Archive
Chủ đề nhánh một số hiện tượng thiên nhiên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Chủ đề nhánh một số hiện tượng thiên nhiên
CHÙ ĐỀ: NƯỚC VÀ CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
ĐỀ TÀI: THÍ NGHIỆM SỰ HÒA TAN CỦA NƯỚC
LỚP: MẦM
THỜI GIAN: 15 – 20 PHÚT
NGÀY THỰC HIỆN: 10/10/2014
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Qua thí nghiệm giúp trẻ biết được muối tan trong nước và dầu ăn không tan trong nước. Giúp trẻ biết được nước có ích cho đời sống của con người và không có nước thì con người không thể sống được.
– Thông qua hoạt động ôn lại cho trẻ về màu sắc, hình dạng cùng cố kỹ năng hoạt động làm quen với toán. Có khả năng thỏa thuận và hợp tác với bạn bè.
– Trẻ nói được các từ hòa tan, không tan, nói trọn câu. Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, biết bảo vệ nguồn nước.
- CHUẨN BỊ:
– 1 ly nhựa có ký hiệu tam giác xanh
– 1 ly nhựa có ký hiệu hình vuông đỏ.
– 2 cái muỗng.
– Muối.
– Dầu ăn.
– Mũ thỏ.
- TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG 1: ỔN ĐỊNH
– Tập trung trẻ cho trẻ chơi trò “trời mưa”.
– Lắng nghe, lắng nghe: Cho trẻ nghe tiếng nước mưa.
– Đàm thoại với trẻ:
+ Các con vừa nghe âm thanh gì ?
+ Nước dùng để làm gì ?
– Giáo dục trẻ giữ gìn bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
– Cho trẻ đọc thơ “Mưa” và di chuyển đến nơi thí nghiệm.
HOẠT ĐỘNG 2: TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
* Bước 1: Cho trẻ quan sát và gọi tên các đối tượng và có thể đoán xem cô sẽ làm gì với những dụng cụ này.
+ Các con nhìn xem cô có gì đây ?
+ Cái ly dùng để làm gì ?
+ Muối dùng để làm gì ?
+ Dầu ăn dùng để làm gì ?
+ Trên ly có kí hiệu gì ?
* Bước 2: Cho muối vào ly nước có kí hiệu hình tam giác màu xanh và dầu ăn cho vào ly nước có ký hiệu hình vuông màu đỏ. Sau đó dùng muỗng khuấy đều hai ly nước.
* Bước 3: Cô cho trẻ quan sát và rút ra kết luận: Muối tan trong nước còn dầu ăn không tan trong nước.
HOẠT ĐỘNG 3: TRÒ CHƠI “TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA”
– Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “mưa to rồi” thì trẻ sẽ về nơi trú mưa.
– Cách chơi: Cho trẻ đi dạo vòng quanh lớp vừa đi vừa hát bài “trời nắng, trời mưa”
– Tổ chức chơi: 2 – 3 lần.
– Tập trung – nhận xét – kết thúc tiết học.
Làm quen chữ cái chủ đề nghành nghề
Làm quen chữ cái chủ đề nghành nghề
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN CHỮ CÁI
Chủ Đề : Ngành Nghề
Đề Tài: Chữ b – d – đ ( Tiết 3)
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
I.Mục đích yêu cầu
– Trẻ biết cách đồ, tô chữ cái b – d – đ
– Trẻ đồ được chữ b – d – đ, đồ được từ, tô màu chữ b – d – đ, ngồi viết đúng tư thế.
– Trẻ tập trung chú ý trong gờ học, mạnh dạn phát biểu ý kiến
– Trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của cô, tích cực tham gia các trò chơi do cô tổ chức
– Giáo dục cháu ham thích học chữ cái và hoạt động tích cực
II.Chuẩn bị
– Sách “ Bé tập tô ”, chì đen, chì màu.
– Tranh mẫu phóng to giống sách
– Nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
– Mủ thỏ, quà
– Bàn ghế cháu ngồi theo nhóm
III.Tổ chức hoạt động
- Ổn định:
– Cô mời bạn thỏ đến thăm lớp.
– Bạn thỏ trò chuyện với trẻ.
– Bạn thỏ đố trẻ chữ b,đ,d.
– Cô thấy lớp mình học rất là ngoan, hôm nay cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi các con có thích không?
2.Hoạt động:
* Hoạt động 1: Trò chơi “Tìm chữ cái”
– Luật chơi: Gạch dưới các từ có chứa chữ b, d và đ
– Cách chơi:Cô chia lớp thành 3 tổ.Phát cho mỗi tổ 1 bài thơ, nhiêm vụ của mỗi tổ là lấy bút khoanh tròn từ có chứa chữ b, đ, d theo yêu cầu của cô. Tổ nào khoanh đúng chữ và sớm nhất là tổ đó thắng cuộc.
*Hoạt động 2: Trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”
– Luật chơi: Không chen lấn xô đẩy nhau khi chơi.
– Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên quay khi ngừng quay trúng chữ cái nào trẻ sẽ đọc to chữ cái đó. Bạn nào đọc đúng chữ cái sẽ thưởng một phần quà.
– Cho trẻ chơi nhiều lần.
– Giáo dục trẻ khi chơi không chen lấn, xô đẩy nhau, đoàn kết trong khi chơi.
