Archive
Sự tích sầu riêng
Sự tích sầu riêng
Ngày xưa, vào hồi Tây Sơn khởi nghĩa, có một chàng trai người vùng Đồng Nai, có tài cả văn lẫn võ, đã vung gươm hưởng ứng sự bất bình của thiên hạ. Chàng từng cầm quân mấy lần đánh cho tan tác thầy trò Nguyễn Ánh.
Nhà Tây Sơn mất, Gia Long vừa thắng thế trên đất nước Việt thì cũng bắt đầu giết hại những người từng theo nhà Tây Sơn.
Nhân dân trong xóm quý mến chàng, khuyên chàng trốn đi thật xa. Họ giúp tiền gạo và mọi thứ cần dùng, trong đó có cả một chiếc thuyền nhỏ để tiện đi lại. Và chàng ra đi. Ngược dòng sông Cửu Long, chàng tiến sâu vào nước Chân Lạp.
>>> Đôi giầy đỏ (truyện cổ Andersen)
Một hôm, chàng dừng thuyền, lên bộ để mua sắm thức ăn. Chàng bước vào một cái quán bên đường. Trong quán có một bà mẹ ngồi ủ rũ bên cạnh một cô gái nằm mê man bất tỉnh. Đó là hai mẹ con đi dâng hương trên núi Tà-lon, về đến đây thì người con bị ốm nặng. Vốn có biệt tài về nghề thuốc, chàng đã cứu chữa cho cô gái khỏi bệnh. Sẵn có thuyền, chàng chở họ về tận nhà.
Cô gái đem lòng quyến luyến chàng. Sau một tuần chay tạ ơn Trời, Phật, mẹ nàng cho biết là Phật đã báo mộng cho hai người lấy nhau. Chàng vui mừng nhận lời và từ đó hai vợ chồng làm ruộng, nuôi tằm, xây dựng gia đình đầm ấm.
Mười năm thoảng qua như một giấc mộng. Hai vợ chồng quấn quýt nhau như đôi chim câu. Trong vườn nhà vợ có một cây ăn quả gọi là cây “tu-rên” mà ở xứ sở chàng không có. Mùa trái chín đến, vợ bổ một trái đưa cho chồng ăn. Trái “tu-rên” vốn có một mùi khó chịu. Thấy chồng nhăn mặt, vợ bảo:
– Anh ăn sẽ biết nó đậm đà như lòng em đây.
Không ngờ một ngày kia, vợ đi dâng hương Đế Thiên, Đế Thích về thì ngộ cảm. Chồng cố công chạy chữa nhưng không sao cứu kịp. Cái chết chia rẽ cặp vợ chồng một cách đột ngột. Không thể nói hết cảnh tượng đau khổ của người chồng. Tuy cách trở âm dương, nhưng hai người vẫn gặp nhau trong mộng. Chồng hứa trọn đời sẽ không lấy một ai nữa. Còn hồn vợ thì hứa không lúc nào xa chồng.
Nghe tin Gia Long đã thôi truy nã những người thù cũ, bà con ở quê nhà nhắn tin lên bảo chàng về. Những người trong xóm cũng khuyên chàng tạm đi đâu cho khuây khỏa. Chàng đành từ giã quê hương thứ hai của mình. Trước ngày lên đường, vợ báo mộng cho chồng biết sẽ đi theo cho đến sơn cùng thủy tận. Năm ấy, cây “tu-rên” tự nhiên chỉ ra mỗi một trái. Trái “tu-rên” ấy lại tự nhiên rụng vào vạt áo chàng giữa lúc chàng ra thăm cây kỷ niệm của vợ. Chàng mừng rỡ, quyết đưa nó cùng về xứ sở.
Chàng lại trở về nghề dạy học, nhưng nỗi riêng canh cánh không bao giờ nguôi. Chàng đã ương hạt “tu-rên” thành cây, đem trồng trong vườn, ngoài ngõ. Từ đấy ngoài công việc dạy học, chàng còn có việc chăm nom cây quý.
Nhưng cây “tu-rên” của chàng ngày một lớn khỏe. Lại mười năm nữa sắp trôi qua. Chàng trai ngày xưa bây giờ tóc đã lốm đốm bạc. Nhưng ông thấy lòng mình trẻ lại khi những cây mà ông bấy lâu chăm chút nay bắt đầu khai hoa kết quả. Ông sung sướng mời họ hàng, làng xóm tới nhà nhân ngày giỗ vợ và nhân thể thưởng thức một thứ trái lạ chưa hề có ở trong vùng.
Khi những trái “tu-rên” được bưng ra đặt trên bàn, mọi người thoáng ngửi thấy một mùi khó chịu. Chủ nhân biết ý, đã nói đón: “… Nó xấu xí, có mùi khó chịu, nhưng chính những múi của nó ở trong lòng lại đẹp đẽ, thơm tho như mối tình đậm đà của đôi vợ chồng son trẻ…”. Ông ta vừa nói vừa bổ những trái “tu-rên” chia từng múi cho mọi người cùng nếm. Đoạn, ông ta kể hết câu chuyện tình duyên xưa mà từ khi về đến nay ông đã cố ý giấu kín trong lòng. Ông kể mãi, kể mãi. Khi kể xong, ở khóe mắt con người chung tình ấy, hai giọt lệ long lanh tự nhiên nhỏ vào múi “tu-rên” đang cầm ở tay. Hai giọt nước mắt ấy sôi lên trên múi “tu-rên” như vôi gặp nước và cuối cùng thấm vào múi như giọt nước thấm vào lòng gạch.
Sau đám giỗ ba ngày, người đàn ông ấy bỗng không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng mỗi lần ăn thứ trái đó đều nhớ đến người gây giống, nhớ đến chuyện người đàn ông chung tình. Họ gọi “tu-rên”bằng hai tiếng “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của chàng và nàng. Người ta còn nói những cây sầu riêng nào thuộc dòng loại hạt có hai giọt nước mắt của chàng mới là thứ sầu riêng có trái ngon và thơm hơn các thứ khác.
