,lợi ích các món ăn với sức khỏe của bé
– Thực hiện thói quen vệ sinh cá nhân rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
b/ Luyện tập vận động :
– Biết sử dụng đôi tay khéo léo trong các hoạt động vẽ, nặn, xé, dán, tô màu…
Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp
Vận động: Đi trong đường hẹp nhảy qua mương.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
-Đọc thơ, Haùt caùc baøi haùt, Troø chuyeän veà chuû ñeà Cơ thể của bé.
– Đọc thơ: Hai bông hoa
-Treû bieát laéng nghe caâu hoûi vaø traû lôøi caâu hoûi roõ raøng baèng suy nghó cuûa mình.
– Hình thaønh cho treû kyõ naêng giao tieáp. Bieát chaøo hoûi , bieát caûm ôn , xin loãi.,
PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
-Âm nhạc: – Hát và vận động theo nhạc bài : Bàn tay
Nghe hát: Năm ngón tay ngoan.
Tạo hình : Vẽ hai bàn tay
PHÁT TRIỂN TC -XH
– Thực hiên một số quy tắc lễ giáo: Quy tắc chào hỏi các cô các bác trong nhà trường,ra ngoài phải xin phép cô , muốn nói phải giơ tay .
– Biết yêu quý , giữ gìn cơ thể sạch sẽ dể phòng chống bệnh đau mắt đỏ, tay chân miệng
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 5
Từ 29/09-03/10/2014.
Hoạt Động
|
NỘI DUNG
|
||||||||||||
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
|||||||||
Đón
trẻ -Thể dục sáng |
– Đón trẻ vào lớp ,hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân ,gọn
gàng,ngăn nắp – Trò chuyện, xem tranh cùng trẻ về các giác quan,bộ phận trên
cơ thể trẻ – Nghe nhạc và hát các bài hát trong chủ đề
– Thể dục sáng : Tập kết hợp lời nhạc bài “ Bình Minh
|
||||||||||||
Hoạt
động ngoài trời |
* Hoạt động có chủ đích : Quan
sát, trò chuyện, tìm hiểu về đôi tay và cho trẻ biết về các bộ phận trên cơ thể. trò chuyện về bệnh chân , tay , miệng . * Đọc thơ; Rửa tay.
* Hát; Hai bàn tay xinh
* TC VĐ: Thi ai nhanh ai khéo. . TC kéo co, lộn cầu vồng,
* chơi tự do .chơi với lá, vẽ tự do …
|
||||||||||||
Hoạt
động học |
PT NHẬN THỨC
Nhận biết tay phải- tay trái, phía phải- phía trái. Của bản thân
|
PT THỂ CHẤT
– Đi trong đường hẹp,nhảy qua mương
|
PT NGÔN NGỮ .
– chuyện
Mỗi người một việc
|
PT THẪM MỸ
Tô màu bàn tay
|
PTTM
Hát: Múa cho mẹ xem
|
||||||||
Hoạt
động góc |
Góc xây dựng : Xây dựng đường đi vào nhà
Cô
hướng dẫn trẻ phối hợp cùng các bạn để xây dựng đường đi vào nhà xây cổng,hàng rào,đường đi , vườn hoa …. Góc phân vai:Chơi mẹ con,cô giáo,bác sĩ
Góc học tập:
Xem tranh ảnh ,album về các bộ phận trên cơ thể ,so hình,ghép hình ,xếp hột hạt . Góc nghệ thuật :
làm đồ dùng khẩu trang,bao tay, tô ,vẽ các bộ phận trên cơ thể Biểu diễn các bài hát về
chủ đề Góc thiên nhiên : cho cháu chăm sóc vườn hoa ,nhặt lá vàng ..
|
||||||||||||
Hoạt
động chiều |
– Thao tác rửa tay.
TCBN- Không mang quà bánh đến lớp
– Hăng hái phát biểu ý kiến
– Giữ gìn đôi tay sạch sẽ
|
Cùng cô làm tranh chủ đề.
|
Bé làm đồ chơi
|
Bé Đọc thơ;
|
Trò chuyện về chủ đề. Đóng chủ đề. Mở chủ đề Gia đình.
|
||||||||
Trả
trẻ |
Trao đổi với phụ huynh :
–
Về nội quy của lớp –
Thông báo tình hình sức khỏe của trẻ và những vấn đề cần phối hợp giáo dục trẻ : Thông báo tình hình học tập của trẻ đầu năm, … |
KẾ HOẠCH HÀNG NGÀY
Thứ hai ngày 29 tháng 09 năm 2014.
CÙNG BÉ KHÁM PHÁ
I/.MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
-Trẻ phân biệt được tay trái tay phải của mình, nhận biết phía trái-phía phải của bản thân.
– Trẻ có khả năng định hướng trong không gian. Rèn luyện tư duy, trí nhớ, chú ý.
– Giáo dục trẻ biết vận dụng sự định hướng của đôi tay vào trong cuộc sống, biết chăm sóc, bảo vệ giữ gìn đôi tay sạch đẹp.Biết làm các công việc có ích cho bản thân và giúp đỡ mọi người.
II/. CHUẨN BỊ
Trang trí lớp học đẹp, thu hút trẻ
Tranh ảnh về đôi tay , giấy màu, bút màu đồ dùng cần thiết cho tiết dạy .
Tâm thế trẻ vui vẻ, tư thế gọn gàng sẳn sàng tham gia các hoạt động
III/ DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1;HAI BÀN TAY CỦA BÉ
- Cô đón trẻ vào lớp, trò chuyện về đôi tay, buổi sang các con làm những việc gì trước khi đi học…. .
- Giáo dục trẻ biết sử dụng đôi tay làm những công việc có ích, giữ gìn đôi tay sạch sẽ.
Hoạt động 2: BÉ BIẾT GÌ VỀ CƠ THỂ BÉ?
-đọc câu đố: Cái gì một cặp song sinh
Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh
“ Đôi mắt ”
Nhô cao giữa mặt một mình
Hít thở thật giỏi lại tinh ngửi mùi
“ Cái mũi ”
Cái gì chum chím đáng yêu
Thốt lời chào hỏi ,nói nhiều điều hay
“ Cái miệng”
Cái gì giúp bé bước nhanh
Đến đường gặp bạn học hành bé ơi !
“ Đôi chân”
Lắng nghe tiếng mẹ,tiếng cô
Âm thanh tiếng động nhỏ to bên mình
“ Đôi tai ”
– Cho trẻ kể tên về các bộ phận trên cơ thể, nói nên tác dụng của các bộ phận đó.
Giáo dục trẻ giữ gìn các bộ phận trên cơ thể luôn sạch sẽ và sử dụng chúng vào các hoạt động hàng ngày một cách nhanh nhẹn,hợp lí .
- Trò chơi : Ai nhanh ai khéo:
- Luật chơi: Đi ngang, kẹp bóng trước ngực, rơi bóng phải quay về đi lại.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội xếp hang ngang đứng sát nhau theo cặp đứng quay mặt vào nhau.. Khi có hiệu lệnh cặp thứ nhất sẽ giấu tay ra đằng sau và kẹp bóng vào giữa ngực đi theo đường ngang khi đi nhớ đi thẳng, không làm rơi bóng, đi đến đích bỏ bóng vào rổ về chỗ đứng, cặp thứ 2 tiếp tục.
- Hỏi trẻ các con thấy khi không sử dụng đôi tay thì mang bóng về đích có khó không?
- Giáo dục trẻ quý trọng đôi bàn tay, bảo vệ cơ thể của mình.
- Hoạt động tự do:chơi với ĐDĐCNT ,vẽ các bộ phận trên cơ thể
Hoạt động 3: Cùng bé khám phá – PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT TAY PHẢI- TAY TRÁI, PHÍA PHẢI- PHÍA TRÁI CỦA BẢN THÂN
- : Hát : Tay thơm tay
- Hỏi trẻ có mấy bàn tay.
– Một tay xòe ra có mấy ngón tay- trẻ đếm
- Đếm tay còn lại có mấy ngón tay?
- Bàn tay của các con dung để làm công việc gì?
- Giáo dục trẻ chăm chỉ lao độn, giữ gìn đôi tay sạch đẹp.
- Hàng ngày khi làm việc các con có để ý xem tay nào mình làm công việc gì không?
- Khi ăn cơm tay nào cầm bát tay nào cầm thìa, hay khi viết bài tay nào cầm bút…Giờ học hôm nay cô sẽ giúp các con nhận biết tay phải tay trái, phía phải phía trái của mình nhé
- nhận biết tay phải, tay trái, phía phải- phía trái của bản thân.
– Bây giờ các con chơi với cô trò chơi: dấu tay nha
Dấu cái tay ra sau lưng…….. ……………………..Tay đây.
– Bây giờ cô đố các con này mỗi người có mấy tay?
À đúng rồ các con thử đếm lại xem nào;
– 1, 2 tay; bây giờ nghe cô hỏi tay phải của các con đâu?
– (Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa)
– Các con nói với cô nào tay phải;
– Cô gọi từng trẻ nói tay phải (3-4trẻ)
– Cho cả lớp nói lại (1 lần)
– Thế còn tay kia là tay gì nào?
– Tay trái(Cô quan sát xem trẻ đưa đúng chưa)
Các con nói tay trái với cô nào;
Cho cá nhân nói tay trái (1-2 trẻ))
– Bây giờ nghe cô hỏi đến bữa ăn cơm các con dùng đồ dùng gì để ăn?
– À đúng rồi ở phía sau cô có cái rá đựng đồ dùng các con bưng rá ra phía trước nào.
– Các con xem trong rá có gì nào.
– Thế hàng ngày các con cầm thìa bằng tay gì?
– Bây giờ các con thử cầm thìa bằng tay phải cô xem đúng chưa nào.
– Tay phải các con cầm gì đó?
Các con nói tay phải cầm thìa
Cho cá nhân nói tay phải cầm thìa (2-3 trẻ)
– Còn cái bát thì các con cầm bằng tay gì?
– À đúng rồi các con cầm bát lên nào. Các con nói (tay trái cầm bát) cả lớp, cá nhân
=> Cô thấy ai cũng giỏi bây giờ các con bỏ bát sang bên tay trái, thìa sang bên tay phải.
– Như vậy khi xác định phía phải- phía trái các con nhớ bên tay phải gọi là phía bên phải- trẻ đọc
Bên tay trái gọi là phía bên trái- trẻ đọc.
– Bây giờ các con nhìn lại xem bên tay phải mình vừa để đồ vật gì? Cái thìa để bên tay phải chúng ta như vậy cái thìa ở phía tay phải của mình. Còn cái bát để ở bên tay trái của mình vậy cái bát ở phía tay trái của mình- cho trẻ nói lại đồ vật gì ở phía phải- phía trái.
* Trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
– mời trẻ lên dơ tay phải – tay trái theo yêu cầu của cô và nói xem phía bên tay phải- tay trái của con có gì- có bạn nào?
* Trò chơi : ‘‘Chúng ta cùng thi tài”
– Với trò chơi này các con đứng cho cô 2 đội mỗi đội 5 bạn còn các bạn còn lại sẽ cổ vũ cho các bạn trong đội của mình và lần sau sẽ được chơi
Nào các con đứng dậy lên đứng thành 2 đội cô xem (cho trẻ đội mũ đội số 1- số 2)
– Nghe cô hỏi: tay phải đội số 1 đâu?
– Tay trái đội số 2 đâu?
– Đúng rồi và ở đây cô có rất nhiều chiếu vòng có nhiều màu nhiệm vụ của đội số 1 là bạn đứng ở đầu hàng sẽ đi theo đường thẳng lên tìm chiếc vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình và đi về vổ nhẹ vào vai bạn thứ 2, bạn thứ 2 đi lên tìm đúng vòng màu đỏ đeo vào tay phải của mình.
– Còn đội số 2 cũng đi theo đường thẳng và chọn vòng màu xanh và đeo vào tay trái của mình: thời gian chơi dành cho 2 đội là 1 bản nhạc ngắn. 2 đội nhớ chưa nào.
– 2 đội chơi xong cô xem trẻ chơi đúng chưa;
(Kiểm tra cả lớp xem đã đúng yêu cầu chưa)
Lần 2: Cô đổi bạn chơi và đổi yêu cầu chọn vòng ngược lại.
* Trò chơi : tô màu tay phải, tay trái
– Cô đưa tranh hướng dẫn trẻ tô màu tô tay phải màu đỏ, tay trái màu xanh.
– Cho cả lớp về theo nhóm để tô màu.
Hoạt động 4:Bé vui chơi
Góc xây dựng Xây dựng đường đi vào nhà (góc trọng tâm).
Cô hướng dẫn trẻ phối hợp cùng các bạn để xây dựng đường đi vào nhà xây cổng,hàng rào,đường đi , vườn hoa ….
Hoạt động 5:ĐÔI TAY SẠCH.
- Đọc thơ rửa tay.
Hỏi trẻ vì sao phải rửa tay, các con thường rửa tay vào lúc nào ?
Cho trẻ biết ích lợi của bàn tay sạch và tác hại của bàn tay bẩn ( xem tranh)
- Cô làm mẫu.
Cô thực hiện thao tác kết hợp giải thích cho trẻ quan sát ( rưả tay 6 bước theo số 3140 DGDĐT-GDMN)
Tổ chức cho trẻ thực hành
Cô bao quát nhắc trẻ xắn cao tay áo cho khỏi ướt, sử dụng xà phòng khi rửa tay và biết cách tiết kiệm nước
Lau tay khô sau khi rửa bằng khăn tay riêng của tổ mình
Hoạt động 6: Bé ngoan
Vệ sinh cá nhân
Nêu gương cuối ngày
Chủ đề đồ chơi của bé
Chủ đề đồ chơi của bé
4 tuần( 28/10-22/11/2014)
MỤC TIÊU
- Phát triển thể chất
*Phát triển vận động:
– Thực hiện vận động đi tương đối vững vàng . Thực hiện được các vận động : Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, đi trong đường gấp khúc, Nhún bật tại chỗ..
– Biết phối hợp các vận động theo hiệu lệnh: Chơi trò chơi: Con bọ dừa, Kéo cưa lừa xẻ, Chim sẻ và ô tô. Biết cử động phối hợp tay và mắt, Chạm các đầu ngón tay với nhau, nhặt được các vật nhỏ ( Hạt đỗ, hạt me) bằng ngón cái và ngón trỏ.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
–Biết tự xúc cơm, thực hiện theo hướng dẫn của cô một số nề nếp trong sinh hoạt.
-Tự đi vệ sinh hoặc gọi khi có nhu cầu.
-Biết chỗ nguy hiểm: Lửa, ổ cắm điện…
-Nhận biết tên một số món ăn quen thuộc và thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn các loại thức ăn khác nhau …
-Biết sử dụng một số đồ dùng sinh hoạt ở trường mầm non: Khăn, cốc uống nước, muỗng xúc cơm.
-Nhận biết và tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm trong nhóm/ lớp, nhà trẻ/ trường mầm non.
- Phát triển nhận thức
-Thích tìm hiểu về các đồ vật xung quanh: Luôn thích được chơi, cầm, nắm, kéo, đẩy, ngắm nghía …các đồ chơi xung quanh.