* Cô hướng dẫn trẻ tô chữ cái b – d – đ
– Cho trẻ mở sách, cô đính tranh
– Cô hướng dẫn trẻ đồ chữ b – d – đ theo cách đồ trên sách, theo chiều mũi tên.
– Cháu thực hiện, cô bao quát, nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, Cách cầm bút, đặt tập, cách đồ, tô màu…
– Báo sắp hết giờ – hết giờ
– Cô đến từng tổ nhận xét – tuyên dương.
– Giáo dục trẻ chăm ngoan học gỏi, làm theo lời Bác.
Giáo án chủ đề Đo lường nước
Giáo án chủ đề Đo lường nước
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
PTNT: Đo lường nước
- Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức:
– Trẻ biết đo và nhận biết được kết quả đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo
+Kỹ năng :
– Luyện kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.
– Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+Thái độ:
– Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
- Chuẩn bị:
– Nhạc đàn bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mỗi trẻ một cái phễu, một cái cốc, thẻ số từ 1-5. Chậu đựng nước, nước, 2 chai đựng nước có kích thước khác nhau.
– 2 cái xô đựng nước, 2 cái xô nhỏ xách nước, 2 lọ đựng nước.
– Bút lông màu xanh.
hành:
Hoạt động của cô
1. Tạo cảm xúc– Gây hứng thú:
– Cô rung xắc xô trẻ lại xung quanh cô hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mưa mang đến cho ta điều gì?
– Các con nhìn thấy nước ở đâu?
– Nước dùng để làm gì?
– Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con thì phải làm gì?
* Giáo dục: Nước rất có ích, nước dùng để ăn,
để uống, để sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của con người, cây cỏ hoa lá, con vật…. Để bảo vệ nguồn nước luôn được sạch, thì các con không được vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước, dòng sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống con người và thế giới xung quanh . Khi sử dụng nước thì phải tiết kiệm. – Cô cho trẻ đọc bài thơ :” nước”.
2. Nội dung:
2.1.
Dạy trẻ cách đo lường + Ở nhà các bố mẹ các con đựng nước vào
đâu? – Trong mỗi gia đình đều chứa nước vào các
dụng cụ riêng, hôm nay cô cháu mình cùng đo lường xem dụng cụ như thế nào đựng được nhiều nước, dụng cụ nào thì đựng ít nước. – Nhìn xem cô có những đồ dùng gì để đo lường?
– Các con thử đoán xem khi cô đựng nước vào
2 chai này thì lượng nước ở các chai như thế nào? – Để biết lượng nước ở các chai này như thế nào chúng mình cùng thao tác đo lường – Trên bàn các con cũng có những dụng cụ đo lường giống cô. Bây giờ cô cháu
mình cùng thực hiện thao tác đo lường nước vào chai. – Mỗi lần đong nước vào chai thì phải sử dụng dụng cụ đo là cái cốc, đong nước sao
cho cốc nước đầy và đổ vào chai , vừa đổ vừa đếm đến khi đầy chai, chọn thẻ số tương ứng với số lần đong. * Lưu ý: (Khi đổ các con chú ý đổ đừng tràn ra ngoài
vì chúng mình phải luôn tiết kiệm nước). – Cô và trẻ đong chai thứ nhất.
+ Các con đong được mấy cốc nào?
+ Tương ứng thẻ số mấy?
– Cho trẻ đong chai thứ hai
+ Chai thứ hai con đong được mấy cốc nước để đầy chai?
+ Tương ướng thẻ số mấy?
– Cho trẻ quan sát và so sánh nhận xét về 2 chai nước vừa được đong.
+ Trẻ nhận xét gì về chai nước nào?
+ Vì sao?
+ Chai nước có vòng màu xanh có lượng nước như thế nào?
+ Chai nước có vòng màu đỏ có lượng
nước như thế nào? * Cô khái quát lại thao tác đo lường, và kết quả đo.
– Khi sử dụng cùng một đơn vị đong, nhưng số lần đong vào mỗi chai khác nhau
thì cho ta kết quả khác nhau về lượng nước chứa trong mỗi chai. – – Nếu chai có số lần đong nhiều hơn thì chai đó đựng được nhiều nước hơn, nếu chai có số lượng đong ít lần hơn thì chai đó đựng được ít nước hơn. * Giáo dục : Biết tiết kiệm nước, không
làm nước bị đổ, tràn ra ngoài khi sử dụng trong sinh hoạt. 2.2: Trò chơi luyện tập:
Trò chơi 1: “Bé khéo léo”
– Cô nêu luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Khi làm rơi xô nước, hoăc dẫm lên vạch kẻ đường hẹp thì bị loại 1
lần chơi. + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đội lấy xô
nước nhỏ xíu múc đầy nước đi theo đường hẹp lên đổ vào bình đựng nước, mỗi lần đổ dùng bút vạch mức nước dâng lên, chạy về vạch xuất phát chuyển xô cho bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng. Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chơi đúng luật và có số lần chuyển nước nhiều hơn thì đội đó thằng cuộc. Trò chơi 2:
Cửa hàng bán nước giải khát
– Cô nêu tên trò chơi
– Hướng dẫn cách chơi
– Trẻ chia thành 3 nhóm chơi
– Cô nhận xét kết quả
2. Kết thúc:
– Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa”
|
Hoạt động của
trẻ – Trẻ lại xung quanh cô cùng hát với nhạc bài hát.
