Archive
Dạy trẻ đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 5
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Dạy trẻ đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 5
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
- Kiến thức:
– Trẻ biết đếm đến 5,nhận biết các nhóm có số lượng là 5
– Đối với cháu Nhật: Cháu biết đếm đến 5, nhận biết 1 nhóm có số lượng là 5
- Kĩ năng:
– Trẻ có kỹ năng đếm:
– Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1
– Trẻ có kỹ năng khoanh tròn, gắn tranh theo yêu cầu của cô.
– Đối với cháu Minh Nhật: Trẻ có kỹ năng đếm: Chỉ tay lần lượt vào các đối tượng và đếm từ trái sang phải,mỗi đối tượng đọc 1 số theo thứ tự từ 1 đến 5.
+ Luyện tập số đếm với các ngón tay.
+ Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1dưới sự hướng dẫn của cô
- Thái độ:
-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động,biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
– Cháu Nhật ngồi ngoan, không ngọ nguậy, tập trung chú ý học cùng các bạn.
- CHUẨN BỊ.
- Địa điểm đội hình:
– Trẻ ngồi trong lớp theo đội hình U
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của trẻ:
– Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng: 5 cái thuyển,5 tàu thủy.
– Mỗi trẻ có một băng bìa, 1 ảnh.
– Trang phục gọn gàng
- Đồ dùng của cô:
– Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước to hơn.
– Bảng gai,que chỉ,3 cái bàn để tranh có số lượng 3,4,5 để chơi trò chơi 1.
– Các tranh có số lượng từ 3,4,5 chơi trò chơi 2.
– Nhạc chủ đề PTGT
– Một số nhóm đồ dùng đặt xung quanh lớp có số lượng từ 3,4,5.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐÔNG TRẺ TỰ KỶ | ||||||||||||||||||
1. Ổn định tổ chức:
– Cô giới thiệu khách – Các con hát tặng các bác,các cô bài hát “ Tập đếm “ – Hỏi: + Các con vừa hát bài hát gì? + Các bạn trong bài hát chơi trò chơi gì? =>Cô củng cố lại: Các con vừa hát bài “ Tập đếm “ . Trong bài hát,các bạn chơi tập đếm với các ngón tay đấy. 2. Nội dung chính: a. Phần 1: Ôn đếm đến 4, nhận biết nhóm có số lượng là 4. – Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm đồ vật có số lượng là 4 ? ( Cô gọi 2 -3 trẻ lên tìm ). – Cô nhận xét trẻ và cho cả lớp đếm lại số lượng đồ dùng trong mỗi nhóm. b. Phần 2: Dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 5. – Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi và hỏi trẻ trong rổ có gì ? ( Thuyền,tàu thủy ). Cho trẻ tìm và giơ lên. – Cho trẻ xếp 4 tàu thủy thành một hàng ngang từ trái sang phải vừa xếp vừa đếm. – Cô cho trẻ đếm lại 1 lần. – Cho trẻ xếp nột 1 cái tàu thủy ra. – Cô đếm hai lần: lần 1 không phân tích, lần 2 + phân tích: – Cô dùng ngón trỏ của bàn tay phải chỉ vào từng cái tàu thủy và đếm 1 …5 . Khi đếm xong cô khoanh tròn lại và nói “ tất cả có 5 cái tàu thủy “. + Cô cho trẻ đếm cùng cô ( 2 lần ). + Cho trẻ đếm lại và cô không đếm nữa. |
– Trẻ chào – Trẻ hát
– Trẻ suy nghĩ và trả lời câu hỏi của cô
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lên tìm
– Trẻ đếm
-Trẻ giơ lên và nói.
– Trẻ thực hiện
– Trẻ quan sát và lắng nghe – Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
– Trẻ suy nghĩ và trả lời
|
Trẻ hưởng ứng bài hát cùng các bạn. Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình
– Trẻ lắng nghe
Trẻ lên tìm có sự giúp đỡ của cô Trẻ đếm
Trẻ ngồi ngoan, tập trung chú ý, giao tiếp mắt-mắt với cô
– Trẻ đếm có sự giúp của cô – Trẻ chỉ và đếm
– Trẻ đếm cùng cô – Trẻ tự đếm có sự giúp đỡ của cô phụ. |
||||||||||||||||||
+ Cô mời từng tổ 1 lần,cá nhân đếm 4 – 5 trẻ.
