Archive
Đề tài: Các trò chơi quê em
Đề tài: CÁC TRÒ CHƠI QUÊ EM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Biết chơi một số trò chơi dân gian của 3 miền: ném còn, bịt mắt đá bóng, kéo co, rồng rắn …
– Rèn kỹ năng ném trúng đích, định hướng trong không gian theo trí nhớ và cảm giác.
– Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn và hòa đồng với tập thể, chơi vui cùng bạn.
– Phát triển các tố chất vận động, rèn sự nhanh nhạy của các giác quan trong vận động.
– Giáo dục trẻ luôn giữ đúng luật chơi và hành động chơi.
II. CHUẨN BỊ :
– Trò chuyện với trẻ về các trò chơi dân gian của 3 miền dân tộc VN …
– Làm quen với các trò chơi vận động trong các giờ HĐNT …
– Khăn bịt mắt, túi cát, vòng thể dục ném treo trên cột, dây thừng …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
– Cho trẻ khởi động theo vòng tròn với bài hát “Nào cùng vui” …
– Tập bài tập phát triển chung với bóng:
+ Ném bóng: tay cầm bóng đưa trước mặt , đưa ra sau qua khỏi đầu …
+ Đá bóng: đưa bóng ra trước cùng với chân đá ra trước ( đổi chân … )
+ Nhặt bóng: tay cầm bóng đưa lên cao, cúi xuống bóng chạm chân
+ Đập bóng: nhảy bật tại chỗ …
—- cho trẻ di chuyển đội hình đến nơi cô chuẩn bị sẵn …
* Hoạt động 2:
– TC “Ném còn”: cô giới thiệu tên TC cùng với những túi cát và đích ném là những vòng TD treo trên cột ( đích thẳng đứng )
– Cách chơi: cho trẻ chơi theo từng nhóm, đứng cách cột 2m – 2,5m … lần lượt từng trẻ ném túi cát vào vòng tròn, mỗi trẻ ném 2 túi cát … Ai ném cả 2 túi cát lọt vào vòng là thắng cuộc ( vỗ tay khen )
– Cô nhắc lại cho trẻ nhớ kỹ năng ném trúng đích …
– Cô động viên trẻ tự tin trong hành động chơi …
* Hoạt động 3:
– TC ” Kéo co”: chia trẻ ra thành 2 nhóm có số lượng bằng nhau, đứng thành 2 hàng dọc đối diện
nhau ở 2 bên vạch chuẩn …
– Luật chơi: bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
– Cách chơi: sợi dây thừng được chia đều khoảng cách cầm cho cả 2 nhóm , chú ý chọn trẻ khoẻ nhất
đứng đầu mỗi nhóm …
+ Khi nghe hiệu lệnh thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình …
+ Nếu trẻ đứng đầu hàng nhóm nào giẫm chân vào vạch chuẩn trước là nhóm đó thua cuộc.
– Tiếp tục cho trẻ chơi các trò chơi còn lại trong giờ hoạt động ngồi trời, hoạt động vui chơi ..
Xem: giáo án mầm non
Các phương tiện giao thông đường bô
Đề tài : BÉ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
TRƯỜNG MĂNG NON 3 QUẬN 10
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô đọc câu đố , lắng nghe giai điệu các bài hát về một số phương tiện gaio thông đường bộ : xe đạp, xe máy, ô tô, xe lửa…
- Trẻ hát đúng lời và vận động theo lời bài hát
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô, đọc thuộc và đọc diễn cảm bài “ Bé tập đi xe đạp”
>>> Giáo án hoạt động và khám phá
>>> Giáo án Chương trình đổ mới nhà trẻ hay
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn các hoạt động
- CHUẨN BỊ:
- Bài hát về PTGT đường bộ, nhạc cụ, trang phục biểu diễn.
- Câu đố về xe đạp, trang trí sân khấu cùng trẻ.
- Trẻ cùng cô làm dây xúc xích, đèn giao thông, trang trí nón bảo hiểm…
- TIẾN HÀNH :
- Hoạt động 1 : Tai tinh, đoán giỏi
Đố bé : Xe gì 2 bánh- Mà chạy bon bon – Chuông kêu kính coong – Dừng ngay thì đổ.
- Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ “ Bé tập đi xe đạp”
- Thế bé nào cho cô biết xe đạp là PTGT đường gì?
- Ngoài ra còn những PT nào đi trên đường bộ?
- Cô cho bé sử dụng nhạc cụ để hát và vận động theo nhạc bài “ Lái ô tô”
- Cô xướng âm 1 đoạn nhỏ “ Em tập lái ô tô” cho trẻ đoán.Cho trẻ đoán xong cho trẻ hát và thể hiện động tác bài :”Em tập lái ô tô”
- Bé nào cho cô biết đi trên ngã tư mình thường thấy gì ?
- Khi nào mình được chạy, khi nào dừng?
- Bây giờ mình vẫn “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cô đố bé xe gì có nhiều toa, chở rất nhiều hành khách ?
