Archive
50 Những cậu truyện hay nhất cho trẻ mầm non
50 Những cậu truyện hay nhất cho trẻ mầm non
Truyện : “Cảm ơn”.
Sáng nay, bạn Thu đi học đến trường. Đã đến giờ tập viết chữ cái và số, Thu tìm mãi trong cặp mà không thấy chiếc bút chì của mình đâu vội hốt hoảng kêu lên :
– Ôi ! Bút chì của mình mất đâu rồi ?
Lan ngồi bên cạnh nghe không rõ hỏi bạn :
– Có chuyện gì vậy Thu ?
Thu buồn bã muốn khóc nhưng vẫn trả lời :
– Tớ không may làm mất bút chì rồi.
Thấy bạn buồn, rất thương, Lan đưa hộp bút cho bạn và nói :
– Thu ơi! Dùng chung nhé!
Lại đến giờ học vẽ, Thu vẽ đẹp được cô giáo khen.Thu cảm động vì được bạn Lan cho mượn bút.Thu đứng lên nói với cô:
– Thưa cô, nhờ có chiếc bút chì của bạn Lan mà con vẽ đẹp đấy ạ
Cô giáo chưa hiểu gì.Thu kể lại cho cô và các bạn nghe. Sau đó, Thu đứng lên nói với Lan:
– Mình cảm ơn bạn nhé!
Vậy là cả Thu và Lan đã đựợc cô giáo khen trong buổi học hôm đó. Và cũng từ hôm đó, Thu và Lan là bạn tốt của nhau.
Truyện : “Cậu bé không ngoan”.
Có một cậu bé tên là Tí sống cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ. Thật ra thì cậu bé cũng đã lớn.Các bạn của cậu đã biết nấu cơm, giúp những công việc nhỏ đỡ mẹ.Chỉ có mỗi mình cậu nhất định cho mình rằng cậu vẫn còn bé bỏng và vòi vĩnh mẹ đủ điều.
Năm ấy, trời hạn hán, mùa màng thất thu. Mẹ Tí đi cả ngày cũng chỉ mang về được ít lúa gạo cuối vụ. Thương con, mẹ Tí nhịn đói, nhường hết cho con.Vậy mà cậu bé chẳng biết, cậu la toáng lên rằng cậu bị bỏ đói cả ngày, mẹ đã ăn hết phần của cậu. Cậu còn bảo mẹ ra ngoài vì cậu không muốn ngủ chung với một người mẹ không thương con. Mẹ Tí buồn lắm, nhưng vẫn cố đi làm thêm để có thức ăn cho con. Trời tối, mẹ Tí lả đi vì mệt và đói mà cậu bé không hề quan tâm lo cho mẹ.
Nửa đêm, mẹ Tí khát nước kiệt sức không đi nổi gọi Tí. Nhưng Tí ngủ say ngon lành. Đến sáng dậy, Tí đói bụng mới gọi mẹ thì chỉ thấy mẹ còn thoi thóp thở, cậu bé luống cuống gọi mẹ, gọi mọi người đến cứu nhưng chẳng có ai.
Một lát sau, mẹ Tí không còn nữa. Cậu khóc thảm thiết bên xác mẹ. Nỗi hối hận của cậu càng làm cậu đau khổ thêm. Từng giọt nước mắt chảy vào cơ thể của mẹ cậu.
Và phép lạ đã xuất hiện, mẹ cậu dần dần hồi tỉnh. Tí ôm chặt lấy mẹ, thổn thức nói:
– Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ! Từ hôm nay con hứa sẽ ngoan và không làm mẹ buồn lòng nữa. Con thương mẹ nhất trên đời.
Từ đó, mọi người trong khu mỗi khi nhìn thấy cậu bé Tí lại tấm tắc khen sự chăm chỉ và hiếu thảo của cậu ta đối với mẹ.
Truyện : “Cậu bé và cây bằng lăng”.
Cậu bé đang đi dạo chơi ở vườn hoa. Thời tiết nóng, oi bức cậu bé đứng dưới gốc cây bằng lăng cho mát. Cậu thấy dưới chân mình có hòn đá nhọn. Thấy hay hay, cậu bé lấy hòn đá khắc hoa lá trên cây. Cây bằng lăng chẩy máu đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ:
– Chào cậu bé Hạnh Phúc , cậu đẹp người mà bông hoa cậu khắc cũng đẹp. Cậu khéo tay quá!
Mặt cậu bé rạng rỡ lên:
– Cám ơn cây có lời khen.
Lần này thấy cậu bé đắc ý tưởng được khen, cây bằng lăng hỏi:
– Sao cậu không khắc hoa lá vào người mình có đẹp hơn không?
Cậu bé rùng mình lắc đầu:
– Đau lắm, xin chịu thôi.
