Archive
Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : “Một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Đúng như thế, tất cả chúng ta ai cũng phải trải qua một tuổi thơ yêu dấu, những ngày tháng không thể nào quên trong cuộc đời. Những tháng ngày không thể nào quên. Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm đến các em, đến thế hệ tương lai của nước nhà, “ Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”.
Trẻ em được sinh ra ở thế giới này với tâm hồn của những thiên thần, nhưng chính cuộc sống đầy phức tạp đã gieo những suy nghĩ và hành động xấu vào những tâm hồn non nớt đó. Sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất có thể biến các bé thành những người ích kỉ chỉ biết đến mình. Những giá trị đạo đức như sự quan tâm chia sẻ đến mọi người cần được khắc sâu vào tâm trí trẻ ngay từ khi còn nhỏ để giúp chúng trở thành những người có ích cho xã hội và biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh.
Chia sẻ là sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trước mỗi sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống. Nó là sự cho đi, quan tâm hay giúp dỡ người khác về cả vật chất hay tinh thần bằng khả năng của mình giúp họ vượt khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những việc nhỏ bất cứ ai cũng có thể làm được. Đừng nghĩ rằng chỉ có những việc to tác mới đáng chia sẻ, nếu nghĩ nhưi vậy thì chẳng bao giờ bạn chia sẻ cho ai được cái gì.
Thực tế trẻ 3 tuổi đã biết chia sẻ nhưng không phải lúc nào chúng cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn. Do đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này trẻ bắt đầu ý thức được mình, ý thức được khả năng của mình. Đồng thời xuất hiện một thái độ mới đó là trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn và mơ ước được làm những điều giống như người lớn, đặc biệt trẻ thích được độc lập và tự chủ trong hành động. Mọi hành vi thói quen đã được hình thành trước đó nay bị phá vỡ, trẻ biểu hiện thái độ nghịch ngợm, không đồng ý hoặc phản kháng ngược lại những điều bố mẹ và những người xung quanh mong muốn. Lúc này ở trẻ xuất hiện tính bướng bỉnh, nhõng nhẽo không ngoan như trước nữa. Trong khi chơi với bạn hay giao tiếp với những người xung quanh trẻ xuất hiện tính ích kỷ, trẻ chỉ thích hành động với những gì có lợi cho trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ hành động, bắt chước những hành vi xấu thì rất nhanh còn những hành vi tích cực thì khó như khi anh chị, bố mẹ nói tục, chửi bậy thì trẻ nói lại hoặc bắt chước được ngay.
Tổ ấm gia đình, đó là môi trường xã hội đầu tiên của trẻ, là môi trường văn hóa được tạo dựng trên cơ sở tình yêu thương ruột thịt của ông bà, bố mẹ và anh chị ruột trong gia đình. Đặc trưng của văn hóa gia đình là môi trường an toàn và phong phú: Chỉ có trong gia đình trẻ mới được hưởng đầy đủ tình yêu thương có những phút vui đùa thích thú bên mẹ, trò chuyện thủ thỉ với người thân, trẻ được giao lưu trực tiếp và thường xuyên, trẻ được học cách làm người một cách tự nhiên. Những truyền thống, nếp sống thói quen của các thành viên trong gia đình đều ảnh hưởng tuyệt đối đến sự phát triển của đứa trẻ. Đứa trẻ học được những điều hay, lẽ phải hay không chủ yếu trong môi trường gia đình. Trẻ ở lứa tuổi này nhập tâm bắt chước rất nhanh. Bên cạnh đó một số đồ vật dễ hư hỏng, gây nguy hiểm cho trẻ như dao, phích nước…bị người lớn cấm đoán dẫn đến ở trẻ xuất hiện mâu thuẫn giữa tính tích cực hành động của trẻ , với sự cấm đoán bảo vệ của người lớn.
Bên cạnh đó vì mục tiêu của giảm tỉ lệ sinh con nên số người trong mỗi gia đình ngày một ít đi. Trong mội gia đình chỉ có một hoặc hai con nên trẻ được gia đình nuông chiều một cách thái quá ,đòi gì được nấy dẫn đến trẻ ngày càng ích kỷ, không biết yêu quý , nhường nhịn. các bé tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra và rất nhiều bậc phụ huynh phải than phiền vì bé nhà mình hư quá, ích kỉ quá lúc nào cũng bắt mọi người phải làm theo ý mình. Cũng có một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
Là một giáo viên nhiều năm liền dạy lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi, tôi luôn băn khoăn làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn học hỏi, nghiên cứu ứng dụng lồng ghép nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh. Vì thế năm học 2012-2013 tôi mạnh dạn chọn đề tài ” Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh”làm sáng kiến kinh nghiệm mầm non của mình.
- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lí luận:
Chia sẻ là những tình cảm của con người thể hiện trước sự vật hiện tượng nào đấy và con người có những hành vi phản ánh lại sự vật hiện tượng đó. Như trẻ cảm thấy vui sướng, hãnh diện, tự hào khi ai đó khen mình xinh, đẹp, học giỏi và cảm thấy buồn, chán khi không có ai chịu chơi hay quát mắng mình.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non có những đặc điểm: Dễ uốn nắn và nhịp độ phát triển nhanh, trẻ có những đặc điểm phát triển độc đáo, không giống bất cứ giai đoạn phát triển nào sau này. Đặc biệt trẻ 3-4 tuổi tư duy gắn với cảm xúc và ý muốn chủ quan của trẻ, trẻ tư duy theo lối trực quan toàn bộ. Bên cạnh đó xúc cảm- tình cảm chi phối toàn bộ sinh hoạt của trẻ, trẻ dễ đồng cảm với mọi người xung quanh. Trẻ mẫu giáo bé xuất hiện các động cơ hành vi muốn làm người lớn, động cơ hành vi được hình thành trong quá trình vui chơi, động cơ trò chơi – bạn chơi là động lực thúc đẩy trẻ. Trong khi chơi trẻ muốn cho người lớn hài lòng do vậy phải cố gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành vai chơi một cách tốt nhất. Cuối tuổi mẫu giáo bé tính xã hội, tính đạo đức được hình thành và phát triển. Hoạt động với đồ vật là hoạt động giao tiếp với những người xung quanh, tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng cùng phát triến song song. Đó là những yếu tố tâm lý có ảnh hưởng thuận lợi hoạt động học tập của trẻ.
Có thể nói mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ tuổi lên 3 bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với bạn bè,gia đình và với những người xung quanh.Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.
- Cơ sở thực tiễn
1 Đặc điểm tình hình
– Trường mầm non Vĩnh Quỳnh được xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Quỳnh huyện Thanh Trì- Hà Nội. Trường có 4 cơ sở nằm trên 3 thôn: Vĩnh Ninh, Quỳnh Đô và Ích vịnh.
