Archive
Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo
Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo
- ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, biển đông đã thấm đậm và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động sản xuất, đời sống và ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Biển đã và đang cung cấp cho nhân loại một khối lượng rất lớn thực phẩm, dược phẩm, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Mà Việt Nam có lợi thế hơn cả bờ biển dài trên 3.260km và không gian biển rộng (diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2) gấp 3 lần diện tích đất liền, với hơn 2.577 hòn đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó, biển đảo cũng là nơi có nhiều nguy cơ gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền và lợi ích quốc gia. Để có thể làm chủ và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biển đảo đòi hỏi sự quan tâm sâu sắc cũng như tham gia rộng rãi của toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta. Có thể thấy, góp phần không nhỏ vào công cuộc ấy là các tầng lớp thanh, thiếu niên nhi đồng – các mầm non tương lai tràn trề nhựa sống của đất nước. Bởi không lâu sau, các em sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước, tham gia có hiệu quả vào công cuộc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và xây dựng đất nước Việt Nam trở thành một quốc gia ngày càng vững mạnh. Nhận thấy được ý nghĩa cần thiết của việc bảo vệ biển đảo cho thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, đảo của nước ta, không có cách nào tốt hơn là đưa chương trình biển, đảo vào giáo dục ở các cấp học. Năm học 2012 – 2013 Bộ giáo dục và đào tạo đã triển khai đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010-2015. Như vậy, rõ ràng ngành giáo dục đã bắt đầu có chuyển biến tích cực nhằm giúp các em học sinh, sinh viên nâng cao ý thức về biển, đảo quê hương.

Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo
Đối với ngành học mầm non giáo dục tình yêu với biển, đảo là điều cần thiết, cần tiến hành theo lộ trình nhất định, qua từng lứa tuổi cần tăng dần khối kiến thức. Ngoài ra giáo viên cần hiểu rõ về căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền biển đảo và hơn nữa phải mở rộng, gợi mở những giá trị to lớn của biển, hải đảo, những hành động, biện pháp khai thác tài năng thế mạnh và bảo vệ biển, đảo một cách hiệu quả. Qua đó các em biết được nước ta không chỉ có đất liền mà còn có biển đảo bao la, giàu tài nguyên thiên nhiên với những đặc sản vô cùng phong phú như tỏi Lý Sơn, nước mắm Phú Quốc, trái bàng vuông. Các em cũng sẽ hình dung được một phần cuộc sống của nhân dân trên đảo, con người và cảnh vật nơi đây, chứa chan trong đó là tình yêu dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước và những tình cảm sâu sắc với bộ đội ngoài hải đảo xa xôi.
Đối với trẻ mầm non, hình ảnh biển đảo là những gì xa xôi, trẻ chưa từng được tiếp xúc, chưa từng có cảm giác thân thiện hay yêu mến. Bởi những gì gắn bó, gần gũi với trẻ là tình yêu thương gia đình, bạn bè, làng xóm, những gì thân thuộc xung quanh trẻ. Hơn ai hết, cha mẹ, thầy cô là những người trực tiếp giáo dục các em. Vậy nên chúng ta không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn phải truyền lại cho thế hệ mai sau tình yêu sâu sắc đối với biển đảo đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc thân yêu.
Thực tế với trẻ mầm non đây là năm học đầu tiên triển khai nội dung giáo dục biển, đảo vào dạy trẻ nên bản thân tôi chưa có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để dạy trẻ và đặc điểm tâm sinh lý trẻ dễ nhớ mau quên, trẻ chưa thể hình dung ra được những khái niệm đảo là như thế nào? Tại sao gọi là đảo? Trên đảo có những gì? Và làm thế nào để có thể sống được trên đảo? Tại sao phải yêu mến biển đảo? Những câu hỏi đặt ra trong tôi như thôi thúc tôi làm sao để giúp trẻ hiểu và làm cách nào để trẻ biết, hiểu lợi ích từ biển, đảo mang lại. từ đó hình thành ở trẻ ý thức biết bảo vệ, giữ gìn biển, đảo và tình cảm yêu mến thiên nhiên biển đảo, lòng tự hào dân tộc, lớn hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Mà ở trẻ mầm non xúc cảm thẩm mỹ phát triển mạnh, tâm hồn nhạy cảm. Trẻ nhìn thế giới xung quanh bằng cặp mắt trong sáng, dễ xúc động. Trẻ nhận ra vẻ đẹp xung quanh, biết cảm thụ cái đẹp thông qua được khám phá những cái mới lạ. Chính vì lí do đó nên việc giáo dục tình yêu biển, đảo cho trẻ mẫu giáo và cũng vì đó là nhiệm vụ của bất cứ người giáo viên nào trong thời kỳ hiện nay nên tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài “ Một số biện pháp giáo dục tình yêu biển đảo thông qua các hoạt động cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Vĩnh Quỳnh”.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận.
