Archive
Chủ điểm: Thế giới động vật
Giáo án mầm non Chủ điểm : Thế giới động vật
Môn : Tạo hình
Bài : XÉ DÁN HÌNH CON CÁ ( Mẫu )
Đối tượng 5 – 6 tuổi
I, Mục tiêu
A, Kiến thức
– Trẻ biết các bộ phận của con cá.
– Trẻ biết sắc xếp con cá, bố cục tranh đẹp.
– Trẻ biết cách gập đôi tờ giấy lượn cong để tạo thành hình con cá và biết chọn giấy màu để xé dán đàn cá, sóng lướt, rong, rêu.
B, Kỹ năng
– Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
– Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
– Bồi dưỡng kỹ năng, cách sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy (xây dựng bố cục ).
C, Giáo dục
– Hình thành xúc cảm, thẩm mĩ về màu sắc và động viên tính sáng tạo của trẻ.
– Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật ( Nói chung ) và các con vật dưới nước ( nói riêng ).
– Biết đoàn kết hợp tác, giúp đỡ bạn trong khi làm việc.
– Thích học môn tạo hình.
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động chung của trẻ
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ1: Tạo hứng thú Cô và trẻ trò chuyện với chủ điểm – Cho trẻ chơi trò chơi: ” Cá vàng bơi ” cho trẻ đi vòng quanh vừa làm động tác vừa hát bài: ” Cá vàng bơi ” (2 lần ) – Cô hỏi: + Các con vừa chơi trò chơi gì nào ? + Cá sống ở đâu ? + Cá ăn bằng thức ăn gì nào ? * HĐ 2: Giới thiệu nhiệm vụ tạo hình
– Cô treo 2 bức tranh 1 bức tranh xé dán con cá tròn có nhiều phong cảnh 1 bức tranh xé dán con cá dài. Cho trẻ nhận xét nêu ý của mình?
Cô làm mẫu vừa xé vừa giải thích Cô chọn giấy màu xanh hoặc màu đỏ để làm mình cá cô gập đôi bờ giấy và xé lượn thành hình con cá. Sau đó chọn màu vàng, xé mang, mắt. Cô lấy màu xanh xé rong rêu. Sóng, nước, bọt nước. * HĐ 3 : Trẻ thực hiện : Cô nhắc lại cách ngồi, cách cầm giấy. (Tay phải xé giấy, tay trái giữ giấy, ngón tay trỏ phết hồ,…) Cô cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và gợi ý cho trẻ. Động viên trẻ làm để tạo ra sản phẩm đẹp, hình động. * HĐ 4 : Nhận xét sản phẩm Cho trẻ trưng bày sản phẩm Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cô nhận xét thêm bài đẹp, xấu. + Cho trẻ chơi trò chơi thả cá vào ao. Chia trẻ làm 2 đội, cho trẻ thi đua lên thả cá vào ao rồi cho trẻ đếm. Đội nào thả nhiều hơn thì sẽ chiến thắng. + Giáo dục trẻ phải giữ gìn vệ sinh khuyến cáo với mọi người không vứt rát bừa ra ao làm ô nhiễm môi trường. – Cho trẻ hát bài : ” kìa con cá vàng ” rồi ra ngoài. |
– Làm con cá bơi
– Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát và nêu.
– Trẻ chú ý cô làm.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trưng bày sản phẩm. – 5 – 6 trẻ – Trẻ nhận xét cùng cô. – Trẻ chơi
– Trẻ hát rồi ra ngoài. |
Dạy trẻ đọc thơ: Chú Hải quân
Dạy trẻ đọc thơ: Chú Hải quân
GIÁO AN: PTNN
>>> 100 bài thơ truyện mầm non hay nhất
HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔ |
HOẠT
ĐỘNG CỦA TRẺ |
1.
Ổn định lớp – Cô cho trẻ hát và vận động bài hát: Cháu yêu chú Bộ Đội.
– Cô hỏi: Cô cho các con hát bài hát nào?( 5t)
– Chú Bộ Đội làm nhiệm vụ gì?( 4t)
* GD:
biết kính yêu chú bộ đội 2. Tiến trình bài giảng
2.1. Giới thiệu bài
– Có một bài thơ rất hay nói về chú Hải quân làm nhiệm vụ canh giữ nơi hải đảo xa sôi của tổ quốc.
– Cô đọc thơ diễn cảm lần 1( Đọc thơ diễn cảm)
– Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
– Cho trẻ đọc tên bài thơ
– Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa
– giới thiệu cách lật tranh, cách chỉ chữ
– Hỏi trẻ các hình ảnh trong tranh ( Trong tranh thơ vẽ hình ảnh gì?
– Khám phá lần lượt từng tranh
– Cô đọc diễn cảm lần 3 giảng nội dung bài thơ:
– Bài thơ “ Chú Hải Quân” với mỗi câu thơ 5 tiếng nói về chú Hải Quân làm nhiệm vụ
canh giữ nơi hải đảo xa sôi của tổ quốc, không cho quân thù xâm phạm bờ cõi. Mặc cho nắng, mưa chú vẫn chắc tay súng đứng gác hiên ngang gữ mây trời. Khi nhìn thấy hình ảnh của Chú Hải Quân, bạn nhỏ mong lớn lên trở thành người lính giống Chú hải quân. + Trích dẫn giảng giải từ khó:
– Trứng sáo, Vời hải đào, Vùi thây
* Đàm thoại:
– Cô đọc cho các con nghe bài thơ gì? ( 3t)
– Chú Hải Quân làm nhiệm vụ gì? ( 4t)
– Chú đứng Canh gác như thế nào? (5t)
– Bạn nhỏ mong ước điều gì?
– Có bạn nào mong ước làm Chú Hải Quân như bạn nhỏ trong bài thơ không? Vì sao?
=> GD: Luôn yêu thương, kính trọng, lễ phép với các chú hải quân
2.2.
Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm – Cô dạy trẻ đọc diễn cảm từng câu thơ
– Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm 2 -3 lần
– Luân phiên các tổ
– Thi đua giữ các bạn trai và bạn gái
– Thi đọc nối tiếp từng câu thơ
– Thi đọc to, đọc nhỏ
– Từng nhóm, cá nhân lên đọc thơ
– Cô quan sát sửa sai, đọc ngọng, đọc thiếu câu cho trẻ
2. 3. Trò chơi: chuyển hàng ra hải đảo
– Cô nêu cách chơi, luật chơi
+ Cách chơi: cho trẻ bật chum chân qua 2 vòng lấy một vật dụng của đất liền chuyển lên thuyền ra hải đảo xa sôi dành tặng cho các chú Hải quân
+ Luật chơi: Mỗi 1 lượt chỉ được 1 bạn lên chơi và chỉ được lấy 1 vật dụng
– Tổ chức cho trẻ tham gia chơi
– Kiểm tra kết quả của 2 đội
3. Kết thúc
– Củng cố, giáo dục.
– Nhận xét – tuyên dương
|
– Hát và vận động theo nội dung bài hát
– Cháu yêu chú bộ đội
– Bảo vệ tổ quốc
– Trẻ chú ý lắng mghe
– Chú Hải Quân
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Chú Hải Quân
– Canh giữ nơi đảo xa
– Canh ngày, canh đêm.
– Cầm chắc tay súng.
– Giơ tay
– Tham gia đọc thơ diễn cảm
– Đứng 2 hàng dọc tham gia trò chơi
|
Link tải: https://tinyurl.com/m94lqeq
Trọn bộ Giáo án mầm non lớp 5 tuổi
Trọn bộ Giáo án mầm non lớp 5 tuổi
Trọn bộ Giáo án mầm non lớp 5 tuổi
Muc tiêu:
|
Nội dung
|
Hoạt động
|
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
|
||
Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất(chỉ số 4)
|
– Trèo lên, xuống liên tục phối hợp chân nọ tay kia (hai
chân không bước vào một bậc thang). – Trèo xuống tự nhiên, không cúi đầu nhìn xuống chân khi
bước xuống. – Trèo lên thang ít nhất được 1,5 mét.
|
– Vận động thô:
Vận động cơ bản: Treò lên xuống ghế thể
dục Trườn sấp kết hợp trèo ghế thể dục
Treò
lên xuống 7 gióng thang Trèo lên, xuống thang ở độ cao 1,5 m so với mặt đất
– VĐ tinh:
Tạo dáng cây, các động tác gieo hạt, tưới nước, xới đất… – Trò chơi vận động: Chạy tiếp sức, kéo co, meo đuổi chuột, chuyền
bóng, trồng nụ trồng hoa, bỏ lá,… Dinh dưỡng
– Tập chế biến một số món
ăn đơn giản: pha nước chanh nước cam… – Tìm hiểu về giá trị
dinh dưỡng của các lọai rau, quả. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH- CÃM XA HỘI
|
||
Chủ động làm một số công
việc đơn giản hằng ngày (chỉ số 33) Bộc lộ cảm xúc của bản
thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt (chỉ số 36) Thể hiện sự thân thiện,
đoàn kết với bạn bè (chỉ số 50) Chấp nhận sự phân công
của nhóm bạn và người lớn (chỉ số 51) |
–
Tự giác thực hiện công việc mà không chờ sự nhắc nhở hay hỗ trợ của người lớn, ví dụ như:Tự cất dọn đồ chơi sau khi chơi,tự giác rửa tay trước khi ăn, hoặc khi thấy tay bẩn, tự chuẩn bị đồ dùng/ đồ chơi cần thiết cho hoạt động. –
Biết nhắc các bạn cùng tham gia. – Thể hiện những trạng
thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận, xấu hổ phù hợp với tình huống qua lời nói, cử chỉ, nét mặt Chơi với bạn vui vẻ
– Biết dùng cách để giải quyết mâu thuẫn giữa các ban.
-Chấp hành và thực hiện
sự phân công của người điều hành với thái độ sẳn sàng, vui vẻ -Thực hiện nhiệm vụ với
thái độ sẳn sàng, vui vẻ |
Các phong tục Tết truyền
thống Việt Nam – Trước Tết: dọn dẹp,
trang trí nhà cửa. – Trong Tết: đi chúc Tết
ông ba, họ hang, hái lộc đầu Xuân, đi chơi Tết. – Thực hành chúc Tết ông
bà, bố mẹ, họ hàng. – Tham gia dọn dẹp, trang
trí lớp học, nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. – Làm quen với luật các
trò chơi dân gian, lễ hội ở các địa phương. Thực hành chăm sóc cây,
gieo hạt.. – Giáo dục Biết rửa tay, rửa rau quả trước khi ăn, vứt
hột đúng nơi quy định, không ăn quả xanh, quả hư. |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
|
||
Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui,
buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi. (chỉ số 61) Điều chỉnh giọng nói
phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp; (chỉ số 73)
Biết chữ viết có thể đọc
và thay cho lời nói (chỉ số 86) Biết
dùng các ký hiệu hoặc hình vẽ để thể hiện cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân (chỉ số 87) Biết
“viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới (chỉ số 90) |
– Nhận ra cảm xúc vui
buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi hoặc tức giận của người khác qua ngữ điệu lời nói của họ – Thể hiện được cảm xúc
của bản thân qua ngữ điệu của lời nói – Điều chỉnh được cường
độ giọng nói phù hợp với tình huống và nhu cầu giao tiếp: Nói nhỏ trong giờ ngủ ở lớp, khi người khác đang tập trung làm việc, khi thăm người ốm; nói thầm với bạn, bố mẹ…. Khi trong rạp hát, rạp xem phim công cộng, khi người khác đang làm việc; nói to hơn khi phát biểu ý kiến…; nói to hơn khi chơi trò chơi thi đua, nói chậm lại khi người khác có thể chưa hiểu điều mình muốn truyền đạt Hiểu rằng có thể dùng
tranh ảnh, chữ viết, số, ký hiệu…để thể hiện điều muốn truyền đạt. ( VD: hỏi mẹ: “ mẹ ơi,
trong thư bố có nói nhớ con không”; “mẹ viết hộ con thiệp chúc mừng sinh nhật bạn, mẹ viết là con chúc bạn nhận được nhiều d0o62 chơi nhé”; nếu điện thoại nhà mình hỏng thì phải viết thư để mời ông bà đến chơi”…; tự “viết” thư cho bạn, “viết” bưu kiện…( chắp các chữ cái đã biết hoặc viết hoặc kí hiệu gần giống chữ viết với mong muốn truyền đạt thông tin nào đó) |
Làm quen với nhóm chữ cái l m n, h k, b d đ
– Thực hiện vỡ tập tô Tập tô, sao chép chữ cái
l m n, h k, b d đ
– Làm album, bộ sưu tập các loại lá, hoa, hạt.
– Kể chuyện theo tranh, làm truyện tranh về chủ đề thực vật
– Học các bài thơ: Hoa kết trái, tết đan vào nhà,
– Truyện: quả bầu tiên. Đọc thơ, kể chuyện, câu đố về chủ đề Tết và Mùa xuân
– Tập chúc Tết ông bà, họ hàng.
– Góc thư viện:làm thiệp Viết lời chúc mừng vào thiệp chúc tết
|
-Cố
gắng tự mình viết ra, cố gắng tạo ra những biểu tượng, những hình mẫu ký tự có tính chất sáng tạo hay sao chép lại các ký hiệu, chữ, từ để biểu thị cảm xúc, suy nghĩ, ý muốn, kinh nghiệm của bản thân. “ đọc” lại được những ý
mình đã “viết” ra – Khi “ viết” bắt đầu từ
trái qua phải, xuống dòng khi hết dòng của trang vở và cũng bắt đầu dòng mới từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, mắt nhìn theo nét viết |
||
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
|
||
Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản
phẩm đơn giản; (chỉ số 102) |
-Lựa
chọn vật liệu phù hợp để làm sản phẩm -Lựa
chọn và sử dụng một số ( khoảng 2- 3 loại) vật liệu để làm ra một sản phẩm: VD: sử dụng ống giấy để làm mặt chú hề, dùng râu ngô để làm râu tóc, dùng đất màu để đính mắt, mũi, mồm; dùng bẹ chuối, que và giấy để làm một chiếc bè… -Biết
đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi |
Quan sát, trò chuyện, đàm
thoại về đặc điểm, các bộ phận và chức năng của cây, các điều kiện cần thiết để giúp cây phát triển – Các loại hoa cỏ, cây cối mùa
xuân( hoa đào, hoa mai, hoa cúc, cây đâm chồi nảy lộc…) – Các
món ăn truyền thống trong ngày Tết. Các loại
trái cây trong ngày tết – Đếm và nhận biết quan
hệ số lượng trong phạm vi 8 – Chia nhóm đối tượng có
số lượng 8 thành hai phần -Góc phân vai :Gói bánh tét, bánh chưng
từ lon nước ngọt, cọng chuối, cọng lục bình, mus xốp, lá chuối… |
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẪM MỸ
|
||
Cắt
theo đường viền thẳng và cong của các hình đơn giản(chỉ số 7) Dán các hình vào đúng vị trí
cho trước, không bị(chỉ số 8) |
– Cắt được hình, không bị
rách. – Đường cắt lượn sát theo nét vẽ.