- Ai biết nó chạy ở đâu ? Thế xe lửa là PTGT đường gì ?
- Cô cho trẻ làm thành đàon tàu và hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu”
- Hoạt động 2: Bé biểu diễn thời trang
- Với những bức tranh tô màu, nón mà trẻ đã trang trí ..cô cho bé sử dụng để biểu diễn trên nền nhạc sôi động
giáo án mầm non mới
Chủ Đề: Bé và chim
giáo án mầm non mới
Đề tài: Chơi với chim
Lớp : 12-18 tháng
- Mục đích yêu cầu:
-Phát triển kỹ năng vận động, trẻ biết vận động nhún nhảy, chạy theo cô làm chim.
– Trẻ nhận biết được hình ảnh bên ngoài của con chim.
– Trẻ biết đọc vuốt theo cô, nói được từ chim, làm động tác mô phỏng theo cô.
– Trẻ hứng thú nghe cô đọc thơ và chơi cùng cô.
>>> Giáo án làm quen với toán mầm non
>>> Chủ đề các đồ dùng trong gia đình
>>> Giáo án làm quen các ngày tháng trong năm
- Chuẩn bị:
– Tranh con chim
– Lồng chim có tiếng kêu
– Các con chim bằng học cụ
III. Hoạt động:
- Hoạt động 1: Đố bé con gì?
Cô cho cháu ngồi xung quanh cô.
Cô và bé cùng chơi “ú.. à”.
Cô đưa tranh con chim đang hót ra và trò chuyển cùng trẻ:
– Tranh con gì đây?
Cô nhắc lại từ: “chim hót” và cho trẻ lập lại theo cô.
Cô đọc thơ: Con chim, (2 -3 lần)
Bài thơ: Chim hót líu lo
Chào cô, chào cô
Chim kêu ríu rít
Thích thích thích thích.
Giáo dục trẻ biết chào cô, chào ba mẹ.
Hoạt động 2: Chim hót
Cô cho trẻ nghe tiếng chim hót và hỏi trẻ đoán xem đó là tiếng gì?
Cô đưa mô hìn chim cho trẻ quan sát.
Cho một số trẻ lên chỉ con chim và nói: con chim.
Cô đọc lại bài thơ chim hót và cho trẻ đọc theo cô.
Hoạt động 3: Chim mẹ chim con
Cô mở nhạc bài chim mẹ, chim con.
Cô làm chim mẹ, trẻ làm chim con cùng chạy theo cô và vận động theo bà hát: nhảy lên làm chim bay cao, tay vỗ làm cánh, đưa tay lên miệng làm chim hót.
Kết thúc: giáo án mầm non mới
Giáo án hoạt động và khám phá
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
XẾP CẠNH NHAU.
giáo án mầm non giáo án mầm non chủ đề thực vật giáo án mầm non 5 tuổi giáo án mầm non mới giáo án mầm non 3 tuổi giáo án mầm non lớp lá giáo án mầm non môn toán giáo án điện tử mầm non giáo án mẫu mầm non
I.Mục đích yêu cầu:
_ Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, biết phối hợp hoạt động mắt và tay, thích thú khi thấy sự chuyển động của đồ vật.
_ Hình thành khái niệm xếp sát cạnh.
>>> Đề tài trẻ xác định vị trí phía phải phía trái
>>> Giáo án làm quen với toán tạo nhóm với số lượng
- Chuẩn bị:
_ Gỗ xếp hình
_Mô hình nhà ga
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Ổn định tổ chức, trò chuyện với trẻ
- Nội dung trọng tâm
- Hoạt động 1: Xếp thành đoàn tàu
Hát bài: “Lại đâu với cô”. Vừa hát vừa kéo trẻ lại gần.
Cô giới thiệu gỗ xếp hình, cô vừa xếp tàu hỏa cho cháu xem, và hướng dẫn trẻ xếp.
Cô cho trẻ chơi xếp tàu hỏa ( vừa xếp vừa đọc thơ: “Con tàu”)
Con tàu
Xình xịch, xình xịch
Đầu tàu đi trước
Từng toa tiếp bước
Xếp hàng vào ga
Xình xịch, xình xịch
(Bích Hạnh)
- Hoạt động 2: Mở rộng chủ đề
Tìm các đồ vật, con vật để xếp cạnh nhau sau đó đặt tên cho nhóm đồ vật. Khuyến khích trẻ tự đặt tên nhóm đồ vật: (Bộ nấu ăn, đồ dùng gia đình, sách vở…)
- Cô lấy 5 gà con và 1 gà mái mẹ xếp cạnh nhau ( đặt tên: đàn gà), gà mái mẹ nằm trên 5 quả trứng (thành gà ấp trứng)
- Lấy 4 ghế và 1 bàn (bộ bàn ghế), lấy 4 chén và 1 ấm (bộ ấm chén)
3.Trò chơi: Trò chơi: “Xếp hình ô tô”
Luật chơi: Cho mỗi trẻ một bộ phận của chiếc ô tô đồ chơi bằng gỗ (bánh xe, khung xe, đầu xe).