– Vậy mà sao cậu bắt người khác phải nhận cái mình không muốn. Cây bằng lăng hỏi
Cậu bé cúi mặt bẽn lẽn:
– Tớ xin lỗi cậu nhé! Tớ đã làm cậu đau.
Cây bằng lăng nhận lời xin lỗi của cậu bé. Và từ đó trở đi, cậu bé đã biết chăm sóc cây hơn.
Truyện: “Nước tắm thần kỳ”.
Bé Bảo Anh là một bé nghịch ngợm và đôi lúc còn chưa nghe lời bố mẹ .
Sắp đến tết, bố mẹ chuẩn bị bao nhiêu thứ để đón tết. Cái gì bé cũng thấy lạ và hỏi nhiều. Ngày 30 Tết, mẹ đun một nồi nước to, lại còn cho cả nắm cành lá gì đó vào nồi. Đến khi pha nước tắm xong, mẹ gọi Bảo Anh vào tắm, bé nhìn thấy nước tắm có màu xanh thẫm, lại có những chiếc lá tung tăng trong chậu, bé rụt lại:
– Con không tắm đâu, nước bẩn lắm!
Mẹ mỉm cười kéo tay Bảo Anh:
– Không phải nước bẩn đâu con. Đây là nước được nấu từ một loại lá thần kỳ mà thường vào dịp Tết mọi người được tắm đấy. Mọi người, nhất là các bạn nhỏ, khi tắm nước này sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn, trong người sẽ cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh hơn. Tắm nước này là để cởi bỏ hết những điều không vui của năm cũ và mang đến may mắn trong năm mới. Đấy con thấy không, nước này có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu đấy.
Thế là Bảo Anh vui sướng để mẹ tắm cho. Trong lúc tắm, mẹ giải thích thêm rằng, người ta gọi lá này là lá mùi già.Ngày xưa khi mẹ còn bé, bà ngoại cũng tắm cho mẹ bằng thứ lá này, bà mong khi mẹ lớn sẽ ngoan ngoãn, được mọi người yêu quí. Mẹ mong Bảo Anh được mọi người yêu quí.
Đang tắm bỗng Bảo Anh chỉ những chiếc lá trong chậu:
– Mẹ ơi con nhìn thấy những chiếc lá này có hình chữ X, chữ Y. Sao nó cứ bám vào con thế?
– À những chiếc lá đang ban phép thần kỳ để con học giỏi hơn đấy!
Bảo Anh có vẻ rất thích thú về câu chuyện nước tắm thần kỳ.
Sáng mùng 1 Tết, Bảo Anh tự giác dậy, chúc Tết ông bà, bố mẹ, lại nhường em Châu Anh chiếc bao lì xì đẹp hơn. Cả nhà đều ngạc nhiên hỏi:
– Sao bé Bảo Anh hôm nay ngoan thế nhỉ?
Bảo Anh lễ phép nói:
– Vì cháu được tắm nước lá thần kỳ mà. Từ nay cháu sẽ là em bé ngoan, biết nghe lời người lớn.
Cả nhà vỗ tay và tặng cho Bảo Anh rất nhiều quà năm mới. Em Châu Anh cũng bảo:
– Chị Bảo Anh là chị gái ngoan.
Còn mẹ thì tự nhủ:
– Hình như bó lá ấy có phép thần kỳ thật. Bảo Anh đã ngoan lên nhiều rồi! Đúng là một mùa xuân thần kỳ!.
Truyện: “Cô bác sĩ tí hon ” .
Hôm nay, cô giáo dạy cả lớp chơi trò bác sĩ. Cô cho Hà mặc áo bờ- lu trắng, đội mũcó chữ thập đỏ và đeo cái ống nghe vào cổ để khám bệnh. Thấy bạn Lâm đứng chen nhau đòi lên trước, Bé Hà dõng dạc :
– Nào mời mọi người xếp hàng theo thứ tự để vào khám !
Cô giáo cười :
– Con làm đúng rồi.
Hà đáp : “vâng ạ” rồi hỏi :
– Bệnh nhân Tùng bị bệnh gì nào ?
– Tớ bị đau răng.- Tùng nhanh nhảu đáp.
Hà nói :
– Chắc ở nhà cậu hay ăn vặt chứ gì ?
Tùng ầm ừ. Bác sĩ Hà nhớ lời dạy của cô giáo nói với bệnh nhân Tùng :
– Cậu phải đánh răng vào buổi tối và buổi sáng khi ngủ dậy. Nhớ súc miệng nước muối và không ăn kẹo vào buổi tối.
– Tiếp theo, bệnh nhân Lan !
Lan hớn hở ngồi vào ghế:
– Tớ bị đau bụng quá!