Khi nhắc đến diện tích quốc gia, nhiều người vẫn đơn giản nghĩ tới vùng đất liền chứ ít chú ý tới vùng biển. Nguyên nhân của sự thiếu sót trong nhận thức này một phần bắt nguồn từ việc những nội dung về biển, đảo ít được đề cập một cách bài bản, nghiêm túc trong chương trình giáo dục ở tất cả các cấp. Thực tế hiện nay là, khi hỏi các bạn trẻ về biển, đảo của nước ta, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ai cũng có thể trả lời đó là “một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc”. Nhưng để lý giải nguồn gốc của nó như thế nào, có tiềm năng, thế mạnh, nguồn lợi kinh tế ra sao, thì không phải ai cũng trả lời được. Nhìn chung, kiến thức về biển, đảo của phần lớn người dân và các em học sinh, sinh viên hiện nay còn rất hạn chế. bởi suốt khoảng thời gian dài trước đây, nội dung về biển, đảo không được đưa vào chương trình giáo dục các cấp. Gần đây, khi những vấn đề về năng lượng, tài nguyên, tranh chấp chủ quyền biển, đảo trở thành vấn đề nổi cộm thì việc giáo dục kiến thức biển, đảo trong nhà trường mới được chú ý tới.
Trường Sa, Hoàng Sa đã và đang là những vùng đất thiêng liêng mà bất cứ con người Việt Nam nào khi nghe thấy đều bồi hồi xúc động. Với mục đích giáo dục tình yêu biển, hải đảo quê hương cho trẻ ngay từ tuổi mầm non để thế hệ trẻ hiểu được chủ quyền biển, hải đảo của nước ta thì ngành giáo dục mầm non phải đưa ra được nội dung giáo dục biển đảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, không làm nặng chương trình, phù hợp với tình hình địa phương, giúp trẻ dễ nhớ, dễ tiếp thu mà lưu giữ lại được ấn tượng tốt về biển đảo.
Cụ thể với trẻ mầm non có thể duy trì cách thức tuyên truyền giáo dục như lồng ghép thông qua hình thức kể chuyện lịch sử, vẽ tranh, dã ngoại, xem phim ảnh…Thông qua những tiết học đó những kiến thức về biển đảo mà cô truyền đạt cho trẻ hàng ngày với những cái tên như Trường sa, Hoàng Sa, Phú Quốc sẽ không còn gợi lên sự xa xôi với các bé. Những mầm non tương lai của đất nước sẽ hiểu hơn về đảo và hải đảo qua những giờ học bổ ích, lý thú, những trò chơi, những bức tranh, câu chuyện hấp dẫn. Bên cạnh những nét vẽ hồn nhiên về sóng vỗ rì rào, những hòn đảo, những con tàu ngược xuôi…đó là hình ảnh chú bộ đội hiên ngang ôm sung đứng gác ở cột mốc chủ quyền của tổ quốc, là bước chân dũng cảm tuần tra suốt ngày đêm để trẻ em tung tăng mỗi buổi đến trường và nuôi dưỡng những ước mơ trở thành lính đảo trong tương lai.
Nguồn: thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoducbienhaidaochotremamnon
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Làm hoa tặng cô nhân ngày 8/3
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ biết đặc điểm của 1 số bông hoa: hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa tuy líp
– Trẻ biết làm bông hoa tặng mẹ nhân ngày 8/3
– Đối với cháu Nhật: Trẻ biết đặc điểm, hình dạng chi tiết 1 bông hoa hoa cúc.
- Kỹ năng
– Rèn trẻ kỹ năng bôi hồ, quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính
– Phát triển sự khéo léo, linh hoạt cuả đôi bàn tay, trí tưởng tưởng, óc thẩm mỹ cho trẻ
– Đối với cháu Nhật: Trẻ có kỹ năng bôi hồ quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính có sự hỗ trợ của cô.
+ Nâng cao khả năng tập trung chú ý.
+ Nâng cao khả năng phối hợp mắt-tay
- Thái độ
– Trẻ biết quan tâm đến mẹ trong ngày 8/3, hứng thú làm hoa tặng mẹ
– Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh khi thực hiện
II/ CHUẨN BỊ
- Địa điểm, đội hình
– Trong lớp C3
– Trẻ ngồi theo bàn. 4 trẻ 1 bàn
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– 1 lẵng hoa cúc bằng giấy nhăn mềm: hoa màu vàng, trắng, xanh non
– 1 bát hoa đồng tiền bằng giấy màu: hoa màu vàng, đỏ, hồng, cam.
– 1 lọ hoa Tuy líp cánh hoa bằng vải dạ màu đỏ, vàng, tím, nhụy bằng len vàng.
– Đĩa nhạc bài: Quà 8/3; Bông hoa mừng cô
– Đầu đĩa, ti vi, que chỉ.
- Đồ dùng của trẻ:
– Ống hút, vỏ thạch, cánh hoa, bông hoa bằng vải dạ, giấy màu, giấy nhăn
– Hộp để đồ dùng
– Đĩa đựng hồ, băng dính, khăn lau tay.