– Nước
– Sông, suối, biển, ao hồ, giếng
– Nước để tắm giặt, để ăn, để uống và phục vụ đời sống sinh hoạt cho con người. Cho
cây cối, hoa lá tuơi tốt, con vật. – Không vướt rác bừa bãi xuống ao hồ sông suối.
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc thơ kết hợp về chỗ ngồi bàn.
– Bình, xô chậu…
– Trẻ lắng nghe
– Chai, cốc, phểu,…., nước
– Trẻ đoán
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện thao tác đo lường.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ chọn thẻ số tương ứng
– Trẻ đong chai thứ 2
– Trẻ nói số lần đong
– Chọn thẻ số tương ứng
– 2 chai không bằng nhau
– Số lần đong nước vào chai không bằng nhau.
– Chai nước có vòng màu xanh đong được 4 cốc.
– Chai nước có vòng màu đỏ đong được 5 cốc.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi 1-2 lần.
– Trẻ chia nước thành các cốc nhỏ và nói kết quả.
|
Giáo án Chủ đề thế giới thực vật
Giáo án Chủ đề thế giới thực vật
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
ND: 13/10/2014
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
- Mục đích yêu cầu
– Cháu biết được trong một tuần nếu cháu đạt 4 cờ thì sẽ được một phiếu bé ngoan vào giờ nêu gương cuối tuần
– Cháu cố gắng chăm ngoan để cuối tuần đạt phiếu bé ngoan
– Cháu biết nhận xét mình và nhận xét bạn.
– Giáo dục trẻ nề nếp, trật tự khi nêu gương, thực hiện 3 TCBN.
- Chuẩn bị
Cờ, sổ bé ngoan, sổ theo dõi, phiếu bé ngoan, hồ dán.
III. Tiến hành
– Cô cho cả lớp ngồi hình chữ U ( ngồi trên ghế), nhìn về bản bé ngoan.
– Cho trẻ hát bài “Hoa trường em”
– Đàm thoại bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về gì?
– Giáo dục cháu biết chăm sóc, bảo vệ cây, không hái hoa, bẻ cành
– Các con biết giờ này là giờ gì ?
– Cô cho cả lớp nhắc lại 3 TCBN.
1.Chú ý trong giờ học.
2.Nói năng lễ phép.
3.Sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
– Cho cháu ngồi suy nghĩ 1 phút xem có thực hiện đúng 3 TCBN không.
– Cho các bạn trong lớp nhận xét tổ bạn có ai ngoan, ai chưa đạt tiêu chuẩn.
– Cô nhận xét lần lượt từng tổ và quyết định cho cháu cắm cờ.
– Cháu xếp hàng lần lượt theo tổ nhận cờ, cả lớp tuyên dương.
– Bạn cắm cờ, các bạn ở dưới đọc thơ, hát.
– Cô nhận xét động viên cháu chưa đượt cắm cờ, cố gắng hơn trong ngày sau.
– Cô đọc tên các cháu đủ 4 cờ cô đã dán phiếu bé ngoan rồi còn những cháu hôm nay mới đủ 4 phiếu thì cô sẽ dán bổ sung .
– Cô động viên cháu chưa đạt bé ngoan.
– Cô cho cháu tham gia văn nghệ.
– Giáo dục trẻ về nhà thưa ông bà cha mẹ, người lớn.
– Cho cả lớp nhún nhảy bài “ Hoa trường em”.
– Kết thúc.
Giáo án làm quen nhón chữ M N
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN CHỮ VIẾT
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN NHÓM CHỮ M, N
NHÓM LỚP: LỚP LÁ (5 tuổi)
- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Phát triển nhận thức và ngôn ngữ:
- Hiểu được nội dung câu chuyện
- Nhận biết phát âm chữ m, n qua từ trong câu chuyện..
- Nhận ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chữ m, n qua nét chữ, cách phát âm
- Ôn luyện kĩ năng đo chiều cao
- Phát triển thẩm mỹ:
- Khuyến khích sáng tạo chữ m, n qua các hình thức làm truyện tranh, cắt dán chữ, vận động tạo dáng…
- Tình cảm xã hội:
- Phát triển nhận thức và ngôn ngữ:
Chăm sóc vật nuôi trong gia đình
- PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP:
- Chủ đạo: kể chuyện, đàm thoại
- Kết hợp: trò chơi, luyện tập theo nhóm
- Hình thức: nhóm
- CHUẨN BỊ:
- ĐỐI VỚI CÔ:
- Tạo môi trường chữ phù hợp với chủ đề ĐỘNG VẬT (viết bài thơ “mèo đi câu cá”, viết câu đố, câu chuyện có nhóm chữ m, n)
- Bảng chữ m, n ở các dạng chữ in thường viết thường, in hoa
- Thẻ từ: con mèo, con cá, cái ghế, cái bàn, cái thang
- Bảng nỉ, đàn, cassette, đĩa nhạc
- Câu chuyện, bài thơ được cô kể và đọc ở mọi lúc mọi nơi
- Trẻ làm quen với nhóm chữ m, n qua các hình thức cắt dán, viết theo mẫu, đọc truyện tranh
- ĐỐI VỚI TRẺ:
- Rổ thẻ chữ m, n, hình cái thang, ghế, tủ, bàn cho mỗi trẻ
- Bài tập cho mỗi nhóm trẻ
- ĐỐI VỚI CÔ:
Nhóm 1: cát, vỏ sò
Nhóm 2: sách báo, kéo, hồ dán
Nhóm 3: bảng in hình đi kèm với từ để trẻ nối chữ cái với từ
IV. NỘI DUNG LỒNG GHÉP
– Truyện: “Chú mèo thông minh”, tranh minh hoạ
– Làm quen với toán: luyện tập cách đo chiều cao của các vật
– Âm nhạc: nhạc không lời
V. Tiến hành:
TT
|
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của
trẻ |
Bổ sung
|
1
2
3
4
|
Hoạt động 1: dẫn dắt
Cô kể truyện, sử dụng đồ dùng minh hoạ:
Một hôm mèo đi học về, mèo rất đói bụng.
