Archive
Đôi giầy đỏ truyện cổ Andersen
Đôi giầy đỏ truyện cổ Andersen
Karen là một cô gái nhỏ rất xinh xắn và rất ngoan. Mẹ cô nghèo nên cô chẳng có giầy dép gì, mùa hè đi chân đất, mùa đông đi guốc gỗ, chân không chịu được rét, đỏ ửng lên.
Đôi giầy đỏ truyện cổ Andersen. Trong làng có một bà thợ giầy già. Thương cô bé, bà nhặt những mẩu da đỏ chắp vá cho cô bé một đôi giầy. Đôi giầy ấy chẳng lấy gì làm đẹp lắm vì bà lão phúc hậu ấy mắt đã kém, tay lại run, nhưng bà lão đã tặng vật ấy cho Karen với tấm lòng trìu mến. Cô bé thích quá.
Kể chuyện bé nghe “Hoa thủy tiên”
Ngay ngày hôm ấy mẹ cô qua đời. Đúng ra, nhà có tang không được đi giầy đỏ. Nhưng vì không có đôi giầy nào khác nên cô bé đành phải đi giầy đỏ vậy. Cô bé vừa đi vừa khóc rũ rượi. Chợt có một cỗ xe ngựa lớn và cũ đi qua, trên có một bà quí phái già. Trông thấy cô bé mồ côi đang nức nở, bà động lòng thương, nói với cụ đạo hỏi xin cô bé. Bà nói:
– Cụ cho tôi xin cô bé này, tôi sẽ đem về nuôi nấng và chăm sóc cẩn thận.
Lúc đầu Karen cứ tưởng bà già lưu ý đến em vì em có đôi giầy đẹp, nhưng bà lại bảo đôi giầy xấu lắm phải vứt đi. Rồi bà cho em ăn mặc đẹp đẽ sạch sẽ, lại cho em học viết, học đọc, học may vá. Mọi người khen em đẹp và ngoan. Nhìn vào gương, gương cũng bảo em đẹp và ngoan.
Một hôm nhà vua, hoàng hậu và công chúa ngự giá đến thành phố gần đấy. Nhân dân nô nức kéo nhau đến chiêm ngưỡng long nhan. Cô bé Karen cũng theo người lớn đến xem. Cô trông thấy công chúa bận toàn xatanh trắng đứng trên bao lơn để cho mọi người dân trông thấy. Dưới chân công chúa đi đôi giầy da dê màu đỏ rất đẹp, khác hẳn đôi giầy bà cụ thợ giầy nghèo phúc hậu đã tặng Karen.
Đến ngày Karen chịu lễ thêm sức, bà quý phái may cho cô quần áo đẹp và dẫn cô đến nhà người thợ giầy giỏi nhất thành phố thuê đóng cho cô một đôi giầy. Đến nơi, Karen chìa đôi chân bé nhỏ cho bác thợ giầy đo. Cô nhìn chung quanh thấy trong tủ có một đôi giầy đỏ cũng đẹp như đôi giầy công chúa đi hôm trước. Karen reo lên: Đôi giầy mới đẹp làm sao! Cháu thích đôi giầy ấy lắm! Bác cho cháu đi thử nếu vừa thì bán cho cháu. Bác thợ giầy đưa cho bé thử và nói:
– Đôi giầy này là của con gái vị bá tước đặt, nhưng nhỏ quá đi chật không vừa nên tôi còn để đây.
– Giầy bằng da dê phải không, bà quý phái nói, trông bóng bẩy và đẹp quá!
– Thưa vâng, bằng da dê đấy ạ.
Đôi giầy Karen đi rất vừa nên bà quý phái mua ngay cho em. Nhưng bà không biết là màu đỏ, vì bà kém mắt; nếu biết màu đỏ, bà đã không để cho Karen đi vào ngày chịu lễ thêm sức.
Thấy Karen đi giầy đỏ vào nhà thờ mọi người lắc đầu. Khi đi qua ngưỡng cửa tất cả các bức tranh treo trên tường chằm chằm nhìn cô. Karen không những không ngượng mà còn hãnh diện. Cụ đạo nhắc nhở Karen về bổn phận của cô gái đến tuổi biết suy nghĩ và bước vào hàng ngũ con chiên. Đại phong cầm vang lên điệu nhạc thánh ca. Dàn hợp xướng nhi đồng cũng nổi lên bài hát cầu ngắm nghía đôi giầy đỏ đẹp như giầy của công chúa.
Chiều hôm ấy nghe mọi người xì xào bà quý phái mới biết. Bà bảo cô bé:
– Vào nhà thờ dự lễ, lại đi giầy đỏ như thế là ngạo nghễ. Từ nay đã bước chân đến nhà thờ phải đi giầy đen, dù cũ dù rách cũng phải đi.
Chủ nhật sau Karen phải đi chịu lễ ban thánh thế. Nhớ lời bà quý phái dặn, Karen đã đi giầy đen vào. Nhưng nhìn đi nhìn lại đôi giầy đỏ, thấy đẹp hơn, cô bé lại tháo giầy đen ra, đi giầy đỏ.
Hôm ấy trời đẹp. Muốn tận hưởng ánh nắng ấm áp, bà cụ quý phái dẫn Karen đi qua các con đường nhỏ rồi mới ra đường cái để đến nhà thờ. Họ phải đi qua con đường đầy bụi. Một ông cụ già thương binh chống gậy thấy hai người đi đến. Ông cụ xin bà già quý phái cho đánh giầy. Bà già đồng ý, Karen chìa đôi giày nhỏ nhắn cho ông cụ chải bụi.
– Chà đôi giầy khiêu vũ đẹp quá! Khi khiêu vũ cô phải cho giầy bám chặt vào chân kẻo rơi.
Bà quý phái cho ông lão tàn tật một đồng bạc rồi cùng Karen bước vào nhà thờ. Cả cử toạ trợn to mắt nhìn đôi giầy đỏ. Các bức chân dung treo trên tường cũng dán mắt vào đôi giầy. Còn Karen thì cứ mải nhìn đôi giầy quên cả cầu nguyện khi chịu ban lễ thánh thể, cô lơ đãng chỉ nghĩ đến đôi giầy đỏ dưới chân. Cô cứ tưởng chung quanh người ta ghen tị với cô vì đôi giầy đỏ.
Ở nhà thờ ra, bà quý phái lên chiếc xe đã chờ sẵn ngoài cửa. Karen cũng bước lên theo.
Ông già tàn tật lúc này vẫn đang còn đấy. Trông thấy Karen, ông lại tấm tắc.
– Đôi giầy khiêu vũ đẹp thật!
Bỗng Karen thấy người như nhấc bổng lên, đôi chân nhún nhảy liên hồi, muốn ghìm không được.
Người đánh xe ôm vội lấy cô ấn vào xe. Vào xe rồi cô bé vẫn nhảy, đá cả vào bà già quý phái. Nhưng rồi xe cũng về đến nhà. Chị hầu phòng phải bế vội cô bé vào, tháo ngay đôi giầy quái gở ra, không thì còn nhảy nhót mãi. Bấy giờ ai chân Karen mới được nghỉ ngơi.
Đôi giầy được bỏ vào tủ, khoá chặt lại. Mỗi ngày Karen đến ngắm ngía hàng chục lần.
Được ít lâu bà già quý phái ốm, cần có người ở bên trong nom chăm sóc. Đấy là nhiệm vụ của Karen. Cũng vào hôm ấy cô lại nhận được giấy mời đi dạ hội. Cô đã nghĩ mình phải ở nhà để chăm sóc ân nhân. Nhưng rồi cô lại nghĩ bà già chẳng còn sống được bao lâu, chăm sóc có ích gì! Thế là Karen mở tủ lấy giầy, đôi giầy đỏ vẫn cất đấy từ lâu. Sỏ chân vào giầy cô nghĩ đi dạ hội mang giầy này có sai sót gì.
Thế là cô ra đi. Nhưng vừa bước chân ra khỏi cửa hai chân đã lại nhảy nhót, hết đập vào nhau, lại nhảy sang phải, rồi nhảy sang trái. Thấy cô xinh đẹp, nhảy khéo, người đi đường dừng cả lại xem. Suốt dọc đường từ nhà nơi đến dạ hội, Karen cứ nhảy nhót như thế đến nỗi mệt lử không còn lê vào hội trường được nữa. Cô phó mặc cho đôi giầy đưa khắp nơi qua các phố, rồi ra ngoại thành đến các khu rừng xa. Đến đây cô bé lại nhìn thấy ông lão tàn tật. Ông lão nói:
– Chào cô em xinh đẹp. Cô có đôi giầy khiêu vũ kháu quá.
Đến lúc này Karen mới nhận ra lão già tàn tật là một tên phù thuỷ. Lão đến không phải xin đánh giày để kiếm tiền mà để phù phép. Cô bé phát hoảng lên, muốn trút bỏ đôi giầy, nhưng không sao lôi ra được. Đôi giầy cứ dính chặt vào chân và bắt cô bé phải cử động liên hồi, không sao ngồi xuống được.
Cô bé cứ nhảy nhót như thế, băng qua đồng cỏ, ruộng mương, rừng núi, chẳng được nghỉ ngơi lấy một giây, chẳng kịp lấy lại hơi thở. Hết ngày nọ qua ngày kia cô bé không ngớt quay cuồng cả dưới ánh nắng như lửa đốt, cả trong giá lạnh và mưa rào.