*NDTH: Âm nhạc mầm non “ Quà 8/3; Bông hoa mừng cô”
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
1. Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ hát bài: “ Quà 8/3“ và trò chuyện về nội dung bài hát: Trong bài hát bạn nhỏ đãlàm gì để tặng mẹ nhân ngày 8/3 ? 2. Nội dung chính: Cho trẻ xem hoa cô làm tặng bà và mẹ a) Quan sát và đàm thoại * Cho trẻ quan sát lẵng hoa cúc: Cô đưa lẵng hoa cúc ra và hỏi trẻ: + Các con nhìn xem cô có lẵng hoa gì đây? + Lẵng hoa cúc có những gì? + Những bông hoa có màu gì? – Cô cho trẻ sờ cánh hoa và hỏi trẻ: + Những bông hoa này được làm bằng gì? + Các con còn nhớ cách làm bông hoa cúc không? =>Cô chốt lại ý của trẻ và nhắc lại cách làm. * Tương tự như vậy với lọ hoa Tuylip và bát hoa đồng tiền b) Hỏi ý định của trẻ: – Mẹ các con sẽ rất vui khi nhận được những món quà nhân ngày 8/3 đấy. + Con thích làm hoa gì để tặng mẹ? + Con sẽ làm bông hoa màu gì? + Con sẽ làm như thế nào c) Trẻ thực hiện: – Cô nhắc trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ như: lau tay sau khi bôi hồ,bỏ vỏ băng dính vào hộp. Khi làm xong mang trưng bày cạnh ảnh của mình. – Cho trẻ về bàn, cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện. – Trong quá trình trẻ làm cô bật nhạc nhẹ nhàng |
Cả lớp hát và trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nói ý định của mình |
-Trẻ hưởng ứng theo lời bài hát.
Khuyến khích trẻ trả lời
Trẻ trả lời có sự hỗ trợ của cô.
Trẻ cùng cô xây dựng ý định làm hoa của mình.
|
d) Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
– Cho trẻ đem sản phẩm của mình lên trưng bày. – Cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình: + Con làm hoa gì? Hoa có màu gì? + Con dùng nguyên vật liệu gì để làm ? + Con làm như thế nào ? – Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? – Cô nhận xét bài của trẻ,động viên trẻ. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. 3. Kết thúc – Cô cho trẻ hát bài “ Bông hoa mừng cô” |
Trẻ về bàn và thực hiện
Trẻ giới thiệu
Cả lớp hát
|
Trẻ thực hiện bài tạo hình có sự hỗ trợ của cô. Khuyến khích, cùng trẻ giới thiệu bài của trẻ. Trẻ hưởng ứng bài hát cùng các bạn. |
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
Đề tài: VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát”
TCVĐ: “Kéo co”
Chủ đề: Tết và lễ hội mùa xuân
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Kiến thức
– Trẻ biết tên, cách thực hiện vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”
– Cháu Nhật biết tên, cách thực hiện vận động theo khả năng của trẻ, sự hướng dẫn của cô
- Kĩ năng
– Trẻ có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động.
– Phát triển cho trẻ khả năng khéo léo, định hướng trong không gian.
– Trẻ có kỹ năng phối hợp tay, chân và sức mạnh toàn thân để tham gia trò chơi: “Kéo co”.
– Đối với cháu Nhật: Cháu có kỹ năng đi thẳng hướng, không chạm vào 2 bên đường kết hợp giữ thăng bằng không làm rơi túi cát khi thực hiện vận động có sự hỗ trợ của cô
+ Phát triển các vận động thô: Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
+ Phát triển tố chất nhanh nhẹn, khéo léo.
- Thái độ
– Trẻ nghe theo hiệu lệnh của cô, tự tin, hứng thú tham gia luyện tập, tham gia chơi trò chơi.
– Trẻ hợp tác với bạn khi tham gia trò chơi.
– Giáo dục cháu Nhật có ý thức kỷ luật, hứng thú với hoạt động đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm: trong lớp
- Đồ dùng:
– Trang phục: cô và trẻ gọn gàng.
– Nhạc bài hát: “Sắp đến tết rồi”; “Bé chúc tết”; “Cùng múa hát mừng xuân”; “Mùa xuân đến rồi”.
– Đường hẹp làm bằng hộp sữa chua nối vào nhau có trang trí thêm cỏ và hoa. Chiều rộng con đường là 20cm, độ dài đường hẹp từ 2,5 – 3m
– Đối với cháu Nhật chiều rộng con đường có thể 25-30 cm
– 20 – 30 bao cát, xắc xô, dây kéo co, trống con.