Khi cô nói tên bộ phận nào thì trẻ nhanh chóng lên xếp các bộ phận đó sát cạnh nhau để xếp thành mô hình ô tô.
4. Kết thúc: Cô khen động viên trẻ
Hoạt động của trẻ
Trẻ ngồi quay quần bên cô.
Trẻ xếp các khối gỗ, khối xốp, nưhaj thành đoàn tàu.
Cho trẻ lấy các con vật tự xếp cạnh nhau (trẻ chơi theo nhóm nhỏ, cá nhân)
Xem giáo án mầm non
Giáo án làm quen chữ viết i t c
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI i, t, c
Chủ điểm: Thế giới động vật
giáo án làm quen chữ cái itc giáo án làm quen chữ cái v r chủ đề trường tiểu học giáo án làm quen chữ cái h k giáo án làm quen chữ cái g y giáo án làm quen chữ cái l m n giáo án làm quen chữ cái i t c giáo án làm quen chữ cái p q giáo án làm quen chữ cái s x giáo án làm quen chữ cái v r chủ đề quê hương
giáo án mầm non giáo án mầm non chủ đề thực vật giáo án mầm non 5 tuổi giáo án mầm non mới giáo án mầm non 3 tuổi giáo án mầm non lớp lá giáo án mầm non môn toán giáo án điện tử mầm non giáo án mẫu mầm non
- Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết cà phát âm đúng chữ cái i, t, c.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc kể về sự phát triển của con vịt.
- Giúp trẻ hiểu biết thêm về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt.
- Chuẩn bị
>>> Giáo án chủ điểm phượng tiện giao thông
>>> Giáo án mầm non làm quen với toán đề tài hình vuông
– Đài và băng nhạc bài hát “Một con vịt”
– Đoạn phim về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt, máy tính phóng hình qua ti vi màn hình rộng.
– Các tranh “trứng vịt”, “trứng nứt vỏ” có từ tương ứng phía dưới.
– Mẫu chữ i, t, c in thường, in hoa và viết thường trong máy.
– Thẻ chữ i, t, c ghép thành từ chỉ tên các con vật (có hình ảnh là mô hình con vật kèm theo) để xung quanh lớp vừa vừa tầm với của trẻ, sao cho mỗi trẻ có 3 chữ i, t, c.
– Tranh vẽ các con vật mà tên của nó chứa chữ cái i, t, c và không chứa chữ cái i, t, c (vịt, cá, chim, voi, mèo, kiến).
– Hai bảng để gắn tranh, bút dạ to, chữ i, t, c, quen chỉ.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
Hoạt động 1: Đàm thoại về sự sinh trưởng và phát triển của một số con vật (trong đó có vịt)
– Cô bắt nhịp và múa cùng trẻ bài “một con vịt”
– Đàm thoại với trẻ:
+ Các cháu vừa hát về con gì?
+ Ngoài con vịt các cháu còn biết những con gì?
+ Con vịt lớn lên như thế nào?
Hỏi về sự lớn của các con vật mà trẻ biết (hỏi 2 – 3 trẻ) “để xem các bạn trả lời có đúng không, cô cháu mình cùng xem một đoạn phim nhé”. (Đoạn phim dài 2 phút)
– Sau khi trẻ xem xong phim cho trẻ quan sát bức tranh minh họa sự phát triển của con vịt.
Bức tranh 1: Trứng vịt
Bức tranh 2: Trứng nứt vỏ
Bức tranh 3: Con vịt
yêu cầu trẻ sắp xếp theo thứ tự phát triển và nói về nội dung các bức tranh
Hoạt động 2: Giới thiệu chữ i, t, c
– Trò chơi : Tìm chữ tương ứng
Dưới bức tranh là từ “trứng vịt”, “trứng nứt vỏ”, “vịt con”. Yêu cầu trẻ chọn chữ cái tương ứng cho rổ chữ cái gắn vào dưới các từ.
– Yêu cầu trẻ kiểm tra lẫn nhau
– Cô cất 2 bức tranh “trứng nứt vỏ”, “vịt con” bằng cách úp mặt phải tranh vào bảng. Cho trẻ hoạt động với bức tranh “trứng vị”.
+ Yêu cầu trẻ đọc từ “trứng vịt”
+ Yêu cầu trẻ rút những chữ cái đã học và phát âm
+ Giới thiệu và phát âm chữ i, yêu cầu trẻ phát âm theo
– Tương tự cho trẻ hoạt động với bức tranh “trứng nứt vỏ”, “vịt con” để giới thiệ chữ t, c
– Giới thiệu chữ i, t, c in hoa và viết thường
– Cô và trẻ cùng chơi “chữ gì biến mất, chữ gì xuất hiện”.
