Archive
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Chủ đề: Những con vật đáng yêu
Đề tài: Chú vịt dễ thương
Nhóm lớp: 25-36 tháng
- Mục đích yêu cầu:
– Trẻ lắng nghe và vận động nhịp nhàng theo bài hát.
– Trẻ gọi tên và nhận biết được đặc điểm đặc trưng của con vịt, có khả năng lắp ráp các bộ phận của con vịt cho hoàn chỉnh.
– Trẻ nghe và hiểu lời nói của cô, nói được câu trọn vẹn
– Trẻ lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Chuẩn bị:
– Đĩa CD có hình ảnh con vịt
– Tranh con vịt, trứng vịt
– Các con vịt tách rời các bộ phận để trẻ ráp
– Băng nhạc bài hát: “một con vịt”
- Tiến Hành:
- Hoạt động 1: Con gì kêu thế?
Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: “Nghe tiếng kêu đoán tên con vật”
Hỏi trẻ về con vịt (theo sự hiểu biết của trẻ)
Cho trẻ xem tivi
Cho xem tranh để củng cố lại các bộ phận và đặc điểm đặc trưng của con vịt: Đầu, mình, chân có màng nên bơi được dưới nước, tiếng kêu, đẻ ra trứng…
- Hoạt động 2: Vịt con dạo chơi
Cô hỏi trẻ vịt đi như thế nào?
Cô và trẻ cùng giả làm vịt đi dạo chơi, mở nhạc và cho trẻ vận động theo bài hát “ Một con vịt”
- Hoạt động 3: “Nào ta cùng làm”
Cô cho trẻ xem một bức tranh có thiếu các bộ phận của con vịt, nhờ trẻ dán thêm cho hoàn chỉnh.
kết thúc
Chủ Đề: Bé và chim
Đề tài: Chơi với chim
Lớp : 12-18 tháng
- Mục đích yêu cầu:
-Phát triển kỹ năng vận động, trẻ biết vận động nhún nhảy, chạy theo cô làm chim.
– Trẻ nhận biết được hình ảnh bên ngoài của con chim.
– Trẻ biết đọc vuốt theo cô, nói được từ chim, làm động tác mô phỏng theo cô.
– Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ và chơi cùng cô.
- Chuẩn bị:
– Tranh con chim
– Lồng chim có tiếng kêu
– Các con chim bằng học cụ
III. Hoạt động:
- Hoạt động 1: Đố bé con gì?
Cô cho cháu ngồi xung quanh cô.
Cô và bé cùng chơi “ú.. à”.
Cô đưa tranh con chim đang hót ra và trò chuyển cùng trẻ:
– Tranh con gì đây?
Cô nhắc lại từ: “chim hót” và cho trẻ lập lại theo cô.
Cô đọc thơ: Con chim, (2 -3 lần)
Bài thơ: Chim hót líu lo
Chào cô, chào cô
Chim kêu ríu rít
Thích thích thích thích.
Giáo dục trẻ biết chào cô, chào ba mẹ.
Hoạt động 2: Chim hót
Cô cho trẻ nghe tiếng chim hót và hỏi trẻ đoán xem đó là tiếng gì?
Cô đưa mô hìn chim cho trẻ quan sát.
Cho một số trẻ lên chỉ con chim và nói: con chim.
Cô đọc lại bài thơ chim hót và cho trẻ đọc theo cô.
Hoạt động 3: Chim mẹ chim con
Cô mở nhạc bài chim mẹ, chim con.
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con cùng chạy theo cô và vận động theo bà hát: nhảy lên làm chim bay cao, tay vỗ làm cánh, đưa tay lên miệng làm chim hót.
Kết thúc
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Làm hoa tặng cô nhân ngày 8/3
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ biết đặc điểm của 1 số bông hoa: hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa tuy líp
– Trẻ biết làm bông hoa tặng mẹ nhân ngày 8/3
– Đối với cháu Nhật: Trẻ biết đặc điểm, hình dạng chi tiết 1 bông hoa hoa cúc.
