Archive
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
Đề tài Làm hoa tặng cô nhân ngày 8-3
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Làm hoa tặng cô nhân ngày 8/3
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đối tượng: Mẫu giáo bé
Thời gian: 20 – 25 phút
Số trẻ: 20 – 25 trẻ
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ biết đặc điểm của 1 số bông hoa: hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa tuy líp
– Trẻ biết làm bông hoa tặng mẹ nhân ngày 8/3
– Đối với cháu Nhật: Trẻ biết đặc điểm, hình dạng chi tiết 1 bông hoa hoa cúc.
- Kỹ năng
– Rèn trẻ kỹ năng bôi hồ, quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính
– Phát triển sự khéo léo, linh hoạt cuả đôi bàn tay, trí tưởng tưởng, óc thẩm mỹ cho trẻ
– Đối với cháu Nhật: Trẻ có kỹ năng bôi hồ quấn giấy, xếp chồng, dán hồ, dán băng dính có sự hỗ trợ của cô.
+ Nâng cao khả năng tập trung chú ý.
+ Nâng cao khả năng phối hợp mắt-tay
- Thái độ
– Trẻ biết quan tâm đến mẹ trong ngày 8/3, hứng thú làm hoa tặng mẹ
– Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh khi thực hiện
II/ CHUẨN BỊ
- Địa điểm, đội hình
– Trong lớp C3
– Trẻ ngồi theo bàn. 4 trẻ 1 bàn
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– 1 lẵng hoa cúc bằng giấy nhăn mềm: hoa màu vàng, trắng, xanh non
– 1 bát hoa đồng tiền bằng giấy màu: hoa màu vàng, đỏ, hồng, cam.
– 1 lọ hoa Tuy líp cánh hoa bằng vải dạ màu đỏ, vàng, tím, nhụy bằng len vàng.
– Đĩa nhạc bài: Quà 8/3; Bông hoa mừng cô
– Đầu đĩa, ti vi, que chỉ.
- Đồ dùng của trẻ:
– Ống hút, vỏ thạch, cánh hoa, bông hoa bằng vải dạ, giấy màu, giấy nhăn
– Hộp để đồ dùng
– Đĩa đựng hồ, băng dính, khăn lau tay.
*NDTH: Âm nhạc mầm non “ Quà 8/3; Bông hoa mừng cô”
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ | HOẠT ĐỘNG TRẺ TỰ KỶ |
1. Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ hát bài: “ Quà 8/3“ và trò chuyện về nội dung bài hát: Trong bài hát bạn nhỏ đãlàm gì để tặng mẹ nhân ngày 8/3 ? 2. Nội dung chính: Cho trẻ xem hoa cô làm tặng bà và mẹ a) Quan sát và đàm thoại * Cho trẻ quan sát lẵng hoa cúc: Cô đưa lẵng hoa cúc ra và hỏi trẻ: + Các con nhìn xem cô có lẵng hoa gì đây? + Lẵng hoa cúc có những gì? + Những bông hoa có màu gì? – Cô cho trẻ sờ cánh hoa và hỏi trẻ: + Những bông hoa này được làm bằng gì? + Các con còn nhớ cách làm bông hoa cúc không? =>Cô chốt lại ý của trẻ và nhắc lại cách làm. * Tương tự như vậy với lọ hoa Tuylip và bát hoa đồng tiền b) Hỏi ý định của trẻ: – Mẹ các con sẽ rất vui khi nhận được những món quà nhân ngày 8/3 đấy. + Con thích làm hoa gì để tặng mẹ? + Con sẽ làm bông hoa màu gì? + Con sẽ làm như thế nào c) Trẻ thực hiện: – Cô nhắc trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ như: lau tay sau khi bôi hồ,bỏ vỏ băng dính vào hộp. Khi làm xong mang trưng bày cạnh ảnh của mình. – Cho trẻ về bàn, cô bao quát hướng dẫn trẻ thực hiện. – Trong quá trình trẻ làm cô bật nhạc nhẹ nhàng |
Cả lớp hát và trả lời
Cả lớp trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nói ý định của mình |
-Trẻ hưởng ứng theo lời bài hát.
Khuyến khích trẻ trả lời
Trẻ trả lời có sự hỗ trợ của cô.
Trẻ cùng cô xây dựng ý định làm hoa của mình.
|
d) Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
– Cho trẻ đem sản phẩm của mình lên trưng bày. – Cho trẻ giới thiệu về sản phẩm của mình: + Con làm hoa gì? Hoa có màu gì? + Con dùng nguyên vật liệu gì để làm ? + Con làm như thế nào ? – Con thích bài của bạn nào nhất? Vì sao? – Cô nhận xét bài của trẻ,động viên trẻ. Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện vận động này tại nhà. 3. Kết thúc – Cô cho trẻ hát bài “ Bông hoa mừng cô” |
Trẻ về bàn và thực hiện
Trẻ giới thiệu
Cả lớp hát
|
Trẻ thực hiện bài tạo hình có sự hỗ trợ của cô. Khuyến khích, cùng trẻ giới thiệu bài của trẻ. Trẻ hưởng ứng bài hát cùng các bạn. |
Kinh nghiệm giáo dục trẻ tử kỷ hòa nhập tại lớp
Nhóm nhà trẻ chơi trò nhặt bóng trong sân
Nhóm nhà trẻ chơi trò nhặt bóng trong sân
*Bé khéo tay: Di màu bé trai, bé gái, nặn đồ dùng của bé, những thứ bé thích, không thích,…, làm tranh chủ điểm cùng cô.
+Xếp đường đi về nhà bé, Dán các giác quan, Xâu hoa tặng bạn…
* Phân vai : nấu ăn, cho bé ăn, ru bé ngủ
– Âm nhạc: Bé nghe hát “Tay thơm tay ngoan, Múa cho mẹ xem, Ru em, Đi ngủ….chơi với các dụng cụ âm nhạc.
-Bé xem sách:Tập cho trẻ lật sách, xem tranh ảnh về các bạn, tranh cơ thể bé, làm album về chủ đề bản thân, xem tranh kể chuyện sáng tạo, làm rối bạn trai, bạn gái.
-Vận động: ném bóng, bò qua vật cản, bé nhặt bóng, …
-Thiên nhiên: Quan sát cây xanh, tưới cây
Đọc thêm: giáo án điện tử mầm non
Nhận biết khối vuông khối chữ nhật
Nhận biết khối vuông khối chữ nhật
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu : hs nhận biết thêm về họa tiết trang trí . Vẽ được họa tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật
II/Chuẩn bị : Phóng to hình trang trí chữ nhật trong vở hs . Sưu tầm một số mẫu trang trí hình chữ nhật. Một số bài vẽ của hs về trang trí hình tròn hình vuông , hình chữ nhật.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . Giáo viên mầm non giới thiệu một số đồ vật trang trí hình chữ nhật: Thảm , khăn trải bàn. Trình bày bảng bài trang trí hình chữ nhật trong vở hs phóng to
– Một tranh đã vẽ thêm họa tiết trang trí .
– Các em thấy các họa tiết trang trí có bố cục như thế nào ? ( Họa tiết chính hoa to đặt ở giữa . Họa tiết phụ ở xung quanh và các góc .Họa tiết và màu sắc sắp xếp cân đối theo trục dọc, ngang, chéo . – Bài vẽ họa tiết trong vở em vẽ như thế nào? ( Vẽ chưa xong)
Giáo viên mầm non hướng dẫn các em trên bảng vẽ theo mẫu trang trí hình chữ nhật. Họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau và vẽ màu
Hoạt động 2: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu
-Họa tiết chính ở giữa hình chữ nhật là hình gì?( Hình bông hoa )
-Bông hoa có bao nhiêu cánh ?Các cánh có họa tiết như thế nào ? ( Bông hoa có tám cánh bốn cánh lớp trước và bốn cánh lớp sau. Các cánh hoa đối xứng nhau theo cặp.
Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì? ( Hình tam giác ) Cần vẽ tiếp các họa tiết cho hoàn chỉnh.
+ Họa tiết giống cần vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu ..
Họa tiết chính có thể vẽ lớp cánh trước một màu ,lớp cánh sau là màu khác . Họa tiết chính vẽ màu sáng thì nền vẽ màu đậm và ngược lại.
-Có thể chuyển màu của họa tiết chính ra họa tiết góc .
Hoạt động 3: Thực hành.
HS làm bài GV quan sát và gợi ý để HS vẽ tốt hơn..
Vẽ màu khác bạn không nên vẽ quá nhiều màu. Họa tiết giống nhau thì vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét cũng cố . GV cho hs chọn một số bài em thích và nêu nhận xét . Giáo viên nhận xét lại và kết luận. Dặn dò : Bài sau nặn hoặc vẽ hình con vật.
Xem thêm: giáo án mầm non
Chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng
NUÔI DƯỠNG CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG – SỨC KHỎE
Chăm Sóc và Giáo Dục Dinh Dưỡng
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Qua bài giảng học viên nắm được:
– Một số điểm chỉnh sửa thuộc phần nuôi dưỡng – chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe trong chương trình GDMN mới sau thí điểm.
– Mục tiêu, nội dung chính của phần giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
– Cách thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe theo hướng tích hợp chủ đề
- NỘI DUNG CHÍNH
– Một số điểm chỉnh sửa thuộc phần nuôi dưỡng – chăm sóc và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe trong Chương trình giáo dục mầm non mới sau thí điểm.
– mục tiêu, nội dung chính của phần giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe trong chương trình GDMN mới.
– Gợi ý một số chủ đề, họat động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
III. CHUẨN BỊ:
– Chương trình và tài liêu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN đã chỉnh sửa
– Một số bộ tranh theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo, tuyển tập trò chơi, thơ truyện,…
– Giấy Ao
– Bút dạ
- TIẾN HÀNH
Hoạt động 1
– Đề nghị học viên đề xuất nguyện vọng của mình khi học bài này. VD: Mục đích cuối cùng của bài học cần giúp học viên điềeu gì? Các nội dung bài học mà học viên quan tâm, cách tổ chức hoạt động giáo dục DDSK theo hướng tích hợp; cách lựa chọn, phân bố các nội dung của GD DDSK theo chủ đề…
– So sánh và điều chỉnh mục tiêu bài học mà giảng viên đã đặt ra.
– Thống nhất phương pháp học với học viên.
