Archive
Giáo án Làm quen chữ u,ư
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ điểm : NGHỀ NGHIỆP
Đề tài: Chữ U – Ư
Nhóm lớp: Lá.
Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
_ Qua lời nhận vật “bướm” trong câu chuyện “ Bác sĩ Ai –Bô-Lít làm việc” ta nhận ra chữ u, ư trong từ và câu.
_ Biết đặt tên nhân vật kèm theo tính cách, hành động của nhân vật.
_ Trẻ điền khuyết u, ư vào các từ chỉ tên nhân vật trong truyện.
_ Trẻ tiếp tục được củng cố các thanh huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và thanh ngang.
- Kỹ năng:
_ Nhận biết , phân biệt chữ u, ư. Đặt từ có chữ u, ư và nói tiếng với các thanh khác nhau.
_ Chú ý lắng nghe sự thay đổi theo tiếng, rèn sự chú ý thính giác và ghi nhớ
_ Tô viết con chữ
- Phát triển:
_Phát triển thính giác âm vị, khả năng chú ý, điều chỉnh giọng nói.
- Phát triển trí nhớ có chủ định.
- Giáo dục:
_ Tính kỷ luật, tập trung trong tập thể
Chuẩn bị:
_ Trước khi tổ chức giờ học, cô chuẩn bị một số hoạt động khác cho trẻ làm quen như:
+ MTXQ : Trò chuyện với trẻ về chăm sóc sức khỏe, tên các bệnh nhân có chứa chữ u, ư.
+ Tạo hình: Trẻ tô màu, vẽ sáng tạo, cắt dán chữ u, ư.
+Âm nhạc: Cho trẻ nghe và hát các bài hát về nghề nghiệp
Đồ dùng học cụ:
_ Giấy khổ lớn ghi các cấu lời của bướm.
_ Giấy khổ trắng lớn, bút viết bảng.
_ Giấy viết từ còn trống chữ u, ư
_ Viết chì cho mỗi trẻ
_ Thẻ chữ u,ư
Hoạt động góc:
Góc LQCV: giấy rời điền khuyết, tập tô trang u, ư, sách bút chì.
Góc tạo hình: tập: “ Bé vui học chữ:, tạp chí, kéo hồ, bút màu
Góc văn học: sách truyện , bút các loại
Góc đóng vại: Mũ vác nhân vật , trang phục
Phương pháp, biện pháp
Trực quan
Trò chơi
Thực hành
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | ||||
Hoạt động 1: Cho trẻ chơi tự do, nhẹ nhàng với các bạn. Cô đóng vai nhân vật bướm xuất hiện: “ Chào các bạn, các bạn có biết tôi là ai không? Các bạn hãy đặt cho tôi một cái tên thật hay đi nào?” Bướm dẫn các bạn đi chơi: “ Ối, ối, cánh của mình bị rách rồi, các bạn gọi bác sĩ giúp mình với” _ Cô và trẻ đọc: “ Bác sĩ ơi, bác sĩ Cánh cháu bị bỏng rồi Đau đau lắm bác ơi Bác chữa cho cháu với Đau đau lắm bác ơi” _ “ Cám ơn các bạn, đây là lời nói của mình mà các bạn vừa giúp mình gọi bác sĩ. Bướm muốn các bạn hãy tìm những chữ cái mà các bạn đã học rồi, các bạn sẽ đọc lên cho cô của các bạn nghe” ( Cô dẫn trẻ đến bảng, giao nhiệm vụ và đi cất mũ và cánh)
|
Trẻ nói chuyện tự do với các bạn. Trẻ quan sát, đặt tên cho nhân vật.
Trẻ và cô cùng đoc thơ.
Trẻ đọc các chữ cái. |
||||
Hoạt động 2: Trò chơi: _ Cô và các con sẽ chơi trò chơi với chữ “u, ư” này nhé!
|
_ Trẻ nghe cách chơi và luật chơi.
_ Trẻ chơi. |
||||
Hoạt động 3: “ Nghe sự thay đổi trong tiếng và trong các âm thanh” _ Cho trẻ đứng vòng tròn. Cô nói “Lắng nghe, lắng nghe” , “Hãy chú ý lắng nghe và lặp lại những từ cô nói” Ví dụ:
( Cô tăng dần số lượng sau mỗi lần chơi, có thể cho trẻ so sánh sự khác nhau khi phát âm các từ) _ “Gió thổi, gió thổi”. Thổi tiếng các con đọc có dấu thanh Ví dụ:
( Bạn trai nói, bạn gái kiểm tra và ngược lại) |
Trẻ đứng vòng tròn lắng nghe
Trẻ nghe và chơi thêm dấu thanh, đọc to. |
||||
Kết thúc |
- Hoạt động góc:
Góc LQCV: _ Trẻ tiếp tục điền khuyết chữ vào giấy rời
_ Thực hiện với vở tập tô
_ Viết tên nhân vật có chữ u, ư.
Góc tạo hình: _ Thực hiện trang chữ u, ư
Giáo án làm quen chữ cái S x
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Làm quen chữ cái S, X
Nhóm lớp: Lá
- Mục đích yêu cầu:
– Trẻ nhận biết các khoảng khắc thời gian trong ngày và gọi tên các khoảng khắc thời gian đó.
– Làm quen với chữ S, X, phát âm đứng 2 chữ cái S, X.
– Nhận biết và phân biệt mặt chữ cái S và X theo cách phát âm.
– Nhận biết chữ cái S, X trong các từ.
– Giáo dục trẻ biết chia sẻ cùng bạn và nhường nhịn bạn.
– Nhanh nhẹn, tự tin và biết chia sẻ, phối hợp cùng bạn trong các hoạt động.