Hoạt động 3: Các trò chơi ôn luyện nhận biết và phát âm chữ i, c, t
Trò chơi 1: Truyền tin
– Luật chơi: Bạn thứ nhất lên nhận thẻ chữ (bí mật) sau đó chạy về đội của mình đọc thầm vào tai bạn thứ 2, bạn thứ 2 “truyền tin” cho bạn thứ 3 cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng , sau khi được “tin truyền” đi tìm chữ đó ở chung quanh lớp. Đội nào cũng đúng, nhanh đội đó thắng.
Trò chơi 2: Úm ba la
– Cô yêu cầu trẻ tìm đủ 3 chữ cái i, t, c và ngồi chữ U (Cô kiểm tra trẻ – trẻ kiểm tra nhau)
– Luật chơi: Úp 3 chữ, đảo vị trí kết hợp đọc đồng dao đến câu “bắt được chữ nào, đọc to chữ ấy” thì giơ một thẻ chữ bất kỳ đọc.
– Yêu cầu trẻ kiểm tra lẫn nhau.
Lần 2: Chơi theo hiệu lệnh “úm ba la mở ra chữ gì” chơi với tốc độ nhanh hơn.
Trò chơi 3: Trò chơi ai nhanh nhất
– Tìm chữ i, t, c rồi gạch chân và đọc chữ cái đó trong các bức tranh (hình ảnh các con vật có từ biểu thị ở dưới) chia làm 2 đội, đội nào đọc đúng nhiều chữ cái thì thắng.
– Cô và trẻ cùng kiểm tra
Kết thúc: Cho trẻ tìm chữ i, t, c có ở các biểu bảng xung quanh lớp học
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
– Trẻ hát múa cùng cô
+ Trẻ trả lời “con vịt”
+ Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình (gà, chó, mèo, trâu, bò, lợn…)
+ Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình
– Trẻ ngồi trước màn hình theo hình vòng cung, quan sát đoạn phim về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt trên màn hình. Trẻ vừa xem, vừa trao đổi thảo luận về các hình ảnh trong phim.
– Trẻ quan sát 3 bức tranh và suy nghĩ cách sắp xếp cho đúng
– Trẻ sắp xếp theo thứ tự phát triển và noi về nội dung bức tranh
Nước và các hiện tượng tự nhiên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
Chủ đề: Nước và một số hiện tượng tự nhiên
Thời gian:2 tuần
Nước và các hiện tượng tự nhiên
- Mục tiêu:
- Phát triển nhận thức:
– Trẻ tìm hiểu về mưa và một số hiện tượng tự nhiên khác: nắng, mây, tối, sáng.v.v..
– Hiểu được mưa có từ đâu, một số nguồn nước khác nhau trong tự nhiên.
– Hiểu được sự luân chuyển ngày và đêm, mặt trời và mặt trăng
- Phát triển ngôn ngữ – giao tiếp:
– Đọc diễn cảm bài thơ về mặt mưa, mặt trời.
– Biết nói trọn câu.
– Thể hiện tích cách nhân vật qua lời thoại
- Phát triển thẩm mỹ
– Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên xung quanh trẻ.
– Biết sử dụng và phối hợp màu sắc trong các hoạt động nghệ thuật, tạo hình.
– Hát đúng lời và đúng gia điệu một số bài hát về mưa và các hiện tượng tự nhiên
- Phát triển thể chất
– Rèn luyện các vận động và thể hiện các vận động một cách khéo léo.
– Vận động theo độ nhanh chậm, mô tả mưa qua các vận động.
- Phát triển tình cảm – xã hội
– Thể hiện phép lịch sự và lễ phép trong gia tiếp với cô, với bạn.
– Thể hiện thái độ trước cái đẹp và cái xấu.
- Nội dung:
giáo án làm quen chữ cái i,t,c
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI i, t, c
Chủ điểm: Thế giới động vật
- Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết cà phát âm đúng chữ cái i, t, c.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua việc kể về sự phát triển của con vịt.
- Giúp trẻ hiểu biết thêm về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt.
- Chuẩn bị
– Đài và băng nhạc bài hát “Một con vịt”
– Đoạn phim về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt, máy tính phóng hình qua ti vi màn hình rộng.
– Các tranh “trứng vịt”, “trứng nứt vỏ” có từ tương ứng phía dưới.
– Mẫu chữ i, t, c in thường, in hoa và viết thường trong máy.
– Thẻ chữ i, t, c ghép thành từ chỉ tên các con vật (có hình ảnh là mô hình con vật kèm theo) để xung quanh lớp vừa vừa tầm với của trẻ, sao cho mỗi trẻ có 3 chữ i, t, c.
– Tranh vẽ các con vật mà tên của nó chứa chữ cái i, t, c và không chứa chữ cái i, t, c (vịt, cá, chim, voi, mèo, kiến).
– Hai bảng để gắn tranh, bút dạ to, chữ i, t, c, quen chỉ.