Siêu tầm: thiết bị mầm non hà vũ
truyện cổ tích việt nam thạch sanh và lý thông
Truyện cổ tích việt nam Thạch Sanh và Lý Thông
Thạch Sanh truyện thạch sanh truyện cổ tích thạch sanh thạch sanh 3d truyện thơ thạch sanh bài giảng thạch sanh thạch sanh ngữ văn 6 thạch sanh nhí văn bản thạch sanh
Ngày xưa ở Quận Cao Bình có vợ chồng Bác tiền phu Thạch Nghĩa tuổi đã cao mà không có con. Vợ chồng ngày đêm lo buồn, càng ra sức làm việc nghĩa, như khơi cống, đào mương, đắp đường, vét giếng, cùng lo nấu nước giúp cho người qua đường uống, để mong trời trông lại mà cho một mụn con. Quả nhiên, về sau Thạch Bà thụ thai, nhưng ba năm chưa đẻ. Giữa lúc đó, Thạch Ông mất, Thạch Bà sinh hạ một đứa con trai khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Thạch Sanh. Sau đó mấy năm, Thạch Bà cũng mất, Thạch Sanh từ đó sống côi cút trong một túp lều dưới gốc đa, chỉ có một cái khố che thân và một cái búa đốn củi. Năm Thạch Sanh mười ba tuổi, Ngọc Hoàng sai tiên xuống dạy chàng đủ các môn võ nghệ, mọi phép thần thông.
>>> Truyền thuyết về hoa dâm bụt
>>> Sự tích con tằm
Truyện cổ tích việt nam Thạch Sanh và Lý Thông. Một hôm, có anh hàng rượu tên là Lý Thông đi ngang qua đó ghé lại nghỉ chân. Thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lại mồ côi, có thể lợi dụng được, bèn kết nghĩa làm anh em, rồi đưa Thạch Sanh về nhà.
Bấy giờ có một con trăn tinh thường bắt người ăn thịt, quan quân mấy lần vây đánh nhưng nó nhiều phép thần thông, nên không ai làm gì được; nhà vua đành truyền lập miếu thờ, và cứ hàng năm phải nộp cho nó một mạng người. Năm ấy đến lượt Lý Thông phải đi nộp mình. Mẹ con nghe tin, hoảng hốt, bàn định mưu kế đưa Thạch Sanh đi chết thay. Chiều hôm đó Thạch Sanh đi đốn củi về thì Lý Thông đãi rượu, rồi bảo:
-“Hôm nay có việc quan trọng, triều đình cắt phiên cho anh đi canh miếu thờ, ngặt vì anh trót cất mẻ rượu, sợ hỏng việc ở nhà; mong em chịu khó đi thay anh một đêm.” Thạch Sanh không nghi ngờ gì cả, thuận đi ngay.
Nửa đêm, giữa khu rừng, bỗng gió thổi cây rung, không khí lạnh buốt, Trăn tinh hiện ra, giơ vuốt nhe nanh, hà hơi tóe lửa, sấn đến định ăn thịt Thạch Sanh. Thạch Sanh bình tĩnh, hoá phép đánh nhau với Trăn tinh, hồi lâu thì yêu quái bị giết chết, hoá ra một con trăn lớn. Thạch Sanh chặt lấy đầu mang về. Ðến nhà thì hết canh ba. Thạch Sanh gọi cửa, mẹ con Lý Thông ngỡ là hồn Thạch Sanh hiện về báo oán, ở trong nhà mẹ con cứ lạy lục, khấn vái mãi. Thạch Sanh mới rõ dã tâm của hai người cố tình đưa mình đến chỗ chết, nhưng Sanh tánh hiền lành, không giận, vui vẻ kể chuyện giết trăn cho mẹ con Lý Thông nghe. Lý Thông nghe xong, nảy ra một mưu thâm độc. Nó dọa Thạch Sanh rằng Trăn tinh là của nhà vua nuôi xưa nay, bây giờ giết đi, tất thế nào cũng bị tội chết. Rồi khuyên Thạch Sanh trốn đi, để hắn ở nhà kiếm cách thu xếp trở về thôn cũ ở gốc đa. Còn Lý Thông thì đêm ngày trẩy kinh, tâu vua đã trừ được Trăn tinh và hắn được Vua phong chức đô đốc.
Bấy giờ công chúa con vua muốn kén phò mã, bảng yết khắp dân gian, điệp gửi cùng các nước, nhưng không chọn được ai vừa ý. Một hôm công chúa đi dạo vườn hoa, bỗng con yêu tinh Ðại bàng sà xuống cắp đi mất. Tình cờ đại bàng bay ngang trên cây đa có Thạch Sanh đang ngồi thẫn thờ dưới gốc cây. Thạch Sanh thấy vậy, liền gương cung bắn một phát trúng ngay vào cánh. Nhưng đại bàng rút tên ra rồi tiếp tục bay đi, Thạch Sanh lần theo vết máu đỏ, thấy đại bàng chui vào một cái hang rất kiên cố. Chàng đánh dấu lối vào hang và trở về.
Khi nghe tin công chúa bị yêu quái cắp đi mất tích nhà vua đau lòng xót ruột, truyền cho lý Thông đi tìm, hứa tìm được sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho. Lý Thông vừa mừng vừa lo, bèn lập mưu mở hội hát xướng trong mười ngày, sức cho nhân dân đến xem mục đích để dò hỏi nghe ngóng tin tức. Tám chín ngày đã qua, mà không nghe ai nói một lời gì về chuyện đại bàng bắt người cả. Tin Lý Thông mở hội hát xướng đồn đến tai Thạch Sanh, chàng lần về thăm, gặp Thạch Sanh, Lý Thông tỏ mối lo không tìm được công chúa. Thạch Sanh thật thà mà kể lại về việc bắn trúng cánh chim. Lý Thông mừng lắm, lập tức nhờ Thạch Sanh dẫn đường, mang lính đến nơi sào huyệt của yêu quái. Thạch Sanh tình nguyện xuống hang tìm công chúa hộ bạn. Quả nhiên gặp công chúa ở đó, Thạch Sanh bèn lấy thuốc mê, bảo công chúa đưa cho đại bàng uống. Ðoạn Thạch Sanh buộc công chúa vào dây, ra hiệu cho Lý Thông ở ngoài hang kéo lên. Xong chàng sửa soạn lên theo, nhưng Lý Thông đã ra lệnh cho quân lính lấp kín hang lại mất rồi. Giữa lúc đó thì đại bàng tỉnh lại. Thấy mất công chúa, hắn nổi giận lôi đình gầm lên, vách đá ầm ầm rung chuyển. Nhưng Thạch Sanh hoá phép đánh nhau với nó, cuối cùng đại bàng bị giết chết, Thạch Sanh mò tìm lối ra, đi đến một nơi, chàng thấy có một cũi sắt trong giam một người con trai. Thì ra đó là thái tử con vua Thủy Tề, bị đại bàng giam đã ngót một năm. Thạch Sanh lấy cung vàng bắn tan cũi sắt, cứu thái tử ra. Thái tử mời Thạch Sanh về thủy cung để vua cha được đền ơn. Vua Thủy Tề mừng lắm, tặng Thạch Sanh vô số vàng bạc châu báu, nhưng chàng đều từ chối không nhận, chỉ nhận lấy một cây đàn. Xong rồi từ giã vua và thái tử, lên trần gian, về chốn cũ ở gốc đa.