- Kỹ năng
– Rèn trẻ kỹ năng bôi hồ, quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính
– Phát triển sự khéo léo, linh hoạt cuả đôi bàn tay, trí tưởng tưởng, óc thẩm mỹ cho trẻ
– Đối với cháu Nhật: Trẻ có kỹ năng bôi hồ quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính có sự hỗ trợ của cô.
+ Nâng cao khả năng tập trung chú ý.
+ Nâng cao khả năng phối hợp mắt-tay
- Thái độ
– Trẻ biết quan tâm đến mẹ trong ngày 8/3, hứng thú làm hoa tặng mẹ
– Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh khi thực hiện
II/ CHUẨN BỊ
- Địa điểm, đội hình
– Trong lớp C3
– Trẻ ngồi theo bàn. 4 trẻ 1 bàn
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– 1 lẵng hoa cúc bằng giấy nhăn mềm: hoa màu vàng, trắng, xanh non
– 1 bát hoa đồng tiền bằng giấy màu: hoa màu vàng, đỏ, hồng, cam.
– 1 lọ hoa Tuy líp cánh hoa bằng vải dạ màu đỏ, vàng, tím, nhụy bằng len vàng.
– Đĩa nhạc bài: Quà 8/3; Bông hoa mừng cô
– Đầu đĩa, ti vi, que chỉ.
- Đồ dùng của trẻ:
– Ống hút, vỏ thạch, cánh hoa, bông hoa bằng vải dạ, giấy màu, giấy nhăn
– Hộp để đồ dùng
– Đĩa đựng hồ, băng dính, khăn lau tay.
*NDTH: Âm nhạc mầm non “ Quà 8/3; Bông hoa mừng cô”
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
1. Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ hát bài: “ Quà 8/3“ và trò chuyện về nội dung bài hát: Trong bài hát bạn nhỏ đãlàm gì để tặng mẹ nhân ngày 8/3 ? 2. Nội dung chính: Cho trẻ xem hoa cô làm tặng bà và mẹ a) Quan sát và đàm thoại * Cho trẻ quan sát lẵng hoa cúc: Cô đưa lẵng hoa cúc ra và hỏi trẻ: + Các con nhìn xem cô có lẵng hoa gì đây? + Lẵng hoa cúc có những gì? + Những bông hoa có màu gì? – Cô cho trẻ sờ cánh hoa và hỏi trẻ: + Những bông hoa này được làm bằng gì? + Các con còn nhớ cách làm bông hoa cúc không? =>Cô chốt lại ý của trẻ và nhắc lại cách làm. * Tương tự như vậy với lọ hoa Tuylip và bát hoa đồng tiền b) Hỏi ý định của trẻ: – Mẹ các con sẽ rất vui khi nhận được những món quà nhân ngày 8/3 đấy. + Con thích làm hoa gì để tặng mẹ? + Con sẽ làm bông hoa màu gì? + Con sẽ làm như thế nào c) Trẻ thực hiện: – Cô nhắc trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ như: lau tay sau khi bôi hồ,bỏ vỏ băng dính vào hộp. Khi làm xong mang trưng bày cạnh ảnh của mình. – Cho trẻ về bàn, cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện. – Trong quá trình trẻ làm cô bật nhạc nhẹ nhàng |
Cả lớp hát và trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nói ý định của mình |
-Trẻ hưởng ứng theo lời bài hát.
Khuyến khích trẻ trả lời
Trẻ trả lời có sự hỗ trợ của cô.
Trẻ cùng cô xây dựng ý định làm hoa của mình.
|
d) Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
– Cho trẻ đem sản phẩm của mình lên trưng bày. – Cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình: + Con làm hoa gì? Hoa có màu gì? + Con dùng nguyên vật liệu gì để làm ? + Con làm như thế nào ? – Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? – Cô nhận xét bài của trẻ,động viên trẻ. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. 3. Kết thúc – Cô cho trẻ hát bài “ Bông hoa mừng cô” |
Trẻ về bàn và thực hiện
Trẻ giới thiệu
Cả lớp hát
|
Trẻ thực hiện bài tạo hình có sự hỗ trợ của cô. Khuyến khích, cùng trẻ giới thiệu bài của trẻ. Trẻ hưởng ứng bài hát cùng các bạn. |
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
Nước và các hiện tượng thiên nhiên
Nước và các hiện tượng thiên nhiên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Một số hiện tượng thiên nhiên
Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên.