-Biết gọi tên của các đồ chơi.
-Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc.
-Biết tên, nhận biết hai màu cơ bản: Đỏ và xanh.
- Phát triển ngôn ngữ:
-Hiểu được lời nói và thực hiện nhiệm vụ gồm hai hành động.
-Trả lời được một số câu hỏi: “ Cái gì?, Con gì? Đây là cái gì? …” bằng câu đầy đủ.
-Nói được câu có 5-7 từ.
- Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ
–Trẻ biết tên của mình, tên các bạn. -Biết chào( Có thể được nhắc)
-Thích vẽ, tô màu, xếp hình…
-Thích đến lớp, chơi cùng bạn.
-Giao tiếp với người khác bằng lời nói.
-Biết chơi trò chơi “ Bế em với búp bê”.
CHUẨN BỊ HỌC LIỆU CHO CHỦ ĐỀ
1.Học liệu của cô:
-Cô soạn và chuẩn bị giáo án đầy đủ cho các hoạt động trong ngày, tuần, tháng của chủ đề: “Đồ chơi của bé” Ký duyệt trước khi dạy.
-Chuẩn bị bài giảng điện tử theo chủ đề để dạy trẻ “ Bài giảng điện tử như Thơ, Hoạt động nhận biết, Kể truyện…”
-Chuẩn bị đàn, hoặc đĩa thâu băng các bài hát theo chủ đề để đáp ứng yêu cầu tiết dạy.
-Chuẩn bị cuồn băng keo hoặc phấn để làm vạch chuẩn tập thể dục. Kèm theo đồ dùng phụ cho tiết vận động như: Một số khối gỗ nhỏ, vòng, vật cản …đủ để cho bé tập thể dục.
-Chuẩn bị một số đồ chơi: Đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng, bóng, búp bê, ô tô, máy bay, đồ chơi có bánh xe lăn…
-Chuẩn bị tranh dạy, tranh lô tô theo chủ đề. Rổ đựng lô tô. Bảng gai…
-Chuẩn bị bảng con, đất nặn, bút chì sáp, hồ dán, giấy màu…
- Học liệu của trẻ:
-Trống lắc, phách tre, hột, hạt, dây xâu hạt.
Giấy màu, bảng con, chì sáp màu, giấy A4, hồ dán …Tất cả học liệu trên phải đủ cho trẻ hoạt động.
- Phối, kết hợp với phụ huynh:
-Lên kế hoạch hoạt động trong ngày, tuần, tháng -Viết hoặc đánh máy rõ lời bài hát, thơ, truyện kể… dán ở góc tuyên truyền để phụ huynh cùng biết và kết hợp dạy trẻ cùng cô giáo.
-Trao đổi thêm với phụ huynh về những mặt mạnh, hạn chế trong các hoạt động của trẻ trong ngày ở lớp, để phụ huynh nắm rõ hơn về sự phát triển các mặt của con, em mình ở trường, để kết hợp cùng cô giáo có biện pháp dạy trẻ phù hợp hơn với sự phát triển Tâm, sinh lý của từng trẻ.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHỦ ĐỀ:Đồ chơi của bé
–Thời gian thực hiện :04 tuần :28/10/2013-22/11/2014
1- ĐÓN TRẺ – CHƠI TỰ CHỌN
I-YÊU CẦU:
-Cô đón trẻ trao đổi với cha mẹ trẻ về một số đồ chơi bé thích khi bé ở nhà. Vào lớp cô trò chuyện với trẻ và cho trẻ chơi với đồ chơi, xem tranh, ảnh về đồ chơi của bé. Trong từng nhóm nhỏ, cô trò chuyện với trẻ về: Tên của đồ chơi? màu sắc của đồ chơi? Cách sử dụng đồ chơi đó?… ( VD: Bé đang cầm hoặc xem đồ chơi gì?, Bé thích đồ chơi nào? Chỉ vào đồ chơi trên giá ở lớp: Đồ chơi …màu gì?…)
-Trẻ tự chọn góc chơi, không vứt đồ chơi lung tung làm đảo lộn các góc chơi vào
nhau. . .
II-CHUẨN BỊ:
-Cô đến lớp trước 15phút ,mở cửa thông thoáng phòng nhóm .
– Quét dọn sắp xếp các góc ngay ngắn ,đủ đồ chơi ở các góc để trẻ hoạt động theo chủ điểm.
-Trụng khăn, rửa ly uống nước. Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn gọn gàng.
III–HƯỚNG DẪN ;
-Cô đón trẻ từ tay cha mẹ trẻ, trò truyện với trẻ: VD cô hỏi trẻ:
+Đây là đồ chơi gì? Khối gỗ này có màu gì?
+Đây là cái gì?
+ Quả bóng này màu gì?
+ Quả bóng có dạng hình gì?
+ Quả bóng dùng để làm gì?…(Tương tự đặt câu hỏi với các đồ chơi khác…)
-Trẻ tự chọn góc chơi, cô quan sát giúp đỡ trẻ…
2-THÊ DỤC SÁNG: Bé tập thể dục buổi sáng.
I-YÊU CẦU ;
-trẻ tập đúng các động tác của bài theo sự hướng dẫn của cô .
II-CHUẨN BỊ ;
-Sân tập sạch thoáng mát , Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng.
III–HƯỚNG DẪN ;
A– Khởi động:
-Cho trẻ đi bình thường ,chạy nhanh dần chạy nhanh ,chạy chậm dần, đứng lại thành vòng tròn.
C-Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng.
* Bài 2: Cây cao, cây thấp
I-YÊU CẦU ;
-trẻ tập đúng các động tác của bài theo sự hướng dẫn của cô .
II-CHUẨN BỊ ;
-Sân tập sạch thoáng mát , Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng.
III–HƯỚNG DẪN ;
A– Khởi động:
-Cho trẻ đi bình thường ,chạy nhanh dần chạy nhanh ,chạy chậm dần, đứng lại thành vòng tròn.
B- Trọng động:
-Động tác 1: Hô hấp
-Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi.
1-“ Cây cao” Giơ hai tay lên cao. Hít vào thật sâu.
2- Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị. “ Tập 4 lần”
-Động tác 2: Hái hoa.
-Tư thế chuẩn bị như trên.
1-Cúi khom người về phía trước tay vờ ngắt hoa.
2-Đứng thẳng lên nói “ Hoa đẹp quá” “ Tập 4 lần”
-Động tác 3: Cây thấp.
-Tư thế chuẩn bị: Như động tác 1.
1-Cây thấp: Ngồi xổm xuống.
2-Về tư thế chuẩn bị. “Tập 4 lần”
C-Hồi tĩnh: Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng.
3- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
a-Quan sát có mục đích:
– Quan sát đồ chơi lắp ráp, đồ chơi bé thích, đồ chơi chuyển động được, đồ chơi ở sân trường như “Đu quay, cầu trượt, xích đu…”Tùy theo từng chủ điểm cô cho trẻ quan sát cho hợp lý”
b-Trò chơi vận động: Đi trong đường ngoằn ngoèo, Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, Đi theo đường gấp khúc.
c-Trẻ chơi tự do: Cô quan sát trẻ.
I- YÊU CẦU:
-Trẻ chỉ và nói đúng tên một số đồ chơi ở sân trường? Công dụng? Trẻ biết nhường bạn khi chơi.
-Trẻ hứng thú hoạt động cùng bạn ,khi tập và chơi trò chơi vận động .
-Biết nghe lời cô khi cô yêu cầu .không tranh giành đồ chơi với bạn ,không leo trèo,chạy nhảy,la hét quá sức khi trẻ chơi tự do.
II- CHUẨN BỊ:
-Sân sạch thoáng mát, quần áo ,đầu tóc giầy dép cô và trẻ gọn gàng .
III- HƯỚNG DẪN:
-Tùy theo từng ngày theo chủ điểm cô hướng dẫn trẻ quan sát cho phù hợp.
-Khi chơi trò chơi vận động cô gợi ý tên trò chơi, luật chơi …Cô chơi chung với trẻ vài lượt.
-Khi chơi tự do cô nhắc trẻ không chạy ra ngoài cổng trường, không leo trèo, chạy nhảy la hét quá sức. không giành đồ chơi với bạn. nhường bạn chơi xong thì mình chơi hoặc chơi trò chơi khác.
ĐIỂM DANH
YÊU CẦU:
-Trẻ ngồi vòng tròn nghe cô đọc tên .
-Yêu cầu trẻ lên tiếng “có” hoặc “dạ” khi nghe cô gọi tên mình .
CHUẨN BỊ:
-Viết, sổ điểm danh .
HƯỚNG DẪN ;
-Cô gọi tên trẻ khuyến khích trẻ lên tiếng “dạ” hoặc “có”khi nghe cô gọi tên mình. Cô hỏi hôm nay có bạn nào nghỉ? Cô đếm số trẻ, ghi vào sổ theo dõi, báo cơm.
4- HOẠT ĐỘNG CHUNG:
“Thực hiện theo phân phối chương trình”.
5- HOẠT ĐỘNG GÓC:
I- YÊU CẦU ;
-Trẻ biết đóng vai cô bán hàng. Bán hàng cho khách, lấy tiền, đưa hàng, cảm ơn…
-Trẻ biết xếp các khối gỗ đứng sát cạnh nhau hàng rào khu trường học …
-Trẻ nhận biết một số đồ chơi gần gũi với trẻ: Búp bê, bóng…
-Trẻ biết di màu trong hình vuông.
II-CHUẨN BỊ ;
– Một số đồ chơi các loại để trẻ mở quầy hàng bán đồ chơi.
– Các khối gạch, gỗ đủ trẻ xếp.
-Bàn ghế. Giấy có vẽ sẵn hình vuông, bút sáp màu đủ trẻ hoạt động.
– Một số tranh và lô tô vẽ một số đồ chơi các loại…
III- HƯỚNG DẪN:
a- Thỏa thuận trước khi chơi:
-Giới thiệu tên trò chơi và góc chơi .
– Trẻ nhận nhóm chơi, vai chơi.
b- Quá trình chơi:
– Góc phân vai: Cô bán hàng( Cửa hàng bán đồ chơi)
-Góc xây dựng: Đóng vai chú công nhân xây dựng.
-Góc học tập: Cho trẻ xem tranh vẽ một số đồ chơi của bé.
-Góc nghệ thuật: Tô màu quả bóng, vẽ cuộn len.
* Cô quan sát các nhóm chơi theo chủ đề “Đồ chơi của bé”
– Cô đặt các câu hỏi : “Cô đang làm gì ?” “ Cô bán đồ chơi cho ai?” .
“Đây là cái gì?”….
-“Chú đang làm gì ?” “Chú xếp cái gì ?”..
– “Chị đang làm gì ?” “Đây là cái gì?” “ Còi ô tô kêu làm sao?” “Ô tô chạy ở đâu?”
– “Các anh chị đang làm gì?” “ Tô màu quả gì?” …
c- Nhận xét sau khi chơi:
– Nhận xét góc: Cô đến từng góc nhận xét qua vai chơi của trẻ .
– Nhận xét chung: Cô mời cả lớp tập trung lại góc tiêu biểu nghe cô nhận xét chung cả lớp: Khen nhóm, góc, cá nhân nào làm tốt. Động viên nhóm góc, cá nhân nào chưa hoàn thành lần sau cố gắng hơn.
– Kết thúc cô đọc thơ hoặc hát trẻ cất dọn đồ chơi.
6– VỆ SINH – ĂN TRƯA
I- YÊU CẦU:
-Trẻ biết đi tiêu tiểu đúng nơi qui định . Biết đến để cô rửa tay, lau tay vào khăn treo ở phòng vệ sinh.
– Biết ra ghế có bàn cô chuẩn bị sẵn để ngồi ăn cơm.
– Biết tên một số món ăn, màu sắc thức ăn .
– Biết cầm chén bằng tay trái , muỗng bằng tay phải .
– Biết tập xúc ăn theo sự hướng dẫn của cô.
-Không cười đùa khi ăn.
– Không đổ cơm từ chén của mình sang chén bạn và ngược lại .
– Ăn xong lau miệng uống nước theo sự hướng dẫn của cô.
II- CHUẨN BỊ :
– Nhà vệ sinh sạch sẽ để trẻ đi vệ sinh .
-Nước để rửa tay cho trẻ, “thùng có vòi nước hoặc vòi nước máy”.
– Khăn lau tay.
– Bàn ghế kê ngay ngắn đủ trẻ ngồi .đầu tóc quần áo trẻ gọn gàng.
– Trên bàn có đủ đĩa đựng khăn lau tay, đĩa đựng cơm rơi.
– Đủ số chén muỗng, thức ăn, và các dụng cụ khác như: vá bới cơm, múc canh … Để phục vụ cho bữa ăn của trẻ.
– Đầu tóc quần áo cô gọn gàng, đeo tạp dề, khẩu trang .
III– HƯỚNG DẪN :
– Cho trẻ ngồi ngay ngắn vào ghế có bàn ăn.
– Cô giới thiệu món ăn, màu sắc ,dinh dưỡng .
– Động viên trẻ ăn hết xuất để người khỏe mạnh .
– Cô đưa cơm đến cho từng trẻ.
-Hướng dẫn trẻ xúc ăn ,cầm muỗng bằng tay phải, tay trái giữ chén không đổ chén cơm.
– Giáo dục trẻ ăn hết xuất, không cười đùa gây sặc thức ăn.
– Không cầm muỗng xúc cơm đổ lung tung hoặc đổ sang chén bạn.
– Biết nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa,chùi tay vào khăn.
-Trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ lau miệng, uống nước.
-Dạy trẻ tự cởi quần ,đi vệ sinh- không tiêu tiểu trong quần .
– Hướng dẫn trẻ vào phòng ngủ .
7- NGỦ TRƯA
I- YÊU CẦU :
– Mỗi trẻ đều được nằm trên nệm hoặc chiếu có gối cá nhân .
– Trẻ ngủ đủ giấc -Không quấy khóc gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khác.
II-CHUẨN BỊ
– Chiếu nệm. gối đủ cho mỗi trẻ nằm .
– Phòng trẻ ấm, đủ ánh sáng, không mở cửa quá lớn, buông màn để trẻ ngủ ngon giấc – Phòng ngủ sạch sẽ ,thoáng .
– Trẻ đều được đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
III-HƯỚNG DẪN :
-Cô hướng dẫn trẻ vào nằm .
-Nhắc nhở trẻ nhắm mắt, không đùa giỡn.
– Cô giáo thức canh trẻ ngủ.
-Trẻ cá biệt cô dỗ dành trẻ ngủ.
8- VỆ SINH – QUÀ XẾ
I-YÊU CẦU :
-Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định
-Biết đến vòi nước cô rửa tay, lau tay bằng khăn khô..
-Biết ngồi vào ghế, có bàn ăn.
-Không cười đùa khi ăn.
-Cầm muỗng bằng tay phải , chén bằng tay trái .
II-CHUẨN BỊ :
– Nước máy để rửa tay cho trẻ.
-Khăn lau tay.