Bấy giờ hồn Trăn tinh và Ðại bàng, khổ sở đói khát, đi thang lang, thất thểu, tình cờ gặp nhau, bèn bàn định mưu kế trả thù Thạch Sanh. Chúng lẻn vào kho vua ăn trộm ngọc ngà châu báu, rồi mang về để ở gốc đa, chỗ của Thạch Sanh. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Nói về công chúa, từ khi lên khỏi hang, chờ Thạch Sanh lên. Thấy Lý Thông đã lấp mất cửa hang, uất ức lên mà hóa câm. Khi trở về cung, ai hỏi gì nàng cũng không nói. Vua buồn rầu sai Lý Thông lập đàn cầu nguyện, nhưng đàn lập đã một tháng mà công chúa vẫn không nói được. Kịp đến cho Thạch Sanh bị bắt giao cho Lý Thông xét sử, thì Lý Thông bèn định tâm giết đi cho khỏi lo ngại về sau. Ngồi trong ngục. Thạch Sanh buồn tình lấy đàn ra gẩy, Không ngờ cây đàn ấy lại là đàn thần . Gẩy đến đâu đàn kể lể đến đó, nó kể rõ đầu đuôi câu chuyện, nó tố cáo tội ác của Lý Thông, nó oán trách sự hờ hững của công chúa. Nó kêu lên, nó rền rĩ, ngân nga trong cung này đến cung nọ. Công chúa ngồi trên lầu, nghe tiếng đàn bỗng reo mừng, cười nói, xin vua cha cho gọi người gẩy đàn. Vua đòi Thạch Sanh kể lại sự tình cho vua nghe, từ khi mồ côi cha mẹ, học phép tiên, kết bạn với Lý Thông, khi chém Ttrăn tinh, khi bắn đạ bàng, cứu công chúa và bị lấp cửa hang. Khi cứu con vua thuỷ tề, khi bị hồn yêu tinh vu oan giáo hoạ.
Vua liền truyền lệnh hạ ngục mẹ con Lý Thông, và giao cho Thạch Sanh được toàn quyền xử định. Thạch Sanh thương tình cho hai mẹ con Lý Thông trở về làng, nhưng dọc đường hai mẹ con gặp trận mưa giông và cả hai đều bị sét đánh chết.
Kế đó, vua cho Thạch Sanh kết hôn cùng công chúa, tin ấy truyền đi, thái tử mười tám nước chư hầu trước đã ôm hận vì bị công chúa ruồng rẫy, nay vua gả cho một thằng khố rách áo ôm, liền cất binh mã đến hỏi tội .Vua sai Thạch Sanh ra dẹp giặc. Khi giáp trận, Thạch Sanh lại đem cây đàn của mình ra gẩy. Tiếng đàn khi khoan khi nhặt, êm ấm lạ thường, khiến cho quân địch phải xúc động, người thì bồi hồi thương con, thương vợ, kẻ thì bâng khuâng nhớ tới quê hương ,không một ai còn nghĩ tới chiến đấu nữa. Thái tử mười tám nước chư hầu thấy thế khiếp sợ vội vàng xin hàng, Thạch Sanh dọn một liêu cơm nhỏ cho chúng ăn, nhưng chúng ăn mãi không hết. Chúng càng phục Thạch Sanh rập đầu lậy tạ kéo nhau về nước.
Vua liền làm lễ nhường ngôi cho Thạch Sanh. Khi lên ngôi công việc đầu tiên của Thạch Sanh là xóa thuế, phóng thích tù nhân, và khuyến khích muôn dân trăm họ theo nghề nông trang.Từ đó, nhân dân mới được yên ổn làm ăn nhà nhà được no ấm đông vui.
Truyền thuyết về hoa dâm bụt
Truyền thuyết về hoa dâm bụt
Truyền thuyết về hoa dâm bụt thơ về hoa dâm bụt hình ảnh hoa dâm bụt sự tích hoa dâm bụt hoa dâm bụt thái hoa dâm bụt hay râm bụt phân tích hoa dâm bụt xem phim sự tích hoa dâm bụt video sự tích hoa dâm bụt
Ngày xưa có hai chị em gái rất nhỏ. Chị là Nađi còn em là Naban. Naban bị liệt cả hai chân. Ngày ngày Nađi bày trò chơi với em. Naban rất thích nhìn chị chạy nhảy vui đùa. Nađi thương em lắm và luôn mơ ước có được phép tiên giúp em khỏi bệnh. Ước mơ cứ lớn dần lên và một ngày kia Nađi quyết định đi tìm “phép lạ”. Em đi mãi, đi mãi. Đôi chân bé bỏng phồng rộp cả lên. Nhưng nghĩ tới đôi chân bị liệt của Naban, em lại cố gắng nén đau đi tiếp. Đói khát đã làm em kiệt sức. Em thiếp đi dưới một gốc cây bên đường. Lúc tỉnh dậy, em thấy một cụ già râu tóc bạc phơ ngồi cạnh. Nađi không sợ ông cụ mà còn nói hết ước nguyện của mình với ông cụ. Nghe xong, ông cụ đặt một bàn tay lên đầu Nađi và nói: “Ông có thể chữa lành chân cho em cháu. Nhưng muốn cho em cháu khỏi bệnh cần có hai điều kiện. Một là, khi chân Naban khỏi bệnh thì chính đôi chân của cháu sẽ không còn đi lại được nữa” (ông cụ chỉ thử tấm lòng cô bé chứ không phải như vậy). Vì thương em, Nađi đồng ý tất cả; thế rồi chiếc áo đỏ đã biến thành chiếc dù biết bay đưa hai ông cháu về nhà. Ông cụ chữa lành chân cho Naban rồi biến mất chỉ để lại chỗ mình đứng một hàng cây mát xanh. Hoa nở đỏ thắm. Mỗi bông hoa giống như một chiếc ô nhỏ. Hàng cây xòa cành che bóng mát cho hai em nô đùa.