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 – 35 phút.
Số trẻ: 30- 32 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Dạy trẻ biết một số đặc điểm, hiện tượng thiên nhiên: Mưa, nắng, gió…
– Dạy trẻ biết ích lợi, tác hại của hiện tượng thiên nhiên đối với đời sống của con người…
- Kỹ năng:
– Trẻ nhận biết nhanh những đặc điểm, dấu hiệu nổi bật của thiên nhiên.
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Hình ảnh nắng, mưa, gió, mưa bão, lũ lụt, sấm sét…..
– Hình ảnh về những ảnh hưởng của thiên nhiên với cây cối, đất đai, con người.
– Nhạc bái hát: Cho tôi đi làm mưa với.
– Một số hình ảnh: mũ, ô, cây, nhà, thuyền, phao…
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Ho¹t ®éng cña c« | Ho¹t ®éng
cña trÎ |
Lu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Cho tôi đi làm mưa với”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói lên điều gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một số hiện tượng thiên nhiên: – Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh hiện tượng thiên nhiên và hỏi trẻ: + Trong một năm có mấy mùa? + Trong năm con thấy có những hiện tượng thiên nhiên nào? => Cô chốt lại: Một năm có 4 mùa: Xuân, hè, thu, đông. Mỗi mùa có những hiện tượng thời tiết khác nhau như: Mùa xuân hay có mưa phùn, thời tiết se lạnh, mùa hè nắng nóng hay có mưa bão, sấm chớp, mùa thu có gió nhẹ nhàng, mùa đông lạnh cóng… – Lần lượt cho trẻ quan sát hình ảnh các hiện tượng thời tiết: * Nắng: – Con thấy nắng trong ngày ntn? – Mùa nào hay có nắng? – Trời nắng có ích lợi gì? – Nếu nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến điều gì? – Khi trời nắng nếu muốn ra ngoài chúng mình phải như thế nào? Vì sao?. => Chốt lại: Nắng là một hiện tượng thiên nhiên có nhiều lợi ích như: đem lại cho con người sự thoải mái, dễ chịu, nắng làm khô quần, áo, chăn ,màn, làm khô thực phẩm để bảo quản được lâu như lạc ,vừng, ngô, gạo…. Nhưng ngược lại nếu như trời quá nắng và kéo dài sẽ gây cho con người sự nóng bức khó chịu và dẫn đến thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, gây hạn hán, cháy rừng….khi ra ngoài trời nắng chúng mình phải đội mũ, nón không sẽ bị ốm. |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát hình ảnh – Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
* Mưa:
– Khi trời sắp mưa các con thấy có hiện tượng gì? – Mưa có tác dụng gì ? – Mưa quá nhiều sẽ dẫn đến điều gì ? – Khi gặp mưa con phải làm gì? => Chốt lại: Mưa là 1 hiện tượng thiên nhiên cũng đem lại lợi ích cho cuộc sống con người: Cung cấp nước cho ăn, uống, sinh hoạt, lao động sản xuất .. . làm cho cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa nhiều sẽ cũng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: lũ lụt gây chết người, vật, phá hỏng nhiều công trình….Giáo dục trẻ khi đi mưa phải mặc áo mưa để không bị ốm, khi mưa to không được đi ra ngoài đường vì rất nguy hiểm( sét đánh..). * Gió: – Con có nhận xét gì về hình ảnh này? – Trời nắng mà có gió con sẽ cảm thấy như thế nào? – Trời rét mà có gió con sẽ cảm thấy như thế nào? – Gió có tác dụng gì? – Gió quá lớn tạo thành gì ? => Chốt lại: Gió có rất nhiều lợi ích (Làm mát, thông thoáng nhà cửa, gió giúp kéo buồm ra khơi đánh cá, cho chúng mình tham gia chơi lướt ván, thả diều)…. Nhưng khi có gió lớn ( Hay còn gọi là bão) thì cũng rất nguy hiểm vì bão có thể làm đổ nhà cửa, cây cối..Gây tai nạn. Nhắc nhở trẻ khi có gió to không được đi ra ngoài. * Mở rộng: Ngoài nắng, mưa, gió còn có rất nhiều các hiện tượng tự nhiên khác như: tuyết rơi, mưa đá, bão, sấm sét, lốc xoáy, núi lửa, cũng gây ra cho con người nhiều thiệt hại như người chết, bị thương, sập nhà cửa, hoa màu ngập úng khô héo, bệnh tật hoành hành.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các hiện tượng trên đều được gọi chung là hiện tượng thiên nhiên, chúng có tác dụng rất lớn đối với đời sống con người.