III. Cách tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
Hoạt động 1: Đàm thoại về sự sinh trưởng và phát triển của một số con vật (trong đó có vịt)
– Cô bắt nhịp và múa cùng trẻ bài “một con vịt” – Đàm thoại với trẻ: + Các cháu vừa hát về con gì? + Ngoài con vịt các cháu còn biết những con gì? + Con vịt lớn lên như thế nào? Hỏi về sự lớn của các con vật mà trẻ biết (hỏi 2 – 3 trẻ) “để xem các bạn trả lời có đúng không, cô cháu mình cùng xem một đoạn phim nhé”. (Đoạn phim dài 2 phút) – Sau khi trẻ xem xong phim cho trẻ quan sát bức tranh minh họa sự phát triển của con vịt. Bức tranh 1: Trứng vịt Bức tranh 2: Trứng nứt vỏ Bức tranh 3: Con vịt
|
– Trẻ hát múa cùng cô
+ Trẻ trả lời “con vịt” + Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình (gà, chó, mèo, trâu, bò, lợn…) + Trẻ trả lời theo hiểu biết của mình – Trẻ ngồi trước màn hình theo hình vòng cung, quan sát đoạn phim về sự sinh trưởng và phát triển của con vịt trên màn hình. Trẻ vừa xem, vừa trao đổi thảo luận về các hình ảnh trong phim. – Trẻ quan sát 3 bức tranh và suy nghĩ cách sắp xếp cho đúng – Trẻ sắp xếp theo thứ tự phát triển và noi về nội dung bức tranh |
Hoạt động 2: Giới thiệu chữ i, t, c
– Trò chơi : Tìm chữ tương ứng Dưới bức tranh là từ “trứng vịt”, “trứng nứt vỏ”, “vịt con”. Yêu cầu trẻ chọn chữ cái tương ứng cho rổ chữ cái gắn vào dưới các từ. – Yêu cầu trẻ kiểm tra lẫn nhau – Cô cất 2 bức tranh “trứng nứt vỏ”, “vịt con” bằng cách úp mặt phải tranh vào bảng. Cho trẻ hoạt động với bức tranh “trứng vị”. + Yêu cầu trẻ đọc từ “trứng vịt” + Yêu cầu trẻ rút những chữ cái đã học và phát âm + Giới thiệu và phát âm chữ i, yêu cầu trẻ phát âm theo – Tương tự cho trẻ hoạt động với bức tranh “trứng nứt vỏ”, “vịt con” để giới thiệ chữ t, c – Giới thiệu chữ i, t, c in hoa và viết thường – Cô và trẻ cùng chơi “chữ gì biến mất, chữ gì xuất hiện”. |
Trẻ chia làm 3 tổ tìm chữ cái tương ứng trong rổ gắn phía dưới từ của các bức tranh
– Trẻ kiểm tra tổ bạn
+ Trẻ đọc 2,3 lần + Trẻ thực hiện yêu cầu của cô
+ Trẻ phát âm nhiều lần theo cả lớp, nhóm, cá nhân chữ i – Trẻ làm theo yêu cầu của cô – Trẻ đọc chữ i, t, cin hoa và viết thường – Trẻ đọc chữ theo trò chơi |
Hoạt động 3: Các trò chơi ôn luyện nhận biết và phát âm chữ i, c, t
Trò chơi 1: Truyền tin – Luật chơi: Bạn thứ nhất lên nhận thẻ chữ (bí mật) sau đó chạy về đội của mình đọc thầm vào tai bạn thứ 2, bạn thứ 2 “truyền tin” cho bạn thứ 3 cứ như vậy cho đến bạn cuối cùng , sau khi được “tin truyền” đi tìm chữ đó ở chung quanh lớp. Đội nào cũng đúng, nhanh đội đó thắng.
Trò chơi 2: Úm ba la – Cô yêu cầu trẻ tìm đủ 3 chữ cái i, t, c và ngồi chữ U (Cô kiểm tra trẻ – trẻ kiểm tra nhau) – Luật chơi: Úp 3 chữ, đảo vị trí kết hợp đọc đồng dao đến câu “bắt được chữ nào, đọc to chữ ấy” thì giơ một thẻ chữ bất kỳ đọc. – Yêu cầu trẻ kiểm tra lẫn nhau. Lần 2: Chơi theo hiệu lệnh “úm ba la mở ra chữ gì” chơi với tốc độ nhanh hơn.
Trò chơi 3: Trò chơi ai nhanh nhất – Tìm chữ i, t, c rồi gạch chân và đọc chữ cái đó trong các bức tranh (hình ảnh các con vật có từ biểu thị ở dưới) chia làm 2 đội, đội nào đọc đúng nhiều chữ cái thì thắng. – Cô và trẻ cùng kiểm tra
Kết thúc: Cho trẻ tìm chữ i, t, c có ở các biểu bảng xung quanh lớp học |
– Cháu chia 3 đội chơi theo yêu cầu của cô – Trẻ chơi 2 lần
– Trẻ tìm đủ i, t, c ngồi hình chữ U
– Chơi theo yêu cầu của cô
– Trẻ chia thành 2 đội Xanh – Đỏ chơi theo yêu cầu của cô – Trẻ chơi 1 lần – Kiểm tra lẫn nhau
– Trẻ thực hiện |
Giáo án mầm non đề tài Bé ngoan lễ phép
Bé ngoan lễ phép
————— ôôô —————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
– Đọc thuộc thơ , hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: thói quen chào hỏi lễ phép của trẻ.