-Ghế bàn ngay ngắn đủ trẻ ngồi.
– Đủ chén, muỗng và thức ăn cho trẻ.
– Dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay.
III–HƯỚNG DẪN :
-Hướng dẫn trẻ ngồi vào ghế có bàn ăn.
-Cô giới thiệu món ăn .
-Động viên trẻ ăn hết xuất.
– Nhắc nhở trẻ cầm muỗng bằng tay phải , chén bằng tay trái .
-Giáo dục trẻ không cười đùa trong khi ăn .
9- SINH HOẠT CHIỀU :
I-YÊU CẦU :
-Trẻ nghe cô hỏi bài cũ nhớ và nói được tên bài “Cô có thể gợi ý nếu trẻ quên”
-Trẻ học cùng cô bài hát mới.
-Trẻ hứng thú ham gia trò chơi cùng cô và bạn .
II-CHUẨN BỊ :
-Trẻ đã được vệ sinh thay đồ sạch sẽ.
– Nội dung bài cũ “kèm theo tranh hoặc mô hình minh họa”
-Nội dung bài mới “có kèm tranh hoặc đồ dùng minh họa cho bài”
III- HƯỚNG DẪN :
* Ôn kiến thức cũ :
-Cô cho trẻ ôn những bài đã học: Đọc thơ “ Giờ ăn, Bạn mới”, hát “ Cô và mẹ, búp bê”…
-Trẻ nhận biết được kiến thức mình đã học.
* Cho trẻ làm quen kiến thức mới : VD:
– Ngày mai có tiết Kể chuyện “Thỏ ngoan” cô cho trẻ xem tranh của câu truyện và kể nội dung câu truyện cho trẻ nghe…
-Cuối cùng cho trẻ cất dọn đồ dùng và chơi trò chơi dân gian : Tập tầm vông. Lộn cầu vồng,Nu na nu nống…Vài lượt.
* Nêu gương cuối ngày và cuối tuần :
– Cho trẻ ngồi trong vòng tròn :cô nêu gương những trẻ ngoan, động viên những trẻ chưa đạt yêu cầu . Khuyến khích lần sau cố gắng .
– Cuối tuần cho trẻ ngoan cắm hoa.
10- TRẢ TRẺ :
I- YÊU CẦU :
-Trẻ ngồi ngay ngắn đợi cha mẹ rước .
II- CHUẨN BỊ :
-Trẻ đã được thay đồ, vệ sinh mặt mũi chân tay sạch sẽ.
III- HƯỚNG DẪN :
– Trẻ ngồi thành vòng tròn: Cô giáo dục trẻ ngoan ra về chào cô giáo, về nhà thưa ông ,bà . cha mẹ, chào hỏi người lớn …
-Cho trẻ tự kể về những việc làm tốt ở nhà “ cô gợi ý” Ví dụ: “ Ai ở nhà ngoan ?” Hoặc, “ bạn nào khi về tới nhà biết chào ông, bà, cha mẹ?”…
“Bạn nào khi về tới nhà ăn được nhiều cơm?” “Khi chơi đồ chơi ở nhà xong phải như thế nào?” ( Nhẹ nhàng cất dọn đồ chơi).
-Cha mẹ trẻ đón cô trao trẻ tận tay cha mẹ trẻ ,và trao đổi nhanh về một số tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày . -Trẻ ra về chào cô.
Nhấn vào đây để tải về : http://www.mediafire.com/download/fcu22pm7prm4n27/PMDDCCBE.doc
Những đồ chơi quen thuộc – gần gũi với trẻ
(Tuần 2: Những đồ chơi quen thuộc, gần gũi với trẻ )
Từ ngày: 03/11 đến ngày 07/11/2014)
Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát đồ chơi ngoài trời: Quan sát đu quay.
– Trò chơi vận động :Nu na nu nống .
-Trẻ chơi tự do.
YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết, chỉ đúng và nói đúng :Tên của đồ chơi ? Công dụng của đồ chơi mầm non? Cách sử dụng…?
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Nu na nu nống..
CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
– Sân tập thoáng mát, sạch sẽ. Đảm bảo an toàn cho trẻ.
HƯỚNG DẪN :
- – quan sát có mục đích : -Quan sát đồ chơi ngoài trời: Quan sát đu quay.
– Cô dẫn trẻ xuống sân đến địa điểm cần quan sát : Đố trẻ: đây là cái gì? Dùng để làm gì? Cô hướng dẫn trẻ cách trèo và ngồi lên đu quay. Giáo dục trẻ khi đu quay hoạt động, ngồi trên đu quay phải ngồi im, tay nắm chặt vào thành đu quay.
b- Trò chơi vận động : Nu na nu nống .
– Cô nhắc tên trò chơi, luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi vài lần.
c.Trẻ chơi tự do .
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
3-Hoạt động chung :
I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập theo cô các động tác của bài Tập với đá nhỏ.
– Trẻ biết bước cao chân qua vật cản, không chạm vào vật cản.
– Trẻ biết kết hợp cùng bạn chơi trò chơi “Kéo cưa, lừa xẻ”.
*Kỹ năng:
-Rèn luyện kỹ năng và hoàn thiện vững chắc bước đi cho trẻ khi bước qua vật cản không chạm vật cản.
*Giáo dục:
-Trẻ chú ý tập bài tập “Tập với đá nhỏ” theo cô.
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và nhẹ nhàng bước qua vật cản không chạm vật cản.
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
(vạch chuẩn cách xa vật cản 100-cm)
– Đá nhỏ đủ cho cô và trẻ mỗi người hai viên.
-Vật cản: Gối dài đường kính 20-25cm dài 80-100cm.
* Nội dung tích hợp :
– Môi trường xung quanh:Trò chuyện về : Những đồ chơi quen thuộc với bé…
– Văn học: Thơ “ Cùng chơi”.
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Thơ “ Cùng chơi”
* Trò chuyện: Trò chuyện với trẻ về những đồ chơi quen thuộc…
Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường-chạy nhanh dần –nhanh –chậm dần –lấy đá đứng lại thành vòng tròn.
Hoạt động 2 : Trọng động
A – BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG :TẬP VỚI ĐÁ NHỎ
Động tác: Hô hấp :
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay thả xuôi:
1- Giơ tay thẳng lên cao trên đầu và hít vào thật sâu và từ từ thở ra.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập 2-3 lần”
– Động tác 1: Tay
*Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên hai tay cầm đá thả xuôi .
1- Hai tay đưa thẳng về phía trước, và gõ hai viên đá vào nhau.
2-Về tư thế chuẩn bị.
“Tập 2 lần”
– Động tác 2:Lưng bụng
*Tư thế chuẩn bị:như động tác 1
1- Cúi gập người về phía trước, gõ hai viên đá vào nhau.
2-Về tư thế chuẩn bị .
“Tập 2 lần”
–Động tác 3: Chân
+Đặt hai viên đá trước mặt, nhảy qua, rồi quay nhảy trở lại.
“Tập 4 lần”
B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : BƯỚC QUA VẬT CẢN
-Cô giới thiệu tên bài…
-cô vận động mẫu: 2 lần.
+Lần 1: Vận động đúng các động tác của bài.
+Lần 2: Cô vận động mẫu và phân tích động tác :Tư thế chuẩn bị: Cô đứng tự nhiên ngay vạch chuẩn, nghe hiệu lệnh đi lên bước cao chân qua vật cản. Không chạm vật cản. Xong cô đi sau lưng bạn về chỗ của mình.
-Mời lần lượt 2 trẻ một lên bước.
-Mời lần lượt từng cá nhân trẻ lên bước qua vật cản.“Cô sửa sai cho trẻ ,khuyến khích trẻ bước qua vật cản không chạm vật cản.” ‘”Cho trẻ bước 2 lần”( Lưu ý trẻ bước đổi chân)
-Hỏi trẻ tên bài vận động?.
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG : KÉO CƯA, LỪA XẺ.
-Cô nhắc luật chơi, cách chơi.
-Từng đôi trẻ nắm tay nhau và kéo cưa lừa xẻ vài lượt.
– Hoạt động 3 : Hồi tĩnh :
– Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút
* Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh ,uống nước .Chuyển hoạt động .
4- Hoạt động góc :
I- Yêu cầu :
-Cô dạy trẻ cách sắp xếp cửa hàng đồ chơi sao cho phù hợp và đẹp mắt, hướng dẫn trẻ cách bán hàng…
– Trẻ xếp cổng, đường đi vào công viên theo cô hướng dẫn .
– Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi trong tranh.
– Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, vẽ đường cong liền nét thành hình giống bóng bay.
II – Chuẩn bị :
–Góc phân vai: Một số đồ chơi quen thuộc: (Đồ chơi nấu ăn “ Đồ chơi gia đình: Nồi, xoong, bát, thìa, giường, tủ, bóng, vòng…”Để trẻ bán hàng.
– Góc xây dựng: Một số gạch, gỗ, cây xanh để trẻ hoạt động.
-Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ những hình ảnh về một số đồ chơi quen thuộc, gần gũi với bé…
-Góc nghệ thuật:Chuẩn bị bàn ghế, viết chì sáp màu, giấy A4 để trẻ vẽ bóng bay.
III –Hướng dẫn :
– Góc phân vai: Bán hàng ( Cửa hàng bán đồ chơi quen thuộc, gần gũi với bé…)
– Góc xây dựng : Xếp cổng, đường đi công viên.
– Góc học tập: Xem tranh lô tô có vẽ một số đồ chơi gần gũi, quen thuộc với bé.
– Góc nghệ thuật: Vẽ bóng bay.
5 – Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 – Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều : GD trẻ ngoan “Đến lớp chào cô, về nhà chào ông bà, cha, mẹ…”
*Yêu cầu: Trẻ đã được thay quần, áo sạch sẽ, cô cho trẻ ngồi hình vòng cung.
*Hướng dẫn:
-Trẻ hát bài Cả nhà thương nhau.
-Cô đố trẻ “Bài hát đó tên gì:” )Trẻ chưa biết cô gợi ý)
-Cô hỏi trẻ các câu hỏi: “ Nhà bạn có mấy người?” … “Là những ai?” “Đi học bạn có chào ai không?” “Đến lớp bạn chào ai?”… GD trẻ đi học thưa ông, bà, cha mẹ …Đến lớp chào cô giáo…
*Kết thúc hát bài hát “ Cháu yêu bà”.
9 – Trả trẻ.
1-Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cầu tuột.
– Trò chơi vận động :Bóng tròn to.
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
I.Yêu cầu :
-Trẻ biết tên và công dụng của cầu tuột.
-Trẻ nắm chặt tay nhau thành vòng tròn chơi trò chơi vận động: Bóng tròn to.
-Trẻ nghe lời cô khi dạo chơi ngoài trời.
II.Chuẩn bị :
– Đầu tóc, quần áo, giầy dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
III. Hướng dẫn :
a- Quan sát có mục đích : quan sát cầu tuột.Cho trẻ đứng gần cầu tuột và hỏi : “Cái gì đây?” “Để làm gì?” “ Khi chơi cầu tuột các con phải làm sao?” … “ Giáo dục trẻ khi chơi cầu tuột phải trèo từ từ lên tới đỉnh, tuột xuống nhẹ nhàng, nếu có bạn đang tuột rồi thì mình đợi bạn tuột xong mình tuột. Không chen lấn, xô đẩy bạn gây tai nạn…”
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Bóng tròn to.
c- Trẻ chơi tự do .
-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3-Hoạt động chung :
I.YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nói tên bài thơ,đọc thơ theo yêu cầu của cô.Tập cho trẻ đọc thơ to, rõ ràng.
-Rèn ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.
*Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe và nói cho trẻ.
*Giáo dục:
-Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ. Đọc theo cô.
-Giáo dục trẻ khi chơi rủ bạn cùng chơi, đoàn kết với bạn. Khi chơi có bạn chơi chung thì rất vui…
– II.CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
*bài giảng điện tử.
* Nội dung tích hợp :
– Môi trường xung quanh : Trò chuyện với trẻ về :Những đồ chơi gần gũi quen thuộc với bé…
– Giáo dục âm nhạc : hát bài “ Em tập lái ô tô”.
III.HƯỚNG DẪN:
* Ổn định : Hát bài : “ Em đi chơi thuyền”.
* Trò chuyện với trẻ về: Những đồ chơi gần gũi quen thuộc với bé…
Hoạt động 1: Cô đọc thơ cho trẻ nghe.
-Cô nói tên bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ “Cùng chơi”cho trẻ nghe vài lượt” Kèm hình ảnh minh họa.( Giải thích từ khó như: Tha thẩn: Cho trẻ hình dung được là bé đang chơi có một mình, rất buồn, không có bạn… Mái nhà chung: Chỉ trường mầm non tất cả các bé cùng tới học, vui chơi, đoàn kết coi nhau như anh em một nhà)
-Hoạt động 2 : đàm thoại .
“-Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?”
“Trong bài thơ nói một mình bé đang làm gì ?”
“Bé có rủ bạn ra không?”
“ Trường mầm non mái nhà gì?”
“Chúng mình phải làm sao mới vui?” “Tại sao phải đoàn kết với bạn?”
– Cô mời lần lượt các trẻ trả lời . “Yêu cầu trẻ nói được tên bài thơ và trẻ trả lời các câu hỏi theo nội dung bài thơ”.Tập cho trẻ nói rõ ràng, rành mạch, tròn câu, đủ ý.
-Hoạt động 3 : Trẻ đọc thơ
– Mời lớp đọc thơ 2-3 lần.
-Cô mời từng nhóm 3-4 trẻ lên đọc thơ.
– Mời lần lượt từng trẻ lên đọc thơ. “ Cô sửa khi trẻ đọc thơ sai, luyện tập nói cho những trẻ nói ngọng, đớt, tập cho trẻ nói đúng rõ ràng.”
– Cả lớp đọc 1-2 lần nữa .
– Hỏi trẻ tên bài thơ ?
-Giáo dục trẻ khi chơi rủ bạn cùng chơi, đoàn kết với bạn. Khi chơi có bạn chơi chung thì rất vui…
* Kết thúc : Trẻ chơi trò chơi “bóng tròn to” vài lượt. Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước..Chuyển hoạt động.
4- Hoạt động góc :
Yêu cầu :
– Trẻ biết sắp xếp cửa hàng đồ chơi gọn gàng và đẹp mắt, trẻ biết tên món hàng mình bán, giá tiền của món hàng đó…
– Trẻ xếp được cổng và đường đi vào công viên như yêu cầu của hoạt động.
– Trẻ biết giở sách, nhận biết và nói tên một số đồ chơi trong tranh. Đồ chơi đó dùng để làm gì?( Dùng để nấu ăn, hay dùng để cho em búp bê ngồi…)
– Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, vẽ những đường cong liền nét thành hình giống bóng bay. Trẻ có thể vẽ nhiều bóng bay.
5 – Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 – Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều : GD trẻ sử dụng tiết kiệm điện hiệu quả.
*Yêu cầu: Trẻ đã được thay quần, áo, rửa mặt, mũi chân, tay sạch sẽ.