|
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh – Trẻ lắng nghe
|
Do ý thức bảo vệ môi trường không tốt của con người đã góp phần làm biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng tự nhiên có hại cho con người và môi trường như: Lũ lụt, mưa bão, sạt lở, núi lửa. Vì vậy để làm giảm hậu quả của các hiện tượng tự nhiên tiêu cực trên thì các con phải biết bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh. Khi gặp các hiện tượng tiêu cực trên phải bình tĩnh tìm cách tránh nạn bảo vệ an toàn tính mạng của chúng mình.
* Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Trời mưa + Cách chơi: Mỗi cái ghế là 1 gốc cây. Trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát: Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng…Khi cô ra lệnh: Trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình một gốc cây trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây phải ra ngoài một lần chơi. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Tìm nơi trú ẩn an toàn + Giáo viên cử 10 bạn đội mũ hình cái cây, ngôi nhà, cột điện, cái thuyền, ô + Cô giới thiệu với trẻ và hỏi trẻ khi có hiện tượng thời tiết như mưa, gió nắng, bão các con sẽ chạy về đâu? + Các bạn còn lại đi chơi và hát. Khi có hiệu lệnh của cô + Trời mưa, trời mưa : trẻ tìm đến bạn đội mũ nhà, ô + Trời nắng, trời nắng : trẻ tìm đến bạn cây, nhà, ô + Bão , bão : trẻ tìm đến bạn ngôi nhà + Ngập lụt , ngập lụt : trẻ tìm đến bạn thuyền, nhà + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân. Biết trang bị cho mình các vật dụng cần thiết khi ra ngoài trời. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động.
|
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
|
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước
Khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước
I.Mục tiêu: Khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước
– Biết một số đặc điểm, tính chất, lợi ích của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật. Biết nước có thể đổi màu
– Phối hợp các giác quan: Sờ, nếm, ngửi, nhìn để quan sát, phán đoán, thảo luận và làm thí nghiệm đơn giản
– Sử dụng một số từ, ngữ để mô tả đặc điểm, tính chất, lợi ích và các trạng thái của nước
– Hứng thú thích tìm hiểu, khám phá về nước.
1. Kiến thức:
– Trẻ biết tác dụng và sự cần thiết của nứoc đối với động vật và đời sống của con người,cây cối,động vật
– Nhận biết đựoc tính chất của nứơc : không màu,không mùi,không vị
2. Kỹ năng:
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,mạnh dạn trong giao tiếp
– Có kỹ năng quan sát và trả lời một số câu hỏi của cô
– kỹ năng sử dụng chuột để di chuyển thành thạo trên màn hình
3. Thái độ:
– Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch,biết bảo vệ môi trường(không vứt rác bừa bãi)
– Biết sử dụng nước hợp lý và tiêt kiệm trong sinh hoạt
– Biết tưới cây thường xuyên và chăm sóc các loài động vật
II.Chuẩn bị:
– Cô: Ly thủy tinh, bình thủy nước, sữa tươi, si rô dâu, 4 khay đá có hình dạng khác nhau
-Phim nhạc nước, 4 chậu nước
-Trẻ: Ly nhựa, muỗng, chanh, đường, cam, chai nước lọc, muỗng.