Cô bị cuốn vào một nghĩa địa, cố bám lấy một ngôi mộ, nhưng lại bị bật ra ngay, không sao níu được. Cô lại bị lôi đến một nhà thờ, cô muốn ẩn vào thánh thất cầu xin thượng đế xá cho tội đã ngạo mạn người.
Nhưng một vị tiên cánh dài chấm đất, thái độ nghiêm khắc, vung thanh gươm sáng loáng bảo cô:
– Con cứ nhảy đi, nhảy mãi với đôi giầy đỏ mà con quý hơn mọi cái, nhảy cho đến lúc chỉ còn da bọc xương, cho đến thân tàn ma dại. Khi nào qua nhà những đứa trẻ hay sĩ diện và tự phụ, con hãy gõ cửa gọi chúng ra xem để chúng biết tính kiêu ngạo thiệt hại như thế nào. Nhảy đi! Nhảy mãi đi!
– Xin tha tội! Xin tha tội cho tôi.
Karen kêu van nhưng đôi chân đã kéo cô đi xa không nghe thấy tiếng trả lời của vị tiên nữa.
Hôm sau cô bé đến một ngôi nhà trông quen thuộc. Một đám người mặc đồ tang đưa từ trong ra một cỗ quan tài trên trải đầy hoa. Đó là đám ma bà già quý phái, ân nhân của Karen. Karen đã bỏ mặc bà ở nhà để đi khiêu vũ. Karen cảm thấy có tội.
Đồi giầy vẫn tiếp tục lôi cô bé đi qua núi non, rừng rậm, gai góc cào rách cả mặt, xước cả chân tay. Rồi cô đến trước cửa một nhà mà cô biết là đao phủ. Cô đập cửa gọi:
– Ông ơi! ông ra đây! Cháu van ông! Cháu không vào được. Đôi giầy cứ bắt chân cháu quay cuồng liên tục, không sao ngừng được.
– Gọi ra làm gì? Cô biết ta là ai không? Ta là người chặt đầu những kẻ gian ác. Búa tạ đang reo lên đây hẳn là sắp có việc.
– Vâng! Karen nói – Nhưng xin ông đừng chặt đầu cháu, để cháu còn sám hối; ông chặt chân cháu thôi.
Nói thế rồi cô bé thu hết tội lỗi đã ngạo mạn. Đao phủ túm chặt cô chặt một nhát đứt phăng hai chân.
Hai chân vẫn tiếp tục quay cuồng mang theo đôi giầy đỏ, biến thẳng vào rừng, sau đấy cô bé đi đến nhà thờ để mọi người thấy rằng cô đã được xá tội.
Nhưng vừa tới nhà thờ, cô đã thấy đôi chân đi giầy đỏ của cô đã lại đang nhảy múa ở đấy rồi. Cô bé ù té chạy.
Cô lang thang khắp chốn, sống nhờ của bố thí. Cô buồn phiền, nước mắt tuôn rơi như suối.
Cô bé rời nhà thờ đến nhà ông mục sư xin ông được làm người giúp việc, xin nhận mọi công việc có thể làm được, miễn là ít phải đi lại và không hỏi công xá gì, chỉ càn có chỗ dung thân mà thôi.
Bà vợ ông mục sư thương tình giữ cô lại. Karen đã tỏ ra quyết tâm tiến bộ và chăm chỉ làm việc. Cô trở nên trầm tĩnh, lặng lẽ. Buối tối khi ông mực sư đọc kinh, cô chú ý lắng nghe. Các em nhỏ rất quý cô, nhưng hễ thấy chúng khoe khoang với nhau, đứa nào xinh, đứa kia có quần áo đẹp là cô khuyên nhủ bảo rằng đó là những thói xấu cần phải tránh.
Đến một ngày lễ, mọi người đến nhà thờ dự lễ. Cô không đi được, thấy buồn, khóc thút thít. Cô leo lên gian phòng nhỏ của mình quỳ xuống đọc kinh. Giữa lúc đang tĩnh tâm cầu nguyện, tiếng đại phong cầm vọng đến. Cô ngước mắt nhìn lên trời cầu khẩn: “Xin thượng đế hãy cứu vớt con”.
Bỗng quanh mình cô ánh hào quang rực sáng. Trước mặt cô hiện ra một tiên cô đã trông thấy ở nhà thờ hôm trước. Những lúc này vị tiên không cầm gươm mà cầm một bông hồng rực rỡ. Người đẩy bông hông lên trần nhà, tức thì các bức tường mở ra, Karen được đưa vào giữa nhà thờ. Tiếng đại phong cầm vang lên, khi bài hát chấm dứt, ông mục sư nhìn thấy cô và bảo:
– Con đã đến đấy à? Tốt lắm!
Cô bé đáp:
– Thượng đế xá tội cho con rồi!
Tiếng đại phong cầm lại vang lên. Các em nhỏ cất tiếng hát bài cầu nguyện. Một tia nắng rực rỡ xuyên qua cửa kính, rọi vào Karen. Tim cô tràn đầy sung sướng, hồn cô lao theo tia nắng lên thiên đường.
Các bạn đang đọc truyện tại web thiết bị mầm non hà vũ
Sự tích con cóc
Sự tích con cóc
Con cóc là cậu ông trời
Ngày xửa ngày xưa, con cóc vẫn sần sùi xấu xí như ngày nay. Nhưng cóc nổi tiếng giữa muôn loài là một con vật tuy bé nhỏ nhưng rất gan dạ, gan cóc tía mà lại. Vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ. Muôn loài không còn một giọt nước để uống. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài.
Kể chuyện bé nghe “Người thợ săn tài giỏi”
Khởi đầu chỉ có một mình nhưng anh không nản. Ði qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu, Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang, thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng, nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.
Ði được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp, Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời, Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:
– Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư? Ta theo anh Cóc thôi! Ðến ngang như anh Cua còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo.
Cả bọn nhập lại thành đoàn. Ði thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Cả hai con vật này cũng hăng hái nhập vào đoàn loài vật đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.
Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:
– Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.
Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống trờ đánh ba hồi trống ầm vang như sấm động.
Ngọc Hoàng đang ngủ trưa một cách lười biếng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực tức, bắt Thiên lôi ra xem có chuyện gì. Thiên lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên lôi bèn vào tâu Ngọc hoàng, Ngọc hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.
Gà trời vừa hung hăng bay ra thì Cóc đã nghiến răng ra hiệu, lập tức chàng Cáo nhảy ra cắn cổ gà tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Lập tức anh Gấu lừng lững xổ ra đón đường tát cho chó một đòn trời giáng. Chó chết tươi.
Cóc lại thúc trống lôi đình đánh thức Ngọc hoàng. Ngọc hoàng bèn sai Thiên lôi ra trị tội gấu. Thiên lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên lôi không có ai bì được. Ngọc hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc hoàng lại co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.
Thiên lôi vừa hùng hổ vác búa tầm sét ra đến cửa thiên đình thì Cóc đã nghiến răng ra lệnh, lập tức đàn Ong nấp trên cánh cửa bay vù ra và cứ nhè vào mũi Thiên lôi mà đốt. Nọc ong đốt đau lắm, mũi Thiên lôi rát như phải bỏng. Nhớ là ở cửa trời có một chum nước. Thiên lôi vội vàng vứt cả búa tầm sét nhảy ùm vào chum nước chạy trốn. Nào ngờ vừa nhảy ùm vào trong chum nước thì anh Cua càng nấp trong đó từ bao giờ đã chờ sẵn để giương đôi càng như đôi gọng kìm cắp chặt lấy cổ. Thiên lôi đau quá gào thét vùng vẫy vỡ cả chum nước nhà Trời. Thiên lôi tìm đường chạy trốn thì Cóc tía lại nghiến răng ra lệnh. Lập tức Cọp nấp sau Cóc tía nhảy bổ ra gầm lên một tiếng vang động xé tan xác Thiên lôi thành hai mảnh.
Ngọc hoàng thấy thế sợ quá bèn xin giảng hoà với Cóc, và xin Cóc cho nhận lại xác của Thiên lôi để cứu chữa. Cóc bằng lòng ngay. Theo lệnh nghiến răng của Cóc, Cọp và Gấu vác xác Thiên lôi về xếp lại ở giữa sân điện thiên đình. Ngọc hoàng phải ra tay làm phép tưới nước cam lồ vào cái xác đầy thương tích đó. Nhờ phép của Ngọc hoàng, Thiên lôi mới được sống lại. Ngọc hoàng nghĩ mình đường đường là một ông Trời mà lại chịu thua Cóc thì thật là điều sỉ nhục, nên tính lật lọng, sai Thiên lôi vác búa tầm sét chống lại Cóc và các bạn của Cóc. Biết thế nào Ngọc hoàng cũng tính chuyện lật lọng nên Cóc lại nghiến răng. Lập tức các bạn của Cóc dàn trận. Ong giương nọc, Cáo giương nanh, Cọp giương vuốt, Cua giương càng, Gấu giương cánh tay đầy sức mạnh… Thiên lôi vừa mới thoát chết hoảng quá lui lại không dám tiến lên, mà thụt vào nấp sau chiếc ngai vàng của Ngọc hoàng. Các tướng nhà Trời oai phong lẫm liệt thấy đến ông Thiên lôi còn sợ sệt như thế thì hoảng quá tìm kế thối lui.
