Archive
Tổng hợp những Câu đố dành cho trẻ mầm non
Tổng hợp những Câu đố dành cho trẻ mầm non 300 câu đố hay dành cho trẻ mầm non Câu đố dành cho trẻ mầm non Các câu đố dành cho bé yêu CÂU ĐỐ DÀNH CHO TRẺ MẦM NON Tuyển Chọn Câu Đố Dành Cho Trẻ Mầm Non Tuyển Tập Truyện, Thơ, Câu Đố Dành Cho Trẻ Mầm Non Tài liệu Câu đố dành cho trẻ mầm non
Tổng hợp những Câu đố dành cho trẻ mầm non
Câu đố 1 ; Bốn chân như bốn cột nhà
Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau
Voì dài vắt vẻo trên đầu
Trong rừng thích sống với mhau từng đàn.
Là con gì ?
Con voi – elephant
Câu đố 2 ; Con gì nhảy nhót leo trèo
Mình đầy lông lá nhăn nheo làm trò ?
Con khỉ – monkey
Câu đố 3 ; Con gì cổ dài
ăn lá trên cao
Da lốm đốm sao
Sống trên đồng cỏ ?
Hươu cao cổ – giraffe
Câu đố 4 ; Con gì lông vằn mắt xanh
Dáng đi uyển chuyển, nhe nanh tìm mồi
Thỏ, nai gặp phải hỡi ôi !
Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng ?
Con hổ – tiger
Câu đố 5 ; Con gì chạy thật là nhanh
Có đôi sừng nhỏ giống cành cây khô ?
Con hươu – stag
Câu đố 6 ; Trông giống con hổ lớn
Đeo bơm thật oai phong
Dáng đi thật hùng dũng
Săn đuổi đàn hươu, nai.
Là con gì ?
Con sư tử – lion
Câu đố 7 ; Sống trên đồng cỏ rộng
Không đi, nhảy rất tài
Đeo túi mềm trước ngực
Địu con trên đường dài
Là con gì ?
Chuột túi – kangaroo
Câu đố 8 ; Cũng gọi là chó
Mà chẳng ở nhà
Sống tận rừng xa
Là loài hung dữ
Là con gì ?
Con chó sói – wolp
Câu đố 9 ; Chuyền cành mau lẹ
Có cái đuôi bông
Hạt dẻ thích ăn
Con gì thế nhỉ ?
Con sóc – squirrel
Câu đố 10 ;Con gì là loài ngựa
Nhưng lông vằn trắng, đen
ăn lá cây, cỏ dại
Sống từng đàn đông vui ?
Con ngựa vằn – zebra
` Câu đố 11 ; Đầu nhỏ mà có bốn chân
Lưng đầy tên nhọn, khi cần bắn ngay.
Là con gì ?
Con nhím – porcupine
Câu đố 12 ; Trên mình mặc áo hoa
Leo trèo nhanh thoăn thoắt
chỉ cần trong nháy mắt
giấu mồi trên ngọn cây.
Là con gì ?
Con báo – panther
Câu đố 13 ; Con gì luồn lách khắp nơi
Gà mà sơ hở là xơi tức thì ?
Con cáo – fox
Câu đố 14 ; Con gì da tựa mo lang
Sừng dọc sống mũi, lang thang trong rừng
Nhìn thấy bùn vũng là mừng
Thú hoang như thể con cưng bảo tồn ?
Con tê giác – rhinoceros
Câu đố 15 ; Con gì có bướu trên lưng
Trời nắng, cổ khát vẵn băng dặm dài ?
Con lạc đà – camel
Câu đố
Câu đố 16 ; Bình thờng em đọc là “u”
Khi em quay ngợc “u” ra chữ gì ?
(Chữ n)
Câu đố 17 ; Một nét thẳng đứng nghiêm chào
Trên thêm dấu chấm (.) cháu nào nói ngay !
(Chữ i)
Câu đố 18 ; Nét tròn em đọc chữ “o”
Khuyết đi một nửa sẽ cho chữ gì ?
(Chữ C)
Câu đố 19 ; Sừng sững đững thẳng một mình
Đọc lên uốn lỡi… đố bé chữ gì ?
(Chữ l)
Câu đố 20 ; Ba anh cùng giống cái mình
Tròn xoe nh trái trứng gà nhà ai ?
Một anh đội mũ thật hay
Anh kia làm biếng cô thời thêm râu
( Chữ o, ô, ơ )
Câu đố 21 ; Củ gì đo đỏ
Con thỏ thích ăn
(Củ cà rốt)
Câu đố 22 ; Con gì mải miết rong chơi
Tiếng kêu ra rả gọi mời hè sang
( Con ve)
Câu đố 23 ; Con gì không có cánh
Lại sống đợc hai nơi
Ngày đội nhà đi chơi
Tối úp nhà nằm ngủ
(Con rùa)
1. Cùng ngủ, cùng thức
Hai bạn xinh xinh
Nhìn rõ mọi thứ
Nhưng không thấy mình
(Eyes)
2. Cái gì bật sang trong đêm
Giúp cho nhà dưới, nhà trên sáng ngời?
(Lamp)
3. Được đan từ những nan tre
Mùa đông xếp lại, mùa hè lấy ra
Hôm nào trời nắng nóng nhiều
Có tôi bên cạnh, bao nhiêu gió về?
Là cái gì
4. Có chân mà chẳng biết đi
Quanh năm suốt tháng đứng ì một nơi
Bạn bè, chăn, chiếu gối thôi
Cho người nằm ngủ thảnh thơi đêm ngày
Là cái gì?
5. Một thân phình ở hai đầu
Phần cầm áp miệng, phần cắm áp tai
Dẫu cho muôn dặm đường dài
Vẫn nghe như thể ngồi ngay cạnh mình
Là cái gì? (telephone)
6. Người một nơi, tiếng một nơi
Hễ tôi cất tiếng mọi người lắng nghe
Là cái gì (Loa truyền thanh, đài)
7. Một mẹ thường có sáu con
Yêu thương mẹ sẻ nước non vơi đầy
Là cái gì (bộ ấm chén)
8. Miệng tròn, long tắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày
Là những thứ gì (bát, đĩa)
9. Ai cầm cái chổi
Chăm chỉ miệt mài
Quét dọn hàng ngày
Phố phường sạch sẽ
10. Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn?
11. Ai dạy bé hát
Chải tóc hang ngày
Ai kể chuyện hay
Khuyên bé đừng khóc?
12. Hòn gì bằng đất nặn ra
Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày
Khi ra, da đỏ hây hây
Người ta dùng nó để xây cửa nhà.
14. Như chiếc vòi rồng
Mồm uống nước sông
Phun ra cánh đồng
Bọt tung trắng xoá
Là cái gì (máy bơm nước)
15. Xe gì hai bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kính coong
Đứng yên thì đổ?
16. Thân hình bằng sắt
Nổi nhẹ trên song
Chở chú hải quân
Tuần tra trên biển
Là cái gì (tàu thuỷ)
17. Chẳng phải là chim
Mà bay trên trời
Chở được nhiều người
Đi khắp mọi nơi
Là cái gì
18. Cánh vàng, nhị lớn
Quay hướng mặt trời
Hạt thơm béo ngậy
Mời bạn thử xơi
Là hoa gì, hạt gì (hướng dương)
19. Cây gì thân cao
Lá thư răng lược
Ai đem nước ngọt
Đựng đầy quả xanh?
20. Quả gì nho nhỏ
Chín đỏ như hoa
Tươi đẹp vườn nhà
Mà cay xé lưỡi
21. Quả gì nhiều mắt
Khi chin nứt ra
Ruột trắng nõn nà
Hạt đen nhanh nhánh
22. Da có mà bọc trứng gà
Bổ ra thơm phức cả nhà muốn ăn
23. Hạt gì không nhuộm mà xanh
Dẻo thơm, ngon lành ai cũng muốn ăn?
23. Tên em cũng gọi là cà
Mình tròn vỏ đỏ, chín vừa nấu canh?
24. Tên em chẳng thiếu, chẳng thừa
Chín vàng ngon ngọt, rất vừa lòng anh?
25. Cây gì nhỏ nhỏ
Hạt nó nuôi người
Chín vàng khắp nơi
Mọi người đi gặt
26. Thân tròn nhiều đốt
Phất phơ lá dài
Róc hết vỏ ngoài
Bé ăn ngọt lắm
27. Con gì đẹp nhất loài chim
Đuôi xoè rực rỡ như ngàn cánh hoa
28. Con gì trắng muốt như bong
Nhìn ngắm ruột đồng thẳng cánh cò bay?