Hà áp ống nghe khám và bảo:
– Ấy bị giun đấy! Từ giờ nhớ rửa tay trước khi ăn và không được cho tay vào mồm nhé! Đây, thuốc giun đây, bạn về uống là khỏi.
Và giờ khám bệnh đã hết, cô giáo rất khen Hà đã nhớ lời dạy của cô.Cuối buổi học, Hà được cô thưởng một phiếu bé ngoan. Hà cám ơn cô và được bố mẹ đón về.
Truyện: “Một phen sợ hãi”.
Sau những ngày trời liên tiếp đổ mưa, sáng nay nắng ấm, mọi cảnh vật xung quanh thật đẹp.Mẹ cho hai chị em Lan ra khỏi nhà. Như thường lệ, Mẹ dắt hai chị em ra công viên gần nhà chơi.
Hai chị em chạy nhảy chân sáo quanh mẹ một lúc lâu, hai chị em bắt đầu thấy thích, cả hai liền xin mẹ chơi tự do ở trong công viên gần chỗ mẹ đứng. Mẹ dặn hai chị em:
– Các con đi chơi quanh đây, không được chạy ra đường nguy hiểm lắm đấy!
Cả hai hớn hở cùng nhau chạy chơi. Nhìn những quả bóng bay đẹp, cả hai chị em thích lắm, đi ra đường, quên cả lời mẹ dặn.
Mải mê ngắm nhìn xung quanh, một lúc sau, mẹ Lan nhìn quanh quẩn không thấy hai con đâu, liền gọi to mấy tiếng: “Các con ơi! … Các con ơi!” nhưng không thấy hai chị em Lan trả lời. Mẹ vỗi vã đi tìm con. Bỗng từ đằng xa, mẹ Lan nhìn thấy hai chị em đang đi xuống lòng đường, mẹ Lan vội chạy đến, gọi hai chị em Lan dừng lại.
Vừa lúc đó, có một chiếc xe máy tiến đến cùng với tiếng còi xe làm hai chị em Lan giật bắn cả người. Và may sao, hai chị em Lan chạy được nhanh lên vỉa hè.
Nguy hiểm đã qua, ba mẹ con ôm nhau mừng rỡ. Nhìn thấy mồ hôi ướt đầm trên áo mẹ, hai chị em Lan vô cùng hối hận.
– Thưa mẹ, chúng con xin lỗi, từ nay về sau chúng con sẽ vâng lời mẹ không đi dưới lòng đường nữa! – Hai chị em lí nhí nói.
– Hai con đã biết nhận lỗi là tốt rồi, các con phải biết vâng lời mẹ, không được đi dưới lòng đường rất nguy hiểm. – Mẹ Lan căn dặn hai chị em.
Sau đó, hai chị em Lan theo mẹ về nhà.
Truyện: “Thế là đáng khen”.
Hôm nay, ở trường của bé Nam đón Bác Hồ ghé thăm.Các bạn khi nhìn thấy Bác reo lên:
– A! Bác Hồ đến rồi!
Thê là tất cả mọi người ùa ra đón Bác. Nam đứng chỗ gần nhất để được nhìn Bác.
Sau đó, Bác đi tham quan các phòng rồi mới quay trở lại lớp. Bác hỏi:
– Các cháu chơi có vui không?
Các bạn cùng thưa:
– Thưa Bác, vui lắm ạ!
Bác cười:
– Các cháu ăn có no không?
Các bạn cùng thưa :
– No ạ!
Bác vui lòng khen:
– Thế thì tốt lắm! Bây giờ ai ngoan thì Bác sẽ thưởng kẹo nhé!
– Vâng ạ, vâng ạ!
Bác đi chia kẹo cho từng bạn. Chỉ có Nam hơi buồn, cúi đầu, khẽ thưa:
– Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô giáo, cháu chưa ngoan ạ.
Thấy Nam đã hối hận và biết nhận lỗi, Bác khen:
– Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan, đáng khen lắm đấy! Cháu vẫn được nhận kẹo như các bạn.
Nam sung sướng nhận phần kẹo của mình và ăn hết.
Và tình thương của Bác Hồ giành cho các bạn nhỏ thì Nam vẫn còn nhớ mãi.
Hòn Vọng Phu
Hòn Vọng Phu
truyện hòn vọng phu truyện tranh hòn vọng phu doc truyen hòn vọng phu truyen tranh hòn vọng phu download hòn vọng phu phim hòn vọng phu truyền thuyết hòn vọng phu truyện cổ tích hòn vọng phu hòn vọng phu 1
Ngày xưa, ở thị trấn Kinh Bắc có một người đàn bà goá chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua, bắt ốc để nuôi hai con, một trai, một gái. Trong khi mẹ chúng ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai kềm chế nổi.
Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết thế nào ném trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất chết ngất đi, máu ra lên láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy thẳng một mạch ra đường không còn dám ngoái cổ lại.
>>> SKKN mầm non
>>> phần mềm mầm non
May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm biết chuyện chạy sang cứu Tô Thị cầm được máu. Ðến khi người mẹ trở về thì con gái đã ngồi dậy được.
Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy trở về, tìm khắp nơi mà không thấy. Người mẹ nhớ con trai, buồn phiền ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi qua đời, bỏ lại Tô Thị một mình. Ðứa con gái nhỏ được hai vợ chồng người láng giềng nhận đem về nuôi. Sau đó ít lâu, họ dời lên xứ Lạng để làm ăn nên đem Tô Thị đi theo.
Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp lại nết na, siêng năng, nên rất được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng xin phép bố mẹ cho nàng được ở một cửa hàng buôn bán, hai vợ chồng người hàng xóm thấy con mình đã trưởng thành nên đều ưng thuận. Học được nghề làm nem từ bố mẹ, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở hàng Cưa tại chợ Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến thưởng thức nem ngon, nhưng cũng có người vừa thích nem lại vừa yêu bóng yêu gió nàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng nàng rất đứng đắn làm cho mọi người càng thêm vị nể.
Thấm thoát Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.
Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi vẻ ngoài tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Hàng Cưa tại Kỳ Lừa có hàng nem ngon lại có chỗ cho trọ rộng rãi, chàng thanh niên liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô bán hàng cũng thật tươi giòn. Biết cửa hàng một hai lần rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến nhau sau yêu nhau. . . Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực. Lại thêm mụn con mối tình càng khăng khít.
Một hôm người chồng về nhà, thấy vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Anh bế con ngồi trên bậc cửa xem vợ gội đầu, kể đôi câu chuyện vặt cho vợ nghe. Chợt nhận thấy đầu vợ có cái sẹo to, anh nói:
– Ðầu em có cái sẹo to, thế mà bây giờ anh mới biết.
– Bây giờ anh mới biết à? Anh cho là xấu phải không?
– Tô thị hỏi.
– Có xấu gì đâu! Tóc che, có ai mà biết ! Em đau nhọt hay sao mà lại có cái sẹo to thế ?
Thấy chồng hỏi một cách vui vẻ, nhân vui câu chuyện. Tô Thị mới kể tỉ mỉ cho chồng nghe những gì xảy ra hồi còn bé. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên Xứ Lạng, rồi ở luôn ở đấy cho đến bây giờ. . . Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn.
Biết bao đau thương buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm : ” Sao mình không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn. Thôi mình đã lấy lầm em ruột rồi… ” Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng đã lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết nên đã đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người buôn thuốc bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn – Cao Bằng – Lạng Sơn chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình ở miền xuôi chắc không còn một ai nữa, quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn nghĩ về đó làm gì…
Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên, không biết chồng mình đang ở những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngây thơ, vui vẻ như thế. Tô Văn càng không muốn cho nàng biết sự thực. Ai lại để cho một người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết được một vụ loạn luân như thế bao giờ! Một việc loạn hôn không do ý hai người định, nhưng chàng quyết tâm giải quyết cho xong. Thôi hay lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác. Văn nghĩ thế, rồi anh tìm cách để đi.
Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường, anh mới nói vợ:
– Anh đã đăng lính rồi, em ạ! Sớm mai lên đường. Ði chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về và cũng có khi lâu hơn… Em ở nhà nuôi con, còn về phần em, em cứ định liệu…
Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách quái gở như thế. Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm cho việc mình đi như vậy là giải thoát.
Từ ngày chồng đi rồi. Tô thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng, ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng đi được bình yên, chóng đến ngày về lại cùng nhau sum họp. Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ cho là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng về làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào có tiếng hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con còn thơ dại không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân chỉ tìm cách khất lần. Nhưng khất lần mãi cũng không được, nên cuối cùng nàng hẹn với lão một kỳ hạn, để sau này tìm mưu kế khác. ” Biết đâu đến ngày ấy chồng mình lại chả về !” Nàng nghĩ thế. Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đến đỏ con mắt mà vẫn không thấy về cho. Nàng ôm con lên Chùa Thiên Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời bỗng nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp loé khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một lớn. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.
Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời toả ánh sáng xuống núi rừng. Rất nhiều người dân xung quanh khi nhìn lên đỉnh núi thì đã thấy nàng Tô Thị bế con đã hóa đá từ bao giờ. Ngày nay hòn đá ấy vẫn còn ở tỉnh Lạng Sơn, gây cho khách tham quan nhiều nỗi vấn vương khi nhớ lại câu chuyện truyền kỳ éo le của một thời . Vẫn còn đó câu ca dao xưa :
Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.