*Hướng dẫn:Cô giáo dục trẻ khi đi rửa tay nhớ vặn vòi nước lại. Không tự ý mở ti vi, đầu đĩa, không lại gần, không thò tay vào cánh quạt…
-Kết thúc cho trẻ hát bài “Đi học về”
9 – Trả trẻ .
- Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh .
- Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát: Hạt và dây.
– Trò chơi vận động : Dung dăng dung dẻ.
-Trẻ chơi tự do.
I.YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên của đồ chơi? Công dụng?…
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi : Dung dăng dung dẻ.
II.CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc, quần áo, giày dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
– Sân tập thoáng mát .
III. HƯỚNG DẪN :
a – quan sát có mục đích :Quan sát hột, hạt và dây.
-Cô dẫn trẻ đến địa điểm cần quan sát :đố trẻ “Đây là cái gì?” “ Dùng để làm gì?”. Cô hướng dẫn trẻ cách cầm dây và xâu hạt…Cách bảo quản đồ chơi…
b- Trò chơi vận động : Dung dăng, dung dẻ.
– Cô nhắc tên trò chơi ,luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi được thành thạo
c -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ
3-Hoạt động chung:
- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và nói đúng tên của đồ chơi? Một số đặc điểm nổi bật: VD: Màu sắc của đồ chơi? Và một số chi tiết của đồ chơi…
*Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng quan sát, nghe, luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng.
*Giáo dục:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
-Giáo dục trẻ: Khi hoạt động với đồ chơi không tranh giành đồ chơi với bạn. Chơi xong phải cất đồ chơi nhẹ nhàng, gọn vào nơi qui định.
II .CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
.*Bài giảng điện tử. Trống lắc, bóng tròn, khối gỗ vuông.
-Một số tranh lô tô có vẽ hình :Trống lắc, bóng nhỏ….Đủ trẻ hoạt động.
*Nội dung tích hợp :
-Văn học : Thơ “ Cùng chơi”
III. HƯỚNG DẪN :
* Ổn định: Chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng”
*Trò chuyện với trẻ về những đồ chơi gần gũi, quen thuộc với bé…
Hoạt động 1: Trẻ quan sát một số đồ chơi gần gũi, quen thuộc: Trống lắc, Bóng tròn.
-Cô lần lượt đưa đồ chơi ra cho lớp quan sát và nói được đúng tên của đồ chơi đó.
Hoạt động 2: Trẻ nhận biết, tập nói.
– Cô đưa từng đồ chơi ra. Mời từng trẻ lên nhận biết và tập nói: “Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng tên của đồ chơi? Màu sắc? Công dụng của đồ chơi đó…?”
+Cô yêu cầu trẻ chỉ và nói chi tiết của đồ chơi? Đặc điểm đặc trưng VD: Như “ Trống lắc phát ra âm thanh khi nào?” , Bóng có dạng hình gì ? Đặc điểm của quả bóng ?“Bóng có đặc điểm là lăn được…” .“ Trẻ chưa biết cô gợi ý cho trẻ ” … ( Xong cô cất đồ chơi đi, đưa ra đồ chơi khác, mời trẻ khác lên nhận biết tập nói tương tự như trên…) Cô cho trẻ quan sát thêm một số đồ chơi khác để mở rộng kiến thức và rèn ngôn ngữ cho trẻ :Búp bê, Ô tô…
*Cho trẻ so sánh: Khối gỗ vuông và quả bóng tròn. Sự khác và giống nhau…
-Trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô sửa sai ngọng đớt cho trẻ, yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch, tròn câu đủ ý.”
-Trò chơi:Tìm nhanh theo yêu cầu: Trẻ để rổ tranh trước mặt , cô yêu cầu trẻ tìm nhanh đồ chơi theo yêu cầu của cô. Giơ lên, nói tên , để xuống theo hiệu lệnh.(Cho trẻ chơi vài lượt)
–Giáo dục trẻ: Khi hoạt động với đồ chơi không tranh giành đồ chơi với bạn. Chơi xong phải cất đồ chơi nhẹ nhàng, gọn vào nơi qui định.
* Kết thúc : trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước. “ khoảng 15 phút”
4 – Hoạt động góc :
Yêu cầu :
– Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng theo từng loại, trẻ biết tên món hàng mình bán, giá tiền của món hàng đó, biết mời khách mua hàng…
– Trẻ xếp được cổng và đường đi vào công viên. Xếp thêm ghế đá, trồng thêm cây xanh cho đẹp và mát.
– Trẻ biết giở sách, nhận biết và nói tên một số đồ chơi trong tranh. Đồ chơi đó dùng để làm gì?( Dùng để nấu ăn, hay dùng để cho em búp bê ngồi…)Trẻ tìm và chọn đúng đồ chơi theo yêu cầu của cô.
– Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, vẽ những đường cong liền nét thành hình giống cuộn len. Trẻ có thể vẽ những cuộn len nhiều màu. Nói đúng tên tác phẩm của mình VD: Cuộn len màu đỏ.
- Vệ sinh – Ăn trưa .
- Ngủ trưa .
- Vệ sinh – Quà xế .
8- Sinh hoạt chiều: LQBM: Múa cho mẹ xem.
*Yêu cầu: Trẻ hát và làm các động tác minh họa theo cô.
*Hướng dẫn:
-Cô giới thiệu tên bài! Tên tác giả!
-Cô hát và múa minh họa theo lời bài hát từ 1-2 lần.
-Phân tích động tác cho trẻ xem.
-Mời lớp hát, múa cùng cô vài lần.
-mời tổ, nhóm, cá nhân.
(Cô sửa sai cho trẻ)
-Cho cả lớp hát, múa lần nữa.
-Giáo dục trẻ về nhà ngoan, chào ông, bà, cha, mẹ…
*Kết thúc cho trẻ chơi trò chơi Mưa rơi.
- Trả trẻ
- Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát đồ chơi ngoài trời: “Quan sát xích đu con rồng”
– Trò chơi vận động : Bong bóng xà phòng.
-Trẻ chơi tự do.
- YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên: Xích đu con rồng…
– Trẻ hứng thú chơi trò chơi: Bong bóng xà phòng.
-Trẻ nghe lời cô khi dạo chơi ngoài trời.
- CHUẨN BỊ:
-Đầu tóc quần áo, giày dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
– Sân tập thoáng mát .
III. HƯỚNG DẪN :
a- quan sát có mục đích: Quan sát xích đu con rồng.
-Cô dẫn trẻ đến gần xích đu và đố trẻ: Đây là cái gì? “Cô và hướng dẫn trẻ cách trèo lên ngồi chơi và giáo dục trẻ: Ngồi ngoan, thẳng người khi xích đu đưa qua lại, không đứng lên hoặc nghiêng người khi xích đu đang hoạt động. Không đánh nhau, không đùa giỡn dễ gây tai nạn.
b– Trò chơi vận động : Bong bóng xà phòng.
– Cô nhắc tên trò chơi vận động. Cô cùng trẻ vận động vài lần.
c- Trẻ chơi tự do .
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3– Hoạt động chung:
GIÁO DỤC ÂM NHẠC
-VĐTN: MÚA CHO MẸ XEM
-NGHE HÁT: CHIẾC KHĂN TAY.
Nhấn vào đây để tải về :
http://www.mediafire.com/download/rjdv9scqw79zs11/T+2%C4%90%E1%BB%92+CH%C6%A0I+C%E1%BB%A6A+B%C3%89.doc
Chủ đề nhánh: Đồ chơi lắp ráp xây dựng
Chủ đề: “Đồ chơi của bé”. Từ ngày 17/11-21/11/2014)
(Tuần 4: Chủ đề nhánh: Đồ chơi lắp ráp xây dựng)
(17/11 đến ngày 21/11/2014)
Thứ hai ngày 17 tháng 11năm 2014
- Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát đồ chơi mầm non ngoài trời: Quan sát xích đu con rồng.
-Trò chơi vận động: Bóng tròn to.
I- Yêu cầu:
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên của xích đu và một số đồ chơi ở sân trường.
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi: Bóng tròn to.
II-Chuẩn bị:
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ.
– Sân tập thoáng mát.
III-Hướng dẫn
a- quan sát có mục đích: Quan sát xích đu con rồng.
– Cô dẫn trẻ gần xích đu đố trẻ tên của đồ chơi là gì? Tác dụng ? Lợi ích của xích đu?…Giáo dục trẻ không phá đồ chơi và biết nhường đồ chơi ngoài trời cho bạn.
b– Trò chơi vận động : Bóng tròn to.
– Cô nhắc tên trò chơi, luật chơi – Luyện tập cho trẻ chơi được thành thạo.
c- Trẻ chơi tự do:
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3-Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
-BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ
-VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
-TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CON BỌ DỪA
I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập theo cô các động tác của bài.
– Trẻ biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh theo sự hướng dẫn của cô.
– Kết hợp cùng cô, bạn chơi trò chơi vận động “ Con bọ dừa.”
*Kỹ năng:
-Trẻ biết phân biệt hiệu lệnh nhanh hoặc chậm, để đi nhanh hoặc chậm theo hiệu lệnh.
*Giáo dục:
-Trẻ chú ý tập bài tập với cờ theo cô.
-Trẻ đi lắng nghe hiệu lệnh và đi nhanh, chậm theo hiệu lệnh.
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Vạch chuẩn.Một số khối gỗ hình vuông và hình tam giác để trẻ lên chọn khối hình vuông.
* Nội dung tích hợp :
– Môi trường xung quanh:Trò chuyện về đồ chơi lắp ráp xây dựng…
– Văn học: Thơ “ Bạn mới”
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng.
* Trò chuyện với trẻ về đồ chơi lắp ráp, xây dựng…
Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường – Chạy chậm-chạy nhanh dần –nhanh –chậm dần – lấy gỗ đứng lại thành vòng tròn.
Hoạt động 2 : Trọng động
A – BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ
* Động tác 1: (Hô hấp)
– Hai tay trẻ cầm hai khối gỗ nhỏ, trẻ giang hai cánh tay ra rồi làm động tác vòng xuống ngực, đồng thời hít vào thật sâu, từ từ thở ra.
“ Trẻ tập vài lượt”
* Động tác 1: Tay
-Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên, hai tay cầm hai khối gỗ thả xuôi.
1- Trẻ đưa hai tay thẳng về phía trước, gõ hai khối gỗ vào nhau.
2- Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị.
“Tập 2 lần”
* Động tác 2: Lưng, bụng
*Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên hai tay giang ngang.
1- Cúi gập người về phía trước, gõ hai khối gỗ vào nhau.
2- Về tư thế chuẩn bị.
“ Tập 2 lần”
* Động tác 3: ( Chân)Nhảy
-Đặt hai khối gỗ trước mặt nghe hiệu lệnh trẻ nhảy qua, rồi nhảy trở lại.
“ Tập 4 lần”
B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
– Cô vận động mẫu phân tích động tác:
+Lần 1: Không phân tích.
+Lần 2: Cô phân tích cách vận động.
“Tư thế chuẩn bị: Cô đứng tự nhiên ngay vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh cô bước những bước đều nhau, thẳng người, thẳng đầu. Khi nghe nói “Trời mưa” cô bước nhanh hơn. “Hết mưa” Cô đi bình thường lại. Lên tới đích chọn khối gỗ hình vuông tặng bác gấu để xây nhà.”
-Mời lần lượt 2-3 trẻ lên đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.
-Mời lần lượt từng cá nhân trẻ lên đi. “Cô sửa sai. Lưu ý tư thế thẳng người, thẳng đầu, chân và tay nhịp nhàng khi trẻ vận động.Trẻ biết thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh yêu cầu của cô.
.Khuyến khích trẻ nói : “ Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”.
-Hỏi trẻ tên bài vận động?
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Con bọ dừa
– Lời đọc khi trẻ bò:
Bọ dừa mẹ bò trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chỏng quèo
Nó kêu: Ối! ối! ối!
-Cô làm bọ dừa mẹ bò đi trước. Trẻ làm bọ dừa con bò theo. Cô nhắc trẻ ngẩng đầu. Đọc đến hai câu cuối, cô và trẻ ngã ra sàn nhà, nằm ngửa hai chân đạp đạp vào không khí và kêu: Ối! ối! ối!.. cho trẻ chơi trò chơi vài lượt.
– Hoạt động 3 : Hồi tĩnh :
– Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút
* Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước. Chuyển hoạt động .
4- Hoạt động góc :
I –Yêu cầu :
-Cô dạy trẻ cách sắp xếp quầy hàng sao cho phù hợp và đẹp mắt, hướng dẫn trẻ cách bán hàng.
– Trẻ nghe và xem cô hướng dẫn xếp hàng rào quanh khu trường học. Trẻ xếp theo cô.
– Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhau…Trẻ tìm được tranh theo cô hướng dẫn.
– Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu theo cô hướng dẫn.
II – Chuẩn bị :
–Góc phân vai: Một số đồ chơi dùng lắp, ráp, xếp chồng được lên nhau…Để trẻ bán hàng.
– Góc xây dựng: Một số gạch, gỗ để trẻ hoạt động.
-Góc học tập: Chuẩn bị một số tranh, lô tô có vẽ những hình ảnh về một số đồ chơi lắp, ráp xây dựng của bé…
-Góc nghệ thuật:Chuẩn bị bàn ghế, viết chì sáp màu, giấy A4 có vẽ sẵn hình vuông.
III –Hướng dẫn :
– Góc phân vai: Bán hàng ( Cửa hàng bán đồ chơi lắp. ráp xây dựng…)
– Góc xây dựng : xếp hàng rào khu trường học.
– Góc học tập: Xem tranh lô tô về một số đồ chơi lắp, ráp xây dựng…
– Góc nghệ thuật: Tô màu hình vuông.
*Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác .
5 – Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa
7 – Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều :
–Ôn bài cũ: Đọc thơ “Bạn mới:
-Làm quen bài mới: Kể truyện “Thỏ ngoan”
*Yêu cầu:
-Trẻ ngồi ngoan nghe cô kể truyện.
*Chuẩn bị:
-Tranh rời hoặc mô hình các nhân vật của truyện Thỏ ngoan.
*Hướng dẫn:
-Cô cho trẻ quan sát tranh con thỏ. Cô đố trẻ “Đây là con gì?” Cô nói tên câu truyện và kể nội dung câu truyện cho trẻ nghe vài lần.
Cho trẻ quan sát kỹ các nhân vật và đặc điểm của các nhân vật. Hỏi trẻ tên câu truyện?
-Giáo dục trẻ ngoan, nghe lời ông, bà, cha, mẹ, giúp đỡ mọi người…
9 – Trả trẻ .
______________________________________________________
Thứ ba ngày 18tháng 11 năm 2014
1-Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát hồ cá.
– Trò chơi vận động : Trò chơi dân gian: Tập tầm vông.
I.Yêu cầu :
– Trẻ quan sát và biết cá sống dưới nước, khi muốn di chuyển thì cá bơi…
– Trẻ hứng thú khi chơi trò chơi dân gian “Tập tầm vông”
II.Chuẩn bị :
– Đầu tóc , quần áo , giầy dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
III. Hướng dẫn :
- Quan sát có mục đích : quan sát hồ cá.