III. Tiến trình hoạt động
- Đặc điểm, tính chất của nước:
*Trẻ chơi: Chớp con mắt.
-Trẻ quan sát 2 ly (1 ly sữa, 1 ly nước ), hỏi trẻ có nhìn thấy muỗng trong 2 ly nước và sữa không? Vì sao ly nước ta nhìn thấy được cái muỗng còn ly sữa thì không? (Vì nước trong suốt nên ta nhìn thấy cái muỗng, còn ly sữa có màu trắng đục nên ta không nhìn thấy cái muỗng). > Nước không màu, trong suốt
-Trẻ về 4 nhóm cho trẻ cằm, nắm nước trong bàn tay hỏi trẻ có cầm , nắm nước được không? Vì sao ta không cầm, nắm được nước? > Nước là chất lỏng nên không cầm, nắm được.
– Trẻ đổ nước lọc vào ly ngửi, nếm và nhận xét mùi, vị của nước.
-Cô kết luận: Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị
- Tìm hiểu các trạng thái của nước
– Chúng mình vừa biết được nước là một chất lỏng, vậy ngoài chất lỏng nước còn có ở dạng nào?
– Cô đưa khay đá cho trẻ sờ, thấy có cảm giác như thế nào? (lạnh và cứng)
– Vì sao nước lại đông cứng và có hình dạng khác nhau?
– Chuẩn xác: Nước có thể chuyển từ chất lỏng sang chất rắn khi ở nhiệt độ dưới 0 độ c và hình dạng của đá phụ thuộc vào từng khuôn khi cho vào ngăn đá (Dạng rắn)
– Cô đổ nước sôi ra ly thủy tinh và đậy nắp lại, cho trẻ quan sát nắp ly thấy có hiện tượng gì?
– Chuẩn xác: Nước đang ở chất lỏng khi đun sôi nước có thể bốc hơi được hoặc ở ngoài trời với nhiệt độ cao nước cũng có thể bốc hơi được (dạng hơi)
– Kết luận: Nước tồn tại ở 3 trạng thái: Chất lỏng , rắn và hơi(Xem hình ảnh)
*Thí nghiệm: Nước đổi màu.
– Cho trẻ về nhóm quan sát: Chanh, đường, si rô, cho trẻ suy đoán và tự chọn vật liệu để tạo cho ly nước của mình, gợi ý trẻ nói lên sự thay đổi của ly nước, cho trẻ nếm nhận xét mùi vị ly nước trẻ tạo ra.)
–Kết luận: Nước có thể hòa tan được một số chất như đường, cam, chanh, si rô, muối…và nước có thể đổi màu dưới tác động một số chất khác
2.Lợi ích của nước, bé làm gì để bảo vệ nước?
– Trẻ kể lợi ích của nước
-Cô củng cố: Nước rất cần thiết và quan trong đối với đời sống con người , con vật và cây cối, Nếu thiếu nước con người, cây cối và con vật không thể sống được, giáo dục trẻ biết bảovệ nguồn nước , không vứt rác xuống ao , hồ và sử dụng nước tiết kiệm, không lãng phí.