– Thực hiện đúng các động tác và phản xạ nhanh với hiệu lệnh của cô.
– Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm: giọng đọc nhẹ nhàng, đọc đúng vần điệu, nhịp điệu của bài thơ.
– Phát triển ngôn ngữ, trí nhớ có chủ định, tư duy và cảm xúc văn học.
– Giáo dục trẻ thói quen chào hỏi lễ phép, lịch sự văn minh.
- CHUẨN BỊ :
– Cho trẻ làm quen với bài thơ: nghe cô đọc từng khổ thơ ngắn
– Tập tạo hình vui, bút màu cho trẻ …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
– TC “ Các kiểu chào ” : cô cho trẻ lặp lại lời nói và thực hiện các động tác cùng với cô:
+ Chào ông, chào bà —- 2 tay khoanh chắp lại trước ngực, cúi đầu
+ Chào ba, chào mẹ —- 2 tay khoanh tròn, cúi đầu
+ Chào cô , chào thầy —- 2 tay khoanh tròn, cúi đầu
+ Chào anh, chào chị —- hơi nhún chân xuống, nghiêng đầu …
– Trò chuyện cùng trẻ:
+ Vì sao chào người lớn phải khoanh tay, cúi đầu?
+ Các bạn phải chào khi nào ?
+ Cô giáo dạy các bạn phải chào những ai ở nhà, ở trường?
+ Khi biết chào hỏi, các bạn sẽ được khen thế nào?
– Cho trẻ cùng hát với cô bài “Đi học về” …
* Hoạt động 2 :
– Giới thiệu bài thơ “Lời chào” của Phạm Cúc, cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe …
Lời chào
Đi về con chào mẹ Làm mát ruột cả nhà
Ra vườn cháu chào bà Đẹp hơn mọi bông hoa
Ông làm việc trên nhà Cháu kính yêu trao tặng
Cháu lên: Chào ông ạ! Chỉ những người đi vắng
Lời chào thân thương quá Cháu không được tặng “chào”
– Cô đàm thoại cùng trẻ:
+ Bạn nhỏ ấy chào những ai trong nhà?
+ Vì sao lời chào lại đẹp hơn mọi bông hoa?
– Cô cho trẻ luyện tập đọc thơ cùng với cô, chú ý cách ngắt giọng ở cuối câu, vần điệu, nhịp điệu theo
cảm xúc của bài thơ …
* Hoạt động 3 :
– Tổ chức cho trẻ thi đọc thơ, khuyến khích trẻ đọc thơ diễn cảm …
– Có thể cho trẻ thi đọc thơ theo nhóm hay cá nhân với hình thức biểu diễn
Hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
vuông,hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật
Đối tượng: 4-5 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
* Kiến thức:
– Trẻ nhận biết,phân biệt và gọi đúng tên được các hình: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
– Trẻ biết một số đồ dùng đồ chơi có dạng hình vuông,hình tròn,hình tam giác, hình chữ nhật
* Kỹ năng:
– Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tạo nhóm cho trẻ
– Phát triển ngôn ngữ tư duy cho trẻ
– Biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô
* Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết kính trọng mọi người
– Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học
– Tích hợp: Âm nhạc, văn học,tạo hình
2. Chuẩn bị
– Mỗi trẻ có 1 rổ đồ chơi có đủ 4 hình: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật.