Hoạt động 2
- Giới thiệu về một số điểm chỉnh sửa chính cùa phần nuôi dưỡng – chăm sóc phần nuôi dưỡng – chăm sóc trẻ nhà trẻ
+ tổ chức ăn: thống nhất cả sách hướng dẫn và chương trình
- a) nhu cầu về năng lượng chiếm 60 – 70% nhu cầu năng lượng cả ngày của trẻ được chia theo lứa tuổi như sau:
Lứa tuổi
|
Chế độ ăn
|
Nhu cầu cả ngày
|
Nhu cầu tại nhà trẻ (chiếm 60% – 70%
nhu cầu cả ngày) |
3 – 6 tháng
|
Bú mẹ hoàn toàn
|
600 – 800 Kcal
|
360 – 560 Kcal
|
6 – 12 tháng
|
Bú mẹ + ăn bột
|
800 – 900 Kcal
|
4800 – 630 Kcal
|
12 – 18 tháng
|
Ăn cháo + bú mẹ
|
900 – 1100 Kcal
|
540 – 7700 Kcal
|
18 – 24 tháng
|
Ăn cơm nát + bú mẹ
|
1100 – 1300 Kcal
|
660 – 910 Kcal
|
24 – 36 tháng
|
Ăn cơm thường
|
1100 – 1300 Kcal
|
660 – 910 Kcal
|
- b) Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng theo cơ cấu như sau
– Chất đạm (protit): cung cấp khoảng 12 – 15% năng lượng khẩu phần.
– Chất béo (lopit): cung cấp khoảng 23% năng lượng khẩu phần.
– Chất bột (gluxit): cung cấp khoảng 63% năng lượng khẩu phần.
+ Phần phòng và sử trí một số bệnh thường gặp: bỏ bệnh chàm, bệnh lị, bệnh viêm gan và thêm viêm kết mạc mắt.
Phần nuôi dưỡng – chăm sóc trẻ mẫu giáo
Tổ chức ăn: chỉnh sửa thống nhất cho cả 3 độ tuổi
- a) Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng một ngày của trẻ ở độ tuổi này trung bình từ 1400 – 1600 kcal
Nhu cầu về năng lượng chiếm 50 – 60% nhu cầu năng lượng cả ngày, khoảng 700 – 960 Kcal/ trẻ/ ngày.
Trong đó: bữa chính: 500 – 700 Kcal/ trẻ, bữa phụ: 200 – 260 Kcal/ trẻ.
- b) Tỉ lệ giữa các chất sinh năng lượng theo cơ cấu sau
-Đối với trẻ bình thường:
+ Chất đạm (protit): cung cấp khoảng 12 – 15% năng lượng khẩu phần.
+ Chất béo (lopit): cung cấp khoảng 15 – 25% năng lượng khẩu phần.
+ Chất bột (gluxit): cung cấp khoảng 63% năng lượng khẩu phần.
– Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp nên duy trì ở mức tối thiểu (tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại rau, củ, quả và tích cực vận động.
- c) lượng thực phẩm
– Lượng thực phẩm cần cho một trẻ hằng ngày ở trường (một bữa chính và một bữa phụ). Được thống nhất cho cả 3 độ tuổi như sau
Thực phẩm
bữa chính
|
Một suất cơm |
Thực phẩm
bữa phụ
|
Một suất |
Gam (g) |
Gam (g) |
||
Gạo
|
80 – 100
|
Gạo, mì sợi
|
40 – 60
|
Thịt, cá, trứng
|
25 – 40
|
Thịt hoặc cá
|
15 – 20
|
Đậu, lạc
|
10 – 20
|
Hoặc đậu hạt (khô)
|
20 – 30 20 – 30 |
Dầu, mỡ nước
|
10
– 15 |
Hoặc quả chín
|
100 – 150
|
Rau, củ, qủa
|
35 -60
|
Sữa đậu nành
|
100 – 150
|
- Giới thiệu về một số điểm chính sửa chính của phần giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
– Chương trình: Nội dung trong chương trình có chỉnh sửa câu chữ cho phù hợp độ tuổi
– Sách hướng dẫn:
+ Cấu trúc: bỏ phần mục tiêu
+ hướn dẫn thực hiện: biên soạn gọn hơn và đưa ra các ví dụ về họat động GDDDSK phù hợp với độ tuổi
Riêng trẻ 5- 6 tuổi phần hướng d6ãn lồng ghép giáo dục dinh dưỡng qua “Hoạt động bé tập làm nội trợ” được biên soạn và giới thiệu kĩ hơn.
Hoạt động 3
Giới thiệu về mục tiêu, nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
– Yêu cầu học viên nhớ lại và trình bày
– Giảng viên chốt lại những vấn đề cần ghi nhớ.
(Theo chương trình và sách hướng dẫn thực hiện chương trình đã sửa)
Hoạt động 4
Hướng dẫn thực hiện nội dung dinh dưỡng – sức khỏe
- Chia nhóm thảo luận về các vấn đề
+ Nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe có thể tích hợp trong các chủ đề như thế nào? (đối với trẻ 24 -36th và đối với trẻ MG)
+ Cách tổ chức hoạt động giáo dục DDSK cho trẻ nhà trẻ
+ Cách tổ chức hoạt động giáo dục DDSK cho mẫu giáo
- thông tin phản hồi
– Cách triển khai nội dung trong sách hướng dẫn thực hiện chương trình.
- Cách tổ chức hoạt động giáo dục DDSK cho trẻ nhà trẻ:
phân tích trên 1 ví dụ về tổ chức hoạt động như sau:
Hoạt đông: Rửa mặt
Mục đích
Bước dầu cho trẻ làm quen với cách rửa mặt.
Chuẩn bị
- Tranh bé đang rửa mặt
- 1 khăn mặt cho cô và một khăn cho trẻ. Giá phơi khăn mặt.
Tiến hành
– Cô cho trẻ ngồi đồi diện, giơ bức tranh trẻ xem rồi hỏi: “Các cháu xem trong trnh vẽ gì?” (vẽ một bạn đang rửa mặt). “Các cháu có biết tại sao bạn ấy lại rửa mặt không?” (có thể gợi ý trẻ nói theo các lí do khác nhau: bạn ấy mới ngủ dậy nên phải rửa mặt; mặt bạn ấy bẩn nên phải rửa mặt; ăn xong phải lau miệng, rửa mặt). Cô cát tranh và nói tiếp: “muốn sạch sẽ, các cháu hãy cùng làm như cô nhé!”.
– Cô vừa làm vừa hướng dẫn trẻ cách rửa mặt: Trước tiên, cô trải rộng khăn vào lòng bàn tay, cô bắt đầu lau mắt trước. Cô dịch chuyện khăn để lau trán và hai má, sau đó gập khăn lại lau tiếp mồm và cằm. Cuối cùng, cô gập khăn lần nữa để lau hai bàn tay.
– Cô phát cho mỗi cháu một khăn (đã làm ẩm) và làm các thao tác rửa mặt cùng với cô. Kết thúc, cô và trẻ cùng hát một bài vui vẻ với nội dung phù hợp.
- tổ chức hoạt động giáo dục DDSK cho trẻ mẫu giáo
* Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe tích hợp theo chủ đề
Ví dụ: Tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào chủ đề “Thế giới động vật”:
– Lợi ích của những con vật: Là nguồn cung cấp thực phẩm nuôi sống con người và giúp con người phát triển: thực phẩm có nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm cua…Chất béo (mỡ), có nhiều canxi giúp perawng, xương chắc, khỏe (tôm cua cá) những thức ăn này giúp bé “nhanh hơn”, khỏe mạnh, ít bệnh tật, thông minh, học giỏi
– Các món ă nấu từ thực phẩm có nguồn gốc động vật: thịt kho, trứngrán, tôm hấp, canh cá…
– Một loại thực phẩm có nhiều cách chế biến khác nhau: thịt kho, rán luộc, làm nhân bánh, làm phở
– Nhiều loại thức ăn có thể phối hợp với nhau tạo thành món ăn mới: nem, nộm, sa lát…
– An toàn:
+ Vệ sinh an toàn thực phẩm: không ăn thức ôi thiu
+ Mối nguy hiểm khi trêu chọc hoặc chơi gần con vật lạ, cẩn thận khi tiếp xúc một số con vật như mèo, chó, chim…
* tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe
– Căn cứ nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe từ kế hoạch chủ đề và các họat động trong hoạt động học có chủ định của các lĩnh vực phát triển khác như: phát triển vận động, phát tir6ẻn ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển thẩm mĩ để tích hợp nội dung giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe. Các nội dung đưa vào phù hợp với họat động của từng lĩnh vực phát triển
– Các nội dung khác hoặc các nội dung trên có thể lặp lại để giáo dục chotrẻ trong theo các tình huống phù hợp hoặc mọi lúc mọi nơi theo các thời điểm trong ngày.
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
- MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
- Học viên cần nắm được
- Nội dung chủ yếu của lĩnh vực giáo dục phát triển thể chất trong chương trình GDMN mới
- Các họat động giáo dục phát triển thể chất và tổ chức thực hiện.
- Những điểm mới của lĩnh vực giáo dục phát triển vận động.
- CHUẨN BỊ
- Tài liệu, học liệu cho học viên: Bộ chương trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện CT giáo dục mầm non mới.
- Giấy khổ to, bút dạ…
- tài liệu, học liệu cho giảng viên: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, một số học liệu phục vụ cho bài giảng.
III. NỘI DUNG TẬP HUẤN
- Một os61 nội dung chủ yếu của lĩnh vực tron CTGD mầm non mới
- Mục tiêu
- Nội dung của lĩnh vực giáo dục phát triển vận động
- Nhiệm vụ giáo viên
- Những điểm mới của lĩnh vực giáo dục phát triển cận động.
- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động
- Các hoạt động giáo dụ phát triển và hướng dẫn thực hiện
- Gợi ý lựa chọn nội dung, cách triển khai thực hiện nội dung và tổ chức các hoạt động GDPT thể chất khi xây dựng kế hoạch theo chủ đề
- TIẾN HÀNH
Hoạt động 1:(15 phút)
- Giảng viên giới thiệu mục đích của bài học.
1.2. Trao đổi với học viên và thống nhất phương pháp học, có thể là một trong hai hình thức sau:
– Giảng viên trình bày, sau đó học viên sẽ hỏi và giảng viên trả lời
– Học viên nêu ý kiến cần trao đổi để làm rõ nội dung và cách thực hiện nội dung của lĩnh vực trong chương trình mới.
Hoạt động 2:
- Giới tiệu nội dung “Giáo dục phát triển vận động” trong chương trình GDMN mới và những điểm mới so với chương trình trước đây
- Các họat động giáo dục phát triển vận động.
- Gợi ý lựa chọn nội dung họat động giáo dục phát triển vận động và tổ chức thực hiện.
- Nội dung giáo dục thể chất
Nội dung giáo dục thể chất trong CTGD mầm non bao gồm 2 nội dung lớn: Giáo dục dinh dưỡng – sức khỏe và giáo dục phát triển vận động.