– Năm học 2012- 2013 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công phụ trách lớp C4 tại khu Vĩnh Ninh với tổng số là 52 trẻ. Trong đó có 35 trẻ nam và 17 trẻ nữ.
– Lớp do 3 cô phụ trách, 2 cô có trình độ đại học phạm mầm non và 1 cô có trình độ trung cấp sư phạm mầm non.
– Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ chúng tôi gặp những thuận lợi khó khăn sau:
2 Thuận lợi:
– Nhà trường đầu tư đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
– Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn.
– Lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ đồ dùng phục vụ cho trẻ.
Bán thân tôi là giáo viên trẻ , nhiệt tình năng động, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và giáo dục trẻ.
– 100% trẻ ăn bán trú tại trường thuận tiện cho công việc chăm sóc gáo dục trẻ.
3 Khó khăn:
– 2/3 số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ nên chưa có nề nếp, thói quen trong mọi hoạt động của lớp.
– Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều cho nên việc dạy trẻ “ Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh “ còn gặp nhiều khó khăn.
– Lớp có 12 trẻ thì nghịch ngợm, hiếu động, 6 trẻ rụt rè nhút nhát không thích tham gia các hoạt động nên ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục trẻ.
– Trẻ sống trong môi trường gia đình nên bị ảnh hưởng một số văn hóa xấu từ gia đình, bố mẹ còn mải lo kiếm tiền, một số phụ huynh cho rằng lo cho con ăn ngon, mặc đẹp là đủ nên bố mẹ vẫn giao việc dạy dỗ trẻ cho ông bà, anh chị, trẻ thường chơi tự do không có sự giám sát của người lớn.
– 90% phụ huynh làm nông nghiệp, chợ búa chưa hiểu tầm quan trọng việc nuôi dạy con theo khoa học.
– Đa số các gia đình có từ một đến hai con, bố mẹ chiều con quá mức nên trẻ có lối sống ích kỷ chỉ biết ” nhận” mà không biết ” mình phải làm gì”.
– Nhận thức của phụ huynh về việc dạy trẻ biết quan tâm đến mọi người xung quanh còn hạn chế. Một số phụ huynh cho rằng trẻ còn quá nhỏ để dạy trẻ quan tâm đến mọi người xung quanh.
Xuất phát từ thực rạng trên, một lần nữa tôi khẳng định rằng việc dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh là rất cần thiết.
II MỘT SỐ BIỆN PHÁP
- Biện pháp 1: Khảo sát
1.1 Khảo sát trẻ tại nhà thông qua phiếu điều tra
– Đây là cách làm rất nhanh gọn và mang lại kết quả cao vì như chúng ta đều biết thời gian trẻ ở nhà bằng 2/3 thời gian trẻ ở lớp.
– Môi trường sống ở nhà là nơi trẻ dễ bộc lộ những tính cách, tình cảm, sự quan tâm, chia sẻ của mình, trẻ bộc lộ những tình cảm đó một cách tự nhiên, trung thực nhất như: Khi chơi trẻ có nhanh dành đồ chơi vơi các anh chị em không?. Trẻ đã biết làm gì để giúp đỡ bố mẹ?. Trẻ có biết quan tâm đến mọi người xung quanh không?.
– Để biết trẻ có quan tâm chia sẻ với người thân hay không, tôi đã xây dựng phiếu điều tra với những nội dung như sau:
Phiếu điều tra( Phụ lục 1)
1.2 Khảo sát trẻ trên lớp học:
– Để nắm được khả năng, mức độ, ý thức của trẻ khi chơi đồ chơi mầm non hoặc làm một công việc cô giao vừa sức với trẻ hay sự thể hiện tình cảm của trẻ với người thân trong gia đình, ban bè và mọi người xung quanh. Từ đó đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp tôi tiến hành khảo sát trẻ như sau:
– Tôi cho trẻ xem một đoạn băng có hình ảnh các trẻ đang chơi có đoạn hai bạn đang tranh giành đồ chơi và đặt ra câu hỏi đàm thoại với trẻ:
Con thấy các bạn trong đoạn băng đang làm gì?
Điều gì xảy ra khi hai bạn tranh giành đồ chơi?
Nếu là con con sẽ làm gì?
– Thông qua hoạt động vui chơi , chơi ở các góc, tôi bao quát, quan sát trẻ chơi sau đó ghi chép lại một cách cẩn thận xem trong khi chơi trẻ tranh giành, không biết nhường bạn hay trẻ đã biết chơi đoàn kết chưa, trẻ có biết phối hợp cùng bạn trong lúc chơi không.
– Thông giờ đón trả trẻ, các giờ hoạt động trong ngày trẻ chơi cùng bạn, tôi quan sát trẻ sau đó ghi chép lại những thái độ, cảm xúc của trẻ với bố mẹ, cô giáo và các bạn.
– Trong giờ đón trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ:
Hàng ngày con giúp bố mẹ những công việc gì?
Con có thích làm những công việc đó không?
Vì sao con thích?
Khi làm những công việc đó con thấy bố mẹ có vui không?
Con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ khen?
– Ngoài ra tôi yêu cầu trẻ giúp đỡ cô một số công việc vừa sức như: Chia thìa, đĩa, xếp ghế về bàn hay phơi khăn cùng cô…. Qua quá trình trẻ làm tôi quan sát kết quả, mức độ hoàn thành công việc của trẻ.
– Qua quá trình khảo sát tôi thu được kết quả như sau:
+ 15 trẻ hiếu động, nghịch ngợm
+ 12 trẻ nút nhát, rụt rè
+ 30 trẻ không phải làm việc gì
+ 34 trẻ không biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi đồ chơi với bạn.
+ 27 trẻ không hoàn thành công việc được giao.
+ 12 trẻ khi cô đứng kèm cặp mới hoàn thành công việc.
+ 38 trẻ không biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ.
– Là một giáo viên chủ nhiệm tôi rất băn khoăn khi thấy đa số trẻ lớp mình không biết quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh. Tôi phải làm thế nào để trẻ lớp mình đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội trong chương trình của bộ giáo dục đề ra . Bên cạnh đó tôi mong muốn trẻ lớp tôi phát triển toàn diện về các mặt để sau này trở thành con người con ngoan, trò giỏi. Một người có đức, trí, thể, mỹ, một người có ích cho xã hội.
- Biện pháp 2: Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để trẻ được chia sẻ.
Môi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.
