Nước và các hiện tượng thiên nhiên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Một số hiện tượng thiên nhiên
Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên.
Đối tượng: Mẫu giáo lớn
Thời gian: 30 – 35 phút.
Số trẻ: 30- 32 trẻ
- MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
- Kiến thức:
– Dạy trẻ biết một số đặc điểm, hiện tượng thiên nhiên: Mưa, nắng, gió…
– Dạy trẻ biết ích lợi, tác hại của hiện tượng thiên nhiên đối với đời sống của con người…
- Kỹ năng:
– Trẻ nhận biết nhanh những đặc điểm, dấu hiệu nổi bật của thiên nhiên.
– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu.
– Phát triển kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
- Thái độ:
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi, biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.
II/ CHUẨN BỊ:
- Địa điểm, đội hình:
– Địa điểm: Trong lớp
– Đội hình: Trẻ ngồi thành hình chữ U trên thảm.
- Đồ dùng:
– Máy chiếu, máy vi tính.
– Hình ảnh nắng, mưa, gió, mưa bão, lũ lụt, sấm sét…..
– Hình ảnh về những ảnh hưởng của thiên nhiên với cây cối, đất đai, con người.
– Nhạc bái hát: Cho tôi đi làm mưa với.
– Một số hình ảnh: mũ, ô, cây, nhà, thuyền, phao…
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
Ho¹t ®éng cña c« | Ho¹t ®éng
cña trÎ |
Lu ý |
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
– Cho trẻ hát: “Cho tôi đi làm mưa với”. – Các con vừa hát bài gì? – Bài hát nói lên điều gì? 2. Nội dung chính: Trò chuyện về một số hiện tượng thiên nhiên: – Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh hiện tượng thiên nhiên và hỏi trẻ: + Trong một năm có mấy mùa? + Trong năm con thấy có những hiện tượng thiên nhiên nào? => Cô chốt lại: Một năm có 4 mùa: Xuân, hè, thu, đông. Mỗi mùa có những hiện tượng thời tiết khác nhau như: Mùa xuân hay có mưa phùn, thời tiết se lạnh, mùa hè nắng nóng hay có mưa bão, sấm chớp, mùa thu có gió nhẹ nhàng, mùa đông lạnh cóng… – Lần lượt cho trẻ quan sát hình ảnh các hiện tượng thời tiết: * Nắng: – Con thấy nắng trong ngày ntn? – Mùa nào hay có nắng? – Trời nắng có ích lợi gì? – Nếu nắng nóng kéo dài sẽ dẫn đến điều gì? – Khi trời nắng nếu muốn ra ngoài chúng mình phải như thế nào? Vì sao?. => Chốt lại: Nắng là một hiện tượng thiên nhiên có nhiều lợi ích như: đem lại cho con người sự thoải mái, dễ chịu, nắng làm khô quần, áo, chăn ,màn, làm khô thực phẩm để bảo quản được lâu như lạc ,vừng, ngô, gạo…. Nhưng ngược lại nếu như trời quá nắng và kéo dài sẽ gây cho con người sự nóng bức khó chịu và dẫn đến thiếu nước cho cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, gây hạn hán, cháy rừng….khi ra ngoài trời nắng chúng mình phải đội mũ, nón không sẽ bị ốm. |
– Trẻ hát – Trẻ trả lời
– Trẻ quan sát hình ảnh – Tập thể, cá nhân trả lời.