Giới tiệu nội dung “Giáo dục phát triển vận động”
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRẺ
Giáo dục phát triển vận động
- Tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Tập các vận động cơ bản
- Tập các cử động bàn tay, ngón tay
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MẪU GIÁO
Giáo dục phát triển vận động
- Tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Tập các vận động cơ bản
- Tập các cử động bàn tay, ngón tay và một số kỹ năng tự phục vụ
Nội dung của lĩnh vực được phân chia mức độ phù hợp theo từng độ tuổi của trẻ.
Nội dung kiến thức nhìn chung không thay đổi so với chương trình cải cách.
Trên cơ sở chương trình cải cách nội dung được cấu trúc sắp xếp thành 3 phần.
- Các vận động phát triển nhóm cơ và hô hấp.
- Các vận động cơ bản.
- Các cử động bàn tay, ngón tay.
16.Nội dung trong từng phần
- Nội dung 1 là bài tập phát triển chung trong chương trình cải cách
- Nội dung 2: Vẫn là các vận động cơ bản
- Nội dung 3: Các cử động bàn tay, ngón tay được tách thành một nội dung riêng, trong chương trình cải cách nội dung cảu phần này nằm trong: Hoạt động tạo hình, Giáo dục âm nhạc
Các nội dung của lĩnh vực được thực hiện qua các hình thức: Thể dục sáng, họat động có chủ định, tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi và trò chơi vận động.
Tổ chức thực hiện các họat động PTVĐ theo hướng tích hợp và tích hợp gắn liền với chủ đề hoặc hướng tối chủ đề.
- hướng dẫn chung lựa chọn nội dung xây dựng bài tập vận động.
- Các động tác trong bài tập bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp được sắp xếp theo trình tự: Động tác hô hấp – động tác phát tiển cơ tay và bả vai – động tác phát tri6ẻn cơ lưng, bụng – động tác phát tir6ẻn cơ chân.
Mỗi bài tập phải đầy đủ các động tác trên để tác động phát triển tòan diện đến cơ thể.
- Mỗi bài tậo có từ 4- 5 động tác, mỗi động tác tập từ 4 – 5 lần và thực hiện bài tâp ở các đội hình khác nhau: Đứng tụ do, đứng tahnh2 vòng tròn, đứng theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Mỗi bài tập được sử dụng trong thời gian từ 3 – 4 tuần. Để trẻ hứng thú bài tập được xây dựng dưới hình thức trò chơi có chủ đề và có sự kết hợp với đồ dùng dụng cụ thể dục (gậy, vòng…).
- Bài tập phát triển vận động cơ bản: chú ý sắp xếp các bài tập từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với thực tế trẻ. Ti6én hành dạy trẻ theo đúng phương pháp hướng dẫn và kỹ thuật thực hiện động tác của bài tập vận đông.
Một họat động chơi – tập có chủ định (trẻ nha 2trẻ) có 2 vận động cơ bản. Một vận động cần tập luyện cho trẻ (vận động mới) và một vận động trẻ đã vững (vận động ôn luyện). Hai vận động không cùng một dạng vận động. Vận đông ôn luyện thực hiện dưới dạng hình thức trò chơi. Tổ chức cho trẻ được tập luyện củng cố vận đông trong các họat động chơi, chơi tự do ở trong lớp, ngòai trời. Thứ tự và số lần tập phụ thuộc vào thể trạng, mức độ phát triển và khả năng họat động của trẻ. Ở độ tuổi này, không yêu cầu trẻ tập chính xác động tác mà động viên khích lệ trẻ thực hiện động tác cho đúng hơn.
Trong kế hoạch triển khai chủ đề phải lựa chọn các nội dung trong chương trình và sắp xếp để đưa vào hoạt động học có chủ định sao cho mỗi chủ đề đều phải thực hiện đầy đủ các nội dung của vận động cơ bản bao gồm các vận động: Đi, Chạy, Bò (trườn), tung, ném – Bắt và Bật nhảy.
Một họat động có chủ định của trẻ mẫu giáo có môt vận động cơ bản mới, vận động khó cần tập luyện cho trẻ và một trò chơi vận động hoặc một đến hai vận động ôn luyện (MG lớn) thực hiện dưới hình thức trò chơi. Vận động mới và vận động ôn luyện không cùng một dạng vận động.
- Phát triển cử động, vận động khéo léo và phối hợp tay – mắt cho trẻ mẫu giáo qua các họat động tập luyện: vỗ tay; co duỗi ngón tay; quay ngón tay, cổ tay; đan các ngón tay vào nhau; di ngón tay vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay; dùng ngón tay nhặt vật nhỏ; xoa hai lòng bàn tay vào nhau; rót; tết; xâu xỏ thành chuỗi; cài-cởi cúc, khuy, nút; kéo khóa/ phéc-mơ- tuya; luồn, thắt – buộc dây, xếp chồng lắp ráp; tập sử dụng bút và kéo thủ công…
Cô làm mẫu các động tác/ thao tác mới và khó, sau đó trẻ thực hiện giống cô. Nếu 2-3 lần trẻ vẫn không thực hiện được cô cầm tay trẻ và giúp trẻ thực hiện- hướng dẫn trẻ sử dụng dụng cụ, công cụ và nguyên vật liệu một cách hiệu quả và an toàn để dạy trẻ những kĩ năng cần thiết cà cho trẻ luyện tập nhiều lần
Mỗi kế hoạch chủ đề nên soạn đầy đủ các nội dung trong chương trình, căn cứ vào giai đọan thực hiện chủ đề trong năm học; ví dụ các chủ đề dưới đây được thực hiện khoảng thời gian giữa năm học, có thể lựa chọn nội dung đưa vào như sau:
Gợi ý lựa chọn nội dung vận động đưa vào chủ đề
Chủ đề
|
Nghề nghiệp
|
Thực vật
|
Động vật
|
Mẫu giáo lớn 5-6
tuổi |
– Tập các vận động: Đi và đập bắt bóng; Chuyển bóng sang
hai bên; bật chụm tách câhn; chạy nhanh; trườn và trèo qua vật. – Củng cố các vận động: Đi khụyu gối; chạy đổi hướng theo
hiệu lệnh; bò theo đường dích dắc; bước lên xuống cầu thang chân luân phiên không cần bám; bật xa. – Tập sự khéo léo của đôi bàn tay qua họa động: tập al2m
công việc nội trợ (nhặt rau, ép tỏi…), tập làm một số đồ chơi, đan lát… mô phỏng một số họat động làm nghề. |
– Luyện tập các vận động: Nhảy từ trên
cao xuống, nhảy xa, tung bóng lên caovà bắt bóng, ném bóng bằng hai tay. – Củng cố các vận động: Bật chụm, tách chân vào vòng;
trườn và trèo qua đồ vật; đi và đập bóng, chuyển bóng sang hai bên – Luyện tập sự khéo léo của đôibàn tay, ngón tay: Tập al2m
công việc nội trợ và chăm sóc cây… |
– Luyện tập vận động: Thực hiện vững vàng một số vận động
cơ bản: Đi trên ván dốc; nhảy lò cò; nhảy vượt chướng ngại vật; chuyển bóng qua đầu, qua chân. Phối hợp vậ động – giác quan: tay- mắt chính xác, tung bóng lên cao và bắt bóng. – Củng cố các vận động: Bò chui, ném bóng hai tay, nhảy từ
trên cao xuống, tung bóng lên cao và bắt bóng. – Tập buộc thắt nút day, tết 3 sợi – Bé chuẩn bị đi học:
chải đầu, buộc dây gày. |
Ví dụ: Các họat động trong chủ đề nghề nghiệp có thể là:
- Bò/trườn qua vật cản, chạy đổi hướn theo hiệu lệnh (tập luyện giống như chú bộ đội)
- Đi và đập bắt bóng, bò trong đường dích dắc
Hoạt động 3:
Thảo luận nhóm:
- Xây dựng họat động vận động cho một độ tuổi cụ thể trong một chủ đề. Nhóm trình bày, thảo luận, rút kinh nghiệm chung.
Căj cứ mục tiêu chung của lĩnh vục theo độ tuổi, căn cứ mục tiêu chủ đề
- Xác định nội dung phát triển vận động có thể tích hợp trong một chủ đề căn cứ nội dung trong chương trình theo độ tuổi, căn cứ giai đoạn thực hiện chủ đề, căn cứ khả năng thực tế của trẻ.
- Thảo luận và trình bày làm thế nào để tổ chức tốt môi trường cho trẻ phát triển vận động.
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
I.MỤC ĐÍCH
Học viên cần nắm được:
– Những điểm mới của lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ trong chương trình GDMN.
– Những nội dung chủ yếu của lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ.
– Các họat động giáo dục phát triển ngôn ngữ và cách tổ chức thực hiện theo hướng tích hợp chủ đề.
II.CHUẨN BỊ
– Chương trình GDMN và hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN.
– Một số bộ tranh kể chuyện tập nói cho trẻ nhà trẻ, tranh theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo, tuyển t6ạp trò hcơi, thơ, truyện, một số đồ chơi…
III.NỘI DUNG CHÍNH
1.Giới thiệu chương trình
– Những điểm mới cảu lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong chương trình giáo dục mầm non mới.
– Nội dung chương trình giáo dục mầm non – lĩnh vực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ và mẫu giáo.
- Giới thiệu hướng dẫn thực hiện chương trình
– hững chỉnh sửa trong phần phát triển ngôn ngữ ở hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN.
– ách tổ chức thực hiện nội dung phát tir6ẻn ngôn ngữ theio hướng tích hợp và tích hợp theo chủ đề.
– ợi ý một số họat động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
– ợi ý tổ chức môi trường, lựa chọn thiết bị đồ dùng đồ chơi đáp úng yêu cầu giáo dục phát triển ngôn ngữ.
IV.TIẾN HÀNH
Hoạt động1
- học viên đề xuất các nguyện vọng khi học bài này.
- So sánh và cùng điều chỉnh mục tiêu bài học đã đặt ra.
- Thống nhất phương pháp học.
Hoạt động 2:
Giới thiệu về mục tieu, nội dung Giáo dục phát triển ngôn ngữ trong Chương trình DGMN
- Yêu cầu học viên nhớ lại và trình bày. Đặc biệt nêu rõ sự kế thừa và sự khác biệt của phần phát triển ngôn ngữ ở chương trình hiện hành (nhà trẻ và mẫu giáo) với chương trình mới.
- Giảnh viên chốt lại những vấn đề cần ghi nhớ về:
- Vị trí
- Cấu trúc
- Mục tiêu
- Nội dung
- Đánh giá
- Nhiệm vụ của giáo viên
- Lập kế hoạch thực hiện.