29. Nhu nắm tơ tròn
Lon ta lon ton
Quẩn quanh bên mẹ
Đôi chân tí xíu
Chiếc mỏ tẻo teo
Chiếp chiu, chiếp chiu
30. Có cánh mà chẳng bay xa
Đẻ trứng cục tác, cục ta từng hồi
Ấp trứng, khi trứng nở rồi
Suốt ngày cục cục kiếm mồi nuôi con
31. Bộ Lông sặc sỡ mượt mà
Trên đầu mào đỏ như là hoa tươi
Sáng tinh mơ gáy vang trơìư
Đánh thức mọi loài mau dậy đi thôi
32. Con gì lông mượt
Đôi sừng cong cong
Lúc ra cánh đồng
Cày bừa rất giỏi
33. Con gì thích các loài hoa
Ở đâu hoa nở dù xa cũng tìm
Cùng nhau cần mẫn ngày đêm
Làm ra mật ngọt lặng im tặng người
34. Lúc vươn cổ
Lúc rụt đầu
Hễ đi đâu
Cõng nhà đi đó
Là con gì?
35. Bốn chân như bốn cột đình
Hai tay vẻ vẩy, hai ngà trắng phau
Vòi dài vắt vẻo trên đầu
Trong rừng thích sống với nhau từng đàn
Là con gì?
36. Mùa gì gió rét căm căm
Đi học bé phải quàng khăn đi giày?
Mùa gì cho lá xanh cây
Cho bé them tuổi má hây hây hồng
Mùa gì bé đón trăng rằm
Rước đèn phá cố chị Hằng cùng vui
Mùa gì phượng đỏ rực trời
Ve kêu ra rả rộn ràng khắp nơi
37. Quả gì chẳng mọc trên cây
Vươn mình đứng giữa trời mây khác thường
Có chân, có đỉnh, có sườn
Nước roe vực thẳm, mây vươn non ngàn
38. Mùa nào mưa bụi liti
Đào mai đua nở bà đi hội chùa?
Mùa nào ánh nắng dư thừa
Bữa cơm thường có canhchua, quả cà.
Mùa nào lắm thị, nhiều na
Có hương cốm mới, có hoa cúc vàng?
Mùa nào cỏ úa lá vàng
Cả nhà quanh rá ngô rang thơm bùi?
39. Cầu gì chỉ mọc sau mưa
Lung linh bảy sắc bắc vừa tới mây?
40. Trong như hạt ngọc
Mọc trên lá xanh
Nắng rọi trên cành
Biến nhanh như chớp?
Là gì?
41. Quen gọi là hạt
Chẳng mọc thành cây
Nhà nhà cao đẹp
Dùng tôi để xây
42. Ai muốn chân sạch
Thì dùgn đến tôi
Nhưng phải một đôi
Đôi gì thế nhỉ?
43. Cái gì nho nhỏ
Mà có nhiều răng
Giúp bé siêng năng
Hàng ngày chải tóc
44. Lấp la lấp lánh
Treo ở trên tường
Trước khi đến trường
Bé soi chải tóc
Là cái gì
45. Có chân mà chẳng biết đi
Có mặt phẳng lì cho bé ngồi lên
Là cáig ì
46. Tôi thường làm bạn
Với em bé thôi
Khi ăn cầm tôi
Dễ hơn cầm đũa
Giáo án văn học đề tài thơ chiếc cầu mới
Giáo án văn học đề tài thơ chiếc cầu mới
GIÁO ÁN VĂN HỌC
BỘ MÔN: LÀM QUEN VĂN HỌC
Đề tài: THƠ – CHIẾC CẦU MỚI
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ hiểu nội dung của bài thơ và cảm thụ được tác phẩm
– Tái tạo lại được tác phẩm thông qua các hoạt động góc
– Biết công ơn và kính trọng những người công nhân
II. Chuẩn bị:
– Tranh có dán các ô chữ và số
– Giấy vẽ, bút màu, bài thơ
III. Tiến hành:
Hoạt động: Gợi nhớ bài thơ
– Hát và vận động theo nhạc
– Cho lớp ngồi hàng ngang
– Cô giới thiệu các ô chữ số – giới thiệu trò chơi “Trúc Xanh”
– Giải thích cách chơi: Dưới mỗi ô số là những cập chữ giống nhau, khi các con chọn được 1 cặp những chữ giống nhau thì hình nền của bức tranh sẽ hiện ra. Các con sẽ đoán xem, hình nền đó vẽ lại câu chuyện hay bài thơ nào mà mình đã học.
– Cho cả lớp chơi lật các ô số xong
– Cô hỏi: Hình nền này gợi cho các con nhớ bài thơ nào? Vì sao các con biết đó là bài thờ Chiếc Cầu Mới?
– Ai đã viết bài thơ này?
– Các con nhớ những câu nào trong bài thơ này?
– Đúng rồi. Đây là bức tranh nói về bài thơ Chiếc Cầu Mới của nhà thơ Thái Hoàng Linh. Đây là tựa đề của bài thơ
– Cô gắn tựa bài thơ lên bảng – cho lớp đọc lại tựa bài
Hoạt động 2: Đọc thơ và đàn thoại
– Cho lớp ngồi gần cô
– Cô đọc diễn cảm toàn bộ bài thơ 1 lần
– Cho cả lớp đọc lại 1 lần
Tác giả muốn giới thiệu gì trên dòng sông?
Con đoán xem chiếc cầu đó như thế nào? Vì sao con lại nghĩ chiếc cầu như vậy?
Từ khi có chiếc cầu, mọi người sẽ rất buồn vì không đi đò qua sông nữa nhỉ?
Mọi người như thế nào? Vì sao con biết mọi người rất vui?
Các bác nông dân tài quá! Vừa cấy cầy trồng lúa lại vừa xây dựng chiếc cầu?
Vậy ai đã xây nên được chiếc cầu? Vì sao không phải là bác nông dân?
Các con biết tên những cây cầu nào?
Năm tháng qua đi khi những chiếc cầu này đã cũ, người công nhân đã già yếu thì ai sẽ là những người xây dựng những chiếc cầu đẹp như vậy nữa nhỉ?
– Giáo dục: Các bé sẽ là những người chủ tương lai của đất nước. Cô tin chắc rằng, sau này khi các con lớn lên, nước mình sẽ có được rất nhiều những cây cầu đẹp và hiện đại hơn nữa.
– Cả lớp đọc lại một lần nữa.
Hoạt động 3: Chia nhóm thảo luận đọc theo tranh
– Cô chi 4 nhóm, mỗi nhóm 1 tranh, cùng nhau thảo luận nhận xét tranh của nhóm mình
– Từng nhóm lên giới thiệu tranh và đọc thơ
– Cá nhân đọc thơ, mời bạn khác đọc
Hoạt động 4: Thực hiện theo nhóm
– Cho lớp đi nhón gót, đi khom làm đoàn tàu
– Tái tạo thể hiện lại bài thơ theo ý thích của trẻ
Vẽ tranh
Sao chép chữ
Cắt dán trên báo
Cùng nhau đọc thơ
Lắp ráp thành chiếc tàu
IV. Kết thúc:
– Nhận xét tiết học
Giáo án văn học chủ đề thế giới thực vật
Giáo án văn học chủ đề thế giới thực vật
GIÁO ÁN VĂN HỌC
CHỦ ĐỀ:THẾ GIỚI THỰC VẬT
ĐỀ TÀI:Truyện Quạ và Công.
I. Mục đích yêu cầu:
– Trẻ nhớ nội dung chuyện, nhớ lời thoại nhân vật
– Trẻ hiểu được tính cách nhân vật: Chim Công thì kiên nhẫn còn Quạ thì hấp tấp, vội vàng tham ăn.