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
|
* Mưa:
– Khi trời sắp mưa các con thấy có hiện tượng gì? – Mưa có tác dụng gì ? – Mưa quá nhiều sẽ dẫn đến điều gì ? – Khi gặp mưa con phải làm gì? => Chốt lại: Mưa là 1 hiện tượng thiên nhiên cũng đem lại lợi ích cho cuộc sống con người: Cung cấp nước cho ăn, uống, sinh hoạt, lao động sản xuất .. . làm cho cây cối xanh tươi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng nếu mưa nhiều sẽ cũng dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng: lũ lụt gây chết người, vật, phá hỏng nhiều công trình….Giáo dục trẻ khi đi mưa phải mặc áo mưa để không bị ốm, khi mưa to không được đi ra ngoài đường vì rất nguy hiểm( sét đánh..). * Gió: – Con có nhận xét gì về hình ảnh này? – Trời nắng mà có gió con sẽ cảm thấy như thế nào? – Trời rét mà có gió con sẽ cảm thấy như thế nào? – Gió có tác dụng gì? – Gió quá lớn tạo thành gì ? => Chốt lại: Gió có rất nhiều lợi ích (Làm mát, thông thoáng nhà cửa, gió giúp kéo buồm ra khơi đánh cá, cho chúng mình tham gia chơi lướt ván, thả diều)…. Nhưng khi có gió lớn ( Hay còn gọi là bão) thì cũng rất nguy hiểm vì bão có thể làm đổ nhà cửa, cây cối..Gây tai nạn. Nhắc nhở trẻ khi có gió to không được đi ra ngoài. * Mở rộng: Ngoài nắng, mưa, gió còn có rất nhiều các hiện tượng tự nhiên khác như: tuyết rơi, mưa đá, bão, sấm sét, lốc xoáy, núi lửa, cũng gây ra cho con người nhiều thiệt hại như người chết, bị thương, sập nhà cửa, hoa màu ngập úng khô héo, bệnh tật hoành hành.( cô cho trẻ xem hình ảnh trên màn hình) * Giáo dục: Tất cả các hiện tượng trên đều được gọi chung là hiện tượng thiên nhiên, chúng có tác dụng rất lớn đối với đời sống con người.
|
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời – Trẻ trả lời – Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát các hình ảnh – Trẻ lắng nghe
|
Do ý thức bảo vệ môi trường không tốt của con người đã góp phần làm biến đổi khí hậu gây ra nhiều hiện tượng tự nhiên có hại cho con người và môi trường như: Lũ lụt, mưa bão, sạt lở, núi lửa. Vì vậy để làm giảm hậu quả của các hiện tượng tự nhiên tiêu cực trên thì các con phải biết bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh. Khi gặp các hiện tượng tiêu cực trên phải bình tĩnh tìm cách tránh nạn bảo vệ an toàn tính mạng của chúng mình.
* Ôn luyện củng cố: – Trò chơi 1: Trời mưa + Cách chơi: Mỗi cái ghế là 1 gốc cây. Trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát: Trời nắng, trời nắng thỏ đi tắm nắng…Khi cô ra lệnh: Trời mưa và gõ trống dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh để tìm cho mình một gốc cây trú mưa (ngồi vào ghế). Ai chạy chậm không có gốc cây phải ra ngoài một lần chơi. + Cô tổ chức cho trẻ chơi. – Trò chơi 2 : Tìm nơi trú ẩn an toàn + Giáo viên cử 10 bạn đội mũ hình cái cây, ngôi nhà, cột điện, cái thuyền, ô + Cô giới thiệu với trẻ và hỏi trẻ khi có hiện tượng thời tiết như mưa, gió nắng, bão các con sẽ chạy về đâu? + Các bạn còn lại đi chơi và hát. Khi có hiệu lệnh của cô + Trời mưa, trời mưa : trẻ tìm đến bạn đội mũ nhà, ô + Trời nắng, trời nắng : trẻ tìm đến bạn cây, nhà, ô + Bão , bão : trẻ tìm đến bạn ngôi nhà + Ngập lụt , ngập lụt : trẻ tìm đến bạn thuyền, nhà + Cô tổ chức cho trẻ chơi => Giáo dục trẻ biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân. Biết trang bị cho mình các vật dụng cần thiết khi ra ngoài trời. 3 . Kết thúc: – Cô nhận xét trẻ kết thúc hoạt động.
|
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ chơi
|
Xem thêm: giáo án điện tử mầm non
Th508
0