Họat động 3:
Giới thiệu về một số điểm chỉnh sửa của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trong sách Hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (năm học 2007 – 2008)
- Tóm tắt lại các ý kiến góp ý của địa phương về hướng dẫn thực hiện chương trình phần phát triển ngôn ngữ
- Nêu một số điểm chỉnh sửa
- Cấu trúc
- Nhà trẻ
- Mốc phát triển
- Hướng dẫn thực hiện:
- Phát triển khả năng nghe nói
- Làm quen với sách bút
- Lưu ý đối với trẻ có khó khăn về ngôn ngữ
- Mẫu giáo
- Mốc phát triển
- Hướng dẫn…
- HĐ phát triển nghe và nói
- Kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ
- Trò chơi đóng kịch
- Kể chuyện sáng tạo (MGL) và tập kể chuyện (MGB+MGN)
- Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết.
- Một số lưu ý trong giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ học hòa nhập
- Mục tiêu: Không đưa ra mục tiêu cho từng độ tuổi.
- Nội dung
- Nội dung trong hướng dẫn phần chung được giảm bớt. Các họat động được viết cô đọng.
- Trong phần nghe nói bổ sung phần luyện ngữ âm (vì rất quan trọng đối với trẻ nhỏ). Nhấn mạnh: Luyện nghe + Trò chuyện -> phát triển khả năng nghe nói.
- Trong phần kể chuyện sáng tạo
- Đối với MG lớ: Vẫn giữ nội dung và tên “kể chuyện áng tạo”.
- Đối với MG Bé và MG Nhỡ thay đổi thành “Tập kể chuyện”.
- Viết kĩ hơn ví dụ minh họa.
- Kể chuyện sáng tạo đơn giản, ngắn gọn.
- Làm quen với chữ cái
- Không HĐ quy trình LQVCC mà chỉ đưa ra một số nguyên tắc trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái.
- Việc làm quen với chữ cái không theo nhóm chữ cố định mà cũng có thể đưa ra các chữ có sự khác biệt để tạo nên ấn tượng của sự khác biệt đó. Khic ho trẻ làm quen với chữ cái trước hết giới thiệu cho trẻ biết chữ cái, phát âm đúng. Sau đó cho trẻ hoạt động thông qua chơi, qua các vận động cơ thể.
- Về hướng dẫn việc đưa nội dung, họat động vào các chủ đề: Hướng dẫn chung và kèm theo ví dụ.
Họat động 4
Chia nhóm thảo luận về các vấn đề
- Nội dung phát triển ngôn ngữ có thể tích hợp, tiến hành thông qua các họat động nào/ qua các chủ đề nào?
- Các họat động phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ và cách thức tổ chức.
- Các họa động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo và cách thức tổ chức.
- Tổ chức môi trường giáo dục ngôn ngữ.
Họat động 5
Xây dựng chủ để tích hợp nội dung GDPT ngôn ngữ
- Các nhóm thự hành tự xây dựng chủ đề:
- Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, mạng hoạt động,
- Nếu ý tưởng chuẩn bị môi trường, phương tiện, học liệu, bài hát, trò chơi… phục vụ cho chủ để đã lựa chọn
- Các nhóm trình bày dự kiến của mình. Các nhóm khác cùng tham gia thảo luận trao đổi và đưa ra phương án tối ưu.
Thông tin phản hồi cho HĐ 4 và 5
1.Tích hợp nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ
– Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG được tích hợp trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục.
– Nội dung giáo dục PT ngôn gnữ cho trẻ mẫu giáo được tích hợp trong tất cả các chủ đề.
– Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ có thể tiến hành ở hoạt động học có chủ đích và trong các họat độgn hàng nagỳ, mọi lúc mọi nơi.
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn nội dung tích hợp:
- Các họat động có đầy đủ nội dung và các nội dung có mối liên hệ với nhau xoay quanh một chủ đề.
- Các nội dung lựa chọn cho một chủ đề cần tính đến kinh nghiệm và khả năng của trẻ.
- Không nên tích hợp quá nhiều nội dung trong chủ đề của một ngày.
- Chủ đề có lựa chọn trong chương trình, xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương hoặc từ sự hứng thú cảu trẻ trong lớp.
2.Lựa chọn nội dung phát triển ngôn ngữ, giáo viên cần:
– Xác định chủ đề được thực hiện trong thời gian đó (TD: Động vật, thực vật…)
– Lựa chọn nội dung phát triển ngôn ngữ phù hợp với chủ đề đó.
– Xây dựng môi trường phù hợp với chủ đề.
– Chuẩn bị các phương tiện, học liệu theo chủ đề.
– Lựa chọn cách trang trí nhóm cho nổi chủ đề (chú ý không nên quá rườm rà gây rối mắt của trẻ).
– Phân phối các nội dung và họat động theo tuần, ngày và hướng tích hợp nội dung phát triển ngôn ngữ cối các họat động của các lĩnh vự khác (chú ý tích hợp một cách nhẹ nhàng, hợp lý).
3.Các họat động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
– Trò chuyện với trẻ
– Kể chuyện theo tranh có chủ đề.
– Kể chuyện theo đồ vật, đồ chơi.
– Kể chuyệ tiếp nối theo chuyện của cô.
– Các trò chơi phát triển ngôn ngữ.
– “Đọc” sách tranh, tạo ra một câu chuyện từ một (nhiều) bức tranh.
– Làm sách, “viết”thư, “viết” danh sách, “viết” nhãn mác,…
Lựa chọn các HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ có thể theo mạng sau:
Xây dựng môt họat động PTNN cần trả lời các câu hỏi:
- Mục đích của họat động này là gì? Có thể tích hợp với lĩnh vực nào?
- Chuẩn bị gì để có thể tiến hành họat độgn này? (đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho cô và cho trẻ, nơi tổ chức…)
- Tiến hành như thế nào để đạt mục đích cao nhất? (thực hiện trong chủ đề nào? Cho trẻ ở độ tuổi nào? Cho 1 nhóm trẻ/ cả lớp/ cá nâhn? Sẽ tô chức ở đâu? Trong thời gian bao lâu? Trẻ cần được làm những gì để luôn hứng thú và đạt được mục đích).
- Đặt tên họat động này là gì? (phản ánh được nội dung của họat đôd5ng, ngắn gọn, hấp dẫn đối với trẻ).
Sau đó viết lại các câu trả lời theo trình tự:
Tên họat động:…………………..
- Mục đích:
- Chuẩn bị:
- Tiến hành:
(Có thể có thêm những lưu ý cần thiết hoặc mở rộng họat động, các nguyên vật liệu thay thế…)
4.Chức môi trường họat động gióa dục phát triển ngôn ngữ
– Môi trường họat động giáo dục PT ngôn ngữ cần đảm bảo không khí thân thiện, đầm ấm, vui vẻ, thoải mái.
– Môi trường có sự giao tiếp, hướng dẫn bằng lời nói, cử chỉ và hành động.
– Có đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho họat động giáo dục ngôn ngữ: rối, sách tranh truyện, sách khổ to, chữ to, băng đài cátsét,…
– Việc bố trí, sắp xếp các góc chơi phải tăng cường tính độclập cho trẻ khi họat động: thuận tiện cho trẻ dễ thấy, dễ lấy và sử dụng; dễ dàng cho việc giám sát của giáo viên.
– Góc sách/ thư viện được đặt nơi yên tĩnh, có ghế (đệm, gối mềm).
– Các góc chơi cần được thay đổi phù hợp với chủ đề và chỉ nên xác định 2 hoặc 3 góc trọng tâm.
GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
I.MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
Giúp học viên nắm được
- Những chỉnh sửa trong tái liệu hướng dẫn thực hiện chương trình lĩnh vực giáo dục phát triển nhận thức.
- Mục tiêu và nội dung của lĩnh vự GD phát triển nhận thức.
- Cách tổ chức thực hiện lĩnh vực GD phát triển nhận thức.
- CHUẨN BỊ
- Tài liệu, học liệu cho học viên: Bô chương trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên thực hiện CT giáo dục mầm non mới; tài liệu tập huấn; giấy khổ Ã, A0 và bút dạ…
- Tài liệu, học liệu cho giảng viên: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, một số học liệu phục vụ cho bài giảng.
III. NỘI DUNG TẬP HUẤN
- Những chỉnh sửa trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức.
- Mục tiêu và nội dung cảu lĩnh vực GD phát triển nhận thức.
- Khán phá khopa học với trẻ mầm non
- Các họat động và cách tổ chức thực hiện lĩnh vực GD phát triển nhận thức.
- Các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức.
- Thực hành lựa chọn nội dung, thiết kế họat động GDPT nhận thức khi xây đựng kế hoạch.
IV.CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Gới thiệu mục đích của bài học và học viên nêu nguyện vọng của mình khi học bài này.
1.1.Giảng viên giới thiệu mục đích của bài học.
1.2Phát hco mỗi học viên 1 tờ giấy khổ A4, ghi nguyện vọng của mình khi học bài này (trong khoảng 5 phút) và nộp lại cho giáo viên. Hoặc giảng viên đề nghị học viên nêu nguyện vọng của mình khi học bài này.
1.3.Giảng viên tổng hợp nhanh các ý kiến của học viên và tự điều chỉnh nội dung và cách tiến hành bài học.
1.4. Thống nhất phương pháp tập huấn với học viên
Hoạt động 2: “Giới thiệu những chỉnh sửa trong tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình lĩnh vực Giáo dục phát triển nhận thức”.
- Bỏ bớt mục A (mục tiêu) để tránh trùng lập trong tài liệu
- Chỉnh sửa một số câu chữ để làm rõ hơn nội dung muốn diễn đạt.
- Làm rõ hơn khái niệm “Khám phá khoa học”
Họat động 3: Trao đổi, thảo luận về Mục tiêu và nội dung của lĩnh vực GD phát triển nhận thức
Về mục tiêu
Mục tiêu (nhà trẻ)
Hình thành và phát triển
- Thái độ nhận thức tích cục: Tò mò, thích tìm hiểu. Khám phá thế giới xung quanh
- Nhận biết sự vật, hiện tượng bằng các giác quan.
- Các kĩ năng nhận thức: Quan sát, nhận xét, diễn đạt…: Khả năng chú ý, ghi nhớ, tư duy trực quan hành đông và tư duy trực quan hình ảnh.
- Một số hiểu biết ba đầu về các sự vật hiện tượng gần gũi.
Mục tiêu (Mẫu giáo)
Hình thành và phát triển
- Tính tò mò, ham hiểu biết, tích cự ctìm tòi, khám páh các sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Khả năng quan sát, so sánh, phân loại, suy luận, phán đoán, chý ý, ghi nhớ có chủ định và khả năng diễn đạt hiểu biết bằng các cách khác nhau với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Khã năng phát hiện và giải quyết một số vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Một số hiểu biết ban đầu về các sự vật, hiện tượng gần gũi và một số hiểu biểu tượng ban đầu về toán.