– Giáo dục trẻ: làm việc gì cũng nên cẩn thận, có kiên nhẫn thì mới thành công
– Phát triển ngôn ngữ: trẻ biết dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt ý 1 cách mạch lạc
– Phát triển trí tưởng tượng khả năng sáng tạo khéo léo trong khi tạo hình
II. Chuẩn bị:
– Tranh, nhạc, khay đựng màu nước, bao tay làm rối, hoa, 2 đuôi công, nguyên liệu tạo hình trang trí đuôi công, đồng dao bài hát về công và quạ
III. Hoạt động kết hợp:
– Tạo hình trang trí đuôi công
IV. Hoạt động gợi ý:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1.Hoạt động 1:
– Các con xem hai bạn này làm gì nhé! – Cho các bạn còn lại hát bài “múa công” – Cô phỏng vấn anh thợ chụp hình: – Anh đang làm gì vậy? – Tại sao khi chụp hình anh phải làm nhiều tư thế vậy? – Bạn Công đang làm gì vậy? – Các con có thấy bộ lông của bạn Công như thế nào? – Thế tại sao Công lại có bộ lông đẹp? Có câu chuyện cũng nói về sự tích của con Công và con Quạ
2. Hoạt động 2: – Các con cùng cô nghe lại câu chuyện về bộ lông của Quạ và Công nhé! – Cô kể với rối tay. – Khi kể cô dừng lại cho trẻ nói lời thoại của : + Đoạn đầu: Ai đã nghĩ ra cách biến đổi bộ lông? Công đã nói gì? + Đoạn giữa : Khi cả hai cùng lấy màu sơn về thì chúng đã nói gì với nhau? + Khi Công vẽ cho Quạ thì có 1 con Quạ khác bay đến, nó đã nói gì? Thái độ của Quạ lúc này như thế nào? Giáo dục: Qua câu chuyện này muốn nhắc nhở cho chúng ta điều gì? ( Khi làm việc gì thì phải biết cẩn thận, kiên nhẫn thì mới thành công)
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Vui để học” – Chia trẻ làm 2 đội Câu hòi: ( phần thi khởi động) + Câu chuyện có bao nhiêu nhân vật? + Quạ và Công đã làm cách nào để có bộ lông đẹp? + Tại sao bộ lông Công có màu sắc sặc sỡ còn lông Quạ thì đen? Câu hỏi dành cho khán giả: + Hãy đọc bài đồng dao về con Công hoặc Quạ? + Hãy làm điệu bộ của chim Công và Quạ + Quạ và Công sống ở đâu?
4. Hoạt động 4:
Tổ chức chơi :Thử làm hoạ sĩ – Cô tổ chức cho trẻ ngồi 2 vòng tròn thi đua trang trí đuôi chim Công |
– Cho 1 trẻ làm thợ chụp hình 1 trẻ làm chim Công
– Chụp các tư thế khác nhau – Trả lời phỏng vấn
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời theo suy nghĩ
– Trẻ chú ý nghe
– Trẻ tham gia chơi – Trả lời thi đua
2 đội trang trí đuôi chim Công |
Giáo án văn học bài thơ thằng bờm
Giáo án văn học bài thơ thằng bờm
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Bé hiểu được nội dung bài thơ” Thằng Bờm”
– Bé biết đọc thơ kết hợp theo nhịp nhạc.
– Bé biết sáng tạo nội dung bài thơ thành 1 câu chuyện hoặc 1 bài hát.
– Phát triển khả năng tư duy, trí nhớ, sáng tạo, rèn sự khéo léo của đôi tay.
– Giáo dục bé tính mạnh dạn, tự tin, tinh thần, đoàn kết.
II. CHUẨN BỊ:
– Mô hình theo nội dung bài thơ
– Giấy các loại
– Nhạc cụ.
– Đàn, máy, băng.
- TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
Họat động 1: Thằng bờm có cái quạt mo.
– Cô xếp giấy làm đôi, cô vẽ đường cong bằng màu nước và lật tờ giấy lại và cho bé đoán xem cô vẽ gì => Trò chuyện và giới thiệu bài thơ.
– Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc diễn cảm theo nhịp nhạc kết hợp gõ nhạc cụ.
– Cô đọc thơ lần 2: Kết hợp mô sử dụng mô hình.
– Đàm thọai:
+ Bài thơ nói về ai?
+ Thằng Bờm có vật gì mà phú ông đòi đổi?
+ Phú ông đã đòi đổi những gì để lấy chiếc quạt mo của bờm? (Cô lấy tranh minh họa các vật mà phú ông đòi đổi cho Bờm => Cô viết tên các vật đó vào dưới tranh và cho bé đọc)
+ TẠi sao phú ông lại đổi rất nhiều thứ để chỉ đổi lấy cái quạt mo?
+ Bờm có chịu đổi quạt mo không? TẠi sao?
Họat động2: Thử tài nhà thơ nhí.
– Cô cho bé cùng đọc thơ kết hợp theo nhịp nhạc.
– Cô chia lớp thành 2 nhóm: 1 nhóm làm phú ông, nhóm kia làm thằng Bờm cùng đọc đối đáp bài thơ. Cô có thể cho bé lấy nhạc cụ gõ theo nhịp bài thơ.
– Kể truyện sáng tạo dựa theo nội dung bài thơ: Cô chia bé thành 5 nhóm, bé cùng nhau kể truyện sáng tạo theo nội dung bài thơ
Họat động 3: Bé làm nhạc sĩ:
– Cô tổ chức cho bé sáng tác nhạc theo nội dung bài thơ”Thằng Bờm”.
Họat động 4: Bé làm chiếc quạt:
– Cô tổ chức cho bé làm chiếc quạt.
– Cô gợi ý, hướng dẫn cho bé làm chiếc quạt bằng giấy bìa.
– Cô mở băng ca sĩ hát và cho bé cùng vận động theo nhạc kết hợp sử dụng những chiếc quạt mà bé làm ra để minh họa.
Kết thúc.
HỌAT ĐỘNGBCỦA TRẺ
– bé đóan xem cô vẽ gì
– Bé lắng nghe cô dọc thơ
– Bé trả lời các câu hỏi
– Bé đọc thơ cùng cô
– Bé chia nhóm đọc và đáp.
– Bé kể truyện sáng tạo theo nội dung bài thơ.
– Bé tập phổ thơ thành bài hát.
– Bé hát và vận động cùng cô.
Giáo án lớp chồi tìm hiểu về côn trùng
Giáo án lớp chồi tìm hiểu về côn trùng
GIÁO ÁN: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
CHỦ ĐỀ: CÔN TRÙNG
ĐỀ TÀI: VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA BƯỚM
LỚP: CHỒI
SỐ CHÁU: 15 – 20 CHÁU
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Hệ thống các kiến thức giúp trẻ tìm hiểu khái niệm côn trùng: có 6 chân; cách di chuyển; có cấu tạo mình giống nhau; có 2 sợi râu,…
– Biết được vòng đời phát triển của bướm: từ trứng nở thành sâu, sâu thành kén nhộng, nhộng thành bướm con.
– Mở rộng hiển biết của trẻ về một số con côn trùng khác có vòng đời như bướm
- Phát triển:
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt sự hiểu biết của mình về côn trùng.
– Sử dụng các từ: sâu bướm; kén; nhộng;…
- Giáo dục:
Giúp trẻ có thái độ đúng đối với côn trùng và cảnh vật xung quanh.
- CHUẨN BỊ:
- Ngoài giờ học:
– Cho trẻ xem tranh, album về các loại côn trùng.
– Xem phim về sự ra đời và sinh sống của côn trùng.
- Trong giờ học:
– Bướm thật 2 đến 3 con.
– Tranh về vòng đời phát triển của bướm.
– Tranh chụp các loại bướm.
– Giấy vẽ, bút lông; thẻ chữ số.
– Tranh cắt rời côn trùng; phong nền trẻ dán.
- HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP:
TẠO HÌNH: cắt, dán côn trùng tạo thành tranh.
ÂM NHẠC: các bài hát về côn trùng, bài hát thư giãn.
- TIẾN HÀNH:
- HOẠT ĐỘNG 1:
– Trò chơi vận động và hát
– Cho trẻ xem tranh về côn trùng
– Cho trẻ vẽ 5 phút những con côn trùng gây ấn tượng cho trẻ
– Trò chuyện với trẻ về 1 số loại côn trùng mà trẻ đã vẽ hoặc trẻ đã biết về chúng.
– Những con vật mà con vừa kể các con có biết người ta gọi chúng một cái tên chung là gì không?
– Vì sao người ta gọi chúng là côn trùng?
Khái quát: chúng được gọi là côn trùng vì chúng đều có 6 chân; cơ thể chúng có 3 phần: đầu; ngực (ngực gắn với chân) và bụng.