- Chuẩn bị:
– Bài giảng soạn trên PP.
– Các thẻ hình chữ S, X rời.
– Các tranh bên dưới có từ có chứa chữ S, X
– Các chữ S, X khổ A4 để trẻ tô màu và trang trí
III. Tiến Hành:
- Hoạt động 1: Chữ S và X.
Trẻ làm quen với chữ cái S và X thông qua các hoạt động trên máy tính.
Làm quen với chữ S, X cách phát âm chữ S, X các đọc từ có chứa chữ S, X
Làm quen với 2 loại chữ: chữ hoa và chữ thường.
- Hoạt động 2: Trò chơi: Tìm chữ đúng
Cho trẻ điền chữ S, X trong các từ.
- Hoạt động 3: Xem ai khéo
Cô cho trẻ cắt các chữ S, X (cả chữ hoa và chữ thường) trong giấy ra, trẻ tô màu và trang trí các chữ để trang trí trong lớp.
Làm quen với chư cái b d đ
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN CHỮ CÁI
Lĩnh vực phát triển :Phát triển ngôn ngữ
I./ Mục đích – yêu cầu:
– Trẻ nhận biết và gọi đúng tên chữ b, d, đ
– Rèn luyện kỹ năng phát âm và khả năng nhận biết mặt chữ một cách nhanh nhẹn. – Trẻ tích cực tham gia hoạt đông cùng cô và bạn.
II./ Chuẩn bị :
– Tranh quả dừa, quả đu đủ, quả bầu
III./ Tiến trình họat động
1.Hoạt động 1 : Hát và trò chuyện về nội dung bài hát: “vườn cây của ba” – Cô mở nhạc và cho trẻ cùng hát và nhún nhảy theo nhạc.
– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
– Các con vừa hát bài gì vậy?
– Vườn cây của ba có quả gì vậy?
– À! Vườn cây của ba có nhiều quả, có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất tốt cho cơ thể các con. Các con nên ăn nhiều trái cây để nhanh lớn, thông minh, học giỏi nhé.
– Ngòai các quả đó cô có thêm những quả khác nữa các con hãy nhìn xem nhé! 2.
Hoạt động 2: làm quen chữ b d đ
– Các con xem đây là quả gì? (Cô đưa tranh quả bầu lên)
– À ! Trên tranh là quả bầu và dưới tranh cô có từ “Quả bầu” – Bạn nào giỏi cho cô biết từ bầu có mấy chữ cái? – Đúng rồi! Bây giờ cô mời 1 bạn lên chỉ những chữ cái đã học nhé.
Ngoài những chữ đã học rồi, bạn nào biết những chữ cái còn lại nữa nào.
-Cho trẻ chỉ chữ cái trẻ đã biết
-Cho trẻ đọc chữ b – Bây giờ cô và các con nhìn xem chữ b có mấy nét? – Chữ “b” có 2 nét, 1 nét thẳng đứng, 1 nét cong khép kín
– Ở đây cô có chữ “b in”, cô có thêm “b viết” – Cô đọc câu đố: Trên trời có giếng nước trong Con kiến chẳng lọt, con ong chẳng vào Đố là quả gì? – À! Trên đây cô có tranh quả dừa và dưới tranh cô có từ “quả dừa”
Hôm nay con học chữ “d” – Trên đây cô có chữ “d in” ngòai ra cô còn có thêm chữ “d viết”
– Cô mời, cô mời? Mời bạn nào cho biết chữ “d” có nét gì nào?
Cho trẻ đọc chữ d theo nhiều hình thức khác nhau.
Cô cho trẻ so sánh chữ b và chữ d
Cô khái quát lại: Chữ b và chử d giống nhau đều có nét thẳng đứng và nét cong khép kín , còn khác nhau chữ b có nét thẳng đứng bên trái, chữ d có nét thẳng đứng bên phải
– Lắng nghe
– lắng nghe
Tên em chẳng thiếu chẳng thừa
Ăn vào mát lạnh ngọt thanh như đường
-Đố các con biết là quả gì?
– Các con giỏi lắm, cô có tranh quả đu đủ, và dưới tranh cô có từ “quả đu đủ” – Cô mời bạn nào tinh mắt lên lấy giúp cô 2 từ giống nhau nha – Đây là chữ “đ” hôm nay các con học chữ “đ” – Ở đây cô có chữ “đ in”, “đ viết” – Bây giờ các con nói cô biết chữ “đ” có nét gì? – Chữ “đ” có 3 nét , 1 nét cong khép kín, 1 nét thẳng đứng và 1 nét gạch ngang ngắn
– Các con nhìn xem chữ d, đ giống và khác nhau chổ nào?
– – Chữ d và chữ đ giống nhau đều có nét cong bên trái và nét thẳng đứng bên phải nhưng khác nhau là chữ d không có nét gạch ngang còn chữ đ có nét gạch ngang Hoạt đông 3: chơi trò chơi 1:“ tìm đúng chữ”
Cô mở tranh cho trẻ xem và trẻ tìm chữ còn thiếu ở trong bức tranh.
chơi trò chơi 2: “về đúng nhà”
– Cách chơi: Cô chia trẻ làm 3 đội khi có hiệu lệnh thì các đội chạy về nhà có chữ cái theo yêu cầu của cô
-luật chơi:Đội nào về trướccó nhiều bạn về đúng nhà thì thắng
Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 lần. Sau mỗi lần chơi cô kiểm tra và cho trẻ đọc lại chữ trẻ vừa vào.