Bên cạnh đó chúng tôi cũng xây dựng qui ước với trẻ về những nội quy, qui định trong lớp học và nội quy giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong lớp như không nói to, không tranh giành đồ chơi, biết nhường nhau, chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn khi cần. Việc rèn nền nếp được thực hiện ngay khi đón trẻ vào năm học mới. Chúng tôi qui ước với trẻ cách lấy đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định, hay qui định với trẻ về cách chơi, không la hét quá to, không chạy nhảy xô đẩy nhau, có sự giao tiếp thân mật trong các vai chơi, các bạn trai nhường nhịn các bạn gái, cùng tham gia vào các vai chơi vui vẻ. Cô cho trẻ cùng cô tham gia xây dựng nội quy lớp học. Nếu trẻ biết mình nên làm gì, chúng sẽ cư sử tốt hơn và ngoan ngoãn chấp hành . Cô có thể để trẻ thảo luận, giúp bạn vài quy tắc đơn giản trong lúc chơi.
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú. Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi.
Chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vật liệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dục cho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt qua hoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn.
Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếu muốn dạy bé thành người biết quan tâm chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấm gương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớp tôi luôn thể hiện sự quan tâm: Khi trẻ đến lớp khóc thì các cô ôm trẻ dỗ dành, bế trẻ vào lớp, chơi các đồ chơi trẻ thích hay nói trẻ khác nhường đồ chơi cho trẻ để trẻ nín và không khóc nữa mỗi khi đến lớp , bên cạnh đó tôi cũng trò chuyện cùng trẻ như: Các con đi học phải ngoan để bố mẹ yên tâm đi làm, chiều bố mẹ về sớm đón con
Tôi cũng trao đổi với hai cô và phụ huynh thể hiện tình cảm của mình theo hướng tích cực: Như khi đến lớp trẻ khóc thì mẹ bế trẻ vào lớp, mẹ trò chuyện cùng trẻ xem trong lớp có những gì, các bạn đang chơi trò chơi gì? Các bạn chơi như thế nào?. Mẹ trò chuyện cùng cô để tạo sự tin tưởng của trẻ và trẻ dễ gần gũi với cô.
Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ trước tiên tôi giúp trẻ hiểu quan tâm chia sẻ giúp mang lại niềm vui cho người khác và cho chính mình.
- Biện pháp 3. Sưu tầm các trò chơi, bài thơ mầm non, có nội dung dạy trẻ biết chia sẻ.
Như chúng ta đã biết thơ ca có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tâm hồn trẻ, ngay từ khi sinh ra trẻ đã được bà, mẹ hát ru cho nghe. Lớn thêm một chút khi đến lớp trẻ được các cô kể truyện, đọc thơ và chơi các trò chơi trẻ càng hiểu thêm về những vấn đề xung quanh trẻ hơn. Hiểu được điều đó tôi và các cô giáo trong lớp đã sưu tầm thêm các bài thơ, trò chơi để trẻ có cơ hội được chia sẻ với những người xung quanh.
Thông qua các trò chơi trẻ em, bài thơ, câu truyện hay phù hợp với tâm sinh lý trẻ làm nảy sinh ở trẻ lòng vị tha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thân thiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điều này tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đến trường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học. Vì thế tôi sưu tầm các trò chơi, bài thơ có nội dung dễ hiểu giúp trẻ dễ tiếp thu về vấn đề giáo dục trẻ biết quan tâm đến những người xung quanh.
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/giaoductre34tuoi
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
Đề tài Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
Chủ đề: Bé và gia đình.
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ
Thời gian: 25 – 30 phút.
Số trẻ: 25- 30 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ dùng sử dụng điện trong gia đình.
– Trẻ biết sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm.
- Kỹ năng:
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm điện,
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
- Đồ dùng của cô:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Nồi cơm điện, bàn là, quạt điện, đèn học, máy vi tính, ti vi, máy sấy bằng vật thật
– Bảng đa năng, bàn ghế, bút.
– Một mảnh vải bị nhàu.
– Nhạc bái hát: Đồ dùng bé yêu.
- Đồ dùng của trẻ:
– Lô tô hình ảnh về các đồ dùng sử dụng điện và các đồ dùng không sử dụng điện có gắn xước dính.
– Bài tập có hình ảnh về các hành vi sử dụng điện tiết kiệm và không tiết kiệm.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ | lưu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Đồ dùng bé yêu”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói về những đồ dùng gì? – Những đồ dùng đó dùng để làm gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một đồ dùng sử dụng điện: – Chia trẻ thành các nhóm cho trẻ khám phá các đồ dùng điện: Nhóm 1: Bàn là. Nhóm 2: Nồi cơm điện. Nhóm 3: Quạt điện. – Cho trẻ nói hiểu biết của trẻ về những đồ dùng điện vừa khám phá. * Bàn là: – Cô tạo tình huống: Đưa ra một mảnh vải bị nhàu và hỏi trẻ: + Cô có gì đây? Mảnh vải bị làm sao? + Làm thế nào để mảnh vải hết nhàu? – Cô dùng bàn là là mảnh vải sau đó hỏi trẻ: + Mảnh vải bây giờ như thế nào? Vì sao con biết? + Muốn bàn là sử dụng được thì phải làm gì? + Khi cắm điện bàn là sẽ như thế nào? Có được sờ vào bàn là khi đang cắm điện không? Vì sao? + Bàn là là đồ dùng sử dụng gì? Được sử dụng khi nào? => Cô chốt lại: Bàn là là đồ dùng sử dụng điện, khi có đồ bị nhàu và nhăn thì ta mới sử dụng bàn là, khi là xong thì phải rút điện ra để tiết kiệm điện. * Nồi cơm điện: Cô đọc câu đố: Vừa bằng quả bí Nhi nhí hạt cơm Là cái gì? – Nồi cơm điện dùng để làm gì? – Phải làm gì để nồi cơm điện nấu được chín cơm? |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
– Có được cắm điện khi tay ướt không? Vì sao?
– Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng gì? => Chốt lại: Nồi cơm điện là đồ dùng sử dụng điện, dùng để nấu chín cơm, khi tay ướt thì không nên cầm dây cắm điện vì như vậy rất dễ bị điện giật. * Quạt điện: – Cô có 1 câu đố các con cùng lắng nghe xem câu đố về cái gì? Có cánh mà không biết bay Chỉ quay như chong chóng Làm gió xua cái nóng Mất điện là hết quay Đố bé là cái gì? – Quạt dùng để làm gì? – Phải làm gì để quạt chạy được? – Quạt là đồ dùng sử dụng gì? – Khi không dùng nữa thì phải làm gì? => Chốt lại: Quạt là đồ dùng sử dụng điện, khi có điện thì quạt mới chạy được giúp cho con người có gió mát vào mùa hè nóng bức. * Mở rộng: Ngoài bàn là, nồi cơm điện, quạt điện còn có rất nhiều các đồ dùng khác cũng phải có điện thì mới sử dụng được.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các đồ dùng trên đều là đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, các đồ dùng đó đều rất cần thiết đối với cuộc sống của mỗi người. Nếu không có điện thì sẽ không sử dụng được các đồ dùng đó. Vì vậy, điện rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Nếu sử dụng điện lãng phí thì nguồn năng lượng sẽ dần bị cạn kiệt như vậy rất ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, nên chúng ta phải biết sử dụng điện một cách tiết kiệm, luôn có ý thức sử dụng tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi. Khi thấy người nào sử dụng không tiết kiệm thì chúng ta nên nhắc nhở người đó có ý thức hơn. * Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Đội nào nhanh nhất + Cách chơi: Chia làm 3 đội, nhiệm vụ của các đội sẽ phải chạy lên trên bàn ở trên này và chọn |
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe – Trẻ chơi
|
những lô tô hình ảnh về đồ dùng sử dụng điện gắn lên bảng, đội nào tìm được nhiều hình ảnh đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
+ Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức, trò chơi bắt đầu và kết thức bằng 1 bản nhạc. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Ai giỏi nhất + Cô cho trẻ về bàn ngồi + Mỗi bạn sẽ được phát một bài tập trong bài sẽ có hình ảnh về các hành vì biết sử dụng đồ dùng điện tiết kiệm và không tiết kiệm, nhiệm vụ của các con sẽ phải khoanh tròn hành vi tiết kiệm. Bạn nào khoanh đúng nhiều nhất sé là bạn giỏi nhất. + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động. |
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
|
Nguồn: giáo án điện tử mầm non
Khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước
Khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước
I.Mục tiêu: Khám phá khoa học sự kỳ diệu của nước
– Biết một số đặc điểm, tính chất, lợi ích của nước đối với đời sống con người, cây cối và con vật. Biết nước có thể đổi màu
– Phối hợp các giác quan: Sờ, nếm, ngửi, nhìn để quan sát, phán đoán, thảo luận và làm thí nghiệm đơn giản
– Sử dụng một số từ, ngữ để mô tả đặc điểm, tính chất, lợi ích và các trạng thái của nước
– Hứng thú thích tìm hiểu, khám phá về nước.
1. Kiến thức:
– Trẻ biết tác dụng và sự cần thiết của nứoc đối với động vật và đời sống của con người,cây cối,động vật
– Nhận biết đựoc tính chất của nứơc : không màu,không mùi,không vị
2. Kỹ năng:
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,mạnh dạn trong giao tiếp
– Có kỹ năng quan sát và trả lời một số câu hỏi của cô
– kỹ năng sử dụng chuột để di chuyển thành thạo trên màn hình
3. Thái độ:
– Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch,biết bảo vệ môi trường(không vứt rác bừa bãi)
– Biết sử dụng nước hợp lý và tiêt kiệm trong sinh hoạt
– Biết tưới cây thường xuyên và chăm sóc các loài động vật
II.Chuẩn bị:
– Cô: Ly thủy tinh, bình thủy nước, sữa tươi, si rô dâu, 4 khay đá có hình dạng khác nhau
-Phim nhạc nước, 4 chậu nước
-Trẻ: Ly nhựa, muỗng, chanh, đường, cam, chai nước lọc, muỗng.
III. Tiến trình hoạt động
- Đặc điểm, tính chất của nước:
*Trẻ chơi: Chớp con mắt.
-Trẻ quan sát 2 ly (1 ly sữa, 1 ly nước ), hỏi trẻ có nhìn thấy muỗng trong 2 ly nước và sữa không? Vì sao ly nước ta nhìn thấy được cái muỗng còn ly sữa thì không? (Vì nước trong suốt nên ta nhìn thấy cái muỗng, còn ly sữa có màu trắng đục nên ta không nhìn thấy cái muỗng). > Nước không màu, trong suốt
-Trẻ về 4 nhóm cho trẻ cằm, nắm nước trong bàn tay hỏi trẻ có cầm , nắm nước được không? Vì sao ta không cầm, nắm được nước? > Nước là chất lỏng nên không cầm, nắm được.
– Trẻ đổ nước lọc vào ly ngửi, nếm và nhận xét mùi, vị của nước.
-Cô kết luận: Nước là một chất lỏng, trong suốt, không màu, không mùi, không vị
- Tìm hiểu các trạng thái của nước
– Chúng mình vừa biết được nước là một chất lỏng, vậy ngoài chất lỏng nước còn có ở dạng nào?
– Cô đưa khay đá cho trẻ sờ, thấy có cảm giác như thế nào? (lạnh và cứng)
– Vì sao nước lại đông cứng và có hình dạng khác nhau?
– Chuẩn xác: Nước có thể chuyển từ chất lỏng sang chất rắn khi ở nhiệt độ dưới 0 độ c và hình dạng của đá phụ thuộc vào từng khuôn khi cho vào ngăn đá (Dạng rắn)
– Cô đổ nước sôi ra ly thủy tinh và đậy nắp lại, cho trẻ quan sát nắp ly thấy có hiện tượng gì?
– Chuẩn xác: Nước đang ở chất lỏng khi đun sôi nước có thể bốc hơi được hoặc ở ngoài trời với nhiệt độ cao nước cũng có thể bốc hơi được (dạng hơi)
– Kết luận: Nước tồn tại ở 3 trạng thái: Chất lỏng , rắn và hơi(Xem hình ảnh)
*Thí nghiệm: Nước đổi màu.
– Cho trẻ về nhóm quan sát: Chanh, đường, si rô, cho trẻ suy đoán và tự chọn vật liệu để tạo cho ly nước của mình, gợi ý trẻ nói lên sự thay đổi của ly nước, cho trẻ nếm nhận xét mùi vị ly nước trẻ tạo ra.)
–Kết luận: Nước có thể hòa tan được một số chất như đường, cam, chanh, si rô, muối…và nước có thể đổi màu dưới tác động một số chất khác
2.Lợi ích của nước, bé làm gì để bảo vệ nước?
– Trẻ kể lợi ích của nước
-Cô củng cố: Nước rất cần thiết và quan trong đối với đời sống con người , con vật và cây cối, Nếu thiếu nước con người, cây cối và con vật không thể sống được, giáo dục trẻ biết bảovệ nguồn nước , không vứt rác xuống ao , hồ và sử dụng nước tiết kiệm, không lãng phí.
– Nước còn có 1 điều rất kỳ diệu
– Cho trẻ xem phim nhạc nước. Kết thúc tiết học
Xem chi tiết: giao an mam non
Hoạt động Khám phá xã hội
Hoạt động Khám phá xã hội
ĐỀ TÀI CHÚ BỘ ĐỘI BỘ BINH
LỚP: 5-6 TUỔI.
KPXH: CHÚ BỘ ĐỘI BỘ BINH
Hình thức cung cấp: Mời khách
- Mục tiêu :
– Biết công việc, tên gọi một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết của Phát triển kchú bộ đội bộ binh.