- Việc sắp xếp thứ tự các nội dung trong mục tiêu thể hiện mức độ cần thiết khác nhau của các nội dung đó.
- Chú trọng việc hình thành thái độ tích cực đối với các hoạt động nhận thức, phát triển hứng thú nhận thức và khả năng tư duy ở trẻ hơn là cung cấp kiến thức cho trẻ:
- Quan tâm hình thnàh và phát triển khả năng biểu đạ suy nghĩ của trẻ bằng nhi6èu cách khác nhau (bằng hành động, bằang hình ảnh, bằng lời nói…) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
Về nội dung
- Nội dung (nhà trẻ)
- Luyện tập các giác quan, phối hợp các giác quan
- Nhận biết:
- Bản thân và những người gần gũi.
- Tên gọi, chức năng một số bộ phận cơ thể của con người.
- Tên gọi, công dụng và đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc với trẻ.
- Tên gọi và đặc điểm nổi bật của một số con vật, hoa, quả quen thuộc với trẻ.
- Một số màu cơ bản (đỏ, vàng, xanh). Kích tước (to – nhỏ), hình dạng (tròn-vuông), số lượng (một-nhiều), vị trí trong không gian (trên-dưới, tước-sau so với trẻ).
- Nội dung (Mẫu giáo)
- Khám phá khoa học về
- Các bộ phận cơ thể con người
- Đồ vật và chất liệu
- Thực vật
- Động vật
- Các hiệen tượng tự nhiên
- Làm quen với một số khái niệm ban đầu về toán
- Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm
- Xếp tương ứng
- So sánh, phân loại và sắp xếp theo qui tắc
- Đo lường
- Hình dạng
- Định hướng trong không gian và định hướng thời gian
- Khám phá xã hội
- Bản thân, gia đình,trường lớp mầm non và cộng đồng
- Một số nghề phổ biến, gần gũi
- Danh lam, thắng cành và các ngày lễ hội
- Nội dung chung được cụ thể hóa thành mức độ nội dung cho từng độ tuổi.
Họat động 4: trao đổi, thảo luận về Khám phá khoa học với trẻ mầm non
4.1.Giảng viên nêu câu hỏi để học viên suy nghĩ, trả lời và thảo luận
– Khoa học là gì? Khoa học/ Khám phá khoa học với rẻ nhỏ là gì? Bạn có dạy KH cho trẻ nhỏ được không?
– Mục tiêu khám phá KH dành cho trẻ nhỏ là gì?
– Khám phá khoa học với trẻ nhỏ có tầm quan trọng như thế nào?
– Giáo viên có vai trò gì đồi với khám phá khoa học cua 3trẻ nhỏ?
4.2.Ý kiến phản hồi của giảng viên
- Khoa học
- Là kiến thức/ hiểu biết thế giới
- Là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới
- Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu, khám phá thế giới tự nhiên.
- Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình trẻ tích cực tham gia họat động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên. Đó là qú trình quan sát, so sánh, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, suy luận, thảo luận, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định…
- Mục tiêu của khám phá KH dành cho trẻ nhỏ:
- Nuôi dưỡng, phát triển trí tò mó tự nhiên của trẻ về thế giới.
- Mở rộng và trau dồi kĩ năng quan sát, sánh, phân loại, suy luận, chia sẻ thông tin, giải quyết vấn đề, đưa ra quyết định…
- Nâng cao hiểu biết của trẻ về thế giới tự nhiên.
- Tầm quan trọng của khám phá khoa học với trẻ nhỏ:
- Khoa học phù hợp với mức độ phát triển của trẻ sẽ nuôi dưỡng, phát triển ở trẻ trí tò mò và mong muốn khám phá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh
- Là cơ hội để trẻ bộc lộ nhu cầu và khả năng nhận thức của bản thân
- Được thực hành các kĩ năng quan sát, sát, sánh, phân loại, dự đoán, xây dựng giả thuyết, thử nghiệm, thảo luận/chia sẻ và tiếp nhận thông tin…
- Hình thành ở trẻ nền tảng kiến thức phong phú.
- Vai trò giáo viên đối với khám phá khoa học của trẻ nhỏ
- Khám phá khoa học của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các sự vật, hiện tượng xung quanh. Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyên khích cùa giáo viên sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thật sự.
- Giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, dự đoán, suy luận về các sự vật, hiện tượng xung quanh và thảo luận/chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.
- Giáo viên chủ động, linh họat tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kĩ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đóan, thử nghiệm, tháo luận… cho thích hợp với tình huống của họat động cụ thể.
Họat động 5: Thảo luận và thực hành về cách tổ chức thực hiệen lĩnh vực GD phát tri6ẻn nhận thức (Chia nhóm thảo luận và đại diện của nhóm trình bày kết quả của nhóm)
5.1. Thảo luận về các họat động GDPT nhận thức và cách tổ chức thự hiện.
Thông tin phản hồi
- Các hoạt động PTNT được tiến hành trong họat đông chơi – T6ạp ở nhà trẻ, họat động học có chủ đích ở mẫu giáo và ở mọi lúc, mọi nơi (hoạt động chơi, họat động theo ý thích, hoạt động ngoài trời, tham quan…)
- Nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ được tích hợp trong các họat động giáo dục phát triển thể chất, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, thẩm mĩ một cách thích hợp.
- Các phương pháp sau đây được sử dụng phối kết với nhau một cách thích hợp tong các tình huống cụ thể:
- Phương pháp thực hành: Cho trẻ chơi, họat động thực hành
- Phương pháp quan sát: Cho trẻ quan sát vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, hiện tượng… kết hợp với lời nói, cử chỉ hướng dẫn.
- Phương pháp dùng lời nói:
- Trò chuyện kích thích, gợi mở suy nghĩ của trẻ, biểu đạt suy nghĩ, đặt câu hỏi
- Giải thích cung cấp cho trẻ các thông tin thích hợp khi cần thiết.
- Thí nghiệm, thử nghiệm
- Coi trọng quá trình họat động của trẻ – dành thời gian cho trẻ chơi (trẻ nhỏ học chủ yếu qua chơi), họat động, trải nghiệm để tìm tòi, khám pá: Quan sát, so sánh, phân loại, phỏng 9óan, suy luận…
5.2. Thực hành lựa chọn nội dung, thiết kế họat động GDPT nhận thức khi xây dựng kế hoạch theo chủ đề.
5.3. Các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận, cả lớp thảo luận và giảng viên phản hồi.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM – XÃ HỘI CHO TRẺ MẦM NON
1.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Qua bài giảng học viên nắm được:
- Mục tiêu, nội dung của lĩnh vực TC – XH
- Một số điểm chỉnh sửa thuộc lĩnh vực phát triển TC – XH trong sách HD thực hiện chương trình GDMN mới sau thí điểm.
- Cách thực hiện nội dung phát triển tình cảm – xã hội theo hướng tích hợp chủ đề: Lựa chọn nội dung, họat động, xây dựng chủ đề tích hợp.
2.NỘI DUNG CHÍNH
– Mục titêu, nội dung GD TC – XH trong chương trình GDMN mới.
– Một số điểm chỉnh sửa thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển TC – XH trong sách HD thực hiện Chương trình giáo dục mầm non sau thí điểm..
– Cách lựa chọn nội dung, họat động, xây dựng chủ đề thực hiện nội dung phát triển TC – XH trong chương trình GDMN mới.
3.CHUẨN BỊ
– Chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN.
– Một số bộ tranh theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo, tuyến tập trò chơi, thơ, truyện,…
4.TIẾN HÀNH
Họat động 1: Thống nhất nội dung và phương pháp học với học viên.
Họat động 2:Giới tiệu về mục tiêu, nôi dung GD phát triển TC – XH
- Yêu cầu học viên nhớ lại và trình bày về mục tiêu, nội dung lĩnh vực TC –XH trong chương trình GDMN mới. Nêu những điểm khác biệt trong chương trình mới và chương trình hi6ẹn hnàh.
- Giảng viên chốt lại những vấn đề cần ghi nhớ
viên chốt lại những vấn đề cần ghi nhớ
phát triển ở trẻ:
sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh.
của người lớn.
hát, đọc thơ, kể chuyện.
hàng ngày.
gũi.
gũi.
hát và vận động đơn giản theo nhạc; tô màu, vẽ, nặn, xé dán, xếp hình: đọc thơ,
kể chuyện
- Khả năng cảm nhận và
biểu lộ các trạng thái xúx cảm, tình cảm với con người, sự vật và hiện
tượng gần gũi xung quanh. - Một số phẩm chất cá
nhân: Mạnh dạn, tự tin, tự lực. - Một số kĩ năng sống:
tôn trọng, hợp tác, thân thiện, đồng cảm với mọi người, thực hiện các qui
tắc, qui định trong cuộc sống.
- Tình cảm và mối qun
hệ của trẻ với bản thân, bạn bè, người lớ trong gia đình và cộng đồng - Một số nề nếp, qui
tắc, qui định trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, cộng đồng
gần gũi. - Tình cảm với quê
hương, đất nước. - Bảo vệ môi trường.
thiệu về một số điểm chỉnh sửa của lĩnh vực phát triển TCXH trong sách hướng
dẫn thực hiện CTGD mầm non mới
Bổ sung thêm các họat động hướng dẫn, gợi ý để GV có thể lựa chọn đưa vào kế
hoạch thực hiện chủ đề.
những chỉnh sửa: Cấu trúc, nội dung của tài liệu
Nội dung phát triển tình cảm xã hội có th6ẻ tích
hợp, tiến hành thông qua các họat động nào/ qua các chủ đề nào? (Đối với trẻ 24
– 36th và đối với trẻ MG)
Các họat động phát triển TCXH cho trẻ nhà trẻ và
cách thức tổ chức.
Các họat động phát triển TCXH cho trẻ mẫu giáo
và cách thức tổ chức.
các họat động mọi lúc, mọi nơi, qua các giờ chơi tập có chủ định.
tháng có thể tích hợp qua một số chủ đề gần gũi. VD: Bé và gia đình th6an yêu,
các con vật yêu thích, bé đi các nơi bằng phương tiện giao thông gì?…(Chủ đề
có thể linh hoạt thay đổi)
động để giúp trẻ: Tự nhận biết về bản thân; hình thành mối quan hệ của trẻ với
con người, sự vật, hiện tượng gần gũi và làm quen với nghe hát, hát và vận động
theo nhạc: tô màu, vẽ nặn, đọc thơ, kể chuyện…
sau: HD giao lưu xúc cảm giữa người lớn và trẻ (âu yếm, vỗ về, vuốt ve…); xem
tranh, ảnh; trò chuyện; kể chuyện; đọc thơ, hát; HĐ với đồ vật và trò chơi;
thực hành một số việc đơn giản để tự phục vụ bản thân.