+Cô đặt câu hỏi : “đây là con gì ?” “Cá sống ở đâu ?” “Cá di chuyển như thế nào ?” (Cô cho trẻ biết cá di chuyển được nhờ có vây)
– Giáo dục trẻ không thò tay xuống hồ cá, không cúi xuống sợ té xuống hồ….
b – Trò chơi vận động : Trò chơi dân gian: Tập tầm vông.
+Cô cùng trẻ chơi vài lượt.
c-Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ.
3- Hoạt động chung :
KỂ CHUYỆN :
THỎ NGOAN
I YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ biết lắng nghe cô kể truyện. Trẻ nhớ tên câu chuyện và một vài nhân vật trong câu chuyện.
-Rèn ngôn ngữ trẻ nói rõ ràng, mạch lạc.
*Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe và nói cho trẻ.
*Giáo dục :
-Trẻ chú ý nghe cô kể truyện.
Giáo dục trẻ ngoan biết giúp đỡ bạn trong khi chơi, nhường đồ chơi, chia sẻ cho bạn cùng chơi, thế mới là bé ngoan…
II CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Giáo án điện tử.
– Tranh rời và bộ tranh truyện minh họa: Thỏ ngoan.
* Nội dung tích hợp:
– Môi trường xung quanh : Trò chuyện về một số đồ chơi lắp ghép, xây dựng…
– Giáo dục âm nhạc : hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
III HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Hát bài : Cháu yêu cô chú công nhân.
* Trò chuyện với trẻ về một số đồ chơi lắp ghép, xây dựng…
– Hoạt động 1: Cô kể chuyện
– Cô kể lần 1: Chậm, rõ lời, diễn cảm, không dùng tranh minh họa. Khi kể nhấn mạnh tên các nhân vật:
Bác Gấu ,Cáo. Thỏ và hành động tốt của Thỏ được bác Gấu khen.
-Lần 2+3 cô kể như lần 1, minh họa câu chuyện cô kể trên màn hình rộng cho trẻ vừa nghe vừa quan sát.
-Hoạt động 2: đàm thoại .
-“Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ?”
“ Ai đang đi giữa rừng gặp trời đổ mưa?”
“ Ai không cho bác Gấu vào nhà?”
“Bác Gấu lại gõ cửa nhà ai?”
“ Thỏ có cho bác Gấu vào nhà không?”
“ Bác Gấu khen ai ngoan?”
“Cáo có ngoan không?” “Tại sao?”
– Cô kể lần 4 không dùng tranh minh họa .
-Hỏi trẻ tên câu chuyện? Giáo dục trẻ ngoan biết giúp đỡ bạn trong khi chơi, nhường đồ chơi, chia sẻ cho bạn cùng chơi, thế mới là bé ngoan…
* Kết thúc : Trẻ nghỉ giải lao đi vệ sinh, uống nước giữa hai hoạt động khoảng 15 phút.
4- Hoạt động góc:
Yêu cầu :
– Trẻ tập sắp xếp quầy hàng sao cho phù hợp và đẹp mắt, trẻ tập cách bán hàng. Cô hướng dẫn trẻ nhớ tên đồ chơi mình bán, giá tiền…
– Trẻ biết xếp hàng rào quanh khu trường học. Trẻ xếp đã đều hơn, đẹp hơn…
– Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhau…Trẻ biết tìm được tranh cô yêu cầu.
– Trẻ ngồi ngay ngắn, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu như cô hướng dẫn.
5 – Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 – Vệ sinh – quà xế .
8- Sinh hoạt chiều :
-Ôn bài cũ: Kể truyện Thỏ ngoan.
-Làm quen bài mới: Đọc thơ “Giờ chơi”
*Yêu cầu:
-Trẻ nhớ tên nhân vật. trẻ trả lời được câu hỏi của cô.
-Trẻ đọc thơ theo cô.
*Chuẩn bị:
-Tranh rời, mô hình để cô kể và minh họa câu truyện Thỏ ngoan cho trẻ nghe.
*Hướng dẫn:
-Cô cho trẻ xem tranh vẽ các nhân vật và hỏi trẻ tên các nhân vật? “ Cô đố các côn đây là nhân vật nào?” “Bạn nào đã thấy nhân vật này?” “Thấy ở đâu?”
-Cô kể cho trẻ nghe vài lần.
-Hỏi trẻ tên câu truyện.
-Kết thúc cho trẻ đọc thơ “Giờ chơi” vài lượt.
9 – Trả trẻ
___________________________________________________________
Thứ tư ngày 19 tháng 11 năm 2014
- Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh .
- Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát cầu tuột.
– Trò chơi vận động : Bóng tròn to.
-Trẻ chơi tự do.
I.Yêu cầu :
– Trẻ biết tên và công dụng của cầu tuột.
– Trẻ vừa hát lời bài hát, vừa vận động bài Bóng tròn to.
-Trẻ nghe lời cô khi dạo chơi ngoài trời.
II.Chuẩn bị :
-Đầu tóc , quần áo , giầy dép cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
-Địa điểm, đối tượng cần quan sát.
III. Hướng dẫn :
a- Quan sát có mục đích : quan sát cầu tuột.Cho trẻ đứng gần cầu tuột và hỏi : “Cái gì đây?” “Để làm gì?” “ Khi chơi cầu tuột các con phải làm sao?” … “ Giáo dục trẻ khi chơi cầu tuột phải trèo từ từ lên tới đỉnh, tuột xuống nhẹ nhàng, nếu có bạn đang tuột rồi thì mình đợi bạn tuột xong mình tuột. Không chen lấn, xô đẩy bạn gây tai nạn…”
b – Trò chơi vận động : Bóng tròn to.
-Cô nhắc lại tên trò chơi, cách chơi, luật chơi…Cô chơi cùng trẻ vài lần.
c -Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ
3-Hoạt động chung :
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
MỘT SỐ ĐỒ CHƠI LẮP GHÉP, ĐỒ CHƠI XÂY DỰNG.
Lắp ghép đoàn tàu hỏa, gạch xây dựng
- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
– Trẻ nhận biết và nói đúng tên đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng. Màu sắc của các toa tàu và màu sắc của viên gạch.
*Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng nghe luyện ngôn ngữ cho trẻ nói rõ ràng.
*Giáo dục:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
Khi hoạt động với đồ chơi không tranh giành đồ chơi với bạn. Chơi xong phải cất đồ chơi nhẹ nhàng và cất gọn vào nơi qui định…
II .CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Chuẩn bị giáo án điện tử.
-Hình vuông đã vẽ sẵn trên giấy A4 để trẻ tô. Viết chì màu. Rổ đựng tranh lô tô.
*Nội dung tích hợp :
– GDÂN: Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”.
III. HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
*Trò chuyện với trẻ về Đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng…
Hoạt động 1: Trẻ quan sát “ Từng phần của toa tàu, khi cô lắp ghép lại thành đoàn tàu. Một số gạch xây dựng cho cả lớp quan sát…”
-Cô lần lượt đưa từng đồ chơi ra cho lớp quan sát và nói được đúng tên đồ chơi lắp ghép, đồ chơi xây dựng.
Hoạt động 2: Trẻ nhận biết, tập nói.
– Mời lần lượt từng trẻ lên nhận biết và tập nói. Yêu cầu trẻ chỉ và nói đúng tên của đồ chơi? Màu sắc? Hình khối? …Công dụng của từng đồ chơi? ( Xong cô cất đi, đưa đồ chơi khác cho trẻ lên nhận biết, tập nói tương tự như trên.)
-Trẻ nào cũng được nhận biết và tập nói. “Cô sửa sai ngọng đớt cho trẻ, yêu cầu trẻ nói rõ ràng rành mạch, tròn câu đủ ý.”
-Trò chơi:Tìm nhanh theo yêu cầu: Trẻ để rổ tranh lô tô trước mặt và tìm nhanh hình cô yêu cầu có trong tranh ở rổ. Giơ lên, nói tên , để xuống theo yêu cầu của cô.(Cho trẻ chơi vài lượt),
*Mở rộng kiến thức: Cho trẻ quan sát thêm vài đồ chơi lắp ráp khác như: Lồng hộp, lắp ráp cây thông…
–Giáo dục trẻ: Khi hoạt động với đồ chơi không tranh giành đồ chơi với bạn. Chơi xong phải cất đồ chơi nhẹ nhàng và cất gọn vào nơi qui định…
* Kết thúc : trẻ đi vệ sinh, rửa tay, uống nước. “ khoảng 15 phút”
4 – Hoạt động góc :
Yêu cầu :
-Trẻ biết sắp xếp quầy hàng phù hợp và đẹp mắt. Trẻ đã biết cách bán hàng.Nhớ được tên đồ chơi mình bán. Tập bán hàng cho khách.
– Trẻ biết cầm khối gạch bằng tay phải, xếp được hàng rào quanh khu trường học. Trẻ tập xếp thêm ghế đá và trồng cây xanh quanh khu trường học…
– Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhau…Trẻ tìm đúng tranh, nói tên đồ chơi trong tranh…
– Trẻ biết tô màu hình vuông, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu đều và nói được tên sản phẩm của mình.
*Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác
- Vệ sinh – Ăn trưa .
- NGỦ TRƯA
- Vệ sinh – Quà xế .
- Sinh hoạt chiều:
–Ôn bài cũ: Hát vỗ tay bài Búp bê.
-Làm quen bài mới: Cháu yêu cô chú công nhân.
*Yêu cầu:
-Trẻ hát và vỗ tay nhịp nhàng theo lời bài hát.
*Chuẩn bị:
-Trống lắc hoặc phách tre.
*Hướng dẫn:
-Cô hát và vỗ tay theo lời bài hát 1 lần.
-Mời cả lớp hát, vỗ tay theo nhịp.
-mời từng nhóm nhỏ lên hát và vỗ trống lắc theo lời bài hát.
-Mời một số trẻ lên hát.
-Hỏi trẻ tên bài hát?
– Cuối cùng cô hát cho trẻ nghe bài Cháu yêu cô chú công nhân.
- Trả TRẺ
Thứ năm ngày 20 tháng 11 năm 2014
1-Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát có mục đích:“Quan sát Đu quay.”
-Trò chơi vận động: Trời nắng, trời mưa.
- YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và tập nói được tên của đồ chơi? Màu sắc, cách sử dụng?
– Trẻ kết hợp cùng cô và bạn chơi trò chơi Trời nắng, trời mưa.
- CHUẨN BỊ ;
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
– Sân tập thoáng mát .
III. HƯỚNG DẪN :
a- quan sát có mục đích: .Quan sát Đu quay.
-Cô cho trẻ quan sát và đố trẻ: Đây là cái gì? “ Dùng để làm gì?” “ Cô dạy trẻ cách ngồi lên đu quay…Giáo dục trẻ yêu quí, bảo vệ đồ chơi…
b– Trò chơi vận động : Trời nắng, trời mưa.
– Cô nhắc tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Cô cùng trẻ chơi vài lượt.
c- Trẻ chơi tự do .
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
3– Hoạt động chung
GIÁO DỤC ÂM NHẠC :
-DẠY HÁT: CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN
– NGHE HÁT : LÝ CHIỀU CHIỀU
I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ nghe nhạc đoán và nói đúng tên và hát cùng cô bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
– Trẻ biết làm một số động tác minh họa theo lời bài hát Lý chiều chiều.
*Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng cảm thụ âm nhạc ở trẻ.
-Rèn khả năng nhận biết nhịp điệu bài hát, khi cô dạy trẻ hát kết hợp vỗ tay theo lời bài hát.
* Giáo dục:
-Trẻ chú ý nghe cô hướng dẫn.
-Giáo dục trẻ yêu quí các cô, chú công nhân xây dựng, vì các cô chú vất vả xây nhà cho chúng ta ở và học…
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
– Đàn , trống lắc cho cô và trẻ .
-Nhạc bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu.
* Nội dung tích hợp :
– Môi trường xung quanh : Trò chuyện về Đồ chơi của bé…
-Văn học: Thơ “ Giờ chơi”
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Cho trẻ đọc thơ bài “ Giờ chơi”.
* Trò chuyện: Trò chuyện về Đồ chơi của bé…
Hoạt động 1: DẠY HÁT “ CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN”
– Cô đàn trẻ đoán tên bài hát.
– Cô hát mẫu cho trẻ nghe 1-2 lần .
– Mời cả lớp hát lại cùng cô 1-2.
– Mời từng nhóm nhỏ lên hát .
-Mời từng cá nhân trẻ lên hát. “Cô sửa sai”
– Mời lớp hát lại lần nữa .
– Hỏi trẻ tên bài hát ?
-Giáo dục trẻ yêu quí các cô, chú công nhân xây dựng, vì các cô chú vất vả xây nhà cho chúng ta ở và học…
Hoạt động 2 : NGHE HÁT LÝ CHIỀU CHIỀU
– Cô mở nhạc trẻ đoán tên bài hát ?
-Cô cho trẻ nhắc lại tên bài .
-Cô hát và vận động theo lời bài hát 1 lần.
-Cô hát, vận động, khuyến khích trẻ vận động cùng cô vài lần.
* Kết thúc : Trẻ đi vệ sinh ,uống nước. “khoảng 15 phút”.
4- Hoạt động góc:
Yêu cầu:
-Trẻ biết sắp xếp quầy hàng phù hợp và đẹp mắt. Trẻ đã biết cách bán hàng.Nhớ được tên đồ chơi mình bán cho khách. Biết mời khách khi mua hàng, nói giá tiền của món hàng mình bán…
– Trẻ biết cầm khối gạch bằng tay phải, xếp được hàng rào quanh khu trường học đều và đẹp hơn hôm trước. Trẻ xếp thêm ghế đá và trồng cây xanh quanh khu trường học…
– Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhau, trẻ có thể nói được màu sắc của đồ chơi( Nếu có màu rõ ràng)…Trẻ tìm đúng tranh, nói tên đồ chơi trong tranh…
– Trẻ biết tô màu hình vuông, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu đều, đẹp hơn hôm trước và nói được tên sản phẩm của mình.
*Kết thúc : Cho trẻ tham quan góc khác…
5 – Vệ sinh – Ăn trưa
6- Ngủ trưa .
7 – Vệ sinh – quà xế .
8– Sinh hoạt chiều :
-Trẻ nghe cô hát bài Lý chiều chiều.
*Yêu cầu:
-Trẻ lắng nghe cô hát và làm một số động tác minh họa theo lời bài hát.
* Chuẩn bị:
-Cô thuộc lời bài hát.
*Hướng dẫn:
– Cô giới thiệu tên bài và múa hát cho trẻ nghe 1 lần.
-Cô khuyến khích trẻ đứng lên múa hát cùng cô vài lần.
– Hỏi trẻ tên bài hát?
-Cô nói cho trẻ biết đó là dân ca miền nào? Do ai sáng tác?
*Kết thúc cho trẻ chơi trò chơi Mưa rơi.
9 – Trả trẻ
Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2014
1-Đón trẻ – Chơi tự chọn – Thể dục sáng – Điểm danh
2-Hoạt động ngoài trời :
-Quan sát phân biệt hai khối gỗ: to , nhỏ .