-hả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, giao tiếp. Sử dụng một số từ để nói rõ ràng tên công việc, một số đồ dùng, dụng cụ cần thiết của chú bộ đội bộ binh và tình cảm của bé với chú bộ đội.
– Hứng thú tham gia tìm hiểu về chú bộ đội, thích được làm chú bộ đội..
– Yêu quý, biết ơn chú bộ đội, mạnh dạn, bày tỏ, tình cảm với chú bộ đội.
+ Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, ánh mắt phù hợp.. ghe
- Chuẩn bị:
- Cô:
– Mời chú bộ đội có mang vật thật như: đồ dùng, dụng cụ của chú bộ đội bộ binh.
– Vi deo về công việc chú bộ đội.
– Máy tính.
– Máy chụp ảnh – Đàn, nhạc về chú bộ đội.
- Trẻ:
– Chuẩn bị câu hỏi
– Quần áo chú bộ đội.
– Băng rôn, khẩu hiệu, quà tặng chú bộ đội.
– Hát, múa, đọc thơ về chú bộ đội
III. Tổ chức khám phá:
- Công việc, tên gọi một số đồ dùng, dụng cụ
Cần thiết của chú bộ đội bộ binh?
– Cô tập trung trẻ lại và hỏi trẻ:
+ Các con cầm gì trên tay vậy?
+ Ai làm băng rôn, khẩu hiệu… cho con?
+ Con làm những dụng cụ này để làm gì?
– CÔ và trẻ ra cổng đón chú bộ đội
–Trẻ trải nghiệm:
+ Tập đi hiệu lệnh
+ Mặc áo, đội mũ, mang ba lô trang phục của chú bộ đội
- Điều bé muốn nói với chú bộ đội?
– Nhân dịp chú bộ đội đến thăm lớp mình các con có muốn nói điều gì với chú bộ đội nghe về tình cảm của mình?
(Trẻ nói theo suy nghĩ và tình cảm của trẻ).
– Trẻ tặng quà cho chú bộ đội.
– Chụp hình lưu niệm với chú bộ đội.
– Trẻ cám ơn chú bộ đội, chúc chú bộ đội vui , khỏe.
– Kết thúc
Theo: giáo án điện tử mầm non
Tiết dạy chủ đề âm nhạc tham khảo
Tiết dạy chủ đề âm nhạc tham khảo
Trò chơi âm nhạc là một hoạt động thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy âm nhạc theo chương trình bậc mầm non. Trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động trong tiết dạy và giúp HS thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc. Xin giới thiệu một số trò chơi âm nhạc đơn giản, thường dùng trong các gời dạy âm nhạc mầm non
“Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quy ết đ ịnh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Giáo án xé dán đồ dùng trong gia đình
Giáo án xé dán đồ dùng trong gia đình
VẼ HOẶC XÉ DÁN LỌ HOA
I: MỤC TIÊU BÀI HỌC
1- Kiến thức: – Biết cách vẽ hoặc xé dán lọ hoa.
2- Kỹ năng: – Vẽ hoặc xé dán được một lọ hoa đơn giản.
3- Thái độ: – Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của một số lọ hoa.
II: CHUẨN BỊ:
Giáo viên: – GV: Tranh ảnh về 1 số dáng lọ hoa – Một lọ hoa thật – Bài vẽ của hs và họa sĩ Học sinh: – Đồ dùng học tập
III: HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ: ?) Tiết trước các em vẽ bài gì? HSTL ?) Nêu các bước vẽ cây? HSTL – GV nhận xét Yêu cầu hs để đồ dùng học tập lên bàn để gv kiểm tra HS để đồ dùng lên bàn
III. Bài mới. *. Giới thiệu bài HS lắng nghe – Nhà các em đều có ít nhất 1 lọ hoa. Có nhà có nhiều lọ hoa. Mỗi lọ hoa có hình dáng , màu sắc khác nhau. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em vẽ lọ hoa thật đẹp nhé 1; Giới thiệu lọ hoa – GV đặt mẫu 1 số lọ hoa khác nhau HS quan sát ?) Các lọ hoa trên có giống nhau không? HSTL ?) Lọ hoa có những bộ phận nào? ?) Các lọ hoa này có đặc điểm ntn? ?) Lọ hoa được tranh trí những hình vẽ gì? ?) Màu sắc của lọ hoa ntn?
?)Lọ hoa có công dụng gì? – Nhà em có lọ hoa ntn? Tả lại hình dáng của lọ hoa nhà em?
2 HSTL – GV nhận xét ý kiến của
HS * GV tóm tắt: – Có nhiều lọ hoa khác nhau. Có lọ hoa để trang trí, có lọ hoa để dùng. Các HS lắng nghe và ghi nhớ lọ hoa có hình dáng và công dụng khác nhau.
– Lọ hoa được trang trí và có màu sắc rất đẹp. Muốn có được lọ hoa đẹp cô sẽ hướng dẫn các em cách vẽ lọ hoa
2; Hướng dẫn cách vẽ: GV treo hình gợi ý ?) Nêu cách vẽ lọ hoa? HSTL GV nhận xét, nhắc lại cách vẽ
+Vẽ miệng lọ HS quan sát cách vẽ lọ hoa +Vẽ nét cong thân lọ
+Vẽ đáy lọ + Trang trí và vẽ màu HS quan sát gv làm mẫu b: Cách xé dán HV làm mẫu cho hs quan sát
+Chọn giấy màu phù hợp HS quan sát và học tập
+Gấp đôi giấy màu vẽ nửa thân lọ
+Xé theo nét vẽ
+Chỉnh sửa hình và dán vào giấy HS thực hành Trước khi làm bài Gv cho hs xem bài vẽ của họa sĩ và của hs khóa trước.
3: Thực hành Yêu cầu học sinh vẽ bài Gv xuống lớp hướng dẫn hs vẽ bài GV có thể treo 1 số mẫu lọ hoa khác nhau cho hs quan sát và vẽ theo( đối với hs yếu) HS khá tự chọn dáng lọ hoa để vẽ HS nhận xét và trang trí lọ hoa
+Vẽ hình Vẽ màu theo ý thích tránh vẽ màu ra
+Vẽ màu ngoài.
4; Nhận xét, đánh giá Gv cùng học sinh chọn 1 số bài tốt và chưa tốt để cả lớp cùng quan sát, – Hs nhận xét. nhận xét. 2
Gv nhận xét ý kiến của hs GV đáng giá và xếp loại bài 5. Củng cố- dặn dò – Quan sát ngôi nhà của em
Nhận biết khối vuông khối chữ nhật
Nhận biết khối vuông khối chữ nhật
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH CHỮ NHẬT
I/ Mục tiêu : hs nhận biết thêm về họa tiết trang trí . Vẽ được họa tiết và vẽ màu ở hình chữ nhật
II/Chuẩn bị : Phóng to hình trang trí chữ nhật trong vở hs . Sưu tầm một số mẫu trang trí hình chữ nhật. Một số bài vẽ của hs về trang trí hình tròn hình vuông , hình chữ nhật.
