Archive
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng mầm non
Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng mầm non
PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta ai cũng đều biết rằng, hiện nay vấn đề dinh dưỡng mầm non – sức khỏe đang là tiêu điểm được cả xã hội quan tâm. Trong đó việc giáo dục dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ ở các trường mầm non được coi trọng hơn cả. Bởi lẽ trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn quá non nớt, chưa chủ động ý thức được đầy đủ về các chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mình như thế nào. Điều đó đủ nói lên tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe học sinh trong trường mầm non. Vì vậy, trong mỗi nhà trường cần phải làm tốt đồng thời cả việc chăm sóc cũng như việc giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh tới các đối tượng là giáo viên, phụ huynh học sinh, cộng đồng xã hội và ngay chính cả những đứa trẻ để đẩy mạnh chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ trong nhà trường.
Nhận thức được các lý do, tầm quan trọng nêu trên, trường mầm non B Tứ Hiệp những năm qua đã rất quan tâm đi sâu vào công tác chỉ đạo chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, bước đầu cũng đạt được một số kết quả nhất định xong cũng còn một 15số điểm còn hạn chế như kiến thức về dinh dưỡng – sức khoẻ của giáo viên, phương pháp dạy trẻ, cơ sở vật chất chưa đồng bộ…
Để phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ cho trẻ tốt hơn tạo lòng tin với các bậc cha mẹ học sinh, đưa nhà trường ngày một đi lên. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ của Phòng giáo dục Huyện phân công làm tốt chuyên đề “Chăm sóc nuôi dưỡng trẻ” nhằm giảm tỷ lệ trẻ duy dinh dưỡng, thấp còi. Vì vậy tôi đã tìm tòi nghiên cứu và đúc rút ra một số sáng kiến kinh nghiệm mầm non về công tác quản lý chỉ đạo nuôi dưỡng trong trường mầm non, đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên – nhân viên nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non”.
Mục đích của đề tài này:
Đề cập đến một số cơ sở khoa học của công tác giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ trong trường MN B Tứ HIệp.
Chỉ ra thực trạng về công tác giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe ở trường mầm non B Tứ Hiệp.
Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh dinh dưỡng – sức khỏe ở trường mầm non B Tứ Hiệp.
Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên – nhân viên nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe” trong trường mầm non B xã Tứ Hiệp.
- Nghiên cứu về một số biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ về “Dinh dưỡng- sức khỏe” cho nhân viên nuôi dưỡng ở trường mầm non B xã Tứ HIệp.
Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
- Các cháu trường MN B xã Tứ HIệp.
- Giáo viên, nhân viên trường MN B xã Tứ Hiệp.
Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp lý luận: Phân tích, tổng hợp, khái quát…góp phần giải quyết mục đích yêu cầu, cách thực hiện các biện pháp của đề tài.
- Nhóm phương pháp thực tiễn:
+ Phương pháp điều tra viết: Nhằm thu thập các thông tin về thực trạng biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng CSGD dinh dưỡng- sức khỏe cho trẻ trong trường MN B xã Tứ HIệp đối với tất cả giáo viên, nhân viên trong trường.
+Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu sổ sách, kế hoạch hoạt động của giáo viên, nhân viên để phát hiện thực trạng quản lý hoạt động giáo dục dinh dưỡng- sức khỏe trong trường.
+ Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát một số hoạt động của giáo viên, nhân viên qua các giờ giao nhận thực phẩm, sơ chế chế biến và chăm sóc trẻ qua các hoạt động trong ngày tại trường mầm non B xã Tứ Hiệp.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu tại trường MN B xã Tứ Hiệp với 11nhóm lớp/ 310 học sinh và 6 cô nuôi dưỡng.
Thời gian nghiên cứu:
- Chọn đề tài : Từ tháng 9/2012 – Tháng 10/2012.
- Xây dựng đề cương : Từ tháng 10/2012 – Tháng 11/2012.
- Sửa đề cương : Từ tháng 11/2012 – Tháng 12/2012.
- Hoàn thiện các biện pháp : Từ tháng 12/2012 – Tháng 01/2013.
- Viết sáng kiến kinh nghiệm : Từ tháng 01/2013 – Tháng 3/2013.
- Sửa sáng kiến kinh nghiệm : Tháng 4/2013.
- Hoàn thiện SKKN : Tháng 5/2013.
néi dung s¸ng kiÕn kinh nghiÖm
- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho học sinh trong trường mầm non tưởng chừng như đơn giản, nhưng nó vô cùng quan trọng và vất vả đối với đội ngũ giáo viên nhân viên trong nhà trường hiện nay. Muốn có một thế hệ kế cận tương lai phát triển toàn diện mọi mặt, hài hoà cân đối về “Tri thức – Thể – Mỹ” thì chúng ta là người chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cần tìm ra những biện pháp nuôi dạy phù hợp để giúp trẻ phát triển tốt hơn. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải có sự đầu tư về chiến lược con người. Con người phải có trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức, chính trị, đặc biệt là sức khỏe của con người đây là yếu tố quyết định sự thành công của xã hội.
Bác Hồ đã nói: “Muốn có xã hội chủ nghĩa phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Và chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng tại hội nghị tổng kết ngành thể dục thể thao 23/03/1973 có nói: “Con người xã hội chủ nghĩa là con người khoẻ mạnh, lúc nào cũng sung sức, cơ thể tốt, thần kinh, tinh thần tốt”.
Có thể nói, nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục Mầm non là tạo điều kiện tốt nhất để phát triển hài hòa thể chất và tinh thần, phối hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình và xã hội để chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi phát triển một cách toàn diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người XHCN:
- Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa, cân đối.
- Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn, giúp đỡ những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên.
- Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra những cái đẹp xung quanh.
- Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng (quan sát, so sánh, tổng hợp, suy luận…) cần thiết.
Để cho trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện, tôi tập trung nghiên cứu tìm tòi nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên, nhân viên để nâng cao chất lượng dinh dưỡng – sức khỏe cho trẻ, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tình trạng ngộ độc thức ăn trong nhà trường, tăng cường vệ sinh dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Đặc điểm chung:
Trường mầm non B xã Tứ Hiệp có 03 khu nằm trên địa bàn Cổ Điển A, Cổ Điển B, Đồng Trì. Mỗi thôn cách xa từ 1,5 – 3km, trường có 11 lớp, trong đó có 02 lớp nhà trẻ và 09 lớp mẫu giáo. Đầu năm có 277 cháu ra lớp.
Toàn trường có 42 đ/c CB – GV- NV. Trong đó:
– CBQL : 03/03 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 100%.
– Giáo viên : 26 đ/c trong đó:
+ 14/26 đ/c trình độ trên chuẩn đạt tỷ lệ 53,8%.
+ 12/26 đ/c trình độ chuẩn đạt tỷ lệ 46,2%.
– Nhân viên : 13 đ/c, trong đó:
+ Cô nuôi: 06/06 đ/c có bằng trung cấp nấu ăn và kỹ thuật nấu ăn 3/7 đạt tỷ lệ 100%.
+ Kế toán: 01/01 đ/c có trình độ Cao Đẳng Tài chính kế toán.
+ Nhân viên y tế kiêm thủ quỹ: 01/01 đ/c có trình độ Trung cấp Y Hà Nội.
+ Nhân viên văn thư kiêm thủ kho: 01/01 đ/c có trình độ Trung cấp Hành chính văn phòng.
+ Nhân viên bảo vệ: 01/04 đ/c có trình độ Trung cấp tin học.
- Thuận lợi:
– Được sự quan tâm của UBND Huyện, Phòng giáo dục Huyện Thanh Trì và Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho giáo viên – nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên làm việc.
Trường nhiều năm đạt tiên tiến cấp Huyện.
– Đội ngũ giáo viên- nhân viên trình độ đạt chuẩn và đa số trên chuẩn.
– Tập thể giáo viên đoàn kết.
– Cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện, đồ dùng phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng được trang bị đầy đủ.
– Trường có uy tín với phụ huynh học sinh.
– 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
- Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trường còn có những khó khăn như sau:
– Bản thân tôi mới được bổ nhiệm CBQL và được phân công phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng và các phong trào thể dục thể thao trong trường nên kinh nghiệm quản lý còn hạn chế.
– §a sè phô huynh lµm n«ng nghiÖp, cha quan t©m ch¨m sãc con c¸i nªn tØ lÖ suy dinh dìng, thÊp cßi ®Çu n¨m ë trÎ cßn kh¸ cao:
+ Suy dinh dìng : 25 trÎ = 9%.
+ ThÊp cßi : 41 trÎ = 14,8%
+ BÐo ph× : 1 trÎ = 0,4%
– Trường có 3 điểm lẻ nên việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn.
– Đa số các bếp còn chật hẹp, đồ dùng phục vụ nuôi dưỡng trang bị chưa phong phú, hiện đại.
– Mức tiền ăn thấp (15000đ/trẻ/ngày), giá cả tăng nên chất lượng bữa ăn cân đối lượng dưỡng chất còn hạn chế.
– Một số giáo viên mới vào ngành nên kiến thức về dinh dưỡng sức khỏe và kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn hạn chế, sự truyền đạt kiến thức dinh dưỡng cho trẻ chưa hấp dẫn trẻ, còn mờ nhạt ít ấn tượng, mau quên.
– Trường còn thiếu phòng học và các phòng chức năng, có 02 lớp học ghép hai độ tuổi nên công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ vẫn gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ: Tổ chức giờ ăn cho trẻ ở lớp ghép 2 độ tuổi còn hạn chế trong quy trình nhận số lượng thức ăn, đảm bảo đúng, đủ định lượng và xuất ăn hàng ngày của trẻ.
Với những đặc điểm tình hình nhà trường như trên, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, đặc biệt là nhiệm vụ chăm sóc giáo dục dinh dưỡng – sức khoẻ cho trẻ, tôi đã thực hiện một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục dinh dưỡng trong trường mầm non tạo lòng tin với các bậc phụ huynh đưa nhà trường ngày một đi lên như sau:
Theo: sáng kiến kinh nghiệm mầm non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/dinhduongmamnonee