Archive
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
Nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam trên con đường phát triển hội nhập vào thế giới, cả nước đang tích cực phấn đấu cho tương lai tươi sáng và vững chắc. Do đó việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học đã có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ mai sau. Thấy rõ tầm quan trọng đó, những năm gần đây Bộ Giáo Dục luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.
Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng đã trình bày tại đại hội toàn quốc lần thứ IX có đoạn: “ Chăm lo phát triển mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là nông thôn và những vùng khó khăn ”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, đòi hỏi các ban ngành đặc biệt là các cơ sở trường mầm non cần nghiêm túc nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ của ngành để có biện pháp thực hiện đạt kết quả tốt, một trong các mục tiêu đó là: “ Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo của ngành ”. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập mà phương pháp dạy học đó là cách thức tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên nhằm giúp trẻ đạt được các mục tiêu đề ra .
Nói đến chất lượng chuyên môn trong trường mầm non tức là nói đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Đó là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm. Điều đó chứng tỏ rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Hơn giáo dục mầm non là giáo dục tự nguyện không bắt buộc. Vì vậy, để thu hút trẻ tới trường mầm non, phải để trẻ đi học có chất lượng, phát triển về mặt trí tuệ, thể lực hơn hẳn các em khác không được đi học, đội ngũ giáo viên mầm non trẻ cần không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh.
Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
Bản thân mỗi người quản lý đều suy nghĩ: làm thế nào để đơn vị mình trở thành một đơn vị tốt. Muốn thế trước hết phải có đội ngũ mạnh.
Trẻ ở tuổi mầm non ngoài sự chăm sóc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ trẻ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của những trẻ đến trường mầm non là đội ngũ giáo viên mầm non.
Từ nhận thức trên là một cán bộ quản lý,tôi đã xác định, việc xây dựng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao nhãng, phải bằng mọi cách để xây dựng một đội ngũ có đủ trình độ năng lực, sức khỏe mẫu mực, có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu hiện nay.
Vì vậy, là một Phó hiệu trưởng trường Mầm non còn nhiều khó khăn, đội ngũ giáo viên mới tuyển nhiều, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất đồ chơi trong lớp mầm non còn nhiều thiếu thốn, việc bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ là công việc thường xuyên của người quản lý; vì vậy, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để bồi dưỡng chuyên cho đội ngũ giáo viên của đơn vị, và đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà”.
*Mục đích của đề tài:
– Nhận thấy được thực trạng của trường để đưa ra các giải pháp quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo viên.
– Tạo tiền đề giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non có được những giải pháp cơ bản trong công tác nâng cao chất lượng chuyên môn cho nhà trường.
– Nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và cũng nâng cao được chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ cho trường mn Duyên Hà .
– Đánh giá được thực trạng của công tác chuyên môn trong trường mầm non Duyên Hà.
– Tìm ra được hệ thống các biện pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà.
*Đối tượng nghiên cứu:
–Đội ngũ giáo viên ở trường mầm non Duyên Hà.
*Phạm vi áp dụng:
– Trường mầm non xã Duyên Hà- Huyện Thanh Trì- Hà Nội, năm học 2014
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận :
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin, có khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đòi hỏi ngành giáo dục phải có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các Trường Mầm non. Mục tiêu của công tác bồi dưỡng nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề nghiệp và nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình, những điều đó được thể hiện ở tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để cải tiến nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên. Làm sao để thúc đẩy bản thân mỗi giáo viên đều phải suy nghĩ làm thế nào để đưa trường mình trở thành một đơn vị tốt, muốn thế trước hết phải xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ, giáo viên là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng giáo dục ở mỗi nhà trường chính vì vậy mà tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để trường có một đội ngũ, giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mến trẻ, tận tụy say sưa với công việc, coi trường như nhà, quý trẻ như con, có như vậy thì ở nơi đó chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.