Thấy tướng nhà trời của mình như vậy, Ngọc hoàng biết không thể thắng nổi Cóc và các bạn của Cóc. Ðến lúc bấy giờ Ngọc hoàng mới thực bụng giảng hoà, và hỏi Cóc lên tận thiên đình có việc gì. Cóc oai phong nhảy hẳn lên tay ngai vàng và dõng dạc thưa:
– Ðã bốn năm nay ở dưới trần gian hạn hán kéo dài, không một giọt mưa. Muôn cây khô héo, vạn vật chết khát. Cứ tưởng Ngọc hoàng bận gì hoặc là Ngọc hoàng giận gì trần gian mà ra phúc họa, ai ngờ lên đây mới biết Ngọc hoàng và các tướng nhà trời ngủ quên không nhớ đến việc làm mưa cứu muôn vật muôn loài dưới trần thế. Chúng tôi phải lên tận đây đánh thức Ngọc hoàng, xin Ngọc hoàng làm mưa ngay cho trần gian được nhờ.
Thấy Cóc nói giọng oai phong và bạn bè Cóc lại đằng đằng sát khí, Ngọc hoàng vội cuống quýt chống chế:
– Cóc với ta là chỗ thân thích, việc gì mà cậu phải mất công đến như vậy, ta sẽ sai thần mưa, thần gió xuống hạ giới làm mưa ngay bây giờ. Cậu Cóc có bằng lòng thế không nào.
Cóc gật gù thưa:
– Muôn tâu Ngọc hoàng trần gian được một trận mưa cứu khát thì còn gì bằng nữa. Anh em tôi vô cùng đội ơn Ngọc hoàng. Nhưng nếu ở hạ giới mà hễ bị hạn hán là bọn anh em chúng tôi lại lên đây kêu với Ngọc hoàng đấy.
Nghe Cóc hẹn lại lên thiên đình, Ngọc hoàng hoảng hồn rối rít lắc đầu xua tay:
– Thôi khỏi, thôi khỏi phải bận đến cậu như thế. Chỗ cậu và ta là tình thân thích, cậu chả nên bầy vẽ vất vả mệt nhọc như vậy làm gì. Cậu không phải lên thiên đình nữa, khi nào có hạn hán cậu muốn ta làm mưa, cậu chỉ cần ngồi dưới đất nghiến răng là ta nghe thấy liền.
Ðể chứng tỏ lòng thành thật không lật lọng của mình, Ngọc hoàng sai rồng đen bay xuống phun mưa, và đưa Cóc cùng các bạn về hạ giới. Cơn mưa cứu hạn làm cây cối tươi tốt, muôn loài nhảy múa chào đón anh em Cóc trở về. Từ đó hễ Cóc nghiến răng là trời lập tức đổ mưa nên đồng dao của trẻ nhỏ ngàn năm vẫn có câu hát rằng:
Con Cóc là cậu ông Trời
Ai mà đánh nó thì Trời đánh cho.
_*_
(Dị bản)
Thuở xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống.
Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu.
Một hôm, các con vật họp bàn với nhau lại, chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.
Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cửa nhà trời. Ở cánh cửa có đặt một cái trống rất to. Theo tục lệ, nếu ai có điều gì oan ức, thì đánh trống lên, Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi.
Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Thiên thần bước ra nhìn ngược nhìn xuôi mãi không thấy ai, chỉ thấy một con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàng, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng:
– Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên gặp Ngọc Hoàng để kiện.
Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói vậy thì giận lắm, bèn sai bầy gà ra mổ Cóc. Bầy gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ trong bụi rậm ra vồ gà.
Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa một tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không chừa một người nào.
Ngọc Hoàng không ngờ Cóc tuy bé nhỏ mà lại khó trị như vậy, Ngọc Hoàng đổi giận làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc:
– Cậu lên đây có việc gì?
Cóc thưa:
– Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay, chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa?
Ngọc Hoàng cho gọi thần Mưa đến. Té ra là thần Mưa mải rong chơi, tối về đắp chiếu nằm ngủ quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn:
– Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.
Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về. Khi bốn con vật đến nơithì thấy nước đã tràn đầy hồ, ao, sông suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thỏa thuê. Tất cả đều phục Cóc bé tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát:
“Con Cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”
Đại bàng và chim sẻ
Đại bàng và chim sẻ
đại bàng và chim sẻ các đại bàng và chim sẻ cách đại bàng và chim sẻ đọc truyện đại bàng và chim sẻ chim đại bàng ăn gì nuôi chim đại bàng chim đại bàng việt nam chim đại bàng khổng lồ chim đại bàng săn mồi
Kể chuyện bé nghe “Bác làm vườn và gia chủ”
Đại bàng và chim sẻ. Chuyện kể về một con đại bàng huênh hoang hợm hĩnh. Gặp bất cứ con chim nào, đại bàng cũng khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim. Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, sẻ con đã thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nghìn lần.
Ở khu rừng nọ có một con đại bàng huênh hoang hợm hĩnh. Gặp bất cứ con chim nào, đại bàng cũng khoe khoang rằng nó là chúa tể của các loài chim, rằng nó khỏe nhất, kêu to nhất, bay cao nhất .
Một hôm, đại bàng tập hợp tất cả các loài chim lại và lên giọng thách thức:
– Hỡi các loài chim, trong các người có kẻ nào dám đọ sức kêu to, ăn nhiều, bay cao cùng ta không nào?
Cả bầy chim sợ hãi nhìn nhau chẳng dám ho he một tiếng. Thấy thế đại bàng càng được thế:
– Ta bất chấp tất cả các ngươi đấy.
Lúc ấy, một chú sẻ con bèn lên tiếng:
– Bác đại bàng ơi, thi ăn nhiều, kêu to với bác thì chúng em chẳng dám rồi, nhưng thi bay cao với bác thì em cũng thử một lần xem sao.
Cả đại bàng lẫn các loài chim khác đều sửng sốt ngoảnh lại nhìn chim sẻ nhưng nó không hề nao núng.
Cuộc thi bắt đầu. Ðại bàng vỗ cánh bay lên. Khi đã bay cao hơn cả những ngọn cây cao nhất, đại bàng liền gọi :
– Ê, sẻ con chết rấp ở đâu rồi?
Lúc ấy sẻ bay lên đầu đại bàng, đáp :
– Em đây, bác cứ yên tâm, em không bỏ cuộc đâu.
Ðại bàng cố sức bay cao lên nữa. Khi cao hơn cả những đỉnh núi mù sương, đại bàng lại cất tiếng gọi:
– Thế nào, sẻ con, vẫn theo ta được đấy chứ?
Chim sẻ lại bay lên trả lời:
– Vâng, em vẫn cố theo bác đây. Chừng bác mệt rồi sao mà bay chậm thế?
– Ðời nào!
Ðại bàng nói hổn hển rồi bay ngược lên cao cao mãi, lần này đại bàng đã ở trên cả những đám mây trắng xóa. Nó tin là sẻ con chẳng thể nào bay lên tầng cao này được. Ðôi cánh đã mỏi rã rời. Cổ và đầu nặng trĩu, đại bàng nói chẳng ra hơi.
– Sẻ con đã chịu thua ta rồi chứ ?
– Chưa đâu, em vẫn ở trên đầu bác đây này .
Giọng sẻ con vẫn lanh lảnh.
Ðại bàng quyết không chịu thua chim sẻ, nó lấy hết sức tàn rướn lên cao nhưng không được nữa. Ðại bàng tắt thở. Từ trên cao nó rơi thẳng xuống vực như một hòn đá vậy. Khi ấy, sẻ con chỉ việc xòe cánh ra từ từ hạ xuống giữa các loài chim đang nóng lòng chờ tin cuộc đọ sức. Chúng không hiểu sẻ con có mưu mẹo gì mà thắng được đại bàng vốn bay cao nhường ấy. Chỉ có mỗi một con sẻ con khác là trông thấy lúc cuộc thi bắt đầu, sẻ con đã đậu ngay trên lưng đại bàng. Thì ra đại bàng đã mất công chở chim sẻ trên lưng mà không biết. Mỗi lần đại bàng cất tiếng hỏi, sẻ con lại từ lưng đại bàng bay lên đáp lời, thành thử nó chẳng mất tí sức nào.
Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, sẻ con đã thắng đại bàng kiêu ngạo và to lớn hơn nó gấp nghìn lần.
Đọc truyện cổ tích hay nhất trên thiết bị mầm non hà vũ
Đồ bỏ xó truyện cổ Grim
Đồ bỏ xó truyện cổ Grim
Đồ bỏ xó truyện cổ Grim. Ngày xưa, có một người xay bột nghèo mà lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần, bác ta tình cờ được nói chuyện với nhà vua. Để tự đề cao, bác ta tâu vua:
– Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng.
Kể chuyện bé nghe “Thỏ làm chúa tể sơn lâm”
Vua bảo:
– Đó là một nghệ thuật mà trẫm rất quý. Nếu con gái nhà ngươi khéo léo như vậy, thì mai ngươi dẫn nó vào cung, ta sẽ thử tài.
