GIÁO ÁN
THAO GIẢNG ĐỢT I CHÀO MỪNG NGÀY 20/10
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh : Nghề sản xuất
Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học
Giáo án mầm non lớp 3 tuổi Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học
Khi cô nói “ Đến nơi rồi” thì mở hình ảnh bác nông dân đang cày đất cho trẻ xem, hỏi trẻ” C/C biết ai đây không?”- “ C/C Chào bác nông dân đi”
-Để cho bác nông dân cảm thấy đỡ mệt, c/c hãy đọc thật hay bài thơ “ Bố đi cày” để tặng bác nhé.- Lớp đọc lần 2 diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.
– À, C/C ơi có tiếng gì vui thế nhỉ? À , thì ra là làng đang tổ chức hội làng mừng lúa mới đấy, vậy c/c có muốn tham gia không? Vậy chúng ta cùng đi đến tham dự hội làng nhé. –Lớp vừa đi vòng tròn vừa đọc bài thơ “ Bố đi cày” 1 lần và về ghế ngồi .
Cô thay trang phục xong ra và nói: “ Xin chào mừng các bạn về dự hội làng hôm nay, tôi xin giới thiệu về tham dự hội làng hôm nay có các bạn đến từ làng táo xanh, làng Mận đỏ, làng Lê vàng). Hôm nay hội làng sẽ tổ chức hội thi “ Đi tìm giọng thơ hay”.
GIÁO ÁN
THAO GIẢNG ĐỢT I CHÀO MỪNG NGÀY 20/10
Chủ đề: Nghề nghiệp
Chủ đề nhánh : Nghề sản xuất
Phát triển ngôn ngữ Làm quen văn học
Đề tài : Thơ” Bố đi cày”. Nhóm lớp: 4-5 tuổi
Ngày soạn: 6-10-2014 Ngày dạy:11-10-2014
Địa điểm dạy: Lớp Chồi1
- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Kiến thức
– Trẻ đọc được bài thơ, cảm nhận và hiểu nội dung bài thơ.
– Biết chơi tốt trò chơi ,phối hợp chơi cùng bạn .
- Kĩ năng
– Tạo cơ hội phát triển kỹ năng nghe , nói rõ ràng , mạch lạc ,đủ câu ,phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ .
– Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định .
- Thái độ
– Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết kính trọng, yêu thương những người làm các nghề , biết yêu quý bảo vệ sản phẩm của các nghề đó.
II . CHUẨN BỊ :
* Không gian tổ chức: Trong lớp
* Phương pháp thực hiện: Đàm thoại, Thực hành.
* Nội dung tích hợp: Bài hát trong chủ đề, thể dục(Bật qua vòng).
* Đồ dùng phương tiện:
– Cô: Tranh ảnh về một số nghề sản xuất, giáo án mầm non, máy chiếu,.
– Trẻ: Đồ dùng cho trẻ chơi trò chơi, màu sáp. đồ chơi trong lớp
III / CÁCH TIẾN HÀNH :
- Hoạt động mở đầu: Ổn định trò chuyện gây hứng thú.
– Cô cùng trẻ hát bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân ”
– Các con vừa hát bài hát nói về ai ?
– Cô cho trẻ xem tranh một số nghề sản xuất trên máy chiếu : nghề nông, nghề mộc, nghề gốm) Hỏi trẻ sản phẩm của mỗi nghề.
– Giáo dục trẻ: Trong xã hội có rất nhiều nghề sản xuất, nghề nào cũng làm ra sản phẩm có ích cho xã hội. Vì vậy các con phải biết ơn và kính trọng các cô chú làm các nghề nhé.
– Cô có tranh gì đây ( Cho trẻ xem hình ảnh về bác nông dân lái máy cày). À, Đây là bức ảnh chụp bố của chú Ninh Đức Hậu đang cày đất đấy, Và chú Ninh Đức Hậu đã sáng tác 1 bài thơ rất hay nói về công việc của bố, đó là bài thơ “ Bố đi cày”. C/C cùng lắng nghe cô đọc nhé.
- Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1 : “Đi tìm giọng thơ hay”.
– Cô đọc lần 1 : Diễn cảm.
– Cô giảng nội dung– Giai thích từ khó:
Bài thơ nói lên bác nông dân làm việc rất vất vả, để làm ra nhiều sản phẩm như lúa, bắp, đậu, rau, củ, quả… cho chúng ta ăn đấy.
“ Xế trưa bố vẫn trên đồng”: ‘ Xế trưa” là trưa lắm rồi mà bố vẫn đi cày.
“ Máy cày chạy dưới ong ong nắng vàng”: “ Ong ong nắng vàng” là bác nông dân làm việc khi thời tiết rất nắng và nóng.
“ Tiếng người, tiếng máy giòn tan”
“ Lật lên luống luống, hàng hàng đất tơi”: ‘ Luống luống hàng hàng ” là mảnh đất đã được cày lên thành từng luống, từng hàng thẳng.
“ Cả người bố đẫm mồ hôi”: Thể hiện bố bạn nhỏ đã làm việc rất vất vả, mệt nhọc.