Đi trong đường hẹp đầu đội bao cát
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
* Ổn định, gây hứng thú
– Giới thiệu khách – Cô chính trò chuyện với trẻ: Các con thấy trang phục của các cô hôm nay như thế nào? + Cô phụ đọc loa: “Loa, loa, loa, loa Các bạn gần xa Về đây dự hội Lễ hội ngày xuân Loa, loa, loa, loa.” – Cô dẫn dắt giới thiệu tổ chức chương trình “vui hội ngày xuân” và hướng trẻ vào phần khởi động. 1. Khởi động – Cô cho trẻ đi vào vòng tròn, đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường sau đó về chấm. 2. Trọng động a/ Bài tập phát triển chung: – Giới thiệu phần chơi thứ 1: “Cùng nhau đua tài”, cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo nhạc của các bài hát: + Tay: Hai tay đưa trước lên cao (4 x 4) + Bụng: Đứng cúi người về trước (4 x 4) + Chân: Đứng khuỵu gối (6 x 4) + Bật: Bật tại chỗ (4 x 4) – Cô nhận xét trẻ tập sau đó cho trẻ đứng về 2 hàng ngang quay mặt vào nhau. |
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi theo nhạc và hiệu lệnh của cô.
– Trẻ tập theo cô
|
Trẻ lắng nghe
– Trẻ đi và làm theo hiệu lệnh sau cô
– Trẻ tập có sự hỗ trợ của cô
|
b/ VĐCB: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát” – Cô giới thiệu phần chơi thứ 2 mang tên: “Thi xem ai khéo”, giới thiệu tên vận động: “Đi trong đường hẹp đầu đội túi cát”. – Làm mẫu: + Lần 1: Không phân tích. + Lần 2 phân tích: Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” đứng dưới vạch chuẩn và lấy túi cát đặt lên đầu, 2 tay chống hông. Khi có hiệu lệnh “Đi ” thì bước đi đều thẳng hướng trong đường hẹp không chạm vào 2 bên đường, đầu giữ thẳng không làm rơi túi cát, đi hết đường hẹp thì để bao cát vào rổ và đứng về cuối hàng. + Lần 3: Cô mời 1 trẻ lên làm mẫu, cho các bạn nhận xét. Nếu trẻ làm chưa chuẩn thì cô làm mẫu lại và nhấn mạnh vào các điểm chính. – Trẻ thực hiện: Cô gọi lần lượt trẻ ở 2 hàng lên thực hiện vận động. Cô tổ chức cho trẻ thực hiện 2 – 3 lần. Những lần sau, tổ chức dưới hình thức thi đua (Chú ý bao quát, sửa sai, nhận xét, động viên trẻ kịp thời). Nếu cháu Nhật luôn ngọ nguậy chân tay, hay đi lại, quay người hoặc lắc người, cô tạo cơ hội cho cháu tham gia nhiều hơn với các bạn một lần thông qua việc thi đua cá nhân. Nếu trẻ ít giao tiếp mắt, khi cô giải thích hoặc làm mẫu cho trẻ phải đảm bảo rằng trẻ đang nhìn về phía cô hoặc có thể hỗ trợ như sau: Cô đi trước, cháu Nhật đi sau – Củng cố vận động: Cô hỏi cả lớp tên vận động và mời một trẻ lên thực hiện lại. Cô và các bạn nhận xét. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. |
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu
– 1 trẻ thực hiện vận động
– Trẻ thực hiện
– Trẻ thực hiện
|
– Trẻ chú ý lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe cô làm mẫu không ngọ nguậy chân tay, không đi lại, quay người
– Trẻ thực hiện Cùng cô, cô đi trước, trẻ đi sau
– Trẻ thực hiện Dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của cô
|
c/ Trò chơi vận động “Kéo co”
– Cô giới thiệu phần chơi cuối cùng mang tên “Chung sức”, giới thiệu tên trò chơi: “Kéo co”. – Mời 1 trẻ nhắc lại cách chơi của trò chơi . – Cô nhắc lại cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: 2 đội sẽ đứng thành 2 hàng dọc đối diện nhau dưới vạch chuẩn tay cầm vào dây thừng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì tất cả các con sẽ kéo mạnh dây về phía mình. + Luật chơi: Người đầu hàng của đội nào dẫm vào vạch chuẩn trước là đội đó thua cuộc. – Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần, cô nhận xét, động viên, khuyến khích trẻ. 3. Hồi tĩnh – Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng vào vòng tròn theo giai điệu bài hát: “Mùa xuân đến rồi”. – Nhận xét chung và trao quà lưu niệm cho 2 đội. Mời đại diện 2 đội lên nhận quà. |
– 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
– Trẻ lắng nghe
– 1 trẻ nhắc lại cách chơi – Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi
– 2 trẻ lên nhận quà. |
– Động viên trẻ cùng 1 trẻ lên thực hiện lại vận động
-Trẻ thực hiện thêm bài tập này tại nhà.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ tham gia chơi cùng các bạn có sự hỗ trợ của cô.
Động viên, khuyến khích cho trẻ lên nhận quà để trẻ hứng thú với những làm tập tiếp theo. |
Xem sáng kiến kinh nghiệm mầm non tại: https://thietbimamnonhavu.com/kinh-nghiem-giao-duc-tre-tu-ky-hoa-nhap-tai-lop.html
Hoạt động Khám phá xã hội
Hoạt động Khám phá xã hội
ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI BỘ BINH
LỚP: 5-6 TUỔI.