– Trò chơi vận động :Bong bóng xà phòng .
YÊU CẦU :
-Trẻ nhận biết và nói đúng khối gỗ to, khối gỗ nhỏ.
-Kết hợp cùng cô cùng bạn chơi trò chơi :Bong bóng xà phòng .
CHUẨN BỊ:
-Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng sạch sẽ .
– Sân tập thoáng mát .
HƯỚNG DẪN :
1 – quan sát có mục đích :Quan sát phân biệt khối gỗ to, khối gỗ nhỏ.
– Cô dẫn trẻ xuống sân cho trẻ quan sát hai khối gỗ: to ,và nhỏ. đố trẻ : “Đố bạn nào biết đây là cái gì?” “ Khối gỗ này hình gì?”“ Khối nào to, khối nào nhỏ?” …Giáo dục trẻ biết yêu quí và bảo vệ đồ chơi, khi chơi xong cất đồ chơi cẩn thận vào nơi qui định…
2- Trò chơi vận động :Bong bóng xà phòng.
– Cô nhắc tên trò chơi, luật chơi – Thổi bong bóng cho trẻ đuổi theo bắt bóng…Cho trẻ đuổi bắt bóng vài lượt.
3- Trẻ chơi tự do .
Trẻ chơi tự do cô quan sát trẻ .
- Hoạt động chung :
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
–BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ
-VẬN ĐỘNG CƠ BẢN: ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆN
-TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: CON BỌ DỪA
I- YÊU CẦU :
*Kiến thức:
-Trẻ tập bài tập phát triển chung thành thạo.
– Trẻ nói được tên bài vận động và biết đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô.
– Trẻ biết chơi trò chơi vận động “ Con bọ dừa”.
*Kỹ năng:
-Trẻ đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh. Khi đi thẳng người, thẳng đầu, mắt nhìn thẳng, phối hợp tay,chân nhịp nhàng.
-Biết bò thấp thành thạo.
*Giáo dục:
-Trẻ đi lên khi nghe cô gọi tên và chú ý nghe hiệu lệnh để đi đúng hiệu lệnh ( nhanh, chậm)…
II- CHUẨN BỊ :
* Đồ dùng dạy học :
-Vạch chuẩn.Một số khối gỗ hình vuông và hình tam giác để trẻ lên chọn khối hình vuông.
* Nội dung tích hợp :
– Môi trường xung quanh:Trò chuyện về đồ chơi lắp ráp xây dựng…
– Văn học: Thơ “ Bạn mới”
III- HƯỚNG DẪN :
* Ổn định : Chơi trò chơi: Trời tối, trời sáng.
* Trò chuyện với trẻ về đồ chơi lắp ráp, xây dựng…
Hoạt động 1: Khởi động :
-Trẻ làm các động tác khởi động : Đi bình thường-chạy chậm -chạy nhanh dần –nhanh –chậm dần – lấy gỗ đứng lại thành vòng tròn.
Hoạt động 2 : Trọng động
A – BÀI TẬP PHÁT TRIỂN CHUNG: TẬP VỚI KHỐI GỖ
* Động tác 1: (Hô hấp)
– Hai tay trẻ cầm hai khối gỗ nhỏ, trẻ giang hai cánh tay ra rồi làm động tác vòng xuống ngực, đồng thời hít vào thật sâu, từ từ thở ra.
“ Trẻ tập vài lượt”
* Động tác 1: Tay
-Tư thế chuẩn bị :Đứng tự nhiên, hai tay cầm hai khối gỗ thả xuôi.
1- Trẻ đưa hai tay thẳng về phía trước, gõ hai khối gỗ vào nhau.
2- Hạ tay xuống về tư thế chuẩn bị.
“Tập 2 lần”
* Động tác 2: Lưng, bụng
*Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên hai tay giang ngang.
1- Cúi gập người về phía trước, gõ hai khối gỗ vào nhau.
2- Về tư thế chuẩn bị.
“ Tập 2 lần”
* Động tác 3: ( Chân)Nhảy
-Đặt hai khối gỗ trước mặt nghe hiệu lệnh trẻ nhảy qua, rồi nhảy trở lại.
“ Tập 4 lần”
B –VẬN ĐỘNG CƠ BẢN : ĐI THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH
– Cô gợi ý trẻ nhớ tên bài vận động. Mời một vài trẻ vận động giỏi lên vận động. Cô nhắc lại cách đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh lần nữa để trẻ nhớ.
-Mời lần lượt những trẻ đi đạt yêu cầu lên đi.
-Mời trẻ đi chưa đạt lên đi. “Cô sửa sai. Lưu ý tư thế thẳng người, thẳng đầu, chân và tay nhịp nhàng khi trẻ vận động.Trẻ biết thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh yêu cầu của cô.
.Khuyến khích trẻ nói : “ Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh”.
-Hỏi trẻ tên bài vận động?
C- TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG: Con bọ dừa
– Lời đọc khi trẻ bò:
Bọ dừa mẹ bò trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chỏng quèo
Nó kêu: Ối! ối! ối!
-Cô làm bọ dừa mẹ bò đi trước. Trẻ làm bọ dừa con bò theo. Cô nhắc trẻ ngẩng đầu. Đọc đến hai câu cuối, cô và trẻ ngã ra sàn nhà, nằm ngửa hai chân đạp đạp vào không khí và kêu: Ối! ối! ối!.. cho trẻ chơi trò chơi vài lượt.
– Hoạt động 3 : Hồi tĩnh :
– Trẻ nhẹ nhàng trong phòng tập khoảng 1 phút
* Kết thúc : Trẻ nghỉ đi vệ sinh, uống nước. Chuyển hoạt động.
4- Hoạt động góc:
Yêu cầu:
-Trẻ biết sắp xếp quầy hàng phù hợp và đẹp mắt. Trẻ đã biết cách bán hàng.Nhớ được tên đồ chơi mình bán cho khách. Biết mời khách khi mua hàng, nói giá tiền của món hàng mình bán. Trả lời được một số câu hỏi khi cô yêu cầu…
– Trẻ biết cầm khối gạch bằng tay phải, xếp được hàng rào quanh khu trường học đều và đẹp hơn hôm trước. Trẻ xếp thêm ghế đá và trồng cây xanh quanh khu trường học. Trẻ nói đúng tên công việc của mình khi cô hỏi.
– Trẻ xem và giở tranh không rách, trẻ nhận biết và nói tên một số đồ chơi lắp ráp, một số đồ chơi bé có thể xếp chồng lên nhau, trẻ có thẻ nói được màu sắc của đồ chơi( Nếu có màu rõ ràng)…Trẻ tìm đúng tranh, nói tên đồ chơi trong tranh, dán tranh cô yêu cầu lên bảng…
– Trẻ biết tô màu hình vuông, cầm viết chì sáp đúng cách, tô màu đều, đẹp bóng hơn hôm trước bớt lem ra ngoài hơn và nói được tên sản phẩm của mình.
*Kết thúc: Cho trẻ tham quan góc khác…
5-Ăn trưa.
6- Ngủ trưa.
7 – Vệ sinh – quà xế.
8- Sinh hoạt chiều :
– Hát “Hoa bé ngoan”.
-Trẻ cắm hoa bé ngoan cuối tuần: Trẻ ngoan cô cho cắm hoa. Động viên trẻ chưa ngoan cố gắng ngoan hơn để được cắm hoa.
9 – Trả trẻ
-Trả trẻ tận tay cha mẹ trẻ và trao đổi nhanh về tình hình trong ngày của trẻ ở nhà trẻ để phụ huynh nắm được, về nhà chăm sóc cho con mình tốt hơn…
Nhấn vào đây để tải về :
http://www.mediafire.com/download/7sx3hqngtof2rad/T4+%C4%90CC%E1%BB%A6A+B%C3%89.doc
Giáo án Ngày nhà giáo việt nam trọn bộ
Giáo án Ngày nhà giáo việt nam trọn bộ
CHỦ ĐỀ 2: BẢN THÂN – NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20-10
Thời gian thực hiện 04 tuần
Từ ngày 29 tháng 09 đến ngày 24 tháng 10 năm 2014
- I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC
- Phát triển thể chất
* Phát triển vận động
– Cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế khi tô vẽ tranh
– Phối hợp các cơ trên cơ thể để thực hiện nhịp nhàng các vận động cơ bản: Đi nối bàn chân tiến lùi, đi theo đường dích dắc, đi trên ván kê dốc.
– Thực hiện các vận động:
+ Đập và bắt bóng.
+ Bật liên tục vào vòng.
+ Bò bằng bàn tay và bàn chân 4- 5 m.
– Chơi các trò chơi vận động: Thi đi nhanh, tung bóng, ai nhanh nhất, chuyền bóng.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
– Nhận ra và không chơi ở những nơi nguy hiểm.
– Biết phân loại thực phẩm theo 4 nhóm.
– Đi lại nhẹ nhàng, vui chơi đoàn kết với bạn
– Biết sử dụng các đồ dùng vệ sinh cá nhân, hướng dẫn trẻ xếp hàng rửa tay, rửa mặt, đúng kỹ năng.
– Biết giúp cô chuẩn bị bàn ăn, lấy đĩa khăn, đĩa cơm rơi.
– Biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ chất dinh dưỡng
– Trẻ biết một số kĩ năng đúng trong khi ăn uống: ngồi ngay ngắn, cầm thìa tay phải, tay trái giữ bát, tránh làm rơi vãi thức ăn.
– Trẻ tự mời ăn, ăn hết suất và ăn đa dạng các loại thức ăn.
- Phát triển nhận thức
– Trẻ biết chia nhóm có 6 đối tượng thành 2 phần, Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 6
– Biết xác định vị trí của bản thân cũng như của người khác trong không gian ( trên dưới, trước sau, phải trái).
– Hiểu biết và kể tên các giác quan trên cơ thể, chức năng, hoạt động và cách vệ sinh các cơ quan đó.
– Có hiểu biết về ngày phụ nữ 20-10
– Nhận biết được 4 nhóm thực phẩm và phân loại 4 nhóm thực phẩm.
– Phân biệt bạn gái, bạn trai. So sánh số bạn trai – bạn gái trong lớp
– Hiểu biết về đặc điểm cơ thể bé.
– Nhận ra sự thay đổi của thời tiết.
– Loại một đối tượng không cùng nhóm với đối tượng còn lại.
– Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7 , Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7
– Nhận biết, phân biệt đồ dùng trang phục bạn trai, bạn gái.
– Phân biệt các giác quan cơ thể theo chức năng hoạt động.
- Phát triển ngôn ngữ
– Bày tỏ tình cảm, nhu cầu và hiểu biết của bản thân rõ ràng, dễ hiểu.
– Trả lời được câu hỏi của người khác.
– Làm quen với sách truyện, giữ gìn bảo vệ sách.
– Đọc diễn cảm bài thơ: Đôi mắt của em. Thể hiện được giọng của một số nhân vật khác nhau trong truyện: Câu chuyện của tay phải tay trái, truyện của dê con.
– Phát âm rõ ràng, tròn tiếng các chữ a – ă – â.
- Phát triển tình cảm xã hội
– Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến với cô và các bạn.
– Tự tin vào bản thân. Biết trao đổi, giao lưu cùng các bạn, chơi cùng nhóm đoàn kết nhường nhịn lẫn nhau.
– Biết tự lựa chọn các trò chơi, vai chơi, bạn chơi theo ý thích của mình.
– Giáo dục trẻ cố gắng thực hiện công việc được giao.
– Có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở các sản phẩm tạo hình do chính mình và các bạn làm ra.
– Nhận biết trạng thái cảm xúc (vui buồn, sợ hãi, …).
– Biết thể hiện tình cảm của mình đối với người thân, các bạn, cô giáo trong các ngày lễ ( Gói quà tặng bạn 20-10, làm bưu thiếp tặng mẹ…)
5 Phát triển thẩm mĩ
– In hình bàn tay, bàn chân.
– Xé dán trang trí khuôn mặt bằng lá cây.
– Làm quen với nhạc cụ biểu diễn.
– Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo bài hát, biết vận động theo lời các bài hát: Cái mũi, mời bạn ăn… Thể hiện cảm xúc qua các bài hát đó.
– Tô màu tranh không chờm ra ngoài đường viền hình vẽ.
– Sử dụng các kỹ năng vẽ thành bức tranh hoàn chỉnh.
– Sử dụng các kĩ năng lăn dọc, xoay tròn, ấn dẹt để tạo thành sản phẩm nặn.
* CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
– Lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ. Trang trí lớp theo chủ đề Bản thân – Ngày 20-10.
– Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ
– Chuẩn bị văn nghệ chào mừng ngày 20-10..
– Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chăm sóc sức khoẻ trẻ trong những tháng giao mùa. Giúp trẻ rèn luyện nề nếp vệ sinh cá nhân ở trường và nhà thong qua tuyên truyền. Giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của ngày 20 – 10.
– Sưu tầm và vận động trẻ làm tranh ảnh về chủ đề Bản thân – Ngày 20-10.
– Chuẩn bị tranh ảnh tại góc tuyên truyền, các bài thơ , bài hát , câu chuyện trong chủ đề.
KẾ HOẠCH TUẦN I
Chủ đề nhánh 1: Bé là ai?
( Từ ngày 29 tháng 09 đến ngày 3 tháng 10 năm 2014)
* Yêu cầu trẻ cần đạt
– Trẻ đi lại nhẹ nhàng, vui chơi đoàn kết với bạn.
– Biết đập bóng và bắt bóng tại chỗ theo đúng kĩ năng.
– Biết chia nhóm có 6 đối tượng thành 2 phần
– Phân biệt đồ dùng, trang phục của bạn trai, bạn gái.
– Hiểu nội bài thơ, thuộc bài thơ, đọc diễn tả điệu bộ qua nội dung của bài.
– Hát các bài hát đúng nhạc, thể hiện cảm xúc của bài.
– Biết cách sử dụng giấy, bút vẽ, đất nặn tạo ra sản phẩm
-Trẻ yêu quý bản thân và những người xung quanh, biết thể hiện cảm xúc của mình. Hào hứng tham gia vào các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
* Kế hoạch tuần:
II . HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc xây dựng: Khu công viên giải trí của bé.
* Góc phân vai: Bán hàng, nấu ăn, bác sỹ.
* Góc tạo hình: Vẽ bạn trai, bạn gái.
* Góc âm nhạc: Hát, múa các bài hát chủ đề bản thân.
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh
- Mục đích yêu cầu
– Trẻ biết lựa chọn góc chơi, vai chơi phù hợp với mình. Biết tự thỏa thuận với nhau về vai chơi và thực hiện đúng hành động của vai mình đã nhận.
– Biết sử dụng các đồ dùng – đồ chơi, các nguyên vật liệu để tạo thành sản phẩm.
– Cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế khi tô vẽ tranh
– Biết giao tiếp có văn hoá với bạn chơi, đoàn kết, nhường bạn cùng chơi
– Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong nhóm.
– Biết chăm sóc cây cối ở góc thiên nhiên.
- Chuẩn bị
– Đồ chơi tại các góc: Đồ dùng bác sỹ, gạch, đồ lắp ghép, mô hình cây cối, dụng cụ âm nhạc, đất nặn, đồ dùng góc thiên thiên.