– Trò chơi: “Ong bay, Bướm bay”: cô đọc tên con côn trùng nào bay được thì các con vẫy tay bay lên; con nào không bay được thì các con nói không bay và đứng yên.
- HOẠT ĐỘNG 2:
– Giới thiệu cho trẻ về con bướm và vòng đời phát triển của bướm
– Chúng ta vừa trò chuyện về côn trùng , các con biết chúng đã ra đời và lớn lên như thế nào không?
– Trẻ đoán xem trong hộp cô đựng con vật gì?
– Cho trẻ quan sát con bướm
– Con biết gì về con bướm?
– Có bạn nào thấy hoặc nghe ai kể con bướm ra đời như thế nào không?
– Con sâu nở từ trứng bướm ăn gì để lớn lên?
– Khi thành kén nhộng thì chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo đó?
– Cho trẻ xem tranh vòng đời phát triển của bướm và giải thích ngắn gọn hình ảnh trong tranh. Có thể cho trẻ chuyền tay nhau xem tranh
Khái quát: bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng sẽ lớn lên và nở thành sâu con; khi sâu già sẽ nằm trong tổ kén nhộng; khi tổ kén khô và nứt vỏ thì một chú bướm con chui ra và hoá thành con bướm với đầy đủ chân và cánh
– Vậy để trở thành con bướm xinh đẹp thì bướm phải trải qua mấy giai đoạn?
– Con có biết con côn trùng nào cũng có vòng đời giống như bướm không?
– Cho trẻ xem tranh về các loại bướm khác nhau
Luyện tập:
– Cho 2 nhóm trẻ mỗi nhóm có số lượng từ 2 đến 3 trẻ xếp thẻ tranh về vòng đời phát triển của bướm
– Thư giãn với bài múa: “ONG và BƯỚM”
- HOẠT ĐỘNG 3:
– Hoạt động phối hợp và hoạt động nhóm
Chia trẻ làm 3 nhóm với các yêu cầu khác nhau:
– Nhóm 1: tìm cắt dán các con vật thuộc côn trùng vào trong một bức tranh
– Nhóm 2: vẽ thêm phần còn thiếu (chân, râu, cánh) của côn trùng
– Nhóm 3: dán tranh con côn trùng theo môi trường sống, hoặc nơi di chuyển của chúng
Giáo án môi trường xung quanh đề tài gió
Giáo án môi trường xung quanh đề tài gió
GIÁO ÁN: MÔI TRƯỜNG XUNH QUANH
CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
ĐỀ TÀI: GIÓ
NHÓM LỚP: LÁ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo
– Dạy trẻ biết gió có ở khắp nơi, gió không màu, không mùi (nhưng gió mang mùi hương đi khắp nơi) và gió không nắm bắt được
- Kỹ năng:
– Trẻ nhận biết và phân biệt được tính chất của các loại gió: gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc…
– Trẻ phân biệt được lợi ích cũng như tác hại do gió gây ra, cách hạn chế tác hại của gió
- Phát triển:
– Phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ, các giác quan…
- Giáo dục:
– Giáo dục trẻ chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của cô. biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, biết phối hợp cùng bạn.
- PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP:
– Thực hành
– Đàm thoại
- CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô:
Hồ nước, lá cây, lông vũ, san hô khô, bông gòn, 2 bức tranh, giấy mỏng…
- Đồ dùng của trẻ:
Dây ruy băng (mỗi trẻ 1 sợi), 1 số đồ dùng đồ chơi vừa nhẹ, vừa nặng, khối xây dựng lớn, ống thổi để trẻ thổi thuyền và nước, bong bóng…
- TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
- Thí nghiệm của cô:
Cho trẻ quan sát 3 vật mẫu: tờ giấy mỏng, lông chim và nhánh san hô. Cô thổi nhẹ cùng 1 lực tác động vào từng vật mẫu và đàm thoại:
– Khi cô thổi vào 3 vật thì con thấy có chuyện gì xảy ra?
– Tại sao tờ giấy và lông chim lại có thể bay lên được? (vì nó rất nhẹ). Còn san hô vì sao lại không bay được? (vì nó rất nặng)
à Rút ra kết luận: vật bay được hay không bay là do tốc độ của gió
– Theo con tại sao lá cây bay đi khắp nơi và cây lại rung chuyển được? (vì có gió thổi)
– vậy chúng ta gọi đó là gió gì? (gió tự nhiên)
– Thế theo con, chúng ta có thể tạo ra gió không? Hãy ví dụ thử xem? Và ta gọi đó là gió gì? (gió nhân tạo)
– Từ “gió” được ghép bởi những chữ cái nào? Hãy đặt câu với từ “gió”?
- Thí nghiệm của trẻ:
– Cho mỗi trẻ cầm một sợi ruy băng thổi nhẹ và thổi mạnh rồi tự nhận xét.
– Cho trẻ cầm, nắm, ngửi, nhìn xem gió có màu gì, mùi gì…?
Đàm thoại:
– Theo con, gió có ở đâu? Làm sao con biết? (vì thấy tóc bay, da mát, lá rơi…)
– Phân nhóm (4 nhóm): cho trẻ chọn mỗi nhóm 4 đồ vật và cho tác động của gió vào thì có kết quả như thế nào? Cho mỗi nhóm tự nhận xét những thí nghiệm của mình và trình bày kết luận của mình.
Trò chơi tiếp sức:
Chia trẻ thành 2 nhóm, cho trẻ đặt tên nhóm và thi đua:
– Nhóm 1: Chọn những đồ vật mà gió không thổi hoặc thổi nhẹ cũng không bay.
– Nhóm 2: Chọn những đồ vật mà gió thổi hoặc thỏi nhẹ cũng bay.
Đàm thoại và nhận xét:
– Theo còn thì gió có cần thiết cho đời sống chúng ta không? Vì sao?
– Nếu 1 ngày mà không có gió hoặc 1 thời gian dài mà không có gió thì các con thấy như thế nào?
– Thế gió có gây hại cho chúng ta không? Con thử nghĩ xem chúng ta có thể giảm bớt tác hại của gió không? ( trồng cây, xây nhà to chắc, gió ta thì không nên ra đường…)
–
Hát và vận động theo bài nhạc “Cho tôi đi làm mưa với”
Giáo án lớp mầm đề tài nước với đời sống con người
Giáo án lớp mầm đề tài nước với đời sống con người
Hoạt động có chủ đích
Đề tài: Nước với đời sống con người
Lớp: Mầm
- Mục đích yêu cầu:
- Phát triển nhận thức:
– Trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống con người cũng như đối với mọi vật xung quanh như: nước dùng để tắm, giặt, uống, tưới cây…
- Phát triển ngôn ngữ:
– Cháu biết dùng ngôn ngữ để nói lên hiểu biết của mình về nước.
- Phát triển thẩm mỹ:
– Trẻ cảm nhận được tiếng nước chảy, tiếng mưa và những âm thanh khác của nước.
- Tình cảm xã hội:
– Trẻ biết tiết kiệm nước khi sử dụng, biết bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường nước.
- Hoạt động kết hợp:
– Âm nhạc: nghe âm thanh phát ra từ chai nước + hát “Giọt mưa và em bé”
– Toán: So sánh nhiều hơn, ít hơn của các chai nước.
- Chuẩn bị:
– 4 chai nước bằng thuỷ tinh có lượng nước khác nhau
– Tranh ảnh ( bé đang tắm, ông tưới cây…)
– Cây khô, đất khô.
- Tiến trình:
* Hoạt động 1: cho trẻ nghe âm thanh từ những chai nước giống giai điệu bài hát “Giọt mưa và em bé” à cho trẻ hát theo sự hướng dẫn của cô ( to, nhỏ, vừa…)
– Cô giới thiệu cho trẻ những chai nước, cho trẻ quan sát à cô hỏi trẻ những chai nước có mực nước có bằng nhau không? Vì sao những chai nước có những âm thanh khác nhau?
* Hoạt động 2:
– Trò chơi nhỏ: đàm thoại với trẻ về nước
+ Nước dùng để làm gì? (uống, tắm, tưới cây, nấu cơm…)
+ Cho trẻ xem tranh
* Hoạt động 3:
– Cho trẻ xem cây khô, đất khô.
– Hỏi trẻ vì sao cây khô, đất khô?
– Nước có cần thiết đối với chúng ta không? Vì sao?