III/ Hoạt động dạy và học :
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét . Giáo viên mầm non giới thiệu một số đồ vật trang trí hình chữ nhật: Thảm , khăn trải bàn. Trình bày bảng bài trang trí hình chữ nhật trong vở hs phóng to
– Một tranh đã vẽ thêm họa tiết trang trí .
– Các em thấy các họa tiết trang trí có bố cục như thế nào ? ( Họa tiết chính hoa to đặt ở giữa . Họa tiết phụ ở xung quanh và các góc .Họa tiết và màu sắc sắp xếp cân đối theo trục dọc, ngang, chéo . – Bài vẽ họa tiết trong vở em vẽ như thế nào? ( Vẽ chưa xong)
Giáo viên mầm non hướng dẫn các em trên bảng vẽ theo mẫu trang trí hình chữ nhật. Họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau và vẽ màu
Hoạt động 2: Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu
-Họa tiết chính ở giữa hình chữ nhật là hình gì?( Hình bông hoa )
-Bông hoa có bao nhiêu cánh ?Các cánh có họa tiết như thế nào ? ( Bông hoa có tám cánh bốn cánh lớp trước và bốn cánh lớp sau. Các cánh hoa đối xứng nhau theo cặp.
Họa tiết trang trí các góc có dạng hình gì? ( Hình tam giác ) Cần vẽ tiếp các họa tiết cho hoàn chỉnh.
+ Họa tiết giống cần vẽ bằng nhau và vẽ cùng màu ..
Họa tiết chính có thể vẽ lớp cánh trước một màu ,lớp cánh sau là màu khác . Họa tiết chính vẽ màu sáng thì nền vẽ màu đậm và ngược lại.
-Có thể chuyển màu của họa tiết chính ra họa tiết góc .
Hoạt động 3: Thực hành.
HS làm bài GV quan sát và gợi ý để HS vẽ tốt hơn..
Vẽ màu khác bạn không nên vẽ quá nhiều màu. Họa tiết giống nhau thì vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt. Hoạt động 4: Nhận xét cũng cố . GV cho hs chọn một số bài em thích và nêu nhận xét . Giáo viên nhận xét lại và kết luận. Dặn dò : Bài sau nặn hoặc vẽ hình con vật.
Xem thêm: giáo án mầm non
Chủ điểm: Thế giới động vật
Giáo án mầm non Chủ điểm : Thế giới động vật
Môn : Tạo hình
Bài : XÉ DÁN HÌNH CON CÁ ( Mẫu )
Đối tượng 5 – 6 tuổi
I, Mục tiêu
A, Kiến thức
– Trẻ biết các bộ phận của con cá.
– Trẻ biết sắc xếp con cá, bố cục tranh đẹp.
– Trẻ biết cách gập đôi tờ giấy lượn cong để tạo thành hình con cá và biết chọn giấy màu để xé dán đàn cá, sóng lướt, rong, rêu.
B, Kỹ năng
– Rèn luyện khả năng khéo léo của đôi bàn tay và các ngón tay.
– Phát triển khả năng quan sát và rèn sự khéo léo khi phết hồ, dán hình.
– Bồi dưỡng kỹ năng, cách sắp xếp các hình ảnh trên tờ giấy (xây dựng bố cục ).
C, Giáo dục
– Hình thành xúc cảm, thẩm mĩ về màu sắc và động viên tính sáng tạo của trẻ.
– Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật ( Nói chung ) và các con vật dưới nước ( nói riêng ).
– Biết đoàn kết hợp tác, giúp đỡ bạn trong khi làm việc.
– Thích học môn tạo hình.
II, Hình thức tổ chức và phương pháp thực hiện.
1, Hình thức tổ chức.
Hoạt động chung của trẻ
2, Phương pháp thực hiện
Hoạt động của cô
|
Hoạt động của trẻ
|
* HĐ1: Tạo hứng thú Cô và trẻ trò chuyện với chủ điểm – Cho trẻ chơi trò chơi: ” Cá vàng bơi ” cho trẻ đi vòng quanh vừa làm động tác vừa hát bài: ” Cá vàng bơi ” (2 lần ) – Cô hỏi: + Các con vừa chơi trò chơi gì nào ? + Cá sống ở đâu ? + Cá ăn bằng thức ăn gì nào ? * HĐ 2: Giới thiệu nhiệm vụ tạo hình
– Cô treo 2 bức tranh 1 bức tranh xé dán con cá tròn có nhiều phong cảnh 1 bức tranh xé dán con cá dài. Cho trẻ nhận xét nêu ý của mình?
Cô làm mẫu vừa xé vừa giải thích Cô chọn giấy màu xanh hoặc màu đỏ để làm mình cá cô gập đôi bờ giấy và xé lượn thành hình con cá. Sau đó chọn màu vàng, xé mang, mắt. Cô lấy màu xanh xé rong rêu. Sóng, nước, bọt nước. * HĐ 3 : Trẻ thực hiện : Cô nhắc lại cách ngồi, cách cầm giấy. (Tay phải xé giấy, tay trái giữ giấy, ngón tay trỏ phết hồ,…) Cô cho trẻ thực hiện. Cô quan sát và gợi ý cho trẻ. Động viên trẻ làm để tạo ra sản phẩm đẹp, hình động. * HĐ 4 : Nhận xét sản phẩm Cho trẻ trưng bày sản phẩm Cho trẻ tự nhận xét bài mà trẻ thích. Cô nhận xét thêm bài đẹp, xấu. + Cho trẻ chơi trò chơi thả cá vào ao. Chia trẻ làm 2 đội, cho trẻ thi đua lên thả cá vào ao rồi cho trẻ đếm. Đội nào thả nhiều hơn thì sẽ chiến thắng. + Giáo dục trẻ phải giữ gìn vệ sinh khuyến cáo với mọi người không vứt rát bừa ra ao làm ô nhiễm môi trường. – Cho trẻ hát bài : ” kìa con cá vàng ” rồi ra ngoài. |
– Làm con cá bơi
– Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát và nêu.
– Trẻ chú ý cô làm.
– Trẻ trả lời.
– Trẻ thực hiện.
– Trẻ trưng bày sản phẩm. – 5 – 6 trẻ – Trẻ nhận xét cùng cô. – Trẻ chơi
– Trẻ hát rồi ra ngoài. |
Đề tài: thơ: Chiếc cầu mới
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Chủ đề: Nghề nghiệp
Nhánh 3: Nghề xây dựng
Hoạt động :Văn học- dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
Đề tài: thơ: Chiếc cầu mới” St: Thái Hoàng Linh
Đối tượng: 4-5 tuổi.