– Ảnh góc.
- Tổ chức hoạt động
*Hoạt động 1: Thoả thuận chơi
– Trò chuyện về chủ đề đang học.
– Trò chuyện về góc chơi của trẻ đã lựa chọn, phân công vai chơi trong nhóm.
– Cho trẻ nhẹ nhàng về các góc chơi .
* Hoạt động 2: Quá trình chơi
– Trẻ lấy đồ chơi và bắt đầu làm những công việc trong vai chơi của mình.
– Trẻ chơi cô đến các góc theo dõi, quan sát, giúp đỡ, gợi ý cho trẻ.
– Cô đóng vai chơi cùng trẻ, tạo tình huống cho trẻ giao lưu với nhóm khác
* Hoạt đông 3: Kết thúc chơi
– Cô đến kết thúc từng nhóm chơi
– Mời trẻ ở các góc đến góc tạo hình
+ Cô gợi ý để trẻ nhận xét các tác phẩm tại góc tạo hình
+ Cô nhận xét chung cả lớp
– Cả lớp hát bài “Em vẽ”
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Quan sát thời tiết trong ngày
* Vận động tập thể:
– TCVĐ: Tung bóng
– TCDG: Rồng rắn lên mây
* Chơi theo ý thích: Vẽ phấn trên sân trường, chơi đồ chơi
- Mục đích yêu cầu
– Giúp trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, quan sát có chủ đích.
– Có những hiểu biết nhất định về thời tiết và cách ăn mặc phù hợp theo thời tiết, theo mùa.
– Tập xếp hàng khi ra sân, biết chờ đến lượt mình không chen nhau.
– Hứng thú tham gia hoạt động vui chơi tập thể.
- Chuẩn bị
– Địa điểm quan sát.
– Cho trẻ ăn mặc gọn gàng khi ra sân
– Phấn vẽ
- Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1: Quan sát thời tiết trong ngày
– Cho trẻ xếp hàng kiểm tra sĩ số trẻ và ra vị trí đứng quan sát
– Cô đặt một số câu hỏi để trẻ trả lời
+ Hôm nay con thấy thời tiết như thế nào?
+ Con có thích thời tiết như thế này không? Vì sao?
+ Nếu có sự thay đổi về thời tiết con sẽ thích thời tiết như thế nào?
+ Vì sao con thích thời tiết như vậy?
+ Bây giờ là mùa gì? Với thời tiết mùa thu, khi đi học chúng mình phải mặc trang phục như thế nào?
* Hoạt động 2: Chơi vận động tập thể
– Cô giới thiệu trò chơi vận động: Tung bóng
+ Cô nói luật chơi, cách chơi
+ Cho trẻ chơi 3 – 4 lần
– Cô giới thiệu trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây.
– Giới thiệu luật chơi, cách chơi
– Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần cô nhận xét và đổi bạn chơi.
* Hoạt động 3: Chơi theo ý thích
– Cô phát phấn cho trẻ và hướng trẻ vẽ theo ý thích của mình ở trên sân trường.
– Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời
Cô quan sát trẻ vẽ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Hết giờ cô tập trung trẻ kiểm tra sĩ số và về lớp vệ sinh cá nhân.
- HOẠT ĐỘNG CHIỀU
– Vận động chống mệt mỏi sau ngủ dậy: Tập theo bài hát “ Lớp chúng mình đoàn kết”
– Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè
– Trẻ đọc đồng dao: Xỉa cá mè, nu na nu nống.
* Trả trẻ
– Vệ sinh thân thể cho trẻ.
– Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ trong ngày
– Vận động phụ huynh ủng hộ truyện cho trẻ phục vụ chủ đề.
– Nhắc trẻ đi học sớm để tham gia các hoạt động của buổi sáng
- ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Nhấn vào đây để tải về : http://www.mediafire.com/download/q8i9hjh4n4mqkdl/chu+de+ban+than.doc
Giáo án mầm non 3 tuổi chủ đề bản thân
giáo án mầm non 3 tuổi chủ đề bản thân
CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN.
(Thời gian thực hiện 3 tuần từ ngày 29/09/2014 đến ngày 17/10/2014)
Kế hoạch thực hiện chủ đề nhánh 1: Tôi là ai?
(Thời gian thực hiện 1 tuần: từ ngày 29/09/2014 đến ngày 03/10/2014)
- ĐÓN TRẺ
-Cô đến lớp sớm mở của dọn dẹp,sắp xếp phòng nhóm
– Đón trẻ vào lớp,trò chuyện về những cảm xúc của trẻ trong những ngày nghỉ cuối tuần.Trò chuyện với trẻ về họ tên,tuổi,ngày sinh,giới tính và đặc điểm sở thích của bản thân.
- THỂ DỤC SÁNG
- Mục đích yêu cầu:
1-Kiến thức:
– Trẻ biết tập các động thể buổi sáng theo yêu cầu của cô từng động tác
– TrÎ biÕt xÕp hµng dµn hµng, dån hµng theo hiÖu lÖnh.
2- Kỹ năng:
– Trẻ biết kết hợp chân tay nhịp nhàng
– BiÕt tËp ®Òu c¸c ®éng t¸c thÓ dôc cïng c«.
3- Thái độ:
– Trẻ hứng thú học
– TrÎ høng thó, thÝch tham gia vËn ®éng.
– RÌn luyÖn ý thøc tæ chøc kØ luËt. Cã th¸i ®é nghiªm tóc khi tËp thÓ dôc s¸ng .
– Trẻ chăm tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh
– Gióp trÎ cã thãi quen tËp luyÖn TDTT, ph¸t triÓn c¸c c¬ nhá cña c¬ thÓ trÎ, rÌn luyÖn sù nhanh nhÑ, dÎo dai.
- Chuẩn bị:
– Trang phục quần áo gọn gàng
- Tiến hành:
* Bài tập : Tập thể dục buổi sáng với bài tập số 3: “Những chú lật đật”
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
1/ Hoạt động 1: Khởi động: -Cô cho trẻ đi Đi theo hàng một,chạy nhẹ nhàng.Đi bằng đầu ngón chân tay chống hông.Chuyển đội hình,xếp thành tổ. – Đội hình 3 hàng ngang 2) Hoạt động 2: *Trọng động:Bài tập phát triển chung. -Lật đật múa: TTCB:Đứng tự nhiên,tay thả xuôi.Đưa 2 tay sang ngang cao bằng vai,hạ xuống và nói “ồ”.Thực hiền 4-5 lần. -Lật đật cúi chào: TTCB:Đứng chân ngang vai,tay thả xuối.Cúi xuống,đưa 2 tay ra phía sau và nói “Xin chào”,đứng thẳng.Thực hiện 4-5 lần. -Lật đật đung đưa: TTCB:Đứng chân ngang vai,tay chống hông.Nghiêng người sang phải,nghiêng người sang trái,đứng thẳng và nói “Đung đưa”.Thực hiện 4-5 lần. -Nhảy: TTCB:Đứng thẳng,tay chống hông.Nhảy 3 lần liên tục bằng 2 chân,giậm chân,về tư thế ban đầu.Thực hiện 2 lần. *Hồi tĩnh:Chuyển đội hình thành hàng một.Đi nối đuôi nhau. 3)Hoạt động 3 : Các chú chim bay về tổ: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng quanh lớp rồi về vị trí ngồi. |
Trẻ khởi động cùng cô
Trẻ tập hợp 3 hàng ngang
– Trẻ tập phát triển chung
Trẻ đi nhẹ nhàng |
III.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Nội dung: 1.1. Ho¹t ®éng cã chñ ®Þnh: Quan sát đồ dùng của tôi.
– Trò chơi vận động:Tung bóng.
– Chơi tự do:Cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời.
- Mục đích-yêu cầu:
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc với trẻ.
– Nhận biết được quần áo và đồ dùng của trẻ qua tên gọi và đặc điểm công dụng của mỗi loại.
– Phân biệt một số quần áo và đồ dùng đặc trưng theo mùa và cách sử dụng các đồ dùng.
– Thích làm đẹp cho bản thân qua cách lựa chọn quần áo và đồ dùng mà bé thích .
– Phát triển vốn từ, khả năng quan sát , tư duy ngôn ngữ , trí nhớ có chủ định , óc thẩm mỹ.
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn quần áo và đồ dùng của mình sạch sẽ
.- Trẻ tham gia chơi tích cực,biết được cách chơi.
– Đoàn kết trong khi chơi.
b.Chuẩn bị :
– Sân chơi sạch sẽ,rộng và mát.
– Trẻ hát thuộc lời ca
Hoạt động của cô
Phần 1: Hoạt động có mục đích: “Quan sát đồ dùng của tôi”.
Các con ơi ! Lại đây với cô nào?
– Ai giỏi cho cô biết hàng ngày sang mai dậy các con thường làm những công việc gì?
Sau đó các con đi đâu?
Vậy để đến trường các con cần chuẩn bị những đồ dùng gì?
Bây giờ cô có một món quà muốn tặng lớp mình.Các con hãy chú ý xem cô có gì nhé!
+ Mũ:
– Cô cho trẻ mở ra xem trong món quà có gì?
– Con lấy được thứ gì?
+ Đây là cái gì?
+ Cái mũ màu gì?
+ Đâu là vành mũ, chóp mũ, quai mũ?…
+ Cái mũ dùng để làm gì?
– Sau đó cô giới thiệu tên, đặc điểm, lợi ích của cái mũ: cái mũ màu xanh có vành mũ, quai mũ, chóp mũ, mũ dùng để các con đội che mưa, che nắng đấy.
– Cô khái quát lại và GD trẻ: Cái mũ để các con đội lên đầu hàng ngày đến trường, khi đi chơi để các con che mưa, che nắng. Vì vậy khi đi nắng, mưacác con nhớ mang theo mũ nhé!
Dép:
– Cô đưa đôi dép ra và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì?
Đặt câu hỏi:
+ Đây là cái gì?
+ Đôi dép màu gì?
+ Đâu là quai dép, đế dép, mũi dép, ?…
+ Đôi dép dùng để làm gì?
– Sau đó cô giới thiệu tên, đặc điểm, lợi ích của đôi dép: Đây là đôi dép của cô, dép có màu đỏ, có quai dép, mũi dép, đế dép Đôi dép này giữ cho …đôi chân của cô luôn sạch sẽ.
– Cô nhắc lại và GD trẻ phải đi dép. Không đi
chân đất kẻo bẩn bụi vào chân
– Cụ củng cố lại kiến thức và giỏo dục: Mũ, dép là đồ dùng hàng ngày của các con,các con nhớ giữ gìn sạch sẽ, cất giữ đúng nơi quyđịnh.Chỳng mỡnh nhớ chưa?
Phần 2Trò chơi vận động: “Tung bóng”.
Luật chơi
Ném, bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi hai lần phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi
5-7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu:
“Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ
Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Bạn tung em đỡ
Tung cao cao nữa
Em bắt rất tài”
– Cho trẻ chơi (3-4 lần)
– Trẻ chơi -> cô quan sát – nhận xét
Phần 3: Chơi tự do
Hôm nay, cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi : Bóng, vòng, phấn, … chúng mình
thích chơi trò chơi nào thì lấy đồ chơi chơi nhé!
– Từng nhóm trẻ lấy đồ chơi chơi.
– Hỏi trẻ: Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
+ C« bao qu¸t trÎ ch¬i, nh¾c nhë trÎ ch¬i ®oµn kÕt, nhêng nhÞn nhau, kØ luËt, an toµn * Giáo dục trẻ: Trong khi chơi chúng mình phải đoàn kết rủ nhau cùng chơi, nhường
nhịn nhau.
+ Kết thúc: – Hôm nay, chúng mình được chơi gì?
– Cho trẻ ngồi chơi. Cô nhận xét chung giờ chơi của trẻ,tập trung nhận xét buổi chơi, điểm danh vào lớp.
1.2. Ho¹t ®éng cã chñ ®Þnh: Quan sát thời tiết.
– Trò chơi vận động:Trời mưa.
– Chơi tự do:Cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời.
1.2. Hoạt động có chủ định: Quan sỏt thời tiết.
– Trũ chơi vận động:Trời mưa.
– Chơi tự do:Cho trẻ chơi trũ chơi ngoài trời.
- Yêu cầu:
- – Trẻ tích cực tham gia các hoạt động, hiểu chủ đề buổi chơii.
- – Trẻ hoạt động vui chơi kỉ luật, đoàn kết, nghe lời cô.
- – Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng ,hít thở không khí trong lành ,được vận động tự do thoải mái, đáp ứng nhu cầu vận động tỡm hiểu thế giới xung quanh của trẻ ,phát triển ngôn ngữ mạch lạc .
- – Trẻ biết đặc điểm chung của mùa hè về thời tiết ,con người ,cây cối .
- – Trẻ biết chơi cựng nhau, biết cựng nhau phối hợp nhịp nhàng
- – Trẻ đoàn kết hứng thỳ tớch cực tham gia vào buổi hoạt động ngoài trời.
Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc kiểm tra sĩ số ,tranh phục phù hợp với thời tiết.
– Cô cùng trẻ hát bài hát : Nắng sớm
* Đàm thoại nội dung bài hát.
-Các con vừa hát xong bài hát gì?
Bài hát nói về điều gì?
Bây giờ cô cháu mình cùng nhìn xem hôm nay thời tiết như thế nào nhé!
– Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào ?
+ C¸c con cã biÕt mïa nµy lµ mïa g× kh«ng ?T¹i sao con biÕt ?
+ C©y cèi vµ con ngêi th× nh thÕ nµo nhØ ?
– Trời nắng thì các con phải làm gì?
– Khi nào thì các con thấy lạnh ?
– Khi mưa to thì gọi là gì ?
– Khi gió to gọi là gì ?
=> Vậy mưa , gió , nắng…..gọi chung là gì ?
+ Mïa hÌ trêi n¾ng nãng nh vËy th× c¸c con ph¶i lµm g× ?(Ch¬i chç d©m m¸t , ®éi mò,®eo khÈu trang …)
+ Thêi tiÕt mïa hÌ rÊt lµ nãng bøc.V× vËy chóng ta ph¶i mÆc quÇn ¸o thËt lµ m¸t mÎ vµ khi ®i ra ngoµi ®êng th× ph¶i ®éi mò nãn vµ ®eo kÝnh cho khái bÞ n¾ng ).
ChÝnh v× trêi n¾ng nãng c¸c ch¸u ra nhiÒu må h«i nªn chóng m×nh ph¶i n¨ng t¾m röa cho s¹ch sÏ.
– Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiêt,biết đội mũ nón khi đi ra ngoài để không bị ốm.
Phần 2:Trò chơi vận động: “Trời mưa”.
Mục đích:
Rèn phản xạ nhanh, kỹ năng tập trung chú ý lắng nghe cho trẻ.
Luật chơi:
Khi có hiệu lệnh “Trời mưa” thì mỗi trẻ phải trốn vào một gốc cây. Ai không tìm được gốc cây phải ra ngoài 1 lần chơi.