– Rổ đồ dùng của cô giống của trẻ: Kích thước các hình to hơn
– Xây mô hình gia đình nhà ở của bà
– Đàn ghi bài hát :(Cháu yêu bà,cả nhà thương nhau )
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
– Ổn định lớp – Chơi trò chơi :Nu na nu nống – Đến lớp chúng mình có thấy vui không? – Hôm nay ai đưa chúng mình đến lớp – Tình cảm của bố mẹ ,ông bà đối với chúng mình như thế nào ? – Các con đối bố mẹ,ông bà như thế nào? – Nhà ai có bà ở cùng nhà? – Các con có yêu quý bà không? – Cô cũng có bà đấy ,và cô cũng rất yêu quý bà,hôm nay cô muốn mời chúng mình về nhà bà cô chơi,chúng mình có thích không ? – ( Cho trẻ đến thăm quan mô hình nhà bà ) – Cả lớp chào bà và tặng quà cho bà -Các con quan sát xem nhà bà có đẹp không? – Có những đồ dùng gì? – Đồng hồ giống hình gì? Mặt bàn giống hình gì?…… Gương giống hình gì? – Chúng mình ạ .bà cảm ơn chúng mình và bà cũng có một món quà dành tặng cho chùng mình đấy. chúng mình có thích không? – Chúng mình cùng đọc thơ rồi đi về chỗ để nhận quà nào.(đọc thơ “Thăm nhà bà” 2. Hoạt động 2: Nhận biết phân biệt hình: Vuông, tròn, tam giác, chữ nhật + Trong rổ bà tặng chúng mình gì nào? – Ai có hình tròn thì giơ lên nào? Tại sao chúng mình biết đây là hình tròn? (Đường bao quanh hình tròn là đường cong khép kín,không có góc,không có cạnh) – Hình tròn có màu gì? – Chúng mình hãy lăn thử xem có lăn được không? Tại sao lại lăn được? – Cho trẻ phát âm, cá nhân phát âm. + Chúng mình hãy tìm cho cô hình tam giác nào? – Tại sao biết đây là hình tam giác? – Hình tam giác có màu gì? – Cùng lăn thử nào? Thấy như thế nào? Tại sao không lăn được? – Tam giác có mấy cạnh, mấy góc, cùng đếm nào. => So sánh hình tròn và hình tam giác – Có đặc điểm gì giống nhau không? – Vậy hình tròn và hình tam giác khác nhau ở điểm gì? + Cô có hình gì đây? Cùng đọc tên hình nào?( Hình chữ nhật) – Ai có hình chữ nhật giơ lên nào? Tại sao biết đây là hình chữ nhật? – Hình chữ nhật có màu gỉ? – Có mấy cạnh ? mấy góc? (Đếm) – Vậy hình chữ nhật có lăn được không?Tại sao ? + Trong rổ vẫn còn 1 hình nữa chúng mình chưa nói đến đó là hình gì? – Ai có hình vuông giơ lên – Tại sao biết đây là hình vuông? – Hình vuông có màu gì? – Có mấy cạnh, mấy góc?(Đếm) – Các cạnh hình vuông như thế nào?Các góc như thế nào? => So sánh hình chữ nhật và hình vuông – 2 hình này có điểm gì giống nhau? – Có điểm gì khác nhau ? 3. Hoạt động 3: Trò chơi * Trò chơi: “ Tìm hình theo yêu cầu của cô” – Cô nói tên hình trẻ chọn và giơ lên – Cô tả hình trẻ chọn * Trò chơi: “ Chọn hình” – Chia trẻ làm 4 đội. Mỗi đội chọn 1 hình và để riêng ra một rổ. Đội 1 chọn hình tròn Đội 2 chọn hình tam giác Đội 3 chọn hình vuông Đội 4 chọn hình chữ nhật – Trong 1 khoảng thời gian là 1 bản nhạc các đội sẽ chọn hình đúng theo yêu cầu của cô để vào 1 rổ chung. – Cho trẻ về chỗ : Kiểm tra xem có bị nhầm không? 4. Hoạt động 4: Kết thúc – Nhận xét giờ học. – Trẻ hát bài : Bà thương em. |
– Trẻ chơi
– Trẻ trả lời
– Trẻ đến mô hình – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Đọc thơ đi về chỗ
– Giơ hình
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ phát âm – Trẻ tìm hình – Đọc tên hình
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Đọc tên
– Trẻ trả lờ
– Trẻ trả lời
– Trẻ tìm hình
– ẻ trả lời
– Trẻ trả lời -Trẻ chơi -Kiểm tr |
Giáo án làm quen với chữ cái v,r
Tên hoạt động : Chữ cái: Làm quen với chữ cái v,r
Hoạt động bổ trợ:
Âm nhạc: Bài hát: “Tạm biệt Búp bê”, “Em yêu trường em”.
Chủ đề: Trường Tiểu học
Đối tượng trẻ: 5-6 tuổi
- Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức:
– Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái v,r
– Nhận ra chữ cái v,r trong các tranh có hình ảnh đồ dùng học tập
– Biết xếp sắp các nét chữ cái để tạo thành chữ v,r
– Biết cách phết hồ để dán chữ cái v,r
- Kĩ năng:
– Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ
– Kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Thái độ:
– Biết kết hợp với nhóm bạn chơi
– Thích làm quen với môi trường mới ” Trường Tiểu học”
- Chuẩn bị:
– Tranh có chứa từ ” Trường Tiểu học, quyển vở, viên phấn, cái trống, tranh truyện…
– Nét chữ rời, bảng chữ cái r,v, hoàn chỉnh, hồ dán, 6 vòng để chơi trò chơi
– Đĩa: Nhạc không lời
– Đĩa Bài hát “Em yêu trường em, Tạm biệt Búp bê”
III)Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HĐ CỦA TRẺ |
– Cho trẻ hát bài ” Tạm biệt Búp bê” – Cô cùng trẻ trò truyện về trường tiểu học về đồ dùng học tập của học sinh Tiểu học.