Khi cô gái đến, vua cho vào một cái buồng chất đây rơm, cho đem guồng lại và bảo:
– Đấy, nhà ngươi làm đi. Đêm nay, cho đến sớm mai mà không kéo được chỗ rơm này thành vàng thì nhà ngươi sẽ bị giết.
Rồi chính nhà vua đóng cửa lại, để cô gái một mình ở trong buồng. Tội nghiệp cô con gái bác thợ xay ngồi ỳ ra, không nghĩ ra cách nào để thoát chết. Cô làm gì mà biết kéo rơm thành vàng được, cô sợ quá khóc òa lên. Bỗng cửa mở ra, một người bé tí bước vào nói:
– Chào cô con gái bác xay bột, tại sao cô lại khóc nức khóc nở thế?
Cô đáp:
– Cháu muốn kéo rơm thành vàng nhưng cháu không biết cách làm.
Người kia nói:
– Cô mất gì cho ta nếu ta kéo được cho cô?
Cô đáp:
– Cháu xin biếu bác chiếc vòng đeo cổ.
Người nhỏ nhắn lấy chiếc vòng đeo cổ ngồi xuống quay guồng, quay ba lần thì đầy ống . Xong lại bỏ ống khác vào, quay ba lần thì đầy ống thứ hai. Cứ làm thế đến sáng, thì quay xong tất cả chỗ rơm, tất cả các ống đều đầy sợi vàng cả.
Mặt trời vừa mọc thì nhà vua đến. Vua thấy vàng thì ngạc nhiên mừng rỡ. Nhưng lòng tham không đáy, vua lại cho đưa cô vào một căn buồng khác, to hơn, đầy rơm, rồi truyền lệnh cho cô trong đêm đó phải kéo rơm thành vàng nếu cô còn muốn sống ở trên đời. Cô gái chẳng biết làm thế nào lại ngồi khóc. Cửa lại mở, người bé nhỏ lại hiện ra bảo:
– Cô mất gì cho ta nếu ta kéo được chỗ rơm này thành vàng?
Cô đáp:
– Xin biếu bác chiếc nhẫn đeo ở tay này.
Người bé nhỏ lấy chiếc nhẫn, lại bắt đầu quay guồng, đến sáng thì kéo hết cả chỗ rơm thành vàng óng. Vua thấy vàng mừng quýnh lên. Nhưng vua vẫn thèm vàng, cho đưa cô gái vào một căn buồng to hơn nữa, đầy rơm bảo:
– Đêm nay, nhà ngươi phải quay chỗ rơm này. Nếu nhà ngươi làm được thì ta lấy làm hoàng hậu.
Vua nghĩ bụng tuy hắn chỉ là con gái một tên xay bột nhưng ắt là thế gian này không tìm ra một người con gái nào giàu có hơn. Khi cô còn một mình trong buồng, thì người bé nhỏ lại đến lần thứ ba bảo:
– Cô mất gì cho ta nếu lần này ta lại quay chỗ rơm này cho cô?
Cô đáp:
– Tôi không còn cái gì để biếu bác nữa.
– Thế thì cô hứa với ta nếu cô thành hoàng hậu thì cho ta đứa con đầu lòng của cô nhé.
Cô con gái bác xay bột nghĩ bụng chẳng biết sau này ra sao, nhưng nay trong lúc bí không còn cách nào khác. Cô hứa làm theo người nhỏ bé đòi hỏi. Người nhỏ bé lại quay rơm thành vàng như các lần trước.
Buổi sớm, vua đến thấy mọi việc như ý mình mong muốn, liền lấy cô làm vợ. Thế là cô con gái xinh đẹp của bác xay bột thành hoàng hậu. Sau một năm, cô sinh được một đứa bé rất kháu, quên bẵng người bé nhỏ. Bỗng người ấy vào phòng cô, bảo:
– Bây giờ cô hãy cho ta cái cô đã hẹn trước kia.
Hoàng hậu sợ hãi, xin người bé nhỏ lấy tất cả của cải trong nước, để lại cho bà đứa con. Nhưng người nhỏ bé đáp:
– Không được. Tất cả của cải trên thế gian đối với ta không quí bằng một chút sinh vật.
Hoàng hậu khóc lóc thảm thiết khiến người ấy động lòng bảo:
– Thôi ta hẹn cho cô ba ngày. Nếu từ nay đến đó, cô biết được tên ta thì cô giữ con lại.
Suốt đêm, hoàng hậu nghĩ đến các thứ tên đã được nghe, và cho sứ giả đi khắp nơi tìm xem còn có tên gì khác nữa không. Hôm sau, người nhỏ bé đến. Hoàng hậu nói các tên Katgia,
Mensio, Banxe… Bà lần lượt kể tất cả các tên bà biết, nhưng người bé nhỏ cứ nghe mỗi tên lại nói: “Không phải tên ta”. Hôm thứ hai, hoàng hậu cho đi hỏi quanh đó xem tên người ta là gì, rồi kể cho người bé nhỏ những thứ tên kỳ lạ.
– Phải chăng bác tên là Gầy giơ xương, Bắp vế cừu, hay Chân cò hương!
Nhưng người ấy cứ trả lời mãi:
– Không phải tên tôi.
Ngày thứ ba, sứ giả trở về thưa:
– Thần không tìm ra tên mới nào. Nhưng khi thần tới một ngọn núi cao, ở một góc rừng có nhiều cáo và thỏ, thì thần thầy một ngôi nhà nhỏ. Trước cửa nhà có lửa, một người nhỏ bé trông đến nực cười nhảy quanh lửa, lò cò một chân rồi kêu:
Hôm nay ta nấu, ngày mai quấy trộn,
Ngày kia lấy con hoàng hậu,
Chà! Hay quá, không ai biết tên ta là Đồ bỏ xó.
Hoàng hậu khi nghe thấy tên ấy, vui mừng khôn xiết. Một lát sau, khi người nhỏ bé bước vào hỏi:
– Thế nào, hoàng hậu, tên tôi là gì?
– Có phải Kun không?
– Không.
– Có phải Hanh không?
– Không.
– Phải chăng là Đồ bỏ xó?
Người bé nhỏ kêu lên:
– Đúng là quỷ, quỷ nó nói với cô rồi!
Hắn tức quá, giậm mạnh chân phải xuống đất, sâu đến tận bụng. Rồi hắn cáu lên, lấy hai tay nắm chân trái tự xé người ra làm đôi.
Xem thêm: kho truyện cổ tích viện nam
Của thiên trả địa
Của thiên trả địa
Của Thiên trả Địa. Ngày xưa, có hai anh chàng làm nghề cày thuê cuốc mướn ở cùng chung một làng, nhà họ cũng ở gần bên nhau. Một người tên là Thiên, người kia tên là Địa.
Kề chuyện bé nghe “Ăn khế trả vàng”
Của thiên trả địa. Họ giống nhau ở chỗ anh nào anh nấy đều nghèo rớt mùng tơi và đều mồ côi cha mẹ từ lúc nhỏ, có điều Thiên rất sáng dạ và tinh khôn, bảo gì hiểu nấy, còn Địa thì không được thông minh như bạn, nhưng bản tính hiền lành chân chất và không làm mích lòng ai bao giờ.
Một hôm, Địa nói với Thiên rằng:
– Nếu chúng ta cùng như thế này mãi thì không biết bao giờ mới cất đầu lên được. Tôi thấy anh là người sẵn có khiếu thông minh, nếu anh được học hành đàng hoàng thì chắc ngày sau sẽ có kết quả tốt. Tôi đã có cách rồi, từ nay anh khỏi cần đi làm nữa, cứ cố tâm lo việc đèn sách. Tôi sẽ gắng sức làm thêm để lấy tiền nuôi anh ăn học. Lúc nào anh thành tài, thi đậu làm quan to, đôi ta sẽ chung hưởng phú quý.
Thiên nghe vậy thì trong bụng mừng lắm, nhưng ngoài mặt vẫn ra vẻ ngần ngừ suy xét:
– Thế cũng được, nhưng ai lại bám vào anh mãi? Một mình anh làm lụng thì chắc là cực nhọc lắm!
Địa thật thà bảo:
– Có sao đâu, tôi có sức hơn anh mà, để những người thông minh như anh đi làm lụng vất vả thì phí quá đi. Tôi chịu cực được! Miễn sao sau này anh được công thành danh toại rồi thì đừng quên tôi nhé!
Thiên liền trả lời:
– Làm sao mà quên được công sức của anh. Tôi là người chứ có phải là con vật đâu!
Địa nghe bạn đoan chắc như vậy thì trong bụng vững tin lắm, vì biết Thiên có chí, chắc sẽ thành tài.
Thế rồi kể từ ngày đó Địa tận lực đêm ngày làm thuê để nuôi bạn ăn học. Thấy Thiên học mỗi ngày mỗi tiến, anh chàng lại càng hăng hái làm việc nhiều hơn, không quản chi khó nhọc.
Cứ như thế hết năm này sang năm kia, cả hai vẫn chưa ai lo bề gia thất, Địa vẫn cứ chăm chút lo lắng cho bạn yên lòng học tập.
Sau mười năm đèn sách, Thiên lần lượt đậu các khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình và giành luôn chức Trạng nguyên.
Hắn được nhà vua bổ làm quan to, cai quản cả một vùng, có dinh thự nguy nga, có kẻ hầu người hạ đông đúc và được mọi người rất trọng vọng.