“ Cho đồng đất bãi sinh sôi mùa màng”: Là từ những mảnh đất đã được cày xới sẽ giúp cho các bác nông dân trồng lên nhiều loại cây tươi tốt.
– Cô đọc lần 2 : Sử dụng hình ảnh minh họa trên máy.
- Bây giờ cô sẽ dẫn các con đến thăm bác nông dân nhé, c/c đồng ý khôn?
( Lớp đọc thơ – cô chú ý sửa sai )
- Lớp vừa đi vòng tròn vừa đọc bài thơ “ Bố đi cày” 1 lần.
Khi cô nói “ Đến nơi rồi” thì mở hình ảnh bác nông dân đang cày đất cho trẻ xem, hỏi trẻ” C/C biết ai đây không?”- “ C/C Chào bác nông dân đi”
-Để cho bác nông dân cảm thấy đỡ mệt, c/c hãy đọc thật hay bài thơ “ Bố đi cày” để tặng bác nhé.- Lớp đọc lần 2 diễn cảm thể hiện cử chỉ điệu bộ.
– À, C/C ơi có tiếng gì vui thế nhỉ? À , thì ra là làng đang tổ chức hội làng mừng lúa mới đấy, vậy c/c có muốn tham gia không? Vậy chúng ta cùng đi đến tham dự hội làng nhé. –Lớp vừa đi vòng tròn vừa đọc bài thơ “ Bố đi cày” 1 lần và về ghế ngồi .
Cô thay trang phục xong ra và nói: “ Xin chào mừng các bạn về dự hội làng hôm nay, tôi xin giới thiệu về tham dự hội làng hôm nay có các bạn đến từ làng táo xanh, làng Mận đỏ, làng Lê vàng). Hôm nay hội làng sẽ tổ chức hội thi “ Đi tìm giọng thơ hay”.
( 3 Tổ đọc thơ)
– Và đầu tiên là phần thi của làng Mận đỏ( Lê vàng) ( Thể hiện cử chỉ)
– Tiếp theo là phần thi của các bạn đến từ làng Táo xanh. (Đại diện 1bạn lên chỉ hình ảnh )
Để tìm ra giọng thơ hay nhất, xin mời quý vị và các bạn hướng mắt về sân khấu đón xem phần thể hiện tiếp của một số bạn đã vượt qua vòng 1. Tôi xin mời…( mời những trẻ giơ tay)
( 2 nhóm thể hiện- mỗi nhóm 4 bạn)
Cuộc thi “ Đi tìm giọng thơ hay” đã bước vào trung kết. Ban tổ chức sắp tìm ra 1 giọng thơ hay nhất để trao giải. Và sau đây là sự trình bày của các bạn đã vượt qua vòng 2.
(3 Cá nhân đọc thơ)
Kết thức cuộc thi ‘ Đi tìm giọng thơ hay hôm nay, ban tổ chức xin công bố kết quả như sau: Giọng thơ hay nhất hôm nay thuộc về bạn…. – Xin mời bạn lên nhận quà .
* Hoạt động 2: “Nhà nông thông thái”
Tiếp theo chương trình xin mời các bạn tham gia vào cuộc thi “Nhà nông thông thái” ( Đàm thoại)- (Trẻ trả lời được cô tặng cho 1 thẻ đeo có biểu tượng nghề nông)
– Hội thi vừa tổ chức cho các bạn thi đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
– Trong bài thơ nói bố đang làm gì?
– Thời tiết như thế nào khi bố đang cày đất nhỉ?
– Hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện bố làm việc rất vất vả?
– Bố cày đất để làm gì nhỉ?
– Để tỏ lòng biết ơn các bác nông dân thì các con sẽ làm gì?
– Giáo dục: À, để tỏ lòng biết ơn các bác nông dân các con phải chăm ngoan, học giỏi, phải biết quý trọng sản phẩm của các bác làm ra, ăn cơm phải ăn hết xuất, không được làm đổ cơm, c/c nhớ chưa?
*Hoạt động 3: “Nhà nông đua tài”
Trò chơi 1: Nhà nông đua tài
– Cách chơi: Cho 2 nhóm bật qua vòng lên giúp bác nông dân thu hoạch các loại rau quả, đội nào thu hoạch được nhiều hơn là thắng. Thời gian là 1đoạn nhạc.
– Chơi 2 lần.
Trò chơi 2:” Nhà nông khéo tay”.
– Cách chơi: Cô chuẩn bị sẵn ba bức tranh về sản phẩm của nghề nông, cho 3 nhóm tô màu, hết giờ cầm lên trưng bày , cô nhận xét và phát quà.
Hội thi hôm nay đến đây xin được kết thúc, hẹn gặp lại các bạn vào năm sau. Bác nông dân ơi bác dẫn c/c về đi nha, năm sau lại đến tham dự nhé! ( Cô phụ dẫn trẻ ra ngoài vừa đi vừa đọc bài thơ “ Bố đi cày”.
* Kết thúc: Đọc lại thơ” Bố đi cày”./.
Th1105
0