=>Củng cố : Cả lớp đếm 1 – 2 lần. – Cô cho trẻ lấy 4 thuyền ra và xếp từ trái sang phải,mỗi thuyền dưới 1 tàu thủy. + Cả lớp đếm số thuyền 1 – 2 lần. + Số thuyền và số tàu thủy như thế nào với nhau ? ( cái nào nhiều hơn,cái nào ít hơn ) + Muốn số thuyền bằng số tàu thủy thì phải làm như thế nào? + Cho trẻ lấy nốt một cái thuyền ra xếp. + Số tàu thủy và số thuyền như thế nào với nhau ? ( Bằng nhau). + Cô và trẻ đếm lại số thuyền. + Cô cho cả lớp đếm lại 2 lần và cô không đếm nữa + Từng tổ đếm 1 lần, 4 -5 cá nhân đếm – Củng cố : cả lớp đếm lại 1 lần ( 5 thuyền 1 lần, 5 tàu thủy 1 lần ) + Cô và trẻ đếm lại số thuyền. + Cô cho cả lớp đếm lại 2 lần và cô không đếm nữa + Từng tổ đếm 1 lần, 4 -5 cá nhân đếm – Củng cố : cả lớp đếm lại 1 lần ( 5 thuyền 1 lần,5 tàu thủy 1 lần) =>Kết luận : Số thuyền và số tàu thủy bằng nhau và cùng bằng 5. – Cho trẻ cất những chiếc thuyền,vừa cất vừa đếm. – Cho trẻ cất tàu thủy,vừa cất vừa đếm. 3. Phần 3: Ôn luyện củng cố: * Trò chơi 1 : “ Thi xem ai giỏi “
– Cách chơi: Mỗi bạn sẽ tìm 1 tranh có số lượng là 5 và gắn lên trên ô bảng có ảnh của mình rồi về chỗ ngồi. |
– Trẻ thực hiện
– Trẻ đếm
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ vừa cất vừa đếm
– Trẻ lắng nghe
|
– Trẻ đêm cùng các bạn.
– Trẻ suy nghĩ và trả lời theo ý hiểu của mình.
– Trẻ tích cực đếm
Trẻ cất đồ dùng
Trẻ tham gia chơi trò chơi cùng các bạn
– |
||||||||||||||||||
– Luật chơi : Thời gian chơi là bản nhạc. Mỗi bạn chỉ lấy 1 tranh gắn lên ô bảng.
– Trẻ chơi : Cho trẻ chơi,cô bao quát,cô động viên sửa sai cho trẻ ( nếu có ). * Trò chơi 2: “ Khoanh tròn cho đúng “ – Cách chơi: Trẻ lấy bút khoanh vào nhóm đồ vật có số lượng là 5. – Luật chơi: Thời gian diễn ra trong một bản nhạc. – Cho trẻ chơi vầ cô kiểm tra kết quả Khi chơi cô nên động viên và giúp đỡ trẻ tự kỷ kịp thời nếu trẻ chơi đúng, nếu trẻ chưa đứng cô sửa sai kịp thời cho trẻ. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện ôn nhận biết số 5 tại nhà. 3. Nhận xét,kết thúc giờ học – Hát và vận động bài : “ Lái ô tô “.
|
– Trẻ tham gia trò chơi
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện
– Trẻ hát và vận động cùng cô. |
– Trẻ hát cùng cô và các bạn |
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Giáo án làm quen chữ viết i t c
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI i, t, c
Chủ điểm: Thế giới động vật
giáo án làm quen chữ cái itc giáo án làm quen chữ cái v r chủ đề trường tiểu học giáo án làm quen chữ cái h k giáo án làm quen chữ cái g y giáo án làm quen chữ cái l m n giáo án làm quen chữ cái i t c giáo án làm quen chữ cái p q giáo án làm quen chữ cái s x giáo án làm quen chữ cái v r chủ đề quê hương
giáo án mầm non giáo án mầm non chủ đề thực vật giáo án mầm non 5 tuổi giáo án mầm non mới giáo án mầm non 3 tuổi giáo án mầm non lớp lá giáo án mầm non môn toán giáo án điện tử mầm non giáo án mẫu mầm non
- Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết cà phát âm đúng chữ cái i, t, c.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc kể về sự phát triển của con vịt.
- Giúp trẻ hiểu biết thêm về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt.
- Chuẩn bị
>>> Giáo án chủ điểm phượng tiện giao thông
>>> Giáo án mầm non làm quen với toán đề tài hình vuông
– Đài và băng nhạc bài hát “Một con vịt”
– Đoạn phim về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt, máy tính phóng hình qua ti vi màn hình rộng.
– Các tranh “trứng vịt”, “trứng nứt vỏ” có từ tương ứng phía dưới.
– Mẫu chữ i, t, c in thường, in hoa và viết thường trong máy.
– Thẻ chữ i, t, c ghép thành từ chỉ tên các con vật (có hình ảnh là mô hình con vật kèm theo) để xung quanh lớp vừa vừa tầm với của trẻ, sao cho mỗi trẻ có 3 chữ i, t, c.