KPXH: CHÚ BỘ ĐỘI BỘ BINH
Hình thức cung cấp: Mời khách
- Mục tiêu :
– Biết công việc, tên gọi một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết của Phát triển kchú bộ đội bộ binh.
-hả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, giao tiếp. Sử dụng một số từ để nói rõ ràng tên công việc, một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết của chú bộ đội bộ binh và tình cảm của bé với chú bộ đội.
– Hứng thú tham gia tìm hiểu về chú bộ đội, thích được làm chú bộ đội..
– Yêu quý, biết ơn chú bộ đội, mạnh dạn, bày tỏ, tình cảm với chú bộ đội.
+ Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, ánh mắt phù hợp.. ghe
- Chuẩn bị:
- Cô:
– Mời chú bộ đội có mang vật thật như: đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội bộ binh.
– Vi deo về công việc chú bộ đội.
– Máy tính.
– Máy chụp ảnh – Đàn, nhạc về chú bộ đội.
- Trẻ:
– Chuẩn bị câu hỏi
– Quần áo chú bộ đội.
– Băng rôn, khẩu hiệu, quà tặng chú bộ đội.
– Hát, múa, đọc thơ về chú bộ đội
III. Tổ chức khám phá:
- Công việc, tên gọi một số đồ dùng, dụng cụ
Cần thiết của chú bộ đội bộ binh?
– Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ:
+ Các con cầm gì trên tay vậy?
+ Ai làm băng rôn, khẩu hiệu… cho con?
+ Con làm những dụng cụ này để làm gì?
– CÔ và trẻ ra cổng đón chú bộ đội
–Trẻ trải nghiệm:
+ Tập đi hiệu lệnh
+ Mặc áo, đội mũ, mang ba lô trang phục của chú bộ đội
- Điều bé muốn nói với chú bộ đội?
– Nhân dịp chú bộ đội đến thăm lớp mình các con có muốn nói điều gì với chú bộ đội nghe về tình cảm của mình?
(Trẻ nói theo suy nghĩ và tình cảm của trẻ).
– Trẻ tặng quà cho chú bộ đội.
– Chụp hình lưu niệm với chú bộ đội.
– Trẻ cám ơn chú bộ đội, chúc chú bộ đội vui , khỏe.
– Kết thúc
Theo: giáo án điện tử mầm non
Trò chơi dân gian bỏ khăn
Trò chơi dân gian bỏ khăn
Đây là Video giáo án quay các bé lớp Mầm 4 trường mầm non Hạnh Phúc đang chơi trò BỎ KHĂN. Ở trường, tất cả các lớp mầm-chồi-lá mỗi ngày được các cô giáo tổ chức chơi những trò dân gian tương tự. Các bé được vui vẻ chơi đùa cùng bạn bè và rèn luyện kỹ năng vận động ngoài trời
Hướng dẫn trò chơi dân gian BỎ KHĂN
Trẻ ngồi thành vòng tròn. Chọn một trẻ làm người đi bỏ khăn. Người bỏ khăn đi sau xung quanh vòng tròn, giấu kín khăn để không ai nhìn thấy, cả lớp cùng đọc bài đồng dao:
Bỏ khăn khăn nổi khăn chìm
Ba cô bốn cậu đi tìm cái khăn
Dứt bài đồng dao, người bỏ khăn sẽ bỏ khăn sau lưng một bạn nào đó. Nếu bạn bị bỏ khăn không biết thì người bỏ khăn đi hết một vòng đến chổ bạn bị bỏ khăn, cầm khăn lên đập nhẹ vào vai bạn, bạn đó phải đứng dậy chạy một vòng và người bỏ khăn chạy đuổi theo, nếu bạn bị bỏ khăn về được chổ cũ, người bỏ khăn lại tiếp tục đi bỏ khăn. Nếu người bỏ khăn đuổi kịp đập khăn vào vai người bị bỏ khăn, người bị bỏ khăn thua và bị đi bỏ khăn.
Nếu người bị bỏ khăn biết, đứng lên đuổi bạn bỏ khăn, bạn bỏ khăn phải chạy thật nhanh một vòng về chổ cũ của bạn bị bỏ khăn. Nếu người bị bỏ khăn mà đập vào người bỏ khăn thì người bỏ khăn lại tiếp tục đi bỏ khăn.
Trò chơi cứ thế lại tiếp tục.
Xem thêm: giao an dien tu mam non
Nhóm nhà trẻ chơi trò nhặt bóng trong sân
Nhóm nhà trẻ chơi trò nhặt bóng trong sân
*Bé khéo tay: Di màu bé trai, bé gái, nặn đồ dùng của bé, những thứ bé thích, không thích,…, làm tranh chủ điểm cùng cô.
+Xếp đường đi về nhà bé, Dán các giác quan, Xâu hoa tặng bạn…
* Phân vai : nấu ăn, cho bé ăn, ru bé ngủ
– Âm nhạc: Bé nghe hát “Tay thơm tay ngoan, Múa cho mẹ xem, Ru em, Đi ngủ….chơi với các dụng cụ âm nhạc.