Được tin bạn mình thành đạt như lòng mong ước, Địa rất sung sướng. Lập tức, anh chàng đem trâu và cày về trả chủ, rồi anh bán phăng ngôi nhà đang ở, lấy một số tiền mua đồ lễ tìm vào dinh của bạn.
Ngờ đâu sự đời là thế, lúc cơ hàn thì có bạn có ta, lúc nên danh thì quay lưng ngoảnh mặt. Khi Địa tìm đến nơi thì Thiên đã thay lòng đổi dạ, không muốn nhận lại bạn cũ nữa. Hắn còn dặn quân canh cấm cửa không cho Địa vào.
Địa bị đuổi nên tủi thân, lủi thủi ra về. Vừa đến bờ sông, anh chàng ngồi xuống, nước mắt rơi lã chã, nghĩ đến lòng người đen bạc, số phận hẩm hiu, bây giờ có muốn về làng cũng không được nữa vì nhà đã bán mất rồi…
Cảm thông cho anh chàng hiền lành thật thà, Bụt liền hiện lên giả làm người khách qua đường, đứng lại hỏi anh:
– Làm sao mà con khóc vậy? Bộ con không biết xấu hổ ư?
Địa nghe Bụt hỏi thì kể lại đầu đuôi mọi việc. Bụt liền hóa phép cho anh một chiếc đò và dặn rằng:
– Con cứ ở đây chở khách qua lại trên sông này cũng đủ ăn rồi, khỏi phải đi làm thuê nữa.
Địa khấu đầu lạy tạ vị ân nhân đáng kính, khi ngẩng lên thì không thấy ông ta đâu nữa. Biết là thần tiên phù giúp mình nên Địa nghe lời, ở lại đó dựng tạm một túp lều nhỏ, mỗi ngày chống đò ngang đưa khách sang sông.
Việc làm của anh chàng chỉ vừa đủ nuôi miệng, không để dành được đồng tiền nào, cho nên khi đến ngày giỗ cha, Địa cũng chẳng biết lấy gì mà cúng.
Chiều hôm ấy, sau khi chở mấy người khách sang bờ bên kia, Địa vừa chèo thuyền về đến nửa sông thì lại nghe có tiếng gọi đò. Anh cho đò quay trở lại. Trời lúc ấy đã nhá nhem tối, nhưng Địa vẫn trông rõ khách là một người đàn bà còn trẻ tuổi và rất xinh đẹp.
Đò vừa cập bến thì người ấy nói:
– Phiền anh lại chở tôi sang bờ bên kia nhé!
Địa gật đầu rồi lại chống thuyền đi. Nhìn lại thấy người thiếu phụ không phải người vùng này, cốt cách coi bộ rất quý phái, trong lòng muốn hỏi nhưng chẳng dám.
Khi lên bờ, người thiếu phụ nhìn quanh rồi nói với chàng:
– Bây giờ trời đã tối mà đường còn xa quá, anh làm ơn cho tôi nghỉ nhờ qua đêm được không?
Địa bối rối thưa lại rằng:
– Nhà tôi chỉ là một túp lều tranh vách lá, chỉ sợ phu nhân không được vừa lòng thôi.
– Có gì mà không vừa lòng? Được anh tốt bụng cho nghỉ lại qua đêm là may mắn lắm rồi. Tôi biết lấy gì trả ơn cho anh đây?
Địa đưa người đàn bà về nhà của mình, trong nhà chỉ độc có một cái chõng tre, anh liền nhường lại cho người đàn bà ấy nằm, vì biết lấy đâu ra chỗ nào khá hơn được.
Thấy Địa toan đi kiếm một nơi khác ngủ, người đàn bà liền hỏi:
– Anh ở một mình, chưa có vợ à?
– Chưa. Nghèo khổ như tôi thì hơi đâu mà nghĩ đến chuyện đó.
– Thế nếu như tôi xin làm vợ anh thì anh nghĩ sao?
Địa rất bỡ ngỡ, không biết trả lời thế nào cả. Lúc ấy nàng mới nói:
– Thú thật với anh, tôi là người ở trên cung tiên. Trời thấy anh là một người tử tế mà lại chịu khổ sở quá nên cho tôi xuống trần để giúp anh.
Nói rồi nàng hóa phép biến túp lều của Địa thành một dinh cơ rất đẹp, trong nhà đồ dùng thức đựng đầy đủ, kẻ hầu người hạ từng đoàn, không thiếu thứ gì.
Địa vừa kinh ngạc vừa vui sướng trong lòng. Nàng tiên lại hóa phép cỗ bàn linh đình để anh làm giỗ cúng cha rồi bảo chàng:
– Bây giờ mình hãy ăn mặc lụa là gấm vóc cho tươm tất vào rồi bảo gia nhân khiêng kiệu đến mời anh Thiên ấy sang nhà mình ăn giỗ.
Nghe nhắc đến Thiên, Địa vẫn còn chưa nguôi nỗi buồn:
– Mình mời chi cái thứ bạn bè bất nghĩa ấy?
Nàng nhẹ nhàng bảo chồng:
– Thì mình cứ nghe theo lời em đi mà! Chuyện cũ chàng hãy bỏ qua đi, bây giờ chúng ta được sung sướng hạnh phúc như thế này là mãn nguyện rồi, mời anh ấy đến thắp nén hương giỗ cha là hợp quá đi chứ. Vả lại để cho anh ấy biết mình cũng đâu có thua ai.
Địa nghe lời vợ, lên kiệu cho gia nhân đưa đến thăm dinh cơ của Thiên. Thấy Địa lần này có người đưa kẻ rước nên hắn tiếp đãi chàng có phần tử tế hơn nhiều.
– Chẳng hay có chuyện gì mà chú đến đây?
Địa cũng lịch thiệp đáp từ:
– Tôi đến mời anh ngày mai đến nhà ăn giỗ thân phụ. Mong anh nghĩ đến tình bạn năm xưa mà đến thắp nén nhang cho thân phụ tôi vui lòng nơi chín suối.
Thiên vẫn giữ thói huênh hoang cao ngạo như trước:
– Hà hà… Được thôi! Chú muốn ta đến chơi thì hãy trải chiếu hoa từ đây tới nhà, ta sẽ đến.
Địa về kể lại thì nàng liền bảo:
– Tưởng gì, chứ việc ấy có gì khó khăn lắm đâu, mình cứ yên tâm lo nhang đèn cho cha đi.
Nàng tiên lại hóa phép ra thành hàng nghìn chiếc chiếu hoa trải một đoạn đường dài từ nhà mình đến dinh cơ của Thiên đang ở.
Thiên không ngờ trong thời gian vừa qua Địa cũng trở nên giàu có lớn, nên hắn mới quyết định đến xem cho rõ sự tình.
Đến nơi, hắn rất lấy làm lạ khi thấy nhà cửa và mọi thứ đồ đạc của Địa sang trọng ít có nhà nào bì kịp, hỏi do đâu mà có thì Địa chỉ cười tủm tỉm bảo là nhờ ơn Trời thôi.
Được một lúc thì mâm giỗ được dọn ra để mời khách, Địa đưa vợ ra giới thiệu với bạn cũ và đích thân nàng rót rượu mời từng người.
Thấy nàng vừa đẹp vừa sang, hắn đâm ra mê mẩn và ganh tị với hạnh phúc của bạn. Khi đã ngà ngà men rượu, hắn lại nổi lên lòng tham tới mức mù quáng. Hắn nói với Địa:
– Không ngờ chú mày được sung sướng như vậy. Chú đổi vợ chú cùng cơ nghiệp này cho tôi, thì tôi sẵn sàng nhường chức quan cùng dinh cơ của tôi cho chú. Chịu không?
Địa liền đưa tay can gián:
– Anh say quá nên nói bậy rồi. Ai mà lại làm chuyện lạ kỳ như thế?!
Nhưng gã bạn bất nghĩa vẫn cứ cương quyết bảo:
– Ta nói thật mà! Nếu không tin thì cứ bảo lý trưởng ở đây làm tờ giao ước ngay đi!
Không bao giờ Địa lại muốn như thế, nhưng nàng tiên nói nhỏ vào tai chồng, xui Địa cứ việc bằng lòng đi, để nàng tự lo liệu.
Và thế là sẵn có cụ lý trưởng sang ăn giỗ nên hai bên liền làm tờ giao ước, điểm chỉ hẳn hoi để sau này đừng ai lật lọng.
Giấy tờ giao ước đâu đó xong xuôi thì Địa gạt nước mắt giã biệt người vợ tiên, lên võng về dinh cơ của Thiên mà tâm trạng rối bời, chẳng biết phải xử sự như thế nào cho phải lẽ với nàng đây?!
Còn Thiên thì quá say rượu nên nằm ngủ một giấc li bì, không biết trời đất gì nữa cả, đến sáng hôm sau hắn mới tỉnh dậy, ngơ ngác nhìn quanh thì thấy mình đang nằm trong một túp lều tồi tàn bên sông, bên cạnh là tờ giao ước với Địa.
Hắn nhìn quanh tìm kiếm, nhưng người vợ đẹp cùng dinh cơ lộng lẫy ngày hôm qua đã biến mất theo mây về trời, không còn chút dấu vết nào nữa cả.