Chuẩn bị:
– Một cái trống lắc
– Dùng thẻ bài đánh dấu ở các vị trí nhất định trong lớp, qui ước đó là “gốc cây”. Số “gốc cây” ít hơn số trẻ.
Cách chơi:
Trẻ đi tự do, vừa đi vừa hát bài “Trời nắng trời mưa” hoặc 1 bài hát bất kì. Khi cô ra hiệu lệnh “Trời mưa” và gõ trống lắc dồn dập thì trẻ phải nhanh chóng tìm cho mình 1 “gốc cây” để trú mưa. Ai chạy châm không tìm được chỗ tránh mưa thì sẽ bị ướt và phải ra ngoài 1 một lần chơi
Phần 3: Chơi tự do
Hôm nay, cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi : Bóng, vòng, phấn, … chúng mình
thích chơi trò chơi nào thì lấy đồ chơi chơi nhé!
– Từng nhóm trẻ lấy đồ chơi chơi.
– Hỏi trẻ: Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
+ C« bao qu¸t trÎ ch¬i, nh¾c nhë trÎ ch¬i ®oµn kÕt, nhêng nhÞn nhau, kØ luËt, an toµn – Cho trẻ chơi (3-4 lần)
– Trẻ chơi -> cô quan sát – nhận xét
* Giáo dục trẻ: Trong khi chơi chúng mình phải đoàn kết rủ nhau cùng chơi, nhường
nhịn nhau.
+ Kết thúc: – Hôm nay, chúng mình được chơi gì?
– Cho trẻ ngồi chơi. Cô nhận xét chung giờ chơi của trẻ,tập trung nhận xét buổi chơi, điểm danh vào lớp.
Nội dung: 1.3. Ho¹t ®éng cã chñ ®Þnh: Quan sát tranh vẽ bạn trai bạn gái.
– Trò chơi vận động:Thi đi nhanh.
– Chơi tự do:Cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời.
a.Yªu cÇu:
– Trẻ biết vẽ chân dung bạn trai, bạn gái qua đầu tóc, quần áo
– TrÎ tÝch cùc tham gia c¸c ho¹t ®éng, hiÓu chñ ®Ò buæi ch¬ii.
– TrÎ ho¹t ®éng vui ch¬i kØ luËt, ®oµn kÕt, nghe lêi c«.
– Trẻ biết chơi cùng nhau, biết cùng nhau phối hợp nhịp nhàng
– Trẻ đoàn kết hứng thú tích cực tham gia vào buổi hoạt động ngoài trời.
– Phát triển cơ bắp, tính tự tin.
- ChuÈn bÞ:
– Sân sạch, thoáng mát, đồ chơi ngoaì trời, một số câu hỏi
– HÖ thèng c©u hái gîi më khuyÕn khÝch trÎ biÓu lé nh÷ng suy nghÜ, c¶m xóc.
– 4 sợi dây dài khoảng 0,5m.
– Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m.
– 2 khối hộp nhỏ.
c. C¸ch tiÕn hµnh:
Hoạt động của cô
Phần 1.Hoạt động có mục đích : Quan sát tranh vẽ bạn trai,bạn gái.
Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc kiểm tra sĩ số ,tranh phục phù hợp với thời tiết.
- Các con ơi!lại đây cùng cô nào!
– Cho trẻ hát bài “Bạn có biết tên tôi”
* Quan sát tranh bạn trai:
– Bây giờ chúng mình hãy cùng quan sát lên đây xem cô có bức tranh gì đây?
– Tóc bạn như thế nào?
– Bạn mặc áo gì?
– Áo bạn màu gì?
-Các con quan sát gì?
-Có những bộ phận nào?
-Các con quan sát được gì?
-Có đặc điểm như thế nào?
-Dùng để làm gì?
-Để giữ cho cơ thể sạch đẹp cần phải làm sao?
*Giáo dục: Giữ sạch cơ thể và biết chăm sóc cơ thể
*Quan sát tranh bạn gái :
– Bức tranh vẽ gì?
– Vì sao con biết bức tranh vẽ bạn gái?
– Tóc bạn như thế nào?
– Bạn mặc gì?
– Váy bạn màu gì?
Vậy: Các con ạ ! Dù là bạn trai hay bạn gái mọi người trong lớp phải thương yêu nhau, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau các con nhớ không nào ?
Phần 2. Trò chơi vận động: “Thi đi nhanh”.
Hôm nay cô thấy chúng mình học giỏi và ngoan, bây giờ
cô sẽ thưởng cho lớp
mình một trò chơi, chúng mình có thích không?
Luật chơi
Đi không được chạm vạch.
Cách chơi
– Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây.
– Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở một đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lẩn lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng một lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
Lưu ý: Chỉ lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh.
– Cho trẻ chơi (3-4 lần)
– Trẻ chơi -> cô quan sát – nhận xét
Phần 3: Chơi tự do
Hôm nay, cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi : Bóng, vòng, phấn, … chúng mình
thích chơi trò chơi nào thì lấy đồ chơi chơi nhé!
– Từng nhóm trẻ lấy đồ chơi chơi.
– Hỏi trẻ: Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
+ C« bao qu¸t trÎ ch¬i, nh¾c nhë trÎ ch¬i ®oµn kÕt, nhêng nhÞn nhau, kØ luËt, an toµn * Giáo dục trẻ: Trong khi chơi chúng mình phải đoàn kết rủ nhau cùng chơi, nhường
nhịn nhau.
+ Kết thúc: – Hôm nay, chúng mình được chơi gì?
– Cho trẻ ngồi chơi. Cô nhận xét chung giờ chơi của trẻ,tập trung nhận xét buổi chơi, điểm danh vào lớp.
Nội dung: 1.4. Ho¹t ®éng cã chñ ®Þnh: Vẽ phấn trên sân hình bạn trai bạn gái.
– Trò chơi vận động:Thi đi nhanh.
– Chơi tự do:Cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời.
a.Yªu cÇu:
– Trẻ quan sát và nêu nhận xét đặc điểm bên ngoài bạn trai, bạn gái trẻ dùng phấn vẽ trên sân hình bạn trai bạn gái theo sự tưởng tượng của mình.
– Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân.
– TrÎ tÝch cùc tham gia c¸c ho¹t ®éng, hiÓu chñ ®Ò buæi ch¬ii.
– TrÎ ho¹t ®éng vui ch¬i kØ luËt, ®oµn kÕt, nghe lêi c«.
– Trẻ biết chơi cùng nhau, biết cùng nhau phối hợp nhịp nhàng
– Trẻ đoàn kết hứng thú tích cực tham gia vào buổi hoạt động ngoài trời.
- ChuÈn bÞ:
– 4 sợi dây dài khoảng 0,5m.
– Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m.
– 2 khối hộp nhỏ.
– Sân sạch, thoáng mát, đồ chơi ngoaì trời, một số câu hỏi
– HÖ thèng c©u hái gîi më khuyÕn khÝch trÎ biÓu lé nh÷ng suy nghÜ, c¶m xóc.
- C¸ch tiÕn hµnh:
Hoạt động của cô
Phần 1.Hoạt động có mục đích : Vẽ phấn trên sân hình bạn tai bạn gái
Cô cho trẻ xếp thành hàng dọc kiểm tra sĩ số ,tranh phục phù hợp với thời tiết.
- Các con ơi!lại đây cùng cô nào!
– Cho trẻ hát bài “Bạn có biết tên tôi”
Hôm nay lớp mình trông bạn nào cũng thật là ngoan và dễ thương. Cô có một sáng kiến là chúng mình cùng vẽ chân dung bạn trai, bạn gái trong lớp để về giới thiệu bạn mình cho bố mẹ, ông, bà, anh, chị biết về bạn của các con. Chúng mình có đồng ý không?
C« hái ý ®Þnh cña trÎ vÏ b¹n g×?
- C« hái 5-6 trÎ con muèn vÏ b¹n g×?
- B¹n trai cã ®iÓm g×?
- vÏ khu«n mÆt b»ng c¸c nÐt g×?
- TrÎ khu«n mÆt cã nh÷ng ®Æc ®iÓm g× nµo?
- C¸c con ¹ khi vÏ c¸c con cÇm phÊn b»ng tay ph¶i ,cÇm b»ng 3 ngãn,ngãn c¸i,ngãn trá vµ ngãn gi÷a ,vÏ h×nh b¹n trai,b¹n gia ,c¸c con ph¶i dïng c¸c nÐt vÏ cong trßn,khÐp kÝn,nÐt th¼ng,nÐt xiªn,nÐtdµi,nÐt ng¾n ®Ó t¹o h×nh b¹n trai,b¹n g¸i nhÐ?
- C« cho trÎ thùc hiÖn
Trong khi trÎ thùc hiÖn c« quan s¸t vµ híng dÉn trÎ vÏ.
Con vÏ h×nh b¹n trai hay b¹n g¸i?
Tãc b¹n trai nh thÕ nµo?
Tãc b¹n g¸i th× sao?
C« nh¾c nhë trÎ vÏ thªm c¸c chi tiÕt m¾t ,mòi,tai,
miÖng…
c« thÊy h«m nay cã rÊt nhiÒu b¹n ®· vÏ dîc h×nh
b¹n trai,b¹n g¸i rÊt ®Ñp c« khen c¶ líp nµo?
B©y giê c« cã mét trß ch¬i rÊt hay c¸c con cã
thÝch ch¬i kh«ng?
– Cô giáo dục trẻ phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và ăn mặc phù hợp
Phần 2. Trò chơi vận động: “Thi đi nhanh”.
Hôm nay cô thấy chúng mình học giỏi và ngoan, bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp
mình một trò chơi, chúng mình có thích không?
Luật chơi
Đi không được chạm vạch.
Cách chơi
– Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có 2 sợi dây.
– Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở một đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lẩn lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng một lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc.
Lưu ý: Chỉ lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh.
– Cho trẻ chơi (3-4 lần)
– Trẻ chơi -> cô quan sát – nhận xét
Phần 3: Chơi tự do
Hôm nay, cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi : Bóng, vòng, phấn, … chúng mình
thích chơi trò chơi nào thì lấy đồ chơi chơi nhé!
– Từng nhóm trẻ lấy đồ chơi chơi.
– Hỏi trẻ: Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
+ C« bao qu¸t trÎ ch¬i, nh¾c nhë trÎ ch¬i ®oµn kÕt, nhêng nhÞn nhau, kØ luËt, an toµn – Cho trẻ chơi (3-4 lần)
– Trẻ chơi -> cô quan sát – nhận xét
* Giáo dục trẻ: Trong khi chơi chúng mình phải đoàn kết rủ nhau cùng chơi, nhường
nhịn nhau.
+ Kết thúc: – Hôm nay, chúng mình được chơi gì?
– Cho trẻ ngồi chơi. Cô nhận xét chung giờ chơi của trẻ,tập trung nhận xét buổi chơi, điểm danh vào lớp
Nội dung: 1.5. Ho¹t ®éng cã chñ ®Þnh: Thu thập lá cây làm đồ chơi tặng bạn
– TC:Tung bóng
– Chơi tự do
- Yêu cầu:
– TrÎ biÕt nhÆt l¸, xÕp thµnh h×nh bÐ trai, bÐ g¸i, hình con trâu
– Trong khi ch¬i trß ch¬i vËn ®éng, trÎ biÕt ch¬i ®ung luËt vµ høng thó khi ch¬i.
– Ch¬i tù do: TrÎ ®îc vui ch¬i tho¶i m¸i, c« cÇn ®¶m b¶o an toµn cho trÎ trong khi ch¬i.
– Tháa m·n nhu cÇu ch¬i cho trÎ.
– Giao dục trẻ thương yêu bạn
- Chuẩn bị :
– Sân chơi sạch sẽ, an toàn
– Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động
– Rỗ cho trẻ đựng lá,
c.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Phần 1:Thuthập lá cây làm đồ chơi tặng bạn.
– Trẻ xếp 2 hàng và đi nhẹ nhàng ra ngoài
– Hôm nay cô con mình sẽ cùng nhặt lá để cho sân trường sạch đẹp nhé.
– Các con có thích chơi TC làm đồ chơi từ các lá cây này để tặng bạn không nào ?
– Cô nhắc trẻ nhặt các loại lá cây khác nhau. Sau đó cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn xung quanh cô.
– Cô hướng dẫn trẻ cách xếp
– Các con hãy chọn những chiếc lá to và dài nhất để xếp làm thân người, chọn những chiếc lá dạng tròn, nhỏ xếp lên trên thân người để làm đầu, chọn 2 chiếc lá bằng nhau để làm tay. Cuối cùng lấy 2 lá to hơn để xếp làm chân. Cô đã xếp xong 1 hình người bằng những chiếc lá rồi
– Cô hỏi: Hình người của cô gồm những bộ phận nào?
– Cô xếp ntn?
– Những cái lá này không chỉ xếp thành hình người mà cô con làm được con trâu nữa. Đầu tiên cô chọn 1 lá to, dài, còn cuống, cô xé 2 phía trên đầu lá theo đường ngân đều nhau, phía còn lại cô cuộn tròn thành cái ống rồi buộc lại, lấy dây buộc vào cuống lá luồn qua phía bụng, vạy là cô có con trâu rồi.
– Trẻ thực hành xếp hình người bằng lá cây, làm con trâu, Cô hướng dẫn những trẻ chưa biết xếp, biết làm.
+ Gi¸o dôc trÎ yªu thiªn nhiªn, cã ý thøc b¶o vÖ c©y cèi.
Phần 2: Trß ch¬i vËn ®éng: Tung bãng
Luật chơi
Ném, bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi hai lần phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi
5-7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý để bóng không bị rơi, vừa tung bóng vừa đọc, mỗi nhịp tung cho bạn đọc 1 câu:
“Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Em tung bạn đỡ
Tung cao cao nữa
Bạn bắt rất tài
Cô bảo cả hai
Chúng em đều giỏi.
Quả bóng con con
Quả bóng tròn tròn
Bạn tung em đỡ
Tung cao cao nữa
Em bắt rất tài”
– Cho trẻ chơi (3-4 lần)
– Trẻ chơi -> cô quan sát – nhận xét
Phần 3:. Ch¬i tù do:
Hôm nay, cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ chơi : Bóng, vòng, phấn, … chúng mình
thích chơi trò chơi nào thì lấy đồ chơi chơi nhé!
– Từng nhóm trẻ lấy đồ chơi chơi.
– Hỏi trẻ: Khi chơi chúng mình phải chơi như thế nào?
+ C« bao qu¸t trÎ ch¬i, nh¾c nhë trÎ ch¬i ®oµn kÕt, nhêng nhÞn nhau, kØ luËt, an toµn – Cho trẻ chơi (3-4 lần)
– Trẻ chơi -> cô quan sát – nhận xét
* Giáo dục trẻ: Trong khi chơi chúng mình phải đoàn kết rủ nhau cùng chơi, nhường
nhịn nhau.
+ Kết thúc: – Hôm nay, chúng mình được chơi gì?
– Cho trẻ ngồi chơi. Cô nhận xét chung giờ chơi của trẻ,tập trung nhận xét buổi chơi, điểm danh vào lớp