TC-XH có thể thực hiện qua các chủ đề được gợi ý trong chương trình (9 chủ đề, vd: bản thân,
gia đình, trường/lớp mầm non, nghề nghiệp, giao thông, quê hương, đất nước…)
đông GD để giúp trẻ.
sai: trò chuyện, đàm thoại: Xem tranh, vẽ, nặn, làm đồ chơi, làm ambum, kể
chuyện, đọc thơ, hát; xếp dọn đồ dùng, đồ chơi; trò chơi; tham gia lễ hội; tham
quan; thực hành chăm sóc cây cối, con
vật…
Họat động 5: Giới thiệu một vài chủ đề, kế hoạch thực hiện chủ để và thảo luận
VD: Lựa chọn các HĐ cho chủ đề Ngày tết quê em
(Chủ đề Quê hương – đất nước)
Các họa động gợi ý:
- Xem băng hình và trò chuyện về năm mới, mùa xuân.
- Bài hát “Em lớn thêm một tuổi”
- Lao động: Làm dây xúc xích trang trí lớp nhân ngày tết
- Trò chơi: Chúc mừng năm mới/ ném còn/ đi chợ xuân
- Xé dán “Vườn hoa mùa xuân”/ cành đào ngày tết/ Làm thiệp chúc mừng…
- Truyện thơ: Cây đào ngày tết/ sự tích bánh chưng bánh dày
HĐ học có chủ đích: Bé làm thiệp chúc Tết người thân
Mục đích:
- Trẻ biết được một vài truyền thống, phong tục trong ngày tết.
- Luyện kĩ năng cắt, dán/ vẽ
- Trẻ tự lựa chọn sử dụng các vật liệu để làm thiệp
- Thể hiện tình cảm quan tâm đối với người thân.
Chuẩn bị
- Những đồ dùng và vật liệu cần thiết để làm thiệp: giấy bìa cứng, kéo, hồ, bút màu, giấy màu…
Tiến hành
- Giáo viên cùng trẻ trò chuyện về ngỳa Tết: quang cảnh, không khí của ngày tết. TÌnh cảm và những việc mọi người thường làm cho người thân trong những ngày tết…
- Yêu cầu trẻ tự chọn lựa chọn những vật liệu cần thiết để làm tấm thiệp mình yêu thích để tặng những người thân.
- Trẻ tự nêu lên những lựa chọn của mình (2-3 trẻ) và cô giáo ghi lại những lựa chọn của từng trẻ lên bảng nhằm mục đích giới thiệu cho trẻ biết ý nghĩa cảu việc dùng chữ viết để viết lại lời nói đồng thời biết được trẻ nào thực hiện đúng sự lựa chọn của mình.
- Trẻ tự làm thiệp theo ý thích, cọ giáo quan sát và giúp đỡ nếu cần.
- Trẻ trình bày sản phẩm và giới thiệu về tấm thiệp chúc mừng của mình. Khuyến khích trẻ nói về người thân mà trẻ sẽ tặng và những lời trẻ muốn viết để tặng người thân trên tấm thiệp.
VD các HĐ của chủ đè Nghề nghiệp: Cô chú làm nghề gì?
- Quan sát bác thợ mộc làm việc (Qua băng hình/ qua tranh/ thực tế)
- Trò chuyện: Ai làm công việc gì?
- Rò chơi học tập (phân loại): Chọn các dụng cụ, sản phẩm phù hợp với nghề/ trò chơi đóng vai: Em là chú công nhân/ bác thợ mộc…
- Lao động: em xếp ghế nhẹ nhàng.
Họat động 6: THực hành xây dựng chủ đề tích hợp nội dung GD PT TC-XH
- Các nhóm thực hành xây dựng chủ đề (trường mầm non/ bản thân/ quê hương – đất nước)
- Xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, mạng họat động,
- Nêu ý tưởng chuẩn bị môi trường, phương tiện, học liệu, bài hát, trò chơi… phục vụ cho chủ đề đã lựa chọn
- Các nhóm trình bày dự kiến của mình. Các nhóm khác cùng thàm gia thảo luận trao đổi và đưa ra phương án tối ưu.
- Giảng viên nêu nhận xét và kết luận.
Một số điểm cần lưu ý:
- Lựa chọn mội dung và họat động
– Cần xác định cụ thể mục tiêu/ yêu cầu của chủ đề
– Các nôi dung có thể tích hợp: các nội dung phải có mối liên hệ gắn với chủ đề, hướng tới thực hiện mục tiêu của chủ đề. Không nên tích hợp quá nhiều nôi dung trong một chủ đề, một HĐ học có chủ định.
– Chuẩn bị kỹ các điều kiện để thực hiện và dự kiến cách thứctiến hành.
- Trong quá trình tiến hành các HĐGD
– Thường xuyên trò chuyện thân thiện với trẻ.
– Luôn chú ý lắng nghe để hiểu trẻ, tôn trọng, tin tưởng trẻ.
Kịp thời khen ngợi, động viên trẻ khi trẻ thể hiện những kĩ năng xã hội hợp lý.
– Làm gương cho trẻ bắt chước
– Tạo cơ hội cho trẻ được tham quan, tiếp xúc, quan sát môi trường xã hội gần gũi xung quanh và trải nghệim các kỹ năng sống.
– Tổ chức tốt họat động giao lưu cảm xúc, họat động với đồ vật đối với trẻ NT
– Tổ chức tốt các trò chơi, đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với trẻ MG
Tổ chức môi trường:
– Cần Đảm bảo không khí thân thiện, đầm ấm, vui vẻ, thoải mái.
– Môi trường giao tiếp đa dạng: bằng lời nói, cử chỉ và hành động.
– Có đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho họat động giáo dục TC-XH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THẨM MĨ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Qua bài giảng học viên nắm được:
- Môt số điểm chính sửa thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mĩ sau thí điểm.
- Mục tiêu, nội dung chính của lĩnh vục giáo dục phát triển thẩm mĩ.
- Cách tổ chức các họat động âm nhạc, tạo hình theo hướng tích hợp chủ đề.
II.NỘI DUNG CHÍNH
- Môt số điểm chính sửa thuộc lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mĩ sau thí điểm.
- Mục tiêu, nội dung chính của lĩnh vục giáo dục phát triển thẩm mĩ trong chương trình GDMN mới.
- Cách tổ chức các họat động âm nhạc, tạo hình theo hướng tích hợp chủ đề.
- Gợi ý một số họat động âm nhạc, tạo hình theo chủ đề.
III.CHUẨN BỊ
- Chương trình và tài liêu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN mới đã chính sửa
- Tuyển tập bài hát, trò chơi, thơ, truyện…3-4 tuổi; 4-5 tuổi; 5-6 tuổi.
- Giấy A0
- Bút dạ
IV.TIẾN HÀNH
Họat động1
– Những mong muốn của học viên sau khi học bài này. VD: Mục đích cuối cùng của bài học cần giúp học viên những điều gì? Các nội dung bài học mà học viên quan tâm, cách tổ chức họat đông âm nhạc, tạo hình theo hướng tích hợp; cách lựa chọn nội dung,…
– Đối chiếu và điều chỉnh mục tiêu bài học mà giảng viên đã đặt ra.
– Thống nhất phương pháp học với học viên.
Họatd động2
Gới thiệu về một số điểm chỉnh sửa của lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mĩ trong tài liệu hướng dẫn.
- Bỏ mục tiêu lĩnh vực ở mỗi độ tuổi.
- Những kĩ năng giáo viên đã được học trong trường sư pạhm không nhắc lại trong phần hướng dẫ (kĩ năng tạo hình, âm nhạc).
- Bỏ qua các đề dẫn trước các họat động.
- Làm rõ tích hợp trong các họat động âm nhạc, tạo hình.
Họat động 3
Giới thiệu về mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển thẩm mĩ
- Yêu cầu học viên nhớ lại và trình bày
- Giảng viên chốt lại những vấn đề cần ghi nhớ.
1.Mục tiêu
- Hình thành và phát triển khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong các tác pẩhm nghệ thuật.
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các họat động nghệ thuật.
- Phát triển khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các họat động nghệ thuật (âm nhac, tạo hình).
2.Nội dung
- Cảm nhận cẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sốngvà nghệ thuật
- Thể hiện cảm xúc qua họat động âm nhạc, tạo hình.
- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hạot động nghệ thuật.
Nội dung theo độ tuổi
3 – 4 tuổi
|
4 – 5 tuổi
|
5 – 6 tuổi
|
Làm quen và biểu lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của: các sự vật,
hiện tượng xung quanh và các tác pẩhm nghệ thuật |
Phân biệt và thể hiện cảm phù hợp trước vẻ đẹp của: sự
vật, hiện tượng xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật |
Phân biệt vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của: sự vật, hiện tượng
xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật |
Thể hiện cảm xúc khi nghe: Các âm thanh trong cuộc sống,
thiên nhiên và tác phẩm âm nhạc |
Thể hiện cảm xúc khác nhau khi nghe: các âm thanh đa dạng
trong cuộc sống, thiên nhiên và tác phẩm âm nhạc |
Thể hiện cảm xúc phù hợp với các sắc thái đa dạng: Âm
thanh trong cuộc sống, thiên nhiên và tác phẩm âm nhạc (đặc biệt là dân ca Việt nam) |
Hát đúng, tự nhiên
|
Hát đúng, phù hợp các sắc thái, tình cảm bài hát
|
Hát đúng, thể hiện sắc thái, tình cảm đa dạng của bài hát
|
Vận động đa dạng theo nhạc (vỗ tay, gõ đệm, dậm chân, lắc
lư,…) |
Vận động nhịp nhàng theo nhạc và sử dụng một số dụng cụ gõ
đệm |
Vận động nhịp nhàng, phù hợp với nhịp điệu của bài hát,
bản nhạc và sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo các tiết tấu |
Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình các sản phẩm đơn giản về
màu sắc, kích thước, hình khối |
Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình các sản phẩm có màu sắc,
kích thước, hình khối, hài hòa |
Vẽ, nặn, cắt, xé, dán, xếp hình các sản phẩm đa dạng có
màu sắc, bố cục, kích thước, hình khối, hài hòa. |
Sử dụng các kĩ năng, dụng cụ, vật liệu để thể hiện sản
phẩm vẽ, nặn,cắt, xé, dán, xếp hình. Hát, vận động theo nhạc theo ý thích
|
Sử dụng các kĩ năng, dụng cụ, vật liệu để thể hiện sản
phẩm vẽ, nặn,cắt, xé, dán, xếp hình. Hát, vận động theo nhạc nhịp nhàng
|
Sử dụng các kĩ năng, dụng cụ, vật liệu để thể hiện sản
phẩm vẽ, nặn,cắt, xé, dán, xếp hình. Hát, vận động theo nhạc nhịp nhàng có sáng tạo.
|
Họat động 4
Hướng dẫn cách tổ chức các họa động âm nhạc, tạo hình theo hướng tích hợp chủ đề.