Ngoài ra giáo viên mầm non phải biết kiên trì chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục, nhất là đối với các trẻ cá biệt, trẻ khuyết tật; giáo viên phải tìm ra cho mình một phương pháp giáo dục đối với mọi đứa trẻ. Phải linh hoạt, thay đổi theo từng bài dạy của lứa tuổi khác nhau để trẻ dễ tiếp thu không bị nhàm chán. Giáo viên mầm non còn là một tuyên truyền viên giỏi, tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo khoa học cho các bậc cha mẹ, nhất là công tác xã hội hóa giáo dục đối với ngành học mầm non, giúp các bậc cha mẹ và cả cộng đồng hiểu được tầm quan trọng của ngành học, xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện để đưa trường học phát triển.
– Để thực hiện được các yêu cầu trên, người giáo viên mầm non phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, thật sự là tấm gương sáng cho các cháu noi theo. Vì vậy phải tập trung làm tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn mạnh về công tác quản lý lớp và các hoạt động phong trào, đạo đức lối sống tốt, để hoàn thành chiến lược giáo dục mầm non năm 2020 mà Đảng ta đã khẳng định.
- CƠ SỞ THỰC TIỄN
– Trường mầm non Duyên Hà nằm ở vùng trũng nhất vùng bãi ven Sông Hồng, thường hay chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
– Toàn xã có 3 thôn, dân cư không tập chung và rải rác ở nhiều xóm cách xa nhau. Trường có tổng diện tích là 2800m2 được phân bố tại 3 khu Xóm mới, Đại Lan,Văn Khúc.
– Tổng toàn trường 7 phòng học được cải tạo thành 9 lớp học, không có phòng chức năng phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục 430 cháu, 2 lớp nhờ nhà văn hóa thôn.
– Đời sống nhân dân trong xã 2/3 sống bằng nghề nông, làm màu trồng rau nên đời sống gặp nhiều khó khăn
– Đảng viên có 15/53 đ/c = 29%
– Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là: 53 đồng chí.
Trong đó: + Cán bộ quản lý: 3 đồng chí
+ Giáo viên: 33đồng chí
+ Nhân viên: 20 đồng chí
– Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên nhân viên: Đại học= 10đ/c chiếm 30%, cao đẳng= 5đ/c chiếm 15%, trung cấp= 17đ/c chiếm 51%, 5 đ/c bảo vệ. Trong đó có 18 đ/c đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non.
- Thuận lợi:
– Trường được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng GD&ĐT huyện thanh trị tạo điều kiện giúp đỡ về chuyên môn và tổ tốt các chuyên đề cho đội ngũ giáo viên
– Đảng uỷ, HĐND, UBND xã luôn quan tâm, động viên các phong trào của nhà trường và được hội cha mẹ học sinh nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ .
– Ban giám hiệu đoàn kết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
– Trường có phó hiệu trưởng phụ trách mảng chuyên môn riêng, được trang bị máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn .
– 90% giáo viên là giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ.
– Đội ngũ giáo viên trẻ khoẻ, có lòng yêu nghề, mến trẻ và ham học hỏi, luôn tự bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân.
- Khó khăn:
–Trường có 3 điểm lẻ cách xa nhau, cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn
– Khu Xóm Mới do chưa được xây dựng nên diện tích sân chơi còn chật hẹp
– Khu Đại Lan phòng học xuống cấp các cháu phải học nhờ nhà văn hóa thôn chưa được xây dựng mới
-Trình độ của giáo viên tuy 100% đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng năng lực sư phạm không đồng đều, chưa năng động, sáng tạo trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
– Tổng số giáo viên là 33 đồng chí – trong đó có 7giáo viên mới, vì vậy trình độ chuyên môn chưa cập nhật theo yêu cầu đổi mới của ngành.
– Đa số giáo viên đều đang đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác.