– Bôi hồ đều,
– Các hình được dán vào đúng vị trí qui định
– sản phẩm không bị rách.
|
Tạo hình:
–
Vẽ vườn hoa, vườn cây ăn quả –
Nặn các loại quả –
Xếp hình, cắt dán một số loại hoa -xé
dán hàng cây xanh –
Tạo hình từ rau của, hột hạt, lá cây… Âm nhạc:
–
Học các bài hát:bánh chưng xanh, sắp đến tết rồi, màu hoa,bầu và bí, em yêu cây xanh, quả gì… –
Vận động: Vỗ tay theo nhịp, phách, tiết tấu, phối hợp, nhún nhảy tự do, sáng tạo – Trò chơi âm nhạc: Nghe tiếng gió, là cây xào xạc, nghe các loại
chai đừng các hạt khác nhau, nghe tiếng hát tìm đồ vật, nốt nhạc vui,.. |
Hoạt động
|
Ngày 1
|
Ngày 2
|
Ngày 3
|
Ngày 4
|
Ngày 5
|
||||
đón trẻ, trò chuyện
|
– Cô đón trẻ nhắc trẻ
cất đồ dùng đúng nơi quy định, nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo – Cho trẻ quan sát góc
của chủ đề: “Tết và mùa xuân”. – Trò chuyện với trẻ về
ngày tết, phong tục, tập quán của người việt nam trong ngày tết… – Cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc.
|
||||||||
Thể dục sáng
|
–
Động tác hô hấp 2 : ngưởi hoa – Động tác tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân
– Động tác chân 2 :
Ngồi khuỵ gối (Tay đưa cao ra trước) ỵ – Động tác bụng 3: Đứng
nghiêng người sang 2 bên – Động tác bật
3: Bật chân sáu |
||||||||
Hoạt động có chủ đích
|
*Phát triền thể chất:
Ném và bắt
bóng bằng 2 tay khoảng cách xa 4 m (Cs3)
|
*Phát triển thẩm mỹ :
Vẽ
vườn hoa (Cs6-mc1,2,3)
|
*Phát triển tình cảm xã hội :
Hát sắp đến
tết rồi (Cs36)
|
*Phát triền nhận thức :
Đếm đên 8
nhận biết số lượng pvi 8 nb số 8 (Cs104-mc1,2,3)
|
*Phát triểnngôn ngữ:
Làm
quen chử cái b d đ (Cs65-mc1,2)
|
||||
Hoạt
động ngoài trời |
Quan sát cây hoa đồng tiền
Trò chơi vận động : nhảy tiếp sức
Chơi tự do
|
Quan sát cây mai
Trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do
|
Quan sát bánh chưng
Trò chơi vận động : nhảy tiếp sức
Chơi tự do
|
Quan
sát cây hoa hồng Chơi vận động: “chuyền
bóng” Chơi tự do
|
Quan sát cây đào
Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do
|
||||
Hoạt
động góc |
– Góc
đóng vai: Quầy bán hàng hoa, quả ngày tết – Góc
nghệ thuật: gói bánh chưng, bánh tét, trang trí cây đào cây mai ngày tết, làm bưu thiếp chúc mừng ngày tết.(cs 102) – Góc xây dựng: Xây dựng khu chợ hoa
ngày tết. – Góc
thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh mùa xuân. Gieo hạt – quan sát sự nảy mầm. Cắt tỉa hoa, cây xanh |
||||||||
Vệ sinh ăn trưa
|
Cho cháu
rửa tay lau tay và ăn cơm và đi ngủ |
||||||||
Hoạt động chiều
|
GDVS: Bé quét nhà
|
Làm quen trò chơi mới: Chơi vận động: “Cướp cờ”.
|
Ôn
bài buổi sáng. |
Thực
hiện vở toán số 1, 2. |
Cho
trẻ xem băng hát, múa kể chuyện. Nêu gương, cắm cờ. -Vệ sinh cá nhân. Trả trẻ.
|
||||
Trả trẻ
|
Trao đổi với
phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày. Chơi tự
do.Đọc chuyện cho trẻ nghe theo yêu cầu. Chơi tự do ở
các góc. Xem him hoạt
hình của thiếu nhi. Xem ca nhạc
thiếu nhi. Vệ sinh, chải
đầu cho trẻ.
|
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thời gian thực hiện :Thứ hai ngày …. tháng … năm ….
Lĩnh vực phat triển:Phát triền thể chất
Đề tài: Ném và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách 4m
- CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY:
1) Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh, thể dục sáng;
- a) Trò chuyện:
– Cô đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo
– Cho trẻ quan sát góc của chủ đề: “Tết và mùa xuân”.
– Trò chuyện với trẻ về ngày tết, phong tục, tập quán của người việt nam trong ngày tết…
b/ Thể dục sáng:
– Tập theo lời ca bài “Trường của chúng cháu là trường mầm non”.
- YÊU CẦU:
– Trẻ biết tập theo cô các động tác bài tập phát triển chung và bài tập theo lời ca.
– Luyện cho trẻ có tính nhanh hoạt bát nhằm phát triển các cơ tay chân mình.
– Trẻ biết tập thể dục sáng thường xuyên cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
- CHUẨN BỊ:
– Sân tập thoáng, rộng, an toàn.
– Băng đĩa ghi bài hát : Trường chúng cháu là trường mầm non”.
– Các động tác bài tập phát triển chung.
- TIẾN HÀNH:
* Tập bài tập phát triển chung
– 1/ Khởi động:
+ Trẻ xếp hàng theo tổ khởi động theo hiệu lện của cô đi chạy xung quanh sân tập, đi nhanh – chạy – đi chậm dần. Sau đó về đội hình 2 hàng ngang dàn hàng
– 2/ Trong động
– Động tác hô hấp 2 : ngửi hoa
– Động tác tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân
– Động tác chân 2 : Ngồi khụy gối (Tay đưa cao ra trước)
– Động tác bụng 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên
– Động tác bật 3: Bật chân sáu
Cô nhận xét bài tập.
+ Trò chơi: nhảy tiếp sức
– Chuẩn bị: Vẽ 3 hàng, mỗi hàng 5 vòng tròn nối tiếp nhau, ở đầu mỗi hàng đặt ống cờ, mỗi ống cờ có 2 lá cờ xanh, đỏ
– Luật chơi: + Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ và chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng
+ Khi nhận cờ bạn đầu hàng mới nhảy tiếp.
– Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp thành hàng dọc. Khi nào các cháu nghe hiệu lệnh “ hai, ba” thì cháu thứ nhất (ở 3 hàng) nhảy liên tiếp vào các vòng đến ống cờ lấy lá cờ màu đỏ và chạy nhanh về dưa cho bạn thứ 2, khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ và đổi cờ khác về đưa cho bạn thứ 3, cháu nào nhảy xong xuống đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
Cô hướng dẫn cháu chơi 2- 3 lần
3/ Hồi tĩnh
– Trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập 1 – 2 vòng.
II/) Hoạt động có chủ đích (hoạt động học)
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a/ Kiến thức :
– Biết tung, bắt bóng bằng hai tay với một bạn khác đúng đối diện với mình
b/ Kỹ năng:
– Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng. Bắt được bóng bằng 2 tay. không ôm bóng vào ngực.(cs3- mc 1,2,3)
c/Thái độ:
– Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
II/ Chuẩn bị:
– Đồ dùng cho cô : lớp sạch sẽ thoáng mát
– Đồ dùng cho trẻ: Bóng đủ cho trẻ học
b.Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp: quan sát, làm mẫu, thực hành, bài tâp kiểm tra.
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: GDAN bài hát sắp đến tết rồi.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
- Khởi động
– Trẻ xếp thành vòng tròn đi, chạy nhẹ nhàng 1, 2 vòng sân kết hợp đi bằng gót chân, đi thường, đi kiễng gót, đi thường.
– Xếp thành 3 hàng ngang
- Trọng động
- Bài tập phát triển chung:
– Động tác hô hấp 2 : ngửi hoa
– Động tác tay 5: Tay thay nhau quay dọc thân
– Động tác chân 2 : Ngồi khuỵ gối (Tay đưa cao ra trước)
– Động tác bụng 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên
– Động tác bật 3: Bật chân sáu
Xếp thành 2 hàng ngang
- Vận động cơ bản: Ném và bắt bóng bằng 2 tay khoảng cách 4m (cs 3)
– Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát cô không giải thích.
– Lần 2 cô kết hợp phân tích cách thực hiện: cô và 1 trẻ đứng quay mặt vào nhau, cách nhau một khoảng (4m) cô tung bóng cho trẻ đối diện bắt, rồi người đối diện lại tung lại cho cô bắt. Khi bắt nhìn và Di chuyển theo hướng bóng bay để bắt bóng. Phải bắt được bóng bằng 2 tay. không ôm bóng vào ngực.(cs3- mc 1,2,3)
– Cô gọi 2 trẻ khá lên thực hiện, cô sửa sai cho trẻ
– Trẻ lần lượt thực hiện mỗi trẻ 2 – 3 lần, cô quan sát sửa sai cho trẻ
- Trò chơi vận động:Tổ nào nhanh hơn
– Chia làm các đôi chạy lấy bóng và tung cho bạn, ngược lại xem đội nào tung và bắt được nhiều bóng, đội đó thắng
- Hồi tĩnh
– Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 – 3 vòng sân
4/Hoạt động ngoài trời: Quan sát có mục đích : Cây hoa đồng tiền
Trò chơi vận động: chạy tiếp cờ
Chơi theo ý thích
I.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi, nêu lên đặc điểm rõ nét về cây hoa đồng tiền
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể, biết cách chăm sóc và tưới hoa.
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định Kiểm tra sức khoẻ của trẻ
– Cô kiểm tra xem có cháu nào mệt thì ở lớp và KT trang phục của trẻ
Cô có 1 bài hát rất hay nói về màu sắc của các loại hoa hoa các con có muốn biết đó là bài hát gì không?
– Chúng ta cùng hát bài” màu hoa” nào
– Các con vừa hát bài gì?
– Trong bài hát đã nhắc tới những màu hoa gì?
– Trong sân trường của chúng ta cũng có rất nhiều màu hoa khác nhau, mỗi bông hoa ấy lại mang đặc điểm màu sắc khác nhau. Hôm nay chúng ta cúng nhau đi tìm hoa 1 trong những màu hoa ấy nhé.
2.. Hoạt động Quan sát: Cây Hoa đồng tiền
– Cô dẫn trẻ ra sân chơi cô chỉ vào cây hoa đồng tiền và cho trẻ tự nêu nhận xét của trẻ về cây hoa đồng tiền:
– Các con đang đứng ở đâu đây?
– Trong vườn hoa này có những loại hoa gì?
– Đây là cây hoa gì?
– Cho cá nhân trẻ nhắc lại.
– Phía dưới cây hoa đồng tiền có từ” Hoa đồng tiền” cô đọc và cho trẻ đọc
– Bạn nào giỏi lên tìm cho cô những chữ cái chúng mình đã được học nào?
– Các con hãy quan sát thật kỹ xem cây hoa đồng tiền này có đặc điểm gì?
– Thân cây hoa đồng tiền có đặc điểm gì?
Đây là phần gì của cây?
– Lá hoa đồng tiền có đặc điểm gì?
– Lá hoa đồng tiền có màu gì?
– Con có nhận xét gì về bông hoa đồng tiền này?
– Cánh hoa đồng tiền như thế nào?
– Cánh hoa đồng tiền có màu gì?
– Cuống hoa thì sao?
– Các con hãy ngửi xem bông hoa đồng tiền này như thế nào?
– Cô củng cố: Hoa có màu đỏ có rất nhiều cánh xếp lại thành 1 bông hoa thật to, cuống hoa có màu xanh, mềm, lá có màu xanh, to.
– Các con có biết hoa đồng tiền có những màu nào không?
– Đúng rồi hoa đồng tiền có rất nhiều màu: có mầu hồng, màu đỏ, màu vàng
– Các con có biết trồng hoa đồng tiền để làm gì không?
– Để có nhiều hoa đồng tiền để trang trí các con phải làm gì?
. Cô củng cố lại theo gợi ý của cô và mở rộng thêm cho trẻ
– Cho trẻ kể tên các loại cây xanh có trong trường
- Trò chơi vận động: Trò chơi: nhảy tiếp sức
– Chuẩn bị: Vẽ 3 hàng, mỗi hàng 5 vòng tròn nối tiếp nhau, ở đầu mỗi hàng đặt ống cờ, mỗi ống cờ có 2 lá cờ xanh, đỏ
– Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Nhắc trẻ khi chơi không được xô đẩy. động viên trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và khen trẻ.
– * Cô tổ chức cho trẻ chơ 2-3 lần.Cô chơi cùng với trẻ, đông viên trẻ chơi Luật chơi: + Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ và chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng
+ Khi nhận cờ bạn đầu hàng mới nhảy tiếp.
– Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp thành hàng dọc. Khi nào các cháu nghe hiệu lệnh “ hai, ba” thì cháu thứ nhất (ở 3 hàng) nhảy liên tiếp vào các vòng đến ống cờ lấy lá cờ màu đỏ và chạy nhanh về dưa cho bạn thứ 2, khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ và đổi cờ khác về đưa cho bạn thứ 3, cháu nào nhảy xong xuống đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
Cô hướng dẫn cháu chơi 2- 3 lần
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
5/ Hoạt động góc:
-Góc đóng vai: Quầy bán hoa, quả ngày tết
+ Yêu cầu : Trẻ biết công việc của người bán và người mua…
+ Chuẩn bị : hoa, quả nhựa : dưa, đu đủ màng cầu, …, tiền, bọc đựng, giấy dán, bình cắm hoa. ….
+Cách Tiến hành :
Cô giới thiệu cùng cháu các nguyên vật liệu của buổi chơi, gợi hỏi cháu với các nguyên vật liệu đó con chơi được những gì?.
+Vây ai là người bán hoa, quả để cho mọi người mua đây ?
+ Người mua phải nói như thế nào? người bán phải làm gì nói như thế nào?
+Ai là người mua? Ai là người bán?…cô định hướng để cho cháu chơi.
Cô cho cháu nhân đồ dùng đồ chơi về nhóm chơi và phân nhóm trưởng, đeo thẻ và giao nhiệm vụ của nhóm chơi Trẻ thỏa thuận vai chơi, một trẻ làm chủ cửa hàng, một số cháu làm nhân viên bán hàng, giao hàng, .. các trẻ còn lại trong nhóm làm người mua . Trẻ phản ánh lại một số công việc của người bán hoa mà cháu biết.
Cô quan sát giúp đỡ cho cháu chơi được tốt hơn
Cô gợi hỏi và đặt tên góc chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm chơi
– Góc nghệ thuật: gói bánh chưng, bánh tét, trang trí cây đào cây mai ngày tết, làm bưu thiếp chúc mừng ngày tết.