Các em đặt cho cây là Dâm bụt vì tin rằng Bụt đã hiện lên cứu giúp các em.
50 Những cậu truyện hay nhất cho trẻ mầm non
50 Những cậu truyện hay nhất cho trẻ mầm non
Truyện : “Cảm ơn”.
Sáng nay, bạn Thu đi học đến trường. Đã đến giờ tập viết chữ cái và số, Thu tìm mãi trong cặp mà không thấy chiếc bút chì của mình đâu vội hốt hoảng kêu lên :
– Ôi ! Bút chì của mình mất đâu rồi ?
Lan ngồi bên cạnh nghe không rõ hỏi bạn :
– Có chuyện gì vậy Thu ?
Thu buồn bã muốn khóc nhưng vẫn trả lời :
– Tớ không may làm mất bút chì rồi.
Thấy bạn buồn, rất thương, Lan đưa hộp bút cho bạn và nói :
– Thu ơi! Dùng chung nhé!
Lại đến giờ học vẽ, Thu vẽ đẹp được cô giáo khen.Thu cảm động vì được bạn Lan cho mượn bút.Thu đứng lên nói với cô:
– Thưa cô, nhờ có chiếc bút chì của bạn Lan mà con vẽ đẹp đấy ạ
Cô giáo chưa hiểu gì.Thu kể lại cho cô và các bạn nghe. Sau đó, Thu đứng lên nói với Lan:
– Mình cảm ơn bạn nhé!
Vậy là cả Thu và Lan đã đựợc cô giáo khen trong buổi học hôm đó. Và cũng từ hôm đó, Thu và Lan là bạn tốt của nhau.
Truyện : “Cậu bé không ngoan”.
Có một cậu bé tên là Tí sống cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ. Thật ra thì cậu bé cũng đã lớn.Các bạn của cậu đã biết nấu cơm, giúp những công việc nhỏ đỡ mẹ.Chỉ có mỗi mình cậu nhất định cho mình rằng cậu vẫn còn bé bỏng và vòi vĩnh mẹ đủ điều.
Năm ấy, trời hạn hán, mùa màng thất thu. Mẹ Tí đi cả ngày cũng chỉ mang về được ít lúa gạo cuối vụ. Thương con, mẹ Tí nhịn đói, nhường hết cho con.Vậy mà cậu bé chẳng biết, cậu la toáng lên rằng cậu bị bỏ đói cả ngày, mẹ đã ăn hết phần của cậu. Cậu còn bảo mẹ ra ngoài vì cậu không muốn ngủ chung với một người mẹ không thương con. Mẹ Tí buồn lắm, nhưng vẫn cố đi làm thêm để có thức ăn cho con. Trời tối, mẹ Tí lả đi vì mệt và đói mà cậu bé không hề quan tâm lo cho mẹ.
Nửa đêm, mẹ Tí khát nước kiệt sức không đi nổi gọi Tí. Nhưng Tí ngủ say ngon lành. Đến sáng dậy, Tí đói bụng mới gọi mẹ thì chỉ thấy mẹ còn thoi thóp thở, cậu bé luống cuống gọi mẹ, gọi mọi người đến cứu nhưng chẳng có ai.
Một lát sau, mẹ Tí không còn nữa. Cậu khóc thảm thiết bên xác mẹ. Nỗi hối hận của cậu càng làm cậu đau khổ thêm. Từng giọt nước mắt chảy vào cơ thể của mẹ cậu.
Và phép lạ đã xuất hiện, mẹ cậu dần dần hồi tỉnh. Tí ôm chặt lấy mẹ, thổn thức nói:
– Mẹ ơi! Con xin lỗi mẹ! Từ hôm nay con hứa sẽ ngoan và không làm mẹ buồn lòng nữa. Con thương mẹ nhất trên đời.
Từ đó, mọi người trong khu mỗi khi nhìn thấy cậu bé Tí lại tấm tắc khen sự chăm chỉ và hiếu thảo của cậu ta đối với mẹ.
Truyện : “Cậu bé và cây bằng lăng”.
Cậu bé đang đi dạo chơi ở vườn hoa. Thời tiết nóng, oi bức cậu bé đứng dưới gốc cây bằng lăng cho mát. Cậu thấy dưới chân mình có hòn đá nhọn. Thấy hay hay, cậu bé lấy hòn đá khắc hoa lá trên cây. Cây bằng lăng chẩy máu đau điếng nhưng cố lấy giọng vui vẻ:
– Chào cậu bé Hạnh Phúc , cậu đẹp người mà bông hoa cậu khắc cũng đẹp. Cậu khéo tay quá!
Mặt cậu bé rạng rỡ lên:
– Cám ơn cây có lời khen.
Lần này thấy cậu bé đắc ý tưởng được khen, cây bằng lăng hỏi:
– Sao cậu không khắc hoa lá vào người mình có đẹp hơn không?
Cậu bé rùng mình lắc đầu:
– Đau lắm, xin chịu thôi.
– Vậy mà sao cậu bắt người khác phải nhận cái mình không muốn. Cây bằng lăng hỏi
Cậu bé cúi mặt bẽn lẽn:
– Tớ xin lỗi cậu nhé! Tớ đã làm cậu đau.
Cây bằng lăng nhận lời xin lỗi của cậu bé. Và từ đó trở đi, cậu bé đã biết chăm sóc cây hơn.
Truyện: “Nước tắm thần kỳ”.
Bé Bảo Anh là một bé nghịch ngợm và đôi lúc còn chưa nghe lời bố mẹ .