Đến cổng nhà, mèo ngửi thấy mùi thức ăn thơm lừng ở trong nhà bay ra. Mèo chưa phát hiện được mùi thức ăn bay ra từ đâu thì thấy một chú chó đang ngó lên tủ. Hoá ra trên đó có đĩa cá rán, vàng, ngon ơi là ngon. Xung quanh đó chỉ có 1 cái thang, 1 cái ghế, 1 cái bàn. Hoạt động 2: khám phá
Cô đàm thoại: theo con, trong hai con mèo và con chó, con
nào sẽ lấy được đĩa cá rán? Tại sao con biết là con…? – Cô cho trẻ tìm thẻ từ “Con mèo”
– Cô đặt câu hỏi: trong từ “Con mèo” có chữ nào mà các con
vừa được học? – Chữ m phát âm như thế nào?
Cô phát âm thật chuẩn lại để trẻ nghe, quan sát miệng cô
(cô đọc to, nhỏ, thầm) Cô đàm thoại: theo con bạn mèo sẽ làm cách nào để bắt được
con cá? Tại sao nó không trèo lên ghế, bàn?
Tại sao nó chọn cái thang?
Làm sao con biết cái thang cao nhất?
Có cách nào để biết chính xác cái thang cao bằng cái tủ?
Con đo như thế nào?
Chiều cao của cái bàn, (cái ghế) như thế nào so với cái
thang? Con nhận thấy điều gì?
Vậy trong 3 thứ: cái bàn, cái ghế, các thang cái nào cao
nhất? Các con hãy tìm từ cái thang
Tương tự trình tự cô cho trẻ tìm chữ n như chữ m phần trên
Cô phát âm mẫu
Cho trẻ so sánh hai chữ m, n để tìm sự giống và khác nhau
Giới thiệu chữ viết thường, in của m, n
Hoạt động 3: củng cố
Phát triển thính giác
Phát triển thị giác
Phát triển xúc giác. Cô phát chữ nổi
Thông qua trò chơi “Chiếc túi kì diệu”
Cô bật nhạc không lời để trẻ vận động sáng tạo
Kết thúc câu chuyện:
Theo con câu chuyện được kết thúc như thế nào?
Bạn mèo sẽ cư xử như thế nào với bạn chó để ai cũng khen
mèo là người bạn lịch sự, tốt bụng? Con đặt tên câu chuyện tên gì?
Cô khuyến khích trẻ đóng kịch ở góc chơi, làm truyện tranh
(sau khi kết thúc hoạt động chung) Hoạt động nhóm: (có thể tiến hành ở HĐG)
Nhóm 1: viết
theo mẫu chữ do cô viết trên cát, hoặc xếp vỏ sò trên cát theo mẫu Nhóm 2: cắt dán
chữ m, n trong báo Nhóm 3: nối chữ
m, n với từ có chứa chữ cái (có hình kèm theo) |
Trẻ đọc thơ
Trẻ trả lời: con mèo
– Con chó không trèo lên cao được
– Con chó không thích ăn cá, nó chỉ thích ăn xương thôi
– Trẻ đọc to từ “Con mèo”
– Trẻ phát hiện chữ m trong thẻ từ
– Trẻ đọc lên cho cô nghe
– Trẻ phát âm tập thể, nhóm, cá nhân
Mèo trèo lên thang
Vì cái thang cao bằng cái tủ
Vì cái thang cao nhất
Cái thang cao bằng cái tủ
Con nhìn thấy như vậy
Con đo
Trẻ đo cái thang với cái tủ (xếp hình cái thang cạnh chiếc
tủ) Trẻ thực hiện cách đo xếp ghế, bàn, cạnh thang
Con thấy cái ghế, cái bàn thấp hơn cái thang
Cái thang
Trẻ tìm từ “Cái thang “
Trẻ tìm chữ n trong từ cái thang
Trẻ phát âm theo cô
Trẻ phát âm tập thể, nhóm, cá nhân
Nêu ý kiến nhận xét và so sánh hai chữ m, n (qua nét chữ,
cách phát âm…) Trẻ tìm chữ, và phân biệt đâu là chữ m, n in thường, viết qua các hình mẫu của cô
giới thiệu Nghe âm tìm chữ cái
Nghe tiếng tìm âm
Tìm chữ cái có trong từ
Trẻ sờ và đoán chữ
cái nổi Trẻ vận động sáng tạo, sau đó kết nhóm tạo dáng chữ cái. (chữ n: một
trẻ đứng thẳng, một bạn ôm eo cong người xuống, chữ m: như chữ n thêm một bạn đứng trước. Có thể nằm cũng tạo được chữ Bạn mèo chia cho bạn chó một nửa con cá rán
Bạn mèo mời bạn chó đến ăn tiệc
Người bạn tốt bụng
Ai là người lịch sự?