– Nước còn có 1 điều rất kỳ diệu
– Cho trẻ xem phim nhạc nước. Kết thúc tiết học
Xem chi tiết: giao an mam non
Giáo án âm nhạc mầm non chủ đề thực vật
giáo án âm nhạc mầm non chủ đề thực vật
giáo án âm nhạc mầm non chủ đề thực vật giáo án âm nhạc mầm non chủ đề giao thông giáo án âm nhạc mầm non chủ đề động vật giáo án âm nhạc mầm non chủ đề gia đình giáo án âm nhạc mầm non chủ đề nghề nghiệp giáo án âm nhạc mầm non chủ đề quê hương giáo án âm nhạc mầm non chủ đề bản thân giáo án âm nhạc mầm non chủ đề trường mầm non giáo án âm nhạc mầm non chủ đề bác hồ
Giáo án mầm non môn làm quen văn học
Giáo án mầm non môn làm quen văn học
- Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
- MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC ĐỀ TÀI Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- 1) Yêu cầu của nghành. Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống Bác rất quan tâm đến mọi người, nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bửa ăn, giấc ngủ và sự tiến bộ của các cháu. Bác hồ nói: “Trẻ thơ như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành ngoan” Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình trăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động với đồ vật, môi trường xung quanh… sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động
- làm quen với các tác phẩm văn học là loại hỉnh nghệ thuật, đặc sắc, nghệ thuật nghành từ không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống tran hòa trong không khí lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu càu đẹp, cái thiện, gét cái ác độc, phê phán những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… và còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ, nhà trẻ thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói day, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo
Còn tiếp
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng hoạt động với đồ vật
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng hoạt động với đồ vật
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
KHÁM PHÁ HỘP GIẤY
I.Mục đích yêu cầu:
_Kỹ năng: Rèn kỹ năng cầm, nắm, đặt ếp, kỹ năng đi, kéo hộp giấy
_Ngôn ngữ: Tập cho trẻ nói các từ, câu ngắn:hộp giấy, ú à, đùng đùng, gấu, xe kéo…
_Giáo dục: Trẻ biết hưởng ứng theo cô.
II.Chuẩn bị:
_Túi vải to
_9 hộp giấy có đục lỗ thủng nhỏ trên các mặt (dành cho trẻ)
_1 hộp giấy to hơn (dành cho cô)
_ Một con gấu bằng nhựa nhỏ
_ Băng, đĩa nhạc
III. Tiến trình hoạt động của trẻ.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: “Bé khám phá hộp giấy”
Hoạt động 2: “Bé kéo xe chở gấu đi chơi” Cô cho trẻ lấy sợi dây từ hộp giấy ra
Kết thúc: |
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Đề tài: Xếp cạnh nhau
Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng Đề tài: Xếp cạnh nhau
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
XẾP CẠNH NHAU.
I.Mục đích yêu cầu:
_ Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay, thích thú khi thấy sự chuyển động của đồ vật.
_ Hình thành khái niệm xếp sát cạnh.
II. Chuẩn bị:
_ Gỗ xếp hình
_Mô hình nhà ga
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của trẻ |
Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ
Hát bài: “Lại đâu với cô”. Vừa hát vừa kéo trẻ lại gần. Cô giới thiệu gỗ xếp hình, cô vừa xếp tàu hỏa cho cháu xem, và hướng dẫn trẻ xếp. Cô cho trẻ chơi xếp tàu hỏa ( vừa xếp vừa đọc thơ: “Con tàu”) Con tàu Xình xịch, xình xịch Đầu tàu đi trước Từng toa tiếp bước Xếp hàng vào ga Xình xịch, xình xịch (Bích Hạnh)
Tìm các đồ vật, con vật để xếp cạnh nhau sau đó đặt tên cho nhóm đồ vật. Khuyến khích trẻ tự đặt tên nhóm đồ vật: (Bộ nấu ăn, đồ dùng gia đình, sách vở…)
3.Trò chơi: Trò chơi: “Xếp hình ô tô” Luật chơi: Cho mỗi trẻ một bộ phận của chiếc ô tô đồ chơi bằng gỗ (bánh xe, khung xe, đầu xe). Khi cô nói tên bộ phận nào thì trẻ nhanh chóng lên xếp các bộ phận đó sát cạnh nhau để xếp thành mô hình ô tô.
4. Kết thúc: Cô khen động viên trẻ |
Trẻ ngồi quay quần bên cô.
Trẻ xếp các khối gỗ, khối xốp, nưhaj thành đoàn tàu.
Cho trẻ lấy các con vật tự xếp cạnh nhau (trẻ chơi theo nhóm nhỏ, cá nhân) |
Chủ đề: Trường Mầm non của bé Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Chủ đề: Trường Mầm non của bé Giáo án nhá trẻ 24-36 tháng
Chủ đề: Trường Mầm non của bé
Đề tài: Bé vui đến trường
Nhóm lớp: 25-36 tháng
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ tập được các động tác theo cô, đi bình thưòng, chân không chạm vạch trên đường ngoằn ngoèo.