Hối hận thì đã muộn, có kêu gào cách mấy cũng uổng công vì hắn đã điểm chỉ vào tờ giao ước rồi.
Giờ đây, hắn chỉ biết làm nghề chống đò qua sông thay cho Địa, còn Địa nhờ ơn Trời ban cho nên hóa ra thông minh và khôn ngoan, làm quan sung sướng mãi.
Ngày nay, mỗi khi người ta muốn ám chỉ việc những kẻ làm ăn bất nghĩa phải trả giá thì họ thường hay nói câu “Của Thiên trả Địa” là do sự tích câu chuyện này mà ra.
Đọc thêm truyện kể mầm non
Truyện mầm non đôi sam
Truyện mầm non đôi sam
Truyện mầm non đôi sam. Ngày xưa, có hai vợ chồng người thuyền chài nghèo khó rất mực thương yêu nhau. Một hôm chồng ra khơi đánh cá, gặp biển động, sóng gió to, không thấy trở về. Người vợ ở nhà mong đợi không được tin gì, nghĩ chồng đã chôn mình vào bụng cá, thương khóc thảm thiết, muốn đâm đầu xuống biển chết theo, để được gặp lại chồng ở thế giới bên kia. Trong lúc đau thương, người vợ bỗng nằm mơ thấy một vị thần hiện ra bảo:
Kể chuyện bé nghe “Gái ngoan dạy chồng”
– Ta là Ngư thần, thấy chị chung tình với chồng như thế, nên thương tình đến mách bảo là chồng chị hiện đương còn sống. Ta cho chị viên ngọc này để vượt biển mà gặp chồng. Nhưng hãy nhớ kỹ là khi ngậm viên ngọc vào miệng để bay thì phải nhắm mắt lại và đừng để rơi viên ngọc, không thì sẽ nguy đến tính mạng.
Chị vợ tỉnh dậy, thấy viên ngọc sáng trong tay, còn vị thần đã biến đâu mất. Đợi sáng ngày, chị ta thử bỏ viên ngọc vào miệng, rồi nhắm mắt lại thì bỗng nhiên gió thổi ù ù, rồi cả người nhấc bổng lên không mà bay đi. Đến khi gió lặng, chị vợ mở mắt ra thì thấy mình trên một bãi cát ở hòn đảo giữa biển, và trước mặt là chồng mình. Người chồng đã bị bão làm đắm thuyền trôi dạt đến đây. Hai vợ chồng bất ngờ gặp lại nhau, hết sức mừng rỡ, kể lại mọi việc từ khi xa cách, rồi bàn định cùng nhau trở về.
Người chồng ôm ngang bụng vợ, chị vợ bỏ ngọc vào miệng rồi bay qua biển. Giữa đường, anh chồng vui sướng được trở về, hỏi chuyện vợ. Chị vợ mở miệng trả lời, viên ngọc rơi xuống biển, cả hai vợ chồng ôm nhau chìm theo, chết hóa thành đôi sam.
Giống sam không bao giờ rời nhau, và mỗi khi nước rút, người ta thường thấy sam đực ôm lấy sam cái như hai vợ chồng người thuyền chài đã ôm nhau bay qua biển ngày xưa.
kho tàng truyện cổ tích việt nam
truyện cổ tích đôi sam truyện cổ tích đôi giày đỏ truyện cổ tích thạch sanh truyện cổ tích việt nam truyện cổ tích sọ dừa truyện cổ tích tấm cám truyện tranh cổ tích thạch sanh truyện cổ tích thạch sanh mp3 kho tàng truyện cổ tích việt nam
Cổ tích về loài bướm
Cổ tích về loài bướm
Cổ tích về loài bướm. Thuở nhỏ, khi nhìn thấy những con bướm đêm màu nâu đất, tôi vừa ghét vừa sợ vì chúng quá xấu xí, không như những chú bướm có màu sắc rực rỡ khác. Cho đến một ngày, tôi đã thay đổi suy nghĩ khi nghe câu chuyện sau:
Kể chuyện bé nghe “Ba lưỡi rìu và Quả bầu tiên”
“Xưa lắm rồi, khi có những chú bướm đêm cũng có màu sắc rực rỡ như những loài bướm khác, thậm chí còn lộng lẫy hơn cả những chú bướm bây giờ. Một ngày nọ, những thiên thần thấy buồn bã khi mây đen che phủ bầu trời khiến họ không còn nhìn thấy loài người ở chốn trần gian. Họ khóc – nước mắt thiên thần rơi xuống tạo nên những giọt mưa trắng xóa.
Cổ tích về loài bướm. Những chú bướm đêm hào hiệp vốn ghét nhìn thấy mọi người buồn phiền. Vì thế chúng rủ nhau làm một chiếc cầu vồng. Bướm đêm nghĩ rằng nếu nhờ những loài bướm khác giúp sức thì chúng chỉ cần cho đi một ít màu sắc của mình là có thể tạo ra một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp. Thế là một chú bướm đêm tìm đến nữ hoàng của loài bướm khác để nhờ giúp đỡ. Nhưng những loài bướm khác quá đỗi ích kỷ và tự phụ nên không muốn cho đi màu sắc của mình, dù chỉ một chút.
Những chú bướm đêm quyết định làm việc đó một mình.
Cổ tích về loài bướm. Chúng vỗ cánh thật mạnh làm bột phấn trên cánh rơi rắc trong không trung tạo nên những đám mây ngũ sắc lung linh như thủy tinh. Những đám mây dần dần giãn ra tạo thành một đường viền dài. Nhưng chiếc cầu vồng vẫn chưa đủ lớn, vì thế những chú bướm đêm cứ tiếp tục cho đi màu sắc của mình, cứ thêm vào từng chút một cho đến khi chiếc cầu vồng kéo dài đến tận chân trời. Những thiên thần trông thấy cầu vồng trở nên vui sướng. Họ mỉm cười, nụ cười ấm áp chiếu rọi xuống trần gian làm nên những tia nắng rạng rỡ. Và những chú bướm đêm ấy chỉ còn lại duy nhất một màu nâu thô mộc bởi chúng đã cho đi tất cả những sắc màu lộng lẫy nhất để dệt nên chiếc cầu vồng tuyệt diệu…”
Bạn ạ, đừng chăm chăm nhìn vào diện mạo, hãy soi rọi để tìm thấy những điểm sáng bên trong một con người. Có ai đó đã nói: “Nhân cách là ngọc quý, nó có thể cắt rời những ngọc quý khác”.
Sự tích con tằm
Sự tích con tằm
Sự tích con tằm có một người con gái tên con tằm nhả tơ kiếp con tằm hài kiếp con tằm
Ngày xưa, có một người con gái tên là Tơ cha mẹ đều mất sớm, phải đem thân đi ở hầu hạ một bà góa giàu có. Tánh tình của bà chủ nhà ác nghiệt quá đỗi khiến một hôm thị Tơ phải bỏ trốn đi, chạy vào một khu rừng, nghĩ bụng thà chết vào miệng thú dữ còn hơn là ở mãi trong cảnh khốn khổ bị hành hạ hàng ngày. Thị Tợ đi được một quãng khá xa, phần bấy lâu nay ăn uống thiếu thốn đuối sức, phần vất vả băng rừng lội suối, nên ngã ngất nằm trên một tảng đá.
Thần núi ở đấy thấu rõ tình cảnh đáng thương của cô gái hiền lành thơ ngây mới theo dõi che chở.
>>> Sự tích hồ Gươm
Khi thị Tơ bừng mắt tỉnh dậy tưởng chừng mình như vừa qua một giấc chiêm bao. Cảnh vật chung quanh khác hẳn lúc nàng ngất đi. Nàng thấy mình nằm ở trong một cái động, rêu trải mềm dịu như nhung, dưới chân một giòng suối đang chảy qua kẽ đá êm đềm như tiếng nhạc. Trước mắt nàng, vừa tầm tay với, vô số những trái cây ngon chín thắm lủng lẳng ở dây leo buông xuống như rèm che cửa động. Đang đói khát sẵn, nàng đưa tay lên hái ăn ngấu nghiến ngon lành.
Sau bữa ăn thanh đạm ấy, trong người nàng cảm thấy khỏe nhẹ khác thường. Thần núi hiện hình một ông lão râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc bước đến gần nàng. Trông thấy cụ già phúc hậu, thị Tơ vái chào kính cẩn. Ông lão làm ra vẻ ngạc nhiên, hỏi nàng ở đâu đến đây, làm sao lạc lõng một mình giữa rừng núi hoang vắng. Thị Tơ chân thành kể lại đầu đuôi mọi nỗi về kiếp sống đầy đọa của mình. Ông lão lắc đầu tội nghiệp cho nàng rồi khuyên nhủ:
– Cháu trốn như vậy là phải. Cháu cứ ở lại đây, có lẽ được yên thân hơn, có lão trông chừng cho.
– Thưa cụ, cụ là ân nhân của cháu, xin cụ cho cháu được biết cụ Ở đâu.
– Cả khu rừng núi này là nhà của lão. Lão sống bằng nghề đốn củi, nên nay đây mai đó luôn. Cháu đừng lo ngại, thỉnh thoảng có lão lại thăm. Nếu có việc gì cần đến lão, cháu cứ tới mỏm đá này gọi “ông tiều ơi” là có lão đến ngay.