– Do hoàn cảnh một số giáo viên có con nhỏ, chưa khắc phục được khó khăn nên việc thích ứng với chương trình mới còn chậm chạp, qua loa, chưa đồng bộ. Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp” Lấy trẻ làm trung tâm”, nội dung chương trình chưa có sự gắn kết đồng bộ. Các môn học còn độc lập, tách rời, mang nặng cung cấp kiến thức, chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ, chưa biết tạo môi trường cho trẻ tham quan khám phá mọi lúc mọi nơi.
– Trường có các điểm lẻ nên việc dự giờ, thăm lớp còn gặp nhiều khó khăn.
*Đứng trước những khó khăn và thuận lợi như trên, Tôi đã suy nghĩ và đề ra một số biện pháp sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP
1 . Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Với một số trường mầm non, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có thể quan trọng nhưng không phải là nội dung trọng tâm, bởi họ có một đội ngũ giáo viên lâu năm, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, với điều kiện của trường mầm non xã Duyên Hà chúng tôi, một ngôi trường có tỉ lệ giáo viên trẻ chiếm 80% , thì đội ngũ giáo viên chính là vấn đề quan trọng đặt lên hàng đầu, bởi cơ sở vật chất quá nhiều khó khăn, lớp học chật chội các phòng chức năng thì không có, trường không được xây mới do nằm ở vùng bãi vướng mắc luật đê điều vì vậy Để tạo được lòng tin yêu với phụ huynh học sinh thì đội ngũ giáo viên phải tốt. Đứng trước thực trạng tình hình giáo viên trẻ trình độ chuyên môn chưa đồng đều.
Muốn nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, người cán bộ quản lý phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo thật cụ thể, rõ ràng, xuyên suốt trong cả một năm học. Khi xây dựng cần bám sát vào nội dung công văn hướng dẫn của ngành, của địa phương và phải phù hợp với năng lực, nhận thức của mỗi người, với điều kiện thực tế của trường.
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề, dự giờ thăm lớp cho các khối một cách cụ thể theo từng tháng, năm và kế hoạch hội thi cho các cháu cụ thể trong cả năm học.
Thành lập các ban kiểm tra để phối kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng giáo viên, nhất là trong công tác giảng dạy.ọaTiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên hàng năm cụ thể, chi tiết, công bằng và đúng theo kế hoạch đã đề ra. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Nguồn: Thiết bị mầm non hà vũ
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/chuyenmongiaovien
Đề tài: Bé chọn nhà nào
NHẬN BIẾT PHÂN BIỆT
Đề tài: Bé chọn nhà nào?
Giáo viên: Phạm Thị Hoàng Nam
Nhóm lớp: 24 -36 tháng
Mục đích yêu cầu:
Củng cố kỹ năng nhận biết phân biệt màu đỏ qua câu chuyện kể “Ngôi nhà màu đỏ”, chọn đồ chơi màu đỏ.
Trẻ nghe và hiểu nội dung câu chuyện.
Củng cố phối hợp các vận động tay, chân , sức mạnh cho trẻ qua các trò chơi kéo, đẩy nhà…
Vận động nhịp nhàng theo nhạc.
Tập trẻ cách tư duy lựa chọn, giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau.
Chuẩn bị:
Mô hình truyện kể “Ngôi nhà màu đỏ”
Nhà xanh, đỏ
Đồ chơi màu đỏ các loại
Nhạc, tiếng mưa…
Tiến hành:
Hoạt động 1:
Cô tạo sự chú ý cho trẻ bằng cách giơ một tờ giấy màu đỏ hỏi trẻ:
+Cô có gì đây? Tờ giấy màu gì?
+ Xem cô làm gì nhé? (cô cắt hình ngôi nhà)
+ Cô cắt được cái gì? Ngôi nhà màu gì? Của ai thế?
+ Các con chú ý xem ngôi nhà màu đỏ này của ai nhé!
Cô kể diễn cảm với môi hình
Đàm thoại:
Bạn nào biết nhà bạn Thỏ màu gì?
Các bạn đi tìm ngôi nhà màu đỏ cùng cô nhé!