Sắp đến tết, bố mẹ chuẩn bị bao nhiêu thứ để đón tết. Cái gì bé cũng thấy lạ và hỏi nhiều. Ngày 30 Tết, mẹ đun một nồi nước to, lại còn cho cả nắm cành lá gì đó vào nồi. Đến khi pha nước tắm xong, mẹ gọi Bảo Anh vào tắm, bé nhìn thấy nước tắm có màu xanh thẫm, lại có những chiếc lá tung tăng trong chậu, bé rụt lại:
– Con không tắm đâu, nước bẩn lắm!
Mẹ mỉm cười kéo tay Bảo Anh:
– Không phải nước bẩn đâu con. Đây là nước được nấu từ một loại lá thần kỳ mà thường vào dịp Tết mọi người được tắm đấy. Mọi người, nhất là các bạn nhỏ, khi tắm nước này sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn, trong người sẽ cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh hơn. Tắm nước này là để cởi bỏ hết những điều không vui của năm cũ và mang đến may mắn trong năm mới. Đấy con thấy không, nước này có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu đấy.
Thế là Bảo Anh vui sướng để mẹ tắm cho. Trong lúc tắm, mẹ giải thích thêm rằng, người ta gọi lá này là lá mùi già.Ngày xưa khi mẹ còn bé, bà ngoại cũng tắm cho mẹ bằng thứ lá này, bà mong khi mẹ lớn sẽ ngoan ngoãn, được mọi người yêu quí. Mẹ mong Bảo Anh được mọi người yêu quí.
Đang tắm bỗng Bảo Anh chỉ những chiếc lá trong chậu:
– Mẹ ơi con nhìn thấy những chiếc lá này có hình chữ X, chữ Y. Sao nó cứ bám vào con thế?
– À những chiếc lá đang ban phép thần kỳ để con học giỏi hơn đấy!
Bảo Anh có vẻ rất thích thú về câu chuyện nước tắm thần kỳ.
Sáng mùng 1 Tết, Bảo Anh tự giác dậy, chúc Tết ông bà, bố mẹ, lại nhường em Châu Anh chiếc bao lì xì đẹp hơn. Cả nhà đều ngạc nhiên hỏi:
– Sao bé Bảo Anh hôm nay ngoan thế nhỉ?
Bảo Anh lễ phép nói:
– Vì cháu được tắm nước lá thần kỳ mà. Từ nay cháu sẽ là em bé ngoan, biết nghe lời người lớn.
Cả nhà vỗ tay và tặng cho Bảo Anh rất nhiều quà năm mới. Em Châu Anh cũng bảo:
– Chị Bảo Anh là chị gái ngoan.
Còn mẹ thì tự nhủ:
– Hình như bó lá ấy có phép thần kỳ thật. Bảo Anh đã ngoan lên nhiều rồi! Đúng là một mùa xuân thần kỳ!.
Truyện: “Cô bác sĩ tí hon ” .
Hôm nay, cô giáo dạy cả lớp chơi trò bác sĩ. Cô cho Hà mặc áo bờ- lu trắng, đội mũcó chữ thập đỏ và đeo cái ống nghe vào cổ để khám bệnh. Thấy bạn Lâm đứng chen nhau đòi lên trước, Bé Hà dõng dạc :
– Nào mời mọi người xếp hàng theo thứ tự để vào khám !
Cô giáo cười :
– Con làm đúng rồi.
Hà đáp : “vâng ạ” rồi hỏi :
– Bệnh nhân Tùng bị bệnh gì nào ?
– Tớ bị đau răng.- Tùng nhanh nhảu đáp.
Hà nói :
– Chắc ở nhà cậu hay ăn vặt chứ gì ?
Tùng ầm ừ. Bác sĩ Hà nhớ lời dạy của cô giáo nói với bệnh nhân Tùng :
– Cậu phải đánh răng vào buổi tối và buổi sáng khi ngủ dậy. Nhớ súc miệng nước muối và không ăn kẹo vào buổi tối.
– Tiếp theo, bệnh nhân Lan !
Lan hớn hở ngồi vào ghế:
– Tớ bị đau bụng quá!
Hà áp ống nghe khám và bảo:
– Ấy bị giun đấy! Từ giờ nhớ rửa tay trước khi ăn và không được cho tay vào mồm nhé! Đây, thuốc giun đây, bạn về uống là khỏi.
Và giờ khám bệnh đã hết, cô giáo rất khen Hà đã nhớ lời dạy của cô.Cuối buổi học, Hà được cô thưởng một phiếu bé ngoan. Hà cám ơn cô và được bố mẹ đón về.
Truyện: “Một phen sợ hãi”.
Sau những ngày trời liên tiếp đổ mưa, sáng nay nắng ấm, mọi cảnh vật xung quanh thật đẹp.Mẹ cho hai chị em Lan ra khỏi nhà. Như thường lệ, Mẹ dắt hai chị em ra công viên gần nhà chơi.
Hai chị em chạy nhảy chân sáo quanh mẹ một lúc lâu, hai chị em bắt đầu thấy thích, cả hai liền xin mẹ chơi tự do ở trong công viên gần chỗ mẹ đứng. Mẹ dặn hai chị em:
– Các con đi chơi quanh đây, không được chạy ra đường nguy hiểm lắm đấy!
Cả hai hớn hở cùng nhau chạy chơi. Nhìn những quả bóng bay đẹp, cả hai chị em thích lắm, đi ra đường, quên cả lời mẹ dặn.
Mải mê ngắm nhìn xung quanh, một lúc sau, mẹ Lan nhìn quanh quẩn không thấy hai con đâu, liền gọi to mấy tiếng: “Các con ơi! … Các con ơi!” nhưng không thấy hai chị em Lan trả lời. Mẹ vỗi vã đi tìm con. Bỗng từ đằng xa, mẹ Lan nhìn thấy hai chị em đang đi xuống lòng đường, mẹ Lan vội chạy đến, gọi hai chị em Lan dừng lại.
Vừa lúc đó, có một chiếc xe máy tiến đến cùng với tiếng còi xe làm hai chị em Lan giật bắn cả người. Và may sao, hai chị em Lan chạy được nhanh lên vỉa hè.
Nguy hiểm đã qua, ba mẹ con ôm nhau mừng rỡ. Nhìn thấy mồ hôi ướt đầm trên áo mẹ, hai chị em Lan vô cùng hối hận.