– Tranh vẽ các con vật mà tên của nó chứa chữ cái i, t, c và không chứa chữ cái i, t, c (vịt, cá, chim, voi, mèo, kiến).
– Hai bảng để gắn tranh, bút dạ to, chữ i, t, c, quen chỉ.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
Hoạt động 1: Đàm thoại về sự sinh trưởng và phát triển của một số con vật (trong đó có vịt)
– Cô bắt nhịp và múa cùng trẻ bài “một con vịt”
– Đàm thoại với trẻ:
+ Các cháu vừa hát về con gì?
+ Ngoài con vịt các cháu còn biết những con gì?
+ Con vịt lớn lên như thế nào?
Hỏi về sự lớn của các con vật mà trẻ biết (hỏi 2 – 3 trẻ) “để xem các bạn trả lời có đúng không, cô cháu mình cùng xem một đoạn phim nhé”. (Đoạn phim dài 2 phút)
– Sau khi trẻ xem xong phim cho trẻ quan sát bức tranh minh họa sự phát triển của con vịt.
Bức tranh 1: Trứng vịt
Bức tranh 2: Trứng nứt vỏ
Bức tranh 3: Con vịt
yêu cầu trẻ sắp xếp theo thứ tự phát triển và nói về nội dung các bức tranh
Hoạt động 2: Giới thiệu chữ i, t, c
– Trò chơi : Tìm chữ tương ứng
Dưới bức tranh là từ “trứng vịt”, “trứng nứt vỏ”, “vịt con”. Yêu cầu trẻ chọn chữ cái tương ứng cho rổ chữ cái gắn vào dưới các từ.
– Yêu cầu trẻ kiểm tra lẫn nhau
– Cô cất 2 bức tranh “trứng nứt vỏ”, “vịt con” bằng cách úp mặt phải tranh vào bảng. Cho trẻ hoạt động với bức tranh “trứng vị”.
+ Yêu cầu trẻ đọc từ “trứng vịt”
+ Yêu cầu trẻ rút những chữ cái đã học và phát âm
+ Giới thiệu và phát âm chữ i, yêu cầu trẻ phát âm theo
– Tương tự cho trẻ hoạt động với bức tranh “trứng nứt vỏ”, “vịt con” để giới thiệ chữ t, c
– Giới thiệu chữ i, t, c in hoa và viết thường
– Cô và trẻ cùng chơi “chữ gì biến mất, chữ gì xuất hiện”.
Hoạt động 3: Các trò chơi ôn luyện nhận biết và phát âm chữ i, c, t
Trò chơi 1: Truyền tin
– Luật chơi: Bạn thứ nhất lên nhận thẻ chữ (bí mật) sau đó chạy về đội của mình đọc thầm vào tai bạn thứ 2, bạn thứ 2 “truyền tin” cho bạn thứ 3 cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng , sau khi được “tin truyền” đi tìm chữ đó ở chung quanh lớp. Đội nào cũng đúng, nhanh đội đó thắng.
Trò chơi 2: Úm ba la
– Cô yêu cầu trẻ tìm đủ 3 chữ cái i, t, c và ngồi chữ U (Cô kiểm tra trẻ – trẻ kiểm tra nhau)
– Luật chơi: Úp 3 chữ, đảo vị trí kết hợp đọc đồng dao đến câu “bắt được chữ nào, đọc to chữ ấy” thì giơ một thẻ chữ bất kỳ đọc.
– Yêu cầu trẻ kiểm tra lẫn nhau.
Lần 2: Chơi theo hiệu lệnh “úm ba la mở ra chữ gì” chơi với tốc độ nhanh hơn.
Trò chơi 3: Trò chơi ai nhanh nhất
– Tìm chữ i, t, c rồi gạch chân và đọc chữ cái đó trong các bức tranh (hình ảnh các con vật có từ biểu thị ở dưới) chia làm 2 đội, đội nào đọc đúng nhiều chữ cái thì thắng.
– Cô và trẻ cùng kiểm tra
Kết thúc: Cho trẻ tìm chữ i, t, c có ở các biểu bảng xung quanh lớp học
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
– Trẻ hát múa cùng cô
+ Trẻ trả lời “con vịt”
+ Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình (gà, chó, mèo, trâu, bò, lợn…)
+ Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình
– Trẻ ngồi trước màn hình theo hình vòng cung, quan sát đoạn phim về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt trên màn hình. Trẻ vừa xem, vừa trao đổi thảo luận về các hình ảnh trong phim.
– Trẻ quan sát 3 bức tranh và suy nghĩ cách sắp xếp cho đúng
– Trẻ sắp xếp theo thứ tự phát triển và noi về nội dung bức tranh