+Yêu cầu:
Trẻ biêt cách gói bánh chưng, bánh tét, trang trí cây đào cây mai ngày tết, làm bưu thiếp chúc mừng ngày tết
Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau để làm một sản phẩm đơn giản.(cs102-mc1,2,3)
+ Chuẩn bị:
Mus,xốp, lục bình , lá chuối, dây buột, gấy màu làm thiệp, một số dụng cụ trang cây đào, mai ngày tết…
+ Cách Tiến hành :
Cô giới thiệu cùng cháu các nguyên vật liệu của buổi chơi, gợi hỏi cháu với các nguyên vật liệu đó con chơi được những gì, cô định hướng để cho cháu chơi gói bánh chưng, bánh tét, trang trí cây đào cây mai ngày tết, làm bưu thiếp chúc mừng ngày tết. Cô cho cháu nhân đồ dùng đồ chơi về nhóm chơi và phân nhóm trưởng, đeo thẻ và giao nhiệm vụ của nhóm chơi
Cô quan sát giúp đỡ cho cháu chơi được tốt hơn
Cô gợi hỏi và đặt tên góc chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm chơi
– Góc xây dựng: Xây dựng khu chợ hoa ngày tết.
+Yêu cầu : Trẻ dùng các khối gỗ, gạch, xốp để xây dựng khu chợ hoa ngày tết +Chuẩn bị :
Một số chậu hoa kiểng, bảng giá, chai sửa làm hàng rào, hình ảnh người đi chợ …
+Cách Tiến hành :
Cô giới thiệu cùng cháu các nguyên vật liệu của buổi chơi, gợi hỏi cháu với các nguyên vật liệu đó con chơi được những gì, cô định hướng để cho cháu chơi Xây dựng khu chợ hoa ngày tết.
Cô cho cháu nhân đồ dùng đồ chơi về nhóm chơi và phân nhóm trưởng, đeo thẻ và giao nhiệm vụ của nhóm chơi Sau khi chọn nhóm chơi, trẻ trưởng nhóm phân công cho mỗi bạn làm một việc và hợp tác với nhau Xây dựng khu chợ hoa ngày tết. Cô quan sát giúp đỡ cho cháu chơi được tốt hơn.Cô gợi hỏi và đặt tên góc chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm chơi
– Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh mùa xuân. Gieo hạt – quan sát sự nảy mầm. Cắt tỉa hoa, cây xanh
Yêu cầu:
Trẻ biết cách tự tổ chức trò chơi cho góc chơi của mình, biết Chăm sóc cây xanh mùa xuân. Gieo hạt – quan sát sự nảy mầm. Cắt tỉa hoa, cây xanh
Chuẩn bị:
Chậu cây cảnh hoa ngày tết, thúng tưới, hạt hoa , đất, nước,….
+Cách Tiến hành :
Cô cho cháu nhân đồ dùng đồ chơi về nhóm chơi và phân nhóm trưởng, đeo thẻ và giao nhiệm vụ của nhóm chơi
Cô quan sát giúp đỡ cho cháu chơi được tốt hơn.Cô gợi hỏi và đặt tên góc chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm chơi
6/ Hoạt động chiều:
GDVS: Bé quét nhà
1.Yêu cầu
– Trẻ biết cách cầm chổi, quét nhà của mình
– Thực hiện được theo hướng dẫn của cô
– Có ý thức giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
2.Chuẩn bị:
– Chổi bông lau
3.Tiến hành
¯ổn định
– Hát “Bé quét nhà”
– Sắp đến tết con thường làm gì để giúp đỡ ba bẹ?
Tết đến con nên giúp đỡ ba dọn dẹp nhà cửa: lau nhà, quét nhà sắp xếp trang trí nhà cửa…
¯ Cô hướng dẫn
Hôm nay cô dạy các con quét nhà để giúp ba mẹ mình quét dọn nhà cửa trong dip tết đến nha.
-Các bạn ở nhà có ai biết quét nhà không?
-Mời trẻ lên thực hiện cô và các bạn cùng xem( Quan sát và tuyên dương cháu)
-Cô muốn thấy các bạn lớp mình đều biết quét nhà giúp đỡ ba mẹ mình.
-Cô sẽ dạy cho các bạn cách quét nhà bằng chổi bông ( chổi rơm).
-Giới thiệu chổi bông lau.
-Cô thực hiện và hướng dẫn trẻ: cách cầm chổi xuôi theo mép chổi thấp tay trên tay dưới. Đặt sát chổi xuống và dùng lực của bàn tay đưa chổi về phía trước. tiếp tục đưa chổi liên tục cho đến khi hết nơi muốn quét.
¯ Trẻ thực hiện
-Cô gợi câu hỏi để trẻ nhớ lại cách làm
-Mời lần lựơt từng trẻ lên thực hiện
-Sau khi quét chúng ta lấy đồ xúc rác để lấy rác bỏ vào thùng rác và dọn dẹp chổi đúng nơi quy định
¯ Kết thúc
-Cô nhận xét lớp
-Giáo dục trẻ giữ nhà sạch sẽ để rác đúng nơi qui định
-Hát: khúc hát dạo chơi.
7/vệ sinh trã trẽ
Ôn làm trong vở tập tô toán, chử cái.
Nhận xét cháu ngoan trong ngày
Trao đổi với phụ huynh về hoạt động của trẻ trong ngày.
Chơi tự do.Đọc chuyện cho trẻ nghe theo yêu cầu.
Chơi tự do ở các góc.Xem him hoạt hình của thiếu nhi.Xem ca nhạc thiếu nhi.
Vệ sinh, chải đầu cho trẻ.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện :Thứ ba ngày ….. tháng …. năm …….
Lĩnh vực phát triển:Phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Vẽ vườn hoa
I/ Mục đích yêu cầu:
a/ Kiến thức :
– Trẻ biết vẽ nhiều loại hoa khác nhau làm thành vườn hoa và biết trang trí cho đẹp mắt sáng tạo.
b/ Kỹ năng:
– Trẻ biết phối hợp các nét: Cong tròn, cong dài và cong uốn lượn để tạo thành hoa.
– Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ: Cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.Tô màu đều.Không chờm ra ngoài nét vẽ.( cs 6-mc 1,2,3)
c/Thái độ:
– Trẻ thích được vẽ và biết giữ gìn sản phẩm.
II/ Chuẩn bị:
* Đồ dùng cho cô : Cô: 3- 4 tranh hoa khác nhau.
* Đồ dùng cho trẻ: Trẻ: Viết chì màu, giấy vẽ.
*Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp:Trò chuyện, quan sát, làm mẫu, thực hành.
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: GDAN: sắp đến tết rồi
III/ Cách tiến hành:
1/ ổn định
– Hát “sắp đến tết rồi”
+Các con vừa hát bài hát gi?
+ Sắp đến tết con thấy co những loại hoa gì?
+ Hoa co ích lợi gì?
+ Hôm nay cô cho cả lớp quan sát và vẽ về các lọai hoa nha !
2/ Quan sát tranh
Quan sát tranh và đàm thoại:
– Tranh 1: Vẽ vườn hoa mai
+Tranh vẽ hoa gì? hoa này có vào dịp nào? Hoa mai có màu gì? Cây hoa mai gồm có những bộ phận nào?Hoa mai có mấy cánh? Cánh hoa có dạng gì và cánh hoa mai như thế nào? để vẽ được vườn hoa cô vẽ mặt đất cô vẽ nét gì?, thân cây nét gì?, lá nét gì? hoa là các nét gì? cô sắp xếp bố cục bức tranh như thế nào? các cây hoa như thế nào với nhau ở xa thì cô vẽ như thế nào, gần cô vẽ ra sao? Ngoài vẽ hoa cô còn vẽ gì nữa?……
– Tranh 2: Vẽ vườn hoa cúc
– Tranh 3: Vẽ vườn hoa hướng dương
– Tranh 4: Vẽ vườn có nhiều loại hoa
3/Trẻ thực hiện
– Cô gợi hỏi ý định trẻ:
+ Con thích vẽ hoa gì? vẽ như thế nào?
– Trẻ vẽ: Cô bao quát phát hiện kịp thời những trẻ còn lúng túng để gợi ý khuyến khích trẻ hoàn thành sản phẩm của mình, nhắc trẻ Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ(chỉ số 6)
(Cô kết hợp nghe bài hát màu hoa)
- Trưng bày và nhận xét sản phẩm
– Con thích tranh vẽ nào? Vì sao?cho trẻ nêu ý thích của mình với những bức tranh vẽ đẹp.
– Cô nhận xét : cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhất nhận xét cho cháu nghe và chỉ ra được các sản phẩm trẻ đã hoàn thiện nhận xét tuyên dương, nhận xét sản phẩm
Kết thúc: cả lớp hát bài hát “Màu hoa”
2 . Hoạt động ngoài trời: Quan sát có mục đích: Quan sát cây mai
Trò chơi dân gian: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi,đặc điểm của cây mai, có thân lá
– Trẻ biết thân cây đào sần sùi, có nhiều cành, biết ích lợi của cây
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể. Giáo dục trẻ biết chăm sóc,tưới nước và bảo vệ cây: không ngắt cành, bẻ lá….
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát. cây mai
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức:
– Xúm xít”
Hôm nay cô có 1 bí mật muốn tặng cho các con, các con cùng cô khám phá xem đó là bí mật gì nhé.
2.. Hoạt động Quan sát: cây mai
– Trước khi ra quan sát cô tập chung trẻ lại, kiểm tra trang phục,sức khỏe của trẻ và nhắc nhở trẻ
– trẻ đi thành 2 hàng đi ra ngoài sân
– Cô và trẻ vừa đi vừa hát” Em yêu cây xanh”
– Đã tới nơi rồi, các con nhìn xem cô có điều bí mật gì đây?
– Các con đang đứng dưới cây gì?
Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe một số loài hoa mà con biết?
Cô chỉ vào cây hoa mai và giới thiệu:
_Đây là hoa mai.Các con thấy hoa mai có màu gì không?
Co cho trẻ quan sát hoa ,sờ cánh hoa và hỏi:
_Con thấy cánh hoa thế nào? Hình dáng ra sau? (Cánh hoa mịn ,cánh hoa tròn nhỏ ).
Cô hỏi một vài trẻ,khuyến khích trẻ nói:
_Cánh hoa tròn nhỏ.
_Hoa đào màu vàng.
_Con thấy cánh hoa như thế nào ?
_Hoa mai nở vào mùa nào ?
_Mua xuân có những loại hoa gì nở ?
_Mùa xuân hoa nở rất đẹp và hoa đào , mai, ….dùng để chưng vào ngày Tết.
– Giáo dục cho trẻ hoa dùng để làm đẹp nên không được hái lá bẻ cành
– Muốn cho cây xanh tốt và ra nhiều hoa ta phải làm gì?
- Trò chơi vận động:
– Cô giới thiệu trò chơi
– Cô nêu cách chơi
Cho trẻ cùng ra sân, giáo viên giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Luật chơi: Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch sẽ giành thắng lợi.
+ Cách chơi:
– Chia cả lớp ra làm hai đội bằng nhau về số lượng và sức lực, cho hai trẻ to và khoẻ làm đội trưởng, hai đội trưởng của hai đội sẽ vòng tay để làm dây kéo, còn các bạn khác cùng ôm ngang lưng tạo thành một dây dài, cô hô khẩu lệnh “ chuẩn bị” thì các thành viên chuẩn bị kéo, cô hô “ Bắt đầu”, trẻ cùng dùng sức của mình kéo đội bạn.
– Tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
– Cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi mầm non. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ số và cho trẻ xếp hàng về lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện :Thứ tư , ngày …. tháng …. năm …..
Lĩnh vực phat triển: Phát triển tình cảm xã hội
Đề tài: Sắp đến tết rồi
——–o0o————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a/ Kiến thức :
– Trẻ biết vận động theo nhịp của bài hát . Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu của bài hát “Sắp đến tết rồi ”
b/ Kỹ năng:
-Rèn luyện kĩ năng vận động theo nhịp của bài hát,trẻ hát rõ lời, hát đúng giai điệu, hát theo nhạc
– Bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt( cs36)
c/Thái độ:
– Tích cực tham gia vào hoạt động.
– Giáo dục trẻ biết phong tục tập quán đón tết của dân tộc ta , Yêu mến kính trọng ông, bà.
II.CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng cho cô : Đĩa bài hát: “ Sắp đến tết rồi ”, Đĩa hát bài: “ Mùa xuân ơi”
* Đồ dùng cho trẻ: – Mũ múa, mũ chóp, nhạc cụ.
– Trang phục cho trẻ
*Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp: đàm thoại, làm mẫu, thực hành
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: Kỷ năng sống
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1/ổn định trò chuyện:
– Cô cho trẻ xem 1 số tranh ảnh nói về ngày tết và trò chuyện về các bức tranh này
2/ Dạy hát: “ Sắp đến tết
– Cô giới thiệu bài hát
– Các con đã thuộc bài hát này chưa ?
– Cô hát cho trẻ nghe bài hát, Tóm nội dung
– Cô cho cả lớp hát 1 lần không vỗ tay
+ Giới thiệu: Để bài hát thêm hay, thêm sôi động cô sẽ dạy các con vận đông theo nhịp của bài hát “ Sắp đến tết “ nhé…
3/ Dạy vận động theo nhịp : “ Sắp đến tết ”
– Cô làm mẫu
– Cô vận động vỗ tay theo nhịp của bài hát ( Trẻ hát cùng cô )
– Cô vận động theo nhịp đếm ( 1 vỗ, 2 mở tay ra )
+ Cô hỏi trẻ:
– Cô vừa vỗ tay theo gì của bài hát ?
– Ai biết vô tay theo nhịp rồi nào ?
+ Cô bắt nhịp cho cả lớp vận động theo nhịp bài hát 2 – 3 lần
– Mời trẻ thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân
– Chú ý sửa sai, tập cho những trẻ vận động chưa chính xác, khuyến khích trẻ thi đua
4/ Nghe hát ‘‘ Mùa xuân ơi ’’
+ Cô nói: Lắng nghe, lắng nghe.?
+ Nghe cô hát bài hát nói về mùa gì nhé.
– Cô hát lần 1, ngồi bên trẻ hát diễn cảm. Tóm nội dung bài hát
– Hỏi trẻ bạn nhỏ ước mơ lớn lên sẽ làm gì ?
– Cô hát lần 2: Cô mở nhạc và làm điệu bộ minh hoạ
– Khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô
5/ Hát thể hiện theo hình vẽ
Cô cho cháu xem một số hình ảnh chuẩn bị cho ngày tết giáo dục trẻ biết giúp cha mẹ dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị cho ngày tết, ngày tết biết chúc tết ông bà cha mẹ và mọi người khi chúc biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt( cs36)của trẻ qua lời chúc….. qua đó trẻ xem hình ảnh và tìm 1 bài hát có liên quan đến nội dung tranh: Bé chúc tết, Bánh chưng xanh, Sắp đến tết rồi, Mùa xuân… .
Cô giáo dục trẻ thêm được 1 tuổi phải biết chăm ngoan học giỏi nghe lời cô và giúp đỡ ba mẹ những công việc vừa sức.
* Kết thúc: Hát lại bài hát: Sắp đến tết rồi
2 . Hoạt động ngoài trời : Quan sát: Bánh chưng
TCVĐ Nhảy tiếp sức
Chơi tự do
Trò chơi vận động:
I.Mục đích yêu cầu:
– Trẻ biết gọi tên bánh, nhận xét đặc điểm của bánh
– Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể.