-Bé xem sách:Tập cho trẻ lật sách, xem tranh ảnh về các bạn, tranh cơ thể bé, làm album về chủ đề bản thân, xem tranh kể chuyện sáng tạo, làm rối bạn trai, bạn gái.
-Vận động: ném bóng, bò qua vật cản, bé nhặt bóng, …
-Thiên nhiên: Quan sát cây xanh, tưới cây
Đọc thêm: giáo án điện tử mầm non
Lớp lá làm quen văn học
Lớp lá làm quen văn học
Giúp trẻ cảm nhận và hiểu sâu sắc nội dung của truyện thông qua việc thấu hiểu tính cách của các nhân vật – Hiểu tính cách nhân vật: Bà mẹ: Yêu thương con
Tiết dạy chủ đề âm nhạc tham khảo
Tiết dạy chủ đề âm nhạc tham khảo
Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy âm nhạc theo chương trình bậc mầm non. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp HS thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc. Xin giới thiệu một số trò chơi âm nhạc đơn giản, thường dùng trong các gời dạy âm nhạc mầm non
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quy ết đ ịnh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Chủ đề Gia đình bé yêu
Chủ đề Gia đình bé yêu
Mở đầu hoat động:
Hát “Bé khỏe, bé ngoan”
– Vì sao bé được gọi là bé ngoan vậy?
– Bé thật là ngoan và giỏi còn các con thì sao ? ở nhà các con đã làm gì giúp bố mẹ?
Cô cũng muốn biết ở nhà các con làm những gì? Và hôm vừa rồi cô đến thăm một bạn ở lớp mình và đã quay những hình ảnh thật dễ thương, các con xem là bạn nào ở lớp mình nha!
* Hoạt động trọng taâm.
Mọi người trong gia đình thì rất laø thương yêu nhau nếu ai đi xa thì rất là nhớ đó.
Có một bài hát nói về bé nhớ mẹ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đó là bài hát gì vậy C/c?
Lớp hát 2 lần bài “Mẹ đi vắng”
Trẻ đọc thơ “Yêu mẹ” Âm nhạc mầm non
– Các con à Mẹ là người yêu thương và gần gũi các con nhiều nhất, dù mẹ phải chịu sương gió để che chở cho C/c, mẹ thao thức để giấc ngủ các con được nồng nàn. Tất cả cũng để đươc nhìn thấy các con khôn lớn mỗi ngày.Đó cũng là nội dung bài hát “Mẹ hiền yêu dấu “mà hôm nay cô sẽ hát cho C/c nghe!
Cô hát cháu nghe lần 1 kèm đàn
Giai điệu bài hát thật ngòn ngào, dịu dàng, tính chất âm nhạc thướt tha, bay bổng. cô mời các con cùng nghe lại giai điệu của bài hát một lần nữa nha!
Cô đàn cho cháu nghe.”Mẹ hiền yêu dấu”
– C/c con ơi, để đáp lại tình cảm của ba, mẹ các con hãy là những người con ngoan nhất nhà nha!
Hát “Mẹ đi vắng”
– Bài hát Mẹ hiền yêu dấu còn đöôïc các ca sĩ thể hiện rất hay cô mời các con cùng nghe nhóm mây trắng thể hiện nha!
Mở ti vi cho cháu xem.
Lớp mình có thích cùng cô thể hiện ca khúc này không?
Lớp hát cùng cộ, minh họa nhẹ nhàng theo bài hát.
Khi mẹ đi vắng thì các con làm gì?
C/C bieát khoâng meï laø ngöôøi ñaõ sinh ra vaø nuoâi daïy c/c khoân loán vì vaäy c/c phaûi bieát yeâu thöông kính troïng ba meï, chaêm ngoan hoïc gioûi nheù.
+ Trò chơi “Nghe nốt nạc đoán tên bài hát”
Cô sẽ đánh một đoạn nhạc, các con nghe vè đoán xem đó là bài hát gì nha! Sau đó lớp cùng thể hiện ca khúc đó.
Lớp tiến hành chơi.
– Giáo dục cháu biết chia sẻ kinh nghiệm cảm xúc, ĐDĐC với người thân và bạn bè. Biết kiềm chế cảm xúc tiêu cực khi được an ủi, giải thích. biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, người thân. ( CS 44)
– CS 58 : Nói được khả năng và sở thích của bạn bè và người thân.
Thế mọi người trong gia đình thì như thế nào với nhau ?
– C/c biết không trong mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình và mọi người trong gia đình đều yêu thương nhau. Ai ñi xa thì laïi nhôù. Vaäy hằng ngày, mọi người trong gia đình, người thì đi làm, người thì đi học nhưng sau moät ngaøy laøm vieäc, học tập vất vả moïi ngöôøi lại cuøng nhau sum hoïp trong moät ngoâi nhaø, ngoâi nhaø coøn laø nôi ñeå che naéng, che möa nöõa ñoù. Vì theá caùc con phaûi bieát giöõ gìn nhaø cuûa saïch seõ, goïn gaøng nheù.
Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học
GIÁO ÁN
THAO GIẢNG ĐỢT I CHÀO MỪNG NGÀY 20/10
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh : Nghề sản xuất
Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học
Giáo án mầm non lớp 3 tuổi Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học
Khi cô nói “ Đến nơi rồi” thì mở hình ảnh bác nông dân đang cày đất cho trẻ xem, hỏi trẻ” C/C biết ai đây không?”- “ C/C Chào bác nông dân đi”
-Để cho bác nông dân cảm thấy đỡ mệt, c/c hãy đọc thật hay bài thơ “ Bố đi cày” để tặng bác nhé.- Lớp đọc lần 2 diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.
– À, C/C ơi có tiếng gì vui thế nhỉ? À , thì ra là làng đang tổ chức hội làng mừng lúa mới đấy, vậy c/c có muốn tham gia không? Vậy chúng ta cùng đi đến tham dự hội làng nhé. –Lớp vừa đi vòng tròn vừa đọc bài thơ “ Bố đi cày” 1 lần và về ghế ngồi .
Cô thay trang phục xong ra và nói: “ Xin chào mừng các bạn về dự hội làng hôm nay, tôi xin giới thiệu về tham dự hội làng hôm nay có các bạn đến từ làng táo xanh, làng Mận đỏ, làng Lê vàng). Hôm nay hội làng sẽ tổ chức hội thi “ Đi tìm giọng thơ hay”.
GIÁO ÁN
THAO GIẢNG ĐỢT I CHÀO MỪNG NGÀY 20/10
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh : Nghề sản xuất
Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học
Đề tài : Thơ” Bố đi cày”. Nhóm lớp: 4-5 tuổi
Ngày soạn: 6-10-2014 Ngày dạy:11-10-2014
Địa điểm dạy: Lớp Chồi1
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ đọc được bài thơ, cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ.
– Biết chơi tốt trò chơi ,phối hợp chơi cùng bạn .
- Kĩ năng
– Tạo cơ hội phát triển kỹ năng nghe , nói rõ ràng , mạch lạc ,đủ câu ,phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ .
– Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định .
- Thái độ
– Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu thương những người làm các nghề , biết yêu quý bảo vệ sản phẩm của các nghề đó.
II . CHUẨN BỊ :
* Không gian tổ chức: Trong lớp
* Phương pháp thực hiện: Đàm thoại, Thực hành.
* Nội dung tích hợp: Bài hát trong chủ đề, thể dục(Bật qua vòng).
* Đồ dùng phương tiện:
– Cô: Tranh ảnh về một số nghề sản xuất, giáo án mầm non, máy chiếu,.
– Trẻ: Đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi, màu sáp. đồ chơi trong lớp
III / CÁCH TIẾN HÀNH :
- Hoạt động mở đầu: Ổn định trò chuyện gây hứng thú.
– Cô cùng trẻ hát bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân ”
– Các con vừa hát bài hát nói về ai ?
– Cô cho trẻ xem tranh một số nghề sản xuất trên máy chiếu : nghề nông, nghề mộc, nghề gốm) Hỏi trẻ sản phẩm của mỗi nghề.
– Giáo dục trẻ: Trong xã hội có rất nhiều nghề sản xuất, nghề nào cũng làm ra sản phẩm có ích cho xã hội. Vì vậy các con phải biết ơn và kính trọng các cô chú làm các nghề nhé.
– Cô có tranh gì đây ( Cho trẻ xem hình ảnh về bác nông dân lái máy cày). À, Đây là bức ảnh chụp bố của chú Ninh Đức Hậu đang cày đất đấy, Và chú Ninh Đức Hậu đã sáng tác 1 bài thơ rất hay nói về công việc của bố, đó là bài thơ “ Bố đi cày”. C/C cùng lắng nghe cô đọc nhé.
- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1 : “Đi tìm giọng thơ hay”.
– Cô đọc lần 1 : Diễn cảm.
– Cô giảng nội dung– Giai thích từ khó:
Bài thơ nói lên bác nông dân làm việc rất vất vả, để làm ra nhiều sản phẩm như lúa, bắp, đậu, rau, củ, quả… cho chúng ta ăn đấy.
“ Xế trưa bố vẫn trên đồng”: ‘ Xế trưa” là trưa lắm rồi mà bố vẫn đi cày.
“ Máy cày chạy dưới ong ong nắng vàng”: “ Ong ong nắng vàng” là bác nông dân làm việc khi thời tiết rất nắng và nóng.
“ Tiếng người, tiếng máy giòn tan”
“ Lật lên luống luống, hàng hàng đất tơi”: ‘ Luống luống hàng hàng ” là mảnh đất đã được cày lên thành từng luống, từng hàng thẳng.