* Cho trẻ về các góc:
+ Tưới cây
+ Pha nước chanh
+ Chơi với các chai nước (gõ âm thanh)
+ Đong nước.
Giáo án mầm non làm quen với môi trường xung quanh 3 tuổi
Giáo án mầm non làm quen với môi trường xung quanh 3 tuổi
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, cấu tạo, đặc điểm nổi bật của quả cam, chuối, xoài, dứa, dưa hấu.
– Trẻ nhận biết được sự khác nhau giữa quả cam và quả chuối
– Trẻ biết ích lợi của quả
2. Kỹ năng:
– Rèn luyện ngôn ngữ. khả năng diễn đạt, cung cấp vốn từ cho trẻ.
– Rèn luyện giác quan cho trẻ.
– Rèn luyện kỹ năng so sánh.
– Rèn luyện kỹ năng đi trong đường hẹp cho trẻ
3.Giáo dục:
– Giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ .
II/ CHUẨN BỊ:
+ Đồ dùng của cô:
– 2 quả cam,2 quả xoài, 2 quả chuối thật và 9 đĩa nhỏ cam, xoài, chuối đã cắt sẵn, dĩa cho trẻ nếm thử
– Dao để gọt quả, 3 đĩa nhỏ để đựng quả
– Ảnh quả cam, xoài, chuối, dưa hấu, dứa, đu đủ trong vi tính.
– Đoạn băng về câu chuyện của quả
– 1 túi nhỏ đựng quả xoài
– Đàn.
+Đồ dùng của trẻ :
– Rổ quả nhựa cho trẻ chơi
– 3 làn quả( trong có quả cam, xoài, chuối và 3 đĩa cho trẻ đặt quả lên), 3 hộp giấy để trẻ đặt quả
– 3 rổ quả nhựa
– 3 làn có gắn hình quả cho trẻ xếp quả
– 3 đường hẹp.
– Mỗi trẻ một bộ tranh lô tô về quả cam, xoài, chuối
III/QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
*Cho trẻ chơi với các loại quả:
– Cô cho trẻ ngồi bàn chơi với các loại quả nhựa ( chuối, cam, xoài, na..) và trẻ xếp quả bày thành đĩa
1. Tổ chức lớp:
Cô nói: Các con ơi, lại đây với cô nào. Cô thấy các con vừa xếp những đĩa quả thật khéo, bây giờ cô sẽ cho các con nghe một câu chuyện rất hay, chúng mình cùng ngồi xuống để nghe câu chuyện nhé.
2. Giảng bài:
Cô bật đoạn băng vi tính kể: “Trong v¬ườn cây ăn quả có cây cam, cây chuối, cây xoài. Một hôm, đẹp trời, các quả đã chín và nói chuyện với nhau:
Quả cam nói: Trong khu v¬ườn này, tớ đẹp nhất và quý nhất vì tớ có thân hình tròn trịa, có màu sắc đẹp, ăn lại rất ngon nữa.
– Quả chuối nghe vậy lắc đầu nguây nguẩy: Bạn làm sao mà đẹp bằng tớ đ¬ược, bạn thì mình tròn trùng trục, còn tớ có dáng cong dài mềm mại, ăn rất ngọt nữa nên tớ quý hơn bạn.
– Quả xoài bên cạnh hếch mũi lên ngửi và nói: Này các bạn, các bạn có ngửi thấy mùi gì không? Đó là mùi thơm của họ hàng nhà tớ đấy, một mùi thơm rất dễ chịu nên tớ quý hơn các bạn, tớ quý nhất trong khu v¬ờn này.
– Bạn Cam nói: Không, bạn không quý bằng tớ.
– Bạn Chuối nói: Bạn không ngon bằng tớ.
– Cả ba quả cứ tranh cãi nhau, không ai chịu ai. Đúng lúc ấy, Thỏ trắng đi tới, Thỏ hỏi: Các bạn có chuyện gì vậy?
– Cả ba quả đồng thanh nói: Bạn thỏ ơi, nhờ bạn chọn giúp xem trong ba chúng tôi ai là quý nhất.
– Thỏ ngắm nghía một lát và suy nghĩ; Chà! Khó thật, khó thật. A! Tớ nghĩ ra rồi, tớ sẽ gửi quả tới các bạn ở lớp và mời các bạn tham gia vào hội thi: “Cùng đua tài” để chọn giúp nhé. Cả ba quả rất vui và đã đồng ý đấy.
– Cô nói: Các con đã đ¬ược bạn Thỏ mời tham gia vào hội thi : ‘Cùng đua tài”để chọn quả và bạn Thỏ đã gửi tới 3 làn quả rất ngon . Chúng mình sẽ chia làm 3 đội: Cam sành, Chuối tiêu, Xoài thơm để cùng tham gia phần thi đầu tiên đó là phần thi: “Chọn nhanh, chọn đúng”, các con hãy lấy các làn quả ra nào. Các con đã săn sàng ch¬ưa?
* Bây giờ các con hãy: “ Lắng nghe- lắng nghe”
Cô đọc câu đố về quả chuối : Quả gì cong cong
Xếp thành từng nải
Nải xếp thành buồng
Khi chín vàng thơm
Ăn ngon, ngọt lắm.
– Đó là quả gì ?
– Đúng rồi, đó là quả chuối đấy
– Chúng mình hãy tìm quả chuối ở trong làn nào.
– Cho cả lớp, cá nhân gọi tên quả( 2,3 lần)
– Nào chúng mình cùng chuyền tay nhau xem quả chuối nhé.
( Cô gợi ý : Chúng mình hãy quan sát xem quả có màu gì, có hình dạng gì, rồi sờ vỏ quả xem nó nhẵn hay sần sùi, ngửi quả xem quả có thơm không?)
– Cô cho trẻ đặt quả chuối vào đĩa
– Cô giơ quả chuối và hỏi:
– Các con thấy quả chuối có màu gì?
– Đó là quả chuối xanh hay chín?
– Cô nói: Quả chuối xanh có màu xanh, khi chín nó có màu vàng đấy
– Quả chuối có dạng gì?- Quả chuối có dạng dài
– Thế vỏ chuối nhẵn hay sần sùi?- Vỏ quả chuối nhẵn
– Cô giới thiệu : Bên ngoài quả là vỏ, cô bóc ra xem bên trong quả chuối có gì nhé.(Cô bóc và lấy dao cắt quả chuối ra)
– Cô hỏi: Các con thấy quả chuối có hạt không?
Quả chuối th¬ờng không có hạt, nh¬ng cũng có loại chuối có hạt gọi là chuối hạt dùng để làm thuốc đấy.
– Cô hỏi tiếp: Các con đẫ đ¬ợc ăn chuối ch¬ưa? Chuối có vị ngọt hay chua? Vỏ chuối có ăn đ¬ược không? Quả xanh có ăn đ¬ược không?
– Cô nhấn mạnh:Vỏ quả không ăn đ¬ược và quả xanh không ăn đ¬ược, chỉ ăn đ¬ược khi quả chín thôi
– Bạn Thỏ đã gửi tới cho các đội những đĩa quả bổ sẵn rất ngon. Bây giờ, chúng mình cùng nếm thử chuối mà bạn Thỏ gửi tới nhé
( Cô mang đĩa chuối đi mời các bạn)
– Cô hỏi: Các con thấy chuối có vị gì?
– Cô khẳng định:Quả chuối có vị ngọt, ăn rất ngon và bổ đấy vì có nhiều vi ta min, chúng mình phải thư¬ờng xuyên ăn chuối nhé
(Cô cho trẻ cất quả chuối vào làn)
*Cô nói: “Đoán xem, đoán xem”.
– Cô đ¬a ra một túi nhỏ đựng quả xoài và nói: “Cô có một bí mật ở trong túi nhỏ này , chúng mình có muốn đoán xem đó là gì không?
– Cô cho một trẻ lên ngửi và hỏi: Con thấy có mùi thơm không?
– Con đoán đó là quả gì?
– Cô bỏ quả xoài ra cho trẻ gọi tên.( Cô cho cả lớp, cá nhân gọi tên quả)
– Chúng mình tìm nhanh xem quả xoài ở trong làn đâu?
– Cô cho trẻ chuyền tay nhau xem quả( Cô gợi ý cho trẻ tri giác quả xoài)
Cô hỏi:
– Quả xoài có màu gì?
– Các con thấy vỏ xoài nhẵn hay sần sùi?