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát.
– Một chiếc bánh chưng
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức
Cô cho trẻ quan sát trên máy chiếu video gói bánh chưng.
Các con đang được xem gì?
Để gói bánh chưng cần những nguyên liệu gi? (gạo nếp, đỗ vàng, lá rong….)
Bánh chưng thường có trong những ngày nào? (Ngày Tết)
2.. Hoạt động Quan sát: bánh chưng
Đây là bánh gì ? Bánh chưng có dạng hình gì ?
( hình hộp chữ nhật)
Ai biết bánh chưng gồm những phần nào ? (phần ngoài – lá bánh ; phần trong – nhân bánh – cơm nếp, đỗ, thịt….)
Cô cho trẻ quan sát bánh chưng từ ngoài vào trong và cho trẻ gọi tên từng phần.
Các con thấy bánh chưng ăn có vị như thế nào ?( thơm của gạo nếp, đỗ ; ngọt , béo của thịt, gạo…..)
Cô cho trẻ nếm bánh chưng và nói cảm giác cảm nhận được
- Trò chơi vận động: Trò chơi: nhảy tiếp sức
– Chuẩn bị: Vẽ 3 hàng, mỗi hàng 5 vòng tròn nối tiếp nhau, ở đầu mỗi hàng đặt ống cờ, mỗi ống cờ có 2 lá cờ xanh, đỏ
– Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Nhắc trẻ khi chơi không được xô đẩy. động viên trẻ chơi. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và khen trẻ.
– * Cô tổ chức cho trẻ chơ 2-3 lần.Cô chơi cùng với trẻ, đông viên trẻ chơi Luật chơi: + Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ và chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng
+ Khi nhận cờ bạn đầu hàng mới nhảy tiếp.
– Cách chơi: Chia trẻ thành 3 tổ đều nhau xếp thành hàng dọc. Khi nào các cháu nghe hiệu lệnh “ hai, ba” thì cháu thứ nhất (ở 3 hàng) nhảy liên tiếp vào các vòng đến ống cờ lấy lá cờ màu đỏ và chạy nhanh về dưa cho bạn thứ 2, khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ và đổi cờ khác về đưa cho bạn thứ 3, cháu nào nhảy xong xuống đứng cuối hàng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng cuộc. Nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một lần.
Cô hướng dẫn cháu chơi 2- 3 lần
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thời gian thực hiện :Thứ năm , ngày ……. tháng ……… năm …..
Lĩnh vực phat triển: Phát triển nhận thức
Đề tài: Đếm được đến 8, nhận biết nhóm có số lượng 8. Nhận biết chữ số 8.
—————o0o—————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a/ Kiến thức : Trẻ đếm được đến 8, nhận biết nhóm hoa- quả có số lượng 8. Nhận biết chữ số 8.
b/ Kỹ năng: Luyện cho trẻ kỉ năng đếm, xếp tương ứng 1-1 và ghi nhớ.
Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi (Cs104)
c/Thái độ: Trẻ biết lắng nghe, trật tự trong giờ hoạt động.
Biết yêu quý và bảo vệ các loại cây hoa, không bẻ cành hái hoa, có thái độ phản đối các hành vi làm hại cây trồng.
II.CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng cho cô :
– Một số loại rau,củ, quả có số lượng 8
– Chữ số 8(cho cô
* Đồ dùng cho trẻ:
-Đồ dùng cho cháu (2 loại) và chữ số
-Ba bảng tranh lô tô có số lượng xếp theo từng nhóm ,4,5,6,7,8,viết bút lông
-Thẻ chữ số 8 cho trẻ.
*Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp:Trò chuyện, quan sát, đàm thoại, làm mẫu, thực hành, bài tâp kiểm tra.
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: Hát: quả gì,tập đếm
-MT:nhận biết 1 số loại rau ăn củ, quả
-VH:Thơ bắp cải xanh
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1/Trò chuyện
-Hằng ngày con đi học về mẹ cho con ăn cơm vói gì nè
– Mẹ chế biến món ăn ra sao? Con thích ăn món nào nhất?Tại sao?
– -Các chất đạm,béo, bột đường, vitamin,đều là những chất rất cần thiết cho cho cơ thể,nếu các con ăn có đầy đủ chất sẻ giúp cho con có sức khỏe tốt, để học tập và vui chơi
– Vậy hôm nay cô cùng các con đi xem nhà cô có tranh gì nhe
2/ Cung cấp kiến thức cho trẻ
– Hát bài “ Khúc hát dạo chơi” Cho trẻ đến quan sát tranh
+ Đây là củ gì?Các con có ăn chưa,mẹ chế biến ra sao? đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt? (7 củ )
+Mẹ bạn trồng thêm 1 củ nữa là mấy?(là 8,lớp đếm)
+ Vậy 7 thêm 1 là mấy?(cả lớp đồng thanh)
+ Đây là củ gì? Đếm xem có bao nhiêu củ cải trắng?(7 củ )
+ Muốn cho nhóm củ cải trắng bằng nhóm cù cà rốt ta phải làm sao?
+ Thêm 1 củ cải trắng ta được mấy?(Lớp đếm)
+ Tất cả có 8
+Cô giới thiệu chữ số 8. cho trẻ đồng thanh tổ, nhóm. Cá nhân.
*Đọc thơ bắp cải xanh(Dẫn trẻ quan sát(Vườn rau)
+Có bao nhiêu cây cải?(7 cây)
+ Có thêm 1cây nữa là được được mấy(Lớp đếm)
+Gọi trẻ lên tìm chữ số đặt tương ứng với số cải(Chữ số 8)
+Gọi trẻ lên trồng cho cô củ su hào
-So sánh 2 số lượng này như thế nào?Muốn bằng nhau phải làm sao?(Cho thêm để tạo sự băng nhau)
*Tất cả các loại rau củ,quả có nhiều chất vitamin,chất xơ ăn giúp cơ thể da hồng hào, cà rốt chứa vitamin a làm sáng mắt
3/ Luyện tập trò chơi
Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi (Cs104
– Cho mỗi trẻ xếp quả theo yêu cầu của cô
-Xếp cho cô nhóm rau ăn lá có số lượng là 8 đặt chữ số tương ứng
-Xếp cho cô nhóm rau ăn củ có số lượng là 7(cho trẻ so sánh 2 nhóm thêm bớt
Để tạo sự bằng nhau)
– Đếm quả và đặt chữ số tương ứng
Liên hệ thực tế: tìm trong lớp có gì có số lượng 8
Trò chơi:
*Nghe âm thanh tìm chữ số
-Cách chơi: Cả lớp nhắm mắt lắng nghe cô tạo âm thanh có mấy tiếng thì cháu tìm chữ số tương ứng giơ lên
-Luật chơi: ai đúng được khen.
*Bé thích ăn quả gì
-Cách chơi:Cô có những quả có số lượng khác nhau (6 quả, 7 quả,8 quả)trên tay con có chử số khi cô cho các con chơi ,trên tay có chữ số nào thì tìm về nhóm quả tương ứng( chữ số 7 về nhóm có 7 quả)
-Luật chơi:Nếu về sai sẻ bị nhảy lò cò 1 vòng
*Viết chữ số đúng với số lượng
-Cách chơi: cô có 3 bảng dành cho 3 tổ,ở mỗi bảng có 1 dảy hình lô tô có số lượng 1,2,3,4,5,6,7,8 bên trái,một dảy ô bên phải để cho các con viết số vào(nhóm số lượng 7 thì con sẻ viết số 7)
-Luật chơi: Đội nào viết nhanh và đúng được cô khen
*Kết thúc: hát tập đếm/
2 . Hoạt động ngoài trời: Quan sát cây hoa hồng
Chơi vận động: “chuyền bóng”
Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
– Trẻ biết và đặc điểm cây và hoa hồng, biết hoa dùng để chưng, trang trí, tặng nhau…
– Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể.
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát.
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức
Cô và trẻ hát bài : Sắp đến tết rồi
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Tết đến các con cảm thấy cãnh vật xung quanh mình như thế nào ? c6y cối ra sau, hoa thì như thế nào ? hôm nay cô cùng các con quan sát các cây hoa hồng của minh xem như thế nào nha.
2.. Hoạt động Quan sát:
Cô cho trẻ ra ngoài, hướng trẻ đứng xung quanh chậu cây hoa hồng.Cho trẻ quan sát và nhận xét.
– Hỏi trẻ:
+Cây gì đây?
+Thân cây như thế nào ?
+Lá cây màu gì?
+Hoa hồng màu gì?
+Đây là gì? (Chỉ lên nụ hoa)
-Cô giải thích thêm cho trẻ hiểu cây hoa hồng ngoài trồng trong vườn hoa cho đẹp có thể trồng trong chậu làm cảnh, cây có tân dài nhiều cành có gai, nhiều lá, các cành đều có nụ có hoa.
Giáo dục trẻ không bẻ lá , biết giúp cô tưới nước cho cây, chăm sóc cây để cây nở nhiều hoa cho đẹp.
- Trò chơi vận động:
Chơi vận động: “chuyền bóng”
a, Mục đích, yêu cầu:
+ Giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, tập trung chú ý và phản xạ nhanh.
+ Tham gia trò chơi nhằm thoả mãn nhu cầu chơi của trẻ và giúp trẻ có đôi tay khoẻ mạnh.
b,Chuẩn bị:
– Sân chơi an toàn cho trẻ., bóng cho trẻ
– Xắc xô, trang phục gọn gàng.
c, Cách tiến hành:
– Cô giới thiệu trò chơi
– Cô nêu cách chơi
Cho trẻ cùng ra sân, giáo viên giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Luật chơi: Đội nào đến cuối cùng nhanh trước thắng lợi.
+ Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm. Trẻ đầu hàng cầm bóng bằng 2 tay, đưa bóng lên đầu ra sau cho trẻ đứng phía sau; trẻ đứng sau đưa 2 tay lên cao đón bóng và đưa tiếp ra sau (trên cao) cho trẻ đứng phía sau…thực hiện đến trẻ cuối hàng. Sau đó trẻ cuối hàng cầm bóng chạy lên đầu hàng và thực hiện tiếp như ban đầu.
– Cô mời một trẻ nhắc lại cách chơi.
– Cô tổ chức cho trẻ chơi:
– Cô nhận xét kết quả chơi, tuyên dương trẻ.
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
Thời gian thực hiện :Thứ sáu , ngày …… tháng …. năm ………
Lĩnh vực phat triển: Phát triển ngôn ngữ:
Đề tài: LQCC b d đ
————–o0o————
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
a/ Kiến thức :
-Trẻ nhận biết đúng chữ b d đ
– Phát âm chữ b d đ . Nhận được chữ b d đ trong tiếng , từ chọn vẹn
b/ Kỹ năng:
– Rèn trẻ phát âm đúng chữ cái: b d đ
– Biết tìm chữ cái b d đ và phân biệt được chữ “b d đ
– Phát âm đúng và rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được.(cs 65-mc 1)
c/Thái độ:
– Trẻ có nề nếp thói quen học tập , biết đoàn kết phối hợp với nhau trong khi chơi .
II.CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng cho cô : – Băng từ : « Bé đang giúp mẹ dọn nhà »
– 1 cây mai , 1 cây đào , 1 cành hoa có gắn chữ : “b d đ’
* Đồ dùng cho trẻ: Một sô tranh ảnh về ngày tết có chứa chử cái b d đ
*Môi trường hoạt động:Trong lớp
*Phương pháp:Trò chuyện, quan sát, đàm thoại, thực hành, bài tâp kiểm tra.
* Thời gian: 25-30 phút
* Nội dung tích hợp: GDAN Sắp đến tết rồi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1/Ổn định tổ chức
Cô và trẻ hát bài : Sắp đến tết rồi
– Các con vừa hát bài hát gì?
– Tết đến các con cảm thấy như thế nào ?
– Bây giờ các con chú ý lên nhìn xem mọi người đang làm gì nha ?
2/ Dạy trẻ làm quen chữ cái : b d đ
– Các bạn có biết trong ngày tết mọi người đã làm và chuẩn bị những công việc gì không nè?
Cô cho cháu xem tranh: Quan sát tranh quét dọn, làu chùi, sơn mới lại nhà cửa
Cô hỏi cháu:
+ Mọi người đang làm gì?
+ Bé làm gì giúp mẹ trong công việc chuẩn bị cho ngày tết?
Giáo dục cháu nên thường xuyên quét dọn nhà cửa cho sạch đẹp
+ Các con hãy đặt tên bức tranh cùng cô nha.( trẻ đặt tên cho tranh Bé đang giúp mẹ dọn nhà
+ Cô giới thiệu băng câu nguyên: Bé đang giúp mẹ dọn nhà ”
– Các con đếm xem trong câu trên có bao nhiêu tiếng, cho trẻ đếm xem có bao nhiêu tiếng trong câu.
+ Cô đặt băng câu ghép bằng chữ cái “Bé đang giúp mẹ dọn nhà”.
+ Các con hãy tìm cho cô các chử cái có các nét gần giống nhau.( trẻ lên tìm trên máy)
Đây là chử cái b,d,đ hôm nay cô sẽ dạy cho con nhóm chử cái này.
– Cô giới thiệu chữ b
* Dạy chữ b :
– Cô phát âm : b
– Trẻ phát âm chữ b bằng nhiều hình thức .
+ Phân tích nét : Chữ b có 1 nét thẳng đứng bên trái , 1 nét cong tròn bên phải
( gọi trẻ phân tích )
** Cô giới thiệu chữ b in hoa , in thường , viết thường .
* Dạy chữ d :
– Cô phát âm : d
– Trẻ phát âm chữ d bằng nhiều hình thức .
+ Phân tích nét : Chữ d có 1 nét cong tròn bên trái , 1 nét thẳng đứng bên phải
( gọi trẻ phân tích ) .
** Cô giới thiệu chữ d in hoa , in thường , viết thường .
** So sánh chữ b,d :
* Giống nhau : Điều có 1 nét cong tròn và 1 nét thẳng đứng .
* Khác nhau :
– Chữ b có nét thẳng đứng , bên phải có nét cong tròn .
– Chữ d có nét thẳng đứng , bên trái có nét cong tròn .
* Dạy chữ đ :
– Cô phát âm : đ
– Trẻ phát âm chữ đ bằng nhiều hình thức .
+ Phân tích nét : chữ đ gồm có nét cong tròn ở bên trái , 1 nét thẳng đứng ở bên phải và có 1 nét ngang ngắn ở bên trên .( gọi trẻ phân tích ) .
** Cô giới thiệu chữ đ in hoa , in thường , viết thường .
So sánh chữ d, đ .
* Giống nhau : Điều có nét cong tròn và nét thẳng đứng .
* Khác nhau :
– Chữ đ có nét ngang ngắn ở bên trên nét thẳng đứng .
– Chữ d không có .
4/ Trò chơi luyện tập .
+ Bé tinh mắt( gạch nối chữ cái b,d.đ có chứa trong từ với chữ cái b,d,đ cô có sẳn và viết số tương ứng)
+ Đính từ phù hợp với hình ảnh
+ Viết chữ cái còn thiếu trong các từ .