Kết thúc chuyển hoạt động
Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 tuổi
Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 tuổi
Trong khi dạy trẻ 5 tuổi phát âm đúng, chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính lá do bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn thiện. bên cạnh còn có cả nguyên nhân do người lớn phát âm sai nên trẻ bắt trước theo. đặc biệt khi dạy trẻ phát âm hai phụ âm L – N, tôi nhận thấy trẻ rất khó nhận biết, hay lẫn lộn nên phát âm thường sai. Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Rèn phát âm chữ cái L – N cho trẻ 5 tuổi” và đã tìm ra một số biện pháp cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác phụ âm L – N
Muốn cho trẻ phát âm đúng, trước tên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác. Do ảnh hưởng của Thổ ngữ tôi đã phát âm không chuẩn phụ âm L – N nên đã tự rèn luyện phát âm cho mình như sau:
Tôi đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm đầu L – N biết được cấu tạo đặc điểm và cơ chế phát âm của 2 phụ âm L – N, sau đó tôi tập phát âm hàng ngày vào những thời gian rảnh rỗi bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao… có nhiều phụ âm L – N.
Bên cạnh đó tôi làm những bài tập trắc nghiệm điền các phụ âm L – N, các từ, câu có chứa phụ âm L – N từ dễ đến khó hoặc tự tìm ra những ví dụ khác để làm phong phú nội dung luyện tập phát âm L – N cho mình.
Khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm L – N để sửa sai. để kiểm nghiệm và thiết thực cho việc rèn phát âm của mình tôi tham gia gia tích cực cuộc thi “Nói và viết đúng tiếng Việt” do nhà trường tổ chức.
Sau 1 thời gian luyện tập tích cực tôi đã phát âm chuẩn xác, rõ ràng, có âm điệu làm tăng hiệu quả bài giảng và tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với mọi người cũng như khi giao tiếp với trẻ.
Biện pháp 2: Sửa sai lỗi phát âm phụ âm L – N thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cái,
Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác hóa kiến thức cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn tin khác nhau. Với hoạt động “với hoạt động làm quen với chữ cái L – N”, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi hướng dẫn luyện cách phát âm cho trẻ như sau:
Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm chữ L – N cho trẻ hiểu.
– L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi trên.
– N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với lưỡi dưới.
Song nếu cô chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà mà tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần từng phụ âm với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi cho trẻ cùng đọc đồng thanh vài lần, sau đó gọi cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ yêu cầu trẻ nhìn khuôn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần.
Ví dụ: Cháu Đạt, Tiến, Toàn, Duy, Hải Anh… được cô gọi thường xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi, đọc lại, cô sửa để trẻ nhớ về và biết cách đọc.
Qua hoạt đồng với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song còn một số trẻ đọc sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên, đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản và mệt mỏi tôi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi hoạt động.
Trò chơi: Ai đúng
Cho trẻ đọc bài thơ có nhiều chữ L – N do tôi sáng tác, chọn đúng chữ cái để đọc nhiều lần:
Là lá la la
Chúng ta cùng đếm
Bạn cố nhanh lên
Tìm ngay chữ này
Yêu cầu trẻ khi nghe cô phát âm “L” hoặc “N” trẻ chọn đúng giơ lên, đọc to, các cháu ngồi cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này trẻ vừa nhận biết và phát âm đúng chữ L – N, đồng thời phát âm chuẩn các từ có chứa chữ cái L – N trong bài thơ.
Trò chơi: Tìm chữ
Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sáng tác hoặc sưu tầm viết chữ to có nhiều từ chứa chữ cái L – N. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân những chữ cái vừa học.
Là lá la la
Em là bé giỏi
Em là bé ngoan
Ngày giúp mẹ chăm làm
Lau nhà, múc nước
Tưới vườn na xanh
Hoặc:
Mẹ đi làm về
Thấy đầu chum nước
Hoa na thơm nức
Quả na non xanh
Lủng lẳng trên cành
Mẹ cười vui vẻ
Nhà lau sạch sẽ
Con đến là ngoan
Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như trò chơi tìm nhà đọc chữ, thả bóng đọc chữ, đá bóng đọc chữ, quà tặng cho bạn có tên phụ âm đầu là L – N (tặng cái làn cho bạn Lan, tặng quả táo cho bạn Nam …) hoặc trò chơi hát đối, đọc chữ … tùy thuộc vào mức độ hứng thú hoạt động của trẻ.
Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái L – N.
Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ L – N, số trẻ phát âm đúng đã tăng, song để trẻ nhớ lâu, phát âm không sai khi 2 phụ âm nằm trong các từ tôi tiếp tục rèn trẻ ở các hoạt động khác.
Biện pháp 3: Rèn trẻ phát âm chữ cái L – N thông qua các hoạt động khác
Hoạt động chung
Như chúng ta đã biết trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên, vì vậy cô giáo phải luôn luôn tạo ra những tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ ôn luyện thường xuyên. Một trong những tình huống cô có thể tạo ra một cách tự nhiên và đạt hiệu quả là lồng ghép chữ L – N vào trong các hoạt động chung khác.
– Ở hoạt động giáo dục âm nhạc:
Tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng nhạc rõ lời mà rất chú ý dạy trẻ hát chuẩn các từ. Khi trẻ hát, có những lúc tôi cho trẻ hát không có nhạc đệm để sửa cao độ, trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt với những bài hát có nhiều câu, từ có phụ âm đầu L – N.
Ví dụ: Bái “ Thật lá hay” có câu: “li lí li, lí lì li…”
Bài “Mùa xuân đến rồi” có câu: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi”
Bài “Bác đưa thư vui tính” có đoạn “… cầm lá thư, nói cảm ơn này em bé ngoan cầm ngay lá thư…”.
Bài “Vườn trường mùa thu” câu: “là la la, lá la la…”.
Trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, tôi quan tâm đến giọng đọc, giọng kể của trẻ, phát hiện cách phát âm sai của trẻ để sửa, tôi thường chú ý tới những bài thơ có nhiều phụ âm L – N như:
“Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
“Rồi hôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
“Này chú gà nâu
Này chú vịt bầu…”
– Ở hoạt động thể dục vận động:
Tôi sửa cách phát âm cho trẻ bằng cách dán chữ cái L – N cho trẻ phát âm kết hợp vận động qua các bài tập vận động với bóng như: chuyền bóng bên phải, bên trái, lăn bóng theo đường dích dắc, tung bóng, bắt bóng…
Hay bài tập bật nhảy: bật qua 4 – 5 vòng, bật tách chân tôi viết chữ vào các ô để trẻ vừa bật nhảy vừa kết hợp đọc chữ.
Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm 2 phụ âm L – N cho trẻ vào các hoạt động khác như: hoạt động tạo hình, hoạt động với MTXQ, làm quen với một số biểu tượng về toán.
Tuy nhiên để sửa “ngọng” cho trẻ không chỉ chú ý đến hoạt động học tập khác trong này, trẻ luôn cần có sự quan tâm của cô.
Hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
Trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng (cái lá này màu nâu, hoặc nụ hoa này chưa nở…) trẻ nói những nhận xét và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi sửa ngay cho trẻ nếu trẻ nói chưa đúng.
Hoặc giao tiếp giữa các cháu với nhau, khi trẻ gọi tên bạn hay nói chuyện với bạn tôi chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi yêu cầu trẻ nhắc lại câu trẻ vừa nói và chậm rãi nói lại từng từ, khuyến khích trẻ nói theo.
Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn, ngay trong giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi thường tổ chức chơi trò chơi dân gian có lời như: Nhảy lò cò, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, kiếm chúa na… trong thời gian ngắn giữa các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài ca dao, đồng giao hoặc một số bài thơ do tôi sưu tầm và sáng tác có chứa phụ âm L – N.
Kết hợp với phụ huynh sửa lỗi cho trẻ
Ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó, đặc biệt là chữ L – N để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho trẻ khi ở nhà. Với một số trẻ các biệt về phát âm, tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua những quyển truyện tranh trong có lời đối thoại nhiều phụ âm L – N và dành thời gian đọc, kể cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại chuyện. Động viên phụ hynh mua những băng, đĩa hát của nhà văn hóa thiếu nhi Hà Nội hay của Vụ giáo dục Mầm non cho trẻ nghe và hát theo. Ngoài ra tôi còn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình , giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà. Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm chuẩn mực giúp trẻ ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng phụ âm L – N.
Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau:
Để hình thành thói quen này,tôi luôn gần gũi, giao tiếp với trẻ, yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe, phát hiện chính bản thân và các bạn, tôi kịp thời động viên các những cháu có ý thức phát âm đúng, đồng thời khích lệ các cháu phát hiện lỗi phát âm của các bạn khác, nhắc nhở bạn sửa ngay.
Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm” có câu
“Này chú gà nâu…
Này chị vịt bầu…”
Khi phát hiện có 1 số trẻ đọc sai phụ âm L – N tôi yêu cầu trẻ đọc lại và hỏi trẻ đọc như thế đã đúng chưa. Tại sao chưa đúng? Đọc như thế nào là đúng? Tôi cho trẻ đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của bạn mình. Với nhiều lần làm như vậy tôi đã giúp trẻ có thể tự phát hiện lỗi phát âm của mình và các bạn trong lớp.
Qua một thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp trên rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, đặc biệt số cháu đã phát âm chuẩn và biết pháp hiện các bạn torng lớp pháp âm chưa đúng tăng lên. Qua khảo sát kết quả đạt được như sau: (xem bảng thống kết qua khảo sát).
Kết quả khảo sát | |||||
Nội dung | Trước khi thực hiện các biện pháp | Sau khi thực hiện các biện pháp | So sánh | ||
Số trẻ | Tỉ lệ | Số trẻ | Tỉ lệ | ||
Số trẻ phát âm nhầm lẫn 2 phụ âm L – N | 5/35 | 14,29% | 2/35 | 5,72% | Giảm 8,57% |
Số trẻ phát âm sai phụ âm N | 6/35/ | 17,14% | 3/35 | 8,57% | Giảm 8,57% |
Số trẻ phát âm sai phụ âm L | 20/35 | 57,14% | 3/35 | 8,57% | Giảm 48,57% |
Số trẻ phát âm đúng 2 phụ âm L – N | 4/35 | 11,43% | 27/35 | 77,14% | Giảm 65,71% |
Bài học kinh nghiệm
1. Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên sau, các giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt” luôn chú trọng tới lời nói khi giao tiếp với trẻ, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi.
2. Cô giáo phải gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, quan tâm chú trọng tới lời nói của trẻ trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người đèn rèn luyện uốn nắm trẻ kịp thời.
3. Cô linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ.
4. Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho trẻ có kết quả tốt.
giáo án thế giới thực vật 5 tuổi
Giáo án LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Đề tài: TẠO NHÓM VỚI SỐ LƯỢNG 5
- Mục đích yêu cầu:
– Kiến thức: Trẻ biết tạo nhóm vật có số lượng 5, trẻ biết cách chia nhóm, tách gộp nhóm có số lượng 5.
– Kỹ năng: Phân nhóm, tách gộp các đối tượng có số lượng 5.
– Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ, ngôn ngữ toán học.
– Giáo dục: Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoat động.
- Phương pháp – biện pháp:
– Trực quan, đàm thoại.
– Bài tập, trò chơi.
III. Chuẩn bị:
– Số 5, băng nhạc bài “Màu hoa”.