Chia nhóm thảo luận về các vấn đề:
- Lựa chọn nội dung và thiết kế mạng họat động âm nhạc, tạo hình ở một chủ đề tự họn
- Cách tổ chức họat động âm nhạc, tạo hình theo hướng tích hợp
Thông tin phản hồi
1.Họat động tạo hình
- tổ chức trên họat động có chủ đích, có thể tiến hành như sau:
– Lôi cuốn sự thích thú của trẻ tới họat động tạo hình bằng cách trò chuyện đàm thoại, đọc thơ, câu đố, trò chơi nghe nhạc.
– Cho trẻ xem tranh mẫu (hoặc vật thât). Cho trẻ quan sát tổng thể và sờ mó lên các đồ vật, con vật. Cô sử dụng một số c6u hỏi, lời kể ngắn để khuyến khcíh trẻ nói lên cảm nhận của mình về vẻ đẹp của bức tranh (Hoặc vật mẫu) được thể hiện qua màu sắc, hình dáng, đường nét, bố cục…
– Cô hướng dẫn mẫu: Cô giải thích, kết hợp với làm mẫu chẫm, rõ ràng.
– Trẻ thực hiện. Nếu trẻ chưa biết cách thể hiện, cô làm mẫu lại cho trẻ xem.
(Mẫu có thể để từ đầu đến cuối họa đông nếu như trẻ khônglàm được hoặc trẻ làm được thì không nhất thiết phải đặt mẫu từ đầu đến cuối). Cô khuyến khích trẻ bổ sung thêm các chi tiết hoặc sử dụng các màu sắc, đường nét, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đơn giản và có sáng tạo.
- Nhận xét sản phẩm: Cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm ( Chủ yếu cô độg viêntrẻ nói lên sản phẩm do trẻ làm ra. Cô hướng trẻ nhìn vào sản phẩm có màu sắc, hình dáng, đường nét hoặc bố cục cân đối…)
Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm.
- Họat động tạo hình được tiến hnàh ở mọi lúc mọi nơi
- Họat động tạo hình ở sân trường: Cô cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống gần gũi, hoặc cô khuyến khích trẻ vẽ trên đất, cát, nền gạch. Xếp hình bằng hột, hạt, sỏi, đá hoặc cô cùng trẻ làm đồ chơi bằng các nguyên vật liệu khác nhau.
- Họat động tạo hình ở các góc: Trẻ được tự do thể hiện vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình. Xem tranh vẽ, truyện…
- Họat động chiều: Cô khuyến khích trẻ tham gia họat động tạo hình theo ý thích qua đó giáo viên giúp đỡ những trẻ chưa biết ve4,nặn, dán, xếp hình để tạo ra những sản phẩm mà trẻ yêu tích.
2.Họat động âm nhạc
- Tổ chức trên họat động học có chủ đích, có thể tiến hành như sau:
– Lôi cuốn sự chú ý của trẻ, bằng cách tạo môi trường âm nhạc như âm thanh của giai điệu bài hát, âm tahnh của các nhạc cụ. Bằng các trò chơi âm nhạc, câu đố, bài thơ, câu chuyện, có liên quan tới chủ đề âm nhạc.
– Làm mẫu cho trẻ xem (hát mẫu, vận động mẫu…) Mẫu chính xác, thể hiện sắc thái tình cảm, kết hợp đệm đàn hoặc cử chỉ điệu bộ minh họa. Cô giới thiêu nội dung, tính chất của bài hát, bản nhạc hoặc vận động.
– Hướng dẫn trẻ họat động: Hướng dẫn cả lớp, tổ, nhóm, khi trẻ chưa cảm nhận và thể hiện qua nghe nhạc, nghe hát; hát và vận động theo nhạc.
- Có các hoạt động sau:
- Họat động: Hát.
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc (Hoặc trò chơi âm nhạc).
Nghe nhạc, nghe hát
- Họa động:Vận động theo nhạc.
Nội dung kết hợp: Nghe nhạc, nghe hát
Trò chơi âm nhạc
- Họat động: Nghe nhạc – nghe hát.
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc hoặc Trò chơi âm nhạc
- Họat động: Sinh hoạt văn nghệ theo chủ đề.
Bao gồm các bài hát, điệu múa, trò chơi, bài thơ, câu đố có trong chủ đề.
Dưới hình thức sinh họat văn nghệ, cô khuyến khích trẻ thể hiện lại 2 – 3 bài hát, điệu múa, có sự tham gia của cô cùng với trẻ. Cô hát cho trẻ nghe.
- Để thực hiện cáchọat động này, giáo viên cần căn cứ vào khả năng âm nhạc của trẻ, vào tác phẩm âm nhạc cụ thể, lựa chọn nọi dung trọng tâm, tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc một cách tự nhiên, vui vẻ, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ. Nội dung tích hợp nhằm giúp trẻ có ấn tượng sâu sắc hơn về các tác phẩm âm nhạc được học và gây hứng thú cho trẻ trong họat động.
- Hoạt động âm nhạc tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi.
– Âm nhạc kết hợp với thể dục sáng: Đó là những bản nhạc, bài hát hành khúc có giai điệu, khỏe khoắn. Âm nhạc trong giờ thể dục tạo không khí sôi nổi, phấn chấn, giúp trẻ vận động nhẹ nhàng với nhịp điệu bài hát.
– Khi đi dạo chơi, cô có thể cho trẻ hát hoặc cô hát cho trẻ nghe những bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với phong cảnh thiên nhiên., sự vật hay hiện tượng trẻ đang tiếp xúc, nhằm gây ấn tượng và làm giàu cảm xúc cho trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhi6en. Góp phần giáo dục trẻ thông qua nôi dung lời ca cùa bài hát.
– Chơi, họat động ở các góc: cô hướng dẫn một nhóm trẻ chơi trò trò chơi dân gian “cô giáo”. Trẻ hát múa lại bài hát, điệu múa, trò chơi âm nhạc vừa học
– Hát cho trẻ nghe trước giờ ngủ trưa: là những bài hát có giai điệu mềm mại, trữ tình, bài hát ru êm dịu.
– Họat động chiều: Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, chơi trò chơi âm nhạc. Cô đông viên, khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hôi để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hởp tác biểu diễn. Ngòai ra cô có th6ẻ hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi, làn điệu dân ca của quê hương mình, những trò chơi dân gian… mà trẻ yêu thích.
– Ngoài ra trên các họat động khác, giáo án âm nhạc là một trong các nôi dung bổ trợ nhằm gây hứng thú cho trẻ vào học nội dung mới.
Hoạt động 5: Hướng dẫn một số bài hát, vận động theo nhạc trong chương trình GDMN mới.
LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
I/ MỤC TIÊU:
- Thảo luận những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc trong việc lập kế hoạch thực hiện chương trình sau 1 năm thực hiện thí điểm.
- Giúp học viên biết cách xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch chủ đề, kế hoạch hoạt động của một ngày phù hợp với khả năng của giáo viên và điều kiện của trường, lớp mình phụ trách.
II/ CHUẨN BỊ:
- Thiết bị phục vụ trình chiếu (máy tính, projector, màn hình)
- Giấy A0, A4, bút dạ sơn
- Chương trình GDMN
- Kế hoạch thực hiện chương trình năm học 06 – 07
- Tài liệu hướng dẫn tổ hcức thực hiện thí điểm, kế hoạch chủ đề Thế giới thực vật của trường MN Anh Đào.
- Yêu cầu học viên đọc tài liệu trước (phần I và tài liệu tham khảo)
III/ CÁC HỌAT ĐỘNG:
Hoạt đống: Thảo luận trao đổi trên hội trường:
- Học viên nêu các vướng mắc, khó khăn trong lập kế hoạch thực hiện chương trình.
- Kinh nghiệm của giáo viên và các cấp quản lý trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học (Những ưu, nhược điểm và những cải tiến của giáo viên và chỉ đạo địa phương).
- Thảo luận về kế hoạch năm của trường MN 20/10 và cấu trúc của kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học trong tài liệu.
- Thống nhất môt số điểm chung cần thiết khi lập kế hoạch thực hiện chương trình theo năm
Thông tin phản hồi:
Kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học là những định hướng cơ bản giúp giáo viên thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có mục đích và liên tục.
Những nôi dung quan trọng cần có trong kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học:
- Mục tiêu cuối độ tuổi
- Những nội dung chủ yếu theo từng lĩnh vực
- Dự kiến các chủ đề
Họat động 2: Thực hành xây dựgn kế hoạhc thực hiện chương trình theo năm học cho từng nhóm, lớp.
- Chi học viên thành từng nhóm theo tỉnh. Mỗi tỉnh xây dựng kế hoạch cho 1 độ tuổi.
- Trình bày kết quả của từng nhóm và góp ý.
Thông tin phản hồi:
Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình theo năm học cần quan tâm đến mối quan hệ giữa mục tiêu và nội dung chương trình, khả năn của trẻ trong nhóm/ lớp.
Khi xác định mục tiêu cuối độ tuổi cần căn cứ vào sự phát triển cảu trẻ ở hóm/ lớp mình, dấu hiệu đánh giá ở từng lĩnh vực và tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ ở từng độ tuổi.
Họat động3:
- Thảo luận vấn đề của trường MN Hoa Hồng, Anh Đào, và 19/5: Xem xét mục tiêu chủ đề; phân tích mối liện hệ giữa mục tiêu, các chủ đề nhánh, mạng nội dung, mạng hoạt đông và kế hoạhc thực hiện.
- Thảo luận về hướng dẫn lập kế hoạch chủ đề, kế hoạch tháng trong tài liệu hướng dẫn.
- Chọn môt cách để xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề MG, kế hoạch tháng của nhà trẻ
- Chia học viên thành nhóm theo tỉnh. Mỗi tỉnh xâ dựng cho 1 chủ đề cho 1 lớp MG ( đã dự kiến trong khi lập kế hoạch năm) và 1 tháng cho 1 nhóm nhà trẻ.
- Trình bày kế hoạch 1-2 chủ đề, kế hoạch của 1-2 tháng và góp ý.