– Xoài có mùi thơm không?
– Chúng mình cùng cô xem bên trong quả xoài có gì nhé?
– Cô gọt vỏ xoài và giới thiệu: Bên ngoài quả là lớp vỏ. Thế vỏ có ăn đ¬ược không?
Cô gọt tới hạt và hỏi: Chúng mình đoán xem bên trong quả xoài là gì?
– Cô nói :Đó là hạt xoài- Cô cho trẻ gọi tên “ Hạt xoài
– Cô giới thiệu: Xoài chỉ có một hạt, hạt xoài không ăn đ-ược .
Chúng mình cùng nếm thử qủa xoài nhé.( Cô cho trẻ nếm xoài
Cô hỏi:
– Các con thấy xoài có vị ngọt hay chua?
– Cô nhấn mạnh: Quả xoài này có vị ngọt , nh¬ng có loại xoài có vị chua ăn rất ngon và bổ vì có nhiều vi ta min đấy nên chúng mình cùng phải th¬ường xuyên ăn xoài nhé
( Cô cho trẻ cất quả xoài vào làn)
* Cô cho trẻ trốn cô:
– Cô giơ quả cam và hỏi: Cô có quả gì đây?
Cô cho cả lớp, cá nhân gọi tên quả cam
– Vậy chúng mình tìm nhanh quả cam ở trong làn đâu?
Cô cho trẻ chuyền tay nhau quan sát quả cam
+Thế quả cam có dạng gì?
+ Vỏ cam nhẵn hay sần sùi? Cô nhấn mạnh; Vỏ quả cam nhẵn nh¬ng cũng có loại cam có vỏ sần sùi đấy
– Cô giới thiệu: Quả cam có màu vàng cam nh¬ưng cũng có loại cam có màu xanh.
– Cô bóc quả cam và giới thiệu: Ngoài quả là lớp vỏ, trong có nhiều múi nhỏ- cô cho trẻ nhắc tên “ Múi cam”
– Cô bóc múi cho hạt rơi ra và hỏi: Đây là gì?
– Trong múi có hạt và 1 quả cam có nhiều hạt , nh¬ng cũng có loại cam không có hạt đấy.
– Các con đã ăn cam bao giờ ch¬ưa? Cam có vị chua hay ngọt? chúng mình cùng nếm thử nhé ( Cô cho trẻ ăn cam)
– Cô hỏi: Các con thấy cam có vị ngọt hay chua?
Cô nói: Cam có vị ngọt và có loại cam có vị chua nữa.Cam có thể ăn cả miếng, có thể vắt n¬ớc để uống.Cam ăn rất ngon và bổ vì có nhiều vi ta min C đấy. Chúng mình cần ăn nhiều cam để khoẻ mạnh nhé
– Cô cho trẻ cất quả cam vào làn
– Cô nói: Chúng mình vừa cùng nhau trò chuyện về quả, bây giờ chúng mình cùng nhớ lại đó là quả gì bằng cách cô gọi tên quả nào thì các con đặt nhanh quả đó ra đĩa và gọi tên quả nhé.
( Cô cho trẻ đặt quả cam, chuối, xoài ra đĩa)
– Cô cho trẻ cất quả xoài vào làn
– Cô hỏi: Còn lại quả gì? (Cô để lại 2 quả cam và chuối để trẻ so sánh)
* Cô cho trẻ so sánh quả cam và quả chuối:
+ Khác nhau:- Quả cam có dạng tròn, , có múi, có hạt
– Quả chuối có dạng dài, không có hạt, không có múi, có màu vàng , có vị ngọt.
+ Giống nhau : Đều ăn rất ngon và bổ và có nhiều vi ta min
– Cô cho trẻ cất nốt quả cam, chuối vào rổ.
* Cô nói : Chúng mình vừa tham gia phần thi: “Chọn nhanh- chọn đúng”, cô thấy các con rất giỏi và hôm nay bạn Thỏ còn mang tới những bức ảnh về quả rất đẹp để chúng mình cùng tham gia phần thi tiếp theo đó là “ Ai đoán nhanh”.
– Cô bật ảnh quả cam, xoài, chuối để cho trẻ gọi tên Cô nói: Ngoài ra còn một số loại quả khác , chúng mình thử đoán xem đó là quả gì?
– Cô bật tiếp ảnh quả dứa, d¬ưa hấu, đu đủ. Cô cho trẻ gọi tên quả và trò chuyện cùng trẻ về đặc điểm của những quả đó( Quả dứa khi chín có màu vàng , vỏ có nhiều mắt, có gai nhỏ, dứa không có hạt, ăn dứa thấy có vị ngọt ngọt, chua chua. Quả dư¬a hấu có vỏ màu xanh, có loại vỏ có sọc xanh- trắng, có dạng tròn, ruột có màu gì?, ăn rất ngon, ngọt và mát.Quả đu đủ khi chín có màu vàng cam, ruột rỗng, trong có nhiều hạt nhỏ)
Đó là một số loại qủa rất ngon và bổ vì có nhiều vi ta min, ăn vào giúp cơ thể khoẻ mạnh, chóng lớn, da dẻ mịn màng. Thế chúng mình có thích ăn quả không?
– Thế trư¬ớc khi ăn các con phải làm gì? phải rửa tay, rửa quả sạch sẽ.
– Thế vỏ và hạt không ăn đ¬ược thì chúng mình để ở đâu?, có đ¬ược vứt ra nền nhà, ra sân không? Chúng mình phải để gọn gàng ở một chỗ để cho vào thùng rác tránh ruồi, muỗi đậu vào rất mất vệ sinh đấy.
* Chúng mình vừa chơi đoán quả rất nhanh nên bạn Thỏ đã tặng cho mỗi bạn một rổ tranh rất đẹp đó là tranh quả cam, xoài, chuối để chúng mình sẽ tham gia vào phần thi thứ ba đó là “ Thi ai nhanh hơn”. Cấc con sẽ xếp tranh ra phía tr¬ớc mặt và chú ý, khi cô gọi tên quả gì thì các con chọn nhanh tranh quả đó giơ lên và gọi tên quả nhé.
– Cô cho trẻ lấy rổ tranh và xếp ra phía trư¬ớc
– Cô cho trẻ chơi 2 lần.(Lần 1: Cô gọi tên quả- lần 2: Cô nói đặc điểm của quả)
* Phần thi : “Thi ai nhanh hơn” chúng mình chơi rất giỏi. Và bây giờ, cô có 3 cái làn rất xinh có ký hiệu là gắn hình quả Cam, chuối, xoài và có những rổ quả thật đẹp để chúng mình tham gia vào phần thi cuối cùng đó là phần thi: “Chung sức”, ba đội sẽ cùng nhau chọn và xếp những làn quả thật đẹp để gửi về cho bạn Thỏ. Lần l¬ượt các bạn ở trong đội sẽ xếp thành hàng dọc và đi theo đ¬ường hẹp đến chọn đúng quả và xếp vào làn cho thật khéo. Đội Xoài thơm sẽ chọn những quả xoài đặt vào làn có gắn hình quả xoài, đội Chuối tiêu sẽ chọn những quả chuối đặt vào làn có gắn hình quả chuối, đội Cam sành sẽ chọn những quả cam đặt vào làn có gắn hình quả cam. Đội nào xếp làn quả đúng và nhanh sẽ đ¬ược th¬ưởng một tràng pháo tay thật to đấy
– Cô cho trẻ chơi: Cô quan sát và h¬ướng dẫn trẻ chơi
– Cô nhận xét kết quả chơi.( Cô thấy chúng mình vừa xếpđ¬ược những làn quả thật nhanh, đúng và đẹp- Cô th-ưởng cho 3 đội một tràng pháo tay thật to nào)
3.Củng cố: Cô cho trẻ lại gần và nói: Chúng mình vừa tham gia cuôc thi: Cùng đua tài”,và qua các phần thi, chúng mình đã đ¬ược trò chuyện, khám phá về quả.Thế chúng mình thấy trong 3 quả : Cam, chuối, xoài thì quả nào ngon nhất, quả nào quý nhất.
– Cô nhấn mạnh: Cả 3 qủa: Cam, chuối, xoài đều rất ngon và bổ vì có nhiều vi ta min, ăn vào giúp cơ thể khoẻ mạnh, chóng lớn, da dẻ mịn màng nên cả ba quả đều rất ngon và quý .Vậy chúng mình cần th¬ường xuyên ăn quả để khoẻ mạnh, chóng lớn nhé.