– Mô hình vườn hoa.
– Hoa rời, giáo cụ của cô (hoa 5 cái), hoa rời trong rổ hơn 5 cái cho trẻ
– Rổ đựng, tranh vẽ các loại hoa (5 tranh).’
- Nội dung kết hợp:
Âm nhạc: Bài “Màu hoa”, bài “Lý cây bông”.
- Tiến trình:
Hoat động của cô | Hoat động của trẻ |
– Cô và trẻ hát bài hát “Màu hoa” – Các con vừa hát bài gì? – Trong vườn hoa các con thấy có những loại hoa gì? – À, cô cũng có một vườn hoa, cô mời các bạn cùng tham quan. Các loại hoa trong vườn cô trồng có số lượng như thế nào? – Các con có nhận xét gì về vườn hoa này? – Cô mời một bạn lên chỉ cho cô xem loại hoa nào có số lượng 5? – Tại sao các con biết loại hoa này có số lượng 5? – Tại sao con không chọn loại hoa kia mà chọn loại hoa này? – Vậy cô làm sao để nhóm hoa này có số lượng 5? – Trong lớp mình có nhóm đồ chơi nào có số lượng 5? – Lớp mình có biết số 5 chưa? – Chỉ cho cô xem số 5 có ở đâu trong lớp mình?
– Cô mời cả lớp hát bài hát “Lý cây bông”. – Trong bài hát có mấy loại hoa? – Cô gắn các loại hoa lên bảng. – Bây giờ cô muốn tặng cho cô Hiệu trưởng, một nửa cho cô Trang, cô sẽ chia hoa như thế nào? – Mời trẻ đoán xem có mấy cách chia thành 2 nhóm. – Ở đây cô có rất nhiều hoa, cô để trong rổ, cô mời các con lên lấy hoa. – Trong rổ của con có nhiều hoa không? Bây giờ con hãy chọn ra cho cô 5 bông hoa. – Cô muốn, cô muốn. – Cô muốn các con chia nhóm 5 bông hoa thành 2 nhóm nữa, con sẽ chia như thế nào? – Cô mời 2-3 trẻ nói lại cách chia. – Vậy mình có mấy cách chia? – Cô chia 1-4, 1 bên 1 và 1 bên 4, khi cô gộp lại thì cô có bao nhiêu bông hoa? – Bây giờ cô sẽ chia cách khác 2-3, 3-2. – Tổ chức cho trẻ chia nhóm. – Chơi trò chơi “Gieo hạt”.
Hoạt động 3: Trò chơi ai nhanh hơn – Kết nhóm, kết nhóm. Kết mỗi nhóm 5 bạn. – Cô phát cho mỗi nhóm 1 tờ A3 vẽ các loại hoa có số lượng khác nhau. – Yêu cầu: Trẻ dùng bút màu đỏ khoanh tròn nhóm có số luợng 5, dùng bút màu xanh chia nhóm có số lượng theo 3 cách chia mà trẻ đã biết. – Cho trẻ thực hiện. – Cô đến từng nhóm xem trẻ làm có đúng không. – Con chia nhóm số lượng 5 này theo cách nào?
– Cô cho trẻ tạo hình (vẽ, nặn) những loại hoa có số lượng 5 mà trẻ thích. – Cô nhận xét và tuyên dương. – Kết thúc giờ học. |
– Trẻ hát cùng cô. – Màu hoa – Trẻ kể tên.
– Trẻ trả lời tự do. – Trẻ lên chỉ.
– Trẻ trả lời. – Trẻ trả lời.
– Gắn thêm hoa vào. – Trẻ trả lời – Trẻ lên chỉ.
– Trẻ hát cùng cô. – Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe.
– Muốn gì, muốn gì?
– 3 cách chia. – 5 bông hoa.
– Trẻ chơi cùng cô – Trẻ kết nhóm. – Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện.
|
Đề tài: Mừng sinh nhật Bác
Mừng sinh nhật
————— ôôô —————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
– Biết ngày sinh nhật của mình và cảm nhận được ý nghĩa ngày sinh nhật đối với bản thân.
– Hiểu nội dung bài hát, hát đúng giai điệu , thể hiện diễn cảm bài hát.
– Rèn kỹ năng tạo hình, biết phối hợp các kỹ năng đã học để tạo thành sản phẩm riêng của bé.
– Phát triển tai nghe , khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc.
– Giáo dục trẻ ý thức tự lực trong các hoạt động.
- CHUẨN BỊ :
– Giao nhiệm vụ cho trẻ: về hỏi ba mẹ ngày sinh nhật của bé …
– Đàn organ, máy cassette, băng đĩa nhạc …
– Một số các NVL tạo hình cho trẻ hoạt động.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
* Hoạt động 1 :
– Cô mở nhạc bài hát “ Mừng sinh nhật ” cho trẻ nghe qua một lần …
– Trò chuyện cùng trẻ:
+ Đó là bài hát gì vậy nhỉ?
+ Các bạn có biết ngày sinh nhật của mình không? ( hỏi vài trẻ )
+ Bạn nghĩ gì trong ngày sinh nhật của mình?
– Cô nói cho trẻ biết :
+ Ý nghĩa của ngày sinh nhật …
+ Cảm xúc mà người ta thường có trong ngày sinh nhật …
+ Đối với trẻ : được thêm một tuổi, phải thế nào? …
– Cô cho trẻ tự do bày tỏ tâm trạng, cảm xúc về ngày sinh nhật của mình, gợi ý cho trẻ nói theo suy nghĩ của trẻ ( nếu trẻ chưa có thói quen nói, cô có thể dùng hình ảnh kể chuyện sáng tạo để gợi cho
trẻ hứng thú diễn đạt … )
* Hoạt động 2 :
– Cô giới thiệu bài hát “ Mừng sinh nhật ”, lời dịch của Đào Ngọc Dung …
– Cô hát cho trẻ nghe … khuyến khích trẻ hát theo cô ( vài lần )
– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát :
+ Bài hát nói về những hình ảnh gì?