– Thưa mẹ, chúng con xin lỗi, từ nay về sau chúng con sẽ vâng lời mẹ không đi dưới lòng đường nữa! – Hai chị em lí nhí nói.
– Hai con đã biết nhận lỗi là tốt rồi, các con phải biết vâng lời mẹ, không được đi dưới lòng đường rất nguy hiểm. – Mẹ Lan căn dặn hai chị em.
Sau đó, hai chị em Lan theo mẹ về nhà.
Truyện: “Thế là đáng khen”.
Hôm nay, ở trường của bé Nam đón Bác Hồ ghé thăm.Các bạn khi nhìn thấy Bác reo lên:
– A! Bác Hồ đến rồi!
Thê là tất cả mọi người ùa ra đón Bác. Nam đứng chỗ gần nhất để được nhìn Bác.
Sau đó, Bác đi tham quan các phòng rồi mới quay trở lại lớp. Bác hỏi:
– Các cháu chơi có vui không?
Các bạn cùng thưa:
– Thưa Bác, vui lắm ạ!
Bác cười:
– Các cháu ăn có no không?
Các bạn cùng thưa :
– No ạ!
Bác vui lòng khen:
– Thế thì tốt lắm! Bây giờ ai ngoan thì Bác sẽ thưởng kẹo nhé!
– Vâng ạ, vâng ạ!
Bác đi chia kẹo cho từng bạn. Chỉ có Nam hơi buồn, cúi đầu, khẽ thưa:
– Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô giáo, cháu chưa ngoan ạ.
Thấy Nam đã hối hận và biết nhận lỗi, Bác khen:
– Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan, đáng khen lắm đấy! Cháu vẫn được nhận kẹo như các bạn.
Nam sung sướng nhận phần kẹo của mình và ăn hết.
Và tình thương của Bác Hồ giành cho các bạn nhỏ thì Nam vẫn còn nhớ mãi.
Giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú trong giờ kể chuyện
Giúp trẻ 24 – 36 tháng hứng thú trong giờ kể chuyện
MỞ ĐẦU
Văn học giữ vai trũ to lớn trong việc hình thành và phỏt triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non.
Sự tiếp xúc đầu tiên của trẻ lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng với tác phẩm văn học được chọn lọc, nhất là những câu chuyện kể sẽ kích thích ở sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ. Văn học góp phần hỡnh thành tỡnh cảm đạo đức cho trẻ.
Trờn thực tế đặc điểm tâm sinh lí nhận thức của trẻ ở độ tuổi này cũn rất nhiều hạn chế do cỏc cơ quan và bộ máy phát âm của trẻ chưa được hoàn thiện . Trẻ mới học nói, nói ngọng, nói chưa đúng, chưa đủ câu nên khả năng diễn đạt ngôn ngữ,câu chưa được rừ ràng, mạch lạc. Trẻ hiếu động không chịu ngồi yên, hay đùa nghịch, núi tự do khụng tập trung chỳ ý nghe cụ kể chuyện.
Là một giáo viên đó cú nhiều năm giảng dạy trẻ ở lứa tuổi từ 24-36 tháng, tôi luôn đặt ra mục tiêu cho mỡnh là cần phải làm thế nào để giúp trẻ dễ dàng tiếp xúc và yêu thích văn học; làm thế nào để truyền tải tác phẩm văn học tới trẻ một cách có hiệu quả… Việc thường xuyên tiếp xúc với tác phẩm văn học chọn lọc sẽ kích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ, đồng thời phát triển thái độ sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật cũng như hội họa ở trẻ, góp phần vào việc phỏt triển trớ tuệ, hỡnh thành những phẩm chất nhõn cỏch đầu tiên cho trẻ. Việc kể chuyện cho trẻ nghe cũn giỳp trẻ tớch luỹ và mở rộng vốn từ ngữ phong phỳ đa dạng, giúp trẻ nói sừi, núi chuẩn tiếng Việt, khả năng nói sừi, diễn đạt ngôn ngữ được mạch lạc rừ ràng hơn.
Chớnh vỡ vậy, việc tổ chức gây hứng thú thu hút trẻ vào hoạt động kể chuyện ngay từ ban đầu là rất quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng kể chuyện cho trẻ nghe. Chớnh vỡ lý do trên mà tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe ở trường mầm non”.
– Mục đích nghiờn cứu của SKKN:
+ Đánh giá thực trạng sự phát triển của trẻ giúp trẻ hứng thú trong giờ kể chuyện góp phần nâng cao chất lượng chuyên đề cho trẻ làm quen văn học.
+ Tỡm ra cỏc biện phỏp giỳp trẻ 24 – 36 thỏng hứng thỳ trong giờ kể chuyện
– Đối tượng nghiên cứu:
+ Cỏc biện phỏp giỳp trẻ 24 – 36 thỏng hứng thỳ trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe.
– Đối tượng khảo sát và thực nghiệm:
+ Lớp nhà trẻ D2 trường mầm non B xó Tứ Hiệp – Thanh Trỡ – Hà Nội, năm học 2013-2014.
– Kế hoạch nghiờn cứu:
+ Nghiên cứu và chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : thỏng 9/2013
+ Xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm : thỏng 10, 11 /2013.
+ Nộp đề cương sáng kiến kinh nghiệm về văn phũng BGH để sửa : thỏng 12 / 2013.
+ Viết cỏc biện phỏp sỏng kiến kinh nghiệm : thỏng 1,2,3 /2014.
+ Sửa sỏng kiến kinh nghiệm : thỏng 4/2014.
+ Hoàn thiện và nộp về văn phũng BGH chấm sỏng kiến kinh nghiệm : thỏng 5/ 2014.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- CƠ SỞ Lí LUẬN:
Ngày nay chúng ta không chỉ đào tạo những con người có phẩm chất đạo đức trong sáng; có trí thức, cú khoa học, cú tỡnh yờu nhõn loại, yờu thiờn nhiờn, yờu tổ quốc, mà cũn tạo nờn những con người biết yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu mơ ước và sáng tạo. Tất cả những phẩm chất ấy cần được bắt đầu hỡnh thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai.
