Nội dung bồi dưỡng kiến thức về vi chất dinh dưỡng
kiến thức về vi chất dinh dưỡng vi chất dinh dưỡng là gì ngày vi chất dinh dưỡng các vi chất dinh dưỡng thiếu vi chất dinh dưỡng các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. vai trò của chất bột đường các chất dinh dưỡng có trong thức ăn lớp 4 chất dinh dưỡng trong trứng gà chất dinh dưỡng trong chuối
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO BỔ SUNG NHU CẦU VI CHẤT DINH DƯỠNG TRONG BỮA ĂN CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng ngày, cơ thể con người cần rất nhiều vi chất dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển và duy trì các hoạt động như: Học tập, lao động, sáng tạo, vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, ở Việt Nam các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng như: thiếu Vitamin A, vitamin D, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu iốt… đều rất phổ biến và được coi là những vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Vi chất dinh dưỡng là gì ? Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể con người chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu hụt sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Vi chất dinh dưỡng tham gia vào việc xây dựng nên các tế bào, các mô; tham gia vào các hoạt động như hô hấp, chuyển hóa, bài tiết của tế bào; tham gia xây dựng nên hệ thống miễn dịch của cơ thể; tham gia vào nhiều cơ chế hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể, có tác dụng duy trì sự cân bằng của hệ thống nội mô, giúp phục hồi các tế bào, các mô bị tổn thương.
Ngoài ra, vi chất dinh dưỡng còn là thành phần chủ yếu để tạo ra các hoocmon, các dịch tiêu hóa…
Tóm lại các vi chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng có nhiều vai trò khác nhau đối với cơ thể, giúp cho cơ thể có thể phát triển trí tuệ, thể chất, giúp cho cơ thể khỏe mạnh chống đỡ bệnh tật. Đặc biệt vi chất dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng về chiều cao và cân nặng.
Tại hội thảo khoa học do Viện Dinh Dưỡng quốc gia tổ chức ở Hà Nội, Phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia Lê Bạch Mai cho biết: “Trẻ em Việt Nam thiếu nghiêm trọng vi chất dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi đều cao”
Thống kê của Viện dinh dưỡng cho thấy, có tới 38-60% trẻ em dưới 5 tuổi bị chứng biếng ăn. Đây không phải là bệnh, mà nguyên nhân là do thiếu vi chất như thiếu canxi, vitamin D, sắt, kẽm… Hậu quả là trẻ có chiều cao, cân nặng không bằng các bạn cùng tuổi, khả năng miễn dịch kém, thậm chí chỉ số phát triển trí tuệ của trẻ biếng ăn thấp hơn tới 14 điểm so với trẻ bình thường.
Chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ do Viện dinh dưỡng quốc gia tiến hành đã bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 36 tháng tuổi (ở các vùng nghèo bổ sung đến nhóm trẻ dưới 60 tháng tuổi). Việt Nam cũng đã có những quy định chặt chẽ để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng như yêu cầu bột mì nhập khẩu phải được bổ sung vi chất, có những thực phẩm đặc thù như nước mắm bổ xung vi chất, bột canh i ốt, muối trộn i ốt… Tuy nhiên thiếu vi chất dinh dưỡng, theo phó viện trưởng viện dinh dưỡng thì việc đa dạng bữa ăn để lấy được nhiều nguồn vi chất từ các thực phẩm khác nhau vẫn là biện pháp dễ thực hiện, vừa nâng tầm vóc cho trẻ, vừa cải thiện trí tuệ để trẻ đủ sức bền và năng lực tiếp cận với những đổi mới hàng ngày.
Những năm gần đây, hoạt động nuôi dưỡng trong trường mầm non đã nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Tuy nhiên, vấn đề bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ ở các trường mầm non nói chung, đặc biệt là trường mầm non xã Duyên Hà nói riêng, chưa thực sự được quan tâm và còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trong năm học 2012-2013 nhà trường đã thực hiện tính lượng Canxi, B1 trong khẩu phần ăn cho trẻ, nhưng để tính lượng bao nhiêu thì đủ hoặc để tìm ra những thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng bổ sung cho bữa ăn của trẻ đối với cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh, đa số làm nông nghiệp, việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng ít thì lại càng hạn chế hơn.
Để làm tốt công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non thì đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên không chỉ thực hiện tốt quy chế nuôi dạy trẻ, mà còn phải nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.
Muốn nâng cao được chất lượng nuôi dưỡng trong trường mầm non, đòi hỏi mỗi người cán bộ quản lý công tác nuôi dưỡng phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, biết tiếp cận, vận dụng kịp thời những kiến thức mới, khoa học trong hoạt động nuôi dưỡng trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ trong trường mầm non, là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, tôi luôn trăn trở làm thế nào để đổi mới quản lý, chỉ đạo tốt việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ vào các bữa ăn, có biện pháp nào để giáo viên, nhân viên nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ, để thông qua việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn, giúp nâng tầm vóc cho trẻ, cải thiện trí tuệ để trẻ đủ sức bền và năng lực tiếp cận với những đổi mới hàng ngày.
Tôi đã áp dụng các biện pháp dưới tên đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà”.
Mục đích của đề tài:
Đối với cán bộ quản lý: Đánh giá được thực trạng của công tác nuôi dưỡng, tìm ra được hệ thống các biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong công tác nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Duyên Hà.
Đối với giáo viên, nhân viên: Nhận thức rõ tầm quan trọng và có ý thức đúng đắn trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong trong các bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Các biện pháp chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ tại trường mầm non Duyên Hà.