+ Đó là những hình ảnh thường gặp ở đâu?
– Sau đó chia trẻ thành từng nhóm, khuyến khích trẻ vừa hát vừa sáng tạo những cử điệu minh họa
cho bài hát thêm vui, thêm sinh động …
* Hoạt động 3 :
– Cô hỏi trẻ: “ Trong ngày sinh nhật thích tặng quà gì? ”
– Cô cho trẻ làm quà mừng sinh nhật bạn, gợi vài ý tưởng cho trẻ: kết giỏ trái cây bằng, xé dán lẵng hoa, tạo hình các loại ĐC mà trẻ thích ( vẽ, cắt, nặn … )
– Khuyến khích trẻ sáng tạo các sản phẩm ngộ nghĩnh, dễ thương để mừng SN bạn …
giáo án làm quen chữ e ê
giáo án làm quen chữ e ê
Hoạt động học
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Làm quen với nhóm chữ e, ê.
Chủ đề: Gia đình.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái e, ê.
– Phát âm chính xác các chữ cái: e, ê.
– Trẻ tìm và phân biệt được chữ cái e, ê trong từ, trong nhóm.
– Trẻ nhận biết được cấu tạo của chữ cái e, ê.
– Trẻ nhận biết được các chữ cái e, ê thông qua các trò chơi.
2. Kĩ năng:
– Rèn cho trẻ kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của cô và nêu ý tưởng của mình.
– Rèn khả năng quan sát , so sánh cho trẻ.
– Chơi và biết phối hợp với bạn.
3. Giáo dục:
– Giáo dục trẻ tính cẩn thận, kỷ luật trong giờ học.
– Biết yêu thương, giúp đỡ, quan tâm đến mọi người.
II. Chuẩn bị:
– Thẻ chữ cái e, ê ( của cô và của trẻ ).
– Tranh ảnh có từ ghép “em bé” và thẻ từ ghép “búp bê”.
– Các thẻ chữ cái e, ê kiểu in thường, viết thường, in hoa, viết hoa.
– Trẻ ngồi xung quanh cô.
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1:
– Ổn định tổ chức gây hứng thú : cô và trẻ cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
– Cô hỏi một số trẻ: “ Gia đình con có những ai?”, “ Con có yêu em bé không?, Con có giúp mẹ trông em không?…”
* Hoạt động 2: Trẻ làm quen với chữ cái e, ê.
+ Làm quen với chữ “e”:
– Cô có bức tranh và dưới bức tranh có từ : “em bé” (in thường).
– Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh . Rồi cô dùng các thẻ chữ ghép thành từ: “em bé”. Cô đọc : “em bé”
– Cho trẻ đọc từ “em bé”( 3 lần). Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “em bé”,rồi tìm cho cô 2 chữ cái giống nhau, cô giới thiệu trong từ “em bé” có chữ “e”.
– Cô đọc chữ “e” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc.
– Cô cho trẻ quan sát chữ “e” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “e”: có 1 nét gạch ngang và 1 nét cong tròn không khép kín.
– Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “e” in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa.
+ Làm quen với chữ “ê”:
– Cô hỏi ở nhà các con thích chơi đồ chơi gì nào?…
– Cô lại có bức tranh và dưới bức tranh có từ : “búp bê” (in thường).
– Cô cho trẻ quan sát tranh và từ dưới bức tranh . Rồi cô dùng các thẻ chữ ghép thành từ: “búp bê”. Cô đọc : “búp bê”
– Cho trẻ đọc từ “búp bê”( 3 lần). Sau đó cô mời trẻ lên tìm những chữ cái đã học có trong từ “búp bê”,rồi tìm cho cô chữ cái gần giống như chữ “e”mình vừa học, cô giới thiệu trong từ “búp bê” có chữ “ê”.
– Cô đọc chữ “ê” và cho cả lớp đọc, nhóm đọc , cá nhân đọc.
– Cô cho trẻ quan sát chữ “ê” và nói cho trẻ biết về cấu tạo của chữ “ê”: có 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín và 1 cái mũ đội xuôi .
– Cô đưa ra các thẻ chữ và giới thiệu cho trẻ biết về các kiểu chữ “ê” in thường , viết thường, chữ in hoa, viết hoa.
+ So sánh chữ e và ê:
Cô để các thẻ chữ : “e”, “ê”. Cho trẻ đọc lại 1 lần và quan sát; rồi so sánh giống và khác nhau trong 2 chữ.
Giống nhau: Cùng có 1 nét gạch ngang, 1 nét cong tròn không khép kín.
Khác nhau: Chữ “e” không có mũ, chữ “ê” có cái mũ đội xuôi.
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố ôn luyện chữ cái e, ê.
– Trò chơi động: Tìm nhà
+ Chuẩn bị: 3 ngôi nhà có gắn các chữ cái e, ê và khay nhựa để các chữ cái khác nhau.
+ Tiến hành: Cô giới thiệu cách chơi và cho trẻ chơi.
– Trò chơi tĩnh
làm quen chữ cái a ă â chủ đề bản thân
GIÁO ÁN LÀM QUEN CHỮ VIẾT
Đề tài: Làm quen với chữ cái a, ă, â.
Lớp lá.
- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
- Hình thành cho trẻ biểu tượng về chữ cái a, ă, â.
- Kỹ năng:
- Hình thành kỹ năng nhìn, phát âm đúng chữ cái.