– Phát triển vận động thể lực cho trẻ.
– Tập thở sâu phát triển cơ bắp, rèn luyện khả năng thực hiện bài tập theo cô.
– Trẻ thích thú, vui vẻ chơi trò chơi mầm non.
– Giáo dục trẻ: có ý thức học bài ngoan.
II. Chuẩn bị:
– Mô hình nhà búp bê.
– Mỗi trẻ 1 quả bóng màu đỏ- cô 1 quả.
– Sơ đồ 1 đưòng ngoằn ngèo rộng 35cm, dài 3m.
– Địa điểm: Phòng tập.
II. Tiến Hành:
1. Khởi động:
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con dạo chơi phòng tập. Đi thành vòng tròn- đi thường- đi bước dài- đi thường- đi nhanh, sau đó chuyển sang chạy chậm dần- đi bình thường- đứng lại thành vòng tròn.
2. Trọng động:
a. BTPTC: “Tập với bóng”.
Cô đưa quả bóng ra đố trẻ:
– Cô có quả gì đây?
– Quả bóng này có màu gì? ( Cả lớp- cá nhân).
Bây giờ cô con mình sẽ cùng tập với những quả bóng này nhé!
* Động tác 1: Thổi bóng
. TTCB: Đứng thoải mái, bóng để dưới chân, 2 tay chụm lại để trước ngực.
1. “Thổi bóng”: hít vào thật sau sau đó thở ra từ từ- 2 tay giang rộng.
2. Về TTCB.
* Động tác 2: Đưa bóng lên cao
.TTCB: Đứng tự nhiên, 2 tay cầm bóng để ngang ngực.
1. Đưa bóng lên cao: 2 tay cầm bóng đưa lên cao.
2. Bỏ bóng xuống: về TTCB.
* Động tác 3: Cầm bóng lên cao
. TTCB: Đứng chân rộng bằng vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
1. Cầm bóng lên: Trẻ cúi xuống 2 tay cầm bóng giơ lên cao ngang ngực.
2. Để bóng xuống: Trẻ cầm bóng cúi xuống đặt bóng xuống sàn.
* Động tác 4: Bóng nảy
.TTCB: Trẻ đứng thoải mái, 2 tay cầm bóng.
. TH: Nhảy bật tại chỗ vừa nhảy vừa nói: ” bóng nảy”.
* Cô hỏi lại trẻ tên bài tập?
b.Vận động cơ bản: ” Đi theo đường ngoằn ngoèo”
Nghe tin trường của bạn búp bê có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp.
Bây giờ cô con mìnhcùng đến thăm ngôi trường thân yêu của bạn nhé!
Nhưng đường đến trường của bạn rất khó đi, các con phải đi qua 1 con đường ngoằn ngoèo, uốn khúc đấy.
Giờ các con hãy xem cô đi trước 1 lần nhé!
* Vận động mẫu: 2 lần.
– Lần 1: Tập trọn vẹn, không phân tích động tác.
– Lần 2: Kết hợp phân tích:
Cô đứng tự nhiên, 2 tay thả xuôi khi có hiệu lệnh 2/3: bắt đầu đi vào đường ngoằn ngoèo.
Khi đi cô chú ý lưng thẳng, chân bước đều không chạm vạch.
* Trẻ thực hiện:
– Cô đi trước, cho trẻ nối đuôi nhau đi theo sau.
– Cho từng tốp 2 trẻ đi.
– Trong khi trẻ đi cô chú ý quan sát, sửa sai, nhắc trẻ đi không được dẫm lên vạch.
– Cho cả lớp đi lại 1 lần đến chào bạn búp bê, bạn búp bê tặng đồ chơi cho các bạn
– Các con vừa vận động bài gì?