+ Đặt 1 câu có nghĩa với những từ trên. (Phát âm đúng và rõ ràng những điều muốn nói để người khác có thể hiểu được.(cs 65-mc 1)
Với những trò chơi cô nêu cách chơi và luật chơi
* Kết thúc : Cả lớp hát lại bài sắp đến tết rồi
2 . Hoạt động ngoài trời:
Quan sát có mục đích: Quan sát cây đào
Trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”
Chơi tự do
I.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Trẻ biết tên gọi,đặc điểm của cây đào, có thân lá
– Trẻ biết thân cây đào sần sùi, có nhiều cành, biết ích lợi của cây
– Biết chơi trò chơi và chơi hứng thú, đúng luật. Trẻ được vui chơi tự do thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ.Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
– Giáo dục trẻ ăn mặc phù hợp khi ra ngoài trời, ý thức tổ chức kỷ luật,tinh thần tập thể. Giáo dục trẻ biết chăm sóc,tưới nước và bảo vệ cây: không ngắt cành, bẻ lá….
II.Chuẩn bị: Tạo tâm thế cho trẻ trước khi đi hoạt động ngoài trời.
– Địa điểm quan sát. Cây đào
III. Tiến hành:
1.Hoạt động 1:ổn định tổ chức:
– Xúm xít”
Hôm nay cô có 1 bí mật muốn tặng cho các con, các con cùng cô khám phá xem đó là bí mật gì nhé.
2.. Hoạt động Quan sát: Cây đào
– Trước khi ra quan sát cô tập chung trẻ lại, kiểm tra trang phục,sức khỏe của trẻ và nhắc nhở trẻ
– trẻ đi thành 2 hàng đi ra ngoài sân
– Cô và trẻ vừa đi vừa hát” Em yêu cây xanh”
– Đã tới nơi rồi, các con nhìn xem cô có điều bí mật gì đây?
– Các con đang đứng dưới cây gì?
Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn nghe một số loài hoa mà con biết?
Cô đưa hoa đào ra và giới thiệu:
_Đây là hoa đào.Các con thấy hoa đào có màu gì không?
Co cho trẻ quan sát hoa ,sờ cánh hoa và hỏi:
_Con thấy cánh hoa thế nào? Hình dáng ra sau? (Cánh hoa mịn ,cánh hoa tròn nhỏ ).
Cô hỏi một vài trẻ,khuyến khích trẻ nói:
_Cánh hoa tròn nhỏ.
_Hoa đào màu hồng.
_Con thấy cánh hoa như thế nào ?
_Hoa đào nở vào mùa nào ?
_Mua xuân có những loại hoa gì nở ?
_Mùa xuân hoa nở rất đẹp và hoa đào , mai, ….dùng để chưng vào ngày Tết.
– Giáo dục cho trẻ hoa dùng để làm đẹp nên không được hái lá bẻ cành
– Muốn cho cây xanh tốt và ra nhiều hoa ta phải làm gì?
- Trò chơi vận động:
– Cô giới thiệu trò chơi
– Cô nêu cách chơi
Cho trẻ cùng ra sân, giáo viên giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Luật chơi: Đội nào kéo được đội bạn qua khỏi vạch sẽ giành thắng lợi.
+ Cách chơi:
– Chia cả lớp ra làm hai đội bằng nhau về số lượng và sức lực, cho hai trẻ to và khoẻ làm đội trưởng, hai đội trưởng của hai đội sẽ vòng tay để làm dây kéo, còn các bạn khác cùng ôm ngang lưng tạo thành một dây dài, cô hô khẩu lệnh “ chuẩn bị” thì các thành viên chuẩn bị kéo, cô hô “ Bắt đầu”, trẻ cùng dùng sức của mình kéo đội bạn.
– Tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
– Cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Chơi tự do:
Cô giới thiệu ở sân trường có rất nhiều đồ chơi. bạn nào thích chơi đồ chơi gì thì sẽ chơi nhẹ nhàng với đồ chơi đó, không đựơc tranh giành đồ chơi, không được đánh bạn.
– Cô cho trẻ chơi tự do và bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hết giờ cô tập trung trẻ lại, nhận xét, kiểm tra sĩ sốvà cho trẻ xếp hàng về lớp.
Lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014- 2015
Lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức
Bộ môn: Toán
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Số 6(Tiết 1)
Đối tượng dạy: 5-6 tuổi
Số trẻ : 25 trẻ
Thời gian:30 phút
Ngày soạn:10/10/2014
Ngày dạy:13/10/2014
Người soạn : Dương Thị Như Trang
Người dạy: Dương Thị Như Trang
Đơn vị công tác : Trường Mầm Non Yên Phụ
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1-Kiến thức:
– Trẻ đếm để nhận biết nhóm có số lượng là 6 và nhận biết chữ số 6.
– Trẻ nắm được nguyên tắc lập số 6: 5 thêm 1 là 6.
– Trẻ biết số 6 dùng để chỉ những nhóm có số lượng là 6.
– Trẻ nhận biết được số 6.
2- Kỹ năng:
– Trẻ đếm thành thạo từ 1 đến 6.
– Trẻ tìm hoặc tạo ra các nhóm có số lượng tương ứng với các chữ số trong phạm vi từ 1 đến 6.
3-Thái độ:
– Trẻ tham gia giờ học tích cực, hứng thú.
– Trẻ có ý thức kỉ luật nghe lời cô giáo, giữ gìn đồ dùng đồ chơi mầm non.
4- Nội dung tích hợp:
– Âm nhạc
– KPKH
II- CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng của cô:
– Trang phục gọn gàng .
– Máy vi tính.
– Giáo án điện tử.
– Đồ dùng đồ chơi mầm non có số lượng 6
– Thẻ số 6
– Mũ, bát,ấm trà có số lượng 5,6.
– Que chỉ
- Đồ dùng của trẻ:
– Trang phục gọn gàng phù hợp với thời tiết.
– Mỗi trẻ một rổ đựng giầy,tất, các thẻ số từ 1 đến 6.
– Bảng
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
I. Gây hứng thú – Khởi động(4-5 phút)
– Chào mừng khán giả đến với chương trình “ Hãy chọn giá đúng”.
– Tham gia chương trình hãy chọn giá đúng ngày hôm nay
là sự có mặt của 3 dội chơi: Đội ếch hồng
Đội ếch xanh và
Đội ếch đỏ.
Người dẫn chương trình cô giáo Dương Thị Như Trang
Và một tràng pháo tay để chào đón Ban giám khảo là các
cô giáo đến từ trường mầm non Yên Phụ. Đến với chương trình “ Hãy chọn giá đúng ngày hôm nay các đội chơi sẽ trải qua 3 phần thi:
Phần thi thứ nhất:
Ô cửa bí mật Phần thi thứ hai:
Tài năng Phần thi thứ ba:
Hãy chọn giá đúng. II. Nội dung
1/ Ôn đến 5
– Mời các dội sẽ đến với phần thi thứ nhất “ Ô cửa bí mật”.
Sau mỗi ô của sẽ là phần quà cho các đội, nếu như đội
nào gọi đúng tên món quà, đếm gắn số tương ứng đúng. Để được giành quyền trả lời 3 đội sẽ phải rung chuông
để trả lời. Các đội đã rõ chưa? 2/ Đếm đén 6 , nhận biết số 6
Vừa rồi các đội đã trải qua phần thi thứ nhất rất tốt
và bây giờ các đội sẽ đến với phần thi thứ 2 “ Tài năng”. Để hực hiện được phần thi này, chương trình đã tặng mỗi
bạn một món quà. Các con hãy lấy ra xem đó là gì nào? – Trong đó có gì?
– Các con hãy xếp những đôi giầy từ trái sang phải giúp
cô. – Chúng mình lấy giúp cô 5 đôi tất xếp mỗi đôi tất
tương ứng với một đôi giầy. – Các con đếm giúp cô số tất?
– Các con thấy số tất và số giầy như thế nào với nhau?
– Số nào nhiều hơn?
– Số nào ít hơn?
– Để số tất bằng số giầy phải làm thế nào?
– Các con đếm giúp cô số tất, số giầy.
– Để biểu thị số lượng giày, số lượng tất cô có thẻ
số 6
– Cô hỏi trẻ cấu tạo của số 6
– Số 6 có nét cong tròn và 1 nét móc trên.
– Các con hãy đếm lại số tất, số giầy giúp cô nào?
* Tìm Đdđc xung quang lớp có số lượng là 6
– Trong trường quay có rất nhiều đồ dùng đồ chơi có sô
lượng là 6 các con hãy tìm giúp cô. – Các con hãy đếm lại số giày, số tất giúp cô.
– Các con ạ, mùa đông đang đến gần các bạn ở miền núi
rất khó khăn chúng mình hãy tặng các bạn ở Sa Pa 1 đôi tất để các bạ đi cho đỡ lạnh nào? – 6 bớt 1 còn mấy?
– 5 đôi tất tương ứng với số mấy?
– Cứ như vậy bớt đến hết số tất.
– Cất giầy, vừa cất vừa đếm đến hết.
* Luyện tập, củng cố.
Cuối cùng là
phần thi “ Hãy chọn giá đúng” Trên giá sản phẩm có rất nhiều ngăn, mỗi ngăn đều có
giá của sản phẩm nhiệm vụ của các đội đó là tìm sản phẩm gắn lên đúng với giá chương trình đưa ra và thời gian để cho các đội chơi sẽ được tính bằng 1 bản nhạc. Hết bản nhạc đội nào gắn đúng sản phẩm tương ứng với giá của chương trình đội đó sẽ chiến thắng. III. Kết thúc
Chương trình hãy chọn gia đúng đến đây là kết thúc hẹn
gặp lần sau. Nhạc bài hát “ Gia đình nhỏ hạnh phúc to”. |
– Trẻ vỗ tay
– Trẻ vỗ tay.
– Trẻ vỗ tay.
– Trẻ vỗ tay.
– Trẻ vỗ tay.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ rung chuông trả lời, gắn số tương ứng
– Trẻ vỗ tay
– Rổ đồ chơi
– Giày,tất
– Trẻ xếp
– Trẻ xếp
– Trẻ đếm
– Trẻ trả lời
– Số giầỳ
– Số tất
– Thêm 1
– Trẻ đếm
– Trẻ trả lời
– Trẻ đếm
– Trẻ tìm, đếm, gắn thẻ số.
– Trẻ đếm
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
– Trẻ trả lời
– Trẻ bớt và gắn số
– Trẻ cất
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ hát
|
Đề tài: Đọc thơ cho trẻ nghe: Bài thơ: “Nắng bốn mùa”
GIÁO ÁN LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Đọc thơ cho trẻ nghe: Bài thơ: “Nắng bốn mùa”
Đối tượng: 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
- Mục đích- yêu cầu
- Kiến thức
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả
– Trẻ nắm được nội dung chính của bài thơ
– Trẻ nghe và cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ
- Kĩ năng
- Phát triển tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ
- Giáo dục cảm xúc thẩm mỹ và yêu thích thơ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên.
- Chuẩn bị
- Giáo viên đọc thuộc thơ diễn cảm
- Giáo án điện tử giáo án mầm non
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, trò chuyện chủ đề
+ Lớp mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về cái gì?
Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe
– Lần 1: Cô đọc kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. – Lần 2: Đọc thơ kết hợp với tranh minh họa
* Cô đọc 4 câu đầu. Trong 4 câu đầu có xuất hiện 2 mùa, đó là mùa nào nhỉ các con?
=> Các con biết không nắng mùa xuân thật là dịu dàng và ấm áp. Mùa xuân là mùa cho muôn hoa đua nở đấy như hoa đào, hoa mai….và cũng là khởi đầu của một năm mới đấy các con ( cô cho trẻ xem tranh ảnh về hoa đào, hoa mai)
=> Mùa hè với ánh nắng thật là oi bức nóng nực nên các con khi đi ra nắng các con nhớ phải đội mũ, nón, mặc đồ mát, uống nhiều nước nhé . ( cô cho trẻ xem tranh ảnh mùa hè). * Cô đọc 4 câu cuối.
=> À! Nắng mùa thu thì vàng hoe, nắng của mùa thu thì yếu. + Mùa thu thì có lễ hội gì đặc biệt nhỉ các con? + Đúng rồi! Mùa thu có Tết Trung thu, các bạn nhỏ được đi rước đèn, phá cỗ đấy.
=> Mùa đông rất là lạnh vì không có mặt trời sởi ấm. Vì vậy các con hãy mặc thật ấm để cơ thể không bị lạnh nhé.( Cô cho trẻ xem tranh ảnh về mùa đông).
Giáo dục: Qua bài thơ cho chúng ta thấy một năm có 4 mùa: xuân, hè, thu, đông. Khi thời tiết chuyển mùa các con nhớ mặc quần áo phù hợp với từng mùa nhé.
Mùa gì cho lá xanh cây Cho bé thêm tuổi hây hây má hồng?
Mùa gì phượng đỏ rực trời Ve kêu ra rả rộn ràng khắp nơi?
Mùa gì bé đón trăng rằm Rước đèn, phá cỗ, chị Hằng cùng vui?
Mùa gì gió rét căm căm Đi học bé phải quàng khăn, đi giày?
Hoạt động 3: Kết thúc
|
|
Bài thơ: Nắng bốn mùa
Dịu dàng và nhẹ nhàng
Vẫn là chị nắng xuân
Hung hăng hay giận giữ
Là ánh nắng mùa hè
Vàng hoe như muốn khóc
Chẳng ai khác nắng thu
Mùa đông khóc hu hu
Bởi vì không có nắng.
(Mai Anh Đức)
Giáo án chủ đề Đo lường nước
Giáo án chủ đề Đo lường nước
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
PTNT: Đo lường nước
- Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức:
– Trẻ biết đo và nhận biết được kết quả đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo
+Kỹ năng :
– Luyện kỹ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước.
– Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy, quan sát, ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
+Thái độ:
– Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
- Chuẩn bị:
– Nhạc đàn bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mỗi trẻ một cái phễu, một cái cốc, thẻ số từ 1-5. Chậu đựng nước, nước, 2 chai đựng nước có kích thước khác nhau.
– 2 cái xô đựng nước, 2 cái xô nhỏ xách nước, 2 lọ đựng nước.
– Bút lông màu xanh.
hành:
Hoạt động của cô
1. Tạo cảm xúc– Gây hứng thú:
– Cô rung xắc xô trẻ lại xung quanh cô hát bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Mưa mang đến cho ta điều gì?
– Các con nhìn thấy nước ở đâu?
– Nước dùng để làm gì?
– Để bảo vệ, giữ gìn nguồn nước sạch các con thì phải làm gì?
* Giáo dục: Nước rất có ích, nước dùng để ăn,
để uống, để sinh hoạt phục vụ cho cuộc sống của con người, cây cỏ hoa lá, con vật…. Để bảo vệ nguồn nước luôn được sạch, thì các con không được vứt rác bừa bãi xuống nguồn nước, dòng sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến đời sống con người và thế giới xung quanh . Khi sử dụng nước thì phải tiết kiệm. – Cô cho trẻ đọc bài thơ :” nước”.
2. Nội dung:
2.1.