Hoạt động 2:
Cô và trẻ cùng chèo thuyền tìm nhà đỏ theo bài nhạc “Bạn ơi….cùng nhau…”
Cho trẻ chọn nhà nào là nhà màu đỏ.
Cùng đem nhà đỏ về nào!
Chỉ có một ngôi nhà có dây để kéo về còn những ngôi nhà còn lại làm sao đem về được đây?
Cho trẻ đem nhà đỏ về.
Hoạt động 3:
Trời mưa làm trôi đi hết các vật dụng của nhà Thỏ rồi, các con giúp Thỏ chọn đồ dùng màu đỏ trang trí lại nhà nhé!
Kết thúc.
Giáo án Chương trình đổ mới nhà trẻ hay
Giáo án Chương trình đổ mới nhà trẻ hay
Đề tài : BÉ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết chú ý lắng nghe cô đọc câu đố , lắng nghe giai điệu các bài hát về một số phương tiện gaio thông đường bộ : xe đạp, xe máy, ô tô, xe lửa…
- Trẻ hát đúng lời và vận động theo lời bài hát
- Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô, đọc thuộc và đọc diễn cảm bài “ Bé tập đi xe đạp”
- Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia biểu diễn các hoạt động
- CHUẨN BỊ:
- Bài hát về PTGT đường bộ, nhạc cụ, trang phục biểu diễn.
- Câu đố về xe đạp, trang trí sân khấu cùng trẻ.
- Trẻ cùng cô làm dây xúc xích, đèn giao thông, trang trí nón bảo hiểm…
- TIẾN HÀNH :
- Hoạt động 1 : Tai tinh, đoán giỏi
Đố bé : Xe gì 2 bánh- Mà chạy bon bon
– Chuông kêu kính coong – Dừng ngay thì đổ.
- Cô tổ chức cho trẻ đọc thơ “ Bé tập đi xe đạp”
- Thế bé nào cho cô biết xe đạp là PTGT đường gì?
- Ngoài ra còn những PT nào đi trên đường bộ?
- Cô cho bé sử dụng nhạc cụ để hát và vận động theo nhạc bài “ Lái ô tô”
- Cô xướng âm 1 đoạn nhỏ “ Em tập lái ô tô” cho trẻ đoán.Cho trẻ đoán xong cho trẻ hát và thể hiện động tác bài :”Em tập lái ô tô”
- Bé nào cho cô biết đi trên ngã tư mình thường thấy gì ?
- Khi nào mình được chạy, khi nào dừng?
- Bây giờ mình vẫn “Em đi qua ngã tư đường phố”
- Cô đố bé xe gì có nhiều toa, chở rất nhiều hành khách ?
- Ai biết nó chạy ở đâu ? Thế xe lửa là PTGT đường gì ?
- Cô cho trẻ làm thành đàon tàu và hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu”
- Hoạt động 2: Bé biểu diễn thời trang
- Với những bức tranh tô màu, nón mà trẻ đã trang trí ..cô cho bé sử dụng để biểu diễn trên nền nhạc sôi động
Giáo án chủ đề quê hương đất nước bác hồ
Giáo án chủ đề quê hương đất nước bác hồ
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐIỂM LỚN
Chủ điểm : Quê hương , đất nước , Bác Hồ
Thời gian thực hiện : 3 tuần
I. Mục tiêu:
1. Phát triển thể chất:
* Dinh dưỡng và sức khỏe.
– Biết cách ăn uống hợp vệ sinh: Không ăn, uống những đồ ăn chưa được nấu chín, đun sôi; không ăn, uống những loại thực phẩm đóng chai có phẩm màu lòe loẹt, không rõ nguồn gốc, hay quá hạn sử dụng…
– Biết được một số món ăn đặc sản của một số vùng miền. Biết giá trị dinh dưỡng của những món ăn đó.
* Phát triển vận động:
– Có khả năng giữ được thăng bằng cơ thể và phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trong vận động.
– Thực hiện được cử động khéo léo của bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động: Sử dụng kéo cắt được đường thẳng, buộc dây giày và biết tết sợi.