Đĩa cá rán thơm lừng
Bữa tiệc vui vẻ
|
Làm quen chữ viết chủ điểm phuong tiện giao thông
GIÁO ÁN : LÀM QUEN CHỮ VIẾT
CHỦ ĐIỂM : PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Đề tài : chữ b, p, ph.
Lớp : lá
- Mục đích yêu cầu :
- Giáo dưỡng :
- Hình thành biểu tượng về các chữ b, p, ph. Trẻ biết phát âm đúng, nhận biết phân biệt b, p, ph theo kiểu chữ in thường và kiểu chữ thường.
- Củng cố kỹ năng về biểu tượng các chữ thông qua trò chơi.
- Giáo dục :
- Tạo cho trẻ thói quen học tập, biết giơ tay phát biểu, biết chú ý lắng nghe cô.
- Phát kiến :
- Phát kiến ngôn ngữ cho trẻ
- Phát kiến tư duy, trí nhớ cho trẻ thông qua trò chơi
- Chuẩn bị :
- Bộ chữ in thường, chữ thường b, p, ph
- Mỗi trẻ 1 bộ chữ rời b, p, ph
- Tranh đường phố, tranh xe ôtô, người đi bộ.
III. Tiến trình :
Hoạt động của cô |
Hoạt động của trẻ |
· Hoạt động 1: Ổn định và cho trẻ hát bài “ Đường và chân” |
Trẻ hát |
Trò chuyện với trẻ : – Sáng nay con đi đến trường bằng phương tiện gì ? – Vậy các phương tiện này thuộc phương tiện giao thông đường gì ? – Ngoài đường bộ thì còn đường gì ? Có phương tiện gì ? |
Trẻ trả lời |
· Hoạt động 2 : Giới thiệu bài : – Các con ơi, các con có nghe thấy âm thanh gì không ? Cô |
Trẻ trả lời |
– À ! Đó là âm thanh của các phương tiện giao thông ở một đường phố vào |
Trẻ |
Cô đưa tranh đường phố ra có gắn thẻ chữ. Cô cho trẻ đọc : đường phố ( 2 lần ) |
Trẻ |
– Cô có chữ “ ph” các con đọc cùng cô |
Trẻ |
Cô đưa hình cái phao có thẻ chữ thiếu chữ “ ph” |
|
–Các con xemđây là cái gì con ? – Các con xem các thẻ chữ cô gắn đã đúng chưa ? – Còn thiếu chữ gì bạn nào lên gắn giùm cô ? |
Trẻ |
– ( tô phở, phở bò, thành phố…) |
Trẻ |
Cô giới thiệu chữ p – Hồi nãy con nghe tiếng gì mà chạy vội vã vậy ? |
Trẻ |
– À ! Là xe cấp cứu. Xe cấp cứu kêu như thế nào ? ( pí |
Trẻ |
Cô đưa tranh xe cấp cứu ra. – Đây là xe gì ? – Nó kêu pí po, pí po. Cả lớp mình cùng đọc theo cô. Bạn nào có thể lên nhái |
Trẻ |
Cô đưa tranh bác tài xế bóp kèn : pin pin. Sau đó cho trẻ lên gắn chữ còn thiếu của tranh. |
|
– Các con đọc theo cô : p . Cô chú ý sửa sai cho trẻ khi đọc âm p. |
Trẻ |
Cô giới thiệu chữ b – Cô đưa tranh em bé đang tập lái ôtô ra. Đây là ai vậy các con ? |
Trẻ |
– Các con tìm trong thẻ chữ có chữ gì đã học ( e, m) – Có chữ gì chưa học nè ? |
Trẻ |
– À ! Chữ này là chữ b ( cho trẻ đọc 2 lần ) |
Trẻ |
Cô lại đưa tranh 1 em bé béo phì khác. Gọi trẻ lên điền chữ thiếu |
|
– Nãy giờ các con đã biết những chữ gì rồi. Cô cũng có chữ giống như chữ đã học nhưng đó là chữ thường. Các con đọc theo cô. |
Trẻ |
Cô giúp trẻ so sánh chữ p, b
|
|
* Hoạt động 3 : trò chơi – Các con có muốn chơi trò chơi này với cô không? Chơi trò chơi tạo dáng chữ b, p, ph. |
Trẻ |
– Trò chơi khác : “ Ai tinh mắt” Cô chia lớp làm hai hoặc ba đội, chơi tiếp sức. Bảng chữ có xếp các |
Trẻ |
Cô |
|
Nhận |
Đề tài nhớ ơn bác hồ
NHỚ ƠN BÁC HỒ
——————– c õ a ———————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Biết Bác Hồ là vị lãnh tụ nước ta, khi còn sống, Bác rất gần gũi và yêu thương trẻ em.
– Thuộc bài thơ, thể hiện được âm điệu trang trọng, tình cảm yêu mến thân thương qua giọng thơ trẻ em .
– Rèn kỹ năng hát và múa minh họa nhịp nhàng theo bài hát, kỹ năng cắt dán tạo hình hoa sen
– Phát triển trí nhớ có chủ định , ngôn ngữ văn học, tư duy, sáng tạo thẩm mỹ trong nghệ thuật.
– Giáo dục trẻ lòng yêu mến, biết ơn vị lãnh tụ của đất nước.