Thời gian: 20-25 phút.
Ngày soạn: 09/11/2014.
Ngày dạy: 12/11/2014.
Đề tài: thơ: Chiếc cầu mới
I-Mục đích yêu cầu:
1-Kiến thức:
– Trẻ thuộc thơ, cảm nhận vần điệu và nội dung bài thơ, biết thể hiện tình cảm mến yêu của mình với công nhân thông qua việc đọc thơ diễn cảm
2-Kỹ năng:
– Trẻ đọc thơ diễn cảm: Thể hiện được cảm xúc của mình qua giọng đọc cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.
– Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rèn khả năng ghi nhớ có chủ định
3- Thái độ :
– Giáo dục trẻ biết lễ phép, kính yêu và nhớ ơn các cô chú công nhân
– Trẻ biết giữ gìn bảo vệ cây cầu, biết giữ ATGT khi đi qua cầu.
– Biết tiền để xây cầu là được trích từ tiền thuế, do nhân dân đóng góp.
II-Chuẩn bị :
-Tranh minh hoạ:
+ Tranh 1: cây cầu.
+ Tranh 2: cảnh tầu xe, người đi lại trên cầu
– Đồ dùng:
+ Khung cảnh sân khấu, chậu cảnh.
+ bài hát cháu yêu cô chú công nhân
– Nội dung tích hợp :
+ Âm nhạc: Hát : “cháu yêu cô chú công nhân”
+ MTXQ: Trò chuyện về nghề xây dựng.
+ Tích hợp: Bảo vệ môi trường, CSPL Thuế, ATGT
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
|
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
|
*HĐ1:Trò chuyện, gây hứng thú. Chào mừng các bé đến với hội thi “BÉ YÊU THƠ” Với chủ đề “ cháu yêu cô chú công nhân” hôm nay PHẦN THI THỨ NHẤT: “Cùng khám phá” – Cô và trẻ cùng xem hình ảnh cây cầu – Cô hỏi trẻ nội dung bức tranh? – Cây cầu dùng để làm gì? – Ai đã xây dựng lên cây cầu ? – Khi đi trên cầu chúng mình phải như thế nào? – Các con có biết lấy tiền ở đâu để xây dựng được cây cầu không? – GD trẻ: Để có được những công trình xây dựng cầu đường là nhờ có tiền thuế do cha mẹ chúng mình và nhân dân đóng góp. -> Khi đi trên cầu các con phải tuân thủ luật lệ giao thông, đi đúng phần đường của mình, không vứt rác, vẽ bậy lên cầu. – Nhắc đến cầu cô nhớ có bài thơ cũng nói về cây cầu, cô đố chúng mình biết đó là bài thơ nào? – Cô mời các con cùng đọc bài thơ nào! * HĐ2: NỘI DUNG CHÍNH PHẦN THI THỨ 2: “Lắng nghe tiếng thơ”: – Chúng mình cùng lắng nghe cô đọc thơ để cảm nhận vần điệu, nhịp điệu, nội dung bài thơ nhé! a/Đọc mẫu. */ cô đọc lần 1: Cô đọc diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ nét mặt qua giọng đọc nhẹ nhàng – Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác? – Các con biết bài thơ nói về điều gì? (Tóm tắt: miêu tả sự mừng vui, phấn khởi của người dân đi lại trên chiếc cầu mới. Nhân dân đi hai bên, tàu xe chạy giữa, nhân dân hớn hở khen các chú CN tài giỏi) */ Cô đọc lần 2: – Bài thơ này được viết ở thể thơ 4 chữ, bài thơ có 3 đoạn thơ, nhịp thơ đọc theo nhịp 2/2, Đọc thơ vừa phải, nhẹ nhàng, không nhanh, không chậm, – Để hiểu rõ hơn nội dung bài thơ và cảm nhận được nhịp điệu, vần điệu của bài thơ chúng mình cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ lần nữa. (Cô đọc diễn cảm kết hợp sử dụng trình chiếu ảnh minh hoạ)
* Đàm thoại , trích dẫn, giảng nội dung. – Cô vừa đọc bài thơ gì? – của tác giả nào? * Ở phần này cô có 1 trò chơi tặng cho lớp mình có tên: Ô cửa bí mật => Cô sẽ mời 1 bạn lên mở ô cửa ra, bạn nào trả lời được câu hỏi trong ô cửa sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay. Ô cửa số 1: trong bài thơ cây cầu mới được xây dựng ở đâu? (Trên dòng sông trắng) – Câu thơ nào thể hiện rằng chiếc cầu xây trên dòng sông trắng? – khi đọc câu thơ này chúng ta đọc như thế nào? – Cô mời 1-2 trẻ đọc: “ trên dòng………………chạy giữa” => Đoạn thơ này nói lên: nhờ có cây cầu bắc qua dòng sông trắng mà mọi người, tàu xe qua lại 2 bên bờ sông rất thuận tiện. Ô cửa số 2: Trong bài thơ những câu thơ nào giúp các con biết người và tàu xe qua cầu rất đông vui ? (Tu tu …………………………….hớn hở) Bạn nào thể hiện thật diễn cảm đoạn thơ này nào!
(Cô hỏi trẻ cách đọc, cho 1-2 trẻ đọc đoạn thơ) => Thể hiện niềm phấn khởi của mọi người, ai cũng hài lòng khi đi trên cầu mới. => Hớn hở: Thể hiện sự vui tươi trên khuân mặt. Ô cửa số 3: Nhân dân đi qua cầu đã nói gì về công nhân xây dựng?
– cô hỏi trẻ cách đọc thơ và cho 1-2 trẻ đọc:
Ô cửa số 4: Chiếc cầu được xây dựng để làm gì? (Để mọi người và tàu xe qua lại)
– GD trẻ: Giữ gìn, bảo vệ các công trình cầu đường, không viết bậy, vẽ bậy vào các công trình công cộng, chấp hành luật an toàn GT.
* Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm. PHẦN THI THỨ 3: BÉ ĐỌC THƠ DIỄN CẢM – Để thể hiện bài thơ thật diễn cảm các con cần thể hiện như thế nào?
– Sau đây là phần thể hiện đọc thơ của lớp MG 4 tuổi TT (Cả lớp 2 L)
+ Xin mời sự thể hiện của tổ hoa hồng (hoa cúc,hoa sen) + Đọc thơ cảm nhận được vần điệu . nội dung, cảm xúc qua giọng đọc là sự kết hợp ăn ý, khéo léo giữa các tổ và ngay bây giờ chúng ta cùng lắng nghe và thưởng thức.(Đọc thơ theo yêu cầu => cô đưa tay về phía tổ nào tổ đó đọc nối tiếp) + Xin mời sự thể hiện của nhóm bạn trai áo kẻ(nhóm bạn gái mặc váy) + Xin mời sự thể hiện của 1 giọng thơ nữ (nam).