Phạm vi áp dụng:
Tại trường mầm non Duyên Hà năm học 2013-2014.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cơ sở lý luận
Vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B,C), các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K) và các chất khoáng (sắt, kẽm, iốt, đồng, mangan, magiê). Tuy các vi chất này không cung cấp năng lượng nhưng lại không thể thiếu đối với sự phát triển bình thường của cơ thể.
Vitamin và khoáng chất đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, nhưng cơ thể không tự tổng hợp được. Để không thiếu vi chất ảnh hưởng trực tiếp tới các yếu tố phát triển cả về mặt sức khỏe lẫn trí tuệ. Cần cung cấp đầy đủ và đa dạng từ các nguồn thức ăn.
Trong đó, vitamin A, sắt, i-ốt, kẽm là những vitamin và khoáng chất mà trẻ rất dễ bị thiếu. Ngay cả trẻ không bị suy dinh dưỡng vẫn có thể thiếu do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.
Biếng ăn, sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh là hậu quả của tình trạng thiếu vi chất. Việc thiếu từng chất cụ thể sẽ có những dấu hiệu đặc trưng.
Tuy nhiên việc chế biến, lưu trữ thực phẩm không đúng cách cũng làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất: rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C, gạo càng trắng càng ít vitamin B1, thức ăn nấu quá chín thì vitamin C sẽ không còn…
Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, cũng là một nội dung rất quan trọng của việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào thế kỷ XXI- thời đại của nền văn minh trí tuệ. Để giáo dục mầm non có những chuyển biến mới về chất lượng, đổi mới trong sự đổi mới chung của ngành giáo dục đào tạo.
- Mô tả thực trạng
– Trường mầm non Duyên Hà nằm ở vùng trũng nhất vùng bãi ven Sông Hồng, thường hay chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
– Toàn xã có 3 thôn, dân cư không tập chung và rải rác ở nhiều xóm cách xa nhau.
– Trường có 3 cơ sở mầm non: Đại Lan, Tranh Khúc, Xóm Mới với 3 khu bếp phục vụ nấu ăn cho trẻ tại khu.
– Tổng số trẻ trong trường tới thời điểm tháng 4/2014 là 438 trẻ. Với tổng số 53 cán bộ giáo viên nhân viên, trong đó có 33 giáo viên và 09 nhân viên phục vụ công tác nuôi dưỡng tại 3 bếp ăn.
– Đa số phụ huynh trong trường là nghề nông, làm màu trồng rau nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
2.1 Thuận lợi
– Trường được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng trẻ.
– Trường có phó hiệu trưởng phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng riêng, được trang bị máy tính riêng phục vụ cho công tác nuôi dưỡng.
– Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng, được học qua khóa đào tạo tin học chuyên đề Exel kế toán, nên dễ dàng trong việc thiết lập các công thức để tính toán chế độ dinh dưỡng, lượng vi chất dinh dưỡng có trong thực phẩm áp dụng cho bữa ăn hàng ngày của trẻ tại trường.
– Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng đã nhiều năm quản lý về mảng nuôi dưỡng trẻ nên có kinh nghiệm trong việc quản lý công tác nuôi dưỡng.
– 100% nhân viên nuôi dưỡng có bằng kỹ thuật nấu ăn.
2.2 Khó khăn
-Trường có nhiều điểm lẻ, cách xa nhau, nên theo dõi kiểm tra việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng đối với giáo viên, nhân viên còn gặp nhiều khó khăn.
– Trường nằm ngoài vùng bãi, cách xa khu trung tâm, xa các khu chợ, khu công nghiệp lớn… nên rất khó khăn cho việc ký hợp đồng thực phẩm với các công ty, cơ sở cung cấp thực phẩm sạch, an toàn.
– Trường nằm ngoài vùng bãi, môi trường ẩm thấp hay có mối mọt nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc lữu trữ hàng kho của trẻ đảm bảo an toàn.
– Cơ sở vật chất 2 khu Đại Lan, Công Đoàn còn nghèo nàn, đặc biệt là bếp ăn còn chật hẹp, tạm bợ, chưa đảm bảo bếp 1 chiều nên rất khó khăn trong việc thực hiện công tác nuôi dưỡng tại khu bếp cho trẻ.
– Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường chưa có nhiều kiến thức về vi chất dinh dưỡng, chưa quan tâm tới việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày của trẻ .
– Đa số phụ huynh làm nông nghiệp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nhiều kiến thức, chưa quan tâm đến việc bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng cho trẻ nên tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ đầu năm vào tháng 09/2013 còn khá cao:
+ Suy dinh dưỡng: 28/384 trẻ = 7.3%.
+ Thấp còi : 35/384 trẻ = 9.1%.
- Các biện pháp thực hiện
3.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bổ sung nhu cầu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho trẻ
Kế hoạch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý.
V.I.Lênin đã từng ví: “Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc”.
Đối với trường mầm non, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình nuôi dưỡng trẻ, nên việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng. Nó giúp người quản lý nuôi dưỡng hình dung rõ ràng mọi công việc và chủ động trong công việc.
Nhìn vào thực tế công tác nuôi dưỡng của nhà trường, công tác nuôi dưỡng của các trường bạn trong huyện, cũng như yêu cầu đặt ra trong kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Thanh Trì đối với công tác nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non, tôi đã nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác nuôi dưỡng của trường mình. Từ đó, tôi xây dựng lịch trình cả năm học cho công tác nuôi dưỡng như sau:
Theo: sang kien kinh nghiem mam non
Link tải tài liệu: http://tinyurl.com/vichatdinhduongmamnon
in SKKN mầm non
Th515
0