Archive
Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo mầm non bộ đồ chơi lắp ghép
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo
hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi mầm non Thực hiện theo kế hoạch của nhà trường, thực hiện theo kế hoạch phát động phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo năm học 2014-2015 của trường mầm non , nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, trên các lớp phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo đã đã đi vào chiều sâu.
ĐỌC THÊM
đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường năm học 2013 – 2014
đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường năm học 2013 – 2014
Làm đồ dùng đồ chơi là một hoạt động không thể thiếu được ở mỗi nhà trường mà nhất là hoạt động chuyên môn, phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm mục đích phục vụ hoạt động chuyên môn và nâng cao chất lượng dạy và học. trường mầm non Trung Hội đã tiến hành tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường. Hội thi đã được sự hưởng ứng và tham gia của 100% CBGV trong nhà trường. các cô giáo đã sưu tầm nguyên vật liệu dễ kiếm, tận dụng bằng những vật liệu phế thải tạo ra những đồ dùng phong phú và nhiều chủng loại khác nhau. Kết thúc hội thi ban giám khảo đã đánh giá giáo viên có ý thức trong việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường.
ĐỌC THÊM
Đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non mô hình đàn gà
Đồ dùng tự làm của giáo viên mầm non mô hình đàn gà
Sáng ngày, 31/10/2012, Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình đã tổ chức Hội thi cấp huyện cho 4 trường mầm non thuộc xã có dự án Plan bao gồm: Trường Mầm non Nga My, Trường Mầm non Tân Kim, Trường Mầm non Tân Khánh và Trường Mầm non Bàn Đạt. Để tham gia Hội thi cấp huyện, các trường đã tổ chức hội thi cấp trường, qua đó lựa chọn những đồ dùng đồ chơi tiêu biểu của đơn vị để tham gia hội thi cấp huyện. Bằng bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và lòng yêu nghề mến trẻ của các cô giáo đã đem đến hội thi những đồ dùng đồ chơi có chất lượng và hiệu quả sử dụng cao, những bộ đồ chơi đẹp mắt, ngộ nghĩnh, hấp dẫn, sinh động, an toàn từ
ĐỌC THÊM
Đồ dùng đồ chơi tự làm cấp mầm non các loài hoa
ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ LÀM CẤP MẦM NON CÁC LOẠI HOA
đồ dùng đồ chơi sáng tạo Tham dự Hội thi với sự tham gia của 7 Phòng GD-ĐT quận, huyện/. Các đơn vị đem đến Hội thi gồm 70 bộ đồ dùng dạy học “làm đồ dùng dạy học“, chủ yếu được làm từ những vật dụng như: hộp sữa, hộp bánh, miếng xốp, chai nhựa cũ … Nhiều bộ đồ dùng được thiết kế công phu, bảo đảm tính trực quan, có tính ứng dụng cao, hỗ trợ tích cực cho các em khuyết tật học hòa nhập các mầm
ĐỌC THÊM
Đồ dùng dạy học tự làm cấp mầm non đèn lồng tết trung thu
Đồ dùng dạy học tự làm cấp mầm non đèn lồng tết trung thu
hội thi đồ dùng tự tạo mầm non Trên sân khấu của nhà trường các sản phẩm đồ dùng, đồ dùng đồ chơi sáng tạo mầm non của các đồng chí giáo viên, trưng bày đa sắc màu, từ chủ đề Phương tiện giao thông, chủ đề Tết và mùa xuân, các loại cây, các loại hoa, quả, đồ dùng gia đình, hoạt động vui chơi…từ nhiều chất liệu khác nhau, các đồng chí giáo viên đã ý tưởng tạo ra các sản phẩm rực rỡ màu sắc hài hòa, đẹp đảm bảo an toàn khi sử dụng.
ĐỌC THÊM
đồ dùng đồ chơi sáng tạo mô hình ngã tư đường phố
đồ dùng đồ chơi sáng tạo mô hình ngã tư đường phố
Sáng ngày, 20/08/2015, Phòng GD&ĐT huyện Phú Bình đã tổ chức Hội thi cấp huyện cho 4 trường mầm non thuộc xã có dự án Plan bao gồm: Trường Mầm non Nga My, Trường Mầm non Tân Kim, Trường Mầm non Tân Khánh và Trường Mầm non Bàn Đạt.
ĐỌC THÊM
Đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp cơ sở
đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp cơ sở
Đồ dùng đồ chơi sáng tạo mầm non, là công cụ, là phương tiện lao động của mỗi thầy giáo, cô giáo trên mặt trận giáo dục. Nó tác động trực tiếp đến “Năng suất sản phẩm của giáo dục” đó là trí tuệ con người; Đối với bậc học mầm non đồ dùng, đồ chơi lại càng quan trọng và ý nghĩa hơn bao giờ hết vì trẻ mầm non thông qua “ Chơi mà học, học mà chơi”. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi: Trẻ nhận biết, tiếp thu kiến thức, hình thành khái niệm… đều thông qua đồ dùng trực quan, thông qua chơi và đồ chơi tự làm đồng thời để phát huy tính sáng tạo, óc thẩm mỹ, rèn luyện đôi bàn tay khéo léo của cô giáo mầm non.
ĐỌC THÊM
Đồ dùng dạy học tự làm cấp mầm non bộ đồ chơi dân gian
Đồ dùng dạy học tự làm cấp mầm non bộ đồ chơi dân gian
Đồ dùng dạy học tự làm cấp mầm non bộ đồ chơi dân gian Sản phẩm đồ dùng đồ chơi tự tạo của các đồng chí giáo viên đã được trưng bày tại sân khấu nhà trường, giờ đón trẻ có rất nhiều các bậc phụ huynh thăm quan các gian trưng bày đồ dùng đồ chơi tự tạo. Đây là dịp để nhà trường tiếp tục tuyên truyền tôt hơn về công
ĐỌC THÊM
Hướng dẫn giáo viên kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
Hướng dẫn giáo viên kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
Một số biện pháp chỉ đạo hướng dẫn giáo viên hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống mầm non trẻ em trở thành một quan điểm lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, trẻ em là một trong những đối tượng được Bác quan tâm và giáo dục nhiều nhất, liên tục nhất. Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân ái của dân tộc: Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Truyền thống ấy đã được thể hiện trong văn hóa dân gian việt Nam: “Dạy con từ thủa còn thơ”, để sau này: “Con hơn cha là nhà có phúc”. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc giáo dục trẻ em vì trí tuệ, tính cách con người phụ thuộc rất lớn vào nội dung, phương pháp hết giáo dục ở tuổi này.
Để thực hiện tốt mục tiêu của xã hội và mục đích của Đảng ta là: Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng văn minh thì trước nhiệm vụ của giáo dục phải đào tạo ra những con người mới xã hội chủ nghĩa và con người đó phải được phát triển toàn diện. Trong xã hộị hiện nay đã làm thay đổi được cuộc sống con người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục được nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực, gây hại cho con người đặc biệt là trẻ em nếu mỗi người trong đó có trẻ em không có những kiến thức cần thiết để biết lựa chọn sống tích cực, không có năng lực để ứng phó, để vượt qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ trở ngại rủi ro trong cuộc sống. Do đó hình thành kỹ năng sống cho mọi người nói chung và trẻ em nói riêng đã trở thành nhiệm vụ quan trọng.
Giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ phát triển hài hòa, toàn diện về nhân cách, cung cấp cho mỗi trẻ những kiến thức cần thiết về kỹ năng sống cho lành mạnh và có ý nghĩa. Giúp trẻ hiểu biết những kiến thức về kỹ năng sống được cung cấp thành hành động cụ thể trong quá trình hoạt động thực tiễn với bản thân, với người khác, với xã hội, ứng phó trước những tình huống, học cách giao tiếp ứng xử với mọi người, giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ và thể hiện bản thân một cách tích cực, góp phần đào tạo con người mới với đầy đủ các mặt “ Đức, trí, thể, mĩ”, “ Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”. Tuy nhiên giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ sao cho trẻ cảm nhận thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải bắt đầu từ định hướng và định hình cho trẻ những hành vi tốt đẹp. Giáo dục kỹ năng cho trẻ từ cấp học mầm non, trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu môi trường sống xung quanh như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ, ở lứa tuổi này chỉ nên dạy cho trẻ những điều dễ nhớ, dễ học, dễ hiểu tuyệt đối không nên áp đặt ý kiến hay suy nghĩ chủ quan của cha mẹ, cô giáo cũng như người lớn. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tôi nhận thấy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ tại trường tôi còn hạn chế chưa được sâu sắc, tỉ mỉ, chưa có tiêu chí cụ thể, trình độ chuyên môn giáo viên còn non kém, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ phải tiến hành trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, được tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động trong ngày là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các biện pháp để giúp trẻ hình thành kỹ năng sống cho trẻ một cách tốt nhất, do vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
“ Một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên giáo dục hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn tại trường mầm non”. Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này thực nghiệm và áp dụng trên trẻ mẫu giáo lớn lớp A1, A2, A3 thời gian từ tháng 8/2012 đến tháng 5/ 2013.
Với đề tài này tôi mong muốn trẻ đến trường không chỉ được học tri thức mà trẻ còn được học hình thành nhân cách tốt để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
* Sáng kiến này nhằm đạt được mục đích:
– Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn.
Xây dựng một số biện pháp tác động sư phạm nhằm hình thành và hoàn thiện một số kỹ năng sống phù hợp với trẻ mẫu giáo lớn.
– Đề ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn.
* Đối tượng nghiên cứu:
– Một số biểu hiện kỹ năng sống của trẻ khối mẫu giáo lớn trường mầm non B xã Vạn Phúc.
* Phạm Vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu:
– Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng của tất cả kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn. Tiến hành áp dụng các biện pháp hình thành kỹ năng sống vào các lớp A1, A2, A3.
– Tháng 8 năm 2012: Nghiên cứu và chọn đề tài SKKN
– Tháng 10,11,12 năm 2012: Xây dựng đề cương SKKN
– Tháng 1,2,3 năm 2013: Viết các biện pháp sáng kiến kinh nghiệm mầm non
– Tháng 4 năm 2013: hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận:
Trong thời đại mới ngoài kiến thức mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kỹ năng để càng hoàn thiện bản thân, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và trẻ lớp mẫu giáo nói riêng cần: Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi. Thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, giúp trẻ phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, yêu quý anh, chị, em, bạn bè, thật thà mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp ham hiểu biết, thích đi học.
Mục tiêu của giáo dục mầm non đã được quy định điều I của luật giáo dục là: Phấn đấu cho trẻ phát triển hài hòa, toàn diện cân đối về mọi mặt Thể chất, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động. Hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Nhằm đạt được mục tiêu này người giáo viên mầm non cần biết giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách khoa học. Vậy ta hiểu kỹ năng sống là gì? “ Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi tích cực, lành mạnh giúp bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống”.
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tôi dựa vào 17 tiêu chí sau: Hiểu biết và chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng – Chăm sóc vệ sinh cá nhân – Giữ an toàn cá nhân – Nhận thức về bản thân – Tự tin và tự trọng – Cảm nhận và thể hiện cảm xúc – Thiết lập mối quan hệ tích cực với bạn và người lớn – Hợp tác với người khác – Thích ứng trong quan hệ xã hội – Tôn trọng người khác – Nghe hiểu lời nói – Sử dụng lời nói – Giao tiếp – Nhận thức về môi trường xã hội – Nhận thức về môi trường tự nhiên – Nhận thức về nghệ thuật – Sáng tạo.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng, cô giáo cần có định hướng có mục đích giáo dục để đưa vào dạy trẻ. Tác động sư phạm của cô giáo luôn thay đổi, phù hợp với nhu cần phát triển của trẻ có tình cảm, có hứng thú vì thế nghệ thuật chủ yếu của cô thể hiện ở chỗ biết hòa nhập vào thế giới của trẻ, biết quên mình là người lớn để thực sự là một người bạn của trẻ, biết tôn trọng và đồng cảm với trẻ tạo nên không khí cởi mở lôi cuốn thu hút trẻ, từ đó giúp trẻ những hiểu biết nhất định, tạo cho trẻ có đủ điều kiện về thể lực, kiến thức, kỹ năng, hình thành và phát triển nhân cách tốt cho trẻ mầm non.
- cơ sở thực tiễn:
1.1 Giới thiệu chung về trường:
- Trường mầm non B Vạn Phúc nằm trên địa bàn xã Vạn Phúc, là một xã thuộc phía nam huyện Thanh Trì, nằm trong đê, ven sông hồng.
- Trường có một khu ở vị trí trung tâm thuộc thôn 3 của xã, khu vực dân cư. Trường được xây dựng khang trang, rộng rãi, đồ dùng trang thiết bị cho việc dạy và học tương đối đầy đủ. Được quan tâm rà soát bổ sung và sửa chữa hàng năm nên điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ rất tốt.
– Thành tích đạt được: Năm 2010 nhà trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia cấp độ I. Nhiều năm liên tục được công nhận là:
– Trường tiên tiến cấp huyện
– Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh
– Công đoàn vững mạnh xuất sắc
– Đoàn thanh niên chi đoàn vững mạnh
– Cơ sở vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, phù hợp với từng độ tuổi. Được bổ sung, sửa chữa hàng năm
– CBGV,NV trong nhà trường: 44 đ/c
– BGH: 3 đ/c; trình độ chuyên môn trên chuẩn ( 2 đ/c đại học, 1 đ/c cao đẳng và đang học đại học)
– Giáo viên: 29 đồng chí trong đó: Đại học: 13 đ/c; cao đẳng: 4 đ/c
– Nhân viên: 12 đ/c: Đại học: 1 đ/c; cao đẳng:1 đ/c; trung cấp: 8 đ/c ( trong đó có 2 đ/c bảo vệ)
Đại học | Cao đẳng | Trung cấp | Không qua ĐT |
16 : 38 % |
6: 14 % |
21: 48% |
– CBGV,NV trong nhà trường là một tập thể đoàn kết, biết giúp đỡ lẫn nhau. Đội ngũ CBGV,NV đa số tuổi đời còn rất trẻ nên sức khỏe tốt, ngày công đảm bảo. rất năng nổ nhiệt tình trong công việc.
– Năm học 2012-2013 trường có 10 lớp với số trẻ là 430 trẻ, trong đó trẻ mẫu giáo lớn có 122 trẻ. Trẻ đi học tương đối chuyên cần tỷ lệ chuyên cần toàn trường trung bình đạt 90% trở lên
– Phụ huynh: Đa số phụ huynh làm nghề nông nghiệp. Nhưng sự phối kết hợp trong việc học tập của trẻ với cô giáo và nhà trường tương đối tốt. Phụ huynh đã có Sự quan tâm đến trẻ nhiều hơn so với những năm học trước. Công tác XHH đối với nhà trường luôn được phụ huynh quan tâm và ủng hộ.
– Tất cả những điều kiện, yếu tố trên, thuận lợi cho nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để có những biện pháp tích cực giáo dục trẻ tốt hơn sau mỗi một năm học, Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho giáo viên và học sinh
– Ở năm học này tôi nhận thấy kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo lớn chưa được hình thành tốt các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng tôn trọng người khác…..kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp là kỹ năng quan trọng nó là sự tổng hợp của nhiều kỹ năng như kỹ năng quan sát, lắng nghe, hiểu lời nói…. Nhận thức mức độ cần thiết của việc hình thành kỹ năng thể hiện văn hóa giao tiếp tôi đã đưa ra một số biện pháp và lựa chọn những hoạt động phù hợp nhằm hình thành các kỹ năng này.
– Từ suy nghĩ của bản thân qua trao đổi tìm hiểu cán bộ, giáo viên trong nhà trường tôi thấy đội ngũ giáo viên chưa nhiều kinh nghiệm về việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Chưa tìm được biện pháp tích cực để có những tác động phù hợp hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể, chưa có sự thống nhất về nội dung dạy trẻ. Tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng cho trẻ qua 17 tiêu chí sau:
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/kynangsongtreem
đồ dùng đồ chơi sáng tạo trường mầm non
đồ dùng đồ chơi sáng tạo trường mầm non