VI/ KẾT THÚC:
– Cô nói: Nào, chúng mình cùng hát về quả nhé
Trẻ và cô hát bài “Quả”
– Bây giờ chúng mình cùng cầm làn quả để cùng tới khu v-ườn cây và thăm bạn Thỏ nhé.
Trẻ chơi
Trẻ tập trung bên cô
Giáo án mầm non chủ đề bác hồ kính yêu
CHỦ ĐỀ :BÁC HỒ KÍNH YÊU!
ĐỀ TÀI: THƠ: “BÁC HỒ KÍNH YÊU!”
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Trẻ nhớ tên bài thơ-tên tác giả
-Trẻ thuộc thơ-hiểu nội dung bài thơ
-Trẻ cảm nhận và bộc lộ cảm xúc một cách hồn nhiên thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ, biết đọc thơ cùng cô
-Trẻ có kỹ năng đọc to, rõ ràng, diễn cảm, thể hiện tình cảm thân thương, trìu mến
-Rèn kỹ năng ghi nhớ nhanh- ghi nhớ có chủ định
-Trẻ nghe hiểu và trả lời câu hỏi của cô
*Thái độ:
-Trẻ yêu mến , kính yêu Bác Hồ và nhớ ơn công ơn Bác
II-CHUẨN BỊ
*Cô:
-Tranh ảnh bài thơ:
Tranh 1: Nhà sàn
Tranh 2: Các bé vây quanh Bác
Tranh 3 : Chân dung Bác Hồ
-Một só món quà thưởng cho các cháu: kẹo , bánh , đồ chơi….
– Nhạc không lời: “Nhớ ơn Bác”
*Trẻ:
-Mỗi trẻ một mũ có hình bông hoa sen
III-TIẾN HÀNH
- Hoạt động 1: Trò chuyện
*Cô trò chuyện với trẻ về Bác Hồ
-Cho trẻ xem tranh ảnh
- Tranh vẽ ai ?
- Bác Hồ đang làm gì?
*Có một bài thơ nói về Bác Hồ làm việc rất vất vả nhưng vẫn dành thời gian đối với các bé thiếu nhi, bây giờ các con chú ý nghe cô đọc bài thơ : “Bác Hồ kính yêu!” nhé!
- Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
*Cô đọc diễn cảm bài thơ:
-Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp tranh.Hỏi:
- Bài thơ có tên là gì?
- Ai sáng tác bài thơ này?
-Lần 2:Cô đọc thơ kết hợp tranh minh họa
– Cô và trẻ cùng đọc bài thơ 1-2 lần
-Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai viết?
- Bài thơ nói về ai?
- Bác Hồ làm việc ở đâu?
- Bác Hồ là người như thế nào?
Yêu quý và kính trọng Bác Hồ các con phải làm gì?
*Liên hệ giáo dục trẻ: Bài thơ nói về Bác Hồ kính yêu của chúng ta, khi Bác còn sống Bác làm việc ở nhà sàn xinh xắn, Bác làm việc rất vất vả, bận rộn nhưng Bác vẫn dành thời gian đối với các cháu, Bác rất yêu quý các cháu 3.Hoạt động 3:Dạy trẻ đọc thơ
-Cô đọc chậm rãi cho trẻ đọc cùng cô 1-2 lần
-Cô cho nhóm –tổ -cá nhân đọc
-. Chia làm 2 nhóm:
- Nhóm bạn trai
- Nhóm bạn gái
-Trẻ đọc cô chú ý sữa sai cho trẻ -nhận xét trẻ đọc thơ
IV-KẾT THÚC
-Hát bài : “Nhớ ơn Bác”
sáng kiến kinh nghiệm mầm non
sáng kiến kinh nghiệm mầm non, sáng kiến kinh nghiệm mầm non 4-5 tuổi
I – ĐẶT VẤN ĐỀ :
- Xuất phát điểm :
Trẻ mầm non “ Học mà chơi – chơi mà học”. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà trong đó vui chơi ngoài trời là một hoạt động không thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở không khí trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động .
- Lý do:
Môi trường cho trẻ hoạt động ngoài trời sẽ là một môi trường hấp dẫn và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và tận dụng tất cả những yếu tố có sẵn trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trò chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào… và từ sự tò mò ham hiểu biết ở trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói quen tốt, góp phần phát triển nhân cách trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Phát huy tính tích cực chủ động của trẻ ở hoạt động vui đồ chơi ngoài trời mầm non ”.
- Tầm quan trong :
Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú nhất, mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh chúng.
Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình .
Qua hoạt động ngoài trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu khám phá của trẻ.
Hoạt động vui chơi ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
- Phạm vi áp dụng SKKN:
Lớp chồi 2, trường MN Thiên Lý, Quận Tân Phú.
II –NỘI DUNG CHÍNH:
- Thuận lợi :
Nhà trường có tủ sách và nhiều tài liệu phong phú để tham khảo
Trường trang bị nhiều đồ dùng đồ chơi hoạt động ngoài trời đa dạng và phong phú .
Bản thân thường xuyên học hỏi các đồng nghiệp qua các buổi dự giờ hoạt động và tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động vui chơi theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ.
Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động và học sinh thì tích cực tham gia các trò chơi.
- Khó khăn :
Vị trí khu vực trường không phù hợp với đất trồng cây, cây trồng khó phát triển nên tạo môi trường có mảng xanh rất vất vả luôn đòi hỏi sự bao quát chăm chút thường xuyên cây mới có thể phát triển .
Đa số phụ huynh ở lớp đều là thành phần lao động nên trò chuyện cùng trẻ về thế giới xung quanh trẻ còn hạn chế, đa phần là cô cung cấp cho trẻ kiến thức.
- Biện pháp xử lý :
@. Biện pháp 1: Đa dạng các trò chơi ngoài trời .
Thực trạng trường tôi là một trường có diện tích sân rộng, sỉ số cháu hợp lý nên việc tổ chức cho các cháu vui chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thể của từng nhóm rất thuận tiện. Riêng với lớp tôi ngoài việc tách nhóm cho cháu hoạt động, tôi còn chủ động tìm tòi những nội dung hoạt động ngoài trời , những trò chơi vận động, trò chơi dân gian gắn với chủ điểm và gắn với những mốc thời gian phù hợp .
- Các trò chơi phát triển giác quan:
– Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót, ngửi mùi hoa, mùi cỏ, mùi của lá cây, cảm nhận ánh nắng mặt trời, qua trò chơi ai tinh mắt, đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay, ai thính tai, đoán xem tiếng động gì…
- Các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ:
– Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính chất của chúng. Chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tựơng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm….
– Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chúng nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả….
– Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người.
- Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ: Chơi vớicác đồ chơi có sẵn trong trường
– Thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu tuột, các vận động bò trừơn trèo tung ném chuyền bắt, leo qua các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò rèn cho trẻ sự khéo léo nhanh nhẹn của đôi bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm.
– Tổ chức cho cháu chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu hút trẻ như : trò chơi đoàn kết, trời nắng trời mưa, bắn súng, đổi chỗ cho bạn, bẫy cá, cá sấu lên bờ… hoặc cũng có thể hát cho cháu hát theo một số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: Bạn ở đâu, qủa bóng tròn, ra đây xem…
– Ngoài những trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ, tôi cũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.
Ví dụ: Trò chơi đổi chỗ có thể thay đổi tên là bão thổi, gió thổi, tìm bạn…
-Trò chơi Kéo co có thể thay đổi tên là Kéo pháo
– Cùng làm với cô những đồ chơi ngoài trời : quả cầu làm từ dây nilon và nắp nhựa, bông vụ làm từ giấy và ống hút, hay nhặt những chiếc lá khô cùng đếm, so sánh đoán với nhau lá gì…
– Những lốp xe hơi bị bể có thể tận dụng để cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò chui, đi thăng bằng trên lốp xe.
– Phấn vẽ hoăc bất cứ những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận dụng cho trẻ hoạt động ngoài trời cũng là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ
- Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ điểm: Bong bóng bay, Chèo thuyền, Đàn chuột con…
Ví dụ: Chủ điểm mùa xuân, sưu tầm thêm những trò chơi dân gian trong lễ hội mùa xuân dạy cháu chơi: đá cầu, nhảy dây, ném còn, bịt mắt bắt dê
@ Biện pháp 2: Cách tổ chức trong các hoạt động liên ý để tạo hứng thú cho trẻ, trẻ có thể trải nghiệm qua hoạt động trẻ được học trong lớp.