Vỡ vậy, việc cho trẻ sớm làm quen với văn học là một trong những nội dung cần thiết và bổ ích trong chương trỡnh giỏo dục mầm non, trong đó yếu tố gây nên sự thích thú cho trẻ mỗi khi nghe cô giáo kể chuyện là rất quan trọng, vỡ khi tiếp xỳc qua những nhõn vật, sự vật trong cõu chuyện kể, hiện tượng gần gũi sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận và nhận biết thế giới vạn vật xung quanh; giúp phát triển óc tư duy sáng tạo, trí tũ mũ, luụn thớch khỏm phỏ từ đó cũng được nảy sinh hơn trong trẻ.
Để nâng cao chất lượng giúp trẻ cảm thụ và học tốt môn kể chuyện thỡ mỗi giỏo viờn ngoài việc nắm chắc phương pháp giảng dạy của từng loại tiết cần phải linh hoạt sáng tạo .Trong khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, để hoạt động kể chuyện ở nhúm lớp mỡnh đạt được kết quả cao, tôi đó tỡm ra một số biện phỏp, hỡnh thức để giúp trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện một cách tích cực
- II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
- Đặc điểm tỡnh hỡnh chung
– Trường mầm non B xó Tứ Hiệp nằm trờn địa bàn thụn Đồng Trỡ xó Tứ Hiệp huyện Thanh Trỡ ngoại thành Hà Nội. Trường có 3 điểm trường ở 3 thôn: Cổ Điển B, Cổ Điển A, Đồng Trỡ. 3/3 điểm trường đều có lớp mẫu giáo lớn.
– Là ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rói, sạch sẽ. Trường mới được xõy 2 tầng, phũng lớp rộng rói, được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, được đầu tư tương đối đầy đủ.
– Trường cú 4 năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện.
– Năm học 2013-2014 tôi được Ban giám hiệu trường mầm non B xó Tứ Hiệp phõn cụng phụ trách lớp nhà trẻ D2 tại khu Đồng Trỡ với tổng số học sinh là 23 chỏu, trong đó :
+ 13 chỏu gỏi
+ 10 chỏu trai.
– Lớp cú 2 giỏo viờn; 100% giỏo viờn cú trỡnh độ chuẩn, trong đó: 50% đạt trỡnh độ trên chuẩn, 50% đạt trỡnh độ chuẩn..
– Lớp được sự quan tâm của BGH đó đầu tư đầy đủ những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho các hoạt động trong trường mầm non.
– Phụ huynh của trẻ rất nhiệt tỡnh.
Với tỡnh hỡnh thực trạng như trên trong quá trỡnh thực hiện đề tài, tôi đó gặp một số thuận lợi và khú khăn như sau:
2.Thuận lợi :
– Được sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của Ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, cũng như bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.
– Bản thân tôi, là một giáo viên đã nhiều năm kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, luôn tâm huyết với nghề, có lòng nhiệt tình, ham học hỏi, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
– 100% giáo viên tại lớp biết đánh máy tính thành thạo.
– Trường tôi có nhiều phòng học sân chơi rộng rãi thoáng mát có nhiều đồ dùng đồ chơi thuận lợi cho cô và cho trẻ hoạt động với môn văn học.
– Phụ huynh quan tâm hoạt động cho trẻ làm quen với văn học trong trường mầm non.
3.Khú khăn:
– Mặc dù ở cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức và sự tập trung chú ý của mỗi trẻ không đồng đều.
– Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa đủ từ, đủ câu, còn lúng túng khi giao tiếp. Những khó khăn này làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp nên trẻ ngày càng ít có cơ hội phát triển ngôn ngữ.
– Thời gian cho việc tạo môi trường hoạt động, tìm tòi và khám phá câu chuyện ngoài chương trình còn hạn chế, kĩ thuật sử dụng vi tính còn gặp khó khăn.
– Trong quá trình hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ, chưa tạo cho trẻ tự rèn luyện và phát triển ngôn ngữ qua việc cho trẻ thể hiện giọng nhân vật, tự kể lại chuyện và kể chuyện sáng tạo.
– Đôi khi cô còn lúng túng trong khi sử dụng đồ dùng nhất là những lúc các nhân vật xuất hiện cùng một lúc trong đoạn chuyện vì vậy mà chưa diễn tả hết tình huống xảy ra trong đoạn chuyện, gây khó khăn cho việc giúp trẻ hiểu nội dung chuyện.
Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã áp dụng một số biện pháp sau:
III. CÁC BIỆN PHÁP:
- Tự nghiên cứu, bồi dưỡng về nghệ thuật đọc kể diễn cảm:
Nghệ thuật đọc và kể diễn cảm một tác phẩm văn học là vấn đề rất quan trọng đối với giáo viên mầm non trong việc gây hứng thú cho trẻ 24 – 36 tháng trong giờ kể chuyện cho trẻ nge. Bởi ngôn ngữ nghệ thuật được trẻ cảm thụ trong lúc nghe cô giáo đọc và kể, vì thế cách trình bày diễn cảm và xúc động thông qua tác phẩm văn học có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ có cách trình bày tác phẩm văn học một cách nghệ thuật, cô giáo giúp các bé dễ dàng hiểu được nội dung, dễ đi vào tưởng tượng nghệ thuật, nhìn thấy được các hình tượng, các khung cảnh và các tình tiết và biết đánh giá chúng một cách đúng đắn.
Trước đây, khi tôi chuẩn bị một giờ kể chuyện cho trẻ nghe tôi chỉ hướng vào việc chuẩn bị đồ dùng tranh ảnh câu chuyện đó để kể cho trẻ, còn việc chú ý đến việc đọc, kể diễn cảm thì quả thật tôi còn chưa chú ý đến, tôi chỉ nghĩ thuộc truyện để truyền tải tới trẻ nội dung câu chuyện, trẻ hiểu được nội dung câu chuyện thế là đủ. Chính vì vậy, trong giờ kể chuyện cho trẻ nghe, trẻ chưa hứng thú nghe tôi kể chuyện, chưa thu hút trẻ vào nội dung câu chuyện của tôi nên kết quả sau mỗi giờ kể chuyện còn chưa cao.