Dạy trẻ cách đo lường + Ở nhà các bố mẹ các con đựng nước vào
đâu? – Trong mỗi gia đình đều chứa nước vào các
dụng cụ riêng, hôm nay cô cháu mình cùng đo lường xem dụng cụ như thế nào đựng được nhiều nước, dụng cụ nào thì đựng ít nước. – Nhìn xem cô có những đồ dùng gì để đo lường?
– Các con thử đoán xem khi cô đựng nước vào
2 chai này thì lượng nước ở các chai như thế nào? – Để biết lượng nước ở các chai này như thế nào chúng mình cùng thao tác đo lường – Trên bàn các con cũng có những dụng cụ đo lường giống cô. Bây giờ cô cháu
mình cùng thực hiện thao tác đo lường nước vào chai. – Mỗi lần đong nước vào chai thì phải sử dụng dụng cụ đo là cái cốc, đong nước sao
cho cốc nước đầy và đổ vào chai , vừa đổ vừa đếm đến khi đầy chai, chọn thẻ số tương ứng với số lần đong. * Lưu ý: (Khi đổ các con chú ý đổ đừng tràn ra ngoài
vì chúng mình phải luôn tiết kiệm nước). – Cô và trẻ đong chai thứ nhất.
+ Các con đong được mấy cốc nào?
+ Tương ứng thẻ số mấy?
– Cho trẻ đong chai thứ hai
+ Chai thứ hai con đong được mấy cốc nước để đầy chai?
+ Tương ướng thẻ số mấy?
– Cho trẻ quan sát và so sánh nhận xét về 2 chai nước vừa được đong.
+ Trẻ nhận xét gì về chai nước nào?
+ Vì sao?
+ Chai nước có vòng màu xanh có lượng nước như thế nào?
+ Chai nước có vòng màu đỏ có lượng
nước như thế nào? * Cô khái quát lại thao tác đo lường, và kết quả đo.
– Khi sử dụng cùng một đơn vị đong, nhưng số lần đong vào mỗi chai khác nhau
thì cho ta kết quả khác nhau về lượng nước chứa trong mỗi chai. – – Nếu chai có số lần đong nhiều hơn thì chai đó đựng được nhiều nước hơn, nếu chai có số lượng đong ít lần hơn thì chai đó đựng được ít nước hơn. * Giáo dục : Biết tiết kiệm nước, không
làm nước bị đổ, tràn ra ngoài khi sử dụng trong sinh hoạt. 2.2: Trò chơi luyện tập:
Trò chơi 1: “Bé khéo léo”
– Cô nêu luật chơi, cách chơi:
+ Luật chơi: Khi làm rơi xô nước, hoăc dẫm lên vạch kẻ đường hẹp thì bị loại 1
lần chơi. + Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong đội lấy xô
nước nhỏ xíu múc đầy nước đi theo đường hẹp lên đổ vào bình đựng nước, mỗi lần đổ dùng bút vạch mức nước dâng lên, chạy về vạch xuất phát chuyển xô cho bạn tiếp theo và chạy về cuối hàng. Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào chơi đúng luật và có số lần chuyển nước nhiều hơn thì đội đó thằng cuộc. Trò chơi 2:
Cửa hàng bán nước giải khát
– Cô nêu tên trò chơi
– Hướng dẫn cách chơi
– Trẻ chia thành 3 nhóm chơi
– Cô nhận xét kết quả
2. Kết thúc:
– Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa”
|
Hoạt động của
trẻ – Trẻ lại xung quanh cô cùng hát với nhạc bài hát.
– Nước
– Sông, suối, biển, ao hồ, giếng
– Nước để tắm giặt, để ăn, để uống và phục vụ đời sống sinh hoạt cho con người. Cho
cây cối, hoa lá tuơi tốt, con vật. – Không vướt rác bừa bãi xuống ao hồ sông suối.
– Trẻ lắng nghe
-Trẻ đọc thơ kết hợp về chỗ ngồi bàn.
– Bình, xô chậu…
– Trẻ lắng nghe
– Chai, cốc, phểu,…., nước
– Trẻ đoán
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ thực hiện thao tác đo lường.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ chọn thẻ số tương ứng
– Trẻ đong chai thứ 2
– Trẻ nói số lần đong
– Chọn thẻ số tương ứng
– 2 chai không bằng nhau
– Số lần đong nước vào chai không bằng nhau.
– Chai nước có vòng màu xanh đong được 4 cốc.
– Chai nước có vòng màu đỏ đong được 5 cốc.
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi 1-2 lần.
– Trẻ chia nước thành các cốc nhỏ và nói kết quả.
|
Giáo án Chủ đề thế giới thực vật
Giáo án Chủ đề thế giới thực vật
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
ND: 13/10/2014
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi, bài giảng điện tử mẫu giáo, Giáo án lớp lá, giáo án lớp lá trọn bộ, giáo án mầm non 5 tuổi, Giáo án mầm non lớp 5 tuổi, giáo án mầm non lớp lá, giáo án mầm non mới, giáo án nghề nghiệp lớp lá, giáo án thể dục lớp lá, Giáo án điện tử mầm non, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, tài liệu giáo án lớp lá, tài liệu giáo án lớp mầm
- Mục đích yêu cầu
– Cháu biết được trong một tuần nếu cháu đạt 4 cờ thì sẽ được một phiếu bé ngoan vào giờ nêu gương cuối tuần
– Cháu cố gắng chăm ngoan để cuối tuần đạt phiếu bé ngoan
– Cháu biết nhận xét mình và nhận xét bạn.
– Giáo dục trẻ nề nếp, trật tự khi nêu gương, thực hiện 3 TCBN.
- Chuẩn bị
Cờ, sổ bé ngoan, sổ theo dõi, phiếu bé ngoan, hồ dán.
III. Tiến hành
– Cô cho cả lớp ngồi hình chữ U ( ngồi trên ghế), nhìn về bản bé ngoan.
– Cho trẻ hát bài “Hoa trường em”
– Đàm thoại bài hát:
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về gì?
– Giáo dục cháu biết chăm sóc, bảo vệ cây, không hái hoa, bẻ cành
– Các con biết giờ này là giờ gì ?
– Cô cho cả lớp nhắc lại 3 TCBN.
1.Chú ý trong giờ học.
2.Nói năng lễ phép.
3.Sắp xếp đồ dùng gọn gàng.
– Cho cháu ngồi suy nghĩ 1 phút xem có thực hiện đúng 3 TCBN không.
– Cho các bạn trong lớp nhận xét tổ bạn có ai ngoan, ai chưa đạt tiêu chuẩn.
– Cô nhận xét lần lượt từng tổ và quyết định cho cháu cắm cờ.
– Cháu xếp hàng lần lượt theo tổ nhận cờ, cả lớp tuyên dương.
– Bạn cắm cờ, các bạn ở dưới đọc thơ, hát.
– Cô nhận xét động viên cháu chưa đượt cắm cờ, cố gắng hơn trong ngày sau.
– Cô đọc tên các cháu đủ 4 cờ cô đã dán phiếu bé ngoan rồi còn những cháu hôm nay mới đủ 4 phiếu thì cô sẽ dán bổ sung .
– Cô động viên cháu chưa đạt bé ngoan.
– Cô cho cháu tham gia văn nghệ.
– Giáo dục trẻ về nhà thưa ông bà cha mẹ, người lớn.
– Cho cả lớp nhún nhảy bài “ Hoa trường em”.
– Kết thúc.
Đề tài: Hoạt động học phát triển nhận thức
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NƯỚC XUNG QUANH TA
Hoạt động học: phát triển nhận thức
Đề tài: KPKH: SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚC.
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi
I/ Mục tiêu chung:
-Thông qua các hoạt động tìm hiểu về nguồn nước giúp trẻ nhận biết được một số nguồn nước trong thiên nhiên, qua đó trẻ biết được lợi ích của nước đối với đời sống con người và vạn vật.
– Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
– Gíao dục trẻ biết tiết kiệm nước, bảo vệ và giữ gìn nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
1/ Không gian tổ chức: Trong lớp học.
2/ Đồ dùng : Mô hình thác nước.
-Hình ảnh các nguồn nước: nước mưa, nước giếng, nước máy, nước ao hồ, nước sông, nước suối, nước biển.
– Hình ảnh nước dùng đê tắm, uống, tưới cây….
3/ Phương pháp: Quan sát, thực hành
III/ Nội dung kết hợp: Âm nhạc, thể dục, thơ, trò chơi đồ chơi mầm non.
IV/ Tiến trình tổ chức hoạt động:
+ Mở đầu hoạt động: Bé đi làm mưa
-Hát “cho tôi đi làm mưa với’
– Các con thích trời mưa không?
– Bạn nào kể một số nguồn nước mình biết?
– Các con đã được bố mẹ đưa đi chơi công viên nước, thác chưa?
– Bây giờ cô mời lớp mình cùng đi du lịch với cô nhé!
Nào! Chúng mình cùng đi xe buýt thôi.
-Các con ơi, mình đã đến đâu đây? Thác nước có những gì?
– Nước chảy từ đâu xuống? Đứng ở trên này, các con thấy nước có bắn tới mình không? Nước ở đây như thế nào?
– Các con đi chơ nhiều có khát nước không? Hãy cùng uống nước đi nào!
+ Nước có màu không? Mùi vị như thế nào?
=>Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, nhưng rất cần thiết đối với đời sống con người và vạn vật.Vậy nước có ở đâu? Để biết được nước ó những nơi nào và lợi ích của nước ra sao? Bây giờ chúng ta cùng khám phá nước nhé!
– Trò chơi :” Trốn mưa”
+ Hoạt động trọng tâm: Sự kì diệu của nước
-ở nhà các con thường dùng nguồn nước nào để sinh hoạt? Cô cho trẻ xem hình ảnh về nguồn nước giếng, nước máy.
– Ở trường chúng ta dùng nguồn nước nào?
– Nước được dùng trong những công việc gì hàng ngày? Cho trẻ xem hình ảnh về nước để tắm, ăn, uống, tưới…
– Trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta chỉ dùng nguồn nước nào? Cho trẻ xem nguồn nước sạch.
– Nguồn nước nào chúng ta không được dùng? Vì sao nước bị ô nhiễm? Cho trẻ xem một số hình ảnh nguồn nước bị ô nhiễm.
– Nếu sử dụng nước bị ô nhiễm, sẽ xảy ra hậu qua gì?
– Các con biết vì sao nước bị ô nhiễm không?
=> Ngày nay, nhiều nhà máy, xí nghiệp nổi lên đã thải nhiều chất thải làm ảnh hưởng nguồn nước, cùng với những loại phương tiên giao thông thải ra khòi xe, ý thức con người vứt rác, các các xác chết động vật…đã làm ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng.
– Để bảo vệ nguồn nước chúng ta phải ,làm gì?
=> giáo dục cháu biết bảo vệ nguồn nước và môi trường.
– Cô đố cô đố” Từ trời rơi xuống, tôi cho nước uống, cho ruộng dễ cày, cho đầy mặt sông, cho lòng đất mát”(Nước mưa).
– Cho trẻ xem hình ảnh nước mưa. Trong những ngày nắng nóng nếu có những giọt mưa, sẽ giúp con người và vạn vật được mát mẻ nhiều hơn đấy. Các con thích làm mưa không giúp cho đời không?- Hãy cùng hát “cho tôi đi làm mưa với”
– Mưa làm cho cây cối xanh tốt nhưng nếu mưa nhiều sẽ xảy ra hiện tượng gì?
– Các con biết vì sao có mưa không?( Cho trẻ xem vòng tuần hoàn của nước)
– Vào những ngày hè, các con thường được bố mẹ đưa đi đâu? Các con được đi tắm biển chưa?( Cho trẻ xem tranh nước biển)
– Được đi tắm biển các con thấy nước biển có mùi vị gì?có uống được không?
-Các ngư dân sống gần biển đã dùng nước biển để tạo ra muối cho chúng ta ăn hàng ngày đó vì vậy nước biển gọi là nước mặn, còn nước giếng, sông, nước máy gọi là nước ngọt.
* So sánh nước máy và nước giếng.
+ Giống nhau: đều là nguồn nước sạch, đều sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, tưới…
+ Khác nhau: Nước giếng được lấy trực tiếp dưới lòng đất còn nước máy đã được lọc sẵn qua hệ thống lọc.
-So sánh nước giếng và nước biển.
+ Giống nhau: đều là nước.
+ Khác nhau: Nước giếng là nước ngọt, sử dụng dược trong sinh hoạt hàng ngày.Còn nước biển là nước mặn, không dùng để nấu ăn, sinh hoạt mà chỉ dùng để làm muối và có thể đi du lịch tắm biển.
-Mở rộng: Cho tre kể một số nguồn nước trong thiên nhiên.trẻ xem hình ảnh.
* Thử tài trí nhớ: Chia trẻ làm 2 tổ lần lượt bật qua vòng và gắn vòng tuần hoàn của nước.
+ Kết thúc hoạt động: Bé vui chơi.
-Bé đọc bài thơ”Mưa”
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1 . Đánh giá kết quả đạt được sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
1.1 Nội dung chưa đạt được và lý do :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….….………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
1.2 Những thay đổi cần thiết …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2 . Những trẻ có biểu hiện đặc biệt về sức khỏe và giáo dục :
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Nước và một số hiện tượng tự nhiên trọn bộ
Nước và một số hiện tượng tự nhiên trọn bộ
giáo án lớp 5 tuổi, giáo án mẫu giáo 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi, giáo án mầm non 5 tuổi trọn bộ, giáo án điện tử mầm non 5 tuổi, giáo án lớp 5 mới nhất, giáo án lớp 5 trọn bộ năm 2014, mẫu giáo án điện tử, giáo án mầm non lớp 5 6 tuổi
< 3 TUẦN >
< Từ ngày 07/10 đến 25/10/2014>
- Mục tiêu:
- Phát triển thể chất:
– Biết sử dụng các trang phục phù hợp với thời tiết .
– Biết ích lợi của việc mặc trang phục phù hợp với thời tiết.
– Có một số thói quen, hành vi vệ sinh trong ăn uống và phòng bệnh.
– Thực hiện các vận động bật, đi, ném … mạnh dạn, khéo léo.
– Biết tránh những nơi nguy hiểm đến tính mạng.
- Phát triển nhận thức:
– Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
– Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.
– Nhận biết một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa, thứ tự các mùa và sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, cây cối, con vật theo mùa. Biết phân biệt quần áo, trang phục theo mùa.
– Biết được ích lợi của nước và sự cần thiết của ánh sáng, không khí với cuộc sống con người, cây cối và con vật.
– Nhận biết được một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch.
– Biết đo dung tích, so sánh lượng nước đựng trong 2 vật bằng các cách khác nhau.
– Nhận biết được ngày và đêm, hôm qua, hôm nay và ngày mai.
– Biết sự thay đổi thời tiết theo mùa và thứ tự các mùa.
- Phát triển ngôn ngữ:
– Chủ động trao đổi, thảo luận về những gì quan sát được.
– Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao … về chủ đề.
– Trẻ có thể kể, thay đổi một vài tình tiết chuyện. Biết đặt tên cho chuyện.