“ Cả người bố đẫm mồ hôi”: Thể hiện bố bạn nhỏ đã làm việc rất vất vả, mệt nhọc.
“ Cho đồng đất bãi sinh sôi mùa màng”: Là từ những mảnh đất đã được cày xới sẽ giúp cho các bác nông dân trồng lên nhiều loại cây tươi tốt.
– Cô đọc lần 2 : Sử dụng hình ảnh minh họa trên máy.
- Bây giờ cô sẽ dẫn các con đến thăm bác nông dân nhé, c/c đồng ý khôn?
( Lớp đọc thơ – cô chú ý sửa sai )
- Lớp vừa đi vòng tròn vừa đọc bài thơ “ Bố đi cày” 1 lần.
Khi cô nói “ Đến nơi rồi” thì mở hình ảnh bác nông dân đang cày đất cho trẻ xem, hỏi trẻ” C/C biết ai đây không?”- “ C/C Chào bác nông dân đi”
-Để cho bác nông dân cảm thấy đỡ mệt, c/c hãy đọc thật hay bài thơ “ Bố đi cày” để tặng bác nhé.- Lớp đọc lần 2 diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.
– À, C/C ơi có tiếng gì vui thế nhỉ? À , thì ra là làng đang tổ chức hội làng mừng lúa mới đấy, vậy c/c có muốn tham gia không? Vậy chúng ta cùng đi đến tham dự hội làng nhé. –Lớp vừa đi vòng tròn vừa đọc bài thơ “ Bố đi cày” 1 lần và về ghế ngồi .
Cô thay trang phục xong ra và nói: “ Xin chào mừng các bạn về dự hội làng hôm nay, tôi xin giới thiệu về tham dự hội làng hôm nay có các bạn đến từ làng táo xanh, làng Mận đỏ, làng Lê vàng). Hôm nay hội làng sẽ tổ chức hội thi “ Đi tìm giọng thơ hay”.
( 3 Tổ đọc thơ)
– Và đầu tiên là phần thi của làng Mận đỏ( Lê vàng) ( Thể hiện cử chỉ)
– Tiếp theo là phần thi của các bạn đến từ làng Táo xanh. (Đại diện 1bạn lên chỉ hình ảnh )
Để tìm ra giọng thơ hay nhất, xin mời quý vị và các bạn hướng mắt về sân khấu đón xem phần thể hiện tiếp của một số bạn đã vượt qua vòng 1. Tôi xin mời…( mời những trẻ giơ tay)
( 2 nhóm thể hiện- mỗi nhóm 4 bạn)
Cuộc thi “ Đi tìm giọng thơ hay” đã bước vào trung kết. Ban tổ chức sắp tìm ra 1 giọng thơ hay nhất để trao giải. Và sau đây là sự trình bày của các bạn đã vượt qua vòng 2.
(3 Cá nhân đọc thơ)
Kết thức cuộc thi ‘ Đi tìm giọng thơ hay hôm nay, ban tổ chức xin công bố kết quả như sau: Giọng thơ hay nhất hôm nay thuộc về bạn…. – Xin mời bạn lên nhận quà .
* Hoạt động 2: “Nhà nông thông thái”
Tiếp theo chương trình xin mời các bạn tham gia vào cuộc thi “Nhà nông thông thái” ( Đàm thoại)- (Trẻ trả lời được cô tặng cho 1 thẻ đeo có biểu tượng nghề nông)
– Hội thi vừa tổ chức cho các bạn thi đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
– Trong bài thơ nói bố đang làm gì?
– Thời tiết như thế nào khi bố đang cày đất nhỉ?
– Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện bố làm việc rất vất vả?
– Bố cày đất để làm gì nhỉ?
– Để tỏ lòng biết ơn các bác nông dân thì các con sẽ làm gì?
– Giáo dục: À, để tỏ lòng biết ơn các bác nông dân các con phải chăm ngoan, học giỏi, phải biết quý trọng sản phẩm của các bác làm ra, ăn cơm phải ăn hết xuất, không được làm đổ cơm, c/c nhớ chưa?
*Hoạt động 3: “Nhà nông đua tài”
Trò chơi 1: Nhà nông đua tài
– Cách chơi: Cho 2 nhóm bật qua vòng lên giúp bác nông dân thu hoạch các loại rau quả, đội nào thu hoạch được nhiều hơn là thắng. Thời gian là 1đoạn nhạc.
– Chơi 2 lần.
Trò chơi 2:” Nhà nông khéo tay”.
– Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn ba bức tranh về sản phẩm của nghề nông, cho 3 nhóm tô màu, hết giờ cầm lên trưng bày , cô nhận xét và phát quà.
Hội thi hôm nay đến đây xin được kết thúc, hẹn gặp lại các bạn vào năm sau. Bác nông dân ơi bác dẫn c/c về đi nha, năm sau lại đến tham dự nhé! ( Cô phụ dẫn trẻ ra ngoài vừa đi vừa đọc bài thơ “ Bố đi cày”.
* Kết thúc: Đọc lại thơ” Bố đi cày”./.