Sáng hôm sau, ông lão trở lại cho thị Tơ một bọc quần áo mới để thay bộ đồ cũ rách nát. Từ đó, thị Tơ sống một cuộc đời thanh thản, tự do, không phải lo đến ngày mai, không buồn rầu nghĩ đến ngày quạ Dần dần chim chóc, các thú trong rừng đến làm quen với nàng, ngày ngày mang lại cho những trái cây ngon ngọt, quý lạ để dùng làm thức ăn. Sống như thế, nhan sắc thị Tơ ngày một rạng rỡ như đóa hoa rừng đang độ tốt tươi.
Vào thuở bấy giờ, ở Thượng giới có một vị thần đam mê khoái lạc, sau khi biến cõi thiên đình thành một chốn trác táng rồi chán những lạc thú trên trời, thần tìm xuống trần gian. Nhờ phép tắc siêu phàm, vị thần biến hóa ra đủ mọi hình dạng để cám dỗ đàn bà con gái nhan sắc. Từ giới thượng lưu cho đến bình dân, thần hiện ra khắp nơi, khi là vị quan trẻ đẹp, tài hoa lỗi lạc, khi là một thanh niên tuấn tú, phong nhã, đa tình, để lôi cuốn bao nhiêu người đẹp vào trong vòng sắc dục. Không một người đàn bà, con gái nào bị để ý đến mà tránh khỏi sức thu hút của thần để khỏi rơi vào vòng đam mệ Thần đã chán chê khoái lạc trong giới thượng lưu xa hoa, một hôm đi tìm lạc thú ở nơi thôn dã, qua khu rừng vắng, không một bóng người, tình cờ gặp cô gái rừng xanh đang nô đùa với bầy chim cùng muông thú. Sau phút sững sờ trước sắc đẹp của thị Tơ, lòng dục bùng cháy lên, thần mon men rẽ lá tiến lại định vồ lấy người đẹp. Một tiếng chim kêu thất thanh, cả cô gái cùng muông thú vội vàng bỏ chạy trước người lạ, thần ra sức đuổi theo. Thị Tơ quen sống giữa thiên nhiên đã trở nên nhanh nhẹn khác thường, chạy đi như gió, thần bèn giở phép phóng theo. Trong lúc thần sắp chụp được thì con nai lớn đến quỳ xuống cho thị Tơ leo lên lưng mà thoát khỏi tay dâm thần.
Nai đưa tới động, thị Tơ sợ hãi không dám bước ra ngoài nữa. Nàng trèo lên mỏm đá, gọi “ông tiều ơi” ba lần thì thấy ông lão hiện ra. Ông lão căn dặn nàng cẩn thận và trao cho nàng một chiếc vòng ngọc, đeo vào tay có thể muốn tàng hình lúc nào cũng được. Nhờ thế mà nàng tránh khỏi sự săn đón của vị thần muốn chiếm đoạt nàng.
Thấy công đeo đuổi của mình không có kết quả, thua trí một sơn nữ, thần nổi giận thề quyết bắt nàng cho kỳ được. Nhờ phép siêu phàm, thần giăng một sợi lưới rộng lớn với những sợ chỉ thật nhỏ và thật chắc bao vây cả khu rừng. Cô gái không dè nên bị mắc vào lưới, may nhờ một con bạch tượng dùng ngà đâm thủng, cứu thoát nàng một lần nữa. Nàng gọi đến ông tiều. Ông lão lão hiện ra khuyên nàng lần sau có bị vướng lưới thì kêu đến tên Phật Bà Quan âm.
Vì sợ mắc bẫy nên đã lâu thị Tơ không dám ra khỏi động. Nhưng rồi lòng ham muốn tự do chạy nhảy lại thúc dục nàng đi. Lần này nàng hướng về phía khác để tránh sự theo dõi của vị thần si tình. Song nhờ phép thần thông, vị thần biết được giờ nàng đi và nơi nàng đến, nên giăng lưới trước bắt được. Nhớ lời ông lão dặn, nàng kêu đến tên Phật Bà Quan âm, thì nhiệm màu thay, tất cả các sợi chỉ lưới đều rút gọn lại thu tròn bằng một hạt đậu lạc.
Trong lúc nàng mở miệng gọi đến lần thứ hai thì trái chỉ theo hơi nàng thở hút vào trong bụng.
Thấy phép tắc thần thông bị một cô gái thu mất, lòng tự ái của thiên thần bị kẻ phàm trần trêu ngươi quá đỗi, vị thần nổi trận lôi đình nghĩ cách trả thù. Lập tức thần nhắn gọi ngay Thiên Lôi ở dưới quyền mình trước kia đến. Thần Sét rủ các bạn, thần Gió, thần Mưa, thần Sấm, thần Chớp, cùng đến ra mắt. Vị thần mê gái liền nhờ Thiên Lôi giúp mình đánh cho tan tành quần áo cô gái đang nô đùa với bầy thú giữa rừng kia, song đừng làm hại đến người nàng. Thần Sét vâng lời, rồi chỉ trong nháy mắt, giữa lúc cô gái đang vuốt ve mấy con nai con bên giòng suối, thì mây đen kéo đến kín trời, gió nổi lên dữ dội, sấm dậy ầm ầm, chớp nhoáng chằng chịt, mưa tuôn xối xả. Thị Tơ bỏ chạy về động, bỗng một tiếng sét nổ vang trời, rung chuyển cả núi rừng nhắm bổ xuống người nàng. Thị Tơ không hề hấn gì, song lớp quần áo che đậy người nàng đã tan biến đâu mất. Vị thần đứng trên một mỏm đá cao chứng kiến cảnh tượng ấy, phá lên cười đắc thắng, rồi sôi nổi chạy về phía người đẹp trần truồng.
Nhưng thần lại phải thất vọng một lần nữa, vì chiếc vòng ngọc đeo ở tay đã giúp cho thị Tơ thành ra vô hình.
Đêm xuống, thị Tơ khó nhọc lần mò về đến trong động. Nàng thẹn thùng với tất cả chung quanh, tưởng chừng như vật gì cũng có mắt đang tò mò nhìn mình. Trần truồng, nàng không dám gọi đến ông lão hay lũ thú rừng quen biết đến cứu giúp. Nàng lui vào cuối động, rét run lẩy bẩy. Tấm lưới thần đã nuốt vào bụng làm cho nàng khó chịu, nôn ra, thành một đống chỉ mềm dịu, bền chắc. Lạnh quá, nàng lấy quấn vào người làm một thứ mền đắp ấm áp. Thế rồi nàng dần dần tắt thở trong cái ổ chỉ êm dịu ấy. Trước khi linh hồn rời khỏi thể xác, nàng thành khẩn nghĩ đến những kẻ nghèo nàn, khốn khổ, thiếu quần áo che thân, phải chết lạnh lẽo như nàng, tự nguyện sẽ giúp cho họ may mặc, đem những sợi chỉ này dệt thành quần áo. Vì thế mà nàng chết đi hóa thành con tằm.
Để thực hiện lời nguyện ước, hồn nàng mang theo đống chỉ tơ đến giăng ở ngọn cây dâu trong vườn Thượng uyển, nơi hoàng hậu cùng vua thường ngự tới mỗi chiều. Khi hoàng hậu ngang qua, hồn nàng mới nhả ra các sợi tơ vàng óng ánh tung bay cho gió mơn man. Hoàng hậu ngạc nhiên hứng lấy, thấy chỉ tơ đẹp, ánh vàng, mềm dịu, bứt thử mới hay là sợi tơ trông mong manh mà dẻo chắc lạ thường. Dâng lên vua xem, hoàng hậu ước mong được mặc một chiếc áo dệt bằng những sợi tơ vàng đẹp ấy.
Nỗi mong ước của hoàng hậu được nhà vua sai thực hiện. Tất cả những sợi tơ vàng trong vườn ngự uyển đều được thu góp lại, bao nhiêu thợ dệt tài giỏi trong nước được triệu vào cung, rồi chẳng mấy chốc, một tấm lụa vàng cực kỳ mềm dịu, bền chắc, rạng rỡ dâng lên trước mắt vua Hoàng hậu vui mừng sai cắt ngay cho mình một chiếc áo dài, để hôm sau ra triều ngự cạnh vuạ Cả triều sửng sốt trước vẻ đẹp của chiếc áo hàng mới làm tăng thêm bội phần nhan sắc của người mặc. Vua mới cho triều thần hay là chính hoàng hậu đã khám phá ra thứ chỉ tơ quý lạ đó, và cho phép các quan cùng nhà giàu có trong nước được bắt chước hoàng hậu may mặc thứ hàng mới kia.
Từ đó nghề trồng dâu, nuôi tằm bắt đầu nẩy nở, đáp lại nguyện vọng thiết tha của cô gái quê mùa thị Tơ.
Sưu tầm: đồ chơi mầm non
Sự tích quả dưa hấu
Sự tích quả dưa hấu
Ngày xưa, đất nước ta có núi cao, sông dài, biển rộng, trời đẹp nắng vàng, nhưng đồng ruộng thưa thớt, hoa quả chưa có nhiều thứ thơm ngọt như bây giờ. Thời đó, có một người tên là Mai An Tiêm vốn làm ăn chăm chỉ, lại khéo tay, tháo vát nên được nhà vua yêu mến và nhận làm con nuôi.