– Làm quen chữ cái p-q, tập tô chữ cái p-q.
– Ôn chữ cái h-k, p-q.
- Phát triển thẩm mĩ:
– Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong câu chuyên, bài thơ, bài hát… về chủ đề.
– Thể hiện cảm xúc, sáng tạo trước vẻ đẹp của một số hiện tượng thiên nhiên qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé dán…
– Hát múa một số bài theo chủ đề.
- Phát triển tình cảm xã hội:
– Có ý thức tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn nước và môi trường sống.
– Có thói quen thực hiện công việc tự phục vụ phù hợp với trẻ.
– Biết một số kĩ năng để bảo vệ sức khỏe.
– Biết tránh những nơi nguy hiểm: sông, suối, ao, hồ…
- Chuẩn bị:
– Thẻ chữ h-k, p-q, truyện, thơ…
– Tranh ảnh về các nguồn nước, hiện tượng thiên nhiên, tranh bốn mùa
– Chai đựng nước, nước, vật nổi, vật chìm
CHỦ ĐỀ NHÁNH NƯỚC
I/MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:Cháu biết.
– Một số nguồn nước, một số đặc điểm ,tính chất của nước.
– Ích lợi và tác dụng của nước đối với đời sống con người, cây cỏ, động vật.
– Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước, tiết kiệm nước.
– Cháu biết ca múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ về nước; chơi đong nước.
– Biết bò theo đường dích dắc, bật sâu.
2/Kĩ năng:
– Quan sát các nguồn nước nơi trẻ sinh sống. Nhận biết các nguồn nước như: nước nóng, nước mưa,nước sông, biển, ao, hồ.
– Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt như: nước máy, nước giếng, nước mưa.
– Trò chuyện, thảo luận về đặc điểm của nước như: lỏng ,rắn, hơi. Tính chất của nước là không mùi, không vị,bay hơi, hòa tan một số chất. Cách sử dụng nước và một số hoạt động dưới nước như: thể thao, du lịch, sản xuất.
– Đong nước, đếm theo khả năng.
– Mạnh dạn khi ca múa, đọc thơ, kể chuyện, bò, bật.
3/Thái độ;
– Trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước: không vứt rác xuống ao hồ, sông, biển.
– Trẻ tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa mặt…
- CHUẨN BỊ:
– Tranh ảnh do cô và trẻ sưu tầm
– Các chướng ngại vật làm đường dích dắc,tranh truyện, máy , băng nhạc, tranh ảnh các nguồn nước sông ,suối, ao, hồ.
– Chai, ly, phễu, bát ,thẻ số, thẻ chữ cái, màu tô, vở của trẻ.
Hoạt động
|
Thứ 2
|
Thứ 3
|
Thứ 4
|
Thứ 5
|
Thứ 6
|
Họp mặt đón trẻ
|
– Cô vui vẻ, ân cần đón cháu vào lớp, chú ý đến tâm trạng cháu
– Cô trao đổi, trò chuyện cùng phụ huynh về tình hình sinh hoạt vui chơi của cháu ở trường, ở nhà. Tuyên truyền đến phụ huynh chăm sóc cháu suy dinh dưỡng và dịch bệnh sốt,
cúm. – Cô trò chuyện về chủ đề “nước và một số hiện tượng thiên nhiên’’
* Tiêu chuẩn bé ngoan:
– Cháu biết chơi cùng bạn, biết gọi bạn xưng tên.
– Thuộc được chữ cái đã học, nhớ được số điện thoại ở nhà.
– Biết rửa tay bằng xà phòng, đánh răng mỗi tối.
|
||||
Thể dụcbuổi sáng
|
3 – 5 – 1 – 2
* Khởi động: Cho cháu đi
vòng tròn, đi theo nhạc, đi các kiểu chân, chuyển đội hình vòng tròn. * Trọng động: Tập bài phát triển chung
– Hô hấp 3: Hít vào thở ra
– Tay
vai 3: Luân phiên đưa tay lên cao + Đưa tay phải lên cao
+ Đưa tay trái lên cao
+ Đưa 2 tay sang ngang
– Bụng 1: Đứng cúi người về trước , tay chạm ngón chân.
– Chân 2: Bật đưa 2 chân sang ngang
+ Bật lên đưa 2 chân dang
ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang + Bật lên đưa 2 chân về, hai tay xuôi theo người.
* Hồi tĩnh: Cho cháu chơi “Cò bay”
|
||||
Hoạt động học
|
– DH: cho tôi đi làm mưa
với. – NH: mưa rơi.
– TC: trời mưa
|
– Đo dung tích, so sánh và
diễn đạt kết quả đo. |
-Truyện: giọt nước tí xíu.
+ Vẽ theo ý thích.
|
– Nước và một số hiện tượng
tự nhiên. – Làm quen chữ p-q.
|
– Bò theo đường dích dắc,
bật sâu. |
Hoạt động ngoài trời
|
*Dạo chơi trò chuyện về nước,
chơi đong nước, đóng chai nước. Chơi tự do
|
Dạo chơi trò chuyện về ích
lợi của nước. KC: giọt nước tí xíu.
– Cho cháu chơi đoán câu
đố. – Cho cháu chơi tự do
|
* Dạo chơi trò chuyện về ích lợi của nước, một số trạng thái của nước-
cho cháu chơi rồng rắn Chơi với đồ chơi ngoài trời.
|
* Dạo chơi trò chuyện cùng
cháu về nước, vòng tuần hoàn của nước. – Cho cháu chơi tự do
|
* Dạo chơi trò chuyện cùng cháu về thời tiết.
Hát: nắng sớm
– Kể chuyên: con vật rơi xuống hố nước.
– Cho cháu chơi tự do
|
Hoạt động góc
|
*
Góc thiên nhiên: chơi đong nước, thổi nước. * Góc học tập – Tạo hình:
Vẽ, đếm, so sánh, tô màu. * Góc sách: Xem tranh ảnh,
tranh truyện về nguồn nước. * Góc thí nghiệm: vật nổi
vật chìm. |
- KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2014.
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Hoạt động: – DH: “ Cho tôi đi làm mưa với”
NH: “Mưa rơi”
T/C: “Trời mưa”
- Yêu cầu
– Cháu thuộc bài hát ,biết thể hiện giọng điệu vui tươi của bài hát và vận động theo bài.
– Cháu biết biết chú ý nghe cô hát ,biết tham gia chơi trò chơi.
– Qua bài hát cháu cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và ích lợi của nước đối với con người ,cây cỏ. Giáo dục cháu bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
Máy, băng nhạc, thanh gõ.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
*Ổn định:Cháu đọc thơ “Mưa” ( cầu trời mưa xuống, lấy nước tôi uống…)
*Giới thiệu:Bài thơ nói về điều gì? Nếu không có mưa thì sẽ như thế nào? Mưa xuống cho ta ích lợi gì? Cháu có thích được làm mưa giúp cho đời không? Chúng ta cùng đi làm mưa nhé!
2/Hoạt động 2:
* Dạy hát: “Cho tôi đi làm mưa với”.
– Cô hát cho cháu nghe lần 1, giới thiệu tác giả.
– Cô hát cho cháu nghe lần 2, giới thiệu nội dung bài hát.
– Cô dạy cho lớp hát từng câu 2 lần.
– Cô dạy cho lớp hát cùng cô 2 lần. cô sửa sai.
– Cô cho nhóm hát cùng cô 3 lần.
– Cho cá nhân hát ( 3,4 cháu).
– Cho cháu đọc thơ và đi lấy thanh gõ.
– Cho cháu hát và vận động cùng cô 2 lần.
*Nghe hát: Mưa rơi.
– Cô hát cho cháu nghe lần 1, giới thiệu nội dung bài hát.
– Cô hát lần 2, vận động theo lời bài hát.
– Cô cùng cháu vận động theo nhạc lần 3.
*T/C: Trời mưa.
Khi cô nói: mưa nhỏ ( cháu nói: tí tách, tí tách, tí tách).
Khi cô nói mưa vừa ( cháu nói: lộp bộp, lộp bộp,lộp bộp).
Khi cô nói mưa to (cháu nói: rào rào, rào rào, rào rào).
Cô cho cháu chơi trò chơi 1- 2 lần.
Những lần sau cô không nói mà dùng dụng cụ để gõ âm thanh to- nhỏ cho cháu chơi.
3/ Hoạt động 3:
Củng cố: hát lại bài hát “ cho tôi đi làm mưa với’’.
Kết thúc: nxtd.
**************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*********************************************************
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2014
Lĩnh vực:Phát triển nhận thức.
Hoạt động: Đo dung tích, so sánh và diễn đạt kết quả đo.
I/Yêu cầu:
– Cháu biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng các cách khác nhau.
– Thông qua thực hành các cách đong , trẻ biết so sánh dung tích 3 đối tượng bằng nhiều cách khác nhau.
– Trẻ biết được ích lợi của nước và biết cách sử dụng tiết kiệm nước.
II/ Chuẩn bị:
– Một số chai lọ, 3 cái phễu, ly ,bát, chậu, nước.
– Thẻ số.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
- Ổn định: chơi “uống nước”
- Giới thiệu: Nếu không có nước uống con cảm thấy thế nào? trò chuyện về các nguồn nước, trò chuyện về các dụng đựng nước. Nước rất cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Hôm nay chúng ta cùng chơi với nước nhé!
2/ Hoạt động 2:
* So sánh dung tích 3 đối tượng:
– So sánh dung tích 3 đối tượng có dung tích bằng nhau nhưng khác nhau về hình dạng:
Cô đặt 3 chai nước có hình dạng khác nhau lên cho cháu quan sát , hỏi cháu về hình dạng của 3 chai nước này ? nhìn bằng mắt thường con có thể so sánh được dung tích của 3 chai này không ? có thể dùng cái li này để đo dung tích không ?
Cô đong cho cháu xem và cho cháu đặt số tương ứng vào từng chai đúng số lượng đong được-> cho cháu nhận xét kết quả đong được và rút ra kết luận 3 chai nước này có dung tích bằng nhau.
– So sánh dung tích của 3 đối tượng khác nhau về hình dạng và dung tích:
Cô cho cháu đong nước vào 3 chai to nhỏ khác nhau và nhận xét xem số lượng li nước đong được trong 3 chai có gì khác nhau và đưa ra kết luận dung tích của 3 chai này không bằng nhau.
– Đo dung tích bằng dụng cụ đo khác nhau:
Cô chọn một chai có dung tích lớn nhất , đổ nước ra cái chậu rồi đong bằng li vào chai, sau đó lại đổ nước ra và dùng bát lại đong vào chai, so sánh kết quả đếm được và rút ra kết luận, dụng cụ nào có số lần đong nhiều hơn thì dung tích nhỏ, dụng cụ nào có số lần đong ít hơn thì dung tích lớn.
Thực hành đo dung tích:
Cô chia lớp thành 3 nhóm cho cháu thực hành đo.
Cho cháu đo 2 cách: cách 1( đo bằng 1 dụng cụ)
(cách 2: đo bằng 2 dụng cụ có dung tích khác nhau)
* Cho cháu tập pha nước chanh cho bà cho mẹ nhân ngày 8-3
Giáo dục cháu tiết kiệm nước.
3/ Hoạt động 3:
* Củng cố: hát “ trời nắng, trời mưa”
* Nhận xét tuyên dương
*************************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
***********************************************************
Thứ tư ngày 9 tháng 3 năm 2011
Lĩnh vực:Phát triển ngôn ngữ.
Hoạt động: Kể chuyện “ Giọt nước tí xíu’’.
I/Yêu cầu:
– Cháu nắm được nội dung câu chuyện, biết được tình tiết của câu chuyện, biết được vòng tuần hoàn tạo ra mưa.
– Cháu biết kể lại chuyện cùng với cô, cháu thể hiện được lời thoại.
– Giáo dục cháu biết bảo vệ nước.
II/ Chuẩn bị:
Tranh, phông, rối, các nhân vật.
Giấy, bút, màu.
III/Tiến trình tiết dạy:
1/Hoạt động 1:
* Ổn định: Hát “ cho tôi đi làm mưa với”
* Giới thiệu: Bài thơ nói về điều gì? Mưa xuống giúp cho cây cỏ như thế nào? Thế mưa từ đâu mà có? Để biết được hôm nay cô kể cho các cháu nghe câu chuyện ấy nhé!
2/ Hoạt động 2:
– Cô kể cho cháu nghe lần 1 qua rối bóng.
– Cô kể lần 2 trích dẫn làm rõ ý kết hợp tranh.
Cô kể: “từ đầu…..mọi nơi”. Anh em tí xíu ở những đâu các con?
“ tiếp theo….cất lên”. ông mặt trời hỏi gì ? tí xíu trả lời ra sao ? ông mặt trời đã thuyết phục tí xíu như thế nào ?
“tiếp theo… tí xíu hỏi”, tí xíu hỏi ông mặt trời điều gì ?ông mặt trời trả lời ra sao ?
“ tiếp theo… biển cả”, tí xíu nói gì với biển cả .?
“ tiếp theo…. reo lên”, các bạn ấy reo lên như thế nào ?
“ đoạn cuối”, Tí xíu cùng các bạn trở thành cái gì?
từ hạt nước phải trải qua quá trình nào để có mưa? (nướcà nắng àbốc hơià ngưng tụànước àrơi xuốngàmưa).
– Cho cháu kể chuyện cùng cô.
– Cho cháu vẽ mưa.
– Cho cháu chơi trò chơi : trời mưa.
3/ Hoạt động 3:
*Củng cố: nhắc lại tên bài, giáo dúc cháu không đi nghịch mưa.
*Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
*******************************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
***********************************************************
Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2014
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức.
Hoạt động: Tìm hiểu về nước.
I/Yêu cầu:
– Cháu biết được ích lợi của nước đối với đời sống con người, động vật , thực vật.
– Cháu biết được tác hại của việc không giữ gìn nguồn nước.
– Giáo dục cháu tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
II/ Chuẩn bị:
Tranh ảnh về các nguồn nước,tranh ảnh về các hành động đúng sai khi sử dụng nước.
Chậu nước để thí nghiệm.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
* Ổn định:Cho cháu chơi “ thi bật qua suối”
* Giới thiệu: Các con đã vượt qua được thử thách, cô sẽ tặng cho lớp mình 1 trò chơi nhé!
2/ Hoạt động 2:
Cô đưa 2 tranh gương mặt vui buồn ra hỏi cháu có nhận xét gì về tâm trạng của 2 mặt này!
Cháu hãy đoán xem vì sao bạn vui, vì sao bạn buồn? (bạn vui vì làm việc tốt, bạn buồn vì làm việc xấu).
– Cô cho cháu thi đua lên gắn tranh hành động đúng gắn vào mặt vui và hành động sai gắn vào mặt buồn.
– Cho cháu nhận xét xem 2 đội đã gắn đúng chưa,à giáo dục cháu hãy biết giữ gìn nguồn nước không vứt rác bẩn xuống sông biển.
Cô hỏi cháu hàng chúng ta sử dụng nước để làm gì ?Vậy cô đố các con động vật thực vật có cần nước không? Để làm gì?
Nếu một ngày không có nước thì điều gì sẻ xảy ra nhỉ ?