2.1.Cho trẻ làm quen với chữ cái v: – Cô đưa tranh “Quyển vở” trò truyện về đồ dùng học tập của học sinh cấp 1 – Cho trẻ đọc từ “Quyển vở” dưới tranh 2 lần – Hỏi trẻ trong từ “Quyển vở”có mấy chữ cái? – Cho trẻ đếm – Cô ghép thẻ chữ rời cho trẻ đọc 2 lần – Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học – Còn lại chữ v – Hỏi trẻ: Bạn nào đã biết tên chữ cái này đọc cho cô và cả lớp nghe. – Cô thay thẻ chữ v to và giới thiệu chữ cái v – Cô phát âm lần 1 – Lần 2 cô dạy cách phát âm: Khi phát âm phát hơi kết hợp với miệng mở ra – Cho cả lớp đọc 2 lần – Tổ đọc – Cá nhân đọc – Cô hỏi chữ v giống chữ gì? – Con có thích chữ v không? vì sao? – Cho trẻ thảo luận về cấu tạo của chữ v => Cô khẳng định lại: Chữ v gồm nét xiên trái kết hợp với nét xiên phải tạo thành. -> Cô giới thiệu các kiểu chữ v viết hoa, in hoa, viết thường mà trẻ sẽ được làm quen trong vở tập tô. 2.2. Cho trẻ làm quen với chữ cái r: – Cô đưa tranh có chứa từ “Trường Tiểu học” cho trẻ quan sát trò truyện về bức tranh – Cho trẻ đọc từ “Trường Tiểu học” dưới tranh 2 lần – Hỏi trẻ trong tiếng “Trường” có mấy chữ cái, tiếng “Học” có mấy chữ cái, cho trẻ đếm. – Cô ghép từ “Trường Tiểu học“ bằng thẻ chữ rời cho trẻ đọc 2 lần. – Cho trẻ tìm chữ cái đã học – Còn lại chữ r – Hỏi trẻ: Bạn nào đã biết tên chữ cái này đọc cho cô và cả lớp nghe. – Cô thay thẻ chữ r to và giới thiệu chữ cái r – Cô phát âm lần 1 – Lần 2 cô dạy cách phát âm: chữ r khi phát âm thì phải cong lưỡi – Cho cả lớp đọc 2 lần – Tổ đọc – Cá nhân đọc – Hỏi trẻ chữ r giống cái gì? – Cho trẻ thảo luận nhóm về cấu tạo của chữ r =>Cô khẳng định lại: chữ r gồm một nét sổ thẳng bên phải và một nét móc ngắn bên trái. -> Cô giới thiệu chữ r in thường, chữ r viết hoa, chữ r viết thường mà sau này trẻ sẽ được tiếp xúc * So sánh: Cô yêu cầu trẻ nhận xét => Cô khẳng định: + Giống nhau: Có hai nét + Khác nhau: – Phát âm khác nhau – Chữ r có 1 nét sổ thẳng và một nét móc ngắn – Chữ v có nét xiên phải và nét xiên trái kết hợp với nhau. – Cho trẻ đọc lại 1 lần. 2.3. Trò chơi luyện tập: * Trò chơi 1: Tìm chữ trong từ. Cho trẻ tìm chữ cái v, r có chứa trong tranh đồ dùng học tập: “Viên phấn” “Cái trống” “Tranh truyện” “Quyển vở”. * Trò chơi 2: “Hãy ghép đúng” (cô cắt các nét sổ thẳng, nét móc, nét xiên sau đó yêu cầu trẻ ghép lại tạo thành chữ cái v,r) – Cô yêu cầu trẻ xếp theo hiệu lệnh của cô. * Trò chơi động 3: “Thi xem tổ nào nhanh” – Cô chia lớp làm hai tổ: – Lần 1 tìm và dán chữ cái v – Lần 2 tìm và dán đúng chữ r + Luật chơi như sau: – Trẻ mỗi lần lên chỉ được nhặt và dán một chữ cái, khi xuống trẻ khác mới được lên. Tổ nào dán đúng và được nhiều tổ đó thắng cuộc. + Cách chơi: – Trẻ đầu hàng phải bật qua 3 vòng lên chọn chữ cái v, r theo yêu cầu của cô sau đó phết hồ dán chữ cái lên bảng của tổ mình và chạy về cuối hàng. (Tổ chức thi đua trong thời gian một bản nhạc) – Kết thúc trò chơi cô động viên khuyến khích trẻ trao phần thưởng bằng đồ dùng học tập của tiểu học.
– Cô cùng trẻ hát bài “Em yêu trường em” chuyển hoạt động khác.` |
– Trẻ trò truyện cùng cô
– Trẻ quan sát
– Trẻ đọc từ – Trẻ trả lời
– Trẻ đọc – Trẻ tìm
– Cả lớp đọc 2 lần – Tổ đọc – Cá nhân đọc – Trẻ nói theo hiểu biết – Từng nhóm thảo luận
– Trò truyện cùng cô
– Trẻ đọc – Trẻ trả lời
– Trẻ đọc từ trong thẻ chữ rời
– Cả lớp đọc 2 lần – Tổ đọc – cá nhân đọc
– Trẻ nhận xét
– Trẻ chơi – Trẻ lên tìm và đọc
– Trẻ chơi
– Trẻ chơi
– Trẻ hát |