– Vừa rồi chúng ta đã trải qua 3 phần thi trong hội thi “BÉ YÊU THƠ” các bạn đã thể hiện rất xuất sắc, cô khen cả lớp….. – Các con có biết sau này khi các chú công nhân xây dựng đã già rồi, thì ai sẽ là người tiếp tục xây những cây cầu mới không? (Đúng rồi) – Hội thi hôm nay còn một trò chơi rất hấp dẫn cho các bé có tên “ Tập làm công nhân” => Cô chia lớp thành 3 đội =>Cách chơi: Hội thi chuẩn bị cho mỗi đội một rổ rất nhiều khối, các đội sẽ dùng khối đó xếp thành hình cây cầu =>Luật chơi: Đội xếp nhanh và đẹp đội đó sẽ giành được phần quà của hội thi. (phần chơi được đánh dấu bằng 2 lần đọc bài thơ “Chiếc cầu mới” ) =>Cô cùng trẻ kiểm tra nhận xét, tuyên dương. * HĐ3:Kết thúc – Cô và các con mừng kết quả của hội thi “Bé đọc thơ diễn cảm” bằng 1 bài hát “cháu yêu cô chú công nhân” và cùng về góc chơi làm các món quà ý nghĩa tặng chú công nhân nhé! |
– Tu tu………………hớn hở – trẻ đọc
2-3 trẻ nói lại cách đọc
– trả lờ – Cả lớp đọc
– Các con
– Trẻ hát và về góc chơi. |
Nhánh 2 : Tôi cần gì để lớn lên khỏe mạnh
Nhánh 2 : Tôi cần gì để lớn lên khỏe mạnh
.HĐ1. ổn định tổ chức – gây hứng thú
– Cho trẻ hát bài “ bộ mừng sinh nhật”.
– Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật của bộ .
2.HĐ2.Bài mới.
* Ôn bài cũ :
– TC1 : Cho trẻ chơi TC “ Tỡm số đồ dựng bản thõn theo yờu cầu của cụ.
* Dạy mới : Thêm bớt trong phạm vi 6
– Cho trẻ đếm và xếp ra trước mặt 6 bỏnh.
– Đặt thẻ số tương ứng.
– Cho trẻ đếm và xếp xuống phía dưới 5 thỡa. Xếp tương ứng 1 : 1 và đặt thẻ số.
– So sánh 2 đối tợng :
+ Chúng mình thấy số thỡa và bỏnh như thế nào với nhau?
+ Để số bỏnh và số thỡa bằng nhau chúng mình phải làm gì?
– Cho trẻ lấy nốt chiếc thỡa ra.
– Đặt thỡa ở phía dưới chiếc bỏnh cuối cựng.
– Cho trẻ đặt thẻ số tương ứng.
(* Lưu ý : Dạy trẻ kĩ năng xếp đồ vật từ trái qua phải, đồ vật nào thừa phải thừa ở bên tay phải, đặt thẻ số cũng đặt ở bên phải)
– Cho trẻ nhận xét lại xem 2 nhóm đồ vật ntn với nhau?
– Tiến hành cho trẻ thêm bớt trong phạm vi 6.
– Sau mỗi lần bớt đặt thẻ số tương ứng.
– Cho trẻ thêm trong phạm vi 6 và đặt thẻ số.
* Luyện tập :
– TC1 : Ai nhanh hơn?
+ Cách chơi : Cho trẻ lên phân loại đồ dùng : Cho trẻ phân loại đồ dùng theo yêu cầu của cô. Khi phân loại xong đếm và đặt thẻ số tương ứng.
– Hoặc cô đặt thẻ số trước yêu cầu trẻ lên gắn đồ vật sao cho phù hợp với thẻ số đó.
– TC2 : Cho trẻ thờm bớt theo yờu cầu của cụ.
3.HĐ3. Kết thúc : Hỏi lại nội dung tiết học.
– Nx, kết thúc tiết học.
Giáo án mầm non truyện cổ tich việt nam
- HĐ1. Khởi động
– Cho trẻ đi vòng tròn theo nhịp bài hát kết hợp với đi thờng, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, chạy nhanh, chạy chậm, về ga.
- HĐ2. Trọng động
*BTPTC :
– Từ 2 hàng dọc, nghiêm – nghỉ, điểm số 1.2, chuyển đội hình thành 4 hàng ngang. Tập các động tác tay, chân, bụng, bật.
+ ĐT tay: giơ 2 tay sang 2 bên rồi đa về phía trớc.
+ ĐT bụng: cúi gập ngời.
+ ĐT chân: bớc khuỵu gối.
+ ĐT bật : bật tách chụm.
*VĐCB : Ném trúng đớch nằm ngang
– Chuyển đội hình thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
– Cô giới thiệu tên vận động : Ném trúng đích nằm ngang
– Cô làm mẫu lần 1: không giải thích.
– Cô làm mẫu lần 2: giải thích vận động : Cô từ vị trí đầu hàng
tiến đến vạch xuất phỏt. Khi cú hiệu lệnh “ chuẩn bị”, cụ đứng chân trước chân sau tay cầm vật ném cùng phía với chân sau. Khi có hiệu lệnh: “ném” cô giơ ngang tầm mắt và ném vào chính giữa đích .
– Lần 3: Cho trẻ khá lên thực hiện. Cô chú ý sửa sai( Nếu có )
– Cho cả lớp thực hiện 2 – 3 lần với nhiều hình thức.
– TC : ” Cỏo và Thỏ”
– Nêu cách chơi: Đồ chơi mầm non trũ chơi này cô sẽ mời một bạn làm Cáo cũn tất cả làm Thỏ và làm chuồng. Mỗi chỳ Thỏ là một cỏi chuồng. Khi chơi các con đọc bài thơ” trên bói cỏ ..cỏc chỳ Thỏ “. Lỳc đó Cáo xuất hiện, các chú Thỏ phải nhanh chân chạy về chuồng nếu không Cáo sẽ bắt được chú thỏ đó.
-Luật chơi: chơi 2-3 lần đổi nguợc những bạn làm chuồng sang làm Thỏ
– Cho trẻ chơi: 2- 3 lần (Chú ý rèn kĩ năng cho trẻ,bao quỏt trẻ chơi)
- HĐ3. Hồi tĩnh :
– Nhận xét hoạt động, khuyến khích, động viên trẻ.
– Đi lại nhẹ nhàng quanh lớp theo nhịp bài hát “ Chỏu yờu cụ chỳ cụng nhõn”.
Nhấn vào đây để tải về: >>> http://tinyurl.com/lsyyqdw