- Nghe âm và phát âm đúng.
- Phân biệt được chữ cái trong nhóm.
- Tìm được chữ cái trong từ.
- Đọc từ trái sang phải từ trên xuống dưới
.
- Phát triển:
- Phát triển trí nhớ, tưởng tượng, tư duy ( phân tích đối chiếu so sánh với chuẩn )
- Phát triển thính giác, thị giác.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, vốn từ.
- Phát triển khả năng hình thành mối liên hệ tương ứng 1:1 giữa âm thanh và từ.
- Giáo dục:
- Giáo dục trẻ tính cẩn thận, tính kỷ luật trong giờ học.
- Chơi và biết phối hợp với bạn.
- Chuẩn bị:
- Thẻ chữ cái a, ă, â
- Tranh ảnh về đồ vật trong gia đình ( Dán sẵn trên bảng có che đậy)
- Rổ đựng chữ cái.
- 3 ngôi nhà có dán chữ cái a, ă, â.
- Thơ.
- Trò chơi gió thổi, tìm nhà.
- Loại giờ – Phương pháp:
- Cung cấp kiến thức mới.
- Phương pháp trực quan hình ảnh.
- Biện pháp: thực hành, trò chơi, đàm thoại.
- Tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
Đàm thoại:
|
Trẻ hát
Trẻ trả lời |
Lúc này cô mở tranh cái ca và cho trẻ mở mắt.
Cô dán chữ a lên bảng, đọc lại 3 lần. Cô dán thẻ từ cái ca lên bảng và cho 1 trẻ lên xác định chữ a. Cất tranh cái ca, thay bằng từ cái ca.
Cả lớp cùng đọc xem đây là cái gì? (Cô mở tranh cái khăn cho trẻ xem).
|
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ đọc
Trẻ trả lời |
“ Về đúng nhà”. Cho mỗi trẻ 1 thẻ bài chữ và đếm 1, 2, 3 trẻ phải về đúng nhà chữ của mình. Ai không có nhà sẽ bị loại. “ Gió thổi”. ai có chữ a về bên trái, gió thổi chữ â lên trên này… “ Nghe âm tìm tiếng”
|
Trẻ chơi |
Kết thúc – Nhận xét. |
Chủ đề thế giới thực vật
Chủ đề thế giới thực vật
Giáo án: LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề:THẾ GIỚI THỰC VẬT
Đề tài:TẠO NHÓM VỚI SỐ LƯỢNG 5
Nhóm lớp: Chồi.
I. Mục đích yêu cầu:
– Kiến thức: Trẻ biết tạo nhóm vật có số lượng 5, trẻ biết cách chia nhóm, tách gộp nhóm có số lượng 5.
– Kỹ năng: Phân nhóm, tách gộp các đối tượng có số lượng 5.
– Phát triển: Tư duy, óc sáng tạo, trí nhớ, ngôn ngữ toán học.
– Giáo dục: Trẻ lắng nghe cô, mạnh dạn phát biểu, tích cực hoạt động.
II. Phương pháp – biện pháp:
– Trực quan, đàm thoại.
– Bài tập, trò chơi.
III. Chuẩn bị:
– Số 5, băng nhạc bài “Màu hoa”.
– Mô hình vườn hoa.
– Hoa rời, giáo cụ của cô (hoa 5 cái), hoa rời trong rổ hơn 5 cái cho trẻ
– Rổ đựng, tranh vẽ các loại hoa (5 tranh).’
IV. Nội dung kết hợp: Âm nhạc: Bài “Màu hoa”, bài “Lý cây bông”.
Hoat động của cô
|
Hoat động của trẻ
|
1. Hoạt động 1: “Ai tìm nhanh”
– Cô và trẻ hát
bài hát “Màu hoa” – Các con vừa hát bài gì?
– Trong vườn hoa các con thấy có những loại hoa gì?
– À, cô cũng có một vườn hoa, cô mời các bạn cùng tham
quan. Các loại hoa trong vườn cô trồng có số lượng như thế nào? – Các con có nhận xét gì về vườn hoa này?
– Cô mời một bạn lên chỉ cho cô xem loại hoa nào có số
lượng 5? – Tại sao các con biết loại hoa này có số lượng 5?
– Tại sao con không chọn loại hoa kia mà chọn loại hoa này?
– Vậy cô làm sao để nhóm hoa này có số lượng 5?
– Trong lớp mình có nhóm đồ chơi nào có số lượng 5?
– Lớp mình có biết số 5 chưa?
– Chỉ cho cô xem số 5 có ở đâu trong lớp mình?
2. Hoat động 2: Trò chơi “Xem ai thông minh
hơn”. – Cô mời cả lớp hát bài hát “Lý cây bông”.
– Trong bài hát có mấy loại hoa?
– Cô gắn các loại hoa lên bảng.
– Bây giờ cô muốn tặng cho cô hiệu trưởng, một nửa cho cô
Trang, cô sẽ chia hoa như thế nào? – Mời trẻ đoán xem có mấy cách chia thành 2 nhóm.
– Ở đây cô có rất nhiều hoa, cô để trong rổ, cô mời các
con lên lấy hoa. – Trong rổ của con có nhiều hoa không? Bây giờ con hãy
chọn ra cho cô 5 bông hoa. – Cô muốn, cô muốn.
– Cô muốn các con chia nhóm 5 bông hoa thành 2 nhóm nữa,
con sẽ chia như thế nào? – Cô mời 2-3 trẻ nói lại cách chia.
– Vậy mình có mấy cách chia?
– Cô chia 1-4, 1 bên 1 và 1 bên 4, khi cô gộp lại thì cô
có bao nhiêu bông hoa? – Bây giờ cô sẽ chia cách khác 2-3, 3-2.