Một hôm, trong bữa tiệc thết khách, Mai An Tiêm vui vẻ nói:
– Nem công chả phượng của rừng của biển đều nhờ có tay người cầm cái nỏ, quăng cái lưới, đến cả hạt gạo ủ ra chén rượu này cũng do bàn tay con người làm nên cả.
Một viên quan trong triều vốn ghen ghét An Tiêm bèn về tâu với Vua, Vua đùng đùng nổi giận, nói:
– Đã thế, ta cho nó cứ thử trông cậy vào hai bàn tay xem có sống nổi không?
>>> Sự tích hồ Gươm
>>> Cổ tích bóng đêm truyện cổ tích việt nam hay nhất
Thế là một buổi sớm, vua ra lệnh đày cả nhà An Tiêm ra một hòn đảo hoang vu, không một bóng người. An Tiêm phải tìm một hốc đá để ở tạm.
Từ đấy, hàng ngày, An Tiêm đi bắn chim, còn nàng Ba, vợ an Tiêm thì ra bờ biển mò ngao, bắt cá làm thức ăn.
Bỗng một hôm, An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo. Con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh. An Tiêm nghĩ thầm: “ Quả mà chim ăn được thì chắc hẳn người cũng ăn được”. Chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá rêu ẩm.
Ít ngày sau, hạt đã nảy mầm đâm lá, bò tỏa ra khắp khoảnh đất. Hai vợ chồng An Tiêm sớm chiều chăm bón những cây lạ đó. Chẳng bao lâu, cây nở hoa, hoa kết thành quả.
Đến lúc quả đã to, vỏ có màu xanh thẫm, An Tiêm cắt về rồi bổ ra thì thấy ruột quả màu đỏ tươi, cùi màu trắng và nhiều hạt màu đen nhánh. Cả nhà ăn đều thích vì quả có vị ngọt và thơm mát. An Tiêm gọi đó là quả dưa đỏ.
Từ đấy, An Tiêm tiếp tục trồng thêm dưa. Giống dưa ngày càng sai, quả càng to, vị càng thơm ngọt.
Cứ mỗi mùa hái quả, An Tiêm lại khắc tên mình vào mấy quả dưa rồi thả xuống biển, nhờ song biển đưa vào đất liền.
Một hôm, có một chiếc thuyền ghé đến muốn đổi giống dưa quý để đem về bán trên đất liền. Từ đó, An Tiêm đổi được các thức ăn, đồ dung thường ngày và còn làm được một cái nhà lá xinh xinh.
Một ngày kia, có người dâng vua quả dưa lạ, vua ăn ngon miệng bèn hỏi thăm tung tích mới biết là do An Tiêm trồng ngòai hoang đảo. Vua ngẫm nghĩ thấy mình đã sai, liền cho thuyền ra đón gia đình An Tiêm. Hai vợ chồng An Tiêm mừng rỡ thu lượm hết những quả dưa chín và hạt giống đem về phân phát cho bà con hàng xóm và truyền dạy cách gieo trồng, chăm bón. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.
Theo truyện cổ Việt Nam
Sự tích chim tu hú
Sự tích chim Tu Hú
Sự tích chim Tu Hú truyện sự tích chim tu hú xem sự tích chim tu hú truyện cổ tích chim tu hú sự tích đất nước việt tiếng chim tu hú chim tu hú ăn gì chim tu hú hót cách nuôi chim tu hú
Ngày xưa, có một người đàn ông tính tình rất ngay thật song phải cái tật nóng nảy, sôi nổi khiến cho mọi người sống gần lấy làm khó chịu. Người ta đặt cho anh chàng nóng tính tên là Bất Nhẫn.
Một hôm Bất Nhẫn gặp một vị sư già quen biết lâu năm với gia đình, khuyên nhủ anh ta thay đổi tính xấu đã đem lại nhiều sự phiền nhiễu, tai hại cho đời anh. Bất Nhẫn hứa cải đổi, theo lời nhà sư vào ở trong rừng, nguyện ngồi yên trong một trăm ngày không để ý đến mọi việc xảy đến cho mình.
>>> Truyện mầm non Con cá thông minh
>>> Truyện mầm non Chú voi tốt bụng
>>> Kể truyện bé nghe Đôi ngỗng
Ban đầu sự có mặt của Bất Nhẫn trong khu rừng vắng vẻ làm cho các loài vật sợ hãi, nhưng rồi thấy êm thắm vô hại, chúng quen dần và xem anh cũng như một khúc cây. Bất Nhẫn lấy làm khốn khổ thấy lũ thú rừng bừa bãi chung quanh mình, có khi chim chóc lại ỉa cả trên đầu, song nhớ lại lời nguyện với nhà sư nên anh cũng không tỏ vẻ gì tức giận. Một đôi vợ chồng chim sâu đến làm tổ đẻ ngay ở búi tóc trên đầu, Bất Nhẫn cũng để yên. Được ít lâu chim con nở ra chíu chít.
Kể chuyện bé nghe “Gã khổng lồ và người thợ may”
Một hôm chim mái đi kiếm mồi cho con hơi muộn, đang hút nhụy hoa sen, gặp trời chiều tối các cánh hoa khép lại. Chim mái phải ở lại suốt đêm trong lòng hoa, đến sáng ngày hoa hé nở mới bay ra được. Về đến tổ thấy các con mà chẳng thấy chồng đâu, chim mái nổi cơn ghen, không nghĩ rằng chim trống đã bay đi từ sớm tìm kiếm vợ. Đến khi thấy chồng trở về, chim mái gây sự cãi nhau, đổi tội cho chồng đã thừa đêm vợ vắng nhà mà đi theo gái. Chim trống nói thế nào chim mái cũng không chịu tin, khiến nó phải gọi Bất Nhẫn làm chứng:
“Tôi đã thề với mình là suốt đêm tôi ở nhà ấp ủ cho con, nếu mình không tin lời thì thử hỏi con người bị trời trồng này xem.”
Nghe nói thế, Bất Nhẫn không cầm lòng được nữa, lấy tay hất cả tổ chim xuống đất mà rủa:
“Đồ vô ơn khốn kiếp, sỡ dĩ tao chịu ngồi yên như thế này cho chúng mày làm tổ và ăn ỉa trên đầu trên cổ là vì tao đã có lời nguyện, chứ tao có bị tội trời trồng đâu mà chúng mày dám bảo thế.”
Cơn tức giận đã phá hoại cả lời nguyện của Bất Nhẫn sắp thành quả vì anh đã ngồi yên được chín mươi chín hôm.
Thất bại lần này, Bất Nhẫn ra công tìm cách khác để mong đạt được ý nguyện. Nghe trong sách nói ai giúp được người ta qua sông nước ngặt nghèo thì động đến lòng Trời Phật, Bất Nhẫn mới đứng ra làm kẻ chở thuyền. Anh chọn một khúc sông hiểm trở, sắm một chiếc thuyền, tự nguyện chở giúp ch một trăm người quá giang.
Chỗ sông này vắng vẻ nên ít có người qua lại, song Bất Nhẫn vẫn kiên tâm chờ đợi. Trong vòng một năm anh đã chở được chín mươi tám người qua sông. Chỉ còn có hai người nữa là anh có thể từ giã chốn sông nước đìu hiu, nguy hiểm này. Một hôm, có một người đàn bà cùng đi với một đứa bé đến. Thiếu phụ còn trẻ tuổi có vẻ đàng điếm, kiêu kỳ, mới bước xuống thuyền đã lên giọng hách dịch bảo:
“Bác chở chúng tôi sang bên kia bờ, phải cẩn thận không thì mất đầu, nghe chưa”?
Bất Nhẫn từ tốn trả lời để yên lòng khách, thiếu phụ lại dục giã chèo mau. Chiếc thuyền khó khăn lắm mới vược qua ba phần sông, sắp đến bờ thì thiếu phụ bỗng kêu lên, buộc phải quày trở lại vì đã bỏ quên gói cơm của đứa con. Bất Nhẫn nghe theo quày thuyền trở lại cho hai mẹ con lên bến. Đợi một lúc lâu, thiếu phụ cùng con trở lại xuống thuyền. Cũng như chuyến trước, thuyền vừa gần qua tới nơi, người đàn bà lại ra lệnh bảo quay trở lại vì đã bỏ quên gói hành lý. Lần này Bất Nhẫn không còn dằn được nữa, tức giận bảo:
“Cô ả này dễ thường quên đến cả vú nếu hai vú không dính chặt vào người”.
Anh vừa nói xong thì người đàn bà hiện nguyên hình Phật Bà Quan Âm bảo với Bất Nhẫn:
“Thế mà anh cũng nguyện đòi sửa đổi tính nết, cũng đòi tu? Tu hành gì anh, tu hú!”
Dứt lời Phật Bà bay lên trời.
Bất Nhẫn buồn rầu thất vọng trở về, đau khổ nhuốm bệnh mà chết, hóa kiếp thành một con chim. Lời nói sau cùng của Phật Bà con văng vẳng mãi trong trí óc Bất Nhẫn, cho đến khi hóa ra chim rồi, cũng vẫn còn nhắc nhở hai tiếng tu hú.
Lúc Bất Nhẫn gặp Phật Quan Âm là vào mùa vải chín, cho nên mỗi năm cứ đến mùa này người ta thấy giống chim tu hú xuất hiện, não nùng kêu: Tu hú.