Để cho cây cối luôn xanh tốt thì ta cần gì nhỉ ? thế con có thích làm mưa không ?
Cho cháu nhảy múa bài “cho tôi đi làm mưa với”.
Ngoài nước mưa ra chúng ta còn những loại nước nào nữa? cho cháu xem tranh về một số nguồn nước.Hỏi cháu nguồn nước này có từ đâu và sử dụng như thế nào ? Cô giáo dục cháu sử dụng nước sạch và tiết kiệm.
T/C: Gạch bỏ hành động sai, tô màu hành động đúngà gắn vào bảng tuyên truyền của lớp.
T/C: Thí nghiệm nước.
Cho cháu lấy ca nước, đậy lại bằng 1 miếng kính, miếng nhựa hay 1 tờ giấy rồi đem phơi nắng. Sau đó quan sát và nêu lên nhận xét.
3/ Hoạt động 3:
* Củng cố: nhắc lại tên bài.
* Nhận xét tuyên dương.
**********************************
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Hoạt động: Làm quen p-q
I/Yêu cầu:
– Cháu nhận biết chữ p-q thông qua các hoạt động.
– Cháu phát âm đúng chữ p-q ,biết tham gia chơi các hoạt động tìm và phát âm chữ cái.
– Giáo dục cháu tính đoàn kết tham gia vào các hoạt động tập thể.
II/Chuẩn bị:
– Tranh cái phễu, tranh dòng sông quanh co
– Thẻ chữ, băng nhạc, thẻ chữ p-q.
– Bìa lịch có chữ p-q in rỗng
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
* Ổn định: Chơi “trời mưa”
* Giới thiệu: Trời mưa xuống để làm gì?
Nước mưa rơi xuống nhiều tạo ra dòng sông, dòng suối. Cô cho cháu quan sát tranh dòng sông, cho cháu nhận xét. Cho cháu phát âm từ “quanh co”
– Cho cháu quan sát tranh cái phễu. Các con sử dụng cái phễu để làm gì? Cho cháu phát âm từ “cái phễu”.
– Cho cháu tìm chữ cái đã học.
Hôm nay cô dạy cho cháu làm quen với 2 chữ này nhé!
2/ Hoạt động 2:
* Dạy trẻ làm quen chữ p:
– Cô phát âm mẫu và dạy cháu phát âm.( lớp, tổ ,cá nhân).
– Cô hỏi cháu chữ p có những nét nào?
– Cô phân tích cấu tạo chữ p gồm 1 nét thẳng và 1 nét cong bên phải.
– Cô giới thiệu chữ p viết thường.
* Dạy trẻ làm quen chữ q:
– Cô phát âm mẫu và cho cháu phát âm.
– Cô hỏi cháu xem chữ q có những nét nào?.
– Cô phân tích cấu tạo chữ q gồm 1 nét thẳng và 1 nét cong bên trái..
– Cô giới thiệu chữ q viết thường, cho cháu phát âm.
* So sánh chữ p-q:
Cô hỏi cháu chữ p và q giống và khác nhau nét nào?
* Luyện tập:
T/C: Tìm thẻ chữ rời: cho cháu tìm thẻ chữ theo yêu cầu của cô
T/C: Phát âm to, nhỏ.
T/C: Trang trí chữ p-q.
3/ Hoạt động 3:
* Củng cố
* Kết thúc: nxtd.
***********************************************************
Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2014
Lĩnh vực : Phát triển vận động.
Hoạt động: Bò theo đường dích dắc, bật sâu
I/YÊU CẦU:
– Cháu biết bò dích dắc, bật sâu và chạm đất bằng hai chân.
– Rèn cho cháu sự khéo léo, mạnh dạn, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
– Giáo dục cháu tích cực tham gia hoạt động.
II/ CHUẪN BỊ:
– Các chướng ngại vật làm đường dích dắc ghế cao 40 cm, sàn tập sạch sẽ.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1/ Hoạt động 1:
- Ổn định : chơi “trời mưa’’.
- Giới thiệu: con tưởng tượng xem nếu trời không bao giờ mưa nữa thì sẽ như thế nào? Trời mưa thì sông suối, ao hồ mới có nước.
Hôm nay chúng ta sẽ làm như dòng suối chảy qua đồi núi và chảy vào sông cái nhé!
2/ Hoạt động 2:
a.Khởi động: Cho cháu xoay cổ tay, cổ chân.
b.Trọng động:
* Bài tập phát triển chung:
– Hô hấp:hít vào thở ra.
– Tay vai: luân phiên đưa hai tay lên cao
– Bụng lườn: đứng cúi người về phía tước.
– Chân:bật hai chân sang ngang.
*Vận động cơ bản:
– Cô mời 1 trẻ thực hiện mẫu 2 lần, cô kết hợp hướng dẩn.
– Cô cho cháu khá lên thực hiện lại, cô nhắc lại cách thực hiện.
– Cô cho lần lượt mỗi lần 4 cháu lên thực hiện.
– Cô cho cháu khá thi đua,
– Cô cho cháu yếu tậpà cô sửa sai cho cháu.
– Cô cho cháu thi đua theo nhóm, cô động viên khen cháu.
* Hồi tĩnh: đi lại, hít thở nhẹ nhàng.
3/Hoạt động 3:
Củng cố – nhận xét tuyên dương.
**************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*************************************************************
CHỦ ĐỀ NHÁNH: .
Từ ngày 14 đến 18 tháng 10 năm 2014
I/ Mục tiêu:
1/Kiến thức: Cháu biết.
– Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa.
– Sự thay đổi của con vật, con người, cây cối theo mùa như: mưa nắng, gió bão, quần áo, ăn , uống, hoạt động… của con người phù hợp với thời tiết.
– Cháu biết ca múa, đọc thơ, kể chuyện, vẽ, tô màu về hiện tượng thiên nhiên.
– Biết chơi trò chơi, trò chuyện cùng cô về chủ đề.
2/ Kĩ năng:
– Cháu có một số kĩ năng chống chọi với thời tiết như: Mặc ấm vào ngày gió rét, mặc thoáng mát vào ngày nóng nực,uống nhiều nước vào ngày khô nóng, biết trú mưa hay ở trong nhà khi trời mưa, không ra ngoài khi có mưa bão….
– Cháu biết cây cối, các con vật cũng thay đổi theo thời tiết.
– Cháu thể hiện hiểu biết của mình thông qua các hoạt động như: tô ,vẽ, ca hát ,đọc thơ, kể chuyện, vận động, trò chơi…
– Đếm được theo khả năng, sắp xếp theo quy tắc.
3/ Thái độ:
– Cháu có ý thức thích nghi với thời tiết và bảo vệ cơ thể.
– Không nghịch mưa, chơi nắng.
II.Chuẩn bị:
Tranh ngày , đêm, mặt trời, mặt trăng, các hoạt đông thể hiện ngày và đêm.
Thẻ chữ p-q, vòng thể dục, máy ,băng nhạc, tranh thơ, bút chì, bút màu.
- KẾ HOẠCH TỪNG NGÀY
THỨ HAI NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2014.
Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ.
Hoạt động: DH “ Nắng sớm”.
NH: “Khúc ca bốn mùa”.
T/C: Ai đoán giỏi.
I/ Yêu cầu:
– Cháu thuộc bài hát và nhận ra giai điệu vui nhộn của bài hát “ Nắng sớm”.
– Cháu biết hát đúng giọng điệu bài hát và biết tham gia chơi trò chơi.
– Thông qua bài hát giáo dục cho cháu biết ích lợi của thời tiết.
II/ Chuẩn bị:
Máy, băng nhạc, mũ chóp.
III/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Hoạt động 1:
* Ổn định: Cho cháu đọc thơ “ Ông mặt trời”
*Giới thiệu: Bài thơ nói về điều gì? Cháu thích trời nắng hay mưa. Vì sao? Khi trời nắng cháu hãy mở cửa ra để đón ánh nắng mặt trời nhé! Hôm nay cô cháu mình cùng hát bài “ nắng sớm” nha!
2/ Hoạt động 2:
* DH: “Nắng sớm”.
– Cô hát 2 lần, giới thiệu nội dung bài hát và tác giả ( Hàn ngọc Bích)
– Cô dạy cho lớp hát cùng cô 2 lần.
– Cô dạy cho nhóm hát cùng cô 3 lần.
– Cho cá nhân hát: 3,4 cháu.
– Cho lớp hát và vận động nhảy múa.
– Trò chuyện về mưa.
* Nghe hát: Khúc ca bốn mùa
Cô hát cho cháu nghe lần 1 , giúp cháu cảm nhận nội dung bài hát.
Cô hát cho cháu nghe lần 2, cho cháu cùng vận động minh họa với cô.
* Trò chơi: Ai đoán giỏi.
Cô nói cách chơi: Các cháu lên đội mũ chóp kín, cô cho 1,2,3..bạn lên hát cháu đoán tên bạn ,tên bài hát.
Cô cho cháu chơi trò chơi.
3/ Hoạt động 3:
* Củng cố: cho cháu hát nắng sớm”.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.
********************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
*************************************************************
Các thầy cô quan tâm xin để lại Gửi phản hồi phía dưới em sẽ gửi cho các thầy cọ nhé
Giáo án nước và hiện tượng thiên nhiên
Giáo án nước và hiện tượng thiên nhiên
Giáo án kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ trong tuần
Vẽ, nặn cắt dán theo chủ đề
Góc học tập
“Xếp tranh lô tô không khí trong lành- không khí ô nhiễm”
Trẻ chơi xếp lô tô, phân nhóm sao chép, gọi tên không khí trong lành, không khí ô nhiễm.
Hoạt động
Nội dung
Đón trẻ
– Cô đón Trẻ vào lớp: Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ.
– Trò chuyện: Trò chuyện về một số phong tục tập quán của quê hương, một số phong cảnh đẹp, trò chuyện về tên tỉnh, tỉnh huyện, tên xã, những ngành nghề truyền thống của quê hương…
– Điểm danh:
Thể dục buổi sáng
+ Tập bài nhịp điệu theo nhạc “Múa với bạn tây nguyên”
+ Động tác cơ hô hấp: Thổi bong bóng.
+ Cô tay: Ñöùng thaúng, 2 chaân ngang vai
– Ñöa 2 tay thaúng leân cao qua ñaàu
– Ñöa thaúng 2 tay ra phía tröôùc, song song trước ngực
– Như N1
– Ñöùng thaúng, hai tay thaû xuoâi theo ngöôøi
+ Cô chaân: Ñöùng thaúng, hai tay buông xuôi
– Hai tay giang ngang, đồng thời chân trái bước sang trái một bước.
– Hai tay đưa ra trước ngực, chân khụy gối
– Như N1
– Ñöa chaân veà vò trí ban ñaàu, ñoåi chaân laøm truï, taäp tieáp
+ Cô buïng löôøn:
– Ñöùng thaúng, böôùc chaân sang ngag keát hôïp ñöa 2 tay leân ngang baèng vai
– Quay ngöôøi sang beân phaûi, quay ngöôøi sang beân traùi
+ Động tác cơ bật: Bật tách chân
Hoạt động: ngoài trời
Thứ hai
– Đi dạo quan sát bầu trời, thiên nhiên
– Làm quen kiến thức mới : Trò chuyện về quê hương bé.
+Trò chơi dân gian: Ném còn
+Mục đích:Rèn luyện sưc khỏe của trẻ.
-Củng cố kỉ năng định hướng trong không gian của trẻ, biết ước lượng đúng cách để ném còn chính xác.
+Chuẩn bị: – Một cột bằng gỗ hoặc bằng tre cao 1,5m, ở trên đỉnh cột buột một vòng tròn có đường kính 30- 40 cm, 6 quả còn làm bằng vải.
+Cách chơi: Trẻ có thể chơi theo từng nhóm, đứng cách cột từ 2m- 2,5m. Lần lượt từng trẻ ném quả còn vào vòng treo ở cột( Mỗi lần mỗi cháu được ném 3 quả). Nhóm nào ném được nhiều quả còn lọt vào vòng là thắng cuộc.
– Chơi tự do: Xâu hạt, nhặt lá, vẽ tự do…
Thứ ba
– Quan sát bầu trời và thiên nhiên:
– Làm quen kiến thức mới: Hát và vận động bài “Múa với bạn tây nguyên”
+ Trò chơi vận động:
– Chơi tự do: Xâu hạt, thổi bong bóng, tưới nước
cho cây…chơi bóng, nhặt lá…….
Thứ tư
– Đi dạo quan sát bầu trời và thiên nhiên:
– Cho trẻ chơi đong nước…
+ Troø chơi học tập: “Sự hòa tan”
+ Chuẩn bị: – Đường, muối, nước lọc , thìa
+ Cách chơi: -Cho trẻ quan sát cốc nước lọc và nếm thử xem có mùi vị gì không.
-Đổ một thìa đường vào cốc nước và cho trẻ quan sát, nhận xét (Những hạt đường rơi xuống đáy cốc)
– Dùng thìa khuấy đường trong cốc và trẻ quan sát, nhận xét xảy ra hiện tượng gì?(Những hạt đường nhanh chóng biến mất).
– Cho trẻ nếm nước trong cốc và lí giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của trẻ. Sau đó cô có thể giải thích: Đường vẫn ở trong cốc vì nếm thấy ngọt- đường đã hòa tan trong nước.
– Tiến hành tương tự với muối.
+ Chơi tự do: Xâu hạt, tưới nước cho cây, thổi bóng bóng…
Thứ năm
– Đi dạo quan sát bầu trời và thiên nhiên
– Ôn chữ p, q, g, y.
+ Trò chơi vận động:Mưa to mưa nhỏ
+Mục đích:Luyện phản xạ nhanh theo hiệu lệnh..
+ Chuẩn bị: Một cái xắc xô
– Cách chơi: Cho trẻ đứng ngoài trời, khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn dập kèm theo lời nói”Mưa to”,Trẻ phải chạy nhanh, lấy tay che đầu. Khi nghe cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói” Mưa tạnh”,trẻ chạy chậm và bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ( Cô gõ lúc nhanh lúc chậm để tre phản ứng nhanh theo nhịp)
– Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với”
– Chơi tự do: Xâu hạt, thổi bong bóng, tưới nước
– Cho trẻ hát , đọc thơ theo chủ đề.
Thứ sáu
– Đi dạo quan sát bầu trời, thiên nhiên
+Trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng
+Mục đích: Qua trò chơi trẻ phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu.
+Luật chơi: Đọc đến câu thơ cuối cùng, hai trẻ lộn nửa vòng quay lưng vào nhau hoặc đối mặt vào nhau.
+Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang hai bên theo nhịp. Cứ dứt mỗi tiếng, trẻ lại vung tay sang ngang một bên.
Lộn cầu vồng
Nước trong nước chảy
Có cô mười bảy
Có chị mười ba
Hai chị em ta
Cùng lộn cầu vồng
Đọc đến tiếng cuối cùng thì cả hai cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, Tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục vừa đọc vừa vung tay.Đến tiếng cuối cùng, trẻ lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu.
– Chơi tự do: Xâu hạt, đong nước, tưới nước cho cây.
– Thổi bong bóng.