– Tổ chức cho trẻ chia nhóm.
– Chơi trò chơi “Gieo hạt”.
3. Hoạt động 3: Trò chơi :Ai nhanh hơn
– Kết nhóm, kết nhóm. Kết mỗi nhóm 5 bạn.
– Cô phát cho mỗi nhóm 1 tờ A3 vẽ các loại hoa có số lượng
khác nhau. – Yêu cầu: Trẻ dùng bút màu đỏ khoanh tròn nhóm có số
luợng 5, dùng bút màu xanh chia nhóm có số lượng theo 3 cách chia mà trẻ đã biết. – Cho trẻ thực hiện.
– Cô đến từng nhóm xem trẻ làm có đúng không.
– Con chia nhóm số lượng 5 này theo cách nào?
4. Hoat động 4:Hoạt động củng cố
– Cô cho trẻ tạo hình (vẽ, nặn) những loại hoa có số lượng
5 mà trẻ thích. – Cô nhận xét và tuyên dương.
– Kết thúc giờ học.
|
– Trẻ hát cùng cô.
– Màu hoa
– Trẻ kể tên.
– Trẻ trả lời tự do.
– Trẻ lên chỉ.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời.
– Gắn thêm hoa vào.
– Trẻ trả lời
– Trẻ lên chỉ.
– Trẻ hát cùng cô.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ lắng nghe.
– Muốn gì, muốn gì?
– 3 cách chia.
– 5 bông hoa.
– Trẻ chơi cùng cô
– Trẻ kết nhóm.
– Trẻ chơi.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trả lời
– Trẻ thực hiện.
|
Giáo án chủ điểm phượng tiện giao thông
Giáo án chủ điểm phượng tiện giao thông
GIÁO ÁN
CHỦ ĐIỂM: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Nội dung chính: Toán
Làm quen số 10 – đếm đến 10
Nội dung kết hợp:
– MTXQ: các loại phương tiện giao thông
– Văn học: “Đàn kiến nó đi”, “Đèn xanh đèn đỏ “
– Âm nhạc: “Em tập lái ô tô”
- Yêu cầu:
- Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 9 trong trò chơi
- Nhận biết nhóm có số lượng 10, làm quen với chữ số 10
- Phân loại, tạo nhóm có số lượng 10
- Tập thêm bớt trong phạm vi 10
- Giáo dục trẻ nhanh nhẹn, tự tin trong các hoạt động
- Chuẩn bị:
- Chữ số 9, 10 (cắt rời)
- Tranh rời xe ô tô, xe tải (số lượng 9, 10)
- Dán chữ số 8, 9, 10 dán sẵn dưới nền nhà
- Thẻ số từ 1g 9 cho trẻ đeo
- Máy cassett, dĩa nhạc
- Tranh để trẻ quan sát đếm số lượng
- Tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động của cháu |
Hoạt động 1:
Trò chơi: nghe rõ nói nhanh – Giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi + Cả lớp cùng cô đi quanh lớp, vừa đi vừa đọc bài thơ “Đèn xanh, đèn đỏ” Dứt bài thơ cô sẽ đọc cặp số và cháu sẽ gọi tên phương tiện + Cho trẻ chơi vài lần Trò chuyện: – Có phải 10 đồ vật sẽ nhiều hơn 9 đồ vật không? mỗi 2 bé chọn xe tải, xe ô tô gắn lên bảng đồng thời gắn chữ số minh hoạ – Các bạn thấy số lượng xe tải xe ô tô như thế nào với nhau? – Tại sao các bạn biết nhiều (ít) hơn – Có bao nhiêu xe hơi (xe tải) – Vậy số xe tải như thế nào với xe hơi (tại sao biết ít hơn?) Ít hơn bao nhiêu? + Tương tự với xe hơi – Muốn số xe hơi bằng với số xe tải ta phải làm gì? Có cách nào khác không? Giới thiệu chữ số 10. Cho trẻ nhận xét về chữ số 10
*Hoạt động 2: Trò chơi: về đúng bến – Giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi
Khi nhạc vừa dứt, các bác tài phải lái xe về đúng bến của mình Ví dụ: thẻ có 8 hình xe tải thì bé sẽ về đứng ở chữ số 8 có dán sẵn dưới sàn nhà – Cho cháu chơi vài lần
*Hoạt động 3: Trò chơi: thử tài quan sát – Chia lớp làm 3 nhóm. Mỗi nhóm cử 1 bạn nhóm trưởng mang tranh về cùng thảo luận, quan sát và đếm số lượng phương tiện giao thông trên đường theo mật mã cho trước & ghi chữ số minh hoạ Ví dụ: nhóm 1: đếm số lượng xe chở hàng & xe chở người Nhóm 2: đếm số lượng xe có động cơ & xe không có động cơ Nhóm 3: đếm số lượng xe 2 bánh & xe nhiều bánh
*Hoạt động 4: Trò chơi: xe tìm khách – khách tìm xe – Mỗi bạn chọn 1 thẻ số bất kỳ đeo vào cổ. Thẻ hình vuông sẽ là số xe, thẻ hình tròn là số vé. Cô mở nhạc, các bạn đi quanh lớp, nhạc dừng các bạn sẽ kết hợp thành 1 đôi xe khách sao cho số xe cộng số vé bằng 10 – Cho cháu chơi vài lần – Lần 2 có thể cho cháu đổi số thẻ số cho nhau *Đọc thơ: “Đàn kiến nó đi” |
– Nghe cô phổ biến
– Cháu tham gia chơi
– Cháu suy nghĩ trả lời
– Cháu đưa ra nhận xét của mình
– Chú ý nghe cô phổ biến |