- Hoạt động quan sát :
- Cho trẻ kể chuyện về đặc điểm của hoa mà trẻ có.
VD : Các bạn biết mình là hoa gì không?
- Hoa mình đặc biệt có 5 cánh và nở vào mùa xuân
- Hoa có màu vàng và chỉ nở ở miền Nam nước mình.
Qua đó trẻ có thể kể sáng tạo theo suy nghĩ của mình về một số loại hoa.
VD : Tiết toán với số lượng 5 và chủ đề về các loại hoa.
– Hoa sống ở đâu.
– Làm cách nào để chăm sóc cây.
- Không nên kéo dài thời gian quan sát bởi vì sẽ có thể làm phản tác dụng giáo dục trẻ. Trẻ cần được hoạt động và kết thúc trong tâm trạng tích cực…
- Đối tượng và yêu cầu quan sát phải phù hợp và kích thích được tư duy của trẻ.
@ Biện pháp 3: Sưu tầm,sáng tạo đồng dao, hò vè, câu đố … ứng dụng vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục.
VD : Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui vẻ nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ về các từ khó như chữ “ v, r “ rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường sạch ở mọi nơi và phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên
Ve vẻ vè ve
Thấy lá vàng rơi
Cùng nhau thi đua
Nhặt lá vàng rơi
Sân trường thêm sạch
Thêm sạch cái mà thêm sạch.
Các bạn ới ời ơi
Cùng nhau thi đua
Tranh tài vẽ đẹp
Xem ai sáng tạo
Được các bạn khen
Được khen cái mà được khen.
VD:Trò chơi bẫy cá : Chơi tập thể với số lượng từ 10 bạn trở lên.
Luật chơi :Khi nghe hiệu lệnh thì những bạn làm bẫy sẽ ngồi xuống , những bạn nào còn nằm trong vòng tròn thì sẽ bị bắt và thay thế làm bẫy.
Cách chơi : Chia làm hai nhóm, một nhóm làm bẫy và nhóm còn lại làm cá Nhóm làm những con cá thì hai tay chụm lại, lượn sóng chạy ra chạy vào vòng tròn còn những bạn làm bẫy thì nghe hiệu lệnh nắm chặt tay và ngồi xuống. Khi bắt đầu chơi cả hai nhóm đều hát bài hát cá vàng bơi. Khi đã bắt hết cá thì các bạn đổi vai cho nhau.
Với trò chơi này giúp cho trẻ củng cố lại các bài hát mà trẻ đã được học và phát triển các cơ cho cho trẻ nhanh nhẹn qua các hoạt động chạy, uốn lượn tay khi chạy đồng thời kích thích cho trẻ hứng thú khi được vận động chơi.
Thông qua những câu chuyện kể trong lớp cô có thể gợi ý cho trẻ một số hình ảnh trong sân trường và trẻ có thể sáng tạo câu chuyện trong chuyện qua hình ảnh đó.
VD : Chủ đề Mùa xuân, cô kể cho trẻ nghe câu chuyện về cô tiên mùa xuân và khi cô tiên mùa xuân đến thì mọi vật đều xanh tươi , ban cho các loài hoa có nhiều màu sắt đẹp. Khi trẻ quan sát hoa cúc trong vườn chỉ thấy màu vàng thì cô gợi ý cho trẻ sáng tạo về câu chuyện của loài hoa cúc có nhiều màu. Qua đó cũng giúp cho trẻ có trí tưởng tượng và tính sáng tạo phong phú trong nhận thức của trẻ, đồng thời giáo dục cho trẻ tính thẩm mỹ về vẻ đẹp của các loài hoa và ngôn ngữ của trẻ khi dùng từ cũng phong phú hơn.
@ Biện pháp 4:Chuẩn bị tận dụng các nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động chơi thiên nhiên.
– Để cho trẻ có sự ham thích khám phá tự nhiên ta cần cho trẻ quan sát các hiện tượng sự vật xung quanh mình.
VD : Trẻ xuống sân trường thấy nhiều lá vàng thì cô cho trẻ thi nhau nhặt lá vàng và cùng trò chuyện với nhau về
lá vàng.
- Đố bạn đó là lá của cây gì? Tại sao bạn biết.
- Tại sao lá rụng , quan sát trên cây lúc này như thế nào.
- Cây cần gì để sống , người ta trồng cây để là gì .
- Theo bạn mình bảo vệ cây bằng cách nào.
- Quan sát xem có bao nhiêu cây cùng giống với loại cây này.
– Đồng thời để tạo hứng thú cho trẻ chơi với thiên nhiên cô gợi ý cho trẻ đem nhiều nguyên vật liệu mở như các loại hạt đã luộc sẵn, cọng rau muống, cỏ… và thay đổ nhiều hình thức cho phong phú.
– Cô gợi ý cho trẻ chơi, giúp trẻ sáng tạo trong sản phẩm của mình.
VD : Tạo bức tranh bằng lá cây
- Đi nhặt nhiều loại lá khác nhau (Lá tròn, dài, răng cưa, to, nhỏ…), phân loại lá theo đặc điểm.
- Sau đó tô màu một mặt với nhiều màu sắc khác nhau, rồi dán lên tờ giấy A3 hoặc A4 tạo thành bức tranh rất đẹp.
- Xâu hạt bằng hạt đậu đã luộc sơ qua mềm.
- Sỏ vòng bằng cọng rau muống
- Xếp hình các con vật bằng lá cây…
@ Biện pháp 5: Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ.
– Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
– Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm .
– Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.
– Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
– Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
– Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
2. Hiệu quả ban đầu :
Cháu hứng thú và tích cực hưởng ứng theo hoạt động của trò chơi.
Qua một năm tiến hành và sửa đổi theo nhiều cách khác nhau để tìm ra những hướng tốt nhất cho cháu khi hoạt động ngoài trời tôi nhận thấy đa số cháu đã trở nên nhanh nhẹn, chủ động trong mọi hoạt động rõ rệt, cụ thể là các cháu có tính nhút nhác như : Bé Minh Châu, Vinh Cường, Hạnh Thi, Gia Huy…, đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và không còn rụt rè nhút nhác như lúc đầu năm học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế giới xung quanh.
Mặt khác những cháu khác trong lớp đã nắm đựơc một số kiến thức khoa học, kiến thức xã hội khi tham gia tích cực vào những hoạt động thiên nhiên, hoạt động ngoài trời. Chẳng hạn cháu hiểu được:
- Làm thế nào để vườn cây của bé luôn xanh tươi sạch sẽ?
- Tại sao lại có hiện tượng sấm chớp khi trời mưa?
- Trong đất có những gì?
- Phải nói chuyện như thế nào để vừa lòng người nghe?….
3. Kiểm nghiệm (so sánh kết qủa).
III .MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
- Tích cực :
– Luôn tìm tòi, sáng tạo nhiều trò chơi mới lạ và thay đổi nhiều hình thức trò chơi để thu hút sự hứng thú của trẻ.
– Học hỏi nhiều kinh nghiệm của các đồng nghiệp qua các trò chơi, tạo tình huống cho trẻ hứng thú.
– Trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.
– Phụ huynh an tâm khi thấy trẻ ham thích đi học.
- Hạn chế :
– Cần sưu tầm nhiều trò chơi mới lạ lôi cuốn và hấp dẫn trẻ.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
– Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệp ở trường đó là một bài học để mình thử nghiệm phương pháp dạy của mình trên trẻ, qua đó ta thấy được những trò chơi nào nên áp dụng và áp dụng vào lúc nào, vào thời điểm nào để lôi cuốn sự chú ý của trẻ và tạo cho trẻ sự hứng thú, thoải mái trong khi chơi.
– Với đồng nghiệp cùng học hỏi những kinh nghiệm qua những trò chơi dân gian, phương pháp gây hứng thú cho trẻ khi quan sát …
V/ KẾT LUẬN :
Qua một năm cho cháu hoạt động ngoài trời theo các phương pháp trên tôi nhận thấy cháu trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động trong mọi hoạt động tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Cháu biết suy nghĩ và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời
Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà còn là niền vui lớn của cô giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục.
Ngày tháng năm
Người viết