– Giáo dục trẻ: Đoàn kết trong khi chơi, không được chen lấn, xô đẩy bạn kẻo ngã.
c. Trò chơi vận động: ” Dung dăng dung dẻ”
Cô hướng dẫn cách chơi và cùng chơi với trẻ.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ thi xem ai đi khẽ nhất trong phòng tập 1- 2 vòng rồi cho trẻ ra chơi.
Xem thêm: giáo án mầm non
Kế hoạch chủ điểm nghề nghiệp
Kế hoạch chủ điểm nghề nghiệp
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
VẼ QUÀ TẶNG CHÚ BỘ ĐỘI
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Trẻ biết dùng kỹ năng đã học vẽ được quà tặng chú bộ đội
– Trẻ rèn các nét vẽ thẳng ,ngang ,cong để vẻ được quà tặng chú bộ đội đẹp sáng tạo ,tô màu đều không lem ra ngoài
– Giáo dục trẻ yêu thích sản phẩm mình tạo ra, biết yêu thương những cô chú bộ đội ,
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh của cô
: – Giấy, bút màu cho trẻ
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
- Hoạt động 1:
– Hát vận động bài “Làm chú bộ đội ” và trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát
– Các chú bộ độ làm nhiệm vụ gì ?
. Hôm nay Cô cháu mình vẽ quà tặng chú bộ đội
- Hoạt động 2: a. Quan sát đàm thoại :
-Trong tranh cô vẽ gì ?
-Bông hoa màu gì ?
-Cánh hoa như thế nào ?
-Cô vẽ bằng nét gì ?
-Cành hao như thế nào ?
-Cô vẽ bằng nét gì ?
-Tương tự cô cho trẻ quan 2 sát tranh Ô tô, lá cờ cùng đàm thoại .
-C/c thích vẽ gì tặng chú bộ đội
-Con vẽ như thế nào
b.Trẻ thực hiện:
-Trẻ đọc thơ “Chú giải phóng quân “ về chỗ vẽ
-Cô nhắc tư thế ngồi ,cách cầm bút
-Cô quan sát trẻ vẽ hướng dẫn động viên kịp thời những trẻ yếu khuyến kích trẻ hoàn thành sản phẩm
-Báo sắp hết giờ
- Đánh giá sản phẩm :
– Cô nhận xét theo nhóm .
-Chọn sản phẩm đẹp trưng bày
-Trẻ nhận xét sản phẩm đẹp
-Cô nhận xét
* Giáo dục Các chú bộ đội vất vả canh giữ bảo vệ tổ quốc cho các con học hành các con phải biết yêu quí kính trọng các chú bộ đội chăm ngoan học giỏi
- Hoạt động 3
– Hát “Chú bộ đội
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
LỚN LÊN CHÁU LÁI MÁY CÀY
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
– Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát, giai điệu bài hát
– Nhận giai điệu vui nhộn của bài hát
– Trẻ chơi TCÂN đúng luật, đúng cách
– Trẻ hát đúng.
Trẻ hát đúng cường độ và hát nhịp nhàng theo nhạc bài hát, vận động đúng thể hiện cảm xúc theo nội dung bài hát.
– Trẻ mạnh dạn tự tin, chú ý trong hoạt động
– Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh môi trường
II/ CHUẨN BỊ:
Bài hát: Lớn lên chúa lái máy cày
-Máy tính có bài hát: Lớn lên chúa lái máy cày
-Câu hỏi đàm thoại.
-Mũ múa
– Nơ múa
-Bàn,ghế trẻ ngồi
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
- Hoạt động 1– Cô tổ chức cho trẻ đọc bài thơ : “ Bác nông dân”
– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ:
+Các con vừa đọc xong bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+Trong bài thơ có nhắc tới ai?
+ Chúng ta có cơm ăn là nhờ vào ai?
+ Bác nông dân làm gì để có được hạt gạo?
-> Giáo dục trẻ yêu quý người lao động, người làm ra hạt lúa, gạo. Biết giữ gìn dụng cụ và tiết kiệm những sản phẩm nghề nông làm ra.
Hát VĐ bài “Lớn lên cháu lái máy cày”
-Cô hát lần 1,giới thiệu tên tác giả