Trong năm học 2013 – 2014, bản thõn tụi khụng ngừng tỡm tũi học hỏi, tự nghiờn cứu, rốn luyện cỏch thể hiện ngụn ngữ nghệ thuật để thu hút trẻ vào cõu truyện kể của mỡnh, được thể hiện:
+ Tôi học tập bằng cách tham khảo sách vở, tài liệu liên quan, dự giờ dạy của đồng nghiệp…, nhằm rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Để tạo sự thu hút, khi kể chuyện cho trẻ nghe thỡ đũi hỏi rất nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật kể chuyện là rất quan trọng. Bởi vỡ trẻ ở lứa tuổi này cảm thụ ngụn ngữ nghệ thuật thụng qua hỡnh thức nghe là chớnh.
+ Lời kể của cô chính là thước đo chuẩn mực cho trẻ học tập. Biết được điều đó tôi tìm hiểu tác phẩm sau đó xác định giọng kể cho phù hợp. Tôi thường căn cứ diễn biến tâm trạng , hành động của nhân vật, bối cảnh xẩy ra, tình tiết thể hiện ngữ điệu.Cùng một nhân vật bối cảnh khác nhau thì sắc thái ngữ điệu cũng khác nhau.
+ Muốn tập trung sự chỳ ý của trẻ khi nghe kể truyện, tụi nghĩ cú rất nhiều yếu tố tạo nờn như: cô giáo phải nhập vai, phải ngắt nghỉ giọng, sử dụng ngữ điệu, cường độ giọng điệu, cử chỉ tư thế, nét mặt… sao cho thật phù hợp như:
* Về nhập vai:
Vớ dụ: trong cõu chuyện “Thỏ con khụng võng lời” tụi gợi mở cho trẻ: “Trong khu rừng kia có hai mẹ con nhà thỏ sống với nhau. Một hôm thỏ mẹ có việc phải đi, thỏ mẹ gọi thỏ con lại và dặn…” tụi ngừng lời và hỏi trẻ: “ Thỏ mẹ dặn thỏ con thế nào?” Khi đó tôi sẽ thể hiện giọng của thỏ mẹ một cách nhẹ nhàng âu yếm… để giúp trẻ nhớ lại nội dung câu chuyện.
* Về thể hiện ngắt nghỉ giọng:
Việc ngắt giọng trong lỳc kể chuyện cũng chiếm một vị trớ quan trọng. Do vậy việc ngắt giọng sao cho cú tớnh chất hoàn toàn tự nhiờn.
Vớ dụ: Trong cõu chuyện “Đuổi cáo” có đoạn kể: “Bỗng đâu có một con Cáo xông ra đuổi bắt gà con” thỡ quóng ngắt giọng giữa cõu trước cụm từ “con Cỏo” sẽ làm cho trẻ hồi hộp, kích thích trí tưởng tượng của trẻ, làm cho trẻ cố gắng hỡnh dung xem con Cỏo sẽ làm gỡ tiếp sau đó.
* Về thể hiện cường độ giọng điệu:
Nếu kể chuyện mà nhịp điệu cứ đều đều thỡ cõu chuyện sẽ khụng cú sức sống, khụng gõy được hứng thú cho trẻ. Vỡ vậy bản thõn tụi phải xỏc định cho từng nội dung truyện, đoạn truyện, tỡnh huống truyện để rèn nhịp điệu.
Vớ dụ: Trong chuyện “Thỏ con khụng võng lời” khi thể hiện lời rủ rê của bạn Bươm Bướm, tôi sử dụng giọng điệu vui tươi nhẹ nhàng để thuyết phục.
* Về thể hiện cử chỉ nột mặt:
Những cử chỉ, nột mặt của cụ giỏo khi kể chuyện cần phải kết hợp hài hoà sự diễn cảm và ngữ điệu giọng nói cho phù hợp, thể hiện được những cảm xỳc vui, buồn, ngạc nhiờn, lo õu, phấn khởi… nhằm gúp phần vào sự thành cụng cho tiết dạy.
Kết quả: Qua việc nghiên cứu các loại sách vở, học hỏi chị em đồng nghiệp nên tôi đã nắm vững phương pháp khi lên tiết, sáng tạo trong mỗi câu chuyện. Từ đó tôi cũng thấy trẻ tập trung và hứng thú nghe tôi kể chuyện, thể hiện cụ thể:
+ 100% các tiết dạy được BGH thăm lớp, dự giờ đạt loại tốt.
+ Trên 90% trẻ hứng thú, hiểu được nội dung câu chuyện đạt được mục đích yêu cầu sau mỗi giờ kể chuyện.
- Trang trí lớp học tạo môi trường hoc tập thân thiện với trẻ :
“Trường học thân thiện” là câu khẩu hiệu mà ngành Giáo dục rất quan tâm và hướng đến. Ở trong môi trường đó trẻ không phải tiếp thu những kiến thức, kỹ năng một cách cứng nhắc mà ở đó trẻ tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đỡnh mỡnh, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú hơn trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.
“ Môi trường ” cho trẻ hoạt động là một trong những việc cần thiết và không thể thiếu được trong vấn đề đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non hiện nay. Khác với những năm về trước thì giáo viên tìm chọn hình ảnh thật đẹp sống động và trang trí lớp cho đẹp từ đầu năm đến cuối năm. Vì thế mà trẻ nhìn lâu rồi cũng thâý chán và cũng không kích thích phát triển ở trẻ. Nhưng ngày trong năm học này, bằng những việc tìm tòi khám phá tôi đã tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Nhờ được hoạt động môi trường theo chủ đề trẻ thích khám phá trải nghiệm trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn, thông minh hơn và vận dụng được ngay ngôn ngữ của mình trong khi giao tiếp nhờ đó mà trẻ thấy hứng thú hơn và phát triển ngôn ngữ ở trẻ một cách tự nhiên hơn.
Vớ dụ: Ở “Góc sách truyện” chủ đề: “Những con vật đáng yêu” tôi bố trí môi trường mở có đủ các loại sách tranh, truyện tranh, cho trẻ tự làm các loại rối, đồ chơi mầm non, mà trẻ tự tạo theo chủ đề. Qua đó, trẻ có thể tự hoạt động tranh chuyện, con rối để kể thành câu chuyện theo ý trẻ nhớ mà ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/trethichngheketruyen