2. Phát triển nhận thức:
– Trẻ biết tên nước Việt Nam, cờ tổ quốc, biết Hà nội là thủ đô của nước Việt nam thân yêu của chúng ta..
– Biết và nhận ra một số địa danh, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương . của đất nước Việt nam qua một vài đặc điểm nổi bật ( Tên gọi, địa điểm ). Các ngày lễ lớn của nước Việt nam: Quốc khánh – Giỗ tổ Hùng vương – Sinh nhật bác
– Biết bác Hồ là lãnh tụ của nước Việt nam, bấc rất yêu các cháu thiếu nhi, và những người già, biết nơi yên nghỉ của Bác gọi là Lăng Bác và được đặt tại Hà nội, thủ đô của nước Việt nam, nơi có Hồ gươm, tháp rùa, đền Ngọc sơn…
– Nhận biết, phân biệt được một số đặc sản, sản phẩm truyền thống của quê hương, đất nước qua dấu hiệu nổi bật…
– Biết đếm đến 10 các đồ vật, sản phẩm và nói được kết quả đếm.
– Sử dụng các chữ số từ 1 – 5 để chỉ số lượng, số thứ tự trong phạm vi 5: Biết so sánh 2 nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 5 và dùng ngôn ngữ diễn đạt : Bằng nhau – Nhiều hơn – Ít hơn…
– Biết so sánh, nhận ra sự khác nhau, giống nhau về các hình ( Hình tròn – vuông – tam giác – chữ nhật) qua các điểm nổi bật của chúng
– Biết và sử dụng đúng một số từ chỉ địa danh lịch sử của Việt nam: Địa chỉ, địa
danh quê hương nơi mình sinh sống ( tên xóm – Xã – Huyện – Tỉnh.).
– Có thể kể chuyện, đọc thơ và có thể kể theo tranh về một số địa danh, di tích, hoặc danh thắng, lễ hội của quê hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng.
3.Phát triển ngôn ngữ:
– Biết và sử dụng đúng một số từ chỉ địa danh lịch sử của Việt nam: Địa chỉ, địa
danh quê hương nơi mình sinh sống ( tên xóm – Xã – Huyện – Tỉnh.).
– Có thể kể chuyện, đọc thơ và có thể kể theo tranh về một số địa danh, di tích, hoặc danh thắng, lễ hội của quê hương, đất nước bằng lời nói rõ ràng.
4.Phát triển thẩm mỹ:
– Cảm nhận được vẻ đẹp và thể hiện cảm xúc đối với quê hương đất nước, Bác Hồ qua các sản phẩm tọa hình: Âm nhạc – Tạo hình.
– Biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra các các sản phẩm tạo hình có bố cục cân đối, hài hòa về màu sắc. Đặt tên cho bức tranh hoặc sản phẩm của mình tạo ra.
– Hứng thú và nắm rõ luật của các trò chơi dân gian, thích thú khi được tham gia vào các trò chơi dân gian cùng cô và bạn.
5.Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
– Phân biệt được những hành vi tốt – chưa tốt; đúng – sai; ngoan – không ngoan…
– Tích cực tham gia và vui thích đón mừng các sự kiện trọng đại của đất nước: Giỗ tổ Hùng vương; Sinh nhật Bác kính yêu 19 – 05; Chiến thắng 30 – 04
– Có một số hành vi, cử chỉ, lời nói lễ phép, lịch sự trong giao tiếp. Yêu kính Bác Hồ, yêu quê hương làng xóm…
– Tự hào và hãnh diện về truyền thống anh hùng, lòng nhân ái, thương yêu, đùm bọc của dân tộc Việt Nam.
– Thích thú tìm hiểu về quê hương nơi mình sinh sống.
– Biết giữ gìn môi trường, cảnh quan nơi mình sinh sống, làm đẹp thêm phố phường: Không vứt rác bừa bãi, bẻ phá cây cối…
– Biết giữ gìn