- CHUẨN BỊ :
– Trò chuyện với trẻ về Bác Hồ, cho trẻ xem các tranh ảnh về Bác Hồ và các em thiếu nhi …
– Làm quen với bài thơ “Ảnh Bác”, bài hát “Nhớ ơn Bác” …
– Máy, băng nhạc có bài hát về Bác Hồ …
– Các NVL tạo hình cho trẻ : giấy thủ công, kéo, hồ dán, ống hút …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
– Trò chuyện với trẻ:
+ Các bạn biết những gì về Bác Hồ? ( gợi ý cho trẻ nói về vị lãnh tụ kính yêu của đất nước …)
+ Hình ảnh gì của Bác Hồ trong lớp mình mà các bạn vẫn nhìn thấy hằng ngày?
– Cô giới thiệu bài thơ “ Ảnh Bác ” của Trần Đăng Khoa, cô đọc cho trẻ nghe
“ Ảnh Bác
Nhà em treo ảnh Bác Hồ Em nghe như Bác dạy lời
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi Cháu ơi đừng có chơi bời đâu xa
Ngày ngày Bác mỉm miệng cười Trồng rau, quét bếp, đuổi gà
Bác nhìn các cháu vui chơi trong nhà Thấy tàu bay Mỹ , nhớ ra hầm ngồi
Ngồi sân có mấy con gà Bác lo bao việc trên đời
Ngồi vườn có mấy quả na chín rồi Ngày ngày Bác vẫn vui cười với em
– Cô khuyến khích trẻ cùng đọc thơ với cô vài lần cho thuộc …
– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ:
+ Hình ảnh Bác trong mắt trẻ thơ như thế nào?
+ Bác đã khuyên các cháu điều gì?
+ Tình cảm của các cháu đối với Bác ra sao?
—- GD trẻ tình cảm kính yêu, biết ơn vị lãnh tụ của đất nước …
* Hoạt động 2:
– Cô giới thiệu bài hát “ Nhớ ơn Bác ” , mở nhạc cho trẻ hát cùng cô …
– Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát …
– Khuyến khích trẻ cùng hát và múa minh họa với cô : chung, theo nhóm …
* Hoạt động 3:
– Cô chỉ cho trẻ đọc câu ca dao :
“ Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt nam đẹp nhất có tên Bác Hồ ”
– Quan sát mẫu hoa sen , trò chuyện với trẻ về cách thức thực hiện …
– Cô giới thiệu các NVL tạo hình đã chuẩn bị sẵn …
– Tổ chức cho trẻ tạo hình hoa sen theo nhóm …
Tags: giáo án mầm non
Giáo án mừng sinh nhật bác hồ
Mừng sinh nhật Bác
—————– c õ a —————–
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
– Nhận biết những hình ảnh về Bác Hồ trogn đoạn phim tư liệu về Bác, cảm nhận được tình thương
của vị cha già kính yêu dành cho dân tộc Việt Nam .
– Hứng thú tham gia các hoạt động mừng lễ sinh nhật Bác Hồ tại lớp cùng cô và bạn .
– Rèn kỹ năng biểu diễn, thái độ mạnh dạn tự tin trước đám đông khán giả .
– Phát triển trí nhớ có chủ định , tư duy ngôn ngữ, tưởng tượng sáng tạo thẩm mỹ .
– Giáo dục trẻ lòng kính trọng, yêu mến và biết ơn vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN.
- CHUẨN BỊ :
– Sưu tầm đoạn phim tư liệu về Bác Hồ : đến thăm dân, thăm các chú bộ đội, thăm các cháu thiếu
nhi, phát quà cho mọi người …
– Các NVL tạo hình cho trẻ hoạt động , góc chủ đề trang trí mở để gợi cảm xúc hoạt động cho trẻ
– Máy, băng nhạc có bài hát về Bác Hồ …
III. TIẾN HÀNH :
* Hoạt động 1:
– Mở nhạc cho trẻ hát và VĐ minh họa theo bài “ Nhớ ơn Bác ” …
– Trò chuyện với trẻ:
+ Đố các bạn biết hôm nay là ngày gì? ( ngày 19 / 5 : SN Bác Hồ )
+ Vì sao mọi người dân VN lại gọi “ Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc” ?
+ Hình ảnh gì của Bác Hồ trong lớp mình mà các bạn vẫn nhìn thấy hằng ngày?
– Cô cho trẻ xem đoạn phim tư liệu về Bác Hồ , đàm thoại gợi ý theo nội dung phim …
– Có thể dừng lại một vài chỗ cho trẻ nắm bắt ý nghĩa :
+ Bác Hồ trồng cây, chăm sóc cây , tưới cây …
+ Bác Hồ đến thăm các chú bộ đội, động viên khuyến khích mọi người …
+ Bác Hồ đến thăm dân làng, mọi người mừng rỡ đón chào Bác …
+ Bác Hồ đến thăm trại thiếu nhi , chia kẹo , phát quà cho các cháu …
– Hỏi lại cảm nhận của trẻ …
* Hoạt động 2:
– Dẫn trẻ đến góc chủ đề của lớp, gợi ý cho trẻ quan sát những gì đã có và những gì cần làm thêm
để trang trí …
– Tổ chức cho trẻ hoạt động theo nhóm :
+ Dán xúc xích trang trí xuing quanh ảnh Bác
+ Tiếp tục cắt dán hoa sen để cắm vào bình hoa trước ảnh Bác …
+ Cắt dán trang trí thêm vào những chổ còn trống ở góc chủ đề …
– Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tích cực …
* Hoạt động 3:
– Tổ chức biểu diễn văn nghệ “ Mừng sinh nhật Bác ” …
– Gợi ý các hình thức biểu diễn cho trẻ tư chọn :
+ Đọc thơ “ Ảnh Bác ” , “ Bác Hồ của em” …
+ Hát và múa minh họa bài “ Nhớ ơn Bác ”, “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn TN nhi đồng” …
+ Hợp ca “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ” …
Làm quen chữ cái l m n
HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VĂN HỌC – CHỮ VIẾT
Làm quen chữ cái l m n
CHỦ ĐIỂM: Gia đình
ĐỀ TÀI: Làm quen chữ cái l-m-n
NHÓM, LỚP:
- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Kiến thức: – Bước đầu trẻ biết nói lời chúc gửi đến các bà, các cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, đồng thời biết sao chép lại lời chúc theo ý thích của trẻ vào thiệp.
– Biết nhận ra nhóm chữ cái đã học trong câu.
Kỹ năng: – Trẻ biết npói được câu trọn vẹn nhưng đơn giản.
– Rèn luyện kỹ năng sao chép chữ.
Phát triển: – Khả năng chú ý để thực hiện yêu cầu của cô.
– Phát triển ngôn ngữ, nói trọn câu.
Giáo dục: – Biết quan tâm, chia sẻ tình cảm của mình với người khác.
- CHUẨN BỊ
– Trước khi cho trẻ hoạt động, cô tổ chức 1 số hoạt động thuộc các lĩnh vực khác cho trẻ làm quen như:
– Trẻ được làm quen l-m-n ở môi trường lớp, tác phẩm xã hội.
- * Môi trường xung quanh: trẻ được trò chuyện, xem phim ảnh về 1 số hoạt động trong ngày lễ mừng ngày Nhà giáo VIệt Nam.
- * Tạo hình: vẽ, cắt, dán – làm tranh.
HĐC: – Bảng, phấn của cô.
– Một số thiệp tự tạo( 3-4 cái).
– Giấy lịch lớn viết sẵn chữ.
– Chữ cái lớn đ-l-m-n.
– Bàn ghế đủ cho số lượng trẻ.
– Thiệp của mõi trẻ – bút chì.
HĐG: – Tập: “Bé vui học chữ”, “Bé tập tô” ở góc.
– Giấy, kéo, hồ, bút các loại.
– Tạp chí, lô tô.
III. PHƯƠNG PHÁP – BIỆN PHÁP
Trực quan – đàm thoại – thực hành
- TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Trò chuyện đầu giờ: Vào giờ chơi của ngày hôm qua, cô thấy các con làm những tấm thiệp để làm gì?
Cho trẻ trả lời tự do
HOẠT ĐỘNG CHUNG
Hoạt động cô
Hoạt động 1: Gợi ý trẻ đặt lồi chúc có ý nghĩa trọn câu.
– Cho trẻ quan sát 1 số thiệp trẻ tự làm
* Gợi tình huống: với thiệp con đã tạo được con dự định sẽ làm gì?
– Con đã chuẩn bị những lời chúc gì trong ngày lễ dể chúc cho các thầy cô.
Hoạt động 2:
Sap chép các lời chúc.
- Chơi ngón tay nhúc nhích -> trẻ ra bàn.
- Cô đưa thiệp, yêu cầu trẻ đưa ra những lời chúc hay.
– Cô viết những lời chúc lên trên bảng, yêu cầu tư trẻ chú ý chú ý xem và sao chép lại câu chúc mà trẻ thích vào thiệp.
-> Nhắc nhở trẻ chú ý chiều cao con chữ trong 2 đường kẻ.
Hoạt động 3: Tìm nhómn chữ đã học
– Cho trẻ thực hiện theo nhóm, bài tập chữ cái đã học và gạch chân phía dưới.
– Yêu cầu trẻ cho cô biết mình đã tìm được mấy chữ l-m-n?
– Trẻ về nhóm theo dấu hiệu đ-l-m-n dán trên tường.
– Cô quan sát và làm việc với từng nhóm, gợi ý trẻ tìm theo nhóm chữ mới nếu trẻ thực hiện.
Kết thúc: bài hát: Chim mẹ – chim con
Hoạt động cháu
Trẻ quan sát.
Trẻ suy nghĩ, trả lời.
Cùng chơi, đi ra bàn.
Kính chúc cô vui khỏe! Chúc mừng cô ngày 20-11!
Trẻ chú ý cách cô viết.
Trẻ trả lời.
Trẻ thảo luận và thực hiện.
Làm quen với chữ cái H & K
Làm quen với chữ cái H & K
Mục đích yêu cầu:
Giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ “h – k”
Rèn tai nghe để trẻ nhận ra chữ “h – k” trong tiếng
Giúp trẻ tham gia các hoạt động một cách tự tin, sôi nổi và có ý thức tham gia các hoạt động tập thể
80% trẻ đạt yêu cầu
Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
– Bảng, máy hát, băng nhạc, bút dạ
– Ba lọ hoa: Hoa Hồng, hoa Huệ, hoa Loa Kèn
– 9 băng giấy viết tên: Hoa Hồng, hoa Huệ, hoa Loa Kèn, dán xung quanh lớp
– 6 chữ cái bằng xốp: “h, k” với kiểu chữ (viết thường, in thường và in hoa)
2. Đồ dùng của cháu:
mỗi cháu có:
– Mỗi tờ giấy, bút màu, hồ dán, giấy màu, thẻ lôtô chữ h, k
– Một ảnh về hoa có ghi tên (chữ nhỏ, và tên bằng chữ to,) chữ h, k để trống.
Hình thức tổ chức:
– Ổn định: đội hình tự do
– Cung cấp kiến thức: Đội hình chữ U
– Luyện tập: Chia thành 2 nhóm
Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
- Giới Thiệu 3 Loại Hoa:
– Cô đố về hoa hồng đỏ (bằng câu đố) giới thiệu hoa Hồng Đỏ.
– Về hoa Huệ ( cô đố các cháu nhắm mắt, ngửi) và giới thiệu hoa Huệ
– Về hoa Loa Kèn (bằng câu đố), giới thiệu hoa Loa Kèn
- Làm Quen Chữ Cái H, K (21 – 24 Phút)
Cho cháu làm quen tên 3 loại hoa (1 Phút)
– Cho các cháu gọi tên: hoa Hồng, hoa Huệ, hoa Loa Kèn
– Các cháu có biết tên 3 loại hoa trên được viết như thế nào không? Cô sẽ viết lần lượt tên các lọ hoa. Sau khi viết xong, cô đặt thẻ từ chiếc lọ hoa tương ứng
– Đây Là Tên Của Hai Loài Hoa Còn Lại Đã Được viết sẵn, cô đọc tên hoa cài đặt trước hai Lọ hoa tương ứng. Các lọ hoa, thẻ từ ở các góc trong Lớp.
– Cô cho cháu đọc tên của từng lọ hoa: “hoa Hồng, hoa Huệ, hoa Loa Kèn”
Thi sao chép chữ: (3 – 4 phút)
Cô hướng dẫn cách chơi: Mỗi trẻ tự chọn một loại hoa mình thích và sao chéo tên vào băn giấy của mình
– Cho cháu kiểm tra lẫn nhau
– Cô cho cháu cất giấy và lấy thẻ lôtô h, k
Nhận biết và phát âm chữ h: (4 – 5 phút)
– Cho cháu xem các băng chữ: Hoa Hồng, hoa Huệ, hoa Loa Kèn và hỏi cháu chữ cái nào được cô viết nhiều nhất? (chữ h)
– Tất cả có mấy chữ h? (5 chữ)
– Cô giới thiệu các kiểu chữ h:
Đây là chữ h: in thường
Đây là chữ h: viết thường
Đây là chữ H: in hoa
– Cô phát âm, rồi cho cháu phát âm (cô chỉ vào từng chữ). Chú ý sửa sai cho cháu
– Cô cho cháu lấy thẻ lôtô chữ h
Nhận biết và phát âm chữ k (4 – 5 phút)
– Cô giới thiệu băng từ: Hoa loa kèn và hỏi cháu có mấy chữ cái? (9 chữ)
– Cô cho cả lớp đếm lại
– Cô cho cháu chọn chữ cái đứng ở vị trí thứ 7 (chữ k)
– Cô giới thiệu các kiểu chữ k:
Đây là chữ k: in thường
Đây là chữ k: viết thường
Đây là chữ K: in hoa
– Cô phát âm, rồi cho cháu phát âm (cô chỉ vào từng chữ). Chú ý sửa sai cho cháu
– Cô cho cháu lấy thẻ lôtô chữ k
– Nghe cô phát âm chữ cái nào các cháu giơ thẻ chữ đó lên và đọc to
- Bài tập, trò chơi củng cố luyện nhận biết và phát âm chữ h, k: (9 – 10 phút)
Cho cháu tìm tên quả, hoa củ có chứa chữ h, k
Cô và cháu cùng đọc các bài thơ luyện phát âm các chữ h, k (xem phần chuẩn bị)
Thi “Bé đếm nhanh”:
– Cô chia lớp thành nhóm, mỗi nhóm có 1 tờ giấy chép rất to (do cô tự sáng tác). Trong khoảng 2 phút xem nhóm nào tìm (bình bằng cách khoanh tròn) được nhiều chữ h (hoặc k) nhất.
– Cô nhận xét và tuyên dương đội nhất
Thi “Bé điền đúng”:
– Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi cháu lấy một bức tranh, trên đó có ghi tên hoa, củ, quả. Phía dưới cũng ghi tên nhưng còn 1 chữ để trống. Nhiệm vụ của cháu là viết hay dán chữ còn thiếu vào ô trống.
– Cô cho cháu thực hiện, cùng nhận xét, tuyên dương
Kết thúc: (2 – 3 phút)
Cô và cháu cùng hát bài “Vườn cây của ba”
Hoạt động của cháu
– Cô đố và đoán
– Cháu trả lời
– Cháu lắng nghe, tự nêu tên hoa và xem cô viết
– Cháu lắng nghe
Cháu đọc theo cô
– Cháu lắng nghe và chia làm 2 đội
– Cháu kiểm tra bạ
– Cháu thực hiện
– Cháu quan sát, đếm và trả lời
– Cháu lắng nghe
– Cháu lắng nghe và phát âm
– Cháu thực hiện
– Cháu quan sát, đếm và trả lờ
– Cháu lắng nghe
– Cháu lắng nghe và phát âm
– Cháu thực hiện
– Cháu lắng nghe và tham gia chơi
– Cháu thực hiện
– Cháu hát