- Thống nhất một số điểm chung cần thiết khi lập kế hoạch chủ đề.
Thông tin phản hồi:
- Hiện nay việc xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề có thể có một số cách cấu trúc khác nhau, saong điều quan trọng cần lưu ý:
- Mục tiêu chủ đề cần xuất phát từ mục tiêu của lúa tuổi, kết quả đánh giá của chủ đề trước.
- Mạng nội dung bao gồm các kiến thức phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ.
- Mạng họat động phải được xây dựng để thực hiện được mục tiêu của chủ đề, liên quan đến những điều đã đưa ra ở mạng nội dung và nội dung chương trình đã đưa ra ở phần lập kế hoạch năm học.
- Khi dự kiến các họat động cần lưu ý đến các họat động này sẽ thực hiện theo từng giai đọan thực hiện chủ đề (mở đầu, phát triển, kết thúc)
- Kê hoạhc thực hiện chỉ là dự kiến giáo viên có thể thay đổi dựa trên hòan cảnh và khả năng thực tế của trẻ tại thời điểm thực hiện
Việc cấu trúc kế hoạch thực hiện chủ đề theo cách nào là do giáo viên tự quyết định sao cho thuận lợi, đạt mục tiêu của chủ đề và cuối cùng là đạ được mục tiêu của chương trình
Họat động 4: Thực hành lập kế hoạch thực hiện trong 1 ngày
- Chia học viên thành nhóm giáo viên dạy theo độ tuổi, cán bộ quản lý chia vào các nhóm tuổi. mỖi nhóm tối đa 10 người.
- Trình bày kết quả của từng nhóm, chọn 1 kế hoạch ở 1 độ tuổi NT, 1 MG để bổ sung cho hòan chỉnh.
- Thống nhất một số điểm chung cần thiết khi lập kế hoạch thực hiện trong 1 ngày.
Thông tin phản hồi:
- Việc lập kế hoạch hàng ngày giúp giáo viên có cái nhìn xuyên suốt và các họat động liên kết với nhau từ dễ đến khó, hỗ trợ cho nhau nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Tính chi tiết, đầy đủ của kế hoạch tùy thuộc vào năng lực nghề nghiệp của giáo viên.
- Nhữgn họat động nếu lặp lại ở trong tuần hoặc trong chủ đề chỉ cần soạn 1 lần, những lần thực hiện sau nếu có thay đổi chỉ cần ghi bổ sung.
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON
- MỤC TIÊU
Sau bài học này học viên có thể:
- Nắm được các nôi dung đánh giá trong việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Thống nhất các tiêu chí đánh giá và cách tổ chức thực hiện đánh giá.
- CHUẨN BỊ:
- Tái liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN liên quan đến phần đánh giá.
- Phiếu đánh giá việc thực hiện các họat động giáo dục và thực hiện chủ đề kế hoạch tháng.
- Một ít giấy A4, A0, bút đầu cho thảo luận nhóm.
- TỔ CHỨC HỌAT ĐỘNG
- Bạn đã thực hiện những nội dung đánh giá nào trong thực hiện điểm chương trình giáo dục mầm non?
- Bạn đã sử dụng những kết quả đánh giá nào trong thực hiện thí điểm chương trình giáo dục mầm non?
- Những khó khăn gặp phải trong việc đánh giá này và bạn đã giải quyết nó như thế nào?
- Hoạt động 1: Chia nhóm theo từng tỉnh và học viên ghi kết quả thảo luận vào giấy A4 các nội dung sau:
2-3 tỉnh trình bày kết quả thảo luận, tập trung vào ý 2 và 3.
Các nhóm nộp lại kết quả thảo lậun.
Thông tin cho hoạt động 1:
- Các nội dung đánh giá đã hướng dẫn trong đợt tập huấn vòng 1:
- Nhận xét, đánh giá hàng ngày (khuyết khích làm)
- Đánh giá thực hiện chủ đề (theo mẫu phiếu đánh giá)
- Chưa hướng dẫn đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục.
- Sử dụng kết quả đánh giá cho việc: lập kế hoạch chủ đề/kế hoạch tháng; điều chỉnh các họat động giáo dục đã lập trong tuần, trong ngày; thay đổi môi trường giáo dục, thông tin cho phụ huynh…
- Các khó khăn:
- Khách quan: Số lượng trẻ trong lớp, cường độ lao động, chế độ chính sách, tiêu chí đánh giá…
- Chủ quan: Kỹ năng quan sát, ghi chép, suy xét, xử lý thông tin…
(Các nhóm bổ sung các ý kiến của các nhóm mình)
- Hoạt động 2: Giới thiệu đối tượng đánh giá, nội dung, cấp độ đánh giá và thảo luận hội trường:
- Giáo viên nhà trẻ đánh giá kế hoạch tháng?
- Giáo viên mẫu giáo đánh giá sự phát triển của trẻ? (trong đánh giá việc thực hiện chương trình)
Thông tin họat động 2:
2.1. Đối tượng đánh giá: trẻ và giáo viện, việc quản lý trường, lớp và CSVC của trường.
2.2.Nội dung đánh giá:
2.3. Cấp độ đánh giá: Từ bảng trên chúng ta thấy
- Đánh giá quá trình thực hiện các họat động giáo dục là một phần của đánh giá việc thực hiện chủ đề.
- Đánh giá việc thực hiện chủ đề là một phần của đánh giá việc thực hiện chương trình.
- Việc đánh giá trẻ hàng ngày được khuyến khích nếu giáo viên có điều kiện quan sát, ghi chép. Giáo viên sẽ ghi vào sổ soạn bài của mình những vấn đề đặc biệt, cần quan tâm và thực sự giúp ích cho giáo viên tong việc rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho các họa động giáo dục của các ngày tiếp theo.
- Hoạt động 3: thảo luận các tiêu chí đánh giá việc tổ chức các họat động giáo dục và việc thực hiện chủ đề.
- Chia học viên thành 6 nhóm
- Phát cho mỗi nhóm phiếu đánh giá việc tổ chức các hạot động giáo dục và việc thực hiện chủ đề (Đã tập huấn ở vòng 1) và thảo luận các nội dung sau:
- Sau 1 năm sử dụng phiếu đánh giá việc tổ chức các họat động giáo dục và thực hiện chủ đề bạn có ý kiến gì cho các tiêu chí ở phiếu này như thế nào để đánh giá việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở mẫu giáo/ việc thực hiện chủ đề ở mẫu giáo? Cách tổ hcức thực hiện? (Nhóm 1.2.3)
- Theo bạn nên chỉnh sửa các tiêu chí phiếu này như thế nào để có thể đánh giá việc tổ chức họat động giáo dục trẻ ở mẫu giáo/ việc thực hiện chủ đề ở mẫu giáo? Cách tổ hcức thực hiện? (Nhóm 4.5.6)
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác trao đổi, bổ sung, điều chỉnh.
- Sử dụng các tiêu chí đã thống nhất để đánh giá việc tổ chức họat động giáo dục của giáo viên ở trường thực hành.
Thông tin hoạt động 3:
3.1.Mục đích và pạhm vi đánh gái
– Giáo viên đánh giá trẻ và tự đánh giá việc tổ chức các họat động giáo dục của mình: nhằm điều chỉnh phù hợp, kịp thời các họat động giáo dục tiếp theo để đạt hiệu quả tốt hơn (như điều chỉnh nội dung/ cách thức/ phương tiện hoặc thậm chí điều chỉnh chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình.
3.2.Tổ chức thực hiện đánh giá.
3.21. Đánh giá quá trình tổ chức các họat động giáo dục:
– Đánh giá quá trình tổ chức các họat động giáo dục có thể được tiến hành vào bất kỳ một ngày nào đó trong tuần, ở bất kỳ chủ đề nào trong năm học.
– Thời điểm đánh giá có thể là sau một ngày hay trong 1 buổi nào đó trong ngày với các họat động được tổ chức. Đánh giá này thường được dùng cho cán bộ quản lý các cấp kiểm tra,giám sát, hỗ tợ chuyên môn cho giáo viên và có thể được tiến hành theo phiếu đánh giá với các nội dung trên. Giáo viên có thể dùng phiếu này để đánh giá quá trình tổ chức các họat động giáo dục của các đồng nghiệp.
Mỗi lần đánh giá nên có sự đối chiếu, trao đổi, làm việc lại của người đánh giá (đồng nghiệp hay cán bô quản lý các cấp) với giáo viên. Giáo viêb sẽ lư giữ phiếu cho tất cả những lần đánh giá trong1 năm học để so sánh, xem xét những vấn đề đã được giải quyết hay cải tiến chưa và nhận ra những tiến bộ, những thay đổi của mình trong nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.2. Đánh giá việc thực hiện chủ đề (mẫu giáo)/ thực hiện kế hoạch tháng (nhà trẻ)
Đánh giá việc thực hiện chủ đề/ kế hoạch tháng nên được tiế hành su một chủ đề nào đó hoặc sau mỗi tháng của kế hoạch.
Việc đánh giá này thường giành chó giáo viên tự đánh giá công việc của mình sau mỗi chủ đề/ sau mỗi tháng.
Mẫu phiếu đánh giá đuợc dùng chung cho đánh giá quá trình thực hiện các họat động giáo dục và đánh giá việc thực hiện chủ đề/ kế hoạch tháng.
Giáo viên có thể dùng phiếu đánh giá thực hiện chủ đế/ kế hoạch tháng để ghi chép và lưu giữ nhằm xem xét một cách hệ thống những điều chỉnh của mình, những vấn đề lưu ý đã được giải quyết hay chưa hoặc rút ra bài học cần thiết.
Sau khi kết thúc chủ đề/ ngày cuối của kế hoạch tháng, giáo viên cần giành khỏang thời gian nhết định để hòan thành phiếu này và trao đổi những băn khoăn với đồng nghiệp trong các buổi sinh họat chuyên môn gần nhất để có được những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch tiếp theo của mình.
3.2.3. Đánh giá việc thực hiện chương trình:
– Đánh giá sự phát triển của trẻ:
– Đánh giá họat động chăm sóc giáo dục của giáo viên.
– Đánh giá họat động quản lý trường, lớp.
– Đánh giá CSVC của trường.
(Xem văn bản tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN và bảng đã trình bày).
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
VIỆC THỰC HIỆN CÁC HỌAT ĐỘNG GIÁO DỤC
VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Họ và tên giáo viên………………………………. trìng độ……………………..
Lớp……………………………. số trẻ trong lớp………………………………….
Chủ đề……………………………………………………………………………………
Các họat động đượcb tổ chức
………………………………….. ………………………………………………………..
Thời gian tổ chức các họat động: